Tài liệu Luận văn Ảnh hưởng tín dụng ưu đãi ngân hàng chính sách xã hội đến giảm tỷ lệ nghèo tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------------------------
NGUYỄN VĂN CHÂU
ẢNH HƢỞNG TÍN DỤNG ƢU ĐÃI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐẾN GIẢM TỶ LỆ NGHÈO
TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------------------------
NGUYỄN VĂN CHÂU
ẢNH HƢỞNG TÍN DỤNG ƢU ĐÃI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐẾN GIẢM TỶ LỆ NGHÈO
TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60 - 31 - 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ LÝ
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực có nguồn...
113 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Ảnh hưởng tín dụng ưu đãi ngân hàng chính sách xã hội đến giảm tỷ lệ nghèo tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------------------------
NGUYỄN VĂN CHÂU
ẢNH HƢỞNG TÍN DỤNG ƢU ĐÃI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐẾN GIẢM TỶ LỆ NGHÈO
TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------------------------
NGUYỄN VĂN CHÂU
ẢNH HƢỞNG TÍN DỤNG ƢU ĐÃI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐẾN GIẢM TỶ LỆ NGHÈO
TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60 - 31 - 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ LÝ
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và
chưa được bảo vệ một học vị nào.
TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ
Nguyễn Văn Châu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
LỜI CÁM ƠN
Quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã được sự giúp
đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất
tới tất cả cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Phạm Thị Lý
người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên, các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ
khoa Sau đại học, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành lãnh đạo UBND huyện Vị Xuyên, Phòng Tài chính -
Kế hoạch, phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, phòng Lao động thương binh
và Xã hội, UBND các xã Cao Bồ, Thượng Sơn, thị trấn Việt Lâm và đặc biệt là
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vị Xuyên đã tạo điều kiện cho tôi trong
việc thu thập số liệu và thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè và những cộng tác viên đã
giúp đỡ chia sẻ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Nguyễn Văn Châu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
BĐD-HĐQT : Ban đại diện Hội đồng quản trị
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CT : Chương trình
DVUT : Dịch vụ uỷ thác
DSCV : Doanh số cho vay
DSTN : Doanh số thu nợ
ĐTN : Đoàn Thanh niên
GB : Ngân hàng Grameen
HĐQT : Hội đồng quản trị
NHĐT : Ngân hàng Đầu tư
HĐND : Hội đồng nhân dân
HPN : Hội Phụ nữ
HND : Hội Nông dân
HCCB : Hội Cựu chiến binh
LĐTB-XH : Lao động Thương binh và Xã hội
NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội
NHN0&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
QĐ : Quyết định
TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn
TW : Trung ương
TTg : Thủ Tướng Chính phủ
UBND : Uỷ ban nhân dân
WB : Ngân hàng thế giới
XĐGN : Xoá đói giảm nghèo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
4. Ý nghĩa khoa học......................................................................................... 3
5. Bố cục luận văn ........................................................................................... 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................. 5
1.1. Nghèo đói và sự cần thiết phải giảm nghèo .............................................. 5
1.1.1. Khái niệm về nghèo đói ................................................................... 5
1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói ........................................................ 5
1.1.3. Đặc trưng của nghèo đói .................................................................. 7
1.1.4. Nguyên nhân nghèo đói .................................................................. 8
1.1.5. Đặc tính của người nghèo ở Việt Nam ........................................... 10
1.1.6. Sự cần thiết phải giảm nghèo và hỗ trợ người nghèo ...................... 10
1.1.7. Giảm nghèo là mục tiêu quốc gia ................................................... 11
1.1.8. Cam kết giảm nghèo của Việt Nam với Liên hợp Quốc ................. 11
1.1.9. Kế hoạch giảm nghèo của địa phương đưa ra ................................. 12
1.2. Tín dụng đối với hộ nghèo ...................................................................... 14
1.2.1. Khái niệm tín dụng......................................................................... 14
1.2.2. Tín dụng đối với người nghèo ........................................................ 14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo ............. 15
1.4. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới về cho vay đối với người
nghèo và bài học kinh nghiệm với Việt Nam ......................................... 16
1.4.1. Bangladesh..................................................................................... 16
1.4.2. Thái lan .......................................................................................... 16
1.4.3. Malaysia ........................................................................................ 17
1.4.4. Bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào Việt Nam ............ 17
1.5. Các nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho XĐGN trong thời gian qua .............. 19
1.5.1. Tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội............... 19
1.5.2. Tín dụng ưu đãi thông qua Chương trình, dự án của Chính phủ .... 19
1.5.3. Nguồn tín dụng ưu đãi huy động tại địa phương vào công tác XĐGN ..... 20
1.6. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn ........................ 20
1.6.1. Tín dụng ưu đãi rất cần thiết với việc xóa đói giảm nghèo ............. 21
1.6.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo ........................... 21
1.7. Ảnh hưởng của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo ................................... 24
1.8. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 25
1.8.1. Phương pháp luận .......................................................................... 25
1.8.2. Phương pháp tiếp cận, điều tra, tổng hợp số liệu ............................ 25
1.8.3. Tổ chức thực hiện nghiên cứu ........................................................ 28
1.9. Các chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng tín dụng ưu đãi .................................... 29
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ƢU ĐÃI VÀ ẢNH HƢỞNG
TÍN DỤNG ƢU ĐÃI CỦA NHCSXH ĐẾN GIẢM TỶ LỆ
NGHÈO TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG ........... 32
2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Vị Xuyên ......................................................... 32
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 32
2.1.2. Đặc điểm xã hội ............................................................................. 37
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế ............................................................ 41
2.1.4. Tình hình an ninh quốc phòng ........................................................ 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
2.1.5. Thực trạng nghèo đói ở địa phương ............................................... 48
2.2. Thực trạng các nguồn tín dụng ưu đãi trên địa bàn ................................. 49
2.2.1. Thực trạng nguồn tín dụng ưu đãi thông qua các chương trình, dự án .... 49
2.2.2. Thực trạng hoạt động của NHCSXH huyện Vị xuyên .................... 56
2.2.3. Những hạn chế của các nguồn vốn ưu đãi trong xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn .......................................................................... 60
2.3. Kết quả điều tra các hộ vay tín dụng ưu đãi của NHCSXH và các
hộ được hưởng tín dụng ưu đãi thông qua các chương trình, dự án
trên địa bàn huyện Vị Xuyên ............................................................... 61
2.3.1. Tình hình hộ điều tra ...................................................................... 61
2.3.2. Thông tin của các hộ về các nguồn tín dụng ưu đãi ........................ 62
2.3.3. Nguồn tín dụng ưu đãi cung ứng cho địa bàn và các hộ tại xã điều tra .... 62
2.3.4. Mức vốn vay và được hỗ trợ của hộ tín dụng ưu đãi của hộ điều tra .... 65
2.3.5. Tình hình sử dụng tín dụng ưu đãi ở các hộ điều tra ....................... 66
2.3.6. Thu nhập của hộ trước và sau khi có tín dụng ưu đãi ..................... 68
2.3.7. Tình hình trả nợ quả các hộ vay vốn NHCSXH ............................. 68
2.3.8. Kết quả sau khi sử dụng tín dụng ưu đãi của các hộ điều tra .......... 69
2.3.9. Nhận thức của các hộ về tín dụng ưu đãi ........................................ 70
2.4. Ảnh hưởng tín dụng ưu đãi của NHCSXH đến giảm tỷ lệ nghèo tại
huyện Vị Xuyên ..................................................................................... 73
2.4.1. Ảnh hưởng về kinh tế ..................................................................... 74
2.4.2. Ảnh hưởng về văn hóa - xã hội ...................................................... 75
2.4.3. Ảnh hưởng về an ninh quốc phòng ................................................. 77
2.5. Một số kết luận từ phân tích thực trạng sử dụng vốn tín dụng ưu đãi
của NHCSXH cho các hộ nông dân nghèo huyện Vị Xuyên .................. 77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ix
Chƣơng 3. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NHCSXH
ĐẾN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO ................................................. 79
3.1. Định hướng .................................................................................................... 79
3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng ..................................................................... 79
3.1.2. Định hướng ........................................................................................... 80
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao ảnh hưởng của nguồn vốn cho vay hộ
nghèo tại NHCSXH huyện Vị Xuyên........................................................... 80
3.2.1. Đảm bảo đủ vốn cho các hộ nghèo cần vay vốn sản xuất ..................... 81
3.2.2. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở là
giải pháp phát huy hiệu quả nguồn vốn ................................................ 81
3.2.3. Cải tiến hồ sơ thủ tục cho vay vốn ........................................................ 82
3.2.4. Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng
CSXH huyện Vị Xuyên ........................................................................ 83
3.2.5. Giải pháp quản lý tốt nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ thông qua các dự án ..... 84
3.2.6. Giải pháp kết hợp nguồn vốn ưu đãi NHCSXH với các Chương
trình dự án khác .................................................................................... 85
3.2.7. Tập huấn kỹ thuật khuyến nông và hạch toán kinh tế cho các hộ nghèo ..... 85
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 86
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 90
PHIẾU ĐIỀU TRA ............................................................................................. 94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Chuẩn mực nghèo giai đoạn 2001-2005 và 2006 - 2010 .............. 6
Bảng 1.2: Nghị quyết BCH Đảng bộ huyện khóa XX (2001-2005) ........... 12
Bảng 1.3: Nghị quyết BCH Đảng bộ huyện khóa XXI (2006-2010) .......... 12
Bảng: 2.1. Tình hình dân số huyện Vị Xuyên ............................................. 37
Bảng: 2.2. Tình hình lao động huyên Vị Xuyên.......................................... 38
Bảng: 2.4. Một số sản phẩm công nghiệp chính.......................................... 45
Bảng 2.5: Biểu tổng hợp tình hình nghèo huyện Vị Xuyên ........................ 48
Bảng 2.6: Tổng hợp nguồn vốn 135 đã đầu tư vào địa bàn ........................ 51
Bảng 2.7: Tổng hợp số lượt hộ được hưởng hỗ trợ .................................... 52
Bảng 2.8: Tổng hợp nguồn vốn 134 đã đầu tư vào địa bàn ........................ 53
Bảng 2.9: Chương trình trồng rừng 5 triệu ha rừng .................................... 54
Bảng 2.10: Tổng hợp hỗ trợ các mặt hàng thiết yếu ..................................... 55
Bảng 2.12: Tổng hợp phát triển tín dụng của NHCSXH .............................. 58
Bảng 2.13: Tổng hợp kết quả giảm nghèo của nguồn tín dụng ưu đãi
NHCSXH so với các nguồn tín dụng ưu đãi khác ...................... 60
Bảng 2.15: Tổng hợp thông tin của các hộ nghèo về các nguồn tín dụng
ưu đãi ........................................................................................ 62
Bảng 2.16: Tổng hợp các nguồn tín dụng ưu đãi được giải ngân trên địa
bàn các xã điều tra ..................................................................... 63
Bảng 2.17: Tổng hợp điều tra các hộ vay tín dụng NHCSXH và được
hưởng tín dụng ưu đãi qua các chương trình .............................. 64
Bảng 2.18: Tổng hợp mức vốn vay bình quân của NHCSXH và mức
được hưởng vốn ưu đãi của các chương trình, dự án ................. 65
Bảng 2.19: Tổng hợp tình hình sử dụng vốn của các hộ điều tra .................. 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
xi
Bảng 2.20: Tổng hợp mức thu nhập các hộ trước và sau được hưởng tín
dụng ưu đãi ............................................................................... 68
Bảng 2.21: Tổng hợp tình hình trả nợ của hộ vay vốn NHCSXH ................ 68
Bảng 2.22: Kết quả giảm nghèo của nguồn vốn NHCSXH so với các
nguồn vốn ưu đãi khác .............................................................. 69
Bảng 2.23: Nhận thức về lượng tín dụng ..................................................... 70
Bảng 2.24: Tổng hợp về thời gian sử dụng tín dụng .................................... 70
Bảng 2.25: Tổng hợp về lãi suất .................................................................. 71
Bảng 2.26: Nhận thức về thủ tục vay và được hưởng tín dụng ưu đãi .......... 71
Bảng 2.27: Tổng hợp mức độ phục vụ của cán bộ làm công tác tín dụng .... 72
Bảng 2.28: Tổng hợp nguyện vọng của hộ nghèo về tín dụng ưu đãi .......... 73
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Mục đích sử dụng vốn NHCSXH .............................................. 67
Đồ thị 2.2: Mục đích sử dụng vốn của các dự án ......................................... 67
Đồ thị 2.3: Tỷ lệ nguồn vốn NHCSXH và nguồn vốn ưu đãi các dự án
đã giải ngân ............................................................................... 74
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình bố trí tín dụng ưu đãi thông qua các dư án. .................. 50
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay vốn của NHCSXH .......................................... 57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể, xong
Việt Nam vẫn là một nước được xếp vào diện nghèo trên thế giới, thu nhập
bình quân đầu người thấp, tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc tế còn cao, phát triển
kinh tế xã hội giữa các vùng, các khu vực ngày càng có sự chênh lệnh. Đảng
và Nhà nước ta đã khẳng định qua các kỳ Đại hội Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa (VIII - IX) trong đó coi xoá đói giảm nghèo là vấn đề cấp bách
cần thực hiện thường xuyên liên tục để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo với
các nước trên thế giới và giữa các vùng trong nước, giữa miền núi và đồng
bằng, giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số, để thực hiện phương châm “tiến
tới dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
Để thực hiện thắng lợi phương châm đó, việc sử dụng tốt các nguồn
vốn và đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu đối với nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo
trên cả nước là vấn đề trọng tâm, có ý nghĩa quyết định. Thực tế những năm
qua cho thấy Đảng, Nhà nước và địa phương đã cụ thể hoá các bước của Nghị
quyết Đại hội về xoá đói giảm nghèo bằng nhiều hình thức và quan tâm đặc
biệt hơn đến khu vực miền núi, nông thôn, hải đảo. Bằng chứng là trong giai
đoạn từ năm 2000 đến 2008 có rất nhiều Chương trình, dự án lớn được triển
khai nhằm giảm nhanh tỷ lệ nghèo như: Chương trình 135 về đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất; Chương trình 134 hỗ trợ xoá nhà tạm, khai
hoang ruộng; Chương trình trồng 5 triệu ha rừng; chương trình trợ giá giống,
trợ cước vận chuyển phân bón, hỗ trợ tiêu thụ nông sản; chương trình 120 đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng riêng cho các xã biên giới… Các chương trình trên
bước đầu đã mang lại hiệu qủa góp phần vào cải thiện cuộc sống giúp xoá đói
giảm nghèo. Xong các nguồn vốn trên đã bộc lộ nhiều hạn chế: là nguồn vốn
có hạn, thời gian đầu tư ngắn, nhiều chương trình dự án đầu tư còn trồng tréo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
gây thất thoát, không hiệu quả, hỗ trợ 100% tạo ra tâm lý ỉ lại. Theo báo cáo
tổng kết Đại hội Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XXI thì các nguồn tín
dụng ưu đãi đã góp phần vào công cuộc giảm nghèo tại địa phương. Nhưng
chưa thực sự đáp ứng được mong mỏi của nhân dân địa phương trong công
cuộc xoá đói giảm nghèo nhanh và một cách bền vững.
Từ khi hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vị Xuyên (NHCSXH)
được thành lập và đi vào hoạt động hàng năm đã góp phần giúp cho hơn 300
hộ thoát nghèo, chiếm gần 1/2 số hộ giảm nghèo của toàn huyện và ngày càng
có vai trò quan trọng trong mục tiêu xoá đói giảm nghèo của địa phương. Đặc
biệt hơn từ việc sử dụng vốn vay của NHCSXH mà các hộ nghèo đã có cách
nghĩ, cách làm mới, thay đổi tư duy phương thức sản xuất cũ. Từ đây có thể
nhận định rằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH Vị Xuyên góp phần
quan trọng trong mục tiêu xoá đói giảm nghèo [10].
Các năm qua đã có nhiều nghiên cứu tín dụng: tín dụng Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNN&PTNT), Ngân hàng đầu tư
(NHĐT), nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ thông qua các dự án và các quỹ tín
dụng. Nhưng nghiên cứu một cách toàn diện về vay vốn tín dụng cho sự
nghiệp xoá đói giảm nghèo (XĐGN) cũng như hiệu quả của việc sử dụng
nguồn tín dụng này cho huyện Vị Xuyên thì chưa có nghiên cứu nào. Vì vậy,
nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách
xã hội đến giảm tỷ lệ nghèo tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang" là vấn đề
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho mục tiêu xoá giảm nghèo nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của tín dụng ưu đãi đặc biệt là tín
dụng NHCSXH đến giảm tỷ lệ nghèo trên địa bàn huyện Vị Xuyên tỉnh Hà
Giang đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả của nguồn vốn tín dụng ưu
đãi góp phần giảm nhanh tỷ lệ nghèo một cách bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận chung về tín dụng ưu đãi đối với các
hộ nghèo đồng thời tập hợp kinh nghiệm một số nước về lĩnh vực này.
- Xác định được ảnh hưởng tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách
xã hội đến giảm tỷ lệ nghèo tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”
- Đề xuất những quan điểm có tính định hướng và kiến nghị những giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn tín dụng ưu đãi
NHCSXH đối với công tác XĐGN trên địa bàn huyện Vị Xuyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Đề tài tập trung những vấn đề lý luận và thực tiễn về tín dụng ưu đãi
đối với hộ nghèo mà chủ yếu là đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách
tín dụng ưu đãi của NHCSXH đến giảm tỷ lệ nghèo.
+ Đối tượng khảo sát là các hộ vay vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH
và các hộ được hưởng tín dụng ưu đãi thông qua các chương trình, dự án.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: Do điều kiện nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu các hộ vay vốn tín dụng ưu đãi NHCSXH và các hộ được hưởng
tín dụng ưu đãi thông qua các chương trình, dự án.
* Về không gian đề tài: Đề tài được thực hiện tại các xã, thị trấn trên
địa bàn huyện Vị Xuyên.
* Về thời gian: Số liệu được thu thập phục vụ cho nghiên cứu từ năm
2003 đến 2008.
4. Ý nghĩa khoa học
Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu đề tài về NHCSXH tại Vị Xuyên
cũng như tỉnh hà Giang, đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của tín dụng ưu đãi của
NHCSXH đến giảm tỷ lệ nghèo trong các năm từ 2003 đến 2008 và phân tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
đánh giá hiệu quả, mức độ ảnh hưởng, những tồn tại để đưa ra một số các giải
pháp kiến nghị khắc phục. Vì vậy, đây là đề tài nghiên cứu có ý nghĩa quan
trọng đối với tình hình của địa phương.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận bản chuyên đề được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thực trạng tín dụng ưu đãi và ảnh hưởng tín dụng ưu đãi
của Ngân hàng Chính sách xã hội đến giảm tỷ lệ nghèo tại huyện Vị Xuyên
tỉnh Hà Giang
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tín
dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội đến xoá đói giảm nghèo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Nghèo đói và sự cần thiết phải giảm nghèo
1.1.1. Khái niệm về nghèo đói
Nghèo đói là tình trạng của bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa
mãn nhu cầu đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã
hội và phong tục tập quán của các địa phương.
Khái niện trên đây có thể xem là định nghĩa chung nhất của nghèo đói,
một định nghĩa có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện
chủ yếu, phổ biến về nghèo đói. Từ đây cho thấy nghèo đói có thể hiểu theo
hai cách: nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối.
* Nghèo tương đối: Là sự thỏa mãn chưa đầy đủ nhu cầu cuộc sống của
con người như cơm ăn chưa ngon, quần áo mặc chưa đẹp, nhà ở chưa khang trang
hoặc có sự so sánh người này với người khác hay giữa vùng này với vùng khác.
* Nghèo tuyệt đối: Là sự không thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu của
con người để duy trì cuộc sống như cơm ăn chưa no, áo không đủ mặc, nhà
cửa không che được mưa nắng [27].
1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói
Ở Việt Nam đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn để đánh giá giàu nghèo như
mức thu nhập, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chi tiêu gia đình, hưởng thụ, văn
hoá, y tế... Trong đó mức thu nhập là chỉ tiêu quan trọng nhất. Bộ Lao động
thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Chính phủ được Nhà nước giao trách
nhiệm nghiên cứu và công bố chuẩn nghèo của cả nước từng thời kỳ.
+ Chuẩn nghèo giai đoạn 2001 - 2005 theo Quyết định số: 134/2001/QĐ-TTg
ngày 27 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình
mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
+ Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định số: 170/2005/QĐ-TTg,
ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo
áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010.
Bảng 1.1: Chuẩn mực nghèo giai đoạn 2001-2005 và 2006 - 2010
Loại hộ Khu vực
Giai đoạn
2001-2005
Gia đoạn
2006 - 2010
Giá trị
đồng/tháng
Giá trị
đồng/tháng
Nghèo
- Nông thôn vùng núi và hải đảo <80.000 <200.000
- Nông thôn, trung du và đồng bằng <100.000 <200.000
- Thành thị <150.000 <260.000
(Nguồn: Phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Theo cách đánh giá này thì đến đầu năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta
vào khoảng 15,5 %[4].
Còn nếu theo tiêu chuẩn đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), yêu
cầu về Calo theo đầu người là 2.100 Calo mỗi ngày. Trên cơ sở một gói lương
thực có tính đại diện và có tính đến sự biến động về giá cả theo vùng đối với
từng mặt hàng, WB tính ra mức nghèo bình quân có thu nhập 1,1 triệu
VND/người/năm. Dựa theo tiêu chí trên, WB đã khảo sát mức sống ở Việt
Nam và kết luận tính đến đầu năm 2006 ở Việt Nam có 21% dân số được xếp
vào loại nghèo, trong đó 90% tập trung ở vùng nông thôn [16].
Dù theo cách đánh giá nào đi chăng nữa thì bộ phận dân chúng nghèo
khổ hiện nay ở Việt Nam vẫn còn lớn. Sự thật đó bắt nguồn từ nhiều nguyên
nhân khác nhau. Có xem xét nguyên nhân nghèo đói của các hộ gia đình thì
mới có thể có biện pháp giúp đỡ hữu hiệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
1.1.3. Đặc trưng của nghèo đói
- Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập bấp bênh
Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành công rất lớn trong việc
giảm tỷ lệ hộ nghèo, tuy nhiên cũng cần thấy rằng, những thành tựu này vẫn
còn rất mong manh.
Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp danh mức nghèo,
do vậy chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng khiến họ rơi
xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ hộ nghèo.
Phần lớn thu nhập của người nghèo từ nông nghiệp. Với điều kiện
nguồn lực rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu nhập của những người
nghèo rất bấp bênh và dễ bị tổn thương trước những đột biến của mỗi gia đình
và cộng đồng. Nhiều gia đình tuy mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo nhưng
vẫn giáp danh với ngưỡng nghèo đói vì vậy khi có dao động về thu nhập cũng
có thể khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo. Tính mùa vụ trong sản xuất nông
nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho người nghèo.
- Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn
Đa số người nghèo sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất
nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vùng núi, vùng sâu, vùng xa
hoặc ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, do sự biến động của
thời tiết (bão, lụt, hạn hán) khiến cho các điều kiện sinh sống. Đặc biệt, sự
kém phát triển về cơ sở hạ tầng của các vùng nghèo đã làm cho các vùng này
càng bị tách biệt với các vùng khác.
Bên cạnh đó, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, số người cứu
trợ đột xuất hàng năm khá cao khoảng 1- 1,5 triệu người. Hàng năm số hộ tái
nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi nghèo vẫn còn rất lớn [4].
- Đói nghèo tập trung trong khu vực nông thôn
Đói nghèo là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn, trình độ tay nghề
thấp, ít khả năng tiếp cận với nguồn lực trong sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
- Nghèo đói trong khu vực thành thị
Trong khu vực thành thị, tuy tỷ lệ nghèo đói thấp hơn và mức sống
trung bình cao hơn mức chung cả nước, nhưng mức độ cải thiện đời sống
không đều. Đa số người nghèo thành thị đều làm việc trong khu vực kinh tế
phi chính thức, công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh.
- Tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao
Các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người
sinh sống, có tỷ lệ nghèo đói khá cao. Số người nghèo tập chung tại các vùng
núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Đây là
những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với
với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở kém
phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai xảy ra thường xuyên.
- Tỷ lệ hộ nghèo đặc biệt cao ở nhóm dân tộc ít người
Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã đầu tư và hỗ trợ tích cực, nhưng
đời sống của cộng đồng dân tộc ít người vẫn gặp nhiều khó khăn và bất cập.
Mặc dù dân tộc thiểu số chỉ chiếm tỷ lệ ít trong tổng số dân cư xong lại chiếm
tỷ lệ nghèo cao.
1.1.4. Nguyên nhân nghèo đói
Nghèo đói là hậu quả đan xen của nhiều nhóm các yếu tố, nhưng chung
quy lại thì có thể chia nguyên nhân đói nghèo của nước ta theo các nhóm sau:
1.1.4.1. Nhóm nguyên nhân do bản thân người nghèo
- Thiếu vốn sản xuất: Các tài liệu điều tra cho thấy đây là nguyên nhân
chủ yếu nhất. Nông dân thiếu vốn thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất
kém, làm không đủ ăn, phải đi thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc sống tối
thiểu hàng ngày. Có thể nói: Thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất hạn
chế sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống của các hộ gia đình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
nghèo. Kết quả điều tra kinh tế hộ do phòng Thống kê Vị Xuyên năm 2008
cho thấy: Thiếu vốn chiếm khoảng 70% - 90% [34].
- Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổ
truyền đã ăn sâu vào tiềm thức, sản xuất tự cung tự cấp là chính, thường sống ở
những nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện, con cái thất
học… Những khó khăn đó làm cho hộ nghèo không thể nâng cao trình độ dân
trí, không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu
kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh đẫn đến năng xuất thấp, không
hiệu quả. Thiếu vốn chiếm khoảng 70% - 90% [34].
- Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình
trạng nghèo đói trầm trọng.
- Đất đai canh tác ít, tình trạng không có đất canh tác đang có xu hướng
tăng lên.
- Thiếu việc làm, không năng động tìm việc làm, lười biếng; Mặt khác
do hậu quả của chiến tranh dẫn đến nhiều người dân bị mất sức lao động,
nhiều phụ nữ bị góa phụ dẫn tới thiếu lao động hoặc thiếu lao động trẻ, khỏe
có khả năng đảm nhiệm những công việc nặng nhọc.
- Do phong tục tập quán của một bộ phận dân tộc: Du canh du cư dẫn
đến nguyên nhân nghèo đói.
- Gặp những rủi ro trong cuộc sống, người nghèo thường sống ở những
nơi hẻo lánh, xa trung tâm, thời tiết khắc nghiệt, nơi mà thường xuyên xảy ra
hạn hán, lũ lụt, lở đất, dịch bệnh… Cũng chính do thường sống ở những nơi
hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn mà hàng hóa của họ sản xuất thường bị
bán rẻ (do chi phí giao thông) hoặc không bán được, chất lượng hàng hóa
giảm sút do lưu thông không kịp thời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
1.1.4.2. Nhóm nguyên nhân do môi trường tự nhiên xã hội
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tác động sâu sắc đến sản xuất nông
nghiệp của các hộ gia điình nghèo. Ở những vùng khí hậu khắc nghiệt: thiên
tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít, địa hình
phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng là những vùng có nhiều hộ
nghèo đói nhất.
1.1.5. Đặc tính của người nghèo ở Việt Nam
Người nghèo thường có những đặc điểm tâm lý và nếp sống khác hẳn
với những khách hàng khác thể hiện:
- Người nghèo thường rụt rè, tự ti, ít tiếp xúc, phạm vi giao tiếp hẹp.
- Bị hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy, người nghèo thường tổ chức sản xuất theo thói quen, chưa biết
mở mang ngành nghề và chưa có điều kiện tiếp xúc với thị trường. Do đó, sản
xuất mang nặng tính tự cung tự cấp, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa và đối
tượng sản xuất kinh doanh thường thay đổi.
- Phong tục, tập quán sinh hoạt và những truyền thống văn hóa của
người nghèo cũng tác động tới nhu cầu tín dụng.
- Khoảng cách giữa ngân hàng và nơi người nghèo sinh sống đang là trở
ngại, người nghèo thường sinh sống ở những nơi mà cơ sở hạ tầng còn yếu kém.
- Người nghèo thường sử dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu hoặc những ngành nghề thủ công buôn bán nhỏ. Do vậy, mà nhu cầu vốn
thường mang tính thời vụ và rủi ro cao.
1.1.6. Sự cần thiết phải giảm nghèo và hỗ trợ người nghèo
Đói nghèo là hiện tượng phổ biến của nền kinh tế thị trường và tồn tại
khách quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển; đặc biệt đối với
nước ta quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường xuất phát điểm là nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
nghèo nàn lạc hậu tình trạng đói nghèo còn phổ biến. Như vậy, hỗ trợ người
nghèo để đạt được mục tiêu của xã hội. Xóa đói giảm nghèo sẽ hạn chế được
các tệ nạn xã hội, tạo sự ổn định công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế. Người nghèo được hỗ trợ để tự vươn lên, tạo thu nhập, từ đó làm
tăng sức mua, khuyến khích sản xuất phát triển. Chính vì vậy, quan điểm cơ
bản của chiến lược phát triển xã hội mà Đảng ta đã đề ra là phát triển kinh tế,
ổn định và công bằng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng văn minh.
1.1.7. Giảm nghèo là mục tiêu quốc gia
- Tại kỳ họp 10 Quốc hội khoá X đã đưa ra mục tiêu kế hoạch 5 năm
2001-2005 trong đó tỷ lệ nghèo đến năm 2005 phấn đấu giảm còn 10%. Và kết
quả đến hết năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm còn 5% (tiêu chí cũ) [4].
- Mục tiêu giảm nghèo của Việt Nam đến năm 2010 xuống còn 15% (tiêu
chí mới) và coi giảm đói nghèo là ưu tiên mang lại công bằng xã hội [43].
1.1.8. Cam kết giảm nghèo của Việt Nam với Liên hợp Quốc
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc năm
2000, 189 quốc gia thành viên nhất trí thông qua Tuyên bố mục tiêu Thiên
niên kỷ và cam kết đạt được tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm
2015. Đây là sự đồng thuận chưa từng có của các nhà lãnh đạo trên thế giới về
những thách thức quan trọng toàn cầu trong thế kỷ 21 cũng như cam kết
chung về việc giải quyết những thách thức này [43].
Trong 8 mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ của liên Hợp quốc mà Việt
Nam cam kết thực hiện trong đó có mục tiêu về nghèo đói Hiện đang được
Đảng và Nhà nước ta thực hiện rất tích cực và Việt Nam cam kết phấn đấu
đến năm 2015 hoàn thành các mục tiêu của Liên Hợp Quốc trong đó có chỉ
tiêu giảm nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
1.1.9. Kế hoạch giảm nghèo của địa phương đưa ra
Tại địa phương bằng việc cụ thể hoá các chỉ tiêu qua Nghị quyết BCH
Đảng bộ huyện lần thứ XX và XXI. Trong đó nêu rõ xoá đói giảm nghèo là
chỉ tiêu rất quan trọng trong cả giai đoạn phải tập trung nỗ lực để giảm nghèo
giúp nhân dân vươn lên làm giàu cụ thể là chương trình 7 cây 4 con thế mạnh
của huyện (7 cây: Cây lúa, ngô, lạc, đậu tương, cam, chè và cây thảo quả; 4
con: con trâu, bò, lợn và con cá), huyện Vị Xuyên đã tập trung mọi nguồn lực,
tranh thủ nguồn vốn TW, tỉnh, pháp huy tối đa nội lực, lợi thế của từng vùng
và pháp huy truyền thống lao động trong các dân tộc trên địa bàn phấn đấu
mục tiêu đến năm 2010 tỷ lệ nghèo còn dưới 15% [40].
Bảng 1.2: Nghị quyết BCH Đảng bộ huyện khóa XX (2001-2005)
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Chỉ
tiêu
(%)
Kết quả
đạt đƣợc
(%)
Chỉ
tiêu
(%)
Kết quả
đạt đƣợc
(%)
Chỉ
tiêu
(%)
Kết quả
đạt đƣợc
(%)
Chỉ
tiêu
(%)
Kết quả
đạt đƣợc
(%)
Chỉ
tiêu
(%)
Kết quả
đạt đƣợc
(%)
28 24 19 15 10 7 5 7,2 46 45,8
(Nguồn: Văn phòng Huyện ủy huyện Vị Xuyên )
Bảng 1.3: Nghị quyết BCH Đảng bộ huyện khóa XXI (2006-2010)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chỉ
tiêu
(%)
Kết quả
đạt đƣợc
(%)
Chỉ
tiêu
(%)
Kết quả
đạt đƣợc
(%)
Chỉ
tiêu
(%)
Kết quả
đạt đƣợc
(%)
Chỉ
tiêu
(%)
Kết quả
đạt đƣợc
(%)
Chỉ
tiêu
(%)
Kết quả
đạt đƣợc
(%)
40,4 41,33 35 34,08 27,8 27,87 19,6 14
(Nguồn: Văn phòng Huyện ủy huyện Vị Xuyên)
Tóm lại, hỗ trợ người nghèo là một tất yếu khách quan. Xuất phát từ lý
do của sự đói nghèo có thể khẳng định một điều: mặc dù kinh tế đất nước có
thể tăng trưởng nhưng nếu không có chính sách và chương trình riêng về
XĐGN thì các hộ gia đình nghèo không thể thoát ra khỏi đói nghèo được.
Chính vì vậy, Chính phủ đã đề ra những chính sách đặc biệt trợ giúp người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
nghèo, nhằm thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo. Tất nhiên Chính
phủ không phải tạo ra cơ chế bao cấp mà tạo ra cơ hội cho hộ nghèo vươn lên
bằng những chính sách và giải pháp. Cụ thể là:
- Điều tra, nắm bắt được tình trạng hộ nghèo và thực hiện nhiều chính
sách đồng bộ: tạo việc làm, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng với
quy mô nhỏ ở những vùng nghèo, cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi,
đồng thời cung cấp thông tin cần thiết để họ có thể tiếp cận với thị trường và
hòa nhập với cộng đồng.
- Tiếp tục triển khai mở rộng Chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN
của Thủ tướng Chính phủ. Hàng năm, Chính phủ dành ra một tỷ lệ trong tổng
chi ngân sách để bổ sung quỹ cho vay XĐGN.
- Kết hợp chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN với các chương trình
kinh tế xã hội khác như: Chương trình khuyến nông, khuyến lâm; chương
trình phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ; chương trình 134; chương
trình 135; chương trình 5 triệu ha rừng trồng; chương trình trợ giá, trợ cước
vận chuyển; chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; dân số kế
hoạch hóa gia đình; xóa mù chữ…
- Thực hiện một số chính sách khuyến khích và giúp đỡ hộ nghèo như:
miễn giảm thuế, viện phí, học phí… đối với hộ nghèo không còn khả năng lao
động tạo ra nguồn thu nhập, Nhà nước trợ cấp hàng tháng và vận động các tổ chức
đoàn thể, quần chúng, các nhà hảo tâm giúp đỡ dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Mở rộng sự hợp tác quốc tế với các tổ chức Chính phủ, tổ chức phi
Chính phủ để giúp đỡ lẫn nhau về nguồn lực và trao đổi kinh nghiệm.
Thực tế cho thấy có rất nhiều hình thức hỗ trợ để thực hiện chương
trình XĐGN nhưng hình thức tín dụng có hoàn trả là có hiệu quả hơn cả. Để
thấy được tính ưu việt của nó chúng ta hãy đi tìm hiểu vai trò của kênh tín
dụng ưu đãi của NHCSXH đối với hộ nông dân nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
1.2. Tín dụng đối với hộ nghèo
1.2.1. Khái niệm tín dụng
Về bản chất, tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau và hoàn trả cả gốc
và lãi trong một khoảng thời gian nhất định đã được thỏa thuận giữa người đi
vay và người cho vay. Hay nói một cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh
tế, trong đó mỗi cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng một khối lượng
giá trị hay hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức khác với thời hạn hoàn trả
cùng với lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi món vay… Tín dụng ra đời,
tồn tại và phát triển cùng với nền sản xuất hàng hóa. Trong điều kiện nền kinh
tế còn tồn tại song song hàng hóa và quan hệ hàng hóa tiền tệ thì sự tồn tại
của tín dụng là một tất yếu khách quan [24].
1.2.2. Tín dụng đối với người nghèo
* Khái niệm tín dụng đối với người nghèo:
Tín dụng đối với người nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng
cho những người nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản
xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi; tuỳ theo
từng nguồn có thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người
nghèo mau chóng vượt qua nghèo đói vươn lên hoà nhập cùng cộng đồng. Tín
dụng đối với người nghèo hoạt động theo những mục tiêu, nguyên tắc, điều
kiện riêng, khác với các loại hình tín dụng của các Ngân hàng Thương mại mà
nó chứa đựng những yếu tố cơ bản sau [42].
* Mục tiêu: Tín dụng đối với người nghèo nhằm vào việc giúp những
người nghèo đói có vốn phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống,
hoạt động vì mục tiêu XĐGN, không vì mục đích lợi nhuận.
* Nguyên tắc cho vay: Cho vay hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn
sản xuất kinh doanh. Hộ nghèo vay vốn phải là những hộ được xác định theo chuẩn
mực nghèo đói do Bộ LĐ-TBXH hoặc do địa phương công bố trong từng thời kỳ.
Thực hiện cho vay có hoàn trả (gốc và lãi) theo kỳ hạn đã thoả thuận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
* Điều kiện: Có một số điều kiện, tuỳ theo từng nguồn vốn, thời kỳ
khác nhau, từng địa phương khác nhau có thể quy định các điều kiện cho phù
hợp với thực tế. Nhưng một trong những điều kiện cơ bản nhất của tín dụng
đối với người nghèo đó là: Khi được vay vốn không phải thế chấp tài sản.
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
- Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo là hoạt đông có tính rủi ro cao.
Ngoài những nguyên nhân khách quan như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây
trồng vật nuôi... thường xẩy ra trên diện rộng, thiệt hại lớn còn là những
nguyên nhân khác từ bản thân hộ nghèo như: Thiếu kiến thức làm ăn, sản
phẩm làm ra không tiêu thụ được, sức cạnh tranh kém, ảnh hưởng đến chất
lượng và hiệu quả đầu tư.
- Do cơ sở hạ tầng kém phát triển ở vùng sâu, vùng xa, có những xã
chưa có đường giao thông đến xã nên nhiều hộ nghèo chưa có điều kiện sử
dụng vốn Ngân hàng, hơn nữa trình độ dân trí chưa cao là những cản trở cho
việc thực hiện các chính sách tín dụng đối với hộ nghèo.
- Vốn tín dụng Ngân hàng chưa đồng bộ với các giải pháp khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất và tổ
chức thị trường, lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội đối với nông
nghiệp nông thôn nông dân còn nhiều vấn đề khó khăn nên điều kiện nâng
cao hiệu quả còn nhiều tồn tại, vốn và hiệu quả đầu tư thấp.
- Việc xác định đối tượng hộ nghèo vay vốn còn nhiều bất cập. Theo cơ
chế phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng việc bình xét, chọn
từ Uỷ ban Nhân dân xã do Ban XĐGN lập danh sách đơn thuần chỉ là danh
sách hộ nghèo, trong đó nhiều hộ không có điều kiện và năng lực tổ chức sản
xuất, hộ nghèo thuộc diện cứu trợ xã hội hoặc có những hộ không thuộc hộ
nghèo cũng có trong danh sách được vay vốn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.
- Phương thức đầu tư chưa phong phú dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai
mục đích, vốn vay không phát huy hiệu quả, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư vốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
1.4. Kinh nghiệm ở một số nƣớc trên thế giới về cho vay đối với ngƣời
nghèo và bài học kinh nghiệm với Việt Nam
1.4.1. Bangladesh
Ở đây có ngân hàng Grameen (GB) là ngân hàng chuyên phục vụ người
nghèo, chủ yếu là phụ nữ nghèo. Để phát triển, GB phải tự bù đắp các chi phí
hoạt động. Như vậy, GB hoạt động như các ngân hàng thương mại khác
không được bao cấp từ phía Chính phủ. GB thực hiện cơ chế lãi suất thực
dương, do vậy lãi suất cho vay tới các thành viên luôn cao hơn lãi suất trên thị
trường. GB cho vay tới các thành viên thông qua nhóm tiết kiệm và vay vốn.
GB cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua
các nhóm tiết kiệm và vay vốn. Thủ tục vay vốn của GB rất đơn giản và thuận
tiện, người vay vốn chỉ cần làm đơn và nhóm bảo lãnh là đủ. Nhưng ngân
hàng có cơ chế kiểm tra rất chặt chẽ, tạo cho người nghèo sử dụng vốn đúng
mục đích và có hiệu quả. Để phục vụ đúng đối tượng người vay phải đủ chuẩn
mực đói nghèo, nghĩa là hộ gia đình phải có dưới 0,4 acre đất canh tác và mức
thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD/ năm. GB được quyền đi vay để
cho vay và được ủy thác nhận tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, huy
động tiền gửi, tiết kiệm của các thành viên, quản lý các quỹ của nhóm và
được phát hành trái phiếu vay nợ. GB hoạt động theo cơ chế lãi suất thực
dương, được Chính phủ cho phép hoạt động theo luật riêng, không bị chi phối
bởi luật tài chính và luật ngân hàng hiện hành của Bangladesh [28].
1.4.2. Thái lan
Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng (BAAC) là ngân hàng
thương mại quốc doanh do Chính phủ thành lập. Hàng năm được Chính phủ
tài trợ vốn để hỗ trợ vốn để thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân
nghèo. Những người có mức thu nhập dưới 1.000 Bath/ năm và những người
nông dân có ruộng thấp hơn mức trung bình trong khu vực thì được ngân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
hàng cho vay mà không cần phải thế chấp tài sản, chỉ cần thế chấp bằng sự
cam kết bảo đảm của nhóm, tổ hợp tác sản xuất. Lãi suất cho vay đối với hộ
nông dân nghèo thường được giảm từ 1-3%/ năm so với lãi suất cho vay các
đối tượng khác. Kết quả là năm 2006 BAAC tiếp cận được 95% khách hàng
là nông dân. Sở dĩ có được điều này là một phần do Chính phủ đã quy định
các ngân hàng thương mại khác phải dành 20% số vốn huy động được để cho
vay lĩnh vực nông thôn. Số vốn này có thể cho vay trực tiếp hoặc gửi vào
BAAC nhưng thông thường các ngân hàng thường gửi BAAC [42].
1.4.3. Malaysia
Trên thị trường chính thức hiện nay của Malaysia, việc cung cấp tín
dụng cho lĩnh vực nông thôn chủ yếu do ngân hàng nông nghiệp Malaysia
(BPM) đảm nhận. Đây là ngân hàng thương mại quốc doanh, được Chính phủ
thành lập và cấp 100% vốn tự có ban đầu. BPM chú trọng cho vay trung và
dài hạn theo các dự án và các chương trình đặc biệt. Ngoài ra BPM còn cho
vay hộ nông dân nghèo thông qua các tổ chức tín dụng trung và dài hạn theo
các dự án và các chương trình đặc biệt. Ngoài ra, ngân hàng còn có cho vay
hộ nông dân nghèo thông qua các tố chức tín dụng trung gian khác như: Ngân
hàng nông thôn và hợp tác xã tín dụng. Ngoài ra, Chính phủ còn buộc các
ngân hàng thương mại khác phải gửi 20,5% số tiền huy động được vào ngân
hàng trung ương (trong đó có 3% dự trữ bắt buộc) để làm vốn cho vay đối với
nông nghiệp - nông thôn. BPM không phải gửi tiền dự trữ bắt buộc ở ngân
hàng trưng ương và không phải nộp thuế cho Nhà nước [42].
1.4.4. Bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào Việt Nam
Từ thực tế ở một số nước trên thế giới, với lợi thế của người đi sau,
Việt Nam chắc chắn sẽ học hỏi và rút ra được nhiều bài học bổ ích cho mình
làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng đặc biệt là tín dụng ưu
đãi. Tuy vậy, vấn đề là áp dụng như thế nào cho phù hợp với tình hình Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Nam lại là vấn đề đáng quan tâm; bởi lẽ mỗi mô hình phù hợp với hoàn cảnh
cũng như là điều kiện kinh tế của chính nước đó. Vì vậy, khi áp dụng cần vận
dụng một cách có sáng tạo vào các mô hình cụ thể của Việt Nam. Sự sáng tạo
như thế nào thể hiện ở trình độ của những nhà hoạch định chính sách. Qua
việc nghiên cứu hoạt động ngân hàng một số nước rút ra một số bài học có thể
vận dụng vào Việt Nam.
Tín dụng ngân hàng cho hộ nghèo cần được trợ giúp từ phía Nhà nước.
Vì cho vay hộ nghèo gặp rất nhiều rủi ro. Trước hết là rủi ro về nguồn vốn.
Khó khăn này cần có sự giúp đỡ từ phía Nhà nước. Điều này các nước Thái
lan và Malaysia đã làm. Sau đến là rủi ro về cho vay, có nghĩa là rủi ro mất
vốn. Nhà nước phải có chính sách cấp bù cho những khoản tín dụng bị rủi ro
bất khả kháng mà không thu hồi được.
Phát triển thị trường tài chính nông thôn và quản lý khách hàng cho
những món vay nhỏ. Ngân hàng thương mại kinh doanh tín dụng đối với
những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, tạo thuận lợi để hỗ trợ các hợp tác xã,
ngân hàng làng, ngân hàng cổ phần… để tạo kênh dẫn vốn tới hộ nông dân,
đặc biệt là nông dân nghèo. Các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ
giám sát và điều hòa vốn tới các kênh dẫn vốn nêu trên, tạo ra định chế tài
chính trung gian có thể đảm nhận dịch vụ bán lẻ tới hộ gia đình.
Tiết giảm đầu mối quản lý: Các ngân hàng thúc đẩy để tạo nên các
nhóm Liên đới trách nhiệm, cung cấp cho ban quản lý kiến thức khả năng
quản lý sổ sách, giám sát món vay tới từng thành viên của nhóm… từ đó ngân
hàng hạch toán cho vay theo từng nhóm chứ không tới từng thành viên.
Từng bước tiến tới hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương. Lãi suất
cho vay đối với người nghèo không nên quá thấp bởi vì lãi suất quá thấp sẽ
không huy động được tiềm năng về vốn ở nông thôn, người vay vốn không chịu
tiết kiệm và vốn được sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Tóm lại: Thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước đều có
cách làm khác nhau, thành công ở một số nước đều bắt nguồn từ thực tiễn của
chính nước đó. Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã bước đầu rút ra được bài
học kinh nghiệm của các nước trên thế giới về việc giải quyết nghèo đói.
Tin tưởng rằng trong thời gian tới, bằng việc giải quyết những vấn đề
còn tồn tại và tạo những hướng đi đúng đắn giữa các định chế tài chính phục
vụ vốn cho người nghèo ở nước ta với những giải pháp hợp lý giúp cho hộ
nghèo có thêm vốn để đầu tư và mở rộng sản xuất vượt ra biên giới đói nghèo.
1.5. Các nguồn vốn tín dụng ƣu đãi cho XĐGN trong thời gian qua
1.5.1. Tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội
Tiền thân là Ngân hàng phục vụ người nghèo. Đây là ngân hàng Nhà
nước, là một bộ phận làm dịch vụ cho hộ nghèo vay của Ngân hàng nông
nghiệp được tổ chức thành bộ máy quản lý chuyên trách riêng, có con dấu
riêng và bảng cân đối riêng. Nguồn vốn chủ yếu từ Chính phủ và NHNN.
NHCSXH cho hộ nghèo vay lãi suất thấp để phát triển sản xuất, nâng cao thu
nhập, góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN của Chính phủ. Việc xét duyệt cho
vay vốn và thu hồi vốn được thực hiện thông qua Ban XĐGN ở địa phương,
Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân.
1.5.2. Tín dụng ưu đãi thông qua Chương trình, dự án của Chính phủ
Trong giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010 Đảng và Nhà nước ta đã
cụ thể hoá Nghị quyết về công tác xoá đói, giảm nghèo bằng việc cho triển
khai rất nhiều các Chương trình phát triển kinh tế nhằm xoá đói giảm nghèo
và cam kết của Việt Nam với Liên Hợp Quốc về thực hiện mục tiêu thiên
nhiên kỷ. Tại khu vực nông thôn, miền núi với nhiều hình thức, từ đầu tư trực
tiếp đến gián tiếp, hỗ trợ… như: Chương trình 135 giai đoạn I được ban hành
tại Quyết định số: 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính
phủ, phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó
khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; Chương trình 135 giai đoạn II tại QĐ số:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
07/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương
trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc khó khăn vùng đồng bào dân tộc và
miền núi giai đoạn đoạn 2006-2010; Quyết định số: 134/QĐ-TTg ngày
20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở,
nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó
khăn; Nghị quyết số: 08/1997/QH10 của Quốc hội về việc triển khai Dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998 - 2010; trợ cước, trợ giá giống theo
Nghị định số: 02/2002/NĐ-CP ngày 03/1/2002 của Thủ tướng Chính phủ sửa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định số: 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998
của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào
dân tộc;… để đến năm 2010 tỷ lệ nghèo của nước ta còn 10%, thoát khỏi
nước nghèo trở thành một nước có thu nhập trung bình.
1.5.3. Nguồn tín dụng ưu đãi huy động tại địa phương vào công tác XĐGN
Tại địa phương bằng việc cụ thể hoá các chỉ tiêu qua Nghị quyết BCH
Đảng bộ huyện lần thứ XX và XXI. Trong đó nêu rõ xoá đói giảm nghèo là chỉ
tiêu rất quan trọng trong cả giai đoạn phải tập trung nỗ lực để giảm nghèo giúp
nhân dân vươn lên làm giàu tập cụ thể là chương trình 7 cây 4 con thế mạnh
của huyện (7 cây: Cây lúa, ngô, lạc, đầu tương, cam, chè, thảo quả; 4 con: con
trâu, bò, lợn và cá), huyện Vị Xuyên đã trung mọi nguồn lực tranh thủ nguồn
vốn TW, tỉnh, pháp huy tối đa nguồn nội lực, lợi thế của từng vùng và pháp
huy truyền thống lao động trong các dân tộc trên địa bàn phấn đấu mục tiêu đến
năm 2010 tỷ lệ nghèo còn dưới 15% [40]. Hàng năm huyện trích từ nguồn vượt
thu ngân sách trên địa bàn để bổ sung vào quỹ XĐGN của địa phương, đồng
thời huy động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn giúp đỡ các hộ nghèo.
1.6. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn
Từ phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng ưu đãi cho xóa đói
giảm nghèo ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho phép chúng
ta rút ra một số kết luận sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
1.6.1. Tín dụng ưu đãi rất cần thiết với việc xóa đói giảm nghèo
Tín dụng ưu đãi là một trong những yếu tố để phát triển nông nghiệp,
nhất là giúp các hộ nghèo. Tín dụng ưu đãi là cần thiết cho các vùng mà nông
dân đang gặp nhiều khó khăn về đời sống và kinh tế, cho các thời điểm mà
nông dân thực sự đáp ứng nhu cầu bức thiết của nông dân và nông thôn. Vì
thế tùy theo điều kiện của từng quốc gia, Chính phủ vẫn nên có những chương
trình tín dụng ưu đãi cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cho hộ
nông thôn nghèo thiếu vốn sản xuất, để thực hiện các mục tiêu XĐGN, công
bằng xã hội và CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
1.6.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, có nguyên nhân chủ yếu và
cơ bản là do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn là
“chìa khoá” để người nghèo vượt khỏi ngưỡng nghèo đói. Do không đáp ứng đủ
vốn nhiều người rơi vào tình thế luẩn quẩn làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay
nặng lãi, bán lúa non, cầm cố ruộng đất, chặt phá rừng… mong đảm bảo được
cuộc sống tối thiểu hàng ngày, nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe
doạ họ. Mặt khác do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tư duy làm ăn,
bảo thủ với phương thức làm ăn cũ cổ truyền, không áp dụng kỹ thuật mới để tăng
năng suất lao động làm cho sản phẩm sản xuất ra kém hiệu quả. Thiếu kiến thức
và kỹ thuật làm ăn là một cản lực lớn nhất hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đời
sống hộ gia đình nghèo. Khi giải quyết được vốn cho người nghèo có tác động
hiệu quả thiết thực.
+ Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói
Người nghèo đói do nhiều nguyên nhân, như: Già, yếu, ốm đau, không
có sức lao động, do đông con dẫn đến thiếu lao động, do mắc tệ nạn xã hội,
do lười lao động, do thiếu kiến thức trong sản xuất kinh doanh, do điều kiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
tự nhiên bất thuận lợi, do không được đầu tư, do thiếu vốn... trong thực tế ở
nông thôn Việt Nam bản chất của những người nông dân là tiết kiệm cần cù,
nhưng nghèo đói là do không có vốn để tổ chức sản xuất, thâm canh, tổ chức
kinh doanh. Vì vậy, vốn đối với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu
tiên giúp họ vượt qua khó khăn để thoát khỏi đói nghèo. Khi có vốn trong tay,
với bản chất cần cù của người nông dân, bằng chính sức lao động của bản
thân và gia đình họ có điều kiện mua sắm vật tư, phân bón, cây con giống để
tổ chức sản xuất thực hiện thâm canh tạo ra năng xuất và sản phẩm hàng hoá
cao hơn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
+ Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, nên hiệu
quả hoạt động kinh tế được nâng cao hơn
Những người nghèo đói do hoàn cảnh bắt buộc hoặc để chi dùng cho
sản xuất hoặc để duy trì cho cuộc sống họ là những người chịu sự bóc lột
bằng thóc hoặc bằng tiền nhiều nhất của nạn cho vay nặng lãi hiện nay. Chính
vì thế khi nguồn vốn tín dụng đến tận tay người nghèo với số lượng khách
hàng lớn thì các chủ cho vay nặng lãi sẽ không có thị trường hoạt động.
+ Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều
kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
Cung ứng vốn cho người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư
cho sản xuất kinh doanh để XĐGN, thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và
lãi đã buộc những người vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm
nghề gì và làm như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao. Để làm được điều đó
họ phải tìm hiểu học hỏi kỹ thuật sản xuất, suy nghĩ biện pháp quản lý từ đó
tạo cho họ tính năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, tích luỹ được
kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế. Mặt khác, khi số đông người
nghèo đói tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá thông qua việc trao đổi trên
thị trường làm cho họ tiếp cận được với kinh tế thị trường một cách trực tiếp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
+ Góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội
Trong nông nghiệp vấn đề quan trọng hiện nay để đi lên một nền sản
xuất hàng hoá lớn đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới
vào sản xuất. Đó là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đưa các loại
giống mới có năng suất cao vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất và phải được
thực hiện trên diện rộng. Để làm được điều này đòi hỏi phải đầu tư một lượng
vốn lớn, thực hiện được khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... những người
nghèo phải được đầu tư vốn họ mới có khả năng thực hiện. Như vậy, thông qua
công tác tín dụng đầu tư cho người nghèo đã trực tiếp góp phần vào việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề dịch vụ mới trong nông nghiệp đã
trực tiếp góp phần vào việc phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao
động xã hội.
+ Cung ứng vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo góp phần xây dựng
nông thôn mới
Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp,
các ngành. Tín dụng cho người nghèo thông qua các quy định về mặt nghiệp
vụ cụ thể của nó như việc bình xét công khai những người được vay vốn, việc
thực hiện các tổ tương trợ vay vốn, tạo ra sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa
các đoàn thể chính trị xã hội, của cấp uỷ, chính quyền đã có tác dụng:
-> Tăng cường hiệu lực của cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ
đạo kinh tế ở địa phương.
-> Tạo ra sự gắn bó giữa hội viên, đoàn viên với các tổ chức hội, đoàn thể
của mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản
lý kinh tế của gia đình, quyền lợi kinh tế của tổ chức hội thông qua việc vay vốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
-> Thông qua các tổ tương trợ tạo điều kiện để những người vay vốn có
cùng hoàn cảnh gần gũi, nêu cao tính tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau
tăng cường tình làng, nghĩa xóm, tạo niềm tin ở dân đồi với Đảng, Nhà nước.
Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi đời sống kinh tế ở nông thôn,
an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế được những mặt tiêu
cực, tạo ra được bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội và nông thôn.
1.7. Ảnh hƣởng của tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo
Ảnh hưởng tín dụng là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn
diện về kinh tế, chính trị xã hội, an ninh quốc phòng. Có thể hiểu hiệu quả tín
dụng đối với hộ nghèo là sự thoả mãn nhu cầu về sử dụng vốn giữa chủ thể
Ngân hàng và người vay vốn, những lợi ích kinh tế mà xã hội thu được và
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.
* Xét về mặt kinh tế:
- Tín dụng hộ nghèo giúp người nghèo thoát khỏi đói nghèo sau một
quá trình X ĐGN cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn
nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập với cộng đồng. Góp phần giảm tỷ lệ
đói nghèo, phục vụ cho sự phát triển và lưu thông hàng hoá, góp phần giải
quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc
đẩy quá trính tích tụ và tập chung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ tăng
trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.
- Giúp cho người nghèo xác định rõ trách nhiệm của mình trong
quan hệ vay mượn, khuyến khích người nghèo sử dụng vốn vào mục đích
kinh doanh tạo thu nhập để trả nợ Ngân hàng, tránh sự hiểu nhầm tín dụng
là cấp phát.
* Xét về mặt xã hội:
- Tín dụng cho hộ nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới, làm
thay đổi cuộc sống ở nông thôn, an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
tốt, hạn chế được những mặt tiêu cực. Tạo ra bộ mặt mới trong đời sống
kinh tế xã hội ở nông thôn.
- Tăng cường sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đoàn thể
của mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm
quản lý kinh tế gia đình... Nêu cao tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn
nhau, tăng cường tình làng nghĩa xóm, tạo niềm tin của người dân đối với
Đảng và Nhà nước.
- Góp phần trực tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn thông
qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới
trong nông nghiệp đã góp phần thực hiện phân công lại lao động trong nông
nghiệp và lao động xã hội.
* Xét về an ninh quốc phòng:
Giúp nhân dân yên tâm làm ăn, không còn có ý định du canh du cư,
buôn lậu, vượt biên trái phép, phá rừng làm nương, theo đạo, tệ nạn xã hội.
1.8. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.8.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận của phép biện chứng duy vật và lịch sử được sử
dụng xuyên suốt trong cả quá trình nguyên cứu, điều tra, xem xét các vấn đề
đặt ra, đảm bảo tính khách quan và khoa học của vấn đề nghiên cứu trong
những điều kiện cụ thể.
1.8.2. Phương pháp tiếp cận, điều tra, tổng hợp số liệu
Có sự tham gia của người dân và các đối tác có liên quan trong quá trình
thu thập thông tin, phân tích đánh giá hiện trạng, phát hiện các tiềm năng, cơ hội
cũng như khó khăn, thách thức và đề xuất giải pháp xoá đói giảm nghèo.
Sử dụng hệ thống các phương pháp thống kê kinh tế để tiến hành các
hoạt động điều tra thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích số liệu có trình tự
đảm bảo tính khoa học để nhận biết, nắm bắt tình hình, đánh giá phân tích các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
mỗi quan hệ tương quan, rút ra các kết luận ban đầu giúp cho việc nghiên cứu
vấn đề được sâu sắc hơn.
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
Thu thập các thông tin về địa bàn: Các thông tin được thu thập từ các
nguồn tài liệu khác nhau: Văn phòng Huyện ủy, văn phòng HĐND-UBND,
Phòng Thống kê huyện, phòng Lao động thương binh và xã hội huyện, phòng
Tài chính - Kế hoạch huyện, Phòng NN&PTNT, NHCSXH huyện, các hội
đoàn thể, Website NHCSXH, Website Chính phủ …
Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin sơ cấp theo các phương pháp: Phỏng
vấn người dân theo bộ câu hỏi điều tra; quan sát thực tế; đánh giá nông thôn
có sự tham gia của người dân.
Để có được số liệu sơ cấp, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các
hộ được hưởng lợi tham gia vay tín dụng ưu đãi của NHCSXH và hộ được
hưởng lợi tín dụng ưu đãi từ các chương trình, dự án mang tính chất giảm
nghèo trên địa bàn Huyện Vị Xuyên. Các hộ được chọn điều tra là hộ thuộc
diện được vay tín dụng ưu đãi của NHCSXH và hộ diện được hưởng nguồn
tín dụng ưu đãi thông qua các dự án, để tìm hiểu về tình hình vay và sử dụng
tín dụng theo các nội dung tại các phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn. Có tổ
chức hội thảo, trao đổi giữa các hộ vay tín dụng, giữa các tổ chức, các chương
trình tín dụng về những vấn đề liên quan đến nội dung và mục đích nghiên
cứu, đi khảo sát thực tế và nắm bắt tình hình và kết quả sử dụng nguồn tín
dụng của các hộ vay vốn và hộ được hưởng tín dụng ưu đãi tại địa bàn 3 xã
Cao Bồ, xã Thượng Sơn và thị trấn Việt Lâm chúng tôi dự kiến điều tra phỏng
vấn 240 hộ được hưởng lợi tín dụng ưu đãi và thu thập đầy đủ các thông tin
liên quan phục vụ quá trình nghiên cứu.
Số liệu thứ cấp: khi nghiên cứu các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội, tình hình cho vay nói chung, chúng tôi dựa vào các số liệu đã được
công bố như: Niên giám thống kê của huyện Vị Xuyên, các tài liệu, báo cáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo xóa đói giảm nghèo và việc làm của
UBND huyện, báo cáo kết quả hoạt động của NHCSXH huyện 6 năm từ
2003-2008 và số liệu 3 xã điều tra từ năm 2003 - 2008, Ngoài ra các báo cáo
khoa học và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả công bố trên các sách báo,
iternet, tạp chí chuyên ngành NHCSXH được sử dụng làm tài liệu tham khảo.
Tổng hợp tài liệu: Tổng hợp tài liệu được tiến hành dựa trên phương
pháp thống kê các tiêu thức khác nhau như: phân loại hộ, vùng, dân tộc, trình
độ học văn hoá, trình độ học vấn… Số liệu được sử lý trên máy tính nhờ các
chương trình phần mềm thích hợp. Trong đó, việc xem xét đánh giá cho được
hoạt động của NHCSXH và ảnh hưởng của nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến
giảm tỷ lệ nghèo của các hộ được ưu tiên tổng hợp.
- Phương pháp phân tích số liệu
+ Phương pháp thống kê mô tả
Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu
hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế - xã hội. Mô tả quá trình cho vay
của hệ thống NHCSXH và quá trình giải ngân vốn ưu đãi thông qua các dự
án. Mô tả quá trình sử dụng vốn ưu đãi của các hộ nông dân.
+ Phương pháp so sánh.
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu.
Thông qua phương pháp này mà rút ra được các kết luận về ảnh hưởng của tín
dụng đối với giảm tỷ lệ nghèo trong từng giai đoạn; trước khi vay vốn và sau
khi sử dụng nguồn vốn cho vay, của các hộ vay vốn tín dụng ưu đãi NHCSX
và hộ được hưởng vốn ưu đãi thông qua các dự án.
+ Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
Được sử dụng nhằm thu thập số có chọn lọc ý kiến của các chuyên gia
kinh tế của những cán bộ nghiên cứu hoặc công tác trong lĩnh vực tài chính,
tín dụng nông thôn, XĐGN. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực
nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
1.8.3. Tổ chức thực hiện nghiên cứu
* Thu thập số liệu đã công bố
Bao gồm các thông tin về tình hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm
nghèo, các chính sách về vốn vay ưu đái đối với xóa đói giảm nghèo của TW,
của tỉnh, kết quả cho vay vốn đối với các hộ nghèo trên địa bàn của NHCSXH
huyện Vị Xuyên, kết quả giải ngân vốn ưu đãi các dự án.
Những số liệu này chủ yếu được thu thập ở phòng Thống kê, Phòng Tài
chính - Kế hoạch, phòng Lao động TB&XH, NHCSXH, UBND huyện Vị
Xuyên, Website NHCSXH, Website Chính phủ…
* Thu thập số liệu mới
a. Chọn mẫu điều tra
Huyện Vị Xuyên là một huyện miền núi của tỉnh Hà Giang, mang đầy
đủ những đặc trưng cơ bản cho các vùng của tỉnh, có những xã trên vùng núi
cao, có xã vùng núi trung bình, có xã vùng trung du.
Điều tra tại 3 xã có điều kiện địa lý và kinh tế đặc trưng cho toàn huyện
Vị Xuyên là xã Cao Bồ, Thượng Sơn, thị trấn Việt Lâm.
Xã Cao Bồ thuộc xã vùng cao đặc biệt khó khăn, địa hình rất phức tạp
đất đai chủ yếu trồng cây lâm nghiệp, thảo quả và chè san tuyết.
Xã Thượng Sơn thuộc vùng núi thấp trung bình chủ yếu trồng chè,
ngô, lúa.
Thị trấn Việt Lâm thuộc vùng trung du các hộ chủ yếu là làm lúa nước,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu: Tổng số hộ trong 3 xã điểm điều
tra là 5.264 hộ, trong đó hộ sản xuất nông nghiệp 4.215 hộ chiếm 80% như
vậy tính đồng nhất trong đối tượng điều tra là rất cao. Vì thế theo lý thuyết
chọn mẫu điều tra không thể coi 3 xã nghiên cứu là 3 tổng thể riêng rẽ mà
phải được coi là một tổng thể đại diện cho huyện, mẫu điều tra là tổng các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
mẫu chọn trong tổng thể mẫu ba xã đại diện đó. Số lượng mẫu điều tra để
đảm bảo độ tin cậy 95% với tổng thể 10.000 hộ sẽ là 199 hộ. Trên thực tế
chúng tôi đã chọn tổng số hộ điều tra là 240 hộ và bình quân mỗi xã nghiên
cứu là 80 hộ. Số lượng mẫu điều tra bằng nhau sẽ đảm bảo tính nguyên tắc so
sánh khi phân tích giữa các hộ vay vốn tín dụng ưu đãi NHCSXH với việc sử
dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác trong việc thoát nghèo từ đó đánh giá
được mức độ ảnh hưởng của nguồn tín dụng ưu đãi NHCSXH đến giảm tỷ lệ
nghèo tại huyện Vị Xuyên.
b. Phiếu điều tra
Phiếu được xây dựng cho các hộ điều tra, nội dung chủ yếu của phiếu bao
gồm các thông tin như: 1) Thông tin về chủ hộ điều tra, 2) trình độ, lao động, tài
sản, tình hình vay vốn và sử dụng dụng vốn của các hộ, kết quả sử dụng vốn,
những thông tin và nhận thức của hộ đối với nhu cầu về vốn ưu đãi…
c. Phương pháp điều tra
Điều tra bằng phương pháp trực tiếp phỏng vấn hộ dân bẳng phiếu điều
tra đã chuẩn bị sẵn.
1.9. Các chỉ tiêu đánh giá ảnh hƣởng tín dụng ƣu đãi
Chất lượng tín dụng và hiệu qủa tín dụng là hai chỉ tiêu quan trọng
trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Hai chỉ tiêu này có điểm giống nhau
đều là chỉ tiêu phản ánh lợi ích do vốn tín dụng mang lại cho khách hàng và
Ngân hàng về mặt kinh tế. Nhưng hiệu quả tín dụng mang tính cụ thể và tính
toán được giữa lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư tín
dụng thông qua các chỉ tiêu:
1. Luỹ kế số lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng NHCSXH và lượt hộ
được hưởng vốn ưu đãi các dự án: Chỉ tiêu này cho biết số hộ nghèo đã được
sử dụng vốn tín dụng ưu đãi trên tổng số hộ hộ nghèo của toàn huyện, đây là
chỉ tiêu đánh giá vế số lượng. Chỉ tiêu này được tính luỹ kế từ hộ vay đầu tiên
đến hết kỳ cần báo cáo kết quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Tổng số hộ
nghèo được vay
vốn, hỗ trợ vốn
=
Lũy kế số lượt hộ
được vay vốn, hỗ trợ
vốn đến cuối kỳ trước
+
Lũy kế số lượt hộ vay,
hộ được hưởng ưu đãi
trong kỳ báo cáo
2. Tỷ lệ hộ nghèo được vay, được hưởng tín dụng ưu đãi: Đây là chỉ
tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng; bằng tổng số hộ nghèo
được vay, được hưởng tín dụng ưu đãi trên tổng số hộ nghèo đói theo chuẩn
mực được công bố.
Tỷ lệ hộ nghèo
được vay vốn
=
Tổng số hộ nghèo được vay vốn
x 100
Tổng số hộ nghèo trong danh sách
3. Số vốn tín dụng ưu đãi bình quân 1 hộ: Chỉ tiêu này đánh giá mức
đầu tư cho một hộ ngày càng tăng lên hay giảm xuống, trước và sau khi vay
vốn, sử dụng vốn ưu đãi qua các dự án. Điều đó chứng tỏ việc cho vay có đáp
ứng được nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay không.
a, Vốn vay ưu đãi của NHCSXH bình quân/hộ
Số tiền cho vay
bình quân hộ
=
Dư nợ đến thời điểm báo cáo
Tổng số hộ còn dư nợ đến thời điểm báo cáo
b, Vốn được hưởng tín dụng ưu đãi thông qua các dự án bình quân/hộ
Số tiền ưu đãi
bình quân hộ
=
Tổng số vốn giải ngân đến thời điểm báo cáo
Tổng số hộ được hưởng đến thời điểm báo cáo
4. Tỷ lệ hộ dùng tín dụng ưu đãi vào các mục đích
Tỷ lệ hộ dùng tín
dụng ưu đãi vào
mục đích
=
Tổng số sử dụng vốn ưu đãi cho mục đích
* 100 Tổng số hộ đã được được vay vốn và hỗ trợ
tín dụng ưu đãi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
5. Số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói: Là chỉ tiêu quan trọng nhất
đánh giá hiệu quả của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi
ngưỡng nghèo đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cao
hơn chuẩn mực nghèo đói hiện hành, không còn nằm trong danh sách hộ
nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập với cộng đồng.
Σ số HN đã
thoát khỏi
ngưỡng
nghèo
=
Số HN trong
danh sách
đầu kỳ
-
Số HN trong
danh sách
cuối kỳ
-
Số HN trong
danh sách đầu
kỳ di cư đi nới
#
+
Số hộ nghèo
mới vào
trong kỳ báo
cáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ƢU ĐÃI VÀ ẢNH HƢỞNG
TÍN DỤNG ƢU ĐÃI CỦA NHCSXH ĐẾN GIẢM TỶ LỆ NGHÈO
TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG
2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Vị Xuyên
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí của huyện Vị Xuyên trong nền kinh tế quốc dân:
Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang có tiềm về năng
đất đai, tài nguyên phong phú, đa dạng có điều kiện phát triển kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần góp phần quan trọng vào việc phát triển nền kinh tế của
tỉnh và khu vực. Đây là địa bàn cư trú của 16 dân tộc anh em với nhiều truyền
thống văn hoá, tinh thần mang nét đặc trưng nếu được xác định đúng đắn
chiến lược đầu tư và giải phát phát triển thích hợp.
Vị Xuyên còn có vị trí quan trọng trong phòng thủ đất nước, trong giữ
vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, còn bao quanh hơn 3/4 thị xã Hà
Giang luôn luôn là những vấn đề cần quan tâm đúng mức.
Mặc dầu có nhiều tiềm năng thế mạnh, song nền kinh tế, xã hội của huyện
đang ở điểm xuất phát thấp, hàng năm thu chưa dủ chi, nhân dân vẫn còn thiếu
đói trình dộ dân trí thấp đang là trở ngại lớn đến bước đường phát triển.
- Vị trí địa lí: có toạ độ địa lí
+ Từ 22029’30’’- 2302’30’’ Vĩ độ Bắc
+ Từ 104023’30’’- 10509’30’’ Kinh độ Đông
Phía Bắc giáp: Nước Trung Quốc và huyện Quản Bạ
Phía Tây giáp: Huyện Hoàng Su Phì
Phía Nam giáp: Huyện Bắc Quang
Phía Đông giáp: Huyện Bắc Mê và Tỉnh Tuyên Quang
Trung tâm huyện lỵ cách thị xã Hà Giang 20km về phía Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
TỈNH HÀ GIANG
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
- Địa hình: Huyện Vị Xuyên nằm trong vùng núi thấp của tỉnh Hà
Giang, địa hình khá phức tạp chia cắt mạnh. Độ cao trung bình 200 - 500m so
với mực nước biển. Sông suối có độ dốc lớn… Tạo ra các tiểu vùng mang
những đặc điểm, điều kiện địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước tương đối đa
dạng, thích hợp phát triển nông lâm nghiệp, nhất là cây chè, cây ăn quả có
múi, lúa ruộng và phát triển nghề rừng (vùng nguyên liệu giấy) trong đó phát
triển hàng hoá tới thị trường. Lãnh thổ huyện có thể chia thành 3 vùng sinh
thái nông - lâm nghiệp sau đây:
+ Tiểu vùng I: Bao gồm các xã vùng cao (dọc theo dãy núi Tây Côn
Lĩnh) như: xã Quảng Ngần, Cao Bồ, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh
Thuỷ và các thôn vùng cao của xã Thượng Sơn, Phương Tiến. Hướng chủ yếu
là phát triển cây công nghiệp và đặc sản như: Chè San tuyết, quế, thảo quả,
trúc, song, mây, đậu tương, cây lương thực; trồng rừng, khoanh nuôi và bảo
vệ rừng; chăn nuôi đại gia súc; công nghiệp chế biến chè.
+ Tiểu vùng II: Bao gồm các xã vùng thấp như: Trung Thành, Bạch
Ngọc, Ngọc Minh, Ngọc Linh, Linh Hồ, Việt Lâm, Đạo Đức, Tùng Bá, Phú
Linh, Kim Thạch, Kim Linh, Thị trấn Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên. Hướng
chủ yếu là phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm cây ăn quả có múi, chè,
chăn nuôi đại gia súc, lợn, gia cầm, chế biến, dịch vụ.
+ Tiểu vùng III: Bao gồm các xã Phong Quang, Thuận Hoà và Minh
Tân. Hướng phát triển chủ yếu là lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm,
trồng cây dược liệu, bảo vệ rừng.
- Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ
gió mùa, nhưng do khu vực nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa
bão biến động trong mùa hè và của gió mùa đông bắc trong mùa đông kém
hơn các nơi khác thuộc khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
+ Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ: mùa hè trùng với gió mùa
Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nống ẩm mưa
nhiều. Mùa đông trùng với gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau, thời tiết lạnh, khô và ít mưa. Diễn biến thời tiết và khí hậu ở huyện
và khu vực với những đặc trưng chính sau đây:
+ Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình năm : 22,6 - 230C
Nhiệt độ cao trung bình năm : 27,2 - 27,50C
Nhiệt độ tối thấp trung bình : 19,60C
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối : 1,50C
+ Chế độ mưa:
Tổng số ngày mưa trung bình năm biến động từ 167 - 168 ngày, các
tháng 6, 7 và 8 có số ngày mưa từ 19 - 23 và cường độ lớn, tập trung làm xói
mòn rửa chôi đất, nhất là ở đất trống đồi núi trọc ít hoặc không có dộ che phủ
của thảm thực vật [32].
+ Các yếu tố khí hậu khác:
Độ ẩm không khí bình quân năm trên 80%
Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.440 - 1.500 giờ
Số ngày có sương mù trong năm từ 33 - 34 ngày
Số ngày có sương muối ít 1 ngày
Nhìn chung, các yếu tố này thấp hơn so với các vùng khác ở Đông Bắc,
Tây Bắc và đồng bằng Bắc bộ. Đây cũng là yếu tố góp phần hình thành các
tiểu vùng đất đai, khí hậu có liên quan đến việc lựa chọn tập đoàn cây trồng.
- Tài nguyên đất đai:
Trên địa bàn huyện Vị Xuyên có 13 loại đất, nằm trong 4 nhóm đất
chính là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn trên núi cao và
nhóm đất thung lũng dốc tụ. Độ dốc 0 - 150 chiếm 26%, độ dốc từ 15 - 250
chiếm 47,93%, còn lại độ dốc > 250.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Độ phì nhiêu khá, hàm lượng mùn trong đất từ khá đến giàu, đạm tổng
số từ trung bình đến khá, các chất dễ tiêu trung bình, phản ứng của đất từ chua
vừa đến ít chua [32].
- Tài nguyên nước: Địa bàn huyện Vị Xuyên có sông Lô chảy theo
hướng Bắc Nam, thuỷ chế rất phức tạp, có sự khác biệt giữa mùa mưa lũ
và mùa khô hạn, nên lưu lượng dòng chảy cũng chênh lệch nhau lớn giữa
hai mùa này. Ngoài ra còn có hệ thống suối thuộc lưu vực sông Lô phân
bố tương đối đều trong huyện. Nguồn nước mặt dồi dào đáp ứng nhu cầu
sản xuất lúa ruộng và sinh hoạt. Các sông, suối của Hà Giang nói chung
và địa bàn huyện Vị Xuyên nói riêng, có tiềm năng thuỷ điện, nhất là thuỷ
điện nhỏ phục vụ sinh hoạt và phát triển kinh tế. Tuy vậy, việc khai thác
nguồn nước sông Lô phục vụ sản xuất có nhiều hạn chế vì mặt nước sông
về mùa khô có dộ chênh lệch tương đối lớn so với vùng đất sản xuất nông
nghiệp [32].
- Tài nguyên rừng: Tập đoàn cây rừng hiện còn chủ yếu là tre, nứa, cây
gỗ tạp, dùng, kháo, dẻ, cây lùm bụi… Diện tích rừng còn so với diện tích đất
tự nhiên của toàn huyện khoảng 55 - 56%, trong đó rừng tự nhiên chiếm hơn
80%. Các loại gỗ quí hiếm và thú rừng đã trở nên cạn kiệt và vắng bóng, do tệ
nạn phá rừng và săn bắt [32].
- Tài nguyên khoáng sản: Chưa được thăm dò đầy đủ, song chữ lượng
khoáng sản không lớn, Vàng sa khoáng có ở xã Đạo Đức, Linh Hồ, Bạch
Ngọc, Chì, kém có ở các xã Tùng Bá, Thuận Hoà, Mangan có ở xã Ngọc
Linh, có mở nước khoáng ở xã Quảng Ngần và xã Thượng Sơn,…có thể khai
thác khai thác với qui mô vừa và nhỏ phục vụ tại địa bàn và cung ứng cho một
số nhà máy sơ chế tại địa bàn và xuất khẩu [32].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
2.1.2. Đặc điểm xã hội
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
a. Dân số: Theo số liệu thống kê đến 31/12/2008 toàn huyện 96.743
người tăng hơn 6 ngàn người so với năm 2003. Số nhân khẩu trong mỗi gia
đình cũng có sự khác nhau, bình quân 4,5 - 5 người/hộ, Đôi khi lên 6 - 8
người/hộ. Mật độ dân số trên toàn huyện thấp, bình quân 63người/1km2 và
phân bố không đều, nơi tập trung đông là thị trấn Vị Xuyên, thị trấn Việt
Lâm, các xã Linh Hồ, Tùng Bá. Trái lại ở các xã vùng cao, vùng sâu mật độ
dân số thấp hơn như: xã Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức dân số chưa tới 1
ngàn người…Tốc độ tăng dân số qua các năm giao động từ 1,2 đến 1,5%.[16].
Bảng 2.1. Tình hình dân số huyện Vị Xuyên
ĐVT: người
TT Tên đơn vị
Năm
2004 2006 2008
Tổng số 91.199 93.378 96.743
1 Xã Lao Chải 1.535 1.564 1.616
2 Xã Xín Chải 790 808 851
3 Xã Thanh Đức 594 610 646
4 Xã Thanh Thuỷ 1.586 1.620 1.698
5 Xã Phương Tiến 2.889 2.942 3.034
6 Xã Phú Linh 5.445 5.561 5.761
7 Xã Kim Linh 2.601 2.716 2.799
8 Xã Kim Thạch 2.429 2.526 2.601
9 Xã Cao Bồ 3.513 3.577 3.693
10 Xã Đạo Đức 5.412 5.520 5.702
11 Xã Minh Tân 4.721 4.820 4.982
12 Xã Thuận Hoà 4863 5.020 5.252
13 Xã Tùng Bá 6.358 6.484 6.682
14 Xã Phong Quang 1.668 1.786 1.869
15 Xã Ngọc Linh 4.218 4.290 4.448
16 Xã Linh Hồ 7.306 7.426 7.650
17 Xã Bạch Ngọc 4.036 4.126 4.318
18 Xã Ngọc Minh 3.472 3.549 3.669
19 Xã Trung Thành 5.670 5.779 5.954
20 Xã Việt Lâm 4.245 4.330 4.467
21 Xã Quảng Ngần 1.700 1.964 2.045
22 Xã Thượng Sơn 4.793 4.888 5.049
23 TT. Việt Lâm 4.459 4.525 4.691
24 TT. Vị Xuyên 6.926 7.047 7.266
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vị Xuyên năm 2008)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
b. Lao động: Số liệu thống kê năm 2008 lao động toàn huyện có 40.944
người (chiếm 42% tổng dân số), trong đó lao động nữ có 20.881 người (chiếm
50,9% tổng lao động).
Bảng 2.2. Tình hình lao động huyên Vị Xuyên
TT Tên đơn vị
Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008
Tổng số
lao động
(người)
Lao động
nữ
(người)
Tổng số
lao động
(người)
Lao động
nữ
(người)
Tổng số
lao động
(người)
Lao động
nữ
(người)
Tổng số 38.617 19.695 39.564 20.177 40.944 20.881
1 Xã Lao Chải 629 321 641 327 663 338
2 Xã Xín Chải 324 165 331 169 349 178
3 Xã Thanh Đức 244 124 250 128 265 135
4 Xã Thanh Thuỷ 666 340 680 347 713 364
5 Xã Phương Tiến 1.213 619 1.236 630 1.274 650
6 Xã Phú Linh 2.287 1.166 2.336 1.191 2.420 1234
7 Xã Kim Linh 1.092 557 1.141 582 1.176 600
8 Xã Kim Thạch 1.020 520 1.061 541 1.092 557
9 Xã Cao Bồ 1440 735 1467 748 1514 772
10 Xã Đạo Đức 2.327 1.187 2.374 1.211 2.452 1250
11 Xã Minh Tân 2.030 1.035 2.073 1.057 2.142 1093
12 Xã Thuận Hoà 2.091 1.066 2.159 1.101 2.258 1152
13 Xã Tùng Bá 2.734 1.394 2.788 1.422 2.873 1465
14 Xã Phong Quang 717 366 768 392 804 410
15 Xã Ngọc Linh 1.729 882 1.759 897 1.824 930
16 Xã Linh Hồ 3.142 1.602 3.193 1.629 3.290 1678
17 Xã Bạch Ngọc 1.655 844 1.692 863 1.770 903
18 Xã Ngọc Minh 1.424 726 1.455 742 1.504 767
19 Xã Trung Thành 2.438 1.243 2.485 1.267 2.560 1306
20 Xã Việt Lâm 1.825 931 1.862 950 1.921 980
21 Xã Quảng Ngần 680 347 786 401 818 417
22 Xã Thượng Sơn 2.013 1.027 2.053 1.047 2.121 1081
23 TT. Việt Lâm 1.917 978 1.946 992 2.017 1029
24 TT. Vị Xuyên 2.978 1.519 3.030 1.545 3.124 1593
(Nguồn: Phòng LĐTB và XH huyện Vị Xuyên năm 2008)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Về cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, thì lao động trong nông -
lâm nghiệp chiến trên 70%, lao động trong công nghiệp - xây dựng chiếm 7 -
9% so với tổng lao động xã hội. Do trình độ dân trí thấp, số lao động có kỹ
thuật cao còn quá ít, nhất là cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng càng thiếu và
yếu so với yêu cầu [10]… Do đó, chất lượng lao động còn thấp. Nguồn nhân
lực ở huyện Vị Xuyên tuy chưa cao xong không thiếu, nhưng thiếu và yếu
nhất là lao động kỹ thuật. Đây là vấn đề cần quan tâm trong đào tạo nguồn
nhân lực cho huyện trong những năm tới đây. Lao động giản đơn là chủ yếu,
sự phân công lao động xã hội chưa rõ nét và hầu như chưa có kế hoạch khai
thác, sử dụng hợp lý.
2.1.2.2. Giáo dục
Với đặc điểm vùng núi, kinh tế chậm phát triển, nên các mặt giáo dục,
y tế cũng chậm phát triển, trình độ dân trí thấp kém đòi hỏi phải có quyết sách
phù hợp và đầu tư thoả đáng của Trung ương và địa phương để đưa các huyện
miền núi nói chung và Vị Xuyên nói riêng sớm hoà nhập với các vùng khác
trong nước.
Mức độ phát triển giáo dục thể hiện qua trình độ dân trí, hệ thống giáo
dục và lực lượng giáo viên trong huyện.
Số lượng học sinh trong những năm gần đây có xung hướng tăng,
huyện đã được công nhận phổ cập trung học cơ sở.
Hệ thống giáo dục quốc dân được Nhà nước và địa phương đầu tư,
100% số xã có trường học trung tâm xây kiên cố, 60% số thôn bản có trường
xây cấp IV [14]. Huyện có trường phổ thông dân tộc nội trú, đây là thể hiện
những ưu điểm đối với miền núi, vì nó duy trì được sĩ số, nâng cao được hiệu
quả giáo dục, nhưng đòi hỏi tốt kém cần có sự đầu tư của Nhà nước.
Đội ngũ cán bộ ngành giáo dục - đào tạo trong những năm qua đã được
nâng lên và bổ xung đáp ứng nhu cầu giáo viên trên địa bàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Từ những vấn đề trên thực trạng ngành giáo dục - đào tạo của Vị Xuyên
có thể cho thấy: Mức độ phát triển giáo dục có sự chênh lệch giữa các xã
vùng cao với các xã vùng thấp, giữa thị trấn và vùng sâu, vùng xa. Dân cư
phân bố không đều, phân tán theo địa hình phức tạp vùng cao dân cư thưa trẻ
đi học quá xa; Mức sống của đồng bào gặp khó khăn, trẻ nhỏ đã phải tham gia
lao động nên ít hoặc không có điều kiện đi học. Khó khăn về ngôn ngữ do học
sinh người dân tộc ở các lớp cấp I còn nhỏ, chưa biết hoặc nói chưa thạo tiếng
phổ thông. Lớp học lại thường bao gồm con em nhiều dân tộc khác nhau nên
tình trạng bất đồng ngôn ngữ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh dân
tộc này với học sinh dân tộc khác là điều khó trách khỏi và ảnh hưởng đến kết
quả học tập. Nhận thực về công tác giáo dục - đào tạo của một bộ phận bà con
vùng cao, vùng sâu chưa sâu sắc [14].
2.1.2.3. Y tế
Toàn huyện có 250 cán bộ y tế, 24/24 xã có trạm xá 14/24 xã đạt chuẩn
quốc gia về y tế. Cơ sở y tế bệnh viên huyện có 20/24 xã có trạm y tế xây
dựng 2 tầng [12].
Nhìn chung, mạng lưới y tế đã phủ hết các xã, cơ sở vật chất đã được
đầu tư, chất lượng khám chữa đã được nâng lên tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn
chế: Do trình độ dân trí thấp, người dân không có kiến thức y học, ít có thời
gian vệ sinh phòng dịch, mức sống thấp, lao động cực nhọc, tình trạng thiếu
đói vẫn còn, trẻ em suy dinh dưỡng, người già suy nhược, ốm yếu…là những
nguyên nhân nảy sinh và gia tăng bệnh tật.
Vấn đề nổi lên trong công tác y tế ở huyện là làm sao xây dựng tốt,
đồng bộ hệ thống mạng lưới y tế (cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ thầy
thuốc có trình độ chuyên môn và tinh thần thái độ phục vụ người bệnh cao
nhất) từ huyện xuống xã đảm bảo khâu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân
dân và làm thế nào để thành tự khoa học, y học đến được với đồng bào dân
tộc vùng cao, vùng xa [12].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
2.1.2.4. Thông tin liên lạc
Toàn huyện đã có 16/24 trạm bưu điện văn hoá xã, 100% số xã có
điện thoại liên lạc, khoảng 70% địa bàn có trạm phát sóng điện thoại không
dây, dịch vụ thư báo đảm bảo thường xuyên phục vụ 24/24 xã thị trấn. Đến
thời điển 2008 trung bình 20 người có 1 máy điện thoại. Tuy nhiên vào mùa
mưa hệ thống thông tin nhiều khi bị gián đoạn gây khó khăn trong việc
chuyển tải thông tin, thư báo nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa [13].
2.1.2.5. Về đời sống nhân dân
Thống kê thực trạng đời sống vật chất của nhân dân năm 2008 cho
thấy: Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt hơn 6 triệu người trên
năm; Lương thực bình quân đầu người/năm đạt 410 kg, tăng 20% so với
năm 2003, Tổng số hộ nghèo đến 31/12/2008 là hộ chiếm 27,87%, số hộ
trung bình chiếm 43,23 %, hộ khá giàu 28,9%; Tỷ lệ nhà tạm còn chiếm
15% so với tổng số hộ trên toàn huyện; Tỷ lệ hộ có máy thu hình đạt 60%,
máy thu thanh 80%.Tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, truyền đạo trái
pháp luật, di cư tự do vẫn còn. Nhìn chung, mức sinh hoạt đời sống nhân dân
ngày càng được nâng cao, cải thiện rõ, nhất là ở vùng thấp. Tuy nhiên đến
nay toàn huyện vẫn còn 10/24 xã thị trấn nằm trong diện Chương trình 135
của Chính phủ [10].
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế
Tổng GDP năm 2003 đạt 291 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người
năm 2003 đạt 3,23 triệu đồng, năm 2008 đạt 6 triệu đồng người trên mức bình
quân của cả tỉnh [34].
Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt gần 5%. Thu ngân sách địa
phương đạt 10% so với tổng chi toàn huyện, giá trị xuất khẩu năm 2008 đạt 8
triệu USD. Như vậy điểm xuất phát so với bình quân cả tỉnh cao hơn 5%; so
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
với cả nước lại thấp trên cả 3 mặt chủ yếu: thu nhập bình quân đầu người, tỷ
lệ huy động ngân sách và chưa cân bằng được ngân sách; giá trị xuất khẩu
thấp, tuy kinh tế mấy năm qua có tăng trưởng.
Trong những năm 2003 - 2008 cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo
hướng Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Nông lâm nghiệp chuyển dịch
tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá. Đây là kết quả bước đầu đáng ghi
nhận. Tuy vậy, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.
Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng còn thấp so với cả nước, tỉnh và
huyện khác trong vùng Đông Bắc. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho thu
nhập bình quân đầu người thấp mặc dù nông nghiệp liên tục phát triển [16].
2.1.3.1. Sản xuất nông - lâm nghiệp
- Đất sản xuất nông nghiệp 17.932 ha: Đất cây hàng năm 13.145 ha,
đất trồng cây lâu năm + vườn tạp 4.179 ha, đất cỏ tự nhiên 300 ha, ao hồ
nuôi thả cá 308 ha, đất lâm nghiệp: 85.014 ha, rừng tự nhiên 75.540 ha, rừng
trồng 9.470 ha, đất chuyên dùng 4.210 ha, đất có khả năng nông - lâm
nghiệp 39.505 ha, đất khác 3.285 ha.
* Sản xuất nông nghiệp mấy năm gần đây liên tục phát triển theo
hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ sản xuất, áp dụng
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chỉ đạo thâm canh; nhân rộng mô hình, tạo
ra sự chuyển biến trong sản xuất. Sản xuất lương thực ở một vùng đã cơ bản
đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ của nhân dân. Phát triển cây ăn quả, cây
công nghiệp lâu năm bước đầu theo hướng sản xuất hàng hoá.
Diện tích đất cây hàng năm là hơn 13 ngàn ha chiếm 73% so với đất trồng
trọt, trong đó diện tích ruộng có 6.437 ha, chiếm 27% đất cây hàng năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Bảng 2.3. Kết quả sản xuất một số cây trồng chính
TT Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2003 2004 2005 2006 2007 2008
1 Lúa ha 5841,5 5920 6311 6394 6431 6437
Năng suất tạ/ha 43,73 43,95 45,31 45,05 45,89 45,33
Sản lượng tấn 25.546 26.017 28595 28805 29569 29316
2 Ngô ha 3674 2640 3861,9 3808,6 3501 3862,8
Năng suất tạ/ha 25,83 26,54 26,8 25,46 26 28,3
Sản lượng tấn 9489,5 7006,4 10348 9696 9102 10938
3 Lạc ha 449,7 586 760,4 1163,8 1328 1139
Năng suất tạ/ha 11,84 12,13 12,53 16,39 17 14,7
Sản lượng tấn 532,47 710,65 952,7 1907,29 2272 1677
4 Đậu tương ha 488 531 580 279,6 261 319,1
Năng suất tạ/ha 7,01 7,13 7,92 6,89 7,2 7,6
Sản lượng tấn 342,09 378,39 459,38 192,78 187,9 242,9
5 Rau các loại ha 492 506 535,8 535,8 581 615,9
Năng suất tạ/ha 80,95 80,45 85,11 85,5 86 71
Sản lượng tấn 3982,5 4070,8 4560 4581 4996,6 4398
6 Đậu các loại ha 328 328,5 327 351 369 384,6
Năng suất tạ/ha 6,28 6,08 6,24 6,44 6,5 5,2
Sản lượng tấn 206,04 199,82 203,9 226,03 239,8 200,3
7 Chè ha 2413 2450 2412,4 2860 2957 3015
Năng suất tạ/ha 30.71 29 29,3 30 33 33
Sản lượng tấn 7410,3 7105 7069,8 8580 9758 9949,5
8 Cây ăn quả ha 92,5 95 96.8 151 162 175
Năng suất tạ/ha 70,4 64,7 63,4 66,6 68 68,5
Sản lượng tấn 651,2 614,7 613,7 1005,7 1101,6 1198,7
(Nguồn: Phòng NN&PTNT Vị Xuyên năm 2008)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Diện tích đất trồng cây lâu năm hơn 6 ngàn ha, chiếm 23% đất trồng trọt
hiện nay, trong đó diện tích chè có 3.015 ha, chiếm 80% đất trồng cây lâu năm,
cây ăn quả có 550 ha (trong đó ha cam, quýt 175 ha), chiếm 18% đất trồng cây
lâu năm; cây lâu năm khác có 579 ha, chiếm 14% đất trồng cây lâu năm.
Qua số liệu trên cho thấy đất ruộng làm lúa bị hạn chế, đất nương rẫy
làm màu và trồng cây lâu năm, cây ăn quả có khả năng nhiều hơn.
Với đặc điểm là vùng núi, dốc, ít ruộng, nhiều đồi núi khả năng thuỷ lợi
khó khăn, dân cư rải rác, tập quán canh tác khác nhau nên việc mở rộng diện
tích đất ruộng lúa hạn chế, chải qua nhiều năm hình thành nên ruộng bậc
thang và sản xuất mới có hiệu quả.
* Về lâm nghiệp: Hiện nay, diện tích rừng là 85 ngàn ha, trong đó rừng
tự nhiên là 75 ngàn ha, rừng trồng 10 ngàn ha. Độ che phủ rừng đạt 56% so
với đất tự nhiên [30].
Hệ thực vật phong phú, bao gồm nhiều thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới,
có nhiều loài có giá trị kinh tế, song bị khai thác mạnh nên trữ lượng rừng còn
thấp, nhiều loại cây, con quí hiếm có nguy cơ bị diệt chủng.
Giá trị sản phẩm của kinh tế lâm nghiệp chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu
tổng sản phẩm xã hội.
Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng còn lớn ha. Đây là đối tượng cần
được phủ xanh trong thời gian tới theo hướng kết hợp kinh tế lâm nghiệp với xây
dựng cảnh quan. Thực hiện các chương trình dự án đầu tư như chương trình
trồng 5 triệu ha rừng, chương trình 135 của Chính phủ trong 5 năm qua đã tập
trung cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội; đó là điểm phổ cập lâm nghiệp.
Thực sự góp phần làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, tạo việc làm cho
người lao động, một bộ phận nhân dân đã có điều kiện nâng cao đời sống.
Nhưng nói chung, lâm nghiệp chuyển biến còn chậm, tình trạng đốt
nương làm rẫy, chặt phá rừng vẫn còn, cần phải được chấm dứt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
2.1.3.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất của ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã có bước
phát triển tập trung vào các lĩnh vực như: Sản xuất gạch, điện, khai thác sơ
chế quặng, lắp ráp ô tô, và đồ thủ công mỹ nghệ mây tre đan, chế biến nông
lâm sản.
Năm 2003 chiếm 21% tổng sản phẩm của huyện thì đến năm 2008 đã
chiếm 28% trong nền kinh tế và đây là điều đáng mừng vì nền công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp của huyện đã từng bước khởi sắc. Xong nhìn chung,
sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện qui mô còn nhỏ, giá trị
sản lượng thấp so với tiềm năng. Chưa hình thành sản phẩm chủ lực theo
tài nguyên và lợi thế của địa phương, do thiếu quy hoạch, đầu tư mở rộng
và đổi mới thiết bị công nghệ [9].
Bảng 2.4. Một số sản phẩm công nghiệp chính
TT Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2003 2004 2005 2006 2007 2008
1 Chè tấn 1340 1416 1470 2025 1860 2100
2 Gạch triệu viên 42 44 42 38 38 42
3 Quặng 1000tấn 1 8 50 120 170 200
4 Điện triệu kW 5,35 6,2 8,39 12,4 49,28 58
5 Lắp giáp ôtô chiếc 300 500 300 500 500 1000
6
Chế biến nông lâm sản,
mây tre đan, đồ gỗ
triệu đồng 15000 22500 33100 37400 41890 46650
(Nguồn: Phòng Công thương Vị Xuyên năm 2008)
2.1.3.3. Thương mại - dịch vụ
Trên địa bàn huyện có mạng lưới các chợ, tập trung và chợ phiên đến
thời điểm có 18/24 xã có chợ, các xã ít dân không có chợ huyện bố trí mặt
bằng để làm nơi trao đổi. Huyện Vị Xuyên là cửa ngõ của tỉnh nên việc giao
thương hàng hoá khá thuận tiện. Đặc biệt huyện còn có cửa khẩu Quốc gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Thanh Thuỷ và một số cửa khẩu tiểu ngạch hàng năm lượng hàng hoá xuất
nhập khẩu qua các cửa khẩu khá lớn tạo ra được nhiều việc làm và là nguồn
thu ngân sách đáng kể của địa phương [9].
2.1.3.4. Thực trạng về kết cấu hạ tầng cơ sở
a. Giao thông
Mạng lưới giao thông trong phạm vi huyện Vị Xuyên bao gồm đường
bộ, đường sông, nhưng đường bộ là chủ yếu.
Trục giao thông chính chạy suốt theo chiều dài của huyện từ Bắc xuống
Nam có Quốc lộ 2 với quãng đường dài 57 km do Bộ giao thông quản lý. Là
tuyến chạy dọc theo trung tâm huyện, nối từ cửa khẩu Quốc gia Thanh Thuỷ về
Hà Nội. Đây là lợi thế trong lưu thông hàng hoá và quan hệ với các tỉnh phía Bắc.
Đường liên xã có 16 tuyến tổng chiều dài 345,6 km, trong đó tuyến dài
nhất là Vị Xuyên đi xã Lao Chải 63 km, Vị Xuyên đi xã Ngọc Minh là 25km.
Đến nay 24/24 xã thị trấn trong huyện có đường ô tô đi thông suốt 60% mặt
đường được rải nhựa, đường giao thông nông thôn 626 km đạt 97%. Tuy
nhiên một số tuyến đường liên xã hiện nay rất xấu, đi lại khó khăn vào mùa
mưa các tuyến từ xã Thanh Thuỷ đi các xã Thanh Đức - Xín Chải - Lao Chải,
tuyến Ngọc Linh - Bạch Ngọc - Ngọc Minh khả năng mở rộng và nâng cấp
các tuyến đường này đì hỏi nguồn vốn lớn do vậy đây là một trở ngại lớn, ảnh
hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện [29].
b. Thuỷ lợi
Có 265 đập chính và thuỷ lợi, đập xây 185 cái, đập rọ thép 20 cái, đập
đấp 60 cái, có 171,403 km kênh mương các loại trong đó kênh xây 110,94 km
còn lại là kênh đất. Các công trình thuỷ lợi xây dựng được đầu tư bằng nguồn
vốn: Xây dựng cơ bản tập trung, vốn chương trình 134, chương trình 135, vốn
quốc phòng…và nhân dân tự xây dựng. Tưới tiêu cho 80% diện tích lúa và
hoa màu. Nhìn chung, công trình đập dâng là chủ yếu, phần lớn còn dạng tạm
thời, diện tích tưới còn thấp so với thiết kế và nhu cầu nhiều công trình chỉ
phục vụ được 1 vụ [31].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
c. Điện
Nguồn điện trên địa bàn huyện hiện vẫn phụ thuộc vào điện lưới Quốc
gia. Nguồn điện quốc gia có đường dây 35kv từ Hà Giang đi Vị Xuyên.
Nguồn thuỷ điện: Hiện còn sử dụng thuỷ điện xã Việt Lâm, Thuỷ điện
xã Cao Bồ, thuỷ điện xã Phương Tiến nhưng hiệu quả không cao, do thiết bị
vận hành lâu không được đầu tư sửa chữa nâng cấp, rừng đầu nguồn bị tàn phá
nên thiếu nước. Hiện nay trên địa bàn đang khởi công nhiều dự án thủy điện
như: thủy điện Nậm Ngần, Thái An, Phương Tiến… công suất trên 20 MW sau
khi được hoàn thành cơ bản đáp ứng đủ nguồn điện cho địa bàn huyện.
Số hộ dùng điện ngày càng lớn chiếm 80% số hộ toàn huyện. Lượng
điện năm 2003 toàn huyện sử dụng khoảng 25 triệu kw/h, đến năm 2008 là
gần 40 triệu Kw/h [29].
Tồn tại và khó khăn phát triển nguồn điện là vốn đầu tư. Suất đầu tư
xây dựng các nguồn điện rất lớn, song hiệu quả kinh tế chưa phát huy được
trong lĩnh vực kinh doanh bán điện; chưa phát triển sản xuất công - nông
nghiệp. Các trạm thuỷ điện còn cũ không đồng bộ, chắp vá, không có hồ điều
tiết, hiệu suất thấp. Các hộ tiêu thụ điện - phụ tải - phát triển còn ít chưa tương
ứng với phát triển nguồn, đặc biệt phát triển lưới điện nông thôn [29].
2.1.4. Tình hình an ninh quốc phòng
Tình hình an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội trên địa bàn huyện
những năm qua được giữ vững và ổn định. Công tác an ninh được phối hợp chặt
chẽ, làm tốt công tác xây dựng cơ sở chính trị ở các xã, phối hợp với dân phòng
tự vệ địa phương chủ động làm tốt công tác an ninh biên giới đến các xã nội địa.
Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh đã thu hút nhiều người tham gia có hiệu
quả. Mấy năm gần đây nổi lên vấn đề đáng quan tâm trong một số vùng đồng
bào dân tộc ít người, vùng khó khăn bọn phản động lợi dụng trình độ dân trí
thấp, hộ nghèo để thực hiện các âm mưu như: truyền đạo trái pháp luật, kích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
động dân di cư tư do, chặt phá rừng, buôn lậu… đã ảnh hưởng xấu đến trật tự an
ninh, sản xuất và đời sống của nhân dân. Đảng bộ đã kịp thời nắm bắt tình hình,
có nhiều chủ trương và biện pháp tích cực, tập trung xây dựng “điểm sáng”, xoá
các “điểm nóng” đã dần từng bước khắc phục và ổn định tình hình.
2.1.5. Thực trạng nghèo đói ở địa phương
Tình hình nghèo đói của huyện các năm đã giảm một cách tích cực, số
hộ khá, giàu tăng nhanh nhờ có nhiều chủ trương chính sách của các cấp, các
ngành từ TW đến địa phương.
Bảng 2.5: Biểu tổng hợp tình hình nghèo huyện Vị Xuyên
TT Tên đơn vị
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Hộ %
1 Xã Lao Chải 18 8,1 12 5,4 169 74,8 158 69,9 144 53,7 132 19,25
2 Xã Xín Chải 12 8,5 12 8,5 111 78,2 93 65,5 66 46,5 44 30,99
3 Xã Thanh Đức 10 8,8 8 7 88 75,9 69 67,5 59 50 51 43,22
4 Xã Thanh Thuỷ 14 4,6 27 7,8 228 67,9 204 54,5 166 42,3 127 32,4
5 Xã Phương Tiến 37 7,1 32 6 267 49,5 153 27,8 135 24,5 117 20,93
6 Xã Phú Linh 97 12,3 61 9,4 239 23,4 231 22,6 144 13,8 54 5,16
7 Xã Kim Linh 48 12,1 37 9,8 217 47,5 210 46 118 25,5 30 6,48
8 Xã Kim Thạch 55 13,5 45 10,1 180 39 173 37,5 121 25,2 72 14,97
9 Xã Cao Bồ 28 4,7 45 7,3 334 52,4 319 49,5 265 41,1 215 33,33
10 Xã Đạo Đức 47 4,8 38 3,7 352 33,3 322 30,2 291 27,1 261 24,35
11 Xã Minh Tân 60 7,2 94 10,2 634 68,4 655 66,2 636 64,6 618 62,74
12 Xã Thuận Hoà 156 16,8 143 14,6 764 78,7 720 69,5 621 58,3 524 49,16
13 Xã Tùng Bá 50 4,5 44 3,8 507 44,2 474 41,3 396 31,4 317 25,16
14 Xã Phong Quang 58 16,2 56 15,2 262 67,4 224 50,8 192 43 160 35,79
15 Xã Ngọc Linh 103 13,7 103 13,4 548 69,9 517 65,9 455 52,8 392 45,48
16 Xã Linh Hồ 57 4,4 61 4,6 630 46,9 598 41,3 533 36,6 467 32,07
17 Xã Bạch Ngọc 81 12,6 89 13,4 435 66,3 351 55,5 277 37,6 206 30,43
18 Xã Ngọc Minh 65 10,9 61 10,2 501 78,6 494 77, 4 455 65,4 415 59,63
19 Xã Trung Thành 33 3 61 5,5 414 37,6 400 35,1 299 25,9 197
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11LV_09_KTampQTKD_KTNN_NGUYEN VAN CHAU.pdf