Tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ THÁI
ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG ĐÔ THỊ HÓA ĐỐI VỚI KINH TẾ
HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ THÁI
ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG ĐÔ THỊ HÓA ĐỐI VỚI KINH TẾ
HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học : TS. Đỗ Anh Tài
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Ảnh hƣởng của xu hƣớng đô thị hoá đối với kinh tế hộ
nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” được thực hiện từ tháng
10/2007 đến tháng 5/2008. Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau . Các thông tin này đã...
128 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ THÁI
ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG ĐÔ THỊ HÓA ĐỐI VỚI KINH TẾ
HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ THÁI
ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG ĐÔ THỊ HÓA ĐỐI VỚI KINH TẾ
HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học : TS. Đỗ Anh Tài
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Ảnh hƣởng của xu hƣớng đô thị hoá đối với kinh tế hộ
nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” được thực hiện từ tháng
10/2007 đến tháng 5/2008. Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau . Các thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc , có một số thông tin
thu thập từ điều tra thực tế ở địa phương, số liệu đã được tổng hợp và xử lý.
Tôi xin cam đoan rằng , số liệu và kết quả nghiên cứu trong lu ận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và mọi thông tin trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2008
Học viên
Hà Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời thực hiện luận văn , em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết , em xin chân thà nh cảm ơn Ban Giám hiệu , Ban Chủ nhiệm
khoa Sau đại học cùng các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị
kinh doanh đã tận tình giảng dạy và giúp đ ỡ em trong suốt quá trình học tập
tại trường.
Em xin bày tỏ lòng b iết ơn sâu sắc đến TS . Đỗ Anh Tài - Giảng viên
trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh , người đã tận tình chỉ bảo ,
giúp đỡ em trong thời gian thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn UBND thành phố Thái Nguyên , Phòng Kế
hoạch và Đầu tư TP Thái Nguyên , Phòng Thống kê TP Thái Nguyên và các
hộ nông dân đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu
thập thông tin để thực hiện Luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2008
Học viên
Hà Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ....................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................... ii
Mục lục ................................................................................................................ iii
Danh mục ký tự viết tắt ....................................................................................... vii
Danh mục bảng biểu, sơ đồ ................................................................................. viiii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ....................................................................... 3
5. Bố cục của luận văn: ....................................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị hóa, kinh tế hộ nông dân và ảnh
hƣởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân .............................................. 5
1.1.1. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân ...................................................... 5
1.1.1.1. Hộ nông dân ........................................................................................... 5
1.1.1.2. Động thái kinh tế hộ nông dân ............................................................... 7
1.1.2. Khái niệm, phân loại và chức năng của đô thị ....................................... 9
1.1.2.1. Khái niệm về đô thị ................................................................................ 9
1.1.2.2. Phân loại đô thị ...................................................................................... 10
1.1.2.3. Chức năng của đô thị ............................................................................. 11
1.1.2.4 Chức năng vùng ngoại thành, ngoại thị .................................................. 12
1.1.2.5. Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ................ 12
1.1.3. Lý luận về đô thị hoá ................................................................................ 13
1.1.3.1. Khái niệm đô thị hoá .............................................................................. 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
1.1.3.2. Tính tất yếu của đô thị hoá ..................................................................... 14
1.1.3.3. Quan điểm của đô thị hoá ...................................................................... 15
1.1.3.4. Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và quá trình công nghiệp hoá .. 16
1.1.3.5 Tác động của đô thị hoá .......................................................................... 17
1.2. Thực tiễn quá trình đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam .................. 20
1.2.1. Tình hình đô thị hoá trên thế giới ........................................................... 21
1.2.2. Kinh nghiệm đô thị hoá ở một số nước trên thế giới.............................. 22
1.2.2.1. Hà Lan .................................................................................................... 22
1.2.2.2. Trung Quốc ............................................................................................ 23
1.2.3. Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam ............................................................ 25
1.2.4. Các công trình nghiên cứu về đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam ..... 28
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 30
1.3.1. Các câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 30
1.3.2. Cơ sở phương pháp luận ......................................................................... 30
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 30
1.3.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 30
1.3.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu thông tin ................................................. 31
1.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 33
1.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................. 35
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA TỚI ĐỜI
SỐNG KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ THÁI
NGUYÊN
2.1. Đặc điểm của thành phố Thái Nguyên ..................................................... 37
2.1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị ...................................................................... 37
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 42
2.2. Thực trạng của quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên ................................................................................................................ 43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
2.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển đô thị hoá ........................................... 43
2.2.2. Sự biến động về đất đai trong quá trình đô thị hóa của thành phố Thái
nguyên ................................................................................................................. 45
2.3. Ảnh hƣởng của đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân đƣợc điều tra . 48
2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ........................................................ 48
2.3.2. Tình hình biến động đất đai của các hộ điều tra ....................................... 50
2.3.3. Tình hình chung và nghề nghiệp của hộ ................................................... 52
2.3.4. Nguồn lực của hộ ...................................................................................... 54
2.3.5. Thu nhập của hộ ........................................................................................ 56
2.3.6. Tình hình sử dụng tiền đền bù đất của các hộ điều tra ............................. 60
2.4. Tác động của đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp ................................ 62
2.5. Tác động của đô thị hoá đến sản xuất phi nông nghiệp ......................... 66
2.6. Ảnh hƣởng của các nhân tố đến thu nhập của các hộ nông dân ........... 68
2.7. Đánh giá sự ảnh hƣởng của đô thị hoá tới kinh tế hộ thông qua các
câu hỏi định tính ................................................................................................ 75
2.7.1. Mức độ ảnh hưởng đến thu nhập do tác động của đô thị hóa ................... 75
2.7.2. Mức độ tác động của đô thị hoá ................................................................ 77
2.7.3. Kế hoạch của hộ nông dân thành phố Thái nguyên trong trong thời gian
tới ......................................................................................................................... 80
2.8. Đánh giá chung tác động của đô thị hóa tới sản xuất nông nghiệp
trên đại bàn thành phố Thái Nguyên .............................................................. 81
2.8.1. Tác động tích cực ...................................................................................... 81
2.8.2. Tác động tiêu cực ...................................................................................... 83
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỜI SỐNG KINH TẾ HỘ
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI THÀNH PHỐ THÁI
NGUYÊN
3.1. Định hƣớng phát triển đô thị hoá thành phố Thái Nguyên tới năm 2020 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
3.1.1. Định hướng phát triển không gian đô thị ............................................... 86
3.1.2 Phân khu chức năng ................................................................................ 87
3.1.3. Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị ................................ 90
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đời sống đời sống kinh tế
hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp trong khu vực đô thị hóa ................... 90
3.2.1. Giải pháp từ phía các hộ nông dân ......................................................... 91
3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan tới chính quyền Thành phố ......................... 92
3.2.2.1. Quy hoạch tổng thể ................................................................................ 92
3.2.2.2. Giải pháp về lao động - việc làm ........................................................... 93
3.2.2.3. Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường ................................................... 94
3.2.3. Các giải pháp từ phía nhà nước .............................................................. 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ........................................................................................................... 98
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT
CĐ : Cao đẳng
CM KHCN : Cách mạng khoa học công nghiệp
CNH : Công nghiệp hoá
ĐH : Đại học
ĐTH : Đô thị hoá
GPMB : Giải phóng mặt bằng
HĐH : Hiện đại hoá
KD-DV : Kinh doanh - dịch vụ
KH : Kế hoạch
KT - XH : Kinh tế - xã hội
NN : Nông nghiệp
SXKD : Sản xuất kinh doanh
SXNN : Sản xuất nông nghiệp
TDMNBB : Trung du miền núi Bắc bộ
THCS : Trung học cơ sở
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TP : Thành phố
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
UBND : Uỷ ban nhân dân
XDCB : Xây dựng cơ bản
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Phát triển bền vững ............................................................................. 15
Bảng 1.1 Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các giai đoạn ............ 21
Bảng 2.1 Tình hình biến động dân số của thành phố Thái nguyên
giai đoạn 2005-2007 ............................................................................................. 40
Bảng 2.2 Tình hình biến động đất đai của thành phố Thái Nguyên
từ năm 2005-2007 ............................................................................................... 46
Bảng 2.3 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra ................................................... 48
Bảng 2.4 Tình hình biến động đất đai của hộ trước và sau đô thị hoá ............... 51
Bảng 2.5 Tình hình chung của hộ trước và sau ĐTH ......................................... 52
Bảng 2.6 Nguồn lực của hộ ................................................................................. 55
Biểu đồ 2.1 Nguồn lực của hộ ............................................................................. 56
Bảng 2.7 Thu nhập của hộ ................................................................................... 59
Bảng 2.8 Tình hình sử dụng nguồn đền bù của hộ ............................................. 60
Biểu đồ 2.2 Tình hình sử dụng nguồn đền bù của hộ ......................................... 61
Bảng 2.9 Tác động của đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp ............................. 63
Biểu đồ 2.3 Tác động của đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp. ....................... 64
Bảng 2.10 Tác động của đô thị hoá đến sản xuất phi nông nghiệp .................... 67
Bảng 2.11 Ý kiến của các hộ điều tra về xu hướng thay đổi thu nhập do tác
động của ĐTH ..................................................................................................... 75
Bảng 2.12. Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của đô thị ............... 77
Bảng 2.13 Ý kiến của các hộ điều tra về kế hoạch trong thời gian tới ............... 81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy cho tới nay các nước có nền kinh tế
phát triển đều trải qua quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa đất nước. Về cơ
bản có thể xem công nghiệp hoá là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống
cơ sở vật chất của ngành công nghiệp, của các ngành sản xuất khác và các
ngành thương mại và dịch vụ, đồng thời đó cũng là quá trình xây dựng và
phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và phục
vụ yêu cầu nâng cao đời sống về mọi mặt của dân cư. Công nghiệp hoá dẫn
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, chuyển dịch cơ bản dân
số và lao động, và từ đó sẽ hình thành các khu đô thị mới.
Quá trình công nghiệp hoá ở mỗi quốc gia là sự hình thành hệ thống cơ
sở vật chất của các ngành kinh tế quốc dân mà trước hết là các ngành công
nghiệp. Kết quả chính của quá trình này còn bao gồm hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi cả nước đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.
Kết quả trên đây của quá trình công nghiệp hóa tất yếu gắn liền sự hình
thành các cơ sở, các khu công nghiệp các khu thương mại, dịch vụ và các khu
dân cư mới. Điều đó dẫn tới sự hình thành các khu đô thị mới hoặc sự mở
rộng quy mô của các khu đô thị đã có.
Như vậy sự hình thành các khu đô thị mới và mở rộng các đô thị đã có
bắt nguồn từ sự tác động của quá trình công nghiệp hoá và diễn ra song song
với quá trình công nghiệp hoá. Nói cách khác, quá trình đô thị hoá là một quá
trình bắt nguồn từ quá trình công nghiệp hoá và ngắn liền với quá trình công
nghiệp hoá. Do vậy, có thể khẳng định rằng đô thị hoá là một quá trình tất yếu
và phổ biến của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước theo đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta, sự hình
thành các đô thị mới và mở rộng các đô thị hiện có là một xu hướng tất yếu.
Sự hình thành các khu đô thị mới, các tuyến giao thông mới những năm
qua tại thành phố Thái Nguyên và sự hình thành các phường xã mới là xu thế
tất yếu để hoà nhập với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, đồng thời với
việc đô thị hoá vấn đề tạo lập khu tái định cư cho người dân thuộc diện quy
hoạch sẽ được tiến hành như thế nào? Cuộc sống của người dân sau khi cắt
phần đất nông nghiệp cho việc giải phóng mặt bằng như thế nào? Nhận thức
được tầm quan trọng về sự ảnh hưởng của đô thị hoá đối với cuộc sống của
người nông dân, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hƣởng của xu
hƣớng đô thị hoá đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên”
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung: Đề tài thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
hộ nông dân trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Thái Nguyên.
* Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về xu hướng đô thị hoá và
ảnh của nó tới kinh tế hộ nông dân.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình đô thị hóa trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên và sự ảnh hưởng của đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân.
- Tìm ra những giải pháp nhằm góp phần cải thiện đời sống kinh tế của
những hộ nông dân bị mất đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong
những năm tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào nghiên cứu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
- Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về đô thị, đô thị hoá và ảnh hưởng
của nó tới phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.
- Quá trình đô thị hoá tại thành phố Thái Nguyên.
- Những hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất và một số hộ dân không bị
thu hồi đất sản xuất.
* Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên -
Thái Nguyên.
+ Phạm vi thời gian:
• Thời gian nghiên cứu: Năm 2004 và tiến trình đô thị hoá tại thành phố
Thái Nguyên từ năm 2005 đến năm 2007
• Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2007 đến tháng 5/2008
+ Phạm vi nội dung: Nghiên cứu vấn đề về phát triển kinh tế hộ nông
dân thành phố Thái Nguyên dưới tác động của quá trình đô thị hoá.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết
thực, luận văn được nghiên cứu nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của xu hướng
đô thị hoá đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
đồng thời đưa ra một số giải pháp giúp cho hộ nông dân phát triển kinh tế, cải
thiện cuộc sống.
5. Bố cục của luận văn:
- Phần Mở đầu
+ Chương I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
+ Chương II: Thực trạng của quá trình đô thị hoá tại thành phố Thái
Nguyên
+ Chương III: Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ trong quá
trình đô thị hóa tại thành phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
- Phần Kết luận và kiến nghị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CƢ́U VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CƢ́U
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị hóa, kinh tế hộ nông dân và
ảnh hƣởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân
1.1.1. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
1.1.1.1. Hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp
và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông
nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông
dân.
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa
rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông
thôn. Trong các hoạt động phi nông nghiệp khó phân biệt các hoạt động có
liên quan với nông nghiệp và không có liên quan với nông nghiệp. Cho đến
gần đây có một khái niệm rộng hơn là hộ nông thôn, tuy vậy giới hạn giữa
nông thôn và thành thị cũng là một vấn đề còn tranh luận.
Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: "Nông dân là
các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu
lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế
rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong
thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao" (Ellis - 1988).
Hộ nông dân có những đặc điểm sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị sản xuất vừa
là một đơn vị tiêu dùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của
hộ tự cấp, tự túc. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị
trường.
Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt
động phi nông nghiệp với các mức độ rất khác nhau.
Lý thuyết về doanh nghiệp gia đình nông dân, coi hộ nông dân là một
doanh nghiệp không dùng lao động làm thuê, chỉ sử dụng lao động gia đình.
Do đó các khái niệm kinh tế thông thường không áp dụng được cho kiểu
doanh nghiệp này. Do không thuê lao động nên hộ nông dân không có khái
niệm tiền lương và tiếp theo là không thể tính được lợi nhuận, địa tô và lợi
tức. Hộ nông dân chỉ có thu nhập chung của tất cả hoạt động kinh tế của gia
đình là giá trị sản lượng hàng năm trừ đi chi phí. Mục tiêu của hộ nông dân là
có thu nhập cao không kể thu nhập ấy do nguồn gốc nào, trồng trọt, chăn
nuôi, ngành nghề, đó là kết quả chung của lao động gia đình.
Khái niệm gốc để phân tích kinh tế gia đình là sự cân bằng lao động -
tiêu dùng giữa sự thoả mãn các nhu cầu của gia đình và sự nặng nhọc của lao
dộng. Giá trị sản lượng chung của hộ gia đình trừ đi chi phí sẽ là giá trị sản
lượng thuần mà gia đình sử dụng cho tiêu dùng, đầu tư tái sản xuất và tích
luỹ. Người nông dần không tính giá trị tiền công lao động đã sử dụng, mà chỉ
lấy mục tiêu là có thu nhập thuần cao. Bởi vậy, muốn có thu nhập cao hơn thì
các hộ nông dân phải tăng thời gian lao động của gia đình. Số lượng lao động
bỏ ra gọi là trình độ tự bóc lột của lao dộng gia đình. Mỗi một hộ nông dân cố
gắng đạt được một thu nhập thoả mãn nhu cầu thiết yếu bằng cách tạo một sự
cân bằng giữa mức độ thoả mãn nhu cầu của gia đình với mức độ nặng nhọc
của lao động. Sự cân bằng này thay đổi theo thời gian, theo quy luật sinh học
do tỷ lệ giữa Người tiêu dùng và Người lao động quyết định. Một hộ nông
dân sau khi một cặp vợ chồng cưới nhau và ra ở riêng, đẻ con thì Người tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
dùng tăng lên, gia đình gặp khó khăn, nhưng dần dần con cái lớn lên số lao
động tăng thêm, gia đình trở nên khá hơn. Đến lúc con lớn lên thành lập hộ
mới thì chu kỳ bắt đầu lại từ đầu. Sự cân bằng này phụ thuộc rất nhiều yếu tố
tự nhiên và kinh tế - xã hội. Chính nhờ quy luật này mà các doanh nghiệp gia
đình có sức cạnh tranh mạnh hơn các nông trại tư bản chủ nghĩa vì trong điều
kiện mà nông trại lớn phá sản thì hộ nông dân làm việc nhiều giờ hơn, chịu
bán sản phẩm rẻ hơn, không tính đến lãi, hạn chế tiêu dùng để qua được các
thời kỳ khó khăn.
1.1.1.2. .Động thái kinh tế hộ nông dân
Nền kinh tế nông dân vẫn tồn tại như một hình thái sản xuất đặc thù nhờ
các đặc điểm:
Khả năng của nông dân thoả mãn nhu cầu của tái sản xuất đơn giản nhờ
sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất. Nhờ giá trị xã hội của nông
dân hướng vào quan hệ qua lại hơn là vào việc đạt lợi nhuận cao nhất.
Nhờ việc chuyển giao ruộng đất từ thế hệ này sang thế hệ khác chống
lại sự tập trung ruộng đất vào tay một số ít nông dân.
Khả năng của nông dân thắng được áp lực của thị trường bằng cách
tăng thời gian lao động vào sản xuất (khả năng tự bóc lột sức lao động).
Đặc trưng của nông nghiệp không thu hút việc đầu tư vốn do có tính rủi
ro cao và hiệu quả đầu tư thấp.
Khả năng của nông dân kết hợp được hoạt động nông nghiệp và phi
nông nghiệp để sử dụng hết lao động và tăng thu nhập. Tuy vậy, ở tất cả các
xã hội nền kinh tế nông dân phải tìm cách để tồn tại trong các điều kiện rất
khó khăn do áp lực của các chế độ hiện hành gây ra.
Việc huy động thặng dư của nông nghiệp để thực hiện các lợi ích của
toàn xã hội thông qua địa tô, thuế và sự lệch lạc về giá cả. Các tiến bộ kỹ
thuật làm giảm giá trị của lao động nông nghiệp thông qua việc làm giảm giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
thành và giá cả của sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, nông dân chỉ còn có khả
năng tái sản xuất đơn giản nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Mục tiêu sản xuất của hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh doanh,
quyết định mức độ đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, lao động và sản phẩm
của thị trường
Như vậy, sản xuất của hộ nông dân tiến hoá từ tình trạng tự cấp sang sản
xuất hàng hoá ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình tiến hoá ấy hộ nông
dân thay đổi mục tiêu và cách thức kinh doanh cũng như phản ứng với thị
trường.
Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp theo lý thuyết của Tchayanov có mục tiêu
tối đa hoá lợi ích. Lợi ích ở đây là sản phẩm cần để tiêu dùng trong gia đình.
Người nông dân phải lao động để sản xuất lượng sản phẩm cho đến lúc không
đủ sức để sản xuất nữa, do vậy nông nhàn (thời gian không lao động) cũng
được coi như một lợi ích. Nhân tố ảnh hưởng nhất đến nhu cầu và khả năng
lao động của hộ là cấu trúc dân số của gia đình (Tỷ lệ giữa tay làm và miệng
ăn).
Hộ nông dân tự cấp hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào các điều
kiện sau:
Khả năng mở rộng diện tích (có thể bằng tăng vụ) có hay không:
- Có thị trường lao động không, vì Người nông dân có thể bán sức lao
động để tăng thu nhập nếu có chi phí cơ hội của lao động cao.
- Có thị trường vật tư không vì có thể tăng thu nhập bằng cách đầu tư
thêm một ít vật tư (nếu có tiền để mua và có lãi).
- Có thị trường sản phẩm không vì Người nông dân phải bán đi một ít
sản phẩm để mua các vật tư cần thiết hay một số hàng tiêu dùng khác.
Trong các điều kiện này người nông dân có phản ứng một ít với thị
trường, nhất là thị trường lao động và thị trường vật tư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Tiến lên một bước nữa, hộ nông dân bắt đầu phản ứng với thị trường, tuy
vậy mục tiêu chủ yếu vẫn là tự cấp. Đây là kiểu hộ nông dân “nửa tự cấp” có
tiếp xúc với thị trường sản phẩm, thị trường lao động, thị trường vật tư. Hộ
nông dân thuộc kiểu này vẫn chưa phải một xí nghiệp kiểu tư bản chủ nghĩa
hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường. Các yếu tố tự cấp vẫn còn lại rất nhiều và
vẫn quyết định cách sản xuất của hộ. Vì vậy, trong điều kiện này nông dân có
phản ứng với giá cả, với thị trường chưa nhiều. Tuy vậy, thị trường ở nông
thôn là những thị trường chưa hoàn chỉnh, đó đây vẫn có những giới hạn nhất
định.
Cuối cùng đến kiểu hộ nông dân sản xuất hàng hoá là chủ yếu: Người
nông dân với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của
gia đình. Kiểu nông dân này phản ứng với thị trường vốn, thị trường ruộng
đất, thị trường vật tư, lao động và thị trường sản phẩm. Tuy vậy, giả thiết rằng
Người nông dân là người sản xuất có hiệu quả không được chứng minh trong
nhiều công trình nghiên cứu. Điều này, có thể giải thích do hộ nông dân thiếu
trình độ kỹ thuật và quản lý, do thiếu thông tin thị trường, do thị trường không
hoàn chỉnh. Đây là một vấn đề đang còn tranh luận. Vấn đề ở đây phụ thuộc
vào trình độ sản xuất hàng hoá, trình độ kinh doanh của nông dân.
1.1.2. Khái niệm, phân loại và chức năng của đô thị
1.1.2.1. Khái niệm về đô thị
Trong tiếng Việt, có nhiều từ chỉ khái niệm “đô thị”: đô thị, thành phố, thị
trấn, thị xã... Các từ đó đều có 2 thành tố: đô, thành, trấn, xã hàm nghĩa chức
năng hành chính; thị, phố có nghĩa là chợ, nơi buôn bán, biểu hiện của phạm
trù hoạt động kinh tế. Hai thành tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động
qua lại trong quá trình phát triển. Như vậy, một tụ điểm dân cư sống phi nông
nghiệp và làm chức năng, nhiệm vụ của một trung tâm hành chính - chính trị -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
kinh tế của một khu vực lớn nhỏ, là những tiêu chí cơ bản đầu tiên để định hình
đô thị [11, 549].
Ở Việt Nam, theo nghị định 72/2001/NĐ/CP ngày 5/10/2001 của Chính
phủ quyết định đô thị nước ta là các điểm dân cư có các tiêu chí, tiêu chuẩn
sau [7, 11].
Thứ nhất, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định.
Thứ hai, đặc điểm dân cư được coi là đô thị khi có dân số tối thiểu từ
4000 người trở lên.
Thứ ba, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của nội thành, nội thị từ 65% trở
lên trong tổng số lao động nội thành, nội thị và là nơi có sản xuất và dịch vụ
thương mại phát triển.
Thứ tư, có cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu
phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị.
Thứ năm, có mật độ dân số nội thành, nội thị phù hợp với quy mô, tính
chất và đặc điểm của từng đô thị, tối thiểu là 2000 người/ km2 trở lên.
1.1.2.2. Phân loại đô thị
Ngày 5/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ra
quyết định về phân cấp, phân loại đô thị. Đô thị nước ta chia làm 5 loại.
- Đô thị loại 1: là loại đô thị rất lớn, dân số từ 1 triệu người trở lên, mật
độ 15.000 người/km2.
- Đô thị loại 2: là loại đô thị lớn, dân số từ 35 vạn đến 1 triệu người, mật
độ 12.000 người/km2.
- Đô thị loại 3: là đô thị trung bình lớn, dân số từ 10 vạn đến 35 vạn
người, mật độ 10.000 người/km2.
- Đô thị loại 4: là đô thị trung bình nhỏ, dân số từ 3 vạn đến 10 vạn
người (vùng núi có thể thấp hơn), mật độ 8000 người/km2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
- Đô thị loại 5: là đô thị loại nhỏ, là trung tâm tổng hợp kinh tế - xã hội,
hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp ... có vai trò thúc
đẩy sự phát triển của một huyện. Dân số từ 4 nghìn đến 3 vạn (vùng núi có thể
thấp hơn).
1.1.2.3. Chức năng của đô thị
Tuỳ theo mỗi giai đoạn phát triển mà đô thị có thể có các chức năng
khác nhau, nhìn chung có mấy chức năng chủ yếu sau [8, 26].
* Chức năng kinh tế: đây là chức năng chủ yếu của đô thị. Sự phát triển
kinh tế thị trường đã đưa đến xu hướng tập trung sản xuất có lợi hơn là phân
tán. Chính yêu cầu kinh tế ấy đã tập trung các loại hình xí nghiệp thành khu
công nghiệp và cơ sở hạ tầng tương ứng, tạo ra thị trường ngày càng mở rộng
và đa dạng hoá. Tập trung sản xuất kéo theo tập trung dân cư, trước hết là thợ
thuyền và gia đình của họ tạo ra bộ phận chủ yếu của dân cư đô thị.
* Chức năng xã hội: chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng
với tăng quy mô dân cư đô thị. Những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại ... là
những vấn đề gắn liền với yêu cầu kinh tế, với cơ chế thị trường. Chức năng
xã hội ngày càng nặng nề không chỉ vì tăng dân số đô thị, mà còn vì chính
những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại ... thay đổi.
* Chức năng văn hoá: Ở tất cả các đô thị đều có nhu cầu giáo dục và giải
trí cao. Do đó ở đô thị cần có hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tàng, các
trung tâm nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò lớn hơn.
* Chức năng quản lý: tác động của quản lý nhẳm hướng nguồn lực vào
mục tiêu kinh tế, xã hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hoá dân
tộc, vừa nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến
những nhu cầu chính đáng của cá nhân. Do đó chính quyền địa phương phải
có pháp luật và quy chế quản lý về đô thị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
1.1.2.4. Chức năng vùng ngoại thành, ngoại thị
Ngoại thành ngoại thị là vành đai chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp của
nội thị và nằm trong giới hạn hành chính thành phố, thị xã. Theo nghị định
72/2001/NĐ - CP ngày 5/10/2001, vùng ngoại thành, ngoại thị là một phần
đất đai của đô thị nằm trong giới hạn hành chính của đô thị [7, 21].
Vùng ngoại thành ngoại có các chức năng sau:
Một là dự trữ đất đai để mở rộng, phát triển nội thành nội thị.
Hai là sản xuất một phần lương thực, thực phẩm, rau quả tươi sống ...
phục vụ cho nội thành, nội thị.
Ba là, bố trí công trình kỹ thuật đầu nối tập trung mà nội thị không bí trí được.
Bốn là, xây dựng mạng lưới cây xanh, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ, môi
sinh, môi trường.
1.1.2.5. Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Đô thị thường đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại,
văn hoá của xã hội; là sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ
sở vật chất kỹ thuật và văn hoá.
Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có vai trò đặc biệt quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế, là điều kiện cho giao thương và sản
xuất phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy CNH nhanh chóng. Đô thị tối ưu hoá
việc sử dụng năng lượng, con người và máy móc, cho phép vận chuyển nhanh
và rẻ, tạo ra thị trường linh hoạt, có năng suất lao động cao. Các đô thị tạo
điều kiện thuận lợi phân phối sản phẩm và phân bố nguồn nhân lực giữa các
không gian đô thị, ven đô, ngoại thành và nông thôn. Đô thị có vai trò to lớn
trong việc tạo ra thu nhập quốc dân của cả nước.
Đô thị luôn phải giữ vai trò đầu tàu cho sự phát triển, dẫn dắt các cộng
đồng nông thôn đi trên con đường tiến bộ và văn minh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
1.1.3. Đô thị hoá
1.1.3.1. Khái niệm đô thị hoá
Các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn đã nghiên cứu quá trình ĐTH và
đưa ra không ít định nghĩa cùng với những định giá về quy mô, tầm quan
trọng và dự báo tương lai của quá trình này.
“Đô thị hoá” được hiểu theo chiều rộng là sự phát triển của thành phố và
việc nâng cao vai trò của đô thị trong đời sống của mỗi quốc gia với những
dấu hiệu đặc trưng như: tổng số thành phố và tổng số cư dân đô thị [3, 28].
Theo khái niệm này thì quá trình ĐTH chính là sự di cư từ nông thôn vào
thành thị. Đó cũng là quá trình gia tăng tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân
của một quốc gia.
Tuy nhiên, nếu chỉ hạn chế trong cách tiếp cận nhân khẩu học như trên
thì sẽ không thể nào giải thích được toàn bộ tầm quan trọng và vai trò của
ĐTH cũng như ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của xã hội hiện đại. Các
nhà khoa học ngày càng ngả sang cách hiểu ĐTH như một phạm trù kinh tế -
xã hội, phản ánh quá trình chuyển hoá và chuyển dịch chủ yếu sang phương
thức sản xuất và tiêu dùng, lối sống và sinh hoạt mới - phương thức đô thị.
Đây là một quá trình song song với sự phát triển CNH và CM KHCN [11,
84].
Tóm lại, ĐTH là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất
trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức
và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo
chiều sâu trên cơ sở HĐH cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.
* Phân loại quá trình ĐTH:
Quá trình ĐTH diễn ra trên thế giới có thể phân chia thành 2 loại [15, 307]:
- Quá trình ĐTH ở các nước đã phát triển: đặc trưng cho sự phát triển
này là nhân tố chiều sâu và sự tận dụng tối đa những lợi ích, hạn chế những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
ảnh hưởng xấu của quá trình ĐTH. ĐTH diễn ra do nhu cầu công nghiệp phát
triển, mang tính tự nhiên.
- Quá trình ĐTH ở các nước đang phát triển: có đặc trưng là ĐTH không
đi đôi với CNH (trừ một số nước công nghiệp mới - NIC). Sự bùng nổ dân số
đô thị quá tải không mang tính tự nhiên mà do sức hấp dẫn từ sự cách biệt sâu
sắc về chất lượng cuộc sống giữa đô thị và nông thôn.
* Quá trình ĐTH diễn ra theo 2 xu hƣớng
- ĐTH tập trung (ĐTH “hướng tâm”): đó chính là sự tích tụ các nguồn
lực tư bản và chất xám hình thành nên các trung tâm đô thị công nghiệp tập
trung cao độ, những thành phố toàn cầu như Tokyo, Seoul,... Điều này sẽ dẫn
đến xu hướng “CNH co cụm”, khi đó, chỉ những khu vực đô thị trung tâm là
nơi thu hút vốn đầu tư, tập trung các hoạt động công nghiệp, trong khi các lĩnh
vực vẫn chỉ là nông thôn và sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo tạo ra
sự đối lập giữa đô thị và nông thôn, đồng thời gây ra mất cân bằng sinh thái.
- ĐTH phân tán (ĐTH “ly tâm”): là xu hướng dịch chuyển đầu tư và hoạt
động sản xuất công nghiệp từ các lĩnh vực trung tâm ra các vùng ngoại vi, tạo
nên hiệu ứng lan toả, thúc đẩy sự ra đời và hình thành các trung tâm vệ tinh
công nghiệp. Điều này dẫn đến tiến trình “CNH lan toả”, các hoạt động công
nghiệp ở đô thị trung tâm có xu hướng dịch chuyển ra ngoại vi để chuyển
sang các hoạt động công nghiệp mức cao hơn, hay chuyên môn hoá các lĩnh
vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Xu hướng này sẽ đảm bảo cân bằng
sinh thái, tạo điều kiện việc làm, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân đô thị và
nông thôn.
1.1.3.2. Tính tất yếu của đô thị hoá
Bất cứ một quốc gia nào, dù là phát triển hay đang phát triển, khi
chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp lên nền kinh tế công nghiệp bằng con
đường CNH thì đều gắn liền với ĐTH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Trong lịch sử cận đại, ĐTH trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trình
công nghiệp hoá TBCN và sau này là kết quả của quá trình cơ cấu lại các nền
kinh tế theo hướng hiện đại hoá: tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và
dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu và khối lượng GDP.
Nhìn chung, từ góc độ kinh tế, ĐTH là một xu hướng tất yếu của sự phát triển.
Như vậy, ĐTH là một quy luật khách quan, phù hợp với đặc điểm tình
hình chung của mỗi quốc gia và là một quá trình mang tính lịch sử, toàn cầu
và không thể đảo ngược của sự phát triển xã hội. ĐTH là hệ quả của sức mạnh
công nghiệp và trở thành mục tiêu của nền văn minh thế giới.
1.1.3.3. Quan điểm của đô thị hoá
Công nghiệp hoá và cùng với nó là ĐTH trở thành xu thế chung của mọi
quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp lên nền văn minh công
nghiệp. Vấn đề quan trọng đặt ra là làm gì và bằng cách nào để phát huy tối
đa mặt tích cực của đô thị hoá, đồng thời hạn chế và đi đến thủ tiêu mặt tiêu
cực của nó. Điều này cũng đồng nghiã với việc quá trình đô thị hoá phải gắn
liền với khái niệm “Phát triển bền vững”.
Theo Burger (1998) thì một xã hội phát triển bền vững phải thoả mãn
nhu cầu con người không chỉ trong giai đoạn hiện tại (kể cả trong quá khứ)
mà còn cho cả tương lai, ngoài ra xã hội đó còn đáp ứng đồng thời cả yêu cầu
phát triển kinh tế lẫn bảo vệ môi trường [4,65]. Khái niệm này có thể minh
hoạ qua sơ đồ sau:
Môi trƣờng
Tƣơng lai
Xã hội
Quá khứ
Kinh tế
Sơ đồ 1.1. Phát triển bền vững
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Như vậy, ĐTH phải vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa phải đảm bảo
môi trường tự nhiên, xã hội trong lành, sự công bằng và tiến bộ xã hội.
Tuy rằng tăng trưởng kinh tế là yếu tố cần thiết và quan trọng bậc nhất
của quá trình ĐTH song nó vẫn chỉ là một nhân tố, một phương tiện hơn là
một mục tiêu tối thượng. Mục tiêu của ĐTH là phải không ngừng nâng cao
chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của con người, tức là phát triển đô
thị lấy con người làm trọng tâm.
1.1.3.4. Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và quá trình công nghiệp
hoá
ĐTH là một quá trình song song với sự phát triển CNH và cách mạng
khoa học kỹ thuật. Quá trình ĐTH phản ánh tiến trình CNH, HĐH trong nền
kinh tế thị trường. Không ai phủ nhận rằng một quốc gia được coi là CNH
thành công lại không có tỷ lệ cư dân đô thị ngày càng chiếm vị trí áp đảo so
với cư dân nông thôn. Đó cũng là lý do mà kinh tế học phát triển đã coi sự gia
tăng tỷ lệ cư dân đô thị như một trong những chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình
trạng “có phát triển” của nền kinh tế chậm phát triển đang tiến hành CNH
hiện nay. ĐTH trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trình CNH và sau này là
hệ quả của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng HĐH: tăng tỷ trọng
của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp
trong cơ cấu và khối lượng GDP.
Đồng thời, trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, ĐTH giữ vai
trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá,
đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. ĐTH xúc tiến tối đa CNH
- HĐH đất nước. Sự nghiệp CNH - HĐH muốn thực hiện thành công cần phải
chuyển đổi căn bản cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công
nghiệp với kỹ thuật cao, thay đổi cơ cấu lao động. Trước hết có sự tập trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
cao các điểm dân cư, kết hợp với xây dựng đồng bộ và khoa học các cơ quan
và các xí nghiệp trung tâm... Quá trình này là bước chuẩn bị lực lượng ban
đầu cho CNH - HĐH đất nước. Khi đó máy móc hiện đại được đưa vào sản
xuất nhiều hơn kéo theo việc nâng cao trình độ tay nghề công nhân, đồng thời
nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý. ĐTH sẽ đánh dấu giai đoạn phát triển
mới của tiến trình CNH, trong đó, công nghiệp và dịch vụ trở thành lĩnh vực
chủ đạo của nền kinh tế, không chỉ xét về phương diện đóng góp tỷ trọng
trong GDP mà còn cả về phương diện phân bố nguồn lao động xã hội.
1.1.3.5 Tác động của đô thị hoá
ĐTH là một quá trình đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra một cách phổ biến
trên thế giới. ĐTH từng bước đưa con người tiếp cận cuộc sống văn minh,
đồng thời cũng đặt ra không ít vấn đề tiêu cực, khó khăn - những vấn đề ảnh
hưởng xấu đối với quá trình ĐTH một cách bền vững.
* Mặt tích cực:
Một là, ĐTH thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sản xuất hàng hóa và dịch vụ
thường đạt hiệu quả cao tại những đô thị lớn - nơi có quy mô mật độ dân số
tương đối lớn với nguồn lao động dồi dào, có quy mô hoạt động kinh tế đủ
lớn do các doanh nghiệp tập trung đông, có hệ thống phân phối rộng khắp trên
một không gian đô thị nhất định. Đồng thời khi kinh tế của các đô thị lớn đạt
tới độ tăng trưởng cao thì nó sẽ gây ra hiệu ứng lan toả kích thích mạnh tới
tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Hai là, ĐTH đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,
HĐH. Trong quá trình ĐTH, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo hướng giảm
tỷ trọng của khu vực nông nghiệp và gia tăng nhanh tỷ trọng của khu vực
công nghiệp và dịch vụ. Đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng, ĐTH góp
phần làm thay đổi về cơ cấu diện tích gieo trồng và cơ cấu giá trị sản xuất.
Các loại cây có giá trị kinh tế thấp, sử dụng nhiều lao động đang có xu hướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
giảm dần diện tích. Các loại cây cần ít lao động hơn và cho giá trị kinh tế cao
hơn đang được tăng dần diện tích canh tác. Trong tổng giá trị sản xuất của
ngành nông nghiệp thì xu hướng chung là giảm dần tỷ trọng của ngành trồng
trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
Ba là, cải tạo kết cấu hạ tầng. Xu hướng ĐTH tạo ra sự tập trung sản
xuất công nghiệp và thương mại, đòi hỏi phải tập trung dân cư, khoa học, văn
hóa và thông tin. Những điều kiện đáp ứng nhu cầu đó là sự phát triển kết cấu
hạ tầng, nhà ở, các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư. Do đó
mà hệ thống giao thông vận tải, năng lượng, bưu chính viễn thông và cấp
thoát nước cũng sẽ được cải tiến về quy mô và chất lượng.
Ở nông thôn, việc cải tạo kết cấu hạ tầng đang được thực hiện với chủ
trương “điện, đường, trường, trạm” tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp và nâng cao đời sống của người nông dân.
Bốn là, ĐTH nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Các đô
thị ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và kỹ năng quản lý tổ chức sản
xuất hiện đại, làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong sản xuất nông nghiệp, quá trình ĐTH cung cấp những cơ sở kỹ
thuật cần thiết cho người nông dân như thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới
hóa, sinh học hóa để làm tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hàng
hoá có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn lương thực, đáp ứng nhu cầu của công
nghiệp chế biến và thị trường trong ngoài nước.
Năm là, ĐTH góp phần cải thiện đời sống của dân cư đô thị và các vùng
lân cận. Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà các đô thị có thể
tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân, góp phần quan trọng trong
việc nâng cao thu nhập cho họ. Khi mức thu nhập bình quân người/ tháng
tăng lên thì nhu cầu chi tiêu đời sống của dân cư cũng tăng nhằm thỏa mãn tốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
hơn nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Điều đó cho thấy ĐTH làm mức sống của dân
cư được cải thiện đáng kể, góp phần vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Sáu là, ĐTH cũng đem lại một số tiến bộ về mặt xã hội đó là: nâng tuổi
thọ trung bình, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng,
tăng tỷ lệ dân cư dùng nước sạch, phát triển giáo dục, văn hóa,...
* Mặt tiêu cực:
Bên cạnh những mặt mạnh của ĐTH như trên thì ĐTH cũng kéo theo
hàng loạt vấn đề tiêu cực khác, đó là:
Thứ nhất, thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Quá trình ĐTH nhanh đã
làm cho nhu cầu về sử dụng đất chuyên dùng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng
và đất đô thị tăng lên rất nhanh. Điều này dẫn đến tình trạng nuốt chửng
những diện tích đất nông nghiệp vốn rất cần thiết cho một đô thị như: sản xuất
lương thực thực phẩm, tạo mảng không gian xanh có vai trò “giải độc” cho
môi trường sống, tạo khu nghỉ ngơi cho thị dân... Đồng thời sự suy giảm diện
tích đất nông nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc cải thiện mức sống của
nhiều người dân ở khu vực ngoại ô vì họ trở nên thiếu phương tiện lao động
và kế sinh nhai truyền thống.
Thứ hai, khoét sâu hố phân cách giàu nghèo. Quá trình ĐTH nhanh đã
làm cho hố phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong đô thị, giữa
nông thôn và thành thị trở nên trầm trọng hơn.
Thứ ba, gia tăng tình trạng di dân. Chính sự chênh lệch về mức sống,
điều kiện sống, khả năng tìm kiếm việc làm và cơ hội tăng thu nhập đã và
đang được coi là những nguyên nhân kinh tế quan trọng nhất thúc đẩy một bộ
phận lớn người dân rời khỏi khu vực nông thôn để di dân tới thành thị. Lực
lượng lao động ở nông thôn chỉ còn lại những người già yếu và trẻ nhỏ, không
đáp ứng được những công việc nhà nông vất vả. Cơ cấu lao động ở nông thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
hoàn toàn bị thay đổi theo hướng suy kiệt nguồn lực lao động. Đồng thời thị
trường lao động ở thành thị lại bị ứ đọng.
Thứ tư, môi trường bị ô nhiễm. Chất lượng môi trường đô thị bị suy
thoái khá nặng nề do mật độ dân số tập trung cao, sản xuất công nghiệp phát
triển mạnh làm phát sinh một lượng chất thải, trong đó chất thải gây hại ngày
càng gia tăng; bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường và tiếng
ồn.
Thứ năm, phát sinh các tệ nạn xã hội. Đây chính là mặt trái của đời sống
đô thị hay của cả quá trình ĐTH. Trong khi nhiều khía cạnh tốt đẹp của văn
hóa truyền thống bị mai một, thì lối sống lai căng, không lành mạnh lại đang
ngự trị trong lối sống đô thị hiện nay. Những tệ nạn xã hội phổ biến nhất hiện
nay đều được phát sinh và phát triển tại các trung tâm đô thị lớn.
Tóm lại, trong công cuộc CNH, HĐH đất nước thì quá trình ĐTH ngày
càng gia tăng... Vậy chúng ta phải làm thế nào để quá trình ĐTH phát triển
lành mạnh và bền vững. Tăng trưởng kinh tế do quá trình này đem lại phải
được chú trọng đồng thời việc phát triển văn hóa, lấy việc biến động nguồn
nhân lực con người làm trọng tâm.
1.2. Thực tiễn quá trình đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam
Tiến trình đô thị hoá gắn bó chặt chẽ với sự trường tồn phát triển của lịch
sử nhân loại. Quá trình này mới là sản phẩm của nền văn minh, vừa là động
lực của những bước tiến kỳ diệu mà nhân loại đã đạt được trong mấy thiên
nhiên kỷ qua.
Đối với Việt Nam, một nước nông nghiệp truyền thống với nền đô thị
hoá thấp và chậm trong lịch sử đang bước vào thời kỳ mới của nền kinh tế thị
trường, thời kì CNH - HĐH, việc nghiên cứu tìm hiểu diễn biến của quá trình
đô thị hoá thế giới càng có ý nghĩa to lớn cả về mặt nhận thức, lý luận cũng
như giá trị thực tiễn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
1.2.1. Tình hình đô thị hoá trên thế giới
Đô thị hoá là hiện tượng mang tính toàn cầu và diễn ra với tốc độ ngày
một tăng, đặc biệt là ở các quốc gia kém phát triển. Theo các chuyên gia
nghiên cứu về đô thị hoá thì trong tiến trình đô thị hoá nửa sau thế kỉ 20, các
quốc gia kém phát triển có chung một đặc điểm là: ở giai đoạn đầu, tỉ trọng
dân số đô thị trên tổng dân số thấp và tốc độ phát triển dân số đô thị nhanh,
nhanh hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển.
Bảng 1.1 Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các giai
đoạn
đvt: %
Năm
Khu vực
1950 1970 1990 2000
Thế giới 29,7 36,7 43,7 47,4
Khu vực phát triển 54,99 66,7 73,7 76,1
Khu vực kém phát triển 77,8 25,1 34,7 40,5
Khu vực kém phát triển nhất 7,1 12,7 20,1 25,4
Nguồn: World urbanization prospect: 1996, New York 1997
Trong cùng một khoảng thời gian 50 năm từ 1950 - 2000, tỉ lệ dân số đô
thị toàn thế giới là từ 29,7% lên đến 47,4%, khu vực kém phát triển từ 17.8%
lên 40,5% trong khi khu vực phát triển là từ 54,99% lên 76,1%.
Hiện tại tỉ lệ đô thị hoá châu Á là 35%, châu Âu là 75%, châu Phi là
45%, Bắc Mỹ trên 90% và 80% ở Mỹ La tinh. Theo báo cáo của Liên hợp
quốc, trong 1/4 thế kỷ tới, việc tăng dân số hầu như sẽ chỉ diễn ra ở các thành
phố mà phần lớn thuộc các nước kém phát triển. Đến năm 2030, hơn 60% dân
số thế giới sống ở các đô thị [5].
Tiến trình phát triển đô thị đã góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH-HĐH.
Song sự bùng nổ đô thị quá tải đã tạo ra hàng loạt vấn đề gay cấn đối với cuộc
sống con người, tạo ra sự thiếu cân bằng trong phân bố dân cư và vùng lao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
động theo vùng lãnh thổ, khả năng cung ứng lương thực, thực phẩm ven đô
tiêu hao nhiên liệu, năng lượng... Nếu trong năm 1990, bình quân diện tích đất
canh tác trên đầu người ở mức 0,27 ha thì con số này dự báo sẽ tụt xuống 0,17
ha vào năm 2025. Chiến lược chung của vấn đề đô thị hiện nay là:
1. Hạn chế việc di cư từ nông thôn ra đô thị trong đó yêu cầu nhất thiết
phảI nâng cao mức sống nông thôn.
2. Khi tập trung quá tải, cùng với việc hạn chế nhập cư vào các tụ điểm
lớn thì đồng thời phải tạo nên sự cân bằng hài hoà dân số đô thị, khuyến khích
các đô thị vừa và nhỏ, tăng cường đầu tư hệ thống dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ
tầng, có cơ sở xã hội thoả đáng...
1.2.2. Kinh nghiệm đô thị hoá ở một số nước trên thế giới
1.2.2.1. Hà Lan
Hà Lan là một quốc gia phát triển. Theo Joanna Wilbers, để khắc phục
những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá, năm 1994, các nhà hoạch
định cuộc sống thuộc bộ tài nguyên môi trường đã đưa ra “Chính sách hiệp
ước”. Theo chính sách này, các khu vực nông thôn vẫn giữ nguyên là nông
thôn đồng thời cũng quy hoạch phát triển đô thị làm các khu dân cư, trung
tâm tài chính và thương mại. Chính sách này cũng đưa ra những nguy hại đối
với việc đô thị hoá các khu vườn ven thành phố [15,32].
Ngay từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Amsterdam đã bắt đầu tiến
trình đô thị hoá và nhanh chóng trở thành một thành phố có tầm ảnh hưởng
lớn đến kinh tế, chính trị của Hà Lan. Tuy mật độ dân số hiện nay ở thành phố
có những nơi đạt trên 20.000 người/km2 nhưng xung quanh thành phố vẫn tồn
tại khoảng 600 khu vườn. Diện tích vườn ở Amsterdam chiếm đến 300 ha
trong tông số diện tích 21.907 ha của thành phố [5, 32].
Những người nông dân ở thành phố Amsterdam đã thành lập các tổ chức
gọi là “Hội những người nông dân đô thị” và “Hiệp hội những người làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
vườn ở Amsterdam” (BVV). Các hiệp hội đại diện cho tầng lớp nông dân
thương lượng với Chính phủ trong việc duy trì sự tồn tại của các khu vườn
trong quá trình ĐTH. Hiệp hội những người làm vườn đã đưa ra lí luận về sự
đa chức ngành của các khu vườn. Các khu vườn được sử dụng để sản xuất
lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhu cầu của thành phố, đồng thời còn
thực hiện nhiều chức năng khác nhau để bình đẳng hoá các nhóm lợi ích như:
cung cấp cho thị dân một không gian mới, giáo dục cho trẻ em về thiên nhiên
và môi trường; làm gia tăng số lượng loài động vật, côn trùng và cây cỏ; duy
trì “không gian xanh” cho thành phố, làm trong sạch khí hậu thành phố.
Vào năm 1995, khoảng 170 nông dân đã tổ chức “Diễn đàn đối thoại của
nông dân vùng đất xám”. Họ đã đưa ra những phân tích cuả mình về triển
vọng kinh tế dài hạn của vùng đất này nếu tiếp tục sản xuất nông nghiệp và
thay đổi phương pháp sử dụng đất. Họ đã đối thoại trực tiếp với chính phủ và
các tổ chức môi trường nhằm giữ vững và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Bản thân những người nông dân đã trở thành người quản lý, giáo dục và hoạt
động kinh tế ở địa phương mình.
Một số nông trang quanh các khu đô thị đã thấy rõ tầm quan trọng của
nông nghiệp đối với thành phố trong quá trình ĐTH. Họ nhận thức được tính
đa chức năng của một nền nông nghiệp đô thị. Do đó trong quá trình ĐTH,
sản xuất nông nghiệp vẫn không mất đi mà tiếp tục tồn tại hài hoà, kết hợp
với sự phát triển bền vững của kinh tế đô thị.
1.2.2.2. Trung Quốc
Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh và tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhanh. Nếu vào năm 1949, Trung Quốc có 136 thành phố với
số dân khoảng 54 triệu người, chiếm khoảng 10,6% dân số cả nước thì đến
năm 2005, dân số đô thị nước này đã đạt tới 800 triệu người sống ở trên 700
thành phố, tỷ lệ bằng 37%. Có những dự đoán cho rằng đến năm 2050, tỷ lệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
ĐTH sẽ đạt 75%. Tính trung bình mỗi năm có 12 triệu người ở nông thôn vào
sinh sống ở đô thị [15].
Như vậy là một lượng lớn nhân công đã di chuyển khỏi vòng nông thông
lạc hậu và hiệu quả kém sang các thành phố - nơi có trình độ tiên tiến hơn,
năng suất cao, hiệu quả cao. Không những bản thân người lao động có mức
sống khá hơn mà gia đình họ cũng đỡ gặp khó khăn trong sản xuất nông
nghiệp, có thể trang trải các khoản ăn mặc, học hành, thiết bị sản xuất, tình
trạng đói nghèo ở nông thôn được giảm bớt. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề di
chuyển nhân công từ nông thôn ra thành phố là rất rõ rệt, trở thành mâu thuẫn
chủ yếu của quá trình ĐTH ở Trung Quốc. Nhiều hậu quả kinh tế-xã hội
nghiêm trọng đang thách đố các giải pháp và khả năng quản lý của Nhà nước
như thiếu nhà ở cho người nghèo, sự phân hoá xã hội, việc sinh để không thể
kiểm soát, trật tự trị an kém, môi trường ô nhiễm, kết cấu hạ tầng thiếu thốn...
Mặt khác, trước đây ở Trung Quốc đã có một thời kỳ công nghiệp hương
trấn phân bố quá phân tán, xây dựng các thành phố nhỏ và thị trấn một cách bừa
bãi, thiếu quy hoạch làm lãng phí nguồn lực của nông thôn, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng và làm mất đi đặc điểm, ưu thế của nông thôn.
Để đối phó với tình hình trên, Nhà nước Trung Quốc đã coi trọng tiếp tục
giữ vững nguyên tắc phát triển hài hoà, tiên tiến, tránh tình trạng mở rộng ào ạt
các đô thị lớn, làn sang nhân công lưu động tràn vào thành phố quá lớn, làm xáo
trộn hoạt động kinh tế. Tư tưởng chiến lược ĐTH của Trung Quốc nay là: khai
thác tiềm lực các thành phố lớn, mở rộng và xây dựng các thành phố loại vừa,
phát triển có lựa chọn và thích hợp các thành phố nhỏ và thị trấn [15, 181].
Đối với quá trình ĐTH nông thôn, Trung Quốc chủ trương tiếp tục xây
dựng xí nghiệp hương trấn theo hướng khắc phục dần tình trạng thô sơ, phân
tán trong phân công lao động giữa công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện
khẩu hiện “ly điền bất ly hương”, “ly hương bất ly điền”, dần dần tiến tới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
phân công lao động theo chiều sâu. Nhà nước cũng chủ trương phải có chính
sách giảm bớt bạn đồng hành của việc phát triển các đô thị nhỏ, đó là sự tụt
hậu về văn hoá, giáo dục, trình độ quản lý, ô nhiễm môi trường, lấn chiếm
nhiều đất canh tác.
Tóm lại, kinh nghiệm ở một số nước cho thấy ĐTH không được bó hẹp
trong phạm vi đô thị mà phải bao gồm cả địa bàn nông thôn. Chúng ta còn
phải phát triển mạng lưới đô thị hợp lý, xây dựng các đô thị có quy mô vừa
phải, gắn kết với hệ thống đô thị vệ tinh. Ngay từ bây giờ, chúng ta phải gắn
ĐTH với quá trình CNH-HĐH đất nước. Khi làm quy hoạch phát triển 1
thành phố cụ thể cần có kế hoạch xây dựng đồng bộ về nhà ở, kết cấu hạ tầng,
hệ thống dịch vụ, hệ thống xử lý nước thải...
1.2.3. Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam
Việt Nam vốn là một quốc gia nông nghiệp, ĐTH ở Việt Nam đã trải qua
mỗi giai đoạn ĐTH, bộ mặt đô thị Việt Nam lại có những biến đổi nhất định.
* Thời kỳ trƣớc năm 1954:
Nửa đầu thế kỉ XX, người Pháp đã mở đầu cho quá trình ĐTH Việt Nam
thông qua việc thiết lập một mạng lưới đô thị - trung tâm hành chính thương
mại và công nghiệp khai thác ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tuy vậy, tốc độ
tăng dân số mới đạt 7,5%; năm 1936 là 7,9%; 20 năm sau - năm 1955 mới đạt
11% [3, 75].
* Thời kỳ năm 1955 - 1975
Những năm thập kỷ 60, miền Bắc Việt Nam đi vào quá trình CNH
XHCN. CNH đã có tác động đến việc gia tăng quá trình ĐTH. Năm 1965, tỉ
lệ ĐTH đạt tới 17,2%. Từ giữa những năm 1960 đến năm 1975, cuộc chiến
xảy ra ác liệt, diễn biến hai quá trình “giải ĐTH” ở miền Bắc và “ĐTH cưỡng
bức” ở miền Nam trong đó quá trình thứ hai chiếm ưu thế và làm tăng giá trị
tỷ lệ ĐTH của cả nước lên đến 21,5% vào năm 1975 [3,154].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
* Thời kỳ năm 1975 - 1989
Trong giai đoạn này quá trình ĐTH hầu như không có biến động, phản
ánh nền kinh tế còn trì trệ.
* Thời kỳ từ năm 1989 đến nay
Dưới tác động của công cụ đổi mới, cải tổ nền kinh tế theo định hướng
thị trường thì cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu lao động, nghề nghiệp
cũng như những khuôn mẫu của đời sống đô thị đã và đang diễn ra những
biến đổi quan trọng.
Quá trình ĐTH đã có những chuyển biến nhanh hơn, đặc biệt trong
những năm gần đây tình hình CNH đang diễn ra mạnh mẽ. Tốc độ ĐTH ở
Việt Nam đang diễn ra khá nhanh: 18,5% (năm 1989), 20,5% (1997), 23,65%
(1999) và 25% (năm 2004) [3]. Về số lượng đô thị, năm 1990, cả nước mới có
khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã có 703 đô thị, trong đó: 2 đô thị
có quy mô dân số trên 3 triệu người, 15 đô thị quy mô dân số từ 25 vạn đến 3
triệu người, 74 đô thị có quy mô dân số từ 5 vạn đến 25 vạn người và các đô
thị còn lại có quy mô dân số dưới 5 vạn người [3].
Tuy vậy ĐTH ở Việt Nam còn ở mức thấp so với khu vực và trên thế
giới. ĐTH cũng làm nảy sinh những mặt tiêu cực sau:
- Việc mở rộng không gian đô thị đang có nguy cơ làm giảm diện tích
đất nông nghiệp. Theo Hội nông dân Việt Nam, trong quá trình xây dựng, các
khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng, mỗi năm Việt Nam có gần 200
nghìn ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, tương ứng mỗi hộ
có khoảng 1,5 lao động mất việc làm [3].
- Dân số đô thị tăng nhanh đã làm hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bị quá
tải, đặc biệt là tình trạng yếu kém của hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom
và xử lý chất rắn ...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
- Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt khả năng điều hành của
chính quyền địa phương.
- Vấn đề đói nghèo và thất nghiệp đang diễn ra ở các đô thị. Sự thiếu
hiểu biết của người dân kéo theo sự mất an toàn xã hội.
Trước những thách thức trên, quá trình ĐTH đã đựơc Chính phủ quan
tâm kịp thời. Ngày 23 tháng 1 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
“Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị đến năm 2020” trong quyết
định số 10/1998/ QG-TTG, trong đó xác định phương hướng xây dựng và
phát triển các đồ thị trên địa bàn cả nước và các vùng đặc trưng [2]:
Mức tăng trưởng dân số dự báo:
- Năm 2010, dân số đô thị là 30,4 triệu người; chiếm 33% dân số cả nước.
- Năm 2020, dân số đô thị là 46 triệu người; chiếm 45% dân số cả nước.
Nhu cầu sử dụng đất đô thị:
- Năm 2020, diện tích đất đô thị là 460.000 ha, chiếm 1,4% diện tích đất
tự nhiên cả nước.
Tổ chức không gian hệ thống đô thị:
- Mạng lưới đồ thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các
đô thị trung tâm, gồm các thành phố trung tâm cấp quốc gia, cấp vùng, cấp
tỉnh. Các đô thị trung tâm lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... phải
được tổ chức thành các chùm đô thị, có vành đai xanh bảo vệ để hạn chế tối
đa sự tập trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái, tránh sự
hình thành các siêu đô thị.
- Quy hoạch sử dụng đất đô thị đảm bảo các khu chức năng và cơ sở hạ
tầng có quan hệ gắn bó.
- Hình thành bộ mặt kiến trúc hiện đại nhưng vẫn kế thừa, bảo vệ, tôn tạo
và giữ gìn các di sản lịch sử văn hoá, phát triển nền kiến trúc đậm đà bản sắc
dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
- Xây dựng và duy trì bộ khung bảo vệ thiên nhiên trên địa bàn cả nước.
- Khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên vào mục đích
cải tạo đô thị.
- Có biện pháp xử lý, tái sử dụng các chất thải sinh hoạt và sản xuất bằng
công nghệ thích hợp.
1.2.4. Các công trình nghiên cứu về đô thị hóa trên thế giới và Việt
Nam
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về các hình thái đô thị và quá trình
ĐTH ở trên thế giới và khu vực.
Từ cuối thế kỉ XIX, Cerda - kỹ sư người Catalan vẽ quy hoạch thành phố
Barcelone, đặt ra thuật ngữ “urbanisacion” (sau này đã có trong tiếng pháp:
“urbanization” - đô thị hoá). Ông tin rằng ĐTH là 1 kế hoạch và tồn tại nhiều
nguyên lí cơ bản chi phối sự kiến thiết một đô thị. Ông cũng ý thức về tầm
quan trọng của việc quản lý thành phố một cách toàn diện với sự huy động kế
hoạch về nhiều lĩnh vực của quản lý đô thị [15, 95].
Trong nửa đầu thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu khoa học đã có những
quyết định khác nhau về các mô hình đô thị. Năm 1925, nhà xã hội học Ernest
Burgess (Mỹ) đã đem ra “mô hình làn sóng điện”. Theo mô hình này thì thành
phố chỉ có một trung tâm và 5 vùng đồng tâm. Đặc điểm chung của mô hình
đô thị này là tất cả các lĩnh vực đều có xu hướng mở rộng [15. 9]. “Mô hình
thành phố đa cực” được 2 nhà địa lý Marris và Ullman đưa ra vào năm 1945.
Mô hình chủ yếu tính đổi các dạng đô thị mới phát sinh do sự phát triển của
phương tiện giao thông [15, 10]. Vào năm 1939, “Mô hình phát triển theo khu
vực” do chuyên gia địa chính Hamer Hoyt đưa ra chủ yếu tính đến các dạng
đô thị phát triển với sự hiện đại hoá các quá trình giao thông và nhiều thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
phần phát triển theo kiểu khu phố. Có thể nói đây là hệ thống hoàn chỉnh nhất
vì nó đã tính đến các trục giao thông lớn.
Có nhiều quan điểm khác nhau trong quá trình phát triển đô thị. Francois
Perrous với quan điểm “thuyết kinh tế chủ đạo” hay còn gọi là “thuyết về các
cực tăng trưởng”. ông cho rằng chỉ ở các trung tâm đô thị của hai vùng có sự
phát triển các ngành công nghiệp, có sức bành trướng mạnh mới có khả năng
tăng trưởng lớn nhất. Nông nghiệp trọng tâm đô thị ấy là những cực tăng
trưởng. đây chính là quan điểm phát triển đô thị lấy tăng trưởng kinh tế làm
trọng tâm. Tuy nhiên theo nghiên cứu của David C. Korkn cần phát triển đô
thị lấy con người làm trung tâm. Ông cho rằng “phát triển là một tiến trình
quá trình qua đó các thành viên của xã hội tăng được khả năng cá nhân và
định chế của mình để huy động các nguồn lực, tạo ra những thành quả bền
vững và được phân phối công bằng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù
hợp với cuộc sống của họ” [15,15].
Trong những năm gần đây các ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng
đã có những công trình nghiên cứu về ĐTH ở Việt Nam. Đó là các nghiên
cứu về “tác động kinh tế xã hội và môi trường của quá trình đô thị hoá đối với
các vùng nông thôn xung quanh các đô thị lớn”, nghiên cứu “tri thức, thái độ
hành vi ứng xử của cộng đồng đối với vấn đề rác thải, môi trường đô thị....”
[15, 93].
Những đề tài nghiên cứu này đã cấp những cơ sở khoa học cho các cơ
quan liên quan đến việc hoạch định cuộc sống, kế hoạch và quá trình phát
triển đô thị nói trên và cuộc sống, quan hệ phát triển KT-XH nói chung.
Tháng 11/2004, Bộ xây dựng đã tổ chức các hội nghị nhằm trao đổi chiến
lược phát triển đô thị gắn với xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam. đây là một chiến
lược quan trọng mà Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện [2].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Các câu hỏi nghiên cứu
- Các khu vực tiến hành đô thị hoá trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
có đặc điểm gì?
- Những hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp có cuộc sống như thế nào?
- Sau khi được đền bù, người nông dân sẽ sử dụng chúng như thế nào?
Hiệu quả của việc sử dụng tiền đền bù?
- Mong muốn của người dân về đô thị hoá như thế nào?
1.3.2. Cơ sở phương pháp luận
Đề tài lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận
trong nghiên cứu.
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
1.3.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
Chọn địa điểm nghiên cứu tại thành phố Thái Nguyên mà trọng điểm là:
xã Tích Lương, xã Phúc Hà và Phường Tân Lập thuộc địa giới của thành phố
Thái Nguyên nằm trong quá trình đô thị hoá. Đây là 3 địa điểm có đủ điều
kiện đại diện về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc điểm sinh thái của
thành phố Thái Nguyên. Đây là những địa điểm nằm trong định hướng phát
triển của thành phố Thái Nguyên; có diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử
dụng lớn; mật độ dân số thấp và người dân chủ yếu kiếm sống bằng nông
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, việc phát triển mạng lưới giao
thông theo định hướng của thành phố đều ảnh hưởng đến 3 địa điểm được
chọn.
Trong khi khảo sát, ngoài việc thu thập thông tin từ phỏng vấn, chúng tôi
còn dùng phương pháp quan sát và ghi chép để từ đó chọn các hộ điều tra phù
hợp với nội dung nghiên cứu và có tính đại diện cao cho vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
1.3.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu thông tin
Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu thập những
tài liệu, số liệu liên quan đã đươc công bố và những tài liệu, số liệu mới tại
địa bàn nghiên cứu.
a. Tài liệu thứ cấp (tài liệu đã được công bố sẵn)
Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử
dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn
gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”.
Nguồn tài liệu này bao gồm:
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình
nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ
quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên
internet...
- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn,
kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các nông hộ nông nghiệp nằm
trong khu vực đô thị hoá… các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê Thành
phố, Sở Tài nguyên Môi trường thành phố và các Sở, ban, ngành có liên quan.
Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác
nghiên cứu.
b. Tài liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài.
Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các hộ có sản xuất nông
nghiệp. Các số liệu này được sử dụng để phân tích về tình hình hiện trạng sản
xuất nông nghiệp của các hộ nông dân trong xã, tình hình mất đất nông
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tình hình chuyển đổi việc làm của các
hộ do tác động của quá trình ĐTH. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
* Cơ sở chọn mẫu điều tra
Chúng tôi đã chọn 120 hộ trên địa bàn nông thôn đã nói ở trên đề điều
tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
- Phương pháp phỏng vấn cấu trúc:
Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã
điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 1
thành viên hiểu biết về nông nghiệp của gia đình, ngoài ra có sự đóng góp ý
kiến của các thành viên khác trong gia đình. Điều này đảm bảo lượng thông
tin có tính đại diện và chính xác. Chúng tôi phỏng vấn thử một số hộ theo một
mẫu câu hỏi đã được soạn thảo trước. Sau đó xem xét bổ sung phần còn thiếu
và loại bỏ phần không phù hợp trong bảng câu hỏi. Câu hỏi được soạn thảo
bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho
đề tài nghiên cứu theo các nhóm thông tin sau:
+ Nhóm thông tin về đặc điểm chung của hộ và chủ lực.
+ Nhóm thông tin về điều kiện đất đai và sử dụng đất đai của hộ.
+ Nhóm thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ.
+ Nhóm thông tin về tình hình thu nhập của hộ.
+ Các câu hỏi mở về những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất nông
nghiệp trong quá trình ĐTH, mong muốn của người nông dân về vấn đề việc
làm...
- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc:
Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy
bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các
câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi đối tượng, những câu hỏi phát
sinh trong quá trình phỏng vấn.
Phương pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn
nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Mục đích của điều tra: Nắm bắt một cách tương đối chi tiết về tình hình
đời sống của hộ trước và sau khi tiến hành đô thị hoá, hiệu quả của việc sử
dụng nguồn vốn được đền bù.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phương pháp chuyên gia: Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập
ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ
các cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ
thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận
chính xác.
Phương pháp chuyên khảo: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý
luận về sản xuất nông nghiệp.
- Phương pháp quan sát trực tiếp:
Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế vì qua phương pháp này tất
cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai
nghe.... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại
một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.
1.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm EXCEL: các tài liệu thu thập được, chúng tôi đưa
vào máy tính, dùng chính phần mềm EXCEL để tổng hợp, tính toán các chỉ
tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối và số trung bình.
- Phân bố thống kê: để phân loại các hộ theo tiêu thức cần nghiên cứu.
Phân loại theo mức sống của hộ: hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo. Phân loại
hộ gia đình theo tình hình mất đất: hộ mất đất canh tác và hộ không mất đất
canh tác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
* Phương pháp phân tích
a. Phương pháp thống kê so sánh
Là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ,
xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này cho phép ta
phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa các thời điểm nghiên
cứu đã và đang tồn tại trong những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định đồng
thời giúp cho ta phân tích được các động thái phát triển của chúng.
b. Phương pháp tổng hợp
Là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà
khi ta sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn thiện, đầy
đủ. Vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức
tổng hợp.
c. Phương pháp toán
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng mô hình kinh tế lượng. Tuy nhiên, do
thử nghiệm phân tích bằng hàm sản xuất, mô hình phân tích không phù hợp
với số liệu điều tra nên tôi sử dụng hàm tuyến tính để đánh giá sự ảnh hưởng
của các nhân tố đến thu nhập của hộ nông dân.
Dạng tổng quát của hàm tuyến tính:
Y = ao + a1X1 + a2X2 + ... + anXn
Y: Thu nhập của hộ (Biến phụ thuộc)
a0: Tung độ gốc (Hệ số chặn)
ai (i = 1 n): Các hệ số phản ánh sự thay đổi của thu nhập (Y) khi Xi
thay đổi 1 đơn vị.
Xi (i = 1 n): Các biến độc lập được lựa chọn ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ.
Các hệ số của biến phải được kiểm định với mức ý nghĩa đặt ở mức 10%
và thấp hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
1.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức sống của hộ nông dân
- Tiền mặt và dòng tiền
- Mức độ độc lập và nguồn lực
- Trình độ văn hoá
* Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất
- Giá trị sản xuất (GO: Gross ouput): là toàn bộ của cải vật chất và dịch
vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đây là tổng
thu của hộ.
GO =
n
i
iiQP
1
Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i
Qi là khối lượng sản phẩm thứ i
- Chi phí trung gian (IC: Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất
thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như các
khoản chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong
một vụ sản xuất..
IC =
n
i
iC
1
Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i
- Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi
sản xuất một đơn vị sản phẩm trong một vụ sản xuất.
VA = GO - IC
- Lợi nhuận: TPr = GO - TC
Trong đó TC là tổng chi phí (toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sử dụng cho
sản xuất).
* Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh:
- Giá trị sản phẩm hàng hoá = GO * Tỷ suất sản phẩm hàng hoá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
- Năng suất lao động = GO/LĐ
- Tỷ suất giá trị sản xuất = VA/IC
- Tỷ suất giá trị gia tăng = VA/GO
- Hiệu quả sử dụng đồng vốn, hiệu quả sử dụng đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Chƣơng 2
THƢ̣C TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA TỚI
ĐỜI SỐNG KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
2.1. Đặc điểm của thành phố Thái Nguyên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý trung tâm
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại II, nằm ở trung tâm vùng Trung du
miền núi Bắc bộ, có sông Cầu chảy qua, cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía
Đông Bắc và được bao quanh bởi năm huyện của tỉnh Thái Nguyên:
* Phía Bắc giáp huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ
* Phía Nam giáp thị xã Sông Công
* Phía Tây giáp huyện Đại Từ
* Phía Đông giáp huyện Phú Bình
Với vị trí địa lý trên, thành phố Thái Nguyên có rất nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế - xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất
là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm
của khu vực vùng Trung du miền núi Bắc bộ.
- Vị trí chính trị
Thành phố Thái Nguyên được hình thành tương đối sớm so với các đô
thị lớn khác trong vùng như thành phố Việt Trì, thành phố Yên Bái, thị xã
Bắc Kạn. Từ thời Pháp thuộc tỉnh Thái Nguyên đã là trung tâm công nghiệp
lớn của vùng và cả nước.
Đối với tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên được xác định là
“trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du
lịch và dịch vụ của tỉnh”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Đối với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước, căn cứ vào lợi thế
của thành phố Thái Nguyên và các yêu cầu phát triển của vùng Trung du miền
núi Bắc Bộ, đặc biệt là Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 02/11/2005, thì ngoài việc giữ vị trí quan trọng về quốc
phòng - an ninh và là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi
Bắc Bộ với các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, thành phố Thái Nguyên còn là
trung tâm kinh tế đối với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ về công nghiệp,
giáo dục - đào tạo, là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ ba trong cả nước.
- Địa hình và địa chất
* Địa hình
Địa hình thành phố Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên,
muốn khai thác, sử dụng hiệu quả phải tính đến đặc tính của từng kiểu cảnh
quan, đặc biệt là các kiểu cảnh quan đồi núi chiếm phần lớn diện tích của
Thành phố. Thành phố Thái Nguyên có bốn nhóm hình thái địa hình khác
nhau:
+ Địa hình đồng bằng
+ Địa hình gò đồi
+ Địa hình núi thấp
+ Địa hình nhân tác
Mặc dù nằm trong vùng trung du miền núi nhưng địa hình thành phố
Thái Nguyên không phức tạp so với các huyện, thị khác trong Tỉnh và các
tỉnh khác trong vùng. Đây cũng là một trong những thuận lợi của thành phố
cho việc canh tác nông - lâm nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội nói chung so
với nhiều địa phương khác trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
* Địa chất
Cấu trúc địa tầng của thành phố Thái Nguyên không phức tạp như của
Tỉnh. Nằm ở phía Tây Nam của Tỉnh, Thành phố có hệ tầng địa chất Tam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Đảo, Nà Khuất, Hà Cối với nhiều loại đá khác nhau. Cấu trúc ở vùng núi phía
Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh tạo thành nhiều hang động, thung lũng
nhỏ: hang Phượng Hoàng - Võ Nhai, hang Dơi - Đồng Hỷ... tạo điều kiện
phát triển du lịch.
Đặc điểm địa chất của Thành phố không tạo cho Thành phố có nhiều
khoáng sản, cả nhiên liệu, kim loại và phi kim loại như nhiều địa phương
khác trong Tỉnh.
- Tài nguyên thiên nhiên
* Khí hậu
Thành phố Thái Nguyên thuộc vùng Đông Bắc, địa hình cao nên thường
lạnh hơn so với các vùng xung quanh. Những đặc điểm cơ bản của khí hậu:
- Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 và tháng 7: 28oC)
với tháng lạnh nhất (tháng 1 và tháng 2: 15,2oC) là 13,7oC. Tổng số giờ nắng
trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho
các tháng trong năm.
- Lượng mưa trung bình 1.500 - 2.500 mm, tổng lượng nước mưa tự
nhiên của thành phố Thái Nguyên khá lớn. Đối với tỉnh dự tính lượng mưa lên
tới 6,4 tỷ m3/năm và theo không gian lượng mưa tập trung nhiều ở thành phố
Thái Nguyên, huyện Đài Từ; theo không gian lượng mưa tập trung khoảng
87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lượng mưa tháng
8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ
lụt lớn. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng
0,5% lượng mưa cả năm.
- Giống như tỉnh Thái Nguyên, Thành phố Thái Nguyên ít chịu ảnh
hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc nhờ được những dãy núi cao (Tam Đảo,
Ngân Sơn, Bắc Sơn) che chắn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc
phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho việc phát triển
ngành nông - lâm nghiệp, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công
nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.
* Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên của thành phố Thái Nguyên là 17.707 ha, nằm
trong vùng Trung du Miền núi Bắc bộ, xung quang được bao bọc bởi hai con
sông là sông Cầu và sông Công nên có địa hình tương đối bằng phẳng so với
các tỉnh xung quanh như Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, với độ cao trong
khoảng 10-20m trên mực nước biển. Thành phố có một hệ thống đê và các
tuyến đường đã được tôn cao để ngăn lũ và bảo vệ thành phố.
Ngoài ra tại khu vực phụ cận bao gồm các huyện Phổ Yên, huyện Phú
Lương, huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Bình chủ yếu là đất nông nghiệp, có địa
hình và địa chất công trình thuận lợi cho việc phát triển đô thị.
Nhìn chung, diện tích đất đô thị bình quân đầu người của Thành phố vào
loại thấp so với các đô thị lớn trong vùng và trong cả nước. Tuy quỹ đất của
thành phố Thái Nguyên không lớn, nhưng diện tích hiện tại còn khoảng 903
ha đất chưa sử dụng (chiếm khoảng 5,1%) và diện tích đất nông nghiệp còn
lớn (chiếm khoảng 67% tổng diện tích tự nhiên) nên Thành phố vẫn còn quỹ
đất khá lớn để mở rộng đô thị.
* Tài nguyên nƣớc
Thành phố Thái Nguyên lấy nước từ ba nguồn chính là:
(1) Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vúng núi Ba Lá huyện
Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở
Đại Từ tạo thành hồ núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25km2, chứa 175 triệu
m
3
nước có thể điều hoà dòng chảy và chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
hai vụ màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái
Nguyên và thị xã Sông Công.
(2) Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480 km2
bắt nguồn từ chợ Đồn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam.
(3) Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên còn có trữ lượng nước ngầm khá
lớn nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế.
Theo đáng giá, điều tra của các cơ quan chuyên môn, trên các con sông
chảy qua có thể xây dựng các công trình thuỷ điện kết hợp với thuỷ lợi với
quy mô nhỏ. Việc xây dựng các công trình này sẽ góp phần làm cho nông
thôn vùng cao tiến bộ nhanh trên các mặt chế biến quy mô nhỏ, đặc biệt là
bảo vệ khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, góp phần đưa ánh sáng và công
nghiệp nông thôn phát triển.
* Tài nguyên khoáng sản
Hiện nay thành phố Thái Nguyên chưa có thống kê cụ thể về tài nguyên
khoáng sản nhưng có thể kết kuận là tiềm năng khoáng sản của bản thân
Thành phố là không đáng kể. Tuy nhiên, do nằm trong vùng giàu khoáng sản,
Thành phố có thể thu hút tài nguyên tương đối dễ dàng từ các địa phương
khác trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận thuộc vùng Trung du Miền núi Bắc
bộ để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của mình.
* Tài nguyên du lịch
Với vị trí là trung tâm của tỉnh và vùng Trung du Miền núi Bắc bộ, thành
phố Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch.
Thái Nguyên là đầu mối giao lưu của các tour du lịch, là một phần quan trọng
trong quần thể văn hoá du lịch của tỉnh và vùng Trung du Miền núi Bắc bộ.
Trên địa bàn thành phố có nhiều danh lam, thắng cảnh, cơ sở văn hoá và di
tích lịch sử (trong đó có hai di tích cấp quốc gia và ba di tích cấp tỉnh) như:
Hồ Núi Cốc; sông Cầu; vùng chè Tân Cương..., Bảo tàng văn hoá các dân tộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Việt Nam; đền thờ Đội Cấn, đền Mỏ bạch, đền Xương Rồng, chùa Phố
Hương, chùa Đồng Mỗ, chùa Phủ Liễn, chùa Ông, chùa Đán, chùa I Na (Tân
Cương)...
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Tình hình dân số
Cơ cấu dân số của thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2005 - 2007
được thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1 Tình hình biến động dân số của thành phố Thái Nguyên
giai đoạn 2005-2007
đvt: ngƣời
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2006 Năm 2005
Tăng(+)
giảm(-)
2007/2006
Tăng(+)
giảm(-)
2006/2005
Tăng(+)
giảm(-) BQ
Số
ngƣời
Cơ
cấu
(%)
Số
ngƣời
Cơ
cấu
(%)
Số
ngƣời
Cơ
cấu
(%)
Số
ngƣời
Cơ
cấu
(%)
Số
ngƣời
Cơ
cấu
(%)
Số
ngƣời
Cơ
cấu
(%)
Tổng số
dân 244.501 100 240.284 100 235.578 100 4.217 1,76 4.706 2 4.462 1,88
Nam 112.421 45,98 119.554 49,76 117.792 50 -7.133
-
5,97 1.762 1,5 2.686 -2,24
Nữ 132.080 54,02 120.730 50,24 117.786 50 11.350 1,12 9,4 2,5 2.147 5,95
Số hộ 57.406 100 56.441 100 55.440 100 965 1,71 1.001 1,81 983 1,76
(Nguồn: UBND thành phố Thái Nguyên)
Qua bảng 2.1 cho thấy, tính đến năm 2007 tổng số dân trên địa bàn thành
phố là 244.501 người, tăng 1,76% so với năm 2006. Tốc độ phát triển dân số
trung bình của thành phố không đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2005 -
2007 là 1,88%, cao hơn nhiều so với mức bình quân của tỉnh (1,01%). Bình
quân qua 3 năm tổng số hộ của thành phố tăng 1,76%, năm 2005 là 55.440 hộ,
đến năm 2006 tăng thêm 1.001 hộ và đến năm 2007 đạt 57.406 hộ. Điều này
cho thấy xu hướng tách hộ và kiểu mẫu gia đình nhiều thế hệ đang dần mất đi
mà thay vào đó là những gia đình chỉ gồm cha mẹ và con cái.
Về cơ cấu dân số, tỷ lệ dân số nam và nữ của Thành phố thay đổi không
đáng kể nhiều qua các năm. Tính trung bình tỷ trọng nam - nữ năm 2005 là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
tương đối đều nhau, năm 2006 chênh nhau khoảng 0,48% với đa số là dân số
nữ 120.730 người so với dân số nam là 119.554 người. Tỷ trọng dân số nữ có
xu thế tăng dần, năm 2007 dân số nữ chiếm 54,02% dân số toàn Thành phố.
Mức tăng trưởng bình quân của dân số nữ qua 3 năm là 5,95%.
Về chất lượng lao động và năng suất lao động, trên địa bàn thành phố
Thái nguyên tập trung phần lớn nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh, bao
gồm đội ngũ tri thức, cán bộ quản lý của tỉnh, thành phố, cán bộ làm việc
trong các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện tỉnh, một số doanh nghiệp trung
ương và địa phương...
Thành phố Thái Nguyên có sẵn đội ngũ lao động lành nghề phù hợp cho
phát triển trong tương lai. Lao động chủ yếu là lao động đã được đào tạo, có
thể thích hợp với các công việc đòi hỏi có trình độ tay nghề, nên thích nghi
ngay với nền sản xuất hiện đại, tiên tiến.
2.2. Thực trạng của quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển đô thị hoá
Quá trình đô thị hóa diễn ra trong giai đoạn 2000 - 2020, đến năm 2006
đã có 53/89 hạng mục công trình, 123,6km đường dân sinh và 11 km đường
điện được đưa vào sử dụng. Tổng giá trị khối lượng thực hiện năm 2006 đạt
hơn 113 tỷ đồng (vượt mức kế hoạch 20%). Trong số này có 29/36 là các
công trình chuyển tiếp đã hoàn thành và đi vào sử dụng với giá trị khối lượng
các công trình là hơn 25,5 tỷ đồng (vượt mức kế hoạch 17,7%) và 34/63 hạng
mục công trình mới đưa vào sử dụng với giá trị khối lượng hoàn thành là 79
tỷ đồng (vượt mức kế hoạch 31,2%).[1]
- Tổng giá trị khối lượng XDCB hoàn thành đạt 113 tỷ đồng
(=120%KH);
- Tổng giá trị khối lượng thanh toán đạt hơn 81 tỷ đồng (=86,1%KH);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
- Thành phố thực hiện 53/89 hạng mục công trình, 124km đường dân
sinh, trong đó có 19/26 dự án chuyển tiếp hoàn thành và đưa vào sử dụng, 7
dự án còn lại chưa hoàn thành do vướng mắc trong công tác bồi thường
GPMB như: Dự án Nghĩa trang khu Nam, dự án Vườn hoa Sông Cầu, dự án
khu văn hoá Trưng Vương, trường THCS Tích Lương, trường tiểu học Phúc
Xuân.
- Có 34/63 hạng mục công trình xây dựng mới hoàn thành và đưa vào sử
dụng. Giá trị khối lượng hoàn thành các công trình chuyển tiếp đạt hơn 25,5
tỷ đồng (vượt 17,7%KH), giá trị khối lượng hoàn thành các công trình mới
đạt 79 tỷ đồng (vượt 31,2%KH).
Trong thời gian từ 01/2004 đến hết tháng 12/2007, Ban bồi thường
GPMB thành phố trực tiếp thực hiện bồi thường GPMB tổng số 55 dự án.
Trong đó đơn vị trực tiếp thực hiện: 34 dự án; phối hợp với chủ dự án thực
hiện: 21 dự án.
- Tổng diện tích đất đã thu hồi là: 200,11 ha Trong đó:
+ Đất ở: 12,47 ha
+ Đất nông nghiệp: 156,25 ha
+ Đất khác: 31,4 ha
- Diện tích đất đã GPMB xong và đưa vào sử dụng: 157,65 ha
- Diện tích đất chưa GPMB: 42,46 ha
Tổng giá trị bồi thường là: 293.150.160.000 đồng
+ Bồi thường đất ở: 76.101.599.000 đồng
+ Bồi thường đất nông nghiệp: 101.927.994.000 đồng
+ Bồi thường tài sản, cấy cối: 46.940.759.000 đồng
+ Hỗ trợ, thưởng: 16.241.556.000 đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
+Chi phí tổ chức thực hiện: 4.191.133.000 đồng
+ Dự phòng: 6.737.453.000 đồng
-Tổng số tiền bồi thường đã chi trả: 209.102.549.000 đồng đạt 72%
- Số tiền ứng trả chưa được phê duyệt: 2.405.861.825 đồng
- Tổng số kinh phí chưa chi trả: 33.949.763.000đồng chiếm 11,7%
- Kinh phí di chuyển các công trình công cộng: 47.691.986.175 đồng
chiếm 16,3%
- Tổng số hộ bị ảnh hưởng: 3.484 hộ gia đình trong đó :
+ Số hộ tái định cư: 447 hộ
- Toàn bộ các khu tái định cư cơ bản đã làm xong các hạng mục và bố trí
cho các hộ gia đình, các hộ tái định cư tại chỗ chuyển đổi mục đích sử dụng
đất với tổng số hộ là: 382 hộ gia đình cụ thể như sau:
+ Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 3: 338 hộ
+ Dự án: Nghĩa trang khu nam: 13 hộ
+ Dự án: Kè sông Cầu: 07 hộ
+ Dự án: Vườn hoa Sông Cầu: 06 hộ
+ Dự án: XD Nhà hát ca múa dân gian Việt Bắc: 11 hộ.
+ Dự án: Khu dân cư số 6 Túc Duyên: 07 hộ
2.2.2. Sự biến động về đất đai trong quá trình đô thị hóa của thành
phố Thái Nguyên
Trong giai đoạn 2005 - 2007, diện tích đất trên địa bàn thành phố có sự
chuyển biến rõ rệt, được thể hiện qua bảng 2.2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Bảng 2.2 Tình hình biến động đất đai của thành phố Thái Nguyên
từ năm 2005-2007
đvt: ha
Thứ tự Mục đích sử dụng đất
Diện tích năm
2007
2007/2006 2006/ 2005
Diện tích
năm 2006
Tăng(+)
giảm(-)
Diện tích
năm 2005
Tăng(+)
giảm(-)
ha
Cơ
cấu
(%)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) = (3)-
(5)
(7) (8) = (5)-(7)
Tổng diện tích tự nhiên 17707,52 100 17707,52 0 17707,52 0
1 Đất nông nghiệp 11546,60 65,21 11596,51 -49,91 11700,3 -103,79
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8258,10 71,52 8303,80 -45,70 8392,97 -89,17
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 4504,61 54,55 4548,98 -44,37 4637,3 -88,32
1.1.1.1 Đất trồng lúa 3329,03 73,9 3360,78 -31,75 3439,49 -78,71
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 3,38 0,08 3,38 0 3,38 0
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1172,20 26,02 1184,82 -12,62 1194,43 -9,61
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3753,49 45,45 3754,82 -1,33 3755,67 -0,85
1.2 Đất lâm nghiệp 2985,79 25,86 2987,92 -2,13 2997,8 -9,88
1.2.1 Đất rừng sản xuất 1999,88 66,98 2002,01 -2,13 2011,89 -9,88
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 985,91 33,02 985,91 0 985,91 0
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 290,62 2,52 292,70 -2,08 301,08 -8,38
1.4 Đất nông nghiệp khác 12,09 0,1 12,09 0 8,45 3,64
2 Đất phi nông nghiệp 5817,59 32,85 5765,63 51,96 5647,64 117,99
2.1 Đất ở 1486,58 25,55 1476,65 9,93 1432,26 44,39
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 402,70 27,09 402,56 0,14 401,24 1,32
2.1.2 Đất ở tại đô thị 1083,88 72,91 1074,09 9,79 1031,02 43,07
2.2 Đất chuyên dùng 3444,72 59,21 3433,59 11,13 3379,37 54,22
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 91,03 2,64 92,04 -1,01 92,32 -0,28
2.2.2 Đất quốc phòng 212,99 6,18 211,08 1,91 221,44 -10,63
2.2.3 Đất an ninh 8,17 0,24 7,88 0,29
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN 466,89 13,55 465,85 1,04 450,94 14,91
2.2.5 Đất có mục đích công cộng 2665,64 77,38 2656,74 8,90 2614,67 42,07
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 9,75 0,17 9,75 0 9,25 0
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 103,64 1,78 103,91 -0,27 85,1 18,81
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 770,93 13,25 739,75 31,18 739,68 0,07
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 1,97 0,03 1,98 -0,01 1,98 0
3 Đất chƣa sử dụng 343,33 1,94 345,38 -2,05 359,58 -14,2
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 198,86 57,92 200,91 -2,05 215,09 -14,18
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 143,83 41,89 143,83 0 143,85 -0,02
3.3 Núi đá không có rừng cây 0,64 0,19 0,64 0 0,64 0
(Nguồn: UBND thành phố Thái Nguyên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Qua bảng ta thấy trong 17.707,52 ha đất tự nhiên của toàn Thành phố,
diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối lớn là 65,21% tuy nhiên
có sự giảm dần qua từng năm. Năm 2005 tổng diện tích đất nông nghiệp là
11.700,3 ha nhưng đến năm 2006 đã giảm 103,79 ha chỉ còn 11.596,51 ha và
đến năm 2007 giảm còn 11.546,6 ha; tức là giảm 49,91 ha so với năm 2006.
Trong đó, diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn
(71,52%) trong tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2007 với 8.258,1 ha.
Riêng đối với một số loại đất: đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản... không
có sự thay đổi nhiều trong giai đoạn từ 2005 đến 2007.
Qua 03 năm diện tích đất dành cho sản xuất phi nông nghiệp tăng lên
đáng kể; năm 2005 diện tích mới chỉ có 5.647,64 ha nhưng đến năm 2006 đã
tăng thêm 117,99 ha và đến năm 2007 tăng thêm 51,56 ha đạt 5.817,59 ha.
Cũng có thể thấy rằng đất phi nông nghiệp tăng chủ yếu do đất ở trên địa bàn
thành phố tăng lên. Đặc biệt là đất ở khu vực đô thị chiếm 72,91% diện tích
đất của toàn thành phố. Do tốc độ dân số tăng nhanh cộng với việc mở rộng
tuyến đường tránh nên một phần không nhỏ bộ phận dân cư đã di chuyển, xây
dựng nhà ở dọc theo tuyến đường. Họ xây dựng nhà ở, khu kinh doanh dịch
vụ ngay trên khu vực trước đây dùng để sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do
chưa có quy hoạch nên phần lớn những khu vực tái định cư này xây dựng một
cách bừa bãi làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung của thành phố. Do vậy,
UBND thành phố cùng các cấp chính quyền cần có biện pháp quy hoạch cụ
thể nhằm tạo nên diện mạo mới cho khu vực vên thành phố, đồng thời có
những chính sách khuyến khích như: xây dựng khu đô thị, dịch vụ thương
mại... nhằm hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống sau khi mất đi phần đất của
mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
2.3. Ảnh hƣởng của đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân đƣợc điều
tra
2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Kinh tế mỗi hộ gia đình phát triển hay không phụ thuộc khá nhiều vào
khả năng tổ chức, quản lý, bố chí sản xuất của chủ hộ. Chủ hộ là người đưa ra
phương hướng, kế hoạch sản xuất cho mỗi mùa vụ, là người quyết định trồng
cây gì? nuôi con gì? số lượng bao nhiêu... Mỗi chủ hộ có khả năng nhận thức
và tiếp thu khác nhau điều này phụ thuộc vào tuổi, giới tính và đặc biệt là
trình độ văn hoá của mỗi người. Những thông tin cơ bản về các hộ được thể
hiện qua bảng 2.3.
Bảng 2.3 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra
Chỉ tiêu Cơ cấu (%)
Tổng số hộ điều tra 100
1. Tuổi của chủ hộ 100
- Tuổi chủ hộ từ 20 - 40 18,33
- Tuổi chủ hộ từ 40 - 60 53,33
- Tuổi chủ hộ trên 60 28,34
2. Giới tính của chủ hộ 100
Nam 52,5
Nữ 47,5
3. Dân tộc 100
- Dân tộc kinh 100
- Dân tộc khác 0
4. Trình độ văn hoá 100
- Số chủ hộ học hết tiểu học 18,33
- Số chủ hộ học hết THCS 40,84
- Số chủ hộ học THPT 38,33
- Số chủ hộ đã qua đào tạo (TC, CĐ, ĐH...) 2,5
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2007)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Qua thống kê từ điều tra, cho thấy số chủ hộ tuổi từ 40 - 60 chiếm tỷ lệ
khá cao 53,33%, ở độ tuổi này các chủ hộ đều đã có kinh nghiệm sản xuất,
tuy nhiên có một hạn chế là không mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới
vào sản xuất cũng như thay đổi phương thức kiếm sống do họ sợ rủi ro hoặc
họ đã quen với kinh nghiệm truyền thống đã được tích luỹ từ lâu. Số chủ hộ
có độ tuổi từ 20 - 40 chiếm 18,33%. Đây là độ tuổi có khả năng nắm bắt
thông tin, kĩ thuật sản xuất mới rất nhanh nhạy, độ tuổi này thường mạnh dạn,
quyết đoán trong các quyết định đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, đây là độ tuổi
mới bắt đầu có sự tích luỹ kinh nghiệm cho nên cần có những chính sách năng
cao nhận thức, chuyển giao khoa học kĩ thuật cho những đối tượng này để họ
có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất. Số chủ hộ có độ tuổi trên 60 chiếm tỷ
lệ khá cao 28,34%.
Qua điều tra chúng tôi thấy 100% chủ hộ là người dân tộc kinh với trình
độ văn hoá của chủ hộ tại địa bàn nghiên cứu tương đối đều nhau, hầu hết là
đã học đến hết THCS, chiếm 40,84%. Số chủ hộ học hết THPT chiếm
38,33%. Trình độ văn hoá có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, khả năng
tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất nhằm năng
cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi do vậy rất cần có sự đầu
tư của Nhà nước vào các khu vực nông thôn để phát triển sản xuất, nâng cao
thu nhập của các hộ nông dân, tạo điều kiện cho con cái của hộ được đi học.
Bởi lẽ, một trong những lý do chính khiến cho hiện tượng bỏ học ở nông thôn
là kinh tế khó khăn, không có tiền cho con đi học cho nên việc phát triển kinh
tế của các hộ có vai trò quyết định trong việc nâng cao trình độ văn hoá của
người dân ở khu vực nông thôn ở thành phố. Những chủ hộ chỉ học hết tiểu
học phần lớn là người già và người nghèo không có điều kiện học tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
2.3.2. Tình hình biến động đất đai của các hộ điều tra
ĐTH là cả một quá trình trong một khoảng thời gian không xác định.
Không ai có thể chỉ ra chính xác quá trình đó bắt đầu từ năm nào, kéo dài
trong bao lâu (5 năm, 10 năm, hoặc lâu hơn nữa...). Do phạm vi giới hạn của
đề tài nên chúng tôi lấy 2 mốc thời gian là năm 2004 và 2007 để nghiên cứu
sự biến động đất đai, lao động, thu nhập. Đồng thời chúng tôi cũng giả định
rằng sự biến động nhân khẩu trong hộ coi như là không đáng kể.
Quá trình ĐTH không chỉ ảnh hưởng đến việc làm giảm diện tích đất của
từng hộ mà còn làm cho tình hình biến động đất đai ở các hộ trở nên sôi động
hơn. Tình hình biến động đất đai ở các hộ điều tra bao gồm việc mua, bán;
thuê, mượn; cho thuê, cho mượn đất của các hộ nông dân và việc thu hồi đất
nông nghiệp của Nhà nước.
Khi tính toán các chỉ tiêu về đất thì chúng tôi sẽ phản ánh tình hình sử
dụng đất của các hộ điều tra. Điều đó có nghĩa là diện tích đất mà hộ mua hay
thuê, mượn sẽ được tính vào diện tích đất canh tác hiện nay của hộ. Nếu hộ
bán hay cho thuê thì diện tích đó sẽ không tính vào diện tích đất canh tác của
hộ. Một giả định khác được đặt ra là những hộ sẽ thuê hoặc cho thuê đất trong
khoảng thời gian tương đối dài để có thể coi diện tích đó thuộc hoặc không
thuộc quyền sử dụng của hộ sau quá trình ĐTH.
Dưới tác động của quá trình ĐTH, tình hình phân bố và sử dụng đất đai
ở các hộ điều tra đã có nhiều sự biến động. Xem xét tình hình này ở các hộ
điều tra thể hiện qua bảng 2.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Bảng 2.4. Tình hình biến động đất đai của hộ trƣớc và sau đô thị hoá
đvt: m2
Chỉ tiêu
Diện tích trƣớc
khi bị thu hồi
Diện tích sau khi
bị thu hồi
Tăng (+) giảm (-) Giá trị đền
bù (1000đ)
m2 % m2 % m2 %
Tổng diện tích đất 401.359,5 100 206.682,7 100 -194.676,8 100 16.718.546,06
I/ Đất nông nghiệp 350.886,9 87,42 178.887,5 86,55 -171.999,4 88,35 9.661.370,26
1- Đất trồng cây hàng năm 256.385,4 63,88 139.389,4 67,44 -116.996 60,1 4.472.078,06
1.1 Đất lúa 248.865,4 62,01 134.003,9 64,84 -114.861,5 59 4.359.423,1
1.2 Đất trồng cây hoa màu khác 7.520 1,87 5.385,5 2,61 -2.134,5 1,1 112.655
2- Đất vườn tạp 84.509,3 21,06 37.513,1 18,15 -46.996,2 24,14 4.745.722
3- Đất trồng cây lâu năm 3.680 0,92 0 0 -3.680 1,89 170
4- Đất mặt nước 6.312,2 1,57 1.985 0,96 -4.327,2 2,22 188.336
II/ Đất ở 39.072,6 9,74 27.548 13,33 -11.524,6 5,92 7.046.510
III. Đất khác 11.400 2,84 374,2 0,18 -11.025,8 5,66 11.025,8
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2007)
Qua bảng 2.4, chúng tôi thấy trong khoảng thời gian từ năm 2004 - 2007,
diện tích đất của các hộ điều tra đã có sự biến động lớn. Sau khi ĐTH, tổng
diện tích đất đã giảm 194.676,8m2 từ 401.395,5 m2 xuống còn 206.682,7m2.
Trong đó diện tích đất nông nghiệp của các hộ giảm nhiều nhất, 88,35%
tương ứng với 171.999,4m2. Diện tích đất ở, đất khác giảm không đáng kể,
xấp xỉ 6%, do vậy phần đa các hộ không phải tái định
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TNU Ha Thai.pdf