Tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ NGỌC QUYÊN
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT THÔNG
DỤNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TH.S. NGUYỄN VĂN BỈNH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía
thầy cô, bạn bè và gia đình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã
giúp đỡ em trong thời gian qua, đặc biệt là :
- Thầy Nguyễn Văn Bỉnh, người đã trực tiếp hướng dẫn và góp ý tận tình cho em trong
suốt thời gian hoàn thành khóa luận.
- Thầy trưởng Khoa Trịnh Văn Biều, các thầy cô trong khoa Hóa đã tạo mọi điều kien có
thể giúp em có thể thuận lợi trong việc liên hệ đến các cơ quan thu thập tài liệu phục vụ
cho luận văn.
- Các bạn trong lớp Hóa 4B, một số bạn ở trường ĐH Y Dược TPHCM ...
110 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ NGỌC QUYÊN
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT THÔNG
DỤNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TH.S. NGUYỄN VĂN BỈNH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía
thầy cô, bạn bè và gia đình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã
giúp đỡ em trong thời gian qua, đặc biệt là :
- Thầy Nguyễn Văn Bỉnh, người đã trực tiếp hướng dẫn và góp ý tận tình cho em trong
suốt thời gian hoàn thành khóa luận.
- Thầy trưởng Khoa Trịnh Văn Biều, các thầy cô trong khoa Hóa đã tạo mọi điều kien có
thể giúp em có thể thuận lợi trong việc liên hệ đến các cơ quan thu thập tài liệu phục vụ
cho luận văn.
- Các bạn trong lớp Hóa 4B, một số bạn ở trường ĐH Y Dược TPHCM đã góp ý rất nhiều
cho bài viết của em được hoàn thành tốt hơn.
Do lần đầu tiếp xúc với những kiến thức hoá sinh còn khá mới lạ, do trình độ hiểu biết và
thời gian có hạn nên chắc chắn trong bài viết sẽ còn nhiều chỗ thiếu sót về nội dung và cả
hình thức trình bày. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để cho bài
viết được hoàn thiện hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 nam 2007
Nguyễn Thị Ngọc Quyên
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
Phần I : MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hoá chất đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng
ta. Hóa chất hiện diện trong ngôi nhà chúng ta đang sống, trong thực phẩm chúng ta ăn,
trong nước chúng ta uống, trong sản phẩm vệ sinh cá nhân và mỹ phẩm dùng hằng ngày,
ngay cả trong không khí chúng ta hít thở. Có thể nói đó là một ngừơi bạn đồng hành cùng
với sự tiến bộ của xã hội loài người.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), trong 50 năm qua, với sự phát triển của công nghiệp,
có một sự gia tăng khổng lồ về số lượng hoá chất mà chúng ta tiếp xúc trong cuộc sống
hằng ngày. Con người đã tổng hợp hơn 90.000 hợp chất hoá học mới, đó là những chất
nhân tạo, và không có một chất nào trong số này tồn tại một mình nó trong tự nhiên, trong
đó chỉ ½ được thử nghiệm về ảnh hưởng của chúng đến con người.
Trên thực tế, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy nhiều hoá chất độc hại ngay trong nhà của
mình: Sản phẩm gia dụng như bột giặt, thuốc đánh bóng nền nhà, sơn và những chất tẩy rửa
kiếng, gỗ, kim loại, lò nướng, toilet và các vết ố chứa những hoá chất nguy hại như
amoniac, axit sunfuric và axit photphoric, kiềm , chlorine, formaldehide (phooc môn) và
phenol. Những hành vi đơn giản như giặt thảm, rửa chén hoặc sơn tường có thể dễ dàng
khiến chúng ta tiếp xúc với các sản phẩm gây hại cho sức khoẻ. Tham chí, ngay cả việc làm
đẹp của phụ nữ cũng đã vô tình đưa họ vào tình huống tự nguyện tiếp xúc với hoá chất gây
hại, bởi việc trang điểm dù chỉ áp dụng trên bề mặt da nhưng các hoá chất trong mỹ phẩm
sẽ ngấm trực tiep qua da và đi vào máu trong cơ thể…
Với hơn 90.000 hoá chất đang hiện diện, thoát khỏi việc tiếp xúc với hoá chất là điều
không thể, bởi vì chúng gần như có mặt trong mọi khía cạnh của đời sống hiện đại; riêng
đối với người giáo viên hóa học thì đó là một hoạt động tất yếu. Mỗi hoá chất bên cạnh
những ưu điểm đã được ứng dụng nó còn chứa đựng những nguy hại khôn lường, đã và
đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Nham cung cấp thêm thông tin về các
độc chất hoá học, cách sơ cứu và dự phòng các hoá chất độc hại, em đã quyết định chọn đề
tài : “ảnh hưởng của một số hoá chất thông dụng đến sức khoẻ con người” để trình bày.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
- Đưa ra những tính chất cơ bản của một số hoá chất thông dụng trong cuộc sống (cơ sở
để xác định tính độc hại của hoá chất).
- Các ứng dụng, nguồn gây ô nhiễm, nguồn đưa hoá chất độc hại vào cơ thể người.
- Triệu chứng gây hại của một số hoá chất thường gặp trong cuộc sống và trong chương
trình phổ thông.
- Cách sơ cứu, dự phòng độc chất hoá học.
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu, tìm hiểu về những tác hại của các độc chất hoa học, các nguyên nhân phát
sinh, thực trạng và cách phòng tránh. Từ đó giúp mọi người có cái nhìn tổng quát về độc
tính của hoá chất đối với sức khoẻ con người.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
IV. KHÁCH THỂ – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
- Khách thể nghiên cưu : quá trình, cơ chế tác động của hoá chất đến sức khoẻ.
- Đối tượng nghiên cứu : con người.
V. GIẢ THIẾT KHOA HỌC :
Nếu mọi người đều nhận thức được tính độc hại của hoá chất thì sẽ tự có biện pháp phòng
tránh, để vừa đảm bảo được hoạt động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày được duy trì phát
triển, vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.
VI. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU :
- Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu tong hơp trong các sách báo và sách chuyên ngành.
- Lấy thông tin trên mạng internet, số liệu trong các bệnh viện, thông tin tổng quát từ viện
khoa học môi trường.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
PHẦN II : NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
A – MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
I. Độc tính:
1) Khái niệm:
- Độc tính của một chất là khả năng của chất đó gây tác hại hoặc gây tử vong cho cơ thể
sinh vật. Độc tính trước đây được hiểu là độc tính cấp tính của một chất với liều lượng
(tính ra mg) đủ khả năng giết chết 50% súc vật thí nghiệm (tính ra kg thể trọng). Đó là
liều chí tử (DL50) hay liều hiệu lực (DE50).
- Ngày nay, các khái niệm được hiểu rộng hơn. Người ta định nghĩa chất độc hay chất
nguy hại là chất khi xâm nhập vào cơ thể gây nên các biến đổi sinh lý, sinh hóa , phá vỡ
cân bằng sinh học, gây rối loạn chức năng sống bình thường, dẫn đến trạng thái bệnh lý
của các cơ quan nội tạng, các hệ thống ( tiêu hóa, tuần hòan, thần kinh…) hoặc tòan bộ
cơ thể.
- Theo quy chế quản lý chất thải nguy hại của Chính phủ Việt Nam ( ban hành 7/1999)
quy định: “ chất thải nguy hại là những chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có
một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn,
dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây
nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người”.
Chất nguy hại có trong môi trường lao động có thể liên quan tới một loại bệnh nào đó
gọi là độc chất nghề nghiệp, còn bệnh do độc chất gây ra gọi là bệnh nghề nghiệp.
- Độc tính là khả năng gây tổn thương, tác hại cho cơ thể sống, nó liên quan tới lượng
hóa chất đưa vào hoặc hấp thụ, đường đưa hóa chất vào cơ thể (hít thở, tiêu hóa, tiêm,
tiếp xúc với da…), sự phân bố hóa chất theo thời gian (liều lượng một lần hoặc liên
tiếp), loại và mức độ tổn thương, thời gian cần để gây ra tổn thương, bản chất của cơ thể
bị tác động và các điều kiện khác. Mức độ của độc tính gây ra do tiếp xúc với hóa chất
thường tỉ lệ thuận với nồng độ tiếp xúc và thời gian tiếp xúc.
Các tác hại ở mức nhẹ có thể phục hồi, còn ở mức nặng hay trạng đôi khi không thể
khắc phục được. Ví dụ, sưng phổi hay thay đổi hóa tính của huyết thanh ở mức nhẹ thì
có khả năng chữa được, nhưng ung thư thì rất nặng va khó có thể chữa khỏi.
Những thay đổi bất lợi ở mức nhẹ bao gồm như thay đổi tiêu hóa thức, tăng trọng
lượng cơ thể… Các tác động nặng bao gồm những thay đổi cấu trúc , chức năng của mô
làm cho chức năng bình thường bị thay đổi có thể dẫn đến tử vong.
Các dạng tác nhân độc hại tiềm tàng:
- Bao gồm các tác nhân hoá học (tự nhiên, tổng hợp, vô cơ hay hữu cơ) ,vật lý (sóng
điện từ, vi sóng) và sinh học (các độc chất vi nấm, thực và động vật).
- Các tác nhân hoá học và lý học có thể gây ra những tác động có hại bằng việc thay
đổi sự thống nhất , cấu trúc, chức năng của mô cũng như làm thay đổi quá trình sinh
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
trưởng, phát triển… Các tác hại có thể khắc phục được hoặc đôi khi không khắc phục
được dẫn đến tử vong.
2) Liều lượng độc: (dose)
- Là đơn vị của sự xuất hiện các tác nhân hoá học, vật lý hay sinh học. Liều lượng có
thể được diễn tả qua đơn vị khoi lượng hay thể tích trên một trọng lượng cơ thể (mg, g,
ml/kg trọng lượng cơ thể) hay đơn vị khối lượng hay thể tích trên một đơn vị bề mặt cơ
thể ( mg, g, ml/m2 bề mặt cơ thể). Nồng độ trong không khí có thể được thể hiện qua
đơn vị khối lượng hay thể tích trên phần triệu thể tích không khí (ppm ) hay miligam,
gam trên m3 không khí. Nồng độ trong nước có thể diễn tả qua đơn vị ppm hay pp.
- Liều lượng thấp nhất gây ra phản ứng mà ta bắt đầu quan sát được gọi là liều lượng
ngưỡng. Dưới liều lượng ngưỡng ,không thể quan sát được phản ứng. Mỗi liều lượng
ngưỡng ứng với mỗi hiện tượng sinh học. Trong một chuỗi những phản ứng, tồn tại từng
ngưỡng cho mỗi bước phản ứng.
- Các yếu tố gây ảnh hưởng đến ngưỡng bao gồm: liều lượng và khả năng lắng đọng của
hoá chất, sự nhạy cảm của cơ thể có phản ứng, bản chất của phản ứng được tạo thành….
Độ nhạy của phương pháp dùng để xác định phản ứng ảnh hưởng đến ngưỡng quan sát.
3) Độ độc cấp tính :
Là độ độc tính thường được xác định bằng nồng độ của một hoá chất, một tác nhân
gây độc tác động lên một nhóm sinh vật thử nghiệm trong thời gian ngộ độc ngắn trong
điều kiện có kiểm soát. Để đánh giá độc tính cấp và ngưỡng độc, người ta dùng các đại
lượng sau để đánh giá :
- LD50 : (median lethal dose) : liều lượng gây chết 50 % động vật thực nghiệm. Đơn vị
mg/kg động vật sống trên cạn.
- LC50 : (median lethal concentration ): nồng độ gây chết 50% động vật thực nghiệm . Đơn vị mg/ l dung dịch hoá chất . Thường dùng để đánh giá độc tính của chất độc dạng
lỏng hoà tan trong nước sông suối hay nồng độ hơi hoặc bụi trong môi trường không khí
ô nhiễm có thể gây chết 50% số động vật thực nghiệm.
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO ) đã dựa vào giá trị LD50 để phân loại độc tính của độc
chất. Giá trị LD50 càng nhỏ, độc tính càng cao.
- Có nhiều quy ước phân loại chất độc dựa vào LD50 của chúng như sau :
Nhóm I : rất độc , LD50 < 100 mg/kg
Nhóm II : Độc cao, LD50 = 100 – 300 mg/kg
Nhóm III : độc vừa , LD50 = 300 – 1000 mg/kg
Nhóm IV : độc ít , LD50 > 1000 mg/kg.
4) Độ độc mãn tính:
Là công cụ để hiểu rõ và đánh giá khả năng gây độc của hoá chất đối với thuỷ sinh vật.
Nói chung, nồng độ gây ra độ độc mãn tính thường thấp hơn nồng độ ngộ độc cấp tính, do
đó độ độc mãn tính cung cấp nhiều số liệu nhạy cảm hơn độ độc cấp tính.
Khái niệm không ngưỡng :
- Có giả định rằng bệnh ung thư và các bệnh khác liên quan đến thay đổi vật liệu di
truyền không ngưỡng. Điều này có nghĩa là khả năng gây ra phản ứng tỷ lệ với các tác
nhân gây hại ngay cả khi liều lượng tiếp xúc thấp nhất.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
- Việc giả định không ngưỡng chỉ ra rằng không có một mức tiếp xúc nào mà không
mang lai nguy cơ cho sức khoẻ.
- Sự liên hệ giữa liều lượng- đáp ứng thể hiện mối tương quan giữa liều lượng và đáp
ứng quan sát được. Đồ thị là đường cong liên hệ giữa cường độ của đáp ứng và liều
lượng.
5) Nồng độ cho phép của chất độc:
- Nồng độ cho phép là biện pháp khống chế chất độc trong việc bảo vệ sức khoẻ cho
người lao động.Nó là cơ sở giám sát môi trường, đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp và tác
hại sức khoẻ cũng như có ý nghĩa dự phòng.
- Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) : nồng độ tối đa cho phép là những nồng độ chất
độc mà người công nhân tiếp xúc 8 giờ / ngày và 40 giờ /tuần không hề gây những ảnh
hưởng gì cho sức khoẻ của họ.
- Ở Liên Xô (cũ) , nồng độ tối đa cho phép là những nồng độ không làm ảnh hưởng gì
đến sức khoẻ người công nhân trong thời gian họ đang làm việc và cả sau này suốt đời
họ.
- Các giá trị giới hạn ngưỡng của Mỹ qui định chỉ áp dụng cho đa số công nhân có sức
khoẻ bình thường, không kể những ngoại lệ. Qui định này chỉ có tính chất chỉ dẫn về vệ
sinh.
II. Đáp ứng :
- Đáp ứng là phản ứng của toàn bộ cơ thể hay của một hoặc vài bộ phận của cơ thể sinh
vật đối với chất kích thích (chất gây đáp ứng).
- Chất kích thích có thể có rất nhiều dạng, và cường độ của đáp ứng thường là hàm số của
cường độ kích thích. Chất kích thích càng nhiều thì cường độ đáp ứng trong cơ thể xảy
ra càng lớn. Khi chất kích thích là hoá chất thì đáp ứng thường là hàm số của liều lượng
và mối quan hệ này được gọi là mối quan hệ liều lượng – đáp ứng.
- Những đáp ứng đối với các tác nhân hoá hay lý học có thể xảy ra ngay lập tức hoặc xảy
ra muộn hơn; có thể nhẹ hoặc nặng; phục hồi hoặc không phục hồi được; trực tiếp hoặc
gián tiếp; có thể có lợi hoặc bất lợi (có hại).
- Đáp ứng là phản ứng bất bình thường hay không đeu đặn, có thể liên quan đến hệ thống
miễn dịch hoặc có thể gây ra những thay đổi về gen tại những điểm lắng đọng hoá chất.
- Các đáp ứng đối với các tác nhân phụ thuộc vào điều kiện tiếp xúc như thời gian, liều
lượng tiếp xúc, tính chất hoá , lý tác nhân, tình trạng sức khoẻ của cơ thể tại thời điểm
tiếp xúc….
III. Cơ quan tiếp nhận:
Tác nhân hoá học hay vật lý thường kết hợp với nhau ở mô, ở các cơ quan tiếp nhận.
Cơ quan tiếp nhận có thể coi là “ bến định vị của hoá chất”. Đó là điểm nhạy cảm hay
điểm đáp ứng, nằm tại tế bào đối tượng mà các tác nhân vật lý hay hoá học cùng tác động
lên. Cơ quan tiếp nhận có thể đặc trưng cho tác nhân hoá học hay một nhóm hoá chất.
- Khi liều lượng hoá chất tăng, lượng hoá chất nhiễm vào các cơ quan tiếp nhận cũng có
thể tăng theo. Hóa chất gắn với cơ quan tiếp xúc có thể là liên kết cộng hoá trị, liên kết
ion, hydrogen hay lực VandeWalls. Bản chất của sự liên kết sẽ ảnh hưởng đến thời gian
của phức hoá chất- cơ quan tiếp nhận và thời gian của tác động tạo ra. Liên kết hoá trị
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
thường là không phục hồi được, còn liên kết ion, hydrogen, VandeWalls thường là phục
hồi được.
- Để cơ quan tiếp nhận có thể gây ra được phản ứng, trước hết nó phải gắn với hoá chất.
Liên kết này thường không phải là liên kết hoá trị và có thể phục hồi được. Tiếp theo,
các cơ quan tiếp nhận phải được kích hoạt và quá trình này xác định hoạt động nội lực.
Sau đó là hàng loạt các hiện tượng và cuối cùng là tạo ra sự đáp ứng của cơ thể. Quá
trình này gọi là quá trình liên kết giữa cơ quan tiếp nhận – đáp ứng.
Các yếu tố gây ảnh hưởng đến phản ứng hóa chất:
Các yếu tố ảnh hưởng đối với hoá chất bao gồm:
- Đặc tính lý hoá, độ tinh khiết
- Độ bền
- Điều kiện tiếp xúc (liều lượng , thời gian, mật độ)
- Thể trang di truyền, loài, giới tính, trọng lượng cơ thể, tình trạng sức khoẻ của cơ thể tại
thời điểm tiếp xúc.
- Sự có mặt của những hoá chất khác (sự tương tác) : khi trong môi trường có nhiều độc
chất cùng tồn tại thì tính đoc sẽ thay đổi –phản ứng thu được có thể là tính cộng: chất A
+ chất B độ độc tăng gấp 2 lần, thậm chí nhiều trường hợp , khuyếch đại độ độc lên
gấp bội (5 lần hoặc cao hơn) và thường không thể dự báo được.Bên cạnh đó, phản ứng
hóa chất xảy ra còn có thể mang tính tiêu độc (chất A + chất B < 1 lần độ độc, hoặc
cũng có thể có trường hợp tiêu độc hoàn toàn).
- Các điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, ánh sáng…)
- Tính thích ứng và tính nhạy cảm của từng cá thể
- Liều lượng và số lượng bộ phận tiếp nhận bị nhiễm và bị kích hoạt. (Liều lượng thấp,
phản ứng có thể không quan sát được.Khi liều lượng tăng, phản ứng tạo thành ở mức có
thể quan sát được).
IV. Nhiễm độc và gây ngạt:
- Nhiễm độc và gây ngạt có mối quan hệ nhân quả với nhau. Đa số các hiện tượng gây
ngạt là do cơ thể bị nhiễm độc.
- Nhiễm độc là do chất độc tác động trên một cơ quan hay một hệ thống các cơ quan dẫn
tới tử vong do các hoạt động sinh học của cơ quan bị nhiễm độc không phục hồi.
- Ngạt là do một hoặc nhiều cơ quan của cơ thể thiếu oxi dẫn tới tử vong là do cơ thể
thiếu oxi.
Léon Derobert cho rằng hiện tượng nhiễm độc và ngạt chỉ là một và có 4 loại ngạt:
1/ Ngạt do thiếu oxi cho huyết sẵc tố do nhiều lý do, ví dụ do nguyên nhân cơ học
như thắt cổ, phù phổi cấp, tê liệt hô hấp.
2/ Ngạt do huyết sắc tố không còn khả năng liên kết với oxi, như do huyết sắc tố
chuyển thành cacboxihemoglobin (COHb) trong nhiễm độc CO (cacbon oxit), hoặc
chuyển thành methemoglobin (MetHb) trong nhiễm độc NO2 , nitrit…
3/ Ngạt do tuần hòan bị chậm, như bị nhiễm độc do các dẫn suất của clo, do máu đặc
lại trong bệnh suy tim.
4/ Ngạt do oxi không đưa tới tổ chức làm nhiệm vụ hô hấp tế bào, như trong nhiễm độc
axit xianhidric (HCN) và xianua (CN-) …
Quan niệm trên đây đúng cho đa số trường hợp.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
B – Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính:
I. Bản chất của hoá chất và các tính chất lý hoá của chúng:
1) Cấu trúc hoá học:
Theo Lazarev, cấu trúc hóa học quyết định tính chất lý hóa và hoạt tính hóa học của độc
chất. Những tính chất trên lại quyết định hoạt tính sinh vật học của độc chất.
Visacscon đưa ra quy luật hoạt động các chất hóa học dựa vào cấu trúc hóa học:
Hoạt tính hóa học
Cấu trúc hóa học
Hoạt tính sinh vật học
Tính chất lý hóa
Các hợp chất hydrocacbon có độc tính tăng tỉ lệ thuận với số nguyên tử cacbon có
trong phân tử. Ví dụ:
Pentan (5C) độc hơn butan (4C)
Butylic (4C) độc hơn etylic (2C)
Trong những hợp chất có cùng số nguyên tố, những hợp chất chứa ít nguyên tử độc
hơn các hợp chất chứa nhiều nguyên tử. Ví dụ:
Nitrit (NO2-) độc hơn nitrat (NO3-)
Oxit cacbon (CO) độc hơn cacbonic (CO2).
Khi nguyên tố halogen thay thế cho hyđro nhiều bao nhiêu trong cac hợp chất hữu cơ
thì độc tính tăng lên bấy nhiêu. Ví dụ:
Tetracloruacacbon (CCl4) độc hơn Chlorofoc (CHCl3).
Gốc nitro (-NO2) và gốc amino ( -NH2) thay thế cho H trong các hợp chất carbua vòng
nhiêu bao nhiêu thì độc tính tăng lên bấy nhiêu. Ví dụ:
Nitrobenzen (C6H5NO2) độc hơn bezen ( C6H6).
2) Tính chất lý học của độc chất: được đặc trưng bằng nhiệt độ sôi , độ bay hơi, độ hòa
tan, khả năng hấp phụ….
Nhiệt dộ sôi : xác định các hằng số lý học khác như tính bay hơi và tốc độ bay hơi. Các
chất bay hơi cao tạo ra nồng độ cao trong không khí. Mặt khác các chất này sẽ làm tăng tỉ
trọng của không khí lên.
Tính hòa tan:
Các tính chất lý hóa kể cả dạng của hóa chất ( chất bột, chất lỏng, chất khí) và dộ hòa
tan trong mỡ sẽ xác định tốc độ và cường độ vận chuyển hóa chất qua màng tế bào cũng
như nồng độ hóa chất tại cơ quan tiếp nhận. Độc chất càng dễ hòa tan trong nước, trong
dịch thể và mỡ thì càng độc. Các chất càng dễ tan trong mỡ thì độc tính cho hệ thần kinh
càng cao. Các hóa chất tan được trong mỡ có thể dễ dàng đi qua màng tế bào hơn các hóa
chất tan được trong nước.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
Độ hòa tan trong mỡ được biểu thị bằng hệ số Oerton Mayer là tỷ số giữa độ hòa tan của
một chất trong mỡ so với nước. Ví dụ: Benzen có hệ số là 300, độc hơn rượu etylic có hệ số
là 2,5.
Mức độ ion hóa cũng làm ảnh hưởng đến di chuyển của hóa chất. Sự lắng đọng sinh học
cũng phụ thuộc vào tính chất này. Sự lắng đọng sinh học ở đây bao gồm cả hấp thụ, phân
bố, chuyển hóa sinh học, đào thải và cơ cấu tĩnh động học của những quá trình này. Trong
quá trình chuyển hóa sinh học, cơ thể thường chuyển hóa các hợp chất tan trong mỡ sang
một dạng khác dễ đào thải và ít hoat tính hơn dưới dạng hóa chất tan được trong nước.
Khả năng hấp phụ là khả năng tập trung những chất ở dạng khí, bụi, hơi trên bề mặt
chất rắn. Mức độ hấp phụ tùy thuộc vào khả năng hấp phụ của vật liệu xây dựng, nhiệt độ
không khí, nồng độ độc chất và thời gian tiếp xúc.
3) Tác dụng phối hợp của độc chất:
Trong thực tế, khi có nhiều độc chất cùng tồn tại thì tính độc sẽ thay đổi, có thể tăng
cường và cũng có thể tiêu giảm độ độc.
Hình 1: tác hại kết hợp của hai hoá chất có thể lớn hơn tổng tác hại của từng hoá chất
thành phần.
Ví dụ:
Về bản chất hóa học, cùng một cách vào cơ thể qua đường hô hấp nhưng ozon có thể tác
động tại chỗ gây kích ứng và viêm, còn các chất gây mê gây tác động tòan thân và ảnh
hưởng đến thần kinh. Các khí qua đường hô hấp kết hợp với nước ở đó tạo ra các chất gây
tổn thương cục bộ (HCHO, SO2 , NO2).
II. Điều kiện tiếp xúc:
Ngoài bản chất của hóa chất và các đặc tính lý hóa của chúng, phản ứng đối với một hóa
chất thường bị ảnh hưởng bởi điều kiện tiếp xúc bao gồm liều lượng hay nồng độ, dòng tiếp
xúc và thời gian tiếp xúc.
1) Liều lượng: có thể tiếp nhận được về phương diện sinh học của tác nhân, nồng độ tại cơ
quan tiếp nhận sẽ xác định cường độ phản ứng. Có thể nói “ liều lượng làm các chất trở
thành độc chất”.
Phản ứng đối với một hóa chất có thể được xác định bởi độ lớn của mối liên kết với cơ quan
tiếp nhận, đó là số lượng các cơ quan tiếp nhận riêng biệt được hóa chất chiếm giữ và thời
gian tương tác giữa các hóa chất – cơ quan tiếp nhận. Đó là hàm số của bản chất mối liên kết
hóa học ( hydro hay Vander Waals) và nồng độ hóa chất tại cơ quan tiếp nhận. Liều lượng
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
hay nồng độ càng lớn thì số cơ quan tiếp nhận tham gia càng nhiều, sự liên kết càng lâu hơn,
phản ứng gây ra lớn hơn và trong một thời gian dài hơn.
Ví dụ: người ta tính tóan liều lượng caffein trong 100 tách cà phê có thể gây chết người;
lượng solanine tìm thấy trong 180 kg khoai tây có thể gây chết người.
Liều lượng là đơn vị có khả năng phản ứng của chất hóa học, lý học hay sinh học. Liều
lượng có thể là khối lượng trên thể trọng (mg,g,ml/ trọng lượng cơ thể) hoặc khối lượng trên
đơn vị bề mặt tiếp xúc của cơ thể (mg, g, ml/ diện tích da). Tiêu chuẩn để xác định độc tính là
liều chí tử hoặc nồng độ chí tử (LC50).
Nồng độ trong không khí có thể được biểu diễn như đơn vị trọng lượng hay khối lượng
trên một thể tích không khí như ppm ( mg/m3 không khí ). Nồng độ trong nước có thể biểu
diễn bằng đơn vị khối lượng/ lít nước (mg/l = ppm hay g/l = ppb).
2) Đường tiếp xúc: cũng là một yếu tố đáng kể ảnh hưởng đến phản ứng.
Ví dụ: Đường mía là thực phẩm dùng để ăn, uống, nhưng bụi đường vào phổi lại gây bệnh
cho phổi. Động vật hít metylenclorua thì bị các khối u, nhưng cho vào khẩu phần ăn của
chúng có metylen clorua thì không gây bệnh..
Đường tiếp xúc ảnh hưởng đến phản ứng của hóa chất do chúng sẽ xác định một lượng lớn
như thế nào được thâm nhập vào cơ thể. Con đường tiếp xúc thông thường là qua miệng vào
đến hệ tiêu hóa, qua da, qua hệ hô hấp. Ví dụ: khi ta tiếp xúc với nước qua miệng hay qua da,
điều này chẳng gây nên một tác động xấu nào, nhưng nếu ta tiếp xúc với nước qua phổi thì
điều nay có thể gây chết người.
Phần nhiều những tiếp xúc với hóa chất gây ra đồng thời do nhiều đường, nhưng không
phải tất cả các hóa chất đều được hấp thụ qua tất cả mọi đường. Ví dụ: các thuốc trừ sâu
nhóm lân hữu cơ nhìn chung hấp thụ vào cơ thể qua tất cả các đường và gây độc như nhau
không phân biệt về con đường thâm nhập. Uống vitamin D vơi nồng độ cao có thể gây độc,
nhưng nếu tiếp xúc với vitamin D qua da thì không gây nên độc tính nào cả. Thủy ngân kim
loại không độc nếu bị thâm nhập qua tất cả các đường; nếu thâm nhập qua đường thức ăn nó
sẽ được thải nguyên vẹn ra ngòai. Song nếu hơi của Hg bị hít vào qua phổi hay tiếp xúc hơi
qua da thì nó sẽ bị hấp thụ và gây nên tính độc rất lớn.
3) Thời gian tiếp xúc:
Tiếp xúc trong một thời gian ngắn thường chỉ bị những tác động gây hại mang tính có thể
phục hồi được, nhưng nếu tiếp xúc trong một thời gian dài sẽ bị những tác hại không thể phục
hồi được. Ví dụ: Tiếp xúc ngắn hạn với rượu etylic có thể dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ (do gan
không thể lọc nổi mỡ trong một thời gian nhất định), nhưng tiếp xúc dài hạn có thể dẫn tới
benh xơ gan….
III. Loài, giới tính, độ tuổi và tình trạng của cơ thể sinh vật tại thời điểm tiếp xúc:
- Phản ứng đối với một hóa chất mang tính đặc thù riêng về loài.
Ví dụ: methanol rất độc hại đối với con người và các lòai động vật linh trưởng, nó có thể
gây mù cho những loài này, nhưng không gây mù cho các loài khác. Nitrobenzen gây nên
bệnh về máu gọi là methemoglobineme và nó rất độc đối với con người nhưng lại không độc
đối với khỉ, chuột hay thỏ; 1,2- dichloroethane gây ung thư phổi ở chuột nhắt nhưng không
gây ung thư cho chuột to…
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
Tác động của các hóa chất trong cơ thể người chỉ được đánh giá khi có đủ các số liệu độc
chất học thu được từ các thí nghiệm dựa trên cơ sở động vật. Nói chung, các loài động vật
phân loại gần người có thể được coi là loài phù hợp hơn để nghiên cứu độc chất học. Trong
một số trường hợp nghiên cứu có thể sử dụng đến các lòai động vật mang tính nhạy cảm cao.
- Phản ứng đối với hóa chất có thể bị ảnh hưởng bởi độ tuổi của cơ thể tại thời điểm tiếp
xúc. Ví dụ: DDT không có tính độc hại tức thời đối với những chuột con mới sinh nhưng
chúng sẽ trở nen độc hại hơn rất nhiều đối với những con chuột có tuổi đời lâu năm hơn;
Boric axit độc đối với chuột mới sinh hơn là với chuột có tuổi đời lâu hơn…
Cơ sở của những khác biệt trong phản ứng có thể liên quan đến kích thước cơ thể, trọng
lượng bề mặt, thành phần cấu tạo cơ thể, khả năng chuyển hóa sinh học, hay các yếu tố khác
chưa xác định được.
- Phản ứng với hóa chất còn phụ thuộc nhiều đến giới tính. Ví dụ: chuột đực nhạy cảm
hơn chuột cái gấp 10 lần khi bị tiếp xúc lâu với DDT. Một số các hợp chất photpho hữu cơ
độc hơn đối với chuột nhắt cái và chuột cái to trong khi một số hợp chất khác lại độc hơn đối
với chuột đực…
- Tình trạng sức khỏe của cơ thể sinh vật, trong đó tình trạng bệnh tật có thể gây ảnh
hưởng trực tiếp đến các phản ứng hóa chất. Thông thường điều này gây nên những ảnh hưởng
xấu đến tồn đọng của hóa chất trong cơ thể sinh vật.
Ví dụ: khi gan bị bệnh ( như khi bị tiếp xúc với các hyđrocacbon bị halogen hóa ) thì phản
ứng của gan đối với rượu có thể bị kéo dài hơn do cơ chế chuyển hóa sinh học của rượu trong
gan bị thay đổi. Sự tồn tại các bệnh về gan hay phổi làm tăng các tác động có hại của các tác
nhân gây độc đối với gan và phổi. Sự tồn tại của các bệnh về thận gây ảnh hưởng đến sự đào
thải các hóa chất và kéo dài thời gian hoạt động của các hóa chất này trong cơ thể.
IV. Sự có mặt của các hoá chất trong cơ thể sinh vật, trong môi trường và trong thời gian
tiếp xúc:
Mức độ phản ứng đối với hoá chất trong hệ thống sinh học là hàm số lượng hoá chất có
hoạt tính sinh học tại cơ quan tiếp nhận, tại mô tế bào được tiếp nhận, thời gian tương tác
giữa hoá chất và cơ quan tiếp nhận; phản ứng đối với một hoá chất là hàm số của liều lượng
và điều kiện tiếp xúc. Mức độ của mối tương tác độc chất hoc phụ thuộc vào liều lượng.
Tác động của hai hay nhiều hoá chất đồng thời hoạt động cùng nhau có thể là : tác động
tương đương, tác động lớn hơn hay tác động nhỏ hơn.
Cộng thêm các tác động xuất hiện khi kết hợp tác động của hai hay nhiều hoá chất gây ra
một phản ứng, chúng bằng tổng các tác động riêng biệt cộng lại. Cơ chế hoạt động của các
chất tương tác co thể giống hệt nhau, tương tự hay khác hẳn nhau.
Ví dụ: A + B phản ứng; 1 mức độ tác động + 3 mức độ tác động = 4 mức độ tác động.
Khi hai loại thuốc trừ sâu : lân hữu cơ được đưa đồng thời, thì tác hại gây ức chế enzym
cholinesterase thường được tăng theo phép tính cộng.
C – Phân loại chất độc:
I. Phân loại dựa theo tính chất nguy hại:
1) Hóa chất phóng xạ
2) Các chất nguy hại thuộc các nhóm kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, các chất dược
liệu gồm 2 nhóm:
+ Các chất tổng hợp hữu cơ
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
+ Muối kim loại, axit và kiềm vô cơ.
3) Chất thải bệnh viện, các phòng thí nghiệm.
4) Chất gây nổ
5) Chất gây cháy
II. Phân loại dựa theo độ bền vững:
Dựa vào tính bền vững của chất nguy hại có thể phân ra 4 nhóm sau:
1) Không bền vững :độ bền vững 1-2 tuần (P hữu cơ, carbonate…)
2) Bền vững trung bình : độ bền vững từ 3 tháng đến 18 tháng.
3) Bền vững: thời gian bền vững kéo dài từ 2-5 năm ( DDT, aldrin, chlorodane…)
4) Rất bền vững ; lưu tồn rất lâu trong cơ thể sinh vật (kim loại nặng…)
III. Phân loại dựa trên cơ quan bị tác động:
1) Các chất gây ảnh hưởng tập trung, điểm:
Cl2 , O3 , kiềm, muối kim loại nặng, formol, F…
2) Các chất gây ảnh hưởng hệ thần kinh:
CO2 , phenol, F, formol…
3) Các chất gây độc hại máu: Zn, P…
4) Các chất gây độc hại nguyên sinh chất: F…
5) Các chất gây độc hại hệ enzym:
Phc , Na2SO4 , F…
6) Các chất gây mê:
Chlorofoc, CCl4 , ete…
7) Các chất gây tác động tổng hợp:
Formol, F…
8) Một số độc chất có hàm lượng khác nhau gây ảnh hưởng khác nhau.
Ví dụ: phenol hàm lượng thấp hệ thần kinh
Phenol hàm lượng cao máu
IV. Phân loại dựa trên mức tác dụng sinh học:
Tại hội nghị quốc tế năm 1969 về độc học sinh thái, các chuyên gia đã đề nghị phân loại
sinh học các chất công nghiệp. Việc phân loại này dựa vào 4 mức độ tác dụng của chất nguy
hại:
Loại A :(tiếp xúc không nguy hiểm) tiếp xúc không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Loại B : Tiếp xúc có thể gây tác hại đến sức khoẻ nhưng có thể phục hồi được.
Loại C : Tiếp xúc có thể gây bệnh nhưng không hồi phục được.
Loại D : Tiếp xúc có thể gây bệnh không thể phục hồi được hoặc chết.
Sự phân loại này phù hợp với thời gian tiếp xúc 8 giờ/ ngày và 5 ngày/ tuần. Tuy nhiên,
phân loại này khó đối với những chất gây ung thư hoặc đot biến gen.
V. Phân loại các hoá chất dựa trên nguy cơ gây ung thư ở người:
Dựa trên những chứng cứ rõ ràng, IARC (cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế ) đã phân
loại các chất hoá học theo 4 nhóm có khả năng gây ung thư:
Nhóm 1 : tác nhân là chất gây ung thư ở người.
Nhóm 2A : tác nhân có thể gây ung thư ở người.
Nhóm 2B : tác nhân có lẽ gây ung thư ở người.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
Nhóm 3 : tác nhân không thể phân loại dựa trên tính gây ung thư ở người.
Nhóm 4 : tác nhân có lẽ không gây ung thư ở người.
IARC xem xét toàn thể các chứng cứ để đánh giá toàn diện về khả năng gây ung thư ở
người của các tác nhân, hỗn hợp và tình huống gây nhiễm.
Việc phân nhóm các yếu tố này mang tính khoa học dựa trên thông tin số liệu tin cậy,
chứng cứ thu được từ những nhóm nghiên cứu ở người, động vật thí nghiệm.
Nhóm 1 : tác nhân (hoặc hỗn hợp ) chắc chắn gây ung thư cho ngừơi:
Đây là những chất mà khả năng gây ung thư ở người của chúng đã cónhững chứng cứ
chắc chắn. Ngoài ra, một tác nhân (hỗn hợp ) có thể xếp vào nhóm này khi bằng chứng gây
ung thư cho người chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng chắc chắn là gây ung thư trên động vật thí
nghiệm và có luận cứ cho thấy khi vào cơ thể nó sẽ có tác động theo cơ chế dẫn đến ung thư.
Nhóm 2 :
Nhóm này bao gồm các tác nhân, hỗn hợp, tình huống nhiễm mà trong một số trường hợp
thì có đầy đủ bằng chứng về tính gây ung thư ở người, trong những trường hợp khác không
có dữ liệu về tính gây ung thư ở người nhưng có đủ bằng chứng trên động vật thí nghiệm.
Các tác nhân hỗn hợp trong trường hợp này phân thành 2 nhóm : nhóm A và nhóm B dựa trên
cơ sở các chứng cứ thí nghiệm và dịch tễ học về khả năng gây ra ung thư hoặc những dữ liệu
thích hợp khác.
* Nhóm 2A : Tác nhân (hoặc hỗn hợp ) có thể gây ung thư cho người
Đó là những chất mà có một số bằng chứng chưa hoàn toàn đầy đủ về tính gây ung thư
cho người nhưng có bằng chứng xác nhận là gây ung thư cho động vật thí nghiệm. Trong một
vài trường hợp, một tác nhân (hỗn hợp ) có thể xếp vào nhóm này khi các bằng chứng về tính
gây ung thư trên người không thoả đáng, nhưng đủ bằng chứng xác nhận là gây ung thư trên
động vật thí nghiệm và có luận cứ vững chắc cho thấy tiến trình gây ung thư đó tương tự như
cơ chế gây ung thư ở người. Một số trường hợp ngoại lệ, một số tác nhân (hỗn hợp) có thể
xếp vào nhóm này chỉ vì lý do có một bằng chứng cho thấy có thể gây ung thư ở người.
* Nhóm 2B : Tác nhân (hỗn hợp) có lẽ gây ung thư cho người
Đó là các tác nhân ( hỗn hợp) mà có một số bằng chứng (nhưng chưa đầy đủ hoàn toàn )
về khả năng gây ung thư cho người và gần đầy đủ bằng chứng về tính gây ung thư trên động
vật thí nghiệm. Cũng xếp vào nhóm này những chất mà chứng cứ gây ung thư cho người
không thoả đáng nhưng có đủ bằng chứng thích hợp về tính gây ung thư ở động vật thí
nghiệm. Trong một vài trường hợp, một tác nhân (hỗn hợp) cũng được xếp vào nhóm này khi
bằng chứng gây ung thư cho người không thoả đáng, nhưng có một số bằng chứng gây ung
thư ở động vật thí nghiệm đi kèm với những chứng cứ bổ sung từ những nguồn thông tin, số
liệu đáng tin cậy.
Nhóm 3 : tác nhân (hoặc hỗn hợp) chưa thể xếp vào nhóm chất gây ung thư cho người
Đó là các tác nhân (hỗn hợp ) không có bằng chứng rõ ràng gây ung thư ở người nhưng
lại có đầy đủ bằng chứng gây ung thư ở động vật thí nghiệm, song cơ chế gây ung thư ở đây
không giống như đối với người.
Nhóm 4 : tác nhân ( hỗn hợp ) có thể gây ung thư cho người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
Đó là những tác nhân (hỗn hợp) mà bằng chứng cho thấy không có tính gây ung thư cho
ngườivà động vật thí nghiệm. Trong một số trường hợp, những tác nhân (hỗn hợp ) có bằng
chứng không chắc chắn là gây ung thư cho người, nhưng từ nhiều thông tin, số liệu rõ ràng
chứng minh là không gây ung thư cho động vật thí nghiệm cũng được xếp vàp nhóm này.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
CHƯƠNG I I : TÁC HẠI CỦA HOÁ CHẤT
ĐẾN SỨC KHOẺ CON NGƯỜI
A. Đường xâm nhập của hoá chất vào cơ thể người:
Sự luân chuyển của hoá chất xảy ra bên ngoài và bên trong cơ thể sống.
Sự luân chuyển ngoài cơ thể liên quan đến các tác nhân môi trường như
các điều kiện khí hậu và đặc tính hoá, lý của hoá chất, kể cả độ tan nếu
như hoá chất được tìm thấy trong môi trường nước. Sự khuyếch đại sinh
học cũng có thể xuất hiện.
Ví dụ: Metyl thuỷ ngân tham gia vào dây chuyền thực phẩm thông qua
sinh vật phù du và khuyếch đại do tích đọng ở cá với nồng độ lớn gấp
khoảng 103 lần hoặc hơn so với lúc đầu.
Sự lưu chuyển hoá chất từ môi trường ngoài vào cơ thể người trải qua các giai đoạn cơ bản
sau:
CH3Hg+
Cá nhỏSâu bọ
Sinh vật trôi nổi
Chim Cá lớn
Vi khuẩn kị khí
Người
Hg2+
Tiếp xúc:
Sự tiếp xúc độc chất với cơ thể sống có thể được hiểu là sự có mặt của một xenobiotic (hoá
chất lạ đối với cơ thể) trong cơ thể sinh vật. Đơn vị của sự tiếp xúc thường được tính bằng ppm
(đơn vị một phần triệu ) hay đơn vị khối lượng trên một mét khối không khí, một lít nước hay
một kg thực phẩm. Liều lương tiếp xúc qua da thường được tính bằng nồng độ của dung dịch
tiếp xúc với diện tích bề mặt cơ thể.
Hấp thụ:
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
Hấp thụ là quá trình các chất thấm qua màng tế bào và xâm nhập vào máu. Sự hấp thụ các
độc chất con có thể xảy ra qua đường tiêu hoá, hô hấp, da…
Sự vận chuyển của độc chất từ hệ tuần hoàn vào trong mô cũng được gọi là sự hấp thụ, nó
tương tự như quá trình hấp thụ hoá chất từ bề mặt cơ thể vào hệ tuần hoan.
Lượng hấp thụ các chất trong cơ thể động vật phụ thuộc vào lượng chất đưa vào, thời gian
cơ thể bị tiếp xúc, kiểu , loại xâm nhập…
Ví dụ: độc chất trong không khí có thể ở dạng khí , cũng có thể ở dạng hạt bụi. Sự hấp thụ và
thời gian lưu trữ các độc chất trong cơ thể động vật phụ thuộc nhiều vào kích thước hạt của
chúng. Những hạt này có thể sẽ kết lắng ở bề mặt cơ quan hô hấp theo 1 trong 3 quá trình sau:
+ Phân tán hạt : xảy ra đối với những hạt có kích thước vài micron khi luồng khí gặp bề
mặt dốc.
+ Lắng đọng theo lực hấp dẫn : phụ thuộc vào khối lượng và hình dạng của hạt. Đối với hạt
có đồng mật độ thì quá trình này thường có ở hạt có đường kính 0,5 – 5 micron.
+ Khuyếch tán: hiện tượng này thường có ở hạt có kích thước nhỏ.
Ngoài ra, sự hấp thụ còn phụ thuộc vào các quá trình phân bố, chuyển hoá và bài tiết trong cơ
thể.
Phân chuyển :
Từ hệ thống tuần hoàn trong cơ thể, độc chất đi qua một, nhiều hay thậm chí tất cả các cơ
quan trong cơ thể gọi là quá trình phân chuyển hay sự phân chuyển.
Phân chuyển là quá trình vận chuyển độc chất sau khi đã xâm nhập vào máu đến các cơ
quan trong cơ thể. Sau đó một số chất có thể chuyển hoá, một số chất bị tích đọng trong cơ thể.
Tốc độ phân chuyển các độc chất tới các tế bào của mỗi cơ quan phụ thuộc vào dòng máu
lưu chuyển qua cơ quan đó. Tuy nhiên, sự phân chuyển của bất kì một chất nào đó có thể bị ảnh
hưởng bởi sự tích luỹ tại các tế bào khác nhau trong cơ thể mà có thể được xem như những khu
vực lưu giữ. Các khu vực này là:
+ Các protein của huyết tương.
+ Mỡ của cơ thể
+ Xương
+ Gan và thận
Do phản ứng lý hoá của độc chất với các hệ thống cơ quan tương ứng mà có sự phân bố đặc
biệt cho từng chất:
+ Độc chất có tính điện ly lưu giữ ở một số tổ chức và cơ quan khác nhau như chì, flo tập
trung trong xương, bạc ,vàng ở da, hoặc lắng đọng ở gan, thận dưới dạng phức chất.
+ Các chất không điện ly loại dung môi hữu cơ tan trong mỡ tập trung trong các tổ chức
giàu mỡ như thần kinh.
+ Các chất không điện ly và không hoà tan trong các chất béo nói chung thấm vào tổ chức
kém hơn và phụ thuộc vào kích thước phân tử và nồng độ độc chất.
Bài tiết:
Các độc chất thải ra ngoài cơ thể theo đường thận, tiêu hoá, da, tuỳ thuộc vào tính chất lý
hoá của chúng.
Thận là cơ quan đào thải chính. Bên cạnh đó, độc chất cũng được đào thải ra qua các nội
cơ quan khác như: kim loại nặng thường đào thải ra khỏi cơ thể qua đường ruột…., ở gan một
số độc chất được chuyển hoá rồi liên hợp với sulfo hoặc glucuronic, sau đó được đào thải.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
Qua hơi thở có thể đào thải một số lượng lớn chất độc dưới dạng khí và hơi. Ngoài ra các
độc chất cũng còn được bài tiết qua mồ hôi và sữa.
Tồn lưu:
Khả năng tồn lưu của các chất trong cơ thể phụ thuộc vào đặc điểm hoá học, cấu trúc phân
tử và tính chất vật lý của chúng. Một số chất thường tập trung ở các tổ chức mỡ như:
Chlordane, DDT,… Protein của plasma có thể liên kết với Cu, Zn. Còn Pb tích đọng trong
xương. ( nguồn : độc học môi trường và sức khoẻ con người – Trịnh Thị Thanh. Trang 55)
Sơ đồ chu trình tương tác giữa các độc chất và độc tố với cơ thể sinh vật
Xâm nhập Độc chất
và độc tố Sinh vật
Gây độc trực tiếp, cấp tính
Đào thải
Chuyển hoá
Tích luỹ độc
chất và độc tố
Môi trường
bên trong
Nguồn
Chuyển hoá
và đào thải
(môi trường
bên ngoài)
Gây độc mãn tính
Ví dụ: Rượu etylic ở một nồng độ nào đó là độc chất với con người, cơ chế tác động thể hiện
như sau:
Rượu etylic Cơ thể Đào thải
Chuyển hoá trong cơ thể
Tiết niệu
- Sự lưu chuyển hoa chất trong cơ thể liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự lắng đọng
sinh học chất đó ở trong cơ thể. Điều này bao gồm cả tính chất hoá – lý như : cỡ hạt, điều kiện
tiếp xúc và tình trạng sức khoẻ của cơ thể.
Cơ thể người được ngăn cách với môi trường bên ngoài bởi ba loại màng chính:
+ Da
+ Biểu mô của hệ tiêu hoá.
+ Biểu mô của hệ hô hấp.
Các con đường tiếp xúc giữa hoá chất với cơ thể động vật và con người : qua đường tiêu
hoá, hô hấp, tiếp xúc qua da…. Nhìn chung, độc chất hấp thụ qua đường tiêu hoá ít hơn so với
đường da và biểu mô của hệ hô hấp. Độ độc của các chất sẽ bị giảm bớt khi qua đường tiêu hoá
do tác động của dịch tiêu hoá.
Hóa chất vận chuyển từ điểm tiếp xúc vào hệ mạch máu. Để xâm nhập vào máu, độc chất
phải vượt qua được các màng trên trước khi tân công lên một khu vực nào đó của cơ thể. Sự
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
xâm nhập của một độc chat qua bất kì một màng sinh học nào đều được quyết định bởi tính
chất lý hoá của nó như:
+ Mức độ ion hoá thấp.
+ Hệ số phân bố mỡ / nước của dạng không ion hoá cao
+ Các bán kính nguyên tử hoặc phân tử của các chất có khả năng tan ít trong nước.
Ngay khi một độc chất đã vượt qua các màng, nó nhập vào vòng tuần hoàn máu và mang đi
khắp cơ thể với một số dạng khác nhau:
+ Các phân tử cókhả năng khuyếch tán tự do được hoà tan trong nước nhũ tương.
+ Các phân tử liên kết thuận nghịch với các protein, chylommicron hoặc các cấu tử
khác của huyết thanh.
+ Các phân tử tự do hoặc liên kết nằm trong hồng cầu và các yếu tố tạo thành khác.
Trong mau, hoá chất có thể tồn tại tự do, không cần liên kết , hoặc liên kết với protein (
thường là liên kết với albumin). Hoá chất có thể từ máu để vào mô và các tế bào ( ở gan ), tích
đọng lại (ở mô mỡ ), đào thải ra khỏi cơ thể (qua thận), hay sẽ tạp nên các phản ứng ( trong
não). Biên độ của phản ứng phụ thuộc vào nồng độ của hoá chất tại cơ quan tiếp nhận, ái lực
của chúng và hoạt động trong cơ thể. Nhìn chung, tác động của bất ky một độc chất nào cũng
đều phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ của nó tại khu vực tác động.
Có nhiều dạng phản ứng tạo thành do sự tương tác của hoá chất và bộ phận tiếp nhận.
Chúng bao gồm những thay đổi hình dạng trông thấy được và không trông thấy được, hoặc
những thay đổi trong các chức năng sinh lý và sinh hoá. Các phản ứng có thể không đặc trưng
như viêm nhiễm, hoặc đặc trưng như :đột biến gen, dị hình, ung thư…. Các phản ứng có thể
quan sát được ngay lập tức hay phải một khoảng thời gian sau đó; phản ứng có thể phục hồi
được, hoặc không phục hồi được, có thể tại chỗ, có thể liên quan đến một hay nhiều bộ phận và
nó có thể có lợi hoặc có hại. Các phản ứng này có thể liên quan đến tính thống nhất, chức năng,
sự phát triển và liên hệ giữa các tế bào. Tuy nhiên, bản chất cơ bản của tế bào không thể nào bị
thay đổi do hoá chất; ví dụ: tế bào cơ không thể bị biến đổi thành tế bào bài tiết.
I. Hấp thụ qua đường hô hấp :
- Hệ thống hô hấp bao gồm: đường hô hấp trên (mũi, miệng, họng ); đường thở (khí
quản, phế quản, cuống phổi) và vùng trao đổi khí (phế nang), nơi oxy tư không khí vào
máu và đioxit cacbon từ máu khuyếch tán vào không khí.
- Đây là con đường xâm nhập quan trọng nhất và luôn xảy ra do con người luôn phải hít
thở.Thể tích hô hấp khí của người lớn là 20m3/ngày và trẻ em la 5m3/ngày.
- Các độc chất hấp thụ qua đường này thường ở dạng khí như CO, NO2 , SO2 ,…hơi của
các chất lỏng dễ bay hơi như benzen, CCl4 , hơi chì trong xăng và các Sol khí.
Hình 2 : không khí vào phổi tới tận phế nang,
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
nơi đó xảy ra sự trao đổi giữa oxy và cacbonic.
- Thống kê thấy rằng, 95% nhiễm độc nghề nghiệp là qua hô hấp. Với một người lớn
khoẻ mạnh thì diện tích bề mặt trao đổi khí của phổi là 90m2, trong đó 70m2 là của phế
nang; ngoài ra còn có một mang lưới mao mạch với diện tích 140m2, dòng máu qua phổi
nhanh và nhiều thuận lợi cho việc xâm nhập của khí độc. Chúng đi vào mũi, qua họng,
khí quản, vào phổi, phế nang, các mao quản trong phổi và cuối cùng là túi phổi. Ở đây có
những mạch máu nhỏ li ti, màng nhầy là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí. Một hoá chất
khi lọt vào đường hô hấp sẽ kích thích màng nhầy của đường hô hấp trên và phế quản-
đây là dấu hiệu cho biết sự hiện diện của hoá chất. Sau đó, chúng sẽ xâm nhập sâu vào
phổi gây tổn thương phổi hoặc lưu hành trong máu. Máu tuần hoàn nhanh, trong 23 giây,
sẽ đưa đến các cơ quan như não, gan, thận, mật.
- Mức độ thâm nhập của các hạt bụi vào cơ thể phụ thuộc vào kích thước hạt và tính tan
của chúng:
Các chất khí có khả năng tan trong nước khi vào cơ thể sẽ tan trong nước nhầy của khí
quản, tích đọng và gây tổn thương. Các chất khí tan trong mỡ thẩm thấu qua màng phổi
với tốc độ phụ thuộc vào hệ số tỷ số phân bố mỡ/ nước và sự hoà tan của khí trong máu.
Các hạt bụi có đường kính lớn hơn 10 m thường gây tác động đến đường hô hấp
trên, đặc biệt là phần mũi và khí quản.
Các hạt có đường kính từ 1-5 m tác động đến phổi và các mao mạch trong phổi. Các
hạt có đường kính nhỏ hơn 1 m thường đến tới màng phổi. Các hạt lọt vào phần trên của
hệ hô hấp thường bị thải ra thông qua việc ho, hắt hơi hoặc đôi khi nuốt vào theo đường
tiêu hoá.
Các hạt mắc vào phần dưới cua hệ hô hấp có thể sẽ được vận chuyển đến tận màng
phổi. Trung bình, khoảng ½ các chất sẽ thâm nhập vào cơ thể trong vòng 1 ngày, điều này
cũng còn phụ thuộc vào bản chất của độc chất. Phần còn lại sẽ được thâm nhap trong
những ngày tiếp theo, thậm chí hàng năm sau.
- Chỉ những hạt nhỏ ( đường kính nhỏ hơn 1/7000 mm) mới tới được vùng trao đổi khí.
Những hạt bụi này sẽ lắng đọng ở đó hoặc khuyếch tán vào máu tuỳ theo độ tan của hoá chất.
Các hạt tan thấm qua màng phổi và đi vào hệ tuần hoàn máu.
Các hạt không tan được khuyếch tán chậm hơn và vào đến được mạch máu thông qua
hệ tuần hoàn của bạch cầu.
Những hạt bụi không hoà tan gan như được loại trừ bởi bộ phận làm sạch của phổi.
Những hạt bụi lớn hơn sẽ được lông mũi giữ lại hoặc lắng đọng dọc theo khí , phế quản.
Cuối cùng chúng sẽ được chuyển tới họng và nuốt, ho, hay khạc ra ngoài.
- Bên cạnh đó, qua hơi thở cũng có thể đào thải một số độc chất dưới dạng khí hay hơi.
Như ta đã biết toàn bộ phế nang phổi có một mạng lưới mao mạch dày đặc làm cho chất
độc khuyếch tán nhanh vào trong máu, không qua gan để giải độc một phần như hệ tiêu hoá mà
qua ngay tim để đi đến các phủ tạng, đặc biệt đến hệ thần kinh trung ương. Khi chất độc qua
đường hô hấp vào máu, rồi theo máu tuần hoàn đi khắp cơ thể chỉ trong thời gian 23 giây. Do
đó có thể nói sự xâm nhập của hoá chất vào trong cơ thể theo con đường hô hấp diễn ra nhanh
và gần như tiến thẳng vào tĩnh mạch. (nguồn : Độc học môi trường và sức khoẻ con người-
Trịnh Thị Thanh, trang 62, 63 và tai liệu mạng).
II. Hấp thụ qua da :
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
- Da có vai trò bảo vệ cơ thể chống các yếu tố hoá học, lý học và sinh học. Một số hoá
chất do có áp lực lớn với lớp mỡ dưới da, đi qua lớp thượng bì và mô bì, đi vào hệ tuần
hoàn và gây nhiễm độc cho cơ thể. Rất nhiều hợp chất được sử dụng cho các mục đích
nông nghiệp và công nghiệp có khả năng tan trong mỡ cao và đã gây độc cho người sử
dụng. Các hoá chất đó là xăng pha chì, nicotin, các dẫn suất nitro và amin thơm, các dung
môi có Cl2, thuốc trừ sâu photphat (DFP , parathinon..) và clo hữu cơ CCl4 …
- Những yếu tố để xác định khả năng hấp thụ qua da của chất độc trước hết là tính chất lý
học và hoá học của các chất như tính hoà tan trong nước và trong các dung môi, trọng
lượng phân tử, sự ion hoá, tính hoạt động bề mặt… Rồi đến tính nguyên vẹn của da, độ
dày nơi tiếp xúc, các điều kiện tiếp xúc… Nếu da bị tổn thương từ trước thì đươc xem như
cửa mở sẵn cho chất độc xâm nhập cơ thể.
- Khả năng xâm nhập qua da phụ thuộc vào :
Độ dày của da.
Sắc tố da.
Mao mạch dưới da.
Thời tiết: nóng nhanh hơn lạnh.
Độ ẩm da: da đổ mồ hôi nhiều dễ bị nhiễm độc tố tan trong nước.
Bộ phận cơ thể: da so hấp thụ nhanh hơn da lòng bàn tay, bàn chân…
- Một chất dây dính trên da có thể có các phản ứng sau:
Da và tổ chức mỡ tác dụng như hàng rào bảo vệ chống lại sự xâm nhập của độc chất
gây tổn thương cơ thể.
Độc chất có thể phản ứng với bề mặt da và gây viêm da sơ phát.
Độc chất xâm nhập qua da vào máu.
Tuỳ theo tính chất của hoá chất, có chất tác dụng mạnh mẽ tai chỗ da tiếp xúc gây hư hại
da, gây kích ứng hoặc hoại tử, đặc biệt có thể phá huỷ ngay tức khắc, ví dụ H2SO4. Nhiều hoá
chất có thể vượt qua các lớp của da hấp thụ vào máu gây nhiễm độc toàn thân…
- Da dễ cảm thụ với các chất độc như paraphenylendiamin, dinitrobenzen, toluen…, và các
kim loại như : Ni, Hg, Cr (VI) ….
- Một số chất độc có thể qua da nguyên vẹn một cách nhanh chóng và gây nhiễm độc, ví dụ
các hợp chất lân hữu cơ dùng làm chất trừ sâu : parathion, vophatoc, DDVP…, các hợp
chất khác như nicotin, anilin….
- Nhiễm độc qua niêm mạc càng nguy hiểm hơn vì ở niêm mạc có các mao mạch dày đặc
như niêm mạc mắt… chúng hấp thụ dễ dàng một số chất độc và nhạy cảm với một số chất
kích thích. Về nguyên tắc, các độc chất qua mắt tương tự qua da nhưng về cường độ thì
mạnh mẽhơn nhiều vì mắt và các bộ phận của mắt rất nhạy cảm với chất độc. Các chất dễ
gây tổn thương cho mat là các chất kích ứng, các chất ăn mòn, các dung môi hữu cơ, các
chất tẩy rửa, các chất độc chiến tranh gây phỏng rộp, các chất làm chảy nước mắt….
III. Hấp thụ qua đường tiêu hoá:
Do bất cẩn để chất độc dính trên môi, miệng rồi vô tình nuốt phải, hoặc ăn uống, hút
thuốc trong khi bàn tay dính hoá chất hoặc dùng thức ăn và đồ uống bị nhiễm hoá chất là
những nguyên nhân chủ yếu để hoá chất xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoa.
Nhiều độc chất môi trường là các cấu tử của thực phẩm và do đó được hấp thụ qua hệ tiêu
hoá. Các độc chất thường rất giống các chất dinh dưỡng về cấu trúc và các chất điện ly thường
vận chuyển chúng vào mau.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Hình 3 : ăn, uống hoặc hút thuốc ở nơi làm việc có sử
dụng hoá chất. Thức ăn, đồ uống có thể bị nhiễm bẩn do
tay bẩn hoặc do hơi hoá chất.
Nhìn chung, độc chất hấp thụ qua đường tiêu hoá ít
hơn so với hai đường hô hấp và đường da. Ngoài ra, tính độc của nhiều chất sẽ bị giảm đi khi
đi qua đường tiêu hoá do tác động của dịch dạ dày (axit) và dịch tụy (kiềm ). Sư biến đổi sinh
học này có thể do các vi khuẩn sống trong ruột hay trong dạ dày tiết ra các men làm thay đổi
đặc tính các chất không phân cực hay phân cực yếu trở nên phân cực mạnh hơn
Sự hấp thụ có thể xảy ra từ miệng cho đến ruột già. Nói chung, các hợp chất được hấp thụ
qua ruột tại những nơi chúng có mặt với nồng độ cao nhất và ở dạng tan được trong mỡ.
Các độc chất có trong thức ăn, nước uống..vào đường tiêu hoá, qua miệng dạ dày, ruột
non, gan (được giải độc một phần), qua đường tuần hoàn, đến các phủ tạng và gây độc. Tuy
nhiên, không phải tất cả các hoá chất đều đi qua được mà chỉ có những phần tử có đường kính
bằng 0,1mm đi qua các kẽ hở của tế bào chất ruột non, chúng đi vào tế bào chất. Tại đây, chúng
huỷ hoại tế bào chất ruột non, sau đó đi vào máu phá vỡ bạch cầu, làm giảm sức đề kháng của
con người. Một số loại chất độc khu trú lai trong mô mỡ hay trong gan, xương…
B. Tác động, tích luỹ và đào thải hoá chất trong cơ thể người:
I. Các dạng tác động của chất độc trên cơ thể :
1/ Tác động cục bộ:
Là tác động của chất độc chỉ xảy ra ở vị trí nó tiếp xúc với cơ thể như da, mắt, đường hô
hấp, đường tiêu hoá. Hậu quả của tác động cục bộ của chất độc phụ thuộc vào tính chất và
nồng độ của nó, có thể là gây kích ứng, gây phù thũng, gây viêm mạc hoặc có thể gay hoại
tử và các tổn thương khác…
Hình 4 :
Nhiễm hoá chất gây viêm da Nhiễm hoá chất gây kích ứng mắt
2/ Tác động tòan thân:
Là tác động của chất độc xảy ra ở xa điểm tiếp xúc ban đầu, chất độc vào máu và được
chuyển đi khắp cơ thể, nó có thể tác động đến một hoặc nhiều cơ quan của cơ thể, gây ra
các triệu chứng hoặc hội chứng nhiễm độc…
Chất độc có thể tác động chọn lọc đối với một số cơ quan đặc thù. Điều này phụ thuộc
vào nhiều yếu tố , ví dụ mức độ dẫn truyền của máu qua cơ quan đó có chứa một lượng chất
độc quá lớn , thành phần hoá học của cơ quan nào thích hợp nhất với tính chất của chất độc,
vị trí của cơ quan trên đường xâm nhập cơ thể của chất độc như phổi thường bị tấn công bởi
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
các chất độc trong không khí hít vào hoặc gan là cơ quan đích của các chất độc nuốt vào…
và nhiều đặc điểm sinh hoá khác của cơ quan chịu tác động của chất độc…
3/ Tác dụng chọn lọc:
Là các tác dụng của chất độc lên cơ quan riêng biệt. Các tác dụng đó phụ thuộc vào các
yếu tố sau:
- Độ dẫn truyền của các cơ quan (lưu lượng máu qua cơ quan) kéo theo nồng độ chất độc
quá đáng vào cơ thể.
- Cấu tạo hoá học của các cơ quan.
- Tình trạng riêng của đường vận chuyển độc chất.
- Các đặc điểm sinh hoá học của các cơ quan bị tác động. Chẳng hạn, cơ quan có khả năng
chuyển hoá chat độc thành chất không độc,hoặc thành chất độc hơn.
II. Sự phân bố, chuyển hoá và tích luỹ chất độc trong cơ thể:
1/ Sự phân bố:
Chất độc khi đã đi vào hệ thống tuần hoàn, nó có thể qua một hay nhiều cơ quan của cơ
thể. Chất độc có thể khu trú trong các mô thích hợp với nó. Sự khu trú này không nhất thiết
liên quan đến vị trí tác động ban đầu, được gọi là sự tích luỹ. Một số chất độc được phân bố
và tích luỹ như sau:
- Các chất có khả năng hoà tan trong các dịch của cơ thể thì phân bố khá đồng đều trên
toàn cơ thể, ví dụ các cation Na+ , K+ , Li+ , Ru+, Ca2+… một số nguyên tố hoá trị 5,6,7 ; các
anion Cl- , Br-, F-, rượu etylic….
- Các chất có thể tập trung trong xương, chúng có ái lực với các mô xương gọi là các
nguyên tố hướng xương, ví dụ: Ca2+, Ba2+ , Be2+…và F-…
- Các chất có thể tập trung và khu trú trong các mô mỡ , mô béo, trứơc hết phải kể đến các
hơp chất clo hữu cơ dùng làm thuốc trừ sâu là những chất rất ít tan trong nước nên tích luỹ
trong các mô mỡ, mặt khác chúng rất bền vững về mặt hoá học nên tồn tại dai dẳng nhiều
năm, rồi đến các dung môi hữu cơ; các khí trơ; các thuốc ngủ khu trú ở các tế bào thần kinh,
gan, thận…
- Các chất có thể khu trú trong cơ quan đặc thù, ví dụ iot trong tuyến giáp, uran trong thận,
digitalin ở tim…
2/ Sự chuyển hoá:
Trong cơ thể, các chất lạ (độc chất) nói chung chịu sự chuyển hoá của cơ thể để chuyển
thành hợp chất có cực và được thải loại (bài xuất) một cách dễ dàng hơn. Những sự chuyển
hoá này hầu hết được xúc tác bởi các enzim của gan và các mo khác (da,máu, thận, phổi, rau
thai). Cũng có một số phản ứng được xúc tác bởi các enzim loại khác. Nhiều hoá chất lạ cũng
có thể bị chuyển hoá bởi các tạp khuẩn đường ruột….
Các phản ứng của sự chuyển hoá:
Sư chuyển hoá sinh học xảy ra trong cơ thể khi tác động với chất lạ là một quá trình phức
tạp. Ở đây chỉ nêu một số ví dụ thường gặp:
Sự oxi hoá:
Là phản ứng chuyển hoá xảy ra thường xuyên nhất.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
Ví dụ: rượu etylic mot phần được oxi hoá thành CO2 và H2O rồi theo không khí thở ra ngoài
cùng với một lượng rượu etylic. Người ta thấy rượu metylic bị oxi hoá chậm hơn rượu etylic
từ 2 -4 lần.
Các nitrit bị oxi hoá thành nitrat. Các axit bị oxi hoá với mức độ khác nhau tuỳ theo loài động
vật. Các hợp chất hữu cơ có nhân thơm khó bị oxi hoá hơn các hiđrocacbon mạch thẳng.
Sự khử:
Ví dụ : các andehit bị khử thành rượu, cloral bị khử thành rượu tricloetylic; các xeton bị khử
thành rượu thứ cấp.
Sự thuỷ phân:
Là phản ứng phức tạp có cơ chế khác nhau tuỳ theo loài động vật, Ví dụ: ở thỏ, atropin bị
thuỷ phân thành hợp chất có độc tính cao hơn và hiện tượng đó không xảy ra ở người.
Sự liên hợp :
Sự liên hợp được xem là giai đoạn thứ hai của sự chuyển hoá của chất độc trong cơ thể và là
cơ chế quan trọng của sự giải độc trong cơ thể.
Ví dụ: trong giải độc axit xianhydric hoặc xianua, có giai đoạn người ta dùng Natri
thiosunfat, chất này liên hợp với gốc CN- để tạo thành phức chất sunfo- xianua và được thải
qua nước tiểu.
Kết quả của sự chuyển hoá :
Sự chuyển hoá chất độc trong cơ thể cóthể dẫn tới một trong ba kết quả sau:
- Làm cho chất độc dễ bị thải loại khỏi cơ thể qua thận.
- Làm giảm độc tính của chất độc. Đó là sự giải độc thực sự cho cơ thể. Ví dụ: sự chuyển hoá
xianua thành sunfo xianua hoặc sự liên hợp của phenol glucuronic, các phức chất là sản
phẩm của phản ứng liên hợp được thải khỏi cơ thể…
- Sự chuyển hoá có thể tạo ra chất mới độc hơn chất độc ban đầu. Ví dụ:
Rượu metylic bị oxi hoá bởi enzym ( của gan và võng mạc) thành fomandehit, là chất
được cho là tác nhân gây mù ( CH3OH HCHO ).
2- Naphtylamin bị oxi hoá thành 2- Naphtyl hidroxilamin, chất được cho là tác nhân
gây bệnh ung thư bàng quang.
Chì tetraetyl bị oxi hoá thành chì trietyl là chất gây bệnh về thần kinh :
Pb(C2H5)4 Pb (C2H5)3 + CH3CHO
Chì tetraetyl chì trietyl axetaldehyt
Flo etanol độc, ít chuyển thành Flo axetat rất độc.
3/ Sự tích lũy :
- Sau khi vào cơ thể, chất độc lưu thông trong máu, bạch huyết, đến các tổ chức và phủ tạng.
Trong phần lớn trường hợp, có sự tích luỹ chọn lọc , sự tích luỹ này ít nhiều phụ thuộc vào ái
tính rât đặc biệt của từng loại chất độc, của từng loại tổ chức của cơ thể, như :
Các chất có khả năng hoà tan trong nước (cồn etylic) có thể được giữ lại trong toàn bộ
các phủ tạng.
Các chất hoà tan trong mỡ như các dung môi, các chat trừ sâu clo hữu cơ tích luỹ
trong các tổ chức giàu mỡ cũng như trung ương thần kinh, gan, thận.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
Các ion kim loại nặng (như Hg, Pb, Cd, As …) tác dụng lên nhóm thiol, ức chế hoạt
tính các enzym và tích luỹ ở lông, tóc, móng……
- Một số cơ quan, tổ chức đóng vai trò là nơi tích luỹ của chất độc như :
Gan là một cơ quan quan trọng , là nơi các chất độc bị giữ lại, chuyển hoá và biến đổi.
Phần lớn các ion vô cơ đọng lại ở gan, do đó người ta thường gặp nhiều chất độc ở mật rồi
thải ra ngoài qua đường tiêu hoá.
Máu là một tổ chức không thuần nhất, một số ion kim loại như thuỷ ngân, đồng…
được giữ lại trong huyết tương, dưới dạng hợp chất protein. Các ion khác như chì hầu như
tích luỹ trong hồng cầu. Đối với các chất hữu cơ, nhiều chất kết hợp với prrotein huyết
tương, song có chất tập trung ở hồng cầu như hyđro asen.
(nguồn : độc chất học công nghiệp – Hoàng Văn Bính, trang 38 - 40)
III. Sự thải loại chất độc khỏi cơ thể :
Quá trình chuyển dời các chất độc khỏi cơ thể gọi là sự thải loại hay bài xuất chất độc và
quá trình này có kèm theo các tác động của các bộ phận cơ thể như thận (tạo ra nước tiểu),
gan (tạo ra mật), và phổi ( thở ra các chất độc bay hơi)… chất độc trong môi trường xâm
nhập cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, chúng cũng có thể thải loại khỏi cơ thể băng
nhiều đường, nhiều cách, ví dụ chúng có thể bị thải loại khỏi cơ thể theo trình tự tự nhiên,
hoặc chúng được đào thải do sự can thiệp của con người, do tác dụng nhân tạo như gây nôn,
rửa dạ dày, tháo thụt, uống hoặc tiêm thuốc giải độc…
Các chất độc được thải loại khỏi cơ thể theo nhiều cơ chế phản ứng khác nhau, trong
thực tế có thể tóm tắt một số đường đào thải chất độc như sau:
1. Qua đường hô hấp:
- Đường hô hấp có thể đào thải phần lớn các chất được hít vào và cả các chất được cơ
thể hấp thụ bằng các đường khác nữa. Phần lớn cac khí, các hơi dung môi được thải một
phần đáng kể qua phổi theo không khí thở ra, ví dụ CO, CO2, H2S, HCN, ete, clorofom,
rượu etylic…
- Tỷ lệ và thời gian đào thải của từng chất khác nhau. Dưới đây là tỉ lệ đào thải qua
đường hô hấp của một số chất :
Hiđrocacbon mạch thẳng 92%
Ete, clorofom, benzen 90%
Axeton 7%
Anilin 1%
2. Qua đường tiêu hoá:
Bộ máy tiêu hoá đào thải chủ yếu các chất độc vào cơ the qua đường miêng và một số
chất vào cơ thể qua các đường khác. Chất độc vào cơ thể được hấp thụ vào máu rồi theo hệ
thống tuần hoàn tới gan. Ở gan, chất độc chịu tác động của mật và các hệ thống enzim của
gan làm chuyển hoá rồi qua ruột…. Và cuối cùng bị tống ra ngoài theo phân. Chính vì vậy
phân trở thành một loại mẫu sinh học được dùng để xét nghiệm chất độc, đặc biệt là kim
loại nặng.
3. Qua nước bọt:
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
Nứơc bọt đào thải các hợp chất hữu cơ và các kim loại. Ví dụ : Một số dược phẩm uống
vào một thời gian sau cảm thấy vị đắng trong miệng vì chúng được thải một phần qua nước
bọt, ví dụ : quinin.
Một số kim loại được cơ thể hấp thụ từ môi trường khi bị thải loại qua nước bọt đã gây ra
các dấu hiệu hoặc tổn thương đặc trưng được sử dụng trong chuẩn đoán nhiễm độc. Ví dụ :
thuỷ ngân được thải qua nước bọt có thể dẫn đến viêm lợi, viêm họng; Chì và hợp chất vô
cơ của nó được thải qua nước bọt ở miệng, gặp H2S tạo thành chì sunfua màu xám đen bám
vào lợi, đó là dấu hiệu có tính cổ điển trong chẩn đoán chẩn độc chì vô cơ, thường gọi là
đường viền Burton.
4. Qua sữa:
Có thể nói sữa là đặc sản tự nhiên của người và động vật có vú. Thành phần sữa chứa
nhiều chất béo rất thích hợp với các hoá chất tan trong mỡ, ví dụ : các hợp chất clo hữu
cơ… Người ta đã nghiên cứu sữa các bà mẹ tiếp xúc với các hoá chất và thấy trong sữa có
mặt các hoá chất như: thuỷ ngân, asen, dung môihữu cơ, DDT, HCH (666)…
Ở các bà mẹ sử dụng dược phẩm người ta tìm thấy chất ma tuý như morphin, các thuốc
như Aspirin, quinin…
5. Qua da:
Mặc dù cơ thể thải độc qua da chưa được sáng tỏ nhưng thực tế người ta đã lấy mồ hôi
để xét nghiệm các chất độc được cơ thể thải qua da, ví dụ các chất điện ly Cl- , Na+ , K+… Ở
những người tiếp xúc với các chất độc trong công nghiệp, mồ hôi của họ có chứa As, Hg ,
Pb, Bi… Đặc biệt có đối tượng thấy cả morphin trong mồ hôi.
6. Qua thận:
Thận là cơ quan đào thải chất độc quan trọng. Nứơc tiểu là sản phẩm bài xuất tự nhiên
của thận chứa nhiều chất thải khác nhau, trong đó có chất độc và các chất chuyển hoá của
chất độc. Nhiều chất lạ sau khi được uống vào chỉ ít phút sau đã thấy xuất hiện trong nước
tiểu như iođua, nitrat, clorat..
Nước tiểu là một trong các đối tượng xét nghiệm quan trọng của độc chất học công
nghiệp, đặc biệt trong nhiễm độc mãn tính, tuy nhiên ý nghĩa của mỗi chất trong xét nghiệm
nước tiểu có khác nhau. Ví dụ trong nhiễm độc chì vô cơ mãn tính, nồng độ chì trong nước
tiểu ít có ý nghĩa nhưng trong nhiễm độc chì hữu cơ mãn tính, nồng độ chì trong nước tiểu
lại là một tiêu chuẩn chẩn đoan nhiễm độc có tầm quan trọng hàng đầu.
7. Qua các đường khác:
Móng, lông, tóc cũng đào thải chất độc và ngày càng được quan tâm ứng dụng trong
nghiên cứu. Ví dụ: xét nghiệm tóc là một trong những kĩ thuật hiện đại để xác định các kim
loại và á kim ( phi kim loại).
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
HẤP
THỤ
Tiêu hóa
Đường ruột –
dạ dày Phổi
Hít vào Tiếp xúc với
da hoặc mắt
Gan
Máu và bạch huyết
Phổi Thận
Bàng quang
Mật
Các
dung
dịch
ngoài
tế bào
Mỡ
Các cơ
quan của
cơ thể
Các mô
mềm hoặc
xương Các
tuyến
bài tiết
TÍCH TỤ
PHÂN
PHỐI
Phân Không khí thở ra Nước tiểu Các chất bài tiết BÀI
TIẾT Sự di chuyển của các chất độc hóa học trong cơ thể người (nguồn : Envizon, 1988) trích Môi trường không khí- Phạm Ngọc Đăng
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
CHƯƠNG III : TÁC HẠI CỦA MỘT SỐ HOÁ
CHẤT THƯỜNG GẶP
A – CÁC CHẤT VÔ CƠ:
I. Nhóm halogen :
I.1 - Flo và HF :
- Flo là một nguyên tố được phân lập năm 1886 (do Moissan) , có mặt trong thiên nhiên
dưới dạng Florua ( F ), trong các quặng . Về mặt sinh học, Florua cần cho sự sống, do
thực phẩm cung cấp, nhưng thiếu và thừa Florua đều có hại cho sức khoẻ, ảnh hưởng đến
răng và xương…
- Trong sản xuất công nghiệp , Flo ở dạng khí (F2 ) và các hợp chất của nó trong môi
trường lao động đều tác hại đến sức khoẻ, được mô tả đầu tiên năm 1932 ( do Flemming,
Mollen và Gudjonsson )dưới tên Fluorsis.
- Đặc biệt, các chất độc ở dạng khí của Flo đều là những chất kích thích mạnh đường hô
hấp, có thể dẫn đến tai nạn là phù phổi cấp tính và tử vong.
I.1.1- Tính chất :
a/ Flo :
- Flo là một nguyên tố phi kim điển hình, thuộc nhóm halogen.
Nếu so sánh Flo với các nguyên tố khác trong nhóm halogen thì
Flo hoạt động mạnh nhất. Flo luôn tồn tại ở trạng thái phân tử,
được phân bố rải rác trên vỏ địa cầu từ 750 -800 g/ tấn (trong
các mỏ quặng và hòa tan trong các mạch nước ngầm).
- Là chất khí màu vàng xanh, tỉ trọng hơi tương đối là 1,7 (
không khí bằng 1). Nó là 1 chất rất hoạt động ngay ở nhiệt độ
thường, kích thích cực mạnh. Trong thiên nhiên, Flo luôn ở trạng thái kết hợp với một
chất khác như Canxi, Natri, photphat… hoặc ở trạng thái hoà tan trong nước với tỉ lệ
nhỏ.
Ví dụ: Flo tác dụng với Natri sẽ tạo NaF. Các loại muối này đều dễ tan trong nước và tất
cả các muối của flo đều rất độc.
- Flo phản ứng với H2SO4 tạo thành HF và phản ứng với mọi hợp chất hữu cơ oxi hoá được.
- Nó phá huỷ các hiđroxit kim loại, phá huỷ đồng với sự có mặt của độ ẩm, phản ứng cả
với platin ở điều kiện nóng.
- Flo còn hoà tan được thuỷ tinh.
b/ HF (hiđroflorua hay axit flohidric) :
- HF là một khí không màu, rất háo nước, thường sử dụng ở dạng dung dịch hoà tan trong
nước. HF ngậm nước, tỷ trọng với nước là 1,5 ; cất được ơ 120oC .
- HF tác dụng được với tất cả kim loại, trừ vàng, bạch kim và bạc. Tác dụng với thuỷ tinh
cho ra SiF4.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
I.1.2 - Nguồn tiếp xúc và ô nhiễm:
- Hoạt động của núi lửa là nguồn tự nhiên sinh ra khí HF trong khí quyển. Khí này còn
được sinh ra từ các nhà máy luyện Al, thép, các nhà máy hoá điện, supper photsphat, các lò
nung gạch ngói và từ quá trình đốt than.
a / Sản xuất phân bón: Sự xâm nhiễm Florua xảy ra trong các quá trình sản xuất và sử dụng
phân bón photsphat (phân photsphat có chứa đến 4% Flo).
b / Kĩ nghệ thuỷ tinh, men sứ:
HF dùng để đánh bóng và khắc thuỷ tinh…
Amoniflorua để tráng men thuỷ tinh.
NaF để làm mờ thuỷ tinh.
c / Tẩy gỉ kim loại.
d/ Kĩ nghệ thực phẩm : florua và flosilicat được dùng để bảo quản thực phẩm.
e/ Người ta còn lợi dụng tính chất độc của Flo để làm thuốc trừ sâu, diệt côn trùng, diệt
chuột; làm thuốc diệt khuẩn, khử trùng nước uống. Thuốc chống sâu răng được tạo bằng
cách cho Flo vào kem đánh răng . Những thí nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy
rằng , việc thêm flo vào trong nước hoặc kem đánh răng đã làm giảm tỉ lệ sâu răng và chứng
bệnh vi khuẩn trong miệng (vì trong miệng, nước bọt có độ pH và nhiệt độ thích hợp cho
việc phát triển vi khuẩn gây bệnh sâu răng).
f/ Ở dạng thực phẩm, flo có trong cá biển, trà, rau, mễ cốc (đậu, ngô..), trong xương răng
của con người và động vật.
I.1.3 – Độc tính :
F2 và các Florua đều độc, các dạng hơi và khí của chúng độc hơn ở dạng rắn.
1/ F2 và HF :
- Đối với mắt : hơi, khí của hợp chất Flo đều gây kích ứng mạnh.Với F2 , 25 ppm trong 5
phút đủ để gây kích ứng mắt người( theo Keplinger và Suissa).
- Đối với da : chúng có khả năng gây bỏng hoá học, viêm da nếu tiếp xúc lâu dài.Nếu
không nhanh chóng khử nhiễm độc ở da thì ion F- có thể vào sâu trong da gây loét rat
đau đớn và khó chữa.
- Về hô hấp: bị kích ứng mạnh. Nếu tiếp xúc lâu dài với nồng độ cao F2 hoặc HF trong
không khí có thể dẫn tới phù phổi và các bệnh phổi khác.
- Nếu hàm lượng Flo quá lớn sẽ gây bệnh mục xương, viem tuỷ, viêm chân răng, nứt men
răng, và hàm lượng bị nhiễm quá lớn có thể dẫn đến cái chết. Nếu hàm lượng Flo trong
nước 5 mg/l sẽ làm men răng bị nứt, răng bị biến dạng. Tuy nhiên người ta nhận thấy
rằng, khi trong nước flo có từ 1,5 – 2 mg/l là đã bắt đầu gây bệnh về răng.
- Hít thở một lượng nhỏ HF, họng và phế quản bị kích thích gây khó nuốt, ho, tức ngực,
nghẹt thở.
- Khi hít thở hơi HF có nồng độ trên 1/5000 sẽ gây tổn thương niem mạc và phổi.
Miệng và mũi bị loét giống như ở da. Các vết loét rất đau, tiến triển chậm, kèm theo là
chảy nước mũi và nước bọt, đôi khi còn thấy loét ở giác mạc.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
- Thở hít nhiều HF gây khó thở dữ dội, suy tim và liệt cơ hô hấp, tím tái, có thể gây tử
vong, nếu không thì cũng dẫn đến tình trạng viêm phế quản- phế nang, phù phổi, hoại
thư phổi.
- Thường xuyên tiếp xúc với florua ở dạng hơi hay hạt trong không khí sẽ tổn thương
xương, dây chằng và còn gây rối loạn cấu trúc răng.
- Nuốt phải 15 g HF gây tử vong trong 30 phút.
Chú ý : F2 hoá lỏng vô cùng nguy hiểm khi tiếp xúc.
Sau khi hấp thụ, florua nhanh chóng thải ra khỏi máu tuần hoàn bằng hai cach kết hợp:
Bài tiết qua thận
Tích luỹ vào xương
2 / Các florua (F - ) (thường làm chất trừ sâu ,diệt chuột)
Bụi florua gây kích ứng, tiếp xúc gây tổn thương răng, có thể bị nhiễm độc flo.
I.1.4 – Cấp cứu :
1/ Trường hợp nhiễm độc hơi khí cần xử lý như sau:
- Đưa nhanh nạn nhân ra khỏi nơi ô nhiễm.
- Nằm nghỉ.
- Theo dõi, quan sát ít nhất 24 giờ để phát hiện ra những biến đổi về phổi.
- Điều trị triệu chứng.
2/ Da bị nhiễm hoá chất:
- Rửa cẩn thận bằng nước, sau đó bằng dung dịch nước NH3.
- Sau khi lau khô da, bôi thuốc MgO 20% trong glyxerin .
- Người ta khuyên nên tiêm dung dịch Ca gluconat 10% quanh nơi da bị bỏng. Tiêm
thuốc đó có tác dụng làm kết tủa HF dứơi dạng CaF2 (buffet).
3/ Khi nuốt phải flo :
Triệu chứng quá liều Flo :
- Cảm thấy có vị mặn hoặc có mùi xà phòng.
- Nước miếng tiết ra nhiều.
- Buồn nôn, đau thắt vùng bụng
- Nôn, tiêu chảy
- Ra mồ hôi nhiều và khát nước.
Xử trí :
- Cho uống thật nhiều sữa.
- Lấy ngón tay ấn vào đáy lưỡi gây phản xạ nôn, cho nôn càng nhiều càng tốt. Nôn đến
khi ra nước mới thôi.
- Cho bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu ngay.
I.1.5 – Nồng độ cho phép:
- Nồng đo tối đa cho phép của HF trong khôngkhí nơi làm việc là 0,0005 mg/l , của F- là
0,001 mg/l (bộ Y tế, 1992).
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
- Liều gây chết người của NaF vào khoảng 5 gam. Liều cho phép
F- < 1000 mg/kg.
trong kem đánh răng là
- Theo quy định cua Mỹ, TLV (ACGIH 1998 ):
Flo (F2 ) là 1 ppm
Florua (F- ) là 2,5 mg/m3
I.2 – Clo và HCl :
I.2.1 – Tính chất :
a. Clo (Cl2) :
- Clo là chất khí màu vàng lục, có mùi sốc gây khó thở, ngạt thở.
Nặng hơn không khí, d = 2,49 , dễ hóa lỏng, 1 lít clo lỏng cho
hiện ra mùi của clo ở nồng độ 5 ppm hay 0,016
uy không cháy được nhưng
ăn mòn mạnh, phá huỷ các thiết bị, dụng cụ bằng kim loại để tạo thành Clorua.
ỉ tồn tại ở dạng nguyên tố trong điều kiện pH dưới 2.
458 lít clo khí.
- Có thể phát
mg/l (nồng độ cho phép là 0,001 mg/l).
- Dễ tan trong nước, 1 lít nước ở 10oC hòa tan 2,58 lít Cl2. Dễ tan
trong dung môi hữu cơ.
- Clo dễ bị hấp phụ bởi than hoạt tính, là chất oxi hoá mạnh. T
có tính
- Clo ch
b. HCl :
Hi ỉ trọng d = 0,921
ước, xử lý các
hiều trong nước thì nó có khả năng
uyển, khí Cl2 và HCl có nhiều ở vùng nhà máy hoá chất. Khi đốt than,
và nhiên liệu rắn cũng tạo ra khí clo và HCl.
nào clo cũng đều gây
ủa clo khí đối với sức khoẻ là kích ứng các niêm mạc đường hô hấp và
ọc.
đroclorua (HCl ) là chất khí không màu, t
I.2.2 – Nguồn gây ô nhiễm- nhiễm độc:
- Clo là nguyên tố được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp như :hoá chất, giấy, dệt,
dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm… Clo cũng còn được dùng để khử trùng, tẩy uế…
- Một số ngành phải tiếp xúc với clo như: tổng hợp hoá học, khử trùng n
dòng chảy; trong các công nghệ khác nhau như : chất phụ gia cho xăng, brom, cao su,
metyl clorua, vinyl clorua, chất trừ sâu, chất làm lạnh, dung môi có clo…
- Hiện nay người ta sử dụng nhiều Clo làm chất sát trùng cho các công trình xử lý nước
thải và xử lý nước cấp. Tuy nhiên, Cl2 có thể là “con dao hai lưỡi” vì tuy nó giúp cho
việc khử trùng nhưng nếu hàm lượng Clo dư còn n
kết hợp với các chất hữu cơ có sẵn, vào tạo ra chất độc trong nước như Clorofom
CH3Cl. Vì vậy sử dụng Clo phải hết sức thận trọng.
- Trong khí q
giấy, chất dẻo
I.2.3 – Độc tính:
- Clo có thể được sử dụng dưới 2 trạng thái khí và lỏng, ở trạng thái
tác hại.
- Tác hại của Clo lỏng là gây bỏng da, nguy hiểm nhất là bỏng mắt.
- Tác hại của Clo khí ở nồng độ cao cũng gây bỏng nhẹ.
- Tác hại chủ yếu c
mắt .Ở nồng độ cao, clo có thể gây chết bất ngờ do ngừng hô hấp và ngạt, phù phổi và
bỏng hoá h
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
- Ơ nồng độ thấp hơn, Clo kích ứng các niêm mạc và gây chảy nước mắt, ho và co thắt
phế quản.
- Do có mùi đặc biệt nên Cl2 được phát hiện ngay tức khắc, điều đó được sử dụng cùng
u phản ứng của người với khí Cl2 ở nồng
ộc hơn HCl 33 lần.
I. ệu chứng nhiễm độc:
1
với các thử nghiệm sinh lý khác để nghiên cứ
độ thấp.
Clo được chứng minh là đ
2.4 – Tri
. Clo :
Nhiễm độc cấp tính:
Kh gây ra các triệu chứng sau:
.
ở, tím tái, đờm lẫn máu.
ở mũi, mồm, mắt.
uồn nôn, nôn.
cấp tính (phù phổi), các biến chứng nhiễm khuẩn (viêm
, Cl2 được sử dụng làm chất
xúc ồ ạt với Cl2 gây ra các tổn thương trải dài theo đường
i hít phải nồng độ Clo cao
+ Cảm giác ngạt thở kèm theo lo lắng
+ Đau vùng xương ức.
+ Ho, khó th
+ Cảm giác bỏng
+ Nhức đầu
+ Đau thượng vị
+ B
- Nếu tiếp xúc ở mức nguy hiểm, phù phổi có thể khởi phát sau một thời kỳ thuyên giảm
vài giờ.
- Chụp X quang phát hiện thâm nhiễm phổi lan tỏa. Trường hợp được cứu sống, có thể ho
và trở ngại hô hấp dai dẳng trong khoảng 2 tuần lễ.
- Sau sự thuyên giảm của thời kì
phế quản – phổi, áp xe phổi), có thể xảy ra và có thể tiến triển xơ hoá phổi. Cũng có đôi
khi khỏi không để lại di chứng.
- Một số kinh nghiệm về nhiễm độc cấp tính do tiếp xúc ngắn hạn với nồng độ khí Clo rất
cao đã được ghi nhận, ví dụ trong chiến tranh thế giới thứ I
độc chiến tranh.Những binh lính bị nhiễm độc thường chết tức khắc, một số chết sau vài
ngày do viêm phổi, 10% sống sót mắc bệnh đường hô hấp.
- Tai nạn nghiêm trọng khi tiếp
hô hấp, ho tăng lên , buồn nôn, nôn, tím tái, hôn mê và phù phổi. Tử vong sau vài giờ.
Có thể kết hợp với viêm phổi.
Ví dụ : tai nạn do ô tô chở xitec Cl2 đã xảy ra ở N
3
auy làm 85 người phải vào bệnh viện ,
– 174 mg/m . Một tai nạn khác ở Mĩ làm chết 1 người và 16 người
ủ yếu do phù phổi, sốc…
nồng độ đo được từ 87
phải vào bệnh viện , ch
Nhiễm độc mãn tính:
Tiếp xúc lâu dài với Clo có thể gây ra các triệu chứng sau đây:
c mạc, viêm mi mắt.
l.
ối loạn tiêu hoá : chán ăn, ợ nóng, nôn.
ối loạn toàn thân : gầy ốm, thiếu máu, nhức đầu, chóng mặt
- Các tổn thương da : trứng cá.
- Các rối loạn hô hấp : viêm phế quản mãn tính.
- Các rối loạn về mắt : viêm kết mạc, viêm giá
- Các biến tính về răng : mòn men và ngà răng dưới tác dụng của HC
- Các r
- Các r
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
2. HCl :
- Các rối loạn tiêu hoá: chán ăn, ợ nóng, nôn.
- Hơi axit có tác hại đến đường hô hấp và niêm mạc mắt. Hít thở phả
có thể bị nhiễm độc. Do tác dụng kích thích cục bộ, HCl sẽ gây bỏng
i hơi axit clohidric
, sưng tấy, tụ máu,
hổi bị mọng nước.
I.2
c
- trị nhiễm độc mãn tính:
gừng tiếp xúc , điều trị triệu chứng, nghỉ ngơi, an dưỡng và phục hồi thể
trường hợp nặng có thể dẫn tới p
- HCl gây co thắt phế thanh quản, viêm phế quản kích thích, phù phổi.
.5 – Cấp cứu , điều trị nhiễm độc:
Trường hợp nhiễm độc cấp tính cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi môi trường độc
hại, đặt ở tư thế nằm, cho thở khí dung natribicacbonat 0,5 %. Thực hiện oxi liệu pháp và
ch dùng các tác nhân chống bọt o là cách tốt nhất để điều trị phù phổi cấp. Trường hợp nặng,
hỉ định kết hợp cocticoit và kháng sinh . Đôi khi thủ thuật mở thông khí quản là cần thiết.
Điều
Chủ yếu cho n
lực…
I.2.6 – Dự phòng:
a/ Nồng độ cho phép:
- Nồng độ tối đa cho phép của Việt Nam là 0,001 mg/l.
c đây TLV của Cl2 là 1 ppm. Hiện nay TLV (ACGIH 1998 ) - Theo quy định của Mĩ trướ
là 0,5 ppm (với Cl2 1ppm = 2,90 mg/m3)
b/ Các biện pháp dự phòng:
Các thiết bị sản xuất, máy móc , đường ống… phải thường xuyên được kiểm tra, bảo
dưỡng, thay thế vì Clo ăn mòn rất nhanh. Bảo đảm thông gió có hiệu quả ở các vị trí lao
động.
Tiếp xúc với Clo phải đeo mặt nạ chống Clo. Mặt nạ phải luôn luon ở trạng thái tốt, có hiệu
quả khi sử dụng.
Các phương tiện bảo vệ c ơ thể khác phải là vật liệu không thấm khí Cl2.
n kiểm tra nồng độ trong không khí nơi làm việc và kiểm tra sự rò hở của hệ
xuất….
g thái lỏng, màu nâu đỏ, có mùi hắc.
2 , nhiễm độc có triệu chứng biểu hiện giống như khi bị độc khí Clo. Vơi biểu hiện cao nhất là gây phù phổi cấp tính biểu hiện nhẹ:gây
Thường xuyê
thong thiết bị sản
I.3 – Brom :
I.3.1 – Tính chất:
- Brom ở trạn
- Brom là chất độc có khối lượng riêng là 3,1 g/ cm3, Ts = 58oC
I.3.2 – Độc tính :
- Trường hợp hít phải khí Br
nhiễm
bỏng da và khó thở.
I.4 – Iot :
- Được sử dụng nhiều ở dạng cồn để sát trùng, dung dịch lugol (5% iot tự do) để chữa
bệnh tuyến giáp. Tinh thể màu đỏ tía lấp lánh, dễ bốc hơi khi để ngoài không khí tự do.
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
- Liều gây chết : khoảng 2 gam tinh thể iot cho người lớn.
- Khi bị nhiễm độc bằng đường miệng, niêm mạc miệng, thực quản, dạ dày bị bỏng nặng.
tim mạch, giãy dụa, và tử vong.
đặc biệt.
II. ất của lưu huỳnh :
các thảm hoạ ô nhiễm không khí ở thung lũng Meuse, Donora,
cũng thường gặp trong không khí môi trường sản xuất công nghiệp, đặc
chất.
, không chay, mùi hăng cay và gây phản xạ ngạt thở,hầu hết
t số người nhạy cảm bị kích
an.
bốc hơi thu nhiều nhiệt nên được dùng trong các máy lạnh.
hả năng làm tắt
iên trong một số điều kiện như có chất xúc tác, độ, hạt rắn… SO2 bị
hành H SO ở trạng thái khí dung trong không khí.
II.1
p hoá chất và các ngành khác có liên quan :
Trong 2 được tạo ra ở giai đoạn đầu đốt
Các ngành công nghiệp sử dụng các nhiên liệu chứa S như nhiệt điện, các lò hơi đốt
S có thể từ 1-5% tuỳ loại than. Dầu đốt F.O có tới 3%
u mỏ.
ợi, da…
y uế, diệt chuột…
ùng trong các máy lạnh.
- Nạn nhân nôn, ảnh hưởng đến
- Niêm mạc miệng có màu nâu
Các hợp ch
II.1 – SO2 :
Sunfua dioxit (SO2) còn được gọi là khí sunfuarơ, dioxit lưu huỳnh, anhidrit sunfuarơ…
Trong lĩnh vực ô nhiễm không khí, SO2 là chất ô nhiễm hàng đầu, thường được quy kết là
một trong các nguyên nhân quan trọng gây tác hại sức khoẻ cho dân sống ở đô thị và các
khu công nghiệp (ví dụ
London…). SO2
biệt là ngành hoá
II.1.1 – Tính chất:
- SO2 là một khí không màu
mọi người bị kích thích ở nồng độ 5 ppm. Thậm chí mộ
thích ở nồng độ 1-2 ppm.
- Có vị chua của của axit. Nặng hơn không khí, d = 2,279.
- Trong dung dịch nước có phản ứng tạo thành axit. SO2 tan trong nước thành H2SO3 (axit
sunfuarơ), H2SO3 bị oxi hoá từ từ thành H2SO4 dưới tác dụng của O2 hoà t
- SO2 dễ hoá lỏng dưới áp suất cao hoặc làm lạnh ở 15oC. 1 lít SO2 cho 500 lít SO2 khí.
Khi SO2 lỏng
- SO2 có tính khử, ứng dụng trong công nghiệp để tẩy màu và trong các phản ứng phân
tích hoá học.
Trong những điều kiện thường, SO2 khí không kết hợp với O2 nên có k
các đám cháy… Tuy nh
oxi hoá thành SO , rồi t3 2 4
.2 – Nguồn tiếp xúc :
1) Trong công nghiệ
quá trình sản xuất H2SO4 (ở Việt Nam), SO
quặng pyrit giàu S :
4 FeS2 + 11 O2 2 Fe2O3 + 8 SO2
Chế tạo và sử dụng các hoá chất có chứa S như Na2SO3, bisunfit, hidrosunfit .v.v…
Trong các điều kiện nhất định, có thể phát sinh SO2 trong không khí.
2 )
than hoặc dầu… Trong than, tỷ lệ
S…
3 ) Trong công nghiệp dầ
4 ) SO2 làm chất tẩy trắng trong công nghiệp giây, đường, s
5) Làm chất bảo quản.
6 ) Làm chất xông hơi trong xá trùng, tẩ
7 ) Dùng trong luyện kim, sơn, thuỷ tinh…
8 ) SO2 được d
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
SO2 thường được thoát ra từ ống khói hoặc các hệ thống thông gió gây ô nhiễm không khí.
II.1.3 – Độc tính :
- SO2 khí kích ứng các niêm mạc mắt và các đường hô hấp trên ở nồng đô cao SO2 gây viêm
ng quá trình oxy hoá Fe (II) thành Fe (III).
nhân bị viêm phế quản, viêm phế quản – phổi, hoặc viêm tiểu phế quản xơ
dạng hoá chất khác nhau (H2SO3, SO3 ) rồi vào hệ
và sunfat thấy trong nước tiểu.
ếu do tiếp xúc va chạm. Ví dụ va chạm với da làm phù da,
ạm mắt làm bỏng mi mắt, tổn thương giác mạc và kết
kết mạc, bỏng, đục giác mạc.
- Tiếp xúc lâu dài với SO2 ở nồng độ cao có thể là bị bệnh ở hệ tạo huyết vì khi đó
methemoglobin tạo ra sẽ tăng cườ
- Trường hợp tiếp xúc ồ ạt với SO2 cố thể làm chết người do ngừng hô hấp. Nếu được cứu
thoát chết, nạn
tắc; có thể bị co thắt phế quản.
- Tác hại của SO2 đối với chức năng phổi nói chung rất mạnh khi có lẫn các hạt bụi trong
không khí thở.
- SO2 trong không khí hít vào nhanh chóng bị hấp thụ khi tiếp xúc với bề mặt ẩm ướt của
các đường hô hấp, chuyển thành các 2-
tuần hoàn, nhưng tác dụng chính gây ra là ở đường hô hấp. Người ta cho rằng SO2 hít vào
phần lớn được giải độc trong các cơ quan bởi các men thành thiosunfonat thấy trong huyết
tương
Đối với SO2 lỏng, tác hại chủ y
phỏng da, có thể dẫn đến hoại tử, va ch
mạc…
II.1.4 – Triệu chứng nhiễm độc :
1) Nhiễm độc cấp tính :
- Nhiễm độc cấp tính xảy ra khi hít phải khí SO2 ở nồng độ rất cao gây kích ứng dữ dội
mắt và niêm mạc đường hô hấp trên, khó thở, tím tái, nạn nhân nhanh chóng bị rối loạn tri
i lẫn SO2 đóng vai trò quan trọng trong độc tính của SO2 (kích thước hạt, nồng độ, ụi). Một chất khí trong điều kiện thường chỉ kích ứng đường hô hấp
của khí dung bụi lại gây ra viêm các tiểu phế quản và các phế nang
giác.
- Tử vong có thể xảy ra do sốc hoặc ngạt thở vì phản xạ co thắt thanh quản, tuần hoàn
phổi ngừng đột ngột.
- Bụ
bản chất hoá học của b
trên, nhưng khi có mặt
phổi.
2 ) Nhiễm độc mãn tính :
- Các triệu chứng chủ quan thường gặp là kích thích cục bộ niêm mạc miệng, cảm giác
nóng bỏng, khô rát và đau mũi-họng, tăng tiết dịch, đau ngực, khó thở, chảy nước mắt, cay
mắt, cảm giác nỏng bỏng thực quản và dạ dày, buồn nôn va đôi khi nôn.
nh quản…
năng tuyến giáp bị ức chế và bị rối loạn kinh nguyệt.
ới SO2 ở nồng độ cao có thể bị xơ cứng phổi, khí thũng, ảnh
II.1
- Triệu chứng khách quan là xung huyết, phù nề niêm mạc mũi, thành họng, tha
Niêm mạc có hiện tượng teo, giãn mạch, loét vách ngăn mũi… Viêm kết mạc mãn tính, tổn
thương răng và da.
- Đặc biệt ở phụ nữ, chức
- Nếu tiếp xúc lâu dài v
hưởng chức năng hô hấp…
.5 – Cấp cứu và điều trị :
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
1) Cấp cứu nhiễm độc cấp tính:
Giống những trường hợp nhiễm độc cấp tính đối với các chất gây ngạt là cần đưa ngay
nạn nhân ra nơi không khí trong sạch và cho thở oxi.
Nếu mắt bị tổn thương cần rửa bằng dung dịch Na2CO3 2%. Nhỏ mũi bằng ephedrin 2-
3%.
Nếu khó thở thể hen có thể cho thuốc giãn phể quản. Theo dõi nạn nhân và điều trị triệu
chứng.
2) Điều trị nhiễm độc mãn tính:
Cho người nhiễm độc ngừng tiếp xúc với SO2 và môi trường độc hại, chuyển làm các
việc khác. Tập thở có hệ thống để luyện cơ quan hô hấp ngoài thời gian lao động.
Điều trị các cơn co thắt nếu xảy ra ở công nhan. Những người bị tổn thương mũi họng
cần hạn chế tiếp xúc với SO2 và điều trị bằng phương pháp thích hợp. Có thể cho dùng
n thiết và tăng cường vitamin C.
ững người thường xuyên tiếp xúc với SO2 nên ăn chế độ nhiều đường để làm tăng khả năng chống độc của cơ thể với SO2.
kháng sinh khi cầ
Người ta khuyên nh
protein hoặc dùng sữa,
II.1.6 – Dự phòng :
1) Nồng độ cho phép:
- Việt Nam quy định NĐTĐCP của SO2 là 0,02 mg/l.
nh NĐTĐCP của SO2 là 0,01 mg/l (= 10 mg/m3) - Liên Xô (cũ) quy đị
- Theo Mỹ: TLV (ACGIH 1969) của SO2 là 5 ppm (= 13mg/m3)
TLV (ACGIH 1998) của SO2 là 2 ppm.
2/ Biện pháp kĩ thuật:
- Bảo đảm quy trình kín, SO2 không thoát ra không khí nơi làm việc, thông gió tốt….
Nong độ SO2 không được vượt quá quy định.
3/ Biện pháp phòng hộ cá nhân:
- Phải dùng mặt nạ chống SO2 khi tiếp xúc với
phụ SO2, d
nồng độ cao của SO2 .
ùng kem bảo vệ những vùng da hở..
c miệng bằng dung dịch Na2CO3 10% trong khi làm
m, đánh răng sau lao động.
4
- Bảo vệ da bằng quần áo không hấp
ên sú- Bảo vệ răng miệng, thường xuy
việc có tiếp xúc với SO2 .
- Vệ sinh cơ thể, tắ
- Duy trì luyện tập cơ quan hô hấp.
- An nhiều chất đạm và vitamin.
/ Biện phap y học:
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Không tuyển dụng hoặc bố trí công việc có tiếp xúc với SO2 những đối tượng sau đây:nữ dưới 18 tuổi , những người bị viêm màng kết hợp mãn tính, viêm thanh quản mãn
hũng, hen phế quản, xơ cứng phổi, tổn thương hô hấp qua mũi, bệnh về tim
II
gây cơn ho sặc sụa, khó
ất nguy hiểm và có thể chết ngay trong
độc cấp tính rất nguy hiểm và có thể chết ngay trong trường hợp trúng
h. Ngoài ra còn gây tác hại đối với mắt, khi bị ngộ độc mãn tính có triệu chứng
II
i
ợc xem là một bệnh nghề
nghiệp được bảo hiểm ở một số nước như Italia,Bồ Đào Nha,Thụy Sĩ, Đức, Tây Ban Nha,
Nhật, Mêhicô…Ở Pháp, nhiễm độc H2S được xem là một bệnh có tính chất nghề nghiệp. ất ô nhiễm môi trường vầ trong sản xuất công nghiệp nó là một thứ phẩm
g muốn gây nhiễm độc trong môi trường lao động.
II.3.1
1.
tính, khí t
mạch.
Khám định kì hằng năm (1 lần), chiếu X- quang phổi, xét nghiệm độ kiềm toan nước
tiểu.
.2 – SO3 :
Nồng độ SO3 trong không khí thấp hơn nhiều so với SO2 . Nhà máy sản xuất axit
sunfuric thường có nhiều khí SO3. Khi tiếp xúc với hơi nước trong không khí SO3 hình
thành H2SO4 dưới dạng mù axit. Khi thở hít phải khí có chứa SO3 sẽ gây ra loét niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hoá.
Tác hại đối với cơ thểnhư khí SO2 , kích thích đường hô hấp
thở, gây tổn thương phổi như phù phổi cấp tính r
trường hợp trúng
độc cấp tín
như nhức đầu, choáng váng, mất ăn mất ngủ, người rất mau gầy.
Biện pháp đề phòng giống như đối với khí SO2.
.3 – H2S :
H2S là một khí độc rất nguy hiểm vì ở nồng độ thấp nó có mùi của trứng ung,nhưng ở
nồng đô cao thì không còn phát hiện được mùi của nó nữa vì khứu giác đã bị tê liệt.Vì vậy
H2S là một trong những khí độc đã từng gây ra nhiều thảm họa nhiễm độc chết ngườ
hàng loạt,ví dụ ở Poza Rica,Mêhicô 1951.
Về mặt y học lao động, nhiễm độc H2S do nghề nghiệp đư
H2S là một ch
không mon
– Tính chất :
Lý tính:
H2S là khí không màu, mùi trứng thối, tỷ trọng với không khí là 1,19. Khứu giác có thể
nhận biết được mùi H2S ở nồng độ 0.025 ppm.
; giới hạn
(hỗn hợp với không khí).
ong nước ở10oC , 1g H S tan trong 187 ml H O; ở 20oC : 242 ml H O ; ở 30oC
g cồn, ete, glyxerol, các dung dịch amin, cacbonic, kiềm và axit.
H2S cháy được với ngọn lửa màu xanh nhạt, tạo ra SO2;tự bốc cháy ở 260oC
nổ từ 4.3-46%
H S tan tr2 2 2 2
:394 ml; ở 40oC : 450 ml H2O.
H S tan tron2
2. Hóa tính:
H2S tham gia phản ứng oxi hóa khác nhau tùy theo điều kiện, tạo ra các sản phẩm chính là
cho S nguyên tố.
SO2, H2SO4, S.
Các dung dịch nước của Cl2, Br2,I2 ,tác dụng với H2S
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
H2S bị phân hủy nhiệt thành H2 và S,khi cho H2S tiếp xúc với chất mồi lửa như axit nitric
à bốc cháy tức thì.
ơ tạo ra SO2 hoặc H2SO4, trong khi đó H2S ở dạng dung dịch nước ợc lại là S nguyên tố.
II.3
tạo ra phản ứng mạnh v
H S khi gặp các oxit nit2
(pH 5-9) sản phẩm chính thu đư
Sự phân ly H2S trong dung dịch nước cho 2 loại ion là hidrôsunfua HS- vàsunfua S2-.
.2 – Nguồn ô nhiễm :
1. Trong môi trường tự nhiên:
Có nhiều điều kiện tạo ra H2S trong thiên nhiên như trong khí núi lửa phun ra hoặc trong
các vùng ẩm thấp vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ chứa S tạo thành H2S (cống rãnh,
t…)
ôi trường tự nhiên như việc nạo vét kênh rạch bẩn,
kênh rạch có người ở hoặc nuôi súc vậ
Trong sản xuất có liên quan đến m
cống rãnh,hầm hố…,đổ thùng, dọn phân súc vật trong trại chăn nuôi… cũng có thể tiếp xúc
với H2S. Khi đào giếng cũng có thể gặp H2S trong đất.
2. Trong các quá trình công nghiệp:
H2S được tạo thành khi nguyên tố S hoặc hợp chất chứa S tiếp xúc với các vật liệu hữu
cơ ở nhiệt độ cao. H2S là thứ phẩm của nhiều quá trình khác nhau như công nghiệp loc dầu
nhuộm và sắc tố; trong kỹ nghệ cao su,
ẽm; trong xử lý nước thải; trong
học trung gian trong tổng hợp các sunfua vô cơ và các hợp
ecaptan.
h và công việc tiếp xúc với H S.
II.3
óng bị oxi hóa thành các sunfat là các hợp chất có độc tính
ụng ức chế men xytochromoxidaza(men hô hấp) gây ngạt.
ồng độ thấp thì có mùi trứng thối, còn ở nồng độ cao thì không
có tạp chất S trong dầu thô nguyên liệu;trong các lò cốc, khí đốt; trong công nghệ chế tạo tơ
nhân tạo viscô (viscose); chế tạo muối bari; thuốc
thuộc da; sản xuất đường (từ cu cải); kỹ nghệ in, khắc bản k
các hàm mỏ nhất là mỏ than…
3. H2S được dùng làm chất hóa
chất sunfua hữu cơ như thiophen và m
4. H2S được dùng làm thuốc thử trong phân tích hóa học.
Người ta thống kê được tới 70 quy trìn 2
.3 – Triệu chứng nhiễm độc :
Trong tiếp xúc nghề nghiệp, H2S chỉ xâm nhập và hấp thụ qua đường hô hấp,không có
hiện tượng tích lũy H2S trong cơ thể.
H2S vào cơ thể nhanh ch
thấp.Mặt khác H2S có tác d
Như trên đã nêu, H S ở n2
còn nhận thấy mùi gì và đó chính là nguy cơ cơ gây nhiễm độc bất ngờ. H2S có thể gây ra
mọi thể nhiễm độc như sau:
h1/ N iễm độc siêu cấp tính:
Đặc điểm của thể nhiễm độc này là xảy ra rất nhanh, trong giây phút, chỉ một lần tiếp xúc
duy nhất với nồng độ rất cao của H2S , gây thiếu oxi, dẫn đến tử vong do ngạt. Một số tác
giả mô tả triệu chứng nhiễm độc siêu cấp tính như sau:
kinh, nạn nhân đổ gục, mất tri giác và chết ngay, không
ễm độc này thường gặp ở công nhân nạo vét cống, đặc biệt cống
- Nạn nhân mất tri giác bất ngờ, co giật và giãn đồng tử.
- Có thể gặp co giật, thể động
động đậy. Thể nhi
ngầm, đổ thùng…
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Trong không khí môi trường cống ngầm hoặc đổ thùng, ngòai H2S còn có nhiều khí khác đã được xác định như CO2, NH3…
2/ Nhiễm độc cấp tính:
Thườ 2 ừ 400 – 700 ppm. Nạn nhân đã mất khứu giác hòan tòan
và có ây:
- C
nh:
ồn nôn, nôn.
Tăng tính hưng phấn, co giật, có thể kết thúc bằng tử vong do ngạt.
3 tính:
ng xảy ra khi nòng độ H S t
các biểu hiện sau đ
ác triệu chứng hô hấp:
. Ho thường khạc ra máu
Thở nhanh
Ứ tiết phế quản
ấp tính. Đôi khi phù phổi c
- Các triệu chứng thần ki
Cảm giác yếu mệt, nhức đầu, bu
/ Nhiễm độc bán cấp
bề mặt giác mạc kèm theo cảm giác như cát vào mắt, các
nh sáng.
y nhưng vẫn phải nghỉ làm việc. Đó là trường
nhân kéo sợi Visco.
b
đàm lẫn máu.
u hóa:
4
Nồng độ H2S có thể từ 10 – 300 ppm.
a/ Tổn thương mắt:
- Viêm giác- kết mạc với loét
vầng sáng thị giác, chứng sợ á
- Viêm kể trên khỏi trong vòng vài ba ngà
hợp đã gặp ở công
/ Kích ứng các đường hô hấp:
Viêm phế quản kèm khạc ra
c/ Rối loạn tiê
- Buồn nôn, nôn; Đi tiêu chảy.
d/ Rối loạn thần kinh- tâm lý:
- Cơ cứng.
- Nhức đầu, chóng mặt; Ngủ gà, li bì.
- Mất trí nhớ; Hoang tưởng, mê sảng.
/ Nhiễm độc mãn tính:
Người ta chưa có nhận định thống nhất về các triệu chứng nhiễm độc mãn tính. Tuy
II.3
ác mạc – kết mạc hoặc bệnh đường hô hấp cấp
tính và có bằng chứng tiếp xúc với nồng độ cao H2S dù chỉ một lần thôi cũng đủ xác định là đã bị nhiễm độc H2S.
nhiên, điều chắc chắn là H2S gây viêm phế quản mãn tính và có thể có các ảnh hưởng thần
kinh- tâm thần, rối loạn tiêu hóa…
.4 – Cấp cứu điều trị :
Theo WHO, nếu công nhân bị viêm gi
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Trường hợp nhiễm độc siêu cấp tính cần tức khắc đưa nhanh nạn nhân ra khỏi nơi ô
nhiễm, làm hô hấp nhân tạo , cho thở oxi.
Kích thích trung tâm hô hấp bằng cách tiêm lobelin 1ml hay niketamit ( 5 ml). Sắt dạng
ỏ ngay một giọt dầu ôliu.
ợp nghiêm trọng hơn , rỏ nhiều giọt dung dịch adrenalin 1% và đắp gạt
II
1
keo ở dạng thuốc tiêm hoặc dùng làm thuốc giải độc (antidote). Có thể tiêm vitamin C vào
tĩnh mạch.
Nếu H2S vào mắt , có thể chữa bằng cách dùng dung dịch axit boric hay dung dịch muối đẳng trương. Cần r
Trong trường h
nóng hoặc lạnh.
.3.5 – Dự phòng :
/Nồng độ cho phép:
Việt Nam quy định NĐTĐCP của H2S là 0,010 mg/l.
i với H2S là 10 ppm.
2/Biệ
Theo quy định của Mỹ: TLV (ACGIH 1998) đố
n pháp kỹ thuật:
Về
iện trước. Nếu có H2S phải
khi làm việc trong môi trường có H2S.
ha thêm canxi clorua trong hỗn hợp Fe(II)sunfat và vôi để có tác dụng
3 y học:
nguyên tắc bao gồm các nội dung sau đây:
- Bảo đảm quy trình không tỏa ra H2S ở nơi làm việc.
- Thường xuyên giám sát môi trường lao động.
- Trước khi vào làm việc tại nơi nghi có H2S phải phát h
dùng trang bị bảo vệ cơ thể (mặt nạ , kính…).Nếu cần thì phải có nhóm cứu nạn…
- Đề phòng cháy nổ
Nước rửa cần p
trung hòa chât độc.
/ Biện pháp
ần kinh, tim – mạch
dung tích sống, thể tích thở tối đa/giây)
khám tuyển . Tổ chức thực hiện mỗi năm 1 lần.
I a Nitơ :
2
ới kiềm trong khi NO tạo với kiềm 2 muối là nitrit và nitrat.
thấy với liều rất cao NO gây ra các tổn thương chết ở hệ
ương.
ở 0,1 ppm. Tuy nhiên người ta dễ quen với mùi đó.
i. Theo tổ chức y tế thế giới
Khám tuyển (tiền sử bệnh tật, khám thể lực, đặc biệt chú ý đến mắt, th
và hô hấp.
Có thể đo chức năng hô hấp (
Khám định kỳ. Nội dung như
II - Các hợp chất củ
III.1 – NO và NO :
III.1.1 – Tính chất :
1) NO :
- NO không phản ứng với nước trong khi NO2 tạo với nước 2 axit ( HNO2 và HNO3 )
- NO cũng không tác dụng v 2
- NO ít độc hơn NO2, thực nghiệm động vật cho thấy NO2 độc hơn 4 lần so với NO và độc
hơn 10 lần so với CO.
- Thực nghiệm động vật cũng cho
thần kinh trung
- NO không kích ứng niêm mạc.
2) NO2 :
Về cảm quan có thể nhận biết mùi NO2
Vì vậy phải tăng NO2 đến 25 ppm người ta mới thấy lại mù
(WHO), ngưỡng khứu giác là 0,4 mg/m3.
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
- Ở 20 – 50 ppm, ngoài mùi rất mạnh còn gây kích ứng mắt.
- Ở 150 ppm kích ứng cục bộ, nhất là đường hô hấp.
Mối nguy hiểm đặc biệt của NO2 là sau giai đoạn kích ứng sơ bộ người ta cảm thấy bình
m thời, nhưng sau đó 3 - 8 giờ xảy ra phù phổi. Người bị nhiễm
à tuỳ theo sự can thiệp lúc bị nhiễm độc.
nghiệp : NO có trong khí thải của động cơ ô tô, khí thải của
iễm không khí. NO2 được tạo ra từ các động cơ xe
háy nhà ( gỗ, tre, lá..) tạo ra nhiều NO, NO và cả CO, CO …
khi thử động cơ…
ều NO2, cũng như cháy các sản phẩm chứa nitrit, nitrat,
ễm độc :
phục (trở lại bình thường) tạ
độc khỏi được hoặc bị chết l
III.1.2 –Nguồn phát sinh :
- Ở vùng đô thị và vùng công
các lò đốt than, dầu F.O… NO cũng có trong không khí, nó cũng được tạo thành khi nổ
các chất nổ, ví dụ : bắn mìn.
- NO2 là một nguồn quan trọng gây ô nh
cộ, các lò đốt bằng nhiên liệu…Trong khí thải của công nghiệp hoá chất, NO2 phát sinh
do sản xuất HNO3 bằng oxi hoá NH3.
- Trong các đám cháy như c 2 2
Nếu trong nhà có các trang bị hiện đại ( các loại nhựa, chất dẻo..) khi bị hoả hoạn cũng
sinh ra nhiều NO và NO2.
- NO và NO2 còn có trong khói thuốc lá, trong quá trình hàn điện, thổi thuỷ tinh, đốt khí
thiên nhiên, trong các gara ô tô
- Phân đạm bị cháy cũng tạo ra nhi
HNO ( sơn, thuốc nhuộm…) 3
III.1.3 – Cơ chế nhi
1) Đối với máu:
NOX kết hợp với hemoglobin (Hb) tạo thành methemoglobin (MetHb), làm cho Hb không
i
vận chuyển được O2 để cung cấp cho tế bào, gây ngạt cho cơ thể. NO tác dụng mạnh với Hb
gấp 1500 lần so với CO.
Nồng độ MetHb cao trong máu biểu hiện bằng tím tái, ngay khi MetHb chiếm từ 10 – 15%
trong tổng số Hb, nạn nhân bị xanh tái đặc biệt.
2) Đối với các mô phổ : NO2 là một anhidrit axit, nó tác dụng với hơi nước của không khí
rố 0 ppm) gây phù phổi.
Tóm lại, khi hít thở phải NOx sẽ có một phần được thải loại (khoảng 50% ở súc vật), một
hần NO vào sâu trong phổi và gây ra các tác dụng độc.
m độc :
chứng đó biến đi nhanh chóng
triệu chứng.
ẩm chứa trong các vùng trên và dưới của bộ máy hô hấp, tác hại trên bề mặt phổi và gây ra
các tổn thương ở phổi .
Trong môi trường công nghiệp, tiếp xúc 10 phút với nồng độ 9,4 mg/m3 (5ppm NO2) gây ra
i loạn đường hô hấp. Tiếp xúc với nồng độ 169 mg/m3 (9
p x
III.1.4 – Triệu chứng nhiễ
1/ Nhiễm độc cấp tính:
a) Nhiễm độc do hít phải các oxit của nitơ trong không khí môi trường sản xuất công nghiệp
có tác dụng âm ỉ với các đặc điểm sau đây :
- Ho nhẹ cùng với kích ứng thanh quản và mắt , rồi các triệu
ngay khi ngừng tiếp xúc và đôi khi các dấu hiệu qua đi mà nạn nhân không nhận thấy.
- Trong thời kỳ thuyên giảm, có hoặc không có
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
- Sau 4 – 6 giờ có sự phát triển phù phổi. Phù phổi khởi phát đôi khi chỉ do một cố gắng
nhẹ của nan nhân, như cố bước đi chẳng hạn.
- Nếu không tử vong thì giai đoạn cấp tính có thể tiếp tục diễn ra với sự phát triển chứng
ức năng (xơ hoá).
riệu chứng lâm sàng khi hít phải NO và NO2 là khó chịu ở ngực, mệt
hó thở. Sau một thời gian tiềm tàng dẫn tới phù phổi, tím tái, biểu
úc với các nồng độ thấp, có các biểu hiện như :
ô thị người ta thấy ở người lớn, khi đánh giá
5 – 3 ppm NO2 trong 2- 3 giơ không thấy biến đổi ận tốc thở.
Đưa ngay nạn nhân ra khỏi môi trường độc hại, để nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, loại bỏ các
đồ bị ô nhiễm.
viêm tiểu phế quản tắc, có thể dẫn đến tử vong trong vài tuần hoặc phát sinh các di chứng
nghiêm trọng về ch
Trong thực nghiệm động vật, nếu cho tiếp xúc với những nồng độ thấp sẽ tạo điều kiện cho
sự nhiễm khuẩn phổi.
b)Theo một số tác giả, t
mỏi, nhức đầu, đau bụng, k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVHHMT001.pdf