Luận văn Ảnh hưởng của hệ thống anh sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói hộ nông dân huyện Văn Chấn - Tỉnh Yên Bái

Tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của hệ thống anh sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói hộ nông dân huyện Văn Chấn - Tỉnh Yên Bái: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------------------------- NGUYỄN CHƢƠNG PHÁT ẢNH HƢỞNG CỦA HỆ THỐNG ANH SINH XÃ HỘI TỚI VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI HỘ NÔNG DÂN HUYỆN VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------------------------- NGUYỄN CHƢƠNG PHÁT ẢNH HƢỞNG CỦA HỆ THỐNG ANH SINH XÃ HỘI TỚI VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI HỘ NÔNG DÂN HUYỆN VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ : 60 - 31 - 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI ĐÌNH HÕA THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận văn là trung thực v...

pdf126 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của hệ thống anh sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói hộ nông dân huyện Văn Chấn - Tỉnh Yên Bái, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------------------------- NGUYỄN CHƢƠNG PHÁT ẢNH HƢỞNG CỦA HỆ THỐNG ANH SINH XÃ HỘI TỚI VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI HỘ NÔNG DÂN HUYỆN VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------------------------- NGUYỄN CHƢƠNG PHÁT ẢNH HƢỞNG CỦA HỆ THỐNG ANH SINH XÃ HỘI TỚI VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI HỘ NÔNG DÂN HUYỆN VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ : 60 - 31 - 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI ĐÌNH HÕA THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ ràng nguồn gốc của các tài liệu. Tác giả luận văn NGUYỄN CHƢƠNG PHÁT Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iv LỜI CẢM ƠN ĐỀ TÀI: " Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái" đã được hoàn thành. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng đến các Phó giáo sư, Tiến sỹ, cán bộ, công chức trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin đặc biệt cảm ơn Tiến sỹ Bùi Đình Hòa -Trưởng khoa Khuyến nông và phát triển nông thôn, trường Đại học Nông lâm Đại học Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ đạo khoa học giúp tôi hoàn thành tốt luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh Cục thống kê tỉnh Yên Bái; Sở Lao động thương binh và xã hội; Bảo hiểm xã hội; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Thống kê huyện Văn Chấn; UBND huyện Văn Chấn, các phòng ban chức năng và bà con nông dân các xã tại địa bàn điều tra khảo sát đã cung cấp tư liệu, số liệu chính xác, khách quan, đầy đủ giúp tác giả đưa ra những đánh giá và phân tích đúng đắn.. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này./. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên v MỤC LỤC Trang phụ bìa………………………………………………………………………...i Lời cam đoan………………………………………………………………………..ii Lời cảm ơn……………………………………………………………………….…iii Mục lục.......................................... ………………………………………………...iv Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt .....……………………………………………..v Danh mục các bảng, biểu…………………………………………………………...vi Danh mục các sơ đồ, đồ thị………………………………………………………...vii MỞ ĐẦU i 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 3 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4 4. Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 5 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ........................................................................... 5 1.1.1.Hệ thống an sinh xã hội .................................................................................. 5 1.1.2. Những ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội ..............................................10 1.1.3. Tình hình hoạt động của hệ thống an sinh xã hội trên thế giới .......................12 1.1.4. Tình hình hoạt động hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam ..............................15 1.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................21 1.2.1. Các câu hỏi đặt ra .........................................................................................21 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................21 1.2.3. Hệ Thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vi Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG HỆ THỐNG ASXH TỚI THU NHẬP VÀ NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ NÔNG DÂN HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI ........................................................................................ 25 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...........................................................................25 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .........................................................................................25 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..............................................................................31 2.2. Một số nét cơ bản về hệ thống an sinh xã hội huyện Văn Chấn .......................44 2.2.1. Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế .................................................................44 2.2.2. Cứu trợ xã hội ...............................................................................................45 2.2.3. Ưu đãi xã hội ................................................................................................47 2.2.4. Kinh phí chi cho giáo dục .............................................................................48 2.2.5. Thực hiện chương trình 135 giai đoạn I ........................................................49 2.3. Hoạt động của hệ thống ASXH huyện Văn Chấn .............................................51 2.3.1. Hoạt động Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế...............................................51 2.3.2. Hoạt động cứu trợ xã hội ..............................................................................57 2.3.3. Hoạt động ưu đãi xã hội ................................................................................62 2.3.4. Tình hình Giáo dục .......................................................................................64 2.4. Kết quả thực hiện chương trình 135 giai đoạn II ..............................................65 2.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật..................................................................................65 2.4.2. Kinh phí thực hiện ........................................................................................66 2.5. Kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn (2006 - 2008) ...67 2.5.1. Nhóm các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo thu nhập bền vững, nâng cao năng lực cán bộ giảm nghèo ...........................................................68 2.5.2. Nhóm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã nghèo vùng nghèo ..........68 2.5.3. Nhóm dự án hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo phát triển bền vững............................69 2.5.4. Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo ........................................................70 2.6. Ảnh hưởng của ASXH tới thu nhập của hộ nông dân .......................................72 2.6.1. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra nghiên cứu .......................................72 2.6.2. Tổng thu của hộ ............................................................................................79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vii 2.6.3. Chi phí sản xuất kinh doanh của hộ ...............................................................80 2.6.4. Thu nhập của hộ ...........................................................................................80 2.6.5. Ảnh hưởng của trợ cấp giáo dục, y tế đến thu nhập .......................................82 2.6.6. Ảnh hưởng của trợ cấp giáo dục đến việc huy động trẻ đến trường ...............83 2.6.7. Ảnh hưởng của trợ cấp y tế đến chăm sóc sức khỏe của người dân ...............87 2.6.8. Ảnh hưởng của chương trình 135 đến phát triển kinh tế - xã hội ...................89 2.7. Ảnh hưởng của ASXH tới nghèo đói của hộ nông dân .....................................91 2.8. Kết luận về hệ thống ASXH huyện Văn Chấn..................................................94 2.8.1. Những thành công.........................................................................................94 2.8.2. Những hạn chế ..............................................................................................95 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XÂY DỰNG HỆ THỐNG ASXH TOÀN DIỆN BẢO ĐẢM GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ...................................................................................... 97 3.1. Quan điểm, định hướng, giải pháp xây dựng và thực hiện chính sách ASXH.. .97 3.1.1. Quan điểm xây dựng hệ thống an sinh xã hội ................................................97 3.1.2. Định hướng xây dựng hệ thống chính sách an sinh xã hội .............................98 3.1.3. Giải pháp thực hiện chính sách an sinh xã hội ............................................. 100 3.2. Một số quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ASXH với xóa đói giảm nghèo tại huyện Văn Chấn ............................................. 102 3.2.1. Quan điểm và định hướng phát triển ........................................................... 102 3.2.2. Mục tiêu phát triển ...................................................................................... 103 3.2.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xóa đói giảm nghèo tại địa phương .......................................................... 104 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................110 1. Kết luận ............................................................................................................ 110 2. Đề nghị ............................................................................................................ 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................114 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nghĩa 1 ASXH An sinh xã hội 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 SXKD Sản xuất kinh doanh 5 PTBQ Phát triển bình quân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Văn Chấn năm 2006 - 2008...........29 Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động huyện Văn Chấn 2006 - 2008 ..................32 Bảng 2.3. Số trường, lớp học, giáo viên và học sinh huyện Văn Chấn ...................36 Bảng 2.4. Cơ sở Y tế, giường bệnh và cán bộ Y tế trên địa bàn huyện Văn Chấn .......... 37 Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu tổng hợp huyện Văn Chấn ..............................................39 Bảng 2.6. Số người tham gia BHXH theo ngành và loại hình sử dụng lao động huyện Văn Chấn ............................................................................52 Bảng 2.7. Số người tham gia Bảo hiểm y tế theo ngành và loại hình sử dụng lao động huyện Văn Chấn ......................................................................53 Bảng 2.8. Tổng thu Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế năm 2006 - 2008 huyện Văn Chấn ....................................................................................55 Bảng 2.9. Chi trả Bảo hiểm xã hội 2006 - 2008 huyện Văn Chấn .........................55 Bảng 2.10. Số người nhận bảo hiểm xã hội 2006 - 2008 huyện Văn Chấn .............56 Bảng 2.11. Đối tượng, kinh phí thực hiện cứu trợ thường xuyên 2006 – 2008 huyện Văn Chấn ...........................................................................58 Bảng 2.12. Đối tượng, kinh phí thực hiện cứu trợ đột xuất 2006 - 2008 huyện Văn Chấn ....................................................................................61 Bảng 2.13. Đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công 2006 - 2008 huyện Văn Chấn ....................................................................................62 Bảng 2.14. Chi trả ưu đãi người có công 2006 - 2008 huyện Văn Chấn .................63 Bảng 2.15. Một số chỉ tiêu cơ bản về giáo dục huyện Văn Chấn ...........................64 Bảng 2.16. Cơ sở hạ tầng chương trình 135 thực hiện 2006 - 2008 huyện Văn Chấn ...............................................................................................66 Bảng 2.17. Kinh phí thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2008 huyện Văn Chấn ....................................................................................67 Bảng 2.18. Tổng số và tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới (Quyết định170/QĐ- TTg) trong 3 năm 2006 - 2008 ...............................................................71 Bảng 2.19. Một số thông tin cơ bản về hộ điều tra ..................................................73 Bảng 2.19. Một số thông tin cơ bản về hộ điều tra (tiếp theo) .................................74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên x Bảng 2.20. Trị giá đồ dùng lâu bền bình quân 1 hộ điều tra có đồ dùng lâu bền .............76 Bảng 2.21. Tỷ lệ hộ có tài sản cố định chia theo tài sản cố định chủ yếu .................78 Bảng 2.22. Tổng thu bình quân 1 hộ/năm ...............................................................79 Bảng 2.23. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ/năm..........................80 Bảng 2.24. Thu nhập bình quân 1 hộ/năm ...............................................................81 Bảng 2.25. Chi cho giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng qua ...............................................................................................85 Bảng 2.26. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế của các cơ sở y tế ........................................88 Bảng 2.27. Tỷ lệ phần trăm dân số được nhận trợ cấp an sinh xã hội, theo nhóm nghèo ...........................................................................................92 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu tổng hợp về phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn đến năm 2015 ............................................................................. 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên xi DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 2.1. Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Văn Chấn ......................................................................... 30 Hình 2.2. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành .................................................. 40 Hình 2.3. Số người tham gia BHXH theo ngành và loại hình sử dụng lao động qua các năm.. 52 Hình 2.4. Số người nhận BHXH dài hạn và ngắn hạn 2006 - 2008 .............................................. 57 Hình 2.5. Biến đổi tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh và các huyện, thị giai đoạn 2006 - 2008 (%) .......... 72 Hình 2.6. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của hộ ............................................................... 75 Hình 2.7. Tổng thu nhập của hộ năm 2008 ....................................................................................... 82 Hình 2.8. Kinh phí nhận được từ trợ cấp giáo dục, y tế ................................................................... 83 Hình 2.9. Mức độ nghèo khi loại trừ từng loại trợ cấp ..................................................................... 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề an sinh xã hội đang là vấn đề thu hút quan tâm của toàn xã hội. Trên 20 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng đất nước. Mặc dù vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cũng xuất hiện những mặt tiêu cực tác động đến đời sống xã hội. Trong đó, vấn đề an sinh xã hội (ASXH) cần được quan tâm hơn cả. Hàng loạt các vấn đề về an sinh xã hội nảy sinh ở các lĩnh vực đời sống, đặc biệt trong các lĩnh vực Bảo hiểm y tế (BHYT) và an sinh xã hội cho người nghèo và những nhóm dân cư bị thiệt thòi như trẻ em, người già, dân di cư, người khuyết tật… Hiện nay, các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam còn nhiều bất cập và hạn chế. Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) còn thấp (khoảng 15%). Phần lớn nông dân, lao động tự do và các đối tượng khác trong khu vực phi chính thức chưa được tham gia bảo hiểm y tế hoặc người dân không muốn tham gia bảo hiểm y tế do chất lượng khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế chưa tốt. Hệ thống chính sách trợ giúp đặc biệt (người có công) quá phức tạp, nhiều chế độ, rất khó quản lý từ khâu giám định, xét duyệt đến chi trả trợ cấp. Công tác xoá đói giảm nghèo chưa bền vững; nguy cơ tái nghèo cao nhất là ở vùng thường xuyên bị thiên tai, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; một số chính sách bao cấp kéo dài, chậm được sửa đổi, bổ sung; việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản có chất lượng còn hạn chế; khoảng cách thu nhập và mức sống giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo, giữa các vùng kinh tế, giữa thành thị và nông thôn vẫn có xu hướng gia tăng. Việt Nam đã thành công trong nỗ lực giảm tỷ lệ nghèo từ hơn 60% năm 1990 xuống còn 18,1% năm 2004 (theo chuẩn cũ), năm 2008 còn 13% (theo chuẩn mới) phần lớn nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với mức tăng bình quân 8 - 9% mỗi năm. Duy trì được đà tăng trưởng kinh tế hiện nay là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Tăng trưởng phải đi liền với bình đẳng và phải mang lại lợi ích cho tất cả các vùng và nhóm dân cư trong nước. Phần đông người nghèo ở nước ta sống trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 hoàn cảnh bị tách biệt về mặt địa lý, dân tộc, ngôn ngữ, xã hội và kinh tế, tình trạng chênh lệch và bất bình đẳng xã hội giữa các vùng, giới tính và nhóm dân cư ngày càng tăng. Trong khi các vùng đô thị được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách cải cách, tăng trưởng kinh tế và hệ thống an sinh xã hội, thì tình trạng nghèo vẫn giai dẳng ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam và ở mức độ cao. Cùng với việc nỗ lực trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế, điều hết sức quan trọng là phải tạo ra các mạng lưới an sinh xã hội nhằm giúp các nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất khỏi bị đẩy trở lại tình trạng nghèo đói do yếu sức khoẻ, tàn tật hay chi phí giáo dục gia tăng cho con em họ. An sinh xã hội là một chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội đã được nhấn mạnh trong các kỳ đại hội Đảng, đặc biệt tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001): “Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Sớm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động... Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cho cuộc sống của các thành viên cộng đồng, bao gồm bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội đối với người gặp rủi ro, bất hạnh, ... thực hiện chính sách ưu đãi xã hội và vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa...”. Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới của nước ta hiện nay, đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống an sinh xã hội toàn diện theo hướng đảm bảo hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, từng bước bao phủ hết các đối tượng trợ cấp xã hội, mở rộng các đối tượng trợ giúp cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Văn Chấn là một huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, điều kiện kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn, hệ thống an sinh xã hội cũng mang đặc điểm chung như trên. Tuy nhiên, trợ cấp từ hệ thống an sinh xã hội có ảnh hưởng đến thu nhập và nghèo đói của người dân đặc biệt là ở vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Từ thực trạng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới nghèo đói ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài "Ảnh hƣởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái". Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện cho các cơ quan chính quyền, đoàn thể và nhân dân có thể nhận diện bức tranh toàn cảnh về an sinh xã hội và ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vùng nông thôn với một mức độ nhất định. Từ đó, giúp cho nhà nước có căn cứ xây dựng pháp luật, chế độ, chính sách; phương hướng hoạt động phù hợp nhằm tăng cường an sinh xã hội; cải thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo và giảm thiểu rủi ro cho những người bị thiệt thòi trong xã hội; đưa đất nước phát triển bền vững đi lên trong nền kinh tế thị trường. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn, đưa ra các kiến nghị, giải pháp xây dựng hệ thống an sinh xã hội toàn diện bảo đảm giữa tăng trưởng với xóa đói giảm nghèo. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá các vấn đề chung về hệ thống an sinh xã hội: khái niệm, vai trò và ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân trên thế giới và Việt Nam. - Thực trạng hệ thống an sinh xã hội, ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề thu nhập, nghèo đói của hộ nông dân tên địa bàn huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái. - Kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng hệ thống an sinh xã hội toàn diện bảo đảm giữa tăng trưởng kinh tế với xoá đói giảm nghèo. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hệ thống an sinh xã hội và ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của trợ cấp giáo dục, trợ cấp y tế và chương trình 135 đến vấn đề nghèo đói hộ nông dân. * Về không gian: Đề tài được thực hiện tại các cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái, huyện Văn Chấn và các hộ nông dân tại 8 xã và 1 thị trấn trong huyện. * Về thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng các số liệu về thực trạng của trợ cấp giáo dục, y tế và chương trình 135 trong giai đoạn 2006 - 2008 và số liệu điều tra hộ gia đình năm 2008. 4. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có 3 chương Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chƣơng 2: Thực trạng ảnh hưởng của hệ thống ASXH tới thu nhập và nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn chấn - tỉnh Yên Bái. Chƣơng 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng hệ thống ASXH toàn diện bảo đảm giữa tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1.1.Hệ thống an sinh xã hội 1.1.1.1.Khái niệm * An sinh xã hội: Theo tiếng Anh, ASXH thường được gọi là Social Security và khi dịch ra tiếng Việt, ngoài ASXH thì thuật ngữ này còn được dịch là bảo đảm xã hội, bảo trợ xã hội, an ninh xã hội, an toàn xã hội… với những ý nghĩa không hoàn toàn tương đồng nhau. Theo nghĩa chung nhất, Social Security là sự đảm bảo thực hiện các quyền của con người được sống trong hòa bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển, phát biểu chính kiến trong khuôn khổ luật pháp; được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật; được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được đảm bảo thu nhập để thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già…Theo nghĩa này thì tầm “bao” của Social Security rất lớn. Theo nghĩa hẹp, Social Security được hiểu là sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho người lao động và gia đình họ khi bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cả, cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người nghèo đói và những người bị thiên tai, dịch hoạ…Từ những cách tiếp cận khác nhau, một số nhà khoa học đưa ra những khái niệm rộng - hẹp khác nhau về ASXH, chẳng hạn: - Theo H. Beveridge, nhà kinh tế học và xã hội học người Anh (1879 -1963), ASXH là sự bảo đảm về việc làm khi người ta còn sức làm việc và bảo đảm một lợi tức khi người ta không còn sức làm việc nữa. - Trong Đạo luật về ASXH của Mỹ, ASXH được hiểu khái quát hơn, đó là sự bảo đảm của xã hội, nhằm bảo tồn nhân cách cùng giá trị của cá nhân, đồng thời tạo lập cho con người một đời sống sung mãn và hữu ích để phát triển tài năng đến tột độ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đang sử dụng: "ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con" [4]. Ở Việt Nam, thuật ngữ “An sinh xã hội” đã xuất hiện vào những năm 70 trong một số cuốn sách nghiên cứu về pháp luật của một số học giả Sài Gòn. Sau năm 1975, thuật ngữ này được dùng nhiều và đặc biệt là từ năm 1995 trở lại đây nó được dùng khá rộng rãi hơn. Thuật ngữ “an sinh xã hội” thường được các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và những người làm công tác xã hội nhắc đến nhiều trong các cuộc hội thảo về chính sách xã hội, trên hệ thống thông tin đại chúng cũng như trong các tài liệu, văn bản dịch. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về an sinh xã hội. Có quan niệm thì coi an sinh xã hội như là “bảo đảm xã hội”, “bảo trợ xã hội”, “an toàn xã hội” hoặc là “bảo hiểm xã hội” nhưng có quan niệm khác lại cho rằng: “an sinh xã hội” là bao trùm các vấn đề nêu trên. Chúng ta có thể hiểu như sau: An sinh xã hội là khái niệm chỉ sự bảo vệ của phương thức sản xuất đối với các thành viên bằng hệ thống chính sách và biện pháp công cộng nhằm khắc phục tình trạng hẫng hụt về kinh tế và xã hội, trước hết là của người lao động, để đổi lấy kế sinh nhai cho mình và cho gia đình, trước các rủi ro [8]. * Hệ thống an sinh xã hội: Về mặt cấu trúc trên giác độ khái quát nhất ASXH gồm những bộ phận cơ bản là - Bảo hiểm xã hội: Đây là bộ phận lớn nhất trong hệ thống ASXH. Có thể nói, không có BHXH thì không thể có một nền ASXH vững mạnh. BHXH ra đời và phát triển từ khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện ở châu Âu. BHXH nhằm bảo đảm cuộc sống cho những người công nhân công nghiệp và gia đình họ trước những rủi ro xã hội như ốm đau, tai nạn, mất việc làm…, làm giảm hoặc mất thu nhập. Tuy nhiên, cũng do tính lịch sử và phức tạp của vấn đề, khái niệm BHXH đến nay cũng chưa được hiểu hoàn toàn thống nhất và gần đây có xu hướng hòa nhập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 giữa BHXH với ASXH. Khi đề cập đến vấn đề chung nhất, người ta dùng khái niệm Social Security và vẫn dịch là BHXH, nhưng khi đi vào cụ thể từng chế độ thì BHXH được hiểu theo nghĩa của từ Social Insurance. Tuy nhiên, sự hòa nhập này không có nghĩa là hai thuật ngữ này là một. Theo nghĩa hẹp, cụ thể, có thể hiểu BHXH: là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. BHXH có những điểm cơ bản là: BHXH dựa trên nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia; đòi hỏi tất cả mọi người tham gia phải đóng góp tạo nên một quỹ chung; các thành viên được hưởng chế độ khi họ gặp các “sự cố” và đủ điều kiện để hưởng; chi phí cho các chế độ được chi trả bởi quỹ BHXH; nguồn quỹ được hình thành từ sự đóng góp của những người tham gia, thường là sự chia sẻ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, với một phần tham gia của Nhà nước; đòi hỏi tham gia bắt buộc, trừ những trường hợp ngoại lệ; phần tạm thời chưa sử dụng của Quỹ được đầu tư tăng trưởng, nâng cao mức hưởng cho người thụ hưởng chế độ BHXH; các chế độ được bảo đảm trên cơ sở các đóng góp BHXH, không liên quan đến tài sản của người hưởng BHXH; các mức đóng góp và mức hưởng tỷ lệ với thu nhập trước khi hưởng BHXH… - Trợ giúp xã hội: Đó là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống thiết yếu khác đối với mọi thành viên của xã hội trong những trường hợp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ khả năng để tự lo được cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình. Trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ thêm của cộng đồng và xã hội bằng tiền hoặc bằng các điều kiện và phương tiện thích hợp để đối tượng được giúp đỡ có thể phát huy khả năng tự lo liệu cuộc sống cho mình và gia đình, sớm hòa nhập trở lại với cuộc sống của cộng đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Trợ giúp xã hội có đặc điểm: + Thuế được dùng để tài trợ cho các chương trình xã hội đa dạng để chi trả trợ cấp. + Trợ cấp được chi trả khi các điều kiện theo quy định được đáp ứng. + Thẩm tra tài sản (thu nhập, tài sản và vốn) thường dùng được xác định mức hưởng trợ cấp. - Trợ cấp gia đình: + Trong hệ thống ASXH của nhiều nước quy định chế độ BHXH dựa trên những nhu cầu đặc biệt và có những chi phí bổ sung gắn với gia đình. + Những phương pháp áp dụng bao gồm việc sử dụng cơ cấu thuế để gắn với trách nhiệm gia đình. Người không có con phải nộp thuế cao hơn những người có con; người ít con phải nộp thuế nhiều hơn người đông con… - Các quỹ tiết kiệm xã hội: Ngoài BHXH, trong hệ thống ASXH của nhiều nước có tổ chức các quỹ tiết kiệm dựa trên đóng góp cá nhân. + Những đóng góp được tích tụ dùng để chi trả cho các thành viên khi sự cố xảy ra. Đóng góp và khoản sinh lời được chi trả một lần theo những quy định. + Từng cá nhân nhận khoản đóng góp của mình và khoản sinh lời, không chia sẻ rủi ro cho người khác… - Các dịch vụ xã hội được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng: Ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước phát triển, trong hệ thống ASXH có nhiều dạng dịch vụ xã hội, được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng (ngân sách Nhà nước), bao gồm: + Trợ cấp cơ bản cho mọi cư dân, hoặc tất cả những người đã từng làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. + Trợ cấp này không liên quan đến tài sản trước đó của người thụ hưởng; các chế độ được chi trả từ ngân sách Nhà nước. - Trách nhiệm từ chủ sử dụng lao động: + Thường chỉ là hệ thống tai nạn nghề nghiệp hoặc hệ thống đền bù cho người lao động. + Chủ yếu liên quan đến tai nạn tại nơi làm việc và bệnh nghề nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 + Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với chăm sóc y tế và bồi thường tuỳ theo mức độ tai nạn và bệnh nghề nghiệp. + Có thể bao gồm một phần để chi trả chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc (nằm trong chế độ BHXH). - Dịch vụ xã hội khác: + Quy định thêm về ASXH dưới các hình thức khác. + Khi không có hệ thống ASXH. + Có thể được thực hiện bởi các tổ chức tự nguyện hoặc phi Chính phủ. + Bao gồm các dịch vụ đối với người già, người tàn tật, trẻ em, phục hồi chức năng cho người bị tai nạn và tàn tật, các hoạt động phòng chống trong y tế (ví dụ tiêm phòng), kế hoạch hóa gia đình [4]. 1.1.1.2. Vai trò hệ thống an sinh xã hội ASXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên trong cộng đồng không may lâm vào hoàn cảnh yếu thế thông qua các biện pháp phân phối lại tiền bạc và dịch vụ xã hội. Nội dung của ASXH thường được thể hiện ở các chính sách kinh tế - xã hội như BHXH, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, xoá đói giảm nghèo, các quỹ phòng xa… Cho tới nay, tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như Liên hiệp quốc đều thừa nhận được hưởng dịch vụ ASXH là một trong những quyền của con người trong mọi thời đại và mọi chế độ xã hội. Với mục tiêu tạo ra một lưới an toàn cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội khi bất kỳ một cá nhân nào không may gặp rủi ro hoặc lâm vào tình cảnh yếu thế, góp phần xây dựng một xã hội đồng thuận, công bằng và phát triển bền vững, ASXH ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Thứ nhất, ASXH vừa là nhân tố ổn định, vừa là nhân tố động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Với vai trò đó, ASXH góp phần che chắn, bảo vệ cho mỗi thành viên cộng đồng, đồng thời là niềm an ủi không thể thiếu đối với các nạn nhân chiến tranh, khủng bố… Đồng thời, ASXH có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt khi quy mô và diện mạo của ASXH ngày càng được mở rộng như giúp người lao động có sức khoẻ tốt để làm việc, giúp họ yên tâm công tác và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 học tập, từ đó tác động lớn tới việc nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội; góp phần thực hành tiết kiệm, tạo lập quỹ đầu tư cho các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước… Thứ hai, ASXH góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong xu thế quốc tế hoá toàn cầu, hố sâu ngăn cách giàu nghèo đã và đang có xu hướng gia tăng giữa các vùng miền, các quốc gia và các châu lục. Ở Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế giúp cải thiện tiêu chuẩn sống của hàng triệu người và góp phần vào những thành tựu ổn định, dần đạt tới các Mục tiêu thiên niên kỷ, nhưng sự bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cũng ngày càng rộng hơn. Hệ thống ASXH được đông đảo người dân trên thế giới, trong đó có Việt Nam rất quan tâm bởi ASXH là một trong những chính sách quan trọng làm giảm sự tách biệt xã hội về kinh tế đối với người dân. ASXH là công cụ để cải thiện điều kiện sống và làm việc của các tầng lớp dân cư, đồng thời ít nhiều góp phần đảm bảo công bằng xã hội thông qua việc phân phối lại thu nhập và các dịch vụ có lợi cho những người yếu thế trong xã hội. Thứ ba, ASXH khơi dậy được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong xã hội. ASXH tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên thông qua sự san sẻ rủi ro, giảm bớt gánh nặng và nỗi đau cho những người không may lâm vào hoàn cảnh yếu thế trong xã hội, phát huy sức mạnh của cả cộng đồng, giúp con người vượt qua khó khăn và giúp xã hội phát triển lành mạnh, bền vững. Thứ tư, ASXH là cầu nối giúp các quốc gia, các dân tộc hiểu biết và xích lại gần nhau. Thật vậy, hàng loạt các chương trình hành động thể hiện việc đảm bảo ASXH toàn cầu đã được các tổ chức quốc tế thực hiện trong thời gian vừa qua như: chương trình xoá đói giảm nghèo và an ninh lương thực thế giới, chương trình phòng chống lây nhiễm HIV, chương trình cứu trợ nhân đạo, chương trình phòng chống tội phạm xuyên quốc gia [1]. 1.1.2. Những ảnh hƣởng của hệ thống an sinh xã hội Thực tế cho thấy, hệ thống ASXH được thực hiện đúng và toàn diện sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực đáng kể về mặt xã hội: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 - An sinh xã hội đảm bảo cho các đối tượng “yếu thế” nói riêng và người lao động nói chung được chăm sóc, bảo vệ khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt; tạo cho những người bất hạnh có thêm những điều kiện cần thiết để khắc phục những “rủi ro xã hội”, có cơ hội để phát triển, có cơ hội hoà nhập vào cộng đồng. An sinh xã hội với các chức năng của mình, kích thích tính tích cực xã hội trong mỗi con người, hướng tới những chuẩn mực của chân thiện mỹ. An sinh xã hội nhằm hướng tới những điều cao đẹp trong cuộc sống, hoà đồng mọi người không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, giới tính... vào một xã hội nhân ái, công bằng và an toàn cho mọi thành viên. - An sinh xã hội thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái giữa những con người trong xã hội. Sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là một trong những nhân tố để ổn định và phát triển xã hội đồng thời nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người giúp cho xã hội phát triển lành mạnh. - An sinh xã hội dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiện công bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và biện pháp khác nhau. Trên bình diện xã hội, an sinh xã hội là một công cụ để cải thiện các điều kiện sống của các tầng lớp dân cư đặc biệt là những người nghèo khó, những nhóm dân cư yếu thế trong xã hội. Dưới giác độ kinh tế, an sinh xã hội là công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng. Nếu xây dựng được hệ thống ASXH tốt thì sẽ giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đây là nền tảng để xây dựng một xã hội bác ái, công bằng, vì an sinh xã hội không chỉ giải quyết các vấn đề xã hội mà nó còn góp phần thiết yếu trong việc phát triển xã hội, thể hiện sự chuyển giao xã hội làm cho xã hội tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Bởi vậy, trong xã hội hiện đại, an sinh xã hội ngày càng được củng cố và hoàn thiện để trở thành một hệ thống thiết yếu trong bộ máy Nhà nước. Nó có chức năng tổng hợp và tập trung các nguồn lực vào việc phát triển xã hội, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. - An sinh xã hội còn đóng vai trò tích cực đối với sự ổn định tình hình chính trị của đất nước. Điều này cũng dễ nhận ra bởi vì tình hình kinh tế - xã hội của đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 nước có ổn định, có vững mạnh thì tình hình chính trị mới ổn định và vững mạnh. Mặt khác khi cuộc sống của người lao động thường xuyên bị đe doạ bởi những thiếu thốn do ốm đau, do thất nghiệp, do già yếu... thì cũng ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình chính trị. Trên thế giới thường xảy ra những cuộc biểu tình, gây xáo động về nội các của một số chính phủ bởi không đáp ứng về trợ cấp cho công nhân khi ốm đau, khi thất nghiệp, hưu trí... - An sinh xã hội góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Xét cho cùng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia đều có chung một mục đích cuối cùng là: đảm bảo và có những cải thiện nhất định cho hạnh phúc của mỗi người và đem lại lợi ích cho mọi người. Trong sự phát triển đó an sinh xã hội có những đóng góp quan trọng. Bằng những biện pháp của mình, an sinh xã hội tạo ra “lưới chắn” an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp nhằm bảo vệ cho mọi thành viên trong cộng đồng khi bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau gọi là những “rủi ro xã hội”. An sinh xã hội không chỉ có ý nghĩa với quốc gia mà còn có ý nghĩa quốc tế. Ngoài việc thuộc phạm trù quyền con người, là biểu hiện trình độ văn minh tiến bộ của mỗi quốc gia, ngày nay trong xã hội hiện đại mỗi nước đều nhận thức được rằng an sinh xã hội là vấn đề được toàn nhân loại quan tâm. Việc thực hiện an sinh xã hội không bị giới hạn bởi bất kỳ rào cản chính trị hay địa lý nào, thể hiện rõ nhất đó là các hoạt động cứu trợ xã hội, các hiệp định hợp tác về bảo hiểm xã hội giữa các quốc gia vì một thế giới hoà bình ổn định và phát triển. ” [4]. 1.1.3. Tình hình hoạt động của hệ thống an sinh xã hội trên thế giới 1.1.3.1. Tổng quan về ASXH ở Trung Quốc * Khái quát sự phát triển của hệ thống ASXH Trung Quốc: Ngay từ những ngày đầu Trung Quốc giành độc lập, các chính sách, chế độ về an sinh xã hội đã được ban hành. Năm 1950 chính sách nhằm trợ giúp và giải quyết vấn đề công nhân thất nghiệp từ chế độ cũ để lại đã được triển khai. Năm 1951, chính sách, chế độ bảo hiểm về hưu trí, tàn tật, tử tuất, ốm đau, chăm sóc y tế, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản đã được đưa ra. Sau đó Trung Quốc đã ban hành một loạt các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 chính sách, chế độ về an sinh xã hội bao gồm cả cứu tế xã hội, chế độ đối xử và chăm sóc đặc biệt nhằm không ngừng đẩy mạnh và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu nâng cao của xã hội. Tuy nhiên, phạm vi của chế độ an sinh xã hội cho đến những năm giữa của thập kỷ 80 về cơ bản mới được thực hiện ở khu vực thành phố và tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước. Kể từ năm 1984, Trung Quốc tiến hành một loạt các cải cách đối với lĩnh vực an sinh xã hội. Năm 1984 bắt đầu cải cách chính sách hưu trí đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp. Năm 1986, ban hành chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Các chính sách BHXH như thai sản, tai nạn lao động, chăm sóc y tế được cải cách và ban hành vào các năm 1994, 1996 và 1998. Năm 1999, chính sách bảo đảm mức sống tối thiểu được đưa ra và năm 2002 mô hình hợp tác xã y tế kiểu mới đối với khu vực nông thôn được thiết lập... Những cải cách và phát triển của hệ thống an sinh xã hội đã thực sự đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. * Cấu trúc của hệ thống ASXH: Hệ thống an sinh xã hội ở Trung Quốc về cơ bản bao gồm BHXH, cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội, chế độ đối xử và chăm sóc đặc biệt, chính sách tương hỗ xã hội. - Chế độ về BHXH gồm: hưu trí, thất nghiệp, BHYT cơ bản, tai nạn lao động và thai sản. Quỹ BHXH bảo đảm mọi cá nhân được trợ cấp và hỗ trợ tài chính khi tuổi già, thất nghiệp, ốm đau, tai nạn lao động và sinh đẻ ở mức cơ bản. Nguồn kinh phí để chi trả các chế độ này chủ yếu trên cơ sở đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động. - Chế độ cứu trợ giúp xã hội: nhằm cung cấp, hỗ trợ tài chính cho người dân để đảm bảo duy trì mức sống tối thiểu. Nhóm người được chế độ này quan tâm là: những người không có khả năng làm việc, không có khả năng kiếm tiền, có khả năng kiếm tiền nhưng dưới mức tối thiểu và những người có khả năng kiếm việc làm nhưng tạm thời nghỉ vì tai nạn. Nguồn kinh phí để chi chế độ này chủ yếu từ ngân sách địa phương và hỗ trợ của ngân sách Trung ương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 - Chế độ phúc lợi xã hội: nhằm thực hiện 5 bảo đảm (ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và chi phí mai táng) cho những người già, trẻ em mồ côi đang sống trong những hoàn cảnh quá khó khăn. Ngoài ra, các doanh nghiệp phúc lợi xã hội được khuyến khích để tạo ra các cơ hội việc làm đối với những người tàn tật. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ này được bố trí hàng năm trong ngân sách Trung ương và địa phương. - Chế độ đối xử và chăm sóc đặc biệt: nhằm công nhận và hỗ trợ đối với những người có đóng góp đặc biệt cho tổ quốc và xã hội như người có công với cách mạng, quân nhân, cựu chiến binh. - Chính sách tương hỗ xã hội: nhằm khuyến khích và hỗ trợ đối với các tổ chức xã hội mà thực hiện các hoạt động trợ giúp người đói, nghèo. Các hoạt động này hiện chủ yếu cung cấp bởi tổ chức công đoàn, hội phụ nữ, hội thanh niên, nhà tài trợ nhân đạo thuộc các tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức trợ giúp hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện [6]. 1.1.3.2. Tổng quan về ASXH Nhật Bản Hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản bắt đầu hình thành từ việc ban hành Quy định cứu trợ nghèo đói vào năm 1874, sau đó lần lượt các luật liên quan đến các chính sách an sinh xã hội ra đời như: Luật Hưu trí, Luật BHYT, Luật Phúc lợi xã hội, Luật Vô gia cư… Hiện tại, hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản bao gồm các chế độ sau: - Cứu trợ xã hội: là chế độ mà Chính phủ đảm bảo mức sống tối thiểu cho tất cả những người gặp khó khăn trong cuộc sống và khuyến khích họ sống tự lập. Các hỗ trợ của Nhà nước bao gồm: chăm sóc y tế, kiếm sống, chi phí giáo dục, nhà ở, đào tạo nghề, xây dựng các cơ sở cứu trợ, phục hồi chức năng, ký túc xá cho người nghèo… - Phúc lợi xã hội: là chế độ cung cấp cho những người có những thiệt thòi khác nhau trong cuộc sống như người tàn tật, mồ côi cha, vì thế họ không thể vượt qua được những mất mát và sống cuộc sống an toàn. Các phúc lợi xã hội được cung cấp cho người tàn tật, người trí tuệ chậm phát triển, người già, trẻ em… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 - BHXH: là một hệ thống các chế độ bảo hiểm bắt buộc cung cấp những phúc lợi nhất định cho người tham gia bảo hiểm khi ốm đau, thương tật, sinh con, chết, tuổi già, tàn tật, thất nghiệp và các sự kiện được bảo hiểm khác mà kết quả làm cho cuộc sống khó khăn, với mục tiêu là duy trì sự ổn định cuộc sống. Các chế độ BHXH bao gồm: bảo hiểm hưu trí, BHYT, bảo hiểm chăm sóc dài ngày, bảo hiểm việc làm, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động… - Y tế công: là hệ thống chăm sóc y tế và phòng bệnh vì mục tiêu cuộc sống khỏe mạnh cho người dân Nhật Bản, bao gồm chương trình quản lý bệnh lao, bệnh lây nhiễm, ma túy, nước máy, nước thải, rác thải…Chính phủ và chính quyền địa phương cùng chia sẻ trách nhiệm đối với việc quản lý về an sinh xã hội. Nhiệm vụ của Chính phủ là đưa ra các chính sách, quy định chung và hỗ trợ một phần tài chính, nhiệm vụ của chính quyền địa phương chủ yếu là tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội [7]. 1.1.4. Tình hình hoạt động hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay an sinh xã hội là một ngành luật tương đối mới mẻ được cấu thành gồm ba bộ phận chính là: Bảo hiểm xã hội, Cứu trợ xã hội và Ưu đãi xã hội. Nếu xem xét ở phạm vi rộng thì an sinh xã hội Việt Nam còn bao gồm cả các nội dung khác như: chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình y tế, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp đỡ những người lầm lỡ ...và gồm cả các loại quỹ tiết kiệm và các loại bảo hiểm khác. Tuy nhiên, ba bộ phận chính cấu thành hệ thống an sinh xã hội Việt Nam là: Bảo hiểm xã hội, Cứu trợ xã hội và Ưu đãi xã hội. - Bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng nhất, có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam. Nếu như trước đây, ở nước ta bảo hiểm xã hội bó hẹp về phạm vi đối tượng, tài chính phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, các chế độ bảo hiểm xã hội còn đan xen với nhiều các chính sách chế độ khác như ưu đãi xã hội, kế hoạch hoá dân số... Hiện nay bảo hiểm xã hội Việt Nam đã được cải cách và ngày càng phát huy vai trò của mình đối với đời sống người lao động. Đối tượng bảo hiểm xã hội đã được mở rộng tới mọi người lao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 động với hai hình thức tham gia bắt buộc và tự nguyện. Chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm các khoản trợ cấp dài hạn, trợ cấp ngắn hạn và bảo hiểm y tế. Quản lý và thực hiện bảo hiểm xã hội được tập trung thống nhất, quĩ bảo hiểm xã hội được hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo trợ. - Cứu trợ xã hội là một công tác trọng tâm trong chính sách xã hội ở nước ta. Cứu trợ xã hội ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu theo hai chế độ: cứu trợ thường xuyên và cứu trợ đột xuất. Cứu trợ thường xuyên áp dụng với các đối tượng người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng... với các hình thức bằng tiền, hiện vật để giúp đỡ các đối tượng này ổn định cuộc sống. Cứu trợ xã hội đột xuất áp dụng với các đối tượng gặp rủi ro, hoạn nạn, thiên tai hạn hán, hoả hoạn... Chế độ cứu trợ này có tính chất tức thời giúp đỡ con người vượt qua hoạn nạn, khó khăn. - Ưu đãi xã hội là một bộ phận đặc thù trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam. Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội là những người tham gia bảo vệ giải phóng đất nước. Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với những người có công với nước với dân, với cách mạng (và thành viên của gia đình) nhằm ghi nhận những công lao đóng góp, hy sinh cao cả của họ. Điều này chẳng những thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội, mà còn nói lên đạo lý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” [4]. 1.1.4.1. Nguồn tài chính dành cho an sinh xã hội Đặc biệt, thực hiện nguyên tắc cùng chia sẻ trách nhiệm trong BHXH và BHYT, người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH và quỹ BHYT. Đối với chính sách bồi thường tai nạn lao động, trách nhiệm bồi thường hoàn toàn thuộc về người sử dụng lao động. Đổi mới này rất quan trọng, nhờ đó đã giảm dần gánh nặng về chi ngân sách nhà nước cho các chế độ BHXH và BHYT, đồng thời nâng cao tinh thần tự chịu trách nhiệm và đảm bảo xã hội của từng cá nhân người lao động. Quỹ BHXH và BHYT được tách ra khỏi ngân sách nhà nước. Điều này phân định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với chính sách BHXH, BHYT và chức năng thực hiện chính sách, cụ thể là các nghiệp vụ thu chi, bảo đảm chính sách của nhà nước thực hiện có hiệu quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Ngân sách nhà nước hiện nay chỉ tập trung vào các chính sách bảo trợ xã hội và ưu đãi đối với người có công. Tỷ trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các lãnh vực xã hội chiếm từ 25,2% đến 27,8% tổng chi tiêu của Nhà nước hàng năm. Trong đó, Nhà nước đặc biệt ưu tiên đầu tư giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội cho nhóm yếu thế ...và chiếm hơn 14% tổng chi ngân sách nhà nước (gần bằng chi ngân sách cho ngành giáo dục). Trong những năm qua, ngân sách nhà nước chi cho cứu trợ xã hội ở Việt Nam trung bình đạt 100 - 150 tỷ đồng/năm, chưa kể trợ cấp bằng hiện vật, đặc biệt là gạo để cứu đói. Ngoài ra, nguồn huy động từ dân hàng năm cũng chiếm khoảng 30% tổng chi cứu trợ thường xuyên [8]. 1.1.4.2. Thành công và hạn chế của chính sách an sinh xã hội Việt Nam a. Thành công của chính sách an sinh xã hội Trong những năm 1990, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm một cách đáng kể số người sống dưới ngưỡng nghèo đói (theo chuẩn quốc tế) giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 20% năm 2004, hoàn thành sớm kế hoạch toàn cầu "giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015" mà Liên hợp quốc đề ra. Đây là thành công đầy ấn tượng, một phần là nhờ các chương trình ASXH được thực hiện trong thời kỳ này. Hệ thống chính sách ngày càng được hoàn thiện và đi vào cuộc sống. Nhờ đó, khoảng 6 triệu người (chiếm 14% lực lượng lao động) tham gia BHXH bắt buộc hoặc hưởng chính sách xã hội (bao gồm người có công); khoảng 22,1% đối tượng yếu thế đặc biệt khó khăn (người tàn tật nặng, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ mồ côi...) được hưởng trợ cấp thường xuyên. Đời sống của những người yếu thế và dễ bị tổn thương được cải thiện rõ rệt và hòa nhập tốt hơn vào công đồng. + Thành công của chính sách BHXH: Số người lao động tham gia BHXH, BHYT ngày càng tăng, từ 2,9 triệu người năm 1995 lên 8,5 triệu người năm 2005. Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo BHXH trong thời gian qua chủ yếu thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tương tự số người mua thẻ BHYT cũng tăng nhanh, từ 8,9 triệu người năm 1996 lên 23,6 triệu người năm 2005. Với số lao động tham gia ngày càng tăng nên thu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 vào quỹ BHXH cũng tăng lên nhanh chóng. Riêng năm 2005 thu đạt trên 17,6 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 20,5 lần so với năm 1995 góp phần giảm gánh nặng chi ngân sách cho 2 chế độ này. Từ 1995 - 2005, BHXH Việt Nam đã thực hiện chi lương hưu và các chế độ trợ cấp cho hàng triệu đối tượng hưởng BHXH, BHYT với tổng số tiền trên 101 nghìn tỷ đồng. + Thành công của chính sách bảo trợ xã hội và ưu đãi người có công: Thực hiện xã hội hóa cứu trợ xã hội trong những năm qua đã đạt kết quả to lớn. Bên cạnh ngân sách nhà nước, huy động đóng góp ủng hộ của nhân dân và các tổ chức xã hội, cho công tác cứu trợ. Đặc biệt cho đồng bào bị thiên tai là rất lớn, chiếm khoảng 30 - 40% tổng cứu trợ thiên tai. Mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội được mở rộng. Hiện cả nước có hàng trăm cơ sở phục vụ đối tượng xã hội, trong đó có các cơ sở bảo trợ xã hội, nuôi dưỡng người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật...Tính chung cả giai đoạn 1996 - 2005, đã có hàng trăm nghìn người hưởng chế độ trợ cấp xã hội (cứu trợ thường xuyên). Hầu hết các địa phương đều đẩy mạnh vận động các tổ chức, cá nhân đỡ đầu, nuôi dưỡng cho hàng chục ngàn trẻ em mồ côi không nơi nương tựa. Các quỹ bảo trợ xã hội có vai trò quan trọng trong công tác bảo đảm xã hội cho những nhóm dễ bị tổn thương. Nâng cao khả năng và hiệu quả của hệ thống bảo đảm xã hội có tính chất quyết định cho phép người dân Việt Nam tham gia phát triển các kỹ năng của mình và phát triển đất nước, giảm nghèo nhanh hơn và bảo đảm phân phối của cải đất nước công bằng hơn khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn. b. Hạn chế của chính sách an sinh xã hội Việt Nam * Bảo hiểm xã hội + Chương trình BHXH: Hoạt động BHXH còn nặng tính bao cấp Nhà nước, tập trung chủ yếu vào khu vực Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước. Chế độ còn thiếu hấp dẫn đối với người tham gia, đặc biệt đối với người tham gia tự nguyện. Công tác phối hợp, tuyên truyền, giám sát, tổ chức thực hiện chính sách xã hội giữa các ngành có liên quan còn thiếu, hoạt động của quỹ BHXH chưa rõ ràng. Tình trạng thất thu còn phổ biến, số doanh nghiệp nợ đóng BHXH xã hội tồn tại nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 năm với số lượng không nhỏ, trình độ cán bộ thực hiện nghiệp vụ chi trả BHXH còn thiếu và yếu dẫn đến khiếu nại, thắc mắc về các chế độ BHXH còn phổ biến. + Bảo hiểm và bồi tường tai nạn lao động: Hoạt động còn nặng nề bao cấp nhà nước, còn mang tính bình quân, chủ yếu tập trung trong khu vực nhà nước, doanh nghiệp nhà nước còn thiếu hấp dẫn nên khó mở rộng đối tượng tham gia. Thiếu sự phối hợp giữa các ngành trong thực hiện chính sách bảo hiểm và bồi thường lao động, nhiều doanh nghiệp tham gia bảo hiểm nên việc giải quyết chế độ và mức bồi thường tai nạn không thống nhất với cùng một loại hậu quả do tai nạn xảy ra. + Bảo hiểm Y tế: Vẫn còn nặng nề về bao cấp nhà nước, đối tượng tham gia chủ yếu là những người hưởng lương và tài trợ của ngân sách nhà nước, vẫn chưa có một cơ chế thích hợp giữa 3 bên, người đóng BHYT, cơ quan BHYT và cơ sở khám chữa bệnh, người có thẻ BHYT chưa được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng tốt tương xứng với tiền mình đóng góp, thậm chí còn phải chi thêm một cách bất công, do đó mất lòng tin đối với cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Đối với quỹ BHYT do đối tượng chủ yếu là người hưởng lương tham gia, do tiền lương tối thiểu thấp dẫn đến mức đóng góp thấp do đó không đủ bù chi khám chữa bệnh, ảnh hưởng bảo toàn quỹ BHYT. + Chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Nhà nước đã có những chính sách trợ giúp với công nhân viên của doanh nghiệp nhà nước nghỉ việc theo chế độ. Tuy nhiên quỹ dự phòng trợ cấp mất việc ít có tính khả thi. Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, với mục đích đào tạo, đào tạo lại để giải quyết việc làm mới cho cho số lao động dôi dư trong quá trình chuyển đổi sở hữu và sắp xếp doanh nghiệp và trợ cấp cho số lao động tự chấm dứt hợp đồng, bị mất việc làm khi sắp xếp lại doanh nghiệp. Lâu nay, ở Việt Nam trợ cấp thất nghiệp vẫn được coi là nằm trong khuân khổ các chính sách việc làm hơn là trong các chính sách ASXH. Thực hiện Luật BHXH được Quốc hội thông qua vào cuối tháng 6/2006 và được cụ thể hóa bằng Nghị định 127 ngày 12/12/2008 thì từ 01/01/2009, người lao động và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 các doanh nghiệp sẽ bắt đầu phải đóng bảo hiểm thất nghiệp và ít nhất tới 01/01/2010, người lao động bị thất nghiệp sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. + Cơ chế chi trả hiện nay chưa tạo điều kiện cho các nhóm người nghèo tham gia BHXH: Mặc dù Việt Nam ngày càng quan tâm đến việc duy trì các nguồn lực của khu vực xã hội trong quá trình điều chỉnh và ổn định, nhưng lại đưa vào cơ chế trả phí sử dụng các dịch vụ BHXH mà không quan tâm thích đáng đến khả năng chịu đựng của người nghèo. Khi thu nhập của người dân quá thấp, chi phí mua dịch vụ bảo hiểm trở nên quá xa xỉ với họ. Hàng nghìn người không thể tiếp cận các dịch vụ bảo hiểm cần thiết là do sự nghèo đói túng quẫn. Đặc biệt những người sống ở vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ thất nghiệp và thất học cao thông thường họ không hiểu được lợi ích của BHXH và ASXH. * Bảo trợ xã hội Các chương trình bảo trợ xã hội không đáp ứng được nhu cầu của bảo trợ hay mức độ phù hợp của công tác bảo trợ. Hơn 1 triệu người cần bảo trợ nhưng thực tế, dưới 20% trong số họ nhận được một sự giúp đỡ nào đó của Chính phủ. Chỉ có 2% số người nhận được sự bảo trợ được chăm sóc trong các cơ sở chuyên môn hóa, chưa đầy 40% số người tàn tật nặng, hơn 50% só người già cô đơn được hưởng bảo trợ xã hội. Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan như ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ tài chính, Hội trữ thập đỏ và Mặt trận tổ quốc...chưa chặt chẽ, ảnh hưởng đến khả năng huy động, quản lý và phân bổ nguồn tài chính cho cứu trợ, dẫn đến hiệu quả cứu trợ chưa cao. Chưa có sự lồng ghép giữa chính sách cứu trợ với các chính sách kinh tế và xã hội khác để tạo nên sức mạnh chống thiên tai và giúp các đối tượng yếu thế hòa nhập với cộng đồng Ví dụ qui hoạch dân cư vùng có nguy cơ bị lũ lụt, chính sách bảo vệ môi trường, công tác phòng chống thiên tai còn kém...nên khi gặp thiên tai rất bị động, gây thiệt hại lớn về người và của. [8] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.2.1. Các câu hỏi đặt ra Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng được nội dung nghiên cứu của đề tài cần trả lời câu hỏi: Hệ thống an sinh xã hội huyện Văn Chấn hiện nay? Thực trạng hoạt động của hệ thống an sinh xã hội? ảnh hưởng của trợ cấp y tế, giáo dục và chương trình 135 tới vấn đề thu nhập và nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn? Để giải quyết được vấn đề tăng thu nhập, giảm nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn hệ thống an sinh xã hội cần giải quyết những vấn đề gì? 1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.2.2.1. Phương pháp luận Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. 1.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin a. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về phát triển kinh tế, hệ thống an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo....Những thông tin về tình hình cơ bản của huyện, hoạt động của hệ thống an sinh xã hội do các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh cung cấp và các nguồn tài liệu khác như: Sách báo, tạp chí....vv. b. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp + Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Văn Chấn nằm ở sườn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình phức tạp, có nhiều núi cao và suối lớn chia cắt. Tuy địa hình khá phức tạp nhưng Văn chấn có thể chia thành 3 vùng lớn có đặc điểm về khí hậu, tập quán sinh sống, sản xuất cũng như đời sống dân cư: Vùng trong (vùng mường lò) bao gồm 11 xã, thị trấn, là vùng tương đối bằng phẳng có tập quán canh tác tiến bộ hơn các vùng khác, đây là vùng lúa trọng điểm của huyện và của tỉnh với diện tích lúa ruộng tập trung 3.874 ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 Vùng ngoài bao gồm 9 xã, thị trấn là vùng có mật độ dân cư thấp hơn vùng trong, đại bộ phận là người Tày, Kinh có tập quán canh tác lúa nước và vườn đồi, vườn rừng, đời sống dân cư khá hơn so với các vùng khác. Vùng cao thượng huyện bao gồm 11 xã, là vùng có độ cao trung bình từ 600 m trở lên. Vùng này dân cư thưa thớt đại bộ phận là đồng bào dân tộc thiểu số: Mông, Dao, Khơ Mú… tập quán canh tác lạc hậu, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém. Vì vậy, để cho kết quả nghiên cứu có thể đem so sánh được với nhau đề tài đã lựa chọn 9/31 xã để tiến hành điều tra. Phương pháp chọn xã đại diện chọn ngẫu nhiên theo khoảng cách dựa trên số hộ năm 2007 của các xã cụ thể: Vùng trong lựa chọn 2 xã Phù Nham, Sơn Thịnh; Vùng ngoài lựa chọn 4 đơn vị gồm: xã Đồng Khê, Cát Thịnh, Bình Thuận và Thị trấn nông trường Trần Phú; Vùng cao thượng huyện chọn 3 đơn vị gồm xã Nậm Mười, Tú Lệ và Sùng Đô. + Phương pháp chọn mẫu điều tra: Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn 135 hộ nông dân để tiến hành điều tra khảo sát (Mỗi 01 xã chọn 01 thôn; mỗi 01 thôn chọn 15 hộ), việc lựa chọn thôn trên cơ sở chọn thôn điều tra có số hộ trung bình giữa các thôn trong xã, việc chọn hộ điều tra hoàn toàn ngẫu nhiên trên cơ sở sắp xếp các hộ theo danh sách phân loại hộ của thôn năm 2007. + Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra hộ gia đình và tiến hành điều tra. + Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này cho phép khai thác được những kiến thức bản địa của người dân địa phương. 1.2.2.3. Phương pháp sử lý số liệu Các số liệu điều tra thu thập được sẽ được cập nhật và xử lý bằng chương trình phần mềm EXCEL Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 1.2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu a. Phương pháp so sánh Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua phương pháp này có thể rút ra được kết luận ảnh hưởng của lĩnh vực Y tế, giáo dục, chương trình 135 đến vấn đề nghèo đói trước và sau khi người dân được hưởng lợi. b. Phương pháp Thống kê mô tả Dựa trên số liệu Thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế - xã hội. Mô tả ảnh hưởng của dịch vụ xã hội cơ bản y tế, giáo dục, chương trình 135 đến vấn đề nghèo đói của hộ nông dân. 1.2.2.5. Phương pháp chuyên gia Được sử dụng nhằm thu thập có chọn lọc ý kiến của các chuyên gia kinh tế, của những cán bộ nghiên cứu hoặc công tác trong lĩnh vực an sinh xã hội. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu. 1.2.3. Hệ Thống chỉ tiêu nghiên cứu Đề tài sử dụng các hệ thống chỉ tiêu sau trong nghiên cứu: 1.2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu hệ thống an sinh xã hội ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân. - Thu nhập từ trợ cấp giáo dục, học bổng - Thu nhập từ trợ cấp y tế - Thu nhập từ lương hưu - Thu nhập từ các nguồn cứu trợ khác - Chương trình 135 với phát triển kinh tế - xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 1.2.3.2. Hệ Thống chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội đến nghèo đói a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động của hệ thống an sinh xã hội - Số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế - Số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện - Tỷ lệ người tham gia BHXH so tổng dân số - Tỷ lệ người tham gia Bảo hiểm y tế so tổng dân số - Tổng thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế - Kinh phí tri trả bảo hiểm xã hội - Đối tượng và kinh phí hoạt động cứu trợ xã hội - Đối tượng và kinh phí hoạt động ưu đãi xã hội - Chương trình 135 với xóa đói giảm nghèo b. Nhóm chỉ tiêu phân tích ảnh hưởng của trợ cấp giáo dục và trợ cấp y tế - Số người, kinh phí hưởng từ ngân sách giáo dục - Số người, kinh phí hưởng từ ngân sách y tế - Thu nhập thay đổi trước và sau khi được thụ hưởng trợ cấp giáo dục và y tế - Tỷ lệ trẻ em được đi học - Tỷ lệ người được khám chữa bệnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI TỚI THU NHẬP VÀ NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ NÔNG DÂN HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Văn Chấn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái, có tọa độ địa lý: 21020 phút - 21045 phút độ vĩ bắc, 104020 phút - 104053 phút độ kinh đông + Phía Bắc giáp huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. + Phía Nam giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. + Phía Đông giáp huyện Trấn Yên và Văn Yên, tỉnh Yên Bái. + Phía Tây giáp huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Có tổng diện tích tự nhiên 1.210,9 km2 chiếm trên 17% diện tích toàn tỉnh và là huyện lớn thứ 2 về diện tích trong 9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Huyện Văn Chấn có 34 đơn vị hành chính (3 thị trấn và 31 xã), đến năm 2004, thực hiện Nghị định 167 của Chính phủ Văn Chấn còn lại 31 đơn vị hành chính (3 thị trấn và 28 xã), trong đó nhà nước công nhận 18 xã vùng cao (có 11 xã đặc biệt khó khăn). Huyện Văn Chấn cách trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh 70 km, cách Hà Nội 190 km, có đường quốc lộ 32, 37 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào Thị xã Nghĩa Lộ, các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải; Phù Yên và Bắc Yên (tỉnh Sơn La). Vị trí địa lý này là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế. Bên cạnh những thế mạnh trong phát triển kinh tế, Văn Chấn còn có vị trí chiến lược quan trọng trong hệ thống quốc phòng của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 1.1.1.2. Đặc điểm địa hình Văn Chấn nằm ở sườn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình phức tạp, có nhiều núi cao và suối lớn chia cắt. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 400 m, tuy địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 3 vùng lớn: + Vùng trong (vùng Mường Lò): là vùng tương đối bằng phẳng gồm các xã Sơn Thịnh, Đồng Khê, Phù Nham, Sơn A, Phúc Sơn, Thanh Lương, Hạnh Sơn, Sơn Lương, Thạch Lương, Thị trấn Nông trường Liên Sơn, Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ. Có diện tích tự nhiên là 13.572,7 ha chiếm 11,26% diện tích toàn huyện, vùng Mường Lò có dân cư đông đúc, đại bộ phận là người Kinh, Thái, Mường… có tập quán canh tác tiến bộ hơn các vùng khác, đây là vùng lúa trọng điểm của huyện và của tỉnh với diện tích lúa ruộng tập trung 3.874 ha. + Vùng ngoài: bao gồm các xã Chấn Thịnh, Bình Thuận, Nghĩa Tâm, Đại Lịch, Minh An, Thượng Bằng La, Tân Thịnh, Cát Thịnh, Thị trấn Nông trường Trần Phú. Có diện tích tự nhiên là 53.155 ha chiếm 44,15% diện tích toàn huyện. Vùng ngoài có mật độ dân cư thấp hơn vùng trong, đại bộ phận là người Tày, Kinh có tập quán canh tác lúa nước và vườn đồi, vườn rừng, đời sống dân cư khá hơn so với các vùng khác. + Vùng cao thượng huyện: bao gồm các xã Tú Lệ, Nậm Búng, Gia Hội, Sùng Đô, An Lương, Nậm Mười, Nậm Lành, Suối Quyền, Suối Bu, Suối Giàng, Nghĩa Sơn. Là vùng có độ cao trung bình từ 600 m trở lên, có diện tích tự nhiên là 53.798,8 ha chiếm 44,6% diện tích toàn huyện. Vùng này dân cư thưa thớt đại bộ phận là đồng bào thiểu số: Mông, Dao, Khơ Mú… tập quán canh tác lạc hậu, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém… nhưng tiềm năng đất đai, lâm sản, khoáng sản có khả năng huy động vào phát triển kinh tế thời gian tới tương đối khá. 1.1.1.3. Đặc điểm thời tiết và khí hậu Do vị trí địa lý, đặc điểm địa hình phức tạp nên khí hậu Văn Chấn cũng thể hiện những đặc điểm đó: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 + Nhiệt độ trung bình: 20 - 300C, mùa đông rét đậm nhiệt độ xuống đến 2 đến -3 0C, tổng nhiệt độ của cả năm đạt 7.500 - 8.1000C. + Lượng mưa: được chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa ít mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.200 - 1.600mm, số ngày mưa trong năm 140 ngày. + Ẩm độ, ánh sáng: Độ ẩm bình quân từ 83 - 87%, thấp nhất 80%, lượng bốc hơi trung bình từ 770 - 780mm/năm. Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9, ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tổng số giờ nắng trong năm từ 1.360 - 1.730 giờ, lượng bức xạ thực tế đến được mặt đất bình quân cả năm đạt 45%. + Gió: Do địa hình lòng máng chạy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc nên hướng gió chủ yếu thổi theo độ mở của thung lũng. Gió khô và nóng thường xuyên xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm (tập trung nhất vào tháng 5 đến tháng 7), ngày gió nóng nhiệt độ lên tới 35 - 380C, bình quân mỗi năm có 20 ngày gió nóng. + Sương muối: Thường xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, mỗi tháng thường có từ 5 đến 7 ngày, mỗi ngày kéo dài 1 đến 2 giờ. 1.1.1.4. Tài nguyên đất Huyện Văn Chấn có tổng diện tích đất tự nhiên là: 121.090,02 ha, theo tài liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường phân chia các loại đất theo tiêu chuẩn FAO - VNESCO, căn cứ vào sự hình thành của các loại đất phân chia thành 7 nhóm sau: + Nhóm phù sa 11.196 ha chiếm 9,25% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. + Nhóm dốc tụ 15.932 ha chiếm 13,16% tổng diện tích đất của huyện. + Nhóm đất đỏ 6.532 ha chiếm 5,39% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. + Nhóm đất nâu tím 1.723 ha chiếm 1,42% tổng diện tích đất của huyện. + Nhóm đất tích vôi 1.302 ha chiếm 1,07% tổng diện tích đất của huyện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 + Nhóm đất Glây 398 ha chiếm 0,33% tổng diện tích đất của huyện. + Nhóm đất xám chiếm diện tích lớn nhất 84.007,02 ha chiếm 69,38% tổng diện tích đất của huyện. Qua số liệu bảng 2.1 tình hình sử dụng đất đai của huyện Văn Chấn ta thấy diện tích đất chia theo mục đích sử dụng thì đất chưa sử dụng năm 2008 là 29.198,2 ha chiếm 24,12% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, đây là một tiềm năng lớn để Văn Chấn khai thác đưa diện tích đất này vào sử dụng có hiệu quả nhằm phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 2.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản Về cấu trúc địa chất qua các tài liệu khảo sát lịch sử, Văn Chấn có các loại trầm tích Xerisit, Octphia, Tunphogen núi lửa và á núi lửa liên quan đến sự tạo thành khoáng sản gồm: + Nhóm khoáng sản kim loại: Nhiều nhất là sắt phân bổ ở Sùng Đô, Làng Mỵ… có trữ lượng vài chục triệu tấn, nhưng hàm lượng sắt không cao. Ngoài ra còn có chì, kẽm ở Tú Lệ và một số khoáng sản khác chưa điều tra kỹ. + Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng: nguồn khoáng sản này phân bố tương đối đồng đều trên toàn địa bàn huyện bao gồm: Đá vôi, cát, đá, sỏi… phục vụ cho sự phát triển công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phương. + Nhóm khoáng sản năng lượng: Văn Chấn có nguồn khoáng sản năng lượng không lớn, nằm rải rác ở một số xã như: Than đá ở Suối Quyền, Thượng Bằng La, Đồng Khê, Thị Trấn Nông Trường Liên Sơn; Than bùn ở xã Phù nham. Điều kiện khai thác thuận lợi, hiện đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất chế biến chè. + Nhóm nước khoáng: Văn Chấn có 6 điểm nước khoáng nóng ở các xã: Sơn Thịnh, Sơn A, Phù Nham, gia Hội, Tú Lệ và Thị Trấn Nông Trường Nghĩa lộ. Đây là các điểm nước khoáng nóng thuộc dạng nước khoáng dinh dưỡng đang được nghiên cứu, phân tích để khai thác đưa vào sử dụng điều dưỡng và chữa bệnh cho nhân dân kết hợp với du lịch sinh thái. Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Văn Chấn năm 2006 - 2008 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Chấn năm 2008 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển bình quân (PTBQ) Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 120.714,61 100,00 121.090,02 100,0 121.090,02 100,0 100,15 I. Đất nông nghiệp 83.584,81 69,24 84.506,17 69,79 86.787,72 71,67 101,90 1.Đất sản xuất nông nghiệp 16.676,98 19,95 16.196,97 19,17 15.943,27 18,37 97,75 - Đất trồng cây hàng năm 8.246,53 49,45 7.961,49 48,87 7.794,84 48,89 97,20 - Đất trồng cây lâu năm 8.430,45 50,55 8.235,48 51,13 8.148,43 51,11 98,30 2. Đất lâm nghiệp 66.698,59 79,80 68.100,01 80,59 70.630,26 81,38 102,90 3.Đất nuôi trồng thủy sản 197,25 0,24 197,20 0,23 195,91 0,23 99,65 4. Đất nông nghiệp khác 11,99 0,01 11,99 0,01 18,28 0,02 122,65 II. Đất phi nông nghiệp 4.777,41 3,96 4.916,89 4,06 5.104,10 4,21 103,35 1. Đất ở 976,2 20,43 981,54 19,96 983,58 19,27 100,36 2.Đất chuyên dùng 1.982,09 41,49 2.127,41 43,27 2.330,53 45,66 108,45 3.Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,27 0,03 1,27 0,03 1,27 0,02 100,00 4.Đất nghĩa trang, nghĩa địa 174,81 3,66 174,98 3,56 158,83 3,11 95,30 5.Đất sông suối và mặt nước 1.632,24 34,16 1.620,89 32,96 1.621,86 31,78 99,70 6.Đất phi nông nghiệp khác 10,80 0,23 10,80 0,22 8,03 0,16 86,25 III. Đất chưa sử dụng 32.352,39 26,80 31.666,96 26,15 29.198,20 24,12 95,00 - Đất bằng chưa sử dụng 60,24 0,19 57,19 0,18 52,90 0,18 93,75 - Đất đồi núi chưa sử dụng 31.145,66 96,27 30.453,04 96,17 27.990,16 95,86 94,80 - Núi đá không có rừng cây 1.146,49 3,54 1.156,73 3,65 1.155,14 3,96 100,35 2 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Năm 2006 69,24% 3,96% 26,80% Năm 2007 69,79% 4,06% 26,15% Năm 2008 71,67% 4,21% 24,12% Đất Nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chƣa sử dụng Hình 2.1. Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Văn Chấn 2.1.1.6. Tài nguyên nước a. Nguồn nước mặt: gồm 3 hệ thống ngòi, suối lớn - Hệ thống suối Ngòi Thia: dài 104 km có diện tích lưu vực 824 km2, bao gồm các nhánh: + Ngòi Nhì: Dài 30 km, diện tích lưu vực 360 km2 + Nậm Tăng: Dài 28 km, diện tích lưu vực 156 km2 + Nậm Mười: Dài 18 km, diện tích lưu vực 166 km2 + Nậm Đông: Dài 28 km, diện tích lưu vực 142 km2 - Hệ thống suối Ngòi Lao: dài 66 km có diện tích lưu vực 510 km2 , bao gồm các nhánh: + Ngòi Phà: Dài 14 km, diện tích lưu vực 50 km2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 + Ngòi Tú: Dài 20 km, diện tích lưu vực 63 km2 + Ngòi Mỵ: Dài 10 km, diện tích lưu vực 27 km2 - Hệ thống suối Ngòi Hút: có diện tích lưu vực thuộc Văn Chấn 397 km2, gồm nhiều suối nhỏ. Các hệ thống ngòi, suối Văn Chấn đều bắt nguồn từ núi cao, độ dài ngắn nên độ dốc lớn, ngoài tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống còn có tiềm năng về phát triển thuỷ điện. b. Nguồn nước ngầm: đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, trữ lượng nguồn nước ngầm của huyện Văn Chấn. Tuy nhiên theo cấu trúc địa chất của toàn vùng cho thấy mức độ chứa nước ngầm không nhiều, lưu lượng 0,1 - 0,5 lít/giây. 2.1.1.7. Tiềm năng du lịch Là một huyện miền núi, Văn Chấn có phong cảnh thiên nhiên đa dạng và phong phú, có nhiều hang động đẹp như: Thẩm Lé, Thẩm Han, Hang Bi... Khu suối nước nóng Bản Bon, Bản Hốc. Khu chè cổ thụ Tuyết Shan…..và các địa danh gắn liền với truyền thuyết Lò Tạo Trượng vùng Mường Lò cùng các nét văn hóa bản sắc riêng biệt và ẩm thực dân tộc độc đáo... Đó là nguồn tiềm năng du lịch của Văn Chấn. Tuy nhiên, do kinh tế chưa phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nên chưa có điều kiện khai thác những tiềm năng này để phát triển ngành du lịch. Trong những năm tới, với chính sách "mở cửa" thu hút đầu tư nhiều thành phần kinh tế. Ngành du lịch Văn Chấn sẽ phát triển nối liền với các tuyến du lịch của các tỉnh bạn Phú Thọ, Lào Cai và Hà Nội... 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân số, lao động Dân số huyện Văn Chấn năm 2008 là 146.378 người, mật độ dân số 121 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 1,20%. Dân cư nông thôn chiếm 88,64% (129.478 người); dân cư thành thị chiếm 13,36% (16.630 người) [10]. Mật độ dân số phân bố không đều các xã gần trung tâm huyện, thị trấn mật độ lớn hơn, các xã ở xa mật độ dân số thấp do đó đã ảnh hưởng đến việc giải quyết lao động, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 việc làm bảo đảm khai thác tiềm năng của huyện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, việc phân bố dân cư hợp lý để khai thác các tiềm năng thế mạnh của huyện cũng là vấn đề cần được quan tâm. Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động huyện Văn Chấn 2006 - 2008 Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ PTBQ 1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 143.838 145.580 146.378 100,90 2. Tổng số hộ Hộ 32.480 32.920 33.042 100,85 3. Nguồn lao động Người 102.827 103.855 103.949 100,55 + Số người trong độ tuổi LĐ Người 99.982 98.970 99.060 99,50 - Có khả năng lao động Người 96.016 96.985 97.073 100,55 - Mất khả năng lao động Người 1.966 1.985 1.987 100,55 + Số người ngoài độ tuổi có tham gia thực tế lao động Người 4.845 4.885 4.889 100,45 - Trên độ tuổi lao động Người 2.940 2.965 2.967 100,45 - Dưới độ tuổi lao động Người 1.905 1.920 1.922 100,45 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Chấn năm 2008 Văn Chấn có 13 dân tộc anh em chung sống, dân tộc Kinh chiếm 37,6%; dân tộc Thái chiếm 21,18%; dân tộc Tày chiếm 17,10%; dân tộc Dao chiếm 8,24%; dân tộc Mường chiếm 7,64%; dân tộc Mông chiếm 5,15% và các dân tộc khác 3,09%. Trình độ dân trí ở các dân tộc, các vùng khác nhau, vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng được đầu tư ít, kém phát triển, đời sống vẫn còn nghèo. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2008 là 99.060 người chiếm 67,67% dân số, trong đó có khả năng lao động 97.073 người (chiếm 97,99% người trong độ tuổi lao động), mất khả năng lao động 1.987 người (chiếm 2,01% người trong độ tuổi lao động). Lao động đang làm việc trong ngành Nông lâm nghiệp và Thủy sản chiếm 79,89% còn lại là các ngành kinh tế khác. Trình độ lao động còn thấp, lao động qua đào tạo chiếm khoảng 30%, chưa qua đào tạo chiếm khoảng 70%, hầu hết là lao động phổ thông. Là một huyện miền núi có nhiều dân tộc với phong tục tập quán canh tác khác nhau. Mặc dù trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 những chính sách đầu tư đối với các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Cơ sở hạ tầng đời sống dân cư được nâng lên rõ rệt. Song việc sử dụng thời gian lao động trong năm ở khu vực nông thôn còn thấp, chỉ đạt 75%, số người chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm còn lớn. Vì vậy, cần có giải pháp nâng cao trình độ và tạo việc làm cho người lao động. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 2.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương là chỉ tiêu đánh giá về điều kiện sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, đời sống văn hóa tinh thần của dân cư, thể hiện lợi thế trong cạnh tranh và thu hút đầu tư. Đối với huyện Văn Chấn do có vị trí địa kinh tế tương đối thuận lợi nên có lợi thế hưởng lợi và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật so với các huyện thị khác trong tỉnh. * Giao thông: Huyện Văn Chấn có trục đường quốc lộ 37 và quốc lộ 32 trải theo chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào các huyện miền Tây của tỉnh Yên Bái như Thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải, có trục đường quốc lộ nối với huyện Phù Yên, Bắc Yên (tỉnh Sơn La) và chỉ cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái 70 km và cách thủ đô Hà Nội 190 km. Đối với hệ thống đường giao thông từ huyện đến các xã trong huyện cũng được đầu tư phát triển . Năm 2005, đã có 31/31 (100%) xã, thị trấn có đường ôtô đến trung tâm xã. Trong đó có 18/31 xã có đường đến trung tâm xã là đường nhựa; 2/31 xã đường rải đá; 7/31 xã đường rải cấp phối và 4/31 xã đường đến trung tâm là đường đất. Đến 2008 đã có 22/31 đến trung tâm xã là đường nhựa; 2/31 xã đường đá; 6/31 xã đường cấp phối và chỉ còn 1 xã đường ôtô đến trung tâm xã là đường đất. Như vậy, với hệ thống giao thông của huyện như trên đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản về đi lại, vận chuyển hàng hóa, vật tư các sản phẩm sản xuất ra trong địa bàn huyện đi trao đổi tiêu thụ. Tuy nhiên, đây mới là hệ thống giao thông đến trung tâm các xã còn hệ thống giao thông nông thôn như đường liên xã liên thôn còn có nhiều khó khăn, đặc biệt các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa giao thông đi lại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 chỉ thuận lợi được trong mùa khô, mùa mưa việc đi lại rất khó khăn do đó đã ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và đi lại của người dân. * Thuỷ lợi: Trong những năm qua bằng nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn của tỉnh hỗ trợ và ngân sách địa phương, huyện Văn Chấn đã nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới được nhiều công trìmh thủy lợi vừa và nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện có 700 km kênh mương nội đồng (đã kiên cố hóa được 142 km); 180 công trình thuỷ lợi trong đó có: 5 công trình có năng lực tưới 150 ha trở lên; 3 công trình có năng lực tưới từ 100 - 150 ha; 2 công trình có năng lực tưới từ 50 - 100 ha; 17 công trình có năng lực tưới từ 20 - 50 ha; 43 công trình có năng lực tưới từ 10 - 20 ha và 110 công trình có năng lực tưới dưới 10 ha. Hiệu ích tưới thực tế của toàn bộ các công trình đạt khoảng 3.100 ha so với thiết kế 3.438 ha đạt 90%. Đối với nước sinh hoạt nông thôn và vùng cao: tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án nước sạch nông thôn như chương trình 134, dự án WB, dự án chia sẻ, các chương trình mục tiêu Quốc gia nông lâm nghiệp… Đối với vùng thấp chủ yếu xây dựng nhiều giếng lọc, giếng khoan bơm tay; Với vùng cao, vùng xa xây dựng các công trình tự chảy và giếng lọc; Với các thôn bản vùng xa, ở phân tán không có nguồn nước có thể xây hệ thống bể chứa nước mưa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Đến nay, tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh ước đạt 78%, phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh là 85% và năm 2015 toàn bộ 100% số hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh [13]. * Điện: Đến nay đã có 31/31 đơn vị xã, thị trấn đã có điện. Trong đó: 29/31 đơn vị có hệ thống điện Quốc gia, 2/31 đơn vị sử dụng nguồn điện khác. Tuy nhiên, hệ thống điện quốc gia mới đến được trung tâm xã và 1 số khu vực dân cư tập trung. Do tập quán sinh sống của các đồng bào dân tộc thường ở rải rác hoặc thành cụm dân cư nhỏ nên việc đầu tư đưa điện lưới Quốc gia đến những nơi này gặp rất nhiều khó khăn do vốn đầu tư lớn hiệu quả thấp. Tuy nhiên với mạng lưới điện như hiện nay đã góp phần không nhỏ vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi và góp phần phục vụ phát triển khinh tế - xã hội địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 * Hệ thống văn hoá thông tin và phát thanh - truyền hình: Toàn bộ 31/31 xã, thị trấn của huyện đều có điện thoại, 26/31 đơn vị có điểm văn hoá xã, 100% số xã, thị trấn có công văn, báo chí chuyển đến trong ngày. Như vậy, hệ thống thông tin liên lạc đã đảm bảo kịp thời những thông tin về kinh tế, văn hoá cũng như việc tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đời sống văn hoá ở cơ sở được quan tâm, phong trào văn hoá văn nghệ được phát triển rộng khắp, đặc biệt là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá trong các khu dân cư. Đến nay, toàn huyện có 75% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá và xây dựng được 180 làng bản văn hoá trong đó đã có 53 làng bản được công nhận (6 làng cấp tỉnh và 47 làng cấp huyện). Hệ thống phát thanh truyền hình được củng cố và phát triển; năm 2008 đã có 13 điểm TVRO thu phát lại truyền hình nâng tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 100%; 12 trạm truyền thanh và phát sóng FM tại các xã nâng tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 100% [13]. Hệ thống cơ sở vật chất tuy được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển, vẫn ở tình trạng nhỏ bé, lạc hậu, chưa đồng bộ. Đây là khó khăn lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 2.1.2.3. Hệ thống giáo dục, đào tạo Công tác giáo dục, đào tạo của huyện được coi là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao trình độ dân trí, cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, do đó đã được mở rộng quy mô phát triển các ngành học, bậc học cả vùng thấp và vùng cao. Trong những năm qua được sự đầu tư từ các chương trình cũng như nội lực của huyện, cơ sở vật chất ngành giáo dục từng bước được kiên cố hóa dần đáp ứng được yêu cầu dậy và học của giáo viên và học sinh. Tính đến năm học 2007 - 2008 Văn Chấn có 95 trường mầm non và phổ thông, 100% số xã, thị trấn có trường Tiểu học và không còn trường tạm (với tỷ lệ lớp học được xây dựng kiên cố đạt trên 70%): Trong đó trường Mầm non 31 trường, Tiểu học 31 trường, Trung học cơ sở 30 trường, Trung học phổ thông 3 trường. Toàn huyện có 1.749 cán bộ giáo viên các cấp: Trong đó giáo viên Mầm non 354 người, tiểu học 648 người, trung học 581 người và trung học phổ thông 166 người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Bảng 2.3. Số trƣờng, lớp học, giáo viên và học sinh huyện Văn Chấn qua các niên khoá học Chỉ tiêu 2005 - 2006 2006 - 2007 2007 - 2008 Nhà nƣớc Bán công Dân lập Nhà nƣớc Bán công Dân lập Nhà nƣớc Bán công Dân lập 1- Giáo dục mẫu giáo - Số trường - - - - - - - - - - Số lớp 178 - - 180 - - 177 - - - Số giáo viên trực tiếp giảng dạy(người) 258 - - 283 - - 354 - - - Số học sinh (cháu) 5.145 - - 5.165 - - 5.342 - - 2- Giáo dục phổ thông - - - - - Số trường 64 - - 64 - - 64 - - - Số phòng học 813 - - 820 - - 694 - - - Số lớp học 1.017 - - 963 - - 969 - - - Số giáo viên trực tiếp giảng dạy(người) 1.460 - - 1.380 - - 1.395 - - - Số học sinh (H.sinh) 30.015 - - 29.896 - - 28.062 - - Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Văn Chấn 2008 + Giáo dục mẫu giáo: có 177 lớp với 5.342 cháu đi mẫu giáo; trong đó tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 95% so với tổng số trẻ em 5 tuổi. + Giáo dục Tiểu học: có 577 lớp với 13.199 học sinh. + Giáo dục Trung học cơ sở: có 311 lớp với 11.699 học sinh. + Giáo dục Trung học phổ thông: có 81 lớp với với số học sinh là 3.164 em. + Công tác phổ cập giáo dục - chống mù chữ: Đến nay có 31/31 đơn vị xã thị trấn đạt phổ cập Tiểu học; có 28/31 đơn vị xã thị trấn đạt phổ cập Trung học cơ sở; 3 trường đạt chuẩn Quốc gia. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 2.1.2.4. Hệ thống Y tế Cùng với việc đầu tư phát triển hệ thống giáo dục, công tác chăm lo sức khỏe nhân dân cũng được chú trọng. Tính đến nay, huyện Văn Chấn đã xóa xã trắng về Y tế, 100% xã, thị trấn đều có trạm Y tế để phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Năm 2008, trên địa bàn huyện có 46 cơ sở Y tế. Trong đó 2 bệnh viện (Bệnh viện đa khoa huyện và Bệnh viện kinh tế mới); 12 phòng khám đa khoa khu vực; 31 trạm Y tế xã, với tổng số giường bệnh 366 giường đạt 25 giường bệnh/1 vạn dân và 355 cán bộ y tế (ngành Y là 317 người, ngành dược 38 người) với 54 bác sỹ, trên bác sỹ, đạt 3,7 bác sỹ trên 1 vạn dân. Bảng 2.4. Cơ sở Y tế, giƣờng bệnh và cán bộ Y tế trên địa bàn huyện Văn Chấn 2006 2007 2008 Tốc độ PTBQ 1 -Số cơ sở Y tế 41 46 46 105,90 - Bệnh viện 2 2 2 100,00 - Phòng Khám đa khoa khu vực 8 12 12 122,45 - Trạm điều dưỡng - - - - - Trạm Y tế xã, phường 31 31 31 100,00 2- Số giường bệnh (giường) 374 366 366 98,9 - Bệnh viện 115 115 115 100,00 - Phòng Khám đa khoa khu vực 94 80 80 92,25 - Trạm điều dưỡng - - - - - Trạm Y tế xã, phường 165 165 165 100,00 3- Số cán bộ Y tế(người) 347 367 355 101,15 - Ngành Y 316 333 317 100,15 - Ngành dược 31 34 38 110,70 Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Văn Chấn năm 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Mặc dù được đầu tư cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ ngành Y, nhưng việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh đối với nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Với những nỗ lực của ngành các chương trình Y tế đã được triển khai tích cực tại 31 xã nhất là các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa góp phần giảm tỷ lệ sốt rét xuống còn 0,25%, bướu cổ dưới 12% so với dân số, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 29,2%, có 3 xã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế. Nhìn chung, hiện trạng đô thị của huyện Văn Chấn là loại nhỏ (loại 5) tốc độ đô thị hoá diễn ra chậm, kinh tế phát triển chậm, chưa khai thác được những tiềm năng thế mạnh của địa phương vào phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế chủ yếu vẫn là phát triển nông lâm nghiệp bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất tập trung như vùng lúa cao sản, cây ăn quả, vùng chè, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ thương mại đã được hình thành và phát triển nhưng qui mô còn nhỏ lẻ. Kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển và xu thế hội nhập hiện nay. Đời sống dân cư tuy được cải thiện nhưng các chỉ số bình quân về mức hưởng lợi của người dân về cơ sở vật chất kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, văn hóa tinh thần còn thấp. Để Văn Chấn phát huy tốt các thế mạnh của mình trong phát triển kinh tế - xã hội trở thành một trung tâm đô thị miền Tây của Yên Bái. Ngoài phát huy tối đa nội lực cần có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước nhằm phát triển ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 2.1.2.5. Tình hình phát triển kinh tế Văn chấn là một huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế, trên 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới cùng với các thành tựu đạt được của tỉnh Yên Bái, huyện Văn Chấn cũng đã đạt được những kết quả khả quan trong phát triển kinh tế. Qua số liệu bảng 2.5 cho thấy năm 2008 tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành đạt 1.432.278 triệu đồng là năm đạt tổng giá trị sản xuất cao nhất từ trước đến nay, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2008 đạt 21%. Trong đó: giá trị sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản đạt 586.815 triệu đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 19,7%; công nghiệp - xây dựng đạt 505.904 triệu đồng, tốc độ bình quân 21,8%; dịch vụ đạt 339,559 triệu đồng, tốc độ bình quân tăng 6,65%. Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu tổng hợp huyện Văn Chấn Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007 2008 Tốc độ PTBQ 1-Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) Triệu đồng 808.759 1.067.111 1.368.106 1.432.278 121,00 + Nông, lâm nghiệp- thủy sản '' 342.120 423.237 530.849 586.815 119,70 + Công nghiệp-Xây dựng '' 279.863 391.660 412.097 505.904 121,80 + Dịch vụ '' 186.776 252.214 425.160 339.559 106,65 2- Sản lượng lương thực có hạt Tấn 41.247 45.986 47.768 50.001 106,60 3- Tổng thu ngân sách nhà nước Triệu đồng 95.757 111.515 146.476 200.176 107,85 4- Tổng chi ngân sách nhà nước “ 88.915 106.061 137.451 193.853 129,65 5- Bình quân lương thực/người Kg/người 291 320 327 341 108,25 6- Thu nhập bình quân/người 1000đ/ người 5.200 5.500 6.500 6.700 106,55 7- Hộ nghèo Hộ 12.729 10.771 9.951 8.983 8- Tỷ lệ hộ nghèo % 41,95 37,50 31,27 27,30 Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Văn Chấn năm 2008 Về cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ cơ cấu ngành nông lâm nghiệp - thủy sản giảm dần, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có chiều hướng tăng lên cụ thể năm 2005, nhóm nông, lâm nghiệp - thủy sản chiếm 42,3%; công nghiệp - xây dựng 34,6%; dịch vụ 23,1%. Đến năm 2008, nhóm nông, lâm nghiệp - thủy sản còn 40,97%; công nghiệp - xây dựng tăng lên 35,32% và nhóm dịch vụ tăng lên 23,7% được thể hiện số liệu tại bảng số 2.5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Năm 2005 34,60% 23.10% 42,30% Năm 2008 35,32% 23,27% 40,97% Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Hình 2.2. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành + Sản xuất nông nghiệp: Do có lợi thế về địa hình và khí hậu Văn Chấn là vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh, năm 2008 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 17.133 ha. Trong đó diện tích gieo trồng cây lương thực chiếm 86,48% (14.817 ha) cùng với đầu tư thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật đưa giống cây lương thực có chất lượng, năng xuất cao và ổn định vào sản xuất. Vì vậy, sản lượng lương thực có hạt năm sau cao hơn năm trước từ 41.247 tấn năm 2005, tăng lên 50.001 tấn năm 2008, bình quân lương thực đầu người đạt 291 kg/người năm 2005, năm 2008 đạt 341kg/người. Thu nhập bình quân tăng từ 5.200.000 đồng/người năm 2005 lên 6.700.000 đồng/người năm 2008. Ngoài sản xuất cây trồng hàng năm, Văn Chấn cũng là vùng trọng điểm về phát triển cây lâu năm của tỉnh Yên Bái. Với diện tích chè năm 2008 là 4.281 ha, tăng 11,72% so với năm 2005, sản lượng đạt 34.143 tấn, tăng 36,37% so với năm 2005; diện tích cây ăn quả 2.507 ha, sản lượng 6.611 tấn, bằng 79,97% về diện tích, tăng 33,69% so với năm 2005. Diện tích giảm là do trong những năm gần đây giá trị hàng hóa của cây nhãn không ổn định nên nông dân đã chặt bỏ chuyển sang trồng cây ăn quả khác như cam, quýt. Đây là huyện có diện tích cây ăn quả trồng tập trung và sản lượng lớn nhất của tỉnh. Trong chăn nuôi đây là vùng có tổng số đàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 gia súc, gia cầm lớn phát triển tương đối ổn định năm 2008 tổng số đàn trâu của huyện đạt 19.979 con; bò 6.257 con; lợn 70.535 con; ngựa 1.124 con; dê 4.175 con và gia cầm là 666.100 con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng trâu 533 tấn, bò 186 tấn, lợn 2.991 tấn và gia cầm 199,7 tấn. Với hệ thống sông suối nhiều nên sản xuất nuôi trồng và khai thác thủy sản tương đối phát triển năm 2008 đạt sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản 183 tấn giảm 36 tấn so với năm 2005, nguyên nhân năm 2008 do ảnh hưởng của lũ lụt nên sản lượng nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng nề . + Sản xuất công nghiệp: Năm 2008, trên địa bàn huyện có 1.910 cơ sở sản xuất công nghiệp. Trong đó có 01 cơ sở thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn lại là khu vực kinh tế trong nước và chủ yếu là thành phần cá thể chiếm 96,96% (1.851 cơ sở). Nếu phân theo ngành công nghiệp thì có đến 1.871 cơ sở thuộc ngành công nghiệp chế biến chiếm 97,96% tổng số các cơ sở công nghiệp bởi Văn Chấn là vùng trọng điển sản xuất lương thực, chè và cây ăn quả do vậy số cơ sở công nghiệp tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chế biến. Đồng thời trong sản xuất công nghiệp đã chú trọng đến phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống và có các chính sách nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, trong giai đoạn qua huyện đã thu hút được 2 dự án công nghiệp với tổng số vốn 604,6 tỷ đồng gồm dự án thủy điện Văn Chấn công suất 36 MW, vốn đầu tư 600 tỷ đồng và cơ sở sản xuất giấy đế công suất 2.400 tấn/năm, vốn đầu tư 4,6 tỷ đồng. + Thương mại - Dịch vụ: Có bước phát triển khá, bảo đảm cung ứng các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống, các mặt hàng chính sách cho đồng bào dân tộc. Các chợ nông thôn được xây dựng, tạo nên thị trường giao lưu hàng hóa giữa các vùng. Theo số liệu Thống kê đến năm 2008 có 1.607 cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn nhà hàng trên địa bàn huyện, tăng 63,15% (622 cơ sở) so với năm 2005; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn đạt 153.580 triệu đồng, tăng 112,46% so với năm 2008. Hoạt động du lịch đã có những tiến bộ. Các cơ sở du lịch sinh thái, du lịch văn hóa bước đầu được quan tâm phát triển, đến nay đã có dự án được cấp phép đầu tư kinh doanh du lịch vào địa bàn huyện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Hoạt động tín dụng ngân hàng được mở rộng và có hiệu quả kinh tế - xã hội trên cả 2 kênh: Tín dụng thương mại và tín dụng hộ nghèo, số dư tiền gửi tiết kiệm năm 2008 đạt 64.096 triệu đồng, tăng 128,44% so với năm 2005; cho vay và thu nợ tín dụng trung và dài hạn đạt 98.175 triệu đồng, tăng 41,70% so với năm 2005. Hoạt động tín dụng ngân hàng đã gắn với phát triển kinh tế - xã hội một cách tích cực, bảo đảm cung ứng vốn cho các thành phần kinh tế, thực hiện kịp thời các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Thu ngân sách nhà nước năm 2008 đạt 200.176 triệu đồng, tăng 27,85% so với năm 2005. Trong đó thu ngân sách trên địa bàn đạt 24.027 triệu đồng, tăng 48,54% so với năm 2005; Tổng chi ngân sách đạt 183.953 triệu đồng, tăng 29,65% so với năm 2005, chi ngân sách đã đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và các hoạt động hành chính, sự nghiệp của địa phương, tiết kiệm và đúng luật ngân sách nhà nước. 2.1.2.6. Những thuận lợi khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn * Những lợi thế + Về vị trí địa kinh tế: Huyện Văn Chấn có quốc lộ 37 và quốc lộ 32 trải theo chiều dài của huyện, là của ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải; huyện Phù Yên, Bắc Yên (tỉnh Sơ La); Hệ thống đường giao thông này cùng với các tuyến đường liên huyện, là nhân tố thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội giữa huyện Văn Chấn với các vùng lân cận của miền núi và các tỉnh miền xuôi. Đây là lợi thế tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. + Về sản xuất cây lương thực và cây ăn quả: được thiên nhiên ưu đãi Văn Chấn có gần 4.000 ha ruộng nước, riêng cánh đồng Mường Lò có trên 2.000 ha, hàng năm cho sản lượng lương thực có hạt trên 40.000 tấn, không những đủ lương thực cho nhu cầu tiêu dùng mà còn xuất bán cho huyện bạn, tỉnh bạn những sản phẩm nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng biết đến như nếp Tú Lệ, gạo Mường Lò.... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Văn Chấn có vùng cây ăn quả cam, quýt ở vùng ngoài với diện tích tập trung trên 600 ha, hàng năm cho sản lượng trên 2.000 tấn. Sản phẩm cam, quýt Văn Chấn đã được người tiêu dùng trên thị trường biết đến. + Về sản xuất chè: Với diện tích chè trên 4.000 ha, sản lượng búp tươi hàng năm trên 30.000 tấn chiếm gần 50% sản lượng chè búp toàn tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 17 cơ sở chế biến chè gồm 3 công ty cổ phần, 3 công ty trách nhiệm hữu hạn, 1 cơ sở quốc doanh, 7 doanh nghiệp tư nhân 3 cơ sở của công ty cổ phần chè của tỉnh. Sản lượng thương phẩm hàng năm đạt trên 4.000 tấn. Sản phẩm chè của Văn Chấn đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và nước ngoài như chè Suối Giàng, chè đen xuất khẩu... + Về tiềm năng đất đai: Đất đồi núi chưa sử dụng còn chiếm tỷ lệ cao, là điều kiện tốt cho phát triển nông lâm nghiệp theo tiểu vùng khí hậu. Hình thành các khu chuyên canh tập trung tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, thực phẩm sạch.... + Về nguồn lực lao động: Với nguồn lao động dồi dào năm 2008 là 99.060 người với truyền thống cần cù lao động sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông lâm nghiệp. Đây là nguồn lực to lớn và cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. * Những hạn chế và thách thức + Về kinh tế: Nền kinh tế tuy có tốc độ phát triển khá, song chưa vững trắc và phát triển bền vững, đồng đều giữa các vùng, có sự chênh lệch lớn giữa các vùng. Đặc biệt vùng cao và vùng Mường Lò đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nền sản xuất còn mang nặng hình thức tự cấp tự túc, sản xuất hàng hóa chưa phát triển tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Thu ngân sách hàng năm bình quân đạt 47% nhu cầu chi, vẫn cần sự hỗ trợ của tỉnh và trung ương để đảm bảo các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. Cơ cấu kinh tế tuy chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm. Rừng và đất rừng là một lợi thế nhưng phần lớn đang ở dạng tiềm năng. Đang có sự bất cập giữa quản lý khai thác tài nguyên rừng và tái tạo vốn rừng. Số hóa bởi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1LV09_KT_KTNNNguyenChuongPhat.pdf
Tài liệu liên quan