Tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ THỊ MỸ
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 - 31 - 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Quang Quý
Thái Nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ THỊ MỸ
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Thái Nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ THỊ MỸ
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Kinh tế nôn...
132 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ THỊ MỸ
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 - 31 - 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Quang Quý
Thái Nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ THỊ MỸ
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Thái Nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ THỊ MỸ
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số : 60.31.10
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Thái Nguyên, 2009
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Quang Quý
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn
..............................................................................
Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2009
Có thể tìm hiểu Luận văn tại Trung tâm Học liệu Đại học Thái
Nguyên và Thư viện Trường Đại học Kinh tế & QTKD
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Ảnh hƣởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” được thực hiện từ tháng 10/2008 đến
tháng 5/2009. Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau . Các
thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc , có một số thông tin thu thập từ điều tra
thực tế ở địa phương, số liệu đã được tổng hợp và xử lý .
Tôi xin cam đoan rằng , số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào .
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và mọi thông tin trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc .
Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2009
Học viên
Ngô Thị Mỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn , em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường .
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu , Ban Chủ nhiệm khoa
Sau đại học cùng các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh
doanh đã tận tình giảng dạy và giú p đỡ em trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Quang Quý - Giảng viên
trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh , người đã tận tình chỉ bảo , giúp
đỡ em trong thời gian thực hiện luận văn .
Em xin chân thành cảm ơn UBND huyện Phổ Yên , phòng Tài chính kế
hoạch huyện Phổ Yên , phòng Thống kê huyện Phổ Yên , UBND xã Đắc Sơn ,
UBND xã Trung Thành , UBND thị trấn Ba Hàng , Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Thái Nguyên , Phòng Thống kê T P Thái Nguyên và các hộ nông dân đã giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập thông tin để thực hiện
Luận văn .
Cuốc cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều
kiện và động viên em trong suốt quá trình học tập của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2009
Học viên
Ngô Thị Mỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Tiêu đề Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................ Error! Bookmark not defined.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Mục tiêu chung ....................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................ Error! Bookmark not defined.
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Thời gian nghiên cứu .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Địa bàn nghiên cứu ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.4. Nội dung nghiên cứu .............................................. Error! Bookmark not defined.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ................................. Error! Bookmark not defined.
5. Bố cục của luận văn ................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC ............................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Cơ sở lý luận ......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về tăng trưởng và phát triển kinh tếError! Bookmark not defined.
1.1.1.2. Đô thị hóa - Các vấn đề lý luận về đô thị hóa . Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2.1. Quá trình đô thị hóa trong nước....................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2.2. Kinh nghiệm về quá trình đô thị hóa trên thế giớiError! Bookmark not defined.
1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung .......................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.2. Phương pháp thống kê ......................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.3. Phương pháp so sánh ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo ................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2.5. Phương pháp quan sát trực tiếp ........................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.6. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan ......... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá quá trình đô thị hóaError! Bookmark not defined.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
1.2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức sống của hộ nông dânError! Bookmark not defined.
1.2.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuấtError! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI HUYỆN PHỔ YÊNError! Bookmark not defined.
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1.2. Địa hình ............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1.3. Điều kiện về khí hậu và thuỷ văn .................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2.3. Thực trạng các ngành kinh tế huyện Phổ Yên Error! Bookmark not defined.
2.1.2.4. Tình hình sử dụng đất ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.6. Dân số, lao động và việc làm ........................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.7. Thực trạng mức sống dân cư............................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2.8. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên KT-XH của huyện Phổ YênError! Bookmark not defined.
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Thực trạng quá trình đô thị hoá .......................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1.1. Mô tả về thời gian, không gian của quá trình ĐTHError! Bookmark not defined.
2.2.1.2. Tốc độ ĐTH và các dự án đã được đầu tư vào huyệnError! Bookmark not defined.
2.2.1.2. Ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển KT-XH của huyện Phổ Yên
…...........Error! Bookmark not defined.
2.2.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của ĐTH qua phương pháp phân tích SWOTError! Bookmark not defined.
2.2.2. Ảnh hƣởng của ĐTH đến phát triển kinh tế của hộ nông dânError! Bookmark not defined.
2.2.2.1. Đặc điểm của các hộ nông dân điều tra ........... Error! Bookmark not defined.
2.2.2.2. Thực trạng quá trình ĐTH ............................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2.3. Ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế của hộ ........ Error! Bookmark not defined.
2.2.2.4. Ảnh hưởng của ĐTH đến hoạt động đầu tư và HQSX của hộError! Bookmark not defined.
2.2.2.5. Tình hình sử dụng số tiền đền bù của hộ ........ Error! Bookmark not defined.
2.2.2.6. Đánh giá của hộ về ảnh hưởng của quá trình ĐTHError! Bookmark not defined.
2.2.2.7. Mức độ tác động của đô thị hoá....................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2.8. Ảnh hưởng của ĐTH đến thu nhập của hộ (sử dụng hàm hồi quy)Error! Bookmark not defined.
2.3. Những đánh giá chung về ảnh hƣởng của đô thị hoáError! Bookmark not defined.
Chƣơng 3:PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP .......... Error! Bookmark not defined.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.1. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG, MỤC TIÊU .. Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Quan điểm về đô thị hóa hiện nay ...................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Phương hướng thực hiện đô thị hóa của huyện Phổ YênError! Bookmark not defined.
3.1.3. Mục tiêu của quá trình đô thị hóa ....................... Error! Bookmark not defined.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN
CHẾ NHỮNG ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐÔ THỊ HOÁError! Bookmark not defined.
3.2.1. Giải pháp chung ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Những giải pháp cụ thể ....................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................... Error! Bookmark not defined.
1. KẾT LUẬN ................................................................ Error! Bookmark not defined.
2. KIẾN NGHỊ ............................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................... Error! Bookmark not defined.
Phụ lục ............................................................................ Error! Bookmark not defined.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên viết tắt
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
ĐTH Đô thị hoá
CNH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
GTSX Giá trị sản xuất
KTNN Kinh tế nhà nước
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
KHKT Khoa học kỹ thuật
XD Xây dựng
NN Nông nghiệp
CN Công nghiệp
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
ĐVT Đơn vị tính
KT-XH Kinh tế - xã hội
LĐ Lao động
UBND Uỷ ban nhân dân
KH Kế hoạch
CĐ Cố định
HH Hiện hành
SXKD Sản xuất kinh doanh
DA Dự án
SX Sản xuất
SN Sự nghiệp
CQ Cơ quan
CD Chuyên dùng
ĐT Đô thị
GTNT Giao thông nông thôn
PTĐT Phát triển đô thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng biểu Trang
Bảng 1.1: Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các
giai đoạn
18
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất và tăng trưởng GTSX các ngành kinh tế
huyện PY
34
Bảng 2.2: Tăng trưởng Công nghiệp, TTCN và Xây dựng huyện
Phổ Yên
37
Bảng 2.3: Tăng trưởng giá trị sản xuất Công nghiệp, TTCN theo
thành phần kinh tế
39
Bảng 2.4: Qui mô và tăng trưởng GTSX nông, lâm, thuỷ sản
Huyện Phổ Yên giai đoạn 2001 - 2008
42
Bảng 2.5: GTSX nông nghiệp của Huyện Phổ Yên giai đoạn
2000-2008
43
Biểu 2.6: Biến động đất đai của huyện Phổ Yên qua các năm 45
Bảng 2.7: Thực trạng dân số - lao động - cơ cấu lao động của
huyện PY
50
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu đánh giá mức sống dân cư 52
Bảng 2.9: Tốc độ đô thị hoá tại huyện Phổ Yên, 2006 - 2008 55
Bảng 2.10: Thực trạng các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép
trên địa bàn huyện Phổ Yên
56
Bảng 2.11: Hiệu quả đầu tư của các dự án đã triển khai thực
hiện trên địa bàn huyện Phổ Yên
60
Bảng 2.12: Mức độ ĐTH chung cho các xã điều tra 68
Bảng 2.13: Biến động thu nhập và chi phí sản xuất nông nghiệp
của hộ nông dân do ảnh hưởng của ĐTH
69
Bảng 2.14: Tác động của ĐTH đến hoạt động phi nông nghiệp 71
Bảng 2.15: Đánh giá hiệu quả SXKD của hộ trước và sau ĐTH 72
Bảng 2.16: Ý kiến của các hộ điều tra đánh giá sự thay đổi của
thu nhập do tác động của ĐTH
75
Bảng 2.17: Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của
ĐTH
76
Bảng 2.18. Mô tả biến dùng trong hàm sản xuất Coo-Dauglas (CD) 106
Bảng 2.19. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập hỗn hợp
của các hộ nông dân bị mất đất do quá trình ĐTH
78
viii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ Trang
Biểu 1.1: Sự chuyển dịch dân số theo thời gian 17
Biểu 2.1: Tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành giai đoạn 2001 - 2008 35
Biểu 2.2: Cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện 2001 và 2008 36
Biểu 2.3. Cơ cấu và biến động giá trị ngành công nghiệp & XD 38
Biểu 2.4: Biến động về giá trị DA được cấp phép đầu tư, 2006 - 2008 56
Biểu 2.5: Sự thay đổi về giá trị SX của huyện giai đoạn 2000 - 2008 57
Biểu 2.6: Biến động cơ cấu kinh tế của huyện Phổ Yên 58
Biểu 2.7: Cơ cấu sử dụng số tiền đền bù của hộ nông dân sau ĐTH 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hoá là xu thế tất yếu trên con đường phát triển của hầu hết các
quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tính đến giữa năm 2008, trên
phạm vi cả nước đã có gần 200 khu công nghiệp, phân bố trên địa bàn 52 tỉnh,
thành phố với trên 6.000 dự án đầu tư trong, ngoài nước, thu hút hơn
1.000.000 lao động. Phần lớn diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất là
đất nông nghiệp và lực lượng chủ yếu bổ sung vào đội ngũ lao động công
nghiệp là nông dân.
Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chế
xuất các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới... đã nâng giá trị sử dụng của
đất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo
môi trường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ… Đô thị hoá kích thích và
tạo cơ hội để con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn
các phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu
chính đáng. Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện -
đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá.
Không nằm ngoài sự phát triển chung đó, Phổ Yên - một huyện trung
du thuộc tỉnh Thái Nguyên - với những lợi thế sẵn có của mình đã thu hút
được rất nhiều các dự án đầu tư lớn cả về quy mô lẫn giá trị. Các khu công
nghiệp, khu chế xuất,… mọc ra nhiều đồng nghĩa với quá trình đô thị hoá của
huyện diễn ra nhanh chóng. Chỉ tính trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh
tế của huyện đạt 16,5%, giá trị sản xuất CN & TTCN đạt 2235 tỷ đồng và
GDP bình quân trên người đạt 20,4 triệu đồng. Đặc biệt hơn, chính nhờ các
khu công nghiệp, khu chế xuất,… sau khi đi vào hoạt động đã giải quyết được
rất nhiều việc làm cho lao động địa phương (cụ thể đã giải quyết được 6580
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
việc làm cho người dân trong huyện). Nhìn chung đời sống của người dân địa
phương đang từng bước được cải thiện. Vì lẽ đó chúng tôi đã chọn đề tài:
“Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên” để đi sâu nghiên cứu những tác động tích cực cũng
như những hạn chế của ĐTH đối với các hộ nông dân mất đất nói riêng và
tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng của quá trình đô thị hoá rồi từ đó tìm ra những
ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên. Đặc biệt
là nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến thu nhập của người dân
bị mất đất trong huyện.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Tổng kết cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình đô thị hoá.
Phân tích thực trạng để tìm ra những lợi ích cũng như những tác hại mà
quá trình đô thị hoá mang lại cho đời sống người dân địa phương nói
riêng và phát triển kinh tế xã hội toàn huyện nói chung.
Trên cơ sở đó, đề ra những định hướng và giải pháp phù hợp thúc đẩy
kinh tế xã hội của huyện không ngừng phát triển.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Thời gian nghiên cứu
- Về nguồn số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng số liệu về tình hình phát
triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên qua nhiều năm, cụ thể từ năm 2001
đến 2008.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
- Về nguồn số liệu sơ cấp (số liệu điều tra trực tiếp từ các hộ nông dân):
với mốc thời gian đánh dấu quá trình ĐTH nhanh hay chậm là năm 2005. Vì
vậy nguồn số liệu này được thu thập ở hai thời điểm trước và sau quá trình
ĐTH.
3.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại huyện Phổ Yên, trong đó trọng điểm là xã
Trung Thành, xã Đắc Sơn và thị trấn Ba Hàng - nơi quá trình đô thị hoá
diễn ra mạnh nhất.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phổ Yên.
Thực trạng về dân số, lao động và việc làm của huyện Phổ Yên.
Hoạt động đầu tư và hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân bị mất
đất tại các xã của huyện.
Nghiên cứu những ảnh hưởng (tích cực, tiêu cực) mà đô thị hoá
mang lại cho phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên.
3.4. Nội dung nghiên cứu
Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên
Thực trạng về quá trình đô thị hoá tại huyện Phổ Yên
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến thu nhập của hộ
Những tác động tích cực và tiêu cực do đô thị hoá mang lại
Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Luận văn nhằm đi sâu nghiên cứu về thực trạng quá trình đô thị hoá
đang điễn ra và những ảnh hưởng của nó đến đời sống - kinh tế - xã hội tại
huyện Phổ Yên. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp cụ thể cho hộ nông
dân (bị thu hồi đất), cho huyện và cho tỉnh nhằm phát huy những mặt mạnh
và hạn chế những mặt chưa tốt do quá trình đô thị hoá mang lại.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì luận văn được chia thành 3
chương cụ thể như sau:
- Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài
- Chương 2: Thực trạng quá trình đô thị hoá tại huyện Phổ Yên
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về tăng trưởng và phát triển kinh tế
Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
- Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hoặc tổng sản lượng quốc gia (NGP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính
bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Hoặc:
- Tăng trƣởng kinh tế là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng trong một
thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (NGP), hoặc tổng sản phẩm bình quân
đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI).
Trong đó:
- Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng
sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một
thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).
- Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, NGP) là giá trị
tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công
dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản
phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.
- Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia
cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia
chia cho dân số.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn
các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực
của phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố
của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công
nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa
chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc NGP hoặc
thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng
kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc
gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình
quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo
khổ.
Khái niệm về phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô,
sản lượng và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội để hình thành cơ cấu kinh tế
hợp lý. Do đó, phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế.
Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh
tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế
(giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch
vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế
bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định
nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế
Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước
đo trình độ phát triển nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
tiêu phấn đấu của một chính phủ vì nó là tiêu chí để người dân đánh giá hiệu
quả điều hành đất nước của chính phủ.
Ở một góc độ nào đó tăng trưởng kinh tế không phản ảnh được chính
xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu
nghèo có thể tăng lên, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị có thể tăng cao
và bất bình đẳng xã hội cũng có thể tăng. Tăng trưởng có thể cao nhưng chất
lượng cuộc sống có thể không tăng, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên
bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả, lãng phí.
Như vậy giữa tăng trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Tăng trưởng là điều kiện, tiền đề cho sự phát triển và ngược lại sự phát
triển về mọi mặt của nền kinh tế sẽ là động lực để đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng.
Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là: “Con người có khả năng tạo phát triển bền
vững - để đảm bảo rằng sự phát triển đó đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà
không làm hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Phát
triển bền vững đã được thế giới chấp nhận và từng bước thực hiện từ hơn 30
mươi năm trước đây. Tuy nhiên mức độ phát triển đô thị bền vững phụ thuộc
vào tỷ lệ đô thị hóa của từng quốc gia. Đối với các quốc gia công nghiệp phát
triển ở mức độ cao như Tây Âu, Mỹ, Nhật,... tỷ lệ dân tập trung ở các đô thị
trên 80% thì xây dựng phát triển đô thị đã đi vào ổn định và từng bước đáp
ứng được các yêu cầu về phát triển bền vững đô thị.
1.1.1.2. Đô thị hóa - Các vấn đề lý luận về đô thị hóa
Lý luận về đô thị
Xã hội không ngừng phát triển, hai hình thái không gian nguyên thuỷ
theo sự tiến bộ của XH và phát triển kinh tế ngày càng mở rộng, nên đã giao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
hoà nhau ở vào một trạng thái môi cảnh mới và hình thành nên một hình thức
có tính đa dạng và có kết cấu phức tạp đó là đô thị. Có 2 loại đô thị
+ Đô thị có qui hoạch: (phát triển từ trên xuống dưới) theo một nguyên
tắc theo một khống chế và yêu cầu nghiêm ngặt.
+ Đô thị tự do phát triển: (phát triển từ dưới lên trên) được gọi là đô thị
nhân tạo phát triển tự do ở thời kỳ đầu, nhưng sau đó phát triển có trật tự và
có hệ thống dưới tác động của con người.
Đô thị mang các đặc tính sau:
+ Là tập trung tổng hợp hay tập trung chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy
sự phát triển KTXH của một vùng lãnh thổ nhất định.
+ Qui mô dân số nhỏ nhất là 4.000 người (vùng núi, có thể thấp
hơn…).
+ Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp đô
thị, là nơi có sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hoá phát triển.
+ Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân
cư đô thị
+ Mật độ dân cư được xây dựng tuỳ theo từng loại đô thị phù hợp với
đặc điểm từng vùng.
Như vậy đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao
động phi nông nghiệp, có hạ tầng kỹ thuật cơ sở thích hợp; là trung tâm
chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KTXH của một
nước hoặc một Vùng miền hoặc một Tỉnh, Huyện, hoặc một Vùng trong
huyện.
Nếu nhìn từ góc độ phát triển đô thị, đô thị là biểu hiện tập trung của sự
phát triển XH và kinh tế. Dưới đây là lý giải hai khái niệm “thành” và “thị”.
Thành: mang tính phòng ngự- xây dựng mang mục đích chính trị, quân sự của
XH, có ranh giới rõ ràng, có hình thái đóng kín, hướng nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Thị: là mậu dịch, giao dịch - cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh tế, không
có ranh giới rõ ràng, có hình thái mở, hướng ngoại.
Đô thị có thể phân loại nhƣ sau:
Đô thị loại đặc biệt
Thủ đô hoặc đô thị với chức năng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa
học kỹ thuật, đào tạo du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong
nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Số dân trên 1,5 triệu người. Tỉ lệ lao động phi NN trên 90%. Mật độ dân cư
trên 15.000 người/km2
Đô thị loại I (rất lớn)
Đô thị rất lớn, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, khoa học kĩ
thuật, du lịch, dịch vụ, giao thông, công nghiệp, giao dịch quốc tế, có vai trò
thúc đẩy sự phát triển của cả nước, có tỷ suất hàng hoá cao, có cơ sở hạ tầng
kĩ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng đồng bộ. Số dân
trên 500.000 người. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trên 85%. Mật độ dân cư
trên 12.000 người/km2
Đô thị loại II (Lớn)
Đô thị lớn, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, sản xuất công nghiệp, du
lịch, dịch vụ, giao thông, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
của một vùng lãnh thổ. Dân số trên 250.000 người. Tỉ lệ lao động phi nông
nghiệp lớn hơn hoặc bằng 80%. Mật độ dân cư trên 10.000 người/km2
Đô thị loại III (Trung bình lớn)
Đô thị trung bình lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, là nơi
sản xuất công nghiệp, tập trung du lịch, dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triển
của một tỉnh hoặc từng lĩnh vực đối với vùng lãnh thổ. Sản xuất hàng hoá
tương đối phát triển. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và mạng lưới công trình công
cộng được xây dựng từng mặt. Dân số trên 100.000 người (miền núi có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
thấp hơn). Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 75%. Mật độ
dân cư trên 8.000người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn).
Đô thị loại IV (Trung bình nhỏ)
Đô thị trung bình nhỏ, là trung tâm tổng hợp chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội
hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hay một vùng
kinh tế. Đã và đang đầu tư xây dựng từng phần hạ tầng kĩ thuật và các công
trình công cộng. Dân số trên 50.000 người (miền núi có thể thấp hơn). Tỉ lệ
lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 70%. Mật độ dân cư trên
6.000người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn)
Đô thị loại V (nhỏ)
Đô thị nhỏ, là trung tâm tổng hợp kinh tế- xã hội hoặc trung tâm chuyên
ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển của một huyện hay một vùng trong huyện. Bước đầu xây dựng được
một số công trình công cộng và hạ tầng kĩ thuật. Dân số từ 4000 người (miền
núi có thể thấp hơn). Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 65%.
Mật độ dân cư trên 2.000người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn)
Lý luận về đô thị hóa
Khái niệm đô thị hóa: có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về
ĐTH như sau:
Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư đô thị. Đồng thời đó là
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm,
sản xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian
đô thị mở rộng. Trong đó, dân cư đô thị là một điểm dân cư tập trung phần
lớn những người dân lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu
thành thị.
Đô thị hoá là một quá trình kinh tế - xã hội, mà biểu hiện của nó là sự
tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
của dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn, là sự phổ biến rộng
rãi lối sống nơi thành thị.
Đô thị hóa là một quá trình định cư của dân số nông nghiệp sang phi
nông nghiệp, với những chỉ số biểu trưng như: tỷ số dân số đô thị tăng lên
trong khi tỷ lệ dân số nông thôn giảm đi kèm theo sự mở rộng diện tích và
không gian của các đô thị đã có và sự xuất hiện các đô thị mới.
Đô thị hóa là sự biến đổi toàn diện kinh tế - xã hội nhiều mặt, trên cái
nhìn hẹp hơn đó là hiện tượng dịch cư nghề nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp
sang phi nông nghiệp với tất cả các hệ quả của nó. Và đô thị hóa là quá trình
kinh tế - xã hội tất yếu sẽ xảy ra mà không ngoại trừ bất kỳ quốc gia nào.
Nói một cách đầy đủ hơn thì đô thị hoá là một quá trình biến chuyển
kinh tế-xã hội-văn hoá và không gian, gắn liền với những tiến bộ về khoa học
kỹ thuật của xã hội loài người, trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới,
sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển đối lối sống ngày càng văn minh
hơn cùng với sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị, song song với
việc tổ chức ranh giới hành chính lãnh thổ và quân sự. Ở những nước có trình
độ phát triển kinh tế xã hội càng cao thì tỷ lệ đô thị hoá càng cao.
Đặc điểm của đô thị hóa
Quá trình đô thị hoá thể hiện ở ba đặc điểm chính:
- Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị
- Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
Số lượng các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều. Hiện
nay, toàn thế giới có hơn 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50 thành phố có
số dân vượt quá 5 triệu người.
- Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi
Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hoá, lối sống thành thị được phổ
biến rộng rãi và có ảnh hưởng đến lối sống của dân cư nông thôn về nhiều
mặt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Ảnh hƣởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và
môi trƣờng
- Ảnh hưởng tích cực
Đô thị hoá không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh
tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự
phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các
đô thị…
- Ảnh hưởng tiêu cực
ĐTH nếu không xuất phát từ công nghiệp hoá, không phù hợp, cân đối
với quá trình công nghiệp hoá, thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành
phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn
thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh
hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn
đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội.
Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có, thông thường quá trình này
không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành
phố thường thấp hơn nông thôn. Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành
thị, hoặc như là sự nhập cư đến đô thị. ĐTH có các tác động không nhỏ đến
sinh thái và kinh tế khu vực. Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác
động đô thị hóa, tâm lý và lối sống của người dân thay đổi. Sự gia tăng quá
mức của không gian đô thị so với thông thường được gọi là "sự bành trướng
đô thị" (urban sprawl), thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ
thấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị. Những người
chống đối xu thế ĐTH cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng
chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do
cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị.
ĐTH nông thôn thúc đẩy phát triển xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Những hạn chế
Một là, sự mất cân đối nghiêm trọng giữa đô thị và nông thôn. Quá
trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã dẫn đến tình trạng di dân từ nông thôn
lên thành thị. Sự chênh lệch này còn thể hiện ở chất lượng giáo dục, cơ hội
nâng cao thu nhập gia đình, chất lượng các phúc lợi xã hội và các dịch vụ
công cộng khác giữa vùng nông thôn và thành thị.
Hai là, sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước đã dẫn đến mức độ đô thị hoá nhanh chóng, dẫn theo
quy mô và vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế bị giảm dần. Do
không chú trọng đúng mức đến phát triển nông nghiệp, khu vực nông thôn đã
gặp phải các vấn đề như ô nhiễm môi trường sinh thái do chất thải công
nghiệp và phân hoá học, năng suất nông nghiệp thấp do đất đai bị ô nhiễm,
mức sống của nông dân không được nâng cao. Chính sách cơ giới hoá nông
nghiệp đã khiến nông dân lâm vào cảnh nợ nần do gánh nặng về vốn nông
nghiệp, chi phí thuê lao động do thiếu nhân công ở vùng nông thôn, cùng các
chi phí sinh hoạt...
Ngoài ra, ĐTH còn làm nảy sinh sự phân hoá xã hội giữa thành thị và nông
thôn. Mặc dù ở hầu hết các quốc gia đã cố gắng thực hiện công bằng xã hội
trong tăng trưởng kinh tế, nhưng hiện tượng phân hoá xã hội ngày càng tăng
đã trở thành nguy cơ lớn, đòi hỏi phải giải quyết kịp thời và nhất quán.
Ba là, nhiều thành phố không phát huy tác dụng. Bất kỳ tỉnh hay vùng
nào cũng quy hoạch, vay tiền để xây dựng các đô thị mới với kỳ vọng các
thành phố này sẽ trở thành đòn bẩy kinh tế của tỉnh. Nhưng thực tế là không
phải thành phố nào cũng thu hút được đầu tư. Do đó đã xảy ra tình trạng mà
các chuyên gia gọi là các thành phố “bong bóng” (bubble cities). Nhiều thành
phố không tăng dân số mà chững lại và bị giảm dần khi không còn khả năng
phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Qua đây cho thấy, ĐTH cũng có những mặt tốt và mặt không tốt. Nó có
thể góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của một vùng hoặc một quốc gia phát
triển nhưng nó cũng có thể phá vỡ cấu trúc phát triển của các quốc gia. Vì vậy
khi quy hoạch đô thị cần có một kế hoạch cụ thể và thống nhất về quy mô,
không gian, cấu trúc,…
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1. Quá trình đô thị hóa trong nước
ĐTH là một quá trình phát triển tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, trong
đó có Việt Nam. Tuy nhiên, ĐTH tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm
nảy sinh và để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực, lâu dài, gây lãng phí lớn và cản
trở sự phát triển của đất nước. Mà đặc điểm đô thị hoá ở nước ta: là thấp với
nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu bị kéo dài, nặng nề tính bao cấp cùng với
chiến tranh cho nên tốc độ đô thị hoá diễn ra rất chậm chạp kể từ thập kỷ 80
trở về trước. Có thời kỳ đô thị hoá bị âm tính do di dân và di tản dân cư đô thị
về nông thôn. Không gian đô thị luôn có sự đan xen và phát triển theo kiểu
"da báo" giữa đô thị và nông thôn. Do vậy tính gắn bó truyền thống và cả
huyết thống giữa đô thị-nông thôn khá rõ rệt và khác với nhiều nước. Đồng
thời tạo ra tính bảo thủ, giằng dai giữa đô thị-nông thôn không phân biệt quá
rõ ràng, lối sống nông thôn còn ngập tràn trong đô thị. Nông thôn có lúc còn
"chế ngự đô thị". Do tốc độ đô thị hoá chậm nên tính thời gian cũng không
mấy ý nghĩa, hàng thập kỷ trôi đi mà đô thị thì rất ít thay đổi.
Chính vì vậy, chiến lược đô thị của Việt Nam phải hướng tới mục tiêu
bảo đảm cân đối giữa tính hiện đại với tính bền vững của tự nhiên - con người
- xã hội, thông qua việc lựa chọn các mô hình định cư tiên tiến, phù hợp đặc
thù của Việt Nam ở đô thị, nông thôn, miền núi, các vùng biên giới, hải đảo;
bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của dân tộc, trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
cơ sở tìm kiếm những phương thức phát triển đô thị tiết kiệm đất, đô thị xanh,
đô thị sinh thái... thay thế cho mô hình đô thị còn tồn tại nhiều bất cập hiện
nay của chúng ta.
Quá trình ĐTH nông thôn ở Việt Nam trong những năm gần đây diễn ra
với tốc độ khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và kiến trúc
trên cả nước. Năm 1999, cả nước có khoảng 400 thị trấn, nay tăng lên khoảng
651 thị trấn. Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, dân số của thị trấn từ 2.000 đến
30.000 người, nay khoảng dao động này từ 2.000 - 50.000 người. Tỷ lệ dân số
phi nông nghiệp của thị trấn phổ biến ở mức 30-40% vào cuối những năm 90,
nay đã lên mức 50-60%. Năm 1998 có khoảng 60 đô thị loại 4, nay tăng lên 84
đô thị.
Dưới chế độ phong kiến, giữa nông thôn và thành thị là một khoảng
cách quá xa. Thời gian gần đây, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước, chúng ta thấy nông thôn đang xích lại gần hơn với
thành thị. Quá trình ĐTH nông thôn đã biến nền sản xuất nông nghiệp độc
canh trở thành nền sản xuất hàng hóa đa ngành nghề. Lối sống thành phố du
nhập vào nông thôn rất nhanh, tác động lớn tới cuộc sống, phong tục tập quán
thôn quê Việt Nam và những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.
Nếu như ở nông thôn trước kia còn nhiều hủ tục, mê tín dị đoan thì nay
đã bớt đi nhiều. Quá trình ĐTH nông thôn đã đem lại rất nhiều thành tựu cho
đất nước. Cái được là rất lớn. Những gì tốt đẹp mà đời sống vật chất đem lại
cho con người đã nảy sinh dần dần trong nông thôn. Đời sống được nâng cao
đã khiến cho người ta xây dựng lại nhà cửa đẹp, khang trang hơn. Đường sá
nông thôn được trải nhựa, bê-tông sạch sẽ, đi lại thuận tiện. Người nông dân
trước kia chỉ quanh quẩn trong thôn làng, giờ mở rộng quan hệ ra bên ngoài.
Tuy nhiên, những nét đẹp truyền thống trong gia đình, họ hàng, làng xóm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
láng giềng cũng có phần bị tổn hại; một bộ phận thanh niên ăn chơi ,đua đòi;
quan hệ con cái với cha mẹ trong một số gia đình ngày càng xa dần; thế hệ trẻ
tiếp thu nhanh xu thế hiện đại, ngược lại với đa phần người cao tuổi cố giữ
những giá trị truyền thống, dẫn tới những mâu thuẫn mới.
Quá trình ĐTH nông thôn hiện nay tập trung mạnh tại các đô thị lớn và
diễn ra không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Chất lượng và trình độ
đô thị hóa nông thôn còn thấp. Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị còn yếu
kém về chất lượng phục vụ so với yêu cầu. Định hướng phát triển không gian
khu vực được ĐTH chưa rõ nét, đặc biệt còn phát triển một cách tùy tiện,
mang nặng tính hình thức đô thị, chưa thực sự giải quyết vấn đề cốt lõi của đô
thị hóa đối với khu vực dân cư hiện có: chưa gắn kết chất lượng đô thị với giữ
gìn bản sắc, kiến trúc truyền thống trên cơ sở đảm bảo điều kiện tiện nghi
cuộc sống đô thị cho người dân và đảm bảo phù hợp về cảnh quan đô thị.
Nói tóm lại, ĐTH là một hiện tượng xã hội liên quan tới những dịch
chuyển kinh tế - xã hội - văn hoá - không gian - môi trường sâu sắc gắn liền
với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động,
sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới đồng thời tạo
ra nhu cầu dịch cư vào các trung tâm đô thị. Qua đó nhằm đẩy mạnh sự phát
triển kinh tế làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hoá,
nâng cao mức sống, biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp,… làm nền cho
sự phân công dân cư hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càng
phong phú và đa dạng để tạo thế cân bằng giữa môi trường xây dựng và môi
trường xã hội với thiên nhiên.
1.1.2.2. Kinh nghiệm về quá trình đô thị hóa trên thế giới
ĐTH là quá trình tăng dân số ở khu vực thành thị trong tương quan so
sánh với dân số của một vùng, một quốc gia hay thậm chí toàn cầu. Kể từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại nước Anh năm 1750, người ta đã
bắt đầu chuyển từ nông thôn ra thành thị sinh sống và làm việc. Theo báo cáo
năm 2005 của Tổ chức Viễn cảnh Đô thị hoá của Liên hợp quốc thì thế kỷ 20
chứng kiến tốc độ đô thị hoá rất nhanh. Theo các chuyên gia nghiên cứu về đô
thị hoá thì trong tiến trình đô thị hoá nửa sau thế kỉ 20, các quốc gia kém phát
triển có chung một đặc điểm là: ở giai đoạn đầu, tỉ trọng dân số đô thị trên
tổng dân số thấp và tốc độ phát triển dân số đô thị nhanh, nhanh hơn rất nhiều
so với các quốc gia phát triển. Chúng ta có thể thấy sự chuyến dịch về dân số
khi diễn ra quá trình ĐTH cụ thể như sau:
Biểu 1.1: Sự chuyển dịch dân số theo thời gian
Theo sơ đồ trên quá trình ĐTH được diễn ra ở tất cả các quốc gia trong
đó mạnh nhất ở các nước đang phát triển. Cùng với sự phát triển của ĐTH là
sự di cư của dân số từ nông thôn ra đô thị. Ở các nước kém phát triển, sản
xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu (xã hội nông thôn) thì dân số nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
thôn chiếm chủ yếu. Đối với các nước đang phát triển đã có sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp (xã hội đô thị) thì dân số
nông thôn đã chuyển lên các khu đô thị làm việc và sinh sống. Còn phát triển
là những nước có công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh - người dân được
sử dụng những dịch vụ được cho là tốt nhất (xã hội đô thị) thì dân số chủ yếu
là dân số đô thị. Và để thấy rõ hơn sự thay đổi về dân số đô thị ta cùng nghiên
cứu qua bảng:
Bảng 1.1: Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các giai đoạn
đvt: %
Năm
Khu vực
1950 1970 1990 2000
Thế giới 29,7 36,7 43,7 47,4
Khu vực phát triển 54,99 66,7 73,7 76,1
Khu vực kém phát triển 17,8 25,1 34,7 40,5
Khu vực kém phát triển nhất 7,1 12,7 20,1 25,4
Nguồn: World urbanization prospect: 1996, New York 1997
Trong cùng một khoảng thời gian 50 năm từ 1950 - 2000, tỉ lệ dân số đô
thị toàn thế giới là từ 29,7% lên đến 47,4%, khu vực kém phát triển từ 17,8%
lên 40,5% trong khi khu vực phát triển là từ 54,99% lên 76,1%.
Hiện tại tỉ lệ đô thị hoá châu Á là 35%, châu Âu là 75%, châu Phi là
45%, Bắc Mỹ trên 90% và 80% ở Mỹ La tinh. Theo báo cáo của Liên hợp
quốc, trong 1/4 thế kỷ tới, việc tăng dân số hầu như sẽ chỉ diễn ra ở các thành
phố mà phần lớn thuộc các nước kém phát triển. Đến năm 2030, hơn 60% dân
số thế giới sống ở các đô thị.
Tiến trình phát triển đô thị đã góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH-HĐH.
Song sự bùng nổ đô thị quá tải đã tạo ra hàng loạt vấn đề gay cấn đối với cuộc
sống con người, tạo ra sự thiếu cân bằng trong phân bố dân cư và vùng lao
động theo vùng lãnh thổ, khả năng cung ứng lương thực, thực phẩm ven đô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
tiêu hao nhiên liệu, năng lượng... Nếu trong năm 1990, bình quân diện tích đất
canh tác trên đầu người ở mức 0,27 ha thì con số này dự báo sẽ tụt xuống 0,17
ha vào năm 2025. Chiến lược chung của vấn đề đô thị hiện nay là:
1. Hạn chế việc di cư từ nông thôn ra đô thị trong đó yêu cầu nhất thiết
phải nâng cao mức sống nông thôn.
2. Khi tập trung quá tải, cùng với việc hạn chế nhập cư vào các tụ điểm
lớn thì đồng thời phải tạo nên sự cân bằng hài hoà dân số đô thị, khuyến khích
các đô thị vừa và nhỏ, tăng cường đầu tư hệ thống dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ
tầng, có cơ sở xã hội thoả đáng...
Dưới đây là kinh nghiệm về ĐTH ở một số quốc gia trên thế giới:
Hà Lan
Hà Lan là một quốc gia phát triển. Theo Joanna Wilbers, để khắc phục
những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá, năm 1994, các nhà hoạch
định cuộc sống thuộc bộ tài nguyên môi trường đã đưa ra “Chính sách hiệp
ước”. Theo chính sách này, các khu vực nông thôn vẫn giữ nguyên là nông
thôn đồng thời cũng quy hoạch phát triển đô thị làm các khu dân cư, trung
tâm tài chính và thương mại. Chính sách này cũng đưa ra những nguy hại đối
với việc đô thị hoá các khu vườn ven thành phố.
Ngay từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Amsterdam đã bắt đầu tiến
trình đô thị hoá và nhanh chóng trở thành một thành phố có tầm ảnh hưởng
lớn đến kinh tế, chính trị của Hà Lan. Tuy mật độ dân số hiện nay ở thành phố
có những nơi đạt trên 20.000 người/km2 nhưng xung quanh thành phố vẫn tồn
tại khoảng 600 khu vườn. Diện tích vườn ở Amsterdam chiếm đến 300 ha
trong tông số diện tích 21.907 ha của thành phố.
Những người nông dân ở thành phố Amsterdam đã thành lập các tổ chức
gọi là “Hội những người nông dân đô thị” và “Hiệp hội những người làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
vườn ở Amsterdam” (BVV). Các hiệp hội đại diện cho tầng lớp nông dân
thương lượng với Chính phủ trong việc duy trì sự tồn tại của các khu vườn
trong quá trình ĐTH. Hiệp hội những người làm vườn đã đưa ra lí luận về sự
đa chức ngành của các khu vườn. Các khu vườn được sử dụng để sản xuất
lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhu cầu của thành phố, đồng thời còn
thực hiện nhiều chức năng khác nhau để bình đẳng hoá các nhóm lợi ích như:
cung cấp cho thị dân một không gian mới, giáo dục cho trẻ em về thiên nhiên
và môi trường; làm gia tăng số lượng loài động vật, côn trùng và cây cỏ; duy
trì “không gian xanh” cho thành phố, làm trong sạch khí hậu thành phố.
Vào năm 1995, khoảng 170 nông dân đã tổ chức “Diễn đàn đối thoại của
nông dân vùng đất xám”. Họ đã đưa ra những phân tích cuả mình về triển
vọng kinh tế dài hạn của vùng đất này nếu tiếp tục sản xuất nông nghiệp và
thay đổi phương pháp sử dụng đất. Họ đã đối thoại trực tiếp với chính phủ và
các tổ chức môi trường nhằm giữ vững và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Bản thân những người nông dân đã trở thành người quản lý, giáo dục và hoạt
động kinh tế ở địa phương mình.
Một số nông trang quanh các khu đô thị đã thấy rõ tầm quan trọng của
nông nghiệp đối với thành phố trong quá trình ĐTH. Họ nhận thức được tính
đa chức năng của một nền nông nghiệp đô thị. Do đó trong quá trình ĐTH,
sản xuất nông nghiệp vẫn không mất đi mà tiếp tục tồn tại hài hoà, kết hợp
với sự phát triển bền vững của kinh tế đô thị.
Trung Quốc
Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh và tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhanh. Nếu vào năm 1949, Trung Quốc có 136 thành phố với
số dân khoảng 54 triệu người, chiếm khoảng 10,6% dân số cả nước thì đến
năm 2005, dân số đô thị nước này đã đạt tới 800 triệu người sống ở trên 700
thành phố, tỷ lệ bằng 37%. Có những dự đoán cho rằng đến năm 2050, tỷ lệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
ĐTH sẽ đạt 75%. Tính trung bình mỗi năm có 12 triệu người ở nông thôn vào
sinh sống ở đô thị.
Như vậy là một lượng lớn nhân công đã di chuyển khỏi vòng nông thông
lạc hậu và hiệu quả kém sang các thành phố - nơi có trình độ tiên tiến hơn,
năng suất cao, hiệu quả cao. Không những bản thân người lao động có mức
sống khá hơn mà gia đình họ cũng đỡ gặp khó khăn trong sản xuất nông
nghiệp, có thể trang trải các khoản ăn mặc, học hành, thiết bị sản xuất, tình
trạng đói nghèo ở nông thôn được giảm bớt. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề di
chuyển nhân công từ nông thôn ra thành phố là rất rõ rệt, trở thành mâu thuẫn
chủ yếu của quá trình ĐTH ở Trung Quốc. Nhiều hậu quả kinh tế-xã hội
nghiêm trọng đang thách đố các giải pháp và khả năng quản lý của Nhà nước
như thiếu nhà ở cho người nghèo, sự phân hoá xã hội, việc sinh để không thể
kiểm soát, trật tự trị an kém, môi trường ô nhiễm, kết cấu hạ tầng thiếu thốn...
Mặt khác, trước đây ở Trung Quốc đã có một thời kỳ công nghiệp hương
trấn phân bố quá phân tán, xây dựng các thành phố nhỏ và thị trấn một cách bừa
bãi, thiếu quy hoạch làm lãng phí nguồn lực của nông thôn, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng và làm mất đi đặc điểm, ưu thế của nông thôn.
Để đối phó với tình hình trên, Nhà nước Trung Quốc đã coi trọng tiếp tục
giữ vững nguyên tắc phát triển hài hoà, tiên tiến, tránh tình trạng mở rộng ào ạt
các đô thị lớn, làn sang nhân công lưu động tràn vào thành phố quá lớn, làm xáo
trộn hoạt động kinh tế. Tư tưởng chiến lược ĐTH của Trung Quốc nay là: khai
thác tiềm lực các thành phố lớn, mở rộng và xây dựng các thành phố loại vừa,
phát triển có lựa chọn và thích hợp các thành phố nhỏ và thị trấn.
Đối với quá trình ĐTH nông thôn, Trung Quốc chủ trương tiếp tục xây
dựng xí nghiệp hương trấn theo hướng khắc phục dần tình trạng thô sơ, phân
tán trong phân công lao động giữa công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện
khẩu hiện “ly điền bất ly hương”, “ly hương bất ly điền”, dần dần tiến tới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
phân công lao động theo chiều sâu. Nhà nước cũng chủ trương phải có chính
sách giảm bớt bạn đồng hành của việc phát triển các đô thị nhỏ, đó là sự tụt
hậu về văn hoá, giáo dục, trình độ quản lý, ô nhiễm môi trường, lấn chiếm
nhiều đất canh tác.
Hàn Quốc
Là một trong những quốc gia được đánh giá có tốc độ đô thị hóa cao
nhất ở châu Á, Hàn Quốc đã gặt hái được nhiều thành tựu cũng như nhìn ra
được những mặt trái của quá trình đô thị hóa. Đây là những bài học kinh
nghiệm đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Ngay từ những năm 70, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chính sách điều
chỉnh nhanh chóng chiến lược phát triển đô thị bằng cách mở rộng vùng đô
thị, nâng cấp mở rộng các đô thị đã có. Một loạt các thành phố vệ tinh mới có
quy mô vừa và nhỏ lần lượt được xây dựng. Các thành phố mới đều là các
trung tâm công nghiệp lớn, tạo thành hành lang đô thị nối từ thành phố trung
tâm thông ra các cảng biển nằm ở miền Nam của Hàn Quốc.
Những thành phố này có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Chẳng hạn như
thành phố Un-xan vào năm 1960 còn là một làng chài nhỏ bé với vài ngàn
dân, nhưng sau 20 năm (đến năm 1980) đã trở thành thành phố lớn thứ 7 của
Hàn Quốc, nơi có công ty Hun-đai và tổ lọc dầu lớn nhất Hàn Quốc. Việc xây
dựng các đô thị vừa và nhỏ một cách kịp thời đã khiến Hàn Quốc tránh khỏi
những đổ vỡ lớn mà các quốc gia khác gặp phải trong tiến trình đô thị hoá
nhanh như ở châu Á và châu Phi.
ĐTH ở Hàn Quốc gắn liền với quá trình công nghiệp hoá và là hệ quả
trực tiếp của quá trình này. Sau 5 năm đầu thực hiện ĐTH nhanh chóng, các
thành phố lớn như Xơ-un, Pu-san của Hàn Quốc đã trở thành “khối nam
châm” khổng lồ thu hút nguồn tài nguyên và lao động từ các vùng miền khác
nhau trên cả nước. Chỉ trong vòng 15 năm (1975-1990), các thành phố vệ tinh
của Xơ-un đã tăng từ 4 (Kung-nam, Ư-giông-bu, An-yang, Bu-chon) với số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
dân là 7.514 người lên 11 thành phố (thêm các thành phố Koan-mi-ung, Koa-
che-on, Ku-ri, Si-hung, Kun-po, I-oan, Ha-nam) với dân số là 13.431 người.
Đây là một kỳ tích mà chưa quốc gia châu Á nào đạt được. Các thành phố vệ
tinh của Xơ-un nằm cách trung tâm 40km, được nối bằng hệ thống tàu điện
ngầm và đường cao tốc. Cho đến năm 1990, 45% dân số của Hàn Quốc tập
trung sống ở vùng đô thị Xơ-un. Những khu định cư mới dành cho tầng lớp
trung lưu được hình thành xung quanh Xơ-un từ sau năm 1980 như vùng
Bun-dang, I-li-xan, Py-ung-chon, hình thành nên một khuynh hướng mới
trong việc sử dụng các chung cư cao tầng.
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Hàn Quốc đã có những tác
động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, đến quá trình
đô thị hóa nông thôn và tỷ lệ dân cư đô thị, đánh dấu trình độ văn minh hóa
của đất nước. Kinh tế đô thị phát triển đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế
nông nghiệp và nông thôn ven đô của các đô thị lớn. Cơ cấu kinh tế nông thôn
được chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ và các ngành phi nông
nghiệp. Điều này góp phần điều chỉnh cơ cấu các ngành kinh tế của các đô thị
lớn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, giảm tỷ trọng khu vực nông
nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ trong giá trị
tổng sản phẩm quốc nội. Các đô thị là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước,
thúc đẩy tỷ trọng GDP ngày càng tăng. Chỉ tính riêng một số vùng đô thị lớn
như Xơ-un, Pu-san và Kung-nam đã cung cấp 66% vào GDP chung của cả
nước.
Sau hơn 35 năm đô thị hóa (1970 - 2007), Hàn Quốc đã đạt được những
thành tựu đáng kể: xây dựng và phát triển những khu đô thị lớn, trung tâm
công nghiệp khổng lồ với hơn 88% dân số sống ở đô thị.
Đi cùng với tốc độ đô thị hóa ở Hàn Quốc là sự gia tăng dân số tại các
thành phố lớn như Xơ-un (năm 1960 tăng 2.445 người, đến năm 1990 tăng
10.613 người), Pu-san (những con sô tương ứng là 1.163 người, và 3.798
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
người), Ti-gu (là 676 người, và 2.229 người); các thành phố còn lại có tốc độ
tăng dân số đô thị từ 3 đến 5 lần kể từ năm 1970.
Đô thị hóa bền vững góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, gia
tăng xã hội hóa giáo dục, dịch vụ y tế và văn hoá xã hội, mở rộng quy mô và
chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Hàn Quốc đạt được những
thành công nhất định như vậy, trƣớc hết phải kể đến vai trò chỉ đạo của chính
phủ trong việc tập hợp mọi nguồn lực trong nước cho công cuộc đô thị hóa
đất nước. Thứ hai là những chiến lược phát triển cụ thể được vạch định phù
hợp với khả năng của từng địa phương, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng
kinh tế, lấy mục tiêu tăng trưởng và xuất khẩu làm nhiệm vụ trọng tâm của
mọi kế hoạch kinh tế. Thứ ba là vai trò quan trọng của văn hóa truyền thống
đã tạo nên một đội ngũ lao động giỏi, tính kỷ luật cao, một nền công nghiệp
đồ sộ có cơ cấu quản lý chuyên biệt.
Tóm lại, kinh nghiệm ở một số nước cho thấy ĐTH không được bó hẹp
trong phạm vi đô thị mà phải bao gồm cả địa bàn nông thôn. Chúng ta còn
phải phát triển mạng lưới đô thị hợp lý, xây dựng các đô thị có quy mô vừa
phải, gắn kết với hệ thống đô thị vệ tinh. Ngay từ bây giờ, chúng ta phải gắn
ĐTH với quá trình CNH-HĐH đất nước. Do vậy, khi làm quy hoạch phát
triển 1 thành phố cụ thể cần có kế hoạch xây dựng đồng bộ về nhà ở, kết cấu
hạ tầng, hệ thống dịch vụ, hệ thống xử lý nước thải...
1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
- Các khu vực đang xảy ra quá trình đô thị hoá trên địa bàn huyện Phổ Yên?
- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện thay đổi theo
hướng nào? Có phù hợp không?
- Thu nhập của những hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp có sự thay đổi
như thế nào?
- Sau khi được đền bù, người dân sẽ sử dụng tiền đền bù đó ra sao?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
- Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội
như thế nào?
- Những mặt tích cực và tiêu cực, những cơ hội và nguy cơ mà đô thị hóa
mang lại cho người dân nói riêng và cho toàn huyện nói chung là gì?
1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử. Từ các hiện tượng, các biểu hiện đơn lẻ của các đối tượng cần
nghiên cứu được tập hợp lại, chuẩn hóa một số yếu tố, đơn giản hoá một số
tiêu thức và tiến hành phân tích đánh giá. Dựa vào các thống kê bằng các con
số định lượng cụ thể và các thống kê định tính qua một quá trình thời gian có
sự biến đổi không ngừng (tính lịch sử) để rút ra một xu hướng nhằm đánh giá
chính xác các tác động nhiều chiều, xem xét đến sự tác động của nhiều nhân
tố ảnh hưởng từ đó dự báo một xu hướng thực tế cho đối tượng nghiên cứu và
đề xuất các giải pháp giải quyết, các định hướng thực hiện.
1.2.2.2. Phương pháp thống kê
(1). Chọn mẫu nghiên cứu:
Chọn 90 hộ tại 2 xã và 1 thị trấn đại diện là Trung Thành, Đắc Sơn và
thị trấn Ba Hàng (mỗi nơi chọn 30 hộ đại diện để tiến hành điều tra).
Căn cứ chọn mẫu là: Huyện Phổ Yên là nơi có quá trình đô thị hóa diễn
ra mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, có môi trường đầu tư thuận lợi với
nhiều tiềm năng, thế mạnh. Vì thế trong vài năm trở lại đây hàng loạt các dự
án đầu tư về kết cấu hạ tầng, các khu công nghiệp lớn nhỏ không ngừng tăng
lên. Trong đó xã Trung Thành, xã Đắc Sơn và thị trấn Ba Hàng là 3 địa
phương đang tập trung những dự án đầu tư với quy mô lớn và số vốn nhiều tỷ
đồng. Đồng thời với việc thực hiện các dự án đó là quá trình giải phóng mặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
bằng (tức là "lấy đất" của người dân trong xã). Vì thế các hộ được lựa chọn
đều có chung đặc điểm là "mất đất" nông nghiệp để thực hiện các dự án. Tiến
hành điều tra thử sau đó so sánh với các số liệu thứ cấp, tính toán độ tin cậy
khi suy rộng kết quả bằng các phương pháp kiểm định phù hợp.
(2). Điều tra thực tế
Thiết kế form điều tra mẫu dựa trên các thông tin yêu cầu trong phần
kết quả nghiên cứu cần đánh giá và phân tích. Thực hiện điều tra trực tiếp,
giám sát chặt chẽ về kỹ thuật điều tra và chất lượng thông tin.
(3). Thu thập thông tin
Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu thập những
tài liệu, số liệu liên quan đã đươc công bố và những tài liệu, số liệu mới tại
địa bàn nghiên cứu.
a. Tài liệu thứ cấp
Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử
dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn
gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”.
Nguồn tài liệu này bao gồm:
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình
nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ
quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên
internet...
- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn,
kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các nông hộ nông nghiệp nằm
trong khu vực đô thị hoá… các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê Huyện
Phổ Yên, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ban,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
ngành có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết
phục vụ cho công tác nghiên cứu.
b.Tài liệu sơ cấp
Thực hiện điều tra chọn mẫu ở các hộ gia đình trên địa bàn 2 xã và thị trấn
của huyện Phổ Yên. Từ đó thu thập được các thông tin mang tính thực
trạng, nắm bắt được tiếng nói, nhu cầu cụ thể của từng hộ dân.
Các thông tin này còn được thu thập qua các cuộc Hội thảo, các chương
trình hội nghị có chuyên đề liên quan đến các dự án đầu tư trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
(4). Tổng hợp và phân tích thông tin
Các thông tin điều tra được nhập vào máy tính và rút số liệu lần 1 dựa vào
phần mềm Excell cung cấp số liệu cho Chương 2, Chương 3. Thực hiện
một số phân tích thống kê, kinh tế lượng và quy hoạch tuyến tính nhằm
đánh giá về mặt khoa học và đối chứng thực tế các quan hệ thể hiện trong
các vấn đề nghiên cứu đã đặt ra.
1.2.2.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá kết quả, xác định vị trí
của đối tượng hoặc số liệu nghiên cứu, từ đó phát hiện các xu hướng biến
động của đối tượng cần nghiên cứu.
1.2.2.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phương pháp chuyên gia: Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập
ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ
các cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ
thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận
chính xác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Phương pháp chuyên khảo: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý
luận về ĐTH và những tác động của ĐTH.
1.2.2.5. Phương pháp quan sát trực tiếp
Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế vì qua phương pháp này tất
cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai
nghe.... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp
một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.
1.2.2.6. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng mô hình kinh tế lượng và phân tích
sự ảnh hưởng của ĐTH đến đời sống của các hộ nông dân trong khu vực
ĐTH. Đối với hộ nông dân thì thu nhập là một tiêu chí quan trọng, do đó
chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hoá tới thu nhập của các hộ nông
dân trong quá trình ĐTH. Và hàm hồi quy được đưa ra là hàm sản xuất
CobbDouglas và dạng tổng quát của nó như sau:
Yi=AX1i
a1X2i
a2….Xki
akeb1D1+b2D2+…..+bmDm+ Ui
Yi: Thu nhập hỗn hợp của hộ (Biến phụ thuộc)
Xji(j=1..k,i=1..n): Các biến độc lập trong nghiên cứu này, dựa vào những
nghiên cứu tiền nghiệm và ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển
nông thôn. Trong đó, các biến ảnh hưởng đến thu nhập của hộ bao gồm: Diện
tích đất nông nghiệp, số lao động, nhân khẩu ăn theo, vốn lưu động, trình độ
văn hoá của chủ hộ, giới tính chủ hộ, ảnh hưởng của các chương trình tập
huấn ngành nghề và khoa học kỹ thuật.
aj(j=1..k): Các hệ số của biến độc lập
bh(h=1..m): Biến giả định (quá trình đô thị hóa)
Các hệ số của biến phải được kiểm định với mức ý nghĩa đạt ở mức 5%
và thấp hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
1.2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá quá trình đô thị hóa
Mức độ đô thị hóa:
Mức độ đô thị hóa =
Số dân đô thị
x 100 (%)
Tổng dân số
Hoặc
Mức độ đô thị hóa =
Diện tích đô thị
x 100 (%)
Tổng diện tích
Tốc độ đô thị hóa:
Tốc độ đô thị hóa =
(S0 - S1)
x 100(%)
ΣS0
Hoặc
Tốc độ đô thị hóa =
(D0 - D1)
X 100(%)
ΣD0
Trong đó: S1: Dân số đô thị tại thời điểm nghiên cứu
S0: Dân số đô thị tại thời điểm gốc
ΣS0: Tổng dân số năm gốc
D1: Diện tích đô thị tại thời điểm nghiên cứu
D0: Diện tích đô thị tại thời điểm gốc
ΣD0: Tổng diện tích đất năm gốc
1.2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức sống của hộ nông dân
- Tiền mặt và dòng tiền
- Mức độ độc lập về nguồn lực
- Trình độ văn hoá
- Đời sống tinh thần và sức khoẻ của người dân
1.2.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất
- Giá trị sản xuất (GO: Gross Ouput): là toàn bộ của cải vật chất và dịch
vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đây là tổng
thu của hộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
GO =
n
i
iiQP
1
Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i
Qi là khối lượng sản phẩm thứ i
- Chi phí trung gian (IC: Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất
thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như các
khoản chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong
một vụ sản xuất.
IC =
n
i
iC
1
Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i
- Giá trị gia tăng (VA: Value Added): là phần giá trị tăng thêm của người
lao động khi sản xuất một đơn vị sản phẩm trong một vụ sản xuất.
VA = GO - IC
- Lợi nhuận: TPr = GO - TC; Trong đó TC là tổng chi phí (toàn bộ chi phí
vật chất và dịch vụ sử dụng cho sản xuất).
- Thu nhập hỗn hợp (MI: Mix Income): Là phần thu nhập thuần tuý của người
sản xuất bao gồm phần trả công lao động và phần lợi nhuận có thể nhận được trong
một chu kỳ sản xuất.
MI = VA - (A + T)
A: Khấu hao TSCĐ T: Thuế phải nộp
* Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh:
- Năng suất lao động = GO/LĐ
- Năng suất sử dụng chi phí trung gian tính theo VA = VA/IC
- Năng suất sử dụng chi phí trung gian tính theo GO = GO/IC
- Hiệu quả sử dụng đồng vốn, hiệu quả sử dụng đất
Và một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
TẠI HUYỆN PHỔ YÊN
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Phổ Yên là huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên có 18 đơn vị
hành chính gồm 15 xã và 3 thị trấn. Là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái
Nguyên với diện tích tự nhiên là 25667 km2, có vị trí địa lý hết sức thuận lợi
cho phát triển kinh tế. Trong đó:
- Phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 55
km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 20 km;
- Phía Bắc giáp với thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ.
- Phía Đông giáp huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang và huyện Phú Bình.
- Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc
Với vị trí trên, huyện Phổ Yên có nhiều tiềm năng và cơ hội để thu hút các dự
án đầu tư - là cơ sở giúp quá trình ĐTH diễn ra nhanh hơn.
2.1.1.2. Địa hình
Huyện Phổ Yên thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung
bình so với mặt biển là 13,8m. Điểm cao nhất là 153m và thấp nhất là 8m. Địa
hình được chia thành 2 vùng rõ rệt, phía Đông có 10 xã và 2 thị trấn là vùng
ven sông Cầu có đồi núi thấp xen kẽ với các cánh đồng khá rộng, đất đai
tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình 8,2m và hệ thống thuỷ văn khá
thuận lợi. Phía Tây và phía Tây Bắc có 5 xã và 1 thị trấn - đây là vùng núi của
huyện, địa hình chủ yếu là đồi núi đất đai nghèo dinh dưỡng. Chính điều này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
đã gây ra không ít ảnh hưởng đến SX cũng như với cuộc sống của người dân
địa phương.
2.1.1.3. Điều kiện về khí hậu và thuỷ văn
Huyện Phổ Yên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng và
mưa nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. Mùa lạnh ít mưa độ ẩm
thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm. Khí hậu mang tính chất đặc thù
của khí hậu trung du miền núi nên được chia thành 2 mùa đông hè rõ rệt.
Nhiệt độ trung bình khoảng 220C trong đó nhiệt độ cao nhất là 380C và nhiệt
độ thấp nhất là 7,50C. Trong năm có khoảng 1628 giờ nắng, lượng bức xạ đạt
115kcal/cm3. Lượng mưa phân bổ không đều, cụ thể mưa từ tháng 4 đến
tháng 10 chiếm 92% lượng mưa cả năm.
Nhìn chung khí hậu của huyện Phổ Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa rất phù hợp cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp.
Phổ Yên có 2 con sông chảy qua là sông Cầu và sông Công với trừ
lượng nước lớn. Sông Cầu bắt nguồn từ phí Bắc của tỉnh Bắc Kạn với chiều
dài 1615km còn sông Công bắt nguồn từ phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên
với chiều dài 325km rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa
phương đặc biệt là vấn đề tới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.Trong đó
sông Công lượng nước chảy là do sự điều tiết của Hồ Núi Cốc nên nó thường
được phát huy vào mùa đông - khắc phục được cơ bản tình trạng thiếu nước
vào mùa khô.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2001-2005, tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định
1994) trên toàn huyện tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 16,85%/năm, trong
đó Công nghiệp và XD tăng nhanh nhất đạt 30,834%/năm; Dịch vụ đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
17,46%/năm; Nông nghiệp đạt 3,61%/năm. Nếu tính trong giai đoạn 2004 -
2008 thì tăng trưởng kinh tế chung của toàn huyện đạt bình quân là 18,37%
và của ngành Công nghiệp và XD giảm chút ít nhưng của ngành dịch vụ và
ngành nông nghiệp lại tăng hơn so với giai đoạn 2001-2005. Nguyên nhân
của sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là do những năm gần đây
là quá trình ĐTH diễn ra khá mạnh mẽ (số lượng dự án đầu tư gia tăng cả về
số lượng lẫn giá trị). Tuy nhiên các dự án trên mới đang trong giai đoạn
được đền bù và bắt đầu được triển khai nhưng nó đã đánh dấu cho một
hướng phát triển mới của huyện nói chung và trong suy nghĩ của từng người
dân nói riêng. Mặc dù tốc độ tăng bình quân của ngành CN & XD có sự
giảm sút chút ít của so với giai đoạn 2001 - 2005 nhưng có thể nói sự sụt
giảm đó là cần thiết. Hiện nay quá trình ĐTH của huyện diễn ra khá nhanh,
điều này được chứng minh bằng hàng loạt các dự án được đầu tư vào địa bàn
huyện với giá trị lớn nhỏ khác nhau và các lĩnh vực khác nhau. Để chuẩn bị
cho các nhà máy lớn nhỏ đi vào hoạt động trong thời gian không xa thì hàng
loạt các ngành dịch vụ đã phát triển nhanh chóng (tốc độ tăng bình quân giai
đoạn 2004 - 2008 đạt 28,79%). Nói tóm lại, đạt được tốc độ tăng trưởng như
trên là rất ngoạn mục, đặc biệt là tốc độ tăng của ngành công nghiệp - XD và
ngành dịch vụ. Với tình hình thực tế hiện nay của huyện thì trong tương lai
giá trị sản xuất của huyện sẽ tăng lên đáng kể đặc biệt là giá trị ngành công
nghiệp và xây dựng (xem biểu 2.1 và hình 2.1)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phổ Yên
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất và tăng trƣởng GTSX các ngành kinh tế trên địa bàn Huyện
Theo giá cố định 1994, đơn vị: triệu đồng
Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tốc độ
PT BQ
01-05
(%)
Tốc độ
PT BQ
04-08
(%)
I. GTSX 565732 620888 697756 820441 1054757 1166280 1318521 1610675 116,85 118,37
1.CN và XD 194972 229053 280204 368539 571287 638676 736854 899805 130,834 125
2. DV 74848 85762 97835 118707 142473 171786 207424 326625 117,46 128,79
3. Nông nghiệp 295912 306073 319717 333195 340997 355818 374243 385245 103,61 103,7
II. Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 100 100
1.CN và XD 34,46 36,89 40,16 44,92 54,16 54,76 55,88 53,28
2. DV 13,23 13,81 14,02 14,47 13,51 14,73 15,73 19,34
3. Nông nghiệp 52,31 49,30 45,82 40,61 32,33 30,51 28,38 27,38
3
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Biểu 2.1: Tăng trƣởng giá trị sản xuất các ngành giai đoạn 2001 - 2008
ĐVT: triệu đồng
0
200000
40000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
1600000
1800000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Năm
Gi
á t
rị
I. GTSX
1.CN và XD
2. DV
3. Nông nghiệp
2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành: Do xác định rõ
phương hướng phát triển hiện nay là phát huy mọi tiềm năng để tăng giá trị
các ngành công nghiệp và dịch vụ. Vì thế cơ cấu ngành đã có sự chuyển dịch
mạnh theo hướng ngày càng hợp lý, tỷ trọng công nghiệp và thương mại
dịch vụ tăng nhanh, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần (trong khi quy mô giá trị
sản xuất nông nghiệp nói chung và bình quân lương thực có hạt vẫn tăng, từ
377,6 kg/người năm 2003 lên 391 kg/người năm 2007). Năm 2001, tính trên
toàn địa bàn, tỷ trọng các ngành Công nghiệp & XD - Dịch vụ - Nông
nghiệp đạt theo thứ tự : 34,46% - 13,23% - 52,31%; Đến năm 2005 tỷ trọng
các ngành tương ứng đạt là : 54,16% - 13,51% - 32,33%. Và đến năm 2008,
tỷ trọng tương ứng đã là: 53,28% - 19,34% - 27,38%. Như vậy, tỷ trọng các
ngành công nghiệp & XD năm 2008 so với năm 2001 tăng 18,82% trong khi
tỷ trọng ngành nông nghiệp năm 2008 so với năm 2001 lại giảm 24,93%. Để
thấy rõ điều này ta nghiên cứu qua biểu 2.2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Biểu 2.2: Cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện 2001 và 2008
ĐVT: %
34.46
13.23
52.31
1.CN và XD
2. DV
3.Nông nghiệp
53.28
19.34
27.38
1.CN và XD
2. DV
3.Nông nghiệp
Như vậy có thể nói vị trí của 2 ngành CN - XD và ngành nông nghiệp
là có sự hoán vị nhau. Năm 2001 trong tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm chủ
yếu và ngành CN & XD đứng thứ hai thì ngược lại năm 2008 tỷ trọng lớn
nhất là CN & XD và thứ hai lại là ngành nông nghiệp. Sự thay đổi theo chiều
hướng tốt phù hợp với quan điểm và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của Huyện.
2.1.2.3. Thực trạng các ngành kinh tế huyện Phổ Yên
Thực trạng phát triển công nghiệp, TTCN và xây dựng cơ bản
Theo quan điểm của phát triển đô thị thì phái tập trung chủ yếu vào sản
xuất CN & TTCN. Vì quá trình ĐTH tức là chuyển đất nông nghiệp thành đất
để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị. Và do đó giá trị của CN &
TTCN phải không ngừng tăng lên. Như vậy sự phát triển của huyện phù hợp
với quy luật phát triển vốn có của nó, cụ thể: sản xuất CN, TTCN và xây dựng
cơ bản trên địa bàn Huyện đã tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2001-2005
với mức tăng bình quân 30,84%/năm. Tính trong giai đoạn 2004-2008 thì
mức tăng trưởng CN, TTCN và xây dựng cơ bản bình quân trên địa bàn là
25%/năm.
Năm 2001 Năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Bảng 2.2: Tăng trƣởng Công nghiệp, TTCN và Xây dựng huyện Phổ Yên
Đơn vị: Triệu đồng (giá cố định)
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phổ Yên
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tốc độ
PTBQ
01-05
(%)
Tốc độ
PTBQ
04-08
(%)
1. GTSX CN-XD 194972 229053 280204 368539 571287 638676 736854 899805 130,84 125
* Công nghiệp, TTCN 116724 141021 179787 223874 367687 410341 499602 618602 133,22 128,93
* Xây dựng 78248 88032 100417 144665 203600 228245 237252 281203 127,01 118,08
2. Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
* Công nghiệp, TTCN 59,87 61,57 64,16 60,75 64,36 64,25 67,80 68,75
* Xây dựng 40,13 38,43 35,84 39,25 35.64 35,75 32,20 31,25
3
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Biểu 2.3. Cơ cấu và biến động giá trị ngành công nghiệp & XD
0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
700000
800000
900000
1000000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Năm
G
iá
tr
ị (
tr
.đ
)
GTSX CN-XD
* Công nghiệp,
TTCN
* Xây dựng
Thời gian qua cùng với hàng loạt các chính sách mở cửa của huyện về
ưu đãi đầu tư khiến nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị tăng
lên nhanh chóng. Tuy nhiên ngành Xây dựng trong giai đoạn 2004-2008
cũng chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân năm trên địa bàn là 18,08%.
Điều này phần nào phản ánh năng lực của các nhà thầu địa phương vẫn còn
hạn chế.
Xét theo thành phần kinh tế thì khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
(kinh tế ngoài nhà nước) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng
trưởng vượt bậc trong giai đoạn 2004-2008, với mức tăng bình quân tương
ứng là 19,96%/năm và 253,92%/năm giai đoạn 2001-2005. Điều này phản
ánh chính sách đúng đắn và các nỗ lực của Huyện trong thu hút đầu tư tư
nhân và đầu tư nước ngoài vào địa bàn đã có kết quả thực sự.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Bảng 2.3: Tăng trƣởng giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng (giá 1994)
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phổ Yên
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tốc độ
PTBQ
01-05
(%)
Tỗc độ
PTBQ
04-08
(%)
GTSX
CN - TTCN
116724 131021 156177 250702 343225 410431 499602 618602 130,95 125,33
1. KTNN 94590 107310 133252 153871 199869 249176 320120 370410 120,57 124,56
2. KT ng.NN 22134 23711 22925 96206 130235 137163 151036 199215 155,75 119,96
a. Khối DN 672 1547 2605 74211 105433 110731 121706 153690 353,92 119,96
b. Hộ TTCN 21462 22164 20320 21995 24462 26432 29330 45255 103,325 119,77
3. KV ĐTNN 0 0 0 625 13121 24092 28446 48877 - 297,38
3
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Trong cơ cấu thành phần kinh tế ngành CN, TTCN thì kinh tế nhà nước
giảm dần tỷ trọng, từ chiếm 81,04% năm 2001 xuống còn 58,23% năm 2005
và 59,88% năm 2008. Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển
chung của tỉnh cũng như của cả nước đó là dần loại bỏ hình thức doanh
nghiệp Nhà nước để thay bằng hình thức doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó
thì kinh tế ngoài nhà nước tăng từ chiếm 18,96% năm 2001 lên 37,95% năm
2005 và 32,20% năm 2008. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới xuất hiện
từ năm 2004 nhưng đến 2008 đã chiếm 7,9% tổng giá trị sản xuất CN, TTCN
địa bàn. Như vậy, khi xét theo thành phần kinh tế thì đã có sự thay đổi, và sự
thay đổi lớn nhất phải nói đến đó là sự xuất hiện của thành phần kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù xét về giá trị của nó trong tổng giá trị sản xuất
CN & TTCN thì chưa lớn lắm. Nhưng có thể nói đây là dấu hiệu cho thấy sự
thay đổi trong hướng đi hay cụ thể hơn là sự thay đổi trong quá trình phát
triển kinh tế của huyện Phổ Yên. Điều này chưa từng xảy ra trong những năm
trước đây.
Nguyên nhân cơ bản của các thành tựu tăng trưởng CN, TTCN và xây
dựng nêu trên là do chính sách cởi mở của Trung ương và địa phương, môi
trường đầu tư được cải thiện nên khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát
triển: Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thành cổ phần hoá và sản xuất
hiệu quả; thu hút được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn để phát triển công
nghiệp (một số dự án đầu tư trong những năm 2002, 2003 đã đi vào hoạt
động có hiệu quả); số hộ sản xuất TTCN tăng khá nhanh qua các năm; đặc
biệt từ năm 2004 xuất hiện nhân tố mới là ĐTNN vào sản xuất công nghiệp
(đạt giá trị sản xuất tính theo giá cố định là 625 triệu đồng năm 2004 và tăng
lên đạt 28.446 triệu năm 2007 và đạt 48877 triệu đồng năm 2008, tức là tăng
bình quân 197,38%/năm trong giai đoạn 2005-2008).
Thực trạng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Trong những năm qua sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của
Huyện đã có những bước phát triển tương đối ổn định, không chỉ giúp đảm
bảo an toàn lương thực mà còn tạo ra hàng hoá cho thị trường trong nước và
xuất khẩu. Nhiều mô hình sản xuất mới trong trồng trọt, chăn nuôi cho năng
suất, hiệu quả cao đã được đưa vào áp dụng. Nông nghiệp ngày càng phát
triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh với quy
mô lớn.
Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Huyện Phổ
Yên giai đoạn 2004-2008 đạt mức trung bình khá. Nhìn chung, tăng trưởng
các năm không có nhiều biến đổi lớn.
Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của tiểu ngành nông nghiệp,
trước hết phải kể đến phải kể đến tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định của
ngành trồng trọt, sau đó là của ngành dịch vụ nông nghiệp. Tính chung giai
đoạn 2004-2008 ngành trồng trọt tăng trưởng 5,67%, dịch vụ nông nghiệp
tăng 66,59%. Nhờ vậy, tăng trưởng nông nghiệp vẫn đạt 8,48%/năm trong khi
ngành chăn nuôi tăng lên đáng kể đạt 9,97%. (Tốc độ tăng trưởng ngành chăn
nuôi bất ổn định, năm 2004 giảm 9,64%, năm 2005 giảm 5,43%, nhưng đã
phục hồi trở lại vào năm 2007 và 2008 với mức tăng năm 2007 là 8,43%, năm
2007 là 41,4%). Tăng trưởng nông nghiệp quyết định tăng trưởng chung của
ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của Huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Nguồn: Phòng Thống kê Huyện Phổ Yên, 2009
Bảng 2.4: Qui mô và tăng trƣởng GTSX ngành Nông nghiệp của Huyện Phổ Yên
giai đoạn 2001 - 2008
Đơn vị: triệu đồng (giá 1994)
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
BQ
01-05
(%)
BQ
04-08
(%)
Tổng GTSX 295912 306073 319717 333195 340997 355815 374243 462408 103,61 108,54
a. Nông nghiệp 284315 293907 307359 319557 325283 339214 365755 442484 103,42 108,48
- Trồng trọt 181980 186102 196310 218194 228013 230201 238207 272090 105,80 105,67
- Chăn nuôi 100306 105483 108252 97812 92505 93301 101166 143047 98,00 109,97
- Dịch vụ NN 2029 2322 2797 3551 4765 15712 17382 27347 123,79 166,59
b. Lâm nghiệp 6160 6344 6514 7557 8637 9138 9604 11200 108,82 110,34
c. Thuỷ sản 5437 5822 5944 6081 7077 7466 7884 8724 106,81 109,44
4
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Bảng 2.5: GTSX nông, lâm, thuỷ sản Huyện Phổ Yên giai đoạn 2000 - 2008
Giá hiện hành (tr.đ)
Nguồn: Phòng Thống kê Huyện Phổ Yên, 2009
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tốc độ
PTBQ
(%)
Tổng GTSX 390310 413135 476338 542821 556628 582435 779883 931572 113,23
a. Nông nghiệp 375296 396774 457964 520878 530126 552018 741472 885619 113,05
- Trồng trọt 242966 252150 300424 320178 341679 368262 475237 569790 112,95
- Chăn nuôi 129627 141450 162943 170124 178453 185965 233770 275677 111,38
- Dịch vụ NN 2627 3055 5449 7136 8816 14532 32465 40152 147,62
b. Lâm nghiệp 7946 8501 9576 12091 14683 17298 21113 24225 117,26
c. Thuỷ sản 7068 7860 8798 9852 11819 13119 17298 21728 117,40
GTSX/ha/năm 19,1 20,0 23,6 25,00 27,00 28,00 29,00 31,00 107,16
4
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Tổng GTSX nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (giá hiện hành) năm 2008
đạt 931,572 tỷ đồng chiếm 26,25% tổng GTSX trên địa bàn Huyện Phổ Yên,
đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Giá trị
sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên một ha đất nông nghiệp đã tăng từ 17,2 triệu
đồng năm 2000 lên 27 triệu đồng năm 2005 và đạt 31 triệu đồng năm 2008.
(Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2007 là 12.271 ha, chiếm 47,8% tổng
diện tích đất tự nhiên toàn Huyện).
Thực trạng phát triển ngành dịch vụ
Giá trị SX của ngành dịch vụ đã có sự thay đổi nhanh chóng, tốc độ tăng
bình quân giai đoạn 2004 - 2008 đạt 28,79% (năm 2001 đạt 74848 triệu đồng
và 2008 đạt 326625 triệu đồng). Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình
thực tế cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện. Như trên đã
phân tích, khi giá trị SX ngành công nghiêp & TTCN tăng lên sẽ tạo điều kiện
cho ngành dịch vụ phát triển theo.
2.1.2.4. Tình hình sử dụng đất
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được cho nên nó
có một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện nói chung và trong
sản xuất nông nghiệp nói riêng. ĐTH ở bất kỳ quốc gia nào cũng dẫn tới việc
giảm đất nông nghiệp và tăng diện tích đất đô thị. Là nguồn tài nguyên có giới
hạn nên vấn đề quy hoạch và sử dụng cần có một kế hoạch phù hợp và chặt
chẽ. Tuy vậy, trong một vài năm trở lại đây do tốc độ đô thị hóa tại huyện khá
nhanh dẫn đến sự biến động lớn về đất đai đặc biệt là sự thay đổi giữa đất
nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Để thấy rõ sự thay đổi này, ta cùng
nghiên cứu qua bảng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Biểu 2.6: Biến động đất đai của huyện Phổ Yên qua các năm
(ĐVT: ha)
STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008
So sánh Tốc độ
PT BQ
(%)
07/06
(%) ±∆
08/07
(%) ±∆
Tæng diÖn tÝch tù nhiªn 25667.63 25667.63 25667.63 100 0 100 0 100
1 §Êt nông nghiÖp 20326.96 19955.35 19910.44 98.172 -371.6 99.775 -44.91 98.97
1.1 §Êt sản xuÊt nông nghiÖp 12634.34 12308.74 12267.47 97.423 -325.6 99.665 -41.27 98.54
1.1.1 §Êt trång c©y hµng n¨m 8216.16 8159.72 8120.08 99.313 -56.44 99.514 -39.64 99.41
1.1.1.1 §Êt trång lóa 6329.01 6284.15 6246.3 99.291 -44.86 99.398 -37.85 99.34
1.1.1.2 §Êt cá dïng vµo ch¨n nuôi 35.2 35.2 35.2 100 0 100 0 100
1.1.1.3 §Êt trång c©y hµng n¨m kh¸c 1844.25 1840.37 1838.58 99.79 -3.88 99.903 -1.79 99.85
1.1.2 §Êt trång c©y l©u n¨m 4418.18 4149.02 4147.39 93.908 -269.2 99.961 -1.63 96.89
1.2 §Êt l©m nghiÖp 7367 7325.73 7322.42 99.44 -41.27 99.955 -3.31 99.70
1.2.1 §Êt rõng san xuÊt 5221.87 5180.6 5177.29 99.21 -41.27 99.936 -3.31 99.57
1.2.2 §Êt rõng phßng hé 2145.13 2145.13 2145.13 100 0 100 0 100
1.3 §Êt nuôi trång thuû sản 325.62 320.88 320.55 98.544 -4.74 99.897 -0.33 99.22
2 §Êt phi nông nghiÖp 5032.2 5408.17 5453.2 107.47 375.97 100.83 45.03 104.10
2.1 §Êt ë 787.63 949.77 960.65 120.59 162.14 101.15 10.88 110.44
2.1.1 §Êt ë t¹i nông thôn 726.11 887.18 892.24 122.18 161.07 100.57 5.06 110.85
4
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
4
6
Nguồn: Phòng thống kê huyện Phổ Yên
2.1.2 §Êt ë t¹i ®ô thÞ 61.52 62.59 68.41 101.74 1.07 109.3 5.82 105.45
2.2 §Êt chuyªn dïng 2635.7 2848.21 2882.43 108.06 212.51 101.2 34.22 104.58
2.2.1 §Êt trô së CQ, công tr×nh SN 23.18 22.93 22.93 98.921 -0.25 100 0 99.46
2.2.2 §Êt quèc phßng 285.7 497.21 489.51 174.03 211.51 98.451 -7.7 130.90
2.2.3 §Êt an ninh 7.7 7.7 7.7 100 0 100 0 100
2.2.4 §Êt sn xuÊt, KD phi n.nghiÖp 166.26 176.94 201.41 106.42 10.68 113.83 24.47 110.06
2.2.5 §Êt cã môc ®Ých công céng 2152.86 2151.13 2160.88 99.92 -1.73 100.45 9.75 100.19
2.3 §Êt tôn gi¸o, tÝn ngưỡng 2.04 2.04 2.04 100 0 100 0 100
2.4 §Êt nghÜa trang, nghÜa ®Þa 143.62 142.86 142.86 99.471 -0.76 100 0 99.74
2.5
§Êt sông suèi vµ mÆt nưíc
CD
1443.64 1445.72 1445.65 100.14 2.08 99.995 -0.07 100.07
2.6 §Êt phi nông nghiÖp kh¸c 19.57 19.57 19.57 100 0 100 0 100
3 §Êt chƣa sö dông 308.47 304.11 303.99 98.587 -4.36 99.961 -0.12 99.27
3.1 §Êt bằng chưa sö dông 83.21 80.23 80.11 96.419 -2.98 99.85 -0.12 98.12
3.2 §Êt ®åi nói chưa sö dông 225.26 223.88 223.88 99.387 -1.38 100 0 99.69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Bảng biểu trên cho thấy tình hình đất đai của huyện đã có sự biến động
đối với cả 3 loại đất là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử
dụng. Trong đó diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm nhanh, năm
2007 so với năm 2006 chỉ đạt 98,172% tức là giảm 371,6ha và năm 2008 so
với năm 2007 giảm 44,91 ha. Và sự sụt giảm đáng kể nhất là diện tích trồng
cây lâu năm (năm 2007 so với 2006 giảm 269,2 ha), tiếp đến là diện tích trồng
cây hàng năm (năm 2007 so với 2006 giảm 56,44 ha và 2008 so với 2007
giảm 39,64 ha). Nhưng bên cạnh sự giảm sút này thì diện tích đất phi nông
nghiệp lại có sự gia tăng đang kể. Năm 2007 so với 2006 tăng 7,47% tức là
tăng 375,97ha và năm 2008 so với 2007 tăng 45,03 ha. Tập trung lớn nhất
trọng sự thay đổi đó là diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
Nguyên nhân của sự thay đổi này là do thời gian gần đây, phát huy được
những lợi thế của mình huyện Phổ Yên là điểm đến của khá nhiều các nhà
đầu tư cả trong nước ngoài. Vì thế mà số lượng dự án đầu tư vào huyện tăng
lên nhanh chóng cả về quy mô dự án và giá trị dự án đầu tư bao gồm cả dự án
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lẫn dự án kinh doanh. Một khi các dự án được
xây dựng thì đồng nghĩa với nó là diện tích đất khác sẽ phải giảm đi và diện
tích đất giảm đi ở đây chính là đất sản xuất nông nghiệp. Với đặc điểm là
huyện trung du của tỉnh lại nằm trên quốc lộ Thái Nguyên đi Hà Nội nên
trong thời gian tới nơi đây còn là điểm dừng chân cho nhiều nhà đầu tư hơn
nữa. Điều này có nghĩa diện tích đất đô thị (đất phi nông nghiệp) sẽ không
ngừng tăng lên - hay quá trình ĐTH diễn ra mạnh mẽ.
2.1.2.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng
- Đường bộ: Tổng chiều dài 381,8 km, gồm:
+ Đường quốc lộ 3 do Trung ương quản lý, từ Km 33 đến Km 38 qua
trung tâm Huyện, chiều dài 18 Km, tiêu chuẩn cấp 4, nền đường rộng 9 m,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
mặt rộng 7,5 m rải bê tông nhựa, hệ thống cống và thiết bị an toàn giao
thông tốt. Theo kế hoạch đén 2010, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên
xây dựng xong, chiều dài đi qua Huyện khoảng 20 Km (Km 30 - Km 50 phía
đông Huyện).
+ Đường Tỉnh lộ ĐT 261 do Tỉnh quản lý, nối với 2 huyện Đại Từ và
Phú Bình, dài 19 Km, tiêu chuẩn chỉ cấp 6, nền đường rộng 5-6,5m, mặt
đường cấp phối sông suối rộng 3,5m, chỉ có 5 Km láng nhựa đã xuống cấp;
có 2 cầu bê tông cốt thép tải trọng H13-X60, còn lại cầu tạm; hệ thống thoát
nước thiếu và kém.
+ Hệ thống đường huyện và xã quản lý tổng cộng 344,8 km gồm: Hệ
thống đường huyện dài 88,5 km chia thành 11 tuyến nối trung tâm Huyện
với trung tâm các xã, thị trấn và là trục chính để địa phương phát triển hệ
thống đường xã, đường xương cá phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Hệ thồng
đường xã tổng cộng có 256,3 Km, trong đó gần 80 Km là đường bê tông xi
măng, còn lại chủ yếu là đường đất chưa được xây dựng cơ bản và được mở
bằng phong trào GTNT.
- Đường sắt: Tuyến Hà Nội- Quán Triều đi qua Huyện, do Trung ương
quản lý, chiều dài 16 Km và có 1 nhà ga mang lại thuận lợi cho phát triển kinh tế
xã hội của Huyện.
- Đường sông: Tại vị trí tiếp giáp với Hà Nội có cảng Đa Phúc, hiện
chỉ tiếp nhận được tàu 3000 tấn, thiết bị bốc xếp thô sơ chủ yếu thủ công.
Sông Cầu và sông Công đi qua Huyện nhưng không phát triển thành đường
thuỷ bởi vì lòng sông có độ dốc lớn, mực nước kiệt trong 2/3 thời gian /năm
nên chủ yếu phục vụ thuyền nhỏ khai thác củi trên sông. Chỉ có 25 Km
đường trên sông Công từ cảng Đa Phúc đến vị trí gặp sông Cầu do khu quản
lý đường sông khai thác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
- Về hệ thống điện
Huyện được cấp điện từ nguồn điện lưới quốc gia qua đường truyền
tải 110 KV Đông Anh- Thái Nguyên. Lưới điện với đường 110 KV và 35
KV vận hành tốt, các đường 0,4 KV đang được cải tạo. Hệ thống điện về cơ
bản đảm bảo tốt cho nhu cầu phát triển hiện nay của Huyện
Từ thực trạng trên cho thấy, hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện ngày
càng được cải thiện. Đây là yếu tố tốt giúp cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá
của người dân đực thực hiện dễ dàng hơn. Không chỉ vậy chính nó đã góp
phần đưa cuộc sống người dân địa phương không ngừng nâng lên.
2.1.2.6. Dân số, lao động và việc làm
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Huyện khoảng trên dưới 1% (tỷ lệ sinh
khoảng trên dưới 1,3%); trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao nhất là
1,06% (năm 2005) và thấp nhất là 0,88% (năm 2004). Năm 2008, dân số
trung bình toàn Huyện đạt 141.203 người và quy mô nguồn lao động là
95285 người.
Biểu 2.7: cho thấy dân số tuổi lao động của Phổ Yên hiện nay là
84.298 người chiếm 59,69% tổng dân số toàn Huyện, tốc độ tăng trưởng lao
động bình quân hàng năm giai đoạn 2004 - 2008 là 1,16%, nhanh hơn tốc độ
tăng dân số. Dân số tuổi lao động có khả năng lao động chiếm 95,69%. Cơ
cấu lao động theo ngành có xu hướng chuyển dịch theo hướng phù hợp với
xu hướng phát triển kinh tế, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp hiện nay
còn 73,75%, cao hơn mức chung của toàn tỉnh hiện nay đạt 65,67% năm
2005, tốc độ chuyển dịch còn chậm, tỷ trọng cơ cấu lao động công nghiệp
chiếm 7,8% thấp hơn mức chung của tỉnh khá nhiều, thấp nhất trong cơ cấu
lao động của 3 nhóm ngành của Huyện, năm 2008 cơ cấu lao động công
nghiệp của tỉnh chiếm 13,54% và có tốc độ chuyển dịch khá nhanh, ngành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
dịch vụ hiện có tỷ trọng 12,97%. Trong đó, năm 2008, cơ cấu lao động
ngành dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên là 18,87%. Tốc độ tăng trưởng lao động
ngành dịch vụ thấp nhất so với các ngành khác và so với mức của toàn tỉnh.
Điều này giải thích trong cơ cấu thu nhập của Huyện, tỷ trọng ngành dịch vụ
trên địa bàn Huyện Phổ Yên hiện nay mới chiếm khoảng gần 20% trong cơ
cấu kinh tế Huyện.
Bảng 2.7: Thực trạng dân số - lao động - cơ cấu lao động
của huyện Phổ Yên
Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008
Dân số trung bình Ngƣời 134825 135634 137479 139702 141203
- Dân số thành thị Người 12933 13035 13252 13505 13625
- Dân số nông thôn Người 121892 122599 124081 126197 127578
A - Nguồn lao động LĐ 90782 91466 92664 94136 95285
Tỷ lệ % trong tổng nhân
khẩu
% 67,33 67,44 67,6 67,38 67,48
1. Số người trong độ tuổi LĐ Người 80485 80973 82075 83402 84298
- Có khả năng lao động Người
76782 77329 78464 79816 80673
- Mất khả năng lao động Người
3703 3644 3611 3586 3625
2. Số người ngoài độ tuổi có
tham gia LĐ
Người 14000 14137 14200 14320 14612
- Lao động trên độ tuổi Người
5564 5657 5682 5728 5990
- Lao động dưới độ tuổi Người
8436 8580 8618 8592 8622
B - Phân bố nguồn lao
động
Người
90782 91466 92664 94136 95285
1. LĐ đang làm việc trong các
ngành kinh tế
Người 85605 85810 87010 88236 89736
Tỷ tệ % trong tổng nguồn LĐ
% 94,30 93,82 93,9 93,73 94,18
- Nông lâm nghiệp, thuỷ sản
Người 70059 69418 68320 67431 66179
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Cơ cấu
%
81,84 80,9 78,52 76,32 73,75
- Công nghiệp xây dựng
Người
4891 5106 5590 6042 6996
Cơ cấu % 5,71 5,95 6,42 6,85 7,8
- Dịch vụ
Người
10655 11257 13100 14853 10561
Cơ cấu
%
12,45 13,15 15,06 16,83 18,45
2. Số người trong độ tuổi lao
động có khả năng lao động
đang đi học
Người 3750 3918 4218 4569 4621
Tỷ lệ % trong tổng nguồn LĐ
% 4,1 4,0 5,0 5,0 5,0
Tr. Đó : - Học phổ thông Người 3154 3172 3328 4128 4200
3. Số người trong độ tuổi có
khả năng LĐ làm nội trợ
Người 544 549 556 562 572
4. Số người trong độ tuổi có
khả năng LĐ không làm việc
Người 291 282 290 280 284
5. Số người trong độ tuổi có
khả năng LĐ không có việc làm
Người 592 545 590 489 486
- Tỷ lệ thất nghiệp so với số
người lao động có khả năng LĐ
Lần 0,65 0,60 0,64 0,53 0,52
Nguồn: Phòng thống kê huyện Phổ Yên, 2009
Nếu xét cơ cấu lao động theo chất lượng thì có thể thấy, tỷ lệ lao động
qua đào tạo của Phổ Yên đang có xu hướng tăng lên rõ rệt, năm 2004 tỷ lệ
người trong độ tuổi lao động đang đi học chiếm 4,1% đến năm 2008 là 5%.
Xem xét thực trạng sử dụng lao động, số lao động trong độ tuổi không
có việc làm năm 2008 ở Phổ Yên là: 486 lao động, chiếm tỷ lệ 0,52%.
Những năm gần đây tỷ lệ thất nghiệp, số lao động trong độ tuổi không có
việc làm ngày càng giảm, thực trạng sử dụng lao động ở cả khu vực thành
thị và nông thôn có phần tốt hơn. Đóng góp vào việc giải quyết việc làm
trong 5 năm qua chủ yếu là sự phát triển kinh tế tại địa phương thông qua
các chương trình phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp. Số lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
giải quyết việc làm từ kinh tế Huyện tăng lên qua các năm, trong nông
nghiệp, đó là sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện kinh tế
trang trại, trong công nghiệp, sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân, nhất là
trong ngành chế biến, cơ khí, khai thác.
2.1.2.7. Thực trạng mức sống dân cư
Chất lượng cuộc sống của người dân trong một vùng được đánh giá
thông qua các chỉ tiêu phản ánh mức sống của dân cư. Để nghiên cứu mức
sống dân cư huyện Phổ Yên ta cùng xem bảng sau:
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu đánh giá mức sống dân cƣ tại
huyện Phổ Yên giai đoạn 2004 - 2008
Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008
GTSX/người (CĐ) Tr.đ 3,02 3,82 4,30 4,51 4,80
GTSX/người (HH) Tr.đ 5,38 7,20 8,14 8,81 12,15
Lương thực/ người Kg 377,6 378,5 386,3 398,0 391
Tỷ lệ đói nghèo % 25,4 24,2 23,89 21,14 18,47
Nguồn: Tính toán từ phòng thống kê Huyện Phổ Yên, 2009
Qua biểu 2.8 ta thấy, mức sống (thể hiện thông qua các chỉ tiêu) của
Phổ Yên có xu hướng tăng lên. Mức lương thực bình quân đầu người hiện
năm 2008 của Phổ Yên đạt 391 kg/ người, cao hơn mức trung bình của toàn
tỉnh Thái Nguyên và bằng khoảng 83% mức trung bình của cả nước. Điều
này cho thấy vấn đề an ninh lương thực đã được bảo đảm ở Phổ Yên một
cách vững chắc. Giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng đều qua các năm
từ năm 2004 - 2008 và cũng khá ổn đinh, hiện cao hơn mức trung bình của
Tỉnh. Tuy vậy nếu so với mức chung của cả nước thì mức này hiện còn thấp,
và Phổ Yên vẫn là địa phương còn phấn đấu nhiều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Công tác xoá đói giảm nghèo cũng được Huyện uỷ và Uỷ ban Huyện
dành sự quan tâm, nên luôn đạt được kết quả tốt. Huyện luôn đạt được chỉ
tiêu kế hoạch giảm nghèo và đến năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo của Huyện theo
chuẩn nghèo mới còn 18,47%. Huyện đã có nhiều chương trình giúp đỡ
nghèo nghèo, cho vay vốn, hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế, giáo
dục, giải quyết việc làm. Việc thoát nghèo ở Huyện chủ yếu được thực hiện
thông qua chương trình dự án vay vốn của Ngân hàng người nghèo đầu tư
cho phát triển sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, vì vậy số hộ nghèo đã
liên tục giảm giảm từ 27,3% năm 2003 xuống 23,89% năm 2006 và chỉ còn
18,47% năm 2008.
2.1.2.8. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện
Phổ Yên
Trên cơ sở đánh giá toàn diện các nguồn lực và điều hiện phát triển
của Huyện hiện nay, có thể thấy những thuận lợi và khó khăn nổi bật sau đây:
Những thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội
- Vị trí địa lý thuận lợi do nằm kề và ở vị trí kết nối các trung tâm
phát triển là Hà Nội và thành phố Thái Nguyên. Để khai thác lợi thế này,
khâu đột phá là xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông tốt, nhất là đường bộ.
- Địa hình phần lớn là đồng bằng, hoặc đồng bằng xen lẫn đồi núi
thấp theo kiểu “bát úp”, tạo nên sự đa dạng về địa mạo và điều kiện tự
nhiên: có cả miền núi, trung du, đồng bằng; có hồ Suối Lạnh nằm trong quần
thể tiềm năng du lịch khác của Tỉnh như hồ Núi Cốc, khu di tích ATK…
Đây là điều kiện của sự phát triển nông lâm nghiệp chuyên canh và phát
triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
- Quỹ đất đai khá lớn và thuận lợi cho phát triển các ngành nông
nghiệp, nhất là những ngành cần sử dụng nhiều yếu tố đầu vào là đất đai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
- Nguồn lao động tương đối dồi dào, có trình độ văn hoá khá do đã
được phổ cập THCS, có khả năng học nghề thuận lợi do gần các cơ sở đào
tạo của Trung ương và của Tỉnh.
- Do có nhiều lợi thế phát triển nên được Tỉnh quan tâm trong chỉ đạo,
ưu tiên đầu tư.
Những khó khăn, thách thức
- Có 5 xã miền núi, đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó còn 1 xã
nghèo. Đến nay, đây chính là “vùng lõm” trong bức tranh kinh tế xã hội
của Huyện.
- Cơ cấu kinh tế đang chuyển biến theo hướng tích cực, song đến nay
nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao (năm 2007 chiếm 55,16% giá trị sản
xuất và 78,81% lao động); trong khi đó giá trị thu hoạch tính bình quân một
ha đất nông nghiệp lại chưa cao.
- Các ngành kinh tế mặc dù có tốc độ phát triển nhanh trong vài năm
gần đây, song quy mô còn nhỏ (do xuất phát điểm phát triển thấp), kể cả sản
phẩm chủ lực như chè, trái cây, nông và lâm sản chế biến, vật liệu xây
dựng…
- Hệ thống kết cấu hạ tầng hình thành tương đối đồng bộ, song trình
độ kỹ thuật của hệ thống này còn thấp nên không đáp ứng được nhu cầu phát
triển cao trong tương lai.
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thực trạng quá trình đô thị hoá
2.2.1.1. Mô tả về thời gian, không gian của quá trình ĐTH
Mô tả về thời gian:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Qua điều tra nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: ĐTH là quá trình phát
triển lâu dài. Ở giai đoạn đầu thường chậm và yếu nhưng sẽ nhanh và mạnh
trong giai đoạn sau. Do đó, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương mà
chúng tôi đã chọn năm 2005 làm mốc đánh dấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9LV_09_KTampQTKD_KTNN_NGO THI MY.pdf