Luận văn Ẩn dụ tiếng Việt nhìn từ lý thuyết nguyên mẫu (so sánh đối chiếu tiếng Anh và tiếng Pháp)

Tài liệu Luận văn Ẩn dụ tiếng Việt nhìn từ lý thuyết nguyên mẫu (so sánh đối chiếu tiếng Anh và tiếng Pháp): ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN TP HỒ CHÍ MINH [ \ VÕ KIM HÀ ẨN DỤ TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ LÝ THUYẾT NGUYÊN MẪU (SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG PHÁP) NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH-ĐỐI CHIẾU MÃ SỐ: 62-22-01-10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN TP HỒ CHÍ MINH [ \ VÕ KIM HÀ ẨN DỤ TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ LÝ THUYẾT NGUYÊN MẪU (SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG PHÁP) NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH-ĐỐI CHIẾU MÃ SỐ: 62-22-01-10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại: Trường ĐHKHXH&NV TPHCM Vào lúc 14 giờ 00 ngày 21 tháng 03 năm 2012 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN Phản biện 1: GS.TSKH. LÝ TOÀN THẮNG Phản biện 2: GS.TS. DIỆP QUANG BAN Phản biện 3: PG...

pdf191 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Ẩn dụ tiếng Việt nhìn từ lý thuyết nguyên mẫu (so sánh đối chiếu tiếng Anh và tiếng Pháp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI NHÂN VĂN TP HỒ CHÍ MINH [ \ VÕ KIM HÀ ẨN DỤ TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ LÝ THUYẾT NGUYÊN MẪU (SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG PHÁP) NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH-ĐỐI CHIẾU Mà SỐ: 62-22-01-10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI & NHÂN VĂN TP HỒ CHÍ MINH [ \ VÕ KIM HÀ ẨN DỤ TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ LÝ THUYẾT NGUYÊN MẪU (SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG PHÁP) NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH-ĐỐI CHIẾU Mà SỐ: 62-22-01-10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại: Trường ĐHKHXH&NV TPHCM Vào lúc 14 giờ 00 ngày 21 tháng 03 năm 2012 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN Phản biện 1: GS.TSKH. LÝ TOÀN THẮNG Phản biện 2: GS.TS. DIỆP QUANG BAN Phản biện 3: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HUỆ PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP 1. GS.TS. BÙI KHÁNH THẾ 2. GS.TSKH. LÝ TOÀN THẮNG Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM, Thư viện TT ĐHQG TPHCM, Thư viện ĐHKHXH&NV TPHCM. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án VÕ KIM HÀ BẢNG VIẾT TẮT 1. NNHNT Ngôn ngữ học Nhận thức 2. ICM Mô hình nhận thức lý tưởng hóa (idealized cognitive model) 3. SIM Tương đồng (similarity) 3. P Mệnh đề (proposition) 4. MIP Thủ tục nhận dạng ẩn dụ (metaphor identification procedure) 5. MPA Phân tích mô hình ẩn dụ (metaphorical pattern analyzing) 6. ND Báo Nhân dân 7. NLĐ Báo Người Lao Động 8. SGTT Báo Sài Gòn Tiếp Thị 9. TN Báo Thanh Niên 10. TT Báo Tuổi Trẻ 11. TTCN Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật 12. TTCT Báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần 13. VNQĐ Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội \ MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Bảng viết tắt Mục lục Danh mục các hình vẽ Danh mục các sơ đồ, bảng biểu MỞ ĐẦU 1 0.1 0.2 0.3 0.4 0.4.1 0.4.2 0.4.2.1 0.4.2.2 0.4.3 0.4.3.1 0.4.3.2 0.5 0.6 0.6.1 0.6.1 0.7 Lý do chọn đề tài Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Tập hợp cơ sở ngữ liệu Nhận dạng ẩn dụ Vấn đề nhận dạng ẩn dụ Phương pháp MIP Xác lập phép chiếu ẩn dụ Phương pháp 5 bước của Gerard Steen (2009) Minh họa phương pháp 5 bước bằng ví dụ tiếng Việt Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đóng góp của luận án Về lý luận Trong thực tiễn Bố cục luận án 1 1 2 3 4 6 6 7 10 10 12 12 14 14 15 15 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 17 1.1 1.1.1 1.1.2 1.1.3 1.1.3.1 1.1.3.2 1.1.3.3 1.1.3.4 1.1.3.5 1.2 1.2.1 1.2.2 1.2.3 1.2.4. 1.2.4.1 1.2.4.2 Lý thuyết nguyên mẫu Quan niệm cổ điển Một số quan điểm trước Rosch Quan điểm phạm trù hóa theo Rosch và đồng nghiệp Phương pháp thực nghiệm Một số công trình nghiên cứu của Rosch và đồng nghiệp Nguyên tắc phạm trù hóa Những vấn đề tồn tại và sai lầm Lý thuyết mô hình nhận thức của Lakoff Một số khái niệm cơ bản Thể toàn vẹn (gestalt) Mô hình nhận thức lý tưởng hóa (ICM) Hiệu quả nguyên mẫu và tính nguyên mẫu Sơ đồ hình ảnh Sơ đồ hình ảnh và tính nghiệm thân Một số sơ đồ hình ảnh cơ bản 17 17 18 19 19 20 22 23 25 26 26 27 28 29 29 29 TIỂU KẾT 33 CHƯƠNG 2 HIỆU QUẢ NGUYÊN MẪU TỪ CẤU TRÚC NỘI TẠI CỦA ẨN DỤ VÀ GIỮA CÁC ẨN DỤ 34 2.1 2.2 2.2.1 2.2.2 2.3 2.3.1 Ẩn dụ ý niệm và mô hình nhận thức ẩn dụ Hiệu quả nguyên mẫu từ cấu trúc nội tại của phép chiếu ẩn dụ Tính bất đối xứng Tính nguyên mẫu của ý niệm nguồn NHÀ Quan hệ giữa các ẩn dụ Phân loại ẩn dụ 34 35 35 36 40 40 2.3.1.1 2.3.1.2 2.3.1.3 2.3.1.4 2.3.1.5 2.4 2.5 2.5.1 2.5.2 2.5.3 2.5.4 2.6 2.6.1 2.6.2 2.6.3 Phân loại theo tính qui ước Phân loại theo tính chất cấu trúc Phân loại theo mức độ khái quát Phân loại theo qui mô nhận thức Phân loại theo tương quan kinh nghiệm Hệ thống ẩn dụ theo Lakoff Hệ thống ẩn dụ có chung miền nguồn Ẩn dụ DÒNG CHẢY và các diễn đạt ngôn từ Nghĩa trung tâm /nghĩa nguyên mẫu Phép chiếu trung tâm Ẩn dụ DÒNG CHẢY trong tiếng Anh và tiếng Pháp Hệ thống ẩn dụ có chung miền đích Ẩn dụ SUY NGHĨ và các diễn đạt ngôn từ Nghĩa trung tâm Phép chiếu trung tâm 40 42 42 43 46 48 49 49 55 56 57 65 65 68 69 TIỂU KẾT 69 CHƯƠNG 3 SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH VÀ ẨN DỤ 71 3.1 3.1.1 3.1.2 3.1.3 3.2 3.3 3.3.1 3.3.2 3.3.3 3.3.4 3.4 Quan hệ giữa sơ đồ hình ảnh và ẩn dụ Bản thân phép chiếu ẩn dụ thể hiện sơ đồ hình ảnh Sơ đồ hình ảnh là cơ sở cho ẩn dụ Phép chiếu ẩn dụ bảo toàn logic nội tại của sơ đồ hình ảnh Biến đổi sơ đồ hình ảnh Ẩn dụ và mô hình tỏa tia Đa nghĩa theo quan điểm truyền thống Đa nghĩa theo NNHTN Phân tích đa nghĩa theo Lakoff (1987) Mô hình Đa nghĩa Theo Nguyên tắc của Tyler & Evans Mô hình tỏa tia của từ QUA 71 71 72 75 75 77 77 78 80 81 82 3.4.1 3.4.2 3.5 3.5.1 3.5.2 3.5.3 3.6 3.7 Phương pháp Các tiểu phạm trù nghĩa của từ QUA Mô hình tỏa tia của từ NƯỚC Tiêu chuẩn phân biệt nghĩa Nhận dạng nghĩa trung tâm/nghĩa nguyên mẫu Các tiểu phạm trù nghĩa của NƯỚC Mô hình tỏa tia của COUNTRY Mô hình tỏa tia của PAYS 82 83 95 95 96 97 104 105 TIỂU KẾT 106 CHƯƠNG 4 QUAN HỆ GIỮA ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ 108 4.1 4.1.1 4.1.2 4.1.2.1 4.1.2.2 4.1.2.3 4.2 4.2.1 4.2.2 4.2.3 4.2.4 4.2.5 4.3 4.3.1 4.3.2 4.3.3 Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ theo quan điểm nhận thức Điểm giống nhau Điểm khác nhau Khác số lượng miền Khác chức năng Khác đối tượng Quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ Hoán dụ là yếu tố và động cơ của ẩn dụ Ẩn dụ dựa trên hoán dụ Dãy ẩn dụ-hoán dụ (metaphor-metonymy continuum) Tương tác ẩn-hoán theo Louis Goossens (1990) Mô hình tương tác ý niệm của Ruiz de Mendoza Cơ chế nhận thức trong tục ngữ Bản chất tục ngữ theo quan điểm nhận thức Cơ chế nhận thức trong “tức nước vỡ bờ” Cơ chế nhận thức trong “xa mặt cách lòng” 108 108 110 110 113 114 115 116 118 118 119 121 126 126 127 128 TIỂU KẾT 131 CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH CƠ CHẾ TRI NHẬN CỦA CÁC NGỮ BIỂU TRƯNG YẾU TỐ “TAY” (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG PHÁP) 132 5.1 5.2 5.2.1 5.2.1.1 5.2.1.2 5.2.1.3 5.2.2 5.2.2.1 5.2.2.2 5.2.2.3 Mục đích phân tích và đối chiếu Phân tích các ngữ biểu trưng có yếu tố TAY Trong tiếng Việt Ẩn dụ Hoán dụ Tương tác ý niệm Trong tiếng Pháp và tiếng Anh Ẩn dụ Hoán dụ Tương tác ý niệm 132 132 133 133 134 135 145 145 147 149 TIỂU KẾT 153 KẾT LUẬN 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4 159 166 168 170 172 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình Trang H.1.1 H.1.2 H.1.3 H.1.4 H.1.5 H.1.6 H.1.7 H.2.1 H.2.2 H.3.1 H.3.2 H.3.3 H.3.4 H.3.5 H.3.6 H.3.7 H.3.8 H.3.9 H.3.10 H.3.11 H.3.12 H.3.13 H.3.14 H.3.15 Phân loại thành viên theo cấp độ Sơ đồ VẬT CHỨA Sơ đồ CON ĐƯỜNG Sơ đồ BỘ PHẬN –TỔNG THỂ Sơ đồ MỐI DÂY Sơ đồ TRUNG TÂM-NGOẠI VI Sơ đồ CHU KỲ (đơn giản và hình sin) Ý niệm “ngôi nhà” của người Việt Ý niệm nguồn NHÀ tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp Phép chiếu ẩn dụ là các sơ đồ hình ảnh Hai giai đoạn của chu kỳ NẮM LẤY Biểu diễn quá trình CHO-NHẬN thông tin trên trục 3 chiều Mô hình tỏa tia (1-4) (1-4) (5-6) (7-8) (9-11) (12-13) (14-16) (17-18) (19) (20) (21-24) 21 30 30 31 31 32 32 39 40 71 74 74 79 84 84 84 85 85 85 85 86 87 87 87 H.3.16 H.3.17 H.3.18 H.3.19 H.3.20 H.3.21 H.3.22 H.3.23 H.3.24 H.3.25 H.3.26 H.3.27 H.3.28 H.3.29 H.3.30 H.4.1 H.4.2 H.4.3 H.4.4 H.4.5 H.4.6 H.4.7 H.4.8 H.4.9 H.4.10 H.4.11 H.4.12 H.4.13 H.4.14 (25-27) (28-33) (34-35) (36-37) (38-40) (41-44) (52-53) (58) (59-60) Mô hình tỏa tia của từ QUA Chuyển động của NƯỚC p Bước đi Sơ đồ chuyển nghĩa NƯỚC ĐỜI Mô hình tỏa tia của NƯỚC Mô hình tỏa tia của COUNTRY Mô hình tỏa tia của PAYS Phép chiếu ẩn dụ và hoán dụ là các sơ đồ hình ảnh Mô hình phép chiếu hoán dụ Mô hình phép chiếu ẩn dụ Tam giác nghĩa Dãy ẩn dụ-hoán dụ (theo Mendoza) Hai loại hoán dụ (theo Mendoza) Mở rộng hoán dụ ở nguồn của ẩn dụ Mở rộng hoán dụ ở đích của ẩn dụ Thu hẹp hoán dụ ở một tương hợp trong đích của ẩn dụ Thu hẹp hoán dụ ở một tương hợp trong nguồn của ẩn dụ Mở rộng hoán dụ ở một tương hợp trong nguồn của ẩn dụ Mở rộng hoán dụ ở một tương hợp trong đích của ẩn dụ Thu hẹp hoán dụ ở nguồn của ẩn dụ Thu hẹp hoán dụ ở đích của ẩn dụ 88 88 89 89 90 90 92 93 93 94 100 101 103 105 107 110 111 112 115 119 122 122 123 123 123 124 124 124 124 H.4.15 H.5.1 H.5.2 H.5.3 H.5.4 H.5.5 H.5.6 H.5.7 H.5.8 H.5.9 H.5.10 H.5.11 H.5.12 H.5.13 H.5.14 H.5.15 H.5.16 H.5.17 H.5.18 H.5.19 H.5.20 Ma trận miền của ý niệm LÒNG ICM “TAY” Hoán dụ đôi mở rộng miền (“tay đôi, tay ba..”) Hoán dụ đôi vừa mở rộng vừa thu hẹp miền (“đầu tay”) Hoán dụ đôi trong cấu trúc TAY –NGHỀ NGHIỆP Hoán dụ đôi trong cấu trúc TAY – CÔNG CỤ Hoán dụ đôi trong cấu trúc TAY – KỸ NĂNG Mô hình “hoán dụ trong ẩn dụ” của BẨN TAY (theo Goossens) Tương tác ẩn-hoán trong BẨN TAY (theo Mendoza) Tương tác ẩn-hoán trong NHÚNG TAY Tương tác ẩn-hoán trong RA TAY-XUỐNG TAY-TRỞ TAY Tương tác ẩn-hoán trong BÓ TAY Tương tác ẩn-hoán trong MÁT TAY Tương tác ẩn-hoán trong NON TAY Tương tác ẩn-hoán trong LÓT TAY Tương tác ẩn-hoán trong TAY TRONG Tương tác ẩn-hoán trong CHỈ TAY NĂM NGÓN Hoán dụ đôi thu hẹp và mở rộng miền Hoán dụ đôi thu hẹp và mở rộng miền (passer la main) Hoán dụ đôi thu hẹp miền (avoir la belle main) Hoán dụ đôi thu hẹp miền (have a hand) 131 134 136 136 138 138 138 139 139 140 141 142 142 143 144 144 145 150 150 151 151 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Số hiệu Tên sơ đồ, bảng biểu Trang B.1.1 B.1.2 B.1.3 S.4.1 B.4.1 Xếp hạng thành viên theo thang điểm Phân loại thành viên theo đặc điểm Phân loại thành viên theo thứ bậc Quá trình chuyển từ hoán dụ sang ẩn dụ Dãy ẩn dụ-hoán dụ “HIGH” (theo Radden) 20 20 22 117 118 1 MỞ ĐẦU Trong tương tác với môi trường chung quanh, để có thể sống còn và hoạt động, có lẽ năng lực cần thiết nhất của con người là “phạm trù hóa”. Phân chia phạm trù không chỉ đơn giản là sắp xếp sự vật theo nhóm, mà thực chất là cả một quá trình nhận thức, trong đó con người nhận biết, phân biệt và phân chia sự vật theo một cơ chế nào đó. Phạm trù hóa theo nguyên mẫu là một trong những nỗ lực giải thích quá trình này, với “nguyên mẫu” là một hay những thành viên trung tâm của loại. Ẩn dụ ý niệm, với tư cách là mô hình nhận thức, đã kết hợp những đặc điểm phạm trù hóa theo nguyên mẫu để hình thành cấu trúc nội tại và tổ chức một hệ thống ý niệm phức tạp – phức tạp do có nhiều mức độ thể hiện và suy luận trong quan hệ tương tác với các mô hình nhận thức khác. Đề tài luận án tập trung phân tích cấu trúc và tính hệ thống của ẩn dụ dựa trên các nguyên tắc phạm trù hóa của lý thuyết nguyên mẫu. 0.1.Lý do chọn đề tài Cho đến nay, các công trình nghiên cứu từ góc độ nguyên mẫu thường theo một trong hai hướng chính: một là nhận dạng thành viên điển hình và thành viên ít điển hình hơn trong một phạm trù ngôn ngữ, và hai là xác định hiệu quả nguyên mẫu khi xem nguyên mẫu như là (những) thành viên sớm nhất hay thành viên “gốc”. Đã có nhiều công trình nghiên cứu các phạm trù ngôn ngữ theo phương pháp thực nghiệm của Rosch, nhưng vấn đề phạm trù hóa theo nguyên mẫu và nguồn tạo hiệu quả nguyên mẫu vẫn thu hút sự chú ý của các ngành khoa học nhận thức. Đề tài nghiên cứu của luận án này kết hợp hai lý thuyết quan trọng của NNHNT nhằm chứng tỏ các nguồn tạo hiệu quả nguyên mẫu trong một cấu trúc ý niệm phức tạp nhưng rất “đời thường” là ẩn dụ, với hy vọng mở ra một lối đi mới mẻ ở Việt Nam, phù hợp với xu hướng nghiên cứu của NNHNT trên thế giới. 0.2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích góp thêm chứng cớ về hiệu quả nguyên mẫu của ý niệm ẩn dụ, các yêu cầu đặt ra cho nội dung nghiên cứu là: 2 -Chứng tỏ hiệu quả nguyên mẫu trong cấu trúc một chiều và bất đối xứng của phép chiếu ẩn dụ. -Tìm kiếm hiệu quả nguyên mẫu trong mối quan hệ giữa các ẩn dụ, cụ thể là các ẩn dụ cùng miền nguồn và các ẩn dụ cùng miền đích. -Tìm kiếm hiệu quả nguyên mẫu trong tương tác giữa ẩn dụ và sơ đồ hình ảnh. Nhận dạng vai trò của ẩn dụ và cấu trúc nguyên mẫu trong một hệ thống tỏa tia của từ đa nghĩa. -Tìm kiếm tính nguyên mẫu trong mối quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ. Giải thích khả năng tương tác giữa ẩn dụ và hoán dụ trong hệ thống ý niệm nhằm chứng tỏ ranh giới mờ như một dấu hiệu nhận biết hiệu quả nguyên mẫu. -Vận dụng lý thuyết mô hình tương tác để chứng tỏ sự khác biệt trong cơ chế nhận thức của các ngữ biểu trưng mang yếu tố là một bộ phận cơ thể. -So sánh đối chiếu khả năng hình thành nguyên mẫu và cơ chế nhận thức trong một đơn vị ngôn ngữ nào đó trong tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp để tìm kiếm những điểm giống và khác nhau. 0.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các diễn đạt ẩn dụ tiếng Việt, chú trọng những ẩn dụ có tính qui ước cao, tức là những ẩn dụ được sử dụng nhiều trong cuộc sống thường ngày của người Việt. Ở mỗi chương, ngoài phần lý thuyết, diễn giải, những dẫn chứng được đối chiếu với tiếng Anh và tiếng Pháp. Chương 5 tập trung so sánh đối chiếu cơ chế nhận thức của các ngữ có yếu tố TAY giữa tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp nhằm tìm kiếm điểm giống nhau và khác nhau trong cấu trúc ý niệm của các ngữ này. Công trình tập hợp những diễn đạt trích xuất từ hai nguồn: các văn bản báo chí trên nhiều tờ báo, các truyện ngắn trên các tạp chí văn học như Văn nghệ Quân đội, tạp chí Hội Nhà văn, tạp chí Văn nghệ,… Những ví dụ tiếng Anh và tiếng Pháp trích xuất từ một số báo, tạp chí trên mạng của Mỹ, Anh và Pháp, như New York Times, Global Post, Times, The Guardian, Presseurop, France 24, Le Monde, Les Echos, Le Figaro, France Soir, L’Equipe,…và các từ điển tiếng Anh và tiếng Pháp. 3 Việc trích xuất được thực hiện thủ công hoặc với sự trợ giúp của máy tính, qui mô ngữ liệu tương đối đáp ứng nội dung đề tài. Một số giả định làm cơ sở cho nội dung của đề tài: -Nghĩa đen của từ là nghĩa trực tiếp, không phụ thuộc ngữ cảnh sử dụng. -Nghĩa ẩn dụ là nghĩa gián tiếp, phụ thuộc ngữ cảnh sử dụng. -Đơn vị ngữ nghĩa cơ bản là một ý niệm tinh thần -Bản chất tổ chức ý niệm có tính nghiệm thân, tức là dựa trên kinh nghiệm của cơ thể. -Các ý niệm không xuất hiện như những đơn vị tách biệt trong suy nghĩ, mà chỉ có thể được hiểu trong một nền cấu trúc kiến thức, gọi là miền. -Hiệu quả nguyên mẫu không chỉ xuất hiện trong cấu trúc ý niệm phi ngôn ngữ mà cả trong cấu trúc ngôn ngữ. Các phạm trù trong ngôn ngữ là các loại nhận thức. 0.4.Phương pháp nghiên cứu Yêu cầu khó khăn đầu tiên cho các công trình nghiên cứu về ẩn dụ nhận thức là phải có được một phương pháp phù hợp và đáng tin cậy. Theo Lakoff [72, tr.202], “những vấn đề về ẩn dụ không phải là những vấn đề về định nghĩa: đấy là những vấn đề về thực nghiệm.” Phương pháp nghiên cứu ẩn dụ phải dựa trên cơ sở thực nghiệm, trước hết là vì tính qui ước hóa của ẩn dụ trong đời thường đòi hỏi nhà nghiên cứu phải nhận dạng ẩn dụ trong những ngữ cảnh khác nhau. Hơn nữa, về bản chất, ẩn dụ không phải là một từ hay một ngữ cụ thể, mà là một hiện tượng nhận thức phi ngôn ngữ, “là phép chiếu bản thể giữa các miền ý niệm, từ miền nguồn sang miền đích” [72, tr.208]. Để bảo đảm phần nào độ tin cậy trong trích xuất, nhận dạng và khái quát ẩn dụ ý niệm, luận án sử dụng một số phương pháp được đánh giá cao trong thời gian gần đây: phương pháp MPA của Anatol Stefanowitsch, phương pháp MIP của nhóm Pragglejaz và phương pháp 5 bước của Gerard Steen (có tham khảo công trình của Elena Semino). Các phương pháp được sử dụng cho ba giai đoạn: tập hợp cơ sở ngữ liệu, nhận dạng ẩn dụ và xác lập phép chiếu ẩn dụ. 4 0.4.1. Tập hợp cơ sở ngữ liệu: -Tìm kiếm và trích xuất thủ công: đọc các văn bản từ nhiều nguồn khác nhau, trích xuất ẩn dụ dựa vào tiêu chuẩn nhận dạng là “nghĩa ẩn dụ là nghĩa gián tiếp” theo phương pháp MIP. -Tìm kiếm từ vựng miền nguồn: phép chiếu ẩn dụ từ một miền nguồn sang một miền đích, nên diễn đạt ẩn dụ luôn chứa những yếu tố trong miền nguồn. Liệt kê một số yếu tố có khả năng xuất hiện trong những miền nguồn tiềm năng phù hợp với mục đích nghiên cứu, sau đó tìm kiếm các diễn đạt có những yếu tố này bằng phương pháp thủ công hay qua máy tính. -Tìm kiếm từ vựng liên quan miền đích hay liên quan cả miền đích và miền nguồn: Về hình thức ngôn ngữ, có thể phân biệt hai loại diễn đạt ẩn dụ: có hoặc không có yếu tố từ vựng liên quan miền đích. Dựa trên ý tưởng này, A. Stefanowitsch chọn những diễn đạt ẩn dụ gọi là mô hình ẩn dụ (metaphorical pattern) – “mô hình ẩn dụ là một diễn đạt nhiều từ từ một miền nguồn đã cho mà một hay nhiều yếu tố từ vựng liên quan miền đích được đưa vào miền nguồn đó” [116, tr. 66] - làm cơ sở cho phương pháp phân tích mô hình ẩn dụ (MPA). Từ phép chiếu TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH [67, tr.4], Stefanowitsch [116, tr. 65] minh họa bằng các mô hình ẩn dụ (2) a- d: (1) TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH Miền nguồn CHIẾN TRANH Miền đích TRANH LUẬN (2) a. Your claims are indefensible b. His criticisms were right on target c. I demolished his argument d. He shot down all of my argument Trong tiếng Việt, các ví dụ (4) a-d là mô hình ẩn dụ của phép chiếu SỰ NHÌN LÀ TIẾP XÚC (3) SỰ NHÌN LÀ TIẾP XÚC Miền nguồn TIẾP XÚC 5 Miền đích SỰ NHÌN (4) a. Thỉnh thoảng mắt hai mẹ con lại gặp nhau b. Hạnh không sao rời mắt khỏi những con chim sắt c. Cô đưa mắt về phía gã ấy d. Cái nhìn đã lay động tâm hồn ông Hạn chế của MPA: chỉ thu thập một số lượng nhỏ các mô hình ẩn dụ có yếu tố từ vựng cụ thể. Ưu điểm của MPA: Thứ nhất, MPA cho phép xác định tần số xuất hiện của các mô hình ẩn dụ có một từ hay nhiều từ cụ thể. Thứ hai, các mô hình ẩn dụ không chỉ gợi lên phép chiếu khái quát giữa hai miền, mà còn giúp nhà nghiên cứu nhận ra mối quan hệ giữa các yếu tố từ vựng liên quan miền đích và miền nguồn. Lấy ví dụ, mô hình ẩn dụ 4 (a): (4) a. Thỉnh thoảng mắt hai mẹ con lại gặp nhau Miền đích SỰ NHÌN mắt Miền nguồn TIẾP XÚC (người) gặp nhau Phép chiếu SỰ NHÌN LÀ TIẾP XÚC Quan hệ mắt ≈ người Từ mô hình ẩn dụ, có thể khái quát hóa ẩn dụ SỰ NHÌN LÀ TIẾP XÚC và nhận biết một yếu tố tương hợp khác giữa nguồn và đích: “mắt là người”. Ưu điểm thứ ba của MPA: từ một mô hình ẩn dụ, có thể phát hiện hơn hai miền, tức là hơn một phép chiếu ẩn dụ. (5) Câu nói đầy hàm ý Miền đích 1: CÂU Miền đích 2: Ý NGHĨA Miền nguồn: VẬT CHỨA / CHẤT LỎNG (Vật chứa đầy chất lỏng) Phép chiếu: CÂU LÀ VẬT CHỨA NGHĨA LÀ CHẤT LỎNG Quan hệ: câu ≈ vật chứa; ý nghĩa ≈ chất lỏng 6 Ưu điểm thứ tư của MPA: do các mô hình ẩn dụ có chứa yếu tố từ vựng liên quan trực tiếp một miền đích, nhà nghiên cứu có thể chuyển dịch yếu tố từ vựng này sang ngôn ngữ thứ hai để tìm các mô hình ẩn dụ liên quan trong ngôn ngữ thứ hai để làm công việc so sánh đối chiếu, mà không cần chuyển dịch ý. 0.4.2. Nhận dạng ẩn dụ: 0.4.2.1.Vấn đề nhận dạng ẩn dụ G. Lakoff phân biệt giữa diễn đạt ẩn dụ và ý niệm ẩn dụ [72, tr. 203], nhưng không đề cập phương pháp khái quát hóa ý niệm ẩn dụ. Theo Semino [112, tr. 1272], một phương pháp nhận dạng ẩn dụ hiệu quả và đáng tin cậy phải giải quyết những vấn đề sau: - Ranh giới giữa nghĩa đen và nghĩa ẩn dụ trong ẩn dụ ngôn ngữ - Nhận dạng miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ngôn ngữ - Ngoại suy ẩn dụ ý niệm từ ẩn dụ ngôn ngữ - Ngoại suy ẩn dụ qui ước từ ẩn dụ ý niệm Andrew Ortony [90, tr. 2] phân biệt giữa hai quan điểm cấu trúc và phi cấu trúc. Đối với các nhà ngôn ngữ học cấu trúc, nghĩa ẩn dụ không phải là cái gì khác lạ, bởi vì bản thân việc sử dụng và hiểu được ngôn ngữ đã là hoạt động sáng tạo, trong khi quan điểm phi cấu trúc xem ẩn dụ là trường hợp “lệch hướng” nhưng vẫn dựa vào “cách sử dụng bình thường”. Quan điểm “lệch hướng ngữ nghĩa” (semantic deviance view) hay “vi phạm hạn định chọn lọc” (selection restrictions violation view) của Dan Fass [29, tr. 53] là “ẩn dụ tạo thành một sự vi phạm các qui tắc hạn định chọn lọc trong một ngữ cảnh đã cho”. Quan điểm “so sánh” (comparison view) nhấn mạnh sự tương đồng giữa các yếu tố nguồn và đích, còn quan điểm “về sự bất thường” (anomaly view) của Tourangeau và Sternberg [115, tr. 402] chú trọng sự khác biệt giữa hai miền. Lynne Cameron [11, tr. 118] mở rộng quan điểm về sự bất thường với tiêu chuẩn nhận dạng ẩn dụ liên quan miền nguồn và miền đích như sau: “một diễn đạt ngôn ngữ được xem là ẩn dụ nếu một hay nhiều yếu tố trong diễn đạt đó thuộc miền nguồn và chiếu sang miền đích nào đó, nhưng giữa hai miền có một sự bất hợp lý 7 mà người tiếp nhận thông tin có thể diễn giải bằng một sự chuyển nghĩa từ miền nguồn.” Tóm lại, một sự bất hợp lý trong ngữ cảnh là bằng chứng cho thấy có phép chiếu nào đó giữa các miền khác nhau, và nếu có thể diễn giải sự bất hợp lý này, có nghĩa là người đọc/người nghe đã so sánh và nhận ra sự tương hợp giữa hai ý niệm nguồn và đích. 0.4.2.2.Phương pháp MIP (metaphor identification procedure – thủ tục nhận dạng ẩn dụ): phương pháp MIP của nhóm Pragglejaz [94] là một công cụ nhận dạng ẩn dụ tương đối đơn giản nhưng hiệu quả. Thay cho nghĩa đen và nghĩa ẩn dụ, MIP phân biệt giữa nghĩa cơ bản và nghĩa ngữ cảnh. Đặc điểm của nghĩa cơ bản: cụ thể hơn, rõ ràng hơn, được sử dụng lâu dài hơn, có tính nghiệm thân – tức là có liên hệ sự vận động của cơ thể trong tương tác với môi trường. Phương pháp MIP bao gồm các bước: Bước 1: Đọc toàn bộ văn bản để hiểu khái quát ý nghĩa. Bước 2: Xác định các đơn vị từ vựng. Bước 3: a)Tìm nghĩa ngữ cảnh của mỗi đơn vị từ vựng, tức là sự kết hợp giữa đơn vị từ vựng đó với một khách thể, một mối quan hệ hay một tình huống gợi lên từ văn bản. b)Tìm xem nghĩa cơ bản hơn (nếu có) của mỗi đơn vị từ vựng. c)Nếu đơn vị từ vựng có một nghĩa phổ biến cơ bản hơn trong những ngữ cảnh khác hơn, phải xác định xem có thể hiểu nghĩa ngữ cảnh khi so sánh với nghĩa cơ bản không. Nếu có thể hiểu - tức là người tiếp nhận thông tin nhận ra sự tương hợp nào đó giữa hai miền, thì đơn vị từ vựng đó là ẩn dụ. Minh họa phương pháp MIP với câu: Gần một cuộc đời con người đã trôi qua (“Người đàn bà nói chuyện một mình”- Tô Đức Chiêu) Bước 1: Xác định nội dung văn bản Bước 2: Dùng các nét gạch xuống để phân chia các đơn vị từ vựng: Gần / một / cuộc đời / con người / đã / trôi / qua / 8 Không tách riêng những thành phần trong các từ ghép (ở ví dụ này là “cuộc đời” và “con người”), nếu mỗi yếu tố tách riêng không có nghĩa ngữ cảnh. Bước 3: Phân tích từng đơn vị từ vựng Gần a) Nghĩa ngữ cảnh: trong ngữ cảnh này, “gần” chỉ một mức độ sắp đạt đến một điều kiện thời gian nhất định là “một cuộc đời.” b) Nghĩa cơ bản: “gần” chỉ vị trí cách một khoảng không gian tương đối ngắn. Có thể xem đây là nghĩa cơ bản của “gần” và là nghĩa đầu tiên của từ này trong từ điển. c) Nghĩa ngữ cảnh tương phản với nghĩa cơ bản và có thể hiểu bằng cách so sánh, tức là có thể ý niệm thời gian trừu tượng bằng khoảng cách không gian. “gần”  ẩn dụ Một a) Nghĩa ngữ cảnh: trong ngữ cảnh này, “một” có chức năng ngữ pháp thuần túy là số từ xác định, giữ vai trò phụ tố số lượng cho danh từ “cuộc đời.” b) Nghĩa cơ bản: không có nghĩa cơ bản hơn. c) Không có tương phản giữa nghĩa ngữ cảnh và nghĩa cơ bản. “một”  không phải ẩn dụ Cuộc đời a) Nghĩa ngữ cảnh: trong ngữ cảnh này, danh từ “cuộc đời” dùng để chỉ quá trình sống của một người. b) Nghĩa cơ bản: không có nghĩa nào khác và cơ bản hơn. c) Nghĩa ngữ cảnh tương tự nghĩa cơ bản. “cuộc đời”  không phải ẩn dụ Con người a) Nghĩa ngữ cảnh: trong ngữ cảnh này, “con người” có chức năng ngữ pháp là thành tố phụ sau của “cuộc đời”. b) Không có nghĩa cơ bản hơn. 9 c) Nghĩa ngữ cảnh tương tự nghĩa cơ bản. “con người” không phải ẩn dụ Đã a) Nghĩa ngữ cảnh: “đã” trong ngữ cảnh này có một chức năng thuần túy ngữ pháp, là phụ từ thời gian biểu thị thì quá khứ, làm thành tố phụ cho vị ngữ “trôi qua”. b) Không có nghĩa nào khác và cơ bản hơn. c) Nghĩa ngữ cảnh tương tự nghĩa cơ bản. “đã” không phải ẩn dụ Trôi a) Nghĩa ngữ cảnh: trong ngữ cảnh này, “trôi” có nghĩa “diễn ra trong một khoảng thời gian mà con người không nhận biết”. b) Nghĩa cơ bản: “trôi” là động từ, thể hiện sự di chuyển tự nhiên theo dòng chảy (như “thuyền trôi”), hay sự di chuyển êm ả theo một hướng nhất định (như “dòng nước trôi”). c) Nghĩa ngữ cảnh khác nghĩa cơ bản, nhưng có thể hiểu bằng cách so sánh hai nghĩa này: thời gian trải qua ngoài ý muốn con người, giống như sự di chuyển của một dòng chảy hay xuôi theo một dòng chảy. “trôi” ẩn dụ Qua a) Nghĩa ngữ cảnh: “qua” sử dụng sau động từ “trôi,” diễn tả một khoảng thời gian đã trở thành quá khứ. b) Nghĩa cơ bản: nghĩa đầu tiên của “qua” trong từ điển là “di chuyển từ phía bên này sang phía bên kia của một sự vật nào đó” [16]. “Qua” cũng có thể dùng sau động từ (như trong “nhìn qua, nhảy qua”) để thể hiện sự thay đổi hoạt động theo hướng từ bên này sang bên kia. c) Nghĩa ngữ cảnh khác nghĩa cơ bản, nhưng có thể hiểu bằng cách so sánh một khoảng thời gian với một sự di chuyển trong không gian. “qua” ẩn dụ 10 Từ phân tích trên, chúng tôi nhận dạng 2 ẩn dụ trong số 7 đơn vị từ vựng. Với những văn bản phức tạp, có thể có những ý kiến khác nhau về cách phân chia đơn vị từ vựng, phân tích nghĩa ngữ cảnh và xác định nghĩa cơ bản. Tuy nhiên, theo nhóm Pragglejaz, “Một trong những mục đích có giá trị nhất của MIP là các bước thực hiện rõ ràng cho phép các nhà nghiên cứu xác định chỗ bất đồng ý kiến của họ là một từ có nghĩa ẩn dụ hay không trong ngữ cảnh” [94, tr. 13]. 0.4.3.Xác lập phép chiếu ẩn dụ 0.4.3.1.Phương pháp 5 bước của Gerard Steen (2009) Phương pháp MIP của Pragglejaz chỉ tập trung nhận dạng ẩn dụ mà không khái quát hóa thành phép chiếu ý niệm. Quá trình chuyển từ ẩn dụ ngôn ngữ sang ẩn dụ ý niệm có lẽ là phần khó khăn nhất và gây nhiều tranh cãi, bởi vì kết quả ít nhiều phụ thuộc vào trực giác của nhà nghiên cứu. Ở đây, chúng tôi sử dụng phương pháp 5 bước của Gerard Steen [113, tr. 197-226] để nhận dạng cấu trúc ý niệm và tạo lập phép chiếu ẩn dụ giữa 2 miền. - Bước 1: nhận dạng diễn đạt ẩn dụ Ở bước này, có thể vận dụng phương pháp MIP để nhận dạng diễn đạt ẩn dụ hay diễn đạt ngôn ngữ được sử dụng một cách ẩn dụ trong văn bản. - Bước 2: nhận dạng ý niệm ẩn dụ Steen sử dụng một kỹ thuật phân tích mệnh đề để chuyển diễn đạt ngôn ngữ thành những cấu trúc ý niệm dưới hình thức các mệnh đề (P). Bước này có thể bỏ qua, nhưng các yếu tố từ vựng được chuyển sang chữ in để cho thấy ẩn dụ là một vấn đề ý niệm, không phải là ngôn ngữ. - Bước 3: nhận dạng tương đồng Do phép chiếu ẩn dụ là một loạt những tương hợp giữa hai miền, kỹ thuật ở bước này là tách rời các yếu tố của hai miền để biến đổi các mệnh đề ở bước 2 thành cấu trúc so sánh mở. Các ý niệm được sắp xếp để thể hiện sự tương đồng (SIM). Trong ví dụ dưới đây, cách viết (∃ F) (∃ y){SIM [F (CÁNH ĐỎ), NGỦ (y)]} được Steen diễn giải là: {Có một hành động F nào đó và một thực thể y nào đó sao 11 cho có một tương đồng giữa “các cánh hoa” thực hiện F và các thực thể y “đang ngủ”} - Bước 4: diễn giải Đây là bước quan trọng nhất, trong đó phân tích và diễn giải các giá trị mở F và a đã xác định. Bước này bao gồm hai phần: diễn giải theo nghĩa đen và nhận dạng miền nguồn nhờ một số yếu tố gợi lên từ diễn đạt ẩn dụ. - Bước 5: nhận dạng phép chiếu ẩn dụ Bước này biến đổi cấu trúc tương đồng ở bước 4 thành một phép chiếu giữa hai miền, chuyển từ kết quả bước 4 sang loạt các tương hợp giữa hai miền. Dưới đây là một ví dụ của Steen [113, tr. 300] nhằm xác lập phép chiếu ẩn dụ trong một câu thơ, cũng là tựa đề một bài thơ của nhà thơ Anh Lord Alfred Tennyson: “Now sleeps the crimson petal ” (Giờ đây ngủ yên cánh hoa đỏ thẫm) Văn bản Giờ đây ngủ yên cánh hoa đỏ thẫm (Now sleeps the crimson petal) 1. Nhận dạng diễn đạt ẩn dụ Ngủ 2. Nhận dạng mệnh đề P1 (NGỦ CÁNH HOA) P2 (Bổ ngữ P1 BÂY GIỜ) P3 (Bổ ngữ CÁNH HOA ĐỎ) 3. Nhận dạng cấu trúc so sánh mở (∃ F)(∃ a){SIM [F(CÁNH ĐỎ)], [(a) NGỦ]} 4. Nhận dạng cấu trúc so sánh kín SIM {[BẤT ĐỘNG (CÁNH ĐỎ)], [NGỦ (CON NGƯỜI)]} 5. Nhận dạng phép chiếu NGỦ  KHÔNG HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI  CÁNH HOA Các suy luận: Mục đích ngủ  cơ thể nghỉ ngơi Thời gian ngủ  thời gian không hoạt động 12 0.4.3.2.Minh họa phương pháp 5 bước bằng ví dụ tiếng Việt: “ông nắm vấn đề rất nhanh” Văn bản ông nắm vấn đề rất nhanh 1. Nhận dạng từ liên quan ẩn dụ nắm 2. Nhận dạng mệnh đề P1 (NẮM VẤN ĐỀ) 3. Nhận dạng cấu trúc so sánh mở (∃ F)(∃ a){SIM [F(VẤN ĐỀ)], [NẮM (a)]} 4. Nhận dạng cấu trúc so sánh kín SIM {[HIỂU (VẤN ĐỀ)], [NẮM (ĐỒ VẬT)]} 5. Nhận dạng phép chiếu HIỂU LÀ NẮM TRONG TAY VẤN ĐỀ LÀ ĐỒ VẬT Ngoài các phương pháp đã nêu, phương pháp mô tả và so sánh đối chiếu cũng được vận dụng để lập luận, diễn giải và so sánh. 0.5..Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ đầu thập niên 1970, các công trình nghiên cứu thực nghiệm của Rosch và các đồng nghiệp [102], [103], đã đem lại những phát hiện thú vị về phạm trù hóa theo nguyên mẫu. Cho dù còn nhiều thiếu sót để có thể trở thành một lý thuyết nhận thức, nhưng những phát hiện của Rosch về cấu trúc nội tại của phạm trù nhanh chóng được áp dụng trong các công trình nghiên cứu các cấp độ ngôn ngữ như ngữ âm, cú pháp, ngữ nghĩa, ... Các công trình nghiên cứu ngôn ngữ theo lý thuyết nguyên mẫu, tức là nghiên cứu một cấu trúc đơn vị ngôn ngữ như một phạm trù riêng, hình thành với các nguyên mẫu (hay thành viên có tính nguyên mẫu) ở trung tâm và các thành viên khác kết hợp với nhau theo kiểu “giống nhau họ hàng” (family resemblance) và dựa vào sự tương đồng với nguyên mẫu (hay thành viên có tính nguyên mẫu). Nhu cầu giải thích phạm trù hóa theo nguyên mẫu không chỉ trong phạm vi vật chất cụ thể mà cả trong các miền ý niệm trừu tượng, bởi vì phần lớn các phạm trù trong thế giới là những thực thể trừu tượng, như cảm xúc, quan hệ không gian, quan hệ xã hội, sự kiện, hoạt động, ... “Phạm trù hóa về bản chất là một vấn đề của 13 cả kinh nghiệm và trí tưởng tượng của con người – một mặt, là của nhận thức, vận động cảm giác, văn hóa, và mặt khác là ẩn dụ, hoán dụ, và hình ảnh tinh thần” [68, tr. 8]. Công trình Metaphors we live by của Lakoff & Johnson [67] đã chứng tỏ kinh nghiệm là cơ sở để con người hiểu nhiều khía cạnh ngôn ngữ thông qua kiến thức ẩn dụ ý niệm. Để giải thích những kết quả nghiên cứu của Rosch và đồng nghiệp về phạm trù hóa theo nguyên mẫu bằng phương pháp nhận thức, Lakoff đề xuất lý thuyết mô hình nhận thức trong “Women, Fire and Dangerous Things” [68]. Kết hợp với lý thuyết ẩn dụ ý niệm, Lakoff đi sâu phân tích cách con người suy nghĩ và lập luận để chứng tỏ ẩn dụ GIẬN DỮ LÀ SỨC NÓNG là một nguyên mẫu và bao quanh là một cấu trúc ý niệm hết sức phức tạp, làm cơ sở cho những diễn đạt ẩn dụ ở “bề mặt” ý niệm này. Nhiều công trình nghiên cứu ẩn dụ nhận thức, các vấn đề về miền và phép chiếu ẩn dụ của Croft [17], [18], Cameron [11], Deignan [21], [22], Gibbs [42], Grady, Oakley & Coulsen [46], Kovecses [61], [62], Lakoff [67], [70], [71], [72], nghiên cứu hoán dụ nhận thức của Barcelona [5], [6], [7], Hilper [50], Javier Herrero [51], [53], Kovecses [59], Pauwels [93]…và mối quan hệ tương tác giữa hai cấu trúc ý niệm này, như công trình của Feyaerts [33], Geeraerts [36], Goossens [45], Martin de Leon [81], Ruiz de Mendoza [106], [107], [108], [109]… Nghiên cứu phạm trù hóa theo nguyên mẫu đáng chú ý có các công trình của Taylor [119], [120], nguyên mẫu trong ngữ nghĩa học nhận thức trong công trình của Tsohatzidis [121]. Phương pháp không gian 3 chiều của Chilton [14] là hướng nghiên cứu mới, nhận dạng nguyên mẫu của nhóm động từ GET. Cũng cần phải kể đến những công trình về so sánh đối chiếu ẩn dụ giữa các nền văn hóa, như công trình của Charteris- Black [13], Kovecses [62], [63], … Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu ẩn dụ theo quan điểm nhận thức của các nhà ngôn ngữ như Trần Văn Cơ [3], [4], Nguyễn Đức Dân [5], [6], [7], Nguyễn Đức Tồn [20], [21], Lý Toàn Thắng [17], Nguyễn Lai [14], luận án về ẩn dụ nhận thức của Phan Thế Hưng [13], luận án của Nguyễn Ngọc Vũ [25] về 14 thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người… Một số công trình theo hướng điển mẫu như nghiên cứu câu đặc biệt của Nguyễn Văn Hiệp [12], nhóm động từ ngoại động của Nguyễn Tất Thắng [18], … 0.6.Đóng góp của luận án 0.6.1.Về lý luận - Công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam kết hợp hai lý thuyết quan trọng của khoa học nhận thức là ẩn dụ nhận thức và nguyên mẫu. Bố cục được sắp xếp nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu là chứng tỏ hiệu quả nguyên mẫu trong cấu trúc nội tại của ẩn dụ và từ mối quan hệ giữa ẩn dụ với các mô hình nhận thức khác (sơ đồ hình ảnh và hoán dụ). - Vận dụng những thủ pháp và phương pháp nghiên cứu mới của Ngôn ngữ học hiện đại, đảm bảo tính thời sự cho công trình: từ các phương pháp nhận dạng ẩn dụ và khái quát hóa ẩn dụ ý niệm của nhóm Pragglejaz, G. Steen, đến lý thuyết “mô hình nhận thức” của G.Lakoff, lý thuyết “sơ đồ hình ảnh” của M. Johnson, lý thuyết “mô hình đa nghĩa theo nguyên tắc” của Tyler & Evans, lý thuyết “mô hình tương tác ý niệm” của Ruiz de Mendoza, phương pháp không gian 3 chiều của Paul Chilton, … - Vận dụng phương pháp của Tyler & Evans để phân tích và lập mô hình tỏa tia cho từ chỉ không gian và danh từ, chứng tỏ sự hình thành hệ thống các tiểu phạm trù nghĩa của từ đa nghĩa trong quá trình từ ý niệm đến ngữ nghĩa. Giải thích các cấp độ cấu trúc nguyên mẫu trong mô hình tỏa tia của từ đa nghĩa. - Phân tích cơ chế nhận thức và lập mô hình tương tác ý niệm cho các ngữ biểu trưng có yếu tố TAY trong tiếng Việt, HAND trong tiếng Anh và MAIN trong tiếng Pháp. - Giải thích một số hiện tượng ngữ nghĩa trong tiếng Việt, so sánh đối chiếu với cấu trúc ngôn ngữ cùng phạm trù trong tiếng Anh và tiếng Pháp. Chứng tỏ tính chất phổ quát trong chừng mức nào đó qua những điểm giống nhau và phát hiện một số khác biệt tinh tế trong cơ chế nhận thức ẩn dụ và các đơn vị cấu trúc ngôn 15 ngữ có liên quan, chứng tỏ vẻ đẹp sinh động và khả năng mở rộng ngữ nghĩa của tiếng Việt. 0.6.2.Trong thực tiễn - Kết quả của luận án có thể khai thác để nghiên cứu sự phát triển từ vựng- ngữ nghĩa theo hướng phái sinh từ nguyên mẫu. - Kết quả của luận án có thể sử dụng trong các công trình đối chiếu, đóng góp cho lý thuyết dịch. - Kết quả của luận án có thể sử dụng trong dạy và học từ vựng-ngữ nghĩa theo xu hướng ngôn ngữ học hiện đại. 0.7.Bố cục luận án -Mở đầu: giới thiệu chung về đề tài, chú trọng các phát hiện của Rosch và các đồng nghiệp về hiệu quả nguyên mẫu. Phần quan trọng nhất là phương pháp luận, công trình giới thiệu một số phương pháp mới trong tìm kiếm, nhận dạng ẩn dụ ngôn ngữ và khái quát hóa thành ý niệm ẩn dụ. -Chương 1: cơ sở lý luận của đề tài, giới thiệu lý thuyết nguyên mẫu, lý thuyết mô hình nhận thức và một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu ẩn dụ ý niệm như thể toàn vẹn (gestalt), ICM, và sơ đồ hình ảnh. -Chương 2: nhận dạng hiệu quả nguyên mẫu hay tính nguyên mẫu từ cấu trúc nội tại của ẩn dụ ý niệm, thể hiện qua tính bất đối xứng của phép chiếu ẩn dụ. Những cách phân loại ẩn dụ khác nhau cùng các ưu nhược điểm để đi đến cách nhận dạng ẩn dụ gần với phạm trù hóa theo nguyên mẫu. Phân tích các yếu tố chi phối những ẩn dụ cùng miền nguồn-khác miền đích và cùng miền đích-khác miền nguồn, để tìm nghĩa nguyên mẫu và phép chiếu trung tâm cho những hệ thống này. -Chương 3: giới thiệu mối quan hệ giữa sơ đồ hình ảnh và ẩn dụ. Ngoài quan điểm xem sơ đồ hình ảnh như một nhân tố tham gia quá trình hình thành ẩn dụ ý niệm, nội dung còn chứng tỏ sự biến đổi của sơ đồ hình ảnh là nguồn tạo hiệu quả nguyên mẫu. Mô hình tỏa tia của từ “qua” được lập nhằm giải thích nghĩa nguyên mẫu của một từ chỉ không gian, nhận dạng các cấp độ cấu trúc nguyên mẫu trong hệ thống của từ đa nghĩa và chứng tỏ vai trò mở rộng nghĩa của ẩn dụ. Các mô hình tỏa 16 tia được lập cho danh từ NƯỚC trong tiếng Việt, COUNTRY trong tiếng Anh và PAYS trong tiếng Pháp nhằm so sánh quá trình chuyển nghĩa của ba danh từ cùng có nghĩa là “quốc gia, lãnh thổ.” -Chương 4: trình bày quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ theo quan điểm nhận thức, cấu trúc nguyên mẫu thể hiện ở vai trò cơ sở của hoán dụ so với ẩn dụ và ở chênh lệch khoảng cách nhận thức, nhấn mạnh ranh giới “mờ” giữa phạm trù ẩn dụ và phạm trù hoán dụ. Phân tích mối quan hệ này trong tục ngữ, có so sánh đối chiếu. -Chương 5: phân tích cơ chế nhận thức của các ngữ biểu trưng có yếu tố “tay” và đối chiếu với các ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp, giới thiệu hình thức tương tác giữa các mô hình nhận thức, trong đó có hoán dụ đôi và tương tác ẩn-hoán nhằm chứng tỏ ranh giới mờ giữa các mô hình này. -Kết luận: tóm tắt kết quả nghiên cứu, những đóng góp mới về lý thuyết và ứng dụng, ghi nhận những thiếu sót và đề xuất triển vọng nghiên cứu trong tương lai cho ẩn dụ ý niệm và lý thuyết nguyên mẫu. 17 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.Lý thuyết nguyên mẫu Phạm trù hóa có tầm quan trọng trong nhận thức con người và là vấn đề trung tâm của lý thuyết nguyên mẫu. Từ quan điểm phân loại cổ điển có từ thời Aristotle, trải qua hàng ngàn năm, những thay đổi trong cách nhìn về phạm trù hóa chỉ bắt đầu từ thập niên 1950 với Wittgenstein và phát triển từ thập niên 1970 với Rosch và những người khác. 1.1.1.Quan niệm cổ điển Mô hình phân loại truyền thống có từ thời Hy Lạp cổ đại, khi Aristotle cho rằng mọi thứ trong thế giới được xác định bằng các đặc điểm chủ yếu. “Phạm trù” được xem như một “vật chứa” và những thực thể được đưa vào trong vật chứa này phải có chung một số đặc điểm nào đó, gọi là các “điều kiện cần và đủ”– bản thân mỗi điều kiện là cần nhưng tập hợp các điều kiện mới đủ để xác định phạm trù. Quan điểm truyền thống xem phân chia phạm trù là một chức năng của ngôn ngữ và các phạm trù tồn tại là do con người đặt tên cho chúng. Hàm ý từ cách phân biệt truyền thống là: thứ nhất, tất cả các thành viên trong phạm trù đều có vị thế như nhau, không có thành viên nào được xem là tốt hơn các thành viên khác; thứ hai, giữa các thành viên có ranh giới rõ ràng. Ví dụ, để xếp vào phạm trù “chim” phải đáp ứng các điều kiện: có mỏ, có lông vũ, có thể bay; các đặc điểm chung của phạm trù “đi bộ” là: di chuyển được, di chuyển trên mặt đất, không cần phương tiện trợ giúp... Trong các lý thuyết ngữ nghĩa, những điều kiện cần và đủ này mang hình thức các nghĩa tố hay nét nghĩa. Theo định nghĩa của Hoàng Phê [1, tr.171], nghĩa tố là “yếu tố ngữ nghĩa chung của các từ thuộc cùng một nhóm từ hoặc riêng cho nghĩa của một từ đối lập với nghĩa của những từ khác trong cùng một nhóm”. Việc phân chia phạm trù do vậy được xem là thuộc phạm vi ngữ nghĩa, không liên quan đến ý niệm. 18 1.1.2.Một số quan điểm trước Rosch Từ giữa thập niên 1950, những nhận xét của Ludwig Wittgenstein về sự đa dạng của ngôn ngữ hay “language-game” (trò chơi-ngôn ngữ) trong Philosophical Investigations [128] đã đặt vấn đề xét lại quan điểm phân chia phạm trù truyền thống. Wittgenstein tìm kiếm những đặc điểm chung cho tất cả các thành viên trong phạm trù “trò chơi” (game), như chơi cờ, chơi bài, chơi bóng hay các môn thi đấu Olympics, “Có điểm gì chung cho tất cả? – Đừng nói là: Phải có một cái gì đó chung, nếu không chúng sẽ không được gọi là games – mà hãy nhìn xem liệu có gì chung không – Bởi vì nếu nhìn xem, bạn sẽ không thấy có gì đó chung cho tất cả, mà là những điểm tương đồng, những mối quan hệ, và toàn bộ những cái đó” [128, tr.27] Wittgenstein nhận thấy các thành viên trong phạm trù “trò chơi” không có cùng đặc điểm, có trò chơi nhằm mục đích giải trí nhưng một số trò chơi là thi đấu có kẻ thắng người bại, chơi bài mang yếu tố may rủi, nhưng chơi cờ cần kỹ năng trí tuệ và kỹ năng chơi cờ cũng khác với kỹ năng chơi quần vợt… Theo Wittgenstein, các thành viên trong một phạm trù kết hợp với nhau theo nhiều cách như trong một gia đình, gọi là “giống nhau họ hàng” (family resemblance). Nhận xét của Wittgenstein sau này trở thành một trong những đặc điểm của “tính nguyên mẫu” (prototypicality). Với một phạm trù khác là “con số,” Wittgenstein chứng tỏ ranh giới của phạm trù không cố định như quan điểm cổ điển, mà có thể mở rộng tùy ý cho thành viên mới, miễn là chúng giống với thành viên cũ theo một cách nào đó. Sau Wittgenstein, nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau như tâm lý học, triết học, ngôn ngữ học, đã đóng góp vào quá trình hình thành và phát triển quan điểm phạm trù hóa mới, bởi vì họ nhận ra rằng, phạm trù hóa thể hiện cách con người suy nghĩ, nhận thức và hành động. “Một sự hiểu biết về cách chúng ta phân chia các phạm trù là điều chủ yếu cho bất cứ sự hiểu biết nào về cách chúng ta nghĩ và hoạt động, và do đó, là điều chủ yếu để nhận biết cái gì làm chúng ta là con người” [68, tr. 6]. Theo quan điểm mới, các phạm trù được xác định không phải 19 bằng những điều kiện cần và đủ, mà liên quan đến nguyên mẫu và mối quan hệ “giống nhau họ hàng”. J.L.Austin mở rộng phạm vi tổ chức nguyên mẫu sang ngữ nghĩa khi cho rằng nghĩa của từ được tổ chức quanh một nghĩa trung tâm. Brent Berlin và Paul Kay nghiên cứu các phạm trù màu sắc để chứng tỏ tính trung tâm và cấp độ, trong khi Roger Brown quan tâm các phạm trù cấp cơ bản… 1.1.3.Quan điểm phạm trù hóa theo Rosch và đồng nghiệp 1.1.3.1.Phương pháp thực nghiệm Từ thập niên 1970, với hàng loạt công trình nghiên cứu của cá nhân và cùng các đồng nghiệp, Eleanor Rosch phát triển một lý thuyết mới, “Lý thuyết những nguyên mẫu và các phạm trù cấp cơ bản” hay “Lý thuyết nguyên mẫu.” Rosch là người đầu tiên đề xuất thuật ngữ “nguyên mẫu” (prototype) và định nghĩa “nguyên mẫu” là ”thành viên trung tâm của phạm trù, thể hiện có hệ thống những đặc điểm nổi bật nhất hay tính chất tiêu biểu nhất so với các thành viên khác.” Theo lập luận của Rosch, nếu xác định phạm trù chỉ bằng những đặc điểm chung như cách phân chia cổ điển thì tất cả thành viên của phạm trù đều có vị thế ngang nhau và không có thành viên nào là ví dụ tốt hơn hay phù hợp hơn với phạm trù. Rosch cũng nhận thấy năng lực con người và những khía cạnh liên quan con người giữ một vai trò nào đó trong phạm trù hóa. Một trong những thành tựu nổi bật của Rosch cùng đồng nghiệp là phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, dựa trên các thông số như: - Xếp hạng trực tiếp: xếp hạng “tốt, xấu” các thành viên trong loại theo thang điểm từ 1 đến 7 (xem B.1.1) - Thời gian phản ứng: ghi nhận tốc độ phản ứng của người tham gia khi nghe một câu nói về tư cách thành viên trong phạm trù. - Liệt kê thành viên: chọn thành viên điển hình của phạm trù. - Xếp hạng tương đồng: xếp hạng tương đồng cho từng cặp thành viên - Tính bất đối xứng: giữa thành viên tiêu biểu và không tiêu biểu 20 Trái cây Xếp hạng điển hình từ 1-7 (1: cao nhất) Táo Mận Dứa Dâu Sung Olive 1,3 2,3 2,3 2,3 4,7 6,2 B.1.1. Xếp hạng thành viên theo thang điểm - Đặc điểm “giống nhau họ hàng”: tìm điểm tương đồng giữa thành viên tiêu biểu và không tiêu biểu cho phạm trù (xem B.1.2) Đặc điểm Chim Két Gà Kên kên Bay + + - + Hót + + - - Đẻ trứng + + + - Nhỏ + + - - Tổ trên cây + + - + Ăn côn trùng + + - - B.1.2. Phân biệt thành viên theo đặc điểm 1.1.3.2.Một số công trình nghiên cứu của Rosch và đồng nghiệp Những công trình đầu tiên của Rosch nghiên cứu màu sắc trong tiếng Dani ở New Guinea. Ngôn ngữ này chỉ có hai loại màu cơ bản: mili (màu tối và lạnh, bao gồm màu đen, xanh lá và xanh dương) và mola (màu sáng và ấm, bao gồm màu trắng, đỏ và vàng). Qua thực nghiệm, Rosch phát hiện người Dani thường chọn mola là “màu trung tâm” (focal color). Để xác định vai trò của ngôn ngữ đối với hệ thống ý niệm của con người, Rosch cho hai nhóm người Dani học các từ chỉ màu sắc không có trong vốn từ vựng Dani, bao gồm 8 màu trung tâm và 8 màu không trung tâm. Kết quả là người Dani học và nhớ tên các màu sắc trung tâm dễ dàng hơn, chứng tỏ các màu sắc trung tâm 21 có vị thế đặc biệt nào đó trong phạm trù “màu sắc”. Nhóm của Rosch gọi các màu trung tâm là “thành viên nguyên mẫu” của phạm trù“màu sắc”. Công trình nghiên cứu trước đó của Berlin và Kay cũng đưa ra kết luận tương tự về vị thế của các màu trung tâm. Mở rộng nghiên cứu sang các đối tượng là loài vật và đồ vật, Rosch nhận thấy trong mỗi phạm trù đều có hiện tượng bất đối xứng, chẳng hạn như, két Bắc Mỹ (robin) trong phạm trù “chim” được xem là ví dụ tốt hơn chim cánh cụt (penguin) hay đà điểu (ostrich) (xem H.1.1). Rosch kết luận: phần lớn những gì con người cảm nhận đều được phân tích và phân chia thành phạm trù trong đầu tùy theo mức độ phù hợp với một nguyên mẫu. Phát hiện của Rosch cho thấy một số ý niệm tồn tại trong suy nghĩ của mọi người, bất kể họ nói thứ tiếng nào và từng sử dụng ý niệm đó hay không. Nói cách khác, con người trong những nền văn hóa khác nhau có thể phân chia và phân biệt sự vật dựa vào một hình ảnh tinh thần nào đó, và hình ảnh này hoạt động như một nguyên mẫu để so sánh các thành viên khác. Phát hiện của Rosch cũng chứng tỏ “ngôn ngữ có sau ý niệm và dựa vào ý niệm”, thay cho cách nghĩ truyền thống là “ngôn ngữ có trước ý niệm”. Rosch định nghĩa những ý niệm này là “phạm trù tự nhiên”. Rosch cho rằng cấu trúc phạm trù hóa trong thế giới gồm ba cấp: cấp trên (superordinate level), cấp cơ bản (basic level) và cấp dưới (subordinate level). 22 Trong ví dụ của Rosch về cấu trúc phạm trù “đồ đạc” (xem B.1.3), với cấp trên “đồ đạc”, đại diện cho cấp cơ bản (basic level) là một thành viên của “đồ đạc,” như bàn, ghế và đèn. Cấp dưới là những kiểu bàn, ghế và đèn có mục đích sử dụng khác nhau. Ở mỗi cấp, các thực nghiệm của Rosch tập trung chứng minh hai khía cạnh của giả thuyết “giống nhau họ hàng”: những thành viên có “tính nguyên mẫu” nhất của phạm trù là những thành viên có nhiều thuộc tính chung nhất với những thành viên khác trong phạm trù và chia sẻ ít thuộc tính chung nhất với những thành viên của các phạm trù khác. Cấp trên Cấp cơ bản Cấp dưới GHẾ NHÀ BẾP GHẾ GHẾ PHÒNG ĂN BÀN NHÀ BẾP BÀN BÀN ĂN ĐÈN PHÒNG ĐỒ ĐẠC ĐÈN ĐÈN BÀN B.1.3. Phân chia thành viên theo thứ bậc 1.1.3.3.Nguyên tắc phạm trù hóa Từ những phát hiện qua thực nghiệm, Rosch [103, tr.92] đề xuất hai nguyên tắc cơ bản chi phối quá trình phạm trù hóa trong suy nghĩ con người: (a) Nguyên tắc tiết kiệm nhận thức: Nhiệm vụ của các hệ thống phạm trù là cung cấp nhiều thông tin nhất nhưng đòi hỏi nỗ lực nhận thức ít nhất. (b) Nguyên tắc về cấu trúc của thế giới tri giác được: Thế giới được cảm nhận như là thông tin được tổ chức hơn là như những thuộc tính võ đoán hay không thể đoán trước. Nguyên tắc thứ nhất hàm ý mức độ bao hàm trong tổ chức phạm trù, nguyên tắc thứ hai liên quan tính đại diện hay cấu trúc nguyên mẫu của phạm trù. Hai nguyên tắc này dẫn đến hệ thống phạm trù hóa theo 2 chiều: chiều ngang và chiều dọc. 23 Chiều dọc thể hiện mức độ bao hàm của phạm trù. Theo Rosch và đồng nghiệp [102], có thể phân biệt các phạm trù tùy vào mức độ bao hàm, tức là khả năng gộp các thành viên vào một phạm trù. Mức độ bao hàm đi từ cấp trên  cấp cơ bản  cấp dưới. Ví dụ như trong B.1.3, phạm trù ĐỒ ĐẠC bao hàm hơn phạm trù GHẾ bởi vì có thêm các thực thể BÀN và ĐÈN, phạm trù GHẾ bao hàm hơn GHẾ NHÀ BẾP bởi vì còn nhiều tiểu phạm trù GHẾ khác ngoài GHẾ NHÀ BẾP… Rosch cho rằng mức độ bao hàm tối ưu để con người vẫn “tiết kiệm nhận thức” là ở cấp cơ bản, nơi diễn ra phần lớn việc so sánh với nguyên mẫu. “Nguyên mẫu” là một thể hiện tương đối trừu tượng có nhiều thuộc tính chung với tất cả hay phần lớn thành viên của phạm trù, và không có hay ít có thuộc tính chung với các thành viên của những phạm trù lân cận. So với các thành viên khác trong phạm trù, nguyên mẫu phù hợp nhất với phạm trù và khác nhiều nhất với các phạm trù khác, do đó nguyên mẫu hoạt động như một thành viên mẫu hay như một điểm qui chiếu nhận thức cho cả phạm trù [103]. 1.1.3.4.Những vấn đề tồn tại và sai lầm Công lao của Rosch và đồng nghiệp là phát hiện một hướng nghiên cứu mới xác minh được lý thuyết phạm trù hóa diễn ra trong trí tuệ con người trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, những phát hiện của Rosch và đồng nghiệp thường không được xem là một lý thuyết nhận thức về phạm trù hóa. “Lý thuyết nguyên mẫu của Rosch thực ra là một lý thuyết mô tả thuần túy về cách phạm trù hóa của con người. Nó không đề cập trực tiếp điều gì về ý niệm, huống chi là nghiên cứu ý niệm hay chức năng của ý niệm trong quá trình phạm trù hóa. Những quan sát và các nguyên tắc cấu trúc trong lý thuyết nguyên mẫu của Rosch được sử dụng chỉ như những tiêu chuẩn đánh giá cho các lý thuyết cụ thể hay các mô hình ý niệm của con người” [125, tr.80]. Margolis và Laurence [79, tr.32-43] cũng chứng tỏ một số vấn đề tồn tại của lý thuyết nguyên mẫu như: -Vấn đề “tính nguyên cấp của nguyên mẫu” (prototypical prime) 24 Hiệu quả nguyên mẫu không chỉ hiện diện trong cấu trúc nguyên mẫu, mà cả trong các phạm trù theo cách phân loại truyền thống. Ví dụ như, một phạm trù cổ điển là SỐ LẺ cũng thể hiện hiệu quả nguyên mẫu. -Vấn đề “không biết và biết sai” (ignorance and error) Một ý niệm có cấu trúc nguyên mẫu có thể bao gồm một thực thể nào đó mà trên thực tế không phải là thành viên của phạm trù, hoặc loại bỏ những thực thể vốn là thành viên nhưng không thể hiện những thuộc tính xác định nguyên mẫu. Một ví dụ của Margolis và Laurence là, những phụ nữ lớn tuổi, tóc bạc và đeo kính thường được nghĩ là “BÀ NỘI/BÀ NGOẠI” (GRANDMOTHER) cho dù thực tế họ không phải “bà nội hay bà ngoại”, hoặc người ta không xem một phụ nữ tóc bạc là thành viên trong phạm trù “BÀ NỘI/BÀ NGOẠI”, cho dù thực tế là như vậy. -Vấn đề “thiếu nguyên mẫu” (missing prototypes) Không thể mô tả nguyên mẫu cho những phạm trù không có thực (như: VƯƠNG QUỐC MỸ, SÁNG TẠO TRONG THẾ KỶ 31,..), hoặc là cho một ý niệm “hỗn hợp” (như: VẬT NẶNG HƠN 1G,..) -Vấn đề “tính kết cấu” (compositionality) Dẫn chứng ví dụ PET FISH (cá kiểng) của Fodor và Lepore (1996) như một ý niệm “phức”, Margolis và Laurence chứng tỏ lý thuyết của Rosch không giải thích thỏa đáng những trường hợp “không nguyên mẫu” của ý niệm phức và trong trường hợp có nguyên mẫu, Rosch cũng không thể xác định quan hệ giữa nguyên mẫu của ý niệm phức với các nguyên mẫu của những ý niệm thành phần. Đến cuối thập niên 1970, chính Rosch từ bỏ cách diễn giải kết quả thực nghiệm của mình như một lý thuyết nhận thức về tổ chức phạm trù, những diễn giải mà theo Lakoff [68, tr.43], “chỉ là sản phẩm của một quan điểm quá hẹp về tâm lý học xử lý thông tin”. Rosch thừa nhận là các hiệu quả nguyên mẫu xác định qua thực nghiệm không thể xem là những thể hiện trong tinh thần. “Tính nguyên mẫu thang độ hóa và tương quan với cấu trúc phạm trù rõ ràng không hàm ý những mô hình xử lý cụ thể cũng như không liên quan đến một lý thuyết về quá trình nhận thức phạm trù” [103, tr. 198] 25 Theo Vyvyans Evans và C.Green Melanie [27, tr.269], dù hiệu quả nguyên mẫu là “thật” qua thực nghiệm, các phát hiện thực nghiệm của Rosch và đồng nghiệp không thể trực tiếp chuyển vào một lý thuyết về cách các phạm trù được biểu hiện trong trí não của con người, bởi vì những nghiên cứu thực nghiệm chỉ xem xét kết quả đánh giá cấu trúc phạm trù mà không phải là quá trình nhận thức dẫn đến những đánh giá này. Lakoff đồng quan điểm khi cho rằng tính bất đối xứng – và gọi là hiệu quả nguyên mẫu, khi một số thành viên điển hình cho phạm trù nhiều hơn các thành viên khác - chỉ là “những hiện tượng bề mặt, kết quả của những mô hình phức tạp diễn ra trong tinh thần” [68, tr. 45]. 1.1.3.5. Lý thuyết mô hình nhận thức của Lakoff Để có thể giải thích hợp lý sự hình thành hiệu quả nguyên mẫu, không chỉ trong phân biệt các vật thể hữu hình mà cả trong những miền ý niệm trừu tượng, Lakoff phát triển một lý thuyết về cấu trúc phạm trù ở cấp độ nhận thức - lý thuyết mô hình nhận thức - qua công trình Women, Fire and Dangerous Things. Theo Lakoff [68, tr. 56 – 57], tiếp cận phạm trù hóa bằng mô hình nhận thức có thể giải thích những phát hiện cơ bản sau của Rosch và đồng nghiệp: - Một số phạm trù có xếp hạng thành viên và giữa các thành viên có ranh giới mờ. Những phạm trù khác có ranh giới rõ ràng, nhưng bên trong ranh giới có hiệu quả nguyên mẫu, tức là một số thành viên dùng làm thành viên mẫu tốt hơn hay phù hợp với phạm trù hơn những thành viên khác. - Hệ thống thứ bậc của phạm trù được tổ chức theo cấp độ khác nhau: những phạm trù ở giữa hệ thống là cơ bản nhất, nếu xét theo nhiều tiêu chuẩn về tâm lý: cảm nhận tính toàn vẹn của hệ thống, khả năng tạo hình ảnh tinh thần, tính dễ nhớ, dễ học… - Các phạm trù cấu trúc thành hệ thống với những yếu tố đối nghịch nhau. - Trong cấu trúc của phạm trù có hiện tượng bất đối xứng, do các thành viên được xếp theo thang độ “tốt” hay “xấu” (phù hợp hay không phù hợp) tùy theo mức độ tương đồng với nguyên mẫu. Hiệu quả nguyên mẫu chỉ là hiện tượng bề mặt và do nhiều nguồn tạo ra. 26 - Phạm trù hóa không mang tính khách quan, ít nhất một số phạm trù được phân chia dựa vào trải nghiệm cơ thể trong tương tác với thế giới bên ngoài, cách suy nghĩ của chủ thể và nền tảng văn hóa mà chủ thể tiếp nhận. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.Thể toàn vẹn (gestalt) Theo các nhà NNHNT, ý nghĩ, nhận thức, cảm xúc, quá trình nhận thức, hoạt động có động cơ và ngôn ngữ, được tổ chức theo cùng kiểu cấu trúc gọi là gestalt. “Gestalt” (tạm dịch: thể toàn vẹn) gốc tiếng Đức có nghĩa là hình thức hay hình dạng, được sử dụng trong tiếng Anh để chỉ một ý niệm “toàn vẹn”. Trong từ điển Merriam-Webster, gestalt là cấu trúc trong đó “các yếu tố bộ phận không thể tồn tại riêng rẽ mà hợp nhất đến mức tạo thành một đơn vị chức năng với những đặc điểm không thể rút ra từ các yếu tố bộ phận.” Những ý tưởng ban đầu về cấu trúc có tổ chức của gestalt đã trở thành ý tưởng chủ yếu trong NNHNT và trong phạm trù hóa theo nguyên mẫu: “ý niệm không tồn tại riêng rẽ mà nằm trong một cấu trúc rộng hơn thể hiện như một cái chung thống nhất.” Cấu trúc “gestalt” chi phối toàn bộ quá trình nhận thức, những đặc điểm của cấu trúc này là nền tảng để phát triển đặc điểm và hoạt động của các mô hình ICM. Theo Geeraerts & Cuyckens [40, tr. 175], gestalt có một số đặc điểm: - Gestalt là cấu trúc được sử dụng trong quá trình nhận thức. - Gestalt là những thể toàn vẹn mà những thành phần cấu thành có nghĩa do ở bên trong cái toàn vẹn đó. - Gestalt có những mối quan hệ nội tại giữa các thành phần, mà những thành phần này có thể thuộc những phạm trù khác nhau. - Gestalt có thể có những mối quan hệ bên ngoài với những gestalt khác. - Có thể có những phép chiếu bộ phận từ một gestalt lên trên một gestalt khác, hay ở một gestalt nằm bên trong một gestalt khác. - Gestalt phải phân biệt những đặc điểm nguyên mẫu và không nguyên mẫu. 27 Với những đặc điểm này, một “gestalt” có thể là một hệ thống với những bộ phận cấu thành, nhưng điều quan trọng là phải xem “gestalt” như một thể toàn vẹn với những đặc điểm của cái chung, mà một bộ phận sẽ không có nghĩa nếu tách khỏi cái chung đó. Ví dụ như, cấu trúc nội tại của một VẬT CHỨA bao gồm bên trong, bên ngoài và một không gian kín. Một khi “bên trong” tách khỏi hai bộ phận kia thì nó sẽ không còn là “bên trong” nữa. 1.2.2.Mô hình nhận thức lý tưởng hóa (ICM) Ý tưởng về ICM được Lakoff [68, tr.68] phát triển từ Ngữ nghĩa học Khung (Frame Semantics) của Charles J. Fillmore, lý thuyết ẩn dụ và hoán dụ của G. Lakoff & M. Johnson [67]; Ngữ pháp học Nhận thức (Cognitive Grammar) của R. W. Langacker [76] và lý thuyết Không gian Tinh thần (Mental Space) của Gilles Fauconnier [31]. ICM là sự thể hiện ý niệm cách con người cảm nhận hiện thực và tổ chức kiến thức theo một loại qui tắc nào đó. Mỗi ICM là một cấu trúc gestalt phức tạp, được gọi là “lý tưởng hóa” bởi vì nó khái quát hóa một loạt kinh nghiệm thông thường và phổ biến hơn là đại diện cho những trường hợp đặc biệt của một kinh nghiệm nào đó. Có ít nhất 4 loại nguyên tắc cấu trúc, dẫn đến 4 loại ICM: sơ đồ hình ảnh, mệnh đề, ẩn dụ và hoán dụ. Trong lý thuyết của Lakoff, ICM không tồn tại khách quan trong tự nhiên, mà là sáng tạo của con người, được phân tích và diễn ra trong đầu. ICM có vai trò dẫn dắt những quá trình nhận thức như phạm trù hóa và lập luận. Trong số các kết quả của quá trình tổ chức kiến thức theo ICM có phạm trù hóa và hiệu quả nguyên mẫu, ngay cả những phạm trù được hình thành từ lập luận trong trường hợp cụ thể đều được cấu trúc dựa trên những ICM đã có. Ví dụ: Ý niệm “ngón tay” chỉ có thể xác định khi liên hệ với một ICM bao gồm bàn tay, vị trí, chức năng và hoạt động của ngón tay trong một bàn tay... Như vậy, trong ICM, “bàn tay” là cái chung với năm thành phần trong cái chung đó, mỗi thành phần gọi là “ngón tay”. 28 1.2.3.Hiệu quả nguyên mẫu và tính nguyên mẫu Tiếp đầu ngữ “proto-” trong thuật ngữ “prototype” có nghĩa là “gốc” hay “nguyên thủy.” Khi sử dụng từ prototype để đặt tên cho lý thuyết phân chia phạm trù trong tự nhiên và làm tên gọi thành viên mẫu của phạm trù, Rosch mong muốn có thể nhận dạng thành viên “gốc” của phạm trù bằng phương pháp thực nghiệm. Tuy nhiên, nhiều nhà ngôn ngữ sau đó đã chứng tỏ: Rosch sai lầm khi xem (những) thành viên điển hình hơn tìm được qua thực nghiệm là “nguyên mẫu” của phạm trù, và càng sai lầm hơn khi nghĩ rằng phạm trù hóa dựa vào (những) thành viên điển hình này là một quá trình diễn ra trong tinh thần. Cho dù có nhận diện được thành viên “gốc” hay “nguyên mẫu” của một phạm trù hay không, cấu trúc nguyên mẫu được thể hiện trước hết từ tính bất đối xứng trong cấu trúc phạm trù mà Lakoff [68] gọi là hiệu quả nguyên mẫu (prototype effect). Bốn đặc điểm sau thường được xem là tiêu biểu của tính nguyên mẫu (prototypicality) [38, tr.9]: a)các phạm trù có tính nguyên mẫu không thể được định nghĩa bằng một loạt thuộc tính tiêu chuẩn (cần và đủ) b)các phạm trù có tính nguyên mẫu thể hiện một cấu trúc “giống nhau như họ hàng”, hay khái quát hơn, cấu trúc ngữ nghĩa của chúng mang hình thức của một loạt các nghĩa kết hợp và đan xen nhau trong một hệ thống có dạng tỏa tia (radial network) c)các phạm trù có tính nguyên mẫu thể hiện các mức độ thành viên; không phải tất cả thành viên đều đại diện như nhau cho phạm trù. d)các phạm trù có tính nguyên mẫu “mờ” ở ngoại vi, có nghĩa là có thể linh hoạt kết hợp thêm thành viên mới. Ngoài ra, yếu tố ngữ cảnh tình huống cũng được xem xét, bởi vì các phạm trù có tính nguyên mẫu về bản chất là có tính nghiệm thân, tức là những đặc điểm của chúng không phụ thuộc vào cấu trúc phạm trù mà xuất phát từ mối quan hệ giữa ý niệm và thế giới thực. 29 Nói chung, có thể nhận dạng tính nguyên mẫu trong cấu trúc phạm trù ở hai điểm: 1)tính trung tâm (centrality), theo nghĩa là đặc điểm của nguyên mẫu khác hơn những thành viên khác; 2)tính thành viên (membership), tức là thành viên trong phạm trù phù hợp với nguyên mẫu theo các mức độ khác nhau, và nếu xét đến tính nghiệm thân của nguyên mẫu, thì tính thành viên thể hiện ở các mức độ phù hợp với quan hệ trong thế giới thực. Khái niệm “nghĩa nguyên mẫu” được sử dụng trong nội dung luận án có thể hiểu như là nghĩa trung tâm của một phạm trù cấu trúc ngôn ngữ, hình thành từ kinh nghiệm trong tương tác với thế giới chung quanh và trong chừng mức nào đó, là cơ sở phái sinh những thành viên nghĩa khác. 1.2.4. Sơ đồ hình ảnh 1.2.4.1. Sơ đồ hình ảnh và tính nghiệm thân Các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau như ngôn ngữ học, triết học, tâm lý học, đều cho rằng các sơ đồ hình ảnh hình thành trong suy nghĩ con người xuất phát từ tương tác giữa cơ thể với môi trường chung quanh. Để giải thích vai trò của sơ đồ hình ảnh trong việc hình thành ý niệm mới, có thể định nghĩa sơ đồ hình ảnh là những cấu trúc tiền ý niệm, được hình thành trong tinh thần do sự tái diễn liên tục những hình ảnh mô phỏng hoạt động hàng ngày của cơ thể trong tương tác với môi trường chung quanh, dựa vào cấu trúc đó mà các quá trình phát triển ý niệm diễn ra để con người tổ chức nhận thức mới. 1.2.4.2. Một số sơ đồ hình ảnh cơ bản a) SƠ ĐỒ VẬT CHỨA VẬT CHỨA là một khu vực có ranh giới trong không gian ba chiều, một thực thể m ở trong hoặc ở ngoài vật chứa và có thể đi vào hay ra khỏi vật chứa. Vì trong không gian 3 chiều, nếu ở ngoài vật chứa, thực thể đó có thể ở trước, ở sau, ở trên hoặc ở dưới vật chứa. Nếu thực thể m ở trong VẬT CHỨA A và A ở trong VẬT CHỨA B thì m ở trong B. Những diễn đạt có thể hình thành trên cơ sở ẩn dụ ý niệm THỜI GIAN LÀ VẬT CHỨA như là: Chưa đầy ba tháng; Giữa lúc cuộc chiến đang diễn ra khốc liệt; 30 Sau trận mưa rừng; Sáng ra; Ngoài giờ thăm viếng; Vào một ngày giữa tháng giêng nắng ráo; Hà Nội vào thu; Lúc nửa đêm;… Trong những ví dụ trên, VẬT CHỨA là những thời điểm hay khoảng thời gian (ba tháng, cuộc chiến, trận mưa rừng, sáng, giờ thăm viếng,…). Thực thể tại thời điểm hay trong thời gian đó, tức là ở bên trong VẬT CHỨA, thì không thể xuất hiện tại thời điểm khác. Thực thể ở ngoài thời gian hay thời điểm được đề cập, tức là có thể ở trên, ở ngoài, ở dưới, cũng có thể đi vào hay ra khỏi “VẬT CHỨA” thời gian hay thời điểm đó. b) SƠ ĐỒ CON ĐƯỜNG Cấu trúc cơ sở: một nguồn, một đích, một con đường (là chuỗi những vị trí liên tiếp giữa nguồn và đích), và một hướng (tùy theo đích đến). Những diễn đạt ngôn từ thể hiện ẩn dụ ý niệm MỤC TIÊU LÀ ĐÍCH ĐẾN như là: Nó đã gắn cả đời nó vào con đường binh nghiệp; Họ có thể vạch ra những bước thăng tiến rõ rệt để làm động lực phấn đấu; Cha dắt Linh vào con đường hội họa quá sớm; Cô đã đi những bước dài kể từ khi lọt vào chung khảo; Không ngờ lão quyết tâm thực hiện đến nơi đến chốn… Ẩn dụ MỤC TIÊU LÀ ĐÍCH ĐẾN dựa trên cấu trúc cơ sở của sơ đồ Con đường với các tương quan sau: Vị trí khởi hành → Lúc bắt đầu thực hiện 31 Chuyển động trên đường → Quá trình thực hiện Vị trí cuối cùng → Lúc hoàn thành mục tiêu c) .SƠ ĐỒ BỘ PHẬN-TỔNG THỂ Cấu trúc cơ sở: Một tổng thể có hình dạng và có các bộ phận Ẩn dụ: Gia đình được hiểu như là một tổng thể với các bộ phận là những thành viên trong gia đình; Xã hội là một tổng thể với các bộ phận là người sống trong xã hội đó (các diễn đạt như:…cảm thấy mình lạc lõng và hoàn toàn xa lạ; Sống dưới một mái nhà chung mang tính toàn cầu,…). d) SƠ ĐỒ MỐI DÂY Cấu trúc cơ sở: Hai thực thể A và B kết nối bởi sợi dây ở giữa Ẩn dụ: Mối quan hệ giữa người và người thường được hiểu bằng những mối dây liên kết (các diễn đạt như: Làm sao mỗi người đều gắn bó với nhau trong công việc?;…một mối dây vô hình đã gắn bó nhau lại;…họ sẽ hiểu nhau hơn, tình bạn bè được thắt chặt; Mối quan hệ giữa hai người trở nên căng thẳng; Khoảng cách mẹ con cứ xa dần…). e) SƠ ĐỒ TRUNG TÂM – NGOẠI VI Cấu trúc cơ sở: thực thể, trung tâm và ngoại vi, khoảng cách từ trung tâm đến ngoại vi. Ẩn dụ: Cái quan trọng nhất thường được hiểu là ở giữa (ví dụ: vấn đề cốt lõi; thủ đô là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước; trung tâm công nghiệp; nhiệm vụ trung tâm; chung quanh vấn đề…). 32 f) SƠ ĐỒ CHU KÌ Cấu trúc cơ sở: điểm bắt đầu, một quá trình qua chuỗi các sự kiện liên tiếp, kết thúc ở điểm bắt đầu chu kì mới. Sơ đồ đơn giản có dạng hình tròn hở thể hiện sự trở lại trạng thái ban đầu; hoặc sơ đồ hình sin thể hiện một chu kỳ có đỉnh điểm. Các diễn đạt ngôn từ như: Có chồng rồi có con, với người phụ nữ thế là trọn một vòng đời; Nhớ lại mấy năm trước, cũng buổi chiều thế này; Ngày ngày mọi người quây quần sau bữa cơm chiều; Cứ thứ hai hàng tuần, nhiều công chức bắt đầu công việc với nhịp điệu quen thuộc… Hampe và Grady [48, tr.2] tổng kết những sơ đồ hình ảnh sau: (1) CHỨA ĐỰNG/VẬT CHỨA; CON ĐƯỜNG/NGUỒN-CON ĐƯỜNG- ĐÍCH; MỐI DÂY; BỘ PHẬN –TỔNG THỂ; TRUNG TÂM-NGOẠI VI; CÂN BẰNG; (2) Các sơ đồ LỰC (3) TIẾP XÚC, THANG MỨC, GẦN-XA, BỀ MẶT, ĐẦY-RỖNG; QUÁ TRÌNH; CHU KỲ; LẶP LẠI; HÒA TRỘN; HÒA HỢP; CHIA TÁCH, 33 VẬT THỂ, TẬP HỢP; KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC-ĐẾM ĐƯỢC; THÊM VÀO]; TRÊN-DƯỚI; TRƯỚC-SAU (4) Các sơ đồ CHUYỂN ĐỘNG, VẬN ĐỘNG, CẦM NẮM TIỂU KẾT Cho dù có những sai lầm và tồn tại nhất định, lý thuyết nguyên mẫu của Rosch đã là bước ngoặt thay đổi nhận thức con người về phạm trù và quá trình phạm trù hóa trong tự nhiên. Nhiều công trình sau Rosch đã vận dụng phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu các đơn vị ngôn ngữ khác nhau để tìm kiếm điển mẫu cho những cấu trúc ngôn ngữ nào đó. Lý thuyết mô hình nhận thức và khái niệm về hiệu quả nguyên mẫu của Lakoff là một bước tiến khác, đưa những ý tưởng ban đầu của Rosch và đồng nghiệp vào nghiên cứu ngôn ngữ từ góc độ nguyên mẫu. Với cấu trúc cơ sở hình thành từ trải nghiệm trực tiếp của cơ thể trong tương tác với môi trường và là nền tảng để con người phát triển và tổ chức nhận thức mới, các sơ đồ hình ảnh đã góp phần tạo dựng nền móng lý luận của NNHNT và lý thuyết nguyên mẫu. 34 CHƯƠNG 2 HIỆU QUẢ NGUYÊN MẪU TỪ CẤU TRÚC NỘI TẠI CỦA ẨN DỤ VÀ GIỮA CÁC ẨN DỤ 2.1.Ẩn dụ ý niệm và mô hình nhận thức ẩn dụ Với lý thuyết Ẩn dụ Ý niệm qua công trình Metaphors we live by [67], G.Lakoff và M.Johnson đã làm thay đổi cách nghĩ cổ điển về ẩn dụ từ thời Aristotle. Ẩn dụ không chỉ dựa trên sự giống nhau, cũng không phải là sáng tạo đòi hỏi người nói/người viết phải có một năng lực đặc biệt và nhằm một mục đích nào đó, mà ẩn dụ được sử dụng một cách tự động và vô thức như là một phần trong đời thường. Ẩn dụ không chỉ là một vấn đề từ ngữ mà là một vấn đề ý tưởng, cho phép con người thể hiện suy nghĩ về bản thân và thế giới, hay nói cách khác, “hệ thống ý niệm của con người được cấu trúc và xác định theo ẩn dụ” [67, tr.6]. Lakoff & Johnson [67] phân biệt giữa các diễn đạt ẩn dụ và ẩn dụ ý niệm. Các diễn đạt ẩn dụ không xuất hiện một cách ngẫu nhiên, cô lập, mà trong những nhóm lớn hơn, gọi là ẩn dụ ý niệm, đặc trưng bởi phép chiếu giữa hai miền - từ miền nguồn sang miền đích và khái quát hóa bằng công thức “ĐÍCH LÀ NGUỒN”. Ví dụ, ẩn dụ ý niệm THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC là phép chiếu từ miền TIỀN BẠC sang miền THỜI GIAN với những diễn đạt như: ..lão lại thẫn thờ mất mấy ngày; … đơn vị dành cho anh một tuần; ... quỹ thời gian không cho phép được chần chờ; ... tốn kém nhất trong các cuộc họp chưa hẳn là tiền mà là thời gian, … Với lý thuyết ẩn dụ ý niệm, Lakoff nhận dạng ẩn dụ là ý niệm, bất kể hình thức diễn đạt thế nào. Từ ý tưởng về cấu trúc ý niệm, Lakoff phát triển các mô hình thể hiện cách con người cảm nhận hiện thực và tổ chức kiến thức, hay là các “mô hình nhận thức lý tưởng hóa” (ICM). Cấu trúc phạm trù và hiệu quả nguyên mẫu là kết quả hay “sản phẩm phụ” của quá trình tổ chức kiến thức được thể hiện qua các ICM này. Nội dung chương phân tích hiệu quả nguyên mẫu từ cấu trúc nội tại của ẩn dụ với tư cách là một nguyên tắc cấu trúc ICM. Hệ thống các ẩn dụ cùng miền nguồn 35 và cùng miền đích thể hiện cấu trúc nguyên mẫu với tiêu điểm nghĩa và phép chiếu trung tâm. 2.2.Hiệu quả nguyên mẫu từ cấu trúc nội tại của phép chiếu ẩn dụ 2.2.1. Tính bất đối xứng Theo quan điểm NNHNT, ẩn dụ được định nghĩa như là “hiểu” một miền ý niệm bằng một miền ý niệm khác. Ví dụ như khi chúng ta nói và nghĩ về cuộc đời như những cuộc hành trình, nói và nghĩ về những tranh cãi như những cuộc chiến, nói và nghĩ về những suy nghĩ như thể đồ vật hay thức ăn... Khái niệm “hiểu” được dùng để đặc trưng cho mối quan hệ giữa hai ý niệm nguồn và đích trong một quá trình ẩn dụ. Sự tương hợp giữa các yếu tố nguồn và đích được xem như một phép chiếu giữa hai miền ý niệm hay hai ICM: - ICM 1 gọi là miền nguồn tức là miền mà chúng ta rút ra các diễn đạt ẩn dụ để hiểu miền ý niệm kia. - ICM 2 gọi là miền đích, miền mà chúng ta cố gắng hiểu thông qua việc sử dụng miền nguồn. Ví dụ, ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ MỘT HÀNH TRÌNH (các diễn đạt như: đường đời; suốt quãng đời thanh niên; những tháng năm cuối đời; cuộc đời vẫn hiện diện phía trước; Con bước đi trên những nẻo đường gió bụi; Tôi sẽ rẽ cuộc đời mình sang một hướng khác; Đó là lớp người đi trước; …) có các tương hợp mang tính hệ thống sau: NGUỒN ĐÍCH Người di chuyển trên đường ⇒ Người sống trên đời Cuộc hành trình ⇒ Quá trình sống Điểm xuất phát ⇒ Lúc mới sinh Các chướng ngại vật trên đường ⇒ Những trở ngại trong đời Chỗ ngoặt trên đường ⇒ Thay đổi lớn trong đời Điểm đến ⇒ Lúc qua đời 36 Một tính chất quan trọng của phép chiếu ẩn dụ là “bất đối xứng”, do phép chiếu chỉ diễn ra theo một chiều, từ miền nguồn lên miền đích mà không có chiều ngược lại. Lấy ví dụ, TÌNH YÊU được ý niệm hóa như là CUỘC HÀNH TRÌNH, nhưng không thể cấu trúc HÀNH TRÌNH bằng TÌNH YÊU, tức là không thể mô tả người di chuyển trên đường là “người đang yêu,” hay so sánh điểm dừng chân cuối cuộc hành trình với một cuộc “hôn nhân”. Theo Lakoff [68, tr. 417], phép chiếu ẩn dụ xác định một mối quan hệ giữa các ICM của hai miền, cũng xác định mối liên hệ giữa các nghĩa của từ. Với phép chiếu từ miền nguồn sang miền đích, ngữ nghĩa của các yếu tố trong miền nguồn được xem là cơ bản hơn và qui định các yếu tố tương hợp trong miền đích. Ví dụ, với ẩn dụ NIỀM VUI LÀ HƯỚNG LÊN, miền nguồn là “không gian” và miền đích là “cảm xúc”, ngữ nghĩa liên quan “không gian” được xem là cơ bản hơn. Sơ đồ hình ảnh là cấu trúc trừu tượng hình thành từ sự lặp đi lặp lại của kinh nghiệm cơ thể. Khi sơ đồ hình ảnh là miền nguồn của phép chiếu ẩn dụ, nó có thể giữ vai trò của một nguyên mẫu và chiếu lên nhiều miền đích khác nhau. Đây là trường hợp của các sơ đồ CON ĐƯỜNG, VẬT CHỨA, NẮM LẤY… Khi miền nguồn không phải là sơ đồ hình ảnh mà là một ý niệm hình thành từ thực tế trong một cộng đồng ngôn ngữ, ý niệm nguồn thể hiện tính nguyên mẫu ở chỗ nó chi phối các yếu tố tương hợp trong miền đích và cả khả năng hình thành những ẩn dụ khác nhau từ miền nguồn. 2.2.2. Tính nguyên mẫu của ý niệm nguồn NHÀ Trong các nền văn hóa khác nhau, nguyên mẫu của cùng một sự vật có thể khác nhau, dẫn đến những suy luận và các yếu tố tương hợp giữa nguồn và đích cũng khác nhau. P.Chilton và G.Lakoff nhận thấy ý niệm nguồn “ngôi nhà” khác nhau giữa các nền văn hóa có thể dẫn đến các ẩn dụ khác nhau. “Trong khi ngôi nhà điển hình kiểu Mỹ và nhiều nước phương Tây là một cấu trúc hình hộp có rào chắn trên mảnh đất riêng và có một gia đình sống trong đó, thì ngôi nhà điển hình kiểu Nga là một căn hộ chung cư lớn, với một vài nhóm người sống cùng gia đình của những người 37 chủ nhà” [62, tr. 253-254]. P.Chilton và G.Lakoff cho rằng, ”ngôi nhà điển hình kiểu Nga” là ý niệm nguồn dẫn đến ẩn dụ “ngôi nhà chung châu Âu” mà cựu lãnh đạo Gorbachev của Liên Xô dùng để gọi cộng đồng các quốc gia trong Liên hiệp châu Âu (EU) - một cấu trúc bao gồm nhiều đơn vị (quốc gia) độc lập nhưng có những trách nhiệm chung và cùng quan tâm đến an ninh và sự bền vững của “ngôi nhà chung” EU. Trong tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp, ý niệm nguồn NHÀ cũng có những điểm giống và khác nhau, dẫn đến những phép chiếu ẩn dụ/hoán dụ giống và khác nhau. Từ ý niệm nguồn “cấu trúc để ở,” NHÀ trong tiếng Việt, HOUSE trong tiếng Anh và MAISON trong tiếng Pháp đều dùng để chỉ những tòa nhà dành cho hoạt động đặc biệt nào đó, như công trình phúc lợi cộng đồng, cơ sở kinh doanh, cơ sở tôn giáo, … Ví dụ: Tiếng Anh: opera house (nhà hát), schoolhouse (nhà trường), banking house (nhà băng), fashion house (công ty thời trang), … Tiếng Pháp: maison d’enfants (nhà trẻ), maison de retraite (nhà dưỡng lão), maison de justice (nhà tạm giam), maison de repos (nhà nghỉ), maison de banque (nhà băng), maison de commerce (hãng buôn), maison de Dieu (nhà thờ)... Từ ý niệm nguồn “nơi ở của một gia đình,” HOUSE, MAISON và NHÀ đều được sử dụng để chỉ một dòng dõi quyền thế, quí tộc, hay một triều đại phong kiến. Ví dụ: House of Windsor (triều đại Windsor) Maison royale (hoàng gia); maison d’Autriche (hoàng tộc Áo) Nhà Lê, Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Nguyễn, … Theo P.Chilton và G.Lakoff, “ngôi nhà kiểu phương Tây” là “cấu trúc hình hộp có rào chắn trên mảnh đất riêng”, do đó ý niệm HOUSE trong tiếng Anh hàm ý một sự trật tự và tách biệt. Từ ý niệm nguồn này, HOUSE được dùng để chỉ cơ quan lập pháp như House of Parliament (Quốc hội), House of Commons (Hạ viện), House of Lord (Thượng viện) hay chỉ The House (Hạ viện hoặc Thượng viện). 38 Sự kết hợp giữa NHÀ và NƯỚC để tạo thành hai từ ghép “nhà nước” và “nước nhà” chỉ có trong tiếng Việt. “NHÀ” là cấu trúc xây dựng cho một mục đích hoạt động đặc biệt, nên “nhà nước” là cấu trúc hoạt động vì đất nước, là Chính phủ. Trong khi đó, “NHÀ” trong “nước nhà” thể hiện giá trị của ý niệm NHÀ trong một nền văn hóa phương Đông: NHÀ là nền tảng của xã hội, của đất nước. Ý niệm NHÀ cũng có thể chiếu sang ý niệm NGƯỜI trong các trường hợp sau: a)Từ ý niệm nguồn “cấu trúc cho người ở”, NHÀ, HOUSE và MAISON đều có thể sử dụng để nói về những người sống trong một ngôi nhà. Đây là phép chiếu hoán dụ TỔNG THỂ THAY CHO BỘ PHẬN, tức là NHÀ thay cho THÀNH VIÊN SỐNG TRONG NHÀ. Ví dụ: Be quiet or you’ll wake the whole house (Im lặng nào, nếu không bạn sẽ đánh thức cả nhà). Traiter quelqu’un comme un enfant de la maison (đối xử với ai như con trong nhà); Les amis, les familiers de la maison (những người bạn, người quen biết của nhà). Cả nhà đi vắng ... b)Trong tiếng Pháp, MAISON dùng để chỉ những người phục vụ trong một ngôi nhà hay cho một người danh tiếng. Ví dụ: gens de la maison (người giúp việc), une nombreuse maison (nhiều người giúp việc), maison du roi (cận thần của vua), ... c)Trong tiếng Việt, NHÀ dùng để nói đến người hoạt động trong ngành nghề nào đó. Ví dụ: nhà báo, nhà giáo, nhà văn, nhà sử học, nhà toán học, nhà khoa học,… Ẩn dụ này không có trong tiếng Anh và tiếng Pháp và có thể minh họa sự chuyển nghĩa như sau: “CẤU TRÚC ĐỂ Ở” p CẤU TRÚC CÓ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẶC BIỆTp MỘT NGÀNH NGHỀ NÀO ĐÓ pTHÀNH VIÊN TRONG MỘT NGÀNH NGHỀ. d)Trong suy nghĩ của người Việt, “ngôi nhà điển hình” không chỉ là một cấu trúc có mái và tường bao quanh để ở, bằng đá hay bằng gạch, lợp tôn hay lợp 39 ngói,… mà NHÀ chính là GIA ĐÌNH, môi trường sống của những người gắn bó trong mối quan hệ huyết thống và hôn nhân (H.2.1) Vai trò của người vợ/chồng là quan trọng nhất để tạo dựng một gia đình, vì thế người Việt hay dùng cụm từ “nhà tôi” để xưng gọi vợ hay chồng ở ngôi thứ ba. Ví dụ: “Nhưng mà, ba giờ đêm, chợt thức dậy, tôi thấy nhà tôi, chị ạ, nhà tôi ngồi ở bàn, hai tay bịt lấy thái dương.” (Cái ghen đàn ông – Vũ Trọng Phụng). Cho dù người Pháp có câu tục ngữ “La femme fait la maison” (Phụ nữ làm nên ngôi nhà), yếu tố MAISON không tạo nên một nghĩa nào gắn với vai trò người phụ nữ trong nhà, trong khi sự kết hợp giữa house (nhà) và wife (vợ) trong tiếng Anh đem lại nghĩa “nội trợ” Nếu như trong tiếng Việt, từ ý niệm nguồn GIA ĐÌNH dẫn đến phép chiếu ẩn dụ VỢ/CHỒNG LÀ NHÀ, thì trong tiếng Pháp, có phép chiếu ẩn dụ CÁ NHÂN LÀ NHÀ. Đối với người Pháp, NGÔI NHÀ là biểu tượng của một cấu trúc lãnh thổ, “là vũ trụ đối với họ, lãnh thổ của họ, thuộc sở hữu của họ” [41, tr.167], như một cách giải thích của Eric Dardel trong “L’Homme et la terre” được Emira Gherib trích dẫn: ở nơi mà ý thức thức giấc để đứng thẳng, đối mặt với con người và sự kiện, có một cái gì đó nguyên thủy đến nỗi, đối với con người và các dân tộc, “chez soi,” nơi sinh ra, nơi gắn bó, đó là nơi mà họ ngủ, là ngôi nhà, là túp lều [41, tr. 167] Trong “chez soi”, “soi” là đại từ và được thay đổi theo ngôi (chez moi, chez moi, chez elle,…), hay thay bằng các danh từ (chez mon oncle, chez le medecin, ..) 40 đem lại nghĩa “ở nhà ai đó” hay “ở nơi làm việc của ai đó”, cho dù không có mặt của MAISON. Ngoài ra, “chez” còn dùng để chỉ tâm trạng hay phong cách cá nhân của một người hay một nhóm người. Ví dụ: Chez lui, c’est une habitude (Ở anh ấy, đó là một thói quen), C’est bizarre chez un enfant (Điều đó là kỳ lạ ở một đứa trẻ), C’est typique chez les politiciens (Điều đó là điển hình của giới chính khách); chez Van Gogh (trong nghệ thuật của Van Gogh), ... Khi sử dụng “chez” theo nghĩa ẩn dụ này, ý niệm nguồn NHÀ trong tiếng Pháp đã chuyển từ một địa điểm, một nơi chốn, sang tâm trạng hay phong cách cá nhân. 2.3. Quan hệ giữa các ẩn dụ 2.3.1.Phân loại ẩn dụ 2.3.1.1.Phân loại theo tính qui ước Theo Kovecses [61, tr.29-30], cách phân loại ẩn dụ cơ bản là dựa vào mức độ qui ước của chúng. Lakoff & Turner [70, tr.55] đề cập “sự qui ước hóa” (conventionalization) và định nghĩa một ẩn dụ là qui ước “trong chừng mức là ẩn dụ 41 đó được sử dụng một cách tự động, không phải gắng công và thường trở thành một cách nghĩ của những thành viên trong một cộng đồng ngôn ngữ”. Ẩn dụ qui ước (conventional metaphor) còn được gọi là ẩn dụ đóng băng (frozen metaphor) hay ẩn dụ chết (dead metaphor), trong khi ẩn dụ không qui ước (unconventional metaphor) được xem là ẩn dụ mới (novel metaphor) hay ẩn dụ sáng tạo (creative metaphor). Lakoff [72, tr.237] phân biệt giữa ẩn dụ qui ước và ẩn dụ mới, “Cho dù ẩn dụ mới thông thường như thế nào, sự xuất hiện của nó vẫn là hiếm nếu so sánh với ẩn dụ qui ước, vốn xuất hiện trong phần lớn những câu nói của chúng ta.” Từ đây có thể định nghĩa: một ẩn dụ có tính qui ước cao khi nó được một cộng đồng ngôn ngữ sử dụng thường xuyên và một cách vô thức.. Lakoff & Turner [1989] cho rằng có 3 cơ chế cơ bản để nhận dạng ẩn dụ mới: mở rộng ẩn dụ qui ước, ẩn dụ cấp khái quát và ẩn dụ hình ảnh; trong khi Kovecses [61, tr.31] đề xuất một thang mức về tính qui ước (scale of conventionality), ở hai đầu của thang mức này là các ẩn dụ có tính qui ước cao và các ẩn dụ không có tính qui ước cao. Một số ẩn dụ tiếng Anh có tính qui ước cao như là: TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH, TÌNH YÊU LÀ MỘT HÀNH TRÌNH, LÝ THUYẾT LÀ TÒA NHÀ; Ý TƯỞNG LÀ THỨC ĂN; TỔ CHỨC Xà HỘI LÀ CÂY CỐI, CUỘC ĐỜI LÀ MỘT HÀNH TRÌNH, …Những ẩn dụ có tính qui ước “thấp” hay thậm chí là “không qui ước” như: TÌNH YÊU LÀ MỘT CÔNG TRÌNH HỢP TÁC NGHỆ THUẬT, KINH NGHIỆM LÀ CÂY CỐI, … hay những ẩn dụ thơ ca theo Lakoff & Turner [70]: CUỘC ĐỜI LÀ CHẤT LỎNG TRONG CƠ THỂ, CUỘC ĐỜI LÀ MỘT SÂN KHẤU, CÁI CHẾT LÀ SỰ KHỞI HÀNH, CÁI CHẾT LÀ MÙA ĐÔNG, THỜI GIAN LÀ MỘT KẺ CẮP, THỜI GIAN LÀ MỘT THỢ GẶT, ... Một thang mức phải có các thang bậc và ở khoảng giữa thang mức của Kovecses phải là những ẩn dụ có tính qui ước không “cao” cũng không “thấp”. Kovecses đã không đưa ra tiêu chuẩn nào để xác định mức “cao, thấp”, vì rõ ràng đây là điều không thể. 42 Mặt khác, những ẩn dụ có tính qui ước cao đôi khi được sử dụng bằng những diễn đạt “không qui ước,” tức là những diễn đạt ít được sử dụng trong đời thường ở một cộng đồng ngôn ngữ. Theo Kovecses [61, tr.31], “Cho dù phần lớn chúng ta khó mà cảm nhận cuộc sống theo cách gì khác hơn là ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ MỘT HÀNH TRÌNH, có lẽ chúng ta không thể tìm thấy những diễn đạt ngôn ngữ này trong một từ điển hay nghe nói hàng ngày từ những người dân thường với mục đích giao tiếp thông thường.” Kovecses [61, tr.31] trích dẫn câu “Stop the world. I want to get off” (= Dừng thế giới lại. Tôi muốn xuống), như là một cách diễn đạt không qui ước của ẩn dụ qui ước CUỘC ĐỜI LÀ MỘT HÀNH TRÌNH. 2.3.1.2.Phân loại theo tính chất cấu trúc Ẩn dụ có thể chia thành hai loại, dựa vào cấu trúc kiến thức hay các yếu tố ý niệm của sơ đồ hình ảnh. Tuy nhiên, sơ đồ hình ảnh có thể làm cơ sở cho những ý niệm khác, như sơ đồ CON ĐƯỜNG là cơ sở cho ý niệm HÀNH TRÌNH trong ẩn dụ cấu trúc CUỘC ĐỜI LÀ MỘT HÀNH TRÌNH. Sơ đồ hình ảnh cũng có thể là miền nguồn trong ẩn dụ bản thể TRÍ ÓC LÀ VẬT CHỨA, TRƯỜNG THỊ GIÁC LÀ VẬT CHỨA hay THỜI GIAN LÀ VẬT CHỨA. Các sơ đồ hình ảnh cũng có thể kết hợp và biến đổi để hình thành phép chiếu ẩn dụ, như chứng tỏ trong phần 3.2. Như vậy, vai trò của sơ đồ hình ảnh không chỉ gói gọn trong việc hình thành một loại ẩn dụ ý niệm, mà nó là cơ sở cho việc hình thành nhiều loại ẩn dụ. 2.3.1.3.Phân loại theo mức độ khái quát: Tùy theo mức độ khái quát, ẩn dụ ý niệm bao gồm ẩn dụ khái quát và ẩn dụ chuyên biệt. Các ẩn dụ thường được đề cập như: CUỘC ĐỜI LÀ HÀNH TRÌNH, TÌNH YÊU LÀ HÀNH TRÌNH, TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH, Ý TƯỞNG LÀ THỨC ĂN, GIẬN DỮ LÀ SỨC NÓNG,… đều là ẩn dụ chuyên biệt, tức là cấu trúc sơ đồ cơ sở của những ẩn dụ này được chi tiết hóa. Một số ví dụ về ẩn dụ khái quát là: SỰ KIỆN LÀ HÀNH ĐỘNG, CHUNG LÀ RIÊNG, CHUỖI HỆ THỐNG LOÀI (The Great Chain of Being metaphor). Những 43 hệ thống ẩn dụ này gọi là “khái quát” do cấu trúc khung hết sức đơn giản, nhưng có vai trò quan trọng trong việc hệ thống hóa cấu trúc ẩn dụ. - Ẩn dụ CHUNG LÀ RIÊNG: diễn giải sự hình thành và nghĩa của các tục ngữ hay thành ngữ. Các tục ngữ thường bao gồm những ý niệm cấp độ RIÊNG trong một tình huống nào đó. Trong câu tục ngữ “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, ý nghĩa của tình huống riêng - cả bầy ngựa trong tàu bày tỏ sự cảm thông với một con ngựa đau - được khái quát hóa qua ẩn dụ CHUNG LÀ RIÊNG để tạo nghĩa chung cho tục ngữ là “sự đoàn kết”, khi tập thể chia sẻ với mỗi thành viên. - Ẩn dụ SỰ KIỆN LÀ HÀNH ĐỘNG: Có rất nhiều loại sự kiện: sống, yêu thương, bệnh tật, thi cử, tai nạn, chết,… Mỗi sự kiện là một trường hợp riêng với vô số đặc điểm, như là “yêu thương” bao gồm hai hay nhiều thực thể là người, mối quan hệ, quá trình và mục đích,... nhưng cấu trúc chung của SỰ KIỆN mang đặc điểm khái quát. - Ẩn dụ CHUỖI HỆ THỐNG LOÀI: Nghĩa trung tâm của hệ thống này là quan hệ thứ bậc giữa các loài (con người, động vật, thực vật, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên) trong thế giới. Mỗi loài có những đặc điểm riêng và ứng xử riêng, như là: con người có khả năng suy luận, loài vật có bản năng, thực vật có đặc điểm sinh học, đồ vật có đặc điểm cấu trúc và chức năng.., nhưng các cấp độ trong hệ thống có thể được dùng để hiểu một cấp độ khác và tạo nên một hệ thống ẩn dụ. Ví dụ như, con người có thể được hiểu như loài vật hay đồ vật (NGƯỜI LÀ LOÀI VẬT, NGƯỜI LÀ ĐỒ VẬT) và quá trình ý niệm hóa theo hướng từ một nguồn thấp hơn lên một đích cao hơn trong hệ thống loài. Ngược lại, khi loài vật, sự vật, đồ vật được hiểu như người (LOÀI VẬT LÀ NGƯỜI, Xà HỘI LÀ NGƯỜI, TRÍ ÓC LÀ NGƯỜI,...) thì quá trình ý niệm hóa theo hướng từ một nguồn cao hơn đến một đích thấp hơn. 2.3.1.4.Phân loại theo qui mô nhận thức Tùy theo qui mô nhận thức, có 3 loại ẩn dụ ý niệm: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hướng. Đây là cách phân loại thường được các nhà NNHNT đề cập. 44 a)Ẩn dụ cấu trúc Đối với ẩn dụ cấu trúc, ý niệm ở miền nguồn cung cấp một cấu trúc kiến thức cho ý niệm đích. Chức năng nhận thức của ẩn dụ cấu trúc là cho phép người nói hiểu miền đích bằng cấu trúc của miền nguồn, dựa trên sự tương hợp giữa các yếu tố miền đích và các yếu tố của miền nguồn. Ví dụ, với ẩn dụ THỜI GIAN LÀ CHUYỂN ĐỘNG, thời gian được hiểu bằng một số yếu tố cơ bản: vật thể, vị trí và chuyển động. Một loại ẩn dụ ý niệm được Kovecses [61, tr.36-38], Lakoff & Turner [70, tr.89-96], Lakoff [72, tr. 229] gọi là ẩn dụ hình ảnh (image metaphor), trong khi Grady [27, tr. 293] gọi là ẩn dụ tương đồng (resemblance metaphor). Phép chiếu ẩn dụ này là “một-phát” (one-shot image-mapping), theo nghĩa là chỉ một hình ảnh được chiếu lên trên một hình ảnh khác. Nếu ẩn dụ cấu trúc chiếu cấu trúc một miền lên cấu trúc của một miền khác thì trong ẩn dụ hình ảnh, các miền tham gia phép chiếu là những hình ảnh tinh thần và cấu trúc của hình ảnh bao gồm cả cấu trúc bộ phận-tổng thể (quan hệ giữa bộ phận và tổng thể như mái nhà với ngôi nhà, ngón tay với bàn tay,...) và cấu trúc thuộc tính (màu sắc, độ cong, hình dáng chung,...). Một trong những ví dụ về ẩn dụ hình ảnh của Lakoff & Turner lấy từ câu: My horse with a mane made of short rainbows (Con ngựa của tôi có bờm lông ngắn bằng dải cầu vồng). Cấu trúc của cầu vồng với những dải màu cong được chiếu lên trên bờm lông ngựa. Kiến thức phổ thông về cầu vồng (như là: màu sắc, hình dạng, vị trí và thời điểm xuất hiện) trong miền nguồn được chiếu lên trên miền đích. Grady phân biệt giữa ẩn dụ hình ảnh và ẩn dụ ý niệm, trong khi Kovecses, Lakoff, Turner vẫn xem ẩn dụ hình ảnh là ẩn dụ ý niệm. Lakoff [72, tr. 229] chỉ ra những điểm giống nhau giữa hai ẩn dụ này, “... những hình ảnh qui ước trong suy nghĩ được cấu trúc bằng sơ đồ hình ảnh, và ẩn dụ hình ảnh cũng bảo toàn cấu trúc sơ đồ hình ảnh, chiếu các bộ phận lên các bộ phận, toàn thể lên toàn thể, vật chứa lên vật chứa, con đường lên con đường,...” 45 Một loại ẩn dụ cấu trúc khác được Ruiz de Mendoza [106] gọi là ẩn dụ tình huống, trong đó một tình huống riêng được khái quát hóa cho mọi trường hợp. Ẩn dụ tình huống thường được dùng để diễn giải ý nghĩa thành ngữ, tục ngữ. Ví dụ như, trong thành ngữ tiếng Việt “thả hổ về rừng”, tình huống miền nguồn “thả hổ về đúng môi trường sống của chúng” chiếu lên yếu tố miền đích “hành động giúp kẻ ác tự do hoành hành” để tạo nên nghĩa ẩn dụ của “thả hổ về rừng” là “hành động hết sức táo bạo và nguy hiểm”. b)Ẩn dụ bản thể Trong ẩn dụ bản thể, kiến thức được hiểu như là vật thể, chất liệu hay vật chứa nói chung mà không xác định chính xác loại vật thể, chất liệu hay vật chứa đó. Lấy ví dụ, trí óc được hiểu như một vật chứa những ý tưởng hay vật chứa những cảm xúc; suy nghĩ được hiểu như là chất lỏng.. Chức năng nhận thức của ẩn dụ loại này là đem lại một vị thế bản thể cho những loại ý niệm đích trừu tượng. Một khi có thể xác định kinh nghiệm là các thực thể hay chất liệu, con người có thể đề cập, phân loại, tập hợp, định lượng, từ đó lập luận về chúng. Kinh nghiệm về vật thể hay về cơ thể là cơ sở của vô số ẩn dụ bản thể. c)Ẩn dụ định hướng Những ẩn dụ định hướng cung cấp cấu trúc ý niệm ít hơn các ẩn dụ bản thể, chủ yếu liên quan đến những định hướng không gian cơ bản mà con người thường nhận biết trong tương tác với môi trường, như trên-dưới, trong-ngoài, trước-sau, trung tâm-ngoại vi, … Các yếu tố định hướng đối nghịch nhau chi phối ý nghĩa tích cực-tiêu cực của ý niệm ẩn dụ. Những đánh giá thường được xem là tích cực liên quan đến hướng lên, vị trí trung tâm, thế cân bằng, vị trí phía trước, trong khi đánh giá tiêu cực thường là yếu tố ngược lại, như là hướng xuống, khu vực ngoại vi, không cân bằng, vị trí phía sau,.. Lấy ví dụ, ẩn dụ định hướng VUI LÀ HƯỚNG LÊN, BUỒN LÀ HƯỚNG XUỐNG với các diễn đạt như: Tôi buồn trĩu xuống; Câu chuyện làm không khí lắng xuống buồn bã, ... 46 Phân chia ẩn dụ thành ba loại như trên dựa vào qui mô nhận thức. Mức độ nhận thức từ nhiều (ẩn dụ cấu trúc) cho đến ít (ẩn dụ bản thể) và rất ít (ẩn dụ định hướng), nhưng khó mà đưa ra tiêu chuẩn xác định mức độ này. Chính Lakoff&Turner thừa nhận, “Điều chắc chắn là có một số sai lầm… Phân chia ẩn dụ ra ba loại – định hướng, bản thể, và cấu trúc – là nhân tạo. Tất cả ẩn dụ đều là cấu trúc (ở chỗ chúng chiếu cấu trúc lên cấu trúc); tất cả đều là bản thể (ở chỗ chúng sáng tạo các thực thể trong miền đích); và nhiều ẩn dụ là định hướng (ở chỗ chúng chiếu lên các sơ đồ hình ảnh định hướng)”[74, tr.264]. Lấy ví dụ, ẩn dụ VẬT CHỨA là ẩn dụ bản thể [67, tr. 29-30], nhưng VẬT CHỨA là một sơ đồ hình ảnh có cấu trúc nội tại và thuộc loại ẩn dụ cấu trúc. THỜI GIAN LÀ VẬT CHỨA là ẩn dụ bản thể khi người ta hiểu ý niệm thời gian như một thứ vật chứa, nhưng sẽ là một ẩn dụ cấu trúc khi cấu trúc cơ sở của VẬT CHỨA chiếu lên trên miền THỜI GIAN. Với những diễn đạt như “trong đêm đen; sau hai ngày; từ bữa ấy nó sợ; ngoài giờ thăm viếng; đã vào giữa thu; trước đây vài năm; Hà Nội vào thu; ra giêng...”, phép chiếu ẩn dụ từ các vị trí “trong, ngoài, giữa, trước, sau, ...” của VẬT CHỨA hay sự chuyển động “từ, vào, ra,...” VẬT CHỨA chiếu lên miền THỜI GIAN để cấu trúc ý niệm THỜI ĐIỂM hay KHOẢNG THỜI GIAN nào đó. Một số nhà ngôn ngữ cũng đưa ra những ví dụ chứng tỏ cách phân loại ẩn dụ theo chức năng nhận thức của Lakoff & Johnson [67] và Lakoff& Turner [70] là không hợp lý. Trong các diễn đạt như “một ý nghĩ đen tối lóe lên” hay “những giờ phút đen tối đã qua”, phép chiếu diễn ra từ một yếu tố màu sắc là “ĐEN” đến ý niệm trừu tượng “Ý NGHĨ” hay “THỜI ĐIỂM”. Sự đơn giản này trái với quan điểm của Lakoff & Turner [70, tr.103], khi hai ông cho rằng trong phép chiếu ẩn dụ, miền nguồn gồm một hệ thống cấu trúc từ hai yếu tố trở lên và miền đích là một cấu trúc khác cũng từ hai yếu tố trở lên. 2.3.1.5.Phân loại theo tương quan kinh nghiệm Joseph Grady [46] chia ẩn dụ ý niệm thành hai loại: ẩn dụ cơ sở (primary metaphor) và ẩn dụ ghép (compound metaphor). Luận điểm của Grady được Lakoff 47 & Johnson [73] và nhiều người khác chấp nhận như là một sự cải tiến lý thuyết Ẩn dụ Ý niệm, do có hệ thống hơn và giải quyết được một số vấn đề tồn tại của ẩn dụ ý niệm như là: giải thích được tính bộ phận của phép chiếu ý niệm, loại bỏ điểm khác biệt chủ yếu giữa ý niệm đích và ý niệm nguồn là giữa trừu tượng và cụ thể.. ™ Ẩn dụ cơ sở (primary metaphor) được xem là hình thức cơ bản của ẩn dụ ý niệm, với các đặc điểm sau: - Kết hợp những ý niệm có tính chất cơ bản “ngang” nhau, theo nghĩa là đều được cơ thể trải nghiệm trực tiếp trong tương tác với môi trường. - Trong ẩn dụ cơ sở, sự khác biệt giữa nguồn và đích không phải là giữa cụ thể và trừu tượng mà là ở mức độ chủ quan: ý niệm nguồn thể hiện kinh nghiệm vận động-cảm giác trực tiếp trong khi ý niệm đích phản ánh đáp ứng của cơ thể với những kinh nghiệm này và về bản chất là “đánh giá, phán đoán, ước lượng và suy luận” [46, 5/15]. Ví dụ, ẩn dụ KHÓ KHĂN LÀ NẶNG do mối tương quan giữa kinh nghiệm nâng vật nặng và cách xử lý khó khăn; ẩn dụ HIỂU BIẾT LÀ THẤY do người ta có thể hiểu khi nhìn thấy; hay trong ẩn dụ HIỂU BIẾT LÀ NẮM LẤY, ý niệm đích NẮM LẤY “là một trong những công cụ cơ bản nhất của con người để điều khiển, di dời và duy trì, sở hữu đồ vật… một tổng thể kinh nghiệm độc lập và qua sử dụng hàng ngày” [44, tr.271]. Một số ẩn dụ cơ sở khác như: NGUYÊN NHÂN LÀ LỰC, CẢM XÚC LÀ CHẤT LỎNG, TỐT LÀ CAO; Ý TƯỞNG LÀ CHẤT LỎNG; QUAN TRỌNG LÀ TO, TƯƠNG ĐỒNG LÀ GẦN GŨI; THỜI GIAN LÀ CHUYỂN ĐỘNG, ... ™ Ẩn dụ ghép (compound metaphor): do các ẩn dụ cơ sở kết hợp. Ví dụ, ẩn dụ cơ sở NGUYÊN NHÂN LÀ LỰC là ẩn dụ trung tâm, kết hợp với các ẩn dụ khác để tạo thành những ý niệm nguyên nhân phức tạp. Một số ẩn dụ ghép như: Ý TƯỞNG LÀ TÒA NHÀ; GIAO TIẾP LÀ NẤU ĂN/PHỤC VỤ; Ý TƯỞNG/CẢM XÚC LÀ THỨC ĂN; SUY NGHĨ LÀ DU LỊCH; TIN TƯỞNG LÀ ĐI LẠI … 48 Cách phân loại của J.Grady không chỉ có giá trị cải tiến lý thuyết ẩn dụ ý niệm, mà còn thể hiện cấu trúc nguyên mẫu của các ý niệm ẩn dụ. Do tương hợp giữa nguồn và đích trong ẩn dụ cơ sở là tương quan giữa trải nghiệm và đáp ứng của cơ thể trong thế giới thực, ẩn dụ cơ sở có thể giữ vai trò nguyên mẫu trong cấu trúc một loạt ý niệm ẩn dụ. Ví dụ như, ẩn dụ cơ sở HIẾU BIẾT LÀ NẮM LẤY giữ vai trò “nguyên mẫu” cho một loạt ẩn dụ tiếng Việt liên quan CHO-NHẬN thông tin (cho thấy, cho rằng, nhận thấy, nhận biết, đưa ý kiến, ...). 2.4.Hệ thống ẩn dụ theo LAKOFF Lakoff & Johnson [67], Lakoff [70, tr.222], phát hiện “…các phép chiếu ẩn dụ không xuất hiện tách biệt nhau. Chúng đôi khi tổ chức theo cấu trúc thứ bậc,” dẫn đến những hệ thống ẩn dụ phức tạp. Một ví dụ của Lakoff là hệ thống thứ bậc với cấp cơ bản là ẩn dụ CUỘC ĐỜI LÀ HÀNH TRÌNH, cấp trên là ẨN DỤ CẤU TRÚC SỰ KIỆN và cấp dưới là những ẩn dụ có miền nguồn là HÀNH TRÌNH, như TÌNH YÊU LÀ HÀNH TRÌNH, SỰ NGHIỆP LÀ HÀNH TRÌNH. Lakoff [72] mô tả một hệ thống các ẩn dụ tương tác nhau có liên quan các sự kiện gọi là ẩn dụ CẤU TRÚC SỰ KIỆN, trong đó các miền nguồn bao gồm những ý niệm liên quan một hành trình như là vị trí, chuyển động, phương tiện, thay đổi, tình trạng, mục đích, ... Ở đây, chúng tôi thử đi tìm tính “nguyên mẫu” của hệ thống ẩn dụ, thể hiện qua tiêu điểm nghĩa và phép chiếu trung tâm của hai hệ thống ẩn dụ chung miền nguồn và chung miền đích. Những miền đích có chung một miền nguồn được Kovecses [61, tr.108] gọi là phạm vi (scope) của ẩn dụ. Các diễn đạt ẩn dụ chung miền nguồn DÒNG CHẢY có phạm vi rất rộng, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau từ CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP, THỜI GIAN cho đến những hoạt động kinh tế như THỊ TRƯỜNG, SẢN XUẤT, GIAO DỊCH TIỀN TỆ, XU HƯỚNG,… Những ẩn dụ DÒNG CHẢY cũng được tìm thấy trong tiếng Anh và tiếng Pháp, chứng tỏ ý niệm DÒNG CHẢY có vai trò quan trọng không chỉ trong một nền văn hóa lúa nước như Việt Nam mà cả trong văn hóa phương Tây. 49 Động cơ và sự hình thành tương tác giữa các phép chiếu trong hệ thống các ẩn dụ có chung miền đích là SUY NGHĨ được phát hiện bằng cách tìm kiếm mối liên hệ giữa các miền nguồn khác nhau. 2.5.Hệ thống ẩn dụ có chung miền nguồn 2.5.1.Ẩn dụ DÒNG CHẢY và các diễn đạt ngôn từ Một ý niệm nguồn có thể đặc trưng cho nhiều miền đích khác nhau. Ví dụ, ý niệm CHIẾN TRANH không chỉ thể hiện tính chất một cuộc tranh luận mà còn thể hiện một khía cạnh tình yêu, ý niệm XÂY DỰNG không chỉ chiếu lên các LÝ THUYẾT mà còn để nói về hệ thống xã hội, quan hệ, sự nghiệp, công ty và cả cuộc đời, ý niệm LỬA chiếu lên miền TÌNH YÊU, SỰ GIẬN DỮ, hay CẢM XÚC CĂNG THẲNG,... Dựa vào cách xác định tiêu điểm ngữ nghĩa và phép chiếu trung tâm của Kovecses [61, tr.109 - 116], chúng tôi tìm kiếm phép chiếu trung tâm cho một hệ thống ẩn dụ quen thuộc trong đời sống Việt: ẩn dụ DÒNG CHẢY. Những diễn đạt liên quan ẩn dụ này là nguồn tư liệu để xác lập các phép chiếu từ miền nguồn DÒNG CHẢY. Bước 4 và 5 trong phương pháp Steen được sử dụng để xác lập các phép chiếu ẩn dụ từ diễn đạt ngôn từ. Ví dụ: o “nó phải lặn lội với đời” p(∃F) (∃x, y) {SIM [F(đời), lặn lội (x, y)]} p{SIM [sống(đời), lặn lội (người, dòng nước)]} Các tương hợp là: sống B lặn lội cuộc đời B dòng nước p Phép chiếu: CUỘC ĐỜI LÀ DÒNG CHẢY o “Sao thời gian trôi nhanh vậy?” p (∃ F) (∃ y) {SIM [ F (thời gian), trôi(y)]} p {SIM [qua (thời gian), trôi (dòng nước)]} p Phép chiếu: THỜI GIAN LÀ DÒNG CHẢY 50 a)CUỘC ĐỜI LÀ DÒNG CHẢY Với ẩn dụ này, cuộc đời là một dòng nước trôi chảy mà con người phải lặn lội trong đó. Dòng đời có thể chảy thật êm ả, nhưng cũng có lúc phải băng qua thác ghềnh, sóng gió, giống như con người phải đối mặt với khó khăn trở ngại. Những cạm bẫy bất ngờ làm dòng chảy thêm sâu hút và những dối trá lọc lừa khuấy đục dòng trong. Một biến động nào đó trong đời là vực xoáy giữa dòng và con người nhủ lòng đừng buông xuôi. Sống trên đời là một cuộc phiêu lưu đầy bất trắc trên sóng nước, và khi cập một bến bờ yên ổn nào đó, có nghĩa là con ngươi tìm được một khoảng bình yên và cái chết sẽ là bến dừng cuối cùng mà ai cũng phải ghé vào. -…nó phải lặn lội với đời ...(Đừng lở, sông ơi – Huỳnh Thạch Thảo) -Cô đã lôi cuốn tôi vào giữa dòng đời tuôn chảy …(Trái cam trong lòng tay – Nguyễn Kiên) -Đời người cũng không phải lúc nào cũng sông lặng sóng êm, xuôi chèo mát mái mà có khi phải lên thác xuống ghềnh,…(NLĐ, 25/01/12) -Cuộc sống vẫn chảy trôi như thời gian vốn chưa khi nào biết dừng lại ...(Dòng email chờ đợi – Thu Giang) -Tôi sẽ bơi lội trong dòng đời đục trong, nông sâu để đùa cợt ...(Người đàn ông mặc áo nâu – Phạm Thị Ngọc Điệp) -Anh cũng muốn có một bến đỗ của cuộc đời ...(Lễ hội mùa đông – Trần Lệ Thường) -…bất chấp những sóng gió của cuộc đời, tình yêu ở lại ...(TTCT, 25/06/06) -Tình cảm của Hải với Sương cứ chảy mãi như suối lụa trong rừng …(Đêm trăng thiêng – Phùng Văn Khai) -…cũng phải vẫy vùng trong vòng xoáy khắc nghiệt của đời sống....(Hoa nắng – Lê Xuân Khoa) -Nhà em trôi dạt tứ xứ nay mới về ở đây …(Trong ngõ vắng – Nguyễn Đức Thiện) -Mà tại sao để đời mình trôi qua bèo bọt? (Đùa cho vui – Lê Minh Quốc) 51 -Nó như một cái bến cuối mà ai cũng phải tới…(Tiên bay về trời – Nguyễn Đông Thức) b)THỜI GIAN LÀ DÒNG CHẢY Những sự kiện và những thời khắc trong ngày, từ sáng, trưa, chiều, tối, cho đến ngày, tháng hay năm, cho dù có ý nghĩa thế nào cũng lần lượt theo thời gian “trôi” vào quá khứ. -Sao thời gian trôi nhanh vậy? (Khuôn mặt tình yêu – Hoàng Lan Anh) -…lội ngược dòng để đi tìm tận cùng những bí mật của quá khứ…(NLĐ, 08/04/11) -Sáng, trưa, chiều tối, thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. (Bầu trời ngoài ô cửa – Vũ Minh Nguyệt) -Ngày vẫn trôi và cuộc đời vẫn hiện diện phía trước …(Biển không có dã tràng – Phan Đình Minh) -Tuổi xuân trôi qua lúc nào không hay. (Nước mắt làng chài – Phan Thị Thu Loan) -…dòng thời gian đang đều đều trôi chảy ngược xuôi không cùng tận trên đường (Ba lẻ một – Bảo Ninh) c)LỊCH SỬ LÀ DÒNG CHẢY Những sự kiện, biến cố cho dù bình thường hay dữ dội đều trở thành quá khứ khi một ngày mới bắt đầu. Lịch sử là tất cả những sự kiện, biến cố đã qua đó. Cuộc sống cứ tiếp diễn, thời gian cứ qua, những biến cố mới lại tiếp diễn và lịch sử như một dòng chảy từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại. -…những cây cầu không chỉ bắc qua sông! Nó bắc qua dòng chảy của lịch sử, nối xưa-nay mãi mãi. (TTCN, 06/06/04) -…hòa trong dòng lịch sử…(TTCN, 31/07/05) -…đi ngược dòng lịch sử ...(TTCT, 17/12/06) d)SUY NGHĨ LÀ DÒNG CHẢY “Tôi suy nghĩ tức là tôi tồn tại” (Pascal), con người suy nghĩ tức là đang sống và những ý nghĩ diễn ra trong đầu như một dòng chảy trong “vật chứa” trí óc, cho 52 dù suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, cũ kỹ, trì trệ, hay tràn đầy cảm xúc. Khi con người không suy nghĩ thấu đáo về một điều nào đó, “dòng chảy” ý nghĩ cạn đi và con người “cạn nghĩ”. -...trong cái dòng nghĩ miên man ... (Mùa lạc – Nguyễn Khải) -…những bộ óc vốn mang sẵn sức ì của dòng tư duy cũ kỹ, trì trệ ...(Phía sau người anh hùng – Chu Lai) -Dòng ý nghĩ của nhân vật trở thành cái mạch chính của truyện. (Một bức tranh đẹp nhiều màu sắc – Lê Ngọc Trà) -…ông chìm vào trong kỷ niệm và suy tư…(Đêm cuối cùng ở Côn Sơn – Phạm Thuận Thành) -…tại sao ngày ấy mình có thể nông cạn đến thế. (Ba nốt ruồi son – Lương Lan) -…tôi không thể kiềm được ý nghĩ đang tuôn ra …(Chòng chành con thuyền đá – Nguyễn Thị Như Khanh) e)CÔNG VIỆC/SỰ NGHIỆP LÀ DÒNG CHẢY Sống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn tiến sĩ- Ẩn dụ tiếng Việt nhìn từ lý thuyết nguyên mẫu (so sánh đối chiếu tiếng Anh và tiếng Pháp).pdf
Tài liệu liên quan