Luận án Xây dựng mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam

Tài liệu Luận án Xây dựng mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ………………… Chu Mạnh Trinh XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ………………… Chu Mạnh Trinh XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường Mã số : 62. 85.15.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi t...

pdf223 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận án Xây dựng mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ………………… Chu Mạnh Trinh XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ………………… Chu Mạnh Trinh XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường Mã số : 62. 85.15.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường Phản biện 1: PGS.TSKH. Nguyễn Tác An Phản biện 2: TS. Trương Thị Kim Chuyên Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng Phản biện độc lập: GS.TSKH. Lê Huy Bá PGS.TS. Đỗ Hồng Lan Chi Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, vào hồi 8 giờ sáng ngày 27 tháng 10 năm 2011. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 2. Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Thư viện Quốc gia Việt Nam. I LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Chu Hồi đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, phương pháp làm việc, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm và các đồng nghiệp đã hỗ trợ về mặt thời gian, công việc để tôi thực hành trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh. Tôi xin cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Tân Hiệp, Ủy ban nhân dân xã Cẩm Thanh, Phòng Tài nguyên&Môi trường, Công ty Công trình công cộng, thành phố Hội An, Ủy ban nhân dân xã Tam Hải, huyện Núi Thành, Sở Tài nguyên&Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Quảng Nam và đặc biệt toàn thể bà con nhân dân quần đảo Cù Lao Chàm, địa phương Cẩm Thanh và Tam Hải đã nhiệt tình, trung thực dành nhiều thời gian quý báu để hợp tác, chia sẻ những quan điểm, kinh nghiệm, tâm tư nguyện vọng để tôi có cơ sở viết nên đề tài này. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô khoa Địa lý trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã động viên và ủng hộ tôi hoàn thành đề tài. Tôi xin cam đoan danh dự về công trình khoa học này do chính tôi thực hiện cùng với sự hợp tác giúp đỡ của quý bà con, chính quyền, cơ quan và nhà trường. Sau quá trình triển khai ứng dụng đồng quản lý tài nguyên, môi trường ở Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, tôi rất mong muốn và hy vọng sẽ được tiếp tục hợp tác với quý vị nhằm đạt đến sự phát triển bền vững của Quảng Nam. Kính chúc mọi người sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Nghiên cứu sinh Chu Mạnh Trinh II TÓM TẮT Đề tài luận án tiến sĩ “Xây dựng Mô hình Đồng quản lý tài nguyên môi trường tại Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam” được thực hiện từ tháng 10 năm 2003 đến tháng 10 năm 2010, với mục tiêu đưa ra giải pháp tối ưu để vận động cộng đồng địa phương tham gia chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường (TN,MT) tại Khu Bảo tồn biển (KBTB) Cù Lao Chàm theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và theo nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng lợi. Đề tài tập trung bốn nội dung chính: (a) tổng quan các mô hình đồng quản lý (ĐQL) hoặc liên quan đến ĐQL (quản lý có sự tham gia của người dân, quản lý dựa vào cộng đồng) trong quản lý TN,MT vùng bờ; (b) làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn, cơ chế và tiêu chí ĐQL, và việc ứng dụng mô hình ĐQL tại KBTB Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam; (c) thiết kế triển khai ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL TN,MT trong quá trình lập kế hoạch phân vùng chức năng, xây dựng quy chế, kế hoạch quản lý, tuần tra giám sát, cải thiện sinh kế và chuyển đổi sinh kế thay thế cho người dân trên đảo; (d) phân tích cơ chế và giải pháp hỗ trợ tính bền vững của mô hình ĐQL TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm để có thể nhân rộng. Các kết quả chính chính của đề tài: (a) xây dựng được mô hình ĐQL dựa vào cộng đồng trong bảo vệ TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm; (b) xác định được sự chia sẻ trách nhiệm, lợi ích nhà nước, cộng đồng, bên liên quan và tính ổn định của mô hình; (c) xác định được các phương pháp, công cụ và kỹ thuật làm việc với cộng đồng để đạt được sự đồng thuận; (d) chứng minh được ĐQL không phải là sự chia sẻ quyền lực trực tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, mà là sự chia sẻ trách nhiệm và lợi ích (quyền và lợi) trong quá trình quản lý TN,MT biển ở địa phương theo nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng lợi; (e) ĐQL tạo thuận lợi cho quản lý nghề cá tại KBTB Cù Lao Chàm tiếp cận theo hướng hệ sinh thái; (g) ĐQL góp phần cải thiện sinh kế thay thế cho cộng đồng Cù Lao Chàm dựa vào tính bền vững của nguồn lợi TN,MT ở địa phương; (h) ĐQL tạo thuận lợi cho cộng đồng III địa phương quyền tiếp cận TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm; (i) ĐQL tạo thuận lợi cho KBTB Cù Lao Chàm tiếp cận quản lý tổng hợp và quản lý thích ứng. Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, định tính, định lượng, phân tích, tổng hợp, cá biệt và so sánh. Các dữ liệu sử dụng bao gồm dữ liệu sơ cấp từ kết quả thử nghiệm, quan sát, tham dự, phỏng vấn và dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo, bài báo khoa học, số liệu thống kê và các nghiên cứu trước đây. Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu này đã được sử dụng một cách hiệu quả trong việc thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu. Đặc biệt, một số công cụ đã được sử dụng phù hợp với hoàn cảnh địa phương để thực hiện các hoạt động cộng đồng. Kết quả của đề tài có thể áp dụng để quản lý, bảo vệ khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng bờ; quản lý lưu vực sông, vùng bờ, rừng đầu nguồn những nơi mà lợi ích cộng đồng cần phải được hiểu một cách đúng mực, đầy đủ và cần có những giải pháp tích cực để giải quyết các mâu thuẫn lợi ích. IV ABSTRACT The Ph.D dissertation research titled “Building a Natural and Environmental Resources Co-management Model for the Cham Islands Marine Protected Area in Quang Nam province” was conducted from October, 2003 to October, 2010. The research aims to petition an optimized solution to involve local communities to share responsibilities for and benefits from the protection and reasonable use of natural resources in the Cham Islands Marine Protected Area, through sharing of work and interests between the state and the local people. This paper will focus on the four main components: (a) analyzing and synthesizing co-management models in the coastal zone management system; (b) analyzing and discussion of co-management concepts, mechanisms, and targets; (c) application of the community based co-management model to the Cham Islands Marine Protected Area; and (d) analyzing sustainable mechanisms and solutions for implementation and expansion of the community based co-management model to the Cham Islands Marine Protected Area. The main findings show that (a) building a natural and environmental resources co-management model for the Cham Islands Marine Protected Area in Quang Nam province, (b) identifying the shared responsibilities and interests of the state, community, stakeholders and the stability of the model, (c) determining the methods, tools and techniques needed to work with communities to achieve consensus, (d) demonstrating co-management is not the power-sharing directly between the government and people, but the sharing of responsibilities and interests (rights and interests) in the marine environmental and natural resources management, (e) co-management facilitates fishery management in Cu Lao Cham within approach towards ecosystem, (g) co-management improves alternative livelihoods for local communities based on sustainability of the environmental and natural resources, (h) co-management facilitates local communities the rights to access to the environmental and natural resources, (i) co-management facilitates the V Cham Islands Marine Protected Area with approach towards integrated management and adaptive management. The paper method has been based on systematic analysis of qualitative and quantitative data from research activities. Research data include both primary ones collected by experimental activities, observation, participation, and questionnaire and in depth interview and secondary reviewed from reports, scientific articles, statistical yearbooks and previous studies. In particular, some tools have been able to research applicable technique consistent with local circumstances to implement activities. Dissertation results should be able to be applied for management, protection, and reasonable use of natural and environmental resources, particularly for the management of river basins, coastal, upstream forests, where the community benefits need to be explained correctly and completely, and also positive solutions should be obtained in order to resolve common interest conflicts. VI CHỮ VIẾT TẮT BOD5 Nhu cầu oxy sinh hóa BQL Ban quản lý BTB (MPA) Bảo tồn biển BVNN Bảo vệ nghiêm ngặt CBA (Cost benefit analysis) Phân tích chi phí và lợi ích CLB BTB Câu lạc bộ Bảo tồn biển CLC Cù Lao Chàm CNTT Chăn nuôi trồng trọt COD Nhu cầu oxy hóa học CPUE (Cost per unit effort) Chí phí trên một đơn vị cường lực đánh bắt CV Sức ngựa DANIDA Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch DCE Chương trình hợp tác môi trường Đan Mạch ĐDSH Đa dạng sinh học DL Du lịch DO Oxy hòa tan D.P.S.I.R. (Drive, Pressure, State, Impact, Respond) Mô hình đánh giá hiện trạng môi trường theo động lực, áp lực, tình trạng, tác động và đáp ứng ĐQL Đồng quản lý DVB Dịch vụ bờ DVBI Dịch vụ biển DVCĐ Dựa vào cộng đồng ĐVKXS Động vật không xương sống FAO Tổ chức lương thực, thực phẩm Thế giới GDP Tổng thu nhập quốc nội GEF Quỹ môi trường toàn cầu HC San hô cứng HĐND Hội đồng Nhân dân HLN Hàng lưu niệm ICM Quản lý vùng bờ IUCN Tổ chức bảo vệ thiên nhiên quốc tế KBTB Khu bảo tồn biển KBVNN Không bảo vệ nghiêm ngặt KDTSQ Khu dự trữ sinh quyển KH&CN Khoa học và công nghệ KTB Khai thác biển KTR Khai thác rừng LC San hô sống LFA Khung phân tích logic LMPA Chương trình hỗ trợ sinh kế VII MTTQ Măt trận Tổ quốc NGOs Tổ chức phi chính phủ NIO Viện Hải dương học Nha Trang NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NOAA Cơ quan khí tượng hải dương Hoa Kỳ PES Phí dịch vụ sinh thái PRA Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia QĐ-UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân QLDVCĐ Quản lý dựa vào cộng đồng QLNN Quản lý Nhà nước RB San hô bị gãy vụn SC San hô mềm S.M.A.R.T. (Specific, Measurable, Available, Reasonable, Time) Nguyên tắc đánh giá đảm bảo các tính chất: cụ thể, có thể cân đo được, thiết thực, hợp lý, thời gian S.W.O.T. (Strength, Weakness, Opportunity, Threat) Ma trận phân tích cộng đồng theo các đặc trưng: điểm yếu, thế mạnh, cơ hội, rủi ro SXCB Sản xuất chế biến TBXH Thương binh Xã hội TN,MT Tài nguyên, môi trường TS Thủy sản TSS Tổng chất rắn lơ lững UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục Liên Hiệp Quốc WWF Quỹ động vật hoang dã Thế giới VIII MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... I TÓM TẮT .............................................................................................................. II ABSTRACT .......................................................................................................... IV CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................... VI MỤC LỤC ......................................................................................................... VIII HÌNH & BẢNG BIỂU ........................................................................................... X PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 2. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 3. Lý do chọn Cù Lao Chàm để thử nghiệm mô hình ............................................... 2 4. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 3 5. Phương pháp luận nghiên cứu .............................................................................. 3 6. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .................................................................................. 3 7. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3 8. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4 9. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 4 10. Đóng góp khoa học mới của luận án .................................................................. 4 11. Kết cấu luận án .................................................................................................. 6 Chương 1................................................................................................................. 7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 7 1.1. Phương pháp nghiên cứu chung ........................................................................ 7 1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 7 1.3. Phương pháp PRA ............................................................................................ 8 1.4. Phương pháp phân tích thông tin....................................................................... 9 1.5. Phương pháp tính sản lượng trên một đơn vị cường lực đánh bắt ...................... 9 1.6. Phương pháp chọn mẫu điều tra ...................................................................... 16 1.7. Phương pháp phân tích chất lượng môi trường và đa dạng sinh học ................ 16 Chương 2............................................................................................................... 19 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ĐỒNG QUẢN LÝ ....................................................... 19 2.1. Quan niệm về đồng quản lý ............................................................................ 19 2.2. Áp dụng thực tế đồng quản lý ......................................................................... 23 2.3. Nhận định và các bài học kinh nghiệm ............................................................ 27 Chương 3............................................................................................................... 30 XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM ................................................... 30 MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ ............................................................................... 30 3.1. Hệ thống các tiêu chí, cơ chế chung cho một mô hình đồng quản lý ............... 30 3.1.1. Khái niệm quản lý TN,MT trên cơ sở hệ sinh thái .................................... 34 3.1.2. Định hướng quản lý năng lực khai thác quá mức nghề cá mở ................... 34 3.1.3. Vấn đề tài chính của cơ quan ĐQL........................................................... 35 3.2. Giả thiết ban đầu ............................................................................................ 35 3.3. Luận giải mục tiêu ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL ................................. 37 IX 3.4. Xây dựng và ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL tại KBTB CLC .................. 40 3.4.1. Phần lý luận ............................................................................................. 40 3.4.1.1. Khung logic định hướng xây dựng và ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL .............................................................................................................. 40 3.4.1.2. Phân tích khung logic ĐQL ............................................................... 42 3.4.1.3. Xây dựng nền tảng hệ quả ĐQL ........................................................ 44 3.4.1.4. Phân tích khung hệ quả ĐQL ............................................................ 44 3.5.1.5. Thiết kế mô hình Đồng quản lý ......................................................... 46 3.4.2. Phần thực tiễn .......................................................................................... 49 3.4.2.1. Khối quản lý Nhà nước với các hoạt động chính trị - xã hội .............. 49 3.4.2.2. Khối các bên liên quan với các hoạt động thực nghiệm khoa học ..... 59 3.4.2.3. Khối cộng đồng với hoạt động sản xuất vật chất và các lĩnh vực khác của thực tiễn .................................................................................................. 76 3.5. Kế hoạch tài chính bền vững cho KBTB Cù Lao Chàm .................................. 79 Chương 4............................................................................................................... 80 DIỄN GIẢI VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .............................................................. 80 ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ ............................... 80 4.1. ĐQL hỗ trợ KBTB quản lý hiệu quả TN,MT trên cơ sở hệ sinh thái ............... 80 4.2. ĐQL hỗ trợ KBTB quản lý hiệu quả nghề cá ven bờ ....................................... 94 4.3. ĐQL hỗ trợ KBTB phát triển hiệu quả sinh kế thay thế tại CLC ................... 102 4.4. ĐQL hỗ trợ KBTB góp phần phát triển kinh tế địa phương ........................... 107 4.5. Kết quả lợi ích hiện tại của KBTB Cù Lao Chàm ......................................... 108 4.6. Xác lập được cơ chế bền vững cho KBTB Cù Lao Chàm.............................. 112 4.7. Kết quả quan trắc giám sát ............................................................................ 118 4.8. Kết quả chất lượng môi trường và ĐDSH ..................................................... 120 4.9. Đánh giá các kết quả đạt được của KBTB Cù Lao Chàm .............................. 136 4.10. Nhận định về tính khả thi của mô hình ĐQL .............................................. 148 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 152 1. Kết luận ........................................................................................................... 152 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 153 X HÌNH & BẢNG BIỂU Hình Hình 1.1. Vị trí các điểm thu mẫu chất lượng nước tại KBTB Cù Lao Chàm [29]. 17 Hình 1.2. Phân bố các quần cư chủ yếu trong KBTB Cù Lao Chàm năm 2008 ...... 18 Hình 2.1. Các bên liên quan tham gia ĐQL ........................................................... 19 Hình 2.2. ĐQL kết nối quản lý Nhà nước và lấy cộng đồng làm trọng tâm ............ 20 Hình 3.1. Khung logic chu trình xây dựng mô hình ĐQL ...................................... 41 Hình 3.2. Khung hệ quả ĐQL ................................................................................ 45 Hình 3.3. Mô hình ĐQL tài nguyên - môi trường dựa vào cộng đồng [59]. ............ 48 Hình 3.4. Sơ đồ hệ thống quản lý Nhà nước tại Cù Lao Chàm ............................... 55 Hình 3.5. Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý KBTB Cù lao Chàm .............................. 56 Hình 3.6. Sơ đồ quan hệ giữa BQL KBTB với các cơ quan liên quan .................... 57 Hình 3.7 Biểu diễn thành phần nghề nghiệp cá nhân (năm 2004) ........................... 61 Hình 3.8. Phân tích hiện trạng TN,MT theo mô hình DPSIR ................................. 69 Hình 3.9. Bản đồ phân vùng chức năng Cù Lao Chàm ........................................... 74 Hình 4.1. Cộng đồng biểu quyết sự đồng thuận của mình ...................................... 81 Hình 4.2. Các bên liên quan đối với các tài nguyên mục tiêu ................................. 83 Hình 4.3. Số phần trăm vi phạm quy chế vùng ngư trường .................................... 84 Hình 4.4. Số vụ vi phạm quy chế trong và ngoài KBTB từ 8/2006 - 9/2010........... 85 Hình 4.5. Số vụ các nghề vi phạm quy chế trong và ngoài KBTB .......................... 85 Hình 4.6. Số (%) các nghề trong và ngoài KBTB vi phạm quy chế ........................ 86 Hình 4.7. Phân bổ năng lực khai thác tại các vùng ngư trường ............................... 95 Hình 4.8. Phân bổ năng lực khai thác trên các vùng ngư trường ............................ 96 Hình 4.9. Phân bổ năng lực theo nhóm nghề đánh bắt tại Cù Lao Chàm ................ 97 Hình 4.10. Phân bổ năng lực đánh bắt theo các thôn của Cù Lao Chàm ................. 97 Hình 4.11. Tổng sản lượng thủy sản của CLC từ năm 1996- 2009 ......................... 98 Hình 4.12. Sản lượng đánh bắt hằng năm trên các vùng ngư trường ...................... 98 Hình 4.13. Phân bổ sản phẩm đánh bắt theo các vùng ngư trường ......................... 99 Hình 4.14. Phân bổ sản lượng, sản phẩm theo các vùng ngư trường .................... 100 Hình 4.15. Sản lượng hằng năm của CLC theo các vùng ngư trường ................... 100 Hình 4.16. Biểu diễn tổng sản lượng từng vùng trong KBTB CLC ...................... 101 Hình 4.17. Doanh thu khai thác hải sản tại Cù Lao Chàm (1998 - 2009) .............. 102 Hình 4.18. Biểu diễn (%) số hộ ngư dân bị ảnh hưởng bởi việc phân vùng .......... 103 Hình 4.19. Các nhóm nghề hiện tại trong KBTB Cù Lao Chàm ........................... 104 Hình 4.20. Các nhóm nghề hoạt động lâu năm tại Cù Lao Chàm ......................... 105 Hình 4.21. Mức độ du khách ưa chuộng các sản phẩm du lịch CLC .................... 106 Hình 4.22. Doanh thu các ngành nghề và sản phẩm du lịch từ 2007 đến 2009 ..... 107 Hình 4.23. Doanh thu hải sản, sản phẩm du lịch và tham quan/lặn tại CLC ......... 108 Hình 4.24. Doanh thu và kế hoạch đến năm 2015 ................................................ 111 Hình 4.25. Doanh thu du lịch trong/ngoài CLC và kế hoạch đến năm 2015 ......... 111 Hình 4.26. Các nguồn tài chính xây dựng và phát triển của KBTB CLC .............. 113 XI Hình 4.27. Diễn biến tình hình du khách đến Cù Lao Chàm ................................ 114 Hình 4.28. Nội dung thu phí tham quan ............................................................... 115 Hình 4.29. Nội dung thu phí lặn biển ................................................................... 115 Hình 4.30. Doanh thu và phân bổ phí lặn biển tại KBTB CLC. ............................ 116 Hình 4.31. Doanh thu và phân bổ phí tham quan tại KBTB CLC. ........................ 116 Hình 4.32. Tổng doanh thu và phân bổ phí dịch vụ (PES) tại KBTB CLC. .......... 117 Hình 4.33. Doanh thu trước và sau khi thu phí dịch vụ (PES) .............................. 117 Hình 4.34. Bản đồ vị trí thu mẫu nước biển giám sát chất lượng hằng năm .......... 120 Hình 4.35. Tỷ lệ (%) bậc độ phủ của san hô ở khu vực khảo sát. ......................... 122 Hình 4.36. Sự thay đổi (%) độ phủ san hô sống ở khu vực khảo sát ..................... 123 Hình 4.37. Sự thay đổi (%) độ phủ san hô cứng ở khu vực khảo sát..................... 123 Hình 4.38. Sự thay đổi (%) độ phủ san hô mềm ở khu vực khảo sát .................... 124 Hình 4.39. Sự thay đổi độ phủ của san hô sống tại 10 điểm giám sát cố định ....... 124 Hình 4.40. Độ phủ trung bình của san hô sống tại 10 điểm giám sát cố định ........ 125 Hình 4.41. Độ phủ trung bình của san hô cứng tại 10 điểm giám sát cố định ....... 125 Hình 4.42. Độ phủ trung bình của san hô mềm tại 10 điểm giám sát cố định ....... 126 Hình 4.43. Độ phủ san hô san hô chết vỡ vụn tại 10 điểm giám sát cố định ......... 126 Hình 4.44. Độ phủ của tập đoàn dạng san hô tại 10 điểm giám sát cố định .......... 127 Hình 4.45. So sánh độ phủ trung bình của san hô sống ........................................ 127 Hình 4.46. Mật độ tổng số cá rạn san hô (con/100m2) .......................................... 128 Hình 4.47. Mật độ trung bình cá rạn san hô được BVNN và KBVNN ................. 129 Hình 4.48. Mật độ ĐVKXS kích thước lớn tại 10 điểm giám sát cố định ............. 130 Hình 4.49. Mật độ Cầu gai đen tại 10 điểm giám sát cố định ............................... 131 Hình 4.50. Mật độ Hải sâm tại 10 điểm giám sát cố định ..................................... 131 Hình 4.51. Mật độ thân mềm tại 10 điểm giám sát cố định .................................. 132 Hình 4.52. Mật độ ĐVKXS kích thước lớn được BVNN và KBVNN .................. 132 Hình 4.53. Nước ngọt mang trầm tích cao và rác thải tấn công Cù Lao Chàm ..... 134 Hình 4.54. Các chỉ thị đánh giá cộng đồng CLC .................................................. 140 Hình 4.55. Mức độ tham gia và hành động của cộng đồng ................................... 141 Hình 4.56. Cấp độ cộng đồng tham gia vào các hoạt động của KBTB CLC ......... 142 Hình 4.57. Mối quan hệ giữa hành động, cấp độ ĐQL, và cấp độ tham gia .......... 145 Hình 4.58. Cấp độ đồng quản lý tại KBTB Cù Lao Chàm.................................... 145 Hình 4.59. Chuỗi các sự kiện trong quá trình ĐQL ở KBTB Cù Lao Chàm ......... 151 Bảng Bảng 1.1. Tổng số tàu cá Cù Lao Chàm phân theo đội tàu [87]. ............................. 10 Bảng 1.2. Tổng số tàu cá Cù Lao Chàm phân theo vùng khai thác [87]. ................ 11 Bảng 1.3. Phân bổ số lượng sổ ghi nhật ký khai thác [87]. ..................................... 11 Bảng 3.1. Phân tích thành phần, trách nhiệm, quyền lợi các bên tham gia .............. 51 Bảng 3.2. Nghề nghiệp cá nhân của cộng đồng Cù Lao Chàm ............................... 60 Bảng 3.3. Tình hình thảm cỏ biển Cù Lao Chàm ................................................... 64 XII Bảng 3.4. Tình hình khai thác sinh vật biển rạn san hô chiếm ưu thế ..................... 66 Bảng 3.5. Lịch mùa vụ ngư trường Cù Lao Chàm .................................................. 67 Bảng 3.6. Xác định thứ tự ưu tiên các giải pháp theo nguyên tắc SMART ............. 70 Bảng 3.7. Thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức theo ma trận SWOT ............. 71 Bảng 4.1. Quy chế quản lý KBTB Cù Lao Chàm ................................................... 82 Bảng 4.2. Diễn biến các thiết chế cộng đồng được thành lập/ban hành và duy trì .. 90 Bảng 4.3. Phân tích các nguồn tài chính được kêu gọi cho KBTB CLC ............... 112 Bảng 4.4. Bộ chỉ thị và chỉ tiêu giám sát .............................................................. 118 Bảng 4.5. Bộ chỉ tiêu đánh giá các đối tượng tài nguyên mục tiêu ....................... 119 Bảng 4.6. Kết quả chất lượng nước tại các vùng ngư trường CLC ....................... 121 Bảng 4.7. Số lượng Sao biển Gai và các vết tẩy trắng .......................................... 129 Bảng 4.8. So sánh mật độ Cầu gai tại các khu vực ............................................... 130 Bảng 4.9. Diễn biến đa dạng sinh học biển tại KBTB Cù Lao Chàm ................... 133 Bảng 4.10. Diễn biến các dấu hiệu/hoạt động của KBTB theo thời gian .............. 136 Bảng 4.11. Diễn biến các dấu hiệu/hoạt động theo ý kiến của dân ....................... 138 Bảng 4.12. Phần trăm lượt người tham gia trong các hoạt động ........................... 142 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ở nước ta, tài nguyên, môi trường (TN,MT) biển là nơi nương tựa sinh kế của hơn 20 triệu người sống dựa vào nguồn lợi ven bờ, trong đó có hơn 157 xã nghèo ven biển và trên hải đảo. Sự phụ thuộc này càng trở nên quan trọng sống còn khi công tác quản lý TN,MT biển còn có những bất cập và các biểu hiện suy giảm môi trường, cạn kiệt tài nguyên biển ngày càng rõ nét [1]. Khai thác không hợp lý, ô nhiễm biển, thiên tai ở vùng biển, quản lý đơn ngành, thiếu sự phối hợp giữa trung ương và địa phương,… đặc biệt là sự chia sẻ trách nhiệm, lợi ích giữa cộng đồng và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý và sử dụng TN,MT biển vẫn là những vấn đề bức xúc [20]. Việc phối hợp giữa Nhà nước, cộng đồng và các bên liên quan (stakeholder) để bảo vệ và sử dụng hợp lý TN,MT nói chung và biển nói riêng là một trong những hiệu quả đem lại của đồng quản lý (ĐQL) 92. Qua thực tế áp dụng ĐQL ở một số nước trên thế giới, thì cộng đồng địa phương được tham gia trong quá trình quy hoạch, lập kế hoạch phân vùng và ra quyết định thường chú ý các tác động ảnh hưởng TN,MT ở địa phương có hệ thống hơn 102. Gần đây, trong chừng mực khác nhau cơ chế ĐQL được nghiên cứu ứng dụng và bước đầu đã hố trợ công tác quản lý nhà nước về TN,MT biển, ven biển ở một số địa phương như: Bến Tre, Tiên Yên (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Đầm Thị Nại (Bình Định),…[4]. Về mặt chủ trương, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Quy chế dân chủ cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” [16]. Cho nên, việc bảo vệ biên giới biển và hải đảo của mỗi công dân phải được xem là một nhiệm vụ gắn liền với quá trình sản xuất (trên biển, hải đảo và ven biển) 2. Tính cấp thiết của đề tài Mặc dù sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ TN,MT nói chung và biển nói riêng đã dần được pháp lý, được cụ thể trong nhiều văn bản chính sách, pháp luật khác nhau (Chỉ thị số 36 - CT/TW của Bộ Chính trị Trung ương Đảng CSVN 2 ngày 26/8/1998 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [3]; Nghị quyết số 41 - NQ/TW ban hành ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường; Luật Thủy sản ban hành tháng 11/2003,…) nhưng đến nay vẫn chưa có một mô hình ĐQL theo đúng nghĩa được áp dụng bài bản, đặc biệt không có ĐQL cho Khu bảo tồn biển (KBTB) để chia sẻ trách nhiệm và lợi ích (quyền và lợi) cho cộng đồng được tham gia vào sự nghiệp quản lý khai thác bền vững TN,MT và bảo vệ biên giới biển, hải đảo và ven biển của đất nước. Vì vậy, việc “Xây dựng mô hình ĐQL TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam” để vận động cộng đồng địa phương tham gia với tư cách “chủ thể” không phải “khách thể” [17] là một đòi hỏi khách quan, một nhu cầu thực tế ở nước ta hiện nay và trong tương lai. 3. Lý do chọn Cù Lao Chàm để thử nghiệm mô hình Quần đảo Cù Lao Chàm nằm tách xa đất liền, người dân trên đảo này đã trải qua bao đời có sinh kế phụ thuộc vào nguồn lợi tự nhiên của các hệ sinh thái biển như: vụng biển, rạn san hô, thảm cỏ biển, ghềnh đá và bờ cát,…Các hệ sinh thái quan trọng này còn tạo cho vùng biển Cù Lao Chàm (CLC) một tiềm năng bảo tồn cao và Cù Lao Chàm đã trở thành một KBTB quan trọng trong hệ thống 16 KBTB Việt Nam. Mối quan hệ gắn bó và tương tác giữa cộng đồng và KBTB ở đây, đặt ra một phương thức quản lý và bảo vệ TN,MT mà cộng đồng là trọng tâm và ĐQL chính là phương thức đáp ứng nhu cầu trên. Thành lập KBTB Cù Lao Chàm nhằm cải thiện quản lý nghề cá, bảo vệ phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn phát triển đa dạng sinh học và nguồn lợi biển để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên; thông qua cải thiện quản lý về vấn đề rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường biển, đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng tài nguyên biển. Đồng thời, phát triển du lịch biển - đảo để cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương này [70]. Kinh nghiệm của Thế giới cho thấy, việc thành lập KBTB cũng là sự tăng cường hợp tác giữa Nhà nước, các nhà khoa học, các tổ chức phi Chính phủ và cộng đồng địa phương cùng quản lý hiệu quả TN,MT trong KBTB [13]. 3 4. Mục đích nghiên cứu Đưa ra giải pháp tối ưu để vận động cộng đồng địa phương tham gia chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lý TN,MT ở KBTB Cù Lao Chàm. 5. Phương pháp luận nghiên cứu Từ mục đích trên, giải pháp mà mô hình ĐQL vận dụng tại KBTB CLC đã được định hướng nghiên cứu ứng dụng theo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Ba hình thức hoạt động thực tiễn sẽ gắn liền với ba thành phần cộng đồng tham gia ĐQL là khối Nhà nước trong hoạt động chính trị - xã hội, khối các bên liên quan trong hoạt động thực nghiệm khoa học và khối cộng đồng địa phương trong các hoạt động sản xuất vật chất phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của CLC; sẽ được thực hiện đúng nghĩa theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để kêu gọi vận động cộng đồng cùng tham gia chia sẻ trách nhiệm quản lý và lợi ích theo nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng lợi. 6. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể a. Tổng quan các mô hình ĐQL hoặc liên quan đến ĐQL (quản lý có sự tham gia của người dân, quản lý dựa vào cộng đồng) trong quản lý TN,MT vùng bờ biển (gọi tắt là vùng bờ). b. Định hướng các tiêu chi, cơ chế chung cho một chương trình ĐQL c. Thiết kế mô hình ĐQL TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm. d. Ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL TN,MT trong các hoạt động thực tiễn: quy hoạch phân vùng chức năng, xây dựng quy chế và các kế hoạch quản lý. Bổ sung cải thiện sinh kế; đào đạo các ngành nghề chuyển đổi sinh kế thay thế, giao quyền quản lý TN,MT cho cộng đồng khai thác du lịch và tuần tra canh gác. e. Nhận định, phân tích tính khả thi, bền vững của mô hình ĐQL TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm để có thể nhân rộng. 7. Đối tượng nghiên cứu Cộng đồng và các vấn đề ĐQL TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm. 4 8. Phạm vi nghiên cứu Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. 9. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu bản chất, hệ quả ĐQL để làm nền tảng xây dựng mô hình ĐQL TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm. - Nghiên cứu các phương pháp, công cụ và kỹ thuật làm việc với cộng đồng để kêu gọi sự tham gia chia sẻ trách nhiệm và lợi ích trong ĐQL. - Nghiên cứu nhu cầu sử dụng TN,MT và tri thức địa phương của cộng đồng Cù Lao Chàm. - Nghiên cứu diễn biến hành động và mức độ tham gia của cộng đồng trong cấp độ ĐQL. - Nghiên cứu sự thúc đẩy phát triển và duy trì bền vững các hoạt động có cộng đồng tham gia ĐQL của chính quyền địa phương. - Nghiên cứu lợi ích của cộng đồng trong và ngoài KBTB Cù Lao Chàm và các bên liên quan qua mô hình ĐQL. - Nghiên cứu sự phối hợp thống nhất giữa quản lý Nhà nước và chính quyền địa phương. - Nghiên cứu vấn đề cốt lõi của ĐQL để có thể khả thi bền vững và nhân rộng 10. Đóng góp khoa học mới của luận án  Về lý luận Đã làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận, thực tiễn ĐQL và luận giải được mục tiêu ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm Xây dựng được khung logic một quy trình các vấn đề cần phải ĐQL. Phân tích khung logic đã xây dựng được nền tảng hệ quả ĐQL Phân tích khung hệ quả ĐQL đã xây dựng được nền tảng để thiết kế mô hình. Xây dựng được mô hình ĐQL TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm Xác định được sự chia sẻ trách nhiệm, lợi ích giữa Nhà nước, cộng đồng, các bên liên quan và tính ổn định của mô hình. 5 Xác định được bộ công cụ như bản đồ nguồn lợi, lịch mùa vụ, phỏng vấn sâu, bảng câu hỏi và các kỹ thuật làm việc với cộng đồng như DPSIR, SWOT, SMART, LFA, CBA của phương pháp kinh điển PRA là phương pháp chủ yếu để làm việc với cộng đồng. Xác định được tính hiệu quả của việc dựa vào cộng đồng để ĐQL khi mối quan hệ mật thiết của cộng đồng địa phương với TN,MT được tôn trọng và quyền sử dụng nguồn lợi được bảo vệ; và khi tri thức địa phương của cộng đồng được phát huy cùng với năng lực của cán bộ tổ chức cộng đồng được quan tâm, trau dồi. Quá trình ĐQL đã tạo được điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các khái niệm quản lý tổng hợp, quản lý thích ứng và quản lý dựa vào hệ sinh thái trong quản lý TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm. Lồng ghép được tri thức địa phương với kiến thức khoa học phổ thông trong các hoạt động thực tiễn như quy hoạch phân vùng, xây dựng quy chế, kế hoạch quản lý, chuyển đổi sinh kế, du lịch sinh thái tại KBTB Cù Lao Chàm.  Về thực tiễn Vận động và lượng hóa được mức độ tham gia của cộng đồng địa phương trong công việc bảo tồn và quá trình quản lý TN,MT. Cải thiện và đào tạo được các ngành nghề sinh kế thay thế hiệu quả bền vững cho cộng đồng Cù Lao Chàm dựa vào TN,MT địa phương. Đã tạo được điều kiện thuận lợi cho cộng đồng địa phương thực hiện quyền tiếp cận TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm. Xác định được vai trò quan trọng của Nhà nước và sự phối hợp thống nhất giữa chính quyền trung ương và địa phương trong việc huy động nguồn lực và sự hỗ trợ bên ngoài, trong việc ban hành văn bản pháp quy, phê duyệt quy hoạch phân vùng, quy chế bảo vệ, kế hoạch quản lý và giao quyền quản lý, khai thác, sử dụng lợi ích từ TN,MT cho cộng đồng Cù Lao Chàm.  Về kết quả nghiên cứu Tổng hợp được quá trình xây dựng và tính hiệu quả của KBTB Cù Lao Chàm đáp ứng được mục tiêu bảo tồn và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 6 Chứng minh được ĐQL không phải là việc chia sẻ quyền lực trực tiếp giữa Nhà nước và nhân dân, mà là sự chia sẻ trách nhiệm và lợi ích (quyền và lợi) trong quá trình quản lý TN,MT biển ở địa phương. Xác định được một chu trình tối thiểu để áp dụng ĐQL TN,MT và đã đánh giá được cấp độ ĐQL tại KBTB Cù Lao Chàm sau 07 năm áp dụng (2003 - 2010). Xác định được lợi ích của người dân địa phương sống trong KBTB Cù Lao Chàm so với người ngoài KBTB từ các hoạt động sinh kế như thủy sản, du lịch sinh thái mang lại trong quá trình bảo tồn, và các thách thức đối với KBTB Cù Lao Chàm trong tương lai. Xác định được cơ chế bền vững của mô hình ĐQL tài nguyên môi trường tại KBTB Cù Lao Chàm, và tính khả thi của mô hình để trở thành một trường hợp nghiên cứu điển hình (case-study) được nhân rộng trong lĩnh vực bảo tồn biển và vận động cộng đồng tham gia. 11. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương Chương 1: Phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan tài liệu đồng quản lý. Chương 3: Xây dựng và ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL. Chương 4: Diễn giải và phân tích kết quả ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL. 7 Chương 1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Phương pháp nghiên cứu chung Trên cơ sở tiếp cận cộng đồng đa ngành và hệ thống; sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, phân tích thông tin định tính và định lượng, phân tích lý luận, thực tiễn và theo chuỗi sự kiện lịch sử, logic. Sử dụng phương pháp kinh điển PRA (participatory rural assessment - đánh giá nhanh nông thôn với sự tham gia của cộng đồng) [115] thông qua các kỹ thuật làm việc với cộng đồng như: mô hình DPSIR (Driven, Pressure, State, Impact, Resspondes - động lực, áp lực, tình trạng, tác động, đáp ứng) [91]; nguyên tắc SMART (Specific, Measurable, Available, Reasonable, Time - công việc cụ thể, có thể cân đo được, thiết thực, khả thi, mốc thời gian); ma trận SWOT (Strength, Weakness, Opportunity, Threat - điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa) [61]; LFA (logical framework approach - tiếp cận khung logic) [19]; CBA (cost benefit analysis - phân tích chi phí và lợi ích) [131]; phương pháp tính sản lượng trên một đơn vị cường lực đánh bắt (CPUE ); phương pháp chọn mẫu điều tra [103] và phương pháp phân tích chất lượng môi trường và đa dạng sinh học [22]. 1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu  Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp là nguồn thông tin được thu thập từ các đề tài nghiên cứu, báo cáo khoa học của các sở, ban, ngành, địa phương, sách báo và các phương tiện truyền thông.  Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp là nguồn thông tin được thu thập từ các kết quả trong quá trình triển khai thử nghiệm mô hình ĐQL TN,MT; mà tác giả là người xây dựng, ứng dụng mô hình để tư vấn, hướng dẫn cho toàn thể cộng đồng Cù Lao Chàm, với sự hỗ trợ hợp tác của các đồng nghiệp và chính quyền địa phương cùng đồng thuận, đồng lòng thực hiện từ năm 2003 - 2010 dưới sự tài trợ của hai chính phủ Việt Nam và Đan Mạch tại Khu KBTB Cù Lao Chàm. 8 1.3. Phương pháp PRA Phương pháp PRA là phương pháp chủ yếu làm việc với cộng đồng địa phương để điều tra, thu thập thông tin trong các hoạt động xây dựng hồ sơ khu vực nghiên cứu, hội thảo quy hoạch và phân vùng, xây dựng quy chế quản lý, kế hoạch quản lý, quy chế quản lý bãi biển, phát triển sinh kế thay thế cũng như các hoạt động đánh giá định kỳ của KBTB Cù Lao Chàm (xem phụ lục 4); thông qua bộ công cụ của PRA như bản đồ nguồn lợi, lịch mùa vụ, phỏng vấn sâu, bảng câu hỏi [8] và các kỹ thuật làm việc với cộng đồng như:  Kỹ thuật sử dụng mô hình DPSIR Hướng dẫn cộng đồng nhận định các mâu thuẫn tồn tại trong hiện trạng quản lý TNMT để đưa ra các giải pháp cần thực hiện trong quá trình ĐQL. Mô hình này còn được sử dụng định kỳ trong khoảng thời gian 2004, 2006, 2008, 2010 để xác định các mâu thuẫn, cũng như các giải pháp bổ sung thực hiện (xem phụ lục 4).  Kỹ thuật sử dụng nguyên tắc SMART Hướng dẫn cộng đồng chọn lựa theo thứ tự ưu tiên các hoạt động thực tiễn để thảo luận trên cơ sở cụ thể, khả thi và thiết thực dựa vào nguồn lợi TN,MT Cù Lao Chàm; thường đi kèm hỗ trợ cho mô hình DPSIR (xem phụ lục 4).  Kỹ thuật sử dụng ma trận SWOT Hướng dẫn cộng đồng nhận định về thế mạnh, điểm yếu của con người và xã hội CLC trước những nguy cơ đe dọa đến nguồn lợi TN,MT; thường đi kèm hỗ trợ cho mô hình DPSIR (xem phụ lục 4).  Sử dụng khung phân tích logic (LFA) Để định hướng một cách logic các vấn đề cần phải ĐQL về TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm.  Sử dụng cách phân tích chi phí và lợi ích (CBA) Để đầu tư hiệu quả KBTB Cù Lao Chàm, đặc biệt trong việc xây dựng cơ chế bền vững, và cơ sở nhân rộng của mô hình  Sử dụng bảng câu hỏi: Để phỏng vấn hộ gia đình nhằm thu thập thông tin chi tiết theo biểu mẫu [44] (xem phụ lục). 9 1.4. Phương pháp phân tích thông tin Dữ liệu sơ cấp do nghiên cứu sinh tự thu thập qua quá trình ứng dụng mô hình ở KBTB Cù Lao Chàm. Sau khi thu thập, các thông tin được tổng hợp, chọn lựa, sắp xếp lại các chương mục của đề tài theo tiến trình thời gian một cách khoa học logic để phân tích theo định tính và định lượng  Phân tích thông tin theo định tính Các thông tin từ kết quả ứng dụng thực tiễn như: bảng tham vấn, bài trình bày, bản đồ… điều tra khảo sát, tọa đàm trao đổi trực tiếp, phỏng vấn các cán bộ quản lý cũng như các ý kiến đóng góp của cộng đồng đều được ghi chép, tổng hợp và phân tích bằng phương pháp thống kê, mô tả và kiểm định giả thuyết. Các phát hiện trong nghiên cứu được so sánh với các nghiên cứu trước đó và nhận định của các chuyên gia đầu ngành thông qua hội thảo, góp ý báo cáo [87].  Phân tích thông tin theo định lượng Áp dụng phương pháp thống kê, mô tả qua các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối, quy mô, độ lớn, các bảng kê, xây dựng biểu đồ để phân tích. Trong phương pháp phân tích chi phí và lợi ích CBA, tổng chi phí và phần thu nhập được thu thập để phân tích, so sánh giữa thu chi và kiểm định giả thuyết [139]. Sử dụng các chỉ thị về môi trường, chỉ số phát triển bền vững để định hướng và đánh giá [71]. 1.5. Phương pháp tính sản lượng trên một đơn vị cường lực đánh bắt Theo phương pháp của Alcala, Russ năm 1998 [119] chúng ta có thể nghiên cứu sản lượng trên một đơn vị cường lực đánh bắt, để nhận biết được ảnh hưởng tích cực và thu nhập của người ngư dân, qua hoạt động đánh bắt để đánh giá kinh tế thủy sản ven bờ xung quanh các khu vực khu bảo tồn. Ở KBTB CLC những thông tin này được xử lý trên nguồn dữ liệu về sản lượng của các ngành nghề đánh bắt được lựa chọn, các cấp độ cường lực đánh bắt, giá bán sản phẩm, các loại cá thường đánh bắt được trong nhật ký khai thác (log-book) tại CLC. Đồng thời các thông tin hỗ trợ khác được phỏng vấn sâu từ các hộ gia đình ngư dân như là chi phí cố định, chi phí đầu tư, thời gian sử dụng trang thiết bị và các phương tiện đánh bắt. Khai thác thủy sản đa loài và đa nghề là đặc trưng của CLC. 10 Vì vậy, để tính toán được sản lượng đánh bắt hoặc sản lượng trên một đơn vị cường lực đánh bắt (CPUE ), thì cần phải nhóm các nghề lại thành những đội tàu đánh bắt (fleet). Mà theo sổ tay ALMRV 1996 [119], một đội tàu đánh bắt (fleet) là tập hợp những chiếc tàu có cấu trúc gần tương đồng nhau; nhưng mỗi đội tàu có một phương thức đánh bắt về sử dụng nghề và ngư trường khai thác khác nhau. Tại CLC, mỗi đội tàu cũng có một phương thức đánh bắt về sử dụng nghề, về ngư trường và đối tượng khai thác khác nhau trong năm. Theo khảo sát, tại CLC có 14 loại nghề hình thành 5 tập hợp nghề khai thác cơ bản là nhóm lưới rê (A), nhóm mành (B), nhóm câu (C), nhóm lặn (D), và nhóm khác (E), được thể hiện trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Tổng số tàu cá Cù Lao Chàm phân theo đội tàu [87]. Đội tàu Nghề đánh bắt Đơn vị Thôn Bãi Ông Thôn Cấm Thôn Bãi Làng Thôn Bãi Hương Tổng cộng A Nhóm lưới rê Tàu 31 22 23 44 120 Lưới trích 2 1 0 0 3 Lưới dày 2 2 5 0 9 Lưới thanh hai 0 2 0 0 2 Lưới thanh ba 18 2 12 0 32 Lưới bi 1 0 0 1 2 Lưới nhói 0 0 1 0 1 Lưới dí 1 0 0 0 1 Lưới kình 0 0 1 0 1 Lưới mực 7 15 4 43 69 B Nhóm mành 1 7 15 8 31 C Nhóm câu 18 0 36 0 54 Câu vàng 17 0 33 0 50 Câu tay 1 0 3 0 4 D Nhóm lặn 1 3 3 0 7 E Nhóm khác 2 0 1 0 3 Tổng cộng 53 32 78 52 215 Tuy nhiên, phần lớn các tàu thuyền đánh bắt tại Cù Lao Chàm nhỏ với công suất dưới 20 CV, tập trung ở ngư trường gần bờ; nên được phân thành 3 vùng khai thác: vùng ngư trường từ 0 - 0,3 km gồm nhóm nghề lặn, lưới kình, lưới bi, lưới nhói và lưới dí; vùng ngư trường từ 0,3 - 2 km gồm nhóm nghề câu tay, lưới mực, lưới trích, lưới dày, lưới thanh hai, lưới thanh ba, bẫy, lờ, lợp; và vùng ngư trường từ 2 - 20 km gồm nhóm nghề câu vàng, mành được thể hiện trong bảng 1.2. 11 Bảng 1.2. Tổng số tàu cá Cù Lao Chàm phân theo vùng khai thác [87]. Vùng khai thác Nghề đánh bắt Đơn vị Thôn Bãi Ông Thôn Cấm Thôn Bãi Làng Thôn Bãi Hương Tổng cộng 0 - 0,3 km Tàu 3 3 5 1 12 Nghề lặn 1 3 3 0 7 Lưới kình 0 0 1 0 1 Lưới bi 1 0 0 1 2 Lưới nhói 0 0 1 0 1 Lưới dí 1 0 0 0 1 0,3 - 2 km 32 22 25 43 122 Câu tay 1 0 3 0 4 Lưới mực 7 15 4 43 69 Lưới trích 2 1 0 0 3 Lưới dày 2 2 5 0 9 Lưới thanh hai 0 2 0 0 2 Lưới thanh ba 18 2 12 0 32 Bẫy, lờ, lợp 2 0 1 0 3 2 - 20 km 18 7 48 8 81 Câu vàng 17 0 33 0 50 Câu mành 1 7 15 8 31 Tổng cộng 53 32 78 52 215  Sử dụng nhật ký khai thác (log-book) Chương trình ghi nhật ký khai thác (log-book) tại KBTB Cù Lao Chàm được triển khai cho 80/560 hộ gia đình ngư dân trong toàn xã Cù Lao Chàm trong năm 2005 và 2006, nhưng giảm xuống còn 40 hộ gia đình từ năm 2007 và kéo dài cho đến nay. Nhật ký bắt đầu ghi từ năm 2005 đến cuối năm 2009, triển khai ngẫu nhiên cho các nhóm nghề đánh bắt có cùng công suất tàu và thu lại hàng tháng; sau khi đã được người ngư dân điền đầy đủ thông tin yêu cầu về ngày khởi đầu, ngày kết thúc, tên chủ tàu, công suất tàu, nghề đánh bắt, độ sâu ngư trường, chi phí, sản lượng, loại cá khai thác theo trọng lượng (kg) và giá bán, cùng các thông tin hỗ trợ khác tại KBTB Cù Lao Chàm. Thông tin thu thập từ nhật ký được cập nhật vào chương trình xử lý được biên soạn theo ACCESS trong Microsoft Office (xem bảng 1.3). Bảng 1.3. Phân bổ số lượng sổ ghi nhật ký khai thác [87]. Đội tàu Nghề đánh bắt Số tàu Logbook Vùng khai thác Nghề đánh bắt Số tàu Logbook A Nhóm lưới rê 120 43 0 - 0,3 km 12 9 Lưới trích 3 2 Nghề lặn 7 5 12 Lưới dày 9 3 Lưới kình 1 1 Lưới thanh hai 2 1 Lưới bi 2 1 Lưới thanh ba 32 10 Lưới nhói 1 1 Lưới bi 2 1 Lưới dí 1 1 Lưới nhói 1 1 0,3 - 2 km 122 41 Lưới dí 1 1 Câu tay 4 1 Lưới kình 1 1 Lưới mực 69 23 Lưới mực 69 23 Lưới trích 3 2 B Nhóm mành 31 10 Lưới dày 9 3 C Nhóm câu 54 21 Lưới thanh hai 2 1 Câu vàng 50 20 Lưới thanh ba 32 10 Câu tay 4 1 Bẫy, lờ, lợp 3 1 D Nhóm lặn 7 5 2 - 20 km 81 30 E Nhóm khác 3 1 Câu vàng 50 20 Mành 31 10 Tổng cộng 215 80 215 80 Ngoài ra, một số bảng hỏi bổ sung nhằm tìm hiểu thêm về chi phí đầu tư cố định của các nhóm nghề tại Cù Lao Chàm, được triển khai cho 50 hộ gia đình trong đó có 40 hộ gia đình đang tham gia chương trình ghi nhật ký khai thác và 10 hộ gia đình ngư dân khác một cách ngẫu nhiên.  Sản lượng đánh bắt Công thức (1) tính sản lượng trên một đơn vị cường lực đánh bắt: (1) )( )( ij ij E H CPUE  Trong đó: CPUE Sản lượng cho một đơn vị cường lực đánh bắt với thứ nguyên là kg/ngày )(ijH Tổng lượng đánh bắt được của một nghề cụ thể trong một nhóm nghề trong năm i theo kích cở j của nhật ký khai thác (log-book). )(ijE Cường lực đánh bắt được tính theo “số ngày đánh bắt cho một tàu” trong năm i theo kích cở j của nhật ký khai thác. )(iE = Ngày (bắt đầu) – Ngày (kết thúc) + 1 Theo ALMRV, 1996 [119] nhân trung bình kết quả theo mẫu với toàn bộ số thành phần, được hiểu là “phát triển kết quả theo mẫu để có được kết quả của tổng thể”. Trên cơ sở này sản lượng đánh bắt hàng năm của một nhóm nghề cụ thể được 13 tính bằng cách nhân giá trị trung bình của sản lượng cho một cường lực đánh bắt ( MeanCPUE ) của nhóm nghề với tổng số cường lực đánh bắt được đo đạc bằng “số ngày đánh bắt” trong một năm, và tổng số tàu đánh bắt của nhóm nghề tương ứng. Tổng sản lượng đánh bắt năm của nhóm nghề được mô tả theo công thức (2): (2) neMeanCPUEH  Trong đó: H Sản lượng đánh bắt một năm của nhóm nghề cụ thể được tính theo kg MeanCPUE Trung bình CPUE của nhóm nghề trong một năm tính theo kg/ngày. k CPUE MeanCPUE k t   1 Trong đó: 5k Số lần quan sát trong một năm – số lần tính toán cho CPUE của một nhóm nghề cụ thể theo mẫu trong một năm. e Tổng số ngày đánh bắt của một nhóm nghề trong một năm. n Tổng số tàu cá đánh bắt theo nhóm nghề.  Doanh thu đánh bắt Tổng doanh thu là một hàm số của tổng sản lượng đánh bắt và những giá trị liên quan hoặc là giá trên một trọng lượng nhất định. Trong nghiên cứu này, quá trình tính toán doanh thu của một đơn vị cường lực được dùng để tính tổng doanh thu trong năm của từng nhóm nghề cụ thể, được mô tả theo công thức (3) và (4): (3) )( )( ij ij pue E R R  Trong đó: pueR Doanh thu trên một đơn vị cường lực đánh bắt được tính bằng đồng )(ijR Tổng doanh thu của một nhóm nghề cụ thể của năm i với kích cở thu mẫu j của nhật ký khai thác.. )(ijE Cường lực đánh bắt được tính bởi “số ngày đánh bắt” trong năm i theo kích cở thu mẫu j của nhật ký khai thác. (4) neMeanRR pue  Trong đó: R Doanh thu hàng năm của nhóm nghề cụ thể được tính theo đơn vị đồng 14 pueMeanR Doanh thu trung bình của một đơn vị cường lực đánh bắt của nhóm nghề cụ thể trong một năm với thứ nguyên là đồng/ngày. k R MeanR k t pue pue   1 Trong đó: 5k Số lần giám sát trong một năm – tổng số lần tính pueR của một nhóm nghề cụ thể theo số mẫu trong một năm. e Tổng số ngày đánh bắt của nhóm nghề cụ thể trong một năm n Tổng số tàu đánh bắt của nhóm nghề cụ thể  Chi phí đánh bắt Tỷ lệ chi phí cho hoạt động của một chuyến đánh bắt Xăng dầu 62% Mồi câu 19% Thực phẩm 11% Nước đá 5% Khác 3% Chi phí hoạt động đánh bắt Chi phí hoạt động đánh bắt bao gồm các loại chi phí phát sinh nhằm đảm bảo một quá trình thực hiện đánh bắt (chi phí xăng, dầu, nước đá, thực phẩm và các loại chi phí khác), trừ chi phí lao động vì phần lớn các tàu đánh bắt tại Cù Lao Chàm là tàu nhỏ và được các thành viên trong gia đình tham gia, không phải thuê lao động bên ngoài. Chi phí xăng, dầu là chi phí hoạt động chính yếu, sau đó là chi phí mua mồi đánh bắt, thực phẩm và nước đá [89]. Chi phí hoạt động đánh bắt hàng năm được tính theo công thức (5) và (6): 15 (5) )( )( ij ij pue E C C  Trong đó: pueC Chi phí trên một đơn vị cường lực đánh bắt được tính theo thứ nguyên đồng )(ijC Tổng chi phí cho một nhóm nghề cụ thể của năm i theo kích cở thu mẫu j của nhật ký khai thác.. )(ijE Cường lực đánh bắt được tính theo “số ngày đánh bắt” trong năm i theo kích cở thu mẫu j của nhật ký khai thác. (6) neMeanCC pue  Trong đó: C Chi phí đánh bắt hàng năm của nhóm nghề cụ thể tính theo thứ nguyên đồng. pueMeanC Chi phí trung bình cho một đơn vị cường lực đánh bắt của một nhóm nghề cụ thể trong một năm theo thứ nguyên đồng. k C MeanC k t pue pue   1 Trong đó: 5k Số lần giám sát trong một năm – tổng số lần tính pueC của nhóm nghề cụ thể theo số mẫu trong một năm. e Tổng số ngày đánh bắt của nhóm nghề cụ thể trong một năm n Tổng số tàu đánh bắt của nhóm nghề cụ thể Chi phí cố định Chi phí cố định được người chủ tàu chi trả bao gồm thuế, bảo hiểm, chi phí sửa chữa, bảo quản tàu, động cơ và các thiết bị khác. Chi phí cố định thường được chi một hoặc hai lần trong một năm [119]. Chi phí đầu tư Chi phí đầu tư bao gồm chi phí đóng tàu, động cơ, các ngư lưới cụ, trang thiết bị. Chi phí đầu tư được đặc trưng theo các nhóm ngành nghề khác nhau. Chi phí hao mòn Chi phí hao mòn là chi phí chủ tàu cần phải trích lại một phần nhất định của lợi nhuận thu được, để thay thế mới các trang thiết bị đã hết hạn hoặc không thể sử 16 dụng được nữa. Chi phí này ít được sử dụng hàng năm, nhưng rất thực tế và cần phải được các nhóm ngành nghề tính toán hiệu quả. Chi phí hao mòn hàng năm có thể được tính bằng tổng chi phí của phương tiện, thiết bị, như là tàu, thuyền hoặc động cơ chia cho tổng số năm có thể sử dụng phương tiện, thiết bị đó.  Thu nhập đánh bắt Thu nhập đánh bắt hàng năm cho nhóm ngành nghề là hiệu số của doanh thu với tổng chi phí hoạt động, chi phí đầu tư và chi phí cố định hàng năm, có nghĩa là tương đương với (4) R - (6) C - (chi phí đầu tư + chi phí cố định). 1.6. Phương pháp chọn mẫu điều tra Số mẫu điều tra xác định theo nhóm ngành nghề, hộ gia đình và khách du lịch để thu thập thông tin về khai thác nguồn lợi thủy sản, về lợi ích của cộng đồng. Số lượng mẫu điều tra được chọn theo công thức [118]. 21 Ne Nn   Trong đó: n : Số mẫu điều tra N : Tổng số mẫu e : Độ sai số, được tính bằng phần trăm sai số của số gốc. e biến thiên trong khoảng từ 10%, 20%, 30% đến 40%. Ở KBTB Cù Lao Chàm, do sự đa dạng các ngành nghề mà độ sai số được chọn là 10% của tổng số 622 mẫu điều tra (xem phụ lục 4). 1.7. Phương pháp phân tích chất lượng môi trường và đa dạng sinh học Chất lượng môi trường mà cụ thể là chất lượng nước biển ven bờ được thu thập, phân tích, và đánh giá định kỳ mỗi năm hai lần vào mùa mưa và mùa khô theo hướng dẫn của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ QCVN 10:2008/BTNMT theo các mặt cắt trong KBTB Cù Lao Chàm (xem hình 1.1). Các thông số được theo dõi giám sát bao gồm: pH, nhiệt độ, độ muối, độ đục, tổng số chất rắn lơ lững (TSS), lượng oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), và nhu cầu oxy hóa học (COD).  Thiết bị, phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng nước 17 + Tiêu chuẩn TCVN 5996:1995 : Hướng dẫn lấy mẫu nước biển, sông, suối + Tiêu chuẩn TCVN 6663 - 3:2008 : Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu + Phương pháp phân tích các thông số theo Tiêu chuẩn Việt Nam, cụ thể như sau: - pH: Đo trực tiếp bằng máy đo hiện số Wagtech, theo TCVN 6492:2000 - Nhiệt độ nước: Đo trực tiếp bằng máy đo hiện số Wagtech, theo TCVN 6492:1999 - DO: Đo trực tiếp bằng máy đo hiện số Wagtech, TCVN 5499 - 1995 - Độ mặn: đo trực tiếp bằng máy đo độ mặn YSI-30 - Độ đục: Đo trực tiếp bằng máy đo hiện số INOLAB, TCVN 6184:2008 - Chất rắn lơ lửng (SS): Phương pháp trọng lượng bằng cân phân tích Sartorius BP 211D, TCVN 6625:2000 - BOD5: Phương pháp áp kế, phân tích trên máy HACH, TCVN 6001:2008 - COD: Thiết bị phân tích COD hãng HACH, gồm máy so màu DR/890, lò phá mẫu, TCVN 6491:1999  Tiêu chuẩn đánh giá + Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ: QCVN 10:2008/BTNMT. 0 1 2 3 Hình 1.1. Vị trí các điểm thu mẫu chất lượng nước tại KBTB Cù Lao Chàm [29]. 18 Lượng rác thải được giám sát, đánh giá thông qua sự hình thành, phát triển hệ thống quản lý rác thải tại KBTB và ý kiến của cộng đồng. Chất lượng đa dạng sinh học được phân tích và đánh giá thông qua kết quả thực hiện 3 năm một lần từ tháng 5 đến tháng 6 của chương trình giám sát đa dạng sinh học trong KBTB Cù Lao Chàm. Trong thời gian thực hiện mô hình ĐQL TN,MT từ năm 2003 đến nay, chương trình giám sát đa dạng sinh học đã khảo sát vào năm 2004 và 2008. Kết quả đánh giá về độ phủ, số lượng loài của các rạn san hô, mật độ và kích cở các loài cá rạn, mật độ của các loài động vật không xương sống kích cở lớn, diện tích của các thảm rong biển, cỏ biển so sánh giữa năm 2004 và 2008, tại các điểm cố định trong vùng bảo tồn nghiêm ngặt và vùng không bảo tồn (xem hình 1.2), phản ảnh hiệu quả của mô hình ĐQL TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm. Hình 1.2. Phân bố các quần cư chủ yếu trong KBTB Cù Lao Chàm năm 2008. [29] Sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương trong KBTB Cù Lao Chàm được đánh giá thông qua các chỉ số kinh tế thủy sản, du lịch sinh thái, sinh kế thay thế, lợi ích của người dân, và cuối cùng là sự tham gia của người dân vào quá trình ĐQL TN,MT tại đây. 19 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ĐỒNG QUẢN LÝ 2.1. Quan niệm về đồng quản lý  Thế giới Thế giới quan niệm ĐQL (co-management) là sự phối kết hợp giữa người khai thác sử dụng (user) nguồn lợi, chính quyền, các bên liên quan và các cơ quan bên ngoài vùng quản lý thông qua tư vấn và thương thuyết, cùng thỏa thuận về vai trò, sự chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn trong việc quản lý TN,MT (xem hình 2.1) [123]. Đi cùng với ĐQL còn có quản lý có sự tham gia (participatory management), quản lý dựa vào cộng đồng (community-based management) và ĐQL dựa vào cộng đồng (community-based co-management) [41]. Hình 2.1. Các bên liên quan tham gia ĐQL Cơ quan bên ngoài - Phi chính phủ - Các tổ chức khoa học, nghiên cứu Các bên liên quan trong phạm vi địa lý - Du lịch - Công nghiệp - Dịch vụ - Giao thông Chính phủ - Quốc gia - Khu vực - Tỉnh / thành phố - Quận / huyện - Xã / phường Các bên liên quan trong ngành - Chủ phương tiện khai thác - Trung gian buôn bán nguồn lợi - Đồng quản lý TN,MT Người khai thác nguồn lợi 20 ĐQL được chia thành 5 cấp độ: hướng dẫn, tư vấn, phối hợp, cố vấn và thông tin được thể hiện trong hình 2.2 [92]. 1. Cấp độ hướng dẫn: Nhà nước có cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin, thông báo, ra quyết định và hướng dẫn cộng đồng tham gia quản lý TN,MT. 2. Cấp độ tư vấn: Cộng đồng cung cấp thông tin, chính quyền tham khảo ý kiến của cộng đồng để quản lý TN,MT. 3. Cấp độ phối hợp cộng tác: Cộng đồng được tham gia vào quá trình ra quyết định cùng chính quyền và các bên liên quan quản lý TN,MT [88]. 4. Cấp độ cố vấn: Cộng đồng vận dụng tri thức địa phương đề xuất các biện pháp quản lý TN,MT, nhưng chính phủ phê chuẩn các quyết định đó [86]. 5. Cấp độ thông tin: Chính phủ ra quyết định trao quyền sử dụng TN,MT cho cộng đồng địa phương, và cộng đồng địa phương có trách nhiệm thông tin phản hồi cho chính phủ các quy ước của cộng đồng [125]. Hình 2.2. ĐQL kết nối quản lý Nhà nước và lấy cộng đồng làm trọng tâm Thông tin Tư vấn Hợp tác Cố vấn Hướng dẫn Quản lý có sự tham gia Quản lý dựa vào cộng đồng Quản lý Nhà nước tập trung ĐQL dựa vào cộng đồng Cộng đồng tự quản lý 21 ĐQL định hướng đến sự hợp tác của cộng đồng tham gia quản lý nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên; được nhìn nhận trong một hệ trục bền vững, với trục ngang xuyên qua cộng đồng, trục dọc gắn liền với các các thể chế của chính phủ và các bên liên quan. ĐQL dựa vào cộng đồng phần lớn được tìm thấy ở các nước đang phát triển vì lợi ích của cộng đồng trong phát triển kinh tế xã hội và quản lý nguồn lợi TN,MT [126]. Các bên liên quan liên kết phát triển sinh kế cho người sử dụng nguồn lợi địa phương [137] trong một quá trình ban hành các quyết định chính trị theo hướng cộng tác, chia sẻ quyền quản lý và gắn liền với trách nhiệm [88] thì đề cập đến các hoạt động và hạt nhân tổ chức cộng đồng để đi đến sự đồng thuận về cân bằng lợi ích, cũng là hiệu quả đem lại của ĐQL. ĐQL định hướng đến sự hợp tác của chính phủ với các bên liên quan và ý định động viên người khai thác sử dụng nguồn lợi tham gia vào quá trình quản lý TN,MT thì lại tập trung vào việc tập hợp đại diện người dân địa phương trong các hoạt động quản lý. Không có nhiều chú ý được dành cho sự phát triển của cộng đồng và tăng cường sức mạnh cho người dân địa phương, có thể được tìm thấy ở một vài nước phát triển phía bắc Châu Âu và Bắc Mỹ [125]. Cần chú ý rằng ĐQL tổng hợp vùng bờ (ICM) là sự cộng tác của các bên liên quan khác nhau ở các cấp độ khác nhau và một vai trò tích cực của chính phủ [41]. Một nghiên cứu về mô hình này ở Bangladesh đã rút ra kết luận, nếu không có sự tham gia tích cực của địa phương thì mô hình khó thành công. Cũng như người dân địa phương đòi hỏi có được những lợi ích tài chính cụ thể từ sự tham gia này. Do đó, việc thiết kế và thực hiện mô hình ĐQL có sự tài trợ từ bên ngoài mà nếu không xem xét tầm quan trọng của tài chính, sẽ có rất ít cơ hội thành công [33]. Viện Khoa Học Hoàng gia Thụy Điển (RSAS) đánh giá cao một nghiên cứu của Gs Elinor Ostrom-ĐH Indiana đã đoạt giải Nobel kinh tế 2009. Bà không tán thành quan điểm của nhà sinh vật học Garrett Hardin: Hệ thống tài nguyên dùng chung cần phải được chính quyền trung ương quản lý hoặc tư nhân hóa hay đánh thuế thật cao để hạn chế việc khai thác tài nguyên quá mức như là một bi kịch của công sản. Còn theo bà các cộng đồng sử dụng nguồn lợi địa phương có thể tự mình 22 quản lý công sản tốt hơn chính quyền. Bởi các nhà quản lý quan liêu thường không có thông tin chính xác trong khi người sử dụng nguồn lợi lại nắm rõ thông tin hơn ai hết. Cũng như trong phạm vi của mình các quan chức nên kết nối với cộng đồng tìm hiểu kiến thức về địa phương này và học hỏi thêm kinh nghiệm của địa phương khác để có thể nhận được thông tin phản hồi nhanh từ cộng đồng trong việc thay đổi các chính sách. Do vậy bà đề xuất giải pháp: Giữ nguyên tính chất công sản của tài nguyên và để người sử dụng tự tạo ra hình thức quản lý phù hợp cho mình. Bà khẳng định không phải cơ chế quản lý công sản lúc nào cũng là một bi kịch, nhiều quy định hạn chế sử dụng để bảo vệ tài nguyên của chính phủ không tác dụng do sự thiếu hiểu biết về hoàn cảnh, tập quán của địa phương, trái lại nhiều trường hợp thể chế quản lý công sản của cộng đồng tỏ ra có hiệu quả và bền vững [45].  Việt Nam Việt Nam đã cụ thể hóa quan niệm ĐQL là sự tham gia của cộng đồng địa phương và các bên liên quan, thống nhất chia sẻ trách nhiệm và lợi ích trong quản lý TN,MT theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng lợi, và theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tuy nhiên, quá trình triển khai ở Việt Nam cần chú trọng kỹ năng làm việc với cộng đồng để phát huy hiệu quả thực tế của ĐQL 4, 5. Theo nhóm công tác nghiên cứu ĐQL - Bộ Thủy sản năm 2005 “Đồng quản lý là quá trình quản lý có sự tham gia của cộng đồng địa phương và các bên liên quan khác thống nhất chia sẻ quyền và trách nhiệm trong sử dụng tài nguyên một cách bền vững”; “Quản lý dựa vào cộng đồng là quá trình quản lý trong đó cộng đồng có quyền và trách nhiệm chính trong lập kế hoạch, đưa ra quyết định, quy định, giám sát và thực hiện việc sử dụng bền vững nguồn lợi” [4]. Còn theo PGS. TS. Hà Xuân Thông năm 2001 “ĐQL được hiểu như là cách thức chia sẻ hoặc phân định quyền lực và trách nhiệm giữa chính quyền và những người sử dụng nguồn lợi nhằm quản lý một đối tượng nguồn lợi nào đó như nguồn lợi cá, rạn san hô, vùng nuôi thủy sản hoặc hồ chứa, một cánh rừng,… Phạm vi và cách thức chia sẻ quyền 23 lực và trách nhiệm không giống nhau ở các nước khác nhau và các địa phương khác nhau, do những điều kiện và nền văn khác nhau” [46]. Như vậy có thể thấy, luận điểm nào cũng phải dựa vào sức mạnh tiềm ẩn trong cộng đồng người dân, nhất là về vấn đề bảo vệ TN,MT nếu Nhà nước không dựa vào các thành phần cộng đồng, mà chủ yếu là thành phần chính quyền và người dân địa phương thì việc quản lý, bảo vệ TN,MT sẽ không thành công. Vì từ xưa đến nay hệ thống “tài nguyên dùng chung” (common pool resource “CPR”) là một hệ thống tài nguyên có nhiều đối tượng cùng sử dụng và hưởng lợi rất phức tạp vẫn được quản lý theo kiểu “cha chung không ai khóc”. Do đó, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến phương pháp, cách làm như thế nào để có được sự đồng thuận, đồng lòng của dân chứ không chỉ đơn thuần là tập hợp được sức mạnh “cơ bắp” của lực lượng quần chúng nhân dân. 2.2. Áp dụng thực tế đồng quản lý  Thế giới Các tổ chức quốc tế đang nổ lực làm việc và kêu gọi chính phủ các quốc gia trên toàn Thế giới, gia tăng vai trò tham gia của cộng đồng để bảo vệ và quản lý cũng như cải thiện TN,MT góp phần giảm đói nghèo cho gần một tỷ người trên thế giới. Tại Thái Lan, khái niệm ĐQL TN,MT dựa vào cộng đồng đã được Viện Nghiên cứu Nguồn lợi ven bờ (CORIN) thuộc trường Đại học Songkla (PSU) áp dụng vào vịnh Pak Phanang, nơi mà thiên tai và hoạt động của con người đã tác động mạnh đến môi trường. Cộng đồng địa phương thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, lũ lụt, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt; vào mùa khô nhiều vùng đất trở nên hoang, sông ngòi, kênh mương bị xâm nhập mặn. CORIN áp dụng cách nâng cao nhận thức năng lực cho cộng đồng và chính quyền địa phương biết cách chuyển những vấn đề tồn tại thành các cơ hội sinh kế như: sản xuất phân bón hữu cơ từ cây bèo lục bình; mở rộng kênh mương hoặc từ thông tin của các nhóm cộng đồng, phối kết hợp với các bên liên quan ngăn chặn được việc phá rừng cọ Sago. Nhờ đó, chính quyền đã nhìn thấy được nguồn lợi kinh tế cho người dân từ thân cây Sago [54]. Các biện pháp theo hướng ĐQL cũng được áp dụng tại quần đảo Kon Chang, 24 Thái Lan. Nơi đây có quần xã sinh vật biển phong phú, đa dạng và từng là các điểm xem san hô nổi tiếng gần bờ, nhưng việc xây dựng đường sá mang đến các dòng dinh dưỡng, trầm tích cùng các hoạt động du lịch đã làm suy giảm TN,MT và cũng là nguyên nhân du khách chuyển hướng sang các điểm du lịch khác. Kon Chang đã xây dựng mô hình ĐQL nhằm nâng cao nhận thức và năng lực, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia quản lý vùng rạn để sử dụng bền vững nguồn lợi này, thông qua sự đồng thuận hình thành mạng lưới hợp tác tốt giữa các bên liên quan gồm chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp tư nhân, cơ quan phi chính phủ và cộng đồng địa phương. Theo phương thức ĐQL, Kon Chang đã thiết lập được quy chế đảm bảo tiêu chí cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo vệ TN,MT phát triển được du lịch sinh thái và giảm thiểu được các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến vùng rạn [53]. Tại Bangladesh, Trung tâm Dhaka - Nghề cá Thế giới và các đối tác của địa phương đã thành lập Khu bảo tồn cá theo mô hình ĐQL dựa vào cộng đồng. Theo mô hình này, nhóm ngư dân nghèo, những người có sinh kế phụ thuộc vào TN,MT đã được giao trách nhiệm tham gia quản lý, bảo vệ để khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản nội địa. Và cũng trên cơ sở này, Khu bảo tồn đã kiểm soát việc sử dụng các ngành nghề khai thác hủy diệt và cấm đánh bắt cá vào mùa sinh sản trong vùng. Mô hình ĐQL đã góp phần tăng sản lượng cá hằng năm [33]. Phương thức quản lý nguồn lợi biển dựa trên cơ sở cộng đồng đã được áp dụng tại nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển và được thừa nhận là phương thức hiệu quả, ít tốn kém để duy trì và quản lý nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học và đáp ứng các mục tiêu bảo tồn khác cũng như nhu cầu sinh kế của con người. Trong khu vực, Phillipine, Indonesia… là những quốc gia đầu tiên sớm mạnh dạn triển khai áp dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng và đã đạt được những thành công nhất định. Thông qua mô hình này cộng đồng địa phương ven biển được trao quyền cụ thể, tham gia kiểm soát trong việc quản lý các nguồn lợi ven biển. Điều này đã tăng cường sự chủ động, thúc đẩy sự tham gia tích cực 25 hơn của cộng đồng trong việc cùng chia sẻ trách nhiệm với nhà nước để quản lý và bảo tồn hiệu quả các nguồn lợi biển.  Việt Nam Trước những thành công của phương thức ĐQL nguồn lợi ven biển nói chung và quản lý nghề cá nói riêng của Thế giới, Việt Nam cũng đã triển khai áp dụng thực tế mô hình ĐQL khai thác và nuôi trồng thủy sản, dưới sự hỗ trợ của các tổ chức và trung tâm nghiên cứu quốc tế về cộng đồng, và về bảo vệ TN,MT. Nhiều mô hình quản lý dựa vào cộng đồng và ĐQL tài nguyên ven biển, rừng ngập mặn, nghề cá, phát triển nông thôn đã và đang được tổ chức thực hiện trên 9 tỉnh đại diện cho 7 vùng kinh tế sinh thái: Vùng Trung du miền núi phía Bắc (Quảng Ninh, Yên Bái, Sơn La); Vùng Đồng bằng sông Hồng (Hải Phòng, Nam Định); Vùng Bắc Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế); Vùng Duyên hải Nam Trung bộ (Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận); Vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai); Vùng Tây Nam bộ (An Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Cà Mau); Vùng Tây nguyên (Đắc Lắc) [4]. Mô hình ĐQL phát triển hệ thống thủy đạo cho vùng nuôi trồng thủy sản ở Thuận An, do Nhóm nghiên cứu trường Đại học Khoa học Huế và UBND thị trấn Thuận An thực hiện trong thời gian từ 1999 - 2000 là một trường hợp điển hình. Khu vực đầm phá Tam Giang từng được người dân khai thác chính bằng nghề nò sáo, tuy nhiên đa phần vùng nước đã bị quây kín, chiếm làm ngư trường chung để nuôi trồng thủy sản, nên mâu thuẫn lợi ích xảy ra gay gắt giữa người bao chiếm và ngư dân. Mô hình ĐQL được thành lập nhằm giảm thiểu mâu thuẫn, khơi thông thủy đạo, mở rộng ngư trường hỗ trợ cho ngư dân nghèo đánh bắt nhỏ. Thông qua kỹ thuật tổ chức và các công cụ làm việc với cộng đồng như: phỏng vấn bán cấu trúc, lịch thời vụ, phân hạng, vẽ bản đồ của phương pháp PRA, các hội thảo được tổ chức cho ngư dân, đại diện các cấp chính quyền, các nhà khoa học để xác định vấn đề và tìm giải pháp đồng thuận cho tất cả các bên liên quan. Một “Ban nghiên cứu hỗn hợp ngư dân - chính quyền” được thành lập có 14 thành viên, trong đó chính quyền có 3 thành viên, ngư dân có 11 thành viên. Ban này quyết định phát triển 26 thủy đạo theo 3 bước: (i) chọn một thủy đạo thí điểm, (ii) triển khai thử nghiệm để rút ra ưu khuyết điểm, (iii) áp dụng những kinh nghiệm đạt được để triển khai xây dựng và quản lý các thủy đạo còn lại. Theo đó, một “Ban triển khai hỗn hợp” được thành lập gồm 2 cán bộ chính quyền và 1 ngư dân từ Ban nghiên cứu hỗn hợp và 1 đại diện cho cộng đồng ngư dân bị ảnh hưởng do phát triển thủy đạo, và một “Ban ngư dân quản lý” gồm 10 thành viên do cộng đồng ngư dân bầu chọn. Tuy nhiên, mô hình này lại rơi vào sự tồn tại của việc nghiên cứu, bàn bạc quá nhiều, phức tạp trong cách tổ chức các ban, nhóm hơn là thực hiện cụ thể các hoạt động cộng đồng. Kết quả, sau rất nhiều bước thảo luận, xây dựng tổ chức, việc triển khai thủy đạo bị gián đoạn do mô hình kết thúc kinh phí tài trợ [4]. Mô hình ĐQL rác thải tại xã Giao An theo sự tài trợ của chương trình “Liên minh đất ngập nước (WAP)” đã hỗ trợ cho cộng đồng địa phương xã Giao An và Vườn Quốc Gia Xuân Thủy (Nam Định) quản lý được rác thải và bảo vệ môi trường. Từ một hiện trạng ô nhiễm môi trường bởi rác thải bị đổ xuống lòng sông, hồ, cầu cống gây tắc nghẽn dòng chảy, cùng các loại nước thải xả ra sông, hồ, và khu vực bãi bồi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái đất ngập nước cũng như cảnh quan thuộc vùng lõi của Vườn Quốc Gia Xuân Thủy. Mô hình ĐQL rác thải đã xây dựng một kế hoạch hành động bao gồm các bước: (i) nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tất cả người dân địa phương, (ii) xây dựng cơ chế quản lý và thu gom rác dựa vào cộng đồng, (iii) xây dựng khu xử lý rác theo đúng quy định của Nhà nước. Với sự phối hợp tham gia của các thành phần trong những hoạt động thực tiễn như: thảo luận nhóm, họp xóm, hướng dẫn phân loại rác, xây dựng quy chế, thành lập tổ thu gom, trang bị dụng cụ thu gom, tổ chức tham quan học tập ở Thái Lan cho các cán bộ nòng cốt của Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên xã, mô hình ĐQL đã xác định được trách nhiệm và lợi ích của nhà nước, cộng đồng và các bên liên quan trong việc quản lý rác thải. Người dân có trách nhiệm phân loại rác tại nguồn, thực hiện nguyên tắc giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng đối với rác thải ngay tại gia đình. Rác không phân hủy được tổ thu gom chuyển đến bãi rác của xã. Hoạt 27 động này đã không những kêu gọi được người dân tham gia, mà còn tạo tiền đề cho Nhà nước đầu tư 3 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu xử lý rác thải. Sau hai năm triển khai, cộng đồng xã Giao An đã tiên phong trong hoạt động quản lý rác thải với sự hỗ trợ nhiều mặt của chính quyền địa phương, Vườn Quốc Gia Xuân Thủy và CORIN-Asia. Mô hình ĐQL đã đạt được những kết quả thiết thực góp phần xây dựng môi trường sông, hồ thông thoáng, đường làng sạch sẽ. Trên cơ sở này mô hình ĐQL rác thải tại xã Giao An đã được nhân rộng trong các xã còn lại của vùng đệm Vườn Quốc Gia Xuân Thủy [11]. 2.3. Nhận định và các bài học kinh nghiệm  Nhận định Nhìn chung, các mô hình ĐQL/Quản lý dựa vào cộng đồng đã, đang áp dụng được xem như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quản lý nhà nước hiện nay trong nhiều lĩnh vực quản lý tài nguyên ven biển, quản lý và phát triển rừng ngập mặn, phát triển nông thôn, quản lý nghề cá nói riêng, thủy sản nói chung. Hầu hết các mô hình mang lại hiệu quả khả quan đã xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, cũng như qua phỏng vấn 100% người dân và cán bộ chính quyền, đều thấy được sự cần thiết phải thực hiện mô hình ĐQL để bảo vệ nguồn lợi. Trên những địa phương có áp dụng ĐQL, các quy định về quản lý nguồn lợi được tuân thủ tốt hơn, giảm thiểu được các phương tiện khai thác hủy diệt, giảm ô nhiễm môi trường từ nuôi trồng thủy sản và đã góp phần cải thiện thu nhập cho người dân [25]. Tuy nhên, cũng có những địa phương do chưa hiểu đúng về bản chất và cách tiếp cận ĐQL, nên việc triển khai thực hiện ĐQL chưa hiệu quả. Tính hợp pháp của mô hình chưa cao, thiếu văn bản quy định của chính quyền về giao quyền, phân định quyền sử dụng và ranh giới quản lý vùng nước hoặc đã có nhưng chưa rõ ràng, chưa có văn bản chính thức của chính quyền địa phương phê chuẩn các quy chế, cam kết việc tham gia thực hiện mô hình ĐQL, đã ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động và hiệu quả mô hình. Mức độ phối hợp giữa chính quyền, cộng đồng và các bên liên quan trong ĐQL chưa chặt chẽ. Cán bộ tổ chức cộng đồng tham gia với tâm lý “đi làm dự án” 28 hơn là một công việc thường xuyên. Cách tổ chức cộng đồng chưa thống nhất và liên tục, còn nặng về hình thức thành lập các ban bệ hơn là triển khai cụ thể các hoạt động cộng đồng, ảnh hưởng đến sự thành công của mô hình; nên chưa có sự chuyển biến nổi bật về môi trường, nguồn lợi tại một số nơi thực hiện mô hình. Do đó, tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình chưa cao [25]. Dựa vào các khái niệm, nhận định và những bài học kinh nghiệm qua thực tế áp dụng ĐQL của Thế giới và Việt Nam. Cũng như dù đứng ở góc nhìn nào đối với hệ thống tài nguyên có nhiều đối tượng cùng sử dụng và hưởng lợi rất phức tạp này; thì tác giả đề tài cũng đồng tình với định hướng phối kết hợp sự tham gia giữa người sử dụng hưởng lợi với Nhà nước và các bên lên quan, cùng chia sẻ trách nhiệm và duy trì lợi ích hợp lý của các thành phần cộng đồng theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng lợi để quản lý hệ thống này hiệu quả hơn. Tuy đã và đang có nhiều chương trình ĐQL bảo vệ TM,MT dựa vào cộng đồng đạt được những kết quả khả quan, thế nhưng hiện nay quá trình ĐQL đã được áp dụng ở Việt Nam cũng như trên Thế giới, thực chất mới chỉ dựa vào các khái niệm định tính của từ ngữ để đưa ra các tiêu chí, cơ chế khi thực hiện một chương trình quản lý TN,MT nào đó có cộng tham gia, đều được gọi là mô hình ĐQL. Do chưa có một mô hình ĐQL nào làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận ĐQL và nền tảng của ĐQL dựa vào cộng đồng, để xây dựng một mô hình ĐQL khả thi về mặt thực tiễn, đã dẫn đến thực trạng ĐQL hiện nay được triển khai trên mỗi địa phương mỗi khác. Hầu hết các mô hình được gọi là ĐQL đều chưa có phương pháp luận khoa học để được tổ chức thực hiện một cách bài bản. Cho nên, ĐQL dựa vào cộng đồng là điều cần phải được chứng minh cả về lý luận lẫn thực tiễn, nhằm minh chứng lý luận ĐQL đáp ứng được thực tiễn ĐQL.  Bài học kinh nghiệm Cần xác định rõ phạm vi quản lý, đối tượng được quan tâm quản lý, các thành phần sẽ tham gia ĐQL. Phải nâng cao nhận thức về văn hóa xã hội, kinh tế chính trị, môi trường sinh thái, nguồn lợi và nâng cao năng lực quản lý cho các bên tham gia 29 ĐQL về phương pháp xây dựng quy chế, kế hoạch quản lý; nhấn mạnh kiến thức về quản lý phát triển bền vững cũng như về các vấn đề liên quan đến bản chất ĐQL cho các bên trực tiếp và gián tiếp tham gia quản lý kể cả cộng đồng. Lựa chọn hạt nhân quản lý là người nòng cốt trong cộng đồng, có năng lực tổ chức các hoạt động cộng đồng; đồng thời là tấm gương tốt để động viên, lôi kéo cộng đồng cùng thực hiện ĐQL [26,27]. Xây dựng cơ chế ĐQL dựa trên tiêu chí đảm bảo sự công bằng quyền lợi để khuyến khích các bên liên quan tham gia, đặc biệt là cộng đồng. Chính quyền tham gia tư vấn và phê chuẩn, hỗ trợ khi cần thiết, khi cộng đồng yêu cầu. Cộng đồng chỉ đồng thuận thực thi tốt một quy chế phân chia rõ ràng vai trò trách nhiệm và lợi ích của các bên liên quan và cộng đồng. Cần phải tìm kiếm và sử dụng tốt nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc nâng cao nhận thức, nghiên cứu, thực hiện và nhân rộng mô hình hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần đảm bảo sự bền vững của mô hình sau khi sự hỗ trợ kết thúc. Quy chế quản lý của mô hình phải phù hợp với điều kiện của địa phương, nhưng không được trái với các quy định của pháp luật hiện hành và phải được sự nhất trí hỗ trợ của chính quyền nhất là chính quyền địa phương trong việc phê duyệt các quyết định [46]. Giải quyết các vấn đề xử phạt nhưng không can thiệp quá sâu vào các hoạt động quản lý của cộng đồng. ĐQL được tiến hành song song với các chính sách về cải cách hành chính và Chính phủ thực hiện quyền dân chủ và phân nhiệm mạnh mẽ cho cộng đồng trong quản lý TN,MT [10]. 30 Chương 3 XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ 3.1. Hệ thống các tiêu chí, cơ chế chung cho một mô hình đồng quản lý  Xác định sự khởi xướng Xác định được sự khởi xướng của một chương trình ĐQL là cơ sở định hướng nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng, về các vấn đề liên quan đến bảo tồn TN,MT để phát triển bền vững, có hai hình thức khởi xướng ĐQL: Khởi xướng đồng quản lý bên trong cộng đồng Khi người trực tiếp khai thác sử dụng tài nguyên nhận thấy những dấu hiệu của sự suy giảm nguồn lợi qua sản lượng đánh bắt thấp, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe và cấu trúc cộng đồng của họ; thì chính họ tự khởi xướng các phong trào tự quản, hợp tác xã,…Tuy nhiên, các cấp chính quyền địa phương phải tham gia lên kế hoạch xây dựng cơ sở pháp lý, tổ chức quy mô cụ thể dựa trên nền tảng tiến bộ đó; thì mới có thể nhận được sự hỗ trợ toàn diện từ phía Chính phủ hoặc các tổ chức bên ngoài. Thường một chương trình ĐQL được khởi xướng từ bên trong cộng đồng hứa hẹn nhiều triển vọng bền vững hơn, vì họ đã và đang có động lực để tự giác hành động [127]. Khởi xướng đồng quản lý bên ngoài cộng đồng Có thể từ một cơ quan bên ngoài như NGOs, viện nghiên cứu khoa học hoặc một cơ quan Chính phủ có kế hoạch giải quyết các vấn đề về rác thải, ô nhiễm, nguồn lợi suy giảm,…cho một cộng đồng, một quốc gia. Có trường hợp ĐQL là một phần được chèn vào trong một chương trình lớn hơn của nhà tài trợ để hỗ trợ cho một nước hoặc chính phủ công bố một vùng được bảo vệ và kêu gọi ĐQL. Với một chương trình ĐQL khởi xướng từ bên ngoài thì việc thực hiện các bước dựa vào cộng đồng sẽ vất vả hơn trong vấn đề nâng cao nhận thức cho người dân đồng thuận tham gia. Cho nên, việc triển khai các bước dựa vào cộng đồng như thế nào cũng là một vấn đề tồn tại lớn của nhiều chương trình ĐQL, còn nặng về 31 hình thức tổ chức các ban bệ gọi là sự có mặt của người dân, hơn là thực hiện những hoạt động thực tiễn.  Cán bộ tổ chức cộng đồng Quản lý, bảo vệ sử dụng hợp lý TN,MT không phải một sớm một chiều mà là vấn đề của thời gian. Điều ấy cho thấy, các phong trào xã hội không nên triển khai theo kiểu “mưa rào trên diện rộng”; mà phải có phương pháp luận để hoạch định tiến độ hành động một cách khoa học, có chiều sâu, có hạt nhân phong trào. Đó là cán bộ tổ chức cộng đồng; một người có tâm đức, có lý tưởng nhiệt huyết, có kiến thức chuyên môn sâu rộng, tư tưởng cởi mở, có khả năng tổ chức các hoạt động ĐQL và kỹ năng làm việc với cộng đồng. Cán bộ tổ chức cộng đồng có thể là nhân viên bên ngoài hoặc chuyên viên Nhà nước từ Sở Thủy sản; Sở NN&PTNT; Sở TN,MT; Chi cục Kiểm lâm; Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản; người phụ trách về môi trường, nông nghiệp, thủy sản của địa phương hay thầy giáo. Có thể là nam hoặc nữ, nếu là người tại địa phương càng tốt; nhưng phải có trình độ chuyên môn về khoa học xã hội và nhân văn hay trình độ đại học tương đương [132]. Cán bộ tổ chức cộng đồng phải tìm cách hòa nhập với cộng đồng để được chấp nhận như một thành viên trong địa phương đó. Thường xuyên tìm kiếm các cơ hội đối thoại không chính thức nhưng thân thiện với bà con nam, phụ, lão, ấu trên đường họ đi làm, đi chợ, đi học, vui chơi giả trí, tìm hiểu tình hình đánh bắt của ngư dân tại các bãi tập kết cá, thử một ngày làm ngư dân, thăm viếng các hộ gia đình,… kết hợp kỹ năng đặt các câu hỏi liên quan đến những thông số mà mình đang cần điều tra, khảo sát để đạt được hiệu quả trong công việc. Cán bộ tổ chức cộng đồng phải nắm vững các phương pháp liên quan đến việc thực hiện ĐQL, biết cách sử dụng thành thạo các công cụ làm việc với cộng đồng để thu thập thông tin, nâng cao nhận thức, năng lực cộng đồng trong quy hoạch phân vùng, truyền thông,… với khả năng hài hước, dí dỏm qua cách nhân hóa ấn tượng tạo không khí thoải mái trong những cuộc họp, khiến người dân sẽ nhớ và nhớ lâu hơn, cũng không kém phần quan trọng. 32 Cán bộ tổ chức cộng đồng không thể quyết định trước những gì cộng đồng biết, mà thông qua đối thoại để hiểu được những gì cộng đồng cần [57]. Không thể thiếu vai trò trọng tâm của cán bộ tổ chức cộng đồng, một nhân tố quan trọng đem thành công đến cho mô hình [137]. Tuy nhiên, cán bộ tổ chức cộng đồng cũng cần phải tiếp tục viếng thăm, theo dõi, điều tra lợi ích của cộng đồng và địa phương để hỗ trợ, thúc đẩy bền vững sau khi bàn giao kết quả cho KBTB.  Hội nghề nghiệp Trong một chương trình ĐQL cần phải thành lập các hội nghề nghiệp, để cải thiện sinh kế và phát triển sinh kế thay thế bền vững như: hội chế biến nước mắm nguyên chất, hội chế biến hải sản khô,… nhằm giám sát chất lượng sản phẩm, quy trình kỹ thuật của cơ sở hội viên. Xây dựng thương hiệu, uy tín, tình cảm trong lòng người tiêu thụ và bảo vệ quyền lợi cho hội viên trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt của thị trường [57].  Bộ chỉ thị cộng đồng Bộ chỉ thị như một thước đo cộng đồng, “khi bạn bị sốt, thân nhiệt tăng hay giảm là một chỉ thị cho thấy bạn đang ở trong tình trạng nguy kịch hay không nguy hiểm” [91]. Trong ĐQL cũng nên có bộ chỉ thị định lượng của quá trình nghiên cứu, điều tra, tổng hợp, phân tích khi đánh giá hiệu quả kinh tế địa phương, hộ gia đình, cá nhân, tình hình môi trường, phát triển nguồn lợi; nhưng phải lược giản thông tin ở dạng “thông điệp” trước khi truyền tải cho cộng đồng và phù hợp với trình độ của đối tượng muốn phổ biến. Ví dụ: Bộ chỉ thị môi trường: chỉ số xe máy hoặc xe đạp biểu thị nồng độ khí thải độc hại ở mức nguy hiểm hoặc cho phép; thể hiện bầu không khí trong lành hoặc ô nhiễm và tình trạng sức khỏe cộng đồng khỏe mạnh hoặc bệnh tật. Bộ chỉ thị hệ sinh cảnh cá: chỉ số độ phủ rạn san hô rộng hoặc hẹp, biểu thị sản lượng cá tăng hoặc giảm; thể hiện nhận thức, ý thức tự giác quản lý, bảo vệ TN,MT được cộng đồng quán triệt hoặc chưa quán triệt trong mô hình ĐQL.  Điều tra, giám sát Được tổ chức để điều tra, thu thập thông tin về bảo tồn và phát triển TN,MT, 33 đời sống kinh tế, lợi ích của cộng đồng dựa trên cơ sở khoa học và chiến lược ĐQL về sự phát triển bền vững [95]. Các hoạt động điều tra, giám sát có thể được thực hiện bởi các chuyên gia quốc tế và quốc gia, các sinh viên cùng với cán bộ nhân viên KBTB, các thành viên của câu lạc bộ bảo tồn biển nhằm nâng cao năng lực cộng đồng; mở rộng sự cộng tác giữa địa phương và quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn. Kết quả điều tra được quần chúng và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng.  Các vấn đề cần lưu ý khi thực hiện ĐQL Bản chất của ĐQL: “Đồng” có nghĩa Nhà nước đồng thuận, người dân cũng đồng thuận, đồng hành, đồng tâm hợp lực với chính quyền, với các bên liên và còn có nghĩa là trên dưới đồng một lòng cùng tham gia quản lý, bảo vệ TN,MT. Dựa vào cộng đồng: là dựa vào những gì cộng đồng đã, đang và sẽ có về hiện trạng TN,MT, về tình hình kinh tế - xã hội - chính trị trên nền tảng văn hóa truyền thống và tri thức địa phương của người dân [106] nhằm xây dựng cộng đồng đó đủ vững mạnh về nhận thức, năng lực và kinh tế, để có được sự đồng thuận tham gia của cộng đồng và Nhà nước cũng có cơ sở để đồng thuận chia sẻ trách nhiệm quản lý, bảo vệ TN,MT 38. Các hình thức quản lý liên quan: Hiện nay, liên quan đến ĐQL còn có những hình thức quản lý khác như: quản lý có sự tham gia, quản lý dựa vào cộng đồng là những hình thức quản lý mang tính hỗ trợ quá trình ĐQL [94, 96]. Các thành phần chính trong cơ cấu ĐQL: Bao gồm cộng đồng địa phương, Nhà nước/chính quyền địa phương và các bên liên quan cùng phối kết hợp với nhau trong mối quan hệ và sự tham gia quá trình ĐQL. Mức độ chia sẻ: ĐQL không phải là vấn đề chia sẻ quyền lực, mà là phân công trách nhiệm Nhà nước thực hiện những công việc cụ thể nào và đem lại lợi ích gì cho cộng đồng để có được sự đồng thuận của người dân tham gia quản lý TN,MT. Ngược lại, cộng đồng địa phương tham gia những hoạt động ĐQL nào để phát huy được khả năng tự quản của mình. Xác định các vấn đề cần phải ĐQL: cần phải điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, tình trạng TN,MT, phong tục tập quán, năng lực tổ chức, quản lý 34 cộng đồng ở một địa phương, một vùng hoặc một khu vực. Trên cơ sở đó xác định các vấn đề cần phải ĐQL là gì?. Đồng thời sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các hoạt động cần phải ĐQL và theo đó tiến hành phân công trách nhiệm giữa Nhà nước, cộng đồng và các bên liên quan [45]. Khi nào thực hiện ĐQL hiệu quả nhất: khi người dân tự phát hiện hoặc được hướng dẫn để nhận thấy những dấu hiệu khan hiếm nguồn lợi, ô nhiễm môi trường có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống của mình và cộng đồng, đã lên tiếng kêu gọi sự quan tâm của chính quyền địa phương. Đồng thời, thể hiện sự đồng thuận hợp tác tham gia hành động trong một kế hoạch, một dự án được tài trợ [126]. Tuy nhiên, tìm kiếm được nguồn hỗ trợ về tài chính và pháp lý là điều kiện đầu tiên quan trọng; nhưng tìm kiếm được một người tổ chức cộng đồng ĐQL có tâm huyết, hiểu rõ bản chất ĐQL dựa vào cộng đồng, có khả năng tổ chức các hoạt động có cộng đồng tham gia, phải nắm vững các kỹ năng làm việc với cộng đồng và phải xây dựng được nền tảng của hệ quả ĐQL để phát triển bền vững cũng không kém phần quan trọng. 3.1.1. Khái niệm quản lý TN,MT trên cơ sở hệ sinh thái Quản lý dựa vào hệ sinh thái là một cách tiếp cận quản lý thống nhất xem xét các mối liên hệ xuyên suốt trong toàn hệ thống sinh thái, thông qua các tác động gây ảnh hưởng tích tụ từ những hoạt động do con người tạo ra. Trước nhu cầu quản lý và phát triển bền vững TN,MT biển, quản lý dựa vào hệ sinh thái được xem là nguyên tắc cơ bản trong chính sách biển của các quốc gia như Úc, Mỹ, Canada…và đã được áp dụng thực tiễn thành công tại KBTB Great Barrier Reef Marine Park của Úc, vùng biển Bering của Mỹ. Nếu đây là thế kỷ của cộng đồng cùng chung tay bảo vệ TN,MT trước thiên tai của biến đổi khí hậu; thì ĐQL là giải pháp định hướng cộng đồng đến sự phát triển KT-XH bền vững trên cơ sở hệ sinh thái. 3.1.2. Định hướng quản lý năng lực khai thác quá mức nghề cá mở Hoạt động nghề cá ở Việt Nam được hỗ trợ bằng hệ thống pháp lý rõ ràng [31], quy định việc đánh bắt của từng ngành nghề, thời vụ đến kích cở đối tượng khai thác [120], nhưng hiện tại vẫn chưa được quản lý chặt chẽ nhất là các vùng đảo 35 nhỏ. Khai thác không hợp lý cũng là nguyên nhân cạn kiệt nguồn lợi; vì theo chu trình, đường cong sản lượng tự nhiên không tương xứng với đường cong sản lượng đánh bắt. Hai đường cong tăng trưởng này sẽ gặp nhau tại điểm tới hạn gọi là điểm cân bằng sản lượng bền vững, nhưng sẽ giảm dần và triệt tiêu nếu cường lực đánh bắt gia tăng và không kiểm soát được những phương tiện khai thác trên ngư trường [39]. Một trong những giải pháp quản lý hoạt động đánh bắt có kế hoạch là áp dụng bảo tồn biển vào địa phương [15] có sự tham gia của cộng đồng [37]. 3.1.3. Vấn đề tài chính của cơ quan ĐQL Cần ổn định một số nguồn chi cứng để đảm bảo các hoạt động như: kinh phí quỹ lương kể cả quản lý phí và phụ cấp nhân viên, thuê văn phòng, xăng dầu cho xe cơ quan và tàu tuần tra, canh gác, bảo dưỡng thiết bị, duy trì hoạt động của chương trình quan trắc, giám sát môi trường, đa dạng sinh học, tái tạo phục hồi nguồn lợi thủy sản, san hô, truyền thông, phát triển cộng đồng,…Vì vậy, cần tích cực tìm kiếm thêm nguồn tài trợ để duy trì hoạt động của cơ quan ĐQL và duy trì hỗ trợ sinh kế thay thế bền vững cho cộng đồng trong KBTB cho đến khi và sau khi sự hỗ trợ kết thúc [130]. 3.2. Giả thiết ban đầu Nếu trong đất liền ở một nơi không có tiềm năng phát triển du lịch, hay những khu vực có nguồn tài nguyên hữu hạn (Bô xít, chim Yến…) khi Nhà nước và cộng đồng không thống nhất về quản lý sử dụng, làm thế nào để có thể thúc đẩy mô hình ĐQL? Làm thế nào để có được sự phối hợp, thống nhất giữa chính quyền trung ương và địa phương? Đâu là những yếu tố, điều kiện cần thiết để có thể có mô hình này? Phải chăng ĐQL chỉ nên diễn ra ở những khu vực nhạy cảm với vần đề bảo vệ tài nguyên? Nhìn vào vị thế đầy đủ các điều kiện thuận lợi như tách xa đất liền nhưng lại có tới 3.000 dân sinh sống, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái dựa vào nguồn lợi tự nhiên biển và các hệ sinh thái vụng biển, rạn san hô, thảm cỏ biển, ghềnh đá và bờ cát,…có một hệ thống quản lý Nhà nước địa phương phong phú như Cù Lao Chàm và có sự tham gia của các bên liên quan cụ thể là Đan Mạch và các sở ban 36 ngành hỗ trợ về tài chính và thể chế cộng đồng; thì có thể thấy ngay ý đồ của tác giả nhưng đó cũng chỉ là những điều kiện cần để tổ chức thực hiện một chương trình ĐQL. Chúng ta phải thấy rằng lợi ích, nhu cầu của con người không phải lúc nào cũng được quy thành tiền. Thời chiến người dân đâu có lợi ích kinh tế gọi là “chất xúc tác” để làm động lực tham gia; còn thời bình chúng ta đầy đủ hơn, có điều kiện hơn mà nói về lý tưởng thì thời nào cũng có tùy vào mục đích sinh tồn của thời kỳ đó. Tại sao chúng ta lại không thực hiện ĐQL được? Phải chăng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” dần dần đã trở thành một câu khẩu hiệu chỉ để treo trên tường? Khiến cho người dân tham gia các hoạt động xã hội cũng ngày càng trở nên thụ động hơn? Nếu thế kỷ 21 là thế kỷ của cộng đồng phải được biết để nói, được nói để bàn luận, để cùng chung tay bảo vệ TN,MT trước thiên tai của biến đổi khí hậu, sẽ còn khủng khiếp hơn sự tàn phá của chiến tranh; thì cũng đã đến lúc phải phủi bụi và kích hoạt câu phương châm trên một cách đúng nghĩa, vì sự sinh tồn của con người. Như vậy, mô hình ĐQL không chỉ diễn ra ở những khu vực nhạy cảm với vấn đề bảo vệ tài nguyên; mà còn có thể hỗ trợ cho quản lý Nhà nước để quản lý tổng hợp vùng bờ trong nhiều lĩnh vực. Đối với nguồn tài nguyên hữu hạn (Bô xít, chim Yến…), tất nhiên Nhà nước phải có sự can thiệp quản lý chặt chẽ hơn. Ngoài những nơi Nhà nước chỉ định quản lý, còn nơi nào cộng đồng và Nhà nước không thống nhất về quản lý sử dụng; thì cần phải tuyên truyền cho cộng đồng về khái niệm và kiến thức của tài nguyên hữu hạn như trữ lượng tiềm năng để khai thác bền vững, về vệ sinh an toàn dịch bệnh... Bên cạnh truyền thông, cộng đồng còn phải được tham gia đối thoại trực tiếp với chính quyền địa phương về nhu cầu, trách nhiệm, về quyền và lợi ích của mình, những ý kiến phản hồi của cộng đồng sẽ là yếu tố, điều kiện cần thiết để có được sự phối hợp, thống nhất giữa chính quyền trung ương và địa phương. ví dụ: Nếu địa phương triển khai cho người dân thực hiện một chủ trương nào đó của chính phủ theo phương thức ĐQL; thì bước đầu người dân phải được biết về chủ trương ấy và được nói về nhu cầu, trách nhiệm, về quyền và lợi ích của mình thông qua cán bộ tổ chức cộng đồng gọi là thu thập thông tin nhạy cảm. 37 Sẽ được phản hồi để tránh việc ban hành những chính sách không thực tế, có khi gây thiệt hại cho dân. Sau đó, chính quyền địa phương sẽ phối hợp với các bên tham gia có liên quan đến chủ trương và chính sách đó; hoạch định một chương trình ĐQL phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Thông qua việc tổ chức thực tiễn các hoạt động cho cộng đồng chính thức tham gia dự thảo, được biết, nói, bàn về các quy hoạch phân vùng, kế hoạch quản lý, đào tạo ngành nghề sinh kế thay thế… liên quan đến cuộc sống của người dân nhằm xây dựng những quy chế có ý kiến đóng góp của cộng đồng như một hương ước, được chính quyền địa phương phê chuẩn ban hành thành các quyết định cho người dân thực thi tuân thủ theo nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm cùng hưởng lợi. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng nên ban hành những quyết định thành lập các thiêt chế cộng đồng để thúc đẩy phát triển và duy trì bền vững các hoạt động cộng đồng. Hy vọng, qua việc xây dựng và ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL tài nguyên môi trường tại KBTB Cù Lao Chàm sẽ chứng minh cho phản biện này. Nhưng dù sao đi nữa, nếu một nơi không có tiềm năng phát triển du lịch thì cũng giống như con nhà nghèo phải vượt khó vậy; đó cũng là một vấn đề nan giải của cán bộ tổ chức cộng đồng và chính quyền địa phương, sẽ vất vả hơn trong việc giải quyết sinh kế thay thế cho người dân. Cho nên Nhà nước như cha mẹ cần phải quan tâm hỗ trợ hoặc kêu gọi sự hỗ trợ bên ngoài nhưng phải trên nền tảng người dân đã được biết, được bàn và đồng thuận tham gia ĐQL; cho đến khi cộng đồng địa phương “sắm được cần câu” để ổn định sinh kế bền vững. Với giả thiết nếu không có sự tài trợ của Đan Mạch, mô hình ĐQL tại Cù Lao Chàm nói riêng và tại các khu bảo tồn nói chung có thực hiện được hay không? Sẽ được phản biện trong phần luận giải mục tiêu ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL tại KBTB Cù Lao Chàm và phần nhận định về tính khả thi của mô hình mới là điều kiện đủ để khép kín một chu trình ĐQL TN,MT dựa vào cộng đồng. 3.3. Luận giải mục tiêu ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL Hiện nay, ĐQL là một vấn đề mới, nhạy cảm do nhiều cách hiểu khác nhau, nên còn đang gây tranh cãi. Để làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận ĐQL dựa vào 38 cộng đồng, đề tài này đã cố gắng xây dựng nền tảng của hệ quả ĐQL dựa vào cộng đồng để có căn cứ thiết kế mô hình. Nhưng hệ quả này còn phải được kiểm chứng về mặt thực tiễn. Nếu quá trình ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL hiệu quả, KBTB Cù Lao Chàm sẽ trở thành nơi thu lại được nguồn lợi kinh tế trong vùng và đặc biệt là làm cho người dân được hưởng lợi trên vùng đất mà mình đang sinh sống. Có thể đôi khi, nguồn lợi kinh tế trở thành “chất xúc tác” quan trọng và là phương tiện trong quá trình bảo tồn TN,MT nhưng nó không phải là tất cả. Có ba hình thức hoạt động thực tiễn vận dụng vào ĐQL ở CLC. Người dân CLC tiến hành hoạt động sản xuất vật chất thông qua sử dụng các ngư lưới cụ đánh bắt tác động vào nguồn lợi biển CLC nhằm cải thiện sinh kế hàng ngày. Hoạt động chính trị - xã hội ở CLC góp phần cải biến quan hệ quản lý trong các hoạt động thực tiễn, theo đó cộng đồng CLC không còn là “khách thể” mà đã trở thành “chủ thể” trong các hoạt động thực tiễn của quá trình tham gia ĐQL. Tuy cấp độ ĐQL ở CLC được đánh giá chung là đạt cấp độ hợp tác đồng nghĩa với mức độ “dân làm” nhưng có thể nói rằng ở CLC người dân đã được “nghe để biết”, được “biết để nói và bàn luận” và đã được tham gia hợp tác làm việc; điều đó thể hiện một bước tiến bộ trong quan hệ quản lý. Hoạt động thực nghiệm khoa học ở CLC là chọn lựa và vận dụng phương pháp luận đúng đắn, khoa học, áp dụng các kỹ năng làm việc với cộng đồng để đạt được mục đích nghiên cứu là ứng dụng mô hình ĐQL bảo vệ TNMT dựa vào cộng đồng. Trong ba hình thức hoạt động thực tiễn nói trên thì hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất. Mặc dù các hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học vẫn diễn ra thường xuyên, quan trọng nhưng hoạt động sản xuất vật chất tác động sâu sắc, toàn diện đến các hoạt động khác. Nó là hoạt động trung tâm và chủ yếu của người dân CLC. Đồng thời, một số lĩnh vực của thực tiễn như hoạt động giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức,…cũng được hình thành qua các bước dựa vào cộng đồng trong quá trình ĐQL. Nó cũng tác động vào quá trình tồn tại và phát triển của xã hội CLC. Quá trình tổ chức các hình thức hoạt động thực tiễn của ĐQL bảo vệ TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm sẽ cho chúng ta thấy rõ điều đó trong bộ hồ sơ cộng đồng. 39 Bộ hồ sơ cộng đồng CLC được thành lập theo tiến trình tổ chức các hoạt động thực tiễn. Một trong các hoạt động thực tiễn cụ thể quan trọng ở KBTB Cù Lao Chàm là: “nâng cao nhận thức cho cộng đồng tham gia xây dựng quy hoạch và phân vùng, xây dựng quy chế và kế hoạch quản lý”. Đây là hoạt động không phù hợp với mục đích hoạt động sản xuất vật chất của người dân CLC, bởi vì họ đã bị cấm khai thác trong vùng khai thác truyền thống của mình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của người dân sống trong vùng lõi của KBTB. Nhưng ở CLC các hoạt động thực tiễn được tiến hành thông qua từng cá nhân, từng nhóm người gắn liền với các quan hệ xã hội và đã trải qua quá trình tồn tại, vận động, tuyên truyền, giáo dục, phát triển và có chuyển biến bằng sự đồng thuận của cộng đồng CLC tham gia bảo vệ TN,MT trên địa bàn địa phương. Đó là các hoạt động thực tiễn của người ngư dân mang tính xã hội sâu sắc, được thực hiện trong cộng đồng, vì cộng đồng và do cộng đồng CLC. Kết quả là đã đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng CLC sau khi phân vùng cấm; một phương pháp luận đã được ứng dụng đúng đắn và khoa học qua kỹ năng làm việc với cộng đồng CLC và một ý thức về các đối tượng nguồn lợi đã được cộng đồng chọn lọc và đồng thuận bảo vệ như cua Đá, ốc Vú nàng, tôm Hùm, Yến sào, bãi biển, rừng, rạn san hô, thảm cỏ biển,…thông qua quy chế do cộng đồng tham gia soạn thảo như một hương ước của địa phương được các cấp chính quyền địa phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM TỈNH QUẢNG NAM.pdf
Tài liệu liên quan