Tài liệu Luận án Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam: - 1 -
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI
CHÍNH
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CHO THUÊ TÀI CHÍNH .......................... 1
1.1.1. Khái niệm cho thuê tài chính ....................................................................... 1
1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính 1
1.1.1.2. Khái niệm cho thuê tài chính............................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm giao dịch cho thuê tài chính......................................................... 3
1.2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CHO THUÊ TÀI CHÍNH ........................... 5
1.2.1. Các chủ thể tham gia giao dịch cho thuê tài chính ...................................... 5
1.2.1.1. Bên cho thuê – công ty cho thuê tài chính........................................... 5
1.2.1.2. Bên đi thuê.............................................................................
70 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận án Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI
CHÍNH
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CHO THUÊ TÀI CHÍNH .......................... 1
1.1.1. Khái niệm cho thuê tài chính ....................................................................... 1
1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính 1
1.1.1.2. Khái niệm cho thuê tài chính............................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm giao dịch cho thuê tài chính......................................................... 3
1.2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CHO THUÊ TÀI CHÍNH ........................... 5
1.2.1. Các chủ thể tham gia giao dịch cho thuê tài chính ...................................... 5
1.2.1.1. Bên cho thuê – công ty cho thuê tài chính........................................... 5
1.2.1.2. Bên đi thuê........................................................................................... 7
1.2.1.3. Nhà cung cấp........................................................................................ 8
1.2.1.4. Bên cho vay.......................................................................................... 8
1.2.2. Tài sản cho thuê tài chính ............................................................................ 8
1.2.3. Tiền thuê và phương thức tính tiền thuê ...................................................... 8
1.2.3.1. Tiền thuê .............................................................................................. 8
1.2.3.2. Phương thức tính tiền thuê ................................................................... 9
1.2.4. Các hình thức cho thuê tài chính ................................................................ 11
1.2.4.1. Cho thuê tài chính thuần .................................................................... 12
1.2.4.2. Mua và cho thuê lại .......................................................................... 13
1.2.4.3. Cho thuê hợp tác ................................................................................ 13
1.2.4.4. Cho thuê trả góp................................................................................. 13
1.2.4.5. Cho thuê giáp lưng ............................................................................. 14
1.3. LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO THUÊ TÀI
CHÍNH................................................................................................................. 14
1.3.1. Lợi ích đối với nền kinh tế ......................................................................... 14
1.3.2. Lợi ích đối với người cho thuê ................................................................... 14
1.3.3. Lợi ích đối với người đi thuê ...................................................................... 15
1.4. HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI
1.4.1. Hoạt động cho thuê ở các nước công nghiệp phát triển ............................ 17
- 2 -
1.4.2. Hoạt động cho thuê ở các nước đang phát triển......................................... 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
VIỆT NAM VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CHO
THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM.................................................................... 20
2.2. SỰ TIẾN BỘ CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN
HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH.......................................................... 23
2.2.1. Đối tượng cho thuê được mở rộng hơn trước.............................................. 24
2.2.2. Thừa nhận nghiệp vụ mua và cho thuê lại................................................. 24
2.2.3. Cho phép mở rộng hình thức huy động vốn ............................................... 25
2.2.4. Các quy định khác giúp đẩy mạnh hoạt động cho thuê tài chính .............. 25
2.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ
TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM............................................................................ 30
2.3.1. Đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và những lợi ích kinh tế -xã
hội đi kèm.................................................................................................. 30
2.3.2. Hoạt động của các công ty cho thuê tài chính bước đầu có lợi nhuận....... 31
2.4. NHỮNG TỒN TẠI CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ........................................................... 32
2.4.1. Địa bàn hoạt động của các công ty cho thuê tài chính không phân bổ
đều giữa các vùng miền ............................................................................ 32
2.4.2. Cho thuê tài chính hầu như còn xa lạ với công chúng và các nhà đầu
tư ................................................................................................................ 32
2.4.3. Hình thức, đối tượng và tài sản cho thuê tài chính chưa đa dạng .............. 33
2.4.4 Vốn của các công ty cho thuê tài chính thấp .............................................. 34
2.4.5 Giá cả cho thuê tài chính còn cao ............................................................... 34
2.4.6. Dư nợ và thị phần của thị trường cho thuê tài chính còn thấp ................... 35
2.4.7. Tình trạng nợ xấu có chiều hướng gia tăng................................................ 37
2.4.8. Năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính chưa cao............. 37
2.5. NGUYÊN NHÂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
CHẬM PHÁT TRIỂN ..................................................................................... 32
2.5.1. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện ......................................................... 26
2.5.1.1. Chưa có văn bản hướng dẫn một số tác nghiệp cho thuê tài
chính .................................................................................................. 26
- 3 -
2.5.1.2. Chính sách thuế chưa có sự ưu đãi thỏa đáng đối với hoạt động
cho thuê tài chính .............................................................................. 26
2.5.1.3. Quy định đối tượng thuê còn hạn hẹp................................................ 27
2.5.1.4. Chưa phát huy vai trò quảng bá thúc đẩy hoạt động cho thuê
tài chính ............................................................................................. 28
2.5.1.5. Chưa phát triển hiệu quả hình thức quản lý các công ty cho
thuê tài chính ..................................................................................... 28
2.5.1.6. Hạn chế trong quản lý đăng ký giao dịch bảo đảm ........................... 28
2.5.1.7. Đăng ký sở hữu tài sản cho thuê tài chính chưa thuận lợi ................. 29
2.5.1.8. Thủ tục tố tụng và thi hành án chậm ................................................. 29
2.6. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ
TÀI CHÍNH VIỆT NAM.................................................................................... 38
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHO
THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
3.1. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ............ 44
3.1.1. Bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý tiến tới xây dựng luật cho
thuê....................................................................................................................... 44
3.1.1.1. Về đối tượng thuê tài chính ............................................................... 44
3.1.1.2. Đa dạng hóa tài sản cho thuê............................................................. 45
3.1.1.3. Cần bổ sung những hình thức cho thuê mới....................................... 46
3.1.1.4. Về việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng cho bên thuê tài chính ........... 46
3.1.1.5. Cho phép doanh nghiệp tự chủ trong việc áp dụng phương pháp
khấu hao tài sản thuê......................................................................... 47
3.1.1.6. Áp dụng ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị
cho thuê ............................................................................................. 47
3.1.1.7. Hướng dẫn cụ thể hơn về nghiệp vụ mua và cho thuê lại ................. 48
3.1.1.8. Tài sản của doanh nghiệp nhà nước trong giao dịch bán và
thuê lại ............................................................................................... 48
3.1.1.9. Cho phép phát triển các loại hình công ty cho thuê tài chính
mới .................................................................................................. 49
3.1.1.10. Thống nhất trong quản lý đối với các công ty cho thê tài chính
và cho thuê vận hành...................................................................... 49
3.1.1.11. Cho phép công ty cho thuê tài chính thu hồi ngay tài sản cho
thuê khi bên thuê vi phạm hợp đồng .............................................. 50
3.1.1.12. Các quy định khác............................................................................ 50
- 4 -
3.1.2. Các chính sách hỗ trợ, ưu đãi để phát triển thị trường cho thuê tài
chính ở Việt Nam ...................................................................................... 50
3.1.2.1. Cung ứng tín dụng ưu đãi đồng thời bổ sung vốn điều lệ cho
các công ty cho thuê tài chính Về đối tượng thuê tài chính .............. 50
3.1.2.2. Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các công ty cho thuê tài
chính ................................................................................................. 51
3.1.2.3. Phát triển thị trường mua bán máy móc, thiết bị cũ .......................... 51
3.1.2.4. Hình thành và phát triển các tổ chức giám định kỹ thuật.................. 51
3.1.2.5. Phát triển thị trường bảo hiểm .......................................................... 52
3.1.3. Tái cơ cấu các công ty cho thuê tài chính trong nước ................................ 52
3.1.4. Tăng cường công tác giới thiệu và đào tạo nghiệp vụ cho thuê tài
chính .......................................................................................................... 53
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH ..... 54
3.2.1. Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị hoạt động cho thuê tài
chính .......................................................................................................... 54
3.2.2. Xây dựng chiến lược khách hàng............................................................... 55
3.2.3. Phát triển nguồn vốn kinh doanh ............................................................... 56
3.2.3.1. Triển khai và hoàn thiện nghiệp vụ huy động tiền gửi dài hạn ........ 56
3.2.3.2. Phát hành trái phiếu và vay nợ từ các định chế tài chính.................. 56
3.2.3.3. Sử dụng phương thức mua hàng trả chậm.......................................... 57
3.2.4. Nâng cao chất lượng quản lý và chất lượng nghiệp vụ.............................. 57
3.2.4.1. Xây dựng một bộ máy quản lý độc lập, chịu trách nhiệm cao.......... 57
3.2.4.2. Nâng cao chất lượng cán bộ nghiệp vụ ............................................. 58
3.2.5. Một số biện pháp khác ............................................................................... 59
3.2.5.1. Đa dạng hóa hình thức cho thuê ........................................................ 59
3.2.5.2. Lãi suất cho thuê thích hợp ............................................................... 59
3.2.5.3. Áp dụng nhiều hình thức tính tiền thuê ............................................. 59
3.2.5.4. Trang bị phương tiện, công cụ phù hợp với quy trình nghiệp vụ
hiện đại .............................................................................................. 60
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THUÊ TÀI CHÍNH...... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 5 -
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, trong hơn mười năm qua nền kinh tế
Viêt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, mức độ tăng trưởng nhanh và
tương đối ổn định, GDP hàng năm tăng bình quân khoảng 7,5%. Chúng ta cũng
đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh
tế – xã hội, từng bước hội nhập với thế giới và khu vực, nâng cao vai trò và vị trí
của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành công về phát triển kinh tế, xã hội, song
do xuất phát điểm thấp từ một nền kinh tế nông nghiệp, ngành công nghiệp chưa
được xây dựng phát triển đúng mức trước đây, do vậy cho đến nay trình độ công
nghệ sản xuất của chúng ta vẫn còn lạc hậu, thua kém hàng chục năm so với các
nước phát triển trong khu vực. Theo đánh giá của Bộ Khoa học Công nghệ và
Môi trường, đến cuối năm 2003, máy móc thiết bị hiện đại và tương đối hiện đại
chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 19% và phần lớn nằm ở khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài, còn các doanh nghiệp trong nước phần lớn chỉ ở mức độ trung bình và lạc
hậu.
Với thực trạng đó, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đã
được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra là “Đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” đòi hỏi Nhà nước và các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải nhanh chóng tăng cường đầu tư,
đổi mới máy móc thiết bị để mở rộng qui mô và hiện đại hóa sản xuất. Yêu cầu
đó càng cấp thiết hơn khi Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện Biểu thuế
quan ưu đãi CEPT và chuẩn bị tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
trong thời gian sớm nhất.
Để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư trung và dài hạn ngày càng tăng thì
nhất thiết phải có sự tham gia của thị trường tài chính mà đặc biệt là thị trường
vốn, tuy nhiên sự ra đời và hoạt động của các định chế tài chính trung gian và thị
trường chứng khoán trong thời gian vừa qua chưa làm hài lòng các nhà đầu tư,
chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của nền kinh tế cũng như còn có
khoảng cách cách biệt khá lớn so với thị trường tài chính thế giới. Ngoài ra thị
trường cho thuê tài chính cũng là một kênh tài trợ vốn trung và dài hạn cho
doanh nghiệp thì còn khá mới mẻ, hoạt động chưa sôi động, chưa phát huy được
đúng tiềm năng bản chất của loại hình tài trợ này, do đó chưa thu hút được các
cá nhân và doanh nghiệp tham gia.
- 6 -
Từ thực tế đó, nhằm góp một phần vào việc củng cố, hoàn thiện thị
trường cho thuê tài chính Việt Nam giúp các doanh nghiệp có thêm một kênh
huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu để đầu tư nâng cấp tài sản cố định, máy
móc thiết bị phục vụ sản xuất, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt
động cho thuê tài chính tại Việt Nam” làm luận án của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu bản chất, lợi ích của hoạt
động cho thuê tài chính và thực trạng vận dụng cho thuê, qua đó đề xuất ra một
số giải pháp trên góc độ quản lý Nhà nước, các công ty cho thuê cũng như các
doanh nghiệp đi thuê nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thuê và cho thuê tài
chính ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về cho thuê tài chính, tìm ra bản chất và lợi ích của
hoạt động cho thuê tài chính đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp
Tìm hiểu thực tế vận dụng cho thuê tài chính tại các công ty cho thuê tài
chính trong thời gian qua.
Đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường cho thuê tài chính từ khi bắt
đầu hoạt động.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính
trên góc độ quản lý Nhà nước, về phía các công ty cho thuê và bản thân doanh
nghiệp đi thuê.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án này, một số phương pháp nghiên cứu khoa học được áp
dụng là: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các phương pháp
thống kê, phỏng vấn, điều tra nghiên cứu và diễn giải từ các nguồn tài liệu chủ
yếu là sách tài chính trong và ngoài nước, báo chí chuyên ngành kinh tế, báo cáo
chuyên ngành từ Ngân hàng Nhà nước, Cục Thống kê…
5. Nội dung của đề tài
Chương 1: Tổng quan về hoạt động cho thuê tài chính
Chương 2: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính tại Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính tại
Việt Nam
- 7 -
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG
CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM NGHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1.1.1 Khái niệm cho thuê tài chính
1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động cho thuê tài chính
Hoạt động cho thuê tài sản đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn minh
nhân loại, đã xuất hiện từ 2000 năm trước công nguyên với việc cho thuê các
công cụ sản xuất nông nghiệp, súc vật kéo, quyền sử dụng nước, ruộng đất, nhà
cửa.
Đầu thế kỷ XIX do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nền kinh tế
hàng hóa, số lượng và chủng loại tài sản cho thuê đã có sự gia tăng đáng kể.
Đến đầu thập kỷ 50 của thế kỷ này, giao dịch thuê mua đã có những bước
nhảy vọt. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, nghiệp vụ tín dụng thuê
mua hay còn gọi là cho thuê tài chính (finance lease hoặc financial lease) đã
xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1952 do một công ty tư nhân có tên là United
States Leasing Corporation sáng tạo ra.
Sau đó nghiệp vụ tín dụng thuê mua phát triển sang Châu Âu và phát
triển mạnh mẽ tại đó từ những năm của thập kỷ 60 – đã được ghi vào luật thuê
tài sản của Pháp năm 1960 với tên gọi là “Credit Bail”. Cũng vào năm này thì
hợp đồng thuê mua đầu tiên được thảo ra ở Anh có giá trị 18.000 Bảng Anh. Sau
đó nghiệp vụ này tiếp tục lan rộng sang Châu Á và nhiều khu vực khác trên thế
giới từ đầu thập niên 70.
Kể từ khi xuất hiện thì hoạt động cho thuê tài chính đã có những bước
phát triển hết sức mạnh mẽ. Hiện nay cho thuê tài chính đã trở thành một hình
thức tài trợ vốn phổ biến trên toàn thế giới. Cùng với sự phát triển về mặt địa lý
và qui mô tài trợ thì phát triển về chủng loại tài sản và hình thức tài trợ cũng
diễn ra hết sức sôi động. Ngành công nghiệp thuê mua có giá trị trao đổi chiếm
khoảng 350 tỷ USD vào năm 1994. Hiện nay ở Mỹ, ngành thuê mua thiết bị
chiếm khoảng 25-30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị
hàng năm.
- 8 -
Nguyên nhân chính thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính có những bước
phát triển mạnh mẽ là do bản thân phương thức tài trợ này có tính an toàn cao,
tiện lợi và hiệu quả đối với các bên tham gia giao dịch.
Ngày nay các công ty cho thuê tài chính có thể cho thuê cả những nhà
máy hoàn chỉnh theo phương thức chìa khóa trao tay. Hoạt động cho thuê bao
gồm từ các thiết bị, dụng cụ văn phòng cho tới những tòa nhà lớn, những chiếc
máy bay thương mại khổng lồ, những tàu biển xuyên đại dương, thậm chí cả một
tổ hợp năng lượng điện tử.
1.1.1.2. Khái niệm cho thuê tài chính
Theo văn bản mới nhất quy định Tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài
chính tại Việt Nam ban hành theo Nghị định 16/2001/NĐ-CP (NĐ 16/CP) ngày
02/05/2001, ta có thể định nghĩa cho thuê tài chính như sau:
“Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc
cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ
sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua
máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của
bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng
tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa
thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản
thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê
tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài
chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp
đồng.”
Trong đó:
- Bên cho thuê: là công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động
theo pháp luật Việt Nam.
- Bên thuê: là tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng
tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình.
- Tài sản cho thuê: là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các
động sản khác.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn phân loại theo IAS 17 của IASC (Ủy ban tiêu
chuẩn kế toán quốc tế – International Accounting Standards Committee), mỗi
quốc gia đều có những quy định cụ thể trong luật cho thuê tài chính của mình
dựa trên cơ sở những điều kiện cụ thể của mỗi nước. Những quy định này có
- 9 -
những khác biệt nhất định, song về cơ bản chúng không mâu thuẫn với IAS 17
và tùy theo mức độ, những quy định này có thể chi tiết, cụ thể hơn IAS 17.
Bảng 1.1: Những tiêu chuẩn cho thuê tài chính của một số quốc gia
Tiêu thức IAS Hoa
Kỳ
Anh Nhật Hàn Quốc Việt Nam
Chuyển giao
quyền sở hữu
khi kết thúc
hợp đồng
Có Có Có Có Không quy
định cụ thể
Có
Quyền chọn
mua
Có Có Không
bắt buộc
Không bắt
buộc
Không bắt
buộc
Không bắt
buộc
Quyền hủy
ngang hợp
đồng
Không
được
Không
được
Không
được
Không được Không
được
Không
được
Thời hạn
thuê tính theo
thời gian hữu
dụng của tài
sản
Phần
lớn
>=75%,
tối đa
không
quá 30
năm
Phần lớn Tài sản
<=10 năm:
70%; Tài
sản >10
năm: 60%;
tối đa 120%
Tài sản
<=5
năm:60%;
Tài sản
thuê >5
năm:70%
Chiếm
phần lớn
thời gian
hữu dụng
của tài
sản
1.1.2. Đặc điểm giao dịch cho thuê tài chính
Để được coi là một giao dịch cho thuê tài chính thì giao dịch đó phải có
những điểm khác biệt so với các hợp đồng thuê mướn thông thường, quy định
phân biệt này là hết sức cần thiết nhằm quản lý hoạt động của các tổ chức cho
thuê cũng như để hướng dẫn, tạo điều kiện hiểu biết cho các tổ chức cho thuê tài
chính và người đi thuê. Các tiêu chuẩn chính của một giao dịch cho thuê bao
gồm:
i. Thiết bị, tài sản cho thuê do bên thuê chọn lựa từ nhà cung cấp chứ
không phải do bên cho thuê lựa chọn.
ii. Người cho thuê là chủ sở hữu của tài sản cho thuê trong suốt thời gian
của hợp đồng.
iii. Bên thuê độc chiếm quyền sử dụng tài sản thuê trong suốt thời gian của
hợp đồng nhưng không được chuyển nhượng tài sản thuê cho một bên nào khác.
- 10 -
iv. Hợp đồng cho thuê tài chính không được hủy ngang, bên thuê không
được đơn phương hủy bỏ hợp đồng hay chấm dứt việc thuê tài sản sau một thời
gian thuê.
v. Giá trị hợp đồng cho thuê tài chính tối thiểu bằng với tổng chi phí mua
tài sản của bên cho thuê bao gồm các khoản tiền mua thiết bị, chi phí vận
chuyển, nhập khẩu, thuế và lệ phí các loại…
vi. Thời hạn cho thuê phải gần bằng với thời gian sử dụng hữu ích của tài
sản, tạo điều kiện cho bên đi thuê có kế hoạch sử dụng tài sản một cách ổn định,
được trích khấu hao tài sản và giảm áp lực về việc thanh toán tiền thuê.
vii. Từ khi thiết bị được chuyển cho bên thuê từ nhà cung cấp thì mọi trách
nhiệm và rủi ro liên quan đến tài sản cũng đồng thời được chuyển giao cho bên
đi thuê.
viii. Bên đi thuê chịu trách nhiệm về việc mua bảo hiểm, bảo trì, thay thế
phụ tùng, sửa chữa thiết bị khi hư hỏng.
ix. Hai bên có thể thỏa thuận chuyển quyền sở hữu hoặc bán lại tài sản hay
tiếp tục thuê sau khi kết thúc hợp đồng.
Theo quan điểm của Ủy ban Tiêu chuẩn kế toán quốc tế IASC –
International Accouting Standard Committee, một giao dịch cho thuê tài chính
phải đạt được tối thiểu 4 tiêu chuẩn cơ bản sau, nếu không thì đó là giao dịch
cho thuê vận hành.
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn phân loại cho thuê tài chính
STT TIÊU CHUẨN THUÊ VẬN
HÀNH
THUÊ TÀI
CHÍNH
1 Quyền sở hữu được chuyển giao khi
hợp đồng chấm dứt
Không Có
2 Hợp đồng thuê có định quyền chọn
theo giá mua đặc trưng
Không Có
3 Thời gian thuê chiếm phần lớn giá trị
hữu dụng của tài sản
Không Có
4 Giá trị hiện tại của các khoản tiền thuê
tối thiểu phải lớn hơn hay tương đương
với giá trị của tài sản
Không Có
- 11 -
1.2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1.2.1. Các chủ thể tham gia giao dịch cho thuê tài chính
Trong giao dịch cho thuê tài chính thì hai chủ thể: bên cho thuê và bên
thuê là trọng tâm và cũng là hai bên duy nhất ký kết vào hợp đồng thuê tài
chính. Ngoài ra, còn có các bên tham gia vào giao dịch như: Nhà cung cấp, bên
cho vay.
1.2.1.1. Bên cho thuê – công ty cho thuê tài chính
Tại Việt Nam, theo quy định mới nhất của Nghị định 16/CP thì Công ty
cho thuê tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt
Nam. Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới
các hình thức sau:
1. Công ty cho thuê tài chính Nhà nước: là công ty cho thuê tài chính do
Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và quản lý hoạt động kinh doanh.
2. Công ty cho thuê tài chính cổ phần: là công ty cho thuê tài chính được
thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó các tổ chức và cá nhân cùng
góp vốn.
3. Công ty cho thuê tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng: là công ty
cho thuê tài chính hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân do một tổ chức tín
dụng thành lập bằng vốn tự có của mình làm chủ sở hữu.
4. Công ty cho thuê tài chính liên doanh: là công ty cho thuê tài chính
được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức
tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ
chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
5. Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài: là công ty cho thuê
tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước
ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thời hạn hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam tối đa là
50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động phải được Ngân hàng Nhà
nước chấp thuận. Mỗi lần gia hạn không quá 50 năm.
Công ty cho thuê tài chính được phát hành trái phiếu để tạo nguồn vốn tài
trợ vì đây là một hình thức vay trung và dài hạn. Ngoài ra nguồn vốn đi vay
không được vượt quá 20 lần nguồn vốn tự có.
- 12 -
Hiện nay các công ty thuê mua trên thế giới có thể được phân thành ba
loại dựa trên mô hình kinh doanh bao gồm: công ty độc lập (independents), công
ty phụ thuộc (captives) và công ty môi giới (brokers)
Các công ty thuê mua độc lập: hoạt động độc lập với các nhà cung cấp và
chiếm phần lớn thị trường thuê mua xét trên góc độ người bán. Đối với loại hình
độc lập, luôn có ba bên tham gia trong một giao dịch thuê mua. Đó là công ty
cho thuê tài chính, nhà cung cấp và bên thuê. Công ty cho thuê tài chính chỉ đơn
giản mua máy móc thiết bị từ bất kỳ nhà cung cấp nào do bên thuê chọn và cho
bên thuê thuê, còn bản thân nhà cung cấp không có liên quan gì đến hoạt động
thuê mua.
Công ty thuê mua phụ thuộc: là các công ty do các nhà cung cấp lập ra để
tài trợ cho sản phẩm của chính họ. Trong mô hình này, chỉ có hai bên tham gia
trong một giao dịch thuê mua, đó là Bên thuê và Công ty cho thuê tài chính và
cũng là đại diện của nhà cung cấp. Về bản chất, “thuê mua phụ thuộc” có thể
coi là một phương thức xúc tiến bán hàng thông qua việc cung cấp cho các khách
hàng một phương thức tài trợ.
Công ty thuê mua môi giới: thường đóng vai trò trung gian trong quá trình
thuê mua thông qua việc tìm kiếm và chấp nối bên thuê, nhà cung cấp với các
công ty thuê mua thực thụ hoặc các nguồn tài trợ khác. Công ty thuê mua môi
giới không sở hữu tài sản thuê hay giao dịch thuê mua mà chỉ giới hạn trong việc
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thuê mua tài sản.
a. Bên cho thuê có quyền:
1. Yêu cầu bên thuê cung cấp các báo cáo quý, quyết toán tài chính năm
và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các vấn đề có liên quan đến tài
sản cho thuê.
2. Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cho thuê.
3. Mua, nhập khẩu tài sản cho thuê theo yêu cầu của bên thuê.
4. Gắn ký hiệu sở hữu trên tài sản cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê.
5. Chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cho
thuê tài chính cho một công ty cho thuê tài chính khác. Trong trường hợp này,
bên cho thuê chỉ cần thông báo trước bằng văn bản cho bên thuê.
6. Yêu cầu bên thuê đặt tiền ký cược hoặc có người bảo lãnh thực hiện
hợp đồng cho thuê tài chính nếu thấy cần thiết.
- 13 -
7. Giảm tiền thuê, gia hạn thời hạn trả tiền thuê, bán tài sản cho thuê theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước.
8. Yêu cầu bên thuê bồi thường thiệt hại khi bên thuê vi phạm hợp đồng
cho thuê tài chính.
b. Bên cho thuê có nghĩa vụ:
1. Ký hợp đồng mua tài sản với bên cung ứng theo các điều kiện đã được
thỏa thuận giữa bên thuê và bên cung ứng. Bên cho thuê không chịu trách nhiệm
về việc tài sản cho thuê không được giao hoặc giao không đúng với các điều
kiện do bên thuê thỏa thuận với bên cung ứng.
2. Đăng ký quyền sở hữu, làm thủ tục mua bảo hiểm đối với tài sản cho
thuê.
3. Thực hiện đầy đủ, đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.
1.2.1.2. Bên đi thuê
Là các tổ chức và cá nhân có đăng ký kinh doanh trực tiếp sử dụng tài sản thuê
cho hoạt động của mình. Bên đi thuê có các quyền và nghĩa vụ sau
a. Bên thuê có quyền:
1. Lựa chọn, thỏa thuận với bên cung ứng về đặc tính kỹ thuật, chủng
loại, giá cả, cách thức và thời hạn giao nhận, lắp đặt và bảo hành tài sản cho
thuê.
2. Trực tiếp nhận tài sản cho thuê từ bên cung ứng theo thỏa thuận trong
hợp đồng mua tài sản.
3. Quyết định việc mua tài sản hoặc tiếp tục thuê sau khi kết thúc hợp
đồng cho thuê tài chính.
4. Yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại khi bên cho thuê vi phạm
hợp đồng cho thuê tài chính.
b. Bên thuê có nghĩa vụ:
1. Cung cấp các báo cáo quý, quyết toán tài chính năm và tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh, các vấn đề liên quan đến tài sản thuê khi bên cho
thuê yêu cầu; tạo điều kiện để bên cho thuê kiểm tra tài sản cho thuê.
2. Chịu trách nhiệm về sự lựa chọn, thỏa thuận với bên cung ứng về tài
sản thuê.
- 14 -
3. Sử dụng tài sản thuê đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng cho
thuê tài chính; không được chuyển quyền tài sản thuê cho cá nhân, tổ chức khác
nếu không được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản.
4. Trả tiền thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính và
thanh toán các chi phí có liên quan đến việc nhập khẩu, thuế, lệ phí đăng ký
quyền sở hữu, bảo hiểm đối với tài sản thuê.
5. Chịu mọi rủi ro về mất mát, hư hỏng đối với tài sản thuê và chịu trách
nhiệm về mọi hậu quả do việc sử dụng tài sản thuê gây ra đối với tổ chức và cá
nhân khác trong quá trình sử dụng tài sản thuê.
6. Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuê trong thời hạn thuê. Không được tẩy
xóa, làm hỏng ký hiệu sở hữu gắn trên tài sản thuê.
7. Không được dùng tài sản thuê để thế chấp, cầm cố hoặc để đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ khác.
8. Thực hiện đầy đủ, đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.
1.2.1.3. Nhà cung cấp
Là bên cung cấp tài sản cho bên thuê theo hợp đồng mua bán với bên cho
thuê, trường hợp mua rồi cho thuê lại thì nhà cung cấp cũng chính là bên cho
thuê. Thông thường, nhà cung cấp là các nhà sản xuất hay các công ty kinh
doanh mua bán máy móc, thiết bị.
Nhà cung cấp có trách nhiệm trước bên đi thuê bởi những ràng buộc trong
hợp đồng mua bán với bên cho thuê về các điều khoản chủng loại, chất lượng,
thời gian giao hàng, bảo hành bảo trì…
1.2.1.4. Bên cho vay
Là các ngân hàng hay tổ chức tài chính, tín dụng khác cho bên cho thuê
vay vốn hay bảo lãnh để mua thiết bị từ nhà cung cấp.
1.2.2. Tài sản cho thuê tài chính
Theo quy định hiện hành của Nghị định 16/2001/NĐ-CP thì tài sản cho
thuê tài chính là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản
khác. Tài sản cho thuê tài chính phải được đăng ký tại Trung tâm đăng ký giao
dịch có bảo đảm.
1.2.3. Tiền thuê và phương thức tính tiền thuê
1.2.3.1. Tiền thuê
- 15 -
Theo quan điểm nguyên bản của các tổ chức cho thuê tài chính như Hiệp
hội cho thuê thiết bị Anh quốc (Equipment Leasing Association – ELA) thì tiền
thuê bao gồm tổng giá trị tàisản cho thuê và tiền lãi của bên cho thuê đối với tài
sản cho thuê trong suốt thời gian cho thuê. Giá trị tài sản cho thuê được tính đủ
các khoản:
- Giá mua tài sản từ nhà cung cấp
- Chi phí vận chuyển, lắp đặt, vận hành, chạy thử
- Thuế, phí nhập khẩu, thuế doanh thu hoặc thuế VAT
- Các khoản lệ phí bảo hiểm, lệ phí trước bạ, đăng ký tài sản… mà bên
cho thuê phải trả khi mua tài sản
Lãi suất để tính tiền thuê thường căn cứ trên lãi suất cho vay trung – dài
hạn, tùy thuộc vào từng thị trường và hợp đồng cụ thể mà sử dụng lãi suất cố
định hay thả nổi.
1.2.3.2. Phương thức tính tiền thuê
Cơ sở của phương pháp tính tiền thuê trong các giao dịch thuê mua là
phương pháp hiện giá, tức là đưa tất cả các khoản thu được trong tương lai về giá
trị hiện tại. Tùy tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh và uy tín của khách
hàng mà công ty tài chính có thể lựa chọn phương thức thanh toán tiền thuê cho
phù hợp. Sau đây là một số phương thức chủ yếu để xác định tiền thuê được chia
thành 2 trường hợp lãi suất cố định và lãi suất thả nổi.
a. Trường hợp lãi suất cố định
i. Tiền thuê thanh toán vào đầu định kỳ với số tiền mỗi kỳ thanh toán
bằng nhau
Đây là phương thức đang được áp dụng rộng rãi. Phương thức này xác
định tiền thuê phải trả đều đặn theo định kỳ (tháng, quí, 6 tháng) nhằm ổn định
trong suốt thời gian thuê, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tính toán giá
thành.
Công thức 1:
]1)1)[(1(
].)1([
−++
−+= n
n
ii
iSiCA
Chú thích:
- 16 -
A : Tiền thuê phải trả đều nhau ở các kỳ hạn
C : Tổng số tiền tài trợ
S : Giá bán tài sản cho người đi thuê hoặc giá trị ước tính của tài sản ở
cuối hợp đồng.
n : Số kỳ hạn trong hợp đồng
i : lãi suất cho thuê
Ví dụ: Một tài sản cho thuê trị giá C = 200.000 USD, thời hạn thuê 3 năm
và khi kết thúc hợp đồng thì tài sản thuộc quyền sở hữu bên thuê, lãi suất cố
định 12%/năm, thanh toán tiền thuê cuối 3 tháng/lần.
Như vậy ta có các số liệu:
C = 200.000 S = 0
n = 12 kỳ (3 năm x 4 quý) i = 3%/kỳ (12%/năm)
Aùp dụng công thức 1, ta tính được A = 19.507 USD/kỳ
USDA 507.19
]1%)31%)[(31(
%3].%)31(000.200[
12
12
=−++
+=
ii. Tiền thuê thanh toán vào cuối định kỳ với số tiền mỗi kỳ thanh toán
bằng nhau
Công thức 2:
1)1(
].)1([
−+
−+= n
n
i
iSiCA
Với các giả thiết như ví dụ trên thì số tiền thanh toán cuối mỗi kỳ là A =
20.092 USD/kỳ
iii. Thanh toán cuối kỳ với khoản nợ gốc được trả bằng nhau
Phương thức này tương tự như phương thức thu nợ vốn vay trung, dài hạn
thông thường. Khách hàng phải trả những khoản nợ gốc như nhau cho các kỳ hạn
nợ.
Công thức 3:
- 17 -
PxCCx
n
SCP
.−=
−=
Với Cx: chi phí tài trợ cho thuê còn lại ở cuối kỳ hạn x (0<x<n)
Số tiền thuê thanh toán ở kỳ hạn x là:
iPxC
n
SCAx ].).1([ −−+−=
Với phương thức này thì tiền thuê phải trả có xu hướng giảm dần do
khoản nợ gốc đã giảm dần qua các kỳ hạn nợ.
b. Trường hợp lãi suất thả nổi
Trong trường hợp này, khi tính tiền thuê ta vẫn sử dụng các công thức của
trường hợp lãi suất cố định, nhưng sau đó điều chỉnh lại các khoản tiền thuê theo
lãi suất thả nổi cho từng kỳ hạn.
Gọi: A0 : Mức tiền thuê theo lãi suất cố định
A1 : Mức tiền thuê theo lãi suất điều chỉnh
i0 : Lãi suất cố định
i1 : Lãi suất điều chỉnh
I0 : Phần lãi trong mức tiền thuê theo lãi suất cố định
Ta có:
⎥⎦
⎤⎢⎣
⎡ −+= 1
0
001 i
iIAA í
c. Tiền thuê thanh toán theo các khoản kỳ hạn có khoảng cách thời gian
giữa các kỳ hạn không đều nhau
Không có công thức tổng quát cho trường hợp này. Chúng ta sử dụng
phương pháp hiện giá để tính tiền thuê cho từng trường hợp cụ thể. Các bước
tính toán như sau:
- Xác định khoảng cách thời gian từ ngày khởi đầu tính lãi đến các thời
điểm thanh toán tiền thuê.
- Áp dụng phương pháp hiện giá để thiết lập phương trình tính tiền thuê.
- 18 -
1.2.4. Các hình thức cho thuê tài chính
Nhìn chung thì việc áp dụng các phương thức cho thê tài chính không có
sự khác biệt nhiều giữa các nước. Bởi vì thông qua con đường cho thuê quốc tế,
cho thuê tài chính không bị bó hẹp trong phạm vi mỗi quốc gia mà nó phát triển
thành một mối quan hệ quốc tế: dưới hình thức liên doanh với nước ngoài hay
chi nhánh của nước ngoài; công ty cho thuê tài chính truyền bá kỹ thuật cho thuê
của nước ngoài vào nước bản xứ và ngược lại. Nếu xét trên tiêu thức các chủ thể
tham gia thì cho thuê tài chính có các loại: Cho thuê tài chính với sự tham gia
của hai bên, ba bên, bốn bên. Sau đây là một số phương thức cho thuê tài chính
phân lạoi theo nội dung giao dịch đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
1.2.4.1. Cho thuê tài chính thuần (cho thuê có sự tham gia của 3 bên)
Đây là hình thức cho thuê cổ điển, đặc trưng nhất và được áp dụng phổ
biến nhất. Trong phương thức này, trước khi giao dịch cho thuê tài chính xảy ra,
bên cho thuê chưa nắm quyền sở hữu về tài sản cho thuê. Bên đi thuê được
quyền lựa chọn thiết bị từ các nhà cung cấp theo nhu cầu của mình. Vì vậy tham
gia vào phương thức này có 3 bên: bên cho thuê, bên thuê và bên cung cấp
Hình 3: CHO THUÊ TÀI CHÍNH THUẦN
2b
3 2d 1a 1b 2a 2c
Người cung cấp
Supplier
Người cho thuê
Lessor
Người đi thuê
Lessee
1c
Chú thích:
1a : Ký hợp đồng thuê
1b : Ký hợp đồng mua tài sản
1c : Ký hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng
- 19 -
2a : Lập thủ tục chuyển quyền sở hữu
2b : Chuyển giao tài sản
2c : Thanh toán tiền mua
2d : Lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng
3 : Thanh toán tiền thuê định kỳ
Nội dung hoạt động:
- Bên thuê và nhà cung cấp: lựa chọn thiết bị và giao hàng, lắp đặt chạy
thử (nếu có yêu cầu). Bên thuê phải có trách nhiệm kiểm tra chất lượng thiết bị
do nhà cung cấp giao.
- Bên cho thuê và nhà cung cấp: lập hợp đồng mua bán thiết bị đã được
bên thuê lựa chọn. Bên cho thuê có trách nhiệm trả tiền mua thiết bị, bên cung
cấp phải giao hàng theo đúng các điều khoản hợp đồng về chất lượng, thời gian
giao hàng…
- Bên cho thuê và bên thuê: lập hợp đồng thuê tài chính. Bên thuê tiếp
nhận quyền sử dụng tài sản thuê và có trách nhiệm thanh toán tiền thuê cho bên
cho thuê theo đúng thời hạn đã cam kết.
1.2.4.2. Mua và cho thuê lại (cho thuê tài chính có sự tham gia của 2 bên)
Theo hình thức này, bên cho thuê mua lại tài sản thuộc sở hữu của bên
thuê và cho bên thuê thuê lại chính các tài sản đó để tiếp tục sử dụng phục vụ
hoạt động sản xuất của mình. Hình thức này giúp cho bên đi thuê giải quyết
được yêu cầu cấp thiết về vốn lưu động, tái cấu trúc lại nguồn vốn song vẫn có
máy móc thiết bị phục vụ hoạt động một các hiệu quả.
Hình thức cho thuê này có hai chủ thể tham gia, ngoài ra còn có hình thức
bên cho thuê có các tài sản mua sắm từ trước, tài sản từ các hợp đồng cho thuê
khác được thu hồi lại hay các tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng đi vay
nhưng không có khả năng thanh toán nên phải chuyển nhượng cho Ngân hàng và
Ngân hàng giao lại cho công ty cho thuê tài chính khai thác.
1.2.4.3. Cho thuê hợp tác (cho thuê bốn bên)
Hình thức này có sự tham gia của bên thứ tư – bên cho vay gồm một hay
nhiều ngân hàng hay nhà tài chính cho bên cho thuê vay vốn để mua thiết bị cho
thuê. Hình thức này thường được áp dụng trong các giao dịch có giá trị lớn như
các dây chuyền công nghệ, thiết bị đồng bộ ở các nhà máy… khi mà giá trị hợp
đồng vượt quá khả năng tài chính, hay quá hạn mức cho phép của công ty cho
- 20 -
thuê và do đó họ cần liên kết để chia sẻ rủi ro cũng như lợi ích kinh tế với chủ
thể khác.
1.2.4.4. Cho thuê trả góp
Đây là hình thức kết hợp giữa cho thuê tài chính thuần và hình thức mua
trả góp tài sản. Theo hình thức này thì bên cho thuê và bên thuê thỏa thuận đến
một thời gian nào đó, khi mà bên cho thuê đã thu được một tỷ lệ nhất định tiền
cho thuê tài sản thì sẽ chuyển quyền sở hữu tài sản thuê cho bên đi thuê và bên
đi thuê vẫn có trách nhiệm tiếp tục thanh toán tiền còn lại cho bên cho thuê dưới
danh nghĩa tiền trả góp mua máy móc, thiết bị.
Hình thức này rất có lợi cho bên thuê vì họ vẫn được tài trợ 100% nhu cầu
vốn mua thiết bị so với việc phải trả trước một phần giá trị tài sản như hình thức
mua trả góp, song lại nhanh chóng nắm quyền sở hữu tài sản và do đó chủ động
hơn trong kinh doanh và có thể thế chấp, cầm cố để bổ sung vốn mới.
1.2.4.5. Cho thuê giáp lưng (Under Lease)
Theo hình thức này thì người đi thuê thứ nhất được quyền cho người đi thuê thứ
hai thuê lại tài sản thông qua sự đồng ý bằng văn bản của người cho thuê. Hình
thức này giúp người đi thuê tận dụng được khoảng thời gian nhà rỗi của máy
móc, thiết bị trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình để cho thuê lại tài
sản nhằm tận dụng tối đa công suất sử dụng của máy móc, thiết bị để làm giảm
chi phí thuê tài sản khi họ thu được một khoản phí khi cho thuê lại tài sản đang
thuê.
1.3. LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH
Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính mang lại lợi ích thiết thực cho nền
kinh tế và cho các bên tham gia
1.3.1. Lợi ích đối với nền kinh tế
Hoạt động cho thuê tài chính góp phần tích cực vào việc huy động vốn, hỗ
trợ nền kinh tế phát triển. Thật vậy, nghiệp vụ cho thuê tài chính có mức độ rủi
ro thấp, phạm vi và điều kiện tài trợ rộng rãi hơn các hình thức tín dụng khác
nên đã có tác dụng thu hút vốn tạm thời của các thành phần kinh tế, cá nhân và
nhất là khuyến khích các định chế tài chính trung gian đầu tư vốn để kinh doanh,
điều này gúp nền kinh tế khai thác và sử dụng vốn triệt để hơn. Cho thuê tài
chính còn là môt kênh thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài thông qua việc các công
ty cho thuê tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của các tổ chức tài
chính tín dụng quốc tế.
- 21 -
Một tác dụng to lớn khác của hoạt động cho thuê tài chính đó là việc thúc
đẩy cải tiến khoa học kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị và công nghệ, đưa đất nước
tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Thông qua hoạt động
cho thuê tài chính, các loại máy móc thiết bị hiện đại được đưa vào các doanh
nghiệp ở mọi khu vực, lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế góp phần nâng cao trình
độ tay nghề cũng như kiến thức cho người lao động.
Xuất phát từ đặc điểm tài trợ đơn giản, thông thoáng, không có sự gò bó
nặng nề về nguyên tắc, quy chế như các loại hình tín dụng khác nên cho thuê
tài chính khuyến khích được các doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn về vốn
mạnh dạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, và đó chính là điều kiện để phát triển
nền kinh tế, tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều người lao động,
cũng như giải quyết các vấn đề xã hội khác.
1.3.2. Lợi ích đối với người cho thuê
Cho thê tài chính đối với người cho thuê đem lại nhiều lợi ích hơn so với
các hình thức tài trợ khác.
Chỉ khi nào bên đi thuê kiểm tra thấy tài sản phù hợp với yêu cầu của
mình và đồng ý thuê thì bên cho thuê mới làm thủ tục và thanh toán tiền mua
cho người cung cấp máy móc thiết bị. Ngoài ra, bên cho thuê nắm giữ quyền sở
hữu tài sản trong suốt thời kỳ tài trợ vốn và được thường xuyên tiến hành kiểm
soát đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình nên khoản tài trợ đã được đảm
bảo trong suốt thời hạn cho thuê. Nếu bên đi thuê vi phạm hợp đồng thuê, bên
cho thuê có quyền thu hồi lại tài sản. Vì vậy nếu so với hình thức cho vay trung
và dài hạn, hình thức tài trợ này bảo đảm khoản vay luôn luôn được sử dụng
đúng mục đích, đồng thời cũng ít rủi ro hơn.
Vốn đầu tư vào tài sản cho thuê được thu hồi dưới hình thức nhận trả tiền
thuê theo định kỳ. Do đó sẽ giúp cho bên thuê không bị giam toàn bộ vốn trong
suốt thời gian cho thuê. Số vốn thu hồi được, bên cho thuê có thể sử dụng đầu tư
vào các công trình khác.
1.3.3. Lợi ích đối với người đi thuê
Cho thuê tài chính cũng mang lại lợi ích nhiều cho bên đi thuê:
i. Bên đi thuê không cần phải thế chấp tài sản hay ký quỹ bảo đảm: bên
đi thuê không đòi hỏi phải có số vốn lớn nhưng vẫn có thể có được máy móc
thiết bị hiện đại để sản xuất kinh doanh. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt
- 22 -
đối với những doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ, hộ gia đình kinh doanh cá
thể, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp…
ii. Thủ tục thuê đơn giản, thuận tiện: Trên góc độ của tổ chức tín dụng,
thủ tục thuê tài chính về cơ bản tương tự như thủ tục vay vốn ngân hàng do thuê
tài chính về cơ bản cũng là một hình thức tín dụng trung và dài hạn. Trên góc độ
doanh nghiệp, thủ tục xét duyệt dự án thuê tài chính, trong một số trường hợp,
đơn giản hơn so với thủ tục lập dự án vay vốn ngân hàng. Lý do cơ bản là công
ty cho thuê tài chính vẫn được giữ quyền sở hữu đối với tài sản trong suốt thời
gian cho thuê và không có các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo.
iii. Thuê tài chính đáp ứng được nhu cầu tài trợ 100% giá trị thiết bị cho
doanh nghiệp: Về mặt pháp lý, công ty cho thuê tài chính có thể tài trợ đến
100% vốn đầu tư thiết bị cho bên thuê. Với ưu điểm này, cho thuê tài chính đã
khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu,
làm tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế nói
chung.
iv. Phí thuê hợp lý: Ở nhiều nước trên thế giới, phí thuê tài chính có thể
thấp hơn lãi suất ngân hàng. Lợi thế này có được nhờ chế độ hạch toán kế toán
và các chính sách thuế.
v. Phương thức thanh toán tiền thuê linh hoạt: Lợi thế này xuất phát từ
thực tế các công ty cho thuê tài chính có thể thiết kế nhiều chương trình thuê với
cách thức thanh toán tiền thuê khác nhau phù hợp với dòng tiền của dự án và
khả năng của bên thuê trong khi phương thức thanh toán tiền vay của ngân hàng
thường cứng nhắc hơn. Công ty cho thuê tài chính có thể cho bên thuê thanh toán
tiền thuê ít vào thời gian đầu của dự án khi dòng tiền chưa nhiều và thanh toán
tiền thuê nhiều hơn vào các năm sau, khi dự án đã đi vào hoạt động ổn định.
Công ty cho thuê tài chính cũng có thể cho bên thuê một thời gian ân hạn thanh
toán tiền thuê trong quá trình xây dựng dự án.
vi. Thông tin tư vấn về tài sản: Do là người trực tiếp mua tài sản nên
công ty cho thuê tài chính thường có được một kho dữ liệu lớn về các loại tài sản
thuê và các nhà cung cấp. HƠn nữa, giữa công ty cho thuê tài chính và nhà cung
cấp luôn có mối quan hệ hợp tác hết sức chặt chẽ. Do vậy, khi sử dụng dịch vụ
thuê àti chính, các khách hàng thuê thường có được các thông tin chính xác và
đa dạng về tài sản từ công ty cho thuê tài chính, nhờ đó tiết kiệm được rất nhiều
thời gian và chi phí trong quá trình tìm kiếm và lựa chọn tài sản.
vii. Khấu hao tài sản thuê nhanh và những lợi ích về thuế: Thời gian của
hợp đồng thuê tài chính thường gắn với thời gian sử dụng hữu dụng của tài sản.
- 23 -
Do áp lực của việc thu hồi vốn nhanh, nên các công ty cho thuê thường yêu cầu
thời gian của hợp đồng thuê ngắn, thông thường bằng khoảng 60% thời gian hữu
dụng của tài sản. Chính đặc điểm này đã buộc các doanh nghiệp đi thuê khấu
hao nhanh tài sản nhằm có đủ nguồn vốn từ trích khấu hao để thanh toán tiền
thuê.
viii. Không ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng: Ở các nước, hợp đồng vay
tín dụng ngân hàng thường có điều khoản ràng buộc việc vay nợ của bên vay đối
với các ngân hàng khác nhưng thường lại không đề cập đến thuê tài chính. Mặt
khác, mỗi ngân hàng thường xác định một hạn mức tín dụng nhất định cho một
doanh nghiệp. Chính vì vậy, để không vi phạm hợp đồng tín dụng và cũng không
làm ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp thường sử
dụng hình thức thuê tài chính.
ix. Tái cơ cấu nguồn vốn và bổ sung vốn lưu động (trong trường hợp bán
và thuê lại tài sản thuê): Trong thực tế có nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là các
doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp có vốn cố định là máy móc,
thiết bị rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn kinh doanh của công ty trong
khi vốn lưu động lại thiếu trong những thời vụ sản xuất. Thuê tài chính theo hình
thức bán rồi cho thuê lại đã giúp doanh nghiệp tái cấu trúc vốn trong một thời
gian, đáp ứng các nhu cầu cấp thiết như mua vật tư nguyên liệu, trả lương công
nhân…
1.4. HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI
Giữa thế kỷ 20, hoạt động cho thuê mới trở thành một ngành kinh doanh
thật sự. Tính chất giao dịch có những sự thay đổi lớn với sự ra đời của nghiệp vụ
tín dụng thuê mua thuần thay thế hình thức thuê mua kiểu truyền thống. Phương
thức này hoạt động đầu tiên tại Mỹ sau đó phát triển sang Châu Âu. Từ khi xuất
hiện hình thức thuê mua thuần, các hoạt động giao dịch thuê mua đã có những
bước phát triển hết sức mạnh mẽ cả về chủng loại tài sản, thiết bị và khối lượng
giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của bên thuê.
Ngày nay, tín dụng thuê mua đã trở thành phổ biến trong các hoạt động
kinh tế quốc tế và nó đã góp phần rất to lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển sản
xuất kinh doanh. Năm 1994, giá trị máy móc, thiết bị tài trợ qua hình thức cho
thuê tài chính trên thế giới khoảng 350 tỷ USD thì đến năm 1998, con số này là
450 tỷ USD. Hiện nay, doanh số hoạt động của nghiệp vụ này khoảng 500 tỷ
USD/năm.
- 24 -
1.4.1. Hoạt động cho thuê ở các nước công nghiệp phát triển
Tại các nước công nghiệp phát triển, vai trò của cho thuê trong việc đầu
tư máy móc thiết bị ngày càng quan trọng hơn và cho thuê tài chính có khả năng
vượt qua đầu tư theo hình thức tín dụng ngân hàng. Chẳng hạn, tại các nước G7,
nơi mà cho thuê trở thành hình thức khá phổ biến của cơ chế tài chính, nhất là
trong thời kỳ kinh tế các nước này đang phát triển hoàn thiện. Chỉ riêng tại Mỹ,
tổng số vốn thiết bị cho thuê trong năm 1987 ước tính là 107,9 tỷ USD và có tốc
độ gia tăng 7%/năm. Ngày nay, ngành thuê mua thiết bị của Mỹ chiếm khoảng
25%-30% tổng số vốn tài trợ cho các giao dịch mua bán máy móc thiết bị hàng
năm của nước này.
Nhật là quốc gia có ngành kinh doanh cho thuê ra đời sớm nhất ở Châu Á.
Công ty cho thuê đầu tiên của Nhật được thành lập vào năm 1963, đó là công ty
cho thuê Orient (Orient leasing corporation). Ở Nhật, hoạt động của các công ty
cho thuê được sự hỗ trợ tích cực của các ngân hàng thương mại, các công ty
thương mại tổng hợp và các hãng sản xuất, vì vậy ngành cho thuê ở Nhật phát
triển khá nhanh. Năm 1970, tổng giá trị hợp đồng cho thuê của 31 công ty cho
thuê lớn nhất là 726 triệu USD, năm 1981 là 7.500 triệu USD, tăng 10 lần so với
năm 1970.
Đặc trưng chính của cho thuê tại các nước này là sự tiến bộ mạnh mẽ
trong lĩnh vực thiết bị xử lý thông tin (máy móc và thiết bị văn phòng), máy bay,
xe ôtô, máy móc công nghệ cao … Riêng thiết bị y tế với giá trị cao và hiện đại
(đặc biệt trong lĩnh vực thiết bị về phóng xạ y tế) đang được các nước có nền
công nghiệp phát triển quan tâm đầu tư thông qua phương thức cho thuê tài
chính. Tuy nhiên, cho đến nay, các công ty cho thuê tại các nước này thường ưu
tiên tài trợ với phương thức cho thuê vận hành.
1.4.2. Hoạt động cho thuê ở các nước đang phát triển
Hiện nay, cho thuê và nhất là cho thuê tài chính là hình thức đầu tư vốn
còn mới tại các nước đang phát triển. Mặc dù còn mới nhưng cho thuê đã ảnh
hưởng rất lớn đối với thị trường vốn trong nước cũng như góp phần thúc đẩy nền
kinh tế tại các nước này phát triển.
Hình thức cho thuê tại các nước chủ yếu là thuê mua còn thuê vận hành
chưa phát triển mạnh. Phần lớn các công ty cho thuê có quy mô lớn là những
liên doanh giữa cơ quan tài chính quốc gia và những công ty cho thuê tài chính
nước ngoài. Trong một vài trường hợp, cơ quan tài chính quốc tế như IFC hoặc
ADB cũng tham gia hợp tác trong liên doanh này. Sự hình thành và phát triển
- 25 -
các công ty cho thuê tài chính ở các nước đang phát triển đang được nhà nước sở
tại khuyến khích và có nhiều chính sách ưu đãi thích hợp.
Đầu những năm 70, hoạt động cho thuê tài chính bắt đầu xuất hiện ở
những nước đang phát triển của Châu Á như Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia ….
Đến cuối những năm 70 đầu 80, hoạt động cho thuê tài chính đã phát triển hầu
hết ở các nước Châu Á.
Ở Trung Quốc, đất nước này rất chú trọng khuyến khích các công ty thuê
mua tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Báo cáo tổng kết 10 năm ngành
công nghiệp cho thuê ở Trung Quốc (1981-1991) cho thấy ngành cho thuê đã
góp phần đổi mới thiết bị cho trên 300 doanh nghiệp.
Chúng ta có thể lấy một ví dụ điển hình cho sự phát triển hoạt động cho
thuê của các nước đang phát triển là Hàn Quốc. Những năm đầu thập niên 70,
nền kinh tế Triều Tiên thường xuyên thiếu hụt nguồn vốn đầu tư thiết bị. Chính
phủ thực hiện nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế mạnh mẽ
trong khi đó nguồn vốn không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư. Hơn nữa, Chính phủ
lại ưu tiên cho việc phát triển công nghiệp nặng và hoá chất nên các công ty vừa
và nhỏ không có được nguồn tài chính cần thiết. Trước thực trạng này, cho thuê
xem như là công cụ đáp ứng cho mảng công ty vừa và nhỏ về nguồn vốn cần
thiết rất hữu hiệu.
Kể từ năm 1972, thị trường cho thuê Hàn Quốc bắt đầu khởi động và phát
triển khá nhanh. Để đáp ứng cho việc bùng nổ trong cho thuê, số công ty cho
thuê tham gia thị trường ngày một tăng lên. Tính đến tháng 6 năm 1993 là 34
công ty trong đó có 6 ngân hàng thương mại, 3 công ty liên doanh, 25 công ty
cho thuê. Những công ty liên doanh hầu hết là liên doanh với ngân hàng của
Mỹ, Nhật ….
Những nhân tố chủ yếu dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của ngành cho
thuê Hàn Quốc là:
- Nhu cầu cấp bách về vốn đầu tư thiết bị với tốc độ phát triển nhanh của
nền kinh tế quốc gia vượt quá khả năng tài chính của các doanh nghiệp.
- Sự hạn chế của Chính phủ trong vay vốn ngân hàng đối với các tập đoàn
lớn, đồng thời chính sách tiền tệ khá chặt chẽ khiến cho ngành cho thuê trở nên
hấp dẫn.
- Chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với các ngành công nghiệp trong
đạo luật cho thuê giúp cho ngành cho thuê Hàn Quốc phát triển mạnh.
- 26 -
Ngành cho thuê ở Hàn Quốc phát triển nhanh chóng, chủ yếu là cho thuê
tài chính. Nó đã thâm nhập thị trường trong việc đầu tư thiết bị tư nhân và nhanh
chóng khẳng định vai trò của cho thuê tài chính trên thị trường vốn (năm 1992,
doanh số cho thuê tài chính đạt 8.369.500.000 USD bằng 22,4% so với tổng số
vốn đầu tư trang thiết bị, máy móc của doanh nghiệp tư nhân).
Năm 1994, giá trị máy móc, thiết bị thông qua hoạt động cho thuê tài
chính ở các nước đang phát triển lên tới 44 tỷ USD, tăng gần 3 lần so với năm
1988. Hàn Quốc là một trong những nước mà hoạt động cho thuê tài chính phát
triển mạnh mẽ. Năm 1994, nước này đã trở thành thị trường cho thuê tài chính
đứng thứ 5 trên thế giới.
- 27 -
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn dưới hình
thức vay tài sản thay vì phải vay tiền cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, hình thức tài trợ này không chú trọng
đến quá khứ của doanh nghiệp xin tài trợ mà chú trọng đến tính khả thi của dự
án. Do đó, việc phát triển loại hình cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay là
một tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn, làm phong phú thêm nguồn tài trợ cho
các doanh nghiệp, góp phần làm phát triển hệ thống tài chính Việt Nam phù hợp
với xu thế hội nhập.
- 28 -
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
VIỆT NAM VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CHO THUÊ
TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM:
Xét về mặt lịch sử, thuê mướn tài sản cũng đã có rất lâu ở Việt Nam, tuy
nhiên, hoạt động này chỉ thực sự trở thành một dịch vụ tài chính ngân hàng khi
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành “Thể lệ tín dụng thuê mua” vào tháng
5/1995. Ba năm sau đó, hàng loạt các công ty cho thuê tài chính ra đời và hệ
thống luật pháp điều chỉnh hoạt động thuê tài chính có những thay đổi. Có thể
tóm tắt quá trình này như sau:
¾ 5/1995: Ngân hàng Nhà nước ban hành “Thể lệ tín dụng thuê mua”
¾ 10/1995: Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP về “Quy chế tạm thời
về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam”
¾ 10/1996: Công ty cho thuê tài chính quốc tế (VILC) được thành lập
đầu tiên ở Việt Nam. Đây là một liên doanh giữa Ngân hàng Công thương Việt
Nam (19%), Công ty Tài chính quốc tế (15%), Ngân hàng Ngoại thương Pháp
(17%), Công ty cho thuê Công nghiệp Hàn Quốc (32%) và Ngân hàng Tín dụng
Nhật Bản (17%) với vốn điều lệ 5 triệu USD.
¾ 11/1996: Công ty cho thuê tài chính Việt – Hàn (KVLC) được thành
lập. Đây là công ty 100% vốn nước ngoài, vốn điều lệ là 10 triệu USD do Ngân
hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc cấp.
¾ 7/1997: Công ty cho thuê tài chính Việt Nam (Vinalease) được thành
lập. Đây cũng là một liên doanh giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (40%),
Ngân hàng Tín dụng dài hạn Nhật Bản (20%), Công ty thuê mua Nhật Bản
(20%) và ADB (20%) với vốn điều lệ 10 triệu USD.
¾ Trong năm 1998: 5 Công ty cho thuê tài chính thuộc 4 ngân hàng
thương mại quốc doanh được thành lập với vốn điều lệ 55 tỷ đồng, đó là: Công
ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam; Công ty cho thuê tài
chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Công ty cho thuê tài chính I Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Công ty cho thuê tài chính
- 29 -
II Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Công ty cho thuê
tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
¾ 12/1999: Công ty cho thuê tài chính ANZ-VTRAC được thành lập. Đây
là công ty 100% vốn nước ngoài, vốn điều lệ 5 triệu USD do Ngân hàng ANZ
góp 95% và công ty VTRAC góp 5%.
¾ 3/2001: Vinalease sát nhập với Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam.
¾ 5/2001: Chính phủ ban hành Nghị định 16/CP về “Tổ chức và hoạt
động của công ty cho thuê tài chính”
¾ 9/2001: Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 08/2001/TTNHNN
hướng dẫn Nghị định 16/CP về “Tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài
chính”
¾ 3/2002: Bộ Tài chính ban hành Thông tư 24/2002/TT-BTC về việc
hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các hoạt động cho thuê tài chính
¾ 1/2003: Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 01/2003/TT-
NHNN hướng dẫn việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạan trả nợ, chuyển nợ quá
hạn đối với hoạt động cho thuê tài chính
¾ 6/2004: Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số
731/2004/QĐ-NHNN ban hành quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận
hành của các Công ty cho thuê tài chính.
- 30 -
Bảng 2.1: Tóm tắt danh sách các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam
Stt Tên công ty
Số và ngày
cấp giấy
phép
Số và ngày
cấp giấy
phép ngoại
hối
Trụ sở chính
Vốn
điều
lệ
1 Công ty CTTC
Quốc tế VN
(VILC – liên
doanh)
01/GP-
CTCTTC
28/10/1996
236/QĐ-
NHNN
18/03/2003
Sài gòn Tower, 29
Lê Duẩn, Q1,
TPHCM
5 triệu
USD
2 Công ty CTTC
KEXIM (KVLC)
(100% vốn nước
ngoài)
02/GP-
CTCTTC
20/11/1996
763/QĐ-
NHNN
14/07/2003
Tầng 9 Diamond
Plaza, 34 Lê
Duẩn, Q1,
TPHCM
10
triệu
USD
3 Công ty CTTC
Ngân hàng Công
thương VN
04/GP-
CTCTTC
20/03/1998
18 Phan Đình
Phùng, Hà Nội
105 tỷ
ĐVN
4 Công ty CTTC
NH Ngoại thương
VN
05/GP-
CTCTTC
25/05/1998
06/GP-
NHNN
08/04/2003
10 Thiền Quang,
Hà Nội
75 tỷ
ĐVN
5 Công ty CTTC I-
NH Nông nghiệp
& PTNT
06/GP-
CTCTTC
27/08/1998
141 Lê Duẩn,
Hoàn Kiếm, Hà
Nội
150 tỷ
ĐVN
6 Công ty CTTC II-
NH Nông nghiệp
& PTNT
07/GP-
CTCTTC
27/08/1998
422 Trần Hưng
Đạo, P2, Q5,
TPHCM
150 tỷ
ĐVN
7 Công ty CTTC
NH Đầu tư & Phát
triển VN
08/GP-
CTCTTC
27/10/1998
13/GP-
NHNN
22/05/2003
Tầng 3, Tòa nhà
Thăng Long, 105
Láng Hạ, Hà Nội
102 tỷ
ĐVN
8 Công ty CTTC
ANZ-VTRACT
(100% vốn nước
ngoài)
14/GP-
CTCTTC
19/11/1999
14 Lý Thái Tổ,
Hà Nội
5 triệu
USD
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 31 -
Như vậy, ở Việt Nam hoạt động cho thuê tài chính mới được triển khai
khoảng 8 năm trở lại đây. Cho đến nay đã có 08 công ty cho thuê tài chính ra
đời, các công ty đã bước đầu đi vào ổn định, hoạt động có hiệu quả và đang từng
bước mở rộng dần thị phần.
2.2. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO
THUÊ TÀI CHÍNH KHÔNG NGỪNG ĐƯỢC CẢI TIẾN
Với mục tiêu hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi
khuyến khích thị trường cho thuê tài chính phát triển, ngày 9/10/1995, Chính phủ
đã ban hành Nghị định 64/CP/1995 về “Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt
động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam”. Tiếp đó, Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) ban hành Thông tư 03/TT-NH5 ngày 9/2/1996 hướng dẫn thực
hiện Nghị định 64/CP. Các văn bản trên đã chính thức đánh dấu sự ra đời của
ngành công nghiệp cho thuê của Việt Nam, là cơ sở pháp lý, là tiền đề cho việc
thành lập và tổ chức hoạt động của các công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam.
Từ đó đến nay, môi trường pháp lý đối với hoạt động cho thuê tài chính
không ngừng được cải tiến và hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
cho thuê tài chính phát triển. Nghị định 16/CP ban hành ngày 2/5/2001 và Thông
tư 08/TT-NHNN ngày 6/9/2001 đã chính thức quy định quy chế về tổ chức hoạt
động của công ty cho thuê tài chính. Những bất cập trong các quy định mang tính
pháp lý gây cản trở cho thị trường cho thuê tài chính được phát hiện qua thực tế
hoạt động đã dần dần được loại bỏ nhờ các quy định mới. Trong các văn bản
pháp lý khác có liên quan cũng đã có những điều khoản quy định đối với hoạt
động của thị trường cho thuê tài chính, như: Thông tư 01/20002/TT-BTP ngày
9/1/2002 và Thông tư 04/2002/TT-BTP ngày 22/2/2002 quy định về thẩm quyền,
trình tự thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch đảm bảo nói chung và
về cho thuê tài chính nói riêng, Luật Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng, Luật
doanh nghiệp Nhà nước, Luật công ty, Bộ luật dân sự…. Cụ thể môi trường pháp
lý đã có những cải tiến rõ rệt ở các khía cạnh sau
2.2.1. Đối tượng cho thuê được mở rộng hơn trước
Theo ông Hoàng Bá Ca, Giám đốc công ty Cho thuê tài chính I Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nghị định 16/CP đã đáp ứng được cơ
bản những kiến nghị từ phía các công ty cho thuê tài chính. Công ty của ông Ca
đã tính đến một dự án cho nông dân vùng trồng cây công nghiệp thuê máy cày.
Dự án này xem ra khá khả thi tuy nhiên sau đó không thành vì quy chế cũ về
cho thuê tài chính lại chỉ cho phép các công ty cho thuê tài chính cho thuê các
đối tượng là doanh nghiệp. Chính vì vậy, một trong những nội dung của Nghị
- 32 -
định mới được các công ty cho thuê tài chính tâm đắc là việc mở rộng đối tượng
cho thuê. Theo đó, không chỉ doanh nghiệp mà các tổ chức và cá nhân hoạt
động tại Việt Nam đều là đối tượng của các công ty cho thuê tài chính. Và đối
với Công ty cho thuê tài chính I Ngân hàng Nông nghiệp thì các cá nhân, hộ gia
đình, trang trại sản xuất nông nghiệp sẽ là những khách hàng đầy tiềm năng của
họ.
Ngoài ra, việc mở rộng đối tượng cho thuê sẽ tránh cho các công ty cho
thuê tài chính những phiền hà không đáng có. Theo ông Đàm Đức Long, Giám
đốc công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương cho biết, trước đây cá
nhân muốn thuê thiết bị (thí dụ như ôtô) từ phía các công ty cho thuê tài chính
phải lách luật bằng cách đội lốt một doanh nghiệp nào đó. Tuy nhiên, nếu rủi ro
xảy ra thì việc đòi nợ sẽ trở nên vô cùng phức tạp.
2.2.2. Thừa nhận nghiệp vụ mua và cho thuê lại
Một trong những tiến bộ đáng chú ý phải kể đến đó là Nghị định mới đã
chính thức thừa nhận nghiệp vụ mua và cho thuê lại – một nghiệp vụ quan trọng
được sử dụng phổ biến trên thế giới trong hoạt động cho thuê tài chính… Với
nghiệp vụ này, các doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt làm ăn hiệu quả
nhưng lại thiếu vốn có thể tận dụng nguồn vốn của chính họ bằng cách bán máy
móc, thiết bị cho các công ty cho thuê tài chính rồi thuê lại.
2.2.3. Cho phép mở rộng hình thức huy động vốn
Đối với các Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài thì quy định
cho phép huy động tiền gửi có kỳ hạn một năm trở lên từ các tổ chức, các nhân
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong việc tìm kiếm các nguồn vốn bằng đồng
Việt Nam. Bởi trước đây, để huy động vốn bằng đồng Việt Nam các công ty này
hoặc phải xin phép Ngân hàng Nhà nước phát hành trái phiếu với những thủ tục
không đơn giản và mất nhiều thời gian hoặc phải thế chấp ngoại tệ để vay đồng
Việt Nam từ các tổ chức tín dụng khác với chi phí cao. Còn đối với các công ty
cho thuê tài chính thuộc các Ngân hàng thương mại thì mặc dù gặp ít khó khăn
về vốn hơn bởi có thể vay từ Ngân hàng mẹ, nhưng quy định trên sẽ tạo điều
kiện cho họ chủ động trong việc huy động vốn với chi phí rẻ hơn. Giám đốc một
công ty cho thuê tài chính cho biết, trong thời gian tới, công ty ông sẽ tổ chức
huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Khi đó giá vốn sẽ rẻ hơn và công
ty ông sẽ trả dần vốn cho ngân hàng mẹ.
2.2.4. Các quy định khác giúp đẩy mạnh hoạt động cho thuê tài chính
Có thể nói với Nghị định mới, hàng loạt các vướng mắc trước đây trong
hoạt động cho thuê tài chính đã được tháo gỡ: Công ty cho thuê tài chính được
- 33 -
nhập khẩu trực tiếp những máy móc, thiết bị mà bên thuê được phép mua, nhập
khẩu và sử dụng. Bên thuê được sử dụng bản sao giấy chứng nhận đăng ký khi
lưu hành tài sản thuê là phương tiện vận tải. Thuếâ đối với máy móc thiết bị mà
Công ty cho thuê tài chính mua trong nước hoặc nhập khẩu để cho thuê được áp
dụng như trường hợp bên thuê trực tiếp mua hoặc nhập khẩu. Việc chuyển
quyền sở hữu tài sản cho thuê khi kết thúc thời hạn thuê không phải nộp lệ phí
trước bạ. Công ty cho thuê tài chính được phép cho thuê vận hành theo quy chế
vừa được ban hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, theo đó hợp đồng cho
thuê tài chính sẽ không ràng buộc việc mua bán tài sản giữa bên thuê và bên
cho thuê. Đây là điều mong đợi từ lâu của các công ty cho thuê tài chính bởi nó
hiện là nhu cầu của rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài hoặc các doanh nghiệp có thời gian hoạt động ngắn.
Các quy định liên quan về thuế, chế độ khấu hao tài sản cố định cho thuê
tài chính, chế độ kế toán đối với đơn vị cho thuê và đi thuê, các quy định về đảm
bảo quyền sở hữu tài sản của người cho thuê, quy định về bắt buộc đăng ký giao
dịch đảm bảo đối với tài sản cho thuê tài chính … là các công cụ giúp Nhà nước
kiểm soát chặt chẽ hoạt động của cả bên cho thuê và bên đi thuê, thể hiện vai
trò quản lý tập trung của Nhà nước đối với mọi hoạt động giao dịch của thị
trường, đảm bảo thị trường cho thuê tài chính là một thị trường có tổ chức hoạt
động dưới sự điều tiết và kiểm soát của Nhà nước.
Nhà nước quy định: Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước về
thị trường cho thuê tài chính. Quy định về phân cấp quản lý này là hoàn toàn
phù hợp, bởi bản chất của cho thuê tài chính là một hình thức tín dụng trung và
dài hạn, thị trường cho thuê tài chính là một bộ phận của thị trường vốn. Do đó,
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường cho thuê tài
chính thì sẽ thuận lợi trong việc sử dụng các công cụ điều tiết thị trường, nhằm
đạt được các mục tiêu đề ra.
2.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI
CHÍNH TẠI VIỆT NAM
Qua gần 08 năm tồn tại và phát triển, hoạt động cho thuê tài chính ở Việt
Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế và xã hội, bên cạnh đó cũng
đang tồn tại một số vấn đề cần phải khắc phục. Việc nghiên cứu thực trạng để
tìm ra những nguyên nhân nhằm giải quyết những tồn tại và phát huy tính ưu
việt để cho hoạt động cho thuê tài chính ngày càng phát triển góp phần vào việc
cung ứng vốn cho nền kinh tế.
- 34 -
2.3.1. Góp phần xây dựng và hoàn thiện thị trường tài chính Việt Nam
Thị trường tài chính của Việt Nam, bộ phận trung tâm, quan trọng nhất và
là huyết mạch kinh tế chưa được phát triển hoàn thiện. Trước năm 1995, thị
trường tài chính Việt Nam hầu như mới chỉ có thị trường tiền tệ hoạt động, còn
thị trường vốn thì chưa được hình thành. Chính vì vậy, sự ra đời của thị trường
cho thuê tài chính bằng Nghị định 64/CP ngày 09/10/1995 của Chính Phủ về việc
ban hành quy chế tạm thời về hoạt động của các công ty cho thuê tài chính đã
đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc từng bước xây dựng và phát triển
thị trường vốn nhằm hoàn thiện thị trường tài chính Việt Nam.
Cùng với thị trường chứng khoán, sự ra đời và hoạt động khá tốt trong thời
gian qua của thị trường cho thuê tài chính đã góp phần hoàn thiện hơn thị trường
tài chính mà đặc biệt là thị trường vốn nhằm đáp ứng được yêu cầu cải tổ hệ
thống tài chính – tiền tệ Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường
và phù hợp với hệ thống tài chính quốc tế, tạo điều kiện tiền đề để cho chúng ta
tham gia quá trình hội nhập và tiếp nhận luồng đầu tư tài chính từ bên ngoài.
2.3.2. Đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và những lợi ích kinh tế-xã hội đi
kèm
Hoạt động cho thuê tài chính đã trở thành kênh dẫn vốn cần thiết cho nền
kinh tế và đã có những đóng góp nhất định trong việc tài trợ vốn đầu tư trung –
dài hạn cho các doanh nghiệp để trang bị và đổi mới máy móc, thiết bị, đổi mới
công nghệ sản xuất. Theo báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước, tổng
doanh số cho thuê tính đến năm 2003 của các công ty cho thuê tài chính đạt trên
5,6 tỷ đồng với hàng trăm dự án tài trợ cho các doanh nghiệp quốc doanh và
ngoài quốc doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau như ngành xây dựng, ngành
giao thông vận tải, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, bệnh viện, nông
nghiệp….
- 35 -
Bảng 2.2: Doanh số cho thuê của các công ty cho thuê tài chính
Đơn vị: triệu đồng
Công ty Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
VILC 325,174 433,565 593,550
KVLC 440.757 518,538 638,513
ANZ V-TRAC 37,814 47,267 59,867
ICBLC 354,758 506,797 656,535
BIDVLC 709,212 909,246 1.215,435
VCBLC 236,746 343,111 564,468
ALC I 475,466 679,237 905,453
ALC II 760,864 975,467 1.053,945
Tổng cộng 3.340,791 4.413,228 5.687,766
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngoài những đóng góp vào sự thành công của nền kinh tế – tài chính thì
hoạt động cho thuê tài chính còn có nhiều đóng góp tích cực khác cho xã hội
như:
- Tạo thêm nhiều việc làm mới và tạo thu nhập cho người lao động nhờ
mở rộng quy mô và tăng năng lực sản xuất.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do việc thay thế các thiết bị lạc hậu, gây
ô nhiễm bằng những thiết bị mới, tiên tiến, hiện đại hơn.
- Góp phần to lớn vào cuộc cách mạng khoa học công nghệ do phần lớn
tài sản thuê tài chính được nhập khẩu từ nước ngoài, công nghệ cao nhờ đó nó
không những trực tiếp tạo ra bộ mặt mới về công nghệ sản xuất mà còn gián
tiếp kích thích các ngành chế tạo máy móc trong nước nghiên cứu chế tạo ra
những sản phẩm có khả năng thay thế.
2.3.3. Hoạt động của các công ty cho thuê tài chính bước đầu có lợi nhuận
Mặc dù thời gian quy mô hoạt động chưa nhiều nhưng các công ty cho
thuê tài chính đã từng bước ổn định hoạt động, mở rộng thị trường đầu tư và tăng
trưởng kinh doanh, thu nhập đủ bù đắp chi phí và bước đầu có lãi. Tính riêng
trong năm 2003, tổng lợi nhuận của khối các công ty cho thuê tài chính đạt 36 tỷ
- 36 -
đồng. Riêng công ty cho thuê tài chính ANZ V-TRAC trong 02 năm 2001, 2002
bị lỗ do mới thành lập còn công ty cho thuê tài chính KEXIM do nhiều nguyên
nhân gây ra nên hoạt động kinh doanh bị lỗ trong 02 năm liền 2002 và 2003.
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính
Đơn vị: triệu đồng
Công ty Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
VILC 8.250 13.932 8.221
KVLC 5.181 -30.746 -9.633
ANZ V-TRAC -696 -358 449
ICBLC 4.732 6.632 6.951
BIDVLC 6.611 5.730 11.606
VCBLC 5.340 6.823 6.122
ALC I 2.837 2.976 5.292
ALC II 6.333 5.546 7.004
Tổng cộng 38.588 10.535 36.012
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.4. NHỮNG TỒN TẠI CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN QUA
Bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường cho thuê tài chính Việt Nam
còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải khắc phục để có sự phát triển ngang tầm với
tiềm năng vốn có của nó. Những tồn tại của thị trường cho thuê tài chính được
tổng quát trên các mặt chính như sau
2.4.1. Địa bàn hoạt động của các công ty cho thuê tài chính không được phân
bổ đều giữa các vùng, miền
Trong 08 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động tại Việt Nam thì có 05
công ty đặt trụ sở chính tại Hà Nội (Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công
thương Việt Nam, Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng ngoại thương Việt Nam,
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Công ty
cho thuê tài chính I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,
Công ty cho thuê tài chính ANZ V-TRAC) và 03 công ty đặt trụ sở chính tại Tp.
- 37 -
Hồ Chí Minh (Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam, Công ty cho thuê tài chính Quốc tế Việt Nam, Công
ty cho thuê tài chính KEXIM Việt Nam). Ngoài ra, một số công ty đã mở rộng
mạng lưới của mình thông qua việc mở chi nhánh ở các địa phương, cụ thể:
Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam đã mở 03 chi nhánh tại Tp. Đà Nẵng (năm 2001), Tp. Cần Thơ (năm
2002) và Tp. Nha Trang (10/2004); Công ty cho thuê tài chính I Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã mở 01 chi nhánh tại Hải Phòng
(2002); Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã
mở 01 chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh (2001); Công ty cho thuê tài chính Ngân
hàng ngoại thương Việt Nam đã mở chi nhánh tại TP.HCM (năm 2004).
Từ thực tế đó cho thấy rằng, thị trường cho thuê tài chính chưa được phân
bổ đều giữa các khu vực trong cả nước mà chỉ tập trung chủ yếu ở hai khu vực là
TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Phải chăng các doanh nghiệp ở các khu vực khác
không cần đến vốn để đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất, công nghệ?
2.4.2. Cho thuê tài chính hầu như còn xa lạ với công chúng và các nhà đầu tư
Các quan chức lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước hiện cho rằng, những hạn
chế trong tuyên truyền, quảng bá đã trở thành nguyên nhân chính khiến cho dịch
vụ cho thuê tài chính chậm phát triển ở Việt Nam. Theo kết quả Hội nghị về
Tuyên truyền quảng bá hoạt động cho thuê tài chính vừa diễn ra tại Tp. Hồ Chí
Minh vào tháng 8/2004 thì rất ít doanh nghiệp biết đến loại hình dịch vụ này. Có
rất nhiều giám đốc, chủ doanh nghiệp rất phấn khởi khi được giới thiệu về hoạt
động cho thuê tài chính và cho rằng loại hình tài trợ này sẽ giúp ích cho doanh
nghiệp họ rất nhiều để giải quyết những khó khăn về vốn.
Các doanh nghiệp hiện nay có nhu cầu đổi mới, tăng cường máy móc
thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hầu hết đều phải sử dụng
nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay ngân hàng hay vay vốn từ thị trường tự do với
lãi suất cao để tự mua sắm hoặc mua trả chậm. Các nhà đầu tư, dân chúng chưa
được biết đến hình thức cho thuê tài chính một cách rộng rãi như là một kênh
huy động vốn và tín dụng ngân hàng truyền thống khác. Sự thiếu quảng bá của
loại hình cho thuê tài chính đối với công chúng và các doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
phát triển chậm chạp của loại hình dịch vụ tài trợ vốn này.
2.4.3. Dư nợ và thị phần của thị trường cho thuê tài chính còn thấp
Các công ty cho thuê tài chính hiện nay chỉ được phép thực hiện nghiệp
vụ cho thuê tài chính đối với máy móc thiết bị và động sản. Thị trường cho thuê
- 38 -
vận hành và cho thuê đối với bất động sản hầu như còn bỏ ngỏ. Qua biểu bảng,
có thể thấy thị trường cho thuê tài chính Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ
trong 5 năm qua. Dư nợ thuê tài chính liên tục tăng từ 300 tỷ năm 1998 lên
khoảng 4.000 tỷ năm 2003 với tốc độ trung bình khoảng 170% một năm. So với
dư nợ tín dụng năm 2003 vào khoảng 285.000 tỷ, thị trường cho thuê tài chính
bằng khoảng 1,4%.
Thị trường CTTC Việt Nam
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: NHNN V iệt Nam
477300
800
1786
2794
4032
1998 1999 2000 2001 2002 2003
Xét về mặt thị phần, công ty cho thuê tài chính II của Ngân hàng Nông
nghiệp đang có thị phần lớn nhất vào khoảng 22%. Công ty cho thuê tài chính I
của Ngân hàng Nông nghiệp và công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng đầu
tư, mỗi công ty có khảng 19% thị phần. Các công ty còn lại của Ngân hàng
Ngoại thương, Công thương và liên doanh, nước ngoài chiếm trên dưới 10% thị
phần mỗi công ty.
Thị phần CTTC Việt Nam (Năm 2004)
Ngoạ i
thương:7%
Nông nghiệp
I:19%
Nông nghiệp
II:22%
Công
thương:9% Đầu tư:19%
VILC:11%
ANZ-
VTRACT:5%
KVLC:8%
- 39 -
Mặc dù có tốc độ phát triển khá nhanh trong hai năm gần đây song tỷ
trọng vốn đầu tư qua kênh cho thuê tài chính vẫn còn quá nhỏ trong tổng mức tín
dụng của toàn bộ các tổ chức tài chính, tín dụng của cả hệ thống ngân hàng
thương mại đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tỷ lệ dư nợ không vượt quá
2% so với tổng dư nợ của các ngân hàng trong những năm gần đây. Còn khi xét
riêng trên tiêu chuẩn dư nợ trung và dài hạn thì dư nợ cho thuê tài chính đã đạt
tỷ lệ là 2,11% trong năm 2002 và tăng lên 3,14% trên tổng dư nợ trung và dài
hạn trong năm 2003. So với các cơ cấu của các tổ chức ngân hàng khác thì cho
thuê tài chính chiếm thị phần thấp nhất.
Bảng 2.4: Tỷ trọng dư nợ cho thuê tài chính so với toàn hệ thống ngân hàng
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003
1 Tổng dư nợ toàn hệ thống 216.418 283.425 285.785
2 Dư nợ trung và dài hạn 87.109 120.573 128.245
3 Dư nợ CTTC 1.786,2 2.544,5 4.032,5
4 Tỷ lệ dư nợ CTTC/tổng dư nợ 0,83% 0,90% 1,41%
5 Tỷ lệ dư nợ CTTC/dư nợ trung và dài hạn 2,05% 2,11% 3,14%
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Qua các số liệu trên cho ta thấy thị phần cho thuê tài chính còn quá nhỏ,
không đáng kể so với thị trường vốn. Hoạt động cho thuê tài chính chưa được
phát huy và mở rộng, mức độ hỗ trợ vốn đầu tư dài hạn qua việc trang bị máy
móc, thiết bị cho doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu, chưa đáp ứng được kỳ vọng
chung của giới doanh nghiệp và xã hội.
2.4.4. Tình trạng nợ xấu có chiều hướng gia tăng
Thời gian gần đây, các công ty cho thuê tài chính cũng đã rất cố gắng thu
hồi nợ khó đòi và hạn chế sự phát sinh các khoản nợ khó đòi, nợ xấu nhằm đảm
bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình. Những khoản nợ xấu của các
tổ chức tín dụng phi ngân hàng hiện nay được phân thành 3 nhóm: Nợ quá hạn
dưới 180 ngày, Nợ quá hạn từ 180-360 ngày và Nợ quá hạn trên 360 ngày. Các
công ty cho thuê tài chính có tỷ lệ nợ quá hạn tương đối thấp. Cuối năm 2003, tỷ
lệ nợ quá hạn của các công ty cho thuê tài chính chiếm 3% trên tổng dư nợ cho
thuê tài chính, bằng 12% vốn tự có. Đây là một tỷ lệ tương đối an toàn nếu so
với hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung. Trong cơ cấu nợ quá hạn của
các công ty cho thuê tài chính thì tỷ lệ nợ quá hạn đến 180 ngày là 37%. Nợ quá
- 40 -
hạn từ 180-360 ngày là 14% và Nợ quá hạn trên 360 ngày chiếm tỷ trọng lớn
nhất là 49% tổng dư nợ quá hạn tính đến cuối năm 2003.
Phân loại nợ quá hạn (năm 2003)
180-360
ngày
14%
>360
ngày
49%
180 ngày
37%
Nhìn chung, tình trạng nợ xấu là rất nhỏ, nằm trong phạm vi an toàn và
không gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các công ty cho thuê tài
chính. Tuy nhiên, đây là mô hình mới hình thành và phát triển tại Việt Nam, nhu
cầu cần đáp ứng về vốn đối với các công ty cho thuê tài chính tăng lên rất
nhanh, trong khi đó một số quy định của các cơ quan chức năng còn thiếu đồng
bộ và chưa nhất quán do hệ thống các văn bản pháp quy đang trong quá trình
hoàn thiện. Bởi vậy, tỷ lệ nợ xấu của các công ty cho thuê tài chính có chiều
hướng gia tăng trong những năm gần đây từ 0,46% tổng dư nợ cuối năm 1999
đến 3% tổng dư nợ cuối năm 2003.
2.4.5. Hình thức và tài sản cho thuê tài chính chưa đa dạng
Hình thức cho thuê tài chính phổ biến nhất hiện nay là cho thuê tài chính
thuần tức bên cho thuê mua tài sản từ nhà cung cấp cho bên đi thuê thuê còn các
hình thức khác như mua rồi cho thuê lại, cho thuê hợp tác … vẫn hạn chế áp
dụng. Tài sản cho thuê tài chính chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở các loại phương tiện
vận tải, máy móc thiết bị lẻ, đơn chiếc được mua từ thị trường trong nước hoặc
nhập khẩu nhưng chất lượng và mức độ công nghệ trung bình khá. Các thiết bị
hiện đại hay các dây chuyền công nghệ cao thì vẫn chưa được bên thuê hay bên
cho thuê khai thác.
Thị trường cho thuê tài chính vẫn còn tồn tại một thực trạng khác là giá trị
tài trợ cho khách hàng còn thấp. Các hợp đồng cho thuê tài chính hiện nay có
- 41 -
giá trị chỉ vài tỷ đồng, ít hợp đồng có giá trị cao do bị khống chế về hạn mức tài
trợ trên vốn tự có của các công ty cho thuê tài chính.
2.4.6. Năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính chưa cao
Các công ty cho thuê tài chính có vốn nước ngoài được đầu tư tương đối
lớn, vốn điều lệ mỗi công ty khoảng 10 triệu USD. Tuy nhiên, mức độ phát triển
của các công ty này chưa cao, doanh thu chưa đáng kể và chỉ nhắm vào đối
tượng khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở những thành
phố lớn.
Các công ty cho thuê tài chính trong nước đều trực thuộc ngân hàng
thương mại quốc doanh nên phụ thuộc hầu như toàn bộ vào chiến lược chung của
ngân hàng mẹ, phong cách quản lý điều hành vẫn mang nặng yếu tố quốc
doanh, thiếu tính độc lập, hoạt động cho thuê tài chính vẫn chưa được quan tâm
đúng mức, cơ chế hoạt động còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ…. Chính do sự phụ
thuộc về sở hữu cũng như chưa có một chiến lược phát triển tổng thể, lâu dài
làm cho thị trường cho thuê tài chính nước ta còn nhỏ bé, manh mún, chưa thực
sự cạnh tranh lẫn nhau để tạo ra những sản phẩm cho thuê tài chính có giá cả và
chất lượng tốt để thu hút khách hàng, chưa đáp ứng yêu cầu vốn đầu tư của
nhiều thành phần, nhiều khu vực kinh tế trong cả nước.
2.5. NGUYÊN NHÂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH CHẬM
PHÁT TRIỂN
Thị trường cho thuê tài chính Việt Nam còn nhiều tồn tại, chưa phát triển
tương xứng với nhu cầu cao về vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế do nhiều
nguyên nhân khác nhau, sau đây là những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng
trên của hoạt động cho thuê tài chính.
2.5.1. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện
Vẫn còn tồn tại một số bất cập trong các quy định pháp lý gây cản trở và
chưa tạo điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích loại hình tín dụng mới mẻ này
phát triển. Ví dụ như: các quy định về tiêu chuẩn giao dịch cho thuê, quy định về
tài sản cho thuê, quy định về trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê… Các quy định
này không những hạn chế phạm vi hoạt động của các công ty cho thuê tài chính
mà còn làm giảm hiệu lực quản lý của nhà nước đối với hoạt động này.
2.5.1.1. Chưa có văn bản hướng dẫn một số tác nghiệp cho thuê tài chính
Mặc dù đã triển khai Nghị định số 16/CP và Thông tư 08/NHNN được 3
năm nhưng cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực thi một số tác
- 42 -
nghiệp cho thuê tài chính. Các công ty cho thuê tài chính vẫn phải dựa vào các
quy chế cho vay của ngân hàng để xử lý một số trường hợp. Ví dụ: Theo Quyết
định 488/2000/QĐ-NHNN ngày 27/11/2000 về trích lập và sử dụng dự phòng rủi
ro trong hoạt động tín dụng của các trung gian tài chính thì cơ chế trích lập dự
phòng rủi ro của các công ty cho thuê tài chính hoàn toàn giống như các ngân
hàng thương mại. Trong khi đó, rủi ro trong tài trợ của dịch vụ cho thuê tài chính
hoàn toàn khác với tín dụng ngân hàng về mức độ và loại rủi ro. Có thể nói rõ
thêm về trích dự phòng rủi ro để làm ví dụ: Theo Quyết định 488/QĐ-NHNN,
loại cho thuê tài chính chưa đến hạn trả, tỷ lệ trích dự phòng là 0%, trong khi đó
rủi ro lớn nhất đối với tài sản thuê là lạc hậu về công nghệ và hao mòn vô hình,
dẫn đến người thuê có thể chấm dứt hợp đồng thuê trước hạn lại chưa được tính
đến.
Hiện nay, các công ty cho thuê tài chính vẫn dựa vào quy chế cho vay
trung, dài hạn của ngân hàng thương mại để triển khai nghiệp vụ và xử lý các
trường hợp gia hạn tiền thuê theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001. Điều này không những gây khó khăn cho công ty cho thuê tài chính
khi triển khai nghiệp vụ mà còn giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước ở lĩnh vực
này.
2.5.1.2. Chính sách thuế chưa có sự ưu đãi thỏa đáng đối với hoạt động cho
thuê tài chính
Cho thuê tài chính là một dịch vụ mới mẻ đối với cả công ty cho thuê tài
chính và người đi thuê, vì thế cần có sự ưu đãi của Nhà nước về thuế. Nhưng
trong một chừng mực nhất định, chính sách thuế chưa có sự công bằng trong lĩnh
vực hoạt động tín dụng và chưa có sự ưu đãi thỏa đáng để tạo ra sự đột phá trong
việc thúc đẩy phát triển cho thuê tài chính
- Về thuế giá trị gia tăng (GTGT): Theo quy định hiện hành về thuế
GTGT, doanh nghiệp tự đầu tư vào tài sản hoặc vay tiền ngân hàng để đầu tư thì
doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT ngay từ đầu, nhưng nếu tài sản đó do
công ty cho thuê tài chính mua cho doanh nghiệp thuê thì doanh nghiệp chỉ được
trả thuế GTGT dần theo hợp đồng. Như vậy doanh nghiệp thuê sẽ phải chịu một
khoản phí do lãi tính trên thuế GTGT chưa được hoàn trả. Điều này gây bất lợi
cho cả công ty cho thuê tài chính lẫn doanh nghiệp thuê. Chính sách thuế chưa
bình đẳng trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và công ty cho thuê tài chính
đã làm cho các doanh nghiệp không muốn sử dụng dịch vụ thuê tài chính mà tìm
mọi cách vay tiền ngân hàng, trong khi đó các ngân hàng lại luôn thiếu vốn
trung dài hạn.
- 43 -
- Về thuế nhập khẩu: Vừa qua Bộ tài chính đã có chính sách miễn, giảm
thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị do doanh nghiệp nhập để sản xuất
hàng xuất khẩu, nhưng công ty cho thuê tài chính nhập máy móc, thiết bị… theo
yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu để cho thuê thì vẫn phải chịu
mức thuế giống như các mặt hàng khác. Điều này vừa không khuyến khích công
ty cho thuê tài chính phát triển dịch vụ cho thuê, vừa không khuyến khích các
doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu tham gia thị trường cho thuê tài chính.
- Về chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: đối với một số dự án nằm trong
diện khuyến khích đầu tư, chính sách Nhà nước chỉ đề cập đến hình thức tài trợ
bằng tín dụng ngân hàng. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp muốn được
hưởng chênh lệch hỗ trợ lãi suất thì không được lựa chọn hình thức tài trợ bằng
thuê tài chính.
2.5.1.3. Quy định đối tượng cho thuê tài chính còn hạn chế
Đối tượng thuê tài chính trong Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001
của Chính Phủ là các tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng
tài sản thuê cho mục đích sử dụng của mình. Quy định này không hạn chế bên
thuê chỉ là các doanh nghiệp kinh doanh mà còn bao gồm các đối tượng khác là
tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, một vấn đề chưa rõ ràng là Nghị định chưa trực
tiếp đề cập đến đối tượng thuê tài chính là các trang trại, các cơ sở sản xuất tiểu
thủ công nghiệp, hộ kinh tế gia đình …. Các đơn vị kinh tế này gặp nhiều khó
khăn, trở ngại trong việc đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, mang
tính công nghiệp do thiếu vốn trong khi chúng ta đang quyết tâm xây dựng một
nền kinh tế hiện đại hóa, công nghiệp hoá nông thôn. Chính vì thế, những đối
tượng này phải được xem là những khách hàng tiềm năng. Chúng ta phải tạo
mọi điều kiện tốt nhất để họ có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng trung dài hạn
bằng cách thuê tài chính.
2.5.1.4. Chưa phát huy vai trò thúc đẩy quảng bá hoạt động cho thuê tài
chính
Nhà nước chưa chủ động phát huy vai trò của mình trong điều tiết và thúc
đẩy thị trường cho thuê tài chính phát triển. Cho thuê tài chính là một dịch vụ tài
trợ vốn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp
chưa biết đến hoặc hiểu một cách rất mơ h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 42818.pdf