Luận án Khảo cứu việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt (qua tác phẩm Harry Porter)

Tài liệu Luận án Khảo cứu việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt (qua tác phẩm Harry Porter): 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜN Ọ O Ọ & N ÂN VĂN -----o0o----- VÕ TÚ P ƢƠN ẢO ỨU V Ệ DỊ TR N TỪ T ẾN N S N T ẾN V ỆT (QU TÁ P ẨM RRY POTTER) ( ÍN VĂN) CHUY N NGÀNH: N N N Ọ SO SÁN Ố ẾU Mã số: 62.22.01.10 LUẬN ÁN T ẾN SĨ N VĂN T N P Ố Ồ Í M N – 2012 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TR NG ĐẠI HỌC KHOA HỌC X H I & NHÂN VĂN ------o0o------  VÕ TÚ P ƢƠN ẢO ỨU V Ệ DỊ TR N TỪ T ẾN N S N T ẾN V ỆT (QU TÁ P ẨM RRY POTTER) UY N N N : N n n o s n – đối chiếu Mã số: 62.22.01.10 LUẬN ÁN T ẾN SĨ N VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Phƣơng Trang TS. Nguyễn ữu hƣơng Phản biện độc lập: 1. S.TS. Nguyễn Văn iệp 2. PGS. TS. Vũ im Bảng Phản biện 1: S.TS. Nguyễn Văn iệp Phản biện 2: GS.TS. Lê Quang Thiêm Phản biện 3: S.TS. Nguyễn ức Dân Tp. ồ h Minh - 2012 3 LỜ M O N Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố. Nha Tran...

pdf216 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận án Khảo cứu việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt (qua tác phẩm Harry Porter), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜN Ọ O Ọ & N ÂN VĂN -----o0o----- VÕ TÚ P ƢƠN ẢO ỨU V Ệ DỊ TR N TỪ T ẾN N S N T ẾN V ỆT (QU TÁ P ẨM RRY POTTER) ( ÍN VĂN) CHUY N NGÀNH: N N N Ọ SO SÁN Ố ẾU Mã số: 62.22.01.10 LUẬN ÁN T ẾN SĨ N VĂN T N P Ố Ồ Í M N – 2012 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TR NG ĐẠI HỌC KHOA HỌC X H I & NHÂN VĂN ------o0o------  VÕ TÚ P ƢƠN ẢO ỨU V Ệ DỊ TR N TỪ T ẾN N S N T ẾN V ỆT (QU TÁ P ẨM RRY POTTER) UY N N N : N n n o s n – đối chiếu Mã số: 62.22.01.10 LUẬN ÁN T ẾN SĨ N VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Phƣơng Trang TS. Nguyễn ữu hƣơng Phản biện độc lập: 1. S.TS. Nguyễn Văn iệp 2. PGS. TS. Vũ im Bảng Phản biện 1: S.TS. Nguyễn Văn iệp Phản biện 2: GS.TS. Lê Quang Thiêm Phản biện 3: S.TS. Nguyễn ức Dân Tp. ồ h Minh - 2012 3 LỜ M O N Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố. Nha Trang, ngày 16 tháng 01 năm 2012 Người cam đoan Võ Tú Phƣơng 4 LỜI CẢM ƠN Luận án này có lẽ đã không viết nên được nếu thiếu sự động viên và giúp đỡ, góp ý tận tình của các thầy cô ngành Ngôn ngữ học cả trong và ngoài ngôi trường của tôi, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Lời cảm ơn chân thành này tôi xin gởi đến tất cả họ. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới hai người thầy hướng dẫn luận án của tôi: TS. Nguyễn Thị Phương Trang và TS. Nguyễn Hữu Chương đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận án này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Phương Trang, người đã hết lòng hướng dẫn, trợ giúp và động viên tôi rất nhiều. Cô không quản những lúc mệt nhoài sau 12 giờ làm việc để gặp và góp ý cho bài viết của tôi, không quản những lúc ốm đau vẫn chỉnh sửa luận án cho tôi. Những hiểu biết và những góp ý tỉ mỉ của cô khiến tôi biết ơn và cố gắng nhiều hơn. Một lời cảm ơn cũng xin gởi đến GS TS. Lê Quang Thiêm, GS TS. Bùi Khánh Thế GS TS. Nguyễn Văn Hiệp, PGS TS. Vũ Kim Bảng, PGS TS. Đinh Điền, TS. Đỗ Thị Bích Lài, TS. Nguyễn Thị Kiều Thu, PGS. TS. Nguyễn Công Đức, PGS TS. Đặng Ngọc Lệ, TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh, TS. Huỳnh Bá Lân, PGS TS. Dư Ngọc Ngân, đã đọc và góp ý chân tình từ những đoạn viết ngắn, đến những chuyên đề, đến bố cục, nội dung, các thuật ngữ trong các chương bản thảo. Đặc biệt PGS TS. Đinh Điền người đã hướng dẫn tôi từ những bước đầu tiên cho đến những bước phức tạp hơn về nguồn tư liệu và phần mềm riêng cho luận án. Tôi cũng xúc động và cảm kích người thầy GS TS. Nguyễn Đức Dân dù tuổi đã cao và vừa trải qua cơn phẫu thuật vẫn đến trao đổi, góp ý luận án cho tôi. 5 Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo, các đồng nghiệp và các sinh viên Trường Cao Đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang đã động viên, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Không thể quên người chồng đã cảm thông, chia xẻ những khó khăn của tôi và thời gian ít ỏi mà tôi dành cho anh trong thời gian nghiên cứu. Những giọt mồ hôi lăn trên trán anh vào những buổi trưa oi ả, hay những giọt nước mưa thấm đẫm áo anh trong những trận kẹt xe hàng tiếng đồng hồ để chở tôi đi tìm sách, tìm tài liệu tham khảo, hay trao đổi các vấn đề học thuật với các thầy cô là những hình ảnh ghi sâu trong lòng tôi. Và cuối cùng tôi xin cảm ơn cha mẹ tôi, những người tôi mang ơn suốt đời vì công ơn sinh thành và nuôi dưỡng, vì sự động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận án cả về vật chất và tinh thần, mà nguồn tinh thần lớn nhất đối với tôi là đứa con bé bỏng đến nay đã được 2 tuổi. Nha Trang, ngày 11 tháng 11 năm 2011 Tác giả Võ Tú Phương 6 MỤ LỤ Trang P ẦN MỞ ẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 9 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ............................................... 10 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án .................................... 13 6. Kết cấu của luận án .................................................................................. 14 ƢƠN 1: M T SỐ VẤN Ề LÝ T UYẾT 1.1. ại cƣơng về từ loại và sự phân định từ loại ...................................... 16 1.1.1. Từ loại trong tiếng Anh ...................................................................... 22 1.1.1.1. Sự phân định từ loại tiếng Anh ............................................. 23 1.1.1.2. Trạng từ tiếng Anh ............................................................... 25 1.1.2. Từ loại trong tiếng Việt ...................................................................... 29 1.1.2.1. Sự phân định từ loại tiếng Việt .............................................. 31 1.1.2.2. Bàn về vấn đề trạng từ trong tiếng Việt ................................ 35 1.2. Tổng quan về dịch thuật ..................................................................... 36 1.2.1. Khái niệm dịch ................................................................................... 36 1.2.2. Lý thuyết dịch .................................................................................... 37 1.2.3. Tương đương trong dịch thuật ............................................................ 39 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 42 ƢƠN 2: TR N TỪ T ẾN N ( Ó SO SÁN VỚ ƠN VỊ TƢƠN ƢƠN TRON T ẾN V ỆT) 2.1. ịnh nghĩa trạng từ tiếng nh và phƣơng thức cấu tạo trạng từ tiếng nh ................................................................... 44 2.1.1. Định nghĩa trạng từ tiếng Anh ......................................................... 44 2.1.2. Phương thức cấu tạo trạng từ tiếng Anh ..................................... 46 7 2.1.2.1. Trạng từ đơn (Simple adverbs) ......................................................... 47 2.1.2.2 Trạng từ láy ...................................................................................... 47 2.1.2.3. Trạng từ ghép ................................................................................... 47 2.1.2.4. Những cụm từ cố định có chức năng như là trạng từ ............... 55 2.2. hức năng của trạng từ tiếng nh ...................................................... 55 2.2.1. Bổ nghĩa cho tính từ ............................................................................ 55 2.2.2. Bổ nghĩa cho trạng từ khác .................................................................. 56 2.2.3. Bổ nghĩa cho động từ .......................................................................... 56 2.2.4. Trạng từ bổ nghĩa cho những yếu tố khác ............................................ 58 2.2.5. Những từ loại và những dạng cấu trúc thực hiện chức năng của trạng từ ....................................................................... 59 2.3. Vị tr trạng từ tiếng nh ..................................................................... 62 2.3.1. Khái quát vị trí của trạng từ tiếng Anh trong câu ................................ 62 2.3.2. Vị trí trạng từ tiếng Anh theo sách ngữ pháp phổ thông ...................... 63 2.3.3. Vị trí của trạng từ theo cách nhìn ngôn ngữ học ................................. 71 2.4. Những yếu tố trong tiếng Việt tƣơng đƣơng với trạng từ tiếng nh .............................................................................. 73 2.4.1. Phụ từ tiếng Việt ................................................................................ 73 2.4.2. Tính từ tiếng Việt ............................................................................... 79 2.4.3. Trạng ngữ tiếng Việt .......................................................................... 82 2.5. hảo sát trạng từ tiếng nh và phụ từ tiếng Việt .............................. 86 2.5.1. Khảo sát trạng từ tiếng Anh và phụ từ tiếng Việt trên ngữ liệu từ điển ............................................................. 86 2.5.2. Khảo sát trạng từ tiếng Anh và phụ từ tiếng Việt trên ngữ liệu Harry Potter .................................................... 90 Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 96 ƢƠN 3: ẢO SÁT V Ệ DỊ TR N TỪ T ẾN N S N T ẾN V ỆT .......................................................... 99 3.1. ác cách chuyển dịch trạng từ trong tác phẩm arry Potter .......... 99 3.1.1. Thay đổi từ loại .................................................................................. 99 8 3.1.1.1. Thay đổi từ loại khi dịch trạng từ cách thức ........................... 99 3.1.1.2. Thay đổi từ loại khi dịch trạng từ năng diễn ........................ 103 3.1.1.3. Thay đổi từ loại khi dịch trạng từ địa điểm .......................... 104 3.1.1.4. Thay đổi từ loại khi dịch trạng từ thời gian .......................... 104 3.1.1.5. Thay đổi từ loại khi dịch trạng từ mức độ ........................... 106 3.1.2. Thay đổi vị trí .................................................................................. 108 3.1.2.1. Trạng từ cách thức .............................................................. 109 3.1.2.2. Trạng từ năng diễn .............................................................. 114 3.1.2.3. Trạng từ địa điểm ................................................................ 121 3.1.2.4. Trạng từ thời gian ............................................................... 125 3.1.2.5. Trạng từ mức độ ................................................................. 128 3.2. So sánh cách chuyển dịch trạng từ cách thức trong tác phẩm arry Potter với cách chuyển dịch thƣờng gặp .............................. 131 3.2.1. So sánh cách chuyển dịch trạng từ cách thức trong tác phẩm Harry Potter với cách chuyển dịch của sinh viên .............................. 132 3.2.1.1. Khảo sát cách chuyển dịch trạng từ cách thức của sinh viên ........... 132 3.2.1.2. So sánh cách chuyển dịch trạng từ cách thức trong tác phẩm Harry Potter với cách chuyển dịch của sinh viên .... 136 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................... 138 ƢƠN 4: ỨN DỤN Á ẾT QUẢ N N ỨU VÀO DỊ T UẬT V ẢN D Y ..................................... 140 4.1. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào dịch thuật ............................ 140 4.1.1. Đề xuất phương pháp dịch trạng từ ......................................... 140 4.1.2. Cách dịch trạng từ cách thức ................................................. 145 4.1.3. Vị trí trạng từ trong câu khác nhau tạo nghĩa khác nhau ......... 146 4.2. ề xuất ý kiến về việc giảng dạy ........................................................ 147 4.2.1. Những lỗi sai về trạng từ mà sinh viên hay mắc phải ...... 147 4.2.2. Một số đề xuất về giảng dạy trạng từ tiếng Anh ..................... 152 4.2.2.1. Phân biệt trạng từ và tính từ ......................................... 152 4.2.2.2. Các hình thức và cấu trúc trạng từ ................................. 167 9 Tiểu kết chương 4 ....................................................................................... 182 ẾT LUẬN .............................................................................................. 184 10 D N SÁ Á BẢN B ỂU TRON LUẬN ÁN Bản 1.1.1.1 : Bản tóm tắt 8 từ loại tron tiến An Bản 1.1.2.1 : óm tắt từ loại tiến i t t o p n loại ủ s N p p tiến i t ủ Ủy b n K o Xã ội i t N m (1983) Bảng 2.1.2.3. : Bản tóm tắt về t àn lập trạn từ tận ùn bằn -ly Bản 2.3.2.2a : rật tự trạn từ tron n tín từ tiến An Bản 2.3.2.2b : rật tự trạn từ tron n trạn từ tiến An Bản 2.3.2.2c : rật tự trạn từ tron n độn từ tiến An Bản 2.3.2.2d : rật tự trạn từ k i n ấn mạn Bản 2.4.1a : rật tự p ụ từ tron n độn từ tiến i t Bản 2.4.1b : rật tự p ụ từ tron n tín từ tiến i t Bản 2.4.1 : o s n trạn từ tiến An và p ụ từ tiến i t Bản 2.4.2 : o s n trạn từ tiến An và tín từ tiến i t Bản 2.4.3 : o s n trạn từ tiến An và trạn n tiến i t Biểu đồ 2.5.1a : Biểu đồ biểu diễn loại trạn từ tiến An xét về ấu tạo Biểu đồ 2.5.1b : Biểu đồ biểu diễn loại p ụ từ tiến i t xét về ấu tạo Bản 2.5.2a : Bản t n p số l t xuất i n loại trạn từ tron t p m H rry Pott r Biểu đồ 2.5.2b : Biểu đồ về m độ xuất i n ủ trạn từ tiến An từn v trí tron câu Biểu đồ 2.5.2c : Biểu đồ về m độ xuất i n ủ p ụ từ tiến i t từn v trí trong câu Bản 3.1.1.1 :Bản tóm tắt sự t y đ i từ loại k i d trạn từ t tiến An s n tiến i t Bản 3.1.1.2 : Bản tóm tắt sự t y đ i từ loại k i d trạn từ năn diễn tiến An s n tiến i t Bản 3.1.1.3 : Bản tóm tắt sự t y đ i từ loại k i d trạn từ đ điểm tiến An s n tiến i t Bản 3.1.1.4 : Bản tóm tắt sự t y đ i từ loại k i d trạn từ t ời i n tiến An s n tiến i t 11 Bản 3.1.1.5 : Bản tóm tắt sự t y đ i từ loại k i d trạn từ m độ tiến An s n tiến i t Bản 3.1.1. : Bản tóm tắt sự t y đ i từ loại k i d trạn từ tiến An s n tiến i t Bản 3.1.2.1 : Bản tóm tắt sự t y đ i v trí k i d trạn từ t tiến An s n tiến i t Bản 3.1.2.2 : Bản tóm tắt sự t y đ i v trí k i d trạn từ năn diễn tiến An s n tiến i t Bản 3.1.2.3 : Bản tóm tắt sự t y đ i v trí k i d trạn từ đ điểm tiến An s n tiến i t Bản 3.1.2.4 : Bản tóm tắt sự t y đ i v trí k i d trạn từ t ời i n tiến An s n tiến i t Bản 3.1.2 : Bản tóm tắt sự t y đ i ví trí ủ loại trạn từ k i đ d s n tiến vi t Bản 3.2.1.1 : Biểu đồ t ốn kê ý kiến về d trạn từ t ủ sinh viên Bản 4.1.2 : Bản đối iếu uyển d trạn từ tiến An s n tiến i t (qu n li u H rry Pott r) Bản 4.2.2.2.1.a : H n t so s n ơn và so s n n ất ủ một số trạn từ đặ bi t Bản 4.2.2.2.1.b : Bản tóm tắt n t so s n ủ trạn từ Bản 4.2.2.2.4 : Bản tóm tắt ấu trú đảo n với trạn từ 12 P ẦN MỞ ẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đ ch nghiên cứu 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, nhu cầu học ngoại ngữ của người Việt Nam ngày càng cao. Bên cạnh nhu cầu học các ngôn ngữ như tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Nhật… thì nhu cầu học tiếng Anh trong nước vẫn chiếm vị trí cao nhất. Nhiều người học tiếng Anh với nhiều mục đích khác nhau như là để xin việc trong các công ty nước ngoài với mức lương hấp dẫn, để đi du học ở các nước có nền học thuật hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Canada, New Zealand, để kinh doanh, buôn bán với các đối tác nước ngoài, để định cư ở các nước nói tiếng Anh…. Còn đối với học sinh, sinh viên thì tiếng Anh là một môn học ở trường phổ thông, được giảng dạy từ cấp một đến cấp ba. Dạy và học tiếng Anh hiện đang trở thành nhu cầu lớn. Trong hoàn cảnh đó chúng tôi thấy cần phải nghiên cứu so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ Anh – Viêt nhằm mục đích tìm ra những điểm giống và khác nhau, giúp những người Việt học tiếng Anh tốt hơn. Ngoài lý do khách quan bên trên chúng tôi còn có những lý do riêng để thực hiện đề tài này: Thứ nhất, tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ, là ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày, ngay từ khi còn bé, của tôi nói riêng và của người Việt Nam nói chung. Nhưng tiếng Việt chỉ được tôi hiểu như là một công cụ để giao tiếp, trao đổi cho đến khi học các lớp về ngữ âm, âm vị học tiếng Việt, ngữ pháp tiếng Việt, lô- gich tiếng Việt, dụng học Việt ngữ thì tôi mới hiểu hơn về các khía cạnh mới mẻ của nó. Và bản chất của một người với tình cảm dành cho đất nước, dành cho ngôn ngữ mẹ đẻ đã thôi thúc tôi nghiên cứu để có những hiểu biết hơn về tiếng Việt yêu mến của mình. Thứ hai, khi bắt đầu làm quen với bộ môn ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu, tôi cảm thấy thích thú khi bước chân vào địa hạt này. Khi so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ Anh – Việt tôi không những hiểu rõ hơn về tiếng Anh mà còn biết thêm nhiều điều mới, nhiều khía cạnh mới của tiếng Việt, một ngôn 13 ngữ mà tôi đã quá quen thuộc, sử dụng hàng ngày nhưng vẫn chưa hiểu thấu đáo về nó. Thứ ba, khi nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ tôi nhận thấy trong lịch sử ngôn ngữ học, từ loại đã được nghiên cứu từ thời Hi Lạp cổ đại. Từ loại là một phần quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, ngay cả trong tiếng Việt. Việc phân định từ loại cũng đã được tiến hành nhằm mục đích nhận thức bản chất, quy luật hoạt động của từ, giúp cho việc nắm bắt, nhận thức và truyền đạt ngôn ngữ tốt hơn. Việc phân định từ loại có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dạy và học ngôn ngữ. Người dạy khi truyền thụ ngôn ngữ trước hết cần phải nắm rõ về từ, vì từ là yếu tố cơ bản nhất, quan trọng nhất trong câu. Từ có thể tạo thành từ mới, tạo thành cụm từ, tạo thành câu dựa trên các quy luật. Đối với người học, để sử dụng ngôn ngữ một cách vững chắc, thì cần có những hiểu biết nhất định về hệ thống, quy tắc, hoạt động ngữ pháp của các từ loại, quy tắc về kết hợp từ và vị trí của từ loại trong câu. Khi nắm được quy tắc về dùng từ, tạo câu thì mới có thể nói và viết đúng. Khi nghiên cứu từ loại tôi nhận thấy d n từ, độn từ, tín từ thường được quan tâm nhiều vì ba từ loại này đóng vai trò đặc biệt, quan trọng trong câu. Chúng là những từ nòng cốt của câu. Chúng có vai trò truyền tải nội dung chính của một câu, một phát ngôn, hay một văn bản. Tuy nhiên cũng có từ loại khác tuy ít được quan tâm hơn, nhưng có ý nghĩa quan trọng không kém. Nó có chức năng giúp người đọc, người nghe xác định thời gian, mức độ, nơi chốn, cách thức của hành động, trạng thái của sự vật hiện tượng. Đó chính là trạn từ. Có nhiều sách ngữ pháp bản ngữ viết về trạng từ tiếng Anh. Tuy nhiên chưa có sách nào đi sâu phân tích đối chiếu trạng từ tiếng Anh với những từ loại tương đương với nó trong tiếng Việt. Chưa có sách nào nghiên cứu về cách dịch của từ loại này sang tiếng Việt. Đây là những mảng còn trống trong nghiên cứu đối chiếu giữa hai ngôn ngữ Anh – Việt. Trong khả năng của mình, tôi mong muốn thực hiện đề tài này để bù đắp những khoảng trống đó. 14 Thứ tư, từ kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của một giáo viên tiếng Anh đã thôi thúc tôi ý muốn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tiếng Anh: từ loại nói chung và trạng từ nói riêng, về sự chuyển dịch từ loại từ tiếng Anh sang tiếng Việt và cụ thể là trạng từ. Những hiểu biết về các khía cạnh này trong tiếng Anh sẽ giúp ích cho tôi trong việc soạn bài, thiết kế bài giảng về ngữ pháp tiếng Anh, và bài giảng về dịch thuật cho học sinh, sinh viên. Từ những lý do trên, chúng tôi thấy rất cần thiết đi sâu, tìm hiểu, so sánh đối chiếu trạng từ giữa hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, và nghiên cứu về việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài: K ảo u vi d trạn từ tiến An s n tiến i t (qu t p m H rry Pott r) . 1.2. Mục đ ch nghiên cứu Luận án được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu đối chiếu việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt, góp phần hỗ trợ, cung cấp những kiến thức, những cách dịch từ loại này cho người dạy, người học và người dịch thuật. Người dạy và người học có thể ghi nhớ, sử dụng cách dịch này để nâng cao khả năng nghe, nói, viết, đọc hiểu tiếng Anh, ứng dụng những kiến thức về từ loại này trong công việc và trong học thuật. Và người dịch với những kiến thức về việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt sẽ có những bản dịch đúng và hay hơn. Việc nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào những vấn đề sau: n ất là nghiên cứu các bình diện của trạng từ tiếng Anh như là vị trí, cấu tạo, chức năng. i là so sánh trạng từ tiếng Anh và những yếu tố tương đương trong tiếng Việt trên các mặt: hình thái, chức năng, vị trí. b là khảo sát cách chuyển dịch của từng loại trạng từ trong tác phẩm Harry Potter để thấy những thay đổi khi dịch trạng từ như là: thay đổi từ loại, thay đổi vị trí, thay đổi cấu trúc. t là so sánh các cách chuyển dịch trạng từ cách thức trong tác phẩm Harry Potter với các cách chuyển dịch của sinh viên. 15 năm là ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào dịch thuật s u là đề xuất ý kiến về giảng dạy trạng từ tiếng Anh. Chúng tôi hi vọng công trình này sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu chung cả hai ngôn ngữ trên bình diện giảng dạy và dịch thuật. 2. Lịch sử vấn đề Qua khảo sát tình hình nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng đã có rất nhiều sách, nhiều công trình và nhiều tác giả viết về vấn đề trạng từ tiếng Anh, vấn đề nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ Anh – Việt và vấn đề dịch thuật được thể hiện ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. n ất, đối với vấn đề nghiên cứu trạng từ tiếng Anh thì đã có nhiều tác giả, nhiều công trình, bài viết. Đặc biệt những vấn đề về chức năng, vị trí, cấu tạo và các loại trạng từ tiếng Anh thì có rất nhiều công trình bàn đến như là: A tud nt’s Gr mm r of t En lis L n u (N p p tiến An ủ sinh viên) của Sidney Greenbaum & Randolph Quirk (2006) NXB Longman. Công trình này được tác giả chú trọng nhiều về chức năng của trạng từ. Trong sách này chức năng của trạng từ được làm rõ và có những ví dụ cụ thể minh họa. Nghiên cứu về vấn đề này còn có những công trình khác được thể hiện rõ trong những sách ngữ pháp như là: English Grammar in Use (N p p tiến An t ự àn ) của Raymond Murphy (2004) NXB Cambridge University Press. Quyển sách này chú trọng về việc sử dụng trạng từ, dùng trạng từ trong câu như thế nào cho đúng ngữ pháp, cho phù hợp với mục đích nói và ứng dụng những câu có nghĩa và đúng ngữ pháp vào trong từng ngữ cảnh cụ thể. Với cùng mục đích như trên thì có các sách Practical English Usage (Luy n tập sử dụn tiến An ) của Michael Swan (2005) NXB Oxford University Press; The Essential English Grammar (N p p tiến An t iết yếu), của Alexander (1993), NXB Longman; Longman Grammar of Spoken and Written English (N p p Lon m n về tiến An tron văn nói và văn viết), của Biber 16 (1999), Longman; Current English Grammar (N p p tiến An i n àn ), của Chalker, S. (1992), Macmillan Publisher Limited. Những nghiên cứu sâu hơn về ngôn ngữ tiếng Anh, về cách sử dụng tiếng Anh theo chức năng, theo mục đích giao tiếp thì có các sách: Language Grammar nd Communi tion (N p p và i o tiếp n n n ), của Delahurty (1994), McGraw Hill, INC. A Univ rsity Cours in En lis Gr mm r (Bài iản Đại về n p p tiến An ), của Downing (1995), Phoenix ELT. Advanced English Pr ti (luy n tập tiến An n n o), Third edition, của Graver (1991), Oxford University Press; Fun tion l En lis Gr mm r (N p p tiến An t o năn ), của Lock (1996), Cambridge University Press; A University Grammar of En lis (N p p tiến An bậ Đại ), ủ Randolph (1993) Longman Group: Essex, England. i, về vấn đề nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ nói chung và hai ngôn ngữ Anh – Việt nói riêng thì có các tác giả, các sách, bài viết như sau: Sách về nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ thì có ―Bàn về k ả năn so s n n n n của Solnsev, (Bùi Khánh Thế dịch từ tiếng Nga, 1981), và Ngôn n xuyên qu nền văn ó , của Lado, R. (Hoàng Văn Vân dịch (2003)). Những công trình này là nền tảng lý thuyết cho việc so sánh đối chiếu các ngôn ngữ. Lê Quang Thiêm (2004) có công trình N iên u đối chiếu các ngôn ng , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đó có chương Đối chiếu khuôn hình câu tiếng Vi t và thành phần câu Vi t An và Đối chiếu câu nghi vấn và câu phủ đ nh Vi t – An . Hai phần này chuyên về so sánh, đối chiếu điểm tương đồng và khác biệt giữa câu tiếng Anh và câu tiếng Việt. Vũ Ngọc Tú (1996) cũng có công trình ―Nghiên c u đối chiếu trật tự từ Anh-Vi t trên một số cấu trú ơ bản‖. Phạm Thị Tuyết Hương (2002) có công trình nghiên cứu ―Trật tự từ trong cấu trú động ng tiếng Anh và tiếng Vi t . Trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra một số điểm tương đồng và khác biệt giữa trật tự từ trong cấu trúc động ngữ của tiếng Anh và tiếng Việt. Các công trình này đã so 17 sánh đối chiếu những điểm khác biệt giữa hai ngôn ngữ Việt – Anh trên khía cạnh cấu trúc. Th ba, về vấn đề trạng từ và trạng ngữ thì có Võ Huỳnh Mai (1971-1973) với các bài viết: Vấn đề trạng ng trong tiếng Vi t, ―Ngôn Ngữ‖ (HN), s3; Bàn thêm về phạm vi của trạng ng trong tiếng Vi t. TC Ngôn Ngữ, s2/1973. Liên quan đến đối chiếu chuyển dịch có luận án của Hà Thành Chung (2007) “Cú phân từ đ nh ng và trạng ng trong tiếng Anh và các biểu th t ơn đ ơn trong tiếng Vi t” được bảo vệ tại Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội. Đây là đề tài nghiên cứu về định ngữ và trạng ngữ tiếng Anh và tìm ra những biểu thức tương đương với tiếng Việt về mặt lý thuyết. Th t , về vấn đề dịch thuật thì có rất nhiều tác giả trong nước và ngoài nước, nhiều quyển sách, bài viết học thuật bàn về vấn đề này. Những nghiên cứu về dịch thuật của tác giả nước ngoài chẳng hạn như Nhập môn nghiên c u d ch thuật: Lý thuyết và ng dụng, của Jeremy Munday (Trịnh Lữ dịch) (2009) NXB Tri Thức. Đây là một tài liệu giáo khoa cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về những đóng góp chủ chốt trong lĩnh vực nghiên cứu dịch thuật. Quyển sách liệt kê các khái niệm về dịch thuật và giới thiệu một số lý thuyết. Ngoài ra còn có các văn bản minh họa kèm theo bản dịch. Trong mỗi chương sách tác giả bàn về một lý thuyết dịch và áp dụng ngay vào các văn bản cụ thể để thử thách giá trị và tác dụng của lý thuyết ấy. Về vấn đề nghiên cứu dịch thuật thì ngoài công trình nêu trên còn có các công trình của Catford (1965), A Linguistic Theory of Translation (Lý t uyết n n n d t uật) nhà xuất bản Oxford University, Oxford. Hay Gentzler (1993) cũng có công trình Cont mpor ry r nsl tion ori s (N n lý t uyết d t uật đ ơn đại) nhà xuất bản Roudledge, London & New York. Tác giả Hatim và Mason (1990) cũng viết sách Discourse and the Translator (Diễn ngôn và d iả) nhà xuất bản Longman, UK, Jakobson (1959) cũng có bài viết On Linguistic Aspects of Translation (N n k í ạn n n n ủ d t uật), trên tạp chí The Translation Studies Reader, L. Venuti (ed.), 18 Roudledge, London & New York, 1998. Học giả Newmark cũng giới thiệu sách A xtbook of r nsl tion ( về d t uật), nhà xuất bản Prentice Hall, London 1988. Đối với vấn đề nghiên cứu dịch thuật trong nước thì nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo cũng đã có bài viết uy n ĩ về d t uật (được đăng trên Vietbao.vn 18/01/2006). Bài viết bàn về các phương pháp dịch và đưa ra quan điểm dịch thuật của tác giả. Theo tác giả, người dịch phải lấy các tiêu chuẩn ―tín‖, ―đạt‖, ―nhã‖ làm căn cứ và khi dịch phải trung thành cả về nội dung và hình thức. Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Hồng Cổn đã có rất nhiều bài viết về vấn đề dịch thuật trên các mặt: lược sử dịch thuật, phương pháp thủ thuật dịch và vấn đề tương đương trong dịch thuật. Cụ thể là bài viết ― ề vấn đề t ơn đ ơn tron d t uật , đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, số 11/2001, D t uật: Bản ất và một số m n lí t uyết trong: Việt ngữ học dưới ánh sáng các lí thuyết hiện đại, Nxb KHXH, 2005. C p ơn p p và t ủ p p d t uật trong: Những vấn đề ngôn ngữ học, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2006. ―L sử n iên u d t uật trong tạp chí Ngôn ngữ số 11, 2006 và bài viết L sử về d t uật trong tạp chí Ngôn ngữ số 8, 2006. Nói tóm lại, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu lịch sử dịch thuật và đưa ra nhiều lý thuyết dịch làm căn cứ, cơ sở chung cho vấn đề dịch thuật cho các ngôn ngữ. Về vấn đề nghiên cứu việc dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì phải kể đến quyển sách: ―D ch thuật: Từ lý thuyết đến thự àn , của Nguyễn Thượng Hùng, (2005), NXB Văn Hóa Sài Gòn. Quyển sách này không chỉ đề cập đến lý thuyết dịch thuật, các hình thái dịch thuật, các dạng ngôn ngữ và chuyển đổi trong dịch thuật, mà còn đề cập đến các bước thực hiện trong quá trình dịch. Một quyển sách khác về dịch thuật đó là ―H ớng dẫn kỹ thuật d ch Anh-Vi t , Nguyễn Quốc Hùng (2005) Nxb KHXH cũng đề cập đến cách dịch và kỹ thuật dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Tuy nhiên những công trình 19 này chỉ đề cập một cách chung nhất về vấn đề dịch thuật từ Anh sang Việt, về kỹ thuật dịch nói chung chứ không đi sâu vào việc dịch một từ loại cụ thể. năm, về việc nghiên cứu chuyển dịch một từ loại cụ thể thì có thể kể đến luận văn ―K ảo s t t uật n kin tế tron văn ki n Đại ội Đản C N và vi d t ơn n s n tiến An của tác giả Nguyễn Ngọc Toàn (2010). Luận văn chỉ đề cập đến việc dịch của một thuật ngữ chứ không phải một từ loại Ngoài ra nó chỉ đề cập đến việc dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh chứ không phải từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Nhìn chung, những nghiên cứu, những bài viết về từ loại trạng từ tiếng Anh thì rất nhiều nhưng việc nghiên cứu sự chuyển dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì chưa có công trình nghiên cứu cụ thể. Nếu có chỉ là những công trình lẻ tẻ về một khía cạnh của trạng từ chứ không tập trung đi sâu phân tích những vấn đề liên quan đến trạng từ như là vị trí, cấu tạo, chức năng, phân loại và cách chuyển dịch trạng từ sang tiếng Việt. Việc khảo cứu, miêu tả trạng từ tiếng Anh chưa có nhiều, trong lúc đó lỗi học tiếng Anh liên quan đến trạng từ, đến chuyển dịch khá phổ biến và tâm lý ngại, sợ trạng từ thường gặp trong người học nói chung và trong sinh viên nói riêng. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài K ảo u vi d trạn từ tiến An s n tiến i t (qu t p m H rry Pott r) với mong muốn bù đắp những mảng còn trống về trạng từ trong phạm vi có thể của mình và mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu chung của hai thứ tiếng: tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ được sử dụng hàng ngày của chúng tôi) và tiếng Anh (công cụ ngôn ngữ giao tiếp quốc tế). 3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. ối tƣợng nghiên cứu Có thể nói tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ không giống với loại hình ngôn ngữ tiếng Việt. Cho nên vấn đề chuyển di ngôn ngữ (language transfer) là điều khó tránh khỏi và tất yếu. Sự chuyển di ngôn ngữ diễn ra ở nhiều bình diện như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Đây là vấn đề hiện nay đang được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm công tác giảng dạy ngoại ngữ. 20 Tuy nhiên theo như tên gọi của đề tài luận án, chúng tôi sẽ không đi sâu nghiên cứu hết tất vả mọi vấn đề mà chỉ tập trung nghiên cứu một từ loại: trạn từ. Đối tượng nghiên cứu của luận án là những trạng từ trong tiếng Anh và việc dịch trạng từ tiếng Anh sang những yếu tố tương đương trong tiếng Việt (được khảo sát chủ yếu qua tác phẩm H rry Pott r ). Như thế cũng có thể thấy rằng những yếu tố như là những cụm trạng từ hoặc những mệnh đề trạng từ thì không được nghiên cứu trong luận án. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong luận án chúng tôi không thể bao quát mọi vấn đề về trạng từ. Chúng tôi không tìm hiểu trạng từ trên tất cả các bình diện ngôn ngữ mà chỉ tập trung nghiên cứu các trạng từ tiếng Anh về vị trí, cấu tạo, chức năng. Sau đó chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát việc dịch trạng từ cách thức tiếng Anh sang tiếng Việt (được khảo sát chủ yếu qua tác phẩm Harry Potter). Ở phần này chúng tôi đặc biệt đi sâu tìm hiểu, khảo sát về những thay đổi của loại trạng từ này khi dịch sang tiếng Việt như: thay đổi từ loại, thay đổi vị trí. Lý do của việc giới hạn khảo cứu trạng từ cách thức tiếng Anh là vì trạng từ cách thức tiếng Anh chiếm số lượng khá lớn (theo như khảo sát ban đầu là có hơn 80% trạng từ là trạng từ cách thức) và hầu hết loại trạng từ này được nhận diện dễ dàng nhờ hậu tố -ly. Ngoài ra các đặc điểm về cấu tạo, vị trí, chức năng của trạng từ cách thức là đặc trưng của từ loại trạng từ. Việc nghiên cứu sự chuyển dịch của trạng từ sẽ được tiến hành trên văn bản tiếng Anh hiện đại, cụ thể là văn bản tiếng Anh của bộ sách Harry Potter của nhà văn Anh J.K. Rowling và bản dịch tiếng Việt của nhà văn Lý Lan. Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát trên 6 tập đầu tiên của bộ sách gồm 7 tập này (vì khi tiến hành khảo sát đầu năm 2007 thì chỉ có 6 tập đầu tiên được xuất bản). Chúng tôi cũng sẽ so sánh cách dịch trạng từ cách thức của sinh viên và của giáo viên với cách dịch trạng từ cách thức trong tác phẩm Harry Potter để thấy điểm giống và điểm khác nhau từ đó đề ra các cách chuyển dịch hợp lý cho loại trạng từ này. 21 Ngoài vấn đề nghiên cứu về sự chuyển dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt, luận án cũng nghiên cứu những lỗi sai trạng từ mà sinh viên hay mắc phải, tìm ra nguyên nhân gây ra lỗi và đề xuất ý kiến về việc giảng dạy trạng từ tiếng Anh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành các phương pháp nghiên cứu sau: P ơn p p so s n đối iếu sẽ được sử dụng chính trong toàn bộ luận án, giữ vai trò chủ đạo và thường trực vì mục đích của đề tài là so sánh việc dịch trạng từ trong hai loại văn bản tiếng Anh và tiếng Việt. Phương pháp này sẽ tập trung vào chương 2 của luận án bao gồm hai bước: bước thứ nhất là bước miêu tả và bước thứ hai là bước so sánh đối chiếu. Bước miêu tả được sử dụng để miêu tả từ loại trạng từ tiếng Anh và bước so sánh để chỉ ra sự giống và khác nhau của từ loại trạng từ với những đơn vị khác trong tiếng Anh và những yếu tố tương đương với nó trong tiếng Việt. P ơn p p k ảo s t - t ốn kê được sử dụng để liệt kê, khảo sát, thống kê các trạng từ tiếng Anh và phụ từ tiếng Việt trong từ điển và trong tác phẩm được chọn. Từ kết quả thống kê thực tế, chúng tôi sẽ kiểm nghiệm lại giả thuyết đã nêu để điều chỉnh hoặc bổ sung. Chúng tôi sử dụng phần mềm được viết riêng cho luận án của tiến sỹ Đinh Điền (tiến sỹ tin học, giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh) để tổng hợp. Phần mềm này được dùng để liệt kê và tổng hợp những trạng từ có cùng hậu tố trong Bản t ốn kê trạn từ tiến An và tiến i t (bảng này trong phần Phụ lục) và một phần mềm khác được viết riêng cho luận án (cũng do tiến sỹ Đinh Điền viết) để tổng hợp, liệt kê những trạng từ xuất hiện trong tác phẩm Harry Potter nguyên bản tiếng Anh, và phụ từ xuất hiện trong bản dịch tiếng Việt. Kế tiếp, chúng tôi khảo sát về vị trí của trạng từ và phụ từ trong câu. Từ đó chúng tôi có thể đưa ra nhận xét về vị trí thường xuất hiện nhất của trạng từ và so sánh vị trí của trạng từ và vị trí của phụ từ trong câu. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phần 22 mềm thống kê SPSS (Statistic Package for Social Science) để thống kê ý kiến khảo sát. Đây là phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và xử lý thống kê chuyên nghiệp, linh họat, đa năng và rất mạnh so với các phần mềm có chức năng thống kê khác. Nó được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu, xử lý, phân tích dữ liệu thống kê, đặc biệt đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn. P ơn p p miêu tả được sử dụng để xác định vị trí của trạng từ trong câu tiếng Anh từ đó sẽ so sánh đối chiếu với những yếu tố tương đương với nó trong tiếng Việt. Ngoài các phương pháp nêu trên luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như là: phương pháp lập biểu đồ, phương pháp mô hình hóa, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. Các phương pháp này giúp cho việc minh họa những luận điểm trong luận án rõ ràng và cụ thể hơn. 4.2. Nguồn tƣ liệu Để thực hiện những yêu cầu đặt ra của luận án là khảo sát cấu tạo trạng từ tiếng Anh và phụ từ tiếng Việt thì không thể không sử dụng những quyển từ điển có uy tín, có chất lượng, được đông đảo người học và người nghiên cứu biết đến. Về tiếng Anh thì có từ điển Oxford Adv n d L rn r’s Dictionary của Hornby, A. S. (1992) Nxb Oxford University Press và tiếng Việt là Từ điển tiếng Vi t, của Hoàng Phê (chủ biên), (2001), NXB GD. Để thấy rõ sự thay đổi của trạng từ tiếng Anh (về vị trí, cấu tạo, chức năng) khi dịch sang tiếng Việt, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, so sánh trên ngữ liệu song ngữ Anh-Việt của tác phẩm khá nổi tiếng hiện nay là ―Harry Potter‖ của nhà văn J.K. Rowling và bản dịch tiếng Việt của nhà văn Lý Lan. Trước hết, chúng tôi sẽ khảo sát trên cứ liệu tiếng Anh của nhà văn bản ngữ. Cứ liệu này bao gồm 6 tập do nhà xuất bản Bloomsbury ấn hành (năm 2007): tập 1 ―Harry Potter and the Sorcerer's Stone‖ gồm 309 trang, tập 2 H rry Potter and the Chamb r of r ts gồm 352 trang, tập 3 H rry Pott r nd t Prison r of Azk b n gồm 448 trang, tập 4 H rry Pott r nd t Gobl t 23 of Fir bao gồm 752 trang, tập 5 H rry Pott r nd t Ord r of t P onix gồm 870 trang và tập 6 Harry Potter and The H lf Blood Prin gồm 672 trang. Tổng cộng 6 tập sách này có 3403 trang, với hơn 1.000.000 từ tiếng Anh. Kế tiếp, việc khảo sát sẽ tiến hành trên bản dịch tiếng Việt của nhà văn Lý Lan1. Việc khảo sát được tiến hành với 6 tập đầu tiên của bộ truyện được dịch sang tiếng Việt do Nhà xuất bản Trẻ phát hành: tập 1 H rry Pott r và Hòn Đ P ù ủy gồm 341 trang, tập 2 H rry Pott r và P òn C Bí Mật gồm 404 trang, tập 3 H rry Pott r và ên ù N n N ụ Azk b n gồm 513 trang, tập 4 H rry Pott r và C iế Cố Lử gồm 849 trang, tập 5 H rry Pott r và ội P n Hoàn gồm 1137 trang, tập 6 Harry Potter và Hoàn tử l i gồm 679 trang. Tổng cộng 6 tập sách này có 4.123 trang, với hơn 1.100.000 từ tiếng Việt. Chúng tôi chọn tác phẩm này để khảo sát vì nguyên bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt là của những cây bút được đông đảo người đọc biết đến, mang phong cách đại chúng, và phản ánh trạng thái ngôn ngữ đương đại. Ngoài ra số lượng trang sách và số lượng từ trong nguyên bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt khá lớn (hơn 4.000 trang với hơn 1.000.000 từ), có tác dụng tạo nên tính thuyết phục cho các luận điểm mà chúng tôi nêu lên trong công trình nghiên cứu. Trên hai cứ liệu này chúng tôi sẽ khảo sát việc dịch từ Anh sang Việt của các loại trạng từ. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án 1 Lý Lan là nhà văn khá nổi tiếng của Việt Nam với nhiều tác phẩm văn chương được đông đảo bạn đọc ủng hộ như Đất K (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1995), N ời đàn bà kể uy n (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2006). Không những thế bà còn là một dịch giả nổi tiếng với những bản dịch ơ G ry nyd r, ơ William Butler Yeats và truy n H rry Pott r. Khi dịch truyện Harry Potter sang tiếng Việt, bằng ngôn từ phong phú của mình, Lý Lan đã khiến cho Harry Potter để lại dấu ấn đậm nét trong người đọc Việt Nam. Việc dịch truyện Harry Potter không đơn giản, bởi vì câu chuyện chứa đựng nhiều từ tiếng Anh rất khó xác định nghĩa nhưng nhà văn Lý Lan đã dịch một cách khá chính xác và nhanh chóng tìm ra nghĩa tiếng Việt phù hợp cho những từ tiếng Anh đó. Bản dịch Harry Potter tiếng Việt có chất lượng và được đông đảo người đọc Việt Nam ủng hộ. 24 Việc khảo cứu sự chuyển dịch trạng từ trong văn bản tiếng Anh sang văn bản tiếng Việt có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn như sau: 5.1. Về mặt lý luận n ất, việc so sánh trạng từ tiếng Anh với những yếu tố tương đương với nó trong tiếng Việt sẽ cung cấp thêm những hiểu biết về vị trí, cấu tạo, chức năng của trạng từ tiếng Anh và các yếu tố tương đương trong tiếng Việt góp phần nâng cao sự hiểu biết trên cả hai ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Việt. Th i, khảo cứu việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt sẽ định ra các phương thức dịch trạng từ tiếng Anh hợp lý, hiệu quả nhằm có những bản dịch chính xác, góp phần xây dựng nền tảng của lý thuyết dịch, nâng cao hiệu quả trong công tác dịch thuật, giúp người dịch chọn cách truyền tải hiệu quả nhất để diễn đạt. b , đề tài nghiên cứu góp phần khẳng định sự hiện hữu của tiếng mẹ đẻ (mà cụ thể ở đây là tiếng Việt) trong quá trình dạy và học ngoại ngữ nói chung. Do vậy người học Việt Nam hiển nhiên có dùng tiếng mẹ đẻ của mình để lĩnh hội tiếp thu một ngôn ngữ khác và tất yếu có sự chuyển dịch tiêu cực khi gặp những kiến thức tương tự hay gần giống với tiếng Việt mà cụ thể ở đây là những lỗi sai khi dùng trạng từ, khi dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt của sinh viên. 5.2. Về mặt thực tiễn Đề tài nghiên cứu này trước hết rất thiết thực với chúng tôi, những người đang trực tiếp giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên tại các trường Đại học, Cao đẳng. Kết quả nghiên cứu của luận án giúp ích cho tôi rất nhiều trong việc biên soạn giáo trình, xác định phương pháp dạy học, thiết kế bài giảng để dạy tiếng Anh cho sinh viên. Với những kiến thức về cấu tạo, vị trí, chức năng của trạng từ tiếng Anh và các yếu tố tương đương trong tiếng Việt thì người học có thể hiểu những bài đọc tốt hơn và sử dụng trạng từ tốt hơn khi viết. Ngoài ra, có thể ứng dụng kết quả này trong việc dạy dịch (translation). Hơn thế nữa, những kết quả trong nghiên cứu có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. 25 Kế tiếp, kết quả nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu về ngôn ngữ và những nhà nghiên cứu về dịch thuật trên các bình diện về cấu tạo, vị trí, chức năng, cách dịch của trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Nghiên cứu này của chúng tôi sẽ giúp họ có thêm một tư liệu nữa để bổ sung vào vấn đề nghiên cứu của mình. Cuối cùng, kiến thức về những điểm tương đồng và dị biệt giữa trạng từ tiếng Anh và những đơn vị tương đương trong tiếng Việt trong nghiên cứu này sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong công tác dịch thuật, giúp người dịch chọn lựa từ chính xác để diễn đạt, truyền tải hiệu quả nhất ý của người viết, của tác giả. 6. ết cấu của luận án Ngoài P ần m đầu và Kết luận, luận án bao gồm 4 chương với nội dung được tóm tắt như sau: Chương 1 của luận án đề cập đến những vấn đề lý thuyết của từ loại, về cách phân định từ loại nói chung và phân định từ loại cụ thể trong tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng. Ngoài ra chương này cũng đề cập những vấn đề về lý thuyết dịch và về tương đương trong dịch thuật Chương 2 của luận án đi sâu nghiên cứu chi tiết trạng từ tiếng Anh ở các khía cạnh: vị trí, cấu tạo, chức năng. Bên cạnh đó có đối chiếu với những đơn vị tương đương trong tiếng Việt để tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt của các cặp so sánh. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tiến hành khảo sát số lượng trạng từ tiếng Anh và phụ từ tiếng Việt để thấy rõ có sự thay đổi trong việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Chương 3 là phần khảo sát các cách dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Việc khảo sát được thực hiện trên ngữ liệu thuần nhất của tác phẩm Harry Potter (gồm 6 tập đầu của bản gốc và bản dịch). Trong phần này sẽ khảo sát những thay đổi trong chuyển dịch các loại trạng từ như là thay đổi từ loại, thay đổi vị trí. Ngoài ra ở chương này chúng tôi có khảo sát cách dịch trạng từ cách thức của học sinh và so sánh cách dịch của họ với cách dịch trong tác phẩm Harry Potter (bản dịch tiếng Việt). 26 Chương 4 của luận án phân tích các khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu của luận án vào việc công tác dịch thuật và đề xuất ý kiến về giảng dạy trạng từ tiếng Anh. Phần cuối của luận án là danh sách tài liệu tham khảo và các phụ lục. 27 ƢƠN 1 M T SỐ VẤN Ề LÝ T UYẾT 1.1. ại cƣơng về từ loại và sự phân định từ loại Việc nghiên cứu ngôn ngữ đã có từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên qua sự mô tả của Panini về một ngôn ngữ tế lễ trong quyển sách ngữ pháp Sanskrit. Và cũng vào đầu thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên người Hy Lạp và Trung Quốc cổ đại đã phát triển ngữ pháp của họ. Trong thời Trung cổ, ngữ pháp Ả Rập và ngữ pháp Hebrew cũng phát triển. Như vậy có thể thấy rằng nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ xuất hiện gần đây mà ngay từ trước Công nguyên con người đã có ý thức tìm hiểu về công cụ giao tiếp này. Khi tìm hiểu về ngôn ngữ thì người ta nhận thấy rằng trong mỗi ngôn ngữ có nhiều từ nhưng không phải tất cả các từ đều đảm nhận cùng một chức vụ mà có những từ diễn tả hành động, có những từ diễn tả sự vật, những từ khác thì nối kết từ này với từ kia... . Tất cả những từ này tạo nên ngôi nhà của một ngôn ngữ. Mỗi phần của ngôi nhà có vai trò và nhiệm vụ riêng của nó. Việc thành lập một câu cũng giống như việc xây nhà. Chúng ta dùng nhiều từ loại. Mỗi một từ loại có một nhiệm vụ riêng, một chức năng riêng. Việc nhận diện từ loại là rất quan trọng. Nó giúp chúng ta phân tích được câu và hiểu nghĩa các câu hơn. Ngoài ra nó còn giúp chúng ta xây dựng những câu đúng và hay. Để miêu tả bất kỳ ngôn ngữ nào thì không thể thiếu phạm trù thiết yếu đó là phạm trù từ loại. Trong các ngôn ngữ, từ loại được phân định nhằm mục đích phát hiện bản chất ngữ pháp, các quy tắc hoạt động ngữ pháp và sự hành chức của các lớp từ loại khi thực hiện các chức năng cơ bản của ngôn ngữ. Trong ngữ pháp, từ loại (part of speech hay word class) được xác định là vai trò của một từ (thỉnh thoảng là một cụm từ) thực hiện trong một câu. Trong ngữ pháp tạo sinh chuyển đổi (transformational-generative grammar) thì từ loại được xem như là các từ loại từ vựng - ngữ nghĩa (lexical categories). Việc phân định từ loại đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử ngôn ngữ học. Trong tác phẩm Nirukta, được viết vào thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6 trước Công nguyên, nhà ngữ pháp học tiếng Sanskrit là Yaska đã xác định 4 từ loại chính đó là: 1. nām 28 (danh từ ), 2. āk yāt (động từ), 3. upasarga (tiền tố trước động từ, tiền tố) 4. nipāt (tiểu từ, mạo từ, giới từ). Khoảng hai thế kỷ sau thì Plato một học giả người Hy Lạp đã viết trong sách Cratylus là: ―Tôi nghĩ các câu là sự kết hợp của những động từ [r ēm ] và những danh từ [ónoma]". Sau đó thì học giả Aristotle đã thêm vào từ loại ―liên từ‖ (conjunctions). Từ loại mà Aristotle gọi là liên từ thì bao gồm cả liên từ (conjunctions), đại từ (pronouns) và mạo từ (article). Vào cuối thế kỷ thứ hai trước Công nguyên thì người ta thấy trong tác phẩm ék nē r mm tiké (theo tiếng Hy Lạp thì gramma có nghĩa là từ, và tựa đề này có nghĩa là ―n t uật ủ từ" ) của Dionysius Thrax thì sự phân định từ loại đó đã mở rộng ra thành 8 loại như sau: n ất là d n từ (noun): là một từ loại được biến cách theo từng hoàn cảnh, tình huống. i là độn từ (verb): là một từ loại không có biến cách theo hoàn cảnh tình huống, nhưng có biến cách theo thì, theo ngôi, theo số. Nó thể hiện một hành động, một quá trình được thực hiện hoặc đang diễn ra. b là p n từ (participle): là một từ loại có các đặc điểm của danh từ và động từ. t là mạo từ (article): là từ loại biến cách theo hoàn cảnh và được đặt trước hoặc đặt sau những danh từ (đại từ quan hệ được xác định nghĩa bởi những mạo từ đứng sau). năm là đại từ (pronoun): là từ loại thay thế cho một danh từ chỉ sự vật hoặc thay thế danh từ chỉ người. s u là giới từ (preposition) là từ loại được đặt trước từ khác trong kết cấu và trong cú pháp. bảy là trạn từ (adverb) là từ loại không có biến cách, dùng để bổ nghĩa cho động từ. t m là kết từ (conjunction) là từ loại kết nối bài viết và lấp đầy khoảng trống trong cách hiểu. Nhà ngữ pháp học tiếng Latin là Priscian đã bổ sung vào hệ thống 8 từ loại trên. Ông đã thay thế từ loại mạo từ (article) bằng t n từ (interjection). Và mãi đến năm 1767 thì tín từ mới được tách ra thành một từ loại. 29 Như vậy từ loại là vấn đề được các nhà ngôn ngữ học ở những thời gian khác nhau, ở những nơi khác nhau đều quan tâm đến. Có thể khẳng định, từ loại đóng một vai trò rất quan trọng trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, ở bất kỳ thời đại nào. Trong mỗi thời kỳ, mỗi một ngôn ngữ có cách phân định từ loại khác nhau. Sự khác nhau này là do quan điểm chọn lựa các tiêu chí phân loại. Trong thời cổ đại, sự phân định từ loại dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa. Ví dụ người phân định thời đó cho rằng danh từ là từ loại được dùng để gọi tên sự vật hiện tượng như tên người, đồ vật, các hiện tượng… .Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng tiêu chí này để phân định từ loại thì vẫn chưa đủ. Những câu hỏi luôn đặt ra là tại sao có những từ loại này vẫn được dùng như từ loại khác. Đến thế kỷ 20, tư tưởng về cấu trúc ngôn ngữ hay chủ nghĩa cấu trúc của Ferdinand de Saussure, một giáo sư ngôn ngữ học người Thụy Sĩ, đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong nghiên cứu ngôn ngữ. Trường phái này nhấn mạnh đến tiêu chí hình thái học. Theo họ, khi muốn xác định một từ thuộc loại nào thì phải dựa vào các từ xung quanh nó, dựa vào mối quan hệ của nó với các từ xung quanh. Nói cách khác là dựa trên sự phân bố và khả năng kết hợp của từ đó trong câu thì sẽ xác định được từ loại của một từ. Nghĩa là khi phân tích từ loại của một từ thì không chỉ dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa mà phải kết hợp tiêu chí ngữ nghĩa này với cú pháp. Về sau có quan niệm cho rằng để phân định từ loại thì dựa vào phạm trù nghĩa của từ, tức là xem từ loại thuộc phạm trù từ vựng ngữ nghĩa. Một quan niệm khác cho rằng từ loại là một phạm trù ngữ pháp và nó được xác định bằng tổng thể các thuộc tính hình thái và cú pháp. Nhưng quan niệm phổ biến về từ loại trong ngôn ngữ hiện nay đó là từ loại là một phạm trù từ vựng ngữ pháp, nghĩa là các từ loại trong một ngôn ngữ được phân biệt với nhau bằng những đặc trưng về ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp. Từ loại không chỉ thể hiện mối quan hệ giữa các từ mà còn là mối quan hệ giữa người và thực tế khách quan. Như vậy có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề từ loại. Cơ sở để phân định từ loại thì rất đa dạng phong phú. Việc phân loại nó có thể dựa trên những đặc điểm riêng lẻ hoặc dựa trên việc tổng hợp các đặc điểm của chúng nhưng không có đặc điểm nào được xem là chủ đạo cho việc phân định từ loại. Chúng ta biết rằng các ngôn ngữ khác nhau thì có những cách phân định từ loại khác nhau. 30 Sự phân định đó có thể dựa trên một vài đặc điểm mà ngôn ngữ đó có. Chẳng hạn như tiếng Nhật có ít nhất là ba loại tính từ trong khi đó tiếng Anh chỉ có một; tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật có các từ đo lường (measure words) trong khi các ngôn ngữ Châu Âu không có những từ tương tự như vậy; nhiều ngôn ngữ không có sự phân biệt giữa tính từ và trạng từ, tính từ và danh từ… cho nên nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng các tiêu chí chính thức để phân biệt từ loại phải được làm theo khung riêng của mỗi một ngôn ngữ hay khung riêng của mỗi một gia đình ngôn ngữ và không nên dùng khung đó cho ngôn ngữ khác hay cho những gia đình ngôn ngữ khác. Kể từ khi những nhà ngữ pháp người Hy Lạp (thế kỷ thứ 2 trước công nguyên) phân định từ loại, thì cho đến nay từ loại đã được xác định bởi ba tiêu chí: ngữ nghĩa (semantic), hình thái (morphological) và cú pháp (syntactic). Đối với tiêu chí ng n ĩ , trên thực tế mỗi khi cần dẫn ra một định nghĩa cho từ loại người ta bắt đầu từ nghĩa của chúng. Chẳng hạn trong các sách định nghĩa danh từ là từ loại chỉ sự vật hiện tượng, động từ là từ chỉ hành động, tính từ là từ chỉ trạng thái, tính chất. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Định nghĩa này là đặc trưng cơ bản nhất nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất để quyết định bản chất của từ loại. Trong nhiều ngôn ngữ, nhiều danh từ không hề chỉ sự vật nhưng lại có đủ các đặc điểm ngữ pháp của danh từ. Ví dụ như trong tiếng Anh có các danh từ: happiness (niềm hạnh phúc), feeling (cảm giác), freedom (sự tự do), success (sự thành công)… hay trong tiếng Việt có các danh từ: vi c mua bán, sự nghi p cách mạng, sự thắng l i,… . Do tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập không có sự biến hình từ nên không có dạng thức để nhận diện từ loại riêng. Việc nhận diện từ loại thường được nhận ra bằng con đường cú pháp, nghĩa là để phân định bản chất của từ loại thì cần phải dựa trên những đặc điểm ngữ pháp chứ không chỉ dựa vào ý nghĩa của từ. Đối với tiêu chí hình thái, khi nói đến hình thái của từ là nói đến khả năng kết hợp của từ được hiển thị trong ngôn liệu thể hiện cú pháp, thể hiện mối quan hệ giữa từ với từ trong ngữ lưu và mối quan hệ của các khái niệm trong tư duy. Trong những ngôn ngữ khác nhau thì khả năng kết hợp từ được thể hiện bằng những phương thức ngữ pháp khác nhau. Đối với các ngôn ngữ biến hình như là tiếng 31 Anh, tiếng Pháp… thì các hình thái ngữ pháp của từ diễn đạt các phạm trù ngữ pháp, ví dụ trong tiếng Anh động từ work (làm vi c) đã biến đổi hình thái để thể hiện các phạm trù ngữ pháp như sau: work (động từ này thể hiện thì hiện tại, đi với những chủ từ số nhiều), works (động từ này thể hiện thì hiện tại đi với chủ từ ngôi thứ ba số ít), is working (động từ này thể hiện thì hiện tại tiếp diễn đi với chủ từ ở ngôi thứ ba số ít), worked (động từ này thể hiện thì quá khứ), have worked (động từ này thể hiện thì hiện tại hoàn thành đi với các chủ từ số nhiều)… Còn đối với các ngôn ngữ đơn lập như trong tiếng Việt thì đó là sự biến đổi trật tự từ và sử dụng các từ phụ, hư từ ví dụ như là: đã ăn cơm (đã được dùng trong thì quá khứ), sẽ đến đúng giờ (sẽ được dùng trong thì tương lai), đ n học bài (đ n được dùng trong thì tiếp diễn). Đối với tiêu chí cú pháp, thành phần câu là chức vụ cú pháp của từ ở trong câu, nghĩa là chức vụ cú pháp của từ ở trong câu chỉ mang tính chất tạm thời, cho nên không thể lấy nó là cơ sở duy nhất cho sự phân loại. Có thể một từ loại nào đó thường mang một chức vụ ngữ pháp nào đó nhưng nó cũng mang những chức vụ ngữ pháp khác ở một số câu khác. Nghĩa là một từ loại nào đó có thể giữ nhiều chức vụ trong câu, và sẽ có một chức vụ nào đó nổi trội, nhưng không thể lấy đó mà định từ loại cho nó. Từ những điều nêu trên người ta đã đưa những cách hiểu về bản chất ý nghĩa của các từ loại như sau: Cách hiểu thứ nhất là ý nghĩa từ loại là ý nghĩa khái quát của từng lớp từ. Đây là ý nghĩa cơ bản của từ loại. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Vì đặc trưng cơ bản nhất của từ loại không phải là yếu tố duy nhất để quyết định bản chất của nó. Cách hiểu thứ hai là ý nghĩa từ loại gắn với các phạm trù ngữ pháp của từ. Chẳng hạn các ý nghĩa ngữ pháp về giống, số, cách của danh từ; ngôi, thời, thể, dạng, thức của động từ; dạng so sánh của tính từ… Mặc dù các hư từ cũng có ý nghĩa ngữ pháp nhưng chúng nằm ngoài hệ thống phân tích. Cách hiểu thứ ba là ý nghĩa từ loại là ý nghĩa khái quát nhưng trong đó có sự thống nhất giữa các yếu tố từ vựng với các yếu tố ngữ pháp. 32 Dựa trên ba tiêu chí hình thái (morphological), cú pháp (syntactic) và ngữ nghĩa (semantic) người ta đã đưa ra bảng p n loại năn (functional classification) chung cho tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đó là: từ loại mở (open word classes) và từ loại đóng (closed word classes). Trong hai nhóm từ loại lớn này lại được phân chia thành các nhóm từ loại nhỏ đó là: Các từ loại trong nhóm từ loại m bao gồm: tính từ (adjectives), trạng từ (adverbs), thán từ (interjections), danh từ (nouns), động từ (ngoại trừ các trợ động từ (auxiliary verbs)). Các từ loại trong n óm từ loại m giữ vai trò quan trọng vì nó mang nét nghĩa chính của câu. Số lượng của chúng luôn gia tăng, được mở rộng không ngừng. Chính vì vậy mà chúng được gọi là từ loại m (open word class). Các từ loại trong nhóm từ loại đón bao gồm: trợ động từ (auxiliary verbs), những từ không mang trọng âm (clitics), động từ phụ, trợ động từ (coverbs) có trong các ngôn ngữ như tiếng Hà Lan, tiếng Nga ở châu Âu, tiếng Trung Quốc ở đông Á, tiếng Yoruba ở tây Phi, liên từ (conjunctions), từ hạn định (determiners) gồm mạo từ (articles), từ số lượng (quantifiers), tính từ chỉ định (demonstrative adjectives) và tính từ sở hữu (possessive adjectives), tiểu từ (particles), những từ đo lường (measure words), những từ thêm vào (adpositions) bao gồm: những từ thêm vào vị trí phía trước (prepositions), những từ thêm vào vị trí phía sau (postpositions) và những từ thêm vào tùy hoàn cảnh (circumpositions), những yếu tố đứng trước tách rời động từ (preverbs), đại từ (pronouns), dạng rút gọn của một từ (contractions), số từ, từ chỉ số lượng (cardinal numbers). Nhiều từ trong các ngôn ngữ có nhiều hơn một chức năng, hay nói cách khác là mang chức năng của nhiều hơn một từ loại. Ví dụ như trong tiếng Anh từ ―work‖ có thể là một động từ (có nghĩa là: làm vi ) hoặc là một danh từ (nghĩa của nó là: n vi ), ―but‖ có thể là liên từ (có nghĩa là: n n , n n mà) và cũng là một giới từ (có nghĩa là: trừ r , n oài r ); ―well‖ có thể là một tính từ (có nghĩa là: k ỏ mạn ), một trạng từ (có nghĩa là: tốt, iỏi), hoặc là một thán từ (có nghĩa là: ờ, vậy t ), và nhiều danh từ có thể hoạt động như những tính từ, ví dụ như là afternoon (buổi chiều) là danh từ trong câu W o to s ool in the ft rnoon (Bu i iều ún t i đi ), và afternoon (bu i iều) hoạt động như một tính từ trong câu I v ft rnoon t wit my r ndmot r ( i đã uốn 33 trà iều với bà t i). Trong tiếng Việt chúng ta cũng thấy có hiện tượng này. Chẳng hạn như từ ―cân‖ là danh từ trong câu hún t ần ó một i n , là động từ trong câu t i muốn n on à này , là tính từ trong câu b tr n n . Vậy để biết từ loại của một từ thì chúng ta nên xem xét từ đó làm công việc gì trong câu, có chức năng gì trong câu. 1.1.1. Từ loại trong tiếng nh Vì tiếng Anh thuộc họ ngôn ngữ Ấn - Âu, và những thành tựu sớm nhất trong việc nghiên cứu ngôn ngữ đều bắt nguồn từ khu vực này (việc nghiên cứu ngôn ngữ khởi nguồn từ Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã). Do vậy các nhà ngôn ngữ học Anh chịu tác động bởi các hoạt động nghiên cứu này. Từ loại trong ngữ pháp truyền thống Anh được gọi là ―part of speech‖. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Latin ―pars orationis‖ (dịch nghĩa là ―thành phần của lời nói‖), từ ―pars orationis‖ lại được dịch nghĩa từ hai cụm từ gốc Hy Lạp là méros tès léxèos (tên gọi này của Aristotle) và méros lógou (tên gọi này của Dionysus Thrax). Loại ngữ pháp tiếng Anh truyền thống này vẫn còn được dạy trong các trường học và được dùng trong các sách từ điển. Theo cách phân loại của ngữ pháp truyền thống thì có 8 từ loại là: danh từ (noun), động từ (verb), tính từ (adjective), trạng từ (adverb), đại từ (pronoun), giới từ (preposition), liên từ (conjunction), và thán từ (interjection). Tuy nhiên những nhà ngữ pháp hiện đại trong quá trình nghiên cứu tiếng Anh đã có những cải biến. Các trường phái cấu trúc luận và các trường phái tạo sinh sau này đã dùng những tên gọi khác để gọi từ loại như là ―word class‖ (cách gọi của trường phái cấu trúc luận) hoặc là ―lexical category‖, ―lexical class‖ (cách gọi của trường phái ngữ pháp tạo sinh). Tiếng Anh được xếp vào loại ngôn ngữ biến hình chính vì vậy trong tiếng Anh có phạm trù từ loại. Việc phân định từ loại trong tiếng Anh dựa trên các tiêu chuẩn: hình thái (morphological), cú pháp (syntactic) và ngữ nghĩa (semantic). 1.1.1.1. Sự phân định từ loại tiếng Anh a. Phân định từ loại tiếng nh theo cách truyền thống Ngữ pháp truyền thống tiếng Anh phân định từ loại thành hai nhóm chính là: từ loại mở (open word classes) và từ loại đóng (closed word classes). Trong hai nhóm từ loại lớn này lại đươc phân chia thành các nhóm từ loại nhỏ hơn. 34 Các từ loại trong nhóm từ loại mở bao gồm: tính từ (adjectives), trạng từ (adverbs), danh từ (nouns), động từ, ngoại trừ các trợ động từ (verbs). Các từ loại trong nhóm từ loại mở đóng vai trò quan trọng vì nó mang nét nghĩa chính của câu. Số lượng của chúng luôn gia tăng, được mở rộng không ngừng. Chính vì vậy mà chúng được gọi là từ loại m (op n word l ss). Nhóm từ loại đóng bao gồm: liên từ (conjunctions), đại từ (pronouns), giới từ (preposition), thán từ (interjection). Đây là những từ loại không có nghĩa từ vựng nên chúng có thể được gọi bằng các tên khác như: từ chức năng, từ ngữ pháp, từ cấu trúc. Từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tóm tắt 8 từ loại trong tiếng Anh như sau: Bảng 1.1.1.1: Bảng tóm tắt 8 từ loại trong tiếng nh Từ loại Chức năng Ví dụ Câu ví dụ động từ (Verb) Hoạt động hoặc trạng thái (to) be, have, do, like, work, sing, can, must EnglishClub.com is a web site. I like EnglishClub.com. danh từ (Noun) Người hoặc vật pen, dog, work, music, town, London, teacher, John This is my dog. He lives in my house. We live in London. tính từ (Adjective) Miêu tả danh từ a/an, the, 69, some, good, big, red, well, interesting My dog is big. I like big dogs. trạng từ (Adverb) Miêu tả động từ, tính từ hoặc trạng từ quickly, silently, well, badly, very, really My dog eats quickly. When he is very hungry, he eats really quickly. đại từ (Pronoun ) Thay thế danh từ I, you, he, she, some Tara is Indian. She is beautiful. giới từ (Preposition Nối một danh từ với một từ to, at, after, on, but We went to school on Monday. 35 Từ loại Chức năng Ví dụ Câu ví dụ ) khác liên từ (Conjunctio n) Nối các từ, các mệnh đề hoặc các câu and, but, when I like dogs and I like cats. I like cats and dogs. I like dogs but I don't like cats. thán từ (Interjection ) Những từ cảm thán ngắn, thỉnh thoảng được chèn vào trong câu oh!, ouch!, Ouch! That hurts! Hi! Một số nguồn ngữ pháp khác đã phân chia tiếng Anh thành 9 hay 10 từ loại. Theo cách phân loại này thì động từ được chia thành hai loại là: v từ t ự n ĩ (lexical verbs) (ví dụ như: work, like, run) và tr độn từ (auxiliary verbs) (như là: be, have, must), từ chỉ định (determiners) (như là this, that, these, those) có thể được xem như là một từ loại riêng, hoặc có thể được xem như một bộ phận thuộc từ loại tính từ. Cách phân loại nhóm từ mở và nhóm từ đóng của ngữ pháp truyền thống Anh có nét giống cách phân định thực từ và hư từ trong ngữ pháp truyền thống tiếng Việt. Sự phân định này vẫn còn có chỗ chưa hợp lý thế nhưng nó có giá trị rất lớn trong việc nghiên cứu và phân tích ngôn ngữ. b. Phân định từ loại tiếng nh theo những cách thức khác Nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã thấy sự không thỏa đáng trong sự phân định từ loại trong ngữ pháp truyền thống Anh (phân loại dựa vào ngữ nghĩa và chức năng) nên đã đưa ra tiêu chí hình thái và vị trí vào việc định nghĩa và phân chia từ loại. Bloomfield và các nhà cấu trúc luận đã đưa ra cơ sở phân bố để phân định từ loại. Họ cho rằng những từ xuất hiện trong cùng một ngữ cảnh những từ được xếp vào cùng một nhóm thì thuộc một loại. Khi ngữ pháp cải biến ra đời đã định nghĩa từ loại trên tiêu chí hình thái, thể hiện phạm trù giống, số, thì, thể, nét nghĩa, ngữ âm và sự phân bố. Ngữ pháp cải biến phân định từ vựng thành hai nhóm: từ nội dun và từ năn . Cách phân 36 định này khá giống cách phân định trong ngữ pháp truyền thống. N óm từ m trong ngữ pháp truyền thống giống như n óm từ nội dun và n óm từ đón trong ngữ pháp truyền thống giống như n óm từ năn . Tuy nhiên cũng có điểm khác đó là nhóm từ chức năng được mở rộng thêm ra các lớp từ như là: tr từ, đ n từ, l n từ, p n từ. Ngữ pháp cải biến cũng đã phát triển các từ loại lên thành cấu trúc ngữ đoạn như là danh ngữ, động ngữ, tính ngữ. Trong những cách phân loại trên, theo chúng tôi cách phân loại truyền thống (phân loại dựa vào ngữ nghĩa) tuy còn một số điểm chưa hợp lý nhưng sự phân loại này ổn định và được dùng khá phổ biến trong trường học và trong từ điển. Chính vì thế chúng tôi chọn cách phân loại này để nghiên cứu trong luận án. 1.1.1.2. Trạng từ tiếng nh Cách hiểu thông thường về trạng từ Trạng từ (adverb) được cấu tạo bởi ‗ad-verb‘ gợi ý rằng nó thêm (adding) nghĩa cho một động từ (verb), bổ sung ý nghĩa cho động từ và bởi vậy trong tiếng Việt ta thường gọi nó là trạng từ. Trạng từ bổ nghĩa cho động từ bởi vì nó cho ta biết một điều gì đó về một hành động được diễn đạt bởi động từ trong câu, ví dụ hành động đó xảy ra hoặc được thực hiện ở đâu, lúc nào, như thế nào…, ví dụ: - Peter played the violin beautifully. (P t r ơi vĩ ầm tuy t vời.) Trạng từ không phải là thành phần cốt yếu của một cấu trúc câu, song nó thường có ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu. Bên dưới đây là những ví dụ cho ta thấy ảnh hưởng của trạng từ đến ý nghĩa câu, ví dụ: - Doris has left. (Doris đã đi.) - Doris has just left. (Doris vừa đi khỏi.) - I have finished work. (Tôi đã xon n vi c.) - I have nearly finished work. (Tôi đã gần xong công vi c.) Trong các câu trên các trạng từ just (vừ mới), n rly ( ần n ) làm cho ý nghĩa câu có sự thay đổi: just nhấn mạnh hành động vừa mới xảy ra, nearly nhấn mạnh hành động gần kết thúc. Những từ đơn (ví dụ: slowly – chậm) hoặc những cụm từ (ví dụ: in the garden – trong vườn) có chức năng như trạng từ. Nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ 37 xét trạng từ là những từ đơn, chứ không xét những cụm từ có chức năng như là trạng từ. Các định nghĩa về trạng từ tiếng Anh Max Morenberg [150] cho rằng trạng từ là để mở rộng câu. Trong một câu thường có thể thêm hai, ba hay nhiều hơn những trạng từ. Trạng từ cho chúng ta biết về cách thức, thời điểm, lý do, phương tiện hay cách thức, mức độ, độ xa gần, hoàn cảnh hay điều kiện. Theo như định nghĩa của từ điển Oxford Adv n d L rn r’s Di tion ry [141] thì trạn từ (adverb) là từ thêm thông tin về nơi chốn, thời gian, hoàn cảnh, cách thức, mức độ… cho một động từ, một tính từ, một cụm từ hay một trạng từ khác. Còn theo từ điển Macmillan English Dictionary for Advanced Learners [157] thì trạng từ (adverb) là một từ dùng để miêu tả một động từ, một tính từ, một trạng từ khác hoặc cả câu. Những trạng từ trong tiếng Anh thường bao gồm một tính từ được thêm vào hậu tố -ly ví dụ như các từ qui kly (n n ón ), m inly ( ín , ủ yếu) và rfully (vui vẻ). Và theo từ điển Longman Dictionary of Contemporary English [133] thì trạng từ là một từ hoặc một nhóm từ mô tả hoặc thêm vào nghĩa cho một động từ, một tính từ, một trạng từ khác hoặc cả câu, ví dụ như là từ slowly (chậm) trong câu H r n slowly ( n ấy ạy ậm), ―very‖ (rất) trong câu ―It’s v ry ot‖ (trời rất nón ) hay là từ ‗n tur lly’ (tự n iên) trong câu N tur lly, w w nt you to om (t ật t n t ún t i muốn bạn đến). Theo từ điển Wikipedia [171] thì trạng từ (adverb) là một từ loại (a part of speech). Đó là từ bổ nghĩa cho những phần khác của ngôn ngữ như là động từ (verbs), tính từ (adjectives), các mệnh đề (clauses), các câu (sentences), và những trạng từ khác (adverb), ngoại trừ danh từ (noun). Các trạng từ thường trả lời cho 3 câu hỏi là như thế nào (how?), khi nào (when?), hoặc là ở đâu (when?). Chức năng này được gọi là chức năng trạng từ (adverbial function) và được nhận ra không chỉ bằng một từ (ví dụ là những trạng từ) mà bằng những cụm trạng ngữ (adverbial phrases) và mệnh đề trạng ngữ (adverbial clauses). Những trạng ngữ cũng bổ sung ý nghĩa cho tính từ, động từ và những trạng từ khác. 38 Theo định nghĩa của từ điển bách khoa toàn thư New World Encyclopedia [181] thì trạng từ là một từ loại. Trạng từ là những từ bổ nghĩa cho động từ, tính từ, những mệnh đề, những câu và cả những trạng từ khác. Những trạng từ thường trả lời cho những câu hỏi như là: ―bằng cách nào?‖, ―khi nào?‖, ―ở đâu?‖, ―tại sao?‖, ―tới mức độ nào?‖. Chức năng này được gọi là chức năng trạng từ (adverbial function), và thực hiện chức năng này không chỉ bởi một từ mà có thể là những cụm trạng ngữ (adverbial phrases) hoặc những mệnh đề trạng ngữ (adverbial clauses), ví dụ như: s nsw r d m in a loud whisper ( ấy trả lời t i bằn rỉ t i nói lớn , hoặc là w s pl yin w ll, although he was very tired (An t ơi rất tốt mặ dù n ấy rất m t) Theo định nghĩa của ngành Ngôn Ngữ Học [179] thì có hai nghĩa dành cho trạng từ. Theo nghĩa hẹp, trạng từ là một từ loại bổ nghĩa cho động từ về thời gian, cách thức, nơi chốn, hoặc là phương hướng. Theo nghĩa rộng, trạng từ là một từ loại bổ nghĩa cho các từ loại khác danh từ như là động từ, tính từ, trạng từ, cụm từ, mệnh đề hoặc là câu. Theo định nghĩa này thì từ loại có thể bổ nghĩa phụ thuộc vào từ loại được bổ nghĩa. Theo định nghĩa của từ điển The Encyclopedia of Language and Linguistics (Bách khoa toàn thư về ngôn ngữ và ngôn ngữ học) cuả Asher [106] thì trạng từ (adverb) của tiếng Anh bắt nguồn từ adverbium của những nhà ngữ pháp người Rome, sau đó được dịch sang tiếng Hi Lạp là epirrhema. Từ này có nghĩa là trạng từ là một từ đi kèm với động từ, hay nói theo ngữ nghĩa học thì nó bổ nghĩa cho động từ. Cho dù người ta bây giờ nhận thấy rằng mối liên kết giữa trạng từ và động từ không chặt như người ta vẫn tưởng, nhưng trạng từ nói chung vẫn được sử dụng và đã tạo ra thuật ngữ dv rbi l , là một danh từ dùng để chỉ những trạng từ (adverbs) cũng như là những cụm từ (phrases) hay những mệnh đề (clauses) mà có cùng chức năng như những trạng từ [106, tr39]. Theo từ điển bách khoa toàn thư này thì trạng từ có những đặc điểm sau: Thứ nhất, trạng từ là một từ loại. Từ loại trạng từ cũng có những tiêu chí riêng của nó để phân loại với những từ loại khác. Khi xem xét trạng từ carefully ( n t ận) trong câu Jo n d r fully op n d t door (Jo n n t ận m ử ) thì thấy nó có 4 đặc tính: một là, nó không thay đổi theo số (number), theo giống (gender), theo 39 cách (case); hai là, nó bổ nghĩa cho động từ; ba là, nó có thể được lượt bỏ mà không làm thay đổi nghĩa của câu; bốn là, nó nằm ở vị trí dành cho trạng từ. Các đặc tính nêu trên đều là những đặc tính của trạng từ. Tuy nhiên những đặc tính này vẫn còn phải bàn thêm. Thứ hai, trạng từ là bất biến (invariable) về hình thức. Điều này có nghĩa là trạng từ không thay đổi theo số (number), theo giống (gender), theo cách (case) như vậy với đặc tính này thì nó cũng giống danh từ và tính từ. Thứ ba trạng từ bổ nghĩa cho một động từ (verb). Trong câu John had carefully opened the door, thì trạng từ carefully ( n t ận) bổ nghĩa cho động từ (op n: m ử ). Trạng từ này đã chỉ ra cách thức mà John mở cửa. Tuy nhiên không phải John lúc nào cũng mở cửa cẩn thận (carefully) mà chỉ trong trường hợp cụ thể này thì John mới mở cửa cẩn thận, cho nên người ta sẽ thấy rằng trạng từ carefully không chỉ bổ nghĩa cho động từ opened mà là bổ nghĩa cho toàn bộ cụm động từ op n d t door (m ử ). Trong câu ―Briefly, will m t m (nói n ắn n, An t sẽ ặp t i) thì trạng từ bri fly (vắn tắt) bổ nghĩa cho toàn bộ mệnh đề theo sau nó chứ không chỉ bổ nghĩa cho động từ m t ( ặp). Cho nên kết luận rằng trạng từ không chỉ bổ nghĩa cho động từ mà nó bổ nghĩa cho cụm động từ hoặc toàn bộ mệnh đề. Thứ tư, trạng từ là không bắt buộc (optional). Trong những câu sau đây nếu lượt bỏ trạng từ thì về mặt ngữ pháp câu vẫn đúng: John had carefully opened the door (Jo n n t ận m ử ) hoặc Briefly, he will certainly m t m r . (Nói n ắn n, n t ắ ắn sẽ ặp t i đ y.) Như vậy trong những trường hợp này thì trạng từ là không bắt buộc. Tuy nhiên trong câu Jo n liv d r (Jo n đã sốn đ y) thì trạng từ here ( đ y) là bắt buộc phải có. Vậy từ here trong câu trên có phải là trạng từ không? Những trường hợp như vậy của trạng từ phải tìm cách giải thích khác. Thứ năm, về vị trí trạng từ. Trong tiếng Anh vị trí giữa câu là vị trí của trạng từ. Khu vực của trạng từ là giữa độn từ n uyên mẫu (nonfinit verb) và độn từ đ i , hay còn gọi là độn từ biến n i (finit v rb). Như vậy câu John had carefully opened the door là đúng ngữ pháp. Tuy nhiên trạng từ đôi khi không cần 40 phải đứng giữa câu, ví dụ như John had opened the door carefully. Nói tóm lại vị trí của trạng từ là uyển chuyển. Thứ sáu, sự đồng thuận của các đặc tính của trạng từ. Không có đặc tính nào được đề cập bên trên vừa thỏa mãn điều kiện cần và điều kiện đủ để đáp ứng các tiêu chí của trạng từ. Tuy nhiên một vài trường hợp được nói đến bên trên có thể đáp ứng tính điển hình của trạng từ. Tùy theo từng ngôn ngữ mà một trạng từ có thể là bất biến (invariable), bổ nghĩa cho hầu hết các từ loại khác, có thể là không bắt buộc (optional), và tuân theo giới hạn về trật tự từ. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng đều có sự đồng thuận lớn vượt ra ngoài lý thuyết (crosstheoretical consensus) về việc khi nào một từ được xem là một trạng từ. Dù vậy sự đồng thuận này không phải là tuyệt đối. Chẳng hạn như có sự phân biệt giữa trạng từ (adverb) và tiểu từ (particle). Trong những câu sau thì từ v n (t ậm í) và just ( ỉ là) không phải là trạng từ mà là tiểu từ: Even John was there (t ậm í Jo n ũn ó mặt đó) và He just won’t list n ( ỉ là n t k n muốn n ). Thứ bảy là phổ niệm (universality) hay tính phổ biến về trạng từ. Người ta biết rất ít về phổ niệm và cách dùng của trạng từ. Trong tiếng Anh những cấu trúc như là The soup tastes terrible (món súp này t ật t ) thì không cần có trạng từ. Từ terrible (tệ, dở) là một tính từ dễ nhầm lẫn và nó không thể thay bằng trạng từ terribly (tệ, dở). 1.1.2. Từ loại trong tiếng Việt Trong tiếng Việt vấn đề về từ loại đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm như Trương Vĩnh Ký, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm, Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Văn Đức, Nguyễn Thiện Giáp… Mục đích chủ yếu của việc phân định từ loại, theo như Lê Biên [6] đó là ―nhằm phát hiện bản chất ngữ pháp, tính quy tắc trong hoạt động ngữ pháp và sự hành chức của lớp từ loại trong quá trình thực hiện những chức năng cơ bản của ngôn ngữ: làm công cụ để giao tiếp, để tư duy, trừu tượng.‖ Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt có những ý kiến cho rằng vốn từ tiếng Việt không thể phân định loại được vì chúng không có một dấu hiệu hình thức nào cả. Tuy nhiên số đông các nhà nghiên cứu thì cho rằng tiếng Việt có từ loại và họ đã cố tìm các dấu hiệu khách quan để định loại. Sau đây là những ý kiến về từ loại tiếng Việt. 41 Một quan điểm cho rằng tiếng Việt có từ loại, nhưng việc phân định từ loại đó lại mô phỏng theo ngữ pháp Châu Âu (ảnh hưởng của ngữ pháp tiếng Pháp là chính). Những người theo quan điểm này đã ―áp đặt‖ cách phân định từ loại của Châu Âu vào tiếng Việt, đó là những nhà ngữ pháp học Việt Nam như là Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Hiệt Chi, Lê Thước, Trần Trọng Kim. Một số nhà ngôn ngữ học cho rằng: trong tiếng Việt có từ loại. Họ căn cứ vào ý nghĩa khái quát giống nhau của các từ (gồm ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp), và căn cứ vào đặc điểm ngữ pháp giống nhau (đó là khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp của các từ trong câu) để phân chia từ loại. Những người theo quan điểm này có Nguyễn Hữu Quỳnh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Thiện Giáp… Họ cho rằng từ tiếng Việt có thể được phân chia làm ba loại là t ự từ, từ và t n t i từ. ự từ là những từ loại có ý nghĩa thực, ý nghĩa từ vựng bao gồm: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ. H từ là những từ loại chỉ có ý nghĩa ngữ pháp bao gồm phụ từ, quan hệ từ. Và t n t i từ là những từ thể hiện thái độ bao gồm trợ từ và thán từ. Một xu hướng khác cũng cho rằng có từ loại trong tiếng Việt nhưng đã đưa ra những tiêu chuẩn khách quan để phân định. Theo xu hướng này thì có các nhà nghiên cứu Lê Văn Lý [58], Nguyễn Tài Cẩn [7]. Khi phân định từ loại thì các nhà nghiên cứu thường dựa vào một tập hợp các tiêu chuẩn với ba tiêu chuẩn tiêu biểu thường nhắc tới là: (1). ý nghĩa khái quát của các lớp từ, (2). chức vụ của từ trong câu, và (3). khả năng kết hợp của từ. Người ta có thể dựa vào một tiêu chuẩn hay một tập hợp các tiêu chuẩn để phân định từ loại tiếng Việt. Có những nhà ngôn ngữ dựa trên tiêu chí ngữ nghĩa và tiêu chí ngữ pháp (tiêu chí này bao gồm khả năng kết hợp và chức năng cú pháp của từ để phân định từ loại. Hai chủ trương này thực chất không đối lập nhau mà thống nhất nhau). Đinh Văn Đức [25] khi nghiên cứu về bản chất và các đặc trưng của từ loại đã đưa ra định nghĩa từ loại ―là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu .‖ 1.1.2.1 Sự phân định từ loại tiếng Việt a. Sự phân định từ loại tiếng Việt theo cách truyền thống 42 Dựa trên những tiêu chí ngữ nghĩa, và ngữ pháp truyền thống các nhà nghiên cứu tiếng Việt đã chia từ vựng thành hai loại chính là t ự từ và từ. ự từ có số lượng rất lớn trong vốn từ. Thực từ, theo ĐinhVăn Đức [26] là ―sự thống nhất của tính chất từ vựng-ngữ pháp, là sự kết hợp của nội dung phản ánh thực tại với cách thức phản ánh của người bản ngữ‖. Các thực từ trong tiếng Việt thường là trung tâm đoản ngữ, nghĩa là trong một kết cấu thì nó được bao quanh bởi các thành tố phụ. Trong một câu thì thực từ giữ các chức vụ ngữ pháp chính trong câu. Trong tập hợp thực từ thì tiêu biểu nhất là danh từ, động từ và tính từ. Ngoài ra còn có số từ và đại từ cũng được xếp vào lớp thực từ. H từ có số lượng không lớn nhưng có tần số sử dụng cao. Hư từ thiên về tính chất ngữ pháp, nó không phản ánh sự vật hiện tượng nhưng nó là phương tiện ―để phân xuất các hình thức của khái niệm và biểu đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy‖. Hư từ không có khả năng độc lập tạo ra câu và không làm thành phần câu. Những người theo chủ trương này có Nguyễn Tài Cẩn [8], Đinh Văn Đức [26], Đỗ Hữu Châu [10]. Tuy nhiên cách phân loại của họ cũng có điểm khác nhau. Nguyễn Tài Cẩn dựa vào tổ chức đoản ngữ để phân chia t ự từ và từ. Đinh Văn Đức và Đỗ Hữu Châu dựa vào chức năng của từ để phân chia. Từ những loại chính đó người ta phân chia thành các loại nhỏ hơn như: danh từ, độn từ, tín từ, số từ, đại từ, p ụ từ, kết từ, t n t i từ, tr từ… . Tuy nhiên mỗi nhà ngữ pháp lại có cách gọi tên khác nhau cho mỗi loại ví dụ như p ó từ hay còn được gọi là p ụ từ, kết từ hay từ nối, … b. Phân định từ loại tiếng Việt theo những cách khác Hoàng Tuệ [101] đã đưa ra các phạm trù A, B, I, N, Đ, … tương ứng với những từ loại động từ, danh từ, tính từ, số từ, đại từ, tiểu từ, loại từ và thán từ. Trần Ngọc Thêm và Hoàng Huy Lập [87] đã lấy văn bản làm gốc và tách dần thành các đơn vị ở các cấp thấp hơn tạo thành một cách phân định từ loại. Cách phân loại này dựa vào tiêu chí: sự oàn ỉn và k n oàn ỉn về cấu trúc (ngữ pháp), sự hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh về nội dung (ngữ nghĩa). Tính hoàn chỉnh về ngữ nghĩa của một đơn vị là nội dung ngữ nghĩa của đơn vị đó không lệ thuộc vào đơn vị xung quanh, và ngược lại. Theo cách phân loại này thì các từ được 43 chia ra thành hai nhóm: từ độc lập và từ ràng buộc. Từ độc lập lại được phân chia: từ độ lập tự n ĩ (gồm có danh từ) và từ độ lập p n ĩ (gồm thán từ, loại từ và tên riêng). Từ ràng buộc cũng được chia thành hai nhóm: từ ràn buộ tự n ĩ (gồm động từ, tính từ, số từ) và từ ràn buộ p n ĩ (gồm kết từ, phụ từ và nghĩa khí từ). Ngoài ra còn có đại từ được đặt ở vị trí đặc biệt do nó thực hiện chức năng đặc biệt là thay thế cho những từ thuộc loại khác. Theo sách N p p tiến i t của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam [102;tr. 69-91] thì tiếng Việt được phân ra thành hai từ loại lớn là thực từ và hư từ ngoài ra còn có các loại nhỏ hơn là đại từ, tr từ, ảm từ. Trong hai loại lớn này người ta tiến hành tiếp sự phân loại nhỏ hơn giúp cho việc sử dụng từ để tạo câu chính xác hơn. Sự phân loại nhỏ hơn đó như sau: ự từ được phân thành những loại nhỏ hơn là d n từ (là từ có ý nghĩa khái quát về sự vật, độn từ (là từ có nghĩa khái quát về hoạt động) và tín từ (là từ có nghĩa khái quát về tính chất). H từ được phân chia thành những loại nhỏ hơn là ―p ụ từ‖ (là từ biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp về thời gian, về thể trạng, về mức độ) và ―kết từ (là từ biểu thị quan hệ, là phương tiện để chỉ các quan hệ cú pháp. Đại từ không được dùng để gọi tên mà được dùng để chỉ, trỏ. Nó có thể làm thành phần chính, nòng cốt của câu. r từ là từ biểu thị thái độ. Nó là yếu tố phụ thêm vào câu để biểu thị sự ngạc nhiên, nghi ngờ, mỉa mai, vui mừng, lễ phép, hay sự khẳng định đặc biệt, ví dụ như là: n é, n ỉ, , à, ủ ,… Cảm từ [102;tr.72] là yếu tố phụ thêm vào câu để biểu thị tiếng gọi, tiếng đáp, tiếng reo vui, than vãn, nguyền rủa, chửi bới… chẳng hạn như: trời ơi, v n , dạ, ừ , o i, i à… Từ những ý kiến nêu trên chúng tôi thấy rằng từ trong tiếng Việt được phân ra thành hai loại lớn là thực từ và hư từ. Trong nhóm thực từ chúng ta có các từ loại là: d n từ, độn từ, tín từ, và trong nhóm hư từ có các loại từ là p ụ từ (Từ loại này còn được gọi là p ó từ), kết từ ngoài ra còn có đại từ, tr từ và ảm từ thành một loại riêng. 44 Từ những điều đã nêu trên chúng tôi đã tóm tắt từ loại trong tiếng Việt thành bảng như sau: Bảng 1.1.2.1: Tóm tắt từ loại tiếng Việt theo cách phân loại của sách “Ng pháp tiếng Vi t” của Ủy ban hoa học ã h i Việt Nam (1983) Từ loại Chức năng Ví dụ Câu ví dụ Th c từ danh từ Khái quát về sự vật - ông bà, cây, nhà, chó, gà, ngôi nhà, xe hơi, nhà ga… - mục đích, khả năng, quyết tâm, xe cộ, lính tráng - N à mới xây dựng lại. - C uột bị m o bắt - Đêm qua m rất to. - Tôi là sinh viên - Đồng là kim loại - Chồng tôi là n ời Hà ĩn động từ Khái quát về hoạt động, trạng thái của sự vật - Đi, ăn, ngủ, - cần, muốn, toan, bị - nói năng, buôn bán, cày cấy, trò chuyện - Tôi n ủ - Nó t - Tôi yêu quê hương - Tôi iểu bạn bè tính từ Khái quát về tính chất, đặc điểm, màu sắc của sự vật - xanh, đỏ, vàng - xa, gần, cao, thấp, vuông, tròn, cong - vui, buồn, xấu, đẹp, nhanh, chậm - chững chạc, khó khăn, căng thẳng - Học sinh thông minh - Cuốn sách này hay - Anh ấy dũn ảm lắm - Nhân dân ta rất n ùn - Trời tối sầm hẳn lại ư từ Phụ từ là từ biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp về thời gian, về thể - đã, đang, sẽ, vừa, mới, sắp, từng, liền bèn… - rất, khá, khí, hơi, - Mẹ đã về! - Bài văn t ật hay - Tôi vẫn yêu anh - Cô ấy quyết 45 Từ loại Chức năng Ví dụ Câu ví dụ trạng, về mức độ quá, lắm, thật, hoàn toàn, hết sức, tuyệt đối… - cũng, đều, vẫn cứ, còn, mãi, luôn luôn - không, chẳng, chưa - hãy, chớ, đừng, nên, phải, cần… định - Đừn gọi cho tôi nữa ết từ biểu thị quan hệ, là phương tiện để chỉ các quan hệ cú pháp - Vì, tại, bởi, do, tuy, dẫu, nhưng, nếu, hễ - anh nên tôi mới ra nông nỗi này - Nếu trời mưa tôi sẽ ở nhà ại từ được dùng để chỉ, trỏ, thay thế gọi tên, - Tôi, mày, nó, chúng tôi, chúng mày, chúng nó - đây, đấy, đó, kia, - thế, vậy - Xe của tôi màu đỏ, xe anh ấy cũng vậy - C ún t i không biết - Đ y không sợ Tr từ Biểu đạt ý nghĩa tình thái thiên về diễn đạt các cảm xúc của người nói trong mối quan hệ với thực tại biểu thị sự ngạc nhiên, nghi ngờ, mỉa mai, vui mừng, lễ phép, hay sự - nhé, nhỉ, a, à, ủa - Chính, cả, cũng, những ngay đến, ngay cả, ngay những, ngay như, chính ngay - Anh đi em n é! - Ủ , bạn về nước hồi nào? - Nó ăn được cả ớt đấy mà 46 Từ loại Chức năng Ví dụ Câu ví dụ khẳng định đặc biệt Cảm từ biểu thị tiếng gọi, tiếng đáp, tiếng reo vui, than vãn, nguyền rủa, chửi bới - trời ơi, than ôi, vậy ư, thế à, cơ mà, à, à mà, thế, ấy thế, ấy thế mà, đấy, đấy nhé, ái chà, ôi chao, hỡi ơi - ư, nhỉ, nhé, ấy, vậy, hả, hử, cơ, kia, cơ mà, cơ đấy - ấy, đấy, đó, kia, à, vậy, sao… - rời ơi, sao không lấy đồ vào. -Vâng, con sẽ làm ngay. 1.1.2.2. Bàn về vấn đề trạng từ trong tiếng Việt Trong tiếng Việt không có từ loại nào được gọi là trạng từ. Có chăng thì Trần Trọng Kim trong sách i t N m ăn P ạm [61;tr.122-147] có nói về một từ loại tên là trạng tự mà theo ông [61;tr.122] ―trạng tự là tiếng dùng để phụ thêm nghĩa cho một tiếng động tự, một tiếng tĩnh tự, một tiếng trạng tự khác hay cả một mệnh đề.‖ Cách hiểu trên rất giống với cách hiểu trạng từ trong tiếng Anh. Tuy nhiên cách hiểu này khó được các nhà Việt ngữ học chấp nhận. Họ cho rằng trong tiếng Việt không có từ loại trạng từ mà những chức năng được nêu trên thì do những từ loại khác đảm nhiệm. Trong tiếng Việt đảm nhiệm chức năng như trên có thể là tính từ, phụ từ (có thể được gọi là p ó từ ), hoặc trạng ngữ. Sách N p p tiến i t [102] của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, có phân định từ loại trong tiếng Việt trong đó có p ụ từ là từ loại gần giống hoặc tương đương với trạng từ trong tiếng Anh. Theo Ủy ban này thì p ụ từ ―là từ biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp về thời gian, thể trạng, về mức độ.‖ Phụ từ không thể đảm nhận vai trò của các yếu tố chính, mà chỉ làm yếu tố phụ trong cấu tạo của ngữ. Phụ từ thể hiện ý nghĩa ngữ pháp về thời gian (ví dụ: Con sẽ ăn ơm), về thể trạng (ví 47 dụ: C ấy đã đi rồi), về mức độ (ví dụ: m y vi tín i u này rất tốt), … Trong những câu trên, những từ sẽ, đã, rất … là phụ từ. P ụ từ trong tiếng Việt khác các từ loại khác (như danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ) ở chỗ nó không có ý nghĩa thực, ý nghĩa từ vựng để biểu thị tên gọi, hoạt động, trạng thái hay tính chất, số lượng của sự vật và nó cũng không có ý nghĩa xưng hô, chỉ định hay thay thế tên gọi của sự vật, hiện tượng mà p ụ từ chỉ mang ý nghĩa ngữ pháp nào đó tùy theo từ loại mà chúng đi kèm, bổ nghĩa, ví dụ: - Đó là n n vật mà tôi đã mua. - Mẹ đ n phơi áo ngoài kia. - Cô ấy ẳn ham tiền. Trong những ví dụ trên thì phụ từ là những từ được in đậm. Như vậy từ loại trạng từ trong tiếng Việt là không có. Nó chỉ được những nhà i t n y nhắc rất hạn chế. Để hiểu theo định nghĩa trạng từ tiếng Anh thì tiếng Việt không có từ loại nào hoàn toàn tương đương mà chỉ có những yếu tố tương đương. Những yếu tố này sẽ được nói rõ ở chương 2. 1.2. Tổng quan về dịch thuật 1.2.1. Khái niệm dịch Khi nói đến dịch hay dịch thuật người ta thường hiểu một cách đơn giản như Steiner [163;tr.287] đó là ―dịch thuật là chuyển di nghĩa giữa hai ngôn ngữ‖. Theo cách hiểu này thì trong quá trình dịch một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác, người dịch chuyển đổi một văn bản gọi là văn bản nguồn được viết bằng một ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ nguồn thành một văn bản gọi là văn bản đích được viết bằng ngôn ngữ khác gọi là ngôn ngữ đích. Tuy nhiên cách hiểu này không cụ thể và có nhiều tranh cãi. M. Fyodorov đã đưa ra định nghĩa về dịch thuật được nhiều người thừa nhận: ―D là uyển đạt một văn bản từ một n n n này (n uồn) s n một n n n k (đí ) một trun t àn tron ừn mự ó t ể, ả về nội dun lẫn về n t .‖ Theo cách hiểu này thì dịch thuật là dùng một thứ tiếng khác để truyền đạt tất cả những cái gì đã được truyền đạt bằng thứ tiếng kia. Người dịch có bổn phận truyền đạt một cách trung thành ―những cái đã được truyền đạt ấy‖ cả về nội dung và về hình thức. 48 Jakobson [143;tr.114] đã cụ thể hóa dịch thuật bằng ba loại hình dịch là: dịch nội ngữ (intralingual translation), dịch liên ngữ (interlingual translation), dịch liên ký hiệu (intersemiotic translation). Dịch nội ngữ (hay còn được gọi là diễn dịch) là giải nghĩa, diễn giải (paraphrase) các ký hiệu ngôn ngữ bằng các ký hiệu khác của chính ngôn ngữ ấy. Nghĩa là sắp xếp lại văn bản dịch bằng cách dùng cách viết khác, dùng từ ngữ khác, cấu trúc khác thường để làm rõ nghĩa văn bản hơn. Dịch nội ngữ có các dạng như là: bản trích yếu (précis), bản tóm tắt (summary), đoạn trích dẫn, lời trích dẫn gián tiếp (indirect quotation) và những cụm ký hiệu (signal phrase) (là những cụm từ, mệnh đề hoặc câu dùng lời trích dẫn (quotation), tóm tắt (summary), hay lời diễn giải (paraphrase), Ví dụ về tóm tắt: Tóm tắt truyện ―ông già và biển cả‖ của Ernest Hemingway Ông già và biển cả Ôn ià X n i đ n vùn n i t l u, n n đã l u k n kiếm đ on nào. Đêm n ủ, lão mơ về t ời tr i trẻ với tiến són ào, ơn v biển, n n on tàu, n n đàn s tử. Lần này, lão lại r k ơi. ế rồi, một on lớn tín k í k quặ mắ mồi. Đó là một on kiếm to lớn mà lão ằn mon ớ . u i n ày b đêm vật lộn ự kỳ ăn t ẳn và n uy iểm, lão đã iết đ on . N n trên đ ờn qu y vào bờ, từn đàn mập un d đu i t o rỉ t t on kiếm. Lão p ải đơn độ iến đấu đến ki t s với lũ mập. uy vậy, lão vẫn n ĩ k n i đơn nơi biển ả. K i vào đến bờ t on kiếm ỉ òn trơ lại bộ x ơn . ron iấ n ủ, lão lại mơ về n n on s tử. Ví dụ lời về lời dẫn gián tiếp Lời trực tiếp: Lo n nói: H m n y on k n ăn ơm n à. Lời gián tiếp: Lo n nói với mẹ là m n y ấy k n ăn ơm n à. Dịch liên ngữ là giải nghĩa các ký hiệu trong ngôn ngữ này bằng các ký hiệu trong ngôn ngữ khác, ví dụ: Câu tiếng Anh: He, who has last laugh, laughs best. Câu dịch tiếng Việt: C ời n ời m tr ớ , m s u n ời ời. 49 Dịch liên ký hiệu là diễn giải các ký hiệu ngôn ngữ bằng các ký hiệu thuộc hệ thống phi ngôn ngữ, ví dụ như âm nhạc, hình ảnh. Trong ba loại hình dịch trên thì dịch liên ngữ là trọng tâm truyền thống của các nghiên cứu dịch thuật. 1.2.2. Lý thuyết dịch Theo Jeremy [50], công việc dịch thuật đã có từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên. Dịch thuật ban đầu chỉ được xem là một phần của việc học ngoại ngữ. Học ngoại ngữ thời bấy giờ chủ yếu là dựa vào việc học ngữ pháp và tập dịch. Trong giai đoạn đầu này của dịch thuật thì đã có sự phân biệt giữa ―dịch chữ‖ (nghĩa là dịch đúng từng chữ, word-for-word), và ―dịch nghĩa‖ (nghĩa là dịch đúng từng nghĩa, sense-for-sense). Đây là cơ sở cho các bài viết về dịch thuật trong nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ 17 lý thuyết dịch mới có bước những bước tiến quan trọng. John Dryden [126], một dịch giả người Anh, trong lời mở đầu cho bản dịch cuốn sách Epistle của Ovid mà ông hoàn thành vào năm 1680 đã quy dịch thuật thành ba cách là dịch từng chữ (metaphrase), dịch thoát ý (paraphrase), phỏng dịch (imitation). Trong đó dịch từng chữ là dịch bám từng chữ và từng dòng. Giống khái niệm ―dịch chữ‖. Dịch thoát ý là dịch có độ thoáng, người dịch truyền đạt đúng ý của tác giả, nhưng không cần phải bám sát từ ngữ của tác giả, nghĩa là có thể thay đổi câu chữ. Giống khái niệm ―dịch nghĩa‖. Phỏng dịch là cách dịch không bám vào từng chữ, cũng không bám vào ý của nguyên tác, mà dịch tự do. Sau Dryden, thì Alexander Fraser Tytler [166] trong bài Ess y on t prin ipl s of tr nsl tion (tiểu luận về các nguyên tắt dịch thuật) viết năm 1797 đã đưa ra ba nguyên tắc dịch đó là: thứ nhất, dịch giả phải truyền đạt trọn vẹn các ý tưởng của nguyên tác; thứ hai, văn phong và cách viết phải có cùng đặc tính như của nguyên tác; thứ ba, bản dịch phải mang đầy đủ phong vị tự nhiên, dễ dàng trong câu chữ của nguyên tác. Đến đầu thế kỷ 20, các khái niệm ―trung thành‖, ―chính xác‖ xuất hiện. và sau đó mở rộng ra thành các khái niệm ―tín‖ (fidelity), ―thần‖ (spirit), và ―chân‖ (truth). Các khái niệm ―tín‖, ―thần‖ và ―chân‖ cũng đã theo suốt lịch sử dịch thuật với những cách hiểu khác nhau trong từng giai đọan. Ví dụ khái niệm ―tín‖ được coi là lối dịch 50 bám sát từng chữ vào thời của Horace, nhưng đến thế kỷ 17 thì khái niệm này được hiểu là trung thành với nghĩa muốn nói của tác giả chứ không phải với chữ. ―Thần‖ cũng đã mất đi cái nghĩa tôn giáo gốc của nó và được dùng với nghĩa là tinh thần (năng lượng) sáng tạo thể hiện trong văn bản hoặc ngôn ngữ. Vào thế kỷ 20, ở Việt Nam khi nói tới tiêu chí dịch thuật thường nhắc tới 3 chữ ―tín‖, ―đạt‖, ―nhã‖ mà Trung Quốc dùng. Ba tiêu chuẩn này được lấy làm căn cứ để đánh giá, thảo luận, trao đổi trong dịch thuật. Ba chữ ấy có thể được hiểu là: ―tín‖ là dịch sao cho đúng từng chữ, ―đạt‖ là dịch đúng nguyên ý của tác giả, không câu nệ vào từng chữ, còn ―nhã‖ là tôn trọng văn phong của tác giả. Tuy nhiên một số người nghiên cứu về dịch thuật cho rằng người dịch phải có bổn phận truyền đạt một cách trung thành ―những cái đã được truyền đạt‖. Bàn về vấn đề ―tín‖, ―đạt‖, ―nhã‖ trong dịch thuật thì Cao Xuân Hạo xem ―tín‖ như là yếu tố quan trọng, yếu tố quyết định trong dịch thuật. Cho đến nửa sau của thế kỷ 20 lý thuyết dịch vẫn còn nằm trong cuộc tranh cãi là ―dịch chữ‖, ―dịch nghĩa‖, và ―dịch trung thành‖. Vào nửa cuối thế kỷ 20, những cuộc tranh luận về vấn đề ―dịch chữ‖ và ―dịch nghĩa‖, (hay còn được gọi là ―dịch nguyên văn‖ và ―dịch thoáng nghĩa‖) đã nhường chỗ cho vấn đề ―dịch tương đương‖. Bản chất của ―tương đương‖ trong dịch thuật được nhiều học giả nghiên cứu. 1.2.3. Tƣơng đƣơng trong dịch thuật Trong dịch thuật người ta chia thành các đơn vị dịch. Có 5 đơn vị trong dịch thuật đó là: câu, mệnh đề, cụm từ, từ và hình vị. Có những quan điểm khác về đơn vị dịch như chọn đơn vị dịch là toàn văn bản, hay đơn vị dịch là những câu văn dài hay những đoạn văn ngắn, đơn vị dịch có thể là mệnh đề, hoặc câu là đơn vị hạt nhân trong dịch thuật. Có những quan điểm chọn khái niệm uyển chuyển hơn làm đơn vị dịch như là: đơn vị dịch là một thang trượt (a sliding scale), một hành động văn bản‖ (text act)… Và có quan điểm cho rằng toàn văn bản là đơn vị dịch. Vì bản chất văn bản xác định rằng không có thành phần nào trong văn bản có thể được xử lý riêng lẽ nên đơn vị dịch được khẳng định là đơn vị độc lập chứ không cô lập. Với quan điểm này đơn vị dịch có thể được định nghĩa như sau: ―Đơn vị dịch là thành phần nhỏ nhất của văn bản ngôn ngữ nguồn, độc lập về ngữ nghĩa đối với các thành phần khác trong văn bản và có thể 51 chuyển ngữ, được dịch sang ngôn ngữ đích. Hình thức của đơn vị dịch có thể ở cấp độ từ hình vị đến câu; song chức năng văn bản của đơn vị dịch được thể hiện ở tính toàn vẹn về cấu trúc thông tin, và thường được nhận ra khi đơn vị dịch thực hiện những chức năng văn bản trong văn bản ngôn ngữ nguồn. Những chức năng văn bản này phải được tái thể hiện ở văn bản ngôn ngữ đích‖ (dẫn theo Lưu Trọng Tuấn, (2009), D ch thuật - ăn bản khoa h c. NXB KHXH.) Khi nghiên cứu về dịch thuật người ta đưa ra các cấp độ tương đương. Đó là tương đương ở cấp độ từ, tương đương ở cấp độ câu, tương đương vượt khỏi cấp độ câu, hoặc bỏ qua quan điểm tương đương, hoặc vượt khỏi tương đương về nghĩa hoặc tương đương trong mô hình dịch thuật động. Tương đương có thể là tương đương về nghĩa, có thể là tương đương hoàn toàn hay tương đương một phần trong các văn bản dịch. Tương đương có thể là tương đương về ngữ cảnh, về ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ vựng…Tương đương có thể là tương đương từ đối với từ, ngữ đối với ngữ, câu đối với câu. Dù đưa ra các cấp độ tương đương nhưng đó chỉ là tương đương tương đối còn tương đương tuyệt đối trong dịch thuật được xem là không thể có. Những khái niệm về tương đương có tính mở đường trong dịch thuật của các học giả là: tương đương hình thức và tương đương năng động và nguyên lý hiệu quả tương đương của Eugene Nida [156], dịch ngữ nghĩa và dịch truyền đạt của Peter Newmark [155], và khái niệm tương xứng (korrespondenz) và tương đương (aquivalenz) của Werner Koller [144]. Vấn đề tương đương đã được Roman Jakobson bàn đến đầu tiên vào nửa cuối thế kỷ 20. Ông nhấn mạnh rằng ta có thể hiểu được một từ ngay cả khi ta chưa hề thấy hoặc trải nghiệm thực tế với khái niệm hoặc cái vật thể ấy. Ông đã đưa ra hai từ làm ví dụ là ambrosia (thức ăn của các vị thần) và nectar (rượu của các vị thần) đây là những từ trong thần thoại Hy Lạp mà người đọc chưa bao giờ gặp hay dùng thử trong thực tế. Nhưng họ vẫn hiểu, vẫn biết từ đó chỉ cái gì cho dù trong thực tế không có hoặc họ chưa bao giờ trải nghiệm. Ông cho rằng ―thường thì không có một tương đương trọn vẹn giữa các đơn vị mã‖. Ông đưa ra ví dụ từ cheese (pho mát) trong tiếng Anh không có nghĩa hệt như từ syr trong tiếng Nga vì 52 đơn vị mã này trong tiếng Nga không bao gồm khái niệm cottage cheese (phó mát s đ n ). Vấn đề nghĩa, tương đương và tính chất có thể dịch được hay không của ngôn ngữ đã được Eugene Nida [156] nghiên cứu một cách có hệ thống hơn. Nida đã đưa ra hai khái niệm là t ơn đ ơn n t c và t ơn đ ơn năn động. Theo ông tương đương hình thức là tập trung vào hình thức và nội dung của thông điệp, làm cho thông điệp ở ngôn ngữ đích tương xứng nhất với ngôn ngữ nguồn. Những bản dịch theo hình thức tương đương này bám sát cấu trúc của văn bản nguồn, có nhiều chú giải học thuật theo sát ngôn ngữ và phong tục của văn hóa nguồn. Còn tương đương năng động: là dựa trên ―nguyên lý hiệu quả tương đương‖ nghĩa là mối quan hệ của người đọc bản dịch và bản dịch phải gần như giống hệt mối quan hệ giữa người đọc nguyên tác và nguyên tác. Tính ―tự nhiên‖ là yêu cầu chính của tương đương năng động. Ở dạng này lấy người đọc bản dịch làm trọng tâm, ―cái ngoại lai‖ của văn bản nguồn bị cắt giảm tối đa để phù hợp với nhu cầu ngôn ngữ và mong đợi văn hóa của người đọc bản dịch. Newmark [155] đã đưa ra khái niệm d ch ng n ĩ (semantic translation) và d ch truyền đạt (communicative translation). Theo ông dịch ngữ nghĩa là cách dịch tái tạo chính xác ý nghĩa có trong ngữ cảnh của nguyên tác bằng những cấu trúc ngữ nghĩa và cú pháp gần nhất với nguyên tác. Còn dịch truyền đạt là cách dịch tạo nên ở người đọc hiệu quả gần giống nhất với hiệu quả có được ở người đọc nguyên tác. Khái niệm d ch truyền đạt và d ch ng n ĩ của Newmark có điểm giống và khác với khái niệm t ơn đ ơn năn động và t ơn đ ơn n t c của Nida: giống ở chỗ hiệu quả mà nó cố tạo ra ở người đọc văn bản đích, khác nhau ở chỗ dịch truyền đạt cố gắng tạo nên ở người đọc bản dịch hiệu quả gần giống nhất chứ không thể là hiệu quả tương đương với người đọc nguyên tác. Vì theo ông nếu bối cảnh về thời gian và không gian khác nhau thì hiệu quả ấy là không thực hiện được. Ví dụ bản dịch thơ Homer không thể trông đợi tạo ra hiệu quả người đọc hệt như hiệu quả mà nguyên tác tạo ra cho người đọc vào thời Hy Lạp cổ đại. Werner Koller [144] đã đưa ra khái niệm t ơn x ng (korrespondenz) và t ơn đ ơn (aquivalenz). Theo Koller thì tương xứng thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học đối chiếu, so sánh hai hệ thống ngôn ngữ và mô tả những tương đồng và khác biệt 53 giữa chúng. Còn tương đương là các trường hợp tương đương và ngữ cảnh của hai văn bản nguồn và đích. Koller đã đưa ra năm loại tương đương đó là: tương đương sở thị (denotative equivalence), tương đương liên tưởng (connotative equivalence), tương đương chuẩn văn bản (text-normative equivalence), tương đương ngữ dụng (pragmatic equivalence), tương đương dạng thức (formal equivalence). Trong đó mỗi loại tương đương hướng về những mục tiêu khác nhau. Đó là t ơn đ ơn s th là tương đương về nội dung nằm ngoài ngôn ngữ của văn bản. ơn đ ơn liên t ng liên quan đến các lựa chọn từ vựng, đặc biệt là giữa các từ cận nghĩa. ơn đ ơn u n văn bản liên quan đến loại văn bản, mỗi loại hoạt động mỗi khác. ơn đ ơn n dụng hoặc tương đương truyền đạt hướng trọng tâm về phía người tiếp nhận văn bản. ơn đ ơn dạng th c liên quan đến thể thức và tính thẩm mỹ của văn bản, bao gồm cả chơi chữ và các đặc tính cá nhân của văn bản nguồn. Nói tóm lại tương đương là vấn đề trung tâm trong lý thuyết dịch thuật. Các khái niệm tương đương đã đặt người đọc bản dịch vào trung tâm của dịch thuật. Đối với đề tài của luận án chúng tôi sẽ sử dụng tương đương về hình thức để khảo sát việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Nghĩa là tập trung so sánh, đối chiếu hình thức và nội dung của thông điệp bên ngôn ngữ đích (tiếng Việt) tương xứng với bên ngôn ngữ nguồn (tiếng Anh). Cụ thể là hình thức của trạng từ tiếng Anh được chuyển dịch sang tiếng Việt thì như thế nào, và cũng thông điệp có chứa trạng từ tiếng Anh đó khi dịch sang tiếng Việt thì sẽ thay đổi ra sao. Tiểu kết chƣơng 1 Phần đầu chương 1 trình bày các khái niệm từ loại qua các giai đoạn và trong các ngôn ngữ khác nhau để từ đó tìm được tiêu chí phân định từ loại phù hợp với đặc điểm không biến hình của tiếng Việt. Trong tiếng Việt không có từ loại trạng từ như tiếng Anh mà chỉ có những yếu tố tương đương với nó. Trong tiếng Anh trạng từ được cho là thuộc về nhóm thực từ, là nhóm từ loại mở, nhóm từ loại giữ vai trò quan trọng, mang nét nghĩa chính của câu. Số lượng của nhóm từ loại này luôn gia tăng và phát triển không ngừng. 54 Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, được phân chia thành hai từ loại là thực từ và hư từ. Không có từ loại trạng từ trong tiếng Việt. Từ loại gần giống với chức năng trạng từ tiếng Anh nhất trong tiếng Việt là p ụ từ. Phụ từ trong tiếng Việt thuộc loại hư từ. H từ thiên về tính chất ngữ pháp, nó không phản ánh sự vật hiện tượng nhưng nó là phương tiện để biểu thị các quan hệ ngữ pháp. Hư từ gần giống như n óm từ loại đón trong các ngôn ngữ biến hình, số lượng hư từ ít, không có khả năng mở rộng. Chính vì thế phụ từ trong tiến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn tiến sĩ- Khảo cứu việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt (qua tác phẩm Harry Porter).pdf
Tài liệu liên quan