Tài liệu Luận án Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông dân người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN
HÀNH VI GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ VẬN DỤNG
NGUỒN VỐN XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN NGƯỜI VIỆT Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG QUÁ TRÌNH
CHUYỂN DỊCH TỪ TRỒNG LÚA SANG NUÔI TÔM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN
HÀNH VI GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ VẬN DỤNG
NGUỒN VỐN XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN NGƯỜI VIỆT Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG QUÁ TRÌNH
CHUYỂN DỊCH TỪ TRỒNG LÚA SANG NUÔI TÔM
Chuyên ngành: DÂN TỘC HỌC
Mã số: 62.22.70.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1.GS.TS. Lương Văn Hy
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp
Phản biện độc lập:
- PGS.TS. Phan An
- PGS.TS. Hoàng Lương
Phản biện 1: PGS.TS. Phan Xuân Biên
Phản biện 2: TS. Phan Văn Dốp
Phản biện 3: PGS.TS. Lê Thanh Sang
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2011
MỤC LỤC
Trang
Dẫn luậ...
317 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận án Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông dân người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN
HÀNH VI GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ VẬN DỤNG
NGUỒN VỐN XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN NGƯỜI VIỆT Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG QUÁ TRÌNH
CHUYỂN DỊCH TỪ TRỒNG LÚA SANG NUÔI TÔM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN
HÀNH VI GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ VẬN DỤNG
NGUỒN VỐN XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN NGƯỜI VIỆT Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG QUÁ TRÌNH
CHUYỂN DỊCH TỪ TRỒNG LÚA SANG NUÔI TÔM
Chuyên ngành: DÂN TỘC HỌC
Mã số: 62.22.70.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1.GS.TS. Lương Văn Hy
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp
Phản biện độc lập:
- PGS.TS. Phan An
- PGS.TS. Hoàng Lương
Phản biện 1: PGS.TS. Phan Xuân Biên
Phản biện 2: TS. Phan Văn Dốp
Phản biện 3: PGS.TS. Lê Thanh Sang
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2011
MỤC LỤC
Trang
Dẫn luận ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài– Mục đích nghiên cứu........................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 4
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn............................................................... 6
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu và chọn điểm nghiên cứu .......................................... 8
6. Những đóng góp mới của luận án .................................................................... 11
7. Bố cục của luận án............................................................................................ 11
Chương 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ HAI CỘNG ĐỒNG
NÔNG DÂN CHUYỂN DỊCH TỪ TRỒNG LÚA SANG NUÔI TÔM
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1 Các khái niệm liên quan và tổng quan về tình hình nghiên cứu ..................... 13
1.1.1 Các khái niệm liên quan của luận án .......................................................... 13
1.1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu............................................................. 21
1.2 Những hướng tiếp cận của luận án về lý thuyết ................................................ 30
1.2.1 Chấp nhận rủi ro, giảm thiểu và phân tán rủi ro.......................................... 31
1.2.2 Vốn xã hội như một nguồn lực ................................................................... 42
1.3 Tổng quan về hai cộng đồng nông dân chuyển dịch từ lúa sang tôm: miêu
tả dân tộc học ............................................................................................................... 50
1.3.1 So sánh hai cộng đồng qua một số phân tích số liệu định lượng ................ 50
1.3.2 Ấp Thị Tường, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau ....................... 57
1.3.3 Ấp Đình, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.......................... 61
1.3.4 Quá trình chuyển dịch từ lúa sang tôm ở đồng bằng sông Cửu Long
và hai địa bàn nghiên cứu..................................................................................... 66
Chương 2
HÀNH VI PHÂN TÁN VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ CỦA NÔNG DÂN NUÔI TÔM VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm .......................................................... 78
2.1.1 Chính sách ................................................................................................... 78
2.1.2 Đất đai- môi trường ..................................................................................... 83
2.1.3 Kiến thức – kỹ thuật .................................................................................. 87
2.1.4 Lao động và sự hợp tác trong sản xuất........................................................ 92
2.1.5 Vốn sản xuất ................................................................................................ 97
2.1.6 Sản xuất, thị trường tiêu thụ, chi phí và thu nhập .................................... 102
2.2 Tính bất ổn của nghề nuôi tôm: một số phân tích ........................................... 116
2.3 Hành vi phân tán và giảm thiểu rủi ro của nông dân nuôi tôm...................... 124
2.3.1 Phân tán và giảm thiểu rủi ro khi chuyển dịch từ lúa sang tôm ............... 125
2.3.2 Phân tán và giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất: áp dụng khoa học
kỹ thuật một cách chọn lọc................................................................................ 135
Chương 3
QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ VỐN XÃ HỘI Ở CỘNG ĐỒNG NÔNG DÂN
NUÔI TÔM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1 Quan hệ xã hội và vốn xã hội ở cộng đồng nông dân nuôi tôm ...................... 150
3.1.1 Các tổ chức xã hội quan phương............................................................... 151
3.1.2 Các tổ chức và mạng lưới xã hội phi quan phương .................................. 166
3.1.2.1 Gia đình - dòng họ và quan hệ hôn nhân..................................... 166
3.1.2.2 Các tổ chức tôn giáo - tín ngưỡng ............................................... 183
3.1.2.3 Hội “dân/ dâng quan” .................................................................. 191
3.1.2.4 Các nhóm hụi............................................................................... 194
3.2 Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động kinh tế ở cộng đồng nông dân nuôi
tôm vùng ĐBSCL................................................................................................. 198
3.2.1 Sự tương trợ về vốn ................................................................................ 199
3.2.2 Sự tương trợ về kỹ thuật và thông tin thị trường ................................... 206
3.2.3 Sự tương trợ về lao động......................................................................... 208
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 216
Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 224
Chú thích.................................................................................................................... 239
Phụ lục 1 (Một số so sánh định lượng về hai cộng đồng) ..................................... 248
Phụ lục 2 (Bảng hỏi) ................................................................................................. 257
Phụ lục 3 (Biên bản phỏng vấn) ............................................................................... 272
Phụ lục 4 (Một số hình ảnh của hai cộng đồng nghiên cứu) ................................. 305
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Bảng 1.1: Dân số, diện tích đất đai và tỷ lệ hộ nuôi tôm ở hai địa bàn nghiên cứu . 51
2. Bảng 1.2: Số hộ đã từng/ có nuôi tôm tại hai cộng đồng khảo sát............................ 51
3. Bảng 1.3: Các hình thức nuôi tôm tại hai cộng đồng khảo sát ................................. 51
4. Bảng 1.4: Số thế hệ trong hộ ở hai cộng đồng khảo sát............................................ 52
5. Bảng 1.5: Số nhân khẩu hộ gia đình ở hai cộng đồng khảo sát ................................ 52
6. Bảng 1.6: Việc làm chính trong 12 tháng qua ở hai cộng đồng khảo sát ................. 53
7. Bảng 1.7: Diện tích vuông tôm hộ gia đình sở hữu và đang sử dụng ở hai cộng
đồng khảo sát................................................................................................................. 53
8. Bảng 1.8: Diện tích vuông tôm thấp nhất và cao nhất các hộ gia đình sở hữu và
đang sử dụng ................................................................................................................. 54
10. Bảng 2.1: So sánh hiệu suất lúa và tôm/ 1 năm tại thời điểm chuyển dịch ở hai
địa bàn nghiên cứu ...................................................................................................... 111
12. Bảng 2.2: Chi phí và lợi nhuận bình quân từ nuôi tôm nếu có thu hoạch của các
hình thức nuôi tôm trên 1 ha/ 1 năm tại địa bàn khảo sát vào năm 2009 ................... 112
13. Bảng 2.3: Đánh giá về đời sống kinh tế của các hộ nuôi tôm kể từ khi chuyển
dịch sang nuôi tôm ở hai cộng đồng ........................................................................... 114
14. Bảng 3.1: Số lượng thành viên các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp tại hai địa bàn nghiên cứu ................... 153
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
1. Hình 1.1: Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 56
2. Hình 1.2: Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam và vùng ĐBSCL................................ 67
3. Hình 1.3: Diện tích và số hộ nuôi tôm ở xã Tân Chánh qua các năm ...................... 74
4. Hình 2.1: Sơ đồ phân cấp quản lý công tác khuyến nông các cấp ........................... 82
5. Hình 2.2: Mạng lưới thị trường tiêu thụ tôm ở địa bàn khảo sát ............................ 109
6. Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống thân tộc, quê quán của người hôn phối và đặc điểm hôn
nhân của dòng họ Nguyễn ấp Đình, Tân Chánh ......................................................... 179
7. Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống thân tộc, quê quán của người hôn phối và đặc điểm hôn
nhân của dòng họ Nguyễn ấp Thị Tường, Cà Mau..................................................... 181
1
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài – Mục đích nghiên cứu
Hiện nay, tuy Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa và kết quả là
tỷ trọng của ngành nông nghiệp đã giảm dần trong cơ cấu tổng sản phẩm. Năm
2008, cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 22,2%, trong
khi đó ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 39,8% và dịch vụ chiếm 38% [7,
tr.16], [63, tr.38]. Tuy tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp đã giảm trong cơ cấu tổng sản
phẩm quốc gia nhưng lực lượng lao động tham gia trong lĩnh vực này vẫn chiếm
một tỷ lệ quan trọng. Đến năm 2009, cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên trong ngành
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 51,92% [63, tr. 25]. Ngoài ra, trong
vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, với tiềm năng to lớn của nông nghiệp của Việt
Nam như hiện nay thì nông nghiệp và nông dân vẫn là những vấn đề quan trọng.
Với đặc điểm tự nhiên là một vùng đồng bằng trù phú, thường xuyên được
dòng sông Mê Kông bồi đắp phù sa, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một
vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Trong
bối cảnh ngày càng tham gia mạnh mẽ vào thị trường thế giới, vùng đất này đã có
những thay đổi mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Với những chính sách khuyến
khích phát triển sản xuất nông nghiệp, sự tự do hóa thương mại, và những tiến bộ về
khoa học kỹ thuật hiện nay, các hoạt động kinh tế đa dạng của vùng đã và đang
hướng về sản xuất thị trường. Sản xuất nông nghiệp thương mại giá trị cao ngày
càng gia tăng về quy mô và cường độ. Kết quả là, tuy chỉ chiếm 12% diện tích tự
nhiên của cả nước, khoảng 30% diện tích đất nông nghiệp và 21% dân số nhưng
hàng năm đồng bằng này cung cấp 50% sản lượng lúa gạo, 90% lượng gạo xuất
khẩu, 80% sản lượng thủy sản, 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, và 60%
kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đóng góp khoảng 18% GDP cả nước [4, tr. 17],
[168]. Đi cùng với những con số tăng trưởng kinh tế ở tầm vĩ mô là thực tế ĐBSCL
không thể chỉ được hình dung như một vùng sản xuất nông nghiệp với những nông
2
dân quanh năm chỉ biết có công việc đồng ruộng cố hữu mà nơi đây đã có những
biến đổi sâu sắc trên nhiều phương diện. Trong các phương thức mưu sinh của các
cư dân tại đây, những thay đổi cũng đã biểu hiện rất sâu sắc.
Trong những thập kỷ qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đã
trở thành một hiện tượng nổi bật của vùng. Thế nhưng, đi cùng với sự chuyển đổi
phương thức mưu sinh mạnh mẽ hướng về thị trường này thì tình trạng sản xuất
nông nghiệp trong thời gian qua ở ĐBSCL lại nổi bật với những hiện tượng điệp
khúc “trồng – chặt,” “trúng mùa – rớt giá,” người nông dân thường xuyên thay đổi
phương thức mưu sinh của mình theo nhịp điệu biến động của nhu cầu thị trường.
Thật vậy, nông dân ĐBSCL thường được đánh giá là nhanh nhạy trong việc đáp
ứng với thị trường và đây cũng được cho là nguyên do của sự chuyển dịch tự phát,
và điệp khúc chuyển đổi mưu sinh chưa có hồi kết [62, tr.8].1
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã và đang diễn ra
mạnh mẽ với nhiều mô hình chuyển dịch từ đối tượng trồng trọt này sang đối tượng
trồng trọt khác, từ trồng trọt sang chăn nuôi, hay từ đối tượng chăn nuôi này sang
đối tượng chăn nuôi khác. Trong các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSCL,
có thể nói mô hình chuyển dịch từ trồng lúa năng suất thấp sang nuôi tôm thương
mại trong những năm qua là một trong những mô hình diễn ra mạnh mẽ và quy mô
nhất, làm thay đổi nhiều khía cạnh của vùng ĐBSCL trên các lĩnh vực kinh tế, xã
hội và sinh thái.
Trong lĩnh vực nuôi tôm có ba mô hình chuyển dịch chủ yếu: lúa-tôm, rừng-
tôm và muối-tôm. Giống tôm được nuôi chủ yếu hiện nay ở vùng ĐBSCL là tôm sú
(black tiger shrimp, Penaeus Monodon) và tôm thẻ chân trắng (white-leg shrimp,
Penaeus Vannamei). Tuy chưa có số liệu thống kê chính thức về diện tích chuyển
dịch của từng loại mô hình cho cả vùng ĐBSCL hiện nay nhưng có bằng chứng cho
thấy mô hình chuyển từ lúa – tôm là hình thức phổ biến nhất trong các loại hình
chuyển dịch sang nuôi tôm. Vào năm 2001, (giai đoạn chuyển dịch sang nuôi tôm ồ
ạt ở ĐBSCL), trong tổng số 127.899 ha nuôi tôm của cả vùng thì diện tích mô hình
3
chuyển dịch lúa-tôm đã là 118.000 ha. Mô hình này đặc biệt phát triển ở những
vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ canh tác lúa một vụ không hiệu quả sang độc
canh tôm hay tôm – lúa luân canh [49, tr.7]. Hay theo thống kê của Sở Thủy sản Cà
Mau, vào năm 2004, trong tổng số 247.510 ha diện tích nuôi tôm của toàn tỉnh thì
chỉ tính riêng diện tích chuyển đổi từ lúa sang tôm theo sau chính sách khuyến
khích của chính quyền địa phương đã là 130.000 ha [62, tr.8].
Ở các cộng đồng nông dân thực hiện việc chuyển dịch từ lúa sang tôm đã
diễn ra một sự chuyển biến mạnh mẽ về phương thức sinh kế của nông dân trên các
khía cạnh sinh thái và hiệu quả kinh tế. Người dân tại những vùng đất này, do điều
kiện sinh thái đặc thù của vùng giao thoa giữa đất liền và biển với sáu tháng nước
ngọt và sáu tháng nước mặn, trước khi chuyển sang nuôi tôm, một năm người nông
dân đa phần chỉ có thể làm được một vụ lúa và do vậy năng suất không cao2. So với
các vùng chuyên canh lúa vốn hàng năm có thể sản xuất từ hai đến ba vụ thì những
vùng nước lợ này, trong thời đại hoàng kim của xuất khẩu gạo, đã không thể tham
gia tích cực vào quá trình sản xuất hàng hóa cho thị trường. Thế nhưng trong điều
kiện mới về nhu cầu thị trường, chính sách nhà nước, sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, và lợi thế so sánh tự nhiên thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là
con tôm, một mặt hàng có giá trị cao, những vùng nước lợ này đã bắt đầu gia nhập
mạnh mẽ vào sản xuất thị trường. Đối với trồng lúa, sản phẩm làm ra có thể một
phần phục vụ cho nhu cầu lương thực của gia đình, một phần tham gia thị trường để
trang trải các chi phí khác của hộ gia đình. Thế nhưng đối với hình thức nuôi tôm,
sản phẩm làm ra chủ yếu để tham gia thị trường. Do tính siêu lợi nhuận của tôm so
với lúa nên hình thức chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ lúa sang tôm đã được xem như
một lời giải cho bài toán giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế ở những vùng đất này.
Tuy nhiên, đồng nghĩa với việc chuyển từ trồng lúa với chi phí đầu tư và hiệu quả
kinh tế thấp sang nuôi tôm với vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế cao và phụ thuộc
mạnh mẽ vào thị trường, nông dân cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong phương
thức sinh kế mới này. Việc chấp nhận những rủi ro này có thể vừa là một con đường
dẫn đến sự tăng trưởng về kinh tế cho người nông dân nhưng cũng vừa có thể là
4
một thảm họa cho đời sống của họ. Ngoài ra, các cộng đồng cư dân sản xuất nông
nghiệp này từ lâu cũng đã hình thành một hình thức tổ chức xã hội nhất định với các
mối quan hệ xã hội đặc trưng. Đặc điểm tổ chức xã hội của cư dân vùng ĐBSCL
thường được các nhà nghiên cứu nhận diện là “mở” hay “ít chất kết dính.”
Xuất phát từ mối quan tâm về bản chất hiện tượng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế diễn ra ở vùng đất năng động này và đặc điểm các mối quan hệ xã hội của cộng
đồng cư dân tại đây cùng với vai trò của chúng trong cuộc sống người dân, chúng
tôi chọn vấn đề “Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông
dân người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình chuyển dịch từ trồng
lúa sang nuôi tôm” làm đề tài nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là tìm hiểu bản chất hành vi kinh tế của
nông dân cùng với các quan hệ xã hội của cộng đồng nông dân trong bối cảnh tham
gia mạnh mẽ vào sản xuất thị trường, áp dụng các yếu tố khoa học kỹ thuật mới và
sự hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những kết quả nghiên cứu sẽ là những kiến
thức và sự hiểu biết ở mức độ vi mô để làm cơ sở nhận diện đánh giá các vấn đề ở
tầm vĩ mô có liên quan đặc biệt là chính sách nông nghiệp.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung vào hành
vi kinh tế và quan hệ xã hội của các cộng đồng nông dân nuôi tôm ở vùng ĐBSCL.
Trong việc tìm hiểu hành vi kinh tế của nông dân, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu tư
duy giảm thiểu và phân tán rủi ro khi thực hiện hành vi kinh tế; và trong việc khảo
sát các mối quan hệ xã hội chúng tôi sẽ phác họa, hệ thống các mối quan hệ xã hội
của cộng đồng nông dân và vai trò của chúng trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt
trong hoạt động kinh tế của nông dân.
Do nuôi tôm có lợi nhuận cao và cần nhiều vốn nên ở những địa phương
nuôi tôm, việc cho thuê hay bán đất cho người ngoài cộng đồng đến nuôi tôm là một
hiện tượng phổ biến, đặc biệt đối với những vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung
như ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… Tuy nhiên, do tập trung khảo sát về mối
5
quan hệ xã hội của cộng đồng nên đối tượng khảo sát của luận án là các nông dân
dân tại chỗ làm nghề nuôi tôm. Các nông dân có thể chuyển hoàn toàn từ trồng lúa
sang chuyên canh tôm hoặc thực hiện luân canh tôm lúa. Chúng tôi cũng nhận thức
là vùng ĐBSCL là một vùng đa dân tộc nơi có sự cộng cư của các dân tộc chủ yếu
như người Hoa, người Khmer và người Việt. Sự đa dạng tộc người này cũng thể
hiện trong nghề nuôi tôm nhưng do khả năng có giới hạn nên chúng tôi chỉ tập trung
khảo sát cộng đồng người Việt vốn là tộc người chiếm số đông tại vùng đồng bằng
này.
Để phân tích về hành vi kinh tế, chúng tôi chia xẻ quan điểm với Keyes
(1983) khi tác giả đồng ý với Popkin và một số tác giả khác khi cho là “khi thảo
luận về hành vi kinh tế phải bắt đầu với sự chú trọng đến các chủ thể cá nhân
(individual actors), chứ không phải đến cộng đồng mà trong đó hành vi kinh tế diễn
ra. Tuy nhiên, cá nhân chỉ có thể hành động trong mối liên hệ với những người
khác” [107, tr.852]. Trong nghiên cứu của Keyes đó là hành vi kinh tế diễn ra trong
mối quan hệ với các hộ gia đình mà các chủ thể hành động có các mối quan hệ chủ
yếu. Do vậy, nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào hành vi kinh tế và các quan hệ
xã hội của các nông dân nuôi tôm. Theo đó, đơn vị phân tích của chúng tôi là các
chủ thể nông dân trong hộ gia đình theo nghĩa là những cá nhân cùng sinh sống
dưới một mái nhà và cùng chung kinh tế. Phạm vi khảo sát là cộng đồng ấp. Khác
với khái niệm làng ở đồng bằng Bắc bộ như một đơn vị văn hóa xã hội, hiện nay
người dân ở ĐBSCL thường xác định tính phụ thuộc nơi cư trú của mình dựa vào
đơn vị hành chính, trong đó ấp là đơn vị cư trú nhỏ nhất. Khi thao tác trong phạm vi
hành chính này, chúng tôi nhận thức là không gian khảo sát chỉ mang tính chất
tương đối. Các mối quan hệ xã hội luôn là những liên kết rộng mở vượt ra ngoài các
không gian địa lý.
Phạm vi nghiên cứu: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích nuôi
tôm lớn nhất của cả nước. Diện tích nuôi tôm vùng ĐBCSL chiếm khoảng 89%
diện tích nuôi tôm cả nước với 539.000 ha vào năm 2008 [63, tr.322, tr.323], [167].
Ngoài ra, nơi đây có nhiều cộng đồng nông dân Việt được hình thành trong lịch sử
6
như những đơn vị văn hóa xã hội đặc trưng. Do vậy, về không gian chúng tôi chọn
địa bàn này để nghiên cứu và giải quyết các mục tiêu mà đề tài đã đặt ra.
Về thời gian, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sâu theo lát cắt đồng đại giai
đoạn năm 2009-2010 để tìm hiểu về các hoạt động kinh tế và sinh hoạt của các cộng
đồng cư dân trong khoảng thời gian này trong chu kỳ một năm. Về các khoảng thời
gian khảo sát liên quan đến đề tài, chúng tôi đã bắt đầu tiến hành các cuộc khảo sát
có tính chất khám phá phục vụ cho việc xây dựng các nội dung khảo sát cho đề tài
từ năm 2006 ở các tỉnh nuôi tôm của vùng ĐBSCL như tỉnh Kiên Giang (năm
2006), Cà Mau (năm 2007), Bạc Liêu (năm 2007), Sóc Trăng (năm 2007 và năm
2008), Trà Vinh (năm 2007 và năm 2008), Bến Tre (năm 2007 và năm 2008), Long
An (năm 2007 và năm 2008).
Do tiếp cận theo nghiên cứu trường hợp nên kết quả nghiên cứu của chúng
tôi chỉ có giá trị trong không gian khảo sát, không có giá trị khái quát cho toàn vùng
ĐBSCL nói riêng và nông dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, với cách chọn điểm
tiêu biểu và những cộng đồng khảo sát có những nét tương đồng về tộc người, các
quá trình lịch sử, kinh tế nông nghiệp, văn hóa, và xã hội với đặc điểm chung của
vùng và quốc gia, nên những kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo hữu ích về
vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên phạm vi không gian rộng lớn.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học của luận án là hệ thống, cung cấp các cứ liệu ở cấp độ vi
mô, bổ sung và làm phong phú thêm cho các cuộc tranh luận khoa học về mặt lý
thuyết khi nghiên cứu về hành vi, tư duy và đời sống xã hội của người nông dân; lý
giải bản chất của những hành vi đó và nhận diện những diện mạo kinh tế, xã hội và
văn hóa của cộng đồng cư dân nông thôn trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Qua nghiên cứu thực tế theo hướng tiếp cận khoa học trên, ý nghĩa thực tiễn
của luận án đó là trong quá trình phân tích, luận án cũng xác định những vấn đề bất
ổn cho hoạt động nông nghiệp trên nhiều khía cạnh đặc biệt là các vấn đề môi
trường và chính sách. Trên cơ sở đó, luận án sẽ nhận diện những yếu tố tích cực góp
7
phần nâng cao hiệu quả hoạt động nông nghiệp nói chung và đời sống của người
nông dân nói riêng. Trong bối cảnh vấn đề tam nông ở Việt Nam đang được tập
trung nghiên cứu và phát triển, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp thêm một cơ
sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề quan trọng này.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Trước hiện tượng điệp khúc “trồng chặt” trong hoạt động nông nghiệp vùng
ĐBSCL nói chung và việc chuyển từ trồng lúa giá trị thấp sang nuôi tôm thương
mại giá trị cao nói riêng diễn ra trong bối cảnh ở những vùng đất có điều kiện kinh
tế còn nhiều khó khăn, câu hỏi nghiên cứu thứ nhất chúng tôi đặt ra là: Bản chất
hành vi chấp nhận rủi ro của người nông dân qua việc nông dân thường xuyên thay
đổi phương thức mưu sinh của mình theo nhịp điệu biến động của nhu cầu thị
trường là gì? Cụ thể trong trường hợp nghiên cứu, đó là bản chất của vấn đề người
nông dân sẵn sàng chấp nhận chuyển đổi từ trồng lúa, một nghề truyền thống đã có
nhiều kinh nghiệm và vốn đầu tư thấp sang nuôi tôm, một nghề hoàn toàn mới, đòi
hỏi cần có sự am hiểu về khoa học kỹ thuật hiện đại và cần nhiều vốn đầu tư.
Với đặc điểm đời sống cộng đồng nông dân ở nông thôn trong quá trình hội
nhập kinh tế thế giới thông qua sản xuất thương mại tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện
nay thì câu hỏi nghiên cứu thứ hai đó là: các mối quan hệ xã hội có vai trò như thế
nào trong hoạt động kinh tế của cộng đồng nông dân? Loại vốn xã hội nào là quan
trọng? Và liệu trong bối cảnh có nhiều cơ hội và rủi ro này, xu thế cá nhân hóa
(individualization) hay xu thế củng cố nhóm (trở lên nổi trội)?
Liên quan đến câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, từ cách tiếp cận tính duy lý theo
bối cảnh (contextual rationality) trong kinh tế nông nghiệp có thể đưa ra giả thuyết
cho là do môi trường sản xuất của nông dân có nhiều bất ổn (chính sách, môi
trường, thị trường, vốn…) nên bản chất hành vi kinh tế của người nông dân là luôn
giảm thiểu và phân tán rủi ro thay vì sự tối đa hóa lợi ích (profit maximization) bất
chấp điều kiện.
8
Liên quan đến câu hỏi nghiên cứu thứ hai, dựa trên cách tiếp cận về vốn xã
hội, theo đó vốn xã hội thường được nhìn nhận có một vai trò nhất định và đôi lúc
là quan trọng trong hoạt động kinh tế, và trong bối cảnh cộng đồng nông thôn đặc
trưng bởi các mối quan hệ xã hội gần gũi dựa trên thân tộc và nơi cư trú, chúng tôi
cho là vốn xã hội ẩn chứa trong những mối quan hệ xã hội này sẽ có vai trò quan
trọng trong hoạt động kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh nghề nuôi tôm là một sinh kế
hoàn toàn mới cần nhiều kiến thức và vốn sản xuất.
5. Phương pháp nghiên cứu và chọn điểm nghiên cứu
Trên cơ sở các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết đã đưa ra, chúng tôi
chọn phương pháp nghiên cứu trường hợp để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận
án; và để thu thập thông tin chúng tôi kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng,
định tính và các cuộc quan sát tham dự vào hoạt động của người dân tại hai cộng
đồng. Đây là các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của ngành Dân tộc học/ Nhân
học.
Người dân ĐBSCL hiện nay nuôi tôm theo ba hình thức: quảng canh (quảng
canh truyền thống), quảng canh cải tiến, và công nghiệp. Quảng canh và quảng canh
cải tiến là hai hình thức nuôi phổ biến nhất của các hộ nông dân nuôi tôm hiện nay.3
Do vậy, chúng tôi chọn hai cộng đồng nông dân để nghiên cứu. Một cộng đồng nuôi
tôm theo hình thức quảng canh truyền thống và một cộng đồng theo hình thức
quảng canh cải tiến. Hai cộng đồng này có đặc điểm chung là cư trú ở khu vực
trước đây là vùng sản xuất lúa nước một vụ kém hiệu quả đã thực hiện chuyển dịch
mạnh mẽ từ lúa sang tôm theo chính sách khuyến khích chung của nhà nước nhưng
mỗi địa bàn khác nhau về quá trình thực hiện. Một cộng đồng có sự chuyển dịch
đồng loạt và một cộng đồng có sự chuyển dịch tiệm tiến. Bên cạnh đó, để tìm hiểu
đặc điểm quan hệ xã hội và vai trò của chúng trong đời sống của cư dân trong bối
cảnh hiện nay chúng tôi chọn hai cộng đồng có sự khác biệt về các đặc điểm văn
hóa - xã hội và hình thái cư trú để nghiên cứu trong bối cảnh so sánh. Theo đó, một
cộng đồng có sự cư trú tập trung và một cộng đồng có đặc điểm cư trú rải rác.
9
Dựa trên các tiêu chí đã xác định, chúng tôi chọn một địa bàn nghiên cứu có
dân cư cư trú tập trung ở tỉnh Long An, là một trong hai tỉnh ở ĐBSCL có diện tích
nuôi tôm ít nhất và nơi đây hình thức nuôi tôm chủ yếu là quảng canh cải tiến; và
một địa điểm nghiên cứu có dân cư cư trú rải rác và điều kiện giao thông đi lại khó
khăn ở tỉnh Cà Mau, nơi có diện tích nuôi tôm nhiều nhất vùng ĐBSCL và tại đây,
tôm được nuôi chủ yếu theo hình thức quảng canh truyền thống và.4 Vì tập trung
nghiên cứu mô hình chuyển dịch từ lúa sang tôm nên chúng tôi chọn hai ấp của hai
xã có diện tích chuyển dịch mạnh mẽ từ lúa sang tôm ở hai tỉnh này đó là ấp Thị
Tường, xã Hòa Mỹ của huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau và ấp Đình của xã Tân
Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An để khảo sát. Đây là hai ấp có mức kinh tế
trung bình của từng xã và có các hộ nông dân đã chuyển dịch hoàn toàn từ trồng lúa
sang nuôi tôm. Với những nét tương đồng và khác biệt của hai cộng đồng trên các
phương diện lịch sử, kinh tế, văn hóa, cấu trúc xã hội và môi trường địa lý, chúng
tôi cho là hành vi kinh tế và mối quan hệ xã hội của người nông dân sẽ thể hiện
những nét chung và những nét đặc thù của từng cộng đồng cư dân.
Dữ liệu của luận án được dựa trên các cuộc nghiên cứu thực địa từ năm 2006
đến nay của chúng tôi tại các vùng nuôi tôm ở ĐBSCL như tỉnh Kiên Giang, tỉnh
Sóc Trăng, tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh, đặc biệt là dữ liệu từ cuộc nghiên cứu
trường hợp tại hai địa điểm ở tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An được thực hiện trong
năm 2009 và năm 2010. Cụ thể là đợt điều tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu tại tỉnh Cà
Mau vào tháng 5 năm 2009 và tại tỉnh Long An vào tháng 7 năm 2009. Sau đó,
chúng tôi tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu, các đợt quan sát tham dự hoạt động của
cộng đồng và bổ sung dữ liệu từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010.
Để thu thập thông tin và dữ liệu, chúng tôi sử dụng cả hai phương pháp thu
thập thông tin định tính và định lượng trong đó phương pháp định tính được dùng
chủ yếu để thu thập thông tin cho đề tài. Thông tin định lượng thu thập từ các phiếu
điều tra khảo sát của 354 hộ ở cả hai địa bàn cung cấp những thông tin nền tảng về
đặc điểm kinh tế xã hội và bức tranh chung về việc chuyển dịch từ lúa sang tôm của
hai cộng đồng. Thông tin định tính qua các cuộc phỏng vấn sâu và quan sát tham dự
10
cung cấp các thông tin chiều sâu về tiến trình, động thái, các phân tích, đánh giá của
nông dân về hành vi kinh tế và các mối quan hệ xã hội của họ.
Để chọn mẫu các hộ khảo sát bảng hỏi, chúng tôi dùng phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên với mức độ sai lệch là 5%, là mức độ thường được sử dụng trong
nghiên cứu khoa học xã hội [84, tr.79]. Theo đó, ở ấp Thị Tường (tỉnh Cà Mau)
chúng tôi chọn 202 hộ trong tổng thể 409 hộ và ở ấp Đình (tỉnh Long An) chúng tôi
chọn 152 hộ trong tổng thể 245 hộ. Để chọn mẫu cho các cuộc phỏng vấn sâu,
chúng tôi chọn phỏng vấn các hộ nông dân nuôi tôm có sự phân tầng về kinh tế trên
quan điểm cho là trong việc tiếp thu các yếu tố sản xuất mới, yếu tố vốn có vai trò
quan trọng chi phối đến hành vi kinh tế. Sự phân tầng kinh tế hộ giàu, hộ khá và hộ
nghèo này dựa vào sự đánh giá của cộng đồng. Ở cả hai cộng đồng, chúng tôi đã
thực hiện 72 cuộc phỏng vấn sâu và các cuộc trao đổi trò chuyện phi chính thức với
người dân ở nhiều vị thế khác nhau trong xã hội về các chủ đề khác nhau liên quan
đến việc chuyển dịch, các chính sách liên quan đến nuôi tôm, mạng lưới thị trường,
các vấn đề về lịch sử, sinh hoạt văn hóa, quan hệ xã hội và hoạt động kinh tế của
từng cộng đồng. Phương pháp quan sát tham dự vào các hoạt động liên quan đến
nuôi tôm, các đám tiệc và nghi lễ của gia đình và cộng đồng, và các cuộc hội họp tại
địa phương được sử dụng để kiểm chứng, tìm hiểu sâu và khơi gợi các vấn đề cho
các cuộc phỏng vấn.
Bên cạnh yếu tố phân tầng kinh tế, chúng tôi cũng chú ý đến yếu tố giới và
tuổi tác khi chọn đối tượng phỏng vấn sâu. Do trong nuôi tôm, nam giới là lực
lượng lao động chủ yếu nên trả lời viên của các cuộc phỏng vấn về nghề nuôi tôm
đa phần là nam giới. Sự phân công lao động theo giới này theo người dân là do yếu
tố “kiến thức phức tạp” của nghề nuôi tôm và do sự phù hợp về sức khỏe của nam
giới với nghề nuôi tôm. Tuy nhiên, do những biến đổi xã hội, phụ nữ cũng có sự
tham gia nhất định vào nghề này nên trong nghiên cứu về hành vi nuôi tôm, giọng
nói của nữ giới cũng đã được đưa vào. Ở các vấn đề liên quan đến sinh hoạt cộng
đồng, chúng tôi có chú ý đến vấn đề giới và tuổi tác khi chọn đối tượng phỏng vấn.
11
Trong quá trình xử lý dữ liệu, chúng tôi có sử dụng tư liệu của các sinh viên
ngành Nhân học khóa 2006-2010 như các cộng tác viên trong đợt khảo sát tại tỉnh
Cà Mau vào tháng 5 năm 2009 và tại tỉnh Long An vào tháng 7 năm 2009 về vấn đề
nghiên cứu của luận án dưới sự hướng dẫn trực tiếp của chúng tôi.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án cung cấp một miêu tả chi tiết có tính phân tích về một phương thức
mưu sinh mới của nông dân cùng với những khía cạnh lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã
hội của cộng đồng trong bối cảnh so sánh đối chiếu về không gian. Đóng góp quan
trọng của luận án đó là nhận diện bản chất hành vi kinh tế của nông dân, các mối
quan hệ xã hội và vai trò của chúng trong đời sống của cộng đồng nông dân trong
bối cảnh hiện nay theo hướng tiếp cận Dân tộc học/ Nhân học. Theo đó, hành vi
kinh tế và đặc điểm xã hội được đặt trong mối quan hệ tương tác với nhau. Kết quả
là, bức tranh đời sống của nông dân trong bối cảnh hiện nay sẽ được phác họa và
trình bày. Nội dung nghiên cứu của luận án là những cứ liệu cụ thể ở cấp độ vi mô,
bổ sung và đối thoại với những lý thuyết về rủi ro và vốn xã hội trong ngành khoa
học xã hội.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần dẫn luận, luận án gồm có ba chương với nội dung cụ thể như
sau:
Chương 1: Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về hai cộng đồng nông dân
chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong
chương này, chúng tôi sẽ thảo luận về những khái niệm quan trọng của luận án như
nông dân, rủi ro, bất ổn, quan hệ xã hội, và vốn xã hội, cùng với những lý thuyết có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án như kinh tế chính trị, kinh tế đạo đức,
phân tán và giảm thiểu rủi ro, chức năng của vốn xã hội.
Chương 2: Hành vi giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh tế của nông dân
nuôi tôm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong chương này chúng tôi sẽ phân tích
làm rõ bản chất hành vi kinh tế của nông dân theo cách tiếp cận tư duy phân tán và
12
giảm thiểu rủi ro. Trên cơ sở phân tích hành vi chuyển dịch phương thức sinh kế từ
trồng lúa sang nuôi tôm và quá trình hoạt động nuôi tôm, chúng tôi sẽ trả lời cho
câu hỏi nghiên cứu thứ nhất.
Chương 3: Quan hệ xã hội và vốn xã hội ở cộng đồng nông dân nuôi tôm
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong chương này chúng tôi sẽ phác họa các mối
quan hệ xã hội ở cộng đồng nông dân nuôi tôm trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở
trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai, chúng tôi sẽ tìm hiểu về sự vận dụng nguồn
vốn xã hội trong cuộc sống cộng đồng nông dân, đặc biệt trong hoạt động kinh tế
của họ. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận diện những quan hệ xã hội có vai trò tích cực
trong hoạt động kinh tế hiện nay của nông dân trên cơ sở lát cắt phân tầng về kinh
tế.
Phần kết luận của luận án sẽ tổng kết những phân tích, kết quả nghiên cứu và
một số nhận định về chính sách nông nghiệp qua trường hợp nghiên cứu cụ thể của
luận án.
13
Chương 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ HAI CỘNG ĐỒNG
NÔNG DÂN CHUYỂN DỊCH TỪ TRỒNG LÚA SANG NUÔI TÔM Ở VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1 Các khái niệm liên quan và tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các khái niệm liên quan của luận án
Với mục đích tập trung nghiên cứu hành vi phân tán, giảm thiểu rủi ro và
quan hệ xã hội của nông dân, chúng tôi sẽ tập trung trình bày và thảo luận những
khái niệm quan trọng của luận án như nông dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
nông nghiệp, rủi ro, bất ổn, quan hệ xã hội, và vốn xã hội để làm cơ sở phân tích
của luận án.
- Nông nghiệp – nông dân:
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất được hình thành đầu tiên của xã hội
loài người. Nông nghiệp là một khái niệm bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, cụ thể
bao hàm ba lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp [7, tr.15], [28, tr.11]. Nông nghiệp là
dạng hoạt động cơ bản của nông dân ở nông thôn [25, tr. 23]. Hoạt động kinh tế
nông nghiệp gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSCL được đề cập
trong đề tài này chỉ giới hạn ở hoạt động nông nghiệp trồng lúa nước và nuôi tôm.
Nông dân là một chủ đề nghiên cứu quan trọng trong nhiều ngành khoa học
xã hội trong đó có ngành Dân tộc học/ Nhân học do vậy khái niệm này đã được
nhiều công trình đề cập đến. Eric Wolf, nhà nhân học nổi tiếng trong lĩnh vực
nghiên cứu về nông dân đã đưa ra cách hiểu về khái niệm nông dân theo nghĩa
peasants trong sự phân biệt với khái niệm cư dân “nguyên thủy” (primitives), đối
tượng truyền thống của ngành Nhân học và khái niệm nông dân theo nghĩa farmers.
Theo đó, cả ba đối tượng đều là người trồng trọt. Tuy nhiên nông dân (peasants)
khác với cư dân “nguyên thủy” ở chỗ là trong các xã hội “nguyên thủy” thặng dư
được trao đổi trực tiếp giữa các nhóm hay giữa các thành viên trong các nhóm trong
khi đó trong các xã hội nông dân, các nông dân (peasants) sản xuất nhiều hơn mức
cần thiết để cung cấp cho “một nhóm thống trị sử dụng thặng dư để sống và phân
14
phối lại cho các nhóm trong xã hội mà không canh tác nhưng phải được nuôi để đổi
lấy những loại hàng hóa và dịch vụ” [144, tr.4]. Như vậy, theo cách hiểu này, nông
dân được phân biệt dựa trên mối quan hệ cấu trúc xã hội, đó là yếu tố giai cấp,
thặng dư, hay thành thị. Sự xuất hiện của nhà nước đánh dấu sự chuyển đổi của cư
dân trồng trọt sang nông dân. Nông dân trong mối quan hệ này là kẻ bề dưới. Hay
nói cách khác nông dân tồn tại trong một nhà nước quốc gia (Potter, Dias và Foster,
1967, Goldschidt, 1997) dẫn theo [11, tr.48]. Ngoài ra, nông dân theo nghĩa
peasants khác với nông dân theo nghĩa farmers ở chỗ trong khi các nông dân theo
nghĩa farmers là các chủ trang trại, một đơn vị kinh doanh, kiếm lợi nhuận bằng
cách bán sản phẩm ra thị trường, còn nông dân theo nghĩa peasants không điều
hành một công ty theo nghĩa kinh tế mà điều hành một hộ gia đình, vốn không phải
là mối quan tâm của kinh tế học[144, tr.2). Peasants nói đến một vị trí xã hội trong
khi farmers đề cập đến một nghề nghiệp. Trong xã hội “peasant”, sản xuất dựa trên
“nhu cầu để tồn tại và những đòi hỏi gắn với địa vị kinh tế - xã hội trong cộng đồng.
Trong khi ở “farmer,” sản xuất lại dựa theo tính duy lý về kinh tế nhằm đáp ứng
điều kiện của thị trường” [11, tr.49]. Trong tiếng Việt, cả hai thuật ngữ đều được
dịch ra là nông dân. Trong bối cảnh của Việt Nam, có nghiên cứu cho là nông thôn
Việt Nam có cả nông dân sản xuất hàng hóa (Akhram-Lodhi, 2005) và một số đông
nông dân sản xuất tự cung tự cấp (Nguyễn Văn Sửu, 2002) [11, tr.53].
Trong bối cảnh nghiên cứu về hành vi kinh tế của nông dân nuôi tôm và các
mối quan hệ xã hội của cộng đồng nông dân, chúng tôi chủ yếu dựa trên cơ sở nghề
nghiệp để định nghĩa nông dân. Theo đó, nông dân được đề cập trong luận án là
những người kiếm sống chủ yếu bằng hình thức canh tác nông nghiệp, có sự tham
gia trực tiếp của lao động gia đình trong quá trình sản xuất, và tham gia một phần
hay hoàn toàn vào sản xuất thị trường. Như vậy, khái niệm nông dân trong luận án
tương đương với khái niệm farmer trong truyền thống học thuật Tây phương. Nông
dân theo nghĩa này không chỉ còn đặc trưng bởi tính tự cung tự cấp mà ở đây nông
dân là những người sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường. Tuy nhiên,
khái niệm nông dân trong trường hợp nghiên cứu của chúng tôi khác với thuật ngữ
15
farmer ở chỗ lao động gia đình đóng vai trò chủ yếu và hoạt động kinh tế diễn ra
trong quy mô hộ gia đình.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp:
Theo Nghị quyết của Chính phủ số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 về một
số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là việc lựa chọn cơ cấu, qui
mô và chủng loại sản phẩm các ngành hàng sản xuất nông nghiệp căn cứ vào lợi thế
về tài nguyên và nhu cầu của của thị trường để có được hiệu quả cao về kinh tế, xã
hội và sinh thái. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp là việc
chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp, đó là việc chuyển từ canh tác/ nuôi
trồng đối tượng (cây, con) này sang đối tượng (cây, con) khác vốn hứa hẹn một
hiệu quả cao hơn thường là về mặt kinh tế so với đối tượng trước đó.
- Rủi ro- bất ổn:
Rủi ro trở thành một chủ đề nghiên cứu phổ biến của các ngành khoa học xã
hội từ những năm 1980. Các cách tiếp cận khoa học xã hội tương phản với cách tiếp
cận khoa học kỹ thuật (technico-scientific) ở sự quan tâm đến bối cảnh văn hóa xã
hội rộng lớn của khái niệm rủi ro.
Do sự đa dạng về bối cảnh văn hóa xã hội nên có nhiều cách hiểu khác nhau
về khái niệm rủi ro (risk). Vì vậy, việc đi tìm một định nghĩa duy nhất cho khái
niệm này là một điều không thể [140, tr.13347]. Theo Fox (1999), nghĩa của rủi ro
thay đổi theo thời gian và khi khi phân tích rủi ro, khái niệm này thường được đặt
trong sự phân biệt với hazard (nguy hiểm). Trước thời kỳ hiện đại (modernity), rủi
ro là một khái niệm trung lập, liên quan đến xác suất của được (gain) và mất (loss).
Trong thời kỳ hiện đại, rủi ro có nghĩa tiêu cực, đồng nghĩa với danger hay hazard
(nguy hiểm) [99, tr.18]. Tuy nhiên, rủi ro khác với nguy hiểm. Trong khi nguy hiểm
là “một hệ thống các tình huống có thể gây ra những những hậu quả có hại thì rủi ro
là khả năng của sự việc đó.” Ngoài ra, về mặt nhận thức, risk (rủi ro) được phân biệt
khác với hazard (nguy hiểm). Chẳng hạn như theo cách tiếp cận realist (thực tế)/
16
materialist (vật chất), culturist (văn hóa) và post-modernist (hậu hiện đại) thì rủi ro
chỉ tồn tại dưới dạng kiến thức khoa học về chúng, được tạo dựng mang tính xã hội
để đáp ứng với những mối nguy hiểm đó; còn nguy hiểm được xem như là yếu tố
thực (real), trung lập (neutral), vật chất (material) và tự nhiên (natural) [83, tr.23],
[92, tr.8]. Theo đó, rủi ro phụ thuộc vào khoa học, kinh nghiệm sống mà những kiến
thức này khác nhau tùy theo môi trường xã hội và văn hóa và có ý nghĩa tiêu cực đó
là khả năng xảy ra điều không mong muốn.
Kinh tế học nông nghiệp, khi nghiên cứu về hành vi chấp nhận rủi ro của
nông dân dựa chủ yếu trên quan điểm của kinh tế học tân cổ điển (neoclassic
economics) về bản chất của con người đó là sự tối đa hóa lợi nhuận (profit
maximizing). Tuy nhiên, đây lại là sự tối đa hóa lợi nhuận có điều kiện (conditional
profit maximization). Người nông dân tối đa hóa lợi ích phụ thuộc vào nhiều yếu tố
mà trong đó rủi ro (risk) và bất ổn (uncertainty) là một trong số đó [94, tr.76]. Theo
cách tiếp cận này, rủi ro là xác suất có thể xảy ra của các tình huống vốn sẽ ảnh
hưởng đến kết quả của một quá trình ra quyết định. Trong khi đó, bất ổn không đề
cập đến các xác suất mà đề cập đến đặc trưng miêu tả của môi trường kinh tế mà
người nông dân gặp phải, một môi trường chứa nhiều sự kiện bất ổn mà theo đó
người nông dân sẽ có những mức độ đánh giá độ rủi ro khác nhau tùy theo ý kiến
chủ quan của họ [94, tr.84-85].
Như vậy, các hướng tiếp cận khoa học xã hội có cách hiểu chung về khái
niệm bất ổn (uncertainty) như là các đặc điểm tình huống thực có khả năng dẫn đến
rủi ro. Trong khi rủi ro được hiểu như là một xác suất hay là một sự nguy hiểm theo
nghĩa tiêu cực.
Trong luận án, khái niệm rủi ro được các nông dân hiểu theo cả hai nghĩa, đó
là xác suất của cái được và mất và là sự nguy hiểm . Tính xác suất thể hiện đó là
“tính bạo phát và bạo tàn” của nghề nuôi tôm. Tuy nhiên, xác suất này không thể
được đánh giá và tính toán một cách khách quan mà nó được người nông dân nhận
thức qua quá trình đánh giá có tính chủ quan các điều kiện sản xuất của họ. Ở giai
đoạn đầu của quá trình chuyển dịch, rủi ro không hoàn toàn có tính chất là một
17
“hiểm họa” mà còn có tính chất của một “cơ hội” mà sẽ tác động đến hành vi
chuyển dịch của nông dân. Hiện nay, việc nuôi tôm có tính chất “may rủi” cũng thể
hiện tính xác suất này trong tư duy của nông dân. Các điều kiện ảnh hưởng đến quá
trình đánh giá xác suất này là giá trị siêu lợi nhuận của tôm, sự thành công hay thất
bại của các hộ nuôi tôm lân cận, chính sách khuyến khích của nhà nước. Khái niệm
rủi ro này có tính chủ quan cá nhân tùy thuộc vào kiến thức và điều kiện của từng cá
nhân. Cách hiểu về rủi ro như một xác suất này xuất phát từ đặc trưng điều kiện
kinh tế xã hội của người nông dân đó là họ chưa có kiến thức, kinh nghiệm về nuôi
tôm trong khi đã có kiến thức và kinh nghiệm vững chắc đối với nghề trồng lúa và
đang có thu hoạch ổn định từ hoạt động nông nghiệp này; vốn đầu tư cho nuôi tôm
cao hơn nhiều hơn so với trồng lúa; khi đã chuyển sang nuôi tôm (hệ sinh thái nước
mặn) sẽ ảnh hưởng đến đất trồng; nông dân trực tiếp hay gián tiếp chứng kiến sự
thành công vang dội hay sự thất bại của nghề nuôi tôm ở những địa phương/ hàng
xóm lân cận. Do vậy, tính xác suất thể hiện nếu chuyển sang nuôi tôm thành công,
người nông dân sẽ đạt được một cơ hội lớn, một sự “đổi đời” vì thu nhập từ tôm cao
hơn lúa gấp từ bảy đến mười lần trên cùng một đơn vị diện tích canh tác và nếu thất
bại thì thu nhập sẽ bị ảnh hưởng và nông dân sẽ mất một số vốn đầu tư đáng kể.
Bên cạnh ý nghĩa có tính xác suất đó, nghề nuôi tôm còn được các nông dân nhận
thức là một nghề rủi ro theo nghĩa nguy hiểm. Trong thực hành nuôi tôm, qua
những trải nghiệm thực tế các nông dân đã nhận thấy nghề nuôi tôm có tính rủi ro
cao theo nghĩa tiêu cực, đó là sự dễ dàng thất bại, thể hiện qua tính “bạo tàn”, “siêu
rủi ro” của nghề nuôi tôm. Trong bối cảnh những điều kiện bất ổn trong sản xuất,
trong hành vi kinh tế của nông dân thể hiện sự phân tán rủi ro này để giảm thiểu yếu
tố tiêu cực và đảm bảo an ninh cuộc sống của họ.
Tóm lại, chúng tôi tiếp cận khái niệm rủi ro theo nghĩa là một xác suất có
tính chủ quan giữa cái được và mất và nghĩa thứ hai đó là sự nguy hiểm có ý nghĩa
tiêu cực và bất ổn là những điều kiện dẫn đến yếu tố rủi ro. Quá trình tạo dựng xã
hội ý nghĩa rủi ro theo nghĩa tiêu cực của nghề nuôi tôm được hình thành qua quá
trình trải nghiệm thực tiễn nuôi tôm của các nông dân.
18
- Quan hệ xã hội: các khái niệm liên quan
Xã hội bao gồm các thiết chế xã hội (social institutions), đó là những tổ chức
xã hội quan trọng được hình thành để đáp ứng nhu cầu của con người. Thiết chế xã
hội trong một xã hội phức tạp bao gồm nhiều hệ thống như gia đình, hành chính, y
tế, chính trị, tôn giáo, kinh tế, và giáo dục. Các thiết chế xã hội này có mối quan hệ
tương liên với nhau tạo thành cấu trúc xã hội, là cách xã hội được tổ chức theo
những cách quy định con người liên kết với nhau và tổ chức đời sống xã hội [132,
tr.43-44]. Thiết chế xã hội có hai dạng thể hiện đó là hình thức vật chất và nội dung
hành động. Cơ cấu bên ngoài của thiết chế xã hội biểu hiện như “một tổng thể
những người, những cơ quan được trang bị những phương tiện vật chất nhất định và
thực hiện những chức năng xã hội nhất định.” Cơ cấu bên trong của thiết chế xã hội
bao gồm “tập hợp nhất định những tiêu chuẩn được định hướng theo mục tiêu về
hành vi của những người nhất định trong hoàn cảnh nhất định” [132, tr. 69], [61,
tr.69]. Như vậy, thiết chế xã hội được hiểu vừa là tổ chức cụ thể và vừa là các quy
chuẩn xã hội.
Về mặt hình thức, xã hội được hình thành từ các nhóm xã hội và các mạng
lưới xã hội. Xã hội có thể được hình dung như “tổng hòa của các nhóm xã hội rất đa
dạng và đan chéo nhau, cùng lúc cá nhân có thể thuộc nhiều nhóm xã hội khác
nhau. Mỗi nhóm xã hội được hình thành có một kiểu đặc trưng quan hệ khác nhau”
[41, tr.61]. Nhóm là “tập hợp những người thường xuyên tương tác với nhau dựa
trên một mối quan tâm chung nào đó và những người cùng nhau phát triển một cảm
giác thuộc về nhau mà phân biệt họ với những tập hợp người khác” [132, tr.83].
Trong nhóm, các cá nhân được gắn kết với nhau bởi những mục đích nhất định. Các
nhóm khác với nhau ở mục đích, chức năng và nhiệm vụ [Fischer, 1973 dẫn theo
62, tr. 39]. Cộng đồng (community) khác với nhóm ở chỗ nó là “một kiểu tổ chức
xã hội được hình thành trong quá trình lịch sử lâu đời. Đó là sự cố kết, sự thống
nhất về mặt trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong phạm vi lãnh thổ nhất định”
[61, tr. 40]. Ngoài cách hiểu cộng đồng này, trong bối cảnh hiện nay chúng tôi cũng
nhận thức là khái niệm cộng đồng không nhất thiết giới hạn trong một phạm vi lãnh
19
thổ hành chính mà còn được dùng mở rộng để chỉ một nhóm xã hội trong một môi
trường nào đó có mối quan tâm chung chẳng hạn như cộng đồng IT, cộng đồng
mạng, cộng đồng nhiễm HIV…
Quan hệ xã hội là những liên kết ràng buộc các cá nhân lại với nhau trong xã
hội. Tập hợp những quan hệ đó gọi là mạng lưới xã hội. Mạng lưới xã hội là phức
hợp các mối quan hệ của các cá nhân trong các nhóm, các tổ chức, và các cộng
đồng. Mạng lưới xã hội bao gồm các quan hệ đan chéo chằng chịt từ quan hệ gia
đình, thân tộc, bạn bè, láng giềng, các quan hệ trong các tổ chức đoàn thể, tầng lớp,
hiệp hội, đảng phái, nghề nghiệp… [Thompson và Hickey, 1994, tr.98-99 dẫn theo
62, tr.65]. Qua việc tìm hiểu mạng lưới xã hội, chúng ta có thể hiểu được một xã hội
được cấu tạo nên như thế nào và các quy tắc của nó ra sao. Thông qua mạng lưới
các thành viên trong xã hội có thể chia sẻ, trao đổi thông tin, kiến thức, nguồn lực,
từ đó làm tăng cường sức mạnh cho cá nhân cũng như cho cả xã hội, làm cho xã hội
vận hành một cách gắn bó, hài hòa, và trôi chảy [61, tr.66].
Trong luận án này khi nói đến các tổ chức xã hội là chúng tôi nói đến ranh
giới tồn tại của các nhóm còn quan hệ xã hội là các mạng lưới liên kết các cá nhân.
Các mối quan hệ xã hội được khảo sát bao gồm bản thân các mối quan hệ trong nội
tại các nhóm và giữa cá nhân của các nhóm với nhau.
- Vốn xã hội:
Khi nghiên cứu về vai trò của các quan hệ xã hội, vốn xã hội (social capital)
là một lĩnh vực quan trọng thường được phân tích tìm hiểu do tính trung gian của
khái niệm này giữa yếu tố kinh tế và xã hội qua khái niệm vốn. Khái niệm vốn xã
hội xuất phát từ sự tương tự với vốn vật chất và vốn tài chính. Khái niệm vốn nói
chung đề cập đến tài sản xác định sẵn có để sử dụng cho tương lai. Khi đưa vào sử
dụng, nó sẽ tạo ra những dòng lợi ích cho người sở hữu. Vốn xã hội là một phép ẩn
dụ (metaphor) về sự thuận lợi (advantage) [87, tr.31]. Ý tưởng trung tâm của vốn xã
hội đó là mạng lưới xã hội là tài sản quan trọng. Mạng lưới là nền tảng cho sự cố
kết xã hội (social cohesion) do nó cho phép con người hợp tác với nhau, kể cả
20
những người không quen biết trực tiếp vì một lợi ích chung [97, tr.14]. Con người
được gắn kết (connected) nhiều hơn thì sẽ hưởng được nhiều kết quả (returns) hơn
[97, tr.32].
Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng nhìn chung, khái niệm vốn xã hội
đề cập đến “khả năng một cá nhân có được vật chất có giá trị hay hàng hóa biểu
tượng (symbolic goods) nhờ vào mối quan hệ xã hội của cá nhân hay tư cách thành
viên nhóm hay khả năng của một số đông người hưởng lợi ích từ hành động tập thể
(collective action) nhờ vào sự tham gia xã hội của họ, tin vào các thiết chế, cam kết
với những phương cách được thiết lập để hành động. Khả năng đầu được gọi là
“vốn xã hội có tính quan hệ” (relational social capital) và khả năng sau gọi là “vốn
xã hội có tính thiết chế” (institutional social capital) [Krishna, 2000 dẫn theo 127,
tr.715]. Hay nói cách khác, vốn xã hội có thể được xem xét từ phạm vi cá nhân hay
phạm vi tập thể nhóm.
Phân tích có hệ thống đầu tiên về khái niệm vốn xã hội là Pierre Bourdieu
khi Ông định nghĩa khái niệm này là “tổng thể những nguồn lực thực tế hay tiềm
năng mà liên quan đến sự sở hữu (possession) một mạng lưới lâu bền các mối quan
hệ quen biết (acquaintance) hay sự công nhận (recognition) lẫn nhau ít nhiều được
thể chế hóa” [Bourdieu 1985, tr.248 trích trong 119, tr.3].
Quan tâm đến mối quan hệ giữa vốn xã hội và vốn con người (human
capital), Coleman định nghĩa vốn xã hội như một chức năng của cấu trúc xã hội tạo
ra lợi thế. Theo Coleman, “vốn xã hội được định nghĩa bằng chức năng của nó. Nó
không chỉ là một thực thể đơn nhất mà là một loạt các thực thể khác nhau có hai đặc
điểm chung: Tất cả chúng có khía cạnh nào đó của một cấu trúc xã hội, và chúng
tạo điều kiện cho những hành động nào đó của cá nhân trong cấu trúc. Giống như
những dạng khác của vốn, vốn xã hội có tính năng suất (productive), khiến cho sự
thành công của mục đích nào đó nếu không có sự hiện diện của nó thì sẽ không đạt
được” [97, tr 34].
Cũng nhấn mạnh đến hành động có được từ cấu trúc xã hội như Coleman
nhưng khác với Coleman và Bourdieu vốn chỉ quan tâm đến các chiến lược cá nhân
21
trong việc sử dụng vốn xã hội, Putnam quan tâm đến sự đóng góp của vốn xã hội ở
mức độ xã hội, đó là hành động tập thể. Theo Putnam, vốn xã hội là “những liên kết
giữa các cá nhân – các mạng lưới xã hội và quy tắc tương hỗ và niềm tin có được từ
chúng – mà cho phép những người tham gia cùng hành động hiệu quả hơn và theo
đuổi mục tiêu cùng chia sẻ (shared objectives) [97, tr.35].
Khi xem xét về vai trò của vốn xã hội trong hoạt động kinh tế của nông dân
nuôi tôm vùng ĐBSCL, chúng tôi dựa trên cách hiểu chung của các tác giả phân
tích ở trên về vốn xã hội để phân tích. Theo đó, vốn xã hội là các nguồn lực ẩn chứa
trong các quan hệ xã hội mà các cá nhân/ hộ gia đình sử dụng hay thụ hưởng cho
lợi ích của bản thân trong cuộc sống. Định nghĩa của chúng tôi chia xẻ mối quan
tâm đến các chiến lược cá nhân trong việc sử dụng vốn xã hội như của Coleman và
Bourdieu, không quan tâm đến hành động tập thể như của Putnam. Mỗi cá nhân và
hộ gia đình đều có các mạng lưới xã hội nhất định. Trong những mạng lưới xã hội
này, cá nhân được định vị để xác định bản thân mình và tồn tại như một đơn vị cấu
thành nên mạng lưới xã hội đó và có những quyền lợi và nghĩa vụ đặc trưng.
1.1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Với nội dung chính nghiên cứu về hoạt động nuôi tôm và quan hệ xã hội và
vốn xã hội của nông dân người Việt ở vùng ĐBSCL, đã có nhiều công trình tiếp cận
vấn đề theo những hướng liên quan đến đề tài như sau:
- Trồng lúa và nuôi tôm như các phương thức sinh kế của nông dân:
Do nông dân người Việt ở Việt Nam nói chung và ở ĐBSCL nói riêng trong
lịch sử chủ yếu trồng lúa nước cho nên các công trình nghiên cứu về phương thức
mưu sinh truyền thống chủ yếu đề cập đến hoạt động kinh tế nông nghiệp quan
trọng điển hình này. Các công trình nghiên cứu về phương thức sinh kế này chủ yếu
chú trọng miêu tả hoạt động kinh tế nông nghiệp trồng lúa trong mối quan hệ với
đặc điểm sinh thái của từng địa phương. Trồng lúa như một phương thức sinh kế
quan trọng của các cư dân sống trong các đơn vị cư trú làng xã (Gourou 1936, bản
dịch 2003, Nguyễn Văn Huyên 1944, James Hendry 1964, Gerald Cannon Hickey
22
1964, Robert L. Sansom 1970, Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm 1990, Trần Xuân
Kiêm 1992).
Không giống như nông nghiệp trồng lúa vốn dĩ đã có một lịch sử tồn tại và
phát triển từ lâu đời, nuôi tôm như là một hoạt động nông nghiệp độc lập có tuổi đời
khá mới mẻ. Về lịch sử xuất hiện của nghề này tại ĐBSCL có tài liệu cho là đã xuất
hiện từ những năm 1960 nhưng chủ yếu là hình thức canh tác tự nhiên [134, tr.18].
Nghề nuôi tôm hiện đại chỉ thực sự bắt đầu từ những năm 1980, sau khi Việt Nam
thực hiện chính sách cải cách kinh tế và khuyến khích nghề nuôi tôm [135, tr.4].
Tuy nhiên, năm 2000 có thể được xem là mốc thời gian nghề nuôi tôm xuất hiện
một cách chính thức, được sự chấp nhận và khuyến khích của nhà nước trên diện
rộng với Nghị quyết 09/NQ-CP cho phép nông dân chuyển đổi các cánh đồng lúa
vùng nước lợ ven biển trở thành các vuông tôm. Kể từ đây, nghề nuôi tôm trở thành
một hoạt động nông nghiệp quan trọng của một bộ phận nông dân. Đây cũng là giai
đoạn nghề nuôi tôm ĐBSCL phát triển đầy đủ về cơ sở hạ tầng đặc biệt trong lĩnh
vực sản xuất con giống và thức ăn, định hình các vùng nuôi phổ biến cho đến giai
đoạn hiện nay. Do tính chất mới mẻ này, các công trình miêu tả về phương thức
sinh kế của bộ phận nông dân này chủ yếu là các công trình thiên về lĩnh vực kỹ
thuật nuôi trồng, hiệu quả kinh tế và yếu tố môi trường. Các hướng tập trung của
các công trình nghiên cứu về nghề nuôi tôm ở Việt Nam bao gồm những nội dung
sau:
- Nuôi tôm là một nghề có tính rủi ro cao: Với giá trị cao, ở giai đoạn đầu
nghề nuôi tôm thường được cho là một con đường sẽ giúp nông dân thoát nghèo,
vươn tới con đường làm giàu, và gia tăng giá trị xuất khẩu thủy sản của quốc gia
[62, tr.6], [117, tr.1]. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của nghề nuôi tôm ở Việt Nam và
đặc biệt là vùng ĐBSCL, nghề nuôi tôm lại được nhìn nhận như một nghề tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Nhận định và cảnh báo về tính rủi ro của nghề nuôi tôm ở Việt Nam,
báo cáo của Quỹ Công bằng Môi trường (EJF) (2003) Risky Business: Vietnamese
Shrimp Aquaculture – Impacts and Improvements (Nghề rủi ro: Nuôi tôm ở Việt
Nam – Tác động và Cải tiến) cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về nghề nuôi tôm
23
Việt Nam với những rủi ro về môi trường, kinh tế và xã hội và những khuyến nghị
để cải thiện nghề nuôi tôm, giảm thiểm các rủi ro. Báo cáo nhận định là nghề nuôi
tôm không thể có lợi ích bền vững về kinh tế, về đất nông nghiệp, và môi trường.
Tương tự vậy, công trình Đánh giá mối quan hệ của tự do hóa thương mại, đói
nghèo nông thôn, môi trường trong nghề nuôi tôm của nhóm tác giả Mai Trọng
Thông, Hoàng Xuân Thành, Hà Thị Phương Tiến, Nguyễn Thu Hương, Trần Tuyết
Hạnh, Ngô Văn Hải, Vũ Ngọc Huyên, Lê Đăng Trung, Lê Phú Cường, Jacque
Marcille (2006) đã cho thấy sự tự do hóa thương mại mang lại hiệu quả tích cực cho
việc làm giàu, nâng cao đời sống phần lớn dân cư và tăng cơ hội việc làm cho
những người nghèo không có đất. Thế nhưng đi cùng với những tích cực đó là
những yếu tố tiêu cực như mức độ rủi ro cao trong nuôi tôm dẫn đến người nghèo
không được hưởng lợi từ sự tự do hóa thương mại; sự hỗ trợ của hoạch định chính
sách đáp ứng nhanh với những vấn đề kinh tế xã hội nhưng còn thiếu hiệu quả đối
với việc bảo vệ môi trường. Tiếp cận ở hướng xác định những thách thức đặt ra với
nghề nuôi tôm, luận văn của Pham Van Khang về Challenges to Shrimp Production
in the Bentre Province, Vietnam (Những thách thức của việc sản xuất tôm ở tỉnh
Bến Tre, Việt Nam) (2008) đã nghiên cứu các vấn đề về môi trường, xã hội, kinh tế,
chính sách và thị trường của nghề nuôi tôm mà đã đặt ra những thách thức cho nghề
nuôi tôm. Những thách thức cụ thể đó là các vấn đề về quy hoạch việc nuôi tôm,
vốn sản xuất ở cấp độ vĩ mô và vi mô, con giống và dịch vụ đầu vào, việc áp dụng
khoa học kỹ thuật, vấn đề thủy lợi, quản lý và tổ chức sản xuất, môi trường, xã hội
và môi trường.
Trong các yếu tố rủi ro của nghề nuôi tôm, các công trình nghiên cứu đặc
biệt quan tâm đến vấn đề rủi ro môi trường. Tiếp cận dưới góc độ tác động môi
trường và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm là bài nghiên cứu Environmental
Costs of Shrimp Culture in the Rice-Growing Regions of the Mekong Delta (Các phí
tổn của việc nuôi tôm ở các vùng trồng lúa của vùng ĐBSCL) của Tran Thanh Be,
Le Canh Dung, và Donna Brennan xuất bản năm 1999 tập trung nghiên cứu về việc
lượng hóa phí tổn môi trường cùng với viện xâm mặn (salinity) và bồi lắng
24
(sedimentation) của các loại hình canh tác nông nghiệp khác nhau, cụ thể là độc
canh lúa, tôm lúa kết hợp và độc canh tôm. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề nghị
những chính sách thích hợp như đánh thuế những đất nuôi tôm tương đương với phí
tổn mặn hóa loại hình này gây ra cho những ruộng lúa lân cận, quy hoạch đất nuôi
tôm và trồng lúa phù hợp để tránh mâu thuẫn mặn – ngọt, cung cấp hệ thống tín
dụng cho nông dân… [135, tr.40-41].
Trên cơ sở nhận thức về tính rủi ro cao đối với môi trường của nghề nuôi
tôm, một số công trình nghiên cứu đã nghiên cứu các mô hình nuôi tôm bền vững
nhằm giảm thiểu yếu tố rủi ro này. Quan tâm đến tính bền vững của nghề nuôi tôm
đặc biệt là mô hình luân canh lúa – tôm như một phương thức mưu sinh có luận văn
thạc sĩ Sustainability of Rice-Shrimp Farming Systems in a Brackish Water Area in
the Mekong Delta of Vietnam (Tính bền vững của các hệ thống canh tác lúa – tôm ở
một vùng nước lợ ở vùng ĐBSCL của Việt Nam) của tác giả Trần Thanh Bé, bảo vệ
năm 1994. Trong công trình này qua nghiên cứu trường hợp nuôi tôm ở huyện Mỹ
Xuyên của tỉnh Sóc Trăng, tác giả đã khẳng định tính bền vững của hệ thống tôm-
lúa kết hợp về các phương diện sinh thái, sản xuất và kinh tế- xã hội. Do tiếp cận
theo hướng sản xuất bền vững ở khía cạnh môi trường nên công trình này tập trung
phân tích nhiều yếu tố kỹ thuật và kinh tế. Ở khía cạnh kinh tế - xã hội, công trình
đã phát hiện là thực hành hệ thống kết hợp lúa – tôm có tác động tích cực và tiêu
cực đến đời sống nông dân. Mặt tích cực đó là làm giảm tệ nạn xã hội do nông dân
bận rộn với việc sản xuất quanh năm, không có thời gian cho việc uống bia và bài
bạc vốn được cho là nguồn gốc của các tệ nạn; quá trình xã hội hóa tốt hơn do nông
dân sử dụng thời gian nhàn rỗi quý báu để gặp gỡ và trao đổi về kinh nghiệm sản
xuất và cuộc sống; điểm tích cực quan trọng đó là thực hành nông nghiệp này nâng
cao chất lượng đời sống vật chất của người nông dân [134, tr. 149]. Mặt tiêu cực đó
là trong cộng đồng tồn tại mâu thuẫn giữa người có điều kiện và không có điều kiện
thực hành qua mâu thuẫn nguồn nước mặn – ngọt và mâu thuẫn lợi ích giữa nông
dân nuôi tôm và các ngư dân đánh bắt cá tôm tự nhiên trên sông rạch do giai đoạn
này nông dân nuôi tôm vẫn phụ thuộc vào nguồn con giống tự nhiên [134, tr.151].
25
Tính bền vững của hệ thống luân canh lúa – tôm này cũng được khẳng định qua
công trình Rice-Shrimp Farming in the Seawater Intrusion Zone of the Mekong
Delta, Vietnam (Canh tác lúa-tôm ở vùng nước biển xâm mặn của vùng ĐBSCL,
Việt Nam) của Do Quang Tien Vuong và C.Kwei Lin (2001). Tập trung vào việc
tìm ra những thực hành bền vững cho canh tác lúa tôm, báo cáo An Evaluation of
Rice-Shrimp Farming System in the Mekong Delta (Đánh giá về hệ thống canh tác
lúa – tôm ở vùng ĐBSCL) của Brennan, D., N. Preston, H. Clayton, và Tran Thanh
Be (2002) đưa các khuyến cáo cụ thể như không nên lấy tôm giống tự nhiên qua
việc trao đổi nước sẽ tạo hiện tượng bồi lắng mà sẽ phải tốn nhiều công sức để cải
tạo. Báo cáo cổ súy cho việc sử dụng nguồn tôm giống nhân tạo do bản chất đa
dạng của hệ thống canh tác lúa tôm.
Bên cạnh tác động về môi trường, nghề nuôi tôm như một phương thức sinh
kế mới còn có những tác động về mặt xã hội. Một số các công trình nghiên cứu đã
tập trung phân tích mặt tác động xã hội này ở cấp độ hộ gia đình trên nhiều phương
diện. Chẳng hạn như nghiên cứu Economic and Social Characteristics and Farm
Management Practices of Farms in the Brackish Water Region of Soc Trang and
Bac Lieu Provinces, Mekong Delta, Vietnam: Results of a 1997 Survey (Các đặc
điểm kinh tế và xã hội và các thực hành quản lý nghề nông của các trang trại ở vùng
nước lợ của tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, ĐBSCL, Việt Nam) (1999) của các tác giả
Donna Brennan, Helena Clayton, Tran Thanh Be và Tran The Nhu Hiep đã xác định
những đặc điểm kinh tế và xã hội của hệ thống canh tác lúa tôm ở khu vực ĐBSCL.
Về đặc điểm các hộ trồng lúa và nuôi tôm, báo cáo đã phác họa những đặc điểm
quan trọng như: tuổi trung bình của nông dân nuôi tôm là trung niên; trình độ các
nông dân chủ yếu là tiểu học (hơn 90%); sự tham gia của các thành viên trong gia
đình chiếm tỷ lệ cao vào lao động canh tác nông nghiệp và độ tuổi chứ không phải
yếu tố giới quyết định ai sẽ tham gia vào lao động gia đình; nguồn thông tin về nuôi
trồng và thị trường là từ phương pháp thử sai (trial and error) và từ hàng xóm, thông
tin thị trường là từ thương lái và thị trường địa phương; nghề nuôi tôm là một thực
hành mới của nông dân; chi tiêu tiền mặt của các hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao chủ
26
yếu cho thực phẩm, giáo dục và xã hội, kinh tế tự cung tự cấp có tồn tại nhưng
chiếm tỷ lệ thấp; lúa được trồng để tiêu dùng và bán lấy tiền mặt; thu nhập từ các
nguồn khác có vai trò quan trọng; công việc đơn giản (đi làm mướn) chiếm tỷ lệ
cao. Tương tự như vậy, kết quả đề tài Đánh giá tác động về mặt xã hội của các hoạt
động nuôi trồng thủy sản mặn lợ ven biển ĐBSCL của Lê Xuân Sinh và các cộng
tác viên (2005) dựa trên cuộc khảo sát định lượng ở năm tỉnh nuôi tôm của vùng
ĐBSCL cung cấp một bức tranh khái quát về tình hình phát triển nuôi trồng thủy
sản (chủ yếu là nuôi tôm), đặc điểm các hộ nuôi trồng thủy sản cùng với chi phí, thu
nhập, và các vấn đề xã hội như: giới, việc làm, vốn, dịch vụ, phong cách sống, mâu
thuẫn giữa những người nuôi trồng thủy sản.
Như vậy, các công trình nghiên cứu về nghề trồng lúa và nuôi tôm đã tiếp
cận các phương thức sinh kế này trên nhiều lĩnh vực, trong đó quan tâm chủ yếu
đến khía cạnh thực hành kỹ thuật của các phương thức mưu sinh này. Đặc biệt, nghề
nuôi tôm, kể từ khi xuất hiện và phát triển ở khu vực ĐBSCL, đã thu hút sự quan
tâm của các ngành khoa học liên quan xem xét và nghiên cứu trong đó mạnh mẽ
nhất là về khía cạnh nuôi trồng, tính toán hiệu quả kinh tế và tác động môi trường
nhằm hướng đến sự sản xuất bền vững. Các khảo sát sơ bộ trên cơ sở lượng hóa các
đặc điểm đời sống nông dân nuôi tôm cũng đã được thực hiện. Các công trình này
đã cung cấp nhiều số liệu và cứ liệu về nghề nuôi tôm ở vùng ĐBSCL. Đây là
những dữ liệu so sánh và kiểm chứng hữu ích cho nghiên cứu của chúng tôi. Tuy
nhiên, đời sống của cộng đồng nông dân thực hành phương thức sinh kế mới này
cần có thêm nhiều các phân tích và khắc họa bề sâu hơn nữa. Đây là nhiệm vụ mà
luận án của chúng tôi hướng đến.
27
- Quan hệ xã hội và vốn xã hội ở cộng đồng nông dân vùng ĐBSCL:
Người dân vùng ĐBSCL với quá trình lịch sử - xã hội đặc trưng và một môi
trường thích nghi riêng biệt đã hình thành một xã hội với các đặc trưng được khắc
họa qua một số công trình nghiên cứu với những hướng tiếp cận chính sau:
- Quan hệ xã hội của cộng đồng nông dân vùng ĐBSCL vận hành trong một
bối cảnh xã hội với “tính mở”, “ít khép kín”, “ít tính tự trị”, “ít chất kết dính” [21,
tr.75], [82, tr.270]: Nghiên cứu về tính chất mở của cộng đồng nông dân miền Nam
trên cơ sở so sánh với cộng đồng nông dân miền Bắc, công trình A Comparision of
Peasant Social System of Northern and Southern Vietnam: A Study of Ecological
Adaptation, Social Succession, and Cultural Evolution (Một so sánh về hệ thống xã
hội nông dân của miền Bắc và miền Nam Việt Nam: Một nghiên cứu về thích nghi
sinh thái, tiếp nối xã hội, và tiến hóa văn hóa) của A. Terry Rambo (1972) và
Closed Corporate and Open Peasant Communities: Reopening a Hastily Shut Case
(Cộng đồng nông dân cố kết đóng và cộng đồng nông dân mở: mở lại một trường
hợp đã đóng vội vàng) (1977) là một sự so sánh cụ thể về tính “đóng” của làng miền
Bắc Việt Nam và tính “mở” của làng miền Nam Việt Nam. Tác giả đã so sánh hai
hệ thống xã hội khác biệt của các nông dân miền Bắc và miền Nam, cho thấy chúng
giống với những loại hình lý tưởng về khái niệm làng đóng và làng mở của Eric
Wolf như thế nào. Nguyên nhân của sự khác biệt được tác giả nhận diện qua các
biến có tính môi trường như: môi trường tự nhiên, các cộng đồng người như những
nhóm sinh thái văn hóa khác nhau, môi trường nhân khẩu học, chiến tranh, môi
trường chính trị - hành chính, văn hóa của hai vùng miền. Trong nghiên cứu này,
tính mở của làng miền Nam đặc trưng bởi các đặc điểm: tư hữu về đất đai và có thể
chuyển nhượng được, ranh giới giữa các cộng đồng không rõ ràng, tiêu dùng phô
trương, tiếp xúc với bên ngoài liên tục và rộng rãi, sản xuất cho thị trường và phụ
thuộc thị trường về đầu vào, và tư tưởng chấp nhận cải tiến.
Công trình của Gerald C. Hickey (1964) về Village in Vietnam (Làng ở Việt
Nam) là một khảo tả quan trọng và toàn diện về đời sống sinh hoạt trong đó có các
28
quan hệ xã hội của cộng đồng ở một làng của vùng ĐBSCL, làng Khánh Hậu. Tác
giả cho là các làng Việt Nam có đặc điểm như là một “cộng đồng đồng nhất độc lập
(self-contained), một thế giới nhỏ bé tự trị”. Tính đồng nhất thể hiện là người dân
cùng chia sẻ một thế giới quan chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Phật giáo –
Đạo giáo – và Khổng giáo, cùng chia sẻ những mong đợi xã hội, lối sống, các hoạt
động sinh kế. Sự tách biệt so với thế giới bên ngoài của làng Khánh Hậu đã giảm
[105,tr. 276-277]. Ông nhận diện “sự cách biệt địa dư” là một yếu tố quan trọng
trong việc hình thành tình trạng tương đối thiếu tinh thần cộng đồng và đoàn kết nội
bộ ở cấp độ làng; ngòai ra do làng không có “các trung tâm điểm thực sự” để gia
tăng tính chất tác dụng hỗ tương xã hội. Tuy tôn giáo được xem như một yếu tố
đoàn kết của cộng đồng nhưng chỉ ở quy mô nhỏ (ấp). Các thiết chế xã hội như
đình, chùa, trụ sở hội đồng, chợ… không đóng vai trò như những trung điểm hữu
hiệu tạo ra sự tương tác xã hội của các cư dân trong làng. Tình trạng chiến tranh
cũng làm gia tăng sự tách biệt, nghi ngờ trong cộng đồng. Trong cộng đồng, những
nhóm gia đình và những nhóm cư ngụ thể hiện rõ mối quan hệ tương trợ và căn bản
giữa các nhóm. Việc thiếu sự hội nhập cá nhân cộng đồng ở cấp độ làng giải thích
cho sự thất bại trong sự hợp tác của làng [105,tr.279]. Những liên hệ giữa các thành
phần xã hội căn cứ trên những quan hệ chặt chẽ về thân tộc và sự giao tiếp mật thiết
hằng ngày. Giữa các thành phần trong xã hội này, người ta nhận thấy có nhiều sự
đùm bọc và tương trợ lẫn. Mối quan hệ trong các nhóm thân tộc nhỏ (là những
thành phần của các dòng họ phụ hệ) là mối quan hệ gần gũi nơi mà các cá nhân có
các mối quan hệ trực tiếp, sự đùm bọc và tương trợ không hạn chế, và cùng tham dự
vào trong các dịp tưởng niệm. Ngoài ra, các nhóm hộ gia đình không phải là thân
tộc cư trú gần nhau đôi lúc quan trọng hơn cả quan hệ thân tộc như là một cơ sở
ràng buộc xã hội mạnh mẽ. Tôn giáo cũng là một mối ràng buộc các nhóm cư dân
[105, tr.282]. Mối liên hệ của Khánh Hậu với thế giới bên ngoài, đặc biệt là Sài Gòn
thể hiện qua mối quan hệ về hành chính, sự du nhập các thiết chế tôn giáo mới như
Phật giáo, Cao Đài, giáo dục… Tất cả những mối quan hệ trong và ngoài cộng đồng
này làm nên diện mạo của đời sống xã hội một cộng đồng nông dân sinh sống chủ
29
yếu bằng nghề trồng lúa.
Tính chất mở của cộng đồng làng Nam bộ tiếp tục được xem xét trong công
trình Làng xã ở Châu Á và Việt Nam do Mạc Đường chủ biên (1995). Nhiều tác giả
đã đề cập đến đặc điểm quan hệ xã hội và cộng đồng ở ĐBSCL. Chẳng hạn như
Nguyễn Công Bình đã phân tích tính cách mở, nguyên nhân của sự hình thành tính
cách này ở của các cộng đồng làng xã ĐBSCL. Tính mở thể hiện ở những hiện
tượng: tự nhiên, xã hội, kinh tế, và văn hóa. Về quan hệ xã hội, với đặc điểm là làng
“chuyển đến cũng là nơi chuyển đi”, theo phân tích của tác giả, cố kết “họ hàng
làng xã” ở ĐBSCL lỏng lẻo hơn ở đồng bằng sông Hồng.
Với những chỉ báo cụ thể về đặc trưng của cộng đồng Nam bộ, Lương Văn
Hy và Diệp Đình Hoa (2000) Bốn cộng đồng nông thôn và thành thị Việt Nam:
cảnh quan kinh tế, xã hội và văn hóa và Lương Văn Hy (2010) Quà và vốn xã hội ở
hai cộng đồng nông thôn Việt Nam qua nghiên cứu điển hình cộng đồng cư dân ở ấp
Dinh nói riêng và xã Khánh Hậu của tỉnh Long An nói chung, một cộng đồng nông
dân ở vùng ĐBSCL đã cho thấy tính mở của cộng đồng Nam bộ so với các cộng
đồng Bắc bộ. Theo các tác giả, tính mở đó thể hiện qua các chỉ báo về không gian,
kinh tế, và văn hóa xã hội. Cụ thể đó là cộng đồng Khánh Hậu có không gian sống
không tập trung bằng ở đồng bằng sông Hồng, dân số đa dạng hơn, tỷ lệ hôn nhân
ngoài cộng đồng cao, quan hệ thân và thích tộc không có mức độ chằng chịt, sản
xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường, không có những điểm hợp tâm (đình,
chùa) mạnh [29, tr.400], [30, tr.56-75].
- Các công trình nghiên cứu về vốn xã hội trong bối cảnh xã hội với tính cách
“mở” của cư dân vùng ĐBSCL còn khá mờ nhạt. Công trình nghiên cứu có tính
chất khai phá trong lĩnh vực này là Quà và vốn xã hội ở hai cộng đồng nông thôn
Việt Nam của Lương Văn Hy (2010). Quan tâm đến việc so sánh dòng quà và vốn
xã hội trong bối cảnh đặc trưng tính “đóng” và “mở” của hai cộng đồng nông thôn
miền Bắc (cộng đồng Hoài Thị) và miền Nam (cộng đồng Khánh Hậu đã cho thấy
tính mở của cộng đồng nông thôn Khánh Hậu. Theo tác giả, cộng đồng cư dân ở ấp
30
Dinh nói riêng và xã Khánh Hậu của tỉnh Long An nói chung có không gian sống
không tập trung bằng ở đồng bằng sông Hồng, dân số đa dạng hơn, và mở hơn cả về
không gian, kinh tế, và văn hóa xã hội [29, tr.400]. Từ sự khác biệt về tính “đóng”
và tính “mở” của hai cộng đồng miền Bắc và miền Nam dẫn đến sự khác biệt về
vốn xã hội, đó là do mạng lưới thân tộc ở Hoài Thị dày đặc hơn và sự nở rộ của các
hội phi quan phương đưa đến việc các hộ khảo sát ở Hoài Thị tham gia các lễ tiệc
và các dịp có thể tặng quà nhiều hơn các hộ ở Khánh Hậu. Việc tham gia các lễ tiệc
và các dịp này thường xuyên hơn cũng phản ánh vốn xã hội lớn hơn của các hộ ở
Hoài Thị [29, tr.416]. Ngoài ra, tác giả cũng khảo sát về sự khác biệt về vốn xã hội
giữa những giai tầng xã hội ở hai cộng đồng. Trong khi nghiên cứu cho thấy là ở
Hoài Thị, vốn kinh tế giúp cho vốn xã hội phát triển thì ở Khánh Hậu, vì dân cư
biến động nhiều hơn nên mối quan hệ này dường như chịu tác động của cơ cấu xã
hội địa phương, cụ thể là của việc hộ gia đình đã hội nhập vào mạng lưới xã hội địa
phương đến mức nào [29, tr. 417].
Qua phần điểm luận, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu về
phương thức mưu sinh trồng lúa và nuôi tôm của nông dân vùng ĐBSCL gắn liền
với các sinh hoạt kinh tế, văn hóa và xã hội của cộng đồng cư dân và đặc biệt là về
các quan hệ xã hội và vốn xã hội ở cộng đồng ở ĐBSCL trong bối cảnh hiện nay mà
chúng tôi tiếp cận được cần phải tiếp tục được bổ sung và cần nhiều sự quan tâm
nghiên cứu trong bối cảnh mới, bối cảnh nông dân tham gia sản xuất thị trường
mạnh mẽ. Đặt trong bối cảnh này, công trình của chúng tôi khảo sát dân tộc học/
nhân học về nghề nuôi tôm và quan hệ xã hội và vốn xã hội của cộng đồng nông
dân Việt trở thành một nhu cầu có tính cấp thiết.
1.2 Những hướng tiếp cận của luận án về lý thuyết
Trên cơ sở nội dung khảo sát của luận án tập trung vào tư duy giảm thiểu và
phân tán rủi ro trong hành vi chấp nhận rủi ro cùng với vấn đề quan hệ xã hội và
vốn xã hội của cộng đồng nông dân nuôi tôm, luận án chúng tôi tập trung vào
những hướng tiếp cận lý thuyết chính sau:
31
1.2.1 Chấp nhận rủi ro, giảm thiểu và phân tán rủi ro
Về hành vi chấp nhận rủi ro của nông dân, có hai quan điểm tiếp cận chính.
Quan điểm thứ nhất cho là nông dân là những người chấp nhận rủi ro. Dựa trên
quan điểm của kinh tế học tân cổ điển kinh (neoclassic economics) về bản chất tối
đa hóa lợi nhuận của con người, các nhà thuyết sự chọn lựa duy lý (rational choice)
cho là hành vi của con người bao giờ cũng có mục đích, đó là hướng tới việc tối đa
hóa lợi ích bản thân, giảm thiểu chi phí, và quan tâm đến xác suất thành công của
những hành động khác nhau. Lý thuyết này về sau được áp dụng và phổ biến trong
các ngành khoa học xã hội khác chẳng hạn như nhân học, xã hội học và khoa học
chính trị để giải thích về hành vi của con người qua một số lý thuyết như social
choice (lựa chọn xã hội), public choice (sự lựa chọn chung), và game theory (thuyết
trò chơi). Tiền đề quan trọng của thuyết sự chọn lựa duy lý đó là (a) những chủ thể
hành động bị chi phối bởi sự tối đa hóa lợi ích cá nhân không bị cản trở bởi những
yếu tố khác và những quy tắc xã hội; (b) các chủ thể hành động không tình cảm
(emotional), không phi lý (irrational), không bốc đồng (impulsive), và không quen
thói (habitual) trong chọn lựa mà họ luôn hành động một cách duy lý [146,
tr.12751].
Áp dụng lý thuyết này vào trường hợp Việt Nam, công trình The Rational
Peasant (1979) của Samuel Popkin với cách tiếp cận political economy (kinh tế
chính trị) xem nông dân Việt Nam là những người luôn sẵn sàng nắm bắt cơ hội và
chấp nhận rủi ro để tăng mức sinh tồn (subsistence) mặc dù là họ nghèo và sống cận
với mức sinh tồn và luôn “quan tâm đến sự sinh tồn của họ” [118, tr.18-20]. Nông
dân là những cá nhân tư lợi (self-interested) [118, tr. 29]. Popkin cho là nông dân
“thường sẵn sàng đánh cuộc vào các cải tiến (gamble on innovations) khi vị trí của
họ được đảm bảo không bị thất bại và khi thành công đó có thể cải thiện vị trí của
họ một cách có thể đo lường được” [118, tr. 21]. Lý do họ tham gia thị trường
không phải vì đây là giải pháp cuối cùng mà nó là một đáp ứng với “những cơ hội
mới” vì thị trường và sự can thiệp của chính quyền trong một số tình huống có thể
32
gia tăng phúc lợi của nông dân tầng lớp thấp. Những cơ hội này vốn trước đây là
đặc quyền của các địa chủ lớn (large lords) và những người bảo trợ (patrons) [118,
tr.33]. Trong quan điểm kinh tế chính trị của Popkin, khái niệm tư lợi được mở rộng
hơn so với kinh tế học tân cổ điển khi cho là các cá nhân không chỉ đơn thuần quan
tâm đến hàng hóa vật chất hay thu nhập tiền bạc (material commodities or money
incomes). Tính duy lý đó là “các cá nhân đánh giá các kết quả có thể theo từng chọn
lựa của họ dựa trên những giá trị và sở thích của họ”. Họ sẽ chọn lựa quyết định nào
mà họ tin là sẽ “tối đa hóa lợi ích mong đợi của họ” một cách tư lợi mà mối quan
tâm hàng đầu của nông dân là sự “thịnh vượng và an toàn của bản thân và gia đình”
(the welfare and security of self and family) [118, tr. 31].
Trái với quan điểm thứ nhất, quan điểm thứ hai cho là nông dân là những
người tránh rủi ro. Kinh tế học nông nghiệp của Ellis và Kinh tế đạo đức (Moral
economy) của Scott điển hình cho hướng tiếp cận này. Kinh tế học nông nghiệp khi
nghiên cứu về hành vi chấp nhận rủi ro của nông dân đã quan tâm đến những điều
kiện chi phối quá trình tối đa hóa lợi nhuận của họ. Theo đó, rủi ro và bất ổn là
những điều kiện quan trọng. Quan điểm này cho là “ở các nước đang phát triển,
mức độ bất ổn cao là đặc trưng đời sống của các hộ gia đình nông dân” [94, tr.82].
Các mối bất ổn này bao gồm thời tiết, thị trường, thông tin, và chính sách nhà nước.
Tình trạng bất ổn này có thể dẫn đến những bối cảnh: không có sự đối đa hóa lợi
ích, không sẵn lòng hay chấp nhận cải tiến (tính bảo thủ của nông dân), nguyên
nhân tồn tại nhiều hoạt động nông nghiệp cùng lúc chẳng hạn như đa canh như là
một hình thức để đáp ứng với sự bất ổn, và củng cố phân hóa xã hội giữa nông dân
nghèo và nông dân khá giả... [94, tr. 82-83]. Do vậy, cách tiếp cận này tập trung vào
chủ đề tránh hiểm họa như là mục tiêu trung tâm của nông dân hơn là sự tối đa hóa
lợi ích trong bối cảnh ổn định [94, tr.86]. Trên cơ sở cho là đặc trưng xã hội của
nông dân có nhiều bất ổn, cách tiếp cận kinh tế học nông dân thường tập trung chủ
yếu vào vấn đề nông dân tránh rủi ro và những chính sách cần thiết khắc phục tình
trạng này để gia tăng hiệu quả sản xuất [94, tr. 95-96].
33
Khác với cách tiếp cận duy lý của Popkin (1979) và cùng quan điểm nông
dân là những người tránh rủi ro với Ellis (1993), Jame Scott (1976) với cách tiếp
cận moral economy (kinh tế đạo đức) cho là những nông dân sống ở cận ngưỡng
sinh tồn là những người tránh rủi ro (risk aversion). “Sống cận ngưỡng sinh tồn và
phụ thuộc vào sự thất thường của thời tiết và sự đòi hỏi của người bên ngoài (claims
of outsiders), hộ nông dân không có cơ hội cho sự tính toán tối đa hóa lợi ích theo
truyền thống của kinh tế học tân cổ điển truyền thống” [130, tr. 4]. Sống dưới mức
sinh tồn không chỉ là “vấn đề là có nguy cơ chết đói mà về mặt văn hóa và xã hội nó
là sự chịu đựng một mất mát sâu sắc về vị trí trong cộng đồng và có thể mãi mãi
sống trong tình trạng phụ thuộc” [130, tr.9]. Chính vì sống cận ngưỡng sinh tồn nên
nỗi sợ thiếu lương thực là nguồn gốc tồn tại của “subsistence ethic” (đạo đức sinh
tồn). Cách sử dụng kỹ thuật (technical arrangements) (canh tác nhiều loại giống, kỹ
thuật canh tác và hoạch định thời gian) và các dạng thức xã hội (social
arrangements) (các hình thức tương hỗ, tính hào phóng bắt buộc (forced
generocity), đất công, và sự chia xẻ công việc (work-sharing) đều có cùng mục đích
giúp nông dân có thu nhập ổn định và giúp họ vượt qua những lúc khó khăn, đảm
bảo mức sinh tồn tối thiểu (minimum subsistence) [130, tr. 2-5].
Theo hướng tiếp cận của Scott, trong ví dụ về trường hợp Việt Nam, cộng
đồng làng xã tiền tư bản được nhìn nhận như một thiết chế để “giảm thiểu rủi ro”
trong bối cảnh kỹ thuật hạn chế và thiên nhiên thất thường [130, tr.9]. Nguyên tắc
của nông dân đó là an toàn là trên hết. Với nguyên tắc này nông dân thích một tình
huống có thu nhập thấp nhưng đủ và an toàn hơn là một tình huống có xác suất thu
nhập cao nhưng lại có nguy cơ rơi xuống dưới ngưỡng sinh tồn. Chẳng hạn như,
những người luôn quan tâm đến sự sinh tồn thì sẽ ưa thích mức thuế và thuê ruộng
có thể linh động được hơn là mức cố định mà sẽ nặng nề vào những năm thất bát
[130, tr. 46-50]. Sản xuất nông nghiệp cho thị trường có thể đem lại nhiều lợi nhuận
hơn là sản xuất tự cung tự cấp nhưng cũng gia tăng khả năng rơi xuống ngưỡng
nguy hiểm nên sản xuất sinh tồn vẫn là ưu tiên của người nông dân [130, tr. 23].
Theo Scott, nguyên tắc an toàn trên hết không có nghĩa là nông dân không bao giờ
34
chấp nhận rủi ro. Khi nào những cải tiến về mùa màng, hạt giống, kỹ thuật canh tác
hay sản xuất cho thị trường mà chứng tỏ có lợi nhiều hơn nhưng ít hoặc không có
rủi ro tới an ninh sinh tồn (subsistence security) thì người nông dân sẵn sàng tham
gia. Vì vậy, quan điểm kinh tế học sinh tồn của Scott chỉ áp dụng đối với “những
nông dân có thu nhập rất thấp, ít đất đai, gia đình đông đúc, hoa lợi biến động cao,
và chỉ có ít cơ hội bên ngoài” [130, tr. 24-25). Những nông dân này có thu thập thấp
và ở cận ngưỡng sinh tồn vì thế chỉ một rủi ro nhỏ đối với thu nhập của họ cũng đủ
đe dọa cuộc sống của họ. Nguyên tắc của những nông dân này là “an toàn là trên
hết” và “tránh rủi ro”. Đối với những nông dân “có thu nhập cao, đất đai nhiều, quy
mô gia đình nhỏ, hoa lợi ổn định, và nhiều cơ hội bên ngoài” thì nguyên tắc an toàn
trên hết và những dạng thức xã hội dựa trên đạo đức sinh tồn sẽ không phù hợp.
Như vậy, theo cách tiếp cận đạo đức, đối với nông dân sống cận ngưỡng sinh
tồn (subsistence margin) thì nhu cầu sinh tồn là mối quan tâm quan trọng nhất. Nhu
cầu này là nền tảng chi phối hành vi của nông dân, khiến cho họ không chấp nhận
rủi ro. Nhiều công trình khác nghiên cứu về nông dân Việt Nam và Đông Nam Á
cũng chia xẻ quan điểm này.
McElwee (2007) xuất phát từ những tiền đề của Kinh tế đạo đức của Scott
(1976) đã tái khẳng định những nhận định của Scott khi nghiên cứu về nông dân
Việt Nam trong bối cảnh thị trường thế giới. Những thay đổi theo lịch sử đặc biệt là
chính sách “giải tập thể” (decollectivization), nền kinh tế tân tự do (neoliberal) và
thị trường thế giới dễ đưa đến dự đoán là các nông dân “tối đa hóa sản xuất hàng
hóa của họ một cách duy lý” để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Nhưng kết quả nghiên
cứu của McElwee về người nông dân Hà Tĩnh lại cho thấy là họ “dường như vẫn có
những quyết định ‘phi lý’ về việc họ sẽ trồng cái gì. Quyết định đưa ra của nông
dân về vấn đề này không dựa trên giá cả của cây trồng hay năng suất mà dựa trên
việc “họ thích ăn cái gì và cái gì đã trồng từ trước đến giờ” [111, tr. 58]. Đa số nông
dân quyết định không chuyển từ trồng lúa có năng suất thấp sang trồng bắp lai vốn
hứa hẹn một thu nhập cao hơn. Tính toán của nông dân vùng Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
đó là “lúa là loại cây họ biết rõ nhất phải canh tác ra sao, luôn có thị trường do nhà
35
nước đảm bảo, và là thứ mọi người thích ăn nhất” [111, tr.78]. Cho nên, mặc dù gặp
khó khăn trong sản xuất lúa và một tiềm năng có nhiều thu nhập khi sản xuất mùa
màng thương mại (cash crop) nhưng cây lúa vẫn chiếm vị trí độc tôn đối với người
dân ở Cẩm Xuyên. Theo McElwee, đây có thể xem là hành vi kinh tế phi lý như
Scott đã đề cập vì so với những nguồn thu nhập khác như chăn nuôi, lâm sản, rau
màu thì trồng lúa tại đây thu nhập không cao. Quan điểm của Scott đó là nông dân
ưa thích “vụ mùa để ăn hơn là vụ mùa để bán, thiên về áp dụng nhiều chủng loại hạt
giống để phân tán rủi ro, thích sự đa dạng trong trồng trọt tuy năng suất không cao
nhưng ổn định” [130, tr.23]. Do vậy, tại Cẩm Xuyên tồn tại nhiều khía cạnh của
kinh tế đạo đức thể hiện trong quan hệ xã hội địa phương và quyết định kinh tế.
Nông dân trong công trình này là những người “chi hầu như mọi thứ họ kiếm được,
và đa số sống rất cận ngưỡng nghèo” [111, tr.66]. Chính vì vậy “tương hỗ là hành
động xã hội”, “tái phân phối thu nhập là nghĩa vụ xã hội”, “tránh rủi ro là chiến lược
xã hội”, “phụ thuộc vào đất công là quyền xã hội” là những đặc trưng của cộng
đồng nông dân Hà Tĩnh [111, tr.68-86].
Tương tự như vậy, liên quan đến mối quan hệ giữa mức sinh tồn và hành vi
chấp nhận rủi ro, Wharton (1971, 1971a) trong công trình nghiên cứu của mình cho
là mức sống sinh tồn tối thiểu rất quan trọng đối với nông dân trong việc quyết định
liệu họ có chấp nhận rủi ro hay không, cụ thể là việc áp dụng các cải tiến kỹ thuật
trong canh tác. Theo Wharton, người nông dân càng ở cận ngưỡng sinh tồn thì sẽ
càng bảo thủ và cải tiến được đưa ra càng xa lạ thì họ càng dè dặt [142, tr.571] và
họ chỉ chấp nhận cải tiến khi được thuyết phục là phương thức cải tiến mới không
chỉ tốt hơn mà còn đáng tin cậy hơn, và kết quả dù có tiêu cực của nó vẫn khiến cho
nông dân có kết quả tốt hơn so với phương pháp cũ thì họ mới chấp nhận cải tiến.
Do vậy, Wharton cho là phân tích này có thể giải thích cho sự phân hóa trong việc
tiếp cận cải tiến kỹ thuật giữa các nông dân, hiệu ứng hàng xóm (neighbor effects)
không có tác dụng, có sự đa dạng trong canh tác giữa lương thực chính và lương
thực phụ và cải tiến kỹ thuật chỉ áp dụng ở lương thực phụ (đặc biệt là sản xuất thị
trường), cho mùa màng thương mại (cash crop),và cho những loại cây trồng mới
36
trong khi vẫn duy trì kỹ thuật truyền thống đối với lương thực chính đã có tính ổn
định [142, tr. 572-573], [143, tr.170]. Như vậy, trong nghiên cứu của Wharton, tiêu
chuẩn sinh tồn tối thiểu (minimal subsistence standard) là yếu tố quan trọng dẫn đến
hành vi chấp nhận rủi ro.
Như vậy, cuộc tranh luận về hành vi chấp nhận rủi ro của nông dân giữa
Scott và Popkin qua việc tìm hiểu về nguyên nhân của hành động chính trị (các
cuộc cách mạng nông dân) dựa trên những tiền đề khác nhau về bản chất hành vi
của nông dân. Mỗi cách tiếp cận đã có cách lý giải riêng biệt. Công trình của Popkin
được xây dựng dựa trên việc bác bỏ quan điểm kinh tế đạo đức của Scott về hành
động chính trị của nông dân Việt Nam. Cách mạng là một hành động tập thể có tính
rủi ro. Đối với Scott, cuộc nổi dậy của nông dân Việt Nam là một hành động tự vệ
do chủ nghĩa tư bản đã vi phạm đến “subsistence right” (quyền sinh tồn) mà nông
dân có được với các thiết chế trong xã hội tiền tư bản [130, tr.6]. Người nông dân
trong công trình của Scott là những người tránh rủi ro do họ ở cận ngưỡng sinh tồn;
và khi họ ở cận ngưỡng sinh tồn có tồn tại một đạo đức sinh tồn đảm bảo cho cuộc
sống của họ không bị chết đói; và khi quyền sinh tồn của họ bị vi phạm họ thì họ sẽ
chấp nhận rủi ro để bảo vệ quyền sinh tồn này. Trong khi đối với Popkin, cuộc nổi
dậy của nông dân Việt Nam được coi như kết quả tổng hợp hành động của các cá
nhân duy lý trên sự tính toán cho lợi ích cá nhân. Các yếu tố người lãnh đạo chính
trị (political entrepreneurs), các hệ thống khích lệ (incentive systems), vấn đề người
không làm mà hưởng (free-riders) và rủi ro là những yếu tố quan trọng dẫn đến kết
quả hành động tập thể đó [118, tr.245].
Từ cuộc tranh luận giữa Scott- Popkin, liên quan đến hành vi chấp nhận rủi
ro, chúng ta có thể cho là người nông dân trong nghiên cứu của Popkin là những
người sẵn sàng chấp nhận rủi ro do họ là những cá nhân tư lợi, luôn sẵn sàng tối đa
hóa lợi nhuận của mình bất chấp họ ở tầng lớp và hoàn cảnh nào miễn là vị trí thành
công của họ được đảm bảo. Trong khi đó nông dân trong công trình nghiên cứu của
Scott là những người tránh rủi ro do họ là những người sống ở cận ngưỡng sinh tồn.
Và từ nhận định này của Scott, chúng tôi thấy tồn tại mối liên hệ giữa phân tầng
37
kinh tế và hành vi chấp nhận rủi ro. Theo đó, những người ở tầng lớp thấp, sống
cận ngưỡng sinh tồn có khả năng là những người tránh rủi ro.
- Phân tầng kinh tế và chấp nhận rủi ro:
Trong bối cảnh hiện nay, cộng đồng nông dân không phải lúc nào cũng là
một cộng đồng bao gồm những hộ gia đình đồng nhất mà ở trong đó có sự đa dạng.
Một trong những biểu hiện đó là sự phân tầng về kinh tế. Ngoài nhận định của Scott
như đã phân tích ở trên về mối quan hệ giữa ngưỡng sinh tồn và việc tránh rủi ro đã
còn có các nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa phân tầng kinh tế và hành vi chấp
nhận rủi ro của người nông dân. Các công trình khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa
các tầng lớp (ranks) và hành vi chấp nhận rủi ro của nông dân thường xem xét việc
ứng dụng những cải tiến trong nông nghiệp như là một sự chấp nhận rủi ro vì hành
vi này thường tốn nhiều chi phí và ảnh hưởng đến sinh kế của hộ gia đình nông dân.
Thứ bậc hay tầng lớp (ranks) trong các nghiên cứu này chẳng hạn như công trình
của Cancian (1979) chủ yếu là sự phân tầng về kinh tế dựa trên các phương thức đo
lường địa phương và các đơn vị tài nguyên xác thực. Các phương thức đo lường
thích hợp nhất thường thấy ở cộng đồng nông nghiệp đó là diện tích đất canh tác
hay sở hữu, giá trị nông sản sản xuất ra hay được bán, và thu nhập từ hoạt động
nông nghiệp [89,tr.43-44].
Lý thuyết của Cancian dựa trên các quan điểm: bản chất của bất cứ cá nhân
nào là thích thứ bậc cao hơn thứ bậc thấp; khả năng có được thứ bậc cao là động lực
để chấp nhận cải tiến, thứ bậc là sự kiểm soát nguồn lực, và cải tiến là sự đầu tư
nguồn lực, là sự chấp nhận rủi ro do không biết kết quả của việc cải tiến đó như thế
nào. Kết quả nghiên cứu của Cancian (1979) cho là trong cộng đồng nông dân
những nông dân giàu sẽ có khả năng thực hiện các thực hành cách tân nông nghiệp
hơn các nông dân nghèo do sự giàu có tạo điều kiện cho sự cách tân vì sự cách tân
bao giờ cũng tốn kém về tiền bạc. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này Cancian cũng
lưu ý cần tránh cách nhìn đơn giản hóa về mối quan hệ giữa “sự giàu có và cải tiến
tay trong tay với nhau” (wealth and innovatiness appear to go hand – in – hand) của
38
Rogers and Shoemaker (1971). Do vậy, xét về mối quan hệ giữa vị trí (rank) và sự
cải tiến thì nhận định trên không phải diễn theo một đường thẳng mà là một đường
cong. Nghiên cứu của Cancian về các nông dân Ấn Độ, Pakistan, Mexico,
Phillippines, Đài Loan, Mỹ, Kenya cho thấy những nông dân giàu có hay thuộc
phân tầng cao (high –rank) trong cộng đồng thường là những người đầu tiên chấp
nhận cải tiến, và những nông dân nghèo nhất ít có khả năng là những người đầu tiên
chấp nhận cải tiến. Tuy nhiên đối với tầng lớp trung nông, “những người không
giàu cũng không nghèo theo tiêu chuẩn của địa phương” thì dự đoán này diễn ra
theo một chiều hướng khác và tâm điểm của Cancian là tập trung nghiên cứu sự
chấp nhận cải tiến của tầng lớp trung nông này. Cancian cho thấy là nhóm được xác
định là “nhóm trung nông thấp” (lower middle class)” có khả năng áp dụng cải tiến
(chấp nhận rủi ro) sớm hơn nhóm trung nông khá giả (upper middle class) do “tính
bảo thủ” (conservatism) của nhóm khá giả này ở giai đoạn đầu của quá trình chấp
nhận cải tiến [89, tr.2]. Đây là kết quả của sự tương tác giữa hiệu ứng kiềm chế
(inhibiting effect), hiệu ứng tạo điều kiện (facilitating effect) và hiệu ứng đường
cong (curvilinear effect) [89, tr.18]. Đối với hiệu ứng kiềm chế thì người giàu là
người kiềm chế cải tiến do họ có nhiều thứ để mất và ít cái để đạt được trong quá
trình này. Trong cộng đồng, họ đã có một vị thế nhất định và vững chắc. Do vậy,
trong môi trường có độ bất ổn cao, những người ở tầng lớp cao sẽ tìm cách duy trì
vị trí của mình trong khi những người ở vị trí thấp hơn sẽ kiếm cách để gia tăng vị
trí vì họ muốn thay đổi để tìm cái tốt hơn. Hiệu ứng tạo điều kiện cho là người giàu
có khuynh hướng có được thông tin và giáo dục tốt hơn và vì thế làm giảm sự bất
ổn và họ sẽ có điều kiện hơn trong việc chấp nhận cải tiến [89, tr.12]. Và hiệu ứng
đường cong như đã trình bày trong phát hiện đối với tầng lớp trung nông thì dự
đoán về mối quan hệ giữa sự giàu có và sự cải tiến diễn ra theo hướng tầng lớp
trung nông thấp có khuynh hướng là những người chấp nhận cải tiến sớm hơn. Do
vậy, đối với tầng lớp trung nông này ở giai đoạn đầu của quá trình chấp nhận cải
tiến khi mà tính bất ổn cao thì hiệu ứng kiềm chế phát huy ở mức độ cao nhất và
theo thời gian khi mà thông tin và kinh nghiệm đã được tích lũy thì hiệu ứng này
39
mất đi và thay vào đó là hiệu ứng tạo điều kiện phát huy tác dụng.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa phân tầng kinh tế và chấp nhận cải tiến của
Cancian cung cấp cho chúng tôi một số dự đoán về việc chấp nhận rủi ro: khả năng
thứ nhất là người giàu trong cộng đồng là những người đầu tiên chấp nhận cải tiến
vì họ có đủ điều kiện. Ngược lại, người nghèo là những người ít có khả năng chấp
nhận cải tiến do sự cải tiến thường tốn nhiều chi phí. Và đối với tầng lớp trung
nông, những người không giàu cũng không nghèo, thì có sự phân hóa khi chấp nhận
cải tiến. Những người trung nông thấp có khả năng chấp nhận cải tiến sớm hơn vì
họ có mong ước cải thiện cuộc sống và vị trí của họ trong khi đó tầng lớp trung
nông cao chấp nhận cải tiến trễ hơn do tính bảo thủ. Trên cơ sở này, khả năng thứ
hai đó là những người có vị thế kinh tế cao có thể sẽ bảo thủ hơn những người ở
tầng lớp thấp khi chấp nhận rủi ro ở giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về sự chấp nhận rủi ro và sự phân tầng này cũng
cần phải lưu ý về vấn đề thời gian. Trong việc áp dụng cải tiến nông nghiệp, cần
phân biệt giai đoạn đầu và sau trong việc phổ biến sự cải tiến. Tính bảo thủ của
nông dân khá giả có thể thể hiện ở giai đoạn đầu chấp nhận cách tân. Về lâu dài, các
nguồn lực (khả năng tài chính)- vẫn ảnh hưởng đến sự chấp nhận cải tiến. Khi sự
cải tiến đã tỏ ra có hiệu quả thì những nông dân ở vị trí cao trong cộng đồng sẽ theo
kịp [89, tr.88]. Nghiên cứu của Cancian cũng cho thấy là các quan hệ xã hội và kinh
tế là những yếu tố quan trọng hơn tính cách cá nhân khi giải thích cho sự chấp nhận
cải tiến.
- Giảm thiểu và phân tán rủi ro:
Ngoài mối quan hệ giữa phân tầng kinh tế và việc chấp nhận rủi ro như
hướng tiếp cận của James Scott và các tác giả khác liên quan đến mức sinh tồn,
chúng tôi thấy hành vi rủi ro của nông dân còn có thể xem xét theo hướng giảm
thiểu và phân tán rủi ro. Theo hướng tiếp cận này, người nông dân không phải hoàn
toàn tránh rủi ro theo nghĩa không chấp nhận sự cải tiến mà họ chấp nhận rủi ro
nhưng theo hướng phân tán và giảm thiểu rủi ro. Thể hiện của tư duy này qua việc
40
nông dân chỉ thực hành áp dụng cải tiến khoa học kỹ thuật đối với những hoạt động
kinh tế không ảnh hưởng đến mức sinh tồn của họ như công trình của McElwee
(2003) và Wharton (1971) đã gợi mở.
Bên cạnh các thực hành áp dụng khoa học kỹ thuật đa dạng do mức sinh tồn
của nông dân chi phối như sự giảm thiểu và phân tán rủi ro trên, cách tiếp cận môi
trường sản xuất bất ổn của Ellis (1993) cũng có quan hệ chặt chẽ với sự giảm thiểu
và phân tán rủi ro trong cuộc sống của nông dân. Tình trạng bất ổn này có thể là
nguyên nhân tồn tại nhiều hoạt động kinh tế cùng lúc như sự đa canh hay đa dạng
nguồn thu nhập ở các xã hội nông dân như là một hình thức để đáp ứng với sự bất
ổn. Trong trường hợp này, rủi ro là xác suất chủ quan theo tính toán của các cá nhân
hay hộ gia đình đối với kết quả của các hoạt động tạo ra thu nhập đa dạng mà họ
tham gia vào. Khi các kết quả xác định trong mối quan hệ với các dòng thu nhập
được thay thế bởi các xác suất của các sự cố thì cá nhân hay hộ gia đình sẽ đa dạng
các hoạt động để dự báo trước và giảm thiểu mối đe dọa với sự thịnh vượng bị suy
giảm của họ. Sự đa dạng thu nhập hàm ý mối quan hệ giữa việc tổng thu nhập cao
hơn sẽ có xác suất thất bại cao hơn và tổng thu nhập thấp hơn sẽ có xác suất thất bại
thấp hơn. Người dân sẽ không tham gia hoàn toàn vào hoạt động nông nghiệp có độ
rủi ro cao. Nói cách khác, hộ gia đình sẽ tránh rủi ro, và họ sẽ chấp nhận thu nhập
thấp hơn để đảm bảo độ an toàn cao hơn, để phân tán và giảm thiểu rủi ro. Tuy
nhiên, khi nghiên cứu về sự đa dạng trong nông nghiệp cần chú ý là sự đa dạng có
thể là kết quả của sự bổ sung lẫn nhau của nguồn thu nhập và sự đa dạng về tính
chất đất đai và khí hậu để phân tán rủi ro đảm bảo cho tổng thu nhập [94, tr 82-83],
[95, tr.12-13].
Tiếp cận theo hướng sự đa dạng về tính chất đất đai và khí hậu khi thao tác
trên khái niệm duy lý và những điều kiện hạn chế tính duy lý của nông dân,
MacDonald (1998) tập trung về sự thích ứng của nông dân với một trong những
điều kiện bất ổn, đó là yếu tố môi trường. Tác giả bác bỏ quan điểm cho là các yếu
tố đa dạng trong hệ thống canh tác ở vùng núi thường được cho là các yếu tố có tính
không duy lý (irrational) và là rào cản cho sự phát triển của nông nghiệp hiện đại.
41
Qua nghiên cứu trường hợp về hệ thống canh tác đa dạng tại vùng núi Karakorom ở
phía Bắc Pakistan, tác giả cho đây là một đáp ứng duy lý theo bối cảnh (contextual
rationality) đối với các điều kiện môi trường địa phương để giảm thiểu các rủi ro
(risk minimization) môi trường và giảm thiểu tính tổn thương của dân làng địa
phương [110, tr.289]. Đặc điểm của việc sắp xếp các rủi ro (risk mediating) thể hiện
qua các hành vi như phân tán ruộng canh tác (field dispersal), hoãn canh tác
(delayed planting)5, xen canh (intercropping), và canh tác nhiều chủng loại
(polyvarietal planting). Như vậy, tư duy giảm thiểu và phân tán rủi ro của nông dân
như là một đáp ứng duy lý có điều kiện với môi trường sản xuất cụ thể.
Trên cơ sở những phân tích lý thuyết chấp nhận rủi ro và giảm thiểu rủi ro,
luận án của chúng tôi sẽ tập trung theo những hướng tiếp cận đã được các lý thuyết
gợi mở. Cụ thể là, tuy việc chuyển dịch từ lúa sang tôm thường được xem như một
hành vi chấp nhận rủi ro trên cơ sở tính duy lý thị trường theo đó người dân chuyển
từ trồng lúa sang nuôi tôm do bị thúc đẩy bởi lợi nhuận cao. Nhưng trong thực tế,
nông dân nuôi tôm còn thể hiện tư duy giảm thiểu và phân tán rủi ro như một đáp
ứng với môi trường sản xuất đặc trưng. Tư duy phân tán rủi ro thể hiện qua việc
chấp nhận chuyển dịch mang tính thử nghiệm và qua sự áp dụng không triệt để các
hướng dẫn khoa học kỹ thuật. Qua nghiên cứu trường hợp, luận án sẽ phân tích
những động thái thực tế đa dạng trong việc chấp nhận chuyển dịch từ lúa sang tôm
và thực hành nuôi tôm. Mối quan hệ giữa phân tầng kinh tế và hành vi chấp nhận
rủi ro sẽ được chú ý phân tích. Và để lý giải cho hành vi giảm thiểu và phân tán rủi
ro, chúng tôi sẽ sử dụng cách tiếp cận của các nhà kinh tế học nông nghiệp trong
việc phân tích tính bất ổn của môi trường sản xuất tôm của nông dân ĐBSCL trên
các khía cạnh sinh thái, kinh tế, và xã hội, theo đó các yếu tố được tập trung phân
tích sẽ bao gồm các điều kiện về chính sách, môi trường, thị trường, vốn và kỹ thuật
của người nông dân trong quá trình sản xuất. Chúng tôi cho là những yếu tố bất ổn
này định hình bức tranh sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL khi các nông dân chuyển
từ canh tác lúa sang nuôi tôm thương mại hiện nay. Đặc trưng của cách tiếp cận dân
tộc học/ nhân học của luận án đó là các phân tích được nghiên cứu ở mức độ cộng
42
đồng địa phương với phương pháp quan sát tham dự, và hành vi kinh tế được xem
xét trong bối cảnh tương tác với các yếu tố xã hội của cộng đồng.
1.2.2 Vốn xã hội như một nguồn lực
Khi phân tích quan hệ xã hội, luận án nhìn cộng đồng qua lăng kính cấu trúc
– chức năng để xem xét một cộng đồng được “dựng nên” như thế nào qua các quan
hệ xã hội. Theo đó, cộng đồng nghiên cứu được phân tích qua các tổ chức, mạng
lưới xã hội có chức năng liên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông dân người Việt ở Đồng bằng sông Cửu long trong quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm.pdf