Lũ quét và biến đổi môi trường sau lũ quét tại trũng Điện Biên Phủ - Trần Văn Tư

Tài liệu Lũ quét và biến đổi môi trường sau lũ quét tại trũng Điện Biên Phủ - Trần Văn Tư: ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2015 31 LŨ QUÉT VÀ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG SAU LŨ QUÉT TẠI TRŨNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRẦN VĂN TƢ*, VĂN DUY CÔNG*, ĐÀO MINH ĐỨC*, NGUYỄN MẠNH TÙNG* Sweeping floods and environmental change in Dien Bien Phu valley. Abstract: Sweeping floods and environmental change after sweeping floods in the Dien Bien Phu valley are complicated. Dien Bien Phu valley is regarded as one of the places strongly influenced by sweeping floods on the mountainous of the northern Vietnam. Neotectonic activities and sweeping floods are two important factors for the formation and development of the valley. Each stage of the sediment development relates to the type of the sweeping flood as obstructive and mixed flow. The environmental changes after the sweeping flood are expressed in the variable environments of quaternary geology and environmental geotechnics, environmental hydrogeology, environmental hydrology and pedology environment. In which changed environment is the m...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lũ quét và biến đổi môi trường sau lũ quét tại trũng Điện Biên Phủ - Trần Văn Tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2015 31 LŨ QUÉT VÀ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG SAU LŨ QUÉT TẠI TRŨNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRẦN VĂN TƢ*, VĂN DUY CÔNG*, ĐÀO MINH ĐỨC*, NGUYỄN MẠNH TÙNG* Sweeping floods and environmental change in Dien Bien Phu valley. Abstract: Sweeping floods and environmental change after sweeping floods in the Dien Bien Phu valley are complicated. Dien Bien Phu valley is regarded as one of the places strongly influenced by sweeping floods on the mountainous of the northern Vietnam. Neotectonic activities and sweeping floods are two important factors for the formation and development of the valley. Each stage of the sediment development relates to the type of the sweeping flood as obstructive and mixed flow. The environmental changes after the sweeping flood are expressed in the variable environments of quaternary geology and environmental geotechnics, environmental hydrogeology, environmental hydrology and pedology environment. In which changed environment is the most clearly quaternary geology and environmental hydrology. The paper presents a partition after sweeping floods and sweeping floods in the environment on Dien Bien Phu valley, to propose territorial planning according to prevent sweeping flood safety. 1. MỞ ĐẦU * Trũng Điện Biên Phủ là một trong những trũng lớn nhất ở Tây Bắc Việt Nam. Đây là nơi mà tập trung đông nhất ngƣời Thái Tây Bắc sinh sống và có giả thiết cho rằng cũng là nơi mà ngƣời Thái định cƣ sớm nhất. Di chỉ U Va nằm ở phía nam của trũng đƣợc xem là tập trung nhiều di tích lịch sử văn hóa cử ngƣời Thái. Trũng Điện Biên Phủ cũng đƣợc thế giới biết đến nhƣ là một di tích lịch sử chiến tranh chống Pháp của cách mạng Việt Nam. Sự tập trung các sự kiện lịch sử - văn hóa tại trũng Điện Biên trƣớc hết là do điều kiện thuận lợi về địa hình của trũng. Sau nữa là sự dồi dào về lƣợng nƣớc mặt cung cấp cho sinh hoạt và canh tác. * Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam DĐ: 0915508369 Tuy nhiên theo nhận định của các nhà khoa học và quản lý [1], trũng Điện Biên Phủ cũng nhƣ các trũng khác của miền núi và trung du, đã và đang xảy ra lũ quét rất mạnh. Nhƣ đã trình bày trong các nghiên cứu trƣớc đây [0], tác giả cho rằng sự hình thành và phát triển trũng giữa núi là sự kết hợp giữa hoạt động tân kiến tạo và lũ quét. Lũ quét tại các trũng giữa núi tùy thuộc vào kích thƣớc và hình dạng của trũng. Tại trung tâm chủ yếu là lũ quét nghẽn dòng và hỗn hợp. Tại các ven sƣờn núi phổ biến là lũ quét sƣờn, đôi khi là lũ bùn đá. Chính vì vậy, sự biến đổi môi trƣờng sau lũ quét tại các trũng giữa núi cũng rất đa dạng. Sự tác động của lũ quét và biến đổi môi trƣờng sau lũ quét ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh tế xã hội khu vực, đặc biệt tại trũng Điện Biên Phủ và mở rộng quy mô ra toàn trũng. Bài báo trƣớc hết phân tích tình ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2015 32 hình lũ quét và biến đổi môi trƣờng sau lũ quét tại trũng Điện Biên Phủ, sau đó phân tích sự tác động của nó đến sự phát triển đô thị Điện Biên sau này. 2. SƠ LƢỢC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TRŨNG ĐIỆN BIÊN PHỦ Trũng Điện Biên Phủ đƣợc hình thành vào Kainozoi muộn (Pliocen - Đệ tứ) [2]. Trũng Điện Biên có địa hình dạng lòng chảo với độ cao tuyệt đối nơi thấp nhất là 470-475m. Trũng đƣợc chia làm 2 phần có hình thái địa hình khác nhau. Từ bản Hồng Én về phía Bắc, địa hình bị thu hẹp và phức tạp bởi nhiều đồi cao núi thấp với độ cao tƣơng đối từ 30- 60-70m. Phần phía Nam, địa hình bằng phẳng và mở rộng hơn so với phần phía Bắc. Sông Nậm Rốm chạy giữa trũng với mạng lƣới suối nhánh khá dày, ngắn, dốc đổ vuông góc với trục trũng. Sự tác động của lũ quét của sông chính và các suối nhánh gây lên sự chuyển dòng mãnh liệt và kết quả hình hài rất ngoằn nghèo của sông Nậm Rốm. Ven rìa trũng địa hình là các dãy đồi có độ cao tƣơng đối 30- 50m đƣợc cấu tạo từ trầm tích sông tuổi QII. Ra khỏi trũng địa hình thay đổi nhanh và có độ cao tuyệt đối từ 550- 970m. Do tác động của sụt lún tân kiến tạo và hoạt động của mạng lƣới sông suối, địa hình tích tụ đƣợc phân làm 4 bậc thềm [3]. Thêm bậc I nằm dọc theo sông Nậm Rốm có cấu tạo từ trầm tích tuổi Q2 1-2 chủ yếu là cát - bột - sét. Thềm bậc II gồm các trầm tích tuổi Q1 3 gồm cát sạn, sét bột, nhiều nơi có cuội sỏi. Thềm bậc III cấu tạo từ trầm tích tuổi Q1 2 gồm cát bột lẫn sét đã bị laterite hóa thành loang lổ. Thềm bậc IV có độ cao 490-510 m, nằm rìa tây của trũng, cấu tạo từ trầm tích tuổi Q1 1 với thành phần cát sạn, cuội sỏi có lẫn nhiều bột sét. Các thềm của trũng Điện Biên đều phân bố dọc theo chiều phát triển của trũng với hoạt động của tân kiến tạo và sông Nậm Rốm. Đây cũng là kết quả của lịch sử hoạt động của các loại hình lũ quét trên trũng Điện Biên. 3. HIỆN TRẠNG LŨ QUÉT VÀ BIẾN ĐỔI MÔI TRƢỜNG SAU LŨ QUÉT TẠI TRŨNG ĐIỆN BIÊN PHỦ Trên cơ sở phân tích các dạng lũ quét, sự biến đổi môi trƣờng phù hợp với từng loại hình lũ quét, ta có 6 loại hình biến đổi môi trƣờng sau lũ quét đƣợc thể hiện nhƣ sau:  Biến đổi môi trường địa chất Đệ tứ và Địa kỹ thuật môi trường. Điều này thể hiện sự biến đổi thành phần vật chất và quan hệ địa tầng các trầm tích Đệ tứ và từ đó biến đổi tính chất và điều kiện Địa kỹ thuật môi trƣờng của các lớp đất đá. Trên hình 1 thể hiện mặt cắt địa chất Đệ tứ theo phƣơng Đông Tây của trũng Điện Biên. Quy luật trầm tích hạt thô hình thành trƣớc và nằm lót đáy ở mỗi tuổi thành tạo cho thấy các đợt lũ quét phát triển trong từng giai đoạn phát triển của trũng.  Biến đổi môi trường địa chất thủy văn. Trũng giữa núi thƣờng có trữ lƣợng nƣớc ngầm lớn tuy nhiên biến đổi rất lớn theo mùa và phụ thuộc vào lƣợng nƣớc mặt. Theo nghiên cứu [3], nƣớc ngầm chủ yếu trong lỗ hổng của các hệ tầng hạt thô. Tầng chứa nƣớc lỗ hổng trên cùng (qh) nằm trong lớp cát cuội sỏi tuổi Q2 và liên quan trực tiếp với nƣớc mặt. Tầng nƣớc có áp qp đƣợc phân làm 3 tầng tƣơng ứng với các lớp cát cuội sỏi tuổi Q1. Tuy nhiên vì trũng có quy mô nhỏ so với đồng bằng Bắc Bộ và thông với nƣớc mặt ở thƣợng nguồn trũng nên mực nƣớc có áp cũng thay đổi nhiều theo mùa. Chất lƣợng nƣớc ngầm nói chung tốt, ít bị ảnh hƣởng của các điều kiện nhân sinh.  Biến đổi điều kiện môi trường thổ nhưỡng và nông nghiệp. Đây là điệu kiện thuận lợi duy nhất do lũ quét gây ra. Cánh đồng Mƣờng Thanh rất phì nhiêu do thƣờng xuyên đƣợc bồi đắp phù sa. Độ dốc địa hình theo phƣơng Bắc Nam không lớn, chủ yếu biến đổi theo phƣơng ngang với độ dốc biến đổi từ ven rìa vào trung tâm. Tuy nhiên, độ bằng phẳng tƣơng đối tùy thuộc theo cấu trúc trầm tích từng bậc thềm. Do vậy, với cấu trúc ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2015 33 ruộng bậc thang, việc canh tác lúa nƣớc khá thuận lợi. Hình 2. Mặt cắt trầm tích Đệ Tứ tại trũng Điện Biên Phủ  Biến đổi thủy văn môi trường. Với sông Nậm Rốm chảy theo phƣơng Bắc Nam và hệ thống sông nhánh khá dày đặc từ vùng núi hai bên đổ vào sông Nậm Rốm tạo ra mạng lƣới thủy văn dày đặc trong trũng. Lũ quét sƣờn trên các sông, suối nhánh và lũ quét nghẽn dòng, hỗn hợp trên sông Nậm Rốm làm thay đổi diện mạo thƣờng xuyên của mạng lƣới thủy văn sau mỗi trận lũ lớn (Hình 2). Hình 3. Thay đổi lòng sông Nậm Ngàm và Nậm Rốm khu vực phía nam trũng Điện Biên Ngoài các yếu tố thay đổi môi trƣờng sau lũ quét kể trên, yếu tố xói mòn trên các vùng sƣờn núi cũng khá rõ nét. Tuy nhiên, vì cƣờng độ mƣa khu vực không lớn do vậy cũng không đƣợc đánh giá chi tiết. Sau đây, tác giả mô tả lại diễn biến lũ quét và biến đổi môi trường sau lũ quét được miêu tả chi tiết cho từng vùng như sau: a) Vùng I Chủ yếu là vùng ven sông Nậm Rốm, là khu vực chịu lũ thƣờng xuyên hàng năm. Tuy nhiên, lũ quét mạnh thƣờng xảy ra với tần suất khoảng 10-20%. Những biến đổi môi trƣờng sau lũ quét chủ yếu nhƣ sau:  Nƣớc lũ làm sạt lở nghiêm trọng sông Nậm Rốm gây ra chuyển dòng mạnh mẽ nhất là đoạn gần thành phố Điện Biên và khu vực có suối nhánh cắt sông Nậm Rốm;  Đƣờng giao thông bị phá hủy nghiêm trọng mỗi lần lũ quét;  Chiều sâu ngập lụt thƣờng xuyên từ 0,5- 2m, nhiều nơi lớn hơn nhất là phía nam khu vực thành phố; Từ đó, ô nhiễm môi trƣờng sau mỗi lần lũ quét chủ yếu là bùn cát lấp đầy nhà cửa, đƣờng giao thông và đồng ruộng;  Lúa và hoa màu bị thiệt hại nặng nề hàng năm;  Các cầu qua sông cũng bị thiệt hại nặng nề nếu không đủ chiều cao chống lũ quét.  Sự xói mòn và bồi tích bờ sông mạnh mẽ tạo ra sự thay đổi lớn về thành phần vật chất trầm tích ven sông và các bãi nổi giữa dòng. Nhìn chung xu hƣớng vật liệu mịn dần theo dòng chảy.  Tác động tiêu cực đến các công trình lịch sử văn hóa của trũng Điện Biên và văn hóa ngƣời Thái cổ. b) Vùng II Đây là vùng chịu lũ quét với tần suất 5-10% và chủ yếu là lũ quét nghẽn dòng. Năm 1996 lũ quét tạo ra diện ngập lớn, cánh đồng Điện Biên lụt sâu 0,5-1 m trong nhiều ngày. Kết quả ruộng lúa bị vùi đất lấp đến 0,2 m. Sự biến đổi môi ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2015 34 trƣờng sau lũ quét tƣơng tự nhƣ vùng I nhƣng thời gian xuất hiện lâu hơn:  Đƣờng giao thông bị phá hủy nghiêm trọng mỗi lần lũ quét;  Chiều sâu ngập lụt thƣờng xuyên từ 0,5- 1m, nhiều nơi lớn hơn nhất là phía Nam khu vực thành phố; Từ đó cho thấy thiệt hại sau mỗi lần lũ quét chủ yếu là làm cho lúa và hoa màu bị thiệt hại năng nề mỗi lần lũ quét. Tuy nhiên, có một ƣu điểm là nƣớc lũ đem lại phù sa màu mỡ cho cánh đồng Mƣờng Thanh;  Các cầu qua sông cũng bị thiệt hại nặng nề nếu không đủ chiều cao chống lũ quét.  Tác động tiêu cực đến các công trình lịch sử văn hóa của trũng Điện Biên và văn hóa ngƣời Thái cổ. c) Vùng III Đây là vùng chịu lũ quét với tần suất 1-2%. Khi này nƣớc có thể ngập lên đến chân núi đe dọa các khu di tích cách mạng của Điện Biên. Trong khi đó vùng I và II bị tàn phá rất mạnh. Nhìn chung khu này khá ổn định vì lũ quét xảy ra theo tần suất nhỏ. Mức độ ngập lụt không lớn và vận tốc dòng chảy nhỏ. Tuy nhiên, lũ quét cục bộ xảy ra trên các suối nhỏ nếu bị cản trở bởi cầu hay tác động của nhân sinh. Hình 4. Bản đồ phân vùng lũ quét và biến đổi môi trường tại Điện Biên Phủ ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2015 35 d) Vùng IV Chiếm diện tích nhỏ khu vực cạnh đồi Him Lam, biến đổi môi trƣờng sau lũ quét có dạng điển hình của lũ quét nghẽn dòng, đây là một đầm lầy cổ do hoạt động sụt lún kiến tạo. Khu vực có độ cao 490-500 m. Sông Nậm rốm bị nghẽn dòng tại Nà Páng tạo ra vùng lũ quét nghẽn dòng tại khu vực này. Lũ quét nghẽn dòng ở đây độc lập với lũ quét xảy ra do sông Nậm Rốm tại cánh đồng Mƣờng Thanh. Đây là trũng có chiều rộng khoảng 1 km, chiều dài 2-3 km với quy mô của một bản hoặc xã. Thuận lợi nhất là địa hình khá bằng phẳng thích hợp cho cƣ dân sinh sống và canh tác. Tuy vậy, cũng nhƣ các vùng chịu tác động của lũ quét nghẽn dòng, tần suất xuất hiện lũ quét khoảng 10-20%. Do vậy, việc quy hoạch lâu dài ở khu vực này là không thích hợp. Khu vực này thích hợp xây dựng thành hồ chứa nƣớc kết hợp nhiều mặt nhƣ du lịch, lấy nƣớc mặt phục vụ sinh hoạt và sản xuất, nuôi thủy sản. Mặc dù xung quanh đã có các hồ nhỏ nhƣ Huổi Phạ và Tà Pô. Việc xây dựng hồ chứa tại đây cũng có tác dụng rất lớn để giảm cƣờng độ lũ quét cho vùng I. e) Vùng V Khu vực này chủ yếu chịu lũ quét sƣờn. Riêng các vùng cửa suối chịu cả lũ quét sƣờn và lũ bùn đá. Tại Điện Biên lũ bùn đá không lớn do đặc điểm địa chất thạch học không thích hợp xảy ra lũ bùn đá. Sự biến đổi môi trƣờng lũ quét xảy ra nhƣ sau:  Vận tốc dòng chảy lớn đặc biệt cửa suối có khả năng gây nên chết ngƣời và phá hủy các công trình xây dựng dân dụng và hoa màu;  Phá vỡ các công trình giao thông và thủy lợi trên tuyến dòng chảy;  Tƣớng cuội sỏi không chọn lọc ngày càng gia tăng với quá trình proluvi không lớn;  Làm ngập đƣờng trong thời gian ngắn, gây ách tác giao thông. f) Vùng VI Vùng VI là miền sƣờn dốc, lũ quét xảy ra chủ yếu là lũ quét sƣờn trên các lòng suối. Sự biến đổi môi trƣờng sau lũ quét chủ yếu là xói mòn đất sƣờn dốc đặc biệt xói mòn xẻ rãnh và bề mặt. Hiện nay, ở đây có một số bản dân tộc sống ven suối kết hợp canh tác nƣơng rẫy. Lũ quét khu vực này chủ yếu là lũ quét sƣờn với cƣờng độ không lớn. Biến đổi môi trƣờng ở đây chủ yếu là xói mòn đất. Việc cải tạo duy nhất là trồng rừng để bảo vệ đất. 4. QUY HOẠCH VÙNG THEO NGUYÊN TẮC AN TOÀN VỚI LŨ QUÉT Quy hoạch lãnh thổ theo hƣớng an toàn với lũ quét đƣợc nghiên cứu đề xuất [6]. Tuy nhiên, với trũng Điện Biên, tƣơng lai cùng phát triển với thành phố Điện Biên, việc quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế xã hội có đặc thù riêng. a) Nguyên tắc chung  Không xây dựng các công trình vĩnh cửu và văn hóa trong vùng thƣờng xuyên chịu lũ quét;  Các tuyến đƣờng giao thông huyết mạch phải nằm ở nơi cao, nơi đó nếu có tần suất xảy ra lũ quét ít nhất 50-100 năm;  Các công trình cơ sở hạ tầng phải có mức độ bảo vệ nhất định tùy theo mức độ xảy ra của lũ quét;  Kết hợp các công trình xã hội thuộc cơ sở hạ tầng kết hợp làm nơi tránh lũ quét và nơi cảnh báo;  Trồng cây có bộ rễ vững chắc để bảo vệ khu vực dân khi xảy ra lũ quét và lũ bùn đá;  Không bố trí quy hoạch mới các cụm dân cƣ thƣờng xuyên xảy ra lũ quét, các nơi đã có dân cƣ phải di dân dần dần, nếu bất khả kháng phải tiến hành bảo vệ sự an toàn của dân khi xảy ra lũ quét. b) Định hƣớng quy hoạch Vùng I Đây là vùng thƣờng xuyên xảy ra lũ quét, nằm ở ven sông Nậm Rốm. Chiều dài từ cực nam trũng Điện Biên lên đến thành phố Điện ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2015 36 Biên với chiều rộng hẹp dần từ Nam đến Bắc. Độ cao mặt đất dƣới 470m. Hiện trạng khu vực này dân cứ sinh sống rất đông đúc từ phía Nam trũng lên phía Bắc nhƣ: bản Bon Lót xã sam Mứn, bản Noong Hẹt, xã Noong Hẹt, bản Sôm. Yên Trƣờng, Hồng Cúm xã Thanh An, các bản Nong Nhai Pú Luống xã Thanh Xƣơng, Nong Vai, Thanh Hòa xã Thanh Chăn, Thanh Tân, Thanh Bình xã Mƣờng Thanh Khu vực này chỉ có thể:  Trồng lúa cây ngắn vụ, tránh vào mùa lũ.  Không thiết kế đƣờng cấp cao trong khu vực.  Các hộ dân chỉ sống tạm thời, nếu có làng bản phải di dời lên vùng cao hơn (Vùng II hoặc III).  Cần thiết phải thiết kế kè để bảo vệ các công trình văn hóa và lịch sử thuộc trũng Điện Biên nhƣ ở khu vực Mƣờng Thanh. Những nơi khác tùy theo sông nhƣng theo tác giả thì hãy để khu vực này là khu vực phát triển tự nhiên của lũ quét cũng nhƣ để hoàn thiện sự phát triển của trũng Điện Biên. Theo nhận xét của các nhà kiến tạo địa chất, khu vực trung tâm dọc theo sông Nậm Rốm vẫn đang trong thời kỳ sụt lún mạnh.  Điện Biên có 2 trục giao thông chính dọc theo trũng từ Bắc xuống Nam, hai đƣờng này cắt nhau tại Noong Hẹt. Tuy nhiên, con đƣờng bên trái vẫn tiếp tục chạy theo sông Nậm Rốm đi đến các địa phƣơng khác. Con đƣờng này cắt vùng I tại vị trí Bom Lót xã Sam Mứn với chiều dài trên 1 km. Tuy nhiên, nếu dịch sang trái khoảng 500 m thì nằm trong vùng II, an toàn hơn. Cũng có thể để nguyên tuyến này mà nâng cao cao trình mặt đƣờng lên cho phù hợp với khả năng chống ngập của lũ quét. Nhƣ vậy, về việc quy hoạch xây dựng ở vùng I cần chú ý tránh xây dựng các công trình lớn về dân dụng và công nghiệp. Cần thiết phải thiết kế các công trình hạ tầng kết hợp với tránh lũ quét cho nhân dân. Đặc biệt ở đây là nhà văn hóa xã, làng bản. Lũ quét nghẽn dòng hiện nay tuy xảy ra vẫn thƣờng xuyên nhƣ ở vùng I song với kinh nghiệm của nhân dân và các cấp chính quyền có thể quy hoạch để sống chung với lũ. Chỉ còn vấn đề cảnh báo và cứu hộ khi cần thiết. Đặc biệt vùng I tại các trung tâm đô thị có thể quy hoạch thành công viên cây xanh. Cây xanh làm giảm đáng kể vận tốc dòng chảy tránh xói mòn đất, bảo vệ lòng sông song làm mực nƣớc dâng cao. Vấn đề chỉnh trị dòng Nậm Rốm đƣợc đặt ra từ lâu cho các nhà thủy lợi, song hiện nay cũng thực hiện manh mún và chƣa có cơ sở khoa học nhất định. Ta biết rằng khi dòng Nậm Rốm chảy qua trũng Điện Biên thì bị chuyển dòng mạnh do tác động thủy lực dòng chảy, điều kiện địa chất công trình các tập đất đá, quá trình diễn biến tích cực của chuyển động hiện đại, sự tác động của các sông nhánh. Tuy vậy, biên độ chuyển dòng cũng không lớn. Nếu để không chỉnh trị trong khu vực từ xã Thanh Xƣơng xuống đến ngã ba Nậm Núa (Nậm Ngàm) sẽ đảm bảo hoạt động tự nhiên của con sông. Mặt khác lũ quét tại cánh đồng Mƣờng Thanh không phải chỉ do nƣớc ở lƣu vực Nậm Rốm mà còn ảnh hƣởng rất lớn của Nậm Ngàm. Tóm lại quy hoạch vùng I nhƣ sau:  Quy hoạch vùng trồng lúa nƣớc theo thời vụ;  Quy hoạch các công viên cây xanh cận đô thị;  Chỉ tiến hành kè sông tại các khu vực đô thị để chống xói lở lòng sông;  Các đƣờng giao thông cấp phối liên huyện hoặc xã. Vùng II Đây là khu vực chịu lũ quét với tần suất 5- 10%, biến đổi môi trƣờng sau lũ quét diễn ra nhƣ sau: Ngập lụt gây phá hủy nhà cửa, hoa màu, cây trái, phá hủy đƣờng giao thông, ô ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2015 37 nhiễm môi trƣờng do bùn rác. Tuy nhiên, lớp phù sa làm tốt thêm cây trồng. Hiện nay dân cƣ thành phố Điện Biên sống và canh tác chủ yếu ở vùng này. Vùng II chiếm diện tích lớn ở phía Nam trũng Điện Biên có độ cao tuyệt đối từ từ 470-480 m. Vùng này thích hợp cho quy hoạch đồng ruộng và cây ăn trái. Rất hạn chế xây dựng các công trình lịch sử, văn hóa và các công trình vĩnh cửu khác. Trƣớc mắt các làng bản chƣa di chuyển đƣợc phải thiết kế các công trình xã hội hoặc công trình hạ tầng có thể kết hợp chống và tránh lũ cho dân. Đƣờng giao thông cần thiết phải có cốt cao tránh đƣợc ngập lụt do lũ quét. Khi đƣờng giao thông cắt qua các sông suối phải có thêm hệ thống ngầm tràn đảm bảo nƣớc lũ có thể thoát qua. Các vƣờn cây ăn quả và cây công nghiệp cũng cần đƣợc thiết kế sao cho chống ngập lụt thời gian dài. Năm 1996 khu vực này đã bị ngập khoảng 0,5-1 m nƣớc trong vòng 1- 2 tháng. Sau khi nƣớc rút, đồng ruộng bị phù sa lấp dày 0,2-0,5 m. Cần thiết phải tổ chức khắc phục môi trƣờng sau lũ quét mang tính xã hội hóa giống nhƣ các vùng chịu tác động của lũ quét nghẽn dòng khác. Đồng ruộng đƣợc lấp đầy bởi phù sa nên không cần phải cải tạo nhƣ ở vùng I. Chỉ có hoa màu bị thiệt hại do nƣớc ngập sâu. Vận tốc dòng chảy không lớn nhƣng tốc độ dâng nƣớc nhanh. Do vậy, cần các công trình gần để bảo vệ ngƣời và tài sản. Tóm lại, theo đề xuất vùng II có thể quy hoạch tổng thể nhƣ sau:  Quy hoạch thành khu trồng lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp;  Quy hoạch các công viên cây xanh đô thị;  Có thể quy hoạch đƣờng liên tỉnh với quy mô đƣờng nhựa 2 chiều;  Các khu dân cƣ chỉ tạm thời khi chƣa bố trí đƣợc quỹ đất để di dời. Vùng III Vùng III: Khu vực chịu lũ quét với tần suất 2-5%, các biến đổi môi trƣờng sau lũ quét rất nhỏ. Đây là vùng an toàn cho vùng trũng. Nếu xảy ra lũ quét vùng này thì là thảm họa cho vùng I và II. Có độ cao mặt đất từ 480 – 490 m. Đây đƣợc coi là khu an toàn trong vùng trũng. Nó không sát núi để tránh sạt lở và lũ quét sƣờn. Mặt khác quỹ đất lớn, mặt bằng khá bằng phẳng, tính chất xây dựng của đất tốt phục vụ hợp lý cho quy hoạch xây dựng công trình kiên cố. Khu vực này nằm tập trung gần núi cách xa sông Nậm Rốm thành dải có chiều rộng lớn từ 1-3 km. Ƣu điểm lớn của vùng này là:  Chu kỳ xảy ra lũ quét dài có thể từ 20-50 năm, nếu xảy ra lũ quét thì chiều sâu ngập lụt không lớn, vận tốc dòng nƣớc nhỏ;  Diện tích lớn do vậy quỹ đất lớn, mặt đất bằng phẳng dễ quy hoạch xây dựng;  Nền đất khá ổn định, thích hợp cho xây dựng các công trình các cấp;  Cách xa chân núi nên không bị ảnh hƣởng của trƣợt lở và lũ quét sƣờn; Nhƣ vậy, khu vực này thích hợp nhất trong vùng trũng Điện Biên. Các hạng mục quy hoạch thích hợp nhất có thể kể nhƣ:  Quy hoạch cố định các khu dân cƣ đô thị và nông thôn, kể cả các bản dân tộc và làng ngƣời kinh;  Xây dựng đƣờng quốc lộ hiện đại;  Xây dựng các công trình lịch sử, văn hóa và các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp khác, với nền móng tốt có thể xây dựng các nhà cao tầng;  Quy hoạch các vƣờn cây công nghiệp với vốn đầu tƣ lâu dài;  Đặc biệt khu vực này ít ảnh hƣởng của động đất nên thích hợp quy hoạch xây dựng bền vững thuộc trũng Điện Biên. Vùng IV Chiếm diện tích nhỏ khu vực cạnh đồi Him Lam, biến đổi môi trƣờng sau lũ quét có dạng điển hình của lũ quét nghẽn dòng, đây là một đầm lầy cổ do hoạt động sụt lún kiến tạo. Khu ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2015 38 vực có độ cao 490-500 m. Sông Nậm rốm bị nghẽn dòng tại Nà páng tạo ra vùng lũ quét nghẽn dòng. Lũ quét nghẽn dòng ở đây độc lập với lũ quét xảy ra do sông Nậm Rốm tại cánh đồng Mƣờng Thanh. Đây là trũng có chiều rộng khoảng 1 km, chiều dài 2-3 km với quy mô của một bản hoặc xã. Thuận lợi nhất là địa hình khá bằng phẳng thích hợp cho cƣ dân sinh sống và canh tác. Tuy vậy cũng nhƣ các vùng chịu tác động của lũ quét nghẽn dòng, tần suất xuất hiện lũ quét khoảng 10-20% do vậy cũng nhƣ vùng II, việc quy hoạch xây dựng lâu dài không thích hợp. Thật sự khu vực này thích hợp xây dựng thành hồ chứa nƣớc kết hợp nhiều mặt nhƣ du lịch, lấy nƣớc mặt phục vụ sinh hoạt và sản xuất, nuôi thủy sản. Mặc dù xung quanh đã có hồ nhỏ nhƣ Huổi Phạ và Tà Pô. Việc xây dựng hồ chứa cũng có tác dụng rất lớn để giảm cƣờng độ lũ quét cho vùng I. Vùng V Vùng V là vùng chịu lũ quét đột biến, về nguyên tắc xảy ra hàng năm khi có mƣa lớn. Quá trình proluvi tích lũy dần dần tạo lên dạng nón phóng vật biến đổi môi trƣờng sau lũ quét khu vực này chủ yếu do phá hoại công giao thông thủy lơi, nhà cửa, hoa màu do vận tốc dòng chảy lớn. Khu vực này có độ cao 490-500 m, nằm rải rác ở các cửa suối trũng Điện Biên. Khu vực này thƣờng có đồng bào dân tốc Thái sinh sống. Các bản dân tộc sống ở đây vì thuận lợi cho đi nƣơng rẫy và thậm chí trồng lúa nƣớc. Cũng một phần họ tránh lũ quét nghẽn dòng xảy ra trên sông Nậm Rốm. Lũ quét và biến đổi môi trƣờng sau lũ quét tuy nhỏ song nó đặc trƣng của lũ quét sƣờn, nghĩa là có sự tập trung vật liệu thô ở cửa suối. Khi lũ quét xảy ra một khó khăn lớn là cát sỏi lấp đầy đồng ruộng gây khó khăn cho canh tác. Thƣờng ngƣời dân trồng trọt xen trong bãi cuội sỏi, các cây trồng có tác dụng tạo ra lớp đất thổ nhƣỡng từ đất xói mòn trên cao xuống. Với đặc thù địa chất và khí hậu khu vực này ít có các trận lũ bùn đá lớn nhƣng vật liệu đất đá và cây cối kéo theo dòng nƣớc của lũ quét và tích tụ ở cửa suối. Nhƣ vậy, thích hợp nhất khu vực này là trồng cây lấy gỗ ngắn ngày nhƣ keo hay mỡ dể khai thác nguyên liệu và tác dụng cải tạo đất cát, cuội, sỏi. Rừng cây này cũng có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu cƣờng độ lũ quét. Ở Điện Biên cũng đã xây dựng một số công trình thủy điện, thủy lợi sâu bên trong sƣờn dốc. Đây cũng là biện pháp kết hợp tổng hợp để phòng chống lũ quét và giảm biến đổi môi trƣờng sau lũ quét. Vùng VI Vùng VI là miền sƣờn dốc, lũ quét xảy ra chủ yếu là lũ quét sƣờn trên các lòng suối. Sự biến đổi môi trƣờng sau lũ quét chủ yếu là xói mòn đất sƣờn dốc đặc biệt xói mòn xẻ rãnh và bề mặt. Hiện nay, ở đây có một số bản dân tộc sống ven suối với tập quán canh tác nƣơng rẫy. Trừ các khu vực khác tại thành phố Điện Biên có lũ quét, khu vực này lũ quét chủ yếu là sƣờn với cƣờng độ không lớn. Biến đổi môi trƣờng ở đây chủ yếu là xói mòn đất. Việc cải tạo duy nhất là trồng rừng để bảo vệ đất. Nói tóm lại, với bản đồ phân vùng lũ quét và biến đổi môi trƣờng sau lũ quét đã góp phần quy hoạch an toàn cho trũng Điện Biên đảm bảo một đô thị bền vững, phục vụ cho quy hoạch kinh tế vùng và toàn bộ tỉnh Điện Biên. Hiện nay thành phố Điện Biên nằm ở phía bắc của trũng, chủ yếu trên vùng VI. Mặc dù có an toàn ít nhiều về lũ quét song lại có nguy cơ về động đất và trƣợt lở. Do vậy, xu hƣớng tốt nhất nên quy hoạch phát triển theo vùng III. 5. MỘT SỐ NHẬN XÉT THAY CHO KẾT LUẬN Lũ quét tại trũng Điện Biên chủ yếu là lũ ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2015 39 quét nghẽn dòng và hỗn hợp. Lũ quét nghẽn dòng và hỗn hợp xảy ra ở vùng I và II với quy mô lớn về diện tích và là nơi tập trung kinh tế - xã hội, nơi canh tác chủ yếu trên cánh đồng Mƣờng Thanh. Do vậy, mặc dù với sự hiểu biết hiện nay của ngƣời dân và các cấp chính quyền, sự thiệt hại về ngƣời không lớn song về kinh tế và môi trƣờng vẫn đáng kể. Vùng III đƣợc coi là vùng an toàn nhất và chiếm một diện tích lớn trong trũng Điện Biên. Mặc dù có xảy ra lũ quét với tần suất khoảng 2-5% song mức độ không lớn. Sự biến đổi môi trƣờng sau lũ quét khu vực này chủ yếu giống nhƣ ngập lụt ở đồng bằng song thời gian ngắn hơn nhiều. Từ đấy cho thấy mức độ ô nhiễm môi trƣờng là không lớn. Khu vực này có thể hạn chế tác động của động đất. Đất đai thích hợp với cây công nghiệp. Lũ quét xảy ra ở Điện Biên không phải chỉ do sông Nậm Rốm mà còn phần lớn do sông Nậm Ngàm với lƣu vực rất lớn. Tuy nhiên, lũ quét do sông Nậm Ngàm chỉ gia tăng thêm mức độ phá hoại còn thiệt hại về môi trƣờng xảy ra phần lớn vẫn do sông Nậm Rốm. Nhƣ vậy, việc lập các phƣơng án dự báo và cảnh báo phải chú ý cả trên lƣu vực nậm Ngàm. Theo quy luật phát triển trũng giữa núi, lũ quét tại Điện Biên còn xảy ra trong thời gian dài cùng với hoạt động sụt lún tân kiến tạo. Nhƣ vậy, việc quy hoạch an toàn lãnh thổ do tác động của lũ quét vẫn đƣợc đặt ra thƣờng xuyên với các cấp chính quyền và ngƣời dân trong trũng. Hiện nay, với nguyên tắc sống chung với lũ quét nhất là lũ quét nghẽn dòng đƣợc đặt lên hàng đầu trong khu vực. Do vậy, cần thiết phải có sơ đồ cảnh báo, các phƣơng án tính toán dự báo để chủ động phòng tránh lũ quét trong khu vực. Bài báo đƣợc viết trên cơ sở số liệu của đề tài KC 08.09/11-15. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lã Thanh Hà và nnk, 2010. Điều tra, khảo sát, phân vùng và cảnh báo khả năng xuất hiện lũ quét ở miền núi Việt Nam. Giai đoạn 1- Miền núi Bắc Bộ. Đề tài cấp Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2010. 2. Lê Triều Việt, 2003. Đặc điểm kiến trúc và địa động lực các trũng Kainozoi Miền Bắc Việt Nam. LA Tiến sỹ, Lƣu trữ TV Quốc gia. 3. Nguyễn Địch Dỹ và nnk, 1994. Đề án điều tra địa chất đô thị Điện Biên-Sơn La. Lƣu trữ Tổng cục địa chất, Bộ TN&MT. 4. Trần Văn Tƣ, 1999. Cơ sở khoa học nghiên cứu lũ quét nghẽn dòng. Tạp chí các khoa học về trái đất, No1, 64-69. 5. Trần Văn Tƣ, 2003. Về sự hình thành và phát triển lũ quét nghẽn dòng ở trũng giữa núi và cánh đồng Karst. TC NN & PT Nông thôn , No10, 1302-1304. 6. Trần Văn Tƣ, 2006. Hiện trạng và hƣớng quy hoạch các vùng thƣờng xuyên chịu lũ quét và trƣợt lở. Tạp chí Địa chất, Loạt A số 295/2006, 79-84. Trần Văn Tƣ, Đào Minh Đức, Văn Duy Công, 2013. Phân tích đánh giá biến đổi môi trƣờng địa chất sau lũ quét khu vực trũng giữa núi miền núi phía Bắc Việt Nam. Tuyển tập báo cáo của chƣơng trình KC 08/11-15. Người phản biện: PGS.TSKH. VŨ CAO MINH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf99_7584_2159859.pdf
Tài liệu liên quan