Lồng ghép chăn nuôi gia súc với các hệ thống canh tác tại vùng cao Tây Bắc: Thách thức và cơ hội

Tài liệu Lồng ghép chăn nuôi gia súc với các hệ thống canh tác tại vùng cao Tây Bắc: Thách thức và cơ hội: H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 70 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Lồng ghép chăn nuôi gia súc với các hệ thống canh tác tại vùng cao Tây Bắc: Thách thức và cơ hội Stephen Ives1, Isabelle Baltenweck2, Michael Bell3 Cơ quan 1Trường cao đẳng, Đại học Tasmania, Launceston, Tas 7250, Australia. 2Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế, CGIAR, Nairobi 00100, Kenya. 3Trường Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Queensland, Gatton, Australia Tác giả đại diện Stephen.Ives@utas.edu.au Từ khóa Gia súc, bò, ngô, lợn, hệ thống canh tác, cạnh tranh đất đai Giới thiệu Khu vực Tây Bắc có địa hình phức hợp, gồm đồi núi và thung lũng sông bồi đắp cho đồng bằng sông Hồng. Đây cũng là một trong những khu vực nghèo và xa xôi hẻo lánh nhất Việt Nam (Huyen và cộng sự, 2016). Do hạn chế về cơ sở hạ tầng và xa xôi cách biệt nên khu vực này ít được đô thị hóa hơn so với mặt bằng chung của cả nước, với 80% hộ gia ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lồng ghép chăn nuôi gia súc với các hệ thống canh tác tại vùng cao Tây Bắc: Thách thức và cơ hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 70 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Lồng ghép chăn nuôi gia súc với các hệ thống canh tác tại vùng cao Tây Bắc: Thách thức và cơ hội Stephen Ives1, Isabelle Baltenweck2, Michael Bell3 Cơ quan 1Trường cao đẳng, Đại học Tasmania, Launceston, Tas 7250, Australia. 2Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế, CGIAR, Nairobi 00100, Kenya. 3Trường Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Queensland, Gatton, Australia Tác giả đại diện Stephen.Ives@utas.edu.au Từ khóa Gia súc, bò, ngô, lợn, hệ thống canh tác, cạnh tranh đất đai Giới thiệu Khu vực Tây Bắc có địa hình phức hợp, gồm đồi núi và thung lũng sông bồi đắp cho đồng bằng sông Hồng. Đây cũng là một trong những khu vực nghèo và xa xôi hẻo lánh nhất Việt Nam (Huyen và cộng sự, 2016). Do hạn chế về cơ sở hạ tầng và xa xôi cách biệt nên khu vực này ít được đô thị hóa hơn so với mặt bằng chung của cả nước, với 80% hộ gia đình có thu nhập chính từ nông lâm nghiệp (Tran và cộng sự, 2014). Việc tăng cường chăn nuôi gia súc dẫn đến nhu cầu tăng nguồn cung thức ăn chăn nuôi, và do đó cần có đất canh tác. Điều này dẫn đến các vấn đề liên quan đến sử dụng đất do việc mở rộng chăn nuôi gia súc sẽ dẫn đến tăng nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi và sẽ gây ra cạnh tranh trực tiếp về nguồn tài nguyên đất với các cây trồng và thực phẩm, trừ các cây trồng đa mục đích như khoai lang. Gần đây việc mở rộng diện tích canh tác ngô và một số cây trồng hàng năm khác trên đất dốc đã làm gia tăng xói mòn đất và giảm khả năng tiếp cận với diện tích đất sẵn có trước đây dành cho chăn thả cũng như diện tích cỏ và thức ăn khô cho gia súc. Vấn đề này xét đến cùng có thể gây sức ép lên tính bền vững về môi trường của hệ thống chăn nuôi nông hộ. Ba dự án mới đang được xây dựng ở vùng núi Tây Bắc: LPS/2015/037, “Tăng cường sản xuất bò thịt trong các hệ thống canh tác vùng núi Tây Bắc Việt Nam”; SMCN/2014/049, “Cải thiện hệ thống canh tác ngô trên đất dốc Việt Nam và Lào”; dự án lồng ghép nuôi lợn – trồng ngô hiện đang xây dựng, với mục tiêu nhằm tăng cường hệ thống nuôi lợn-trồng ngô giúp cải thiện sinh kế. Việc lồng ghép các hoạt động và kết quả từ ba dự án này Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 71 sẽ tạo điều kiện cho các nông hộ đưa ra quyết định liên quan tới các hệ thống canh tác của họ. Biện pháp tiếp cận của nghiên cứu Dự án bò thịt sẽ áp dụng biện pháp tiếp cận toàn bộ trang trại nhằm tạo thuận lợi cho các nông dân lồng ghép sản xuất thức ăn khô với thực phẩm và cây trồng ngắn ngày, và xây dựng nguồn cung thức ăn quanh năm hỗ trợ các hệ thống nuôi bò thâm canh. Mục tiêu này có thể đạt được thông qua việc kết hợp và lồng ghép các kết quả nghiên cứu của những dự án trước đó và triển khai các nghiên cứu dựa vào cộng đồng và trang trại có sự tham gia được hỗ trợ bởi các nhà nghiên cứu và các các bộ khuyến nông của Sở NN&PTNT. Các công cụ phân tích sinh kế, hỏi đáp và phân tích tác động có sự tham gia sẽ được áp dụng để xác định nguồn lực, động lực, chiến lược, thuận lợi và rào cản đối với thay đổi bền vững trong chăn nuôi bò theo quy mô nông hộ. Các tổ nhóm làm việc tại địa phương và các huyện bao gồm các bên quan tâm tới chuỗi giá trị phát triển chăn nuôi sẽ được hình thành nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy chuyển dịch sang các hệ thống sản xuất thâm canh hơn. Các liên minh này cũng sẽ kết nối với các nhóm lợi ích nông dân mới và sẵn có để thúc đẩy sự trao đổi kiến thức. Biện pháp tiếp cận quản lý chuỗi giá trị sẽ được áp dụng để giúp người nông dân và thương lái hiểu về nhu cầu thị trường và tạo thuận lợi cho sự kết nối mạnh mẽ giữa các chủ thể và thị trường. Biện pháp tiếp cận này được thực hiện thông qua việc xác định và mô tả đặc điểm thị trường tại đô thị, xây dựng và triển khai mô hình tiếp thị cải tiến dựa vào truyền thông cải tiến và các thực hành tiếp thị có hiệu suất và hiệu quả cũng như trang bị cho nông dân và thương lái nhằm đáp ứng với những thay đổi của thị trường. Dự án ngô tập trung cụ thể vào các hệ thống sản xuất ngô bền vững trên đất dốc tại tỉnh Sơn La, Việt Nam và tỉnh Houaphan tại Đông Bắc Lào. Dự án bao gồm các chiến lược như lồng ghép chăn nuôi và canh tác cũng như xây dựng mô hình tiếp cận cho các cơ quan khuyến nông địa phương. Dự án cũng sẽ phân tích chuỗi giá trị của các loại hàng hóa có lợi nhuận đã được xác định nhằm lồng ghép vào hệ thống ngô, trong đó lấy nông dân làm chủ thể nhằm nhân rộng mô hình. Dự án trồng ngô-nuôi lợn, hiện đang được xây dựng, sẽ hướng tới cải thiện sinh kế cho nông hộ nuôi lợn bằng cách xác định và thử nghiệm các các can thiệp ở các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị. Chăn nuôi lợn có thể đem đến những cơ hội cải thiện sinh kế đáng kể cho các nông hộ ở Tây H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 72 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Bắc Việt Nam. Bước đầu tiên sẽ đánh giá nhu cầu về các giống lợn khác nhau, bao gồm lợn nuôi theo hình thức “chăn thả tự nhiên” (hạn chế chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp). Dựa vào kết quả đánh giá, dự án sẽ xác định và thử nghiệm các cơ chế - tập trung vào thức ăn - nhằm cải tiến việc chăn nuôi giống lợn lai và lợn bản địa đáp ứng các nhu cầu thị trường đa dạng cũng như để phù hợp với các cơ hội và rào cản của các hệ thống chăn nuôi khác nhau. Dự án cũng sẽ xem xét vấn đề thức ăn chăn nuôi thay thế sản xuất tại trang trại, ví dụ như thức ăn từ cây đậu, có thể bổ sung ngô, nhằm tạo ra thức ăn chăn nuôi bền vững và dinh dưỡng cân bằng hơn. Để những hệ thống này phát huy được vai trò cải thiện thu nhập hộ gia đình thông qua hội nhập thị trường tốt hơn, cần có các tổ chức thể chế mới giúp kết nối hộ chăn nuôi lợn với thị trường (cả đầu vào và dịch vụ bao gồm khuyến nông và thị trường đầu ra). Các chiến lược cải thiện tiếp cận thị trường cho thấy đã thành công tại một số địa phương khác và cũng đã được thảo luận trong nghiên cứu này cho thấy vẫn còn nhiều thách thức cũng như các chiến lược mới cần phải được nghiên cứu thêm. Khả năng phối hợp một số biện pháp tiếp cận đã được thảo luận, ví dụ hệ thống thương lái ưa thích kết nối với các cửa hàng chuyên tiêu thụ đặc sản tại các đô thị lớn, tổ chức các nhóm sản xuất, là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Để chứng minh được lợn nuôi theo cách truyền thống cũng có thể cho ra sản phẩm thịt lợn an toàn, cần kết nối thêm với dự án SafePORK. Thảo luận và kết luận Các kết quả mong đợi của dự án bò thịt bao gồm các hệ thống chăn nuôi gia súc có lợi nhuận, được lồng ghép với hệ thống canh tác và tăng cường tính bền vững môi trường khi nông dân chuyển dịch sang hệ thống chăn nuôi bò có định hướng thị trường và thâm canh hơn; bình đẳng giới được cải thiện và giúp tái phân bổ nhiệm vụ chăn nuôi giữa phụ nữ và nam giới,; tiếp cận thị trường được cải thiện và việc nông dân và thương lái nắm được nhu cầu thị trường cũng như cơ hội sẽ dẫn đến sản xuất định hướng thị trường hơn và thu nhập tiền mặt từ chăn nuôi gia súc; năng lực của các Sở NN&PTNT và chính quyền địa phương được cải thiện nhằm duy trì môi trường chính trị và luật pháp tạo thuận lợi cho việc cải thiện thị trường. Dự án ngô sẽ bổ sung cho dự án bò thịt bằng cách xây dựng chuỗi các lựa chọn hệ thống trang trại có lợi nhuận được chính quyền địa phương và Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 73 nhà cung cấp tư nhân hỗ trợ và cung cấp nguồn lực, với trọng tâm là tạo điều kiện để mở rộng qui mô. Các kết quả dự kiến của dự án trồng ngô-nuôi lợn bao gồm nắm bắt được vị trí và vai trò của chăn nuôi lợn quy mô nông hộ tại các tỉnh Tây Bắc và vai trò của chuỗi giá trị liên quan; gia tăng sự hiểu biết về các phương án trồng ngô và các thức ăn thay thế nhằm tăng tính hiệu quả và bền vững hơn với môi trường, cũng như hướng tới chính phủ, các tác nhân trong chuỗi giá trị và các bên tham gia khác bằng cách đưa ra những bằng chứng về những phương án mới (mô hình kinh doanh) giúp cho việc chăn nuôi lợn mang lại lợi nhuận cao hơn, ổn định hơn về môi trường và xã hội. Tóm lại, lồng ghép chăn nuôi gia súc với cây trồng ngắn ngày trong hệ thống sản xuất có năng suất tại vùng Tây Bắc đòi hỏi biện pháp tiếp cận nghiên cứu tổng hợp từ ACIAR và các dự án được hỗ trợ bởi các nhà tài trợ khác. Sự tham gia của nông dân và các bên tham gia khác vào ba dự án là cần thiết để đảm bảo thành công của nghiên cứu này, và khả năng lợi nhuận của nông dân qui mô nhỏ tại khu vực Tây Bắc Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. Huyen, L. T. T., Thuy, D. K. và Sautier, D. (2016). Nghiên cứu về các bên tham gia chuỗi giá trị trong chuỗi giá trị heo đen tại Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Tính bền vững của chuỗi giá trị heo đen tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La: Đánh giá các bên tham gia chuỗi giá trị 2. Tran, T. Q., Nguyen, S. H., Vu, H. V. và Nguyen, V. Q. (2014). « Lưu ý về sự nghèo đói của đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng Tây Bắc Việt Nam » Các nền kinh tế hậu cộng sản 27(2): 268-281. H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 74 Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn Chuyên gia kỹ thuật từ ICRAF đang tập huấn cho bà con H’Mong cắt, tỉa cành và tạo tán cây sơn tra. Ảnh: Trần Hà My

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4_0769_2207205.pdf
Tài liệu liên quan