Lợi thế so sánh của một số ngành mũi nhọn Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế

Tài liệu Lợi thế so sánh của một số ngành mũi nhọn Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế: 79 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 188+189- Tháng 1&2. 2018 Lợi thế so sánh của một số ngành mũi nhọn Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Đỗ Thị Thu Thủy Nguyễn Thị Thanh Dương Nguyễn Thanh Tùng Ngày nhận: 15/09/2017 Ngày nhận bản sửa: 08/11/2017 Ngày duyệt đăng: 25/12/2017 David Ricardo là người đã đặt cơ sở, nền móng cho sự phát triển của các lý thuyết thương mại. Lý thuyết lợi thế so sánh của ông vẫn được áp dụng vào thực tiễn ngày nay. Lý thuyết lợi thế so sánh giúp quốc gia nhận diện và tiếp tục phát huy các tiềm lực cũng như nhìn nhận những điểm yếu kém để khắc phục chúng. Để nhận diện lợi thế so sánh, có thể sử dụng nhiều công cụ tính toán, đo lường. Trong đó có hai chỉ số là: Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu RCA và chỉ số lợi thế thương mại đối tác PCA. Bài viết của nhóm sẽ giới thiệu khái niệm, công thức đo lường cũng như mối quan hệ giữa hai chỉ số này. Đồng t...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lợi thế so sánh của một số ngành mũi nhọn Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
79 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 188+189- Tháng 1&2. 2018 Lợi thế so sánh của một số ngành mũi nhọn Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Đỗ Thị Thu Thủy Nguyễn Thị Thanh Dương Nguyễn Thanh Tùng Ngày nhận: 15/09/2017 Ngày nhận bản sửa: 08/11/2017 Ngày duyệt đăng: 25/12/2017 David Ricardo là người đã đặt cơ sở, nền móng cho sự phát triển của các lý thuyết thương mại. Lý thuyết lợi thế so sánh của ông vẫn được áp dụng vào thực tiễn ngày nay. Lý thuyết lợi thế so sánh giúp quốc gia nhận diện và tiếp tục phát huy các tiềm lực cũng như nhìn nhận những điểm yếu kém để khắc phục chúng. Để nhận diện lợi thế so sánh, có thể sử dụng nhiều công cụ tính toán, đo lường. Trong đó có hai chỉ số là: Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu RCA và chỉ số lợi thế thương mại đối tác PCA. Bài viết của nhóm sẽ giới thiệu khái niệm, công thức đo lường cũng như mối quan hệ giữa hai chỉ số này. Đồng thời áp dụng, tính toán chỉ số RCA vào ba ngành hàng: dệt may, da giày, đồ gỗ của Việt Nam và chỉ số PCA của Việt Nam đối với đối tác Mỹ trong giai đoạn 2011- 2016 để đưa ra những nhận xét về lợi thế so sánh của Việt Nam. Từ khóa: lợi thế so sánh, quan hệ thương mại, Việt Nam 1. Đặt vấn đề iai đoạn 2013- 2016 nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đây là thành công của 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 và quá trình đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 1995 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Việt Nam gia nhập tổ chức hợp tác Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) vào năm 1998, ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Mỹ vào năm 2000 và trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 đã đem lại cho Việt Nam những cơ hội đầy tiềm năng. Quá trình tự do hóa thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam chuyên môn hóa sản xuất và tập trung vào các ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Có thể thấy rõ, nhiều ngành công nghiệp chế biến mũi nhọn của Việt Nam có ưu thế rất lớn trong cạnh tranh và xuất khẩu so với các quốc gia khác trong QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 80 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 188+189- Tháng 1&2. 2018 khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên những lợi thế này ngày càng mất đi do giá nhân công tăng lên trong khi năng suất lao động tăng không tương ứng. Hơn nữa lợi thế so sánh mà các ngành công nghiệp này có được chủ yếu dựa trên lợi thế về giá nhân công thấp, trong khi đó nhiều lợi thế khác vẫn chưa được khai thác. Vì vậy nhận diện và phân tích các lợi thế so sánh khi tham gia chuỗi thương mại toàn cầu với các ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam đang là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Mục tiêu của bài viết là sử dụng một số chỉ tiêu định lượng để làm cơ sở so sánh lợi thế của Việt Nam tại ba ngành công nghiệp quan trọng, đóng góp lớn vào tỷ trọng của ngành công nghiệp là dệt may, da giày và đồ gỗ, từ đó cung cấp một cái nhìn toàn diện cho các nhà làm chính sách trong thời gian tới. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Chỉ số RCA và PCA Chỉ số RCA (Revealed comparative advantage) - Khái niệm: RCA là chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu được sử dụng phổ biến trong việc xác định lợi thế so sánh đối với từng mặt hàng của một quốc gia hoặc doanh nghiệp, ngành hàng đến từng thị trường cụ thể mà không tính được cho cả một danh mục hay một gói hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia khi thực hiện giao dịch với từng đối tác cụ thể. - Balassa (1965) đã đưa ra công thức xác định lợi thế so sánh hiện hữu RCA. Công thức được sử dụng khá phổ biến trong việc xác định lợi thế so sánh của từng mặt hàng cụ thể trong từng thời kỳ nhất định. Công thức này là một trong công cụ được sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu về lợi thế so sánh của các thành viên trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Công thức: ( ) ( ) RCA 100 Xw Xiw Xa Xia = Trong đó: RCA: chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu của mặt hàng i của nước j trong một thời kỳ nhất định. Xia: kim ngạch xuất khẩu mặt hàng i của nước a trong thời kỳ tương ứng. Xa: tổng kim ngạch xuất khẩu của nước a. Xiw: tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm i của thế giới. Xw: tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới. Hệ số: RCA>2,5: Sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao. 1<RCA<2,5: Sản phẩm có lợi thế so sánh. RCA<1: Sản phẩm bất lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh theo chỉ số RCA được đo lường trên kết quả tiêu thụ (khả năng cạnh tranh) trên thị trường quốc tế của một quốc gia (kim ngạch xuất khẩu, thị phần xuất khẩu) so với thế giới hay so với từng đối tác thương mại. Như vậy, so với quan điểm lợi thế so sánh dựa trên chi phí, quan tâm đến yếu tố/chi phí sản xuất, quan tâm đến nguồn gốc, thì quan điểm lợi thế so sánh trên thị phần xuất khẩu, quan tâm nhiều đến kết quả tiêu thụ. Theo đó, các nhân tố tạo nên lợi thế so sánh cho sản phẩm theo quan điểm thị phần xuất khẩu không hiện hữu trong phân tích, cùng với những mặt trái nhất định của chính sách thương mại quốc tế như: chính sách thương mại, bảo hộ, rào cản, thuế quan, các khoản trợ cấp, hỗ trợ, tài trợ phi chính thức... cũng sẽ có những tác động làm sai lệch nhất định đến kết quả xuất khẩu đối với một quốc gia và cả với các ngành hàng khác nhau. Mặc dù vậy chỉ số RCA vẫn được nhiều quốc gia sử dụng để xác định lợi thế so sánh hiện hữu, góp phần cung cấp cơ sở cho việc hoạch định chính sách thương mại quốc tế, đàm phán song phương, đàm phán gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế.. và đánh giá lợi thế cạnh tranh của quốc gia/sản phẩm trong giao thương quốc tế. Chỉ số PCA (Partnership Commercial Advantage) - Khái niệm: PCA là chỉ số tính toán lợi thế thương mại đối tác của một quốc gia, gọi tắt là lợi thế thương mại đối tác, được xác định căn cứ vào quan hệ tương quan của tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của cả quốc gia với đối tác trong một thời kỳ với tỷ lệ giữa tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia đó trong thời kỳ tương ứng. Nó chỉ được sử dụng để đo lường lợi thế thương mại của một quốc gia so với đối tác trong một thời kỳ mà không đo lường lợi thế QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 81Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 188+189- Tháng 1&2. 2018 của quốc gia so với đối tác về đầu tư hoặc các lĩnh vực khác. Đồng thời, chỉ số này được sử dụng để đo lường lợi thế thương mại tổng hợp của một quốc gia với đối tác thương mại mà không đo lường chi tiết lợi thế so sánh từng mặt hàng cụ thể. Công thức: ( ) ( ) PCA 100 IR ER Ip Ep =D e m o Trong đó: PCA: lợi thế thương mại đối tác của một nước so với nước đối tác p trong một thời kỳ. Ep: Kim ngạch xuất khẩu của quốc gia sang nước đối tác p. Ip: Kim ngạch nhập khẩu của quốc gia từ nước đối tác p. ER: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia xem xét trong thời kỳ tương ứng. IR: Tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia xem xét trong thời kỳ tương ứng. Hệ số: Nếu PCA <1: quốc gia không có lợi thế thương mại đối tác. Nếu PCA = 1- 2,5: quốc gia có lợi thế thương mại đối tác. Nếu PCA = 2,5- 5,0: quốc gia có lợi thế thương mại đối tác cao. Nếu PCA > 5,0: quốc gia có lợi thế thương mại đối tác rất cao. 2.2. Mối quan hệ giữa hai chỉ số RCA và PCA Lợi thế thương mại được hình thành trên cơ sở mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố thường xuyên thay đổi. Mặc dù lợi thế so sánh là căn cứ để xác định các mặt hàng đưa ra để xuất khẩu song thực tế trao đổi quốc tế cho thấy, không phải mặt hàng nào đưa ra trao đổi quốc tế cũng là các mặt hàng có lợi thế so sánh mà có thể có tình trạng một số mặt hàng không có lợi thế so sánh nhưng vẫn được đưa ra để trao đổi. Vì thế, nếu chỉ sử dụng công thức đo lường lợi thế so sánh để tính toán lợi thế so sánh của từng mặt hàng sẽ không đánh giá hết được các lợi thế thương mại, đặc biệt là lợi thế trong quan hệ thương mại với từng loại đối tác có những đặc thù về chế độ chính trị, pháp luật, trình độ phát triển kinh tế, tiềm lực công nghệ, dung lượng thị trường Hơn nữa, trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng sâu rộng hiện nay, các quan hệ song phương và đa phương gia tăng với tốc độ ngày càng lớn, việc tính toán lợi thế thương mại đối tác ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Nếu RCA được sử dụng để xác định các “điểm” có lợi thế so sánh như RCA1, RCA2, RCA3 hoặc RCA4 của các mặt hàng tương ứng là A, B, C và D của quốc gia V so với quốc gia đối tác thì PCA sẽ được sử dụng để xác định “diện” có lợi thế thương mại bao gồm lợi thế tổng thể của tất cả các mặt hàng A, B, C và D thậm chí cả các loại dịch vụ được xuất khẩu của quốc gia V so với quốc gia đối tác. Tất nhiên, điểm chung của cả hai công thức này là đều xác định lợi thế tại một thời điểm và nó phụ thuốc rất lớn vào chất lượng của nguồn số liệu thu thập được. 3. RCA ngành dệt may, da giày, đồ gỗ Việt Nam giai đoạn 2011- 2016 3.1. RCA ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2011- 2016 Chỉ số RCA ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2011- 2016 dao động trong khoảng từ 3,678 đến Hình 1. Sơ đồ mối quan hệ giữa hai chỉ số RCA và PCA Nguồn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, 2011 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 82 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 188+189- Tháng 1&2. 2018 4,563 tức là đều lớn hơn 2,5 (sản phẩm có lợi thế so sánh cao). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đặt trong bối cảnh hiện nay, dệt may không còn là ngành có lợi thế so sánh cao trên thị trường thế giới. Chỉ số RCA năm 2016 chỉ còn 3,678 giảm rất nhiều so với mốc 4,563 của năm 2011. Trái với kỳ vọng từ năm 2016 vào những cơ hội từ TPP và các FTAs mang lại, ngành dệt may đang chứng kiến những khó khăn lớn nhất từ trước đến nay. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 12,67 tỉ đô la Mỹ (USD), tăng 4,72% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng trưởng kỳ vọng và chỉ đạt 41% kế hoạch xuất khẩu cả năm. Thực tế cho thấy ngành dệt may nói chung đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề khó khăn. Các chuyên gia đều cho rằng 3 yếu tố khiến hàng dệt may của Việt Nam không thể cạnh tranh với các nước là chính sách tỷ giá cố định, tiền lương tối thiểu và lãi vay ngân hàng. Việt Nam với chính sách neo tỷ giá, trong khi các nước như Trung Quốc, Bangladesh, Sri Lanka hay Myanmar đều phá giá mạnh nội tệ của họ so với USD khiến cho giá xuất khẩu của họ rẻ hơn rất nhiều. Muốn tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp phải đầu tư vào công nghệ, thiết bị để cải tiến năng suất và giảm giá thành sản phẩm. Nhưng khoản vốn vay có lãi suất quá cao là rào cản rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trên thực tế, những nước xuất khẩu dệt may lớn khác đều có thị trường nội địa xấp xỉ hoặc lớn hơn thị trường xuất khẩu. Theo dự báo của Bộ Công Thương, năm 2017 khi có thêm một số hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết và đã có hiệu lực, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội hơn trong hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang lại nhiều thách thức, đặc biệt đối với các doanh nghiệp dệt may nhỏ và vừa, với xuất phát điểm thấp, việc cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập rất khó khăn. Thậm chí, họ có thể mất các đơn hàng truyền thống về khối các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). 3.2. RCA ngành da giày Việt Nam giai đoạn 2011- 2016 Chỉ số RCA ngành da giày Việt Nam giai đoạn 2011- 2016 dao động trong khoảng 8,34 đến 10,66. Tuy nhiên, tương tự ngành dệt may, chỉ số RCA ngành da giày sụt giảm mạnh từ 10,66 (năm 2011) xuống 8,341 (năm 2016). Da và giày là ngành lớn của Việt Nam, tuy nhiên, các doanh nghiệp nội đang gặp không ít khó khăn trong bối cảnh ngày càng nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ. Dù da giày là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam, nhưng “phần bánh” xuất khẩu lại hầu hết đang nằm Bảng 1. Bảng chỉ số RCA ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2010- 2016 Đơn vị: tỷ USD Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả thế giới (1) Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (2) Kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả thế giới (3) Kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước (4) RCA= [(4)/(2)]/[(3)/(1)] 2011 16.810 72,236 678,389 13,303 4,563 2012 20.087 96,905 797,727 16,760 4,355 2013 20.153 114,529 755,473 18,150 4,227 2014 20.867 132,032 814,271 21,535 4,180 2015 20.788 150,217 842,371 25,241 4,147 2016 15.583 162,016 713,221 27,270 3,678 Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 83Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 188+189- Tháng 1&2. 2018 trong tay các doanh nghiệp FDI. Theo Lefaso, chừng 800 doanh nghiệp doanh nghiệp FDI, mặc dù chiếm chưa đến 25% số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành, nhưng đang quyết định tới 77% giá trị xuất khẩu, trong đó nhiều doanh nghiệp FDI đang giữ vai trò dẫn dắt thị trường. Chẳng hạn Pouchen với hệ thống dày đặc các công ty con, đã đem về doanh số lên tới trên 30.000 tỷ đồng trong năm 2014 (tương đương 17% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành da giày của Việt Nam). Các doanh nghiệp FDI đã rất chủ động trong chuỗi cung ứng do hệ thống của họ cung ứng từ nguyên phụ liệu, sản xuất đến phân phối. Trong các chuỗi cung ứng toàn cầu của các thương hiệu sản xuất giày dép lớn trên thế giới như Nike, Adidas, doanh nghiệp Việt ở thế bị động do ở vị thế làm gia công, sản xuất phụ thuộc vào sự chỉ định của nhà nhập khẩu. Theo Lefaso, hiện nay tỷ lệ nội địa hóa của ngành mới chỉ chiếm 40- 45%, trong đó chủ yếu gồm hai mặt hàng thứ yếu là đế giày và chỉ khâu. Nguyên liệu quan trọng nhất để sản xuất giày dép là da thuộc và da nhân tạo vẫn đang phải nhập khẩu. Mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu từ 1,1- 1,5 tỷ USD da thuộc cho sản xuất hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp trong nước cũng chỉ cung ứng được vải cho sản xuất loại giày vải cấp thấp, còn các chủng loại vải cao cấp đều phải nhập khẩu. Ngay cả các loại máy móc để phục vụ sản xuất trong ngành hiện nay cũng đều phải nhập. Tất cả những yếu tố này đẩy giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam lên cao và làm giảm tính cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường thế giới. Tại thị trường nội địa, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giày dép khoảng Bảng 2. Bảng chỉ số RCA ngành da giày Việt Nam giai đoạn 2011- 2016 Đơn vị: tỷ USD Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả thế giới (1) Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (2) Kim ngạch xuất khẩu da giày của cả thế giới (3) Kim ngạch xuất khẩu da giày cả nước (4) RCA= [(4)/(2)]/[(3)/(1)] 2011 16.810 72,236 117,904 5,404 10,666 2012 20.087 96,905 140,224 6,936 10,253 2013 20.153 114,529 143,281 7,746 9,513 2014 20.867 132,032 157,623 8,985 9,009 2015 20.788 150,217 172,192 11,006 8,845 2016 15.583 162,016 147,409 12,783 8,341 Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê Bảng 3. Bảng chỉ số RCA ngành đồ gỗ Việt Nam giai đoạn 2011- 2016 Đơn vị: tỷ USD Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả thế giới (1) Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (2) Kim ngạch xuất khẩu gỗ của thế giới (3) Kim ngạch xuất khẩu gỗ cả nước (4) RCA= [(4)/(2)]/ [(3)/(1)] 2011 16.810 72,236 411,895 1,411 0,797 2012 20.087 96,905 463,086 1,871 0,837 2013 20.153 114,529 436,564 2,181 0,879 2014 20.867 132,032 461,318 2,816 0,965 2015 20.788 150,217 471,565 2,937 0,862 2016 15.583 162,016 362,856 3,27 0,867 Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 84 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 188+189- Tháng 1&2. 2018 150 triệu đôi/năm, nhưng 60% thị phần do các doanh nghiệp ngoại nắm giữ, trong đó phần lớn là các mặt hàng thuộc phân khúc thấp đến trung cấp là từ Trung Quốc, còn phân khúc cao cấp thì rơi vào tay các thương hiệu nước ngoài. 3.3. RCA ngành đồ gỗ Việt Nam giai đoạn 2011- 2016 Chỉ số RCA trong giai đoạn 2011- 2016 ngành đồ gỗ dao động trong khoảng từ 0,797 đến 0,965 (nhỏ hơn 1- sản phẩm không có lợi thế so sánh). Ngành đồ gỗ Việt Nam thời gian qua được ghi nhận là ngành xuất khẩu “tỷ đô” của Việt Nam khi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Bắt đầu từ năm 2004, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lần đầu tiên đã vượt qua mốc 1 tỷ USD giúp ngành gỗ của Việt Nam gia nhập “Câu lạc bộ xuất khẩu tỷ đô”, đến 2014 kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 2,82 tỷ USD, tăng gần 3 lần trong 10 năm qua. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 162,016 tỷ USD, tăng gần 8% so với năm 2015 và hơn 40% so với năm 2013. Trong đó, cũng theo số lượng thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2016 ngành hàng gỗ đứng thứ 7 trong nhóm các mặt hàng/ngành hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2016 đạt 3,27 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2015, tăng khoảng 50% so với năm 2013 Theo thống kê, lượng các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực này chỉ chiếm 14% nhưng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI lên đến 50% tổng kim ngạch, điều này cho thấy tuy có lợi thế về số lượng doanh nghiệp nội địa được thành lập và hoạt động ở Việt Nam về sản xuất các sản phẩm gỗ, nhưng các doanh nghiệp nội địa này lại chịu lép vế về việc tạo ra giá trị xuất khẩu trên thị trường thế giới so với các doanh nghiệp có vốn FDI. Thống kê của Tổng cục Hải quan trong Quý I/2017 cũng cho thấy rõ điều này khi tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của doanh nghiệp FDI lên đến 720 triệu USD, chiếm 47,4% tổng kim ngạch ngành này của cả nước. Báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp cũng chỉ rõ, đa số các cơ sở chế biến gỗ của Việt Nam có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp, máy móc lạc hậu nên sản phẩm sản xuất ra có giá trị rất thấp, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hai ngành dệt may và da giày có lợi thế so sánh trên thị trường thế giới, ngành đồ gỗ không có lợi thế so sánh trên thị trường. Trong giai đoạn 2011- 2016, cả ba ngành đều có chỉ số RCA biến động, chủ yếu theo xu hướng giảm. Vấn đề chung đối với các ngành tại Việt Nam đó là chúng ta quá chú trọng vào số lượng nhưng không đi kèm chất lượng. Giá đầu vào nguyên liệu cao, phải đi nhập khẩu từ các quốc gia khác trên thế giới khiến chi phí bị đội lên rất nhiều lần. Đó là chưa kể đến khâu thiết kế sản phẩm còn lạc hậu, thiếu sáng tạo, dẫn đến việc sản phẩm không có tính riêng biệt trên thị trường, Bảng 4. Bảng chỉ số PCA đối với đối tác Mỹ giai đoạn 2011- 2016 Đơn vị: tỷ USD Năm Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ (5) Nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ (6) Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (7) Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam (8) PCA= [(5)/(6)]/[(7)/(8)] 2011 14,25 3,779 72,236 84,832 4,428 2012 16,97 4,555 96,905 106,749 4,104 2013 19,68 4,841 114,529 113,78 4,039 2014 23,869 5,242 132,032 132,032 4,553 2015 28,649 6,286 150,217 147,893 4,487 2016 33,475 7,792 162,016 165,775 4,396 Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 85Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 188+189- Tháng 1&2. 2018 không bắt kịp với xu hướng, nhu cầu, thị hiếu của cả khách hàng trong nước cũng như trên thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam cần nhanh chóng tìm cho mình một lối đi vững chắc, khác biệt để khẳng định tên tuổi sản phẩm. 4. Chỉ số PCA đối với đối tác Mỹ giai đoạn 2011- 2016 Chỉ số PCA trong giai đoạn 2011- 2016 dao động trong khoảng 4,039 đến 4,553 (nằm trong mức PCA từ 2,5- 5,0). Như vậy, Việt Nam có Hình 2. Biểu đồ top 10 mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam Nguồn: Tổng cục Thống kê Nguồn: Tổng cục Thống kê Hình 3. Biểu đồ top 10 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ của Việt Nam QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 86 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 188+189- Tháng 1&2. 2018 lợi thế thương mại đối tác cao đối với Mỹ. Thực tế chứng minh, quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ tăng mạnh, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Mỹ trở thành một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu năm 2016. Ngược lại, khoảng 5% giá trị nhập khẩu của Việt Nam năm 2015 xuất phát từ nước này. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ trong năm 2016 chủ yếu là máy móc thiết bị, linh kiện, phương tiện vận tải và các nguyên liệu cho quá trình sản xuất: thức ăn gia súc, đậu tương, phụ liệu cho dệt may. 5. Kết luận Việc phân tích hai chỉ số RCA và PCA giúp Việt Nam nhìn nhận được tiềm lực, thực trạng nội tại để khắc phục và nỗ lực cải tiến trong thời gian tới. Một quốc gia có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có khả năng sản xuất và xuất khẩu với chi phí cơ hội thấp hơn so với các quốc gia khác. Chi phí cơ hội của việc sản xuất hàng hóa là số lượng hàng hóa khác phải hy sinh để dành nguồn lực cho việc sản xuất hàng hóa ban đầu. Tiếp cận theo quan điểm khác, lợi thế so sánh được xác định thông qua kết quả tiêu thụ hay chính là tỷ trọng thị phần xuất khẩu của một loại hàng hóa trên thế giới và quan điểm thứ 3, lợi thế so sánh là lợi thế trong việc sử nguồn lực trong nước để thu về giá trị thặng dư ngoại tệ cho quốc gia. Đó chính là ba quan điểm trong đo lường lợi thế so sánh: (1) Lợi thế so sánh dựa trên lợi thế về chi phí sản xuất; (2) Lợi thế so sánh dựa trên kết quả tiêu thụ ở thị trường quốc tế; và (3) Lợi thế so sánh dựa trên lợi thế nguồn lực nội nguồn. Mỗi quan điểm đo lường lợi thế so sánh quốc gia đều có những đặc điểm và cách tính toán khác nhau, nhưng chung quy hướng đến mục đích xác định lợi thế so sánh cho sản phẩm, qua đây xác định lợi thế cho quốc gia trong sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, xác định vị thế quốc gia trong đàm phán, giao thương và chính sách ngoại thương, đặc biệt lý thuyết lợi thế càng có ý nghĩa đối với các quốc gia trong xu hướng phát triển của hiện tại và tương lai, đó là xu hướng của hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu, rộng, đó là nâng cao khả năng và năng lực cạnh tranh cho hàng hóa trên thị trường quốc tế. Qua đây góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất hàng hóa cho quốc gia. Việt Nam có lợi thế so sánh đối với hai ngành hàng là da giày và dệt may. Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành hàng khác tại Việt Nam, chúng ta mải mê chạy theo số lượng mà không đi kèm với chất lượng. Vì vậy, đã đến lúc Việt Nam phải nhìn lại thực tiễn của các ngành, nhu cầu của người sử dụng để vạch ra cho mình một chiến lược đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng cũng như đạt những tiêu chuẩn mà các nước đối tác đề ra. ■ Tài liệu tham khảo 1. David Ricardo, 1817. The Principles of Political Economy and Taxation, London: John Murray, Albemarle-Street, third edition 1821. 2. 3. Nguyễn Uyên Hương (2016), Nhận định cơ hội và thách thức của ngành dệt may trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. 4. Nguyễn Quỳnh Liên (2016), Ngành đồ gỗ Việt Nam, cơ hội và thách thức, Tạp chí hội nhập. 5. chuy%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%81&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%Adch 6. pdf 7. 8. Nguyễn Thường Lạng, 2011. Đề xuất công thức đo lường lợi thế thương mại đối tác (PCA) của một quốc gia. Truy cập 09/2017, quoc-gia. 9. Nguyễn Xuân Thiên, 2011. Lý thuyết lợi thế so sánh và gợi ý đối với Việt Nam trong bối cảnh phát triển hiện nay, Hội thảo quốc gia các lý thuyết kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thực tiễn ở Việt Nam, truy cập 09/2017 tại http:// dl.ueb.vnu.edu.vn/handle/1247/91 10. Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn & Nguyễn Thị Kim Dung, 2003. Báo cáo nghiên cứu: Khả năng cạnh tranh QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 87Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 188+189- Tháng 1&2. 2018 của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA. Quỹ nghiên cứu ICARD – MISPA. TOR số MISPA/2003/06. 11. Lê Tuấn Lộc, 2015. Chuyển dịch lợi thế so sánh trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 447: 3-11. Thông tin tác giả Đỗ Thị Thu Thuỷ, Nghiên cứu sinh Đại học Kinh tế quốc dân Email: thuydtt3108@gmail.com Nguyễn Thị Thanh Dương, thạc sỹ Đại học Kinh tế quốc dân Email: thanhduong208@gmail.com Nguyễn Thanh Tùng Tổng Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân (Vaxuco) Email: tungrambo1111@gmail.com Summary Comparative advantages of some key industries in Vietnam when participating in international trade David Ricardo laid the groundwork for the development of trade theories. His theory of comparative advantage is still applied to today’s practice. The theory of comparative advantage helps the nation to identify and continue to promote its potentials as well as to recognize weaknesses to overcome them. To identify the comparative advantage, many tools of measurement can be used. There are two indicators: the revealed comparative advantage index RCA and the partnership commercial advantage index PCA. The team’s article will introduce the concept, measurement formula as well as the relationship between these two metrics. Simultaneously, the RCA is calculated in three categories: textiles, footwear and furniture of Vietnam and the PCA of Vietnam for US counterparts in 2011-2016 to make comments on comparative advantages of Vietnam. Key- words: Comparative advantages, trade relationship, Vietnam.. Thuy Thi Thu Do, Fellows National Economics University Duong Thi Thanh Nguyen, MEc National economics university Tung Thanh Nguyen General Import Export Van Xuan Corporation đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Vì vậy, với vai trò là người chịu trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ và quản lí cán cân thanh toán quốc tế, NHNN cần tiếp tục linh hoạt trong điều tiết, duy trì tỷ giá trung tâm hợp lí, giữ giá trị đối nội, đối ngoại của đồng Việt Nam, kiên định mục tiêu duy trì ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu do Quốc Hội đề ra. ■ tiếp theo trang 32 ro, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật. Thứ sáu, nâng cao nhận thức và hiểu biết của NĐT cá nhân đối với TTCK. TTCK mang lại tiếp theo trang 23 cho người đầu tư cơ hội sinh lời nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt khi giá nhiều cổ phiếu tăng mạnh. Do vậy, khi NĐT tham gia thị trường, đặc biệt là NĐT mới tham gia cần tìm hiểu kỹ về tình hình vĩ mô, ngành, công ty và yếu tố tâm lý thị trường để hạn chế rủi ro cho chính mình, thậm chí tránh rơi vào lao lý khi vi phạm các quy định và giúp cho thị trường phát triển lành mạnh. Tuy nhiên, để thu hút nhiều hơn nữa sự quan tâm và hiểu biết của NĐT, không thể thiếu vai trò của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo Chứng khoán, vai trò của các trường đại học và của các CTCK trong tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về TTCK. Qua đó, giúp NĐT hiểu rõ hơn về lợi ích, rủi ro và cách thức đầu tư trên TTCK một cách có hiệu quả. ■

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_cua_ncs_do_thi_thu_thuy_ths_nguyen_thi_thanh_duong_nguyen_thanh_tung_8554_2129780.pdf