Lợi thế cạnh tranh và tính thời vụ của nguồn cung: Trường hợp nghiên cứu mận tại Việt Nam

Tài liệu Lợi thế cạnh tranh và tính thời vụ của nguồn cung: Trường hợp nghiên cứu mận tại Việt Nam: H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 196 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Lợi thế cạnh tranh và tính thời vụ của nguồn cung: Trường hợp nghiên cứu mận tại Việt Nam Tiago Wandschneider1, Nguyen Thi Duong Nga2, Pham Van Hung2, Nguyen Thi Thu Huyen2, Ninh Xuan Trung2, Tran Van Long2, Pham Kieu My2, Oleg Nicetic1 Cơ quan 1 Trường Nông nghiệp và công nghệ thực phẩm, Đại học Queensland, Brisbane, Qld 4072, Australia 2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội Tác giả đại diện twandschneider@yahoo.co.uk Giới thiệu Mận là loại trái cây ôn đới quan trọng nhất tại Tây Bắc Việt Nam. Sau nhiều năm sụt giảm, mận đã lấy lại được tầm quan trọng và mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều nông hộ do các điều kiện thị trường được cải thiện như: giá thu mua tại trang trại tăng trong suốt thập kỷ qua kèm theo là những điều chỉnh về diện tích trồng trọt cũng như sự phát triển thương mại xuấ...

pdf3 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lợi thế cạnh tranh và tính thời vụ của nguồn cung: Trường hợp nghiên cứu mận tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 196 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Lợi thế cạnh tranh và tính thời vụ của nguồn cung: Trường hợp nghiên cứu mận tại Việt Nam Tiago Wandschneider1, Nguyen Thi Duong Nga2, Pham Van Hung2, Nguyen Thi Thu Huyen2, Ninh Xuan Trung2, Tran Van Long2, Pham Kieu My2, Oleg Nicetic1 Cơ quan 1 Trường Nông nghiệp và công nghệ thực phẩm, Đại học Queensland, Brisbane, Qld 4072, Australia 2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội Tác giả đại diện twandschneider@yahoo.co.uk Giới thiệu Mận là loại trái cây ôn đới quan trọng nhất tại Tây Bắc Việt Nam. Sau nhiều năm sụt giảm, mận đã lấy lại được tầm quan trọng và mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều nông hộ do các điều kiện thị trường được cải thiện như: giá thu mua tại trang trại tăng trong suốt thập kỷ qua kèm theo là những điều chỉnh về diện tích trồng trọt cũng như sự phát triển thương mại xuất khẩu qua biên giới với Trung Quốc cho loại mận xanh để chế biến và mận chín để bán cho thị trường trái cây tươi (Bonney và cộng sự, 2016, Wandschneider và cộng sự, 2016). Vị trí cạnh tranh của Việt nam sẽ có tác động lớn đến tương lai phát triển của ngành trồng mận. Thông thường năng suất và chất lượng trái cây là các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, nhưng nghiên cứu này tập trung vào lợi thế cạnh tranh thứ ba là tính thời vụ. Ba câu hỏi cần được giải quyết bao gồm: Giống mận nào và mận xuất xứ từ đâu đang bán tại thị trường trong nước và thị phần tương ứng của chúng là bao nhiêu? Liệu mận trong nước và mận nhập khẩu có cùng thời vụ hay khác thời vụ? Giá cả theo mùa với các loại mận khác nhau như thế nào? Các hàm ý chính sách để nâng cao khả năng cạnh tranh và chính sách của chính phủ cũng được thảo luận trong nghiên cứu này. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu thu thập được trong năm 2015-2016 tại chợ Long Biên, nơi bán buôn hoa quả chính tại Hà Nội và Đồng bằng sông Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 197 Hồng. Dựa trên quan sát trực tiếp những xe tải vào chợ Long Biên, một nhân viên thị trường chịu trách nhiệm ghi chép lượng mận ước tính được bán mỗi ngày cho các thương lái trong chợ, phân loại mận theo giống và xuất xứ. Mỗi đêm, nhân viên này cũng thu thập thông tin về giá bán buôn các loại mận vào lúc 1-2h sáng, thời điểm buôn bán tấp nập nhất. Dữ liệu về giá được thu thập từ một nhóm gồm 6 thương lái. Giá bán là giá chung, mận chưa được phân loại và cũng không có hệ thống phân loại mận rõ ràng ở nơi bán buôn. Kết quả nghiên cứu Hầu hết mận bán tại Hà Nội là mận từ Việt Nam hoặc Trung Quốc. Khối lượng mận nhập khẩu từ Mỹ chưa được thống kê. Năm 2015, mận Trung quốc chiếm tới 86% và mận Việt Nam chiếm 14% thị trường bán buôn tại Hà Nôi. Năm 2016, mận Trung quốc chiếm 69% và mận Việt Nam chiếm 31%. Mặc dù chiếm thị phần chủ yếu, nhưng mận Trung Quốc không thay thế được mận trong nước, do thời gian kinh doanh hai loại mận này trùng nhau rất ít. Tại Việt Nam, hầu hết mận được thu hoạch từ cuối tháng tư đến cuối tháng sáu, trong khi đó mận Trung Quốc bắt đầu được nhập vào lúc mận Việt Nam kết thúc vụ thu hoạch (Hình 1 và 2). Giá mận Việt Nam có độ nhạy với lượng cung cao hơn so với với mận Trung Quốc, giảm đáng kể vào những tuần bán cao điểm (Hình 1 và 2). Thiếu sự đa dạng về giống là lý do chính lý giải cho việc mận Việt Nam tại khu vực Tây bắc chiếm thị phần nhỏ hơn so với mận Trung Quốc. Giống mận Tam Hoa chiếm tới hơn 90% nguồn cung mận Việt Nam, trong khi mận Trung Quốc có tới 8 loại để cung cấp cho thị trường. Thảo luận và kết luận Có được mùa vụ sớm hơn là lợi thế cạnh tranh chính của mận Việt Nam. Vào thời điểm thu hoạch, nông dân có được một thị trường rộng lớn. Họ cũng có thể xuất khẩu sang Trung quốc vào thời điểm khi cung trong nước không đủ để đáp ứng cầu cho việc chế biến và tiêu thụ tại Trung Quốc (Wandschneider và cộng sự, 2016). Trong khi các điều kiện thị trường hiện nay đang thuận lợi cho việc mở rộng diện tích trồng mận tại Việt Nam, sự phát triển trong tương lai phụ thuộc chủ yếu vào năng suất chứ không phải mở rộng diện tích. Điều này rất quan trọng đối với việc tăng khả năng lợi nhuận của hộ và sức chống chọi của nông dân với các cú sốc lớn về giá. H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 198 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Chính phủ nên cắt giảm hỗ trợ với những vùng trồng mận Tam Hoa mới. Thay vào đó, nên tập trung nỗ lực và nguồn lực vào việc áp dụng các kỹ thuật canh tác để tăng năng suất, chất lượng trái cây hoặc cả hai. Chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn và áp dụng giống cây trồng mới và tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp giống cây. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu, các cán bộ khuyến nông, nông dân và khu vực tư nhân là rất quan trọng. Cần giới thiệu những giống mới nhằm đa dạng hóa và có thể cung cấp mận vào mọi thời điểm. Điều này sẽ làm giảm nhẹ những tác động tiêu cực về giá khi mở rộng sản xuất, cũng như giảm tác động của những rủi ro về thị trường và sản xuất với người nông dân. Những giống mới cần được đánh giá dựa trên tính bền vững về khí hậu-nông nghiệp và sở thích người tiêu dung của khách hàng Việt Nam và Trung Quốc. Những giống cho trái sớm nên được ưu tiên để giảm sự cạnh tranh từ Trung Quốc, ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Tài liệu tham khảo 1. Bonney, L.B., Nicetic, O., Collins, R., Le Quoc, A., Đặng Thị, H., Hoang Thanh, T., Đào Thế, A., Nguyen, T.T.H. and Pham Van, H. (2016). Mận Tam Hoa (Prunus salicina) trong hệ thống trồng ngô ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam. Acta Hortic. 1128, 103-110 2. Wandschneider, T., Nicetic, O., Newman, S., Le, T.H.N., Le, Q.A., Yumeng, C., Xinjian, C. và Xiaojun F. (2016) Thương mại xuất khẩu mận qua biên giới từ Việt Nam sang Trung Quốc: Xu hướng, hình thái, và tác động. Báo cáo Dự án ACIAR AGB/2012/057 “Biện pháp tiếp cận chiến lược với thị trường vì người nghèo và nghiên cứu về người tiêu dùng tại Trung Quốc và khu vực Mekong”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfs36_2966_2207197.pdf
Tài liệu liên quan