Lối sống “tĩnh tại” và thừa cân, béo phì trên học sinh trung học cơ sở, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Lối sống “tĩnh tại” và thừa cân, béo phì trên học sinh trung học cơ sở, Thành phố Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 299 LỐI SỐNG “TĨNH TẠI” VÀ THỪA CÂN, BÉO PHÌ TRÊN HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ngọc Vân Phương*, Tăng Kim Hồng*, Annie Robert** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Lối sống “tĩnh tại” đang trở thành một vấn đề sức khoẻ. Trẻ dành nhiều thời gian cho hoạt động này có nguy cơ bị thừa cân/béo phì và các bệnh mạn tính. Nghiên cứu về đặc điểm lối sống “tĩnh tại” ở trẻ vị thành niên đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chương trình can thiệp hiệu quả nhằm thúc đẩy lối sống khoẻ mạnh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định thời gian (phút/ngày) dành cho lối sống “tĩnh tại” và mối liên hệ giữa các nhóm hoạt động của lối sống này với tuổi, giới tính và tình trạng dinh dưỡng trên học sinh trung học cơ sở tại các quận nội thành, TPHCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu cắt ngang trên 1989 học sinh trung học ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lối sống “tĩnh tại” và thừa cân, béo phì trên học sinh trung học cơ sở, Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 299 LỐI SỐNG “TĨNH TẠI” VÀ THỪA CÂN, BÉO PHÌ TRÊN HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ngọc Vân Phương*, Tăng Kim Hồng*, Annie Robert** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Lối sống “tĩnh tại” đang trở thành một vấn đề sức khoẻ. Trẻ dành nhiều thời gian cho hoạt động này có nguy cơ bị thừa cân/béo phì và các bệnh mạn tính. Nghiên cứu về đặc điểm lối sống “tĩnh tại” ở trẻ vị thành niên đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chương trình can thiệp hiệu quả nhằm thúc đẩy lối sống khoẻ mạnh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định thời gian (phút/ngày) dành cho lối sống “tĩnh tại” và mối liên hệ giữa các nhóm hoạt động của lối sống này với tuổi, giới tính và tình trạng dinh dưỡng trên học sinh trung học cơ sở tại các quận nội thành, TPHCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu cắt ngang trên 1989 học sinh trung học cơ sở tại TP HCM năm 2010. Học sinh được đo BMI và hỏi về thời gian dành cho lối sống “tĩnh tại” dựa trên Bộ câu hỏi về lối sống “tĩnh tại” đã được kiểm định tính giá trị. Lối sống “tĩnh tại” được chia thành ba nhóm hoạt động: giải trí qua màn hình, học sau giờ đến trường và các hoạt động “tĩnh tại” tại khác. Định nghĩa thừa cân và béo phì được dựa trên các giá trị ngưỡng BMI theo tuổi, giới của IOTF (International Obesity Task Force). Kết quả: Học sinh dành 365 ± 198 phút/ngày (khoảng 6 giờ/ngày) cho lối sống “tĩnh tại”. Có mối liên hệ giữa lối sống “tĩnh tại” với giới tính (p<0,001), tuổi (p<0,001) và tình trạng kinh tế gia đình (p<0,001). Trẻ thừa cân/béo phì dành nhiều thời gian cho các hoạt động học sau giờ đến trường hơn so với các trẻ khác (p<0,001). Kết luận: Trẻ dành nhiều thời gian cho lối sống “tĩnh tại”, trong đó chủ yếu là các hoạt động học sau giờ đến trường. Do đó, cần thực hiện các chương trình can thiệp nhằm giảm áp lực học tập cho trẻ em. Từ khoá: lối sống tĩnh tại, thừa cân, béo phì ABSTRACT SEDENTARY BEHAVIOR AND OVERWEIGHT, OBESITY AMONG JUNIOR HIGH SCHOOL CHILDREN IN HO CHI MINH CITY Nguyen Ngoc Van Phuong, Tang Kim Hong, Annie Robet * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 299-305 Background: Sedentary behavior is rapidly emerging as an important issue in public health. Young people who spend a large amount of time in sedentary behaviors are at risk of overweight and chronic diseases. A clear understanding of adolescents’ patterns of sedentary behaviors is required to develop effective intervention programs to promote healthy living. Our study aimed to describe time (min/day) spent in sedentary behaviors and their relationship with age, gender and nutrition status among junior high school children in urban districts at Ho Chi Minh City. Methods: In a cross‐sectional study of 1989 junior high school students of HCMC in 2010, students were measured for BMI and questioned on their sedentary behaviors based on validated sedentary behavior questionnaire. Sedentary behaviors were grouped into three categories: small‐screen recreation, learning after school, and other sedentary activities. Overweight and obesity definition were based on the age‐ and sex‐related Internal Obesity Task Force BMI cutoff values. *Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch – Việt Nam **Trường Đại học Catholique de Louvain – Bỉ Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Ngọc Vân Phương ĐT: 0908580515 Email: nnvanphuong@pnt.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 300 Results: Students spent 365 ± 198 min per day (around 6h/day) in sedentary activities. Sedentary activities were associated with gender (p<0.001), age (p<0.001) and with socioeconomic level (p<0.001). There was also a significant association between BMI categories and time spent for learning after school (p<0.01). Conclusions: Adolescents spent a lot of time in sedentary activities, especially in learning after school. Intervention programs should be set up to reduce the pressure of education on children in Ho Chi Minh City. Key words: Adolescents, Ho Chi Minh City, overweight, obesity, sedentary behaviors, Vietnam ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, tỉ lệ thừa cân và béo phì trong nhóm trẻ vị thành niên Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt ở khu vực nội thành các thành phố lớn(20). Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), tỉ lệ thừa cân và béo phì trên học sinh từ 11 đến 14 tuổi đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm từ 13,7% năm 2004 lên 27,5% năm 2009(10,18). Thừa cân và béo phì ở trẻ vị thành niên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính không lây và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ khi trưởng thành. Có nhiều yếu tố dẫn đến thừa cân, béo phì trong đó lối sống “tĩnh tại” là một trong những yếu tố quan trọng vì góp phần làm mất cân bằng giữa năng lượng khẩu phần ăn vào và năng lượng tiêu hao trong các hoạt động thường ngày của trẻ(13,17). Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO), lối sống “tĩnh tại” bao gồm các hoạt động tiêu hao rất ít năng lượng, trong đó phổ biến nhất là các hoạt động giải trí bao gồm xem truyền hình, sử dụng máy tính hoặc thậm chí là các hoạt động ngồi nói chuyện với bạn bè, vẽ, đọc sách hoặc học ngoài giờ đến trường(22,23). Trẻ dành nhiều thời gian cho lối sống “tĩnh tại” có nguy cơ giảm thời gian cho hoạt động thể lực. Do đó, nghiên cứu về đặc điểm lối sống “tĩnh tại” ở trẻ vị thành niên, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chương trình can thiệp hiệu quả nhằm giảm tỉ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ, thúc đẩy lối sống khoẻ mạnh ở giai đoạn trưởng thành vì giai đoạn trẻ vị thành niên là giai đoạn lí tưởng cho việc xây dựng một thói quen tốt cho các hoạt động thể lực. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Lối sống tĩnh tại và thừa cân, béo phì trên học sinh trung học cơ sở, TP. Hồ Chí Minh”. Mục tiêu nghiên cứu Xác định thời gian (phút/ngày) dành cho lối sống “tĩnh tại” và mối liên hệ giữa các nhóm hoạt động của lối sống này với tuổi, giới tính và tình trạng dinh dưỡng trên học sinh trung học cơ sở (THCS) tại các quận nội thành TP. HCM. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Học sinh tại các trường trung học cơ sở (từ 11 đến 14 tuổi) ở các quận nội thành TP. Hồ Chí Minh. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu 1989 học sinh trung học cơ sở. Phương pháp chọn mẫu Sử dụng phương pháp lấy mẫu nhiều bậc chọn ra 1989 học sinh trung học cơ sở. Bước một, chọn trường. Trước tiên, phân loại quận nội thành theo hai nhóm quận giàu và quận nghèo. Sau đó, trong mỗi nhóm, sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất tỉ lệ với kích thước (propability proportional to size – PPS) chọn ra các trường, với đơn vị cụm là trường học. Nhóm quận giàu, chọn ra 15 trường (1350 học sinh). Nhóm quận nghèo, chọn ra 8 trường (720 học sinh). Bước hai, chọn lớp. Tại mỗi trường được chọn, chọn ra 2 lớp. Trước tiên, chuẩn bị 2 danh sách lớp. Danh sách 1 gồm khối lớp 6 và lớp 7. Danh sách 2, gồm khối lớp 8 và lớp 9. Từ mỗi danh sách, chọn ra 1 lớp bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 301 Bước ba, chọn học sinh. Mời tất cả học sinh trong các lớp được chọn tham gia nghiên cứu. Giả định, sỉ số mỗi lớp là 45 học sinh. Phương pháp thu thập dữ liệu Các chỉ số nhân trắc Các phép đo nhân trắc học được chuẩn hoá trước khi thu thập dữ liệu và được đo 2 lần. Trẻ khi cân đo sẽ bỏ giày, dép và chỉ mặc quần áo nhẹ. Cân nặng đo bằng cân điện tử Tanita với độ sai số 200 gram, đơn vị cân nặng là kg, lấy một số lẻ. Chiều cao khi đứng, đo bằng thước Microtoise của Unicef với sai số 1mm, đơn vị đo của chiều cao là cm, lấy một số lẻ. BMI được tính bằng cân nặng (kilôgam) chia cho chiều cao (mét) bình phương. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ (suy dinh dưỡng, bình thường, thừa cân kết hợp với béo phì) được đánh giá bằng BMI theo tuổi, giới dựa vào phân loại của Tổ chức Quốc tế chuyên trách về Béo phì (The International Obesity Task Force - IOTF)(3). Tình trạng kinh tế gia đình Chỉ số kinh tế hộ gia đình được sử dụng để ước tính tình trạng kinh tế gia đình. Chỉ số này được tính dựa vào việc sở hữu 14 tài sản của gia đình bao gồm xe đạp, xe máy, tivi, radio, video, máy cassette, máy tính, bếp ga, đầu CD, xe hơi, lò vi sóng, tủ lạnh, điện thoại và máy điều hòa không khí. Thông tin sở hữu về các tài sản này được thu thập dựa trên Bảng câu hỏi gia đình dành cho cha mẹ. Bảng câu hỏi này bao gồm dữ liệu nhân khẩu học và thông tin hộ gia đình bao gồm quy mô gia đình; trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha, mẹ; quyền sở hữu 14 tài sản được nêu ở trên. Thời gian dành cho lối sống “tĩnh tại” Lối sống “tĩnh tại” của trẻ được đánh giá dựa vào Bảng câu hỏi tự điền. Bảng câu hỏi này đã được kiểm định tính giá trị trên học sinh trung học cơ sở tại TP. HCM trong nghiên cứu của tác giả Tăng Kim Hồng, năm 2004(5,21). Trẻ được hỏi về thời gian (tính bằng phút), mỗi ngày từ thứ hai đến chủ nhật, dành cho các hoạt động trong từng nhóm: (1) Giải trí qua màn hình (xem tivi, xem video/DVD, sử dụng máy vi tính để chơi: gửi thư điện tử, trò chuyện, chơi trò chơi, lướt web), (2) Học ngoài giờ đến trường (sử dụng máy vi tính để làm bài, học bài/làm bài ở nhà không dùng máy vi tính, học thêm), (3) Các hoạt động khác (đọc sách, di chuyển/đi lại, ngồi nói chuyện chơi, làm những việc theo ý thức, chơi nhạc/vẽ). Thời gian hàng ngày (phút/ngày) dành cho mỗi nhóm hoạt động của lối sống “tĩnh tại” là tổng thời gian trung bình của từng hoạt động của nhóm đó được được ghi nhận từ các ngày trong tuần. Tổng thời gian hàng ngày dành cho lối sống “tĩnh tại” là tổng thời gian trung bình của 3 nhóm hoạt động. Xử lí và phân tích dữ liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm Stata V.11. Các tính toán trong nghiên cứu được tính trọng số vì nghiên cứu có sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm. Tình trạng kinh tế gia đình được đánh giá dựa vào chỉ số kinh tế hộ gia đình. Chỉ số này được tính dựa vào phương pháp phân tích thành phần chính thông qua ma trận phương sai - hiệp phương sai của 14 biến số nhị giá về sở hữu tài sản như đã được trình bày ở phần trên. Sau đó, chỉ số này được chia thành ba nhóm nhỏ tương ứng với rất nghèo, bình thường và rất giàu dựa trên tứ phân vị. Tổng thời gian của lối sống “tĩnh tại” được trình bày dưới dạng số trung bình và độ lệch chuẩn. Vì dữ liệu về thời gian dành cho mỗi nhóm hoạt động của lối sống “tĩnh tại” không có phân phối bình thường nên thống kê mô tả được sử dụng là trung vị và khoảng tạo bởi bách phân vị thứ 25 và thứ 75 (25th, 75th). Trong thống kê phân tích, phép kiểm xếp hạng U Mann – Whitney được dùng để so sánh sự khác biệt giữa hai nhóm nam và nữ. Đối với biến số thứ tự tình trạng dinh dưỡng, khuynh hướng thời gian dành cho mỗi nhóm hoạt động của lối sống “tĩnh tại” được đánh giá dựa vào kiểm định Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 302 Kruskal – Wallis. Giá trị p<0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Trong thời gian từ tháng 01/2010 đến tháng 03/2010, có 2051 học sinh được mời tham gia nghiên cứu. Trong đó, các dữ liệu về nhân trắc chỉ đo được trên 2050 học sinh. Có 61 trường hợp thiếu thông tin về Bảng câu hỏi gia đình, do đó cuối cùng có 1989 (tỷ lệ đáp ứng=96%) trường hợp được phân tích. Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận trung bình thời gian hàng ngày trẻ dành cho lối sống tĩnh tại là 365 phút (độ lệch chuẩn là 198 phút), khoảng 6 giờ/ngày. Bảng 1 cho thấy trẻ dành nhiều thời gian hơn cho giải trí qua màn hình (150 phút/ngày ở trẻ trai, 109 phút/ngày ở trẻ gái) và cho việc học ngoài giờ đến trường (111 phút/ngày ở trẻ trai, 129 phút/ngày ở trẻ gái). Trẻ trai dành nhiều thời gian cho các hoạt động giải trí qua màn hình hơn trẻ gái (p=0,001). Trong khi đó, trẻ gái dành nhiều thời gian cho việc học ngoài giờ đến trường và các hoạt động khác (p=0,001). Thời gian dành cho các nhóm hoạt động của lối sống “tĩnh tại” tăng dần có ý nghĩa thống kê theo tuổi (p=0,001), theo tình trạng kinh tế gia đình (p=0,001). Trẻ thừa cân, béo phì dành nhiều thời gian cho lối sống “tĩnh tại” hơn so với các trẻ khác, tuy nhiên chỉ có ý nghĩa thống kê trong nhóm học ngoài giờ đến trường (p=0,001). Đáng lưu ý là trẻ dành trên 120 phút/ngày (hơn 2 giờ/ngày) cho giải trí qua màn hình dù cho phân loại dinh dưỡng của trẻ là gì. Bảng 1: Thời gian (phút/ngày) dành cho 3 nhóm hoạt động của lối sống “tĩnh tại” theo tuổi, giới, tình trạng kinh tế gia đình, và tình trạng dinh dưỡng * Giải trí qua màn hình ** Học ngoài giờ đến trường *** Các hoạt động khác Đặc điểm Trung vị (25 th ,75 th ) p Trung vị (25 th ,75 th ) p Trung vị (25 th ,75 th ) p Giới (n=1989) 0,001 0,001 0,001 Trai (n=947) 150 (86, 240) 111 (64, 176) 39 (6, 89) Gái (n=1042) 109 (60, 180) 129 (79, 189) 59 (24, 116) Tuổi (n=1989) 0,001 0,001 0,001 11 (n=383) 89 (50, 163) 99 (60, 154) 34 (9, 77) 12 (n=528) 125 (69, 195) 125 (75, 184) 54 (20, 104) 13 (n=658) 137 (86, 223) 129 (73, 184) 56 (19, 110) 14 (n=420) 150 (81, 240) 135 (86, 216) 54 (17, 111) Tình trạng kinh tế gia đình (n=1989) 0,001 0,001 0,001 Rất nghèo (n=669) 119 (60, 189) 107 (60, 166) 41 (13, 91) Bình thường (n=657) 133 (76, 219) 133 (81, 189) 54 (21, 104) Rất giàu (663) 137 (77, 219) 133 (81, 197) 56 (18, 109) Tình trạng dinh dưỡng (n=1989) 0,07 0,001 0,64 Suy dinh dưỡng (n=256) 129 (72, 189) 109 (58, 174) 42 (12, 89) Khoẻ mạnh (n= 1321) 129 (69, 210) 120 (71, 184) 53 (19, 106) Thừa cân/béo phì (n=412) 137 (77, 228) 134 (86, 193) 43 (9, 94) *Giải trí qua màn hình: xem tivi, xem video/DVD, sử dụng máy vi tính để: chơi, gửi thư điện tử, trò chuyện, chơi trò chơi, lướt web. **Học ngoài giờ đến trường: sử dụng máy vi tính để làm bài, học bài/làm bài ở nhà không dùng máy vi tính, học thêm. ***Các hoạt động khác: đọc sách, di chuyển/đi lại, ngồi nói chuyện chơi, làm những việc theo ý thức, chơi nhạc/vẽ. BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận học sinh trung học cơ sở dành trung bình 6 giờ/ngày cho lối sống tĩnh tại. Trong đó, trẻ dành nhiều thời gian hơn cho giải trí qua màn hình và cho việc học ngoài giờ đến trường (Giải trí qua màn hình: 2,5 giờ/ngày ở trẻ trai, 1,8 giờ/ngày ở trẻ gái. Học ngoài giờ đến trường: 1,9 giờ/ngày ở trẻ trai, 2,2 giờ/ngày ở trẻ gái). Sự khác biệt trong phương pháp và bộ câu hỏi được sử dụng để đánh giá thời gian dành cho lối sống “tĩnh tại” gây khó khăn khi so sánh trực tiếp kết quả của chúng tôi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 303 với các kết quả trong những nghiên cứu khác. So với một nghiên cứu của Trung Quốc được thực hiện năm 2006, trẻ em trong độ tuổi 13-18 đã báo cáo thời gian giải trí qua màn hình thấp hơn (1,4 giờ/ngày)(4). Một báo cáo khác ở Úc năm 2004, sử dụng cùng bộ câu hỏi như trong nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy thời gian dành cho nhóm hoạt động này cao hơn (3,1 giờ/ngày)(13). Từ kết quả này cho thấy việc dành thời gian hàng ngày cho giải trí qua màn hình đang gia tăng trong thanh thiếu niên Việt Nam. Về thời gian dành cho việc học ngoài giờ đến trường, trẻ em trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian tương tự với thời gian của trẻ em Trung Quốc(4). Trong khi đó, so với trẻ em cùng lứa tuổi ở Úc dành 39 phút/ngày (ở trẻ trai) và 45 phút/ngày (ở trẻ gái) cho việc học ngoài giờ đến trường, thì trẻ em Việt Nam dùng thời gian nhiều hơn. Sự khác biệt này có thể là do trẻ em Việt Nam cũng như trẻ em ở các nước châu Á khác, có nền văn hóa ưu tiên cho việc đạt được thành tích cao trong học tập. Điều này được minh chứng trong một báo cáo được thực hiện ở Úc, ghi nhận trẻ em Úc gốc châu Á dành nhiều thời gian cho việc làm bài tập về nhà hơn trẻ em Úc gốc da trắng(7). Chúng tôi ghi nhận trẻ trai dành nhiều thời gian cho các hoạt động giải trí qua màn hình hơn trẻ gái. Trong khi đó, trẻ gái dành nhiều thời gian hơn cho việc học ngoài giờ đến trường và các hoạt động khác. Sự khác biệt về giới tính trong các hoạt động của lối sống “tĩnh tại” ở trẻ em trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như các kết quả trong các nghiên cứu khác(6,7,13). Sự khác biệt giới tính như vậy có thể được giải thích một phần bởi quan niệm giáo dục trẻ nhỏ trong xã hội Việt Nam: trẻ gái có xu hướng được giáo dục giúp mẹ lo chăm sóc việc nhà cửa và dành nhiều thời gian cho việc làm bài tập về nhà hơn trẻ trai(19). Hơn nữa, trẻ trai Việt Nam bị thu hút bởi các trò chơi trên máy tính như thể thao, đua xe, chiến đấu và bắn súng hơn trẻ gái, điều này cũng giống như ở các nước khác(8). Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả trong những nghiên cứu khác cho thấy trẻ càng lớn thì càng có khuynh hướng dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động của lối sống “tĩnh tại”(2,8,12). Trẻ em 11 đến 12 tuổi thường được giám sát với các quy tắc nghiêm ngặt hơn so với trẻ em tuổi từ 13 đến 14, trong các hoạt động giải trí qua màn hình cũng như các hoạt động khác. Thêm nữa, trẻ càng lớn thì càng có các hoạt động ngoại khoá nhiều hơn như bài tập về nhà và học ngoài giờ. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng máy tính càng tăng và càng thường xuyên; kết quả là trẻ lớn có xu hướng tiếp cận nhiều với các phương tiện truyền thông hơn so với trẻ nhỏ(2). Chúng tôi ghi nhận thời gian dành cho các nhóm hoạt động của lối sống “tĩnh tại” tăng dần có ý nghĩa thống kê theo tình trạng kinh tế gia đình. Về giải trí qua màn hình, ở các nước phát triển, trẻ em sống trong gia đình giàu, dành ít thời gian hơn so với trẻ em sống trong gia đình nghèo. Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy điều ngược lại. Điều này được giải thích một phần là do Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển tiếp, phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hoá, xã hội nên có nhiều gia đình mới giàu có, có khuynh hướng tạo cho con em mình một lối sống đầy đủ, tiện nghi bao gồm các trang thiết bị giải trí hiện đại như máy vi tính và các thiết bị điện tử khác. Về thời gian dành cho học ngoài giờ đến trường, kết quả chúng tôi tìm được cũng tương tự như các kết quả được thực hiện tại Trung Quốc, Úc(4,6). Gia đình càng giàu thì càng chú trọng đến việc học hành của con cái do đó trẻ em sống trong gia đình này có điều kiện để học thêm nhiều hơn và không phải dành thời gian cho các hoạt động thể lực khác như giúp việc nhà(9). Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy mối liên hệ giữa thừa cân/béo phì và thời gian dành cho giải trí qua màn hình. Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận dù cho phân loại dinh dưỡng của trẻ là gì, thì thời gian trẻ dành cho giải trí qua màn hình đã vượt ngưỡng khuyến cáo dưới 120 phút/ngày dành cho hoạt động này(1). Theo kết quả của các nghiên cứu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 304 khác cho thấy thời gian dành cho giải trí qua màn hình trên 2 giờ/ngày có mối liên hệ chặt chẽ với thừa cân/béo phì(6,15,16). Ngoài ra, tại Việt Nam ở khu vực nội thành, từ năm 2004 đến 2010, hơn 90% hộ gia đình có tivi và tỉ lệ hộ gia đình có máy vi tính đã tăng lên gấp đôi (từ 16,1% lên 35,5%)(11). Chính vì vậy, cần tiến hành một nghiên cứu đoàn hệ xác định mối liên hệ giữa thừa cân/béo phì và thời gian giải trí qua màn hình ở trẻ vị thành niên nhằm kịp thời có chương trình can thiệp phù hợp giảm nguy cơ gây hại cho sức khoẻ từ các hoạt động giải trí qua màn hình. Chúng tôi tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa thừa cân/béo phì với thời gian dành cho nhóm các hoạt động học sau giờ đến trường. Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả với nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên trẻ em Trung Quốc tuổi từ 13 đến 18(4). Trẻ em có thể đã thay đổi hành vi chuyển thời gian dành cho các hoạt động giải trí qua màn hình sang học sau giờ đến trường. Những kết quả này nhấn mạnh sự cần thiết phải có các chiến lược can thiệp nhằm giảm thiểu việc ngồi học quá nhiều ở trẻ em. Do đây là một nghiên cứu cắt ngang nên không thể xác định mối liên hệ nhân quả giữa thừa cân/béo phì và lối sống “tĩnh tại”. Một giới hạn khác trong nghiên cứu này là sai lệch thông tin có thể xảy ra do sử dụng bộ câu hỏi tự điền đo lường thời gian dành cho lối sống “tĩnh tại”. Điều này có thể dẫn đến việc đánh giá thấp hơn so với thực tế về thời gian dành cho các hoạt động giải trí qua màn hình, học ngoài giờ đến trường và các hoạt động khác dù cho bộ câu hỏi này đã được kiểm định và có kết quả đáng tin cậy khi áp dụng trên trẻ em Việt Nam. Ngoài ra, trong những năm gần đây, điện thoại thông minh ngày càng trở nên đa chức năng và trẻ em thích sử dụng điện thoại thông minh cho học tập, giải trí hơn là sử dụng các thiết bị khác. Tuy nhiên, sự thay đổi này xuất hiện sau khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Do đó, tổng thời gian dành cho giải trí qua màn hình trên thực tế có thể cao hơn ước tính mà chúng tôi đã tìm thấy và dự kiến có thể ảnh hưởng đến tình trạng thừa cân/béo phì nhiều hơn so với kết quả của chúng tôi. Mặc dù có những hạn chế này, trong nghiên cứu của chúng tôi, học sinh được chọn ngẫu nhiên vào nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu nhiều bậc tại các quận nội thành trong TP. HCM và tỷ lệ tham gia vào nghiên cứu cao nên kết quả của chúng tôi có thể được xem là đại diện cho quần thể trẻ vị thành niên (11-14 tuổi) tại các quận nội thành TP. HCM. Vì vậy, các kết quả này có thể được áp dụng cho các khu vực nội thành ở các thành phố tương tự. KẾT LUẬN Tổng thời gian trong ngày trẻ dành cho lối sống “tĩnh tại” là 6 giờ/ngày. Trong đó, trẻ dành nhiều thời gian hơn cho giải trí qua màn hình (2,5 giờ/ngày ở trẻ trai, 1,8 giờ/ngày ở trẻ gái) và cho việc học ngoài giờ đến trường (1,9 giờ/ngày ở trẻ trai, 2,2 giờ/ngày ở trẻ gái). Dù cho phân loại dinh dưỡng của trẻ là gì, thì thời gian trẻ dành cho giải trí qua màn hình đã vượt ngưỡng khuyến cáo dưới 120 phút/ngày dành cho hoạt động này, mặc dù không tìm thấy mối liên hệ giữa thừa cân/béo phì và thời gian dành cho giải trí qua màn hình. Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận trẻ thừa cân/béo phì dành nhiều thời gian cho nhóm các hoạt động học ngoài giờ đến trường hơn so với nhóm trẻ khác (p=0,001). Do đó, cần tăng cường nhận thức của người dân, đặc biệt là cha mẹ và trẻ em, về những tác động không tốt của lối sống “tĩnh tại” cho sức khỏe. Chú trọng thực hiện các chương trình can thiệp giảm áp lực học tập cho trẻ em, nhằm giảm thiểu việc ngồi học quá nhiều ở trẻ. Ngoài ra, cần thực hiện một nghiên cứu đoàn hệ xác định mối liên hệ giữa thừa cân/béo phì và thời gian giải trí qua màn hình ở trẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barlow SE (2007). Expert committee recommendations regarding the prevention, assessment, and treatment of child and adolescent overweight and obesity: summary report. Pediatrics, 120(S4):pp.S164-92. 2. Cillero IH, Jago R, Sebire S (2011). Individual and social predictors of screen-viewing among Spanish school children. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 305 European Journal of Pediatrics, 170(1):pp.93-102. 3. Cole TJ, Flegal KM, Nicholls D, Jackson AA (2007). Body mass index cut offs to define thinness in children and adolescents: international survey. BMJ, 335(7612):pp.194. 4. Cui Z, Hardy LL, Dibley MJ, Bauman A (2011).Temporal trends and recent correlates in sedentary behaviours in Chinese children. International Journal of Behavioral Nutrition and Physical Activity, 8:pp.93. 5. Hardy LL, Booth ML, Okely AD (2007). The reliability of the Adolescent Sedentary Activity Questionnaire (ASAQ). Preventive Medicine, 45(1):pp.71-4. 6. Hardy LL, Dobbins T, Booth ML, Denney-Wilson E, Okely AD (2006). Sedentary behaviours among Australian adolescents. Australian and New ZealandJjournal of Public Health, 30(6):pp.534- 40. 7. Hardy LL, Dobbins TA, Denney-Wilson EA, Okely AD, Booth ML (2006). Descriptive epidemiology of small screen recreation among Australian adolescents. Journal of Paediatrics and Child Health, 42(11):pp.709-14. 8. Hartmann T, Klimmt C (2006). Gender and computer games: Exploring females’ dislikes. Journal of Computer‐Mediated Communication, 11(4):pp.910-931. 9. Nguyen Hoang Hanh Doan Trang, Tang Kim Hong, Dibley MJ (2012). Cohort profile: Ho Chi Minh City Youth Cohort-- changes in diet, physical activity, sedentary behaviour and relationship with overweight/obesity in adolescents. BMJ Open, 2(1):pp.e000362. 10. Nguyen PV, Tang KH, Hoang T, Nguyen DT, Robert AR. (2013). High prevalence of overweight among adolescents in Ho Chi Minh city, Vietnam. BMC Public Health, 13(1):pp.141. 11. Office General Statistics (2010). Result of the Viet Nam - Household living standards survey 2010. 12. Øverby NC, Klepp KI, Bere E (2013). Changes in screen time activity in Norwegian children from 2001 to 2008: two cross sectional studies. BMC Public Health, 13(1):pp.80. 13. Proctor MH, Moore LL, Gao D, Cupples LA, Bradlee ML, Hood MY, Ellison RC (2003), Television viewing and change in body fat from preschool to early adolescence: The Framingham Children's Study. International Journal of Obesity and Related Metabolic Disorders, 27(7):pp.827-33. 14. Roemmich JN, Epstein LH, Raja S, Yin L (2007). The neighborhood and home environments: disparate relationships with physical activity and sedentary behaviors in youth. Annals of behavioral medicine : a publication of the Society of Behavioral Medicine, 33(1):pp.29-38. 15. Saelens BE (2003). Helping individuals reduce sedentary behavior. In: Obesity: Etiology, assessment, treatment, and prevention, pp.217-38. 16. Samdal O, Tynjälä J, Roberts C, Sallis JF, Villberg J, Wold B (2007). Trends in vigorous physical activity and TV watching of adolescents from 1986 to 2002 in seven European Countries. The European Journal of Public Health, 17(3):pp.242-248. 17. Sisson SB, Church TS, Martin CK, Tudor-Locke C, Smith SR, Bouchard C, Earnest CP, Rankinen T, Newton Jr RL, Katzmarzyk PT (2009). Profiles of sedentary behavior in children and adolescents: the US National Health and Nutrition Examination Survey, 2001-2006. International Journal of Pediatric Obesity, 4(4):pp.353-9. 18. Tang HK, Dibley MJ, Sibbritt D, Mttran H (2007). Gender and socio-economic differences in BMI of secondary high school students in Ho Chi Minh city. Asia Pacific Journal of Clinical Nutrition, 16(1):pp.74. 19. Tang KH (2005). Diet, Physical activity, environments and their relationship to the emergence of adolescent overweight and obesity in Ho Chi Minh City, Vietnam. Doctor of Philosophy in Clinical Medicine and Community Health, The University of Newcastle, Australia. 20. Tang KH, Dibley MJ, Sibbritt D, Binh PNT, Trang NHHD (2007). Overweight and obesity are rapidly emerging among adolescents in Ho Chi Minh City, Vietnam, 2002–2004. International Journal of Pediatric Obesity, 2(4):pp.194-201. 21. Tang KH, Nguyen HH, Dibley MJ, Sibbritt DW, Binh PN Hanh TT (2010). Factors associated with adolescent overweight/obesity in Ho Chi Minh city. International Journal of Pediatric Obesity, 5(5):pp.396-403. 22. Tremblay MS, Aubert S, Barnes JD, Saunders TJ, Carson V, Latimer-Cheung AE, Chanstin SFM, Altenburg TM, Chinapaw MJM (2017) Sedentary Behavior Research Network (SBRN) - Terminology Consensus Project process and outcome. Int J Behav Nutr Phys Act, 14(1):pp.75. 23. Tremblay MS, LeBlanc AG, Kho ME, Saunders TJ, Larouche R, Colley RC, Goldfield G, GorberSC (2011). Systematic review of sedentary behaviour and health indicators in school-aged children and youth. Int J Behav Nutr Phys Act, 8(1):pp.98. Ngày nhận bài báo: 14/02/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/02/2019 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfloi_song_tinh_tai_va_thua_can_beo_phi_tren_hoc_sinh_trung_ho.pdf
Tài liệu liên quan