Tài liệu Lỗi ngữ pháp thường gặp ở giai đoạn sơ cấp của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc khoa ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên - Phùng Thị Tuyết: 52 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 3/2018
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp là ba bình diện cơ
bản của ngôn ngữ nói chung. Phát âm chuẩn để
người nghe tiếp nhận và xử lý được tín hiệu ngôn
ngữ do người nói phát ra; cùng với đó việc lựa
chọn và sử dụng chính xác từ giúp hỗ trợ việc hiểu
ý nghĩa lời nói. Ngữ pháp đóng vai trò là những
chuẩn mực, quy tắc về phép dùng từ, tạo câu
để đảm bảo nội dung giao tiếp được chuyển tải
PHÙNG THỊ TUYẾT *
*Đại học Thái Nguyên, ✉ phungtuyet.sfl@tnu.edu.vn
Ngày nhận bài: 14/12/2017; ngày sửa chữa: 07/01/2018; ngày duyệt đăng: 28/02/2018
LỖI NGỮ PHÁP THƯỜNG GẶP
Ở GIAI ĐOẠN SƠ CẤP CỦA SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG QUỐC
KHOA NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TÓM TẮT
Tiếng Trung Quốc và tiếng Việt đều là ngôn ngữ đơn lập, ngôn ngữ có thanh điệu nên sinh viên
Việt Nam trong quá trình học tiếng Trung Quốc cũng có những lợi thế nhất định vì những điểm
tương đồng giữa hai ngôn ngữ. Tuy vậy, sin...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lỗi ngữ pháp thường gặp ở giai đoạn sơ cấp của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc khoa ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên - Phùng Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 3/2018
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp là ba bình diện cơ
bản của ngôn ngữ nói chung. Phát âm chuẩn để
người nghe tiếp nhận và xử lý được tín hiệu ngôn
ngữ do người nói phát ra; cùng với đó việc lựa
chọn và sử dụng chính xác từ giúp hỗ trợ việc hiểu
ý nghĩa lời nói. Ngữ pháp đóng vai trò là những
chuẩn mực, quy tắc về phép dùng từ, tạo câu
để đảm bảo nội dung giao tiếp được chuyển tải
PHÙNG THỊ TUYẾT *
*Đại học Thái Nguyên, ✉ phungtuyet.sfl@tnu.edu.vn
Ngày nhận bài: 14/12/2017; ngày sửa chữa: 07/01/2018; ngày duyệt đăng: 28/02/2018
LỖI NGỮ PHÁP THƯỜNG GẶP
Ở GIAI ĐOẠN SƠ CẤP CỦA SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG QUỐC
KHOA NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TÓM TẮT
Tiếng Trung Quốc và tiếng Việt đều là ngôn ngữ đơn lập, ngôn ngữ có thanh điệu nên sinh viên
Việt Nam trong quá trình học tiếng Trung Quốc cũng có những lợi thế nhất định vì những điểm
tương đồng giữa hai ngôn ngữ. Tuy vậy, sinh viên Việt Nam khi học tiếng Trung Quốc vẫn thường
mắc những lỗi ngữ pháp chung. Ở giai đoạn sơ cấp, sinh viên mắc không ít lỗi cấu trúc, bên cạnh
đó, với nguồn dữ liệu thu thập được từ “ngôn ngữ trung gian” của sinh viên chuyên ngành tiếng
Trung Quốc tại Khoa Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên cho thấy cùng với số lượng kiến thức
ngôn ngữ đích tăng lên thì sinh viên càng có xu hướng mắc nhiều lỗi ngữ nghĩa và ngữ dụng.
Trong bài viết này, trên cơ sở nguồn ngữ liệu thu thập được từ các bài kiểm tra của sinh viên năm
thứ nhất, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại lỗi, đề xuất phương án sửa lỗi cũng như chỉ ra
nguyên nhân gây ra lỗi; đồng thời đề xuất xây dựng ngân hàng ngữ liệu lỗi để phục vụ cho việc
tự học, tự hoàn thiện vốn ngữ pháp từ giai đoạn sơ cấp để tạo nền tảng kiến thức ngữ pháp vững
chắc cho các giai đoạn học tập tiếp theo của sinh viên.
Từ khóa: lỗi ngữ pháp, tiếng Trung Quốc, sinh viên chuyên ngành, sơ cấp
chính xác. Vì vậy, việc sử dụng đúng ngữ pháp
cần được quan tâm, đặc biệt là đối tượng sinh viên
chuyên ngành tiếng Trung Quốc ngay từ giai đoạn
sơ cấp nhằm giúp sinh viên có hệ thống quy tắc
ngữ pháp xuyên suốt quá trình học, để nói, viết
ngày càng thoát được khỏi “ngôn ngữ trung gian” (
中介语) và ngày càng tiệm cận với ngôn ngữ đích.
Để có tác dụng định hướng tránh mắc lỗi ngữ pháp
thì việc nghiên cứu lỗi ngữ pháp thường gặp có
ý nghĩa rất quan trọng. Sinh viên ở các giai đoạn
53KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 12 - 3/2018
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
năng lực ngôn ngữ khác nhau thì thường mắc lỗi
khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi
tập trung nghiên cứu những lỗi ngữ pháp sinh viên
chuyên ngành tiếng Trung Quốc Khoa Ngoại ngữ
– Đại học Thái Nguyên thường mắc ở giai đoạn
sơ cấp.
2. LỖI NGỮ PHÁP THƯỜNG GẶP Ở GIAI
ĐOẠN SƠ CẤP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN
NGÀNH TIẾNG TRUNG QUỐC CỦA KHOA
NGOẠI NGỮ – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
2.1. Lỗi ngữ pháp
Lỗi ngữ pháp theo thuật ngữ tiếng Anh sử dụng
hai từ “mistake” và “error”, tương đương với các
thuật ngữ tiếng Anh trên trong tiếng Trung Quốc
sử dụng hai thuật ngữ “失误” và “偏误” (冯氏雪,
2014, tr.119). Lỗi ngữ pháp trong phạm vi bài viết
này đề cập là lỗi lặp lại mang tính quy luật (tương
đương với thuật ngữ tiếng Anh “mistake” và thuật
ngữ tiếng Trung “偏误” ).
2.2. Mục đích nghiên cứu lỗi ngữ pháp
Từ góc độ nghiên cứu ngữ pháp theo hướng
truyền thống thì nghiên cứu lỗi gắn liền với phân
tích đối chiếu giữa các ngôn ngữ nhằm mục đích
phục vụ cho quá trình dạy học. Thông qua phân
tích đối chiếu và phân tích lỗi ngữ pháp giúp dự
đoán điểm khó ngữ pháp trong quá trình giảng dạy,
bố trí thứ tự nội dung dạy học, khắc phục thiếu sót
của giáo trình. Việc phân tích lỗi ngữ pháp thông
thường được tiến hành theo quy trình sau:
Bước 1: Thu thập các lỗi thường gặp.
Bước 2: Tiến hành phân loại đồng thời tiến
hành đối chiếu những điểm ngữ pháp tương đồng
giữa hai ngôn ngữ.
Bước 3: Tìm những chuyển di tiêu cực.
Bước 4: Dự đoán điểm khó ngữ pháp đối với
người học.
Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu lỗi ngữ pháp
sẽ đạt cách hiệu quả tốt hơn khi nghiên cứu lỗi
gắn liền với nghiên cứu về “ngôn ngữ trung gian”
(tiếng Anh sử dụng thuật ngữ “interlanguague”,
tiếng Trung sử dụng thuật ngữ “中介语”). Thuật
ngữ “ngôn ngữ trung gian” (interlanguague) do
Selinker đưa ra vào năm 1969 (chính thức công bố
năm 1972) được dùng để chỉ hệ thống kiến thức
ngôn ngữ do người học tạo nên trong quá trình thụ
đắc ngôn ngữ đích (Larry Selinker, 1972, tr.209).
Hệ thống kiến thức của ngôn ngữ này không giống
với tiếng mẹ đẻ, đồng thời cũng không giống với
ngôn ngữ đích mà là hệ thống ngôn ngữ trong
giai đoạn phát triển tiệm cận dần với ngôn ngữ
đích (周小宾, 朱其智, 邓小宁, 2007, tr.15-16).
Trong hệ thống kiến thức “ngôn ngữ trung gian”
này của người học sẽ có một phần giống với ngôn
ngữ đích và có một phần không giống với ngôn
ngữ đích, nói cụ thể hơn, có một phần không đúng
với ngữ pháp của ngôn ngữ đích. Trên cơ sở nguồn
ngữ liệu bài kiểm tra của sinh viên, chúng tôi tập
trung nghiên cứu “ngôn ngữ trung gian” nảy sinh
ở giai đoạn sơ cấp của sinh viên chuyên ngành
tiếng Trung Quốc để chỉ ra những lỗi thường mắc,
nguyên nhân gây lỗi và định hướng giúp hạn chế
xảy ra lỗi.
2.3. Phạm vi nội dung kiến thức ngữ pháp
tiếng Trung Quốc ở trình độ sơ cấp
Ở giai đoạn sơ cấp, sinh viên chuyên ngành
tiếng Trung Quốc của Khoa Ngoại ngữ được
cung cấp kiến thức theo nội dung bốn quyển sách
do Trần Thị Thanh Liêm biên dịch, trong đó có
khoảng 100 điểm ngữ pháp lớn nhỏ (Trần Thị
Thanh Liêm, 2004).
2.4. Các lỗi ngữ pháp thường gặp
Như đã nói ở mục 2.1, nguồn dữ liệu lỗi ngữ
pháp chúng tôi lựa chọn để tập hợp và phân tích là
những lỗi thu thập được từ bài kiểm tra của sinh
viên. Nguồn dữ liệu này có độ tin cậy cao vì thể
hiện năng lực thực tế của sinh viên khi phải thực
hiện những nội dung kiểm tra, đánh giá đã được
giảng viên xây dựng bám sát theo khung chương
trình dạy năm thứ nhất và có khống chế về thời
54 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 3/2018
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
gian, có sự giám sát chặt chẽ của giảng viên trong
quá trình làm bài kiểm tra. Nguồn dữ liệu được thu
thập từ bài kiểm tra học phần Bút ngữ (đọc, viết)
và học phần tiếng Trung cơ bản. Khảo sát trên số
lượng khoảng 250 bài kiểm tra năm thứ nhất của
các khóa K33, K34, K35 với các dạng bài tự luận
và trắc nghiệm. Trong số khoảng 100 điểm ngữ
pháp sinh viên được học ở giai đoạn sơ cấp, dưới
góc độ kiểm tra đánh giá không thể thực hiện đánh
giá hết toàn bộ các điểm ngữ pháp này mà có chọn
lọc nội dung để tiến hành kiểm tra, đánh giá.
Do hạn chế phạm vi nghiên cứu và dung lượng
của bài viết nên chúng tôi phân loại một số nhóm
lỗi sau:
Nhóm lỗi do sai trật tự thành phần câu
Tiếng Trung Quốc chủ yếu có các thành phần
câu như chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, trạng ngữ, bổ
ngữ, trung tâm ngữ, tân ngữ. Trong đó trạng ngữ
thường xuất hiện trước hoặc sau chủ ngữ, định ngữ
thường đặt trước trung tâm ngữ. Tuy nhiên trong
hệ thống “ngôn ngữ trung gian” của sinh viên xuất
hiện những câu lỗi sau:
(1) *小李送给我一把椅子很漂亮。
(2) *回到房间我看见一个蛋糕很大。
(3) *我是男朋友的她。
(4) *上大学以后你还努力学习每天。
Các câu trên nên sửa thành:
(1) 小李送给我一把很漂亮的椅子。
(2) 回到房间时,我看见一个很大的蛋糕。
(3) 我是她的男朋友。
(4) 上大学以后你每天都要努力学习。
Nhóm lỗi dùng sai loại từ
Loại từ trong tiếng Trung Quốc tương đối phức
tạp, ứng với mỗi danh từ thì gần như có một loại
từ riêng. Chính đặc điểm này khiến cho sinh viên
nước ngoài học tiếng Trung Quốc gặp không ít khó
khăn và sinh viên Việt Nam cũng không ngoại lệ,
vì vậy, trong quá trình học tập phát sinh những câu
lỗi như:
(5) *他送给我一个小说。
(6) *就写这张信给你
(7) *今天在路上我碰见一个交通事故。
Các câu trên nên sửa thành:
(5) 他送给我一本小说。
(6) 就写这封信给你
(7) 今天在路上我碰见一起交通事故。
Nhóm lỗi sử dụng phó từ: Đặt sai vị trí của
phó từ làm trạng ngữ trong câu
Một trong những từ loại có chức năng chủ yếu
làm trạng ngữ trong tiếng Trung Quốc là phó từ. Vị
trí của phó từ trong câu khá linh hoạt, nhưng chủ
yếu hoạt động trong phạm vi trước và sau chủ ngữ,
tuy nhiên việc đặt sai vị trí của một số phó từ vẫn
khá phổ biến.
Ví dụ:
(8) *所以就今天回信给你。
(9) *一定你很高兴。
(10) *我已经跟他说好几次了,却他不听我
的话。
Các câu trên nên sửa thành:
(8) 所以今天就给你回信。
(9) 你一定很高兴。
(10) 我已经跟他说了好几次,他却不听我
的话。
Nhóm lỗi sử dụng bổ ngữ
Trong tiếng Trung Quốc, khi động từ mang tân
ngữ đồng thời có bổ ngữ trình độ thì thường lặp lại
động từ sau đó mới thêm bổ ngữ trình độ, vì vậy,
trường hợp diễn đạt như sau sẽ bị lỗi:
(11) *他照相得很好看。
(12) *小兰照相很好看。
(13) *我起床很早。
Ngoài lỗi tương đối điển hình khi sử dụng bổ
ngữ trình độ thì sinh viên cũng dễ mắc lỗi khi dùng
bổ ngữ xu hướng có kèm tân ngữ, ví dụ:
55KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 12 - 3/2018
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
(14) *请你们跟我爬上去山。
(15) *那天下课后回来房间。
Lỗi khi dùng bổ ngữ thời lượng
(16) *你们来中国时坐了飞机多长时间?
Các câu trên nên sửa thành:
(11) 他照相照得很好看。
(12) 小兰照相照得很好看。
(13) 我起床起得很早。
(14) 请你们跟我爬上山去。
(15) 那天下课后我就回房间去了。
(16) 你们来中国时坐了多长时间的飞机?
Nhóm lỗi sử dụng liên từ
Chức năng của liên từ trong tiếng Trung Quốc
cũng giống với tiếng Việt đó là dùng để nối từ, cụm
từ hoặc các vế câu, các đoạn văn bản với nhau. Tuy
nhiên, do một số liên từ tiếng Trung Quốc và tiếng
Việt có sự tương đương về mặt ngữ nghĩa nhưng
không hoàn toàn tương đương về mặt chức năng
dẫn đến sinh viên đã dùng sai liên từ sau:
(17) *我妈妈请我的朋友和准备举行一个生
日晚会。
Các câu trên nên sửa thành:
(17) 我妈妈请了我的朋友,并为我准备了
一个生日晚会。
Nhóm lỗi ngữ pháp do thiếu thành phần câu
Sinh viên trong quá trình học tập cùng với sự
gia tăng về khối lượng kiến thức mới của ngôn ngữ
thì bắt đầu xuất hiện những lỗi không dễ nhận biết
về mặt cấu trúc thông thường:
(18) *我觉得今天是我最高兴也很感动。
Câu trên nên sửa thành:
(18)我觉得今天是我最高兴也很感动的日
子。
Nhóm lỗi về mặt ngữ nghĩa của câu
Trong hệ thống “ngôn ngữ trung gian” của sinh
viên xuất hiện khá nhiều lỗi câu chưa hoàn thiện
về mặt nghĩa như:
(19) 晚上七点我的朋友都来。
(20) 突然电话响,是小云,我的同学。
(21) 真是功夫不负有心的人,你终于成功。
(22) 现在他找到一个理想的工作。
Các câu trên nên sửa thành:
(19) 晚上七点我的朋友都来了。
(20) 突然电话响了,是小云,我的同学。
(21) 真是功夫不负有心的人,你终于成功了。
(22) 现在他找到了一个理想的工作。
2.5. Nguyên nhân lỗi
Qua tổng hợp nhóm lỗi ngữ pháp trên, chúng
tôi nhận thấy có những lỗi do sự chuyển di tiêu cực
từ tiếng mẹ đẻ (trật tự định ngữ và trung tâm ngữ),
tuy nhiên những lỗi này chủ yếu xuất hiện trong
giai đoạn đầu khi sinh viên học tiếng Trung Quốc.
Trong khi đó, trong quá trình tổng hợp từ nguồn dữ
liệu “ngôn ngữ trung gian” của sinh viên chuyên
ngành tiếng Trung của Khoa Ngoại ngữ – Đại học
Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy, các nhóm lỗi
ngày càng đa dạng và không dễ nhận diện, đặt
tên. Lỗi này xuất hiện do chính bản thân kiến thức
ngôn ngữ đích mang lại như các nhóm từ gần ng-
hĩa, các cấu trúc ngữ pháp đặc trưng, những hiện
tượng ngữ pháp chuyên biệt của riêng tiếng Trung
Quốc gây nhiễu cho người học. Tuy nhiên, thực tế
chúng ta thấy, có những lỗi nếu được dự báo trước
sẽ giúp sinh viên hạn chế sử dụng sai. Việc dự báo
lỗi này theo chúng tôi có thể từ góc độ nguồn học
liệu, từ giảng viên và đặc biệt là sự tích cực chủ
động tự học của sinh viên. Về nguồn học liệu, hiện
tại Trung Quốc xuất bản nhiều sách về lỗi ngữ
pháp, tuy nhiên, đa phần đó chỉ là những lỗi ngữ
pháp chung trong quá trình giảng dạy, quảng bá
tiếng Trung ra thế giới mà người Trung Quốc thu
thập được còn sách chuyên phân tích lỗi ngữ pháp
dành cho đối tượng người Việt Nam (国别) còn rất
56 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 3/2018
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
hạn chế, chưa kể đến đặc điểm vùng miền và chất
lượng đầu vào đại học của sinh viên.
2.6. Giải pháp nhằm hạn chế phát sinh lỗi
Thực tế trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ đích
thì việc phát sinh lỗi ngữ pháp là không thể tránh
khỏi. Tuy nhiên, có thể giúp sinh viên hạn chế việc
phát sinh lỗi bằng nhóm giải pháp tổng thể như:
2.6.1. Từ góc độ nhà quản lý
Khi phân công giảng dạy đối với sinh viên ở
giai đoạn sơ cấp cần ưu tiên giảng viên có năng
lực chuyên môn tốt và có kinh nghiệm giảng dạy.
Bởi vì cũng có quan điểm cho rằng, năm thứ nhất
kiến thức đơn giản thì không cần những giảng
viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Thực
tế chứng minh, khi giảng viên là người có kinh
nghiệm giảng dạy sẽ dự báo được những lỗi sinh
viên dễ mắc phải do chuyển di tiêu cực từ tiếng
mẹ đẻ cũng như những vấn đề nội ngôn của ngôn
ngữ đích để trong quá trình giảng dạy có trọng tâm
nhấn mạnh kiến thức, có các bài tập bổ sung hỗ trợ
sẽ giúp sinh viên nắm bắt và sử dụng tốt hơn ngôn
ngữ đích.
2.6.2. Từ góc độ giảng viên
Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần lưu
ý có những đối chiếu so sánh giữa ngôn ngữ đích
và tiếng mẹ đẻ để dự báo lỗi. Bên cạnh đó, phải
tích cực trong việc giao nhiệm vụ học tập và kiểm
tra việc thực hiện nhiệm vụ của sinh viên để có
điều chỉnh, định hướng kịp thời giúp hạn chế lỗi
trong “ngôn ngữ trung gian” của sinh viên, đồng
thời cần định hướng, hướng dẫn sinh viên tự học.
Ngoài ra, đối với các nhóm lỗi như liệt kê ở mục
2.4, chúng tôi cho rằng, khi giảng dạy về định ngữ
giảng viên cần đưa ra công thức về vị trí định ngữ
trong tiếng Trung và tiếng Việt, đồng thời cần có
giảng giải và luyện tập nhiều để tạo phản xạ cho
sinh viên, dần hình thành tư duy ngôn ngữ đích
như người bản ngữ và ngày càng thoát ly khỏi ảnh
hưởng của tiếng mẹ đẻ.
Đối với việc sử dụng lượng từ, ngoài việc giới
thiệu dần các lượng từ đi kèm với danh từ, giảng
viên cần cung cấp cho sinh viên bảng liệt kê các
lượng từ thường dùng và các danh từ tương ứng
mà chúng kết hợp. Đặc biệt, khi một danh từ có thể
kết hợp các lượng từ khác nhau thì giảng viên cần
giải thích về ngữ cảnh sử dụng để giúp nâng cao
hiệu quả biểu đạt, hiệu quả giao tiếp.
Đối với việc sử dụng bổ ngữ: Thực tế sinh viên
mắc lỗi nhiều vì cách sử dụng khác nhiều so với
tiếng mẹ đẻ và đặc biệt phức tạp do đặc trưng ngữ
nghĩa của động từ và tân ngữ mà vị trí của bổ ngữ
có sự thay đổi. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, trong
quá trình dạy học cần từng bước đi sâu giới thiệu
đặc trưng ngữ nghĩa của động từ thường dùng để
giúp sinh viên hạn chế phát sinh lỗi.
Đối với việc sử dụng phó từ: Phó từ thuộc
nhóm hư từ nên nét nghĩa khó cố định hay nói cách
khác không có nghĩa khái niệm như đối với danh
từ; vị trí trong câu và sự kết hợp cũng khá linh
hoạt, do vậy giảng viên cần chú trọng nhấn mạnh
giảng giải, luyện tập đối với những phó từ thường
dùng về vị trí trong câu và sự kết hợp của chúng.
Bên cạnh đó, đối với phó từ sinh viên hay mắc lỗi
(还,就,却) do chuyển di tiêu cực thì cần tích
cực dự báo và có sự đối chiếu giữa hai ngôn ngữ
trong quá trình dạy học.
Đối với việc sử dụng liên từ: Cần đặc biệt phân
tích đối chiếu những liên từ vốn được coi là tương
đương về mặt chức năng giữa hai ngôn ngữ để
giúp sinh viên ngay từ đầu có cách sử dụng đúng.
Ngoài ra, đối với các nhóm lỗi như: thiếu thành
phần câu, lỗi về mặt ngữ nghĩa của câu thì giảng
viên có thể thông qua việc giao nhiệm vụ học tập
như viết bài luận, đặt câu để giúp sinh viên diễn
đạt hoàn chỉnh.
2.6.3. Từ góc độ người học
Hiện nay với việc áp dụng học chế tín chỉ, giờ
thực hành tiếng trên lớp bị giảm nhiều. Thực tế
sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành tiếng Trung
tại Khoa Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên một
tuần chỉ có 8 đến 10 tiết thực hành tiếng. Hơn nữa,
đại đa số sinh viên đều là học tiếng Trung Quốc từ
57KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 12 - 3/2018
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
đầu mà không học ở bậc trung học phổ thông, do
vậy, sinh viên cần phải tích cực học và tăng cường
việc tự học trên cơ sở các nguồn học liệu tin cậy
và dưới sự hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên của
giảng viên.
2.6.4. Từ góc độ nguồn học liệu tham khảo
Cần có nguồn sách tham khảo ngữ pháp có
phân trình độ như sơ cấp, trung cấp và cao cấp để
sinh viên dễ học. Ngoài ra cần bổ sung sách lỗi ngữ
pháp thường gặp trong đó có phân các nhóm lỗi,
nêu phương án sửa lỗi để giúp phong phú nguồn
học liệu cho sinh viên.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc khi
học tiếng Trung Quốc cũng giống như sinh viên
học các thứ tiếng khác dễ mắc một số lỗi ngữ pháp
cơ bản. Những lỗi ngữ pháp này được lặp lại có
tính quy luật. Trong nguyên nhân phát sinh lỗi có
sự chuyển di tiêu cực từ tiếng Việt sang, nhưng
phần nhiều là những lỗi do nội tại hệ thống ngôn
ngữ đích tạo nên. Vì vậy chúng tôi nhận thấy việc
thu thập, tổng hợp, phân loại để xây dựng một kho
ngữ liệu lỗi là hết sức cần thiết. Bởi vì, với nguồn
học liệu sách lỗi ngữ pháp do Trung Quốc xuất bản
thì cũng chưa thực sự áp dụng có hiệu quả cho đối
tượng sinh viên Việt Nam. Cùng với việc áp dụng
học chế tín chỉ như hiện nay đòi hỏi sinh viên phải
có năng lực tự học rất lớn, do đó chúng tôi cho
rằng, việc có một kho ngữ liệu lỗi riêng trên cơ
sở những nguồn tài liệu thu thập thực tế cung cấp
cho sinh viên tự tra cứu, tự học để tự hoàn thiện
vốn kiến thức ngữ pháp của bản thân là vô cùng
cần thiết../
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Thị Thanh Liêm (Biên dịch, 2004),
Giáo trình tiếng Hán (Quyển 1, quyển 2, quyển 3,
quyển 4), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
2. Larry Selinker (1972) Inter language,
IRAL; International Review of Applied Linguistics
in Language Teaching, <https://vi.scribd.
com/document/239363620/Interlanguage-by
Slinker-1972>.
3. 冯氏雪 (2014), 汉越是非问句对比研究,
博士学位论文,华中师范大学.武汉。
4. 周小宾, 朱其智, 邓小宁 (2007), 外国人
学汉语语法偏误研究, 北京大学出版社,北京。
COMMON GRAMMAR MISTAKES MADE BY ELEMENTARY CHINESE-MAJORED
STUDENTS AT FACULTY OF FOREIGN LANGUAGES
THAI NGUYEN UNIVERSITY
PHUNG THI TUYET
Abstract: The Chinese language and the Vietnamese language are both isolated languages. Due to
this fact, there are several similarities in their uses. However, while studying Chinese, Vietnamese
students still make the common grammar mistakes. In their primary period of learning Chinese,
most of their mistakes are related to grammatical points. Based on the data gathered from the tests
of the first year students, the researcher analyzed and classified the students’ mistakes. From the
research results, a data bank had been proposed to support students in their self-study to improve
their grammar right from their initial stage of learning Chinese, forming a valuable foundation for
the other stages of their studying.
Keywords: grammar mistakes, Chinese, major students, primary period
Received: 14/12/2018; Revised: 07/01/2018; Accepted for publication: 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khnnqs_12_3_2018_52_57_phung_thi_tuyet_8364_2136222.pdf