Tài liệu Lỗi logic trong một số bản án nhìn từ góc độ các quy luật logic hình thức cơ bản của tư duy: 106
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
LỖI LOGIC TRONG MỘT SỐ BẢN ÁN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CÁC
QUY LUẬT LOGIC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY
Bùi Xuân Thanh*
TÓM TẮT
Trật tự pháp luật là điều kiện cần thiết cho đời sống sinh hoạt bình thường của xã hội, cho sự
giải quyết hiệu quả những nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Trật tự pháp luật được hình
thành khi các chủ thể thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật vì việc thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật sẽ
làm cho những quan hệ xã hội ổn định, kỷ cương xã hội nghiêm minh. Để đảm bảo được điều này, đòi
hỏi các cơ quan làm công tác bảo vệ pháp luật nói chung và tòa án nói riêng phải phản ứng nhanh
chóng và hiệu quả đối với các vi phạm pháp luật, làm sáng tỏ và xử lý các vụ vi phạm ấy đúng đắn và
kịp thời. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều đó, các cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật không
chỉ phải có lòng nhiệt tình, mà còn phải có tư duy khoa học, năng động, sáng tạo.
Một trong những cơ sở, động lực nội tại làm tiền đề cho sự phát tri...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lỗi logic trong một số bản án nhìn từ góc độ các quy luật logic hình thức cơ bản của tư duy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
106
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
LỖI LOGIC TRONG MỘT SỐ BẢN ÁN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CÁC
QUY LUẬT LOGIC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY
Bùi Xuân Thanh*
TÓM TẮT
Trật tự pháp luật là điều kiện cần thiết cho đời sống sinh hoạt bình thường của xã hội, cho sự
giải quyết hiệu quả những nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Trật tự pháp luật được hình
thành khi các chủ thể thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật vì việc thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật sẽ
làm cho những quan hệ xã hội ổn định, kỷ cương xã hội nghiêm minh. Để đảm bảo được điều này, đòi
hỏi các cơ quan làm công tác bảo vệ pháp luật nói chung và tòa án nói riêng phải phản ứng nhanh
chóng và hiệu quả đối với các vi phạm pháp luật, làm sáng tỏ và xử lý các vụ vi phạm ấy đúng đắn và
kịp thời. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều đó, các cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật không
chỉ phải có lòng nhiệt tình, mà còn phải có tư duy khoa học, năng động, sáng tạo.
Một trong những cơ sở, động lực nội tại làm tiền đề cho sự phát triển và hoàn thiện của tư duy,
góp phần rèn luyện tính khoa học, năng động, sáng tạo của tư duy là khi người ta nhận thấy những
điểm yếu, điểm hạn chế trong tư duy của mình. Chính vì lý do đó, việc tìm hiểu những lỗi logic thường
gặp trong một số bản án từ góc độ các quy luật logic hình thức cơ bản của tư duy là góp phần tạo
nên cơ sở, động lực hoàn thiện năng lực tư duy nói chung và tư duy của một số cán bộ làm công tác
bảo vệ pháp luật nói riêng.
Từ khóa: quy luật, logic, tư duy, bản án
LOGICAL ERRORS IN SOME JUDGEMENTS FROM THE VIEW OF BASIC
FORMAL LOGIC LAWS OF BRAINSTORM
ABSTRACT
Laws’ order is not only necessary for the life of society but also the effective solutions due to
the tasks of developing society. This order is formed when people strictly carry out the law because
strict implementation will remain social relations stable and social discipline. In order to ensure
this, the law enforcement agencies in a broad scale and the courts in a smaller scale must respond
quickly and effectively to legal violations, clarify and handle those action in the right ways and
timely. However, achieving that demands the officers who work in the laws agencies must not only
have enthusiasm, but also have a scientific, dynamic and creative mindset.
One of the foundations and internal motivations impulsing the development and perfection of
thinking, contributing to improving the science of thinking, dynamism and creativity of brainstorm
is the perception of weaknesses, limitations in your thinking. For that reason, the understanding
of common logical errors in some judgments from the perspective of basic formal logic laws is to
contribute to the foundation and motivation of perfecting the capacity of thinking in general and
thinking of some officials in charge of laws agencies in particular.
Keywords: laws, logic, thinking, judgment
* Tiến sĩ, giảng viên, Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Kinh tế. TP. Hồ Chí Minh
107
1. KHÁI QUÁT CÁC QUY LUẬT LOGIC
CỦA TƯ DUY
Quy luật logic của tư duy là những quy
luật chi phối tư duy và các yếu tố cấu thành nó
với tư cách là những tri thức về giới hiện thực
được xét ở góc độ tính chân thực hay giả dối
của sự phản ánh. Mặc dù chỉ chi phối tư duy
nhưng các quy luật logic của tư duy có cơ sở
khách quan là những quan hệ phổ biến của các
sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực. Do
đó, muốn phản ánh đúng đắn thế giới hiện thực,
tư duy của con người không thể không tuân thủ
các quy luật này.
Nhìn từ góc độ phương pháp tư duy, có
thể phân chia các quy luật logic của tư duy
thành hai loại: quy luật logic biện chứng và
quy luật logic hình thức của tư duy. Mặc dù
đều chi phối tư duy logic, nhưng điểm khác
biệt của hai loại quy luật logic này ở chỗ: Quy
luật logic biện chứng của tư duy là các quy
luật cấu thành phương pháp tư duy biện chứng
– tức phương pháp nhận thức về sự vật, hiện
tượng trong quá trình sinh thành biến đổi và
phát triển; còn quy luật logic hình thức của tư
duy là các quy luật cấu thành phương pháp tư
duy hình thức – tức phương pháp nhận thức
về đối tượng bằng cách dừng lại sự tồn tại của
đối tượng ở một phẩm chất xác định, tạm thời
không tính tới sự biến đổi, sự chuyển hóa về
chất của đối tượng ấy. Như vậy, nếu việc nắm
vững và tuân thủ các quy luật logic biện chứng
của tư duy là điều kiện cần thiết để con người
rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng, nhằm
nhận ra được sự đồng nhất của cái khác biệt,
nghĩa là nhận ra mối liên hệ phổ biến tự nhiên
vốn có của các sự vật, hiện tượng trong quá trình
phát triển của chúng; thì việc nắm vững và tuân
thủ các quy luật logic hình thức của tư duy lại
là điều kiện cần thiết để con người rèn luyện
phương pháp tư duy hình thức, nhằm nhận ra sự
đồng nhất trừu tượng, nghĩa là sự đồng nhất của
đối tượng với chính bản thân nó ở phẩm chất
được xét.
Quy luật logic hình thức tác động trong tư
duy logic của con người gồm có các quy luật
logic hình thức cơ bản và các quy luật logic
hình thức không cơ bản. Logic học hình thức
chỉ ra bốn quy luật logic hình thức cơ bản của tư
duy là: Quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu
thuẫn, quy luật bài trung và quy luật lý do đầy
đủ. Các quy luật này được gọi là các quy luật
logic hình thức cơ bản của tư duy vì chúng tác
động tới mọi yếu tố cấu thành tư duy, không
phân biệt nội dung phản ánh và kết cấu logic
của các yếu tố ấy như thế nào. Trong tư duy của
con người, các quy luật này không tác động một
cách riêng rẽ, mà tác động trong một khối thống
nhất. Chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau để tạo tính
khoa học cho tư duy hình thức trong việc phản
ánh hiện thực nói chung và phản ánh đối tượng
xác định nói riêng. Tính khoa học đó được biểu
hiện ở tính xác định, tính nhất quán và tính có
thể chứng minh của tư duy; là những tính chất
không thể thiếu của một tư duy khoa học. Nói
cách khác, tính thống nhất của sự tác động các
quy luật logic hình thức cơ bản trong tư duy thể
hiện ở chỗ: Nếu tư duy vi phạm các quy luật
đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật bài
trung và quy luật lý do đầy đủ thì bản thân tư
duy không thể có tính xác định, tính nhất quán
và tính có thể chứng minh được. Khi đó tư duy
sẽ không phản ánh chân thực đối tượng ở phẩm
chất được xét để đạt tới chân lý.
Trong các quy luật logic hình thức cơ bản
của tư duy, quy luật đồng nhất phản ánh quan
hệ đồng nhất trừu tượng của các sự vật và hiện
tượng thuộc giới hiện thực – nghĩa là sự đồng
nhất của đối tượng với chính bản thân nó, khi nó
được xem xét ở phẩm chất xác định. Quy luật
này phát biểu: Một ý nghĩ, một tư tưởng đã được
định hình trong tư duy để phản ánh về đối tượng
ở phẩm chất xác định thì đồng nhất với chính nó
( tư tưởng ấy) về mặt giá trị logic. Có thể mô
hình hóa quy luật đồng nhất bằng công thức: a ≡
a (đọc là: tư tưởng a đồng nhất với chính nó về
mặt giá trị logic). Hoặc có thể diễn đạt quy luật
Lỗi logic trong một số bản án ...
108
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
này bằng công thức: a a (đọc là: nếu tư tưởng
a chân thực thì nó luôn là chân thực).
Theo quy luật đồng nhất, tư duy phải tuân
thủ các yêu cầu: Một là, không được đánh tráo
đối tượng của tư tưởng. Điều đó có nghĩa là một
tư tưởng, một ý nghĩ đã định hình trong tư duy
để phản ánh đối tượng ở phẩm chất được xét
nào đó, trong một điều kiện, một quan hệ xác
định thì nó phải phản ánh đối tượng ở phẩm chất
ấy chứ không được chuyển sang phản ánh phẩm
chất khác, hay chuyển sang phản ánh đối tượng
khác. Hai là, không được đánh tráo ngôn ngữ
diễn đạt tư tưởng. Nghĩa là ngôn ngữ diễn đạt
tư tưởng phải chính xác. Khi đã định hình được
ý nghĩ phản ánh về đối tượng thì phải chọn từ,
chọn câu diễn đạt chính xác ý nghĩ ấy. Nếu chọn
từ, chọn câu diễn đạt sai lệch ý nghĩ thì tư duy
đã vi phạm yêu cầu hai của quy luật đồng nhất
và phản ánh sai lầm đối tượng. Ba là, ý nghĩ, tư
duy tái tạo phải đồng nhất với ý nghĩ với tư duy
ban đầu, tư duy nguyên mẫu. Điều này có nghĩa
là khi nào con người nhắc lại sai ý nghĩ đã định
hình của mình, hoặc hiểu sai ý của người khác là
khi ấy tư duy con người không tuân thủ quy luật
đồng nhất, dẫn đến thay đổi đối tượng tư tưởng.
Như vậy, quy luật đồng nhất bảo đảm cho
tư duy có được tính xác định, làm cho tư duy rõ
ràng, mạch lạc. Khi tư duy con người vi phạm
các yêu cầu trên đây của quy luật đồng nhất nó
sẽ rơi vào tình trạng không chính xác, không
rõ ràng, lủng củng và sa vào sai lầm trong việc
phản ánh đối tượng.
Quy Luật cấm mâu thuẫn phản ánh sự
khác biệt của đối tượng với các sự vật và hiện
tượng khác khi nó được xét ở phẩm chất xác
định. Quy luật này phát biểu: Một ý nghĩ, một tư
tưởng đã được định hình trong tư duy để phản
ánh đối tượng ở phẩm chất xác định, thì không
thể đồng thời mang hai giá trị logic trái ngược
nhau, hoặc: hai tư tưởng trái ngược nhau không
thể cùng chân thực. Hai tư tưởng trái ngược
nhau này có thể là hai tư tưởng có quan hệ đối
chọi, khác nhau về chất, và về mặt giá trị logic
chúng không cùng chân thực nhưng có thể cùng
giả dối, hoặc có thể là hai tư tưởng khác nhau cả
về chất lẫn về lượng, về mặt giá trị logic chúng
không cùng chân thực và cũng không cùng giả
dối. Có thể diễn đạt quy luật cấm mâu thuẫn
bằng công thức: 7(a ^ 7a) ( đọc là: không thể có
chuyện hai tư tưởng“a” và tư tưởng “ 7a” mâu
thuẫn nhau cùng phản ánh về một đối tượng ở
một phẩm chất xác định lại cùng chân thực).
Nội dung của quy luật cấm mâu thuẫn
được thể hiện thành hai yêu cầu cụ thể:
Thứ nhất, không được dung chứa mâu
thuẫn logic trực tiếp trong tư duy khi phản ánh
về đối tượng ở phẩm chất xác định - nghĩa là, về
cùng một đối tượng ở một phẩm chất được xét,
thì không thể đồng thời vừa khẳng định điều gì
đó, rồi lại phủ định ngay chính điều vừa mới
khẳng định.
Thứ hai, không được dung chứa mâu
thuẫn logic gián tiếp trong tư duy, thể hiện dưới
hai dạng: dạng một, không được khẳng định
cho đối tượng một điều gì rồi lại phủ định chính
những hệ quả tất yếu được rút ra từ điều vừa
khẳng định trên; dạng hai, không được đồng
thời khẳng định cho đối tượng ở phẩm chất xác
định hai điều trong hiện thực là loại trừ nhau.
Quy luật cấm mâu thuẫn bảo đảm cho tư
duy có tính liên tục, nhất quán. Khi vi phạm các
yêu cầu trên đây của quy luật cấm mâu thuẫn,
tư duy sẽ sa vào mâu thuẫn logic, dẫn đến tình
trạng bất nhất, lủng củng, sai lầm trong việc
phản ánh đối tượng.
Trong các quy luật logic hình thức cơ bản
của tư duy, quy luật bài trung đòi hỏi tư duy
phải nhất quán trong việc phản ánh đối tượng
ở phẩm chất xác định. Quy luật này phát biểu:
Một ý nghĩ, một tư tưởng đã định hình trong tư
duy phản ánh đối tượng ở phẩm chất được xét
thì phải mang giá trị logic xác định, hoặc chân
thực, hoặc giả dối chứ không có khả năng thứ
ba”. Hoặc: hai tư tưởng mâu thuẫn nhau thì
không thể cùng chân thực và cùng giả dối. Có
thể biểu diễn quy luật bài trung bằng công thức:
109
7 ( a v7a) ( đọc là: hoặc tư tưởng “a” hoặc tư
tưởng mâu thuẫn với nó là “ 7a” chân thực, chứ
không có khả năng thứ ba).
Nội dung trên đây của quy luật bài trung
được thể hiện thành hai yêu cầu: Trước hết,
phải định hình được nội dung các danh từ logic
chứa trong các tư tưởng mâu thuẫn nhau; tiếp
theo, phải ghi nhận là chân thực một trong hai
tư tưởng mâu thuẫn nhau cùng phản ánh về đối
tượng ở phẩm chất được xét.
Như vậy, quy luật bài trung không chỉ bảo
đảm cho tư duy có tính liên tục, nhất quán, phi
mâu thuẫn, mà còn chỉ cho con người hướng
tìm kiếm chân lý. Theo quy luật này, khi chúng
ta giải quyết một vấn đề nào đó sẽ có hai lời
giải mâu thuẫn nhau, nhưng chỉ có một lời giải
đúng. Nếu không tuân thủ quy luật này, tư duy
sẽ rơi vào tình trạng chung chung, mơ hồ, không
rõ ràng trong việc giải quyết vấn đề; nghĩa là
rơi vào tình trạng ba phải, không có lập trường,
chính kiến.
Tuy nhiên, tư duy logic không chỉ là tư
duy có tính xác định, tính liên tục nhất quán,
phi mâu thuẫn, mà còn phải có tính chứng minh
được. Để có phẩm chất này, tư duy phải tuân
thủ quy luật lý do đầy đủ. Quy luật này phản
ánh mối liên hệ của đối tượng với các sự vật,
hiện tượng khác trong sự tồn tại ở phẩm chất
xác định của nó. Quy luật lý do đầy đủ phát biểu:
Một tư tưởng, một ý nghĩ đã định hình trong tư
duy phản ánh về đối tượng ở phẩm chất xác định
thì chỉ được công nhận là chân thực ( hay giả
dối) khi có đầy đủ căn cứ, đầy đủ lý do để chứng
minh cho tính chân thực ( hay giả dối) của nó.
Quy luật lý do đầy đủ do Leibniz người
Đức phát biểu vào cuối thế kỷ XVIII. Theo đó,
tư duy của con người muốn đạt đến chân lý,
không chỉ phải tuân thủ các quy luật đồng nhất,
quy luật cấm mâu thuẫn và quy luật bài trung,
mà còn phải tuân thủ quy luật lý do đầy đủ. Nội
dung của quy luật lý do đầy đủ thể hiện ở hai
yêu cầu: Một là, phải xác định được giá trị logic
cho tư tưởng“ a” khi nó được định hình trong
tư duy, nghĩa là phải ghi nhận tư tưởng “a” là
chân thực hay giả dối. Hai là, phải tìm được
đầy đủ căn cứ làm chỗ dựa cho giá trị logic
(tính chân thực hay giả dối) của tư tưởng “a”.
Khi vi phạm các yêu cầu này, tư duy sẽ rơi vào
tình trạng thiếu thuyết phục, nghĩa là mắc lỗi lý
do không đầy đủ và sa vào sai lầm trong việc
phản ánh đối tượng.
2. NHÌN LỖI LOGIC TRONG MỘT SỐ BẢN
ÁN TỪ GÓC ĐỘ CÁC QUY LUẬT LOGIC
HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY
Trật tự pháp luật là điều kiện cần thiết
cho đời sống sinh hoạt bình thường của xã hội,
cho sự giải quyết hiệu quả những nhiệm vụ của
sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Trật tự pháp
luật được hình thành khi các chủ thể thực hiện
nghiêm chỉnh pháp luật đáp ứng những nguyên
tắc của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Việc thực
hiện nghiêm chỉnh pháp luật làm cho những
quan hệ xã hội ổn định, kỷ cương xã hội nghiêm
minh, quan hệ sản xuất được củng cố tạo điều
kiện cho lực lượng sản xuất phát triển. Ở nước
ta hiện nay, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần vận hành theo cơ chế thị trường chỉ phát
triển năng động và hiệu quả khi được đặt trong
những điều kiện là sự điều chỉnh pháp luật đúng
đắn của nhà nước và pháp luật được thực hiện
nghiêm minh. Để đảm bảo được những điều
kiện này đòi hỏi các cơ quan làm công tác bảo
vệ pháp luật nói chung và Tòa án nói riêng phải
phản ứng nhanh chóng và hiệu quả đối với các
vi phạm pháp luật, phát hiện, làm sáng tỏ và xử
lý các vụ vi phạm ấy đúng đắn và kịp thời.
Công tác bảo vệ pháp luật bao gồm từ
khâu điều tra đến khâu truy tố và khâu xét xử.
khâu điều tra là nhiệm vụ của các cán bộ điều
tra. Khâu truy tố thuộc quyền của Viện kiểm sát
và khâu xét xử là công việc của Tòa án các cấp.
Tuy chức năng và nhiệm vụ của từng khâu có
khác nhau song đều nhằm mục đích xử lý chính
xác các vụ vi phạm pháp luật, bảo đảm quyền lợi
và nghĩa vụ của công dân và bảo vệ Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lỗi logic trong một số bản án ...
110
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Thực tiễn công việc xét xử đòi hỏi ở
những người làm công tác tòa án phải có một
tư duy năng động, sáng tạo, có trình độ và năng
lực phân tích, nắm bắt nhanh và xứ lý chính xác
những hành vi vi phạm pháp luật. Để đáp ứng
được điều đó, tư duy của những người làm công
tác tòa án phải có tính xác định, tính liên tục
nhất quán, phi mâu thuẫn, và tính có thể chứng
minh được. Điều đó cũng có nghĩa, nhìn từ góc
độ của logic học hình thức, tư duy các cán bộ
làm công tác tòa án phải phải tuân theo đầy đủ
các yêu cầu của các quy luật logic hình thức và
các quy tắc logic cho tư duy. Khi tư duy không
tuân theo đầy đủ các yêu cầu của các quy luật
logic và các quy tắc logic cho tư duy thì tính
khoa học của tư duy không được bảo đảm – đó
là tư duy mắc lỗi logic.
Mỗi hành vi cấu thành tội phạm của những
người vi phạm pháp luật đều có tính chất và mức
độ phạm tội nhất định được quy định trong từng
điều luật cụ thể. Cán bộ tòa án phải làm rõ các
hành vi cấu thành tội phạm đó, phải xác định
được tính chất, mức độ phạm tội, trên cơ sở căn
cứ vào quy định trong các điều luật của bộ luật
mà định tội danh và mức hình phạt áp dụng cho
bị cáo. Nếu không làm được điều đó một cách
chính xác thì mặc nhiên việc định tội danh và
quyết định mức hình phạt sẽ sai lầm.
Trong thực tế có nhiều bản án xác định
không đúng các dấu hiệu phạm tội, đánh giá
không chính xác tính chất và mức độ các hành
vi phạm tội (với các án hình sự) hoặc xác định
không đúng đắn tình trạng các sự kiện, các quan
hệ con người (trong các án dân sự). Khi đó yêu
cầu một của quy luật đồng nhất đã bị vi phạm và
bản án đã bị mắc lỗi logic hình thức. Cũng có
nhiều trường hợp các bản án đã đánh giá đúng
đắn tính chất và mức độ của các hành vi phạm
tội, song khi định tội danh và quy định mức hình
phạt cho bị cáo vẫn sai. Khi đó có thể do cán
bộ xét xử không tái tạo được đúng nội dung tư
tưởng đã định hình trong các điều luật được viện
dẫn, tức là đã hiểu không đúng nội dung của
những khái niệm chứa trong các điều luật này.
Đây chính là biểu hiện của sự tái tạo không đúng
tư duy ban đầu, tư duy nguyên mẫu, và như thế
bản án đã vi phạm yêu cầu ba của quy luật đồng
nhất, mắc lỗi logic hình thức.
Thực tế cho thấy, có nhiều bản án được
công nhận về tính đúng đắn trong các quyết định
của hội đồng xét xử, nhưng do việc dùng ngôn
ngữ, lời nói diễn đạt không chuẩn xác mà các
bản án này thiếu tính thuyết phục. Khi ấy bản án
cũng mắc lỗi logic hình thức, vi phạm quy luật
đồng nhất, ở yêu cầu hai.
Như vậy, từ góc độ logic học hình thức,
khi có sự xuyên tạc phẩm chất các hành vi cấu
thành tội phạm, đánh giá không đúng tính chất
các quan hệ của sự việc dân sự, hay viện dẫn
không đúng các văn bản pháp luật hoặc dùng
ngôn ngữ, lời nói diễn đạt không đúng ý đã định
hình trong một số bản án chính là biểu hiện
của sự vi phạm quy luật đồng nhất và đã chứa lỗi
logic hình thức trong công tác toà án.
Trong một số bản án mắc nhiều sai sót về
mặt pháp lý thì người ta cũng nhận thấy sự dung
chứa mâu thuẫn logic trực tiếp hay sự dung chứa
mâu thuẫn logic gián tiếp nhìn từ góc độ logic.
Với cùng một bản án, việc giải quyết từng tình
tiết có liên quan mật thiết với nhau. Nếu không
có cái nhìn bao quát, cán bộ xét xử có thể tuyên
những điều phủ định, loại trừ lẫn nhau trong
thực tế. Hơn nữa, từ bất kỳ một điều khẳng định
nào của cán bộ xét xử người ta đều có thể suy ra
được một điều nào khác với tư cách là hệ quả tất
yếu của điều đã khẳng định ấy. Nếu không tính
đến mối liên hệ ràng buộc này, cán bộ xét xử có
thể khẳng định một điều sau những điều khẳng
định trước, mà chính những điều khẳng định sau
này lại phủ định ngay hệ quả được suy ra một
cách tất yếu từ những điều khẳng định trước đó.
Trong những trường hợp như vậy bản án đã mắc
lỗi logic hình thức, vi phạm các yêu cầu của quy
luật cấm mâu thuẫn.
Tính nhất quán trong cùng một bản án
là điều kiện hết sức cần thiết để bản án có tính
111
chặt chẽ, phát huy hiệu lực pháp luật, cưỡng chế
người thi hành án. Điều này chỉ thực hiện được
khi những người xét xử bản án đó có tư duy
khoa học, phi mâu thuẫn. Mặt khác với cùng
một tính chất của một sự việc ( dân sự) có thể có
nhiều quan điểm nhìn nhận đánh giá khác nhau,
song chỉ có một quan điểm duy nhất về các tính
chất của hành vi hay bản chất của sự việc ấy phù
hợp với các quy định hiện hành của luật pháp.
Người ta không thể dung nạp con đường thứ ba
ghi nhận về tính chất, mức độ của hành vi cấu
thành tội phạm hay bản chất của sự việc.
Trong mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống
xã hội cũng như trong pháp luật, không thể công
nhận một tư tưởng vừa sai lầm vừa đúng đắn
khi phản ánh đối tượng ở phẩm chất xác định.
Tư tưởng theo con đường thứ ba này không thể
đánh giá đúng đắn nhất quán đối tượng ở phẩm
chất được xét ấy. Trong công tác tòa án, tính
chất phạm tội của mọi hành vi vi phạm pháp luật
đều được quy định về mặt pháp lý trong các văn
bản pháp luật. Người ta không thể lập luận rằng,
với hành vi ấy đứng về mặt “ này” thì vi phạm
pháp luật còn đứng về mặt “kia” thì không vi
phạm pháp luật, vì như thế các cơ quan bảo vệ
pháp luật sẽ không phát huy được chức năng và
thẩm quyền của mình.
Khi tư duy không ghi nhận là chân thực
một trong hai tư tưởng mâu thuẫn nhau cùng
phản ánh về tính chất của một hành vi phạm tội
hay bản chất của một sự việc dân sự nào đó, thì tư
duy sẽ không định hình được tính chất của hành
vi hay bản chất của sự việc này. Trong trường
hợp đó, cán bộ tòa án đã mắc lỗi logic hình thức,
vi phạm yêu cầu của quy luật bài trung.
Mặt khác, trong khi giải quyết các vụ án,
cán bộ tòa án lấy các văn bản pháp luật làm cơ
sở pháp lý. Vì vậy điều kiện cần thiết để giải
quyết đúng đắn các vụ án là cán bộ tòa án phải
nắm được, phải định hình được nội dung các
khái niệm chứa trong các văn bản pháp luật.
Thực tế cho thấy, vì một nguyên nhân nào đó –
vì trình độ, năng lực tư duy hạn chế, hay vì mục
đích khác mà một số cán bộ đã vô tình hay cố
ý không định hình đúng nội dung các văn bản
pháp luật được viện dẫn. Từ đó mà dẫn đến tình
trạng làm sai những quy định của pháp luật. Mặt
khác, có thể có một số cán bộ xét xử không định
hình được cả những khái niệm chứa trong tư
tưởng của chính mình dẫn tới hậu quả là những
sai lầm xảy ra trong xét xử. Trong các trường
hợp ấy, tư duy của họ cũng đã mắc lỗi logic hình
thức, vi phạm yêu cầu của quy luật bài trung.
Chúng ta nhận thấy, bất kỳ một ý nghĩ,
một tư tưởng nào đều phải dựa trên những cơ
sở nhất định để đảm bảo cho giá trị logic của ý
nghĩ, của tư tưởng ấy. Tư duy bao giờ cũng là tư
duy về một cái gì đó xác định. Vì vậy đối tượng
của tư duy là cơ sở cho nội dung của tư duy này.
Về mặt thực tế, người ta căn cứ vào sự phù hợp
giữa ý nghĩ, tư tưởng với đối tượng ở phẩm chất
được xét mà đánh giá ý nghĩ, tư tưởng ấy là sai
lầm hay đúng đắn. Khi ý nghĩ, tư tưởng phản
ánh xuyên tạc đối tượng thì tư tưởng đó là tư
tưởng sai lầm.
Trong công tác tòa án, cơ sở thực tế làm
chỗ dựa cho ý nghĩ, tư tưởng luận tội của cán bộ
tòa án là phẩm chất của những hành vi vi phạm
pháp luật của bị can trong các án hình sự hay
phẩm chất xác định của một sự việc được đề cập
trong các án dân sự. Còn cơ sở pháp lý chính là
những văn bản pháp luật được áp dụng trong xét
xử. Như vậy, khi phản ánh sai tính chất hành vi
của bị can hay phẩm chất của sự việc thì việc
viện dẫn điều luật áp dụng cho tính chất, phẩm
chất này sẽ sai. Khi đó các ý nghĩ, tư tưởng ấy
không có cơ sở thực tế và cơ sở pháp lý làm chỗ
dựa cho bản thân chúng.
Trong thực tế, có nhiều bản án xét trong
tổng thể thì việc định tội danh và quyết định
mức hình phạt cho bị cáo trong các án hình sự,
hay giải quyết đúng các tranh chấp ở các sự việc
khác trong án dân sự là đúng đắn, song người ta
lại không đưa ra được đầy đủ cơ sở thực tế cũng
như cơ sở pháp lý để khẳng định cho những
quyết định đúng đắn đó của mình. Trong các
Lỗi logic trong một số bản án ...
112
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
trường hợp như vậy thì bản án có biểu hiện của
sự vi phạm quy luật lý do đầy đủ, mắc lỗi logic
hình thức.
Xét cho đến cùng khi tư duy vi phạm một
trong bốn quy luật của logic hình thức thì cũng
vi phạm những quy luật còn lại, tức khi tư duy
mắc lỗi logic hình thức, không có tính xác định
thì cũng không có tính nhất quán và tính có thể
chứng minh được.
3. KẾT LUẬN
Trong từng bản án cụ thể sẽ có những lỗi
logic đặc trưng nổi lên khác nhau. Điều đó cho
thấy tính nhiều vẻ của các kiểu loại lỗi logic mà
một số bản án mắc phải. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn
nhận từng lỗi logic riêng biệt trong các bản án
cụ thể mà không tính đến mối liên quan giữa các
lỗi logic đó với các yếu tố, các quy luật và các
quy tắc còn lại cho tư duy thì chưa hoàn toàn
đúng. Khi một bản án mắc lỗi logic do vi phạm
một quy luật logic hình thức nào đó thì xét cho
cùng nó cũng vi phạm các quy luật khác và khi
ấy các quy tắc logic trong lập luận của bản án đó
cũng không được thực hiện.
Khi tìm hiểu một số bản án đã bị kháng
cáo hay kháng nghị lên tòa án cấp trên và sau đó
đã được xét xử lại ở cấp phúc thẩm hoặc giám
đốc thẩm để chỉ ra lỗi logic hình thức thường
gặp, có thể nhận thấy có những sai lầm bắt
nguồn từ khâu điều tra, hay khâu truy tố. Thực
tế cho thấy, những sai lầm, những lỗi logic chứa
trong một số bản án không chỉ biểu hiện trực
tiếp của một trình độ, một năng lực tư duy còn
hạn chế, mà cũng thật đáng tiếc khi một số sai
lầm còn là biểu hiện của những hiện tượng tiêu
cực. Chính vì thế, trong các biện pháp cần có
để khắc phục tình trạng lỗi logic trong một số
bản án không chỉ là cần phải nâng cao trình độ
tư duy logic của một số cán bộ làm công tác tòa
án; mà còn phải khắc phục triệt để những hiện
tượng tiêu cực còn tồn tại trong các cơ quan bảo
vệ pháp luật. Đây là công việc của các cơ quan
chức năng có thẩm quyền và việc khắc phục
chúng là điều kiện cần thiết để các cơ quan làm
công tác bảo vệ pháp luật nói chung và Tòa án
nói riêng thực hiện được các chức năng và thẩm
quyền của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi văn Mưa – Bùi Xuân Thanh. Giáo trình
Lôgic học. Trường Đại học Kinh tế TP.
HCM. 2010.
2. Bùi Thanh Quất. Lôgic học sơ cấp. Đại học
Tổng hợp – Hà Nội – 1974
3. Bùi Thanh Quất và Nguyễn Tuấn Chi. Lôgic
học hình thức. ( Giáo trình dùng cho sinh
viên luật khoa Luật). Đại học Tổng hợp – Hà
Nội – 1995.
4. Vương Tất Đạt. Lôgic học. ĐH Sư phạm Hà
Nội I – 1992
5. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình luật
tố tụng hình sự Việt Nam. NXB. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2018.
6. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình luật
hình sự Việt Nam – Phần chung. NXB. Công
an nhân dân, Hà Nội, 2018.
7. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình luật
dân sự Việt Nam – Tập 1. NXB. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2018.
8. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình luật
lao động Việt Nam. NXB. Công an nhân dân,
Hà Nội, 2018.
9. Bộ luật Hình sự ( Bộ luật Hình sự số 100/2015/
QH13 đã được sửa đổi bổ sung một số điều
theo Luật số 12/2017/QH14 này 20-6-2017)
- Bộ luật Tố tụng hình sự - Luật Tổ chức cơ
quan điều tra hình sự - Luật Thi hành tạm
giữ, tạm giam (có hiệu lực thi hành từ 01/ 01/
2018). NXB. Hồng Đức, 2017.
10. Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ( có hiệu lực thi hành từ 01/
01/ 2017). NXB. Lao Động, 2016.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11_6724_2159512.pdf