Loạn trương lực cổ: Đặc điểm lâm sàng vàđiều trị của 50 trường hợp

Tài liệu Loạn trương lực cổ: Đặc điểm lâm sàng vàđiều trị của 50 trường hợp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 154 LOẠN TRƯƠNG LỰC CỔ: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ CỦA 50 TRƯỜNG HỢP Trần Ngọc Tài* TÓM TẮT Mở đầu: Loạn trương lực cổ là tình trạng co cơ không chủ ý gây co rút hoặc xoắn vặn cổ, tạo tư thế đầu bất thường. Điều trị tiêm botulinum toxin chủ yếu dựa vào kiểu biểu hiện lâm sàng của loạn trương lực cổ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và điều trị thuốc uống ở bệnh nhân loạn trương lực cổ tại bệnh viện Đại học y dược TP Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả. Tất cả các bệnh nhân được thu thập các dữ liệu về dân số học, lâm sàng, nguyên nhân, tiền sử bản thân và gia đình, điều trị thuốc uống và năng suất lao động. Các số liệu được thống kê dựa theo phần mềm SPSS phiên bản 20. Kết quả: Có 50 bệnh nhân loạn trương lực cổ với tỉ lệ nữ: nam là 1,1: 1. Tuổi trung bình là 45,7. Tuổi khởi phát bệnh thường gặp nhất là từ 30 –...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Loạn trương lực cổ: Đặc điểm lâm sàng vàđiều trị của 50 trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 154 LOẠN TRƯƠNG LỰC CỔ: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ CỦA 50 TRƯỜNG HỢP Trần Ngọc Tài* TÓM TẮT Mở đầu: Loạn trương lực cổ là tình trạng co cơ không chủ ý gây co rút hoặc xoắn vặn cổ, tạo tư thế đầu bất thường. Điều trị tiêm botulinum toxin chủ yếu dựa vào kiểu biểu hiện lâm sàng của loạn trương lực cổ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và điều trị thuốc uống ở bệnh nhân loạn trương lực cổ tại bệnh viện Đại học y dược TP Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả. Tất cả các bệnh nhân được thu thập các dữ liệu về dân số học, lâm sàng, nguyên nhân, tiền sử bản thân và gia đình, điều trị thuốc uống và năng suất lao động. Các số liệu được thống kê dựa theo phần mềm SPSS phiên bản 20. Kết quả: Có 50 bệnh nhân loạn trương lực cổ với tỉ lệ nữ: nam là 1,1: 1. Tuổi trung bình là 45,7. Tuổi khởi phát bệnh thường gặp nhất là từ 30 – 60 tuổi. Thời gian mắc bệnh trung bình là 4,26 ± 5,6 năm. Tiền sử gia đình bị rối loạn vận động là 10% trường hợp. 72% trường hợp là loạn trương lực cổ đơn thuần, 28% trường hợp là loạn trương lực cổ phối hợp với loạn trương lực nơi khác như vùng đầu mặt (16%), co thắt mi mắt (2%), tay (4%), toàn thể (4%), phát âm (2%). Loạn trương lực cổ đơn giản là 8 trường hợp (16%) và phức tạp là 42 trường hợp (84%), trong đó thể xoay ưu thế là 82%, ngữa 12% và nghiêng 6%. 96% trường hợp có phì đại cơ vùng cổ. Mẹo cảm giác gặp ở 66% bệnh nhân. Chỉ xác định 4% trường hợp loạn trương lực cổ có nguyên nhân. 31% trường hợp đáp ứng với thuốc uống với hiệu quả đáp ứng trung bình 28%. 52% bệnh nhân mất việc làm. Kết luận: Loạn trương lực cổ có biểu hiện lâm sàng đa dạng, ảnh hưởng nặng đến năng suất lao động của người bệnh và kém đáp ứng với thuốc uống. Từ khóa: loạn trương lực cổ, đặc điểm lâm sàng, điều trị nội khoa ABSTRACT CERVICAL DYSTONIA: CLINICAL FEATURES AND TREATMENT OF 50 CASES Tran Ngoc Tai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 154 - 160 Background: Cervical dystonia is characterized by involuntary contractions of cervical musculature and abnormal movements and postures of the head. Botulinum toxin injection is chiefly based on clinical patterns of cervical dystonia. Objectives: To describe the clinical characteristics and oral therapies of the patients with cervical dystonia treated at Ho Chi Minh city University Medical Center. Subjects and Methods: This was a cross – sectional, descriptive study. All participants were collected the demographic, historical, clinical examination, etiologic, therapeutically and working burden data. The data were analyzed with SPSS.20 software. Results: There were 50 cervical dystonia patients included with male: female ratio as 1: 1.1. The common age of onset was between 30 and 60. The time from the onset to botulinum toxin injection was 4.26 ± 5.6 years. 72% of cases were focal cervical dystonia and 28% of cases were associated with extra cervical dystonia such as craniofacial dystonia (16%), hand dystonia (4%), generalized dystonia (4%), blepharospasm (2%), and spasmodic * Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM Tác giả liên lạc: ThS. BS. Trần Ngọc Tài ĐT: 0913190606 Email: taitranmd@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 155 dysphonia (2%). Simple cervical dystonia occupied 8 cases (16%) and complex was 42 cases (84%), including predominant rotational torticollis (82%), retrocollis (12%) and laterocollis (6%). 96% of cases had cervical muscular hypertrophy. Sensory trick was been seen in 66% of cases. There were only 4% of cases identified the cause. 31% of cases responded to oral medications with average response rate 28%. 52% of the patients had stopped working due to cervical dystonia. Conclusions: Cervical dystonia showed diverse clinical characteristics, significant working burden and poor response to oral medications. Keywords: cervical dystonia, clinical characteristics, medical treatment ĐẶT VẤN ĐỀ Loạn trương lực là một thể rối loạn vận động được đặc trưng bởi sự co cơ dai dẳng hoặc từng đợt tạo ra những cử động và/ hoặc tư thế bất thường, lặp đi lặp lại. Cử động loạn trương lực tạo ra kiểu dáng đặc trưng, xoắn vặn hoặc run. Loạn trương lực thường khởi phát hoặc nặng lên bởi những vận động hữu ý và kết hợp với hoạt hoá cơ quá mức(8). Loạn trương lực cổ là thể loạn trương lực khu trú khởi phát ở người lớn thường gặp nhất với đặc điểm là tình trạng co cơ không chủ ý gây co rút hoặc xoắn vặn cổ, tạo tư thế đầu bất thường(23). Tỉ lệ hiện mắc loạn trương lực cổ tương đối thấp, ước tính khoảng 16,4/100000 dân(2). Cho đến nay, chẩn đoán loạn trương lực nói chung và loạn trương lực cổ nói riêng vẫn chủ yếu dựa vào lâm sàng và chưa có một tiêu chuẩn chẩn đoán thống nhất nào. Các phương tiện cận lâm sàng chỉ nhằm mục đích loại trừ các chẩn đoán khác có biểu hiện lâm sàng tương tự cũng như hỗ trợ cho việc xác định các nguyên nhân gây ra loạn trương lực. Phân loại loạn trương lực có nhiều thay đổi theo từng thời kỳ do sự hiểu biết của chúng ta về lâm sàng và nguyên nhân của bệnh ngày càng tăng. Tuy nhiên, vẫn có sự thống nhất rằng các phân loại được đề nghị trước đây dựa vào tuổi và sự phân bố theo vùng cơ thể là hữu dụng trong thực hành lâm sàng(2). Hiện nay, botulinum toxin được xem là lựa chọn hàng đầu trong điều trị loạn trương lực cổ trong các hướng dẫn của Mỹ cũng như của Châu Âu(1,22), còn điều trị thuốc uống cho hiệu quả kém(9,11). Tuy nhiên, việc tiêm botulinum toxin vẫn chủ yếu dựa vào các kiểu biểu hiện lâm sàng của loạn trương lực cổ. Do đó, để giúp ích cho việc điều trị botulinum toxin đạt hiệu quả cao, trong nghiên cứu này, chúng tôi mô tả đặc điểm lâm sàng và điều trị thuốc của bệnh nhân loạn trương lực cổ trước khi được điều trị tiêm botulinum toxin tại bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Đại học y dược TP Hồ Chí Minh từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2016. Đây là nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả đặc tính lâm sàng và điều trị thuốc uống của các bệnh nhân loạn trương lực cổ đơn thuần hoặc ưu thế có tham gia điều trị abobotulinum toxin. Chẩn đoán loạn trương lực cổ được xác định bởi ít nhất 2 bác sĩ chuyên khoa thần kinh của bệnh viện Đại học y dược TP Hồ Chí Minh có kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị thể bệnh này. Tất cả các bệnh nhân được thu thập các dữ liệu về dân số học, lâm sàng, nguyên nhân, tiền sử bản thân và gia đình, điều trị thuốc uống và năng suất lao động. Bệnh nhân được xác định là loạn trương lực khu trú cổ đơn thuần khi chỉ có loạn trương lực cổ là triệu chứng duy nhất. Bệnh nhân được xác định là loạn trương lực đơn thuần ưu thế cổ khi chỉ có triệu chứng loạn trương lực nhưng phân bố ở nhiều nơi bao gồm loạn trương lực đoạn, loạn trương lực nhiều ổ, loạn trương lực nửa thân, loạn trương lực toàn thể, trong đó loạn trương lực cổ là ưu thế. Loạn trương lực cổ nguyên phát là loạn trương lực cổ không tìm thấy nguyên nhân. Loạn trương lực cổ thứ phát là loạn trương lực cổ có nguyên nhân(2). Loạn trương lực cổ có liên quan với chấn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 156 thương là những bệnh nhân loạn trương lực cổ xuất hiện trong vòng 1 năm sau chấn thương(10). Loạn trương lực cổ đơn giản chỉ biểu hiện loạn trương lực cổ xoay, loạn trương lực cổ nghiêng, loạn trương lực cổ gập, hoặc loạn trương lực cổ ngữa; và loạn trương lực cổ phức tạp là phối hợp nhiều thể loạn trương lực cổ. Bệnh nhân được đánh giá độ nặng của loạn trương lực theo thang điểm TWSTRS (The Toronto Western Spasmodic Torticollis Rating Scale)(6). Các số liệu được thống kê dựa theo phần mềm SPSS phiên bản 20. KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc điểm dân số học và lâm sàng loạn trương lực cổ. Đặc điểm Tổng n=50 (%) Nữ n=26 (%) Nam n=24 (%) Giá trị p Khoảng tin cậy 95% Tuổi 45,7 ± 13,56 44,5 ± 13,9 47,0 ± 13,3 0,520 -5,2 – 10,3 Giới (nam/nữ) 24/26 24 26 Chiều cao (cm) 159,12 ± 6,2 155,6 ± 4,6 163,0 ± 5,6 < 0,001 4,5 – 10,2 Cân nặng (Kg) 56,24 ± 9,05 52,6 ± 8,1 60,2 ± 8,6 0,002 2,8 – 12,3 BMI 22,12 ± 2,78 21,7 ± 2,8 22,6 ± 2,7 0,219 -0,6 – 2,6 Chu vi vòng cổ (cm) 36,98 ± 2,5 35,8 ± 2,2 38,3 ± 2,2 <0,001 1,2 – 3,7 Tuổi khởi phát 43,52 ± 21,71 39,4 ± 14,8 43,7 ± 15,1 0,319 -4,2 – 12,8 Thời gian mắc bệnh (năm) 4,26 ± 5,6 4,9 ± 5 3,3 ± 6,1 0,253 -5,1 – 1,4 Độ nặng TWSTRS (điểm) 22,4 ± 3,45 22,9 ± 3,2 21,9 ± 3,7 0,306 -2,9 – 1,0 Thời gian thuyên giảm buổi sáng sớm (phút) 33,8 ± 53,9 26,3 ± 48,2 41,9 ± 49,5 0,314 -15,1 – 46,2 Tiền sử gia đình có rối loạn vận động 5 (10%) 4 (15,4%) 1 (4,2%) 0,187 Mẹo cảm giác 33 (66%) 14 (53,8%) 19 (79,2%) 0,059 Bất thường tư thế loạn trương lực cổ - Xoay cổ 46 (92%) 25 (96,2%) 21 (87,5%) 0,260 - Gập cổ 21 (42%) 11 (42,3%) 10 (41,7%) 0,963 - Ngữa cổ 17 (34%) 8 (30,8%) 9 (37,5%) 0,616 - Nghiêng 27 (54%) 16 (61,5%) 11 (45,8%) 0,266 - Đơn giản: 8 (16%) 2 (7,7%) 6 (25%) 0,095 + Xoay 4 (8%) 1 (3,8%) 3 (12,5%) + Ngữa 3 (6%) 0 3 (12,5%) + Nghiêng 1 (2%) 1 (3,8%) 0 - Phức tạp: 42 (84%) 24 (92,3%) 18 (75%) 0,095 + Ưu thế xoay 37 (74%) 21 (80,8%) 16 (66,7%) + Ưu thế nghiêng 2 (4%) 0 2 (8,3%) + Ưu thế ngữa 3 (6%) 3 (11,5%) 0 Kiểu co cơ ưu thế - Co cơ dai dẳng (tonic) 64%) 17 (65,4%) 15 (62,5%) - Co cơ từng đợt (phasic) 14 (28%) 5 (19,2%) 9 (37,5%) - Kiểu run (tremulous) 4 (8%) 4 (15,4%) 0 Phì đại cơ 48 (96%) 24 (92,3%) 24 (100%) 0,166 - Cơ ức đòn chủm 39 (78%) 19 (73%) 20 (83,3%) - Cơ gối đầu 44 (88%) 21 (80,7%) 23 (95,8%) - Cơ thang 14 (28%) (23%) 8 (33,3%) - Cơ nâng vai 8 (16%) (23%) 2 (8,4) - Cơ bậc thang 2 (4%) 2 (7,6%) 0 Loạn trương lực: - Khu trú ở cổ 36 (72%) 19 (73,1%) 17 (70,8%) 0,860 - Nơi khác 14 (28%) 7 (26,9%) 7 (29,2%) 0,860 - Nguyên nhân 2 (4%) 1 (3,8%) 1 (4,2%) 0,375 Biến chứng thoái hóa cột sống cổ chèn ép rễ, tủy 10 (20%) 4 (15,4%) 6 (25%) 0,(313 Mất việc làm 26 (52%) 14 (57,6%) 12 (50%) 0,786 Điều trị thuốc uống 42 (84%) 25 (96%) 17 (71%) 0,015 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 157 Biểu đồ 1: Phân bố tuổi khởi phát loạn trương lực. Đặc điểm dân số học Trong thời gian nghiên cứu 4,5 năm, có 50 bệnh nhân loạn trương lực cổ tham gia điều trị abobotulinum toxin với tỉ lệ nữ: nam là 1,1: 1. Tuổi trung bình là 45,7 và dao động từ 32,4 đến 59,2 (khoảng tin cậy 95%). Tuổi trung bình ở nữ là 44,5 và ở nam là 47. Tuổi khởi phát bệnh thường gặp nhất là từ 30 – 60 tuổi. Phân bố tuổi khởi phát bệnh được trình bày trong biểu đồ 1. Tiền sử gia đình bị rối loạn vận động được ghi nhận 10% trường hợp, bao gồm run, loạn trương lực, bệnh Parkinson. Đặc điểm lâm sàng Đa số bệnh nhân có biểu hiện loạn trương lực cổ đơn thuần, chỉ 28% trường hợp phối hợp với loạn trương lực nơi khác bao gồm loạn trương lực vùng đầu mặt (16%), tay (4%), toàn thể (4%), co thắt mi mắt (2%), phát âm (2%). Mẹo cảm giác gặp ở 66% bệnh nhân loạn trương lực cổ. Các vị trí mẹo cảm giác gồm cằm (18%), chẩm (24%), gò má (6%), góc hàm (2%), đính (2%), hoặc phối hợp hai hoặc nhiều vị trí trên (16%). Các đặc điểm lâm sàng được tóm tắt trong bảng 2. Điều trị nội khoa Loạn trương lực cổ ảnh hưởng nặng đến các hoạt động chức năng của bệnh nhân như mất khả năng lái xe (66%), mất việc làm (52%), ảnh hưởng giao tiếp (48%). Có 42 bệnh nhân (84%) điều trị thuốc uống trước khi tiêm abobotulinum toxin. Các thuốc thường sử dụng là trihexyphenidyl (62%), baclofen (66%), levodopa (6%), clonazepam (16%), và các thuốc khác như propranolol, topiramate, clozapin, diazepam, kháng viêm, đông y (18%). Có 13/42 (31%) bệnh nhân được ghi nhận là có đáp ứng với thuốc uống với tỉ lệ đáp ứng trung bình trong nhóm có đáp ứng là 28% (dao động từ 10 – 70%). Thời gian hiệu quả với thuốc uống thường ngắn 1 – 3 tháng. BÀN LUẬN Loạn trương lực cổ là thể loạn trương lực khu trú thường gặp nhất(20). Bệnh thường khởi phát ở tuổi trung niên với khoảng 70 – 90% các trường hợp khởi phát ở tuổi 40 – 60(4, 12). Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy tuổi khởi phát trung bình là 43 tuổi và 70% trường hợp có tuổi khởi phát là 30 – 60 tuổi. Ở tuổi khởi phát này, loạn trương lực vẫn có thể lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Chúng tôi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 158 ghi nhận có 28% bệnh nhân loạn trương lực cổ có kèm loạn trương lực nơi khác như co thắt mi mắt, loạn trương lực vùng đầu mặt, loạn trương lực phát âm, loạn trương lực bàn tay, loạn trương lực toàn thể. Tỉ lệ này gần tương tự nghiên cứu của LeDoux và cộng sự (31,5%)(14) nhưng thấp hơn so với nghiên cứu của Martino và cộng sự (42,34%)(16) và nghiên cứu của Jankovic và cộng sự (48%)(12). Tuy nhiên, hai nghiên cứu sau phân loại loạn trương lực nơi khác ra thành từng vùng riêng biệt như mắt, mặt, trục thân, tay, chân... cho nên tỉ lệ gộp chung có thể cao hơn trong khi nghiên cứu chúng tôi phân chia theo kiểu loạn trương lực đoạn (đầu mặt), loạn trương lực toàn thể. Loạn trương lực cổ vẫn có thể khởi phát ở người trẻ. Chúng tôi ghi nhận 11 bệnh nhân (22%) khởi phát loạn trương lực cổ ưu thế trước 30 tuổi, tuy nhiên khởi phát loạn trương lực ở người trẻ có khuynh hướng lan đến các vùng khác của cơ thể hơn là loạn trương lực cổ khởi phát trễ (45,5% trường hợp). Khởi phát bệnh ở người trẻ thường có liên quan với tiền sử gia đình mắc bệnh loạn trương lực(13) tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi có cỡ mẫu nhỏ nên không ghi nhận được điều này. Trước đây, thuật ngữ vẹo cổ (torticollis) ý nói lên tình trạng xoay cổ mà hướng xoay là hướng xoay cằm. Tuy nhiên, ngoài xoay cổ còn có các tư thế cổ bất thường khác như gập cổ (anterocollis), ngữa cổ (retrocollis), nghiêng cổ (laterocollis) và tư thế cổ phức tạp (phối hợp các thể khác). Trong đó, nghiên cứu của chúng tôi và nhiều nghiên cứu khác đều cho thấy tư thế cổ phức tạp là thường gặp nhất(12). Do đó, thuật ngữ loạn trương lực cổ được xem là thích hợp hơn trong thể bệnh này. Cũng như trong nhiều nghiên cứu trước đây, loạn trương lực cổ thường gặp nhất là loạn trương lực cổ xoay, có thể dưới dạng tư thế xoay đơn thuần hoặc phối hợp với các tư thế khác(4,12). Chúng tôi ghi nhận lên đến 92% bệnh nhân có biểu hiện loạn trương lực cổ xoay, trong khi nghiên cứu của Chan và cộng sự ghi nhận là 97%(4) và của Jankovic và cộng sự là 82%(12). Tuy nhiên, loạn trương lực cổ thường phối hợp nhiều tư thế, còn gọi là loạn trương lực cổ phức tạp. Nghiên cứu của Comella và cộng sự(5) cho thấy 68% bệnh nhân loạn trương lực cổ phức tạp trong khi loạn trương lực cổ xoay đơn thuần là 25,6%. Tuy nhiên trong nghiên cứu chúng tôi, loạn trương lực cổ phức tạp chiếm tỉ lệ cao hơn và loạn trương lực cổ đơn thuần chiếm tỉ lệ thấp hơn. Điều này có lẽ liên quan đến cách đánh giá tư thế loạn trương lực. Trong nghiên cứu chúng tôi, bệnh nhân ở bất kỳ độ gập nào cũng được xem là tư thế bất thường. Mẹo cảm giác là một trong những triệu chứng đặc trưng của loạn trương lực cổ giúp người bệnh giảm đi một phần triệu chứng khó chịu do loạn trương lực cổ gây ra. Mẹo cảm giác được thực hiện bằng cách sờ nhẹ vào vùng mặt, đầu, cổ(23). Đáp ứng lâm sàng đối với mẹo cảm giác thay đổi tùy từng người bệnh, từ không cải thiện đến cải thiện hoàn toàn, đáp ứng với một vị trí hoặc nhiều vị trí khác nhau, điều này được ghi nhận qua nhiều nghiên cứu(19,21) cũng như nghiên cứu của chúng tôi. Bệnh rễ tủy cổ biểu hiện lâm sàng là một trong những biến chứng thường gặp của loạn trương lực cổ. Có đến 31% trường hợp loạn trương lực cổ có biểu hiện đau rễ cổ trong nghiên cứu của Jankovic và cộng sự(12). Nghiên cứu của chúng tôi cho tỉ lệ thấp hơn. Bất thường vận động vùng cổ trong loạn trương lực cổ là một trong những yếu tố góp phần gây tổn thương rễ cổ. Khác với loạn trương lực toàn thể, loạn trương lực cổ có tỉ lệ đáp ứng với các thuốc uống thấp hơn nhiều. Nghiên cứu của Green và cộng sự(9) cho thấy ở bệnh nhân loạn trương lực cổ, tỉ lệ đáp ứng với thuốc kháng cholinergic là 39%, với clonazepam là 21%, với baclofen là 11%. Nghiên cứu chúng tôi không đánh giá từng thuốc điều trị riêng biệt, tuy nhiên kết quả cho thấy tỉ lệ đáp ứng chủ quan đối với thuốc uống cũng không cao và thời gian hiệu quả thường ngắn. Trong số các thuốc uống điều trị loạn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 159 trương lực cổ, kháng cholinergic được xem là có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, với sự ra đời của botulinum toxin, thuốc kháng cholinergic ngày càng đóng vai trò thứ yếu(11). Nghiên cứu so sánh giữa abobotulinum toxin và trihexyphenidyl cho thấy abobotulinum toxin có hiệu quả chủ quan và khách quan nhiều hơn trihexyphenidyl ở những bệnh nhân loạn trương lực cổ(3,7). Loạn trương lực cổ ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lao động của người bệnh và gia tăng đáng kể tình trạng mất việc làm. Nghiên cứu của Muller và cộng sự(18) cho thấy chỉ 49% bệnh nhân loạn trương lực cổ còn làm việc, và nghiên cứu của Martikainen và cộng sự(15) cũng cho thấy chỉ 55% bệnh nhân loạn trương lực cổ có việc làm. Các tỉ lệ này tương tự nghiên cứu của chúng tôi. Điều trị botulinum toxin giúp cải thiện tỉ lệ thất nghiệp ở bệnh nhân loạn trương lực cổ hơn sử dụng thuốc uống(17,22). Nghiên cứu chúng tôi có một số hạn chế. Nghiên cứu này chỉ bao gồm những bệnh nhân loạn trương lực cổ chọn lọc cho điều trị abobotulinum toxin mà không bao hàm hết toàn bộ những bệnh nhân loạn trương lực cổ đến khám và điều trị tại bệnh viện Đại học y dược TP Hồ Chí Minh, trong đó những bệnh nhân loạn trương lực cổ được điều trị abobotulinum toxin thường ở mức độ trung bình đến nặng. Ngoài ra, những bệnh nhân loạn trương lực toàn thể ưu thế vùng cổ có nguyên nhân thường không được điều trị botulinum toxin. KẾT LUẬN Nghiên cứu chúng tôi cho thấy loạn trương lực cổ có biểu hiện lâm sàng đa dạng và ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lao động của người bệnh. Điều này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nhận biết kiểu hình đa dạng và phức tạp của các thể loạn trương lực cổ giúp lựa chọn bệnh nhân thích hợp cho điều trị tiêm botulinum toxin. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Albanese A, Asmus F, et al (2011). EFNS guidelines on diagnosis and treatment of primary dystonias. Eur J Neurol,18 (1): 5-18. 2. Albanese A, Bhatia K, et al (2013). Phenomenology and classification of dystonia: a consensus update. Mov Disord, 28 (7): 863-873. 3. Brans JWM, Lindeboom R, et al (1996). Botulinurn toxin versus trihexyphenidyl in cervical dystonia: A prospective,randomized, double-blind controlled trial. Neurology, 46: 1066-1072. 4. Chan J, Brin MF, Fahn S (1991). Idiopathic cervical dystonia: clinical characteristics. Mov Disord, 6 (2): 119-126. 5. Comella C, Truong D, Espay A, Snyder D, Marchese D, Trosch R (2016). AbobotulinumtoxinA Injection Patterns in Patients with Cervical Dystonia from the ANCHOR-CD Registry Study (P1.028). Neurology, 86 (16 Supplement). 6. Comella CL, Stebbins GT, Goetz CG, Chmura TA, Bressman SB, Lang AE (1997). Teaching tape for the motor section of the Toronto Western Spasmodic Torticollis Scale. Mov Disord, 12 (4): 570-575. 7. Costa J, Espírito-Santo C, Borges A, Ferreira JJ, Coelho M, Sampaio C (2005). Botulinum toxin type A versus anticholinergics for cervical dystonia. Cochrane Database Syst Rev, 25 (1): CD004312. 8. Frucht SJ (2013).The definition of dystonia: current concepts and controversies. Mov Disord, 28(7): 884-888. 9. Greene P, Shale H, Fahn S (1988). Analysis of open-label trials in torsion dystonia using high dosages of anticholinergics and other drugs. Movement Disorders, 3 (1): 46-60. 10. Jankovic J (2009). Peripherally induced movement disorders. Neurol Clin, 27(3): 821-832, vii. 11. Jankovic J (2013). Medical treatment of dystonia. Mov Disord, 28 (7): 1001-1012. 12. Jankovic J, Leder S, Warner D, Schwartz K (1991). Cervical dystonia: clinical findings and associated movement disorders. Neurology, 41 (7): 1088-1091. 13. Koukouni V, Martino D, Arabia G, Quinn NP, Bhatia KP (2007). The entity of young onset primary cervical dystonia. Mov Disord, 22(6): 843-847. 14. LeDoux MS, Vemula SR, et al (2016). Clinical and genetic features of cervical dystonia in a large multicenter cohort. Neurol Genet, 2 (3); e69. 15. Martikainen KK, Luukkaala TH, Marttila RJ (2010). Working capacity and cervical dystonia. Parkinsonism Relat Disord, 16(3): 215-217. 16. Martino D, Berardelli A, et al (2012). Age at onset and symptom spread in primary adult-onset blepharospasm and cervical dystonia". Mov Disord, 27 (11): 1447-1450. 17. Molho ES, Agarwal N, Regan K, Higgins DS, Factor SA (2009). Effect of cervical dystonia on employment: A retrospective analysis of the ability of treatment to restore premorbid employment status". Mov Disord, 24 (9): 1384-1387. 18. Müller J, Kemmler G, et al (2002). The impact of blepharospasm and cervical dystonia on health-related quality of life and depression. Journal of Neurology, 249 (7): 842-846. 19. Müller J, Wissel J, Masuhr F, Ebersbach G, Wenning KG, Poewe W (2001). Clinical characteristics of the geste antagoniste in cervical dystonia. Journal of Neurology, 248 (6): 478-482. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 160 20. Nutt JG, Muenter MD, Aronson A, Kurland LT, Melton LJ (1988). Epidemiology of focal and generalized dystonia in Rochester, Minnesota. Movement Disorders, 3 (3): 188-194. 21. Patel N, Hanfelt J, Marsh L, Jankovic J, members of the Dystonia C (2014). Alleviating manoeuvres (sensory tricks) in cervical dystonia. J Neurol Neurosurg Psychiatry, 85 (8): 882-884. 22. Simpson DM, Blitzer A, et al (2008). Assessment: Botulinum neurotoxin for the treatment of movement disorders (an evidence-based review): report of the Therapeutics and Technology Assessment Subcommittee of the American Academy of Neurology Neurology, 70 (19): 1699-1706. 23. Stacy M (2008). Epidemiology, clinical presentation, and diagnosis of cervical dystonia. Neurologic Clinics, 26: 23-42. Ngày nhận bài báo: 18/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfloan_truong_luc_co_dac_diem_lam_sang_vadieu_tri_cua_50_truon.pdf
Tài liệu liên quan