Liệu pháp kích điện thần kinh chày sau điều trị bảo tồn các rối loạn chức năng sàn chậu

Tài liệu Liệu pháp kích điện thần kinh chày sau điều trị bảo tồn các rối loạn chức năng sàn chậu: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Tổng Quan Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 49 LIỆU PHÁP KÍCH ĐIỆN THẦN KINH CHÀY SAU ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN CÁC RỐI LOẠN CHỨC NĂNG SÀN CHẬU Nguyễn Trung Vinh*, Đặng Duy Anh* MỞ ĐẦU Có hai dạng kích điện thần kinh chày sau được thực hiện: (1) Kích điện thông qua điện cực dán trên da (transcutaneous tibial nerve stimulation - tTNS); (2) Kích điện thông qua một kim xuyên da (percutaneous tibial nerve stimulation - pTNS)(18,23). Trong một số nghiên cứu ngẫu nhiên (randomized controlled trial - RCT) cho thấy rằng pTNS đạt hiệu quả hơn so với tTNS(12,18,23). pTNS bắt nguồn từ thuật châm cứu được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và được mô tả đầu tiên vào đầu những năm 1980(5). Đây là một thủ thuật ít xâm lấn và an toàn, sử dụng luồng xung điện kích thích thần kinh chày sau qua kim nhỏ xuyên da ở mặt trong cẳng chân gần mắt cá trong. Qua đó, các kích thích này được dẫn truyền đến đám...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liệu pháp kích điện thần kinh chày sau điều trị bảo tồn các rối loạn chức năng sàn chậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Tổng Quan Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 49 LIỆU PHÁP KÍCH ĐIỆN THẦN KINH CHÀY SAU ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN CÁC RỐI LOẠN CHỨC NĂNG SÀN CHẬU Nguyễn Trung Vinh*, Đặng Duy Anh* MỞ ĐẦU Có hai dạng kích điện thần kinh chày sau được thực hiện: (1) Kích điện thông qua điện cực dán trên da (transcutaneous tibial nerve stimulation - tTNS); (2) Kích điện thông qua một kim xuyên da (percutaneous tibial nerve stimulation - pTNS)(18,23). Trong một số nghiên cứu ngẫu nhiên (randomized controlled trial - RCT) cho thấy rằng pTNS đạt hiệu quả hơn so với tTNS(12,18,23). pTNS bắt nguồn từ thuật châm cứu được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và được mô tả đầu tiên vào đầu những năm 1980(5). Đây là một thủ thuật ít xâm lấn và an toàn, sử dụng luồng xung điện kích thích thần kinh chày sau qua kim nhỏ xuyên da ở mặt trong cẳng chân gần mắt cá trong. Qua đó, các kích thích này được dẫn truyền đến đám rối thần kinh cùng và gián tiếp kích thích thần kinh thẹn, có tác dụng điều trị các chứng rối loạn vận động cơ chóp (detrusor dysfunction) như bàng quang tăng hoạt (overactive bladder), kể cả các chứng bí tiểu không do bế tắc; và gần đây hơn, một số nghiên cứu đã khám phá việc sử dụng pTNS để điều trị són phân (fecal incontinence) hay các chứng đau vùng chậu mạn tính (chronic pelvic pain syndrome)(27,23,16). Một số liệu pháp điều trị ban đầu được đề xuất để điều chỉnh các rối loạn chức năng sàn chậu như thay đổi chế độ ăn uống, sửa chữa thói quen và thay đổi cách sống, tập vật lý cơ sàn chậu (bài tập Kegel), tập bọng đái và sử dụng một số thuốc kháng cholinergic hay nhóm các hormone tự nhiên beta-agonist. Dù vậy, nhiều tác dụng phụ khi sử dụng các biện pháp trên kéo dài và sự cải thiện triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều bệnh nhân từ chối điều trị(14,19). Trong một hướng dẫn của Hội niệu khoa Hoa kỳ (American Urological Association - AUA) về điều trị bàng quang tăng hoạt, có hoặc không kèm theo tiểu mất tự chủ khẩn cấp trong trường hợp không có nhiễm trùng hoặc các bệnh lý khác(16,17), pTNS đã được khuyến cáo là một trong các lựa chọn điều trị ban đầu cho người bệnh, nhất là người cao tuổi(15,16). Bài viết này sẽ chú trọng thảo luận một số vấn đề cập nhật gần đây về chỉ định của liệu pháp pTNS. DỊCH TỄ HỌC Những biểu hiện của rối loạn sàn chậu có thể liệt kê như chứng bàng quang tăng hoạt được định nghĩa là tình trạng tiểu gấp, tiểu nhiều lần hoặc tiểu đêm, là một tình trạng lâm sàng thường gặp ở cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, phụ nữ có xu hướng mắc nhiều hơn (9,3% so với 2,6%) và gia tăng theo tuổi(31). Theo thống kê, cứ 3 phụ nữ đã từng mang thai và sinh đẻ, có một người mắc chứng bàng quang tăng hoạt. Khảo sát của tác giả Schlenk EA (1998) cho thấy xấp xỉ 34 triệu người lớn ở Mỹ bị mắc chứng này(29). Tương tự, són phân gặp xấp xỉ khoảng 2 – 10% dân số và tỷ lệ mắc phải có thể còn cao hơn vì chưa thể thống kê một cách toàn diện do liên quan đến yếu tố xấu hổ khi đi khám(8,12,23,26). Ngoài ra, các rối loạn sàn chậu cũng có thể dẫn đến biểu hiện táo bón mạn tính, chiếm khoảng 2,5 triệu lượt người thăm khám mỗi năm, tương ứng khoảng 2% dân số Hoa kỳ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống cũng như mang lại gánh nặng kinh tế cho việc điều trị của bệnh nhân(16,34). CÁC BIỂU HIỆN CỦA RỐI LOẠN CHỨC NĂNG SÀN CHẬU Sàn chậu được ví như một cái võng nâng hình thành từ nhiều tấm / bó mô liên kết (mạc và các dây chằng chứa nhiều bó mạch thần kinh) và cơ đan xen nhau, khối mạc cơ này bám chắc vào * Bệnh viện Triều An TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS.BS.Nguyễn Trung Vinh ĐT: 0913939625 Email: dr.vinh53@gmail.com Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 50 phía trước là xương mu, hai bên là xương chậu hông, phía sau là cột sống cùng cụt. Sàn chậu bao gồm các cấu trúc giải phẫu nâng đỡ tổng thể ba hệ thống từ trước ra sau: hệ thống tiết niệu (bàng quang, niệu đạo), hệ thống sinh dục (tử cung, âm đạo) và hệ thống tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn). Nhiệm vụ của sàn chậu là cố định các cơ quan này nằm đúng vị trí trên đường giữa, không bị sa xuống khi làm việc nặng, vận động chạy nhảy. Mặt khác, sàn chậu còn có vai trò cơ thắt đóng mở các lỗ niệu đạo, âm đạo và hậu môn giúp kiểm soát hoạt động đi tiêu và tiểu theo ý muốn, hoạt động tình dục và giúp quá trình sinh đẻ dễ dàng hơn. Ba hệ thống này hoạt động hài hòa nhịp nhàng với nhau, hệ thống này điều phối hệ thống kia theo sự điều khiển chủ động của con người (Lý thuyết hợp nhất – integral theory). Rối loạn chức năng sàn chậu bao gồm một loạt các biểu hiện đặc trưng do mất chức năng của các cơ thần kinh hoặc của các cơ quan chứa đựng nằm trong khung chậu. Nói cách khác, có thể chia chúng thành rối loạn nâng đỡ sàn chậu (sa tạng chậu, hội chứng sa đáy chậu) và rối loạn chức năng cơ thắt (mất tự chủ với phân và nước tiểu)(16,27). Nguyên nhân của các rối loạn này là do nhão yếu trương lực cơ theo tuổi tác, tổn thương giãn hoặc rách sẽ dẫn đến khiếm khuyết nâng đỡ của bất kỳ hoặc tất cả các tạng chậu. Tuy nhiên, nguyên nhân thông thường nhất là tổn thương thoái hóa thần kinh (denervation injury) do sinh đẻ hoặc do chấn thương vùng lưng dưới (bao gồm vùng chậu hông và sàn chậu), hậu quả nặng nhất là liệt bán phần nhóm cơ do tổn thương thần kinh chi phối. Trong đó, tổn thương thần kinh thẹn có thể dẫn đến rối loạn chức năng của cơ thắt niệu đạo, cơ thắt hậu môn, rối loạn cảm giác và vận động vùng sàn chậu (rối loạn chức năng đa cơ quan)(27). Một hội thảo chuyên về thuật ngữ được tổ chức bởi Viện Quốc gia về Sức khỏe (National Institutes of Health - NIH) bàn về các rối loạn sàn chậu nữ (pelvic floor disorders - PFDs), đã đưa ra một số biểu hiện của rối loạn chức năng sàn chậu như sau: Đường tiểu dưới Tiểu không tự chủ khi gắng sức: són tiểu khi cười, ho, hắt hơi, khi chạy nhảy hoặc mang vật nặng. Tiểu gấp: không nín tiểu được theo ý muốn khi mắc tiểu. Tiểu đêm > 1 lần. Tiểu nhiều lần: khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu 8 lần /ngày. Tiểu không kiểm soát liên tục: nước tiểu rỉ liên tục cả ngày. Tiểu khó phải rặn. Cảm giác đi tiểu không hết. Đường tiêu hóa dưới Són hơi, són phân khi ho, hắt hơi hay chạy nhảy. Không giữ được theo ý muốn khi buồn trung tiện hoặc đại tiện. Táo bón kéo dài, đại tiện khó phải dùng thuốc thụt hậu môn hoặc thuốc uống. Rối loạn tình dục Giao hợp đau hoặc giảm cảm giác. Đau âm vật hay rối loạn dương cương. Cảm giác cửa mình rộng. Đau vùng chậu mạn tính Đau vùng thắt lưng chậu. Đau vùng bụng dưới. Các yếu tố rủi ro ở nữ có nguy cơ bị rối loạn chức năng sàn chậu: - Cơ sàn chậu suy yếu dần theo tuổi, số lần mang thai và sinh đẻ. - Tình trạng thiếu nội tiết ở phụ nữ tuổi mãn kinh cũng là một nguyên nhân gây rối loạn chức năng sàn chậu. - Áp lực ổ bụng tăng mãn tính: béo phì, ho mãn tính (lao, COPD), táo bón mãn tính, nâng vật nặng lặp đi lặp lại. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Tổng Quan Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 51 Tất cả phụ nữ có biểu hiện rối loạn chức năng sàn chậu và sa các tạng chậu cần được tư vấn và điều trị. GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG TRONG pTNS Cơ sàn chậu được cung cấp bởi các dây thần kinh thân thể (thần kinh tủy gai) và hệ thần kinh tự chủ (giao cảm và phó giao cảm). Hai dây thần kinh chính thuộc hệ thần kinh thân thể cung cấp cho vùng sàn - đáy chậu thần kinh cơ nâng hậu môn và thần kinh thẹn. Thần kinh thẹn (pudendal nerve)(27) có nguyên ủy từ các nhánh trước, ngành trước S2, S3 và S4. Từ trong chậu hông, chui qua khuyết ngồi lớn ở bờ dưới cơ hình lê để ra mông, cùng động mạch thẹn trong vòng qua gai ngồi, chui qua khuyết ngồi bé rồi vòng trở lại ở mặt trong gai ngồi đi sát mạc cơ bịt trong qua ống Alcock và đi xuống đáy chậu. Thần kinh thẹn chia làm ba nhánh chính: thần kinh trực tràng dưới, thần kinh đáy chậu và thần kinh mu âm vật (hoặc mu dương vật) vận động các cơ thắt ngoài niệu đạo, cơ thắt ngoài hậu môn và các cơ đáy chậu (cơ hành xốp, cơ ngồi hang, cơ ngang đáy chậu nông, sâu); nó chi phối cảm giác âm vật, da vùng hội âm (hoặc mặt lưng dương vật). Trong hội chứng sa đáy chậu (descending perineum syndrome - DPS), khi các cơ sàn chậu (bao gồm hoành chậu - cơ nâng hậu môn) sa nhão kéo dài, thần kinh thẹn có thể cũng bị kéo giãn đến một mức độ nào đó thì dẫn đến bệnh đau thần kinh thẹn (pudendal neuralgia/ neuropathy) ảnh hưởng đến các chức năng tiểu, đại tiện và tình dục. Hệ thần kinh tự chủ gồm các dây thần kinh giao cảm được cấu tạo bởi các sợi trước hạch giao cảm phát xuất từ chuỗi hạch giao cảm cạnh sống (các hạch ngực T12 – L5), đi xuống nối với các nhánh từ đám rối động mạch chủ tạo thành đám rối hạ vị trên. Các thần kinh hạ vị này nối với các sợi trước hạch phó giao cảm có nguyên ủy từ các rễ trước S2 – S4 tạo thành đám rối hạ vị dưới cho ra các đám rối: trực tràng giữa, bàng quang, tiền liệt tuyến và tử cung âm đạo. Thần kinh cung cấp cho trực tràng và ống hậu môn phát xuất từ các đám rối trực tràng trên, giữa và dưới. Các sợi phó giao cảm từ đám rối trực tràng trên và giữa tiếp hợp với các tế bào thần kinh hậu hạch của đám rối cơ (myenteric plexus) trong thành trực tràng, chứa hai thành phần: kích thích và ức chế. Phản xạ kích thích giữ vai trò quan trọng trong nhu động đẩy tới của đại trực tràng, nhất là giai đoạn tống phân. Phản xạ ức chế cho phép đại tràng thích nghi với thể tích chứa chất thải và cũng gián tiếp ức chế đại tràng xuống làm giãn rộng đại tràng phía trên khối phân. NGUYÊN LÝ CỦA pTNS Các thành phần của thiết bị gồm: máy phát xung điện với nhiều tần số và cường độ khác nhau(4,16,23,27). Hai điện cực gồm: một điện cực được gắn vào một thân kim có kích cỡ khoảng 34-gauge (0,1842 mm), dài 3 – 5cm, vị trí kim cách mắt cá trong khoảng 1,5 – 2 thốn ngón tay, đồng thời cách bờ sau trong xương chày khoảng 0,5 – 1 thốn ngón tay. Đầu kim sâu khoảng 2 – 4cm và nghiêng khoảng 60 – 900, không đâm trực tiếp vào dây thần kinh chày sau. Điện cực còn lại được nối với điện cực dán ở lòng bàn chân cùng bên, ngay phía dưới vị trí của xương sên (Hình 1). Mục đích chính của liệu pháp này nhằm đưa được luồng điện đến kích hoạt thần kinh thẹn - thần kinh chi phối chủ yếu vùng sàn - đáy chậu (Hình 2). Biên độ của xung khoảng 9 volts, độ rộng từ 200 – 300 microsec và tần số khoảng 20Hz. Chế độ truyền xung liên tục 30 phút, tăng dần cường độ từ 0,5 – 10 mA đến khi ngón cái của bệnh nhân duỗi ra hoặc biểu hiện giật nhẹ hoặc bệnh nhân có cảm giác đau thì dừng. Một liệu trình điều trị thường kéo dài 10 - 12 tuần, 1 - 3 lần/tuần và mỗi lần khoảng 30 phút. Khoảng 5 – 6 tuần mới thấy những kết quả đầu tiên và rất thay đổi tùy theo cá thể. pTNS có thể được thực hiện bởi bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, hoặc chuyên viên chăm sóc sức khỏe đã được đào tạo. Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 52 Tương tự với kích điện thần kinh cùng (SNM), cơ chế của pTNS trong việc cải thiện các rối loạn chức năng vùng chậu vẫn chưa rõ ràng, nhưng nhiều tác giả tin rằng chúng có chung một cơ chế(10,23) trong việc tác động đa thức điều hòa và kích thích các cung phản xạ đến và đi chi phối hoạt động của các cơ sàn chậu liên quan đến sự chứa đựng và tống xuất của bọng đái cũng như co giãn trực tràng và ống hậu môn(23,27,30,32). Các dữ liệu hiện nay chưa cho phép đưa ra kết luận cuối cùng về cơ chế chính xác của pTNS. Tác giả Cooperberg (2005)(3) cho rằng vẫn chưa xác định ảnh hưởng của các tác động này chủ yếu ở trung ương hay ngoại biên. Các cải thiện điều trị cho đến nay có thể do kích thích này ảnh hưởng trên các khu vực khác nhau của hệ thần kinh trung ương, nhưng cũng có thể chỉ qua cung phản xạ ngoại vi từ đó có tác dụng đối với cơ quan đích(11). Các tác giả thừa nhận rằng kích hoạt thần kinh tác động đồng thời trên cả dây thần kinh vận động lẫn cảm giác(10). Hình 1. Liệu pháp Ptns Hình 2. Giải phẫu thần kinh của pTNS CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH Chỉ định Những bệnh nhân bị hội chứng bàng quang tăng hoạt, các chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm hoặc tiểu không kiểm soát. Ứ đọng nước tiểu không do bế tắc hoặc bàng quang thần kinh. Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em. Các biểu hiện đau âm vật hay rối loạn dương cương. Điều trị cho các trường hợp són phân hoặc táo bón mạn tính do giảm nhu động. Đau vùng chậu mạn tính, đau hậu môn do kẹt thần kinh thẹn, do sa nhão đáy chậu hoặc đau kéo dài sau phẫu thuật trĩ hoặc phẫu thuật Longo. Điều trị viêm tuyến tiền liệt mạn tính không do vi khuẩn. Chống chỉ định Các bệnh nhân có đặt máy điều hòa nhịp tim hoặc máy khử rung. Những bệnh nhân có rối loạn đông máu. Bệnh nhân bị tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng đến thần kinh chày sau. Bệnh nhân đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai trong suốt thời gian điều trị. MỘT SỐ KẾT QUẢ CỦA LIỆU PHÁP pTNS Điều trị các rối loạn tiết niệu pTNS có thể được lựa chọn như một liệu pháp điều trị chính sau khi đã áp dụng các liệu trình điều trị bằng thuốc. Một số nghiên cứu cho thấy pTNS cải thiện thành công các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt với tỷ lệ khá cao 60 - 70%(9,33). Không giống như các thuốc đang lưu hành trên thị trường, pTNS hiệu quả hơn và có ít Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Tổng Quan Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 53 tác dụng phụ hơn(1). Liệu pháp này có hiệu quả tương đương hoặc cao hơn thuốc kháng cholinergic nhưng ít tác dụng phụ hơn như khô miệng hoặc táo bón. Gần 80% bệnh nhân phải ngưng dùng thuốc (trung bình 4,8 tháng) trong năm đầu tiên cũng vì những tác dụng phụ bất lợi trên(14). Một lợi thế khá thú vị và quan trọng của pTNS là nó mang lại một hiệu ứng kéo dài, duy trì tác dụng và tiếp tục cải thiện triệu chứng khi dừng kích thích thần kinh. Trong khi đó, các thuốc kháng cholinergic và liệu pháp kích hoạt thần kinh cùng gần như mất tác dụng khi ngừng điều trị(6,22,25). Điều trị các rối loạn đại tiện pTNS còn được cho là có hiệu quả đối với tình trạng són phân. Trong một nghiên cứu 57 bệnh nhân mất tự chủ đại tiện, trong đó có 9 bệnh nhân bị loại trừ, tỷ lệ thành công được ghi nhận là 72,5% cải thiện khả năng chứa đựng và tống xuất của trực tràng(23). Một báo cáo gần đây cũng cho thấy trong số 62 – 83% bệnh nhân bị són phân được báo cáo có đến hơn 50% cải thiện chất lượng cuộc sống sau khi áp dụng pTNS(18). Hàng loạt các nghiên cứu khác cũng có nhận định tương tự về hiệu quả điều trị bằng liệu pháp pTNS đối với són phân(10,12,18,19,30). Trong tạp chí Đại trực tràng 2012, tác giả Collins B. đã tiến hành nghiên cứu và ghi nhận pTNS là một phương pháp tiềm năng và hợp lý trong điều trị táo bón do chậm nhu động ruột. Điểm táo bón trong thanh điểm Wexner cải thiện rõ rệt sau điều trị. Tần suất đại tiện tăng (P = 0,048) và giảm sử dụng thuốc nhuận tràng (P = 0,025)(2). Điều trị các rối loạn tình dục Tuy ngoài hướng dẫn được khuyến cáo và chưa có nhiều nghiên cứu về việc áp dụng pTNS trong các vấn đề rối loạn tình dục, nhưng Elkattah R. và cộng sự (2014) đã có bài báo cáo nhân hai trường hợp hiếm hoi được chỉ định điều trị đau âm vật và cải thiện triệu chứng đáng kể chỉ sau 12 buổi ứng dụng liệu pháp pTNS(7). Điều này có ý nghĩa to lớn đối với chất lượng cuộc sống và chức năng tình dục của các bệnh nhân, đồng thời mở ra cánh cửa đầy hứa hẹn về một cuộc cách mạng ứng dụng các liệu pháp mới trong điều trị các rối loạn chức năng sàn chậu. Điều trị các chứng đau vùng chậu Trong điều trị viêm tuyến tiền liệt mạn tính không do vi khuẩn (chronic non-bacterial prostatitis) và chứng đau vùng chậu mạn tính, pTNS cũng cho thấy tính hiệu quả dựa trên sự cải thiện triệu chứng đáng kể các chỉ số NIH trong viêm tuyến tiền liệt mạn tính và thang điểm đau VAS (Visual Analogue Score) (p <0,001)(21). Tác giả Ayse Istek (2014)(20) đã phác họa kết quả bước đầu rất khả quan về ảnh hưởng dài hạn của pTNS đối với các biểu hiện đau vùng chậu mạn tính. Đây là một liệu pháp có triển vọng trong việc kiểm soát đau và cải thiện chất lượng cuộc sống ở phụ nữ bị mắc chứng này. Tác giả cũng nhận định, pTNS duy trì tác dụng kéo dài lên đến 6 tháng sau đó. Kết quả nghiên cứu trước đó của tác giả Gokyildiz S. (2012) cũng có nhận định tương tự(13). Một vấn đề nữa được đặt ra là hiệu quả về chi phí khi so với các phương thức điều trị khác, pTNS được cho là ít tốn kém trong một loạt các nghiên cứu so sánh chi phí giữa pTNS so với SNS(10,24). Ước tính ở Mỹ, một liệu trình 12 tuần của pTNS tiêu tốn khoảng $770–1800 USD, rẻ hơn rất nhiều so với $8850–15.000 của SNS(10). Liệu pháp này an toàn cho cả người lớn và trẻ em, cũng như rất ít đau. Bệnh nhân thường mô tả cảm giác như “tê" hoặc “giật" nhẹ ở ngón cái hoặc mắt cá chân. Ghi nhận từ nhiều nghiên cứu khảo sát đều cho thấy, pTNS không có tác dụng phụ nào nghiêm trọng đáng kể, chủ yếu liên quan đến biểu hiện ửng đỏ tạm thời gần khu vực kích thích hoặc bầm tím tại vị trí kim châm (0,9%), khó chịu (1,8%), chảy máu nhẹ(5). Mặc dù là một phương pháp xâm lấn tối thiểu, dễ áp dụng nhưng một trong những hạn chế của pTNS là tốn thời gian, bệnh nhân cần phải đi đến cơ sở y tế để kích điện hàng tuần (> 6 - 12 tuần), điều đó là một trở ngại không nhỏ đối Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 54 với sinh hoạt của một số bệnh nhân. Tuy nhiên, trong tương lai, việc phát triển các thiết bị cá nhân có thể cấy ghép sẽ là giải pháp để giải quyết bất tiện này(5). KẾT LUẬN Ngày nay, pTNS là một liệu pháp được ghi nhận là có hiệu quả trong điều trị các triệu chứng rối loạn chức năng sàn chậu và ngày càng dần mở rộng chỉ định. Liệu pháp này an toàn, rẻ tiền cho cả người lớn và trẻ em, ít xâm hại, ít tai biến và tương đối không đau. Nó không đòi hỏi phải cấy ghép hoặc có tác dụng phụ kéo dài. Các bệnh nhân đáp ứng với điều trị có thể duy trì tác dụng bằng các đợt điều trị giãn cách sau đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Andersson KE, Chapple CR, Cardozo L, Cruz F (2009). Pharmacological treatment of overactive bladder: report from the International Consultation on Incontinence. Current Opinion in Urology, 19(4): 380–394. 2. Collins B, Norton C, and Maeda Y (2012). Percutaneous tibial nerve stimulation for slow transit constipation: a pilot study. Colorectal Dis, 14(4): 165-170. 3. Cooperberg MR, Stoller ML (2005). Percutaneous neuromodulation. Urol Clin North Am, 32: pp. 71–78. 4. David RS, Kenneth MP (2012). Percutaneous Tibial Nerve Stimulation: A Clinically and Cost Effective Addition to the Overactive Bladder Algorithm of Care. Curr Urol Rep, 13(5): 327–334. 5. De Wall LL, Heesakkers JP (2017). Effectiveness of percutaneous tibial nerve stimulation in the treatment of overactive bladder syndrome. Res Rep Urol, 9: 145–157. 6. Del Río-Gonzalez S, Aragon IM, et al. (2017). Percutaneous Tibial Nerve Stimulation Therapy for Overactive Bladder Syndrome: Clinical Effectiveness, Urodynamic, and Durability Evaluation. Urology, 108: 52-58. 7. Elkattah R, Trotter-Ross W, Huffaker RK (2014). Percutaneous tibial nerve stimulation as an off-label treatment of clitoral pain. Female Pelvic Med Reconstr Surg, 20(6): 1-4. 8. Faltin DL, Sangalli MR, et al. (2001). Prevalence of anal incontinence and other anorectal symptoms in women. Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct, 12: 117–120. 9. Finazzi-Agro E, Petta F, et al. (2010). Percutaneous tibial nerve stimulation effects on detrusor overactivity incontinence are not due to a placebo effect: a randomized, double-blind, placebo controlled trial. J Urol, 184(5): 2001–2006. 10. Findlay JM, Maxwell-Armstrong C (2011). Posterior tibial nerve stimulation and faecal incontinence: a review. Int J Colorectal Dis, 26, pp. 265–273. 11. Gabriele G, Luca T, et al. (2013). Percutaneous tibial nerve stimulation (PTNS) efficacy in the treatment of lower urinary tract dysfunctions: a systematic review. BMC Urol, 13(1): 61. 12. George AT, Kalmar K, et al. (2013). Randomized controlled trial of percutaneous versus transcutaneous posterior tibial nerve stimulation in faecal incontinence. Br J Surg, 100: 330– 338. 13. Gokyildiz S, Kizilkaya Beji N, et al. (2012). Effects of percutaneous tibial nerve stimulation therapy on chronic pelvic pain. Gynecol Obstet Invest, 73(2): 99-105. 14. Gopal M, Haynes K, Bellamy SL, Arya LA (2008). Discontinuation Rates of Anticholinergic Medications Used for the Treatment of Lower Urinary Tract Symptoms. Obstetrics & Gynecology, 112(6): 1311-1318. 15. Gormley EA, Lightner DJ, Burgio KL (2015). Diagnosis and treatment of overactive bladder (non-neurogenic) in adults: AUA/SUFU guideline amendment. The Journal of urology, 188(6): 2455–2463. 16. Gupta P, Ehlert MJ, Sirls LT, Peters KM (2015). Percutaneous Tibial Nerve Stimulation and Sacral Neuromodulation: an Update. Curr Urol Rep, 16(4): 2-6. 17. Haylen BT, de Ridder D, Freeman RM, Swift SE, Berghmans B (2010). An International Urogynecological Association (IUGA)/International Continence Society (ICS) joint report on the terminology for female pelvic floor dysfunction. Neurourol Urodyn, 29(1): 4–20. 18. Horrocks EJ, Thin N, et al. (2014). Systematic review of tibial nerve stimulation to treat faecal incontinence. Br J Surg, 101(5): 457–468. 19. Hotouras A, Murphy J, et al. (2014). Outcome of percutaneous tibial nerve stimulation (PTNS) for fecal incontinence: a prospective cohort study. Ann Surg, 259(5): 939-943. 20. Istek A, Gungor Ugurlucan F, et al. (2014). Randomized trial of long-term effects of percutaneous tibial nerve stimulation on chronic pelvic pain. Arch Gynecol Obstet, 290(2): 291-298. 21. Kabay S, Kabay SC, et al. (2009). Efficiency of posterior tibial nerve stimulation in category IIIB chronic prostatitis/chronic pelvic pain: a Sham-controlled comparative study. Urol Int, 83(1): 33–38. 22. McDiarmid SA, Peters KM, et al. (2010). Long-term durability of percutaneous tibial nerve stimulation for the treatment of overactive bladder. J Urol, 183(1): 234–240. 23. Marti L, Galata C, Beutner U, Hetzer F, Pipitone N (2017). Percutaneous tibial nerve stimulation (pTNS): success rate and the role of rectal capacity. Int J Colorectal Dis, 32(6): 789-796. 24. Martinson M, MacDiarmid S, and Black E (2013). Cost of neuromodulation therapies for overactive bladder: percutaneous tibial nerve stimulation versus sacral nerve stimulation. J Urol, 189(1): 210–216. 25. Maurelli V, Petta F, et al. (2012). What to do if percutaneous tibial nerve stimulation (PTNS) works? A pilot study on homebased transcutaneous tibial nerve stimulation. Urologia, 79(19): 86–90. 26. Nelson R, Norton N, et al. (1995). Community-based prevalence of anal incontinence. JAMA, 274: pp. 559–561. 27. Nguyễn Trung Vinh (2015). Sàn chậu học. Nhà xuất bản Y học. 6-66. 28. Schabert VF, Bavendam T, et al. (2009). Challenges for managing overactive bladder and guidance for patient support. Am J Manag Care, 15(4): S118–122. 29. Schlenk EA, Erlen JA, Dunbar-Jacob J (1998). Health-related quality of life in chronic disorders: a comparison across studies using the MOS SF-36. Qual Life Res, 7(1): 57–65. 30. Shafik A, Ahmed I, et al. (2003). Percutaneous peripheral neuromodulation in the treatment of fecal incontinence. Eur Surg Res, 35: 103–107. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Tổng Quan Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 55 31. Stewart WF, Van Rooyen JB, et al. (2003). Prevalence and burden of overactive bladder in the United States. World J Urol, 20(6): 327-336. 32. Vaizey CJ, Kamm MA, Turner IC (1999). Effects of short term sacral nerve stimulation on anal and rectal function in patients with anal incontinence. Gut, 44: pp. 407–412. 33. Van Balken MR, Vandoninck V, et al. (2001). Posterior tibial nerve stimulation as neuromodulative treatment of lower urinary tract dysfunction. J Urol, 166(3): 914–918. 34. Wu JM, Vaughan CP, Goode PS (2014). Prevalence and trends of symptomatic pelvic floor disorders in U.S. women. Obstet Gynecol, 123(1): 141–148. Ngày nhận bài báo: 28/12/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/01/2018 Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflieu_phap_kich_dien_than_kinh_chay_sau_dieu_tri_bao_ton_cac.pdf
Tài liệu liên quan