Tài liệu Liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sử sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác - Nguyễn Thị Minh Phượng: 16
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0023
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 16-26
This paper is available online at
LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ SÔNG CÔN MÙA LŨ
CỦA NGUYỄN MỘNG GIÁC
Nguyễn Thị Minh Phượng
Trường Trung học phổ thông Cảm Nhân, Yên Bình, Yên Bái
Tóm tắt. Nguyễn Mộng Giác đã đưa vào, lắp ghép vào tác phẩm Sông Côn mùa lũ nhiều thể
loại của các tiền văn bản, tạo ra sự liên văn bản, làm tiểu thuyết lịch sử ôm chứa, hòa trộn
nhiều thể loại, khám phá sâu rộng các tầng vỉa của hiện thực. Nhà văn đã xử lý tương đối
thành công các tiền văn bản,du nhập và trích dẫn công khai vào trong thế giới nghệ thuật của
Sông Côn mùa lũcác văn bản trước đónhiều thể loại như các thể loại thơ, tiểu thuyết, hịch, ca
dao, tục ngữ, thành ngữ, biệt ngữ xã hội, thư từ, nhật kí, giúp chúng ta nhận ra một cuộc đối
thoại lớn giữa cácnền văn hóa. Đặc biệt là sự đối thoại văn hóa, tương tác lời giữa các nhân
vật khá sống động, giàu ...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sử sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác - Nguyễn Thị Minh Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0023
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 16-26
This paper is available online at
LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ SÔNG CÔN MÙA LŨ
CỦA NGUYỄN MỘNG GIÁC
Nguyễn Thị Minh Phượng
Trường Trung học phổ thông Cảm Nhân, Yên Bình, Yên Bái
Tóm tắt. Nguyễn Mộng Giác đã đưa vào, lắp ghép vào tác phẩm Sông Côn mùa lũ nhiều thể
loại của các tiền văn bản, tạo ra sự liên văn bản, làm tiểu thuyết lịch sử ôm chứa, hòa trộn
nhiều thể loại, khám phá sâu rộng các tầng vỉa của hiện thực. Nhà văn đã xử lý tương đối
thành công các tiền văn bản,du nhập và trích dẫn công khai vào trong thế giới nghệ thuật của
Sông Côn mùa lũcác văn bản trước đónhiều thể loại như các thể loại thơ, tiểu thuyết, hịch, ca
dao, tục ngữ, thành ngữ, biệt ngữ xã hội, thư từ, nhật kí, giúp chúng ta nhận ra một cuộc đối
thoại lớn giữa cácnền văn hóa. Đặc biệt là sự đối thoại văn hóa, tương tác lời giữa các nhân
vật khá sống động, giàu sức thuyết phục, tạo tiếng cười mang nhiều sắc thái, ý nghĩa khác
nhauđể ca ngợi, châm biếm, đả kích, phê phán. Các thể loại khác nhau được lắp ghép vào
đóng vai trò quan trọng trong cái cấu trúc của chỉnh thể, quy định hình thức tác phẩm. Tiểu
thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ đã ngốn vào trong nó nhiều thể loại kể trên như là những hình
thức chiếm lĩnh hiện thực bằng ngôn từ đã từng được tạo ra từ các tiền văn bản, được các thể
loại khác gia công sơ bộ hiện thực cho nó. Ngôn ngữ cổ kính trang trọng, kết hợp với ngôn
ngữ sinh hoạt thông tục, làm các nhân vật lịch sử hiện lên gần gũi, giống với con người ngoài
đời thực, giúp tác giả đã xoáy sâu vào các vấn đề thế sự và luận giải lịch sử, đối thoại với
người đọc về các vấn đề nhân sinh trên tinh thần nhân đạo.
Từ khóa: Liên văn bản, Nguyễn Mộng Giác, Sông Côn mùa lũ, tiểu thuyết lịch sử.
1. Mở đầu
Tiểu thuyết lịch sử - một thể loại được coi là thể loại khởi đầu của các loại tiểu thuyết, nó ôm
trong mình nhiều các thể loại khác nhau do đặc tính liên văn bản. Sông Côn mùa lũ của Nguyễn
Mộng Giác là một trong những tác phẩm như thế. Khi nghiên cứu bộ tiểu thuyết lịch sử này, tác
giả Trần Vân Trang [7] có đề cập đến một mục nhỏ đó là “Phát huy công năng của nhiều thể loại”.
Trong mục này, Vân Trang khẳng định tác giả tích hợp các thể loại như thư từ, nhật kí, thơ, hịch,
chiếu, âm nhạc để biên sử, diễn tả cảm xúc cá nhân của tác giả, tạo ra âm hưởng vương triều,
khám phá phẩm chất nho sĩ, luận giải lịch sử. Tuy nhiên Vân Trang chưa chỉ ra tính chất liên văn
bản là một trong những thuộc tính góp phần làm nên đặc trưng bản chất của thể loại tiểu thuyết
lịch sử trong việc tái hiện lại bức tranh hiện thực và số phận con người một cách sâu rộng, sinh
động và dụng ý nghệ thuật của tác giả khi kiến trúc lại các thể loại trong kho tàng văn học dân tộc
trong tác phẩm của mình. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ ra đặc trưng bản chất của thể loại tiểu
thuyết lịch sử là hòa trộn, ngốn nhiều thể loại khác nhau bên trong cấu trúc của nó, có cả các thể
loại văn học dân gian như ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ, câu đối, có cả các loại văn bản
khác như văn bản thuyết minh, văn bản lịch sử được ôm chứa trong kết cấu hình thức của nó,
mục đích của tác giả khi đưa các thể loại cụ thể khác nhau vào trong sáng tác và liên văn bản tạo
Ngày nhận bài: 9/1/2018. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 2/4/2018.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Minh Phượng. Địa chỉ e-mail: ntminhhoa197671@gmail.com
Liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác
17
ra tiếng cười trào tiếu nhằm nhiều ý nghĩa khác nhau theo dụng ý nghệ thuật riêng của tác giả. Vì
vậy ở bài viết này, chúng tôi vận dụng lí thuyết liên văn bản để chỉ ra các thể loại cụ thể được đưa
vào tác phẩm, làm nên đặc trưng bản chất của thể loại tiểu thuyết lịch sử và những dụng ý nghệ
thuật của tác giả khi trích dẫn các thể loại ấy, giúp người đọc có một cái nhìn khái quát về vấn đề
liên văn bản trong Sông Côn mùa lũ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Giới thuyết chung về khái niệm liên văn bản
Các nhà nghiên cứu lí luận văn học đã bàn rất nhiều về lí thuyết liên văn bản, M. Bakhtin cho
rằng “ngoài cái thực tại tồn tại bên cạnh nhà nghệ sĩ, anh ta còn có quan hệ với văn học trước đó
và văn học cùng thời với mình, văn học mà anh ta luôn cùng nó đối thoại, và cuộc đối thoại này
được hiểu như cuộc đấu tranh của nhà văn với những hình thức văn học hiện tồn” [3; tr.441]. Tư
tưởng đối thoại với những hình thức văn học hiện tồn giữa các văn bản, nghĩa là liên văn bản, “tất
cả mọi thứ: văn học, văn hóa, xã hội, lịch sử, bản thân con người đều được khảo sát như văn bản”
[3; tr.442]. Như vậy lịch sử và xã hội là những thứ có thể “đọc” được như văn bản, nên văn hóa
nhân loại cũng là một “liên văn bản” đóng vai trò tiền văn bản của bất kỳ văn bản nào xuất hiện
về sau. Từ sự đồng nhất ấy, tính chủ thể tự chủ của con người trong những “văn bản ý thức” sẽ
hòa tan theo kiểu “liên văn bản” để tạo ra “liên văn bản lớn” truyền thống văn hóa trong “trò chơi
liên văn bản”. Kristéva khẳng định: “Chúng ta gọi là LIÊN VĂN BẢN cái liên hành vi mang tính
văn bản này, xảy ra bên trong mỗi văn bản riêng biệt. Đối với chủ thể nhận thức thì liên văn bản là
khái niệm sẽ trở thành dấu hiệu của cách thức mà văn bản dùng để đọc câu chuyện và hòa hợp
với nó” [3; tr.443]. Dựa trên cơ sở này, L. Perrone Moisès đã nhấn mạnh rằng trong quá trình đọc
thì tác giả, văn bản và độc giả đều trở thành “một trường thống nhất, vô tận cho trò chơi của sự
viết” [3; tr.443], còn J. Derrida thì tách kí hiệu khỏi tín hiệu mô tả nó, phi trung tâm hóa chủ thể,
xóa bỏ khái niệm văn bản, quy toàn bộ sự giao tiếp vào “một trò chơi tự do của những cái biểu
đạt” [3, 444]. Hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận rằng bất cứ văn bản nào cũng là sự “phản
ứng”, “đối thoại” với các văn bản có trước nó. Liên văn bản được hiểu rằng “Mỗi văn bản là một
liên văn bản, những văn bản khác có mặt trong nó ở các cấp độ khác nhau dưới những hình thái ít
nhiều nhận thấy được: những văn bản của văn hóa trước đó và những văn bản của văn hóa thực
tại xung quanh. Mỗi văn bản như một tấm vải mới được dệt bằng những trích dẫn cũ. Những đoạn
của các mã văn hóa, những mảng vụn biệt ngữ xã hội tất cả đều bị văn bản ngốn nuốt và đều bị
hòa trộn trong văn bản, bởi vì trước văn bản và xung quanh nó bao giờ cũng tồn tại ngôn ngữ.
Với tư cách là điều kiện cần thiết ban đầu cho mọi loại văn bản, tính liên văn bản còn thể hiện ở
những trích dẫn vô thức hoặc máy móc, được đưa ra không có ngoặc kép” [3; tr.445]. “Liên văn
bản” thể hiện kiểu tư duy trích dẫn của nhà văn, làm cho thế giới hiện lên như một văn bản khổng
lồ, trong đó những điều đã được nói đến sẽ pha trộn những yếu tố nhất định để tạo ra những tổ
hợp mới để “ghi tiếng vọng” văn hóa của lịch sử theo kiểu “vô thức tập thể” trong những giới hạn
cụ thể, quy định hoạt động thẩm mỹ của nghệ sĩ. Liên văn bản còn được hiểu là “một quần thể
những giả địnhcác văn bản khác” [3; tr.445], nên văn bản không thể tách khỏi tính liên văn bản
mà còn dựa vào nó, các văn bản văn học trước và sau đó sẽ quy định lẫn nhau. Nó là “một bộ
phận hợp thành của văn hóa nói chung và là dấu hiệu không tách rời của hoạt động văn học nói
riêng: bất cứ sự trích dẫn nào, cho dù nó mang tính chất gì đi nữa, nhất định phải đưa nhà văn
vào phạm vi cái văn cảnh văn hóa” [3; tr.445], ràng buộc nhà văn, không ai có khả năng thoát
khỏi “những văn bản của văn hóa trước đó và những văn bản của văn hóa thực tại xung quanh”.
Liên văn bản còn được hiểu là sự tương tác giữa lời của mình và lời của người khác, là “sự tương
tác giữa những dạng khác nhau của những diễn ngôn bên trong văn bản diễn ngôn của người trần
thuật về diễn ngôn của các nhân vật; diễn ngôn của một nhân vật này về diễn ngôn của nhân vật
khác” [3; tr.447]. Đồng quan điểm với các nhà nghiên cứu nói trên, G. Genette đã chỉ ra các loại
Nguyễn Thị Minh Phượng
18
tương tác của văn bản như: sự cùng hiện diện trong một văn bản của hai hay nhiều văn bản qua
hình thức trích dẫn, điển tích, vay mượn đề tài, cốt truyện, trích dẫn công khai, bắt chước,; siêu
văn bản như sự chú giải hoặc viện dẫn văn bản trước đó một cách có phê phán; ngoa dụ văn bản
như sự cười cợt hay giễu nhại của văn bản này đối với văn bản khác; kiến trúc văn bản được hiểu
như mối quan hệ thể loại giữa các văn bảnNhìn chung, nội hàm của khái niệm “liên văn bản”rất
rộng, nó vừa được dùng như một phương tiện để phân tích cắt nghĩa văn bản văn học hoặc miêu tả
đặc trưng sự tồn tại của văn học, vừa dùng để xác định cảm quan về thế giới và bản thân con
người đương đại, đó là cảm quan hậu hiện đại vì các văn bản văn học trước đó được sử dụng lại,
kiến trúc lại trong sinh mệnh nghệ thuật mới của các văn bản văn học ra đời sau đó.Nó có ý
nghĩa trong việc phản ánh tiến trình văn hóa trong dòng chảy lịch sử, tích hợp tinh thần thời đại,
văn minh nhân loại của các giai đoạn lịch sử khác nhau, làm văn học có tính đại chúng, tác động
mạnh đến thực tiễn nghệ thuật và sự tự ý thức của nghệ sĩ.Liên văn bản thể hiện rõ lập trường tư
tưởng, văn hóa của thời đại, vì bất kỳ văn bản nào cũng đều có mối quan hệ với các “tiền văn
bản”. Liên văn bản dựa trên những sự kết nối với “các tiền văn bản” bằng những hình thức khác
nhau, được tác giả tạo lập bằng ý thức hoặc vô thức, được người đọc tri nhận trong thực tiễn giao
tiếp nghệ thuật và chúng tương tác với tri thức và trải nghiệm văn bản của người đọc, gây ra hứng
thú trong quá trình tiếp nhận, cảm thụ văn bản. Qua đó, các giá trị văn hóa không ngừng được sản
sinh và tiếp nhận. Tính liên văn bản là thuật ngữ được dùng để miêu tả các quan hệ nói trên, nơi
mà mỗi văn bản đều chứa đựng sự đối thoại với các văn bản khác để sản sinh ra các tầng nghĩa
mới.
2.2. Biểu hiện của yếu tố liên văn bản trong Sông Côn mùa lũ
Thật vậy, khi đọc Sông Côn mùa lũ, ta thấy có sự liên văn bản, nghĩa là sự đồng hiện diện
của nhiều văn bản ở nhiều thể loại khác nhau để đơn giản hóa “sự hiện diện thực sự” của nhiều
văn bản “trong một văn bản khác” là tác phẩm này [4; tr.317]. Nhìn từ góc độ liên văn bản,
Nguyễn Mộng Giác đã kiến trúc lại, sử dụng lại một cách linh hoạt, sáng tạo các “tiền văn bản”,
đó là “những văn bản của văn hóa trước đó và những văn bản của văn hóa thực tại xung quanh”
để tạo ra một tác phẩm mới theo nhiều hình thức khác nhau như trích dẫn trực tiếp các hình thức
văn học hiện tồn của nhiều loại văn bản khác nhau, thuộc nhiều thể loại khác nhau như thơ, kịch,
tuồng, chiếu, biểu, hịch, phú, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, biệt ngữ xã hội, nhật kí, thư, tiểu
thuyết,các văn bản thuyết minh về lịch sử, địa lí, quân sự, chính trị, cảm quan hậu hiện đại, tư
duy hiện sinh, dã sử, văn hóa nông nghiệp, tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, tín ngưỡng dân gian,
diễn ngôn các ngành khoa học..., đều bị ngốn nuốt và đều bị hòa trộn trong văn bản tác phẩm
Sông Côn mùa lũ, tác giả còn dẫn theo lối biên niên sử có kèm theo những lời bình luận ngoại đề.
Tất cả những hình thức liên văn bản được thể hiện trong Sông Côn mùa lũ đã góp phần làm nổi
bật đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử về “tính chân thật của lịch sử” và nghệ thuật “hư cấu”, đặc
biệt là nhiều trích dẫn đã làm tăng tính “chân thật của lịch sử”, tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn, thuyết
phục người đọc và giúp nhà văn xoáy sâu vào cảm hứng thế sự, trên cơ sở đó phát huy đặc trưng
“hư cấu” nghệ thuật qua các đối thoại trong diễn ngôn lịch sử của người trần thuật và diễn ngôn
của các nhân vật để thỏa mãn “tầm đón” và lấp đầy những “điểm trắng” của lịch sử và phản ánh
số phận con người thuộc mọi tầng lớp khác nhau trong giai đoạn lịch sử đầy biến động dữ dội vào
thế kỉ XVIII.
2.2.1. Thơ, chiếu, hịch
Nguyễn Mộng Giác đã sử dụng văn học trước đó để tạo ra sự tương tác liên văn bản qua cuộc
đối thoại văn hóa xuyên quốc gia giữa các nhân vật khá độc đáo, thú vị, làm nổi bật vẻ đẹp tâm
hồn bay bổng, lãng mạn, tinh tế, nhạy cảm, xúc động mạnh mẽ trước vẻ đẹp của thiên nhiên và
diễn tả sâu sắc nỗi buồn thời thế của trí thức thời loạn qua đối thoại giữa nhân vật ông giáo Hiến
với Biện Nhạc. Người đọc nhận ra văn cảnh văn hóa trong sự đối thoại của tác giả với hình thức
văn học của văn hóa trước đólà thể loại thơ để tạo ra sự liên văn bản, liên tâm hồn, sự đồng cảm,
Liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác
19
đồng điệu của người trí thức phương Bắc và người trí thức Việt Nam thời Tây Sơn lúc loạn lạc
qua việc nhân vật ông giáo đã trích dẫn hai câu thơ của Đỗ Phủ gặp Lí Qui Niên ở Giang Nam:
“Chính thị Giang nam hảo phong cảnh/ Lạc hoa thời tiết hựu phùng quân” (Chính lúc phong cảnh
Giang nam đang đẹp/ Giữa mùa hoa rụng, lại gặp anh!) [1; tr.118]. Ta thấy sự tương tác giữa
những dạng khác nhau của những diễn ngôn bên trong văn bản, đó là diễn ngôn của một nhân vật
này về diễn ngôn của nhân vật khác. Ông giáo dùng diễn ngôn của nhân vật trữ tình là “quân”
mà bản dịch là “anh” để tâm sự với Nhạc về nỗi lòng của người dạy học giữa “mùa hoa rụng” để
nhấn mạnh nỗi buồn về “sự hết thời” của mình trong những biến động lịch sử, có ý tôn trọng đề
cao bạn mình là bậc hiền nhân quân tử qua ngôn ngữ của nhân vật trữ tình sử dụng giàu ý tại ngôn
ngoại, trang nhã, mang tính ước lệ tượng trưng. Nhạc đã phản ứng lại bằng sự cảm thông, ngưỡng
mộ, quý trọng “người tài” và “kính trọng người có chữ”. Vì thế Nhạc đã nhờ ông giáo dạy chữ
cho hai em của mình là Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Trong lời đối thoại của Bùi Đắc Tuyên với
Nguyễn Huệ, ông đã trích dẫn lại lời của Kiên lấy nguyên văn từ ca dao, câu hát ru là những thể
loại vốn dùng để diễn tả tâm tư, tình cảm, đời sống tâm hồn của nhân dân một cách mộc mạc, bình
dị để nhằm mục đích mới “thêm thắt để biến Kiên thành kẻ chủ mưu quỉ quyệt” và chế giễu mối
tình của Huệ và công chúa Ngọc Hân qua lời than tiếc nuối của nhân vật trữ tình trong lời ca dao,
làm cho Nguyễn Huệ “giận” để hại Kiên: “Tiếc thay cây quế giữa rừng/ Để cho thằng mán, thằng
mường nó leo” và trích dẫn ca dao trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc để oán trách
chiến tranh phi nghĩa làm vợ chồng xa nhau, hạnh phúc dang dở: “Trời ơi sinh giặc làm chi/ Cho
chồng tôi phải ra đi chiến trường” [1; tr.1944] để gán cho Kiên cái tội “cố ý xúi người ta đừng đi
lính” và ý của câu ca dao trước là nhằm chế giễu, miệt thị công chúa Huyền Trân bị gả cho vua
Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc
Quảng Trị ngày nay) để công kích mối tình giữa Huệ và công chúa Ngọc Hân. Nhưng Huệ không
hề “giận” mà tỏ ra hiểu biết “Câu này thì tôi đã nghe từ lâu tôi cũng tự xưng là mán mọi” với
thái độ khá lịch thiệp, khiêm nhường.Tiếp đó, lượt lời của Huệ có sự tác động, “phản ứng” trở lại,
làm Bùi Đắc Tuyên “thất vọng” “ [1; tr.1944]. Huệ đã “cười lớn” và trích dẫn tám câu thơ song
thất lục bát trong bài Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn để bình thường hóa mọi vấn đề về
Kiên, nhấn mạnh tâm trạng thường thấy của những người đàn bà thời loạn thật tội nghiệp, họ sầu
đau, tuyệt vọng, buồn bã khi phải tiễn chồng đi chinh chiến nơi xa, phải sống trong cảnh cô đơn,
lẻ loi, xa chồng. Huệ là vị tướng xua quân đánh nhau trăm trận mà cũng bị vợ bắt học thuộc
những câu thơ như thế, nên rất thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với tâm trạng, nỗi lòng của những
người phụ nữ trong cảnh chiến tranh loạn lạc được nói đến trong thơ. Cuộc đối thoại văn hóa giữa
các nhân vật cho thấy cách đối nhân xử thế khá khéo léo, tế nhị của Huệ để duy trì hòa bình, ông
vừa gạt đi được ý đồ của Nhật, vừa bảo vệ được Kiên. Đây cũng là bài học sâu sắc cho hôm nay
về việc xử lí các tình huống thực tiễn.
Đối thoại, tương tác lời giữa các nhân vật qua các “tiền văn bản” tạo tính chất liên văn bản
được thể hiện qua việc lấy ý, trích dẫn thể loại thơ trữ tình với các bài thơ, đoạn thơ (Sơn phòng
xuân sự của Sầm Tham, Phong trúc tập của Ngô Thế Lân, Cái pháo của Nguyễn Hữu Chỉnh, Lâm
trì phú của Ngô Thì Nhậm), với tần số gia tăng, mức độ nhiều, để tái hiện lại không khí lịch sử,
đời sống văn hóa, tâm tư tình cảm của tầng lớp vua quan, quần chúng nhân dân và nhấn mạnh
những phẩm chất đạo đức, tài năng của con người thuở xưa. Chẳng hạn như đối thoại liên văn bản
về thể loại thơ trữ tình giữa Lãng và Huệ tạo ra những tiếng cười nhẹ nhàng, làm vơi bớt những
mệt mỏi, lo toan trong cuộc sống qua việc Huệ đã biên tái, thay hai từ “Lương viên” trong nguyên
tác thành hai từ “Phú yên” ở câu thơ đầu. Huệ đã đọc bài thơ Sơn phòng xuân sự của Sầm Tham,
mượn diễn ngôn của nhân vật trữ tình trong văn bản văn học trước đó để nói về một hiện thực
hoang vắng, xơ xác, tiêu điều trong cảnh loạn lạc [1; tr.480]. Những đoạn của các mã văn hóa
trong diễn ngôn của nhân vật trữ tình trong bài thơ đã làm nổi bật truyền thống hiếu học, khí
phách hiên ngang của con người trọng nghĩa khinh lợi, hào hiệp, không cúi đầu trước cường
Nguyễn Thị Minh Phượng
20
quyền, giàu lòng yêu nước thương dân. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng rất nhiều hình thức liên văn
bản như lấy ý, dẫn trực tiếp, trích dẫn công khai văn học trước đó qua các bài thơ của nhiều tác
giả, tạo nên các cuộc đối thoại khá sinh động, hấp dẫn người đọc, làm tiểu thuyết lịch sử không
khô khan, cứng nhắc như các công trình nghiên cứu lịch sử. Chẳng hạn như dẫn 3 đoạn thơ trong
Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm ở các trang 1235, 1241, 1251, 1289, 1319; dẫn ý bài Long thành
cầm giả ca của Nguyễn Du tr. 1029;... làm bức tranh hiện thực trong tiểu thuyết lịch sử hiện lên
sâu rộng, mở ra nhiều đề tài, diễn tả tâm trạng phong phú, đủ mọi cảm xúc của các nhân vật qua
những lời đối thoại trong những tình huống cụ thể, làm tính cách của các nhân vật hiện lên rất đa
dạng, nhiều vẻ, tạo sự thu hút, thuyết phục người đọc, tác động sâu sắc đến cảm xúc thẩm mỹ của
người đọc. Việc trích dẫn thơ trữ tình tạo nên nhịp điệu, làm cho lời nói của các nhân vật trở nên
có vần, ngọt ngào, sâu lắng, có khi là nỗi nhớ da diết, có lúc lại là nỗi buồn man mác trước nhân
tình thế thái. Tác giả còn trích dẫn văn bản văn học trước đó là thơ Trung Quốc, nhắc đến thơ
của Tào Mạnh Đức, Hi Doãn, dùng các điển tích, điển cố ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, tạo ra tiếng
cười trong cuộc đối thoại thơ văn giữa những người trí thức khá sâu sắc về diễn ngôn của nhân
vật trữ tình trong thơ, làm nổi bật thú tiêu dao của con người trong không gian cao rộng, thoáng
mát và tâm trạng vui tươi, thanh thản của con người khi đứng trước thiên nhiên ao nước trong
sạch, sống “vô vi” thuận theo tự nhiên, từ bỏ chốn lầu son gác tía cao sang [1; tr.1253]. Bên cạnh
đó, tác giả trích dẫn thơ văn, sách vở của Trung Quốc như sách Luận ngữ: “Đường lệ chi hoa,
thiên kì phản nhi” [1; tr.415], các câu nói của Khổng Tử ở trang 937, 972; trích dẫn Kinh thi ở
trang 1143, dùng điển tích ở trang 1150 tạo ra các cuộc đối thoại văn hóa khu vực qua sự tương
tác lời của các nhân vật. Sự trích dẫn công khai lặp đi lặp lại nhiều lần thể loại thơ trữ tình đã tạo
ra tiết tấu, giai điệu, nhạc tính, tạo nên điểm nhấn trong nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết lịch
sử Sông Côn mùa lũ.
Liên văn bản còn thể hiện ngay trong tờ “hịch” mà ông giáo Hiến viết giúp ông biện Nhạc để
kêu gọi nhân dân “khởi nghĩa” được trích dẫn nguyên văn trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế
kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX: “Giận quốc phó ra lòng bội thượng, nên Tây sơn xướng nghĩa cần
vương. Trước là ngăn cột đá giữa dòng, kẻo đảng nghịch đặt mưu ngấp nghé. Sau là tưới mưa
dầm khi hạn, kẻo cùng dân sa chốn lầm than. Ví lòng trời còn nếp Phú xuân, ắt dấu cũ lại cơ đồ
Hữu Hạ” [1; tr.227]. Trong bài Chiếu lên ngôi của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm soạn, tác
giả có lấy nhiều ý từ Kinh thư để đặt vào miệng vua những lời lẽ thấu lí đạt tình thể hiện sự động
viên, khích lệ, tôn trọng dân, những từ ngữ cảm thán đã diễn tả sâu sắc những tình cảm chân thành
của vua đối với nhân dân và đất nước: “Vừa đây, tướng sĩ văn võ, thần liêu trong ngoài đều muốn
trẫm sớm định vị hiệu, để thu phục lòng người, dâng biểu khuyên mời đến hai, ba lần. Các tờ biểu
vàng suy tôn, không hẹn mà cùng một lời. Trẫm nghĩ: nghiệp lớn rất trọng, ngôi trời khó khăn,
trẫm thật lòng lo không đương nổi. Nhưng ức triệu người trong bốn bể trông cậy vào một mình
trẫm. Đó là ý trời, há phải việc người? Trẫm ứng mệnh trời, thuận lòng người, không thể cố chấp
nhún nhường mãi, lấy ngày 22 tháng 11 năm nay lên ngôi thiên tử, đặt niên hiệu là Quang Trung
nguyên niên. Hỡi trăm họ muôn dân các ngươi! Lời nói lớn lao của ngôi hoàng cực là lời giáo
huấn phải thi hành. Nhân, nghĩa, trung, chính là đầu mối lớn lao của đạo làm người. Nay trẫm
cùng dân đổi mới, theo mưu mô sáng suốt của tiền thánh để trị và dạy thiên hạ! Than ôi! Trời vì
hạ dân, đặt ra vua, đặt ra thầy, là để giúp trời vỗ yên bốn phương.Trẫm có cả thiên hạ, sẽ cùng dắt
díu dân lên con đường lớn, đặt vào đài xuân. Hỡi thần dân các ngươi! Ai nấy hãy yên chức nghiệp,
chớ làm những điều không phải đạo thường. Người làm quan hãy giữ phong độ hoà mục, người
làm dân yên trong lệ tục vui hoà, trị giáo mở mang hưng khởi đến chỗ rất thuận, để vãn hồi thời
thịnh trị của Ngũ đế, Tam vương, khiến cho tông miếu xã tắc được phúc không cùng, há chẳng
đẹp đẽ sao?” [1; tr.1318]. Thông qua việc trích dẫn các thể loại văn học trung đại, đời sống quá
khứ và số phận con người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong lịch sử hiện lên rất chân thực. Ta
Liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác
21
cảm nhận rất rõ tấm lòng của vua vô cùng yêu nước thương dân, khao khát xây dựng một đất
nước phát triển giàu mạnh.
2.2.2. Ca dao, dân ca
Tác giả dùng hình thức liên văn bản qua việc trích dẫn trực tiếp, công khai những câu hát, lời
ru, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội (ví dụ như biệt ngữ của vua
quan trong triều đình phong kiến: trẫm, khanh, long thể, mặt rồng, long bào), câu đối dân
gian, khá ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và sức biểu cảm trong kho tàng văn hóa
dân gian để diễn tả sâu sắc đời sống tình cảm của các tầng lớp xã hội, đúc kết những kinh nghiệm,
tri thức của nhân dân về các lĩnh vực của cuộc sống. Đặc biệt là là các câu hát của xứ Huế mang
âm điệu đa thanh, phức hợp lúc ngọt ngào, êm ái, đầy hứa hẹn, có khi lại đau khổ, tuyệt vọngđể
tạo ra các cuộc đối thoại nhằm diễn tả các cung bậc cảm xúc, tâm trạng, nỗi lòng của những người
phụ nữ và các tầng lớp xã hội trong hoàn cảnh chiến tranh. Trong hoàn cảnh loạn lạc ấy, những
người đàn bà khốn khổ là những người mẹ, người vợ lính “phải gánh vác vừa công việc đồng án,
vừa việc nội trợ. Sức họ đã mòn mỏi vì làm việc quá sức” và luôn chờ đợi “những người đàn ông
trong gia đình trở về chia sẻ bớt nỗi nhọc nhằn mưu sinh Họ lo âu, cảm thấy cô đơn”. Điều này
được diễn tả chân thực qua các câu như: “Ai về nhắn gửi đôi lời/ Thuyền dầu xa bến chẳng dời
nước non”, hay những câu ca dao mang tính vui đùa, kín đáo nhắc nhở con người cần quyết đoán,
biết nắm giữ hạnh phúc gia đình, giữ đạo nghĩa thủy chung, gìn giữ nhân phẩm, tiết hạnh “Ai về
nhắn với ông câu/ Cá ăn thì giựt, để lâu mất mồi” và “Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng/ Chăn loan gối
phượng không chồng cũng hư” [1; tr.941]. Ngoài ra, cuộc đối thoại liên văn hóa mang tính địa
phương còn được thể hiện qua sự tương tác lời của các nhân vật khi dùng các từ ngữ địa phương -
tiếng Huế như: “Trời ơi răng khổ như ri/ Hôm qua khổ ít, hôm ni khổ nhiều” [1; tr.1170], hoặc
câu nói đùa tếu táo đậm chất lính như “Răng bữa ni đò đông chi lạ rứa tề!”, rồi các từ ngữ địa
phương như “mô”, “tê”, “răng”, “rứa”, “ni”, “tề”, “chớ” (chứ), “dưng” (nước dâng), “nê”, “chi”
[1; tr.941, 1054, 1060, 1083]. Bộ tiểu thuyết lịch sử này còn ôm chứa, hòa trộn cả các làn điệu
dân ca quan họ Bắc Ninh (các bài Thuyền ai thấp thoáng bên sông, Trèo lên cây gạo). Chẳng
hạn như bài dân ca quan họ Bắc Ninh là Trèo lên cây gạo được Nguyễn Hữu Chỉnh hát để đáp lại
lời của Mịch sau khi diễn xong một đoạn trong vở kịch Phụng Nghi Đình trong dinh để chiêu đãi
sứ bộ[1; tr.534]. Nhân vật lịch sử có thật dùng diễn ngôn của nhân vật khác trong tác phẩm trữ
tình của văn học dân gian trước đó để tạo ra sự tương tác lời nhân vật, kết nối văn hóa nhân loại
giữa văn hóa dân gian, văn hóa trung đại và văn hóa hiện đại - đương đại, tạo ra tiếng cười vui
tươi, dí dỏm, hóm hỉnh mang tính chất bông đùa khi nói về khát vọng tình yêu và tâm trạng cô
đơn, trống vắng của con người trên con đường kiếm tìm hạnh phúc.
2.2.3. Tục ngữ, thành ngữ, câu đối
Tục ngữ và thành ngữ có quan hệ nhau rất chặt chẽ, được gộp chung, không có sự phân
biệt giữa chúng, chúng được coi là các thể loại của văn học dân gian được tác giả đưa vào, lắp
ghép vào trong bộ tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ. Thành ngữ là lời nói có sẵn, là cụm từ có
cấu tạo ổn định, được coi là một bộ phận câu để ta sử dụng diễn đạt một cách ngắn gọn, cô đọng,
hàm súc, giàu tính hình tượng và cảm xúc, mang ý nghĩa khái quát cao. Tác giả đã sử dụng khá
khéo léo các thành ngữ như “Lệnh ông không bằng cồng bà”, “muôn người như một”, “lá ngọc
cành vàng” [1; tr.800, 942, 993]để đề cao vai trò, quyền quyết định các vấn đề hệ trọng của phụ
nữ trong gia đình; nhấn mạnh sự đoàn kết, thống nhất trong ý chí và hành động của con người hay
diễn tả thái độ tôn trọng, tự hào của người anh hùng, người con gái đẹp thuộc gia đình quyền quý
trong các lời đối thoại của nhân vật, làm ngôn ngữ nhân vật trở nên mộc mạc, trong sáng, giản dị,
gần với ngôn ngữ đời sống sinh hoạt hằng ngày của quần chúng nhân dân lao động. Đối thoại văn
hóa qua văn học dân gian thể hiện ở việc trích dẫn câu hát dân gian nói về nhân vật lịch sử là
chàng Lía gan dạ, dũng cảm bị đẩy vào tình huống bế tắc, thật tội nghiệp đáng thương: “Chiều
chiều én liệng truông Mây/ Cảm thương chú Lía bị vây trong thành” [1; tr.848]. Nguyễn Mộng
Nguyễn Thị Minh Phượng
22
Giác còn dẫn các câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau chặt chẽ để nói lên
quan điểm, tình cảm của tác giả trước một sự việc trong đời sống, đó là chuông và vạc là thứ có
mối quan hệ không tách rời, tượng trưng cho vương quyền cũng không còn, cũng như Vua Lê và
chúa Trịnh dựa vào nhau để tồn tại nhưng nay vua đốt phủ chúa thì cung điện của vua cũng trơ
trọi: “Thiên hạ mất chuông chùa, chuông mất, vạc ở đâu được?/ Hoàng thượng đốt phủ chúa, phủ
đốt, điện cũng trơ thôi” [1; tr.1199]. Tác giả dẫn câu đối này để nói về một sự kiện lịch sử gắn với
nhân vật lịch sử có thật là Nguyễn Hữu Chỉnh bắt chước quân Tây Sơn như “tịch thu chuông chùa
về đúc tiền”, đúc súng và cho “thủ hạ đi khắp tứ phía cướp bóc” bằng thái độ phê phán, phủ định
những hành động, việc làm trái đạo, bất thiện của nhân vật Chỉnh, tương phản đối lập với việc làm
chính nghĩa, xuất phát từ lòng yêu thương, trọng dân của quân Tây Sơn. Lời đối thoại của Lãng đã
chỉ ra nguyên nhân thất bại là do Chỉnh “gian hùng, lòng dân Bắc hà không phục. Cách hành động
lại quá tàn nhẫn quátiền bạc trong nước bị nhà giàu cất giấu, nhân dân đói khổ” [1; tr.1200].
Nhân vật Trần Văn Kỷ trả lời, phản ứng lại lượt lời của Lãng về sự thất bại của Nguyễn Hữu
Chỉnh là do “cả sức mạnh và truyền thống ông ấy dựa vào đều không có nền vững, sức mạnh do
đe dọa và lừa dối, dựa vào nhà Lê chỉ là bức tường đang đổ” và quân Tây Sơn chiến thắng vì
“chúng ta tận dụng sức người và của cải của dân để làm thành sức mạnh, sức mạnh ấy là
niềm khao khát được sống no ấm, được sống khá hơn của những người mặc áo vải người đi
chân đất” [1; tr.1200]. Liên văn bản qua việc dẫn câu đối dân gian nói trên đã tạo ra đối thoại, sự
tương tác lời của các nhân vật để gửi đến chúng ta một bài học lịch sử sâu sắc cho mọi thời đại.
Đó là cách mạng muốn thành công, người lãnh đạo phải nắm cho được ba yếu tố “thiên thời, địa
lợi, nhân hòa”, quan trọng nhất là “nhân hòa” và không được đi ngược lại lợi ích của dân.
2.2.4. Hòa trộn các loại văn bản khác
Tác giả trích dẫn công khai tài liệu viết tay mang đặc điểm văn bản thuyết minh của Sơn
Nam, cùng hiện diện trong văn bản tác phẩm Sông Côn mùa lũ, tạo sự liên văn bản để giới thiệu
chính xác, khách quan những tri thức trong hiện thực đời sống, gắn với sinh hoạt của con người
như giới thiệu về các kiểu chèo thuyền trên sông nước và các kiểu ghe, làm người đọc hiểu rõ về
những đặc trưng văn hóa vùng miền sông nước của các địa phương, nhất là vùng đất Bến Nghé,
Sài Côn Chợ Lớn: “Nước xuôi đi thong thả thì chèo mái dài, nước ngược chảy xiết thì chèo mái
cuốc (chặt xuống nhanh gọn như cuốc đất). Ở nơi có nước xoáy thì mái chèo chọc thẳng đứng
xuống nước. Chèo mái một là bỏ xuống dở lên từng động tác không rà. Chèo bán là bỏ mái chèo
xuống nước phân hai, nghiêng nghiêng. Chèo rà là rà thường trực mái chèo, không đưa lên khỏi
mặt nước. Gác chèo, lột chèo là dừng lại, nghỉ luôn cặp bến, hoặc thuận gió chỉ dùng buồm. Kiểu
ghe: Ghe cửa ở đồng bằng Bến nghé: nhỏ, mũi nhọn, có thể chạy buồm vững vàng... Ghe bản
lồng có mui, trong hầm ghe ngăn ra từng ô nhỏ để phân chia các mặt hàng. Ghe hàng bổ chở
hàng hóa nội địa. Ghe cui coi thô sơ, bằng ở mũi và ở lái, dùng chở củi, chở lá lợp nhà. Ghe giàn
là loại ghe lớn, để chở thêm hàng hóa. Ghe lườn (độc mộc) mua dễ dàng với giá rẻ từ Cao mên,
thêm hai be thì gọi là ghe be. Người giàu thì đi ghe diểu, chạm trổ khéo léo ở mũi và lái, kèo mui
lắm khi sơn son thếp vàng, bên trong lót ván trơn bóng có chỗ nấu nước pha trà và tiện nghi hút á
phiện. Các chức sắc cao sang thì đi ghe hầu có lính chèo. Ghe bè là loại ghe chuyên chở lớn”
[1;tr.623].
Nguyễn Mộng Giác đã tạo ra những hình thức tổ chức những tiếng nói khác nhau cơ bản và
quan trọng nhất trong tiểu thuyết lịch sử bằng việc đưa vào, lắp ghép vào trong Sông Côn mùa lũ
nhiều thể loại khác nhau trong đối thoại liên văn bản của các nhân vật, tạo ra sự phong phú, đa
dạng về chủ đề đối thoại, làm “tính chân thật lịch sử” gia tăng và nhà văn phát huy được tính hư
cấu trong giới hạn hợp lí của tiểu thuyết lịch sử. Chẳng hạn như việc ông giáo Hiến (nhân vật hư
cấu hoàn toàn) bắt Huệ (nhân vật lịch sử có thật) ôn kỹ và trích dẫn bài Tựa truyện du hiệp trong
Sử ký của Tư Mã Thiên “Ông Thái sử nói: Ngày xưa Ngu Thuấn quẫn ở kho, giếng” và Huệ
đọc tiếp bài đó “Y Doãn nấp bên vạc, thớt. Phó duyệt náu hình ở Phó nham. Lã Thượng khốn khổ
Liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác
23
ở Cức tân. Di Ngô mang gông, Bách Lý chăn trâu, Trọng Ni sợ hãi ở Khuông y đều là những
người mà kẻ học giả gọi là hạng nhân có đạo đức đấy! Vậy mà còn gặp những tai nạn ấy”
[1;tr.105] và ông giáo đang “vui” lại đổi sang “ưu tư”, “nghi ngờ cả chân lí vĩnh cửu, nhân
nghĩa” trước “cuộc đời long đong” của mình và “cái chết thảm” của bạn ông vì tên gian thần
Trương Tần Cối giống như những nhân vật đạo cao đức trọng không may gặp nạn, mà Huệ nhắc
đến trong bài. Liên văn bản còn thể hiện qua hình thức dẫn trực tiếp công khai, có chú thích liên
thể loại, nội dung của cuốn tiểu thuyết lịch sử Hoàng Lê nhất thống chí bản dịch của Ngô Tất Tố
và cuốn Liệt truyện chính biên được “dùng lại” để kiến tạo nên cái mới theo dụng ý riêng của
Nguyễn Mộng Giác, đóng vai trò quan trọng trong cái cấu trúc chỉnh thể của tác phẩm, khắc họa
rõ nét các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử trong mối quan hệ đa chiều bằng việc kết hợp cảm
hứng thế sự, suy ngẫm về đời tư khi nói về con người cá nhân với cảm hứng sử thi khi nói về các
nhân vật lịch sử trong cuộc chiến vì vận mệnh của quốc gia dân tộc và được chú thích hàng loạt ở
các trang 958, 969, 972, 977, 979, 982, 990, 991, 996, 999, 1005, 1006, 1012, 1013, 1014, 1018,
1025, 1033, 1037, 1079, 1131, 1135, 1136, 1138, 1142, 1144, 1146, 1149, 1226, 1234,1243, 1427,
1292, 1303 Đặc biệt là những ý dẫn không đặt trong ngoặc kép hồi thứ tư trong Hoàng Lê nhất
thống chí về lời của Nguyễn Hữu Chỉnh xử trí khéo léo với em rể khi Chỉnh biết triều đình cho em
rể của Chỉnh “tìm cách dụ Chỉnh trở về”. Chỉnh hỏi lớn: “Mày lận đận trèo đèo lội suối đến đây
làm gì? Có phải định làm thuyết khách cho chúa Trịnh không? Mày coi mặt ta từ thuở lọt lòng
đến giờ đã có khi nào nghe ai xui khôn xui dại đâu, mà mày dám cả gan như vậy?” [1; tr.809]. Thể
loại tiểu thuyết lịch sử và các công trình sử ký được du nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm
có lúc mang ý đồ của tác giả, có khi hoàn toàn khách quan, tức hoàn toàn không chuyển tải dụng ý
tác giả, đó là một kiểu lời không được phát biểu mà chỉ được trưng bày như một hiện vật nào đó.
Tác giả trích dẫn nhiều sự kiện lịch sử từ nguồn sử liệu như trích dẫn từ cuốn Hải ngoại ký sự
của Thích Đại Xán làm tăng tính khách quan của lịch sử. Đó là sự kiện về lệnh trưng binh, việc
trích dẫn này làm người đọc hôm nay hiểu về những quy định tuyển quân, huấn luyện, đào tạo
trong quân đội thời xa xưa: “quân lính đi ra các làng,từ 16 tuổi trở lên, chọn những người thân
thể cường tráng để giải về phủ sung quân. Vào quân đội, mỗi người bắt học,..luyện tập, có chiến
tranh đem ra đánh giặc, tuổi chưa tới 60 chưa được về làng cùng cha mẹ vợ con. Hằng năm thân
thích đem thức ăn, áo quần đến thăm nuôi” [1; tr.49]. Nhà văn dẫn nguyên si công trình sử học
Chính biên liệt truyện và liệt kê các nhân vật lịch sử để nói về chức vị và nhiệm vụ của tướng sĩ
cai quản các vùng việc trong bảo toàn các vùng lãnh thổ: “Nhạc tự xưng là đệ nhất trại chủ, cai
quản hai huyện Phù ly, Bồng sơn; Nguyễn Thung làm đệ nhị trại chủ, cai quản huyện Tuy viễn;
Huyền Khê làm đệ tam trại chủ, coi việc quân lương” [1; tr.29]. Sự thật lịch sử còn hiện lên qua
những trích dẫn liên ngành khoa học, nhà văn đưa nội dung sử học trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục
của Lê Quý Đôn vào bộ tiểu thuyết lịch sử của mình bằng những con số chính xác, cụ thể để bao
quát dân số của các vùng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tuyển quân: “Số dân phủ Qui nhơn là
26.769 người... Số dân nội vi tử là 10.904 người. Dân nhiêu phu 2033 người, vị chi 6468 người
phải lính. Dân bản phủ 11.287 người chịu lính tất cả. Như vậy dân phủ Quy Nhơn thực chịu lính
là 17.756 người cấp cho 7 cơ đội” [1; tr.363, 364]. Một trong các “tiền văn bản” được lấy lại ý,
không đặt trong ngoặc kép là cuốn Đại Nam thực lục, nói về nhân vật lịch sử có thật là Nguyễn
Ánh “kẻ cõng rắn cắn gà nhà” bị thua, sợ hãi, kiệt sức, nên phải nhờ tùy tướng cõng để chạy trốn
một cách nhục nhã. Tác giả còn trích dẫn từ cuốn Đại Nam chính biên liệt truyện: “Nguyễn Ánh
cùng cả đám quân sĩ kiệt sức ấy dìu nhau ra Hà Tiên, tạm trú ở Cồn Khơi” và “Bị Nguyễn Huệ
cho quân truy nã, Ánh phải bỏ Cồn Khơi chạy ra đảo Thổ Châu, tại đây vì đói quá tớ thầy phải trổ
nghề cướp biển” để tỏ thái độ căm ghét, khinh thường, nhục mạ tên phản nước Nguyễn Ánh
[1;tr.835]; dẫn theo Phủ Biên tạp lục tr. 1065; dựa theo cuốn các cuốn Tây sơn sử truyện tr. 1104;
Liệt truyện ở các trang 1127, 1128, 1130; Lịch sử nội chiến ở Việt Nam ở trang 1130 bằng
nhiều hình thức thể loại liên văn bản được trích dẫn qua các hình thức khác nhau, làm tăng “tính
Nguyễn Thị Minh Phượng
24
khách quan”, tăng tính chân thực của lịch sử, đề cập đến mọi lĩnh vực y học, kinh tế, chính trị, văn
hóa, giáo dục được tác giả trích dẫn, có khi đặt vào lời của các nhân vật như các trích dẫn từ
cuốn Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác ở trang 1000; cuốn chuyên khảo La Sơn Phu Tử của
Hoàng Xuân Hãn ở các trang 1084, 1181, 1183, 1185, 1230, 1232, trích dẫn bốn câu thơ trong
cuốn Địa ký của họ Trịnh ở trang 944. Từ đó làm tạo nên các mối quan hệ đa dạng giữa các nhân
vật, tăng tính đối thoại về mọi lĩnh vực đời sống, làm nhân vật sống động, tạo sức hút, gây hứng
thú với người đọc.
Nhà văn đã dùng hình thức viết thư khá nhiều lần trong tác phẩm theo lối hư cấu hoàn toàn
và cũng có lúc sử dụng hình thức này theo cách dẫn nguyên văn, trực tiếp từ các “tiền văn bản”.
Chẳng hạn như một bức thư của giáo sĩ Diego de Jumilla sống vào thời Tây Sơn, bức thư ấy đã tả
lại trận đánh căng thẳng giữa quân Tây Sơn và quân triều đình, làm người đọc như đang chứng
kiến không khí trận chiến kinh thiên động địa trong lịch sử thời xưa của dân tộc ở trang 396 và
397; dẫn bức thư của Châu Văn Tiếp trong Chính biên liệt truyện (do Huệ đọc) để tái hiện lại cuộc
duyệt binh và chuẩn bị khí giới, quân lương cho Tiếp tiến đánh Tây Sơn. Tác giả đã trích bức thư
của Nguyễn Ánh cho tay chân thổi bùng “một đóm chiến thắng” thành “một cơn bão lửa để sử
quan triều Nguyễn sau này ghi chép cẩn thận làm tin” theo hình thức chú thích câu nói trong thư
để vạch trần sự thật lịch sử là Nguyễn Ánh là một tên phản động: “Từ Thầy theo ta mà trở về, thì
ta cùng Xiêm binh tụ tại Mang thít hạnh công Tây tặc, thủ thắng tàu một chiếc, hải đạo năm chiếc.
Nhẫn ngày sau trực tấn Xứ Lạch” [1; tr.829]. Tác giả còn trích dẫn lời của một tay phiêu lưu quốc
tế trong cuốn Hutchinson & Berland, Aventuriers au Siam: “Vì một hạt tiêu, họ không ngần
ngại từ chối sự cứu rỗi linh hồn” [1; tr.761]; dẫn theo “Thư Longer gửi Boiret” và theo sử liệu
về các bức thư của nhân vật lịch sử nước ngoài gửi cho nhau ở các trang 1106, 1133, 1193, 420
để sự thật lịch sử hiện lên ở mọi điểm nhìn khách quan với tất cả những mặt tích cực và những
góc khuất trong tâm hồn con người. Liên văn bản còn thể hiện qua hình thức trích dẫn nhật ký,
chẳng hạn như trong tập “Nhật ký chiến dịch”, Lãng đã ghi lại cuộc tấn công của quân Tây Sơn
vào Bắc Hà với khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”, tác giả đã để nhân vật hư cấu hoàn toàn là Lãng
trích nguyên văn bốn câu phiên âm Hán Việt của văn bản văn học trước đó là Chinh phụ ngâm
khúc Đặng Trần Côn để tái hiện lại không khí hào hùng, “cảnh rộn rã lúc xuất quân” và đánh dấu
sự kiện lịch sử “Lửa trên hỏa đài báo hiệu quân tiên phong đã chiếm được Vị hoàng” [1; tr.961].
2.3. Hiệu quả thẩm mĩ của yếu tố liên văn bản trong Sông Côn mùa lũ
Sự ôm chứa, hòa trộn nhiều thể loại qua các liên văn bản, tạo ra những “ngoa dụ văn bản”
với tiếng cười trào tiếu và giọng giễu nhại là “sức mạnh tuyệt vời kéo đối tượng lại gần, tiếng cười
lôi cuốn đối tượng vào khu vực tiếp xúc thân mật đến thô bạo, ở đó có thể suồng sã sờ mó nó từ
khắp phía, lật ngửa, lộn trái, nhòm ngó từ dưới và từ trên, đập vỡ vỏ ngoài để nhìn vào bên trong, hồ
nghi, phân tích, chia cắt, bóc trần và vạch trần, nghiên cứu và thử nghiệm một cách tự do” [6; tr.50],
làm mất đi sự áp chế nghiêm trang và không né tránh việc miêu tả hiện thực “hạ đẳng” bằng thủ
pháp “hạ thấp” và “lộn trái” đối tượng nhiều khi “gây sốc” trong tiểu thuyết lịch sử nhằm mục đích
“phê phán”. Chẳng hạn như Nguyễn Mộng Giác dùng hình thức trích dẫn, vay mượn cốt truyện
nhằm cười cợt hay giễu nhại bằng việc để nhân vật ông giáo Hiến dựa vào “tiền văn bản” là “nguồn
sử liệu” cuốn Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, kể lại câu chuyện cái chân bò khô, tạo nên kiểu
kết cấu “truyện lồng trong truyện” và bật ra tiếng cười nhằm “phê phán” quan lại tham nhũng, ăn
hối lộ bằng giọng giễu nhại, châm biếm, đả kích khá thâm thúy, sâu cay: “có lệnh duyệt xét sổ hộ
tịch để cấp đất công và định thuế. Pháp lệnh nghiêm lắm, các quan lo việc xét sổ không ai dám tư
vị. Có một viên thừa hành tính rất nghiêm khắc, hễ thấy ai xin hạ bậc hoặc giảm nhẹ thì lớn tiếng
quát mắng. Một hôm hắn đi nhà xí, thấy ngoài tường có ai ném vật gì đánh thịch. Tò mò đến xem
thì ra một cái cẳng bò khô có buộc một hốt vàng tốt. Hắn lo sợ nhìn quanh, thấy không có ai,
mừng rỡ nhặt vàng đút vào túi, trở vào hội nghị tiếp tục duyệt sổ. Lúc ấy các xã trưởng lần lượt
lên trình bày sổ đinh Một người khai rằng xã tôi nghèo khổ, chẳng khác nào cái chân bò
Liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác
25
khô chỉ có da bọc xương Người ấy cứ lải nhải như thế ba lần”, làm “hắn” hiểu, rồi cười và nói
với các viên quan khác “Người kia nói có lí đấy, nên thể tất cho họ. Cả bàn nghe chuyện thú vị
cười ồ”, mọi người xôn xao bình luận “Giỏi lắm. Hối lộ như thế mới thật là cừ” [1; tr.85]. Tiếng
cười trào tiếu, thâm thúy, hóm hỉnh nhằm mỉa mai, chế giễu những thói hư tật xấu của con người
như thói cửa quyền, tham nhũng, ăn hối lộ của quan lại thời xưa.... Các mã văn hóa Phật giáo
được khéo léo pha trộn những yếu tố nhất định để tạo ra những tổ hợp mới để “ghi tiếng vọng”
văn hóa của lịch sử theo kiểu “vô thức tập thể” trong những giới hạn thẩm mĩ qua “lời nửa trực
tiếp” cũng tạo ra cuộc đối thoại liên văn hóa gắn với đạo Phật khá sâu sắc và làm bật ra tiếng cười
hồn nhiên, ngây thơ, vui vẻ, tếu táo được tạo ra trong cuộc đối thoại giữa những anh lính Tây Sơn
với các cô hàng rau Bắc Hà, mang đậm chất lính. Đặc biệt là các cô cũng đùa lại khá thú vị, một
cô hàng rau bị các bạn trêu đùa, cặp đôi với một anh lính trẻ Tây Sơn lúc nào cũng đội khư khư
cái nón mo cau sơn bạc. Các cô gái tinh nghịch và bạn bè anh lính phá lên cười, còn nạn nhân thì
đỏ mặt, bối rối, xin tha, đưa tay níu chặt cái nón. Họ xúm lại, giằng cái nón của anh, “một cái đầu
trọc lóc” hiện ra trước mắt họ. Hóa ra, anh lính Tây Sơn tội nghiệp ấy là một nhà sư, cầm vũ khí
theo Tây Sơn đánh giặc, làm các cô “cười đến chảy cả nước mắt, rồi bẽn lẽn bỏ đi Mô Phật!” [1;
tr.975]. Qua câu chuyện này, tác giả đối thoại với văn hóa Phật giáo để nêu lên một bài học sâu
sắc về lòng yêu nước ở mọi thời đại mà chúng ta vô cùng ngưỡng mộ, trân trọng, cảm phục: khi
đất nước có biến cố, không chỉ mọi tầng lớp nhân dân mà ngay cả những nhà sư sẽ lên đường theo
tiếng gọi của Tổ quốc, cầm súng chiến đấu chống lại kẻ thù, bảo vệ nhân dân, đất nước, đó là bài
học giàu giá trị nhân sinh sâu sắc cho mọi thời đại mà nhà văn muốn đối thoại với người đọc, nhất
là thế hệ trẻ chủ nhân tương lai của đất nước. Bên cạnh đó, Nguyễn Mộng Giác cũng hư cấu, tạo
ra một tiếng cười khác khá thâm thúy để kín đáo lên án, phê phán, chế giễu, bác bỏ quan niệm
“đem chuyện tình ái vào cửa Thiền” [1; tr.975].
3. Kết luận
Tóm lại, nhiều thể loại của các tiền văn bản được du nhập vào thế giới nghệ thuật của Sông
Côn mùa lũ tạo nên sự liên văn bản, có lúc “mang ý chỉ của tác giả, có khi hoàn toàn mang tính
khách thể, tức hoàn toàn không chuyển tải ý tác giả, đó là một kiểu lời không được phát biểu mà
chỉ được trưng bày như một hiện vật nào đó”; Nguyễn Mộng Giác đã đưa vào, lắp ghép vào tác
phẩm Sông Côn mùa lũ nhiều thể loại, làm tiểu thuyết lịch sử ôm chứa, hòa trộn nhiều thể loại,
khám phá sâu rộng các tầng vỉa của hiện thực. Nhà văn đã xử lí tương đối thành công các “tiền
văn bản” ở nhiều nguồn, như sử học, địa lí,, nhiều thể loại như các thể thơ ca, tiểu thuyết, chiếu,
biểu, hịch, phú, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, biệt ngữ xã hội, thư từ, nhật kí, được trích dẫn công
khai, tạo ra sự đối thoại văn hóa, tương tác lời giữa các nhân vật khá sống động, giàu sức thuyết
phục, nhằm dụng ý nghệ thuật riêng, tạo ra các “ngoa dụ văn bản” với tiếng cười mang nhiều sắc
thái, ý nghĩa khác nhau. Bakhtin cho rằng “các thể loại khác nhau được đưa vào, lắp ghép vào
đóng vai trò quan trọng trong cái cấu trúc của chỉnh thể, quy định hình thức tác phẩm. Mỗi thể
loại ấy có những hình thức riêng chiếm lĩnh những mặt khác nhau của hiện thực bằng ý tưởng-
ngôn từ”. Tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ cũng sử dụng nhiều thể loại kể trên như là những
hình thức chiếm lĩnh hiện thực bằng ngôn từ đã từng được tạo ra từ các tiền văn bản, được các thể
loại khác gia công sơ bộ hiện thực cho nó. Bên cạnh đó, ngôn ngữ cổ kính trang trọng, kết hợp
với lớp ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày khá thông tục, dùng nhiều thành ngữ, tục
ngữ, ca dao, câu đối, câu hát, lời ru, các từ ngữ địa phương như “mô”, “tê”, “răng”, “rứa”, “ni”
đã xóa bỏ “khoảng cách sử thi”, làm người đọc có cảm giác về các nhân vật và sự kiện lịch sử của
quá khứ hiện lên trong tác phẩm rất gần gũi, giống với con người ngoài đời thực, làm tăng hiệu
quả nghệ thuật. Tác giả đã xoáy sâu vào các vấn đề thế sự, đời tư, luận giải, đối thoại với người
đọc về các vấn đề nhân sinh trên tinh thần nhân đạo, dân chủ, cởi mở. Nguyễn Mộng Giác cách
tân nghệ thuật bằng hình thức liên văn bản, đối thoại với các văn bản trước đó và diễn ngôn tập
Nguyễn Thị Minh Phượng
26
thể; vay mượn và giễu nhại các tiền văn bản; quan tâm đến việc trích dẫn công khai, viết lại, viết
tiếp những văn bản cũ; pha trộn thể loại, hư cấu lịch sử ở mức độ hợp lí, tạo ra tiếng cười trào
tiếu nhằm nhiều mục đích khác nhau để ca ngợi, châm biếm, đả kích, phê phán Liên văn bản
tạo ra sự đối thoại giữa các nhân vật thuộc những nền văn hoá khác nhau, giúp chúng ta nhận ra
một cuộc đối thoại lớn giữa các nền văn hóa. Trong tác phẩm, ta thấy có sự hiện diện của nhiều
vấn đề thuộc phạm trù văn hóa của các nền văn hóa dân tộc khác nhau được tác giả sắp đặt bên
cạnh nhau, tác động và đối thoại với nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Mộng Giác, 2003. Sông Côn mùa lũ, tập 1 và 2. Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu
Quốc học, Hà Nội.
[2] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử 2006. Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3] Ilin I.P và E.A Tzurganova, 2003. Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu
văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ XX, Đào Tuấn Ảnh - Trần Hồng Vân - Lại Nguyên Ân dịch.
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4] Trần Đình Sử, 2008. Tự sự học. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[5] Trần Đình Sử, La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam, 2011. Lí luận văn học, tập
2, (in lần thứ hai) . Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[6] M.Bakhtin, 1992. Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch). Nxb Bộ
Văn hóa và Thông tin, Trường viết văn Nguyễn Du.
[7] M.Bakhtin, 1998. Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương
Trí Nhàn dịch). Nxb Giáo dục.
[8] Trần Vân Trang, 2014. Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác dưới góc nhìn liên văn bản.
Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.
ABSTRACT
Intertextuality in novel Con River flood season by Nguyen Mong Giac
Nguyen Thi Minh Phuong
Cam Nhan High school, Yen Binh, Yen Bai
Nguyen Mong Giac has put in, assembledmany genres of pre-textsin Con River flood reason,
creating inter-texts, making historical novel which was contained, mixed many genres and
explored deeply reality. The writer has successfully dealt withinter-texts, introduced, and publicly
cited in the art world of the Con River flood reason earlier texts of various genres such as forms
of poetries, novels,proclamation, folk verses, proverbs, idioms, social jargons, letters, diaries ..., to
help us to recognize a great dialogue between cultures. Especially the cultural dialogue and the
interplay of words between the characters are quite lively, convincing, creating laughter which
brings many nuances, different meanings to praise, to satirize, to criticize, to censure. Different
genres are assembledin the work, which play an important role in the whole structure of the work,
regulating the form of the work. The Con River flood reason’s historical novelgobbled into itself
many of these genres as forms of occupying reality in words that had been made of pre-text and
this work was preliminarily processed reality for it by other genres. Antique and solemn languages
were combined with colloquial languages, making historical characters appear in the work closely
by and like real-life humans, to help author who writes deeply in world affairs on historical issues
and interprets about history, to make dialogue with the readers on human affairs in the
humanespirit.
Keywords: Intertextuality, Nguyen Mong Giac, Con River flood season, historical novel.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5191_3_nguyen_thi_minh_phuong_427_2123680.pdf