Liên thông trong đào tạo giáo viên dạy nghề

Tài liệu Liên thông trong đào tạo giáo viên dạy nghề: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0265 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 138-144 This paper is available online at LIÊN THÔNG TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ Vương Huy Thọ Trung tâm Đào tạo – Bồi dưỡng thường xuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hiện nay, quy mô GVDN vẫn còn thiếu nhiều, chất lượng đội ngũ chưa cao. Đa số GVDN tốt nghiệp từ các trường kĩ thuật (các trường đại học Sư phạm kĩ thuật mới chỉ đào tạo được số ít nghề giáo viên) mới chỉ được bồi dưỡng năng lực sư phạm thông qua các lớp nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên, việc đào tạo các lớp nghiệp vụ sư phạm này còn nhiều bất cập dẫn đến năng lực sư phạm của đội ngũ GVDN còn yếu. Liên thông trong đào tạo GVDN là một trong những phương thức đào tạo ngắn nhất và kinh tế nhất để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng GVDN, đặc biệt là nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên này. Từ khóa: Đào tạo liên thông; giáo viên dạy nghề. 1. Mở đầu Cuối năm 2015, khi cộng đồng kinh...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên thông trong đào tạo giáo viên dạy nghề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0265 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 138-144 This paper is available online at LIÊN THÔNG TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ Vương Huy Thọ Trung tâm Đào tạo – Bồi dưỡng thường xuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hiện nay, quy mô GVDN vẫn còn thiếu nhiều, chất lượng đội ngũ chưa cao. Đa số GVDN tốt nghiệp từ các trường kĩ thuật (các trường đại học Sư phạm kĩ thuật mới chỉ đào tạo được số ít nghề giáo viên) mới chỉ được bồi dưỡng năng lực sư phạm thông qua các lớp nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên, việc đào tạo các lớp nghiệp vụ sư phạm này còn nhiều bất cập dẫn đến năng lực sư phạm của đội ngũ GVDN còn yếu. Liên thông trong đào tạo GVDN là một trong những phương thức đào tạo ngắn nhất và kinh tế nhất để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng GVDN, đặc biệt là nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên này. Từ khóa: Đào tạo liên thông; giáo viên dạy nghề. 1. Mở đầu Cuối năm 2015, khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập, thị trường lao động Việt Nam sẽ rộng mở hơn, nhu cầu nguồn nhân lực sẽ rất lớn đặc biệt đối với lao động có tay nghề không chỉ ở trong nước mà còn là nhu cầu của tất cả các nước ASEAN. Đây cũng là thách thức không nhỏ với thị trường lao động của Việt Nam khi một lượng lớn lao động từ các nước ASEAN tràn vào. Vì vậy, để đào tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề cao cần phải có một đội ngũ giáo viên dạy nghề (GVDN) đủ mạnh, được chuẩn hoá về trình độ đào tạo, kĩ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo các cấp độ quốc gia và quốc tế. Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề [8], tính đến cuối năm 2012 nước ta có 1.327 cơ sở dạy nghề (155 trường cao đẳng nghề, 305 trường Trung cấp nghệ và 867 trung tâm dạy nghề). Mục tiêu của Chiến lược phát triển Dạy nghề đến năm 2020 sẽ có 1590 cơ sở dạy nghề (230 trường cao đẳng nghề, 310 trường trung cấp nghề và 1050 trung tâm dạy nghề). Số GVDN tính đến năm 2012 là 57.297 người trong đó số giáo viên cơ hữu chiếm 66,5%. Tuy nhiên số giáo viên đạt chuẩn còn chưa cao, đặc biệt là yếu về năng lực sư phạm (17,4% với cao đẳng nghề, 28.8% với trung cấp nghề, 48,3% với Trung tâm dạy nghề và 48,9% đối với khối cơ sở khác có dạy nghề). Do đó, để kịp thời đào tạo đội ngũ GVDN có trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cao thì đào tạo liên thông là một trong những hình thức đào tạo có hiệu quả cao. Để đạt được mục đích trên, trong bài viết này chúng tôi đề cập đến thực trạng đào tạo GVDN hiện nay và đề xuất thực hiện liên thông trong đào tạo GVDN. Ngày nhận bài: 25/7/2015. Ngày nhận đăng: 25/10/2015. Liên hệ: Vương Huy Thọ, e-mail:thovh@hnue.edu.vn 138 Liên thông trong đào tạo giáo viên dạy nghề 2. Nội dung nghiên cứu Chất lượng đào tạo nghề của nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, nguyên nhân chủ yếu do thiếu đội ngũ giáo viên có năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp. Có nhiều lí do khác nhau trong đó phải kể đến việc đào tạo năng lực sư phạm cho đội ngũ GVDN. 2.1. Thực trạng đào tạo giáo viên dạy nghề Hiện nay, chúng ta có 5 trường đại học Sư phạm kĩ thuật (ĐHSPKT) đào tạo GVDN nhưng chủ yếu tạo cấp bằng kĩ sư, nếu người học muốn trở thành GVDN sẽ phải học thêm các chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm. Các chương trình nghiệp vụ sư phạm còn nặng về lí luận, ít quan tâm rèn luyện các kĩ năng dạy học cơ bản. Năng lực sư phạm không thể hoàn thiện, bổ sung qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ sư phạm mà phải được đào tạo một cách bài bản, có hệ thống từ chương trình, phương thức và cách thức đào tạo. Ngoài ra, việc tổ chức, đào tạo các lớp nghiệp vụ sư phạm cũng chưa được quan tâm, thực hiện đúng mức, kể cả cơ sở đào tạo nghề cũng tham gia vào dạy nghiệp vụ sư phạm dẫn đến chất lượng đào tạo các lớp nghiệp vụ sư phạm này không cao. Mặt khác, điểm chuẩn trúng tuyển của các trường đại học này không cao (Năm 2014: ĐHSPKT Vinh 13,0 điểm, ĐHSPKT Hưng Yên 13,0 điểm, ĐHSP Nam Định 15,5 điểm; Năm 2015: ĐHSPKTVinh 15,0 điểm, ĐHSPKTVĩnh Long 15,0 điểm, ĐHSPKTHưng Yên 15,0 điểm) và đều phải gọi bổ sung nguyện vọng (do học sinh không đến đủ theo chỉ tiêu). Đầu vào thấp cộng với số học sinh bổ sung không phải vì yêu nghề mà vào trường nên đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo GVDN. Theo Nguyễn Xuân Mai [3], hệ thống các trường nghề đang đào tạo 186 nghề khác nhau, nhưng các trường Sư phạm kĩ thuật mới chỉ đào tạo được GVDN cho 21 nghề, còn lại 165 nghề chưa có cơ sở nào đào tạo GVDN. Bên cạnh đó, việc hội nhập, toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng đã và đang xuất hiện thêm nhiều ngành nghề mới với công nghệ cao nhưng cũng chưa có nơi nào đào tạo đội ngũ giáo viên này. GVDN hiện nay chủ yếu là những người tốt nghiệp các ngành kĩ thuật (chiếm 71%), vì thế họ chưa hoặc ít được đào tạo kiến thức, kĩ năng về sư phạm để làm nghề dạy học. Để khắc phục tình trạng này, đã có các khoá bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ chuyên môn, bản thân người GVDN cũng đã tự học, tự nghiên cứu để từng bước nâng cao trình độ sư phạm. Tuy nhiên, năng lực dạy học và giáo dục học sinh của một số lớn GVDN chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Qua khảo sát và đánh giá năng lực sư phạm ở 10 trường dạy nghề trên địa bàn Hà Nội [7] cho thấy năng lực sư phạm của GVDN còn nhiều hạn chế, bất cập, tỉ lệ giáo viên yếu kém trong giảng dạy chiếm 38,06%. Các kĩ năng khác như giáo dục, tổ chức quản lí, kĩ năng phụ trợ tuy có khá hơn nhưng tỉ lệ yếu kém và trung bình chiếm trên 50%. Tính đến năm 2012 [8], đội ngũ GVDN có 6,8% (3.946 người) trình độ thạc sĩ, 33,06% (18.941 người) có trình độ đại học, 5,9% (3.408 người) có trình độ cao đẳng, còn lại là các trình độ khác. Tỉ lệ đạt chuẩn về sư phạm dạy nghề (tốt nghiệp các trường sư phạm kĩ thuật hoặc có chứng chỉ sư phạm dạy nghề, đã tham gia giảng dạy từ 6 đến12 tháng trở lên) bình quân của cả nước là 78,6%. Thực trạng này cho thấy tỉ lệ giáo viên có trình độ đại học và trên đại học cũng như năng lực sư phạm của GVDN còn thấp và nhiều bất cập. Với định hướng phát triển, hội nhập thì đào tạo GVDN đang đứng trước những yêu cầu và thách thức to lớn trong việc phát triển đội ngũ và nâng cao chất lượng trong thời gian tới. Do vậy, việc tìm kiếm giải pháp, mô hình đào tạo GVDN là vấn đề cấp bách hiện nay. Trong khi đó, một lượng lớn đội ngũ giáo viên ngành Sư phạm kĩ thuật của các trường Đại học Sư phạm (Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh . . . ) được đào tạo bài bản, có trình độ, năng lực sư phạm và kiến thức chuyên môn kĩ thuật cao thì lại hầu như đứng ngoài hoặc ít tham gia vào việc đào tạo GVDN. Nếu sử dụng đội ngũ giáo 139 Vương Huy Thọ viên này tham gia đào tạo kiến thức, kĩ năng cơ bản về sư phạm kĩ thuật cho những người đã tốt nghiệp các trường kĩ thuật muốn làm GVDN sẽ tạo ra được những GVDN giỏi cả về chuyên môn và năng lực sư phạm. Giải pháp cần tính đến là phải có một hệ thống đào tạo mở, liên thông, liên kết giữa các cơ sở đào tạo và liên thông giữa các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo nhằm phát huy sức mạnh, ưu thế của mỗi cơ sở đào tạo. Đây cũng là một trong những phương thức đào tạo ngắn nhất và kinh tế nhất để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng GVDN. 2.2. Liên thông trong đào tạo giáo viên dạy nghề Đào tạo liên thông tại Việt Nam không còn là vấn đề mới trong giáo dục, mục tiêu của nó nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng hợp lí và hiệu quả các nguồn lực lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu học tập suốt đời của con người. Trong đào tạo liên thông, từ những kiến thức kĩ năng mà người học đã có từ học tập ở bậc học thấp hơn hoặc do tích luỹ trong quá trình học tập và lao động đều được đánh giá và thừa nhận khi học lên trình độ cao hơn. Đào tạo liên thông hướng tới con người và vì con người, giúp họ thoả mãn nhu cầu học tập, tham gia học liên tục, học suốt đời. Liên thông không chỉ giúp con người đáp ứng nhanh việc nâng cao trình độ hay chuyển đổi ngành nghề đào tạo mà nó còn góp phần tạo ra tính linh hoạt, năng động trong hệ thống đào tạo. Có hai hình thức đào tạo liên thông chính là liên thông dọc (sự kế thừa, nối tiếp các trình độ từ thấp đến cao trong cùng một ngành, nghề, thể hiện sự xuyên suốt, khớp nối của qúa trình hình thành và phát triển tri thức, kĩ năng từ bậc học thấp lên bậc học cao); liên thông ngang (chuyển từ ngành, nghề này sang một ngành, nghề khác của cùng một trình độ đào tạo, thể hiện sự chuyển tiếp, chuyển đổi của người học với sự tương đương về mặt bằng trình độ giữa các loại hình đào tạo). Điểm chung của đào tạo liên thông là sự thừa nhận các kiến thức và kĩ năng đã có trong quá trình đào tạo ở các bậc học. Hiện nay ở nước ta phổ biến là hình thức đào tạo liên thông dọc, riêng hình thức đào tạo liên thông ngang còn ít được quan tâm, nghiên cứu và triển khai. Trong điều kiện các trường ĐHSPKT chưa đủ các ngành đào tạo GVDN, thì việc lựa chọn hình thức, đối tượng liên thông để thiết kế chương trình và đào tạo GVDN phải phù hợp, đa dạng. Đối với những người đã tốt nghiệp các trường đại học kĩ thuật nếu muốn làm GVDN có thể đào tạo theo hình thức liên thông ngang để trang bị thêm kiến thức, kĩ năng sư phạm. Đối với những người đã tốt nghiệp (trung cấp, cao đẳng) các trường nghề, các trường chuyên nghiệp có học lực khá muốn trở thành GVDN, họ là những người có trình độ tay nghề cao, đã được đào tạo bài bản về nghề, hơn nữa trong quá trình tham gia lao động được tích luỹ thêm các kinh nghiệm về nghề có thể đào tạo theo hình thức liên thông dọc để bổ sung thêm kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghề, kiến thức, kĩ năng sư phạm. . . Nhân cách nghề nghiệp [5] được hiểu như một cấu trúc bao gồm những phẩm chất mang tính đạo đức nghề nghiệp và những năng lực hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó. Hoạt động nghề nghiệp của giáo viên là nghề có tổ chức, điều khiển quá trình hình thành nhân cách nghề nghiệp của người học. Do đó người GVDN, ngoài yếu tố về phẩm chất (phẩm chất người công dân, phẩm chất nhà sư phạm, phẩm chất nhà chuyên môn kĩ thuật) năng lực sư phạm kĩ thuật là năng lực cơ bản nhất (hình 1). Năng lực sư phạm kĩ thuật là một phức hợp những thuộc tính tâm, sinh lí của cá nhân, nhờ nó mà GVDN đạt được hiệu quả cao trong các tình huống hoạt động sư phạm, đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục nghề nghiệp. Năng lực sư phạm kĩ thuật bao gồm năng lực chuyên môn nghề (kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghề) và năng lực sư phạm (năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm khác). Vấn đề được xác định ở đây là xây dựng chương trình liên thông như thế nào để đào tạo ra được đội ngũ GVDN (đã có năng lực chuyên môn nghề) có năng lực sư phạm cao. Vì vậy, chương trình liên thông đào tạo GVDN cần thiết kế phù hợp với đối tượng đào tạo đến từ nhiều bậc học 140 Liên thông trong đào tạo giáo viên dạy nghề khác nhau, tập trung khối lượng lớn các kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm nhằm nâng cao phẩm chất sư phạm và năng lực sư phạm cho người học. Hình 1. Mô hình nhân cách người giáo viên dạy nghề [5; 132] 2.3. Giải pháp thực hiện Sư phạm kĩ thuật (SPKT) [4,6] là một lĩnh vực của khoa học giáo dục, nghiên cứu các quá trình dạy học và giáo dục (mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và các hình thức tổ chức dạy học kĩ thuật) trong các cơ sở đào tạo giáo viên dạy kĩ thuật và dạy nghề. Đồng thời SPKT cũng là một lĩnh vực của khoa học sư phạm chuyên ngành, nghiên cứu các hiện tượng, các vấn đề các quá trình đào tạo kĩ thuật - nghề nghiệp nhằm tìm hiểu các đặc tính, mối quan hệ và phát hiện các quy luật của quá trình đào tạo kĩ thuật - nghề nghiệp. Các đặc trưng và quy luật phát triển của các lĩnh vực khoa học - công nghệ là cơ sở khoa học trực tiếp trong quá trình phát triển lí luận khoa học SPKT và thực tiễn đào tạo dạy nghề. Sự kết hợp chặt chẽ giữa khoa học sư phạm và khoa học công nghệ là đặc trưng cơ bản của khoa học SPKT (hình 2). Sư phạm hóa các quá trình công nghệ, các hoạt động nghề nghiệp để xây dựng và phát triển các phương thức, các quy trình đào tạo hợp lí, có hiệu quả là một trong những nhiệm vụ cơ bản của khoa học SPKT. Ở mức độ chung nhất, đối tượng nghiên cứu của khoa học SPKT là quá trình đào 141 Vương Huy Thọ tạo nghề nghiệp ở trong và ngoài nhà trường (xí nghiệp, công ti, ngoài xã hội...). Quá trình đào tạo là quá trình thực hiện đồng thời và tương hỗ các hoạt động dạy của giáo viên với hoạt động học của học sinh để thực hiện các nhiệm vụ, nội dung đào tạo và hướng tới đạt được mục tiêu đào tạo trong các môi trường và điều kiện dạy học cụ thể. Vì vậy, đào tạo SPKT chính là quá trình trang bị kiến thức, kĩ năng và thái độ hoạt động chuyên môn kĩ thuật và hoạt động sư phạm cho người GVDN sẽ làm việc trong các cơ sở dạy nghề. Hình 2. Đặc trưng sư phạm kĩ thuật Từ những phân tích trên cho thấy, năng lực sư phạm cũng như mọi năng lực khác chỉ được hình thành, phát triển và biểu hiện qua các hoạt động sư phạm. Vì vậy, tổ chức xây dựng và thiết kế chương trình liên thông ngành SPKT để đào tạo GVDN là hợp lí. Điều này cho phép người học đã tốt nghiệp các trường kĩ thuật (từ bậc học thấp đến cao) tham gia một cách thuận lợi, ít gặp trở ngại và không có sự khác biệt quá xa về nội dung, đảm bảo tính kế tiếp, kế thừa mục tiêu từ các bậc học và từ các trình độ khác. Quá trình đào tạo SPKT cung cấp cho người học những phẩm chất, kĩ năng, kĩ xảo và những năng lực sư phạm cơ bản nhất của một người GVDN. Dưới đây, chúng tôi đề xuất phương án thiết kế chương trình liên thông bậc đại học (ngang và dọc) chuyên ngành SPKT để đào tạo cho những người đã có trình độ, chuyên môn kĩ thuật muốn trở thành GVDN. Chương trình thiết kế gồm 3 tầng, đảm bảo liên thông xuyên suốt từ thấp lên cao, chuyển đổi từ ngành nghề này sang ngành nghề khác và được thiết kế theo kiểu đồng tâm nhằm đảm bảo tính kế tiếp liên tục, toàn diện và có hệ thống. Tính mềm dẻo, linh hoạt trong liên thông được thể hiện ở việc chương trình thiết kế đào tạo theo hệ thống tín chỉ, có sự thừa nhận các nội dung kiến thức ở các bậc học khác nhau. Tổng khối lượng khoảng từ 50 tín chỉ đến 80 tín chỉ, trong đó dành phần lớn thời lượng cho khoa học sư phạm nhằm chủ yếu trang bị cho người học những phẩm chất và năng lực sư phạm để trở thành GVDN, thời gian đào tạo từ 1,5- 2,5 năm (bảng ). Đối với những người đã tốt nghiệp các trường đại học kĩ thuật, chương trình thiết kế 50 tín chỉ: trong đó 20% là kiến thức về khoa học giáo dục đại cương; 15% cho kiến thức chuyên ngành và kĩ năng nghề; 30-35% cho kiến thức nghiệp vụ sư phạm; 10 - 15% cho các môn học tự chọn (các môn học tự chọn cần đa dạng để người học có thể lựa chọn phù hợp với ngành nghề của mình); còn lại là thực tập sư phạm và tốt nghiệp. Đối với những người tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề, chương trình thiết kế 65 tín chỉ, trong đó thêm 15 tín chỉ (23%) kiến thức về cơ sở ngành, ngành và kĩ năng nghề... Đối với những người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, chương trình thiết kế 80 tín chỉ, trong đó có thêm 15 tin chỉ (19%) kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở ngành... Để đào tạo liên thông GVDN có hiệu quả nhất phải thiết kế, xây dựng nội dung chương trình đào tạo hợp lí, mang tính kế thừa và có tổ chức, có sự chuyển đổi từ trang bị kiến thức sang mục tiêu phát triển năng lực và kĩ năng thực hành nghề. Đa dạng hoá nội dung dạy nghề theo hướng tích hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học. Đồng thời là chương trình mở, linh hoạt, liên thông giữa các ngành nghề và liên thông giữa các bậc học. 142 Liên thông trong đào tạo giáo viên dạy nghề Bảng 1. Bảng đề xuất thiết kế chương trình liên thông đào tạo GVDN Đầu vào Chương trình Thờilượng Thời gian Trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề Khối kiến thức khoa học cơ bản Khối kiến thức cơ sở ngành 15 tín chỉ 0,5 năm Cao đẳng, cao đẳng nghề Khối kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành, kĩ năng nghề 15 tín chỉ 0,5 năm Đại học Khối kiến thức giáo dục đại cương Khối kiến thức chuyên ngành và kĩ năng nghề Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm Khối kiến thức tự chọn Thực tập Thi tốt nghiệp 50 tín chỉ 1,5 năm Đầu ra GVDN có trình độ đại học Sản phẩm đào tạo ra là GVDN vì vậy việc đào tạo phải gắn với cơ sở dạy nghề. Ở đó các trang thiết bị, máy móc, sản phẩm phục vụ cho dạy nghề được trang bị đầy đủ nên người dạy và người học có điều kiện hơn trong giảng dạy, học tập. Đây cũng là điều kiện thuận lợi tiếp xúc, tìm hiểu tâm lí, nhu cầu của học sinh học nghề, rèn luyện kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm, hình thành phẩm chất, lòng yêu nghề. Để thực hiện được điều này cần có sự cởi trói của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quy định về liên kết đào tạo (quyết định số 42/2008 ngày 28/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) đó là cho phép các trường ĐHSP, ĐHSPKT mở các lớp liên thông đào tạo GVDN tại các trường trung cấp và cao đẳng nghề. Ngoài ra, cần có sự phối kết hợp giữa các trường ĐHSP và ĐHSPKT để có thể chia sẻ chương trình, nội dung đào tạo, cũng như chia sẻ nguồn tài nguyên vật chất và con người. 3. Kết luận Để mở rộng quy mô đào tạo GVDN, đáp ứng yêu cầu về nhân lực và chất lượng đội ngũ giáo viên thì việc đào tạo liên thông chuyên ngành Sư phạm kĩ thuật là cần thiết và khả thi trong điều kiện hiện nay. Chương trình liên thông chuyên ngành Sư phạm kĩ thuật phải phù hợp với đối tượng đào tạo, phù hợp với mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, tập trung khối lượng lớn các kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm nhằm nâng cao phẩm chất sư phạm và năng lực sư phạm cho người học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Chí Dũng, 2014. Vai trò của đội ngũ giáo viên dạy nghề trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục tại các trường dạy nghề. Tạp chí Giáo dục, Số 345, tr. 11 -13. [2] Nguyễn Đức Trí, 2013. Những định hướng điều chỉnh về hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Tạp chí Giáo dục, Số 309, tr. 4 - 6. [3] Nguyễn Xuân Mai, 2006. Xây dựng mô hình đào tạo liên thông giáo viên dạy nghề từ công nhân kĩ thuật, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học. Đại học Quốc Gia Hà Nội. 143 Vương Huy Thọ [4] Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Văn Bính, 2008. Phương pháp luận nghiên cứu sư phạm kĩ thuật. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [5] Phan Văn Nhân, 2009. Giáo dục nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [6] Trần Khánh Đức, 2010. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. Nxb Giáo dục, Đà Nẵng. [7] Trần Hùng Lượng, 2005. Bồi dưỡng đào tạo năng lực sư phạm kĩ thuật cho đội ngũ giáo viên dạy nghề. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [8] Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề, Tổng cục dạy nghề, 2014. Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2012. Nxb Lao Động, Hà Nội. ABSTRACT Continuing education in vocational teacher training Currently, our nation’s current demand for vocational teachers is not being met in terms of both quality and quantity. Technical Teacher Training universities offer few options and vocational teachers who have graduated from these technical institutions have a teaching ability that corresponds to the quality of the teacher training courses. Because there exist many insufficiencies in these courses, vocational teacher competency is low. Continuing education in vocational teacher training offers one of the shortest paths and most economical means to improve the quality of our vocational instructors. Keywords: Continuing education, vocational teacher 144

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3831_vhtho_8447_2178507.pdf
Tài liệu liên quan