Tài liệu Liên quan giữa tổn thương thận cấp và tử vong 30 ngày trong xơ gan mất bù: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 122
LIÊN QUAN GIỮA TỔN THƯƠNG THẬN CẤP VÀ TỬ VONG 30 NGÀY
TRONG XƠ GAN MẤT BÙ
Võ Thị Mỹ Dung*, Đỗ Văn Dũng*, Lê Thành Lý**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ TTTC và các mức độ TTTC sử dụng tiêu chí của Acute Kidney Injury Network
(AKIN), tỉ lệ tử vong 30 ngày trên bệnh nhân xơ gan mất bù có và không tổn thương thận cấp (TTTC) và mối
liên quan giữa mức độ TTTC và tử vong 30 ngày của bệnh nhân xơ gan mất bù nhập viện.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ quan sát tiến cứu được tiến hành tại bệnh
viện Chợ Rẫy từ đầu tháng 10 năm 2011 đến cuối tháng sáu năm 2012 trên bệnh nhân xơ gan mất bù.
Kết quả: Trong 617 bệnh nhân xơ gan mất bù nhập viện, tỉ lệ bệnh nhân bị TTTC theo tiêu chí AKIN là
19,1%, trong đó tỉ lệ bị TTTC mức độ 1 là 44,1%, mức độ 2 là 27,97%, mức độ 3 là 27,97% và tỉ lệ tử vong 30
ngày trong nhóm TTTC là 45,8%, trong đó tỉ lệ tử vong 30 ngày của ...
10 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên quan giữa tổn thương thận cấp và tử vong 30 ngày trong xơ gan mất bù, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 122
LIÊN QUAN GIỮA TỔN THƯƠNG THẬN CẤP VÀ TỬ VONG 30 NGÀY
TRONG XƠ GAN MẤT BÙ
Võ Thị Mỹ Dung*, Đỗ Văn Dũng*, Lê Thành Lý**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ TTTC và các mức độ TTTC sử dụng tiêu chí của Acute Kidney Injury Network
(AKIN), tỉ lệ tử vong 30 ngày trên bệnh nhân xơ gan mất bù có và không tổn thương thận cấp (TTTC) và mối
liên quan giữa mức độ TTTC và tử vong 30 ngày của bệnh nhân xơ gan mất bù nhập viện.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ quan sát tiến cứu được tiến hành tại bệnh
viện Chợ Rẫy từ đầu tháng 10 năm 2011 đến cuối tháng sáu năm 2012 trên bệnh nhân xơ gan mất bù.
Kết quả: Trong 617 bệnh nhân xơ gan mất bù nhập viện, tỉ lệ bệnh nhân bị TTTC theo tiêu chí AKIN là
19,1%, trong đó tỉ lệ bị TTTC mức độ 1 là 44,1%, mức độ 2 là 27,97%, mức độ 3 là 27,97% và tỉ lệ tử vong 30
ngày trong nhóm TTTC là 45,8%, trong đó tỉ lệ tử vong 30 ngày của nhóm TTTC mức độ 1, mức độ 2 và mức độ
3 là 15,4%, 57,6% và 81,8%, tương ứng lần lượt theo thứ tự, so với tỉ lệ tử vong 30 ngày ở nhóm không có tổn
thương thận cấp là 14,2%. Phân tích đa biến có hiệu chỉnh cho phân loại Child-Pugh, natri máu và bệnh cảnh xơ
gan mất bù, cho thấy nguy cơ tương đối (RR) của tử vong 30 ngày là 2,96 (Khoảng tin cậy (KTC) 95% là 2,00-
4,37) cho TTTC mức độ 2 và RR=3,35 (KTC 95% là 2,29-4,90) cho TTTC mức độ 3.
Kết luận: TTTC và mức độ TTTC là yếu tố tiêu lượng và yếu tố nguy cơ độc lập của tử vong 30 ngày trên
bệnh nhân xơ gan mất bù nhập viện.
Từ khóa: Tổn thương thận cấp, xơ gan mất bù, tử vong 30 ngày, mức độ tổn thương thận cấp.
ABSTRACT
ASSOCIATION OF ACUTE KIDNEY INJURY WITH 30-DAY MORTALITY IN HOSPITALIZED
PATIENTS WITH DECOMPENSATED CIRRHOSIS
Vo Thi My Dung, Do Van Dung, Le Thanh Ly
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 122 - 131
Objective: To identify acute kidney injury (AKI), as defined by criteria of Acute Kidney Injury Network
(AKIN), 30-day mortality in hospitalized patients with decompensated cirrhosis with and without AKI and to
determine the association of 30-day mortality and severity of AKI.
Subjects and Methods: This prospective, observational cohort study was carried out at Cho Ray Hospital, a
tertiarry hospital in Vietnam, from early October 2011 to the end of June 2012 in patients with decompensated
cirrhosis.
Results: Among 617 hospitalized patients with decompensated cirrhosis, the percentage of patients with AKI
by AKIN criteria was 19.1%, among them the percentage of stage 1 AKI was 44.1%, stage 2 wwas 28.0%, and
stage 3 was 28,0%; the 30-day mortality rate was 14,2% in the group without AKI and 45.8% in the AKI group,
in which 30-day mortality of of stage 1 AKI was 15,4%, stage 2 was 75,6%, and stage 3 was 81.8%. Multivariate
analysis adjusted for Child-Pugh score, serum sodium, and the setting of cirrhosis, showed that stage 2 AKI, and
stage 3 AKI had the high risk of death with RR = 2.96 (95% confidence interval [CI] = 2.00–4.37) and RR = 3.35
*Đại học Y Dược tp. Hồ Chí Minh, **Bệnh viện Chợ Rẫy Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tác giả liên lạc: Ths. Bs Võ Thị Mỹ Dung ĐT: 0908613116 Email: Vodung@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 123
(95% CI = 2.29–4.90), respectively.
Conclusion: AKI and the stage of AKI are predictors and independent risk factors for 30-day mortality on
hospitalized patients with decompensated cirrhosis.
Key word: Acute kidney injury, decompensated cirrhosis, 30-day mortality, severity of acute kidney injury.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương thận cấp (TTTC) là một trong
những biến chứng của xơ gan và là dấu hiệu báo
hiệu tiên lượng xấu11(9,11,12,18). Tổn thương thận
cấp thường xảy ra sau các biến chứng khác của
xơ gan như nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng
niệu, viêm phúc mạc nhiễm khuẩn. Mặc dù
nhiều nghiên cứu đã xác định sự liên quan giữa
tổn thương thận cấp và tử vong nhưng những
nghiên cứu này vẫn còn có một số điểm cần
được cải tiến về mặt phương pháp. Điểm quan
trọng nhất là những nghiên cứu này thường
đánh giá tổn thương thận cấp dựa trên ngưỡng
tăng cao của creatinine và vì vậy không đủ nhạy
để chẩn đoán tổn thương thận cấp. Thứ hai, các
định nghĩa cũ của tổn thương thận cấp không
phân loại mức độ tổn thương nên các nghiên
cứu này không xác định được mối liên hệ giữa
độ nặng của tổn thương thận cấp và tử vong.
Thứ ba, do tổn thương thận cấp thường xẩy ra
đồng thời với các bệnh lí khác nên tác động độc
lập của tổn thương thận cấp lên tử vong chưa
được xác định rõ. Đã có một số nghiên cứu ở
nước ngoài nhằm giải quyết vấn đề này(3,4,7,8,13),
nhưng kết quả này cần được xác nhận trên các
quần thể khác nhau. Vì vậy chúng tôi thực hiện
đề tài này với hai mục tiêu: (1) Xác định tỉ lệ
TTTC và các mức độ TTTC (2) Xác định mối liên
quan thô và hiệu chỉnh theo Child-Pugh, Natri
máu và bệnh cảnh của xơ gan mất bù giữa mức
độ TTTC và tử vong 30 ngày trong bệnh nhân xơ
gan mất bù mất bù nhập viện.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu được tiến hành
tại bệnh viện Chợ Rẫy từ đầu tháng 10 năm 2011
đến cuối tháng sáu năm 2012 trên dân số mục
tiêu là bệnh nhân xơ gan mất bù với các tiêu
chuẩn đưa vào và loại ra như sau:
Tiêu chuẩn đưa vào
Bệnh nhân bị xơ gan nhập viện vì bị xuất
huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản hay
báng bụng hay vàng da sậm (bilirubin máu
>3mg/dl) hay bệnh não gan.
Nhập bệnh viện Chợ Rẫy khoa Tiêu hóa
Gan mật trong thời gian nghiên cứu.
Cư ngụ tại Việt Nam và dự kiến tiếp tục cư
ngụ tại Việt Nam trong thời gian nghiên cứu.
Tuổi từ 18 đến 90
Có số điện thoại để liên hệ và có trả lời khi
được liên hệ.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại ra
Bệnh nhân đã được ghép gan hay ghép
thận.
Bệnh nhân đã được lọc thận.
Bệnh nhân bị bệnh ác tính kèm theo
Bệnh nhân bị bệnh lí nội khoa khác. nặng:
suy tim, suy hô hấp.
Biến số nghiên cứu
Biến số chính là tử vong của bệnh nhân
Các định nghĩa
Tử vong 30 ngày
Tử vong xảy ra trong vòng 30 ngày kể từ
ngày nhập viện. Tử vong 30 ngày gồm tử vong
trong khi nằm viện và tử vong ngoại viện
trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập viện. Tử
vong ngoại viện được ghi nhận bằng cách liên
hệ với bệnh nhân và thân nhân qua điện thoại.
Xơ gan mất bù (XGMB)
Chẩn đoán xơ gan dựa vào đánh giá lâm
sàng và các xét nghiệm về huyết học, sinh hóa và
hình ảnh của xơ gan trên siêu âm, nội soi dạ dày
tá tràng. Chẩn đoán xơ gan mất bù (XGMB) dựa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 124
vào tình trạng bệnh nhân xơ gan phải nhập viện
vì có báng bụng hay xuất huyết tiêu hóa do vỡ
tĩnh mạch thực quản giãn hay bệnh não gan hay
vàng da sậm.
Tổn thương thận cấp (TTTC)
TTTC được định nghĩa theo tiêu chí của
Acute Kidney Injury Network (AKIN)(15), thỏa
một trong ba tiêu chí: (1) Giảm đột ngột chức
năng thận biểu hiện bởi creatinine huyết thanh
tăng ≥0,3 mg/dl (≥26,4 mol/L) (trong 48 giờ). (2)
Tăng creatinine huyết thanh ≥50%, gấp 1,5 lần trị
số creatinine huyết thanh ban đầu xảy ra trong
48 giờ; trong nghiên cứu này, do bệnh nhân
không có trị số creatinine ban đầu, nên giá trị
này được tính dựa theo công thức của
Modification of Diet in Renal Disease (MDRD)
ước lượng creatinine nền dựa tuổi, giới và chủng
tộc(5,14,16). (3) Lượng nước tiểu <0,5 ml/kg/giờ
trong vòng ≥ 6 giờ. Tuy nhiên, trong sinh lí bệnh
của xơ gan báng bụng có hiện tượng tăng tái hấp
thu natri ở ống lượn gần gây nên tình trạng thiểu
niệu dù chức năng thận vẫn bình thường(1). Vì
vậy Hội báng bụng quốc tế (International Club
of Ascites) đã có khuyến cáo đồng thuận thay
đổi tiêu chuẩn chẩn đoán TTTC trên bệnh nhân
xơ gan không bao gồm tiêu chuẩn giảm lượng
nước tiểu(2). Do đó, nghiên cứu này không dựa
vào tiêu chí lượng nước tiểu để chẩn đoán TTTC.
Như vậy, trong nghiên cứu này, bệnh nhân xơ
gan mất bù nhập bệnh viện Chợ Rẫy được chẩn
đoản TTTC khi thỏa một trong hai tiêu chí (1)
hay (2) của định nghĩa TTTC theo AKIN(15).
Creatinine huyết thanh
Xét nghiệm creatinine huyết thanh được
thực hiện hai lần: lần thứ nhất tại thời điểm nhập
viện (creatinine) và lần thứ hai 48 giờ sau nhập
viện (creatinine 2).
Phân độ TTTC
Về mức độ nghiêm trọng của TTTC, chúng
tôi phân thành ba mức độ theo AKIN(15). (1)
TTTC mức độ 1: tăng creatinine huyết thanh ≥0,3
mg/dl (26,5 μmol/L) hay tăng creatinine huyết
thanh gấp ≥1,5 lần đến 2 lần so với giá trị
creatinine huyết thanh nền. (2) TTTC mức độ 2:
tăng creatinine huyết thanh gấp >2 lần đến 3 lần
so với giá trị creatinine huyết thanh nền. (3)
TTTC mức độ 3: tăng creatinine huyết thanh gấp
>3 lần so với giá trị creatinine huyết thanh nền
hay creatinine huyết thanh ≥4,0 mg/dl (353,6
μmol/L) trong trường hợp tăng cấp ≥0,3 mg/dl
(26,5 μmol/L) hay bắt đầu điều trị thay thế thận.
Thu thập số liệu
Số liệu được ghi nhận trong phiếu theo dõi,
theo dõi sống còn trong trong vòng 30 ngày.
Phân tích thống kê
Phân tích thống kê được sử dụng phần mềm
Stata 13.0. Những biến phân phối bình thường
hay gần như bình thường được báo cáo dưới
dạng trung bình với độ lệch chuẩn và so sánh
bằng phép kiểm Student t. Những biến liên tục
phân phối không bình thường được báo cáo
dưới dạng trung vị và khoản tứ phân vị và so
sánh bằng phép kiểm Wilcoxon. Các biến định
tính được mô tả bằng tỉ lệ phần trăm và được so
sánh giữa 2 nhóm với kiểm định 2.
Đặc điểm về dân số và lâm sàng được trình
bày theo trị số trung bình hay tỉ lệ phần trăm và
so sánh giữa hai nhóm tử vong và không tử
vong. Những đặc điểm có khác biệt giữa 2 nhóm
với giá trị p <0,2 được đưa vào phương trình hồi
quy đa biến để xác định mối liên quan của tổn
thương thận cấp với tử vong 30 ngày, độc lập với
các tình trạng bệnh lí đi kèm, trên bệnh nhân xơ
gan mất bù nhập viện. Việc chọn các biến số
trong mô hình dựa vào phương pháp hồi quy
từng bước. Mức độ đúng đắn của mô hình được
đánh giá dựa vào đánh giá mức độ phù hợp
(goodness-of-fit) với kiểm định Hosmer-
Lemeshow. Trong tất cả các phân tích, giá trị p
<0,05 được xem là có ý nghĩa.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành từ
4/10/2011 đến 30/6/2012, bao gồm 617 bệnh nhân
xơ gan mất bù nhập viện. Tổng số 617 bệnh
nhân, có 7 trường hợp chúng tôi không liên hệ
được với bệnh nhân trong vòng 30 ngày tính từ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 125
ngày nhập viện. Bảy trường hợp này được xem là tử vong nên mất liên hệ.
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu
Còn sống Tử vong 30 ngày Tổng Giá trị p
Số bệnh nhân 492 (79,7%) 125 (20,3%) 617
Tuổi trung bình±độ lệch chuẩn 54±12 55±14 54±13 p=0,791
Giới nam 351 (71,3%) 98 (78,4%) 449 (72,8%) p=0,113
Địa chỉ
p=0,086 Địa phương khác 400 (81,3%) 93 (74,4%) 493 (79,9%)
TP, Hồ Chí Minh 92 (18,7%) 32 (25,6%) 124 (20,1%)
Uống rượu 242 (49,2%) 56 (44,8%) 298 (48,3%) p=0,381
Tiền căn nhiễm HBV 108 (22,0%) 30 (24,0%) 138 (22,4%) p=0,624
Tiền căn nhiễm HCV 72 (14,6%) 25 (20,0%) 97 (15,7%) p=0,141
Ói ra máu 244 (49,6%) 29 (23,2%) 273 (44,2%) p<0,001
Tiêu phân đen 257 (52,2%) 42 (33,6%) 299 (48,5%) p<0,001
Tiêu >3 lần 25 (5,1%) 14 (11,2%) 39 (6,3%) p=0,012
Bệnh não gan 5 (1,0%) 11 (8,8%) 16 (2,6%) p<0,001
Viêm mô tế bào 9 (1,8%) 8 (6,4%) 17 (2,8%) p=0,011
Đặc điểm về dân số học, tiền căn của bệnh xơ
gan và các dấu hiệu mất bù ở nhóm tử vong 30
ngày và nhóm còn sống được trình bày ở bảng 1.
Nhóm tử vong có tuổi trung bình 55±14, 78,4% là
nam không có sự khác biệt với nhóm còn sống
(tuổi trung bình 54±12, 71,3% là nam) với p=0,79
và p=0,1. Không có sự khác biệt về nơi cư trú,
tiền căn nhiễm viêm gan siêu vi hay uống rượu
của bệnh nhân giữa hai nhóm tử vong và nhóm
còn sống (p=0,08). Nhóm tử vong có tỉ lệ đi tiêu
chảy (đi tiêu nhiều hơn 3 lần/ngày), bệnh não
gan và viêm mô tế bào cao hơn nhóm còn sống
với p=0,012, p=0,001 và p=0,011 tương ứng lần
lượt theo thứ tự. Tuy nhiên, nhóm tử vong có tỉ
lệ xuất huyết tiêu hóa gồm ói ra máu và tiêu
phân đen thấp hơn nhóm còn sống (p=0,001).
Bảng 2. Đặc điểm về chức năng gan thận
Còn sống Tử vong 30 ngày Tổng Giá trị p
Số bệnh nhân 492 (79,7%) 125 (20,3%) 617
Child-Pugh
p<0,001
Child-Pugh A 55 (11,2%) 1 (0,8%) 56 (9,1%)
Child-Pugh B 237 (48,2%) 30 (24,0%) 267 (43,3%)
Child-Pugh C 200 (40,7%) 94 (75,2%) 294 (47,6%)
Điểm Child-Pugh trung bình 8,9±1,9 10,8±1,7 9,3±2,1 p<0,001
Điểm MELD trung bình 16,9±6,1 27,6±10,9 19,0±8,5 p<0,001
Điểm MELD-Na trung bình 19,6±6,5 30,0±8,7 21,7±8,1 p<0,001
Creatinine 1 1,0±0,5 1,6±1,3 1,1±0,7 p<0,001
Creatinine 2 0,9±0,4 1,9±1,6 1,1±0,9 p<0,001
Nồng độ creatinine 1 đỉnh 1,0±0,5 2,0±1,6 1,2±0,9 p<0,001
Bảng 2 trình bày sự khác biệt về điểm và
phân loại Child-Pugh, điểm MELD, tổn
thương thận cấp và creatinine ở 2 nhóm còn
sống và tử vong 30 ngày. Điểm Child-Pugh
trung bình, điểm MELD trung bình, điểm
MELD-Na trung bình và creatinine đều cao
hơn ở nhóm tử vong 30 ngày so với nhóm còn
sống. Ở nhóm tử vong 30 ngày có tỉ lệ của
Child-Pugh C, bị tổn thương thận cấp, tổn
thương thận cấp mức độ 2 và mức độ 3 cao
hơn ở nhóm còn sống có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3. Mối liên quan giữa mức độ TTTC và các biến cố lâm sàng
Không TTTC TTTC mức TTTC mức TTTC mức Tổng Giá trị p
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 126
độ 1 độ 2 độ 3
Số bệnh nhân 499 (80,9%) 52 (44,1%) 33 (28,0%) 33 (28,0%) 617
Nhiễm trùng huyết 60 (12,0%) 11 (21,2%) 5 (15,2%) 7 (21,2%) 83 (13,5%) p=0,145
XHTH 304 (60,9%) 19 (36,5%) 9 (27,3%) 5 (15,2%) 337 (54,6%) p<0,001
Viêm phổi 53 (10,6%) 10 (19,2%) 4 (12,1%) 7 (21,2%) 74 (12,0%) p=0,096
Nhiễm trùng tiểu 60 (12,0%) 11 (21,2%) 8 (24,2%) 7 (21,2%) 86 (13,9%) p=0,041
Báng bụng
p<0,001
Độ 1 57 (11,4%) 6 (11,5%) 4 (12,1%) 3 (9,1%) 70 (11,3%)
Độ 2 215 (43,1%) 21 (40,4%) 10 (30,3%) 14 (42,4%) 260 (42,1%)
Độ 3 107 (21,4%) 19 (36,5%) 18 (54,5%) 13 (39,4%) 157 (25,4%)
VPMNKNP 33 (6,6%) 2 (3,8%) 4 (12,1%) 4 (12,1%) 43 (7,0%) p=0,255
Truyền Albumin 206 (41,3%) 29 (55,8%) 16 (48,5%) 19 (57,6%) 270 (43,8%) p=0,067
Terlipressin 41 (8,2%) 6 (11,5%) 2 (6,1%) 9 (27,3%) 58 (9,4%) p<0,010
Tử vong 71 (14,2%) 8 (15,4%) 19 (57,6%) 27 (81,8%) 125 (20,3%) p<0,010
Các yếu tố lâm sàng có liên quan đến tổn
thương thận cấp được trình bày ở bảng 3. Bảng 3
cho thấy ở nhóm có tổn thương thận cấp tỉ lệ
xuất huyết tiêu hóa thấp hơn so với nhóm không
có TTTC (p<0,001), nhưng tỉ lệ nhiễm trùng tiểu,
báng bụng cao hơn so với nhóm không có TTTC
(p=0,041 và p<0,001 tương ứng theo thứ tự), điều
trị với terlipressin trong nhóm TTTC cao hơn so
với nhóm không có TTTC (p<0,01).
Bảng 4. Liên quan giữa TTTC và tử vong 30 ngày trên bệnh nhân XGMB
Còn sống Tử vong 30 ngày Tổng Giá trị p
Số bệnh nhân 492 (79,7%) 125 (20,3%) 617
Không TTTC 428 (87,0%) 71 (56,8%) 499 (80,9%) p<0,001
Có TTTC 64 (13,0%) 54 (43,2%) 118 (19,1%)
TTTC mức độ 1 44 (8,9%) 8 (6,4%) 52 (44,1%)
TTTC mức độ 2 14 (2,8%) 19 (15,2%) 33 (27,9%)
TTTC mức độ 3 6 (1,2%) 27 (21,6%) 33 (27,9%)
Bảng 4 trình bày tỉ lệ tử vong 30 ngày trên
toàn bộ bệnh nhân và phân theo mức độ TTTC.
Tỉ lệ tử vong 30 ngày là 20,3% trên toàn bộ 617
bệnh nhân. Tỉ lệ tử vong 30 ngày có sự khác biệt
giữa nhóm có TTTC và không có TTTC và giữa
các mức độ TTTC (p<0,001). Tỉ lệ tử vong 30
ngày trong nhóm TTTC là 45,8%, trong đó tỉ lệ tử
vong 30 ngày trong nhóm TTTC mức độ 1 là
15,4%, mức độ 2 là 57,6% và mức độ 3 là 81,8%,
so với tỉ lệ tử vong 30 ngày ở nhóm không có tổn
thương thận cấp là 14,2%.
Tổn thương thận cấp mức độ 1 không làm
tăng nguy cơ tử vong 30 ngày ở phân tích đơn
biến hay sử dụng hồi quy đa biến. So với nhóm
không có tổn thương thận cấp, nhóm có tổn
thương thận cấp mức độ 2 và mức độ 3 có liên
quan với tử vong 30 ngày (RR=4,05 với KTC 95%
là 2,44-6,71 cho TTTC mức độ 2 và RR=5,75 với
KTC 95% là 3,69-8,96 cho TTTC mức độ 3) khi
phân tích đơn biến và không hiệu chỉnh cho các
bệnh lí đi kèm và phương thức điều trị.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 127
Bảng 5. Mối liên quan giữa mức độ TTTC và tử vong 30 ngày thô và có hiệu chỉnh theo các bệnh lí nền và
phương thức điều trị
Nguy cơ
tương đối
Khoảng tin cậy
95% Giá trị p
TTTC mức độ 1 (TTTC1) 1,08 0,52-2,25 0,8341
TTTC mức độ 2 (TTTC2) 4,05 2,44-6,71 0,0000
TTTC mức độ 3 (TTTC3) 5,75 3,69-8,96 0,0000
TTTC1 điều chỉnh theo tuổi, giới, cư trú, XHTH, tiêu >3 lần/ngày,
HATT <80 mmHg 0,99 0,49-2,01 0,9799
TTTC2 điều chỉnh theo tuổi, giới, cư trú, XHTH, tiêu >3 lần/ngày,
HATT <80 mmHg 3,43 2,31-5,11 0,0000
TTTC3 điều chỉnh theo tuổi, giới, cư trú, XHTH, tiêu >3 lần/ngày,
HATT <80 mmHg 4,32 3,09-6,03 0,0000
TTTC1 điều chỉnh theo tuổi, giới, cư trú, bệnh não gan 1,08 0,55-2,10 0,8240
TTTC2 điều chỉnh theo tuổi, giới, cư trú, bệnh não gan 3,74 2,56-5,48 0,0000
TTTC3 điều chỉnh theo tuổi, giới, cư trú, bệnh não gan 5,08 3,76-6,87 0,0000
TTTC1 điều chỉnh theo tuổi, giới, cư trú, nhiễm trùng 1,03 0,52-2,06 0,9301
TTTC2 điều chỉnh theo tuổi, giới, cư trú, nhiễm trùng 3,93 2,67-5,77 0,0000
TTTC3 điều chỉnh theo tuổi, giới, cư trú, nhiễm trùng 4,79 3,47-6,62 0,0000
TTTC1 điều chỉnh theo cư trú, XHTH, viêm phổi 0,92 0,44-1,93 0,8285
TTTC2 điều chỉnh theo cư trú, XHTH, viêm phổi 3,57 2,12-6,02 0,0000
TTTC3 điều chỉnh theo cư trú, XHTH, viêm phổi 4,40 2,74-7,06 0,0000
TTTC1 điều chỉnh theo XHTH, viêm phổi, báng bụng, VPMNKNP,
điều trị Albumin, Terlipressin 0,90 0,45-1,96 0,7710
TTTC2 điều chỉnh theo XHTH, viêm phổi, báng bụng, VPMNKNP,
điều trị Albumin, Terlipressin 3,19 1,85-5,47 0,0000
TTTC3 điều chỉnh theo XHTH, viêm phổi, báng bụng, VPMNKNP,
điều trị Albumin, Terlipressin 4,22 2,53-7,03 0,0000
TTTC1 điều chỉnh theo XHTH, viêm phổi, Child-Pugh, VPMNKNP,
điều trị Albumin, Terlipressin 0,79 0,41-1,55 0,4991
TTTC2 điều chỉnh theo XHTH, viêm phổi, Child-Pugh, VPMNKNP,
điều trị Albumin, Terlipressin 3,29 2,29-4,74 0,0000
TTTC3 điều chỉnh theo XHTH, viêm phổi, Child-Pugh, VPMNKNP,
điều trị Albumin, Terlipressin 4,02 2,89-5,57 0,0000
TTTC1 điều chỉnh theo XHTH, viêm phổi, Child-Pugh, VPMNKNP,
natri máu, điều trị Albumin, Terlipressin 0,77 0,39-1,49 0,4366
TTTC2 điều chỉnh theo XHTH, viêm phổi, Child-Pugh, VPMNKNP,
natri máu, điều trị Albumin, Terlipressin 2,96 2,00-4,37 0,0000
TTTC3 điều chỉnh theo XHTH, viêm phổi, Child-Pugh, VPMNKNP,
natri máu, điều trị Albumin, Terlipressin 3,35 2,29-4,91 0,0000
Mô hình hồi quy đa biến hiệu chỉnh cho
yếu tố dân số học, dấu hiệu chẩn đoán xơ gan
mất bù (xuất huyết tiêu hóa hay viêm phổi),
điều trị đi kèm (Albumin hay Terlipressin),
natri máu và điểm số Child-Pugh cho thấy sự
liên quan của tổn thương thận cấp mức độ 2
và mức độ 3 với tử vong 30 ngày vẫn còn tồn
tại mặc dù số đo liên quan có giảm đi (RR=2,96
với KTC 95% là 2,00-4,37 cho TTTC mức độ 2
và RR=3,35 với KTC 95% là 2,29-4,90 cho TTTC
mức độ 3).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 128
BÀN LUẬN
Tỉ lệ TTTC và mức độ TTTC trên bệnh
nhân xơ gan mất bù nhập viện, sử dụng
tiêu chí AKIN để chẩn đoán TTTC
Tổn thương thận cấp (TTTC) là một trong
những biến chứng của xơ gan và là dấu hiệu báo
hiệu tiên lượng xấu(9),(11),(12),(18). Nghiên cứu của
chúng tôi có 19,1% bệnh nhân xơ gan mất bù
nhập viện bị TTTC theo tiêu chí AKIN. Trong
đó, tỉ lệ bị TTTC mức độ 1 là 44,1%, mức độ 2 là
28,0% và mức độ 3 là 28,0%. Trong nghiên cứu
của Carvalho(7) gồm 198 bệnh nhân xơ gan báng
bụng nhập viện, có 46% bệnh nhân bị TTTC theo
tiêu chí AKIN, trong đó 91,2% bị TTTC mức độ
1, 5,5% mức độ 2 và 3,3% mức độ 3. Trong
nghiên cứu của Fagundes(10) gồm 375 bệnh nhân
xơ gan nhập viện, có 47% bệnh nhân bị TTTC
theo tiêu chí AKIN, trong đó 77% bị TTTC mức
độ 1, 11% mức độ 2 và 12% mức độ 3. Tỉ lệ TTTC
ở nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn tỉ lệ TTTC
của các tác giả khác có thể do có sự khác nhau về
đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu của
chúng tôi tuổi trung bình mắc bệnh là 54±13,
trong khi tuổi trung bình trong nghiên cứu
Carvalho(7) là 59±12, trong nghiên cứu của
Fagundes(10) tuổi trung bình là 61±12. Trong
nghiên cứu của chúng tôi điểm Child-Pugh
trung bình là 9,3±2,1 (p<0,001), trong khi điểm
Child-Pugh trung bình trong nghiên cứu
Carvalho(7) là 10,3±1,8 (p<0,001), trong nghiên
cứu của Fagundes(10) nhóm tử vong (74% bị
TTTC) và nhóm còn sống (36% bị bị TTTC) có
điểm Child-Pugh trung bình là 11±2 và 8±2,
tương ứng lần lượt theo thứ tự (p<0,0001). Như
vậy, tỉ lệ TTTC trong nghiên cứu của chúng tôi
thấp hơn các nghiên cứu khác có thể là do khác
nhau về mẫu nghiên cứu, tuổi càng lớn nguy cơ
bị suy thận càng cao và mức độ mất bù gan càng
nặng nguy cơ bị suy thận càng nhiều hơn. Bệnh
cảnh TTTC thường gặp nhất khi bệnh nhân nhập
viện là TTTC mức độ 1, do đố nếu phát hiện sớm
TTTC sẽ giúp xử trí sớm và cải thiện sống còn
của bệnh nhân.
Liên quan giữa TTTC và tử vong 30 ngày
trên bệnh nhân xơ gan mất bù nhập viện
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ tử vong
30 ngày trong nhóm TTTC là 45,8%, trong đó tỉ lệ
tử vong 30 ngày trong nhóm TTTC mức độ 1,
mức độ 2 và mức độ 3 là 15,4%, 57,6% và 81,8%,
tương ứng lần lượt theo thứ tự, so với tỉ lệ tử
vong 30 ngày ở nhóm không có tổn thương thận
cấp là 14,2%. TTTC là yếu tố tiên lượng tử vong
trên bệnh nhân xơ gan mất bù nhập viện và tỉ lệ
tử vong gia tăng theo mức độ TTTC. Sự xuất
hiện TTTC trong bệnh cảnh xơ gan từ lâu đã
được công nhận là dấu hiệu tiên lượng kém và là
yếu tố tiên đoán độc lập của tử vong ở những
bệnh nhân xơ gan mất bù(6,17). Cholongitas và cs(8)
nghiên cứu trên 412 bệnh nhân xơ gan nhập
khoa chăm sóc đặc biệt, tỉ lệ bệnh nhân bị suy
thận cấp là 49,8% và tỉ lệ tử vong 70,3%, 89,2% và
87%. Tương tự trong các nghiên cứu khác cũng
cho kết quả tương tự. Jenq và cs(13) nghiên cứu
trên 134 bệnh nhân xơ gan nhập khoa chăm sóc
đặc biệt, chẩn đoán TTTC dựa creatinine huyết
thanh tại thời điểm nhập khoa chăm sóc đặc biệt,
tỉ lệ bệnh nhân bị suy thận cấp là 60,4% và tỉ lệ tử
vong là 68,8% với RIFLE-R, 71,4% với RIFLE-I và
94,8% với RIFLE-F, tỉ số số chênh 4,6 đối với
RIFLE-R, 5,2 đối với RIFLE-I và 38,8 đối với
RIFLE-F.Hai nghiên cứu của Jenq và Cholongitas
có tỉ lệ TTTC khá cao có lẽ do hai nghiên cứu này
được tiến hành tại khoa chăm sóc đặc biệt, hầu
hết bệnh nhân điều trị tại khoa này có bệnh cảnh
rất nặng, thường liên quan đến suy đa cơ quan
và nhiễm trùng huyết nặng. Belcher và cs(4)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 129
nghiên cứu trên 192 bệnh nhân xơ gan bị TTTC
nhập viện, tỉ lệ tử vong đối với TTTC mức độ 1
là 26%, mức độ 2 là 24% và mức độ 3 là 49%.
Như vậy, các nghiên cứu cho thấy mặc dù tỉ lệ tử
vong trong nhóm TTTC có khác nhau, nhưng tỉ
lệ tử vong gia tăng theo mức độ TTTC.
Mối liên quan giữa mức độ TTTC trên tử
vong 30 ngày của bệnh nhân xơ gan mất bù
hiệu chỉnh bởi Child-Pugh, natri máu và
bệnh cảnh của xơ gan mất bù
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phân tích
đơn biến cho thấy ngoài tình trạng TTTC còn có
nhiều yếu tố khác liên quan có ý nghĩa thống kê
đối với tiên lượng sống còn của bệnh nhân xơ
gan mất bù như: tình trạng ói ra máu, tiêu phân
đen, đi tiêu >3 lần trong ngày, bệnh não gan,
viêm mô tế bào, điểm số Child-Pugh, điểm số
MELD, natri huyết thanh Nhóm bệnh nhân tử
vong 30 ngày đa số là xơ gan Child-Pugh C
(75,2%) và có điểm Child-Pugh trung bình cao
hơn nhóm còn sống. Điểm MELD và điểm
MELD-Na trung bình trong nhóm tử vong 30
ngày cao hơn nhóm còn sống. Trị số creatinine
huyết thanh trung bình trong nhóm tử vong 30
ngày cao hơn nhóm còn sống. Như vậy, chức
năng gan và thận kém đều làm tăng nguy cơ tử
vong 30 ngày trên bệnh nhân xơ gan mất bù.
Điều này phù hợp về mặt sinh lí bệnh và diễn
tiến bệnh, bệnh cảnh xơ gan nặng có tỉ lệ tử vong
cao hơn. Như vây, đánh giá sống còn trên bệnh
nhân xơ gan, nhất là xơ gan mất bù phụ thuộc
vào nhiều yếu tố. Do đó kết quả dựa vào phân
tích đơn biến, không thuyết phục được tổn
thương thập cấp là yếu tổ nguy cơ tử vong bởi vì
tổn thương thận cấp đi kèm với các bệnh lí khác
mà những bệnh lí này mới là yếu tố nguy cơ.
Về mặt lâm sàng, chức năng gan và chức
năng thận là hai yếu tố có liên quan mật thiết với
tiên lượng sống còn của bệnh nhân xơ gan mất
bù. Do vậy, thầy thuốc cần phải quan tâm đánh
giá tình trạng chức năng gan và thận trên bệnh
nhân xơ gan mất bù và tìm kiếm và điều trị các
yếu tố thúc đẩy khiến tình trạng gan hay thận
của người bệnh xấu hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phân tích
đơn biến mối liên quan giữa mức độ TTTC và
tử vong 30 ngày, cho thấy TTTC có mối liên
quan chặt với tử vong 30 ngày, trong đó TTTC
mức độ 1 không làm tăng nguy cơ tử vong 30
ngày, TTTC mức độ 2 có nguy cơ tương đối
gây tử vong 30 ngày gấp 4,0 lần, TTTC mức độ
3 là 5,7 lần. Phân tích đa biến điều chỉnh theo
tuổi, giới, cư trú, những tình trạng có khả
năng làm suy giảm thể tích tuần hoàn hữu
hiệu như xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy, huyết
áp tâm thu dưới 80 mmHg, TTTC mức độ 1
không làm tăng nguy cơ tử vong 30 ngày,
TTTC mức độ 2 có nguy cơ tương đối gây tử
vong 30 ngày gấp 3, lần, TTTC mức độ 3 là 4,3
lần. Phân tích đa biến điều chỉnh theo tuổi,
giới, nơi cư trú, nhiễm trùng, TTTC mức độ 1
không làm tăng nguy cơ tử vong 30 ngày,
TTTC mức độ 2 có nguy cơ tương đối gây tử
vong 30 ngày gấp 3,9 lần, TTTC mức độ 3 là
4,7 lần. Phân tích đa biến điều chỉnh theo các
biến chứng lâm sàng thường khiến bệnh nhân
xơ gan mất bù nhập viện và điều trị thường
được áp dụng hiện nay, cho thấy TTTC mức
độ 2 hay mức độ 3 đều có nguy cơ cao gây tử
vong với RR=2,96 với KTC 95% là 2,00-4,37 cho
TTTC mức độ 2 và RR=3,35 với KTC 95% là
2,29-4,90 cho TTTC mức độ 3. Điều này cho
thấy mặc dù mức độ xơ gan (chỉ điểm qua chỉ
số Child-Pugh) và chỉ báo của xơ gan mất bù
có ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong nhưng tổn
thương thận cấp là yếu tố liên quan một cách
độc lập với tử vong 30 ngày.
Theo Jenq và cs(13) tỉ số chênh giữa nhóm
bệnh nhân tử vong có suy thận cấp và không
suy thận cấp là 4,6 đối với RIFLE-R, 5,2 đối với
RIFLE-I và 38,8 đối với RIFLE-F. Nghiên cứu
của Belcher(4) khẳng định sự xuất hiện của
TTTC là một yếu tố nguy cơ độc lập mạnh mẽ
đối với tử vong dựa vào giá trị AUC là 0,74 và
có khả năng tăng tỉ lệ tử vong 3,8 lần trong
những bệnh nhân xơ gan mất bù. Trong
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 130
nghiên cứu của Bal(3) tiên lượng tử vong 50
ngày nhận thấy, bệnh nhân xơ gan có tình
trạng gan thận kém (điểm Child-Pugh cao,
p=0,034; điểm MELD cao, p<0,001; điểm
MELD-Na cao, p<0,001 và TTTC, p<0,001) có tỉ
lệ tử vong cao hơn nhóm còn sống. Theo Bal(3),
TTTC có khả năng tiên đoán tử vong mạnh
hơn sốc nhiễm trùng và MELD-Na trên bệnh
nhân xơ gan bị viêm phúc mạc nhiễm khuẩn
tự phát. Trong nghiên cứu của Bal(3), phân tích
hồi qui đa biến Cox cho thấy TTTC (HR = 2,16,
95% CI: 1,36-3,42, p = 0,001) và MELD-Na (HR
= 1,06, 95% CI: 1,02-1,09, p ≤ 0,001) liên quan
đáng kể với tử vong 50 ngày trong bệnh viện.
Như vậy, các kết quả này gợi ý các nhà lâm
sàng cần phải đánh giá mức độ xơ gan và mức
độ mất bù của xơ gan nhưng cũng cần phải
quan tâm đến phòng ngừa và điều trị kịp thời
tổn thương thận cấp để giảm nguy cơ tử vong
cho bệnh nhân xơ gan mất bù nhập viện. Điều
này đặc biệt quan trọng vì diễn tiến của xơ
gan không thể đảo ngược được nhưng tổn
thương thận cấp là bệnh lí có thể phòng ngừa
và điều trị có hiệu quả nếu phát hiện sớm.
Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận sống
còn của bệnh nhân bằng cách liên hệ với bệnh
nhân hoặc người nhà qua điện thoại, không
liên hệ trực tiếp với bệnh nhân. Liên hệ trực
tiếp với bệnh nhân để đánh giá kết cuộc
nghiên cứu luôn là cách tiếp cận có tính tin cậy
cao nhất và sẽ đem lại giá trị cao nhất cho
nghiên cứu. Tuy nhiên trong một số nghiên
cứu nhằm đánh giá kết cuộc khi bệnh nhân đã
xuất viện mà việc mời bệnh nhân quay trở lại
bệnh viện để tái khám không đem lại lợi ích
cho bệnh nhân và gây phiền hà, tốn thời gian
cho bệnh nhân. Do đó, một số nghiên cứu xác
định kết cuộc nghiên cứu thông qua gọi điện
thoại. Trước đây do phương tiện thông tin
bằng điện thoại còn chưa phổ biến và nghiên
cứu thường không sử dụng phiếu đồng ý
tham gia nghiên cứu, khiến bệnh nhân và gia
đình cảm thấy bị làm phiền khi được gọi điện
thoại nên kết quả nghiên cứu dựa trên đánh
giá qua điện thoại thường được cho là thiếu
chính xác. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này,
người bệnh cũng như người nhà đã ký đồng ý
tham gia nghiên cứu, trong đó người bệnh và
người nhà được liên hệ qua điện thoại với bác
sĩ nghiên cứu để được tư vấn về phương diện
y học, người bệnh và người nhà cũng chấp
thuận cho phép bác sĩ nghiên cứu hỏi thăm
tình hình sức khỏe của bệnh nhân qua điện
thoại. Cả hai bên đã đồng ý trao đổi số điện
thoại di động, tạo điều kiện liên hệ thuận lợi,
nên bệnh nhân cung cấp thông tin chính xác
về kết cuộc nghiên cứu.
Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy TTTC và
mức độ TTTC có khả năng tiên đoán tử vong
trong bệnh viện và tử vong trong vòng 30 ngày
kể từ ngày nhập viện và TTTC là yếu tố nguy cơ
độc lập đối với tử vong trên bệnh nhân xơ gan
mất bù nhập viện. Điều này nhấn mạnh việc
đánh giá TTTC để tiên lượng tử vong bệnh nhân
và tầm quan trọng của phòng ngừa TTTC, chẩn
đoán sớm TTTC mức độ 1 và can thiệp bệnh
nhân bị TTTC trong các bệnh cảnh khác nhau
của bệnh nhân xơ gan mất bù đề cải thiện tiên
lượng của bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Angeli P, Gatta A, Caregaro L, et al. (1990). Tubular site of
renal sodium retention in ascitic liver cirrhosis evaluated
by lithium clearance. Eur J Clin Invest, 20(1), 111-117.
2. Angeli P, Gines P, Wong F, et al. (2015). Diagnosis and
management of acute kidney injury in patients with
cirrhosis: revised consensus recommendations of the
International Club of Ascites. J Hepatol, 62(4), 968-974.
3. Bal CK, Daman R, Bhatia V. (2016). Predictors of fifty days
in-hospital mortality in decompensated cirrhosis patients
with spontaneous bacterial peritonitis. World J Hepatol,
8(12), 566-572.
4. Belcher JM, Garcia-Tsao G, Sanyal AJ, et al. (2013).
Association of AKI with mortality and complications in
hospitalized patients with cirrhosis. Hepatology, 57(2), 753-
762.
5. Bellomo R, Ronco C, Kellum JA, et al. (2004). Acute renal
failure - definition, outcome measures, animal models,
fluid therapy and information technology needs: the
Second International Consensus Conference of the Acute
Dialysis Quality Initiative (ADQI) Group. Crit Care, 8(4),
R204-212.
6. Cardenas A. (2013). Defining renal failure in cirrhosis--
acute kidney injury classification or traditional criteria?
Ann Hepatol, 12(6), 984-985.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 131
7. Carvalho JR, Villela-Nogueira CA, Luiz RR, et al. (2012).
Acute kidney injury network criteria as a predictor of
hospital mortality in cirrhotic patients with ascites. J Clin
Gastroenterol, 46(3), e21-26.
8. Cholongitas E, Calvaruso V, Senzolo M, et al. (2009).
RIFLE classification as predictive factor of mortality in
patients with cirrhosis admitted to intensive care unit. J
Gastroenterol Hepatol, 24(10), 1639-1647.
9. du Cheyron D, Bouchet B, Parienti JJ, et al. (2005). The
attributable mortality of acute renal failure in critically ill
patients with liver cirrhosis. Intensive Care Med, 31(12),
1693-1699.
10. Fagundes C, Barreto R, Guevara M, et al. (2013). A
modified acute kidney injury classification for diagnosis
and risk stratification of impairment of kidney function in
cirrhosis. J Hepatol, 59(3), 474-481.
11. Garcia-Tsao G, Parikh CR, Viola A. (2008). Acute kidney
injury in cirrhosis. Hepatology, 48(6), 2064-2077.
12. Gines P & Schrier RW. (2009). Renal failure in cirrhosis. N
Engl J Med, 361(13), 1279-1290.
13. Jenq CC, Tsai MH, Tian YC, et al. (2007). RIFLE
classification can predict short-term prognosis in critically
ill cirrhotic patients. Intensive Care Med, 33(11), 1921-1930.
14. K/DOQI clinical practice guidelines for chronic kidney
disease: evaluation, classification, and stratification. Am J
Kidney Dis, 2002, 39(2 Suppl 1), S1-266.
15. Mehta RL, Kellum JA, Shah SV, et al. (2007). Acute Kidney
Injury Network: report of an initiative to improve
outcomes in acute kidney injury. Crit Care, 11(2), R31.
16. Schepke M, Appenrodt B, Heller J, et al. (2006). Prognostic
factors for patients with cirrhosis and kidney dysfunction
in the era of MELD: results of a prospective study. Liver
Int, 26(7), 834-839.
17. Tandon P, Garcia-Tsao G. (2008). Bacterial infections,
sepsis, and multiorgan failure in cirrhosis. Semin Liver Dis,
28(1), 26-42.
18. Tsien CD, Rabie R, Wong F. (2013). Acute kidney injury in
decompensated cirrhosis. Gut, 62(1), 131-137.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lien_quan_giua_ton_thuong_than_cap_va_tu_vong_30_ngay_trong.pdf