Liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và bệnh nha chu

Tài liệu Liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và bệnh nha chu: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 167 LIÊN QUAN GIỮA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ BỆNH NHA CHU Phạm Anh Vũ Thụy*, Trần Huỳnh Trung** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và bệnh nha chu trên bệnh nhân đến khám tại Viện Y Dược học Dân tộc Tp. Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 412 bệnh nhân trưởng thành (114 nam và 298 nữ, tuổi trung bình: 57,8) đến khám tại Viện Y Dược học Dân tộc Tp. Hồ Chí Minh năm 2015. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học và thói quen nha khoa được thu thập qua bảng câu hỏi tự điền. Bệnh nhân được đo các chỉ số nhân trắc (chiều cao, cân nặng và chu vi vòng eo); được thực hiện các xét nghiệm sinh hóa máu và chẩn đoán tình trạng bệnh lý tăng huyết áp và đái tháo đường típ 2; được đánh giá tình trạng nha chu (GI, BOP, PD và CAL) và mức độ viêm nha chu. Kết quả: Tỷ lệ viêm nha chu trung bình và nặng tăng có ý nghĩa thống kê khi số thành phần chuyển hó...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và bệnh nha chu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 167 LIÊN QUAN GIỮA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ BỆNH NHA CHU Phạm Anh Vũ Thụy*, Trần Huỳnh Trung** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và bệnh nha chu trên bệnh nhân đến khám tại Viện Y Dược học Dân tộc Tp. Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 412 bệnh nhân trưởng thành (114 nam và 298 nữ, tuổi trung bình: 57,8) đến khám tại Viện Y Dược học Dân tộc Tp. Hồ Chí Minh năm 2015. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học và thói quen nha khoa được thu thập qua bảng câu hỏi tự điền. Bệnh nhân được đo các chỉ số nhân trắc (chiều cao, cân nặng và chu vi vòng eo); được thực hiện các xét nghiệm sinh hóa máu và chẩn đoán tình trạng bệnh lý tăng huyết áp và đái tháo đường típ 2; được đánh giá tình trạng nha chu (GI, BOP, PD và CAL) và mức độ viêm nha chu. Kết quả: Tỷ lệ viêm nha chu trung bình và nặng tăng có ý nghĩa thống kê khi số thành phần chuyển hóa tăng và cao nhất ở bệnh nhân mắc 5 thành phần chuyển hóa (p<0,001). Giá trị trung bình các chỉ số nha chu (GI, BOP, PD và CAL) tăng có ý nghĩa thống kê khi số thành phần chuyển hóa tăng và cao nhất ở những bệnh nhân mắc 4 hay 5 thành phần chuyển hóa (p<0,001). Mô hình hồi quy đa biến logistic cho thấy bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa có số chênh viêm nha chu là 1,67 so với bệnh nhân không mắc hội chứng này sau khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu liên quan (p=0,021). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và bệnh nha chu. Tỷ lệ viêm nha chu cao hơn và tình trạng nha chu trầm trọng hơn ở những bệnh nhân có số thành phần chuyển hóa nhiều hơn. Từ khóa: Hội chứng chuyển hóa, chỉ số vòng eo, tăng huyết áp, đái tháo đường típ 2, viêm nha chu. ABSTRACT ASSOCIATION OF METABOLIC SYNDROME WITH PERIODONTAL DISEASE Pham Anh Vu Thuy, Tran Huynh Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 167 - 173 Objective: To examine the association of metabolic syndrome with periodontal disease in patients who visited at the Traditional Medicine Institute, Ho Chi Minh City, Vietnam. Methods: A cross sectional study was conducted on 412 adult patients (114 males, 298 females, mean age: 57.8 years old) who visited at the Traditional Medicine Institute, Ho Chi Minh City, 2015. The socio-demographic characteristic and dental habits were investigated by the self-administered questionnaire. Anthropometric index (height, weight, and waist circumference), blood biochemistry tests, the hypertension and type 2 diabetes conditions were determined. Periodontal status (GI, BOP, PD, CAL) and the severity of periodontitis were examined. Results: The prevalence’s of moderate and severe periodontitis were significantly increased by increasing number of metabolic components and highest in 5 metabolic component subjects (p<0.001). The mean values of GI, BOP, PD and CAL were significantly increased by increasing number of metabolic components and highest in 4 or 5 metabolic component subjects (p<0.001). The logistic regression showed that the odd ratios of 1.67 for *Bộ môn Nha chu, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh **Bộ môn Nha chu, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Cần Thơ Tác giả liên lạc: TS. Phạm Anh Vũ Thụy ĐT: 0916810874 Email: pavthuy@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 168 periodontitis in subjects with metabolic syndrome after adjustment of confounding factors (p=0.021). Conclusion: There was association of metabolic syndrome with periodontal disease in this study. The prevalence of periodontitis was higher and periodontal status was more severe in subjects with higher number of metabolic components. Keywords: Metabolic syndrome, waist circumference, hypertension, type 2 diabetes, periodontitis. MỞ ĐẦU Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một trong những vấn đề sức khỏe công cộng toàn cầu với tỷ lệ từ 20% đến 30% người trưởng thành mắc bệnh ở hầu hết các nước trên thế giới(7). Tại Việt Nam, hiện tại chưa có nghiên cứu toàn quốc về tỷ lệ hiện mắc HCCH, nhưng một số nghiên cứu tại các vùng khác nhau như Tp. Hồ Chí Minh (2001) tỷ lệ này là 20% ở người trưởng thành(4); Khánh Hòa (2003) có 8,2% dân số trên 15 tuổi mắc bệnh(17) và khu vực đồng bằng Sông Hồng (2014) là 16,3% ở dân số tuổi trung niên(2). Hội chứng chuyển hóa được mô tả đầu tiên bởi Kylin vào năm 1923 với các biểu hiện là tăng huyết áp, tăng glucose máu và gout. Thuật ngữ “hội chứng chuyển hóa” được sử dụng để chỉ tình trạng mà nhiều yếu tố cùng hiện diện trên một cá nhân. Theo Hiệp Hội Đái tháo đường quốc tế (IDF), HCCH là tập hợp những yếu tố nguy cơ của hai đại dịch lớn là bệnh tim mạch và đái tháo đường típ 2, và được xác định bởi sự hiện diện của từ ba hoặc nhiều hơn trong năm yếu tố gồm tăng huyết áp, tăng triglyceride máu, giảm lipoprotein tỷ trọng cao (HDL/High density lipoprotein), béo phì và glucose máu cao (hoặc bệnh đái tháo đường típ 2)(1). Béo phì, tăng huyết áp, rối loạn dung nạp glucose, rối loạn chuyển hoá lipid được cho là những yếu tố nguy cơ của các bệnh xơ cứng động mạch, gồm cả bệnh lý mạch vành. Mặc dù mỗi yếu tố của HCCH gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch một cách độc lập, nhiều nghiên cứu cho rằng sự phối hợp của những yếu tố này làm tăng nguy cơ tử vong đáng kể do tất cả các nguyên nhân và cả bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, y văn cũng chứng minh viêm nha chu phổ biến hơn ở người bị đái tháo đường và những cá nhân bị viêm nha chu thường có sự rối loạn chuyển hoá lipid. Tuy nhiên, sự tích luỹ các thành phần của HCCH có gia tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu hay không vẫn chưa được xác định rõ ràng trên những cộng đồng dân số khác nhau. Đề tài này thực hiện với mục tiêu xác định mối liên quan giữa HCCH và bệnh nha chu trên bệnh nhân là người Việt, đến khám tại Viện Y Dược học Dân tộc Tp. Hồ Chí Minh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu là 412 bệnh nhân (114 nam và 298 nữ, tuổi từ 50 đến 78; tuổi trung bình: 57,8±5,7) đến khám, tư vấn và điều trị lần đầu tiên tại Khoa khám lâm sàng, Viện Y Dược học Dân tộc Tp. Hồ Chí Minh và đồng ý tham gia nghiên cứu từ 2014-2015. Bệnh nhân bị bệnh nặng, không đi lại được, đang hay đã điều trị nha chu trong vòng 3 tháng trước nghiên cứu, đang mang mắc cài chỉnh nha, phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú không đưa vào mẫu nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Y đức của Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh và được sự đồng ý của Viện Y Dược học Dân tộc Tp. Hồ Chí Minh. Các thông tin về nhân khẩu xã hội học (tuổi, giới tính, trình độ học vấn); thói quen nha khoa (khám răng định kỳ, số lần chải răng, dùng chỉ nha khoa, dùng nước súc miệng); thông tin về lần cuối cùng lấy cao răng, được hướng dẫn cách chải răng; và thói quen hút thuốc lá được ghi nhận qua bảng câu hỏi tự điền. Các chỉ số nhân trắc gồm chiều cao, cân nặng và vòng eo (WC) của bệnh nhân được đo bởi một điều dưỡng có kinh nghiệm 7 năm tại Khoa. Chỉ số BMI được tính là tỷ số giữa cân nặng (kg) và bình phương chiều cao (m2). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 169 Bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi xét nghiệm các chỉ số sinh hóa máu. Các bệnh lý tăng huyết áp và đái tháo đường được chẩn đoán bởi các bác sĩ nội tiết tại Khoa. Tình trạng nha chu gồm độ sâu khe nướu khi thăm dò (PD), độ mất bám dính lâm sàng (CAL) và tình trạng chảy máu nướu khi thăm dò khe nướu (BOP) của các răng hiện diện trên cung hàm (ngoại trừ răng khôn) của tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu này được khám bởi cùng một Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được tập huấn và định chuẩn. Viêm nha chu (có, không) và mức độ viêm nha chu (nhẹ, trung bình, nặng) được chẩn đoán dựa theo tiêu chí của Hội Nha chu Hoa Kỳ (AAP) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC) năm 2007(5). Bệnh nhân trong nghiên cứu này được chẩn đoán mắc HCCH dựa theo tiêu chí cho người Châu Á, chương trình giáo dục quốc gia về Cholesterol và hướng dẫn điều trị cho người lớn lần thứ 3 có bổ sung (NCEP, ATP III), được xác định khi có ít nhất 3 trong 5 yếu tố: (1) Chỉ số WC ≥90 cm đối với nam, hoặc WC ≥80 cm đối với nữ; (2) Tăng triglycerides máu: ≥150 mg/dL (≥1,70 mmol/L); (3) Giảm HDL-cholesteron <40 mg/dL (<1,03 mmol/L) đối với nam, hoặc <50 mg/dL (<1,30 mmol/L) đối với nữ; (4) Tăng huyết áp: huyết áp tâm thu (SBP) ≥130 mmHg hoặc huyết áp tâm trương (DBP) ≥85 mmHg; hoặc đang điều trị tăng huyết áp; và (5) Bất dung nạp glucose: glucose máu lúc đói ≥100 mg/dL ( ≥5,6 mmol/L), hoặc đang mắc bệnh đái tháo đường. KẾT QUẢ Liên quan đặc điểm mẫu nghiên cứu và thói quen nha khoa với viêm nha chu (Bảng 1) Không có mối liên quan giữa giới tính, trình độ học vấn, thói quen dùng chỉ nha khoa, dùng nước súc miệng với viêm nha chu trong mẫu nghiên cứu. Có tỷ lệ cao hơn có ý nghĩa thống kê bệnh nhân bị viêm nha chu ở nhóm tuổi 61-78 tuổi, hay bệnh nhân không có thói quen tự kiểm tra răng nướu, không được hướng dẫn cách chải răng, không có thói quen khám răng miệng định kỳ, chải răng từ 1-2 lần/ngày hay bệnh nhân đang hút thuốc lá với viêm nha chu so với nhóm tương ứng (p<0,05). Tỷ lệ viêm nha chu (Hình 1) Trong toàn bộ mẫu nghiên cứu tỷ lệ viêm nha chu nhẹ, trung bình và nặng lần lượt là 9,1%; 18,2% và 27,3%. Tỷ lệ viêm nha chu trung bình và nặng tăng có ý nghĩa thống kê khi số thành phần chuyển hóa tăng và cao nhất ở bệnh nhân mắc 5 thành phần chuyển hóa (p<0,001). 15,0 10,8 12,0 9,1 13,0 14,7 17,4 18,2 6,8 17,6 25,0 27,3 0 5 10 15 20 25 30 0-2 thành phần 3 thành phần 4 thành phần 5 thành phần VNC nhẹ VNC trung bình VNC nặng % p<0,001 Hình 1. Tỷ lệ viêm nha chu theo số thành phần chuyển hóa Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 170 Liên quan giữa chỉ số nha chu, béo phì, sinh hóa máu và huyết áp với viêm nha chu (Bảng 2) Giá trị trung bình các chỉ số nha chu gồm PI, GI, BOP, PD và CAL ở nhóm viêm nha chu cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không viêm nha chu. Các giá trị trung bình BMI, WC và glucose máu cao hơn; và HDL- cholesterol thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm viêm nha chu (p<0,05). Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về triglycerides, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương giữa hai nhóm (p>0,05). Liên quan giữa tình trạng nha chu và số thành phần chuyển hóa (Bảng 3) Giá trị trung bình GI, BOP, PD và CAL tăng có ý nghĩa thống kê khi số thành phần chuyển hóa tăng và cao nhất ở những bệnh nhân mắc 4 hay 5 thành phần chuyển hóa (p<0,001). Mối liên quan giữa HCCH và viêm nha chu (Bảng 4) Kết quả phân tích hồi quy đa biến logistic cho thấy bệnh nhân từ 61 tuổi trở lên hay không có thói quen khám răng định kỳ, hay lấy cao răng hơn 1 năm, hay không được hướng dẫn chải răng, hay không có thói quen tự kiểm tra răng nướu hay chải răng từ 1-2 lần/ngày hay đang hút thuốc lá có số chênh viêm nha chu lần lượt là 1,74; 1,57; 1,80; 1,95; 1,93; 1,68; và 3,47 tương ứng so với nhóm bệnh nhân dưới 61 tuổi, hay có thói quen khám răng miệng định kỳ, hay lấy cao răng trong vòng một năm qua, hay được hướng dẫn cách chải răng hay có thói quen tự kiểm tra răng nướu hay chải răng từ 3 lần/ngày trở lên hay không hút thuốc lá (p<0,05). Bệnh nhân mắc HCCH có số chênh viêm nha chu là 1,67 so với bệnh nhân không mắc hội chứng này (p=0,021). Bảng 1. Liên quan đặc điểm mẫu nghiên cứu và thói quen nha khoa với viêm nha chu Biến số VNC (-), n (%) VNC (+), n (%) Tổng số, n (%) p Tuổi 50-60 tuổi 133 (63,0%) 78 (37,0%) 211 (100%) 0,046 61-78 tuổi 107 (53,2%) 94 (46,8%) 211 (100%) Giới tính Nam 59 (51,8%) 55 (48,2%) 114 (100%) 0,118 Nữ 181 (60,7%) 117 (39,3%) 298 (100%) Trình độ học vấn Dưới đại học 138 (56,8%) 105 (43,2%) 243 (100%) 0,479 Từ đại học trở lên 102 (60,4%) 67 (39,6%) 169 (100%) Khám răng miệng định kỳ Có 120 (64,5%) 66 (35,5%) 186 (100%) 0,021 Không 120 (53,1%) 106 (46,9%) 226 (100%) Lần cuối cùng lấy cao răng Trong vòng 1 năm 79 (68,1%) 37 (31,9%) 116 (100%) 0,014 Hơn 1 năm hoặc không nhớ rõ 161 (54,4%) 135 (45,6%) 296 (100%) Được hướng dẫn cách chải răng Có 128 (64,3%) 71 (35,7%) 199 (100%) 0,017 Không 112 (52,6%) 101 (47,4%) 213 (100%) Tự kiểm tra răng nướu Có 131 (65,8%) 68 (34,2%) 213 (100%) 0,003 Không 109 (51,2%) 104 (48,8%) 199 (100%) Chải răng 1-2 lần/ngày 145 (53,3%) 127 (46,7%) 272 (100%) 0,006 Từ 3 lần trở lên/ngày 95 (67,9%) 45 (32,1%) 140 (100%) Dùng chỉ nha khoa Không 117 (57,9%) 85 (42,1%) 202 (100%) 0,921 Có 123 (58,6%) 87 (41,1%) 210 (100%) Dùng nước súc miệng Không 126 (55,8%) 100 (44,2%) 226 (100%) 0,271 Có 114 (61,3%) 72 (38,7%) 186 (100%) Hút thuốc lá Đang hút 12 (32,4%) 25 (67,6%) 37 (100%) 0,002 Trước đây hút 20 (52,6%) 18 (47,4%) 38 (100%) Không hút 208 (61,7%) 129 (38,3%) 337 (100%) Số liệu trình bày: n (%); Kiểm định Chi bình phương; Có ý nghĩa thống kê khi p<0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 171 Bảng 2. Liên quan giữa chỉ số nha chu, béo phì, sinh hóa và huyết áp với viêm nha chu Biến số VNC (-), n=240 VNC (+), n=172 Tổng số, n=412 p PI 2,81±0,66 3,47±0,51 3,19±0,66 <0,001 GI 1,19±0,29 1,84±0,44 1,46±0,48 <0,001 BOP (răng) 9,38±3,56 16,28±5,01 12,26±5,43 <0,001 PD (mm) 2,06±0,79 3,29±0,81 2,57±1,0 <0,001 CAL (mm) 2,14±0,77 3,24±0,82 2,59±0,96 <0,001 BMI (kg/m 2 ) 27,02±3,92 28,52±3,83 27,64±3,95 <0,001 WC (cm) 84,39±7,27 87,10±7,28 85,52±7,39 <0,001 Glucose máu (mm/L) 5,65±1,34 6,42±1,93 5,97±1,65 <0,001 Triglycerides (mm/L) 1,71±1,00 1,82±0,96 1,76±0,98 0,295 HDL-cholesterol (mm/L) 1,37±0,35 1,29±0,32 1,34±0,34 0,024 Huyết áp tâm thu (mmHg) 11,99±1,26 12,05±1,23 12,02±1,24 0,626 Huyết áp tâm trương (mmHg) 7,83±0,83 7,81±0,86 7,82±0,84 0,803 Số liệu trình bày: TB±ĐLC; Kiểm định T; Có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. Bảng 3. Tình trạng nha chu theo số thành phần chuyển hóa Chỉ số nha chu 0-2 thành phần 3 thành phần 4-5 thành phần p PI 3,35±0,62 3,29±0,62 3,21±0,85 <0,001 GI 1,37±0,48 1,53±0,46 1,58±0,48 <0,001 BOP 10,58±4,49 12,62±5,16 15,30±6,04 <0,001 PD 2,26±0,94 2,77±0,93 3,01±0,97 <0,001 CAL 2,28±0,93 2,81±0,85 3,02±0,91 <0,001 Kiểm định ANOVA; Có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. BÀN LUẬN Mô hình hồi quy đa biến trong nghiên cứu này sau khi kiểm soát các yếu tố như giới tính, trình độ học vấn và BMI kết quả cho thấy tuổi, hút thuốc lá, thói quen chăm sóc răng miệng như khám răng miệng định kỳ, tự kiểm tra răng nướu, chải răng, được hướng dẫn cách chải răng cũng như lấy cao răng định kỳ và HCCH liên quan có ý nghĩa với viêm nha chu. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tuổi là một yếu tố nguy cơ của viêm nha chu, tỷ lệ mắc và độ nặng của bệnh nha chu tăng theo tuổi. Cơ chế về mối liên quan giữa tuổi và viêm nha chu có thể là do mất bám dính mô nha chu có thể được tích lũy theo thời gian hoặc do sự tiếp xúc lâu dài hơn với các yếu tố gây bệnh. Kết quả của nghiên cứu này tương đồng với một số nghiên cứu trước đây của chúng tôi về mối liên quan có ý nghĩa giữa các thói quen nha khoa và hút thuốc lá với viêm nha chu thực hiện trên bệnh nhân là Người Việt đến khám tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp. Hồ Chí Minh(13) và Khoa Răng Hàm Mặt Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh(14). Sau khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu lên quan, nghiên cứu này cho thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa HCCH và viêm nha chu. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ viêm nha chu mức độ trung bình hay nặng tăng; hay mức độ tình trạng nha chu trầm trọng hơn khi số lượng thành phần chuyển hóa tăng, và cao nhất ở bệnh nhân mắc 4-5 thành phần chuyển hóa. Shimazaki và cs (2007) cho thấy mức độ trầm trọng của bệnh nha chu của bệnh nhân tăng theo số thành phần chuyển hóa(16). Han và cs (2010) đã chứng minh tỷ số chênh viêm nha chu là 1,70 trên bệnh nhân có HCCH; và HCCH với nhiều thành chuyển chuyển hóa hơn thì mối quan hệ với viêm nha chu mạnh hơn(8). Một phân tích tổng hợp gần đây cũng cho thấy cá nhân mắc HCCH có tỷ số chênh viêm nha chu cao hơn người không mắc hội chứng này là 2,09(12). Rola Alhabashneh và cs (2015) nghiên cứu trên nhóm người Jordan bị đái tháo đường chứng minh rằng bệnh nhân khi mắc thêm HCCH thì viêm nha chu trầm trọng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 172 hơn, khi số thành phần chuyển hóa tăng lên thì số chênh viêm nha chu cũng tăng lên và cao nhất ở bệnh nhân có 5 thành phần chuyển hóa(15). Những kết quả này cho thấy mối quan hệ liều lượng (số thành phần chuyển hóa) và đáp ứng (viêm nha chu) giữa HCCH và viêm nha chu. Tuy nhiên, chúng tôi không xác định mối liên quan nhân quả trong nghiên cứu này vì đây là nghiên cứu cắt ngang. Những nghiên cứu tiến cứu trong tương lai rất cần để xác định mối liên quan này giữa HCCH và viêm nha chu. Bảng 4. Các yếu tố liên quan đến viêm nha chu Yếu tố OR KTC 95% p Tuổi 50-60 tuổi 1 61-78 tuổi 1,74 1,12-2,68 0,013 Khám răng miệng định kỳ Có 1 Không 1,57 1,02-2,42 0,043 Lần cuối cùng lấy cao răng Trong vòng 1 năm 1 Hơn 1 năm hoặc không nhớ rõ 1,80 1,11-2,93 0,018 Được hướng dẫn cách chải răng Có 1 Không 1,95 1,26-3,03 0,003 Tự kiểm tra răng nướu Có 1 Không 1,93 1,25-2,97 0,003 Chải răng Từ 3 lần trở lên/ngày 1 1-2 lần /ngày 1,68 1,05-2,68 0,029 Hút thuốc lá Không hút 1 Trước đây hút 1,40 0,67-2,92 0,376 Đang hút 3,47 1,58-7,59 0,002 Hội chứng chuyển hóa Không 1 Có 1,67 1,08-2,57 0,021 Phân tích hồi quy đa biến sau khi kiểm soát các yếu tố: giới tính, trình độ học vấn, thói quen dùng chỉ nha khoa, dùng nước súc miệng và BMI; OR, tỷ số chênh; KTC, Khoảng tin cậy; Có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. Trong một nghiên cứu thực nghiệm gần đây, Li và cs (2015) đã cho thấy HCCH liên quan với sự gia tăng viêm nha chu và mất xương ổ răng trên động vật viêm nha chu tạo ra từ lipopolysaccharide(10). Một số nghiên cứu cũng đã cho thấy từng thành phần chuyển hóa như béo bụng, tăng huyết áp, tăng glucose máu lúc đói, tăng trtglyceride và giảm HDL cholesterol liên quan có ý nghĩa với viêm nha chu. Mô mỡ tạo ra các cytokine, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và đóng một vai trò quan trọng trong sự phá hủy mô trong bệnh nha chu. Các phản ứng oxy hóa, CRP, và các cytokine tiền viêm, như yếu tố hoại tử u TNF-α, IL-1, và IL-6, đã được báo cáo trong y văn là tăng lên ở những bệnh nhân có HCCH. Bullon và cs (2009) cho rằng stress oxy hóa là một liên kết phổ biến chính trong mối quan hệ giữa mỗi thành phần của HCCH và viêm nha chu(3). Ở mức độ tại chỗ, các chất trung gian này cũng được cho là góp phần vào sự phá hủy mô nha chu và tiêu xương(9). Vì vậy, bệnh nhân mắc HCCH có xu hướng đáp ứng quá mức với viêm và nhạy cảm hơn với sự phát triển của bệnh nha chu cùng với các tác nhân gây bệnh. Sự tương tác có hệ thống của các chất trung gian này trong sự phá hủy mô nha chu và mất xương vẫn đang được các nhà nghiên cứu tiếp tục đánh giá. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong bệnh béo phì và HCCH, nồng độ TNF-α làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nha chu, có thể trực tiếp hay gián tiếp bằng cách thay đổi đáp ứng miễn dịch của ký chủ đối với vi khuẩn trong bệnh béo phì và HCCH. Yếu tố hoại tử u TNF-α được cho là liên quan chính đến sự phá hủy mô nha chu nhiều hơn ở bệnh nhân béo phì và HCCH, gây ra đề kháng insulin ở cả bệnh đái tháo đường và cũng là một trong những cytokine tiền viêm chính giai đoạn sớm gây ra bởi vi khuẩn gây bệnh nha chu(6). Ngoài ra, IL6 là một yếu tố quan trọng thứ hai sau TNF-α trong cơ chế mối liên quan giữa béo phì, HCCH và viêm nha chu. IL-6 là cytokine đa chức năng được sản xuất bởi nhiều loại tế bào gồm các đại thực bào, bạch cầu trung tính và các tế bào nội mô. Mức độ IL-6 và dịch khe nướu tăng lên trong viêm nha chu(11). KẾT LUẬN Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa giữa hội chứng chuyển hóa và bệnh nha chu trên bệnh nhân đến khám tại Viện Y Dược học Dân tộc Tp. Hồ Chí Minh. Tỷ lệ viêm nha chu cao hơn và tình trạng nha chu trầm trọng hơn tìm thấy trên bệnh nhân có số thành phần chuyển hóa nhiều hơn. Tuổi, các thói quen nha Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 173 khoa và hút thuốc lá cũng cho thấy liên quan có ý nghĩa với viêm nha chu trong nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alberti KG, Zimmet P, Shaw J (2006). Metabolic syndrome-a new world-wide definition. A Consen-sus Statement from the International Diabetes Federation. Diabet Med 23: 469-480. 2. Binh TQ, Phuong PT, Nhung BT, Tung do D (2014). Metabolic syndrome among a middle-aged population in the Red River Delta region of Vietnam. BMC Endocrine Disorders 14: 77 3. Bullon P, Morillo JM, Ramirez-Tortosa MC, Quiles JL, Newman HN, Battino M (2009). Metabolic syndrome and periodontitis: Is oxidative stress a common link? J Dent Res 88: 503-518. 4. Duc Son LNT, Kunii D, Hung NT, Sakai T, Yamamoto S (2005). The metabolic syndrome: prevalence and risk factors in the urban population of Ho Chi Minh City. Diabet Res Clin Pract 67: 243–250. 5. Eke PI, Page, RC, Wei L, et al. (2012). Update of the case definitions for population-based surveillance of periodontitis. J Periodontol 83: 1449-1454. 6. Graves DT, Cochran D (2003). The contribution of interleukin- 1 and tumor necrosis factor to periodontal tissue destruction. J Periodontol 74: 391–401. 7. Grundy SM (2008). Metabolic syndrome pandemic. Arterioscler Thromb Vasc Biol 28: 629–636. 8. Han DH, Lim SY, Sun BC, Paek D, Kim HD (2010). The association of metabolic syndrome with periodontal disease is confounded by age and smoking in a Korean population: The Shiwha-Banwol Environmental Health Study. J Clin Periodontol 37: 609-616. 9. Khosravi R, Ka K, Huang T, et al (2013). Tumor necrosis factor-alpha and interleukin-6: Potential interorgan inflammatory mediators contributing to destructive periodontal disease in obesity or metabolic syndrome. Mediators Inflamm 2013: 1-6. 10. Li Y, Lu Z, Zhang X, Yu H, Kirkwood KL, Lopes-Virella MF, Huang Y (2015). Metabolic Syndrome Exacerbates Inflammation and Bone Loss in Periodontitis. J Dent Res 94: 362–370 11. Nibali L, Fedele S, D’Aiuto F, Donos N (2012). Interleukin-6 in oral diseases: a review. Oral Dis 18: 236–243. 12. Nibali L, Tatarakis N, Needleman I, et al (2013). Clinical review: Association between metabolic syndrome and periodontitis: A systematic review and meta-analysis. J Clin Endocrinol Metab 98: 913-920. 13. Pham AVT, Ueno M, Shinada K, et al. (2010). Periodontal disease and related factors among Vietnamese dental patients. Oral health Prev Dent 9: 185-194. 14. Pham AVT, Kieu QT, Ngo TQL (2017). Risk factors of periodontal disease in Vietnamese patients. J Invest Clin Dent DOI: 10.1111/jicd.12272. 15. Rola A, Yousef K, Zaid H, Farah A (2015). The association between periodontal disease and metabolic syndrome among outpatients with diabetes in Jordan. J Diabetes Metab Disord 14: 67. 16. Shimazaki Y, Saito T, Yonemoto K, Kiyohara Y, Iida M, Yamashita Y (2007). Relationship of metabolic syndrome to periodontal disease in Japanese women: The Hisayama Study. J Dent Res 86: 271-275 17. Tran Van H, Truong MT, Nguyen T (2004). Prevalence of metabolic syndrome in adults in Khanh Hoa, Viet Nam. J Geriatr Cardiol 1: 95–100. Ngày nhận bài báo: 11/02/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/02/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflien_quan_giua_hoi_chung_chuyen_hoa_va_benh_nha_chu.pdf
Tài liệu liên quan