Tài liệu Liên kết vùng trong quản lý và chia sẻ nguồn nước ở vùng tứ giác Long Xuyên - Trần Thế Định: 489
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
LIÊN KẾT VÙNG TRONG QUẢN LÝ VÀ CHIA SẺ NGUỒN NƯỚC
Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN
Th.S Trần Thế Định
TÓM TẮT
Tứ giác Long Xuyên là một trong hai vùng trũng của Đồng bằng sông
Cửu Long, với mạng lưới sông ngòi dày đặc và nguồn nước phong phú. Tuy
nhiên, việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước của vùng đang có
những bất cập mang tính riêng lẻ của từng địa phương. Vì vậy, để quản lý và sử
dụng hợp lý nguồn nước theo hướng bền vững thì việc liên kết các địa phương
trong vùng là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Bài báo đã tiến hành
đánh giá thực trạng hệ thống quản lý tài nguyên nước, phân tích những khó
khăn trong quản lí và chia sẻ nguồn nước, từ đó đề ra giải pháp nhằm quản lý,
khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước của vùng Tứ giác Long Xuyên.
Từ khóa: liên kết vùng, tài nguyên nước, vùng Tứ giác Long Xuyên
ứ giác Long Xuyên (TGLX) là ...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên kết vùng trong quản lý và chia sẻ nguồn nước ở vùng tứ giác Long Xuyên - Trần Thế Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
489
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
LIÊN KẾT VÙNG TRONG QUẢN LÝ VÀ CHIA SẺ NGUỒN NƯỚC
Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN
Th.S Trần Thế Định
TÓM TẮT
Tứ giác Long Xuyên là một trong hai vùng trũng của Đồng bằng sông
Cửu Long, với mạng lưới sông ngòi dày đặc và nguồn nước phong phú. Tuy
nhiên, việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước của vùng đang có
những bất cập mang tính riêng lẻ của từng địa phương. Vì vậy, để quản lý và sử
dụng hợp lý nguồn nước theo hướng bền vững thì việc liên kết các địa phương
trong vùng là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Bài báo đã tiến hành
đánh giá thực trạng hệ thống quản lý tài nguyên nước, phân tích những khó
khăn trong quản lí và chia sẻ nguồn nước, từ đó đề ra giải pháp nhằm quản lý,
khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước của vùng Tứ giác Long Xuyên.
Từ khóa: liên kết vùng, tài nguyên nước, vùng Tứ giác Long Xuyên
ứ giác Long Xuyên (TGLX) là tiểu vùng nằm ở phía tây của
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được giới hạn bởi kênh
Vĩnh Tế, sông Hậu, kênh Cái Sắn thuộc địa bàn tỉnh An Giang,
Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên của vùng là hơn
498.000 ha và là vùng trọng điểm sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản nước ngọt,
nước lợ với tổng sản lượng lúa gạo hàng năm khoảng 5 triệu tấn, chiếm 20%
sản lượng của toàn vùng ĐBSCL [5].
Với địa hình trũng, thấp tự nhiên, cùng với Đồng Tháp Mười ở phía tả
ngạn sông Tiền thì TGLX có chức năng điều tiết thủy văn quan trọng cho toàn
vùng ĐBSCL. Vào mùa lũ, vùng này ngập nước tự khiên khoảng 0,5 - 3m, vì
vậy, vùng hấp thu một khối lượng lớn nước lũ, phù sa, tài nguyên thủy sản,
đồng thời giúp giảm ngập cho các vùng phía hạ lưu. Đến mùa khô, nước lũ
trong vùng trũng này sẽ bổ sung cho dòng chảy, giúp cân bằng ranh giới mặn -
ngọt cho các tỉnh ven biển. Trong thời gian qua, việc quản lý khai thác, vận
hành và bảo vệ hệ thống các công trình thủy lợi tại khu vực này đã đáp ứng tốt
Trường Đại học An Giang
T
490
nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của toàn
vùng. Đặc biệt là vận hành đập Tha La và đập Trà Sư trên địa bàn tỉnh An
Giang phục vụ chung cho toàn vùng TGLX đã đáp ứng yêu cầu sản xuất, đảm
bảo lợi ích của người dân trong vùng.
Hiện nay, khu vực này đang chịu nhiều tác động nghiêm trọng của biến
đổi khí hậu như hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng. Bên cạnh đó, việc các
nước thượng nguồn sông Mêkông xây dựng các công trình thủy điện bất hợp lý
đã dẫn đến suy giảm cả về lưu lượng và chất lượng nước phục vụ sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt của người dân trong vùng. Một số công trình thuỷ lợi
không còn phù hợp với thiết kế ban đầu; cơ cấu mùa vụ, lịch thời vụ sản xuất
của các địa phương trong vùng không giống nhau nên việc vận hành công trình
thủy lợi để đáp ứng nhu cầu chung của vùng gặp khó khăn. Do đó, việc rà soát
lại hệ thống thủy lợi vùng TGLX là điều cần thiết và cũng cần đưa ra các giải
pháp để các địa phương trong vùng TGLX có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa
trong quản lí và chia sẻ nguồn nước.
1. Khái quát điều kiện tự nhiên vùng TGLX
Về cấu tạo, bề mặt TGLX được lấp đầy bằng trầm tích biển hoặc lục địa,
hình thành tầng phù sa cổ. Từ đầu Holoxen, biển bắt đầu tiến vào đồng bằng và
mạnh nhất vào thời kỳ giữa Holoxen, biển tiến đến tận Hà Tiên, Châu Đốc, sau
đó biển rút chậm để lại một miền trũng rộng lớn.
TGLX có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với các vùng
trũng cục bộ, cao trình biến đổi từ 0,2 - 1,2m; nơi cao nhất là vùng đất giáp
Campuchia: 0,8-1,2m; nơi thấp nhất là vùng phía Tây Nam kênh Rạch Giá - Hà
Tiên: 0,2 - 0,7m [1].
Khí hậu cận xích đạo gió mùa, chế độ mưa ở TGLX có sự phân hóa sâu
sắc theo mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11, lượng
mưa trung bình năm 1400 - 1500 mm và ít biến động qua các năm. Mùa khô
thường bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào cuối tháng 4 năm sau. Trong suất
những tháng mùa khô, lượng mưa trung bình không tháng nào vượt quá
100mm, thông thường chỉ đạt 5 - 50mm. Lượng mưa mùa mưa chiếm tới 90 -
95% tổng lượng mưa năm còn lượng mưa mùa khô chỉ chiếm khoảng 5 - 10%,
có năm liên tiếp nhiều tháng không có mưa, gây nên hạn hán nghiệm trọng.
491
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
Nhiệt độ trung bình ở TGLX cao và rất ổn định, nhiệt độ trung bình năm
từ 260C – 280C, đạt cực đại vào tháng 4, dao động trong khoảng 36°- 38°C. Do
nhiệt độ cao, ít thay đổi trong năm làm quá trình bốc hơi diễn ra mạnh. Bốc hơi
từ bề mặt đất và mặt nước tiêu hao nguồn nước mặt, tạo điều kiện thuận lợi để
nước mặn xâm nhập vào trong sông ngòi và nội đồng.
Bảng1. Chế độ khí hậu TGLX Biểu đồ 1: Nhiệt độ-lượng mưa
TGLX
Thán
g
Nhiệt
độ
(0C)
Lượng
mưa
(mm)
Số
giờ
nắng
(h)
Độ
ẩm
(%)
6.27.15.6
59.3
145.3128.8
192.9
180.2
222.9
309.8
168.9
55.5
26.1
26.4
27.8
29.2
28.5
28.1
27.627.7
27.827.8
27.4
26.3
24.0
25.0
26.0
27.0
28.0
29.0
30.0
0
50
100
150
200
250
300
350
1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112
Lượng mưa (mm)
1 24.6 18.9 217.4 78.0
2 26.7 10.6 198.9 83.0
3 28.2 34.0 235.4 80.0
4 28.9 93.8 177.8 80.0
5 28.1 158.5 154.0 85.0
6 28.4 63.7 186.8 83.0
7 27.5 159.9 130.4 84.0
8 28.4 162.5 155.5 82.0
9 27.6 127.0 105.2 83.0
10 27.6 109.7 164.7 84.0
11 27.6 22.8 182.8 79.0
12 26.8 5.1 240.5 79.0
Nguồn: Trung tâm Khí tượng – Thủy văn tỉnh An Giang, Kiên
Giang
Mạng lưới dòng chảy dày đặc, bao gồm các sông tự nhiên như sông
492
Giang Thành, sông Cái Lớn, Cái Bé và hệ thống kênh mương thường bắt nguồn
từ sông Hậu và toả ra các kênh cấp II, cấp III vào nội đồng. Chế độ thuỷ văn
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của lưu lượng nước ở thượng nguồn và thủy triều
biển Tây. Mùa lũ (từ tháng Bảy đến tháng Mười hai), vùng này thường ngập
trong nước với độ sâu từ 0,5 đến 3,0m. Mùa khô, vùng này thường khô hạn và
bị nước mặn xâm nhập.
2. Thực trạng hệ thống quản lý nước vùng TGLX
Theo tư liệu từ Tổng cục Thủy lợi Việt Nam trong “Quy hoạch thủy lợi
Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng”
[2], vùng TGLX đã có một hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, bao gồm hệ
thống kiểm soát lũ, cống ngăn mặn, hệ thống kênh trục, cấp I, cấp II, hệ thống
đê/bờ bao, hệ thống trạm bơm và hệ thống thủy lợi nội đồng. Đến nay, vùng
TGLX có 64 kênh trục (1.056 km), 2.313 kênh cấp II và III (7.374 km), 38
cống trung bình và lớn, 1.915 cống nhỏ và bọng, 319 trạm bơm điện quy mô
vừa, 4.485 km bờ bao/đê bao kiểm soát lũ và 63 km đê biển. Một số cụm công
trình đáng chú ý là:
- Cụm công trình thoát lũ ven biển Tây: Bao gồm tuyến đê biển Rạch Giá
– Ba Hòn dài 75 km, rộng mặt 3 – 6 m, cao trình đỉnh +2,0 m; hệ thống gồm 23
cống ven biển Tây; các cửa thoát lũ là các cầu trên QL80 với khoảng 35 cửa.
- Cụm công trình kiểm soát lũ dọc kênh Vĩnh Tế: Bao gồm tuyến đê ngăn
lũ tràn biên giới từ Châu Đốc đến Tịnh Biên và từ Ba Chúc đến đầu kênh Hà
Giang; tuyến đê được đắp phía bờ Nam kênh Vĩnh Tế; công trình kiểm soát lũ
tràn biên giới với 2 đập cao su Trà Sư (rộng tràn 90 m, ngưỡng +1,50 m, đỉnh
+3,80 m) và Tha La (rộng tràn 72m, ngưỡng +1,50 m, đỉnh +3,80 m); kênh
Vĩnh Tế với chiều rộng đáy 30 m, cao trình đáy -3,0 m đảm bảo nước tưới mùa
cạn với lưu lượng 37 m3/s, bãi tràn dọc kênh Vĩnh Tế có thể thoát được lưu
lượng lũ 1.940 m3/s; đường tràn kết hợp cầu cạn ở phía Bắc cầu Xuân Tô với
chiều rộng 300m, cao trình đáy +1,0m để có thể thoát được lưu lượng lũ
khoảng 1.220 m3/s.
- Hệ thống kênh thoát lũ và dẫn nước: Đã nạo vét và đào mới 23 kênh
thoát lũ từ kênh Rạch Giá-Hà Tiên ra biển Tây; hệ thống kênh trục, cấp I băng
qua vùng TGLX với nhiệm vụ chính là thoát lũ, dẫn nước tưới, tiêu và giao
thông thủy. Hầu hết các kênh trục, cấp I đều thẳng góc với thế nước sông Hậu
493
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
và thủy triều biển Tây nên chế độ thủy lực các kênh tốt.
- Hệ thống đê bao, bờ bao: Do nằm trên băng thoát lũ nên ở vùng TGLX
đã hình thành 2 loại đê bao: Đê bao kiểm soát lũ cả năm và bờ bao kiểm soát lũ
tháng Tám. Hiện An Giang có 103 ô bao kiểm soát lũ cả năm (tổng chiều dài đê
bao 1.020 km), bảo vệ 40.899 ha đất 3 vụ, 396 ô bao tháng Tám (tổng chiều dài
2.365 km), bảo vệ 97.234 ha đất 2 vụ. Ở Kiên Giang đã có hệ thống bờ bao
tháng Tám bảo đảm khoảng 70.000 ha 2 vụ.
- Hệ thống kênh cấp 2: Hệ thống kênh cấp II có mật độ trung bình trên
toàn vùng 5,5 m/ha, nhưng phát triển không đều giữa các khu vực. Khu vực
Đông - Nam kênh Tri Tôn kênh cấp II khá dày, khoảng cách từ 1-2 km/kênh,
kích thước đáy 6-8 m, cao trình đáy -1,0 m đến -2,0 m, hàng năm bồi lắng và
sạt lở mạnh. Khu vực Tây - Bắc kênh Tri Tôn, hệ thống thủy lợi cấp II mới
hình thành nên đến nay mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu sản xuất.
- Hệ thống cống và trạm bơm tưới đầu mối: Ngoài các cống ngăn mặn
ven biển thuộc 2 huyện Hòn Đất, Kiên Lương và Thành phố Rạch Giá, hiện nay
trong vùng hầu như chưa có hệ thống cống đầu mối phục vụ tưới. Phần Kiên
Giang trong vùng TGLX có 42 cống các loại với tổng độ rộng 360 m, chủ yếu
là cống hở, xây kiên cố, mỗi khoang rộng 5 hay 8 m và từ 1-3 cửa. Ngược lại,
phần An Giang trong vùng TGLX tuy có đến trên 1.000 cống các loại, nhưng
chỉ là cống bọng nhỏ trong nội đồng, với nhiệm vụ chủ yếu tưới và giữ nước.
Từ kênh trục, cấp I, cấp II, nước được lấy trực tiếp vào ruộng qua các cống
bọng hoặc máy bơm nhỏ.
- Hệ thống hồ chứa
nhỏ: Hai huyện Tri Tôn và
Tịnh Biên có diện tích đồi
núi khá lớn, có tiềm năng
nông nghiệp nhưng lại thiếu
nguồn nước. Để phục vụ sản
xuất và sinh hoạt, tại đây
hiện đã xây dựng 4 hồ chứa
nước nhỏ với tổng dung tích
750.000 m3, ngoài tưới còn
cấp nước sinh hoạt 12.000
người.
Hình 1. Bản đồ mạng lưới thủy văn
TGLX
494
- Hệ thống thủy lợi nội đồng: Trong vùng TGLX, hệ thống này được giới
hạn sau hệ thống bờ bao các ô. Nước lấy từ kênh cấp II vào ruộng qua các cống
bọng hoặc máy bơm nhỏ. Các thửa ruộng được giới hạn bởi bờ ruộng thấp, bên
trong là mương dẫn và tiêu nước.
3. Những khó khăn trong quản lý, chia sẻ nguồn nước ở TGLX
TGLX được đánh giá là vùng được cung cấp nguồn nước phong phú từ
sông Mêkông, tuy nhiên, nguồn nước của sông Mêkông chủ yếu phụ thuộc vào
nguồn nước từ thượng nguồn và mưa ở lưu vực. Cụ thể: tổng dòng chảy trung
bình hằng năm của sông Mêkông là 475 tỉ m3. Trong đó, nguồn nước từ Trung
Quốc và Myanmar cung cấp 18%, phần còn lại do lượng nước mưa bổ sung của
các nước trong lưu vực. Trong số này, phần lượng mưa bổ sung của Việt Nam
chỉ khoảng 11% [3].
Hiện nay, bên cạnh 7 đập thuỷ điện lớn của Trung Quốc, các nước Lào
và Campuchia cũng dự kiến xây dựng 11 đập thuỷ điện dọc sông Mêkông. Hệ
thống đập này ảnh hưởng rất lớn đến chế độ nước ở hạ lưu, đặc biệt khi các đập
thuỷ điện hạn chế xả nước vào mùa khô. Điều này, làm cho các địa phương
trong vùng TGLX không thể chủ động trong việc quản lý nguồn nước.
Bên cạnh đó, theo Lê Anh Tuấn [6], các địa phương đầu nguồn sông Cửu
Long nhiều năm nay đầu tư xây dựng đê bao khép kín để sản xuất lúa vụ 3.
Việc xây dựng hệ thống đê bao này đã làm ngập lụt gia tăng ở các địa phương
hạ nguồn. Nhất là vào thời gian nước đổ kết hợp với triều cường, nước biển
dâng làm cho vùng hạ nguồn bị ngập càng sâu. Do đó, cần có giải pháp liên kết
vùng TGLX để hạn chế tình trạng trên.
Hệ thống thủy lợi của vùng TGLX đến nay cũng còn một số tồn tại, như
làm dâng cao mực nước lũ đầu vụ và chính vụ, gia tăng xói mòn đất khu vực hạ
lưu, hệ thống thủy lợi còn thiếu rất nhiều công trình vừa và nhỏ như kênh
mương và cống bộng nội đồng; quy hoạch thuỷ lợi nội đồng TGLX còn manh
mún, hệ thống công trình thuỷ lợi nội đồng hiện có còn rất đơn giản chủ yếu là
kênh mương kết hợp tưới tiêu, chưa đáp ứng được cho nhu cầu chuyển dịch cơ
cấu mùa vụ, cây trồng và vật nuôi.
Thông tin số liệu về nguồn nước vừa thiếu vừa không đồng bộ, phân tán,
thiếu tập trung thống nhất; hệ thống quan trắc tài nguyên nước chưa đáp ứng
495
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
được yêu cầu cung cấp thông tin số liệu để theo dõi, đánh giá dự báo, nhất là dự
báo sớm xâm nhập mặn, suy giảm dòng chảy vào mùa khô; chưa có quy hoạch
tài ngyên nước toàn vùng;
chưa kiểm soát, giám sát
được các hoạt động khai
thác, sử dụng nước; chưa
kiểm soát được tình trạng ô
nhiễm nguồn nước, nhất là
các kênh, rạch nhỏ.
Ngoài ra, những vấn
đề về mặn hóa các vùng
nước ngọt do nuôi trồng thủy
sản thiếu quy hoạch đang
ngày càng gia tăng; các quy
hoạch chuyên ngành có sử
nước như chống lũ, thủy lợi,
cấp nước và các quy hoạch
phát triển kết cấu hạ tầng
thiếu thống nhất, chưa phù
hợp với các yêu cầu chung
để quản lý tổng hợptrên toàn
vùng [4].
4. Giải pháp quản lý, chia sẻ nguồn nước vùng TGLX
4.1. Giải pháp công trình
Hiện nay, hệ thống các công trình quản lý nước vùng TGLX khá hoàn
chỉnh, bao gồm: Hệ thống kiểm soát lũ Tha La, Trà Sư và các cống kiểm soát lũ
dọc tuyến Quốc lộ N1 từ Châu Đốc đến Hà Tiên; hệ thống kiểm soát lũ ven
sông Hậu; đê và hệ thống cống tiêu nước mưa, thoát lũ và kiểm soát mặn ven
biển Tây; hệ thống kênh cấp I, cấp II; hệ thống đê bao kiểm soát lũ đô thị, khu
dân cư và hệ thống đê bao, bờ bao kiểm soát lũ sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản. Hệ thống quan trắc tài nguyên nước gồm: các trạm khí tượng -
thủy văn; các trạm đo chất lượng nước, phù sa và điểm đo chất lượng nước theo
Hình 2. Hệ thống đập thủy điện trên sông
Mêkông [4].
496
đợt.
Tuy nhiên, theo Quy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long trong
điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng [2], để quản lí và chia sẻ nguồn
nước trong vùng, địa phương cần phải thực hiện các giải pháp công trình sau:
- Đối với cấp nước và kiểm soát mặn: cần xây dựng 8 cống dọc sông
Hậu và mở rộng một số kênh trục để tăng khả năng chuyển nước vào nội đồng
và tăng nguồn nước ngọt cho nuôi trồng thuỷ sản dải ven biển (Cống kênh Chắc
Cà Đao; An Hòa; Bình Phú; Ba Thê; Mười Châu Phú; Tri Tôn; Cần Thảo và
cống kênh Số 2); xây dựng 5 cống Tà Xăng, Tam Bản, Tà Lúa, Cầu số 1, Rạch
Giá; xem xét tuyến đê biển Kiên Giang – Hòn Tre nhằm tạo hồ trữ nước ngọt
tăng khả năng cấp nước cho vùng Tứ giác Long xuyên, Bán đảo Cà Mau và góp
phần kiểm soát lũ cho vùng TGLX.
- Về kiểm soát lũ, triều cường: cần kết hợp đê và cống dọc sông Hậu
cùng 2 cống Trà Sư, Tha La hiện nay tạo hệ thống kiểm soát lũ cho toàn vùng;
xem xét việc mở rộng các cống ven biển và khẩu diện các cầu qua QL80 từ
Rạch Giá đi Hà Tiên đảm bảo khả năng thoát lũ, kể cả lũ gia tăng do BĐKH.
Nâng cấp đê ven biển đủ cao trình ứng vớinước biển dâng.
- Về hệ thống công trình: Xây dựng và nâng cấp cụm công trình kiểm
soát lũ ven biên giới; cụm công trình kiểm soát mặn ven biển; cụm công trình
thoát lũ ra biển Tây; cụm công trình kiểm soát lũ ven sông Hậu; tuyến đê biển
Kiên Giang – Hòn Tre; các công trình thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.
4.2. Giải pháp phi công trình
Các địa phương trong vùng cần nghiên cứu thống nhất cơ chế về thu thập
và chia sẻ thông tin cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước mặt, nước ngầm và khai
thác sử dụng nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
Các địa phương rà soát nhu cầu về nước ngọt, mặn và lợ theo nhu cầu
canh tác của từng vùng, từng loại hệ sinh thái tự nhiên ở vùng TGLX. Các
chính sách về quản lý, sử dụng nước phải được đặt trong bối cảnh tác động kép,
xu thế biến đổi của tài nguyên nước trong tương lai, kết hợp với những dự báo
dài hạn để có các giải pháp phù hợp bảo đảm cấp nước an toàn cho toàn vùng
vùng tiết kiệm nước ngọt, sống chung với hạn và mặn.
Rà soát quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch sử dụng nguồn nước
của cả vùng TGLX phục vụ sản xuất và đời sống; quy hoạch không gian hấp
497
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
thu, trữ lũ, thoát lũ, kiểm soát mặn của vùng TGLX để đầu tư nâng cấp phục vụ
nhu cầu sản xuất đa mục tiêu.
Xây dựng kế hoạch sử dụng nước và phương án sử dụng nước luân phiên
khi xảy ra hạn hán, thiếu nước trên cơ sở tích hợp các nội dung quy hoạch tài
nguyên nước của từng địa phương và quy hoạch tài nguyên nước vùng TGLX.
Phối hợp quản lý, vận hành hệ thống các công trình thủy lợi trong vùng TGLX
đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu phát triển tài nguyên nước bền vững, bảo
vệ chất lượng nguồn nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm tài
nguyên nước.
Tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia quản lý, sử dụng tài nguyên
nước tiết kiệm, hợp lý, không gây ô nhiễm nguồn nước. Rà soát và bổ sung các
điểm quan trắc chất lượng nước phục vụ theo từng nhu cầu sản xuất và sinh
hoạt trong vùng.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, lĩnh
vực, đặc biệt là quy hoạch thủy lợi, cấp nước, giao thông thủy, nông nghiệp,
nuôi trồng thủy sản phải trên cơ sở khả năng thực tế của nguồn nước và những
xu thế biến đổi của nguồn nước trong tương lai [4].
5. Kết luận
Trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay ngày càng diễn biến phức tạp
thì tài nguyên nước là cốt lõi và phải xem nước ngọt, nước mặn, nước lợ đều là
tài nguyên. Việc thỏa thuận hợp tác quản lý nước vùng TGLX của các địa
phương vừa quản lý tốt nguồn nước, bảo vệ môi trường, vừa đáp ứng đa mục
tiêu và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững vùng sản xuất trọng
điểm này [3].
Các địa phương nằm trong vùng TGLX có liên quan chặt chẽ với nhau về
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc biệt là nguồn nước. Nếu các địa phương
phát triển riêng lẻ, sử dụng nguồn nước tự phát thì sẽ không đem lại hiệu quả
cao nhất. Do đó, việc liên kết sẽ giúp giải quyết những vấn đề chung, vượt
ngoài ranh giới hành chính của từng tỉnh. Ngoài ra, liên kết vùng sẽ giúp phân
công vai trò giữa các địa phương trong quản lý, sử dụng nguồn nước một cách
hiệu quả hơn, giúp bố trí không gian phát triển sản xuất hợp lý, hài hòa hơn cho
toàn vùng.
498
Để làm được điều này, cần có sự phối hợp toàn diện về nhiều mặt, những
giải pháp kỹ thuật, kế hoạch quản lý nước tính tổng thể. Cần quan trắc bảo vệ
chất lượng nước, có cơ chế quản lý cho toàn bộ vùng TGLX để giúp mọi người
có thể sử dụng nước sạch. Phải có sự điều phối nước đến những vùng khan
hiếm nước để tạo sự cân bằng nước ở các địa phương trong vùng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thế Định (2017). Xâm nhập mặn ở vùng Tứ giác Long Xuyên
trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đề xuất một số giải pháp. Kỷ yếu Hội thảo
“Những thách thức cho sự phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”. Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn. NXB. Đại học Quốc gia TPHCM.
2. Báo cáo Hội thảo “Quy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu
Long trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng”. Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn. TP.HCM. 23/9/2010.
3. Báo cáo hội thảo “Liên kết tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên - thách thức
và tầm nhìn”. An Giang. 16/5/2017.
4. Báo cáo Hội thảo “Tài nguyên nước thực trạng-thách thức và định
hướng quản lý, sử dụng tài nguyên nước nhằm phát triển bền vững Đồng bằng
sông Cửu Long”. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cần Thơ. 26/9/2017.
5. Bài báo “Phát triển bền vững vùng Tứ giác Long Xuyên”. Đăng ngày
28/10/2017 tại website: https://laodong.vn/trang-dbscl/phat-trien-ben-vung-
vung-tu-giac-long-xuyen-572468.ldo
6. Bài báo “Phát triển đa mục tiêu Tứ giác Long Xuyên”. Đăng ngày
19/2/2018 tại website:
long-xuyen-a95349.html
7. Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 26-4-2016 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng
ĐBSCL giai đoạn 2016-2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 38_2302_2207255.pdf