Tài liệu Liên kết với các vùng và địa phương trong phát triển Kinh tế - Xã hội: * Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
VẤN ĐỀ LIÊN KẾT VÙNG VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Nhiều năm trở lại đây, phát triển vùng và liên kết vùng
để phát triển luôn là một trong những chủ đề thu hút sự
quan tâm của không chỉ các nhà nghiên cứu về phương
diện học thuật, mà còn là nhu cầu thực tế trong công tác
quản lý của các cấp, các ngành; trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp; và thậm chí trong cuộc sống
thường nhật của người dân. Đã có rất nhiều các công
trình nghiên cứu về sự cần thiết, vai trò, cách thức, nội
dung của liên kết vùng vì sự phát triển. Các nghiên cứu
này được nghiên cứu phục vụ các mục tiêu cụ thể khác
nhau với cách tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Bài viết
này xuất phát từ tình hình thực tế và tập trung trình bày
về một số vấn đề liên quan đến phát triển vùng và liên kết
vùng/địa phương để phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố Hà Nội trong giai đoạn sắp tới.
1. Khái niệm vùng, liên kết ...
42 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Liên kết với các vùng và địa phương trong phát triển Kinh tế - Xã hội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
VẤN ĐỀ LIÊN KẾT VÙNG VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Nhiều năm trở lại đây, phát triển vùng và liên kết vùng
để phát triển luôn là một trong những chủ đề thu hút sự
quan tâm của không chỉ các nhà nghiên cứu về phương
diện học thuật, mà còn là nhu cầu thực tế trong công tác
quản lý của các cấp, các ngành; trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp; và thậm chí trong cuộc sống
thường nhật của người dân. Đã có rất nhiều các công
trình nghiên cứu về sự cần thiết, vai trò, cách thức, nội
dung của liên kết vùng vì sự phát triển. Các nghiên cứu
này được nghiên cứu phục vụ các mục tiêu cụ thể khác
nhau với cách tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Bài viết
này xuất phát từ tình hình thực tế và tập trung trình bày
về một số vấn đề liên quan đến phát triển vùng và liên kết
vùng/địa phương để phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố Hà Nội trong giai đoạn sắp tới.
1. Khái niệm vùng, liên kết vùng
a) Vùng/lãnh thổ
Trong chính sách phát triển kinh tế, vùng/lãnh thổ là
một trong những khái niệm gây nhiều tranh cãi, nhất là
khi liên quan đến một lĩnh vực cụ thể nào đó. Lý do chủ
yếu của tình hình này là các lĩnh vực khác nhau đều có
những cách tiếp cận, những tiêu chí đôi khi khác nhau
khi đánh giá các mặt mạnh, mặt hạn chế để hoạch định
phương cách phát triển. Vì vậy, vùng - lãnh thổ để phát
triển công nghiệp hay nông nghiệp, thủy sản hay cây
lương thực, kết cấu hạ tầng hay du lịch... có thể được nhìn
nhận không giống nhau trên mỗi không gian địa lý nhất
định. Hơn nữa, trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế, ranh giới “vùng” của sự phát triển càng
trở nên lỏng lẻo với các phạm vi không gian rộng, hẹp rất
khác nhau. Ngay trong phạm vi quốc gia, sự việc cũng trở
nên phức tạp hơn khi các vùng, lãnh thổ được xem xét ở
khía cạnh không gian kinh tế lại không phải bao giờ cũng
trùng với ranh giới hành chính; trong khi việc quản lý sự
phát triển lại do những cơ quan hành chính chịu trách
nhiệm. Vì vậy, thông thường, đối với công tác quản lý
phát triển, khái niệm vùng, lãnh thổ kinh tế luôn gắn với
các đơn vị hành chính và mang tính quy ước.
Ở Việt Nam, trong các văn bản chính thức hiện hành,
có các loại vùng như sau:
- Vùng kinh tế - xã hội: Là một bộ phận của lãnh thổ
quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có các hoạt động kinh tế - xã hội tương đối độc lập,
thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước. Đây
PGS,TS. Bùi Tất Thắng*
LIÊN KẾT VỚI CÁC VÙNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
59Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ
là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế
- xã hội trên mỗi vùng của đất nước. (Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 07 tháng 9 năm 2006 Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội; Điều 3. Khoản 6). Theo cách phân chia này, hiện nay,
ở Việt Nam có 6 vùng, gồm: Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng
Sông Hồng, vùng Duyên Hải miền Trung, Vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng
bằng sông Cửu Long.
- Các lãnh thổ đặc biệt, bao gồm: Vùng kinh tế trọng điểm; khu kinh tế, khu
kinh tế quốc phòng, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ của cả
nước; hành lang kinh tế, vành đai kinh tế. (Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội).
+ Vùng kinh tế trọng điểm: Là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, hội tụ
các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò
động lực, đầu tàu thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước. (Nghị định số
92/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 9 năm 2006 Về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Điều 3. Khoản 7). Hiện nay,
ở Việt Nam có 4 vùng kinh tế trọng điểm, gồm: Vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
và Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Khu kinh tế, khu kinh tế quốc phòng, khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ: Tính đến nay (8/2015), cả nước đã xây dựng và có quyết định
thành lập 295 khu công nghiệp và khu chế xuất với tổng diện tích đất tự
nhiên hơn 84 nghìn ha, trong đó có 212 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động;
6 khu kinh tế cửa khẩu; 15 khu kinh tế ven biển. Các KCN được phân bổ ở
hầu khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh
tế trọng điểm. Trong đó, vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam tập trung nhiều
KCN nhất với gần 50% tổng số KCN
trên cả nước; vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc chiếm khoảng 20% tổng số
KCN trên cả nước; và vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung chiếm xấp xỉ
10% tổng số KCN trên cả nước.
Cả nước hiện có 15 khu kinh tế
ven biển đã được thành lập gồm: 2
khu ở vùng Đồng bằng sông Hồng;
10 khu ở vùng Duyên hải miền Trung
và 3 khu ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long, với tổng diện tích mặt đất và
mặt nước là hơn 662.000 ha.
Các khu công nghệ gồm: Khu
Công nghệ cao Hoà Lạc (Hà Nội), Khu
công nghệ cao Sài Gòn (Thành phố
Hồ Chí Minh) và Khu công nghệ cao
Đà Nẵng (Thành phố Đà Nẵng).
+ Hành lang kinh tế, vành đai
kinh tế: Các hành lang kinh tế hiện
đang xây dựng và hoạt động gồm:
Hành lang Kinh tế Đông - Tây (East-
West Economic Corridor - EWEC) là
một sáng kiến được nêu ra vào năm
1998 tại Hội nghị Bộ trưởng Tiểu vùng
Sông Mekong Mở rộng lần thứ tám tổ
chức tại Manila (Philippines) nhằm
thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh
tế giữa bốn nước Lào, Myanma, Thái
Lan và Việt Nam. Hành lang này chính
thức thông tuyến vào ngày 20 tháng
12 năm 2006. Hành lang kinh tế Côn
Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
- Quảng Ninh và hành lang kinh tế
Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh (cùng với vành
đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ - gọi tắt là hai
hành lang, một vành đai) được hình
thành trong khuôn khổ hợp tác kinh
tế Việt Nam - Trung Quốc. Bên cạnh
đó, sách báo kinh tế còn nói tới một
số hành lang kinh khác như hành
lang đường 18, đường 51, v.v....
60 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ
+ Ngoài ra, còn các các loại hình vùng đặc biệt nhưng
“lỏng” hơn như vùng núi; vùng đồng bằng; vùng trung du;
vùng biển, ven biển và hải đảo; vùng biên giới; vùng sâu
vùng xa; vùng khó khăn; vùng đô thị; vùng nông thôn;
vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Thành phố Hồ Chí Minh,
Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước còn hình
thành Ban chỉ đạo của 3 vùng mới: Tây Bắc, Tây Nguyên
và Tây Nam Bộ.
- Vùng/lãnh thổ theo cấp quản lý hành chính: Lãnh thổ
cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và lãnh
thổ cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh)
và cấp xã/phường/thị trấn.
Trong hệ thống các vùng kể trên, chỉ có các vùng/lãnh
thổ theo cấp quản lý hành chính (tỉnh/thành phố, huyện/
thị xã và xã/phường/thị trấn là có cấp quản lý theo chính
quyền; các khu kinh tế, khu công nghiệp là có ban quản
lý; các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có Ban chỉ
đạo; và các vùng kinh tế trọng điểm có Ban điều phối. Các
vùng khác không xác định các cơ quan quản lý rõ ràng.
b) Liên kết vùng/địa phương
Mỗi một vùng/địa phương (bất kể quy mô và hình
thức như thế nào) đều có một số đặc điểm chung, nổi trội
so với các vùng/địa phương khác. Sự khác biệt giữa các
vùng/địa phương tự nó cũng hàm nghĩa là mỗi vùng/địa
phương đều có những thế mạnh (và thế yếu) đặc thù, tạo
ra những lợi thế tuyệt đối và tương đối nhất định trong
sự phân công lao động xã hội. Liên kết vùng/địa phương
không chỉ bù đắp những khoảng trống, thiếu hụt nguồn
lực giữa các vùng/địa phương, mà còn gia tăng tính lợi
ích nhờ hiệu quả kinh tế theo quy mô. Vì thế, một cách tự
nhiên, để phát triển sản xuất, đặc biệt là trong kinh tế thị
trường, các vùng/địa phương tất yếu có nhu cầu liên kết
(cả nội vùng lẫn liên vùng).
Do việc quản lý vùng/địa phương có các chủ thể nhất
định, nên việc liên kết vùng/địa phương có thể được thúc
đẩy hay kìm hãm bởi các chính sách rất cụ thể. Bởi vậy,
những nghiên cứu về liên kết vùng/địa phương còn chỉ ra
những điều kiện của liên kết vùng/địa phương một cách
hiệu quả, bền vững; trong đó phải kể đến:
- Sự tương đồng về thể chế và sự đồng thuận của các
nhóm xã hội cùng chia sẻ lợi ích chung, trong đó có lợi
ích phát triển riêng của mỗi vùng/địa phương.
- Sự đồng bộ về khuôn khổ thể chế, sự nhất quán về
cơ chế chính sách và sự thông thoáng trong cung cách
quản trị của các vùng/địa phương, nhất là về các mặt: (i)
sự công khai, minh bạch trong các chính sách, thông tin
và hoạt động của bộ máy công quyền; (ii) đảm bảo các
quyền về tài sản (cả hữu hình và vô hình); và (iii) đảm bảo
duy trì chế độ hợp đồng.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ và
hiện đại.
2. Hiện trạng liên kết vùng/địa phương ở Việt Nam
Trong bối cảnh chuyển sang kinh tế thị trường, nền
kinh tế Việt Nam cũng có đầy đủ các kiểu liên kết vùng-
lãnh thổ, bao gồm:
- Các hình thức liên kết tự nhiên của quá trình phát
triển, trong đó nổi bật nhất là kiểu liên kết mang tính lan
tỏa, lôi kéo giữa trung tâm và ngoại vi, đô thị và nông
thôn. Dạng liên kết này diễn ra một cách tự nhiên, khách
quan trong quá trình phát triển, trước hết là từ các trung
tâm, các đô thị với các ngành kinh tế đặc thù là công
nghiệp chế biến và các ngành dịch vụ. Chủ thể chính của
loại hình liên kết này là các doanh nghiệp, các đơn vị sự
nghiệp và các gia đình, cá nhân. Đây là loại liên kết giữa
các chủ thể đóng trên địa bàn của các vùng khác nhau với
nhau (liên kết theo chiều ngang) và mang nặng tính thị
trường, gồm các giao dịch mua bán, các loại hợp đồng, cổ
phần công ty
- Liên kết theo quan hệ phân cấp chính quyền giữa
Trung ương và địa phương (liên kết dọc, giữa cơ quan
quản lý vùng lớn với vùng nhỏ), nên mang nặng tính
mệnh lệnh hành chính (bắt buộc) và chủ thể chính là các
cấp quản lý theo thứ bậc trên - dưới. Loại liên kết này chủ
yếu bao gồm các lĩnh vực liên kết trong xử lý các vấn đề
mang tính liên ngành: Xây dựng quy hoạch phát triển
ngành và vùng ở từng địa phương; xây dựng và thực thi
chính sách thu hút và phân bổ đầu tư; xây dựng và phát
triển các sản phẩm chủ yếu; xây dựng hệ thống cơ sở
hạ tầng vùng, như đường sá, cảng biển, sân bay; cơ sở
hạ tầng thông tin liên lạc; bệnh viện, trường học, trung
tâm nghiên cứu; xây dựng các khu, cụm công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao; vùng sản xuất nông
nghiệp; trung tâm thương mại, du lịch và dịch vụ; phát
triển nguồn nhân lực và đào tạo; xây dựng và thực thi các
chính sách xóa đói giảm nghèo; các chính sách liên quan
đến di cư và di chuyển lao động và nhà ở; giải quyết các
vấn đề xã hội; bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi
khí khậu, phòng trách và khắc phục các thảm họa thiên
tai; v.v.
61Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ
- Liên kết giữa các vùng/địa phương với nhau, chủ yếu
do các cơ quan quản lý cấp địa phương với nhau (liên kết
theo chiều ngang) và mang tính hành chính tự nguyện.
Loại hình liên kết này mới được quan tâm nhiều hơn
trong những năm gần đây. Về lý thuyết, các lĩnh vực cần
thiết phải phối hợp hành động cũng giống như trong liên
kết dọc giữa các cơ quan quản lý theo phân cấp (trung
ương - địa phương) nêu trên, chỉ khác là cách thức tiến
hành thì diễn ra theo chiều ngang (giữa các địa phương
với nhau) và chủ yếu mang tính tự nguyện.
Vì nhiều lý do về thể chế, cho tới nay, các liên kết
vùng theo chiều dọc (Trung ương và địa phương) vẫn
là loại liên kết chủ yếu, thậm chí trong một số trường
hợp còn lấn át các loại liên kết ngang. Tính vùng trong
quan hệ liên kết dọc chưa được tính đến một cách thỏa
đáng. Bằng chứng rõ ràng là việc chạy đua quyết liệt
trong việc xây dựng những dự án các loại trên địa bàn
các tỉnh mà từ lâu, cả trên các phương tiện thông tin đại
chúng lẫn các diễn đàn chính thức, chúng được xem như
những “phong trào”, những “hội chứng” về nhà máy
rượu bia, xi măng, thủy điện, cảng biển, sân bay, khai
thác khoáng sản, khu đô thị, v.v...; tạo thành nhiều “nền
kinh tế” trong một nền kinh tế quốc gia. Xu hướng này
gây ra một số vấn đề nổi cộm trong nền kinh tế hiện nay.
Một là, tình trạng thiếu thống nhất về những thông
tin kinh tế cơ bản, khiến cho việc tìm hiểu môi trường
kinh doanh trở nên khó khăn, thậm chí gia tăng chi phí
tìm hiểu và gia nhập thị trường. Đây là vấn đề tồn đọng
từ lâu và vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, khiến cho
sức cạnh tranh của môi trường kinh doanh chậm được
được cải thiện.
Hai là, cuộc chạy đua xây dựng các công trình kết
cấu hạ tầng (bến cảng, sân bay), khu đô thị, khu công
nghiệp và một số loại sản phẩm với cơ cấu kinh tế na ná
như nhau giữa các tỉnh, khiến cho trong một số lĩnh vực,
không sử dụng hết công suất, xuất hiện tình trạng dư
cung, dẫn đến lãng phí nguồn lực.
Ba là, xuất hiện tình trạng tranh chấp tài nguyên (tranh
giành) và xử lý ô nhiễm môi trường (đùn đẩy). Không hiếm
ví dụ những cơ sở sản xuất hoặc khu công nghiệp ở tỉnh này
gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại kinh tế (và sức khỏe
con người) cho chính họ và cho những tỉnh khác (nhất là ô
nhiễm nguồn nước), nhưng chưa có cơ chế xử lý thỏa đáng.
Bốn là, gần đây xuất hiện hiện tượng các tỉnh thành
gia tăng hoạt động xúc tiến đầu tư một cách riêng rẽ, tuy
thể hiện được tinh thần năng động, tích cực; nhưng ở góc
độ của các nhà đầu tư thì lại thấy một đối tác thiếu tính tổ
chức và thống nhất về đường hướng, chính sách và thông
tin. Hậu quả là đôi khi lợi bất cập hại.
Năm là, sự phối hợp giữa các địa phương còn mang
tính hình thức, thiếu cơ chế liên kết và thực hiện các cam
kết phối hợp một cách hiệu quả. Các thỏa thuận hợp tác,
liên kết giữa các địa phương nhiều khi còn chưa có sự
phối hợp thực chất, chưa xuất phát từ yêu cầu thực tế
khách quan. Nội dung liên kết còn chung chung, chưa rõ
ưu tiên, chưa tạo ra lợi ích thiết thực, động lực cho tất
cả các bên tham gia liên kết, chưa lôi kéo được khu vực
doanh nghiệp tham gia liên kết mà chủ yếu là các cấp
chính quyền địa phương. Khi xây dựng quy hoạch, việc
đóng góp ý kiến của các địa phương khác trong vùng vẫn
còn mang tính hình thức, chưa xác định rõ nội dung, cách
thức liên kết, phối hợp trong phát triển.
Các cơ chế phối hợp hiện nay chủ yếu mang tính
tự nguyện, không có sự ràng buộc trách nhiệm, chế tài
chặt chẽ. Thực tế, đã có một số địa phương mặc dù đã
có những cam kết nhưng vì lợi ích cục bộ của mình đã
không tham gia tích cực vào việc liên kết vùng (thí dụ
trong kết nối các tuyến giao thông, xây dựng các khu xử
lý chất thải nguy hại...).
Thực ra, các quy định mang tính pháp lý về liên kết,
phối hợp cả chiều dọc lẫn chiều ngang trên một số lĩnh
vực quản lý vĩ mô đã được nhà nước ban hành. Hầu như
trong các văn bản pháp lý, phần nói về giải pháp và/hoặc
tổ chức thực hiện, đều có đề cập đến vấn đề phối hợp
giữa các ngành, các địa phương. Đặc biệt, riêng trong lĩnh
vực liên kết, phối hợp vùng, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 159/2007/QĐ-TTg về Quy chế phối
hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương đối với các vùng kinh tế
trọng điểm. Theo Quyết định này, các Bộ, tỉnh/thành phố
thuộc vùng kinh tế trọng điểm sẽ phải tham gia, phối hợp
trong quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch tổng
thể phát triển KTXH của các địa phương trong vùng; quy
hoạch phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, quy hoạch
ngành, quy hoạch sản phẩm chủ yếu; huy động vốn đầu
tư phát triển và đầu tư phát triển; phát triển đào tạo và
sử dụng lao động; rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành
thực hiện cơ chế, chính sách tài chính, đầu tư; thiết lập hệ
62 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ
thống thông tin và cung cấp thông tin vùngViệc phối
hợp tốt các vấn đề này sẽ tránh được sự chồng chéo, trùng
lắp trong phát triển giữa các địa phương trong vùng.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,
Tây Nam Bộ đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương
đã tổ chức nghiên cứu và tiến hành trên thực tế các hoạt
động liên kết vùng. Trong khuôn khổ các vùng đô thị như
vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Thành phố Hồ Chí Minh, cũng
có Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng, thực
hiện công tác hoạt động điều phối, liên kết vùng có nhiều
sáng kiến liên kết, hợp tác của các địa phương.
Những mặt tồn tại, hạn chế nêu trên do các nguyên
nhân chủ yếu:
- Chức năng, nhiệm vụ của các địa phương không tạo
động lực cho sự liên kết vùng
- Các địa phương vì nhiệm vụ về tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu ngân sách... nên cạnh
tranh với nhau trong thu hút đầu tư, xây dựng các khu,
cụm công nghiệp... Nhiều địa phương vẫn muốn duy trì
cơ cấu sản xuất toàn diện và khép kín. Chính sách của các
địa phương vẫn còn nặng tính phong trào.
- Tổ chức, hoạt động của các Ban Chỉ đạo chưa tạo điều
kiện thuận lợi cho việc liên kết, điều phối phát triển vùng
Chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Tây
Bắc, Tây Nam Bộ hiện nay chưa tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác liên kết vùng để phát triển kinh tế - xã hội. Chưa
xác định cụ thể nội dung, phương pháp phối hợp giữa
Ban với các địa phương trên địa bàn và với các Bộ, ngành.
Hiệu lực của công tác điều phối tại các vùng KTTĐ
chưa cao, do Ban Chỉ đạo, Văn phòng điều phối hoạt
động phi hành chính. Các tổ chức điều phối không nắm
nguồn lực, không có quyền quyết định đầu tư phát triển,
chỉ có trách nhiệm tư vấn, do đó tiếng nói của tổ chức
điều phối còn hạn chế. Tổ điều phối các Bộ, ngành và các
địa phương tham gia còn hình thức (do không có cán bộ
chuyên trách, nhưng chủ yếu nhận thức chưa đúng mức).
Các cán bộ tham gia tổ điều phối đều kiêm nhiệm nên
thời gian tham gia ít, trách nhiệm hạn hẹp.
- Nội dung lập, phê duyệt và quản lý các quy hoạch còn
bất cập
Trong nội dung của quy hoạch phát triển ngành, sản
phẩm đã yêu cầu luận chứng các phương án phát triển và
khuyến nghị phương án phân bố sản xuất trên các vùng và
các tỉnh, tuy nhiên trong một số quyết định phê duyệt quy
hoạch không chỉ rõ phương án phân bố sản xuất trên các
tỉnh, là địa bàn có cơ quan hành chính nhà nước quản lý.
Phương pháp luận về quy hoạch, quản lý quy hoạch
phát triển sản phẩm trong điều kiện kinh tế thị trường
chưa rõ.
Quy hoạch vùng chưa chỉ rõ các nhiệm vụ của các địa
phương dựa trên lợi thế của mình.
Công tác tổ chức lập, thẩm định các quy hoạch phát
triển ngành, quy hoạch cấp vùng/tỉnh và cơ chế quản lý
quy hoạch, phối hợp chỉ đạo thực hiện quy hoạch, việc
điều hành tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai
quy hoạch... còn nhiều bất cập, cần được nghiên cứu, có
giải pháp khắc phục.
(Kỳ sau: Liên kết vùng/địa phương trong phát triển kinh
tế - xã hội ở Thủ đô Hà Nội)
Tài liệu tham khảo
1) Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm
2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
2) Báo cáo đánh giá nhu cầu đào tạo lồng ghép phát
triển bền vững và biến đổi khí hậu trong công tác lập kế
hoạch của Dự án “Tăng cường năng lực lồng ghép phát
triển bền vững và biến đổi khí hậu trong công tác lập kế
hoạch”.
3) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng
và địa phương; quy hoạch phát triển một số ngành, lĩnh
vực, sản phẩm.
4) TS. Nguyễn Văn Huân Viện Kinh tế Việt Nam: Liên kết
vùng từ lý luận đến thực tiễn
5) TS. Hồ Kỳ Minh và Ths. Lê Minh Duy Nhất (Viện
Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - xã hội Đà Nẵng): Liên kết
vùng từ lý luận đến thực tiễn
63Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ
*Viện Kinh tế Xây dựng, Bộ Xây dựng
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ MỚI -
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Trên thực tế việc quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị
mới (KĐTM) thời gian qua còn lỏng lẻo, vì vậy rất cần
hoàn thiện các quy định cho phù hợp, tránh tình trạng
một số địa phương quá chú trọng đến thu hút đầu tư mà
không để ý đến quy trình cấp phép dẫn đến nhiều dự án
nhà ở trong KĐTM không lập theo quy định, gây ra khó
khăn cho người dân trong việc chứng nhận quyền sở hữu
nhà và các quyền cư trú hợp pháp khác. Hay việc quản lý
trong quá trình đầu tư xây dựng của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng để các chủ
đầu tư chỉ tập trung vào việc tăng diện tích kinh doanh
mà không quan tâm đến xây dựng hạ tầng kỹ thuật và
xã hội, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các hộ dân trong
KĐTM.
Việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng
Đối với việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng dự án
KĐTM, theo quy định hiện hành, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh có thẩm quyền quyết định đầu tư, cấp giấy phép đầu
tư và quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng KĐTM
trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh. Thủ tướng chỉ
phê duyệt chủ trương đầu tư và cho phép đầu tư đối với
các dự án KĐTM có diện tích từ 200ha trở lên. Dự án KĐTM
có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quyết định
của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, một
số địa phương chưa thực hiện đúng các quy định về cho
phép đầu tư dự án KĐTM, không kiểm tra kỹ các điều
kiện của dự án, các chủ đầu tư cố tình lách luật để việc
phê duyệt giao cho địa phương, các địa phương thì dễ
dãi nhằm thu hút đầu tư. Cơ chế quản lý sử dụng đất của
dự án còn lỏng lẻo cùng với đó việc quản lý thực hiện
theo quy hoạch xây dựng còn kém hiệu quả, hiện tượng
lấn chiếm, xây dựng, trồng trọt trái phép đã gây khó khó
khăn cho công tác giao đất, giải phóng mặt bằng (GPMB)
khiến việc triển khai thực hiện dự án tiến triển chậm và
chi phí đền bù GPMB tăng vọt gây lãng phí đất đai và bức
xúc đối với xã hội.
Mặt khác, việc phân cấp quản lý các dự án KĐTM cũng
phát sinh những vấn đề cần được xem xét, điều chỉnh,
để khắc phục tình trạng khống chế các dự án KĐTM quy
mô nhỏ hơn 200ha để địa phương được tự quyết định,
không phải xin phép Thủ tướng Chính phủ, dẫn đến thực
tế thiếu sự quản lý, kiểm soát của Chính phủ đối với quá
trình chuẩn bị và triển khai thực hiện dự án KĐTM.
Thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở trong KĐTM theo quy
định của pháp luật về nhà ở nói chung và Nghị định
02/2006/NĐ-CP nói riêng còn có sự khác nhau. Theo pháp
64 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ
Ths. Nguyễn Hồng Phú*
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ, KHAI THÁC DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ MỚI
ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ
GIẢI PHÁP
luật về nhà ở, trước khi đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án
(không phân biệt quy mô diện tích đất) thì chủ đầu tư
phải lập dự án nhà ở để trình UBND cấp tỉnh hoặc UBND
cấp huyện hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
(đối với dự án sử dụng vốn ngân sách) hoặc trình UBND
cấp huyện, UBND cấp tỉnh hoặc trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt (đối với dự án sử dụng vốn ngoài ngân
sách). Nhưng theo Quy chế KĐTM ban hành kèm theo
Nghị định 02/2006/NĐ-CP thì chủ đầu tư dự án KĐTM
(không phân biệt nguồn vốn đầu tư) chỉ cần lập dự án
KĐTM (trong đó có cả nhà ở) để trình UBND cấp tỉnh cho
phép đầu tư mà không phải lập thêm dự án nhà ở theo
pháp luật về nhà ở, trong trường hợp dự án KĐTM có quy
mô sử dụng đất từ 200ha trở lên thì phải trình Thủ tướng
Chính phủ chấp thuận. Thực tế cho thấy, có nhiều trường
hợp chủ đầu tư cấp I thực hiện đầu tư xây dựng các khu
nhà ở hoặc công trình nhà ở cao tầng trong KĐTM để bán
cho người dân nhưng do không lập dự án nhà ở riêng
biệt nên đã dẫn đến hiện tượng là có địa phương không
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người mua
nhà vì không có dự án nhà ở được lập theo quy định của
pháp luật về nhà ở.
Quản lý xây dựng và chất lượng xây dựng công trình
Việc quản lý xây dựng và chất lượng xây dựng công
trình được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản
lý đầu tư và xây dựng. Việc quản lý đầu tư xây dựng đối
với từng dự án KĐTM được thực hiện riêng theo điều lệ
quản lý thực hiện dự án KĐTM đó. Trong đó, chủ đầu tư
cấp I là đầu mối, có quyền hạn và trách nhiệm quản lý việc
xây dựng, chất lượng xây dựng và trật tự xây dựng toàn
bộ các công trình thuộc dự án KĐTM. Tại rất nhiều dự án
KĐTM, hệ thống các công trình hạ tầng trong các KĐTM
(bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội) không
được đầu tư đồng bộ, không kết nối được với hạ tầng
khu vực xung quanh. Việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội vừa chậm, vừa thiếu, nhiều dự án
KĐTM đã bán nhà ở cho người dân vào sinh sống song
các công trình hạ tầng thiết yếu và các dịch vụ đô thị vẫn
chưa có. Phổ biến tình trạng quy hoạch ban đầu thì có
đầy đủ các công trình hạ tầng nhưng sau đó điều chỉnh
quy hoạch và không có các công trình hạ tầng nữa để
chuyển đất làm công trình khác. Thực tế cho thấy nhiều
chủ đầu tư chỉ ưu tiên thực hiện các công trình nhà ở để
kinh doanh, quy hoạch chi tiết bị điều chỉnh nhiều lần với
mục đích tăng diện tích kinh doanh, giảm diện tích công
trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội, không phù hợp với quy
chuẩn quy hoạch về chỉ tiêu các công trình hạ tầng xã hội.
Nhiều dự án KĐTM thiếu các hạng mục công trình như
trường mầm non, phòng sinh hoạt tổ dân phố, nhà văn
hóa khu dân cư, phòng sinh hoạt thể dục thể thao, chỗ
để ô tô, xe máy,
Cấp phép đầu tư, quản lý thực hiện đầu tư
Thủ tục cấp phép đầu tư còn chưa rõ ràng dẫn đến tính
trạng cấp phép đầu tư cho nhiều doanh nghiệp không đủ
năng lực dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực xã hội.
Chủ đầu tư tìm cách điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi
tiết của dự án đã được phê duyệt khi giao đất, cho thuê
đất như tăng hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, điều
chỉnh chức năng sử dụng đất, thay đổi vị trí các hạng mục
công trình, để tăng lợi nhuận.
Một số địa phương chưa thực hiện đúng các quy định về cho
phép đầu tư dự án khu đô thị mới
Theo khảo sát ở một số khu đô thị tại địa bàn
Hà Nội đã phát hiện rất nhiều bất cập, đặc biệt
là những “lỗ hổng” trong quản lý từ công tác quy
hoạch đến phát triển xây dựng. Tại hầu hết các
dự án đều có sự điều chỉnh về chức năng sử dụng,
quy hoạch chi tiết so với quy hoạch ban đầu, có
dự án còn bị điều chỉnh tăng diện tích xây dựng
nhà ở dẫn đến kiến trúc bị phá vỡ; một số khác thì
chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây xanh
sang xây dựng công trình thương mại, câu lạc bộ,
nhà hàng... khiến cảnh quan môi trường khu đô
thị bị thu hẹp. Có thể dễ dàng nhận thấy, nguyên
nhân chính đều xuất phát từ mục đích tăng diện
tích nhà ở, khu kinh doanh, dịch vụ, thương mại
của chủ đầu tư nhằm có thêm lợi nhuận. Việc
điều chỉnh này đã tạo ra nhiều hệ luỵ, bất hợp lý
trong xây dựng khiến mục đích sử dụng của các
công trình trong đồ án không đảm bảo và ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân; phá
vỡ cảnh quan kiến trúc của khu đô thị, khu nhà ở
và kéo theo tiến độ của các công trình xây dựng
bị gián đoạn.
65Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ
Các địa phương phần lớn phát triển khu đô thị theo
quy hoạch và phong trào của những chủ đầu tư có tiền,
có tiềm lực chứ chưa chú trọng vào việc phát triển các
dự án có kế hoạch và có định hướng cho địa phương. Vì
vậy, nhiều địa phương có hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu
hàng hoá bất động sản. Người dân phần lớn có nhu cầu
ở phân khúc bất động sản giá rẻ, mà các nhà đầu tư lại
muốn kinh doanh ở lĩnh vực bất động sản hạng sang, bất
động sản du lịch để tìm kiếm lợi nhuận cao. Như vậy bài
toán hiệu quả xã hội mà địa phương phải giải trong việc
cấp phép đầu tư các dự án là chưa đúng hướng. Vì vậy,
việc cấp thiết để địa phương có thể chủ động trong xây
dựng nguồn cung phù hợp cho địa phương mình chính
là việc xây dựng một kế hoạch quy hoạch đầu tư xây
dựng với định hướng rõ ràng phù hợp với địa bàn và nhu
cầu thực tế của địa phương. Việc cấp phép phải thiên về
hướng đánh giá cao tính hiệu quả về mặt xã hội của địa
phương. Mạnh dạn không cấp phép đầu tư đối với các dự
án không phù hợp đặc thù, nhu cầu của địa phương.
Theo quy định của Nghị định số 02/2006/NĐ-CP thì
một trong những điều kiện của chủ đầu tư là phải có
đăng ký kinh doanh, do vậy tuyệt đại đa số chủ đầu tư
các dự án KĐTM đều là doanh nghiệp. Thực tế cho thấy
một số địa phương chưa thực hiện đúng các quy định
về cho phép đầu tư dự án KĐTM. Không kiểm tra kỹ các
điều kiện của chủ đầu tư, còn dễ dãi nhằm thu hút đầu
tư. Nhiều trường hợp một doanh nghiệp được giao nhiều
dự án cùng một lúc nên không có đủ khả năng thực hiện.
Nhiều chủ đầu tư không có đủ điều kiện, nhất là điều kiện
về kinh nghiệm và tài chính để thực hiện dự án dẫn đến
dự án không được triển khai hoặc chậm được triển khai,
thậm chí có trường hợp bán trao tay để hưởng chênh
lệch dẫn đến tình trạng dự án treo, gây lãng phí đất đai và
bức xúc đối với xã hội.
Tại Điều 16 Quy chế KĐTM đã quy định rõ tổ chức thực
hiện KĐTM trên cơ sở đảm bảo yêu cầu cơ bản về nguyên
tắc một đầu mối quản lý mặt bằng. Theo đó, Chủ đầu tư
cấp 1 là đầu mối tổ chức thực hiện quản lý mặt bằng xây
dựng đối với dự án KĐTM, Chủ đầu tư cấp 2 là đầu mối tổ
chức thực hiện quản lý mặt bằng đối với dự án được tham
gia. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều dự án KĐTM tổ
chức thực hiện đầu tư xây dựng chưa tốt để xảy ra tình
trạng công trình xây dựng chưa xong mà một số hạng
mục đầu tư hạ tầng đã hư hỏng như KĐTM Trung Văn ..
hay việc xây dựng công trình xây dựng xong nhưng hạ
tầng chưa đấu nối được như KĐTM Vân Canh, hay làm
xong hạ tầng nhưng chậm triển khai các hạng mục công
trình gây lãng phí như KĐTM Sài Đồng,
Đối với dự án KĐTM, khu nhà ở đã được cấp có thẩm
quyền (UBND cấp tỉnh) phê duyệt quy hoạch chi tiết xây
dựng và giao cho một đơn vị xây dựng đồng bộ hệ thống
hạ tầng kỹ thuật (chủ đầu tư cấp 1), việc đầu tư xây dựng,
khai thác các công trình kiến trúc trên các ô đất thuộc
khu đô thị, khu nhà ở được UBND cấp tỉnh giao cho các
đơn vị khác triển khai (không do chủ đầu tư cấp 1 chuyển
nhượng) dẫn đến việc khó xác định các dự án đầu tư trên
các ô đất nêu trên có được coi là dự án thứ phát trong
KĐTM, dự án nhà ở hay không.
Tình trạng chia lô bán nền, đầu cơ đất, không hình
thành đô thị còn phổ biến. Trong thực tế có nhiều dự án
KĐTM chủ đầu tư cấp I không đầu tư xây dựng hạ tầng mà
thực chất là chia lô bán nền, lợi nhuận từ đất không được
đưa vào đầu tư xây dựng hạ tầng, các chủ đầu tư thứ phát
đầu cơ đất, chờ lên giá để bán kiếm lời, dẫn đến diện tích
đất của dự án không được phủ kín theo tiến độ, không
hình thành nên khu đô thị.
Trong vấn đề thuế, nên khuyến khích các giao dịch chính thức công khai,
hạn chế thấp nhất các giao dịch “ngầm”
66 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ
Việc hoàn thành, khai thác, chuyển giao các dự án
KĐTM
Việc hoàn thành, khai thác và chuyển giao của dự án
KĐTM chủ yếu quy định những nội dung của việc chuyển
giao, từ chuyển giao không bồi hoàn các hạ tầng công
trình được quy định tại quyết định đầu tư, giấy phép đầu
tư và việc chuyển giao công trình tự nguyện do chủ đầu
tư đề nghị. Trong giai đoạn chưa chuyển giao hoặc không
chuyển giao, chủ đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm vận
hành các công trình hạ tầng phục vụ hoạt động chung
của toàn dự án. Quy chế KĐTM cũng quy định cụ thể việc
kinh doanh của chủ đầu tư trong dự án KĐTM, bao gồm:
việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất, cho
thuê công trình, chuyển nhượng công trình, kinh doanh
dịch vụ hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ quản lý chung cư, dịch
vụ sau kinh doanh. Tuy nhiên vấn đề sở hữu chung – sở
hữu riêng trong KĐTM chưa được quy định cụ thể dẫn
đến gần đây rất nhiều cư dân ở các KĐTM, chủ yếu ở Hà
Nội kiện tụng kéo dài đòi được sử dụng miễn phí bãi đỗ
xe, vì cho rằng khi mua căn hộ, chủ đầu tư đã phân bổ vào
giá thành chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, diện tích công
cộng, diện tích dùng chung... Các cơ quan chức năng
đang lúng túng không có căn cứ giải quyết do hợp đồng
mua bán không thỏa thuận cụ thể về vấn đề này, còn
doanh nghiệp lấy lý do “bí mật kinh doanh” không chịu
cung cấp cơ cấu giá. Cần phải đưa ra quy định thống nhất
về cơ cấu giá thành căn hộ gồm những gì. Suất đầu tư hạ
tầng và diện tích dùng chung có được phân bổ vào giá
thành căn hộ bán cho người sử dụng không? Nếu không
cộng thì giá căn hộ như thế nào, nếu đã phân bổ thì các
diện tích ấy phải được tính vào diện tích dùng chung của
các cư dân đã mua nhà.
Nghị định số 02/2006/NĐ-CP chưa quy định cụ thể
vấn đề này nên còn gây tranh cãi, khiếu kiện trong thực
tế. Nghị định số 02/2006/NĐ-CP không có quy định cụ thể
về vấn đề sở hữu chung- sở hữu riêng trong KĐTM mà chỉ
có quy định về việc hoàn thành, chuyển giao, khai thác và
sử dụng công trình trong KĐTM. Theo đó, các công trình
sau khi xây dựng xong phải bàn giao đưa vào sử dụng.
Đối với phần sở hữu riêng của chủ đầu tư thì chủ đầu tư
có trách nhiệm tổ chức quản lý, vận hành; đối với phần
công trình xây dựng để bán thì chủ đầu tư phải làm thủ
tục cấp quyền sở hữu cho người mua. Việc xác định phần
sở hữu chung - sở hữu riêng trong dự án KĐTM chỉ căn cứ
vào mục đích đầu tư được nêu trong dự án do chủ đầu
tư đề xuất và được chính quyền địa phương chấp thuận.
Vì vậy, quy định về vấn đề này trong các dự án KĐTM tại
mỗi địa phương không có sự thống nhất. Do Nghị định
số 02/2006/NĐ-CP chưa có quy định phần diện tích nào
thuộc sở hữu chung và phần diện tích nào thuộc sở hữu
riêng trong dự án KĐTM nên việc quản lý, vận hành cả dự
án KĐTM chưa đạt yêu cầu đề ra.
Những khuyến khích và ưu đãi trong đầu tư KĐTM
được quy định dựa trên cơ sở đặc thù của từng loại dự
án KĐTM. Các cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền
địa phương trong việc tạo điều kiện hình thành đầu vào
cho dự án, các khuyến khích, điều kiện ưu đãi... cho dự án
KĐTM.
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ
Ở KHU ĐÔ THỊ MỚI
Đối với việc công nhận chủ đầu tư các dự án phát triển
nhà ở thương mại, theo quy định của Luật Nhà ở 2014,
các nhà đầu tư có quyền sử dụng đất ở hợp pháp thì mới
được xem xét công nhận là chủ đầu tư dự án. Trong khi
đó, Luật Đất đai không quy định phải là đất ở; hơn nữa,
trên thực tế, các nhà đầu tư nhận chuyển quyền sử dụng
đất nông nghiệp để thực hiện dự án nhà ở thương mại thì
phổ biến, rất ít nhà đầu tư có quyền sử dụng đất ở. Sau
khi được công nhận, chủ đầu tư, mới có cơ sở tiến hành
thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Do
đó, kiến nghị cho phép công nhận chủ đầu tư đối với
trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất hợp pháp
(chưa phải là đất ở) phù hợp với quy hoạch được duyệt là
đất ở, kế hoạch sử dụng đất để phát triển đô thị, không
yêu cầu bắt buộc phải có quyền sử dụng đất ở mới được
công nhận là chủ đầu tư.
Trong vấn đề thuế, nên khuyến khích các giao dịch
chính thức công khai, hạn chế thấp nhất các giao dịch
“ngầm” (không theo quy định của pháp luật hoặc không
thể hiện giá trị thực của bất động sản) chiếm một tỷ trọng
đáng kể trên thị trường. Nhà nước xem xét thuế thu nhập
từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển dịch bất động sản
và các loại phí, lệ phí cần nghiên cứu điều chỉnh ở mức
thuế suất hợp lý theo nguyên tắc ở mức thấp và giảm lệ
phí trước bạ nhằm khuyến khích người dân đăng ký sở
hữu (sử dụng) nhà đất.
Về đất, việc thu tiền sử dụng đất một lần khi giao đất
tạo áp lực vốn cho nhà đầu tư, hạn chế việc tăng cung bất
động sản cho thị trường đồng thời tạo áp lực tăng giá bất
động sản. Nhà nước nên cho phép thu tiền sử dụng đất
nhiều lần theo tiến độ thực hiện dự án.
67Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ
Thời gian qua, xây dựng và phát triển đô thị luôn
là những vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam.
Nhiều nguồn lực đã được đầu tư nhằm nâng cấp cơ sở hạ
tầng, quy hoạch xây dựng, điều chỉnh dân số, hướng
tới mục tiêu quản lý và phát triển đô thị bền vững - mục
tiêu chung của cả Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Nhận
thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực
quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức
lãnh đạo, chuyên môn đô thị trên địa bàn, đáp ứng yêu
cầu của TP. Hà Nội, trong hai ngày 21 và 22/8/2017, Học
viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - AMC đã phối hợp
với Sở Nội vụ Hà Nội và Tổ chức định cư con người Liên
Hợp quốc - UN Habitat tổ chức khóa đào tạo “Quản lý xây
dựng và phát triển đô thị bền vững trong bối cảnh hội nhập
quốc tế - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc”.
Tham dự Lễ khai giảng khóa đào tạo có ông Phạm Văn Bộ
- Phó Giám đốc Học viện; ông Nguyễn Quang - Giám
đốc UN-Habitat Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bích Hoa - Phó
Trưởng phòng Đào tạo, Sở Nội vụ Hà Nội cùng 37 học
viên Khóa học là cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn
– nghiệp vụ các Sở Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài
nguyên môi trường, Công thương, vv..., các Phòng Quản
lý Đô thị cấp Huyện trên địa bàn TP. Hà Nội.
Mục tiêu của Khóa học là nhằm cung cấp những kiến
thức và kinh nghiệm của Hàn Quốc về quản lý xây dựng
và phát triển đô thị theo hướng bền vững, góp phần
nâng cao sức cạnh tranh đô thị của Việt Nam nói chung
và của TP. Hà Nội nói riêng trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Tại Khóa học này, trên cơ sở những kinh nghiệm tiên
tiến của Hàn Quốc, với phương pháp giảng dạy tích cực,
hiện đại, lấy người học làm trung tâm, phát huy tối đa
tính chủ động của từng học viên, khuyến khích phát hiện
vấn đề và đề xuất giải pháp xử lý,... học viên Khóa học
được những giáo sư nổi tiếng, giàu kinh nghiệm của các
Đại học Hàn Quốc danh tiếng (Đại học Hongik, Đại học
Anyang) trao đổi, thảo luận, hướng dẫn các tình huống
về xây dựng và phát triển đô thị theo hướng đô thị thông
minh qua các chuyên đề: Xây dựng đô thị thông minh;
Liên kết đô thị - nông thôn.
Với nội dung phong phú, thiết thực, bổ ích,... Khóa học
đã góp phần nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát
triển xây dựng đô thị cho từng học viên nói riêng, cho
ngành Xây dựng và các đô thị Việt Nam nói chung. Kết
thúc khóa học, học viên được cấp Giấy chứng nhận hoàn
thành chương trình đào tạo “Quản lý xây dựng và phát
triển đô thị bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế- Kinh
nghiệm Hàn Quốc”.
KHÓA ĐÀO TẠO QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
68 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
TIN ĐÀO TẠO
TIN ĐÀO TẠO
Ngày 15/8/2017, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và
đô thị đã tiếp tục phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nội vụ và
Trường Trung cấp Xây dựng TP. Hồ Chí Minh tổ chức khóa
Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về xây dựng cho đại biểu Hội
đồng nhân dân các phường thuộc nhiều quận trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh.
Tham dự Lễ Khai giảng khóa học có ông Đỗ Phi Hùng
- Nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng thành phố, ông
Nguyễn Thanh Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp
Xây dựng cùng lãnh đạo, đại diện một số phòng ban và
đông đủ học viên tham gia khóa học.
Khóa học được tổ chức từ ngày 15/8/2017 đến ngày
29/8/2017 vào các ngày thứ ba và thứ năm hàng tuần.
Nội dung của khóa học bao gồm 06 chuyên đề: Chuyên
đề 1: Tổng quan về công tác giám sát trong lĩnh vực xây
dựng; Chuyên đề 2: Giám sát việc tuân thủ pháp luật về
trật tự xây dựng ở địa phương; Chuyên đề 3: Giám sát việc
tuân thủ pháp luật về đầu tư xây dựng tại địa phương;
Chuyên đề 4: Vai trò của hội đồng nhân dân các cấp trong
quản lý ngân sách nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng; Chuyên đề 5: Giám sát việc tuân thủ pháp luật về
quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; Chuyên
đề 6: Giám sát việc thực hiện giải quyết khiếu nại tố cáo;
phòng, chống tham nhũng liên quan đến lĩnh vực xây
dựng tại địa phương.
Tham gia khóa học, học viên sẽ được hướng dẫn, trao
đổi, thảo luận và thực hành các bài tập tình huống sát
với thực tế của địa phương, góp phần nâng cao trình độ
chuyên môn, đóng góp cho sự nghiệp phát triển của đơn
vị, đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế sâu rộng.
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ XÂY DỰNG CHO 162 ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN CÁC CẤP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Sau những năm đổi mới cho đến nay,
thị trường, nhà chung cư ở nước ta đã có
những bước phát triển vượt bậc cả về
số lượng và về chất. Tuy nhiên cùng với
sự phát triển nhanh chóng về số lượng,
quản lý vận hành nhà chung cư cũng đã
nảy sinh nhiều vướng mắc, bất cập, như
tranh chấp giữa chủ đầu tư và các hộ dân
về diện tích sử dụng về dịch vụ, kỹ thuật
quản lý vận hành của tòa nhà Nhằm
mục tiêu xây dựng hệ thống quản lý vận
hành, đáp ứng dịch vụ kỹ thuật tốt nhất,
quản lý quản trị tốt, hạn chế rủi ro xảy ra
hay kỹ năng bán rủi ro cho tòa nhà chung
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ VẬN HÀNH NHÀ CHUNG CƯ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
69Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
cư đang hoạt động. Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và
đô thị phối hợp với Công ty Quản lý nhà chung cư thành
phố Đà Nẵng tổ chức khóa học “Bồi dưỡng nghiệp vụ quản
lý vận hành nhà chung cư” tại Đà Nẵng.
Tham dự Lễ Khai giảng khóa học có các ông Trần
Quang Triết và ông Lê Doãn Lâm - Giám đốc và Phó Giám
đốc Công ty, ông Lê Đình Phương - Trưởng phòng Tổ chức
kế hoạch, ông Nguyễn Tiến Dân - Phó Giám đốc Phân
viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị miền Trung cùng
đông đủ học viên là cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn
– nghiệp vụ của các đơn vị trực thuộc Công ty.
Khóa học diễn ra trong 04 ngày từ 08/8/2017 đến
11/8/2017, học viên được truyền đạt những nội dung
về: Quản lý vận hành thang máy, thang cuốn trong nhà
chung cư; quản lý vệ sinh, môi trường, cảnh quan của nhà
chung cư và xử lý nước thải; nghiệp vụ quản lý việc sử
dụng nhà chung cư; kiến thức cơ bản của pháp luật về
quản lý và sử dụng nhà chung cư; quản lý vận hành, bảo
hành, bảo trì hệ thống thiết bị phòng cháy và chữa cháy;
quản lý, vận hành, bảo trì nhà và hệ thống cấp điện, cấp
và thoát nước; kiến thức về pháp luật nhà ở, Luật Đất đai,
dân sự và dân dụng liên quan tới nhà chung cư; quản lý
rủi ro, quản lý an ninh và ứng phó với thiên tai tại nhà
chung cư.
Kết thúc khóa học, học viên có thể điều hành, vận
hành tốt, xử lý các tính huống rủi ro, những vấn đề đang
vướng mắc tại các tòa nhà chung cư và được cấp chứng
chỉ hoàn thành Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý vận
hành nhà chung cư.
Nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản lý xây
dựng và cấp phép xây dựng cho các cán bộ làm công tác
liên quan, ngày 08/8/2017, Học viện Cán bộ quản lý xây
dựng và đô thị phối hợp với Sở Xây dựng Lạng Sơn tổ
chức khóa Bồi dưỡng một số nội dung về quản lý xây dựng
và cấp phép xây dựng tại Lạng Sơn.
Khóa học diễn ra trong 02 ngày (08/8/2017 -
09/8/2017), giảng viên tham gia giảng dạy là người có
trình độ chuyên môn sâu và nhiều năm kinh nghiệm
nghiên cứu về quản lý xây dựng và cấp phép xây dựng,
đã nhiệt tình truyền đạt nội dung khóa học và dành nhiều
thời gian để chia sẻ, trao đổi, giải đáp mọi thắc mắc về các
nội dung như: Quản lý quy hoạch đô thị; cấp phép xây
dựng; quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn xã, phường;
tiếp nhận thông tin vụ việc và giải quyết khiếu nại, tố cáo
về trật tự xây dựng trên địa bàn xã phường.
Với phương pháp giảng dạy tích cực cùng nhiều bài
tập tình huống cụ thể học viên dễ dàng tiếp thu nội
dung khóa học, giúp trang bị cho bản thân những kiến
thức cơ bản, cần thiết góp phần nâng cao các kỹ năng
tổ chức và thực hiện công tác quản lý xây dựng và cấp
phép xây dựng tại các xã, phường, thị trấn để từ đó thực
hiện công việc được giao bảo đảm chất lượng và tuân thủ
theo đúng quy định của pháp luật, góp phần phát hiện
kịp thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự xây
dựng theo thẩm quyền.
BỒI DƯỠNG VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ CẤP PHÉP XÂY DỰNG TẠI LẠNG SƠN
Theo định hướng phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang đến năm 2020, tỷ lệ dân số đô thị đạt 22-23%;
toàn tỉnh có 21 đô thị, trong đó 1 đô thị loại II, 4 đô thị
loại IV và 16 đô thị loại V. Đến năm 2030, tỷ lệ dân số đô
thị đạt 40-45%; toàn tỉnh có 25 đô thị, trong đó 1 đô thị
loại I, 2 đô thị loại III, 4 đô thị loại IV và 18 đô thị loại V.
Nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, năng lực quản lý,
điều hành cho đội ngũ công chức lãnh đạo và chuyên
môn đô thị các cấp, đáp ứng yêu cầu quản lý xây dựng
và phát triển đô thị trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng
đô thị hóa ngày càng nhanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang,
sáng ngày 08/8/2017, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng
và đô thị phối hợp với Sở Nội vụ Bắc Giang tổ chức khai
giảng khóa “Bồi dưỡng quản lý xây dựng và phát triển đô
thị - Chương trình 7 theo Đề án 1961” tại Bắc Giang.
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI TỈNH BẮC GIANG
70 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
TIN ĐÀO TẠO
TIN ĐÀO TẠO
Tham dự Lễ Khai giảng có ông Nguyễn Anh Dũng –
Phó Giám đốc Học viện, ông Nguyễn Văn Dương – Phó
Trưởng phòng Công chức viên chức, Sở Nội vụ Bắc Giang
cùng 67 học viên là Giám đốc, Phó Giám đốc ban quản
lý dự án, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, chuyên viên
các phòng Quản lý đô thị, Kinh tế hạ tầng... thuộc diện
quy hoạch cán bộ nguồn của tỉnh Bắc Giang.
Khóa học diễn ra trong 04 ngày từ 08/8/2017-
11/8/2017, học viên được nghe giảng các nội dung về:
Quản lý quy hoạch đô thị, Đô thị hóa và định hướng phát
triển đô thị quốc gia, Quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan và bảo tồn di sản đô thị, Quản lý Hạ tầng kỹ thuật -
môi trường đô thị, Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Quản lý
trật tự xây dựng đô thị, Quản lý đất đai nhà ở và thị trường
BĐS. Ngoài ra, các học viên còn được tham quan thực tế,
trao đổi, thảo luận và làm bài tập tình huống cụ thể về
công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị.
Khóa học đưa ra nhiều bài tập tình huống, đề cập đến
những vướng mắc điển hình các địa phương thường gặp,
đồng thời giảng viên cũng dành nhiều thời gian để các
học viên đặt câu hỏi, thảo luận theo nhóm.
Kết thúc Khóa học, căn cứ vào quá trình học tập và kết
quả bài kiểm tra, học viên đạt yêu cầu của khóa học sẽ
được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình “Bồi
dưỡng quản lý xây dựng và phát triển đô thị - Chương
trình 7 theo Đề án 1961”. Quan trọng hơn, Khóa học giúp
học viên trang bị thêm các kiến thức về lĩnh vực xây dựng
và quản lý quy hoạch đô thị, qua đó nâng cao hiệu quả
công tác tham mưu quản lý xây dựng, quản lý quy hoạch
đô thị trên địa bàn công tác, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương.
Sáng ngày 07/8/2017, Học viện Cán bộ quản lý xây
dựng và đô thị phối hợp với Trường Cao đẳng Điện lực TP.
Hồ Chí Minh tổ chức khóa “Bồi dưỡng chỉ huy trưởng công
trường xây dựng” cho 59 học viên là Giám đốc, Phó Giám
đốc, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, cán bộ kỹ thuật
thuộc các Công ty Điện lực Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận,
Ninh Thuận, Tây Ninh, Trà Vinh, Thủy điện Thác Mơ.
Tham gia khóa học, học viên được nghe giảng những
kiến thức về: Cơ sở pháp lý của nhà thầu trong thi công
công trình xây dựng; lựa chọn nhà thầu xây dựng trong
hoạt động xây dựng; quyền và nghĩa vụ của nhà thầu
trong việc tổ chức thực hiện hợp đồng thi công xây dựng
công trình; tổ chức công trường xây dựng; quản lý an
toàn lao động; quản lý chất lượng công trình xây dựng;
quản lý tiến độ xây dựng công trình; quản lý chi phí xây
dựng công trình; Luật lao động và hợp đồng lao động.
Trong quá trình học tập, học viên có 01 bài kiểm tra,
đây là một trong những điều kiện để Hội đồng xét tốt
nghiệp của Học viện cấp cho học viên Chứng nhận hoàn
thành khoá Bồi dưỡng chỉ huy trưởng công trường xây
dựng theo quy định của pháp luật.
BỒI DƯỠNG CHỈ HUY TRƯỞNG CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
71Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH XÂY DỰNG 29 DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI
CHỦ ĐẦU TƯ CÓ VI PHẠM VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHƯA KHẮC PHỤC SẼ
KHÔNG ĐƯỢC CẤP, GIAO ĐẤT
“Từ 1/7/2017 không giới thiệu địa điểm cấp đất, giao
đất, cho thuê đất đối với các đơn vị đang là chủ đầu tư 79
công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC
trong đầu tư xây dựng hiện nay chưa được khắc phục”.
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong
Thông báo số 152/TB-VP truyền đạt kết luận của Phó
Chủ tịch Thường trực UBND Hà Nội Nguyễn Văn
Sửu tại cuộc họp về công tác phòng cháy
chữa cháy (PCCC) đối với nhà chung
cư cao tầng vi phạm quy định
về PCCC trong lĩnh vực đầu
tư xây dựng trên địa bàn
thành phố. Sở Xây dựng
được giao hướng dẫn
cơ quan chuyên môn,
UBND quận, huyện, thị
xã thực hiện nghiêm
túc việc cấp phép và
nghiệm thu các dự án,
công trình xây dựng
theo quy định.
Không cấp giấy phép xây dựng khi công trình chưa
được cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy cấp
giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC; không
nghiệm thu và cấp văn bản cho phép công trình được
đưa vào hoạt động khi chưa được cấp văn bản nghiệm
thu về PCCC
Ngoài ra, Cảnh sát Phòng cháy và
Chữa cháy thành phố tiếp tục
phối hợp các sở, ngành
chức năng thành phố,
UBND quận, huyện,
thị xã tổ chức kiểm
tra, đôn đốc việc
thực hiện các
yêu cầu về
PCCC, những
cam kết thực
hiện của chủ
đầu tư để tổ
chức nghiệm
thu công trình
UBND TP sẽ phấn đấu xây dựng khoảng 20.000 căn nhà
ở xã hội; 35.000 chỗ ở tập trung cho công nhân, người lao
động tại các khu công nghiệp và 10.000 chỗ ở tập trung cho
sinh viên.
Đây là kế hoạch phát triển và quản lý nhà ở xã hội trên
địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 – 2020. Cụ thể, trong
giai đoạn 2017 – 2020, Thành phố sẽ tập trung đầu tư
xây dựng 37 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích đất là
134,89 ha, quy mô khoảng 43.624 căn hộ. Trong đó phấn
đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng 29 dự án với tổng
diện tích đất là 46,69 ha, quy mô 19.436 căn hộ.
Cũng trong giai đoạn 2017 - 2020, Thành phố dự kiến
hoàn thành 8 dự án nhà lưu trú công nhân với tổng diện
tích đất là 18,60 ha, quy mô 4.962 phòng, đáp ứng cho
31.180 chỗ ở tập trung cho công nhân.
Về ký túc xá sinh viên, trong năm 2017, Thành phố sẽ
khởi công xây dựng 1 dự án với tổng diện tích sàn xây
dựng khoảng 4.000m2, đáp ứng khoảng 250 chỗ ở tập
chung cho sinh viên Từ năm 2018 - 2020, tiếp tục mời
gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư để đáp ứng thêm
3.250 chỗ ở còn lại cho sinh viên.
72 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
TIN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
NHẬT BẢN GIÚP HÀ NỘI GIẢM THIỂU THIỆT HẠI DO ÚNG NGẬP
Sáng 9/8, Sở Xây dựng Hà Nội cùng với Cục Sáng tạo
Môi trường TP Yokohama (Nhật Bản), Cơ quan hợp tác quốc
tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Lễ ký kết thực hiện dự án “Nâng
cao năng lực quản lý các công trình thoát nước cho TP Hà
Nội” giai đoạn 2.
Tại buổi lễ, Phó Giám đốc Sở
Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên
Phong cho biết, trong những
năm qua, được sự giúp đỡ
của Chính phủ Nhật Bản, hệ
thống hạ tầng giao thông, hạ
tầng kỹ thuật TP Hà Nội đã
có nhiều công trình được
hoàn thành, phát huy giá
trị. Trong đó có những dự
án quan trọng như: dự
án thoát nước Hà Nội giai
đoạn 1, giai đoạn 2; hệ thống thoát nước Hà Nội thuộc
lưu vực sông Tô Lịch đã được cải tạo, nâng cấp cơ bản
đáp ứng việc tiêu thoát nước cho khu vực trung tâm Hà
Nội; dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá cùng hệ thống
thu gom đang được triển khai xây dựng. Đồng thời TP
cũng tập trung kêu gọi các nguồn lực để thực hiện dự án
Thoát nước lưu vực sông Nhuệ, Tây Nam quận Hà Đông,
các nhà máy xử lý nước thải Phú Đô, Hồ Tây theo hình
thức PPP
Bên cạnh việc đầu tư xây dựng phát triển hệ thống
hạ tầng công trình thoát nước, xử lý nước thải thì vấn đề
quản lý duy trì, vận hành phát huy hiệu quả của hệ thống
cũng được TP Hà Nội xác định là nhiệm vụ rất cần thiết.
Do vậy, sau khi kết thúc giai đoạn 1 của dự án “Nâng cao
năng lực quản lý các công trình thoát nước cho TP Hà Nội”
vào cuối năm 2016 Cục sáng tạo môi trường TP Yokohama
và Sở Xây dựng Hà Nội đã xác định cần tiếp tục xây dựng,
nâng cao vai trò, mối quan hệ giữa quản lý Nhà nước và
doanh nghiệp trong xử lý, quản lý duy trì hệ thống thoát
nước của
Hà Nội. Giai
đoạn 2 của
dự án được
lựa chọn tiếp
tục thực hiện
nhằm hướng
tới mục tiêu
bền vững hơn
là giải quyết triệt
để hiện tượng úng
ngập cho TP, cải
tiến phương pháp
xử lý bùn và tái sử dụng bùn thành nguồn năng lượng
tái tạo
Giám đốc Cục Sáng tạo Môi trường TP Yokohama
Nomura Norihiko thông tin, dự án “Nâng cao năng lực
quản lý các công trình thoát nước cho TP Hà Nội” giai
đoạn 2 dự kiến được thực hiện từ tháng 9/2017 – 8/2020
với kinh phí thực hiện khoảng 60 triệu Yên do tổ chức
JICA hỗ trợ. Nội dung hoạt động của dự án bao gồm: Việc
vận hành và bảo dưỡng phải được thực hiện đúng quy
trình tại nhà máy xử lý nước thải thí điểm; Lập kế hoạch
xử lý bùn với mục đích xử lý bùn hình thành từ các công
trình thoát nước; Các hoạt động nhằm giảm thiểu thiệt
hại do úng ngập sẽ được tiến hành tại khu vực thí điểm;
Tổ chức hội thảo với sự hợp tác từ các công ty thành viên
của Hiệp hội doanh nghiệp ngành nước Yokohama
đưa vào hoạt động theo quy định Cùng với đó, chủ
trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng, UBND
quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan tiến hành kiểm
tra việc khắc phục các vi phạm về phòng cháy chữa cháy
(15 ngày/lần), lập biên bản; nêu rõ việc thực hiện những
cam kết của chủ đầu tư hoàn thành đến đâu; ra thông
báo tạm đình chỉ, đình chỉ khi cần thiết. Sau khi xử phạt,
nếu chủ đầu tư không khắc phục, đề xuất chính quyền
địa phương tổ chức cưỡng chế Lựa chọn, đề xuất từ
2 - 3 công trình vi phạm điển hình, báo cáo UBND thành
phố chỉ đạo sở, ngành và đơn vị liên quan phối hợp kiểm
tra và xử lý điểm theo quy định của pháp luật Tiếp tục
tuyên truyền công khai cho nhân dân được biết về những
công trình vi phạm quy định PCCC; khuyến cáo người
dân không mua nhà tại các công trình không đảm bảo
về PCCC; kiến nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền
cần có biện pháp không cho phép các chủ đầu tư bán
nhà tại các công trình vi phạm về PCCC.
73Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
TIN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
HỘI THẢO GIỮA KỲ DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT QUY HOẠCH ĐÔ THỊ XANH TẠI VIỆT NAM
Ngày 17/8/2017, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp với
Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam
tổ chức hội thảo giữa kỳ Dự án hỗ trợ kỹ thuật quy hoạch
đô thị xanh tại Việt Nam. Dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ
Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh, Giám đốc Quốc gia KOICA tại
Việt Nam Kim Jin Oh, lãnh đạo một số Sở Xây dựng và các
chuyên gia trong lĩnh vực phát triển đô thị của Hàn Quốc
và Việt Nam.
Theo tài liệu hội thảo, Dự án Hỗ trợ kỹ thuật quy hoạch
đô thị xanh tại Việt Nam (viết tắt là Dự án) do Chính phủ
Hàn Quốc tài trợ được triển khai thực hiện theo Quyết
định số 984/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Quy
hoạch đô thị xanh tại Việt Nam và Biên bản thỏa thuận đã
ký kết giữa Bộ Xây dựng và KOICA. Hội thảo giữa kỳ Dự án
hỗ trợ kỹ thuật quy hoạch đô thị xanh tại Việt Nam là dịp
để các chuyên gia của Dự án báo cáo kết quả nghiên cứu
thời gian qua, đồng thời xác định phương hướng triển
khai trong giai đoạn tiếp theo.
Đến nay, Dự án đã hoàn thiện bước đầu các nghiên
cứu của 4 nhiệm vụ gồm: Xây dựng bộ chỉ tiêu đô thị
xanh; thiết lập hệ thống GDSS; lập phương án quy hoạch
thí điểm tại khu đô thị Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên và
thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; xây dựng khung
pháp lý về quy hoạch đô thị xanh. Bên cạnh đó, Dự án
cũng đã tổ chức 2 đoàn tham quan khảo sát và học tập
kinh nghiệm tại Hàn Quốc về quy hoạch và phát triển đô
thị xanh và tổ chức Hội nghị tham vấn các chuyên gia vào
ngày 20/6/2017 tại Thái Nguyên.
Ông Kim Jin Oh - Giám đốc Quốc gia KOICA tại Việt
Nam đánh giá: Việt Nam đang trong quá trình tăng
trưởng nhanh chóng, dẫn đến áp lực ngày càng lớn đối
với hạ tầng xã hội cũng như các vấn đề về ô nhiễm môi
trường đô thị. Xuất phát từ thực tế đó, năm 2016, Chính
phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ không hoàn lại cho Việt Nam 6,5
triệu USD để nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đô thị, trong
đó có: Chỉ tiêu quy hoạch đô thị xanh; phát triển phần
mềm hệ thống; đề xuất nhóm điều chỉnh quy hoạch đô
thị xanh tại thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), khu đô
thị Yên Bình (tỉnh Thái Nguyên). Chính phủ Hàn Quốc, đặc
biệt là KOICA tại Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ, hợp tác tích
cực với Bộ Xây dựng để hoàn thành Dự án, nhằm đưa Việt
Nam trở thành quốc gia phát triển hiện đại, gắn liền với
bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên bền vững, hiệu
quả nhằm giảm phát thải khí nhà kính và có đủ khả năng
ứng phó với biến đổi khí hậu...
Đến nay, các chuyên gia của Dự án đã cơ bản hoàn
thành Bộ chỉ tiêu đô thị xanh và đang tiến hành tổng hợp
ý kiến góp ý của các chuyên gia, các nhà quản lý để nhanh
chóng hoàn thiện Bộ chỉ tiêu này. Thứ trưởng Phan Thị
Mỹ Linh cho biết, các ý kiến trao đổi, thảo luận của các
đại biểu tại hội thảo sẽ góp phần quan trọng để Bộ Xây
dựng, KOICA tiếp tục chỉ đạo các chuyên gia của hai bên
hoàn thiện kết quả nghiên cứu, đảm bảo có tính thực
tiễn cao, phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam
và sẽ được áp dụng rộng rãi trong tương lai, hướng tới bổ
sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về quy hoạch đô thị ở Việt Nam.
74 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
TIN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
PHÁT HIỆN HAI SIÊU TRÁI ĐẤT CÓ KHẢ NĂNG CHỨA SỰ SỐNG
Các nhà khoa học tại Đại học Hertfordshire, Anh, phát
hiện 4 hành tinh bay quanh Tau Ceti, ngôi sao giống Mặt
Trời nằm gần Trái Đất nhất, cách chúng ta 12 năm ánh
sáng, theo Sky News. Trong số những hành tinh mới này
có hai “siêu Trái Đất” nằm ở vùng sinh sống được xung
quanh ngôi sao, không quá nóng cũng không quá lạnh.
Do đó, nước lỏng có thể tồn tại trên bề mặt của chúng.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên thư viện trực
tuyến của Đại học Cornel, Mỹ, hôm 7/8.
Nhóm nghiên cứu thực hiện khám phá của mình nhờ
hiệu ứng rung lắc của ngôi sao Tau Ceti do quá trình
tương tác hấp dẫn của nó với các hành tinh bay xung
quanh. “Phát hiện của chúng tôi về sự rung lắc nhẹ của
ngôi sao là cột mốc quan trọng trong việc tìm kiếm các
hành tinh giống với Trái Đất”, Fabo Feng, thành viên chính
của nhóm nghiên cứu, cho biết.
Ngôi sao Tau Ceti có kích thước, độ sáng tương tự Mặt
Trời và có nhiều hành tinh bay xung quanh. Các nhà khoa
học hy vọng, hình ảnh trực tiếp của hai siêu Trái Đất nằm
phía bên ngoài trong số 4 hành tinh mới phát hiện sẽ cho
thấy chúng là hành tinh đá và sinh sống được. Nhưng
nhóm nghiên cứu thừa nhận rằng, một đĩa lớn chứa vô
số mảnh thiên thạch bay xung quanh ngôi sao có thể bắn
phá các hành tinh bằng sao chổi và tiểu hành tinh, làm
giảm khả năng sinh sống trên chúng. “Chúng tôi đang
dần học cách nhận biết sự khác biệt giữa hiện tượng rung
lắc của ngôi sao gây ra bởi các hành tinh và do hoạt động
bề mặt của nó. Điều này cho phép chúng tôi xác định sự
tồn tại của hai hành tinh nằm phía bên ngoài, có thể sinh
sống được, trong hệ thống sao Tau Ceti”, Mikko Tuomi,
thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.
Theo VnExpress.net
Ngôi sao Tau Ceti và các hành tinh của nó khi so sánh với hệ Mặt Trời
SẢN LƯỢNG THAN TOÀN CẦU GIẢM 6.2% - SỰ SỤT GIẢM LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có thể tin rằng than
là năng lượng tương lai, nhưng các số liệu mới được công
bố bởi Tập đoàn năng lượng toàn cầu BP, sản lượng than
toàn cầu đã giảm với con số đáng kinh ngạc là
6.2% so với năm ngoái - mức giảm lớn nhất
hàng năm. Ngoài ra, sự tiêu thụ cũng
giảm trong năm thứ hai liên tiếp
xuống còn 1,7%. Với kết quả
này, không có gì ngạc nhiên
khi nói rằng các nguồn năng
lượng tái tạo là phát triển
nhanh nhất, tăng trưởng
12%.
Bob Dudley, Tổng Giám đốc Tập đoàn BP, cho biết: “Thị
trường năng lượng toàn cầu đang trong quá trình dịch
chuyển. Về mặt dài hạn nhu cầu về năng lượng sạch, giảm
phát thải carbon đang tăng cao. Mặc dù có
sự phản đối của các nhà lãnh đạo đối
với đầu tư năng lượng tái tạo, rõ
ràng là tương lai sẽ xanh hơn
và người tiêu dùng sẽ tiếp
tục đầu tư vào các nguồn
năng lượng có lợi cho
môi trường, động vật
hoang dã và các thế hệ
tương lai.
75Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
TIN QUỐC TẾ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CÓ THỂ LÀM THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG TRONG 100 NĂM
NHƯ THẾ NÀO
Giám đốc Viện Nghiên cứu Vũ trụ Goddard của NASA
Gavin Schmidt đã phát biểu với trang Business Insider
rằng chúng ta không thể ngăn chặn sự nóng lên toàn
cầu. Vì nó đang trong quá trình chuyển động ngay cả khi
ta hạn chế lượng khí thải carbon vào ngày mai. Nhưng
chúng ta có thể làm chậm quá trình biến đổi khí hậu để
có thể thích nghi tốt hơn với thế giới đang thay đổi của
chúng ta.
Chúng ta sẽ thấy nhiệt độ diễn ra bất thường nhiều
hơn. Mùa hè ở Greenland có thể hoàn toàn không có
băng vào năm 2050. Mùa hè nhiệt đới có thể có thêm
50% những ngày nắng nóng vào năm 2050. Các nhà khoa
học dự báo nguồn nước sẽ bị ảnh hưởng, hạn hán trầm
trọng sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Mực nước biển dâng
cũng có thể thay đổi cuộc sống trên bờ biển của nhiều
quốc gia, và sự sụp đổ bất ngờ của các núi băng có thể
gây lên sự thay đổi mực nước biển. Các đại dương có thể
tăng từ hai đến ba feet vào năm 2100.
Trong khi đó, đại dương sẽ ấm dần lên khi chúng bị
hấp thụ carbon dioxide và dẫn đến hiện tượng axit hóa
làm đe doạ các rặng san hô ngầm – gần như tất cả các
rặng san hô nhiệt đới đều có thể bị tổn hại. Một nửa trong
số các rặng san hô nhiệt đới vẫn đang bị đe dọa trong
kịch bản trường hợp tốt nhất. Schmidt cho biết Trái Đất
năm 2100 có thể là “ấm hơn một chút hoặc có thể ấm hơn
rất nhiều so với ngày hôm nay”. Giờ đây chúng ta có cơ
hội để kiềm chế khí thải và làm chậm sự biến đổi khí hậu
bằng các giải pháp như năng lượng tái tạo hoặc công
nghệ thu hồi carbon. Chúng ta chỉ cần hành động
Theo Business Insider
ANH CẤM CÁC LOẠI ĐỘNG CƠ DIESEL VÀ XĂNG DẦU MỚI VÀO NĂM 2040
Nước Anh vừa công bố kế hoạch cấm bán dầu
diesel mới và xe chạy bằng xăng vào năm 2040. Kế hoạch
này cũng tương tự như ở Pháp. Chính phủ sẽ đầu tư 1 tỷ
bảng cho việc quảng bá xe ô tô có lượng khí thải thấp
và 100 triệu bảng dành cho việc tăng phí cơ sở hạ tầng
dành cho xe điện. Chính phủ sẽ đầu tư quỹ cho cơ sở
hạ tầng của xe buýt thân thiện môi trường, xe đạp,
người đi bộ, và xe taxi phát thải thấp.
76 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
TIN QUỐC TẾ
Nitrogent oxide đang gây ra ô nhiễm không khí ở Anh.
Đầu năm nay, chỉ trong 5 ngày thành phố London đã phá
vỡ giới hạn ô nhiễm không khí hàng năm của mình - và
Cơ quan môi trường toàn cầu Greenpeace cho biết động
cơ diesel là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí lớn nhất
trong thành phố. Hiện tại, nước này đang cam kết cấm
bán những chiếc ô tô gây ô nhiễm như là một phần của kế
hoạch làm sạch không khí của họ. Thậm chí những chiếc
xe hybrid tiết kiệm năng lượng cũng không ngoại lệ.
Chính phủ đã cố gắng để tránh các khoản thuế đối
với ô tô gây ô nhiễm, mặc dù họ đã được khuyến khích
đưa ra các khoản phí cho xe hơi vào các khu vực không
khí sạch. Họ muốn các loại thuế là phương án cuối cùng,
và một người phát ngôn chính phủ đã chỉ ra một chương
trình khoảng 3.9 tỷ đô la để làm sạch không khí bẩn ở gần
các tuyến đường trong đó sẽ cung cấp ngân sách để thúc
đẩy các nỗ lực của địa phương, ví dụ như trang bị thêm
phương tiện giao thông công cộng, lập trình lại đèn tín
hiệu giao thông và thay đổi các tính năng đường như tốc
độ quạt và vòng xoay.
THỤY SỸ MỞ CỬA CÂY CẦU ĐI BỘ DÀI NHẤT THẾ GIỚI TRÊN DÃY NÚI ALPINE
Cây cầu treo dành cho người đi bộ dài nhất thế giới
đã được hoàn thành ở Thụy Sỹ, cầu có độ dài gần 500m,
độ cao 91m trên khe núi Alpine. Cầu treo Charles Kuonen
là một phần của tuyến đường mòn Europaweg kéo dài 2
ngày kết nối các thị trấn Grächen và Zermatt. Cây cầu đi
bộ đặc biệt này không dành cho những người sợ độ cao.
Cây cầu mới này được xây dựng để thay thế một cây cầu
cũ lâu năm bị phá hủy bởi đá rơi. Cây cầu được đặt tên
theo nhà tâm lý học Charon Kuonen – nhà tài trợ chính
của dự án.
CNN cho biết cây cầu được làm bằng vật liệu thép
nhưng chỉ rộng 60cm nên khách tham quan phải đi
hàng một khi di chuyển trên cầu. Trên bề mặt cầu đi bộ
có những rãnh hở nên khách bộ hành có thể nhìn xuống
dưới và ngắm khe núi Grabengufer trên đường đi. Cây
cầu được mở cửa vào cuối tháng 7 vừa qua và là nơi đặc
biệt dành cho những người đi bộ không sợ độ cao. Mặc
dù, đi trên cầu đi bộ cao nhất thế giới có thể là thử thách
đối với rất nhiều người nhưng cảnh quan tuyệt đẹp của
những ngọn núi hùng vĩ như Weisshorn, Matterhorn và
Bernese Alps sẽ là một trải nghiệm lí thú cho tất cả mọi
người. Cầu đi bộ còn giúp tiết kiệm thời gian nhiều hơn
vì nếu phải di chuyển qua thung lũng phải mất 3-4 giờ,
trong khi đó bạn chỉ mất 10 phút trên cầu đi bộ.
Theo Inhabitat
TRUNG QUỐC TẠO VŨ TRỤ ẢO LỚN NHẤT THẾ GIỚI BẰNG SIÊU MÁY TÍNH
Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra vũ trụ ảo lớn nhất
trên Sunway TaihuLight, máy tính có tốc độ tính toán
nhanh nhất thế giới tại Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia,
South China Morning Post cuối tháng 7 đưa tin. Quốc gia
này hy vọng ba năm nữa sẽ dẫn đầu trong việc công bố
những phát hiện mới về quá trình hình thành vũ trụ.
Sự phát triển thế hệ tiếp theo của siêu máy tính cho
phép các nhà nghiên cứu kết hợp với phương tiện công
nghệ tiên tiến, chẳng hạn như kính thiên văn vô tuyến
lớn nhất thế giới, để mở khóa bí mật vũ trụ. Gao Liang,
trưởng nhóm nghiên cứu vũ trụ tại Đài quan sát Thiên văn
Quốc gia, Trung Quốc, nói rằng họ mô phỏng sự ra đời và
mở rộng của vũ trụ bằng cách sử dụng 10 nghìn tỷ hạt
kỹ thuật số. Quy mô dự án này lớn gấp 5 lần so với kỷ lục
trước đó của Đại học Zurich, Thụy Sĩ, thực hiện vào cuối
tháng trước. Các nhà khoa học mô phỏng vũ trụ bằng
77Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
TIN QUỐC TẾ
cách chia nhỏ nó thành vô số hạt nhỏ. Chúng tương tác
với nhau bằng các lực vật lý như lực hấp dẫn. Càng nhiều
hạt được đưa vào, nhóm nghiên cứu càng tính toán chính
xác sự hình thành và tiến hóa của vũ trụ. Quá trình này
có thể làm sáng tỏ nhiều vấn đề như bản chất và sự lan
truyền của năng lượng tối. Trong khi các nhà khoa học
châu Âu có thể duy trì vũ trụ giả lập trong 80 giờ, nhóm
nghiên cứu tại Trung Quốc chỉ mô phỏng vũ trụ trong
hơn 1 giờ. “Có rất nhiều phép tính được thực hiện cùng
lúc, chắc hẳn siêu máy tính cũng rất mệt”, Gao nói.
Gao cho biết, siêu máy tính Sunway TaihuLight sử
dụng tất cả 10 triệu lõi CPU, mỗi lõi chạy nhiều câu lệnh
khác nhau để tăng tốc độ tính toán. Kết quả mô phỏng
vũ trụ được đăng tải trên Science and Technology Daily,
tờ báo chính thức của Bộ Khoa học và Công nghệ Trung
Quốc, hôm 26/7. “Đây chỉ là một bài tập khởi động. Chúng
tôi vẫn còn một chặng đường dài phía trước để đạt được
mục đích của mình”, Gao nói.
Theo Vnexpress.net
PHÍA NAM NƯỚC ÚC CHUẨN BỊ XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN MẶT TRỜI
ĐƠN TẦNG LỚN NHẤT THẾ GIỚI
Nam Úc đang lại một lần nữa gây tiếng vang lớn vào
tháng trước khi Chính phủ nước này đã ký hợp đồng với
hãng Tesla để xây dựng nhà máy lưu trữ pin lithium-ion
lớn nhất thế giới. Nay, Chính phủ nước này lại công bố kế
hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện mặt trời lớn nhất thế
giới bên ngoài thành phố Port Augusta có tên là dự án
năng lượng mặt trời Aurora 150 megawatt.
Nhà máy này có trị giá 650 triệu đô la Úc (512 triệu
USD) sẽ bắt đầu được khởi công vào năm 2018 và dự định
được hoàn thành vào năm 2020 - cung cấp 100% nhu cầu
về năng lượng của Chính phủ. Dự án sẽ đem lại hơn 700
việc làm cho người dân ở địa phương.
Hợp đồng 20 năm để xây dựng và quản lý nhà máy
Aurora đã được trao cho Công ty SolarReserve có trụ sở
tại California. Nhà máy năng lượng mặt trời Aurora lần
đầu tiên sử dụng công nghệ muối nóng chảy để lưu trữ
năng lượng làm nhiệt - cho phép hoạt động cả ngày và
đêm. Thượng nghị sĩ Úc Nick Xenophon cho biết: “Điều
này sẽ tạo ra sự khác biệt trong thị trường năng lượng
Nam Úc. “Nó sẽ đảm bảo lưới điện, điện cơ bản hơn điện
năng không liên tục.”
Theo Inhabitat
78 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
TIN QUỐC TẾ
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KẾT CẤU
THEO TUẦN TỰ THI CÔNG
Phân tích kết cấu theo cách truyền
thống thực hiện trên hệ kết cấu được
mô phỏng hoàn chỉnh (kết cấu trong
giai đoạn khai thác sử dụng). Quá trình
phân tích được thực hiện khi tải trọng
tác dụng lên hệ kết cấu hoàn chỉnh
Hình 1: Sơ đồ tính khi phân tích cả hệ
PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH KẾT CẤU
BÊ TÔNG CỐT THÉP
NHÀ CAO TẦNG
THEO TUẦN TỰ
THI CÔNG
Tóm tắt: Phương pháp phân tích kết cấu theo giai đoạn
thi công hạn chế được các sai sót của việc phân tích cả hệ
kết cấu hoàn chỉnh. Bài báo này xem xét các thông số dùng
cho phương pháp phân tích và đánh giá tính hiệu quả của
phương pháp phân tích kết cấu theo giai đoạn thi công cho
nhà cao tầng bê tông cốt thép.
Từ khóa: Phân tích, thi công, dọc trục, kết cấu, bê tông,
cốt thép, nhà cao tầng.
Summary: The method of analyzing structure to the
construction phases can minimize the shortcomings of
the method of analyzing the complete structure system.
This article reviews the parameters used for the analysis
and evaluate the effectiveness of the structural analysis
method to the construction phases for the reinforced
concrete buildings.
Key words: Analyze, construction, vertical axis,
structure, concrete, reinforced, high-rise buildings
Khác biệt phương pháp trên, phân tích từng tầng theo tuần tự thi công
(Hình 2) thực hiện theo các bước sau:
Hình 2: Phân tích tĩnh phi tuyến theo tuần tự thi công ở mỗi tầng
Nội lực, biến dạng do co ngót, từ biến, trọng lượng kết cấu và ứng xử phi
tuyến đối với tầng 1 được tính toán => Lập sơ đồ tầng 2 phía trên tầng 1 =>
Tải trọng ấn định trên tầng 2 => Các ứng xử của sơ đồ mới được tính toán
=> Tiếp tục quá trình cho các tầng trên, kết quả phân tích có xét đến tuần
tự thi công.
Phương pháp phân tích theo tuần tự thi công đã được tích hợp trong các
phần mềm phân tích kết cấu, với tên gọi Stage construction (SAP), Sequential
construction analysis (ETABS), được dịch là “phân tích theo giai đoạn thi
công”. Thuật ngữ “giai đoạn thi công” có thể gây hiểu sai theo nghĩa đây là
TS.Vũ Hoàng Hiệp*
Nhận ngày 02/8/2017, chỉnh sửa ngày 27/8/2017, chấp nhận đăng ngày 30/8/2017.
79Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
* Trưởng khoa Xây dựng, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
công tác thiết kế kết cấu ở giai đoạn thi công. Về bản chất, từ lúc xây dựng, các
cấu kiện đã bị tác động và có những ứng xử, đã được điều chỉnh bằng biện
pháp thi công, gây ảnh hưởng đến sự làm việc của kết cấu khi đã hoàn chỉnh
ở “giai đoạn sử dụng”. Như thế, kết cấu khi khai thác, sử dụng mới được xem
xét toàn diện.
Trong Hình 2, quá trình gán thêm các tầng phía trên, biến dạng dọc trục
chênh lệch giữa các cột tầng dưới (gọi là hiện tượng shortening) đã được đổ
bù bê tông, để đảm bảo dầm sàn tầng trên bằng phẳng cùng cao độ. Điều
này đã mô phỏng đúng thực tế quá trình thi công kết cấu bê tông cốt thép
toàn khối.
Để minh họa bản chất của phương pháp, kết cấu khung 15 tầng, 2 nhịp
điển hình được khảo sát theo 2 cách phân tích. Chiều cao tầng 3,4m. Nhịp dầm
6m. Cột biên có kích thước tiết diện 50x50cm, cột giữa tiết diện 50x120cm,
dầm tiết diện 30x60cm. Vật liệu bê tông cấp độ bền B30. Kết quả chênh lệch
chuyển vị đứng cột biên và giữa phân bổ rất khác biệt như Hình 3:
a) Phân tích trên kết cấu hoàn chỉnh b) Phân tích theo tuần tự thi công
Hình 3: So sánh chênh lệch cao độ cột biên và cột giữa theo 2 cách phân tích
HIỆN TƯỢNG BIẾN DẠNG DỌC TRỤC CÁC CẤU KIỆN THẲNG ĐỨNG
CHÊNH LỆCH TRONG NHÀ CAO TẦNG
Trong hệ kết cấu bê tông cốt thép (BTCT), do tác động kết hợp của biến
dạng co ngót, từ biến và ứng suất nén gây nên biến dạng dọc trục trong các
cột, vách, lõi. Ở các nhà cao tầng, các cột bao quanh thường có khuynh hướng
co ngắn nhiều hơn so với vách và lõi bên trong (hiện tượng shortening), dẫn
đến sự chênh lệch đáng kể về biến dạng dọc trục, gây nên sự phân phối lại
nội lực rất bất lợi, như Hình 4:
Hình 4: Mô tả hệ quả của hiệu ứng shortening [2]
Lực dọc trong các cột, vách sẽ được phân phối lại. Mô men trong các dầm
tập trung rất lớn tại đầu liên kết với cấu kiện đứng ít bị co ngắn hơn, mô men
đầu dầm còn lại thậm chí còn đổi dấu. Điều này dẫn đến phải bố trí cốt thép
tập trung, không phân đều, thi công khó khăn và quan trọng hơn, liệu kết
quả nội lực đó có phản ánh đúng thực tế hay không.
Trong thực tế thi công, tải trọng
bản thân của kết cấu và khối xây đã
được chất từng bước theo thời gian.
Việc thi công tuần tự các tầng đã triệt
tiêu một phần chênh lệch chuyển vị
cộng dồn do đổ bê tông đã bù cột,
hiệu chỉnh cao độ thống nhất tại mỗi
sàn. Vì vậy, hệ quả của shortening
không lớn như trong tính toán hệ kết
cấu hoàn chỉnh. Việc tính toán hệ kết
cấu không xét đến sự triệt tiêu của
hiệu ứng shortening theo giai đoạn
thi công dẫn đến một sự sai lệch về
kết quả [2]. Kết quả so sánh chuyển
vị đứng của cột biên và cột giữa trên
Hình 3 cho thấy, việc phân tích kết cấu
theo tuần tự thi công đã thay đổi trị
số cũng như phân bố độ chênh lệch
chuyển vị của cấu kiện đứng, rõ nhất
là tại tầng mái.
Đã có nhiều nghiên cứu nêu rõ
các nguyên nhân gây biến dạng dọc
trục cột BTCT là: Biến dạng co ngót,
từ biến của bê tông, tác động nhiệt,
các tải trọng thi công, tải rung động,
biến dạng đàn hồi do lực dọc cột [1]
[3][4][6]. Những kết luận biến dạng
dọc trục khác biệt giữa các cột và vách
trong cùng một công trình dẫn đến
phân bố nội lực rất không đồng đều
trong kết cấu toàn nhà, bỏ qua sự co
ngắn khác nhau của cột, vách có thể
dẫn đến sự cố trong kết cấu và các bộ
phận phi kết cấu của tòa nhà đã được
đưa ra [3][4][8]. Đặc biệt là đưa ra các
đánh giá về sự cần thiết và hiệu quả
của phương pháp phân tích kết cấu
theo tuần tự thi công (giai đoạn thi
công) trong các công trình cao tầng
[2][3][6][9].
Tuy nhiên, ngoại trừ một số công
trình siêu cao tầng, công trình cầu
nhịp lớn, việc sử dụng phương pháp
phân tích kết cấu theo tuần tự thi
công không phổ biến trong thực tế
thiết kế công trình cao tầng ở Việt
Nam, dù số lượng các công trình cao
30 đến 45 tầng không hiếm. Lý do có
thể xuất phát từ tâm lý ngại thay đổi
của người thiết kế, do số lượng các
80 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
phương án tải khá lớn, một số thông
số đầu vào cho phân tích chưa thực
sự dễ dàng nắm bắt để lựa chọn. Các
nội dung sau của bài báo sẽ đề cập,
phân tích và đề xuất về các thông
số sử dụng cho phương pháp phân
tích này, so sánh các kết quả nội lực
giữa phương pháp phân tích theo
tuần tự thi công và chỉ phân tích trên
cả hệ kết cấu hoàn chỉnh. Đối tượng
nghiên cứu là kết cấu BTCT toàn khối
trong nhà cao tầng.
LỰA CHỌN CÁC THÔNG SỐ
DÙNG CHO PHÂN TÍCH KẾT CẤU
Tải trọng đưa vào phân tích
Theo bản chất phương pháp
phân tích kết cấu trình bày ở mục 2,
không phải tất cả các loại tải trọng
và tác động vào công trình đều được
đưa vào phương pháp phân tích
theo tuần tự thi công. Các tải trọng
tạm thời như hoạt tải sử dụng, gió,
động đất gán tác dụng lên hệ kết cấu
đã hoàn chỉnh, phân tích theo các
phương pháp truyền thống.
Thành phần tĩnh tải có ảnh hưởng
trực tiếp đến biến dạng co ngắn các
cấu kiện thẳng đứng trong quá trình
xây dựng, mới đưa vào phân tích
theo phương pháp tuần tự thi công.
Cụ thể chỉ có phần trọng lượng bản
thân kết cấu (dầm, sàn, cột, vách, lõi)
và những phần hoàn thiện song song
với thi công kết cấu (xây tường chèn),
được phân tích theo tuần tự thi công,
còn các tĩnh tải hoàn thiện khi kết cấu
thi công xong được phân tích trên hệ
đã hoàn chỉnh.
Các số liệu phân loại tĩnh tải được
thực hiện trên 2 dạng công trình cao
tầng điển hình cho thấy: Với công
trình văn phòng, tổng trọng lượng
bản thân kết cấu chiếm 75÷80% tĩnh
tải, phần hoàn thiện chiếm 20÷25%
tĩnh tải toàn công trình; Với công
trình chung cư, tổng trọng lượng bản
thân kết cấu chiếm 55÷60% tĩnh tải,
phần hoàn thiện chiếm 40÷45% tĩnh
tải toàn công trình.
Tiến độ thi công
Thông số này trong phương pháp phân tích theo tuần tự thi công là số
ngày thi công kết cấu chịu lực BTCT của 1 tầng. Với các số liệu tiến độ trung
bình 7÷10 ngày/tầng, thay đổi thông số trong khoảng này không làm chuyển
vị chênh lệch giữa các cột - vách nhiều, chỉ 5÷7%.
Hệ số co ngót
Các hệ số co ngót Bsc và hệ số loại xi măng s xét ảnh hưởng biến dạng co
ngót của bê tông trong phương pháp phân tích theo tuần tự thi công bằng
phần mềm ETABS 2015.
Theo tiêu chuẩn TCVN 5439-2004 về phân loại xi măng và đối chiếu tiêu
chuẩn CEB-FIP 1990, các loại xi măng sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay
thuộc loại tốc độ đóng rắn trung bình, có thể lấy thông số Bsc=5 và s=0,25.
Mô hình từ biến
ETABS 2015 dùng 2 mô hình từ biến dùng trong phân tích là tích phân đầy
đủ (Full integration) và chuỗi Dirichlet ( Dirichlet series).
Chuỗi Dirichlet được kiến nghị áp dụng thích hợp khi tính toán các kết cấu
kích thước lớn, còn mô hình tích phân đầy đủ được khuyên dùng cho các công
trình có kết cấu vừa và nhỏ.
Thông số mô đun đàn hồi của bê tông
Phương pháp phân tích kết cấu theo tuần tự thi công thực hiện quá trình
phân tích ngay từ thời điểm xây dựng, do vậy trị số mô đun đàn hồi của bê
tông cũng được xác định tại thời điểm này, không phải trị số giả định lúc khai
thác, sử dụng.
Quan hệ mô đun đàn hồi
Quan hệ mô đun đàn hồi tại tuổi t ngày với mô đun đàn hồi tại 28 ngày Eci
theo CEB-FIP 1990:
(1)
trong đó: : hệ số phụ thuộc thời gian,
(2)
s: hệ số phụ thuộc loại xi măng, khai báo theo
mục 3.3 nêu trên.
t: đơn vị ngày
MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KẾT CẤU BTCT NHÀ CAO TẦNG THEO
TUẦN TỰ THI CÔNG
Mô hình kết cấu 1
Khảo sát kết cấu khung trục 2 của công trình 16 tầng, mặt bằng như Hình 5:
Hình 5: Mặt bằng kết cấu công trình 16 tầng
Tiến hành 2 phương pháp phân tích kết cấu chịu tác dụng tĩnh tải: Phân
tích trên cả hệ kết cấu hoàn chỉnh (PTHC) và theo tuần tự thi công (PTTTTC).
Tiết diện cột được chọn theo 2 cách: Chọn tiết diện sát tính toán sơ bộ nội lực
81Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
(Acột.tt) và chọn nhóm tiết diện cột như nhau cho dễ thi
công (Acột.tc). Kết quả thu được mô men tiết diện ở cuối
dầm tầng mái như Bảng 1:
Bảng 1: Mô men đầu dầm do tĩnh tải công trình 16 tầng
Kết quả trên cho thấy, tuy công trình có số tầng không
lớn, nhưng nếu ứng suất nén trong các cột chênh lệch
nhiều (do chọn tiết diện cột không sát nội lực) thì ảnh
hưởng của shortening đáng kể và cần thiết phải phân
tích kết cấu theo phương pháp tuần tự thi công.
Mô hình kết cấu 2
Khảo sát kết cấu trục 2 của công trình 25 tầng có mặt
bằng như Hình 6:
Hình 6: Mặt bằng kết cấu công trình 25 tầng
So sánh kết quả mômen trong dầm do tĩnh tải theo
2 phương pháp phân tích: Phân tích trên cả hệ kết cấu
hoàn chỉnh (PTHC) và kết hợp 2 phương pháp (PTKH). Khi
kết hợp 2 phương pháp phân tích, phần tĩnh tải do trọng
lượng bản thân kết cấu theo tuần tự thi công, phần tĩnh
tải hoàn thiện phân tích trên hệ đã hoàn chỉnh.
Cuối cùng là so sánh kết quả tổ hợp mômen trong dầm
do tĩnh tải và các hoạt tải, gió, động đất: Phân tích trên cả
hệ kết cấu hoàn chỉnh (PTHC) và kết hợp 2 phương pháp
(PTKH). So sánh trình bày trong Bảng 2:
Bảng 2: Mômen đầu dầm do tĩnh tải và tổ hợp nội lực
Kết quả cho thấy, kết cấu khung - lõi luôn có chênh lệch
chuyển vị đứng giữa cột và lõi lớn, ảnh hưởng shortening
rõ nét, thậm chí có những vùng kết quả mômen đầu dầm
còn đổi cả dấu nếu phân tích kết cấu theo 2 phương
pháp. Tuy nhiên không nên nhìn nhận độc lập chỉ phân
tích với tải trọng tĩnh, về tổng thể kết quả tổ hợp cuối
cùng, nội lực của hệ kết cấu sẽ chênh lệch ít hơn khi áp
dụng phương pháp phân tích theo tuần tự thi công vào
thiết kế.
Ảnh hưởng chênh co ngắn các cấu kiện thẳng đứng
của kết cấu nhà cao tầng BTCT là đáng kể tới nội lực và
biến dạng của cả hệ. Việc áp dụng phương pháp phân
tích kết cấu theo tuần tự thi công sẽ hạn chế được các sai
lệch kết quả nội lực so với phân tích cả hệ kết cấu hoàn
chỉnh. Các thông số phục vụ phân tích kết cấu theo tuần
tự thi công đã được chỉ rõ cho áp dụng thực tế. Để giảm
ảnh hưởng của hiện tượng chênh lệch biến dạng dọc
trục, cần lựa chọn tiết diện các cấu kiện phù hợp nhất
với nội lực thu được từ tính toán sơ bộ.
Tài liệu tham khảo
[1]. Cao Duy Khôi, Đánh giá hiệu ứng co ngắn cột qua
kết quả đo đạc tại một số công trình nhà siêu cao tầng bê
tông cốt thép, Hội nghị khoa học Vật liệu, Kết cấu & Công
nghệ Xây dựng MSC-2012, Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội, trang 274-282. 2012.
[2]. Hồ Việt Hùng, Shortening - Nguyên nhân, mâu
thuẫn và phương pháp hạn chế sai sót, Ketcaushoft
Group. Hà Nội. 2001.
[3]. The Concrete Society, Axial shortening of columns,
Concrete Society Technical Report, New York. 2008
[4]. Mallick P.K., Axial deformation of column in tall
structures, E-Conference on Design and Construction
of Tall Buildings, Structural Engineering Forum of India.
2012.
[5]. Mark Fintel, S.K. Ghosh, Hal Iyengar, Column
Shortening in tall strucutures - Prediction and
Compensation , Technical Report, New York. 2012.
[6]. Mola F., Pellegrini L.M., Effects of column
shortening in tall R.C. buildings, 35th Conference on Our
World in Concrete & Structures, Singapore. 2010.
[7]. Nilson A.H., D.Darwin, C.W.Dolan, Design of
concrete structures, Mc Graw Hill, New York. 2010.
[8]. Praveen HN Moragaspitiya, Interactive axial
shortening of columns and walls in high rise buildings,
Doctoral papers presented in April, 2011, Queensland
University of Technology. 2011.
[9]. Vafai A. Ghabdian M, Estekanchi H.E, Desai C.S.
(), Calculation of creep and shrinkage in tall Concrete
buildings using nonlinear staged Construction analysis,
Asian Journal of Civil Engineering (Building and Housing),
Vol.10, No.4. 2009.
Lựa chọn
tiết diện cột
Acột.tt
Acột.tc
Chênh lệch
(%)
7,55
33,24
Vị trí
tiết diện
cuối
cuối
Mômen dầm theo phương
pháp phân tích (kNm)
PTHC
-217,39
-144,12
PTTTTC
-200,97
-192,03
Dầm
B1
B1
Tầng
16
16
Tải trọng
Tĩnh tải
Tổ hợp
Chênh lệch
(%)
28,57
21,16
Vị trí
tiết diện
cuối
cuối
Mômen dầm theo phương
pháp phân tích (kNm)
PTHC
-474,11
-661,46
PTKH
-338,62
-521,52
Dầm
B4
B4
Tầng
25
25
82 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
* ĐH Kiến Trúc Hà Nội
TS. Nghiêm Vân Khanh*
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
PHƯƠNG ÁN PHÂN LOẠI
TẠI NGUỒN VÀ CẢI THIỆN
HOẠT ĐỘNG THU HỒI
TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT
ĐẾN NĂM 2030
(Khảo sát tại tỉnh Quảng Ninh)
83Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
Tại Quảng Ninh, chất thải rắn được quản lý theo
cách tiếp cận “Quản lý tổng hợp chất thải rắn”, ưu tiên
theo thứ tự: Phòng ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng, thu
hồi vật liệu, thu hồi năng lượng trước khi đến bước
xử lý cuối là chôn lấp hợp vệ sinh. Đến năm 2030, để
giảm bớt khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp nhằm
kéo dài tuổi thọ của khu xử lý, tăng cường tỷ lệ tái chế
Tóm tắt: Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn
là một việc làm có ý nghĩa rất lớn, mục đích cơ bản
là tách chất thải hữu cơ, tách thành phần nguy hại,
phần còn lại đưa đi chôn lấp. Chất thải hữu cơ có
thành phần chủ yếu là các chất dễ phân hủy và là
những chất có độ ẩm cao, tạo lượng nước rác lớn
cùng với mùi hôi gây ô nhiễm môi trường, chúng có
thể xử lý làm phân bón hoặc đốt thu hồi năng lượng,
nên không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn giải
quyết nhiều vấn đề về môi trường. Bài báo đề xuất
các nguyên tắc, lộ trình phân loại chất thải rắn sinh
hoạt đô thị và phương án cải thiện hoạt động thu
hồi, tái chế chất thải rắn sinh hoạt nhằm giúp cho
tỉnh Quảng Ninh có thể đạt được các mục tiêu theo
quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 của tỉnh đã đặt ra.
Từ khóa: Chất thải rắn sinh hoạt, phân loại tại
nguồn, thu hồi, tái chế.
Summary: The classification of solid waste at
the source is of great significance. Its fundamental
aims are to separate organic waste, hazardous
elements, the rest is dumped. Organic waste has
a major component of biodegradable substances
and is a high humidity substance that produces
large quantities of garbage water and bad odors
polluting the environment, which can be treated
to be fertilizers or can be heated to collect energy.
This is not only economically meaningful but also
solves environmental problems. The article proposes
principles, routes to classify urban domestic solid
waste and solutions to improve the activities of
collecting, recycling domestic waste so as to help
Quang Ninh province to achieve its aims of planning
the solid waste management up to the year 2030,
vision 2050.
Key words: Domestic solid waste, classify at
source, collect, recycle
Nhận ngày 10/7/2017, chỉnh sửa ngày 20/7/2017,
chấp nhận đăng ngày 27/7/2017
và sản xuất phân hữu cơ, đốt thu hồi năng lượng, chất
thải rắn sinh hoạt cần được thực hiện phân loại tại nguồn
theo 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ 2017 đến 2020 và giai
đoạn 2 từ 2020 đến 2030. Đây là một trong những giải
pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải
rắn. Dưới đây là các nguyên tắc, lộ trình cần xây dựng kế
hoạch để tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân về
phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh cũng
như các phương án cần xem xét để cải thiện tốt hơn hiệu
quả của hoạt động thu hồi, tái chế chất thải rắn trên địa
bàn tỉnh.
NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN
Chất thải rắn sinh hoạt cần được phân loại tại nguồn
thành 3 loại sau:
- Chất thải hữu cơ: Các loại rau, củ quả, trái cây, thức
ăn thừa... đựng bằng túi nylon màu xanh, thể tích túi trên
10 lít (chứa từ 3,5 - 4kg). Các loại chất thải này sẽ được
chuyển tới nhà máy chế biến phân hữu cơ.
- Chất thải có thể tái chế: Giấy, nhựa, kim loại, thuỷ
tinh... sử dụng túi nylon màu tối. Sau khi qua phân tách
cụ thể tại điểm trung chuyển, chất thải tái chế từng loại sẽ
được tiếp tục chuyển tới các cơ sở tái chế.
- Chất thải khác: Không còn khả năng tái chế, tái sử
dụng bao gồm cao su, xỉ than, đất đá, sành sứ vỡ. Để lưu
giữ chất thải này sẽ vận động nhân dân dùng chính các
túi nylon phế thải hoặc các đồ chứa có sẵn trong dân.
Những thành phần này sẽ được xử lý bằng biện pháp
chôn lấp hợp vệ sinh.
Việc phân loại tại nguồn được thực hiện thông qua
các thiết bị thu gom phân loại tại nguồn với sự phối hợp
chặt chẽ của cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp và đơn
vị thu gom chất thải rắn. Phương thức thu gom chung đối
với chất thải rắn đô thị áp dụng như sau:
Chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình: Trong mỗi gia
đình có hai thùng đựng rác, một loại đựng rác thải hữu
cơ (hoa, rau, quả, thức ăn thừa, bã chè, cà phê, lá cây, cây
thân cỏ) và một loại đựng rác thải vô cơ (xương, cành
cây, vỏ sò, hến, sành sứ, vải, than tổ ong, mẩu thuốc lá,
tã bỉm). Thùng đựng rác phải có nắp đậy kín, đảm bảo
vệ sinh mỹ quan. Mỗi gia đình có thế sử dụng túi lót bên
trong thùng đựng rác, là loại túi đựng rác không thu hồi
(túi được làm bằng giấy hoặc bằng chất dẻo), kích thước
màu sắc của túi được tiêu chuẩn hóa để tránh sử dụng túi
vào mục đích khác, túi màu xanh đựng chất thải hữu cơ,
túi màu vàng đựng chất thải vô cơ.
Hệ thống lưu chứa, thu gom chung cho các khu dân cư
được quy hoạch ở những nơi thuận tiện trên toàn bộ khu
vực có dịch vụ thu gom, các loại thùng lưu chứa rác thải
có bánh xe được đặt cố định tại các vị trí quy hoạch. Tại
vị trí cố định thu gom rác sẽ được đặt hai thùng rác màu
sắc khác nhau, thùng rác màu xanh đựng rác thải hữu cơ,
thùng rác màu vàng đựng rác thải vô cơ. Do các thùng
này được đặt tại các vị trí cố định nên các hộ gia đình có
thể đổ rác thải vào bất kỳ thời gian nào trong ngày.
Chất thải rắn sinh hoạt của các cơ quan, trường học, cơ
sở dịch vụ: Tuỳ theo tính chất các cơ quan, trường học, cơ
sở dịch vụ và khối lượng rác tích luỹ hàng ngày mà chọn
thời gian thu gom và thùng chứa thích hợp. Đối với nhà
hàng, khách sạn lớn, khối lượng rác nhiều có thể đặt cả
xe đẩy để đổ rác trực tiếp vào đó, sau 1 ngày rác đầy sẽ
đổi xe.
Chất thải rắn sinh hoạt của các khu vực công cộng như
chợ, đường phố, công viên, các khu vui chơi giải trí:
Rác thường chiếm một tỷ trọng khá lớn và gặp nhiều khó
khăn. Tuỳ vị trí và khối lượng cụ thể của từng khu vực mà
đặt các thùng đựng rác có nắp dung tích 60l, 120l, 200l
dọc theo các đường phố, với đường phố trung tâm các
thùng đặt cách nhau 100 - 200m, các đường khác các
thùng đặt cách nhau 300 - 400m.
Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân về phân loại chất thải rắn
ngay tại nguồn phát sinh
Tuỳ vị trí và khối lượng cụ thể của từng khu vực mà đặt các
thùng đựng rác có nắp dọc theo các đường phố
84 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
85Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
XÁC ĐỊNH LỘ TRÌNH PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN
Việc xác định lộ trình thực hiện việc phân loại chất
thải rắn tại nguồn đối với từng đô thị phụ thuộc vào các
yếu tố:
- Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của đô thị
- Tốc độ đô thị hoá
- Năng lực xử lý chất thải rắn
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh chưa thực hiện phân loại
tại nguồn. Để đạt được các mục tiêu theo quy hoạch
quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm
nhìn đến 2050 đặt ra thì đến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh
sẽ phải thực hiện tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng
dân cư và các trường học, công sở. Triển khai thí điểm
phân loại rác tại 1 hoặc một số phường của thành phố
Uông Bí theo mô hình 3R, triển khai thí điểm tại một số
trường học, cơ quan để dần hình thành ý thức trong cộng
đồng sau đó nhân rộng ra các địa phương khác. Các đô
thị còn lại sẽ thực hiện sau năm 2020 [2].
Bảng 1 thể hiện lộ trình phân loại chất thải rắn tương
ứng với các giai đoạn phát triển của các đô thị được đề
xuất theo mô hình tại hình 1.
Kết hợp với mục tiêu và mức độ ưu tiên về công tác
phân loại chất thải rắn tại nguồn đối với từng đô thị theo
quy hoạch bảo vệ môi trường [1] được thể hiện ở bảng 2.
Hình 1. Sơ đồ tổng quát về mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
các đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh [2]
Bảng 1. Đề xuất lộ trình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn
Bảng 2. Mục tiêu và mức độ ưu tiên về công tác phân loại chất thải rắn
tại nguồn đối với từng đô thị vào năm 2020 và 2030
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nguồn phát sinh chất thải rắn
Nhà ở, hộ gia đình
Trường học, cơ quan, công sở
Nhà hàng, khách sạn, quán ăn
Khu di tích lịch sử văn hóa, khu vui
chơi giải trí
Bệnh viện, cơ sở y tế (chỉ tính chất thải
rắn thông thường)
Chợ
Trung tâm thương mại, siêu thị
Các cơ sở dịch vụ, buôn bán
Các cơ sở sản xuất công nghiệp (chỉ
tính riêng phần chất thải rắn sinh
hoạt)
Đường phố
Lộ trình phân loại tại nguồn
Từ 2017- 2020
2 nhóm (1 và 2)
2 nhóm (1 và 2)
2 nhóm (1 và 2)
2 nhóm (1 và 2)
2 nhóm (1 và 2)
2 nhóm (1 và 2)
2 nhóm (1 và 2)
2 nhóm (1 và 2)
2 nhóm (1 và 2)
2 nhóm (1 và 2)
Sau 2020
3 nhóm
(1, 2A, 2B)
3 nhóm
(1, 2A, 2B)
3 nhóm
(1, 2A, 2B)
3 nhóm
(1, 2A, 2B)
3 nhóm
(1, 2A, 2B)
2 nhóm
(1 và 2)
3 nhóm
(1, 2A, 2B)
3 nhóm
(1, 2A, 2B)
3 nhóm
(1, 2A, 2B)
2 nhóm
(1 và 2)
Khu vực
TP Hạ Long
TP Móng Cái
TP Cẩm Phả
TP Uông Bí
Huyện Bình Liêu
Huyện Tiên Yên
Huyện Đầm Hà
Huyện Hải Hà
Huyện Ba Chẽ
Huyện Vân Đồn
Huyện Hoành Bồ
Huyện Đông Triều
T.X Quảng Yên
Huyện Cô Tô
Ghi chú
Dự án ưu tiên
Dự án ưu tiên
Dự án ưu tiên
Dự án ưu tiên
Dự án ưu tiên
Dự án ưu tiên
Dự án ưu tiên
BCL
◎
-
◎
-
-
-
-
◎
-
◎
◎
-
◎
◎
3R
◎
◎
◎
◎
◎
◎
◎
◎
◎
◎
◎
◎
◎
◎
2020
BCL
-
◎
-
◎
◎
◎
◎
-
◎
-
-
◎
-
-
3R
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
2030
Ghi chú:
◎: Hoàn thành dự án; “BCL” bao gồm cả hệ
thống xử lý nước rác và thiết bị bãi rác
PHƯƠNG ÁN CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG THU
HỒI – TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Vai trò của ngành tái chế không chính thống,
tự phát các phế liệu thu hồi hiện còn bị hạn chế
bởi thực tế là hiện có rất ít hộ dân thực hiện phân
loại chất thải rắn thải tại nguồn. Khi hoạt động
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được
thực hiện, tỷ lệ các phế liệu có thể tái chế sẽ được
tách ra từ dòng thải dao động từ 12 – 18% trọng
lượng của chất thải. Các thành phần khác ít có giá
trị kinh tế thì không thu hồi để tái chế.
Duy trì hoạt động thu hồi các vật liệu tái chế
từ chất thải rắn sinh hoạt theo phương thức hoạt
động không chính thống tập trung chủ yếu tại
các đô thị Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Hoành
Bồ, Đông Triều, Quảng Yên.
Xu hướng sau năm 2020, hoạt động này sẽ cần
được Ủy ban nhân dân của các đô thị tổ chức lại
với sự phát triển hoạt động phân loại tại nguồn
trên toàn bộ các đô thị thuộc tỉnh.
Hai cách tiếp cận cơ bản để cải thiện công tác
thu hồi phế liệu từ chất thải tại các đô thị trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh bao gồm:
- Cải thiện vận hành của ngành thu hồi, tái chế
không chính thống/quy mô nhỏ với trọng tâm lâu
dài trong việc lồng ghép cùng với hoạt động của
thu gom, xử lý
- Phần lớn các hoạt động thu hồi và tái chế phế
liệu từ chất thải được thực hiện bởi khối tư nhân.
Các trợ giúp tài chính và kỹ thuật nhằm mục đích
cải thiện điều kiện làm việc.
- Mở rộng năng lực hiện có của các công ty môi
trường đô thị/công ty quản lý công trình đô thị
bao gồm cả hoạt động thu hồi tái chế. Như vậy,
các hoạt động thu hồi và tái chế chất thải của khối
tư nhân sẽ được trao cho khối doanh nghiệp công
ích, mở rộng các chức năng của hệ thống quản lý
chất thải rắn do công ty môi trường đô thị/công ty
quản lý công trình đô thị đảm nhiệm.
Việc so sánh hai phương án cải thiện thu hồi
phế liệu từ chất thải rắn được thể hiện ở bảng 3.
Phương án 1: Cải thiện vận hành của ngành thu hồi, tái chế không chính
thống/ quy mô nhỏ
Phương án 2: Mở rộng năng lực hiện có của các công ty môi trường đô thị/công
ty quản lý công trình đô thị bao gồm cả hoạt động thu hồi tái chế
Ưu điểm
Nhược điểm
Những liên can
tài chính
Ưu điểm
Nhược điểm
Những liên can
tài chính
Sử dụng được nguồn lực hiện có của ngành thu hồi tái chế đang hoạt
động trên địa bàn các đô thị của tỉnh Quảng Ninh và đóng vai trò quan
trọng trong việc giảm thiểu khối lượng rác thải tại các bãi chôn lấp.
Triển vọng mang lại hiệu quả cao hơn vì có ít trở lực hơn so với khối
doanh nghiệp công ích.
Dịch vụ còn nằm ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của các công ty môi
trường đô thị/công ty quản lý công trình đô thị, dịch vụ do khối này
cung cấp hiện được vận hành theo cách thức hỗn tạp và không chính
thống.
Rủi ro về tài chính của dịch vụ được loại trừ hoàn toàn.
Có sự dung hòa khá lớn cho thành phố khi khối tư nhân có trách
nhiệm làm tăng thêm vốn đầu tư cần thiết để vận hành dịch vụ. Sẽ có
đòi hỏi về quỹ dành cho giáo dục cộng đồng.
Dịch vụ nằm trong tầm kiểm soát trực tiếp của các công ty môi trường
đô thị/công ty quản lý công trình đô thị. Các yếu tố ảnh hưởng bên
ngoài được giảm thiểu).
Có sự liên quan với các Sở ban ngành khác của thành phố. Các chiến
dịch giảm thiểu /tái chế chất thải được thuận lợi hơn so với phương
án khác.
Dịch vụ sẽ gây ra hậu quả làm mất kế sinh nhai của những người
nhặt rác. Điều này gây ra những liên can nghiêm trọng về tài chính và
những bất lợi về tài chính và xã hội cho những người trong cộng đồng.
Cần thiết phải có sự bao cấp của UBND Tỉnh để thu hồi chi phí.
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là yếu tố quyết định,
nhằm đảm bảo hiệu quả cho các khâu thu gom, vận chuyển, trung
chuyển, thu hồi, tái chế và xử lý đạt được tối ưu nhất. Hiện nay, tại
tỉnh Quảng Ninh việc phân loại chất thải rắn tại nguồn chưa được
thực hiện. Vì vậy, để tạo được sự thành công ngay từ đầu, tỉnh cần
xây dựng được lộ trình và lựa chọn phương án thực hiện công tác
phân loại chất thải rắn tại nguồn theo quy hoạch, gắn với đặc thù
cụ thể tại mỗi đô thị trong địa bàn tỉnh.
Tài liệu tham khảo
1. Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
2. Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050.
86 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
Thành phố Melbourne của bang Victoria - Australia đã
phá kỷ lục với danh hiệu “Thành phố đáng sống nhất thế
giới” tới năm thứ 6 liên tục trong bảng xếp hạng những
thành phố đáng sống nhất trên toàn cầu do Economist
Intelligence Unit bình chọn. Melbourne có không khí
trong lành, an ninh tốt, nhiều công viên, công trình cổ
được bảo tồn bên cạnh những tòa nhà hiện đại; Nền văn
hóa đa dạng, phong phú nhưng có sự thống nhất; Người
dân thân thiện, thú vị; Các công trình nghệ thuật khắp
nơi; Phương tiện đi lại độc đáo và thuận lợi; Những con
hẻm sôi động với nhiều nơi để nghỉ ngơi vào cuối tuần
Đặc biệt là chiến lược dài hạn về quy hoạch và phát triển
đô thị bền vững đã góp phần giúp cho thành phố được
đánh giá cao nhất thế giới về giá trị cuộc sống ở đây.
Các nhà quy hoạch và kiến trúc sư thành phố
Melbourne đã có kế hoạch mở rộng thành phố để kịp thời
đáp ứng được số dân đang tăng lên nhanh chóng cũng
như bắt kịp xu hướng và sự thay đổi cách sống của người
dân. Một số dự án lớn như mở rộng trung tâm thương
mại của nội đô và xây dựng quận thương mại trung tâm
(CBD) của toàn vùng đô thị Melbourne. Thành phố này
còn đóng vai trò là trung tâm tài chính lớn của nước Úc
và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Thành phố nổi tiếng
với nhiều hẻm và khu mua sắm có tiếng, những tòa nhà
kiến trúc thời Victoria đến đương đại cũng như nhiều
công viên cây xanh rộng lớn. Năm trong số sáu tòa nhà
cao nhất nước Úc cũng đang tọa lại tại thành phố này.
Trong những năm gần đây, khu vực này đã nổi lên thành
một thiên đường cho nghệ thuật đường phố.
THÀNH PHỐ MELBOURNE VỚI CÔNG TÁC QUY HOẠCH
VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Thành Phố Melbourne là thành phố trung tâm về phát
triển kinh tế và là đô thị hiện đại của Bang Victoria – nước
Úc. Thành phố này đã có nhiều chiến lược trong công tác
quy hoạch và đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người
dân, doanh nghiệp và du khách. Chiến lược quy hoạch
thành phố bắt đầu từ việc ban hành các văn bản pháp luật
quy định những chính sách, điều khoản về sử dụng, phát
triển và bảo vệ đất đai. Những quy định về quy hoạch
phát triển thành phố đề cập đến một phạm vi rộng lớn
về các mặt như: Giới hạn về độ cao của tòa nhà, đảm bảo
việc sử dụng đất có trật tự và bền vững. Mỗi thành phố
của Bang Victoria đều có một Chương trình quy hoạch
riêng để quản lý việc sử dụng, phát triển và bảo vệ đất ở
địa phương mình dựa trên nhu cầu về sử dụng đất ở thời
điểm hiện tại và tương lai. Một số dự án quy hoạch và xây
dựng cơ sở hạ tầng quan trọng của thành phố Melbourne
được điều hành bởi chính quyền bang Victoria và Chính
phủ, một số cơ quan quản lý quốc gia và doanh nghiệp
tư nhân. Thành Phố Melbourne là thành phần chủ chốt
của các dự án và đóng vai trò đại diện cho người dân của
thành phố.
Vào tháng 5 năm 2014, Chính quyền Bang Victoria
đã công bố Chiến lược Melbourne, một chiến lược quy
hoạch đô thị để hướng sự phát triển của thành phố đến
năm 2026. Chiến lược
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tap_chi_xay_dung_do_thi_so_55_phan_2_7826_2164770.pdf