Tài liệu Liên kết từ vựng trong văn bản tiếng Anh: Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Nguyễn Phú Thọ
106
LIÊN KẾT TỪ VỰNG TRONG VĂN BẢN TIẾNG ANH
NGUYỄN PHÚ THỌ *
1. Vấn đề
Một văn bản hay diễn ngôn có mạch lạc hầu như bao giờ cũng gắn liền với
việc các từ có liên quan nhau cùng xuất hiện trong các ngữ đoạn. Sự cùng xuất
hiện này trước hết bị chi phối bởi quan hệ ngữ pháp, nhưng dễ thấy nhất là liên
kết từ vựng. Halliday và Hassan (1976, 1994) nghiên cứu các kiểu loại từ vựng ở
cấp độ trên câu qua việc mô tả liên kết từ vựng. Nó cũng hàm nghĩa là sự lựa
chọn một đơn vị từ vựng có liên quan về ngữ nghĩa với một đơn vị từ vựng đã có
trước đó. Và chính sự lựa chọn từ vựng của người nói hay người viết đã tạo ra
những quan hệ liên kết trong văn bản. Nunan (1999:123) xác định “Liên kết từ
vựng diễn ra khi hai từ trong một văn bản có liên quan về ngữ nghĩa theo cách
nào đó”. Trong liên kết từ vựng, bản thân từ không chỉ rõ là nó có chức năng liên
kết hay không nhưng bất cứ từ nào cũng thuộc một quan hệ liên kết và việc...
12 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên kết từ vựng trong văn bản tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Nguyễn Phú Thọ
106
LIÊN KẾT TỪ VỰNG TRONG VĂN BẢN TIẾNG ANH
NGUYỄN PHÚ THỌ *
1. Vấn đề
Một văn bản hay diễn ngôn có mạch lạc hầu như bao giờ cũng gắn liền với
việc các từ có liên quan nhau cùng xuất hiện trong các ngữ đoạn. Sự cùng xuất
hiện này trước hết bị chi phối bởi quan hệ ngữ pháp, nhưng dễ thấy nhất là liên
kết từ vựng. Halliday và Hassan (1976, 1994) nghiên cứu các kiểu loại từ vựng ở
cấp độ trên câu qua việc mô tả liên kết từ vựng. Nó cũng hàm nghĩa là sự lựa
chọn một đơn vị từ vựng có liên quan về ngữ nghĩa với một đơn vị từ vựng đã có
trước đó. Và chính sự lựa chọn từ vựng của người nói hay người viết đã tạo ra
những quan hệ liên kết trong văn bản. Nunan (1999:123) xác định “Liên kết từ
vựng diễn ra khi hai từ trong một văn bản có liên quan về ngữ nghĩa theo cách
nào đó”. Trong liên kết từ vựng, bản thân từ không chỉ rõ là nó có chức năng liên
kết hay không nhưng bất cứ từ nào cũng thuộc một quan hệ liên kết và việc liên
kết chỉ có thể nhận biết được bằng cách qui chiếu vào văn bản. Như vậy, liên kết
từ vựng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tìm hiểu và phân tích tính liên
kết và mạch lạc của văn bản hay diễn ngôn.
2. Ý nghĩa
Trong hoạt động ngôn ngữ, người tạo văn bản luôn luôn là người giữ vai trò
chính trong quá trình tổ chức và tạo lập văn bản. Do đó, tùy theo đề tài hay chủ
đề văn bản, sự xuất hiện từ vựng theo kiểu nào đó là hệ quả tự nhiên của quá
trình này. Điều quan trọng đối với người tạo văn bản là phải hiểu rõ bản chất và
cấu tạo của từ, cách sử dụng từ và cách tạo những mẫu câu có ý nghĩa. Điều cần
nhấn mạnh là nghĩa chung của từ có vai trò rất quan trọng trong liên kết từ vựng.
Dĩ nhiên, người đó cũng biết tần số xuất hiện của từ trong ngôn ngữ của chính
mình khi sử dụng. Trong văn bản, mỗi từ khi xuất hiện đều mang theo nó một
* ThS, Trường CĐ Bán công Công nghệ và Quản trị Doanh nghiệp Tp.HCM.
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 11 năm 2007
107
lịch sử cấu tạo và một môi trường phối hợp từ vựng. Chính trong môi trường này,
từ sẽ xuất hiện vào lúc cần thiết theo ngữ cảnh tương ứng. Ngữ cảnh này xác
định “ý nghĩa tức thời” hay “ý nghĩa văn bản” của từ và cũng là ý nghĩa độc nhất
đối với từng trường hợp cụ thể. Khi đọc hay nghe văn bản, chúng ta trải qua quá
trình xử lí liên tục trong não. Vì vậy, trước khi một từ nào đó được tiếp nhận, ngữ
cảnh sử dụng từ đã được xác định là phù hợp với môi trường từ vựng của nó. Tất
nhiên, môi trường từ vựng của bất cứ từ nào không chỉ bao gồm những từ ở mức
độ nào đó có liên quan đến nó mà liên quan đến cả những từ trong các đoạn văn
trước đó. Quan hệ và mức độ quan hệ của một từ với những từ khác rất khó xác
định và không có giới hạn, thậm chí có thể gây khó khăn cho việc phân tích văn
bản hay diễn ngôn. Tuy nhiên, chúng đều có góp phần vào việc giải thích một từ
cụ thể. Ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin tiềm
ẩn nhằm giải thích từ đang được sử dụng. Chính sự xuất hiện của từ trong ngữ
cảnh cùng với những từ khác có liên quan đã tạo sự liên kết và làm cho đoạn văn
có tính chất văn bản.
Khuynh hướng hai từ cùng xuất hiện xuất phát từ chỗ chúng có “quan hệ về
nghĩa” và “quan hệ về khoảng cách” với nhau trong văn bản. Sức mạnh liên kết
giữa chúng trong văn bản hay diễn ngôn được xác định do hai quan hệ này.
Một yếu tố khác có ảnh hưởng đến lực liên kết của một cặp từ trong văn
bản nữa là “tần số xuất hiện” của chúng. Chẳng hạn, những từ từ vựng như ‘go’,
‘man’, ‘know’ hay ‘way’ ... hoặc những từ ngữ pháp như : đại từ, giới từ, trợ
động từ đều là những từ có tần số xuất hiện cao. Chúng có ý nghĩa liên kết khi
đi với những từ khác. Nhìn chung, tần số xuất hiện của một trong những từ này
càng cao thì vai trò của nó trong liên kết từ vựng càng giảm. Vì vậy, chúng
thường bị bỏ qua khi phân tích văn bản về liên kết từ vựng. Khi xuất hiện với
nghĩa cụ thể trong câu hay phát ngôn có sự phối hợp từ vựng giới hạn thì chúng
mới được chú ý đến nhiều hơn. Chẳng hạn, có thể không có ý nghĩa gì về liên kết
giữa hai lần xuất hiện của từ ‘good’ khi một từ có nghĩa liên quan về đạo đức và
từ kia có nghĩa là ‘đồng ý’. Trong khi đó, lại có sự liên kết chặt chẽ giữa từ
‘good’ với từ khác có nghĩa liên quan về đạo đức như ‘virtue’ (đức tính tốt) hay
‘judgement’ (sự xét đoán). Như vậy, khi phân tích liên kết từ vựng, quan hệ phối
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Nguyễn Phú Thọ
108
hợp từ vựng và mức độ liên kết giữa các từ là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt.
Mặt khác, khi thực hiện chức năng liên kết, từ trong tiếng Anh không bị giới hạn
do hình thái của nó. Ví dụ, ‘boy’, ‘boys’, ‘boy’s’, và ‘boys’ là những dạng của
‘boy’ ; ‘talk’, ‘talks’, ‘talked’ và ‘talking’ là những dạng của ‘talk’ ; ‘noun’,
‘nominal’, ‘nominalize’ và ‘nominalization’ là những dạng của ‘noun’ Những
dạng này được xem là những hình thái của cùng một từ. Chúng đều có tác dụng
liên kết khi xuất hiện trong văn bản. Hãy xem ví dụ sau đây :
- After he has swum for several miles, a small fishing boat spotted him and
pulled him aboard, against his objections. He told the fishermen that he was not
at all tired and intended to continue his swim. (Glenda Adams -The Hottest Night
Of The Century).
Sau khi bơi được nhiều dặm, một chiếc thuyền đánh cá nhỏ phát hiện thấy
anh và kéo anh lên thuyền, mặc cho anh phản đối. Anh nói với những người
đánh cá là anh chẳng thấy mệt chút nào cả và vẫn định tiếp tực bơi.
Trong ví dụ này, ‘fishing boat’ và ‘fishermen’ là những dạng của ‘fish’ ;
‘swum’ và ‘swim’ là những hình thái của ‘swim’. Chúng đều là những từ có liên
kết nhau.
Ngoài ra, chúng ta cũng thấy có một số từ là những biến thể hình thái của
một từ nhưng vẫn có tác dụng liên kết văn bản. Tuy nhiên, trong ngữ cảnh đặc
biệt nào đó, chúng lại được xem như những từ khác nhau và không có chức năng
liên kết (Ví dụ : ‘tooth’ và ‘dental’ ; ‘town’ và ‘urban’ ; ‘young’, ‘youth’ và
‘juvenile’ ). Cũng có những cặp từ không được xem là những dạng của cùng
một từ nhưng có liên quan nhau về nghĩa và có tác dụng liên kết (Ví dụ : ‘starve’
(chết đói) và ‘hunger’ (cơn đói) ; ‘disease’ (chứng bệnh) và ‘ill’ (bệnh) ...)
Như vậy, khái niệm liên kết từ vựng dù được hình thành theo một số tiêu
chí rõ ràng nhưng khi ứng dụng vào các trường hợp thực tế, nó vẫn có những
điều không xác định. Tuy thế, liên kết từ vựng vẫn là một trong những bình diện
quan trọng cần được tìm hiểu thấu đáo khi phân tích văn bản, nghĩa là một văn
bản dù có liên kết ngữ pháp phong phú thế nào đi nữa vẫn không thể là một văn
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 11 năm 2007
109
bản đúng nghĩa nếu không có liên kết từ vựng. Cùng với những phép liên kết
khác như : phép qui chiếu, phép thế, phép nối và phép tỉnh lược, liên kết từ vựng
được xem là một trong những phép liên kết rất quan trọng. Theo Halliday và
Hassan (1976, 1994), trong liên kết từ vựng, quan hệ giữa các từ trong văn bản
thuộc hai phép liên kết chính : phép nhắc lại và phối hợp từ vựng.
2.1. Phép nhắc lại
Phép nhắc lại là phép liên kết thể hiện bằng việc lặp lại trực tiếp một từ
trong văn bản hoặc sử dụng những từ khác có quan hệ từ vựng với nó. Những
quan hệ từ vựng này là những quan hệ có ý nghĩa ổn định tồn tại giữa các từ. Từ
liên quan này có thể là từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ trên bậc hay
từ khái quát. Sự nhắc lại này không phải do ngẫu nhiên nhưng là sự lựa chọn có ý
thức của người viết hay người nói. Halliday (1985:526) quan niệm rằng sự tương
tác giữa liên kết từ vựng và qui chiếu được xem là “phương tiện chủ yếu để nhận
dạng đối tượng và sự liên kết giữa các yếu tố trong văn bản”.
Sau đây là những trường hợp liên kết thuộc phép nhắc lại :
2.1.1. Từ lặp nguyên dạng
Việc lặp từ giống như lần trước nó xuất hiện cũng mang ý nghĩa liên kết
văn bản. Sự lặp lại nguyên dạng làm cho các câu hay phát ngôn được thông hiểu
một cách chính xác. Đồng thời việc lặp lại cũng có ý nghĩa nhấn mạnh hay biểu
hiện sắc thái tu từ, đặc biệt là trong các tác phẩm văn học hay thơ ca.
Ví dụ : a/ English is not the only language with similar-sounding words.
Other languages, too, have words that can cause misunderstandings, especially
for foreigners. (Sandra Heyer- Misunderstandings).
Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ duy nhất có nhiều từ nghe giống nhau.
Các ngôn ngữ khác cũng vậy, có những từ có thể gây hiểu lầm, đặc biệt là đối
với người nước ngoài.
‘language’ và ‘words’ là những từ được lặp nguyên dạng.
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Nguyễn Phú Thọ
110
b/ The meal is finished and we have all washed up the dishes together. It is
typical of us that we should all wash up the dishes together, even though it is
less convenient than two of us doing it ; one washing and one drying. (Joe –
Peter Carey ).
Bữa ăn đã xong và tất cả chúng tôi cùng nhau rửa bát. Việc chúng tôi cùng
nhau rửa bát là việc thường làm, mặc dù nếu chỉ để hai người làm điều đó thì
tiện hơn, một người rửa một người lau.
Hai câu trong ví dụ trên liên kết nhau do có sự lặp lại nguyên dạng ngữ
đoạn ‘wash(ed) up the dishes together’.
2.1.2. Từ đồng nghĩa
Hai hay nhiều từ đồng nghĩa nhau khi chúng có cùng một ý nghĩa theo tự
điển hay theo kinh nghiệm. Chẳng hạn, những cặp từ như : ‘woman’ và ‘lady’,
‘sickness’ và ‘disease’, ‘buy’ và ‘purchase’, ‘smile’ và ‘grin’, ... là những cặp từ
đồng nghĩa.
Ví dụ : a/ The photo was taken when she was in the kindergarten. She was
small, dark-haired, with her hands propping up her face. She held the picture
close to her face (Tim Winton- Secrets).
Tấm hình ấy được chụp lúc nó còn đi mẫu giáo. Nó nhỏ xíu, tóc xẫm, đôi
bàn tay đỡ lấy khuôn mặt. Nó áp tấm hình vào mặt.
‘photo’ và ‘picture’ là từ đồng nghĩa theo tự điển.
b/ The only time he’s happy is when he’s by himself. He contents himself
with the daft games he makes up. (George Mackay Brown – Shell songs)
Nó chỉ vui khi nó được một mình. Nó hài lòng với những trò chơi gàn dở
mà nó bày đặt ra.
‘happy’ (tính từ) và ‘contents’ (động từ) là hai từ đồng nghĩa nhưng khác từ
loại.
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 11 năm 2007
111
2.1.3. Từ trái nghĩa
Từ trái nghĩa đều được sử dụng như một cách nhắc lại từ đã được sử dụng
trước đó. Halliday và Hassan (1990) xem từ trái nghĩa là trường hợp đặc biệt của
từ đồng nghĩa. Chúng có sự đối lập hay trái nghĩa với từ đã dùng để tạo liên kết
văn bản.
Ví dụ : Hannah seemed to have been asleep for a long time. She woke
slowly, feeling the gray light on her eyelids. (Malachi Withaker – Hannah)
Hannah dường như ngủ đã lâu. Cảm thấy ánh sáng xám trên mí mắt, cô từ
từ thức giấc.
‘asleep’ và ‘woke’ có nghĩa đối lập nhau. Hai phát ngôn có liên kết theo
quan hệ trái nghĩa hay đối lập.
2.1.4. Từ gần nghĩa
Hai hay nhiều từ là từ gần nghĩa nhau khi chúng có chứa nét nghĩa chung
nào đó và được dùng như một cách nhắc lại đối tượng hay thuộc tính của đối
tượng. Và sự gần nghĩa thường được xác định trong ngữ cảnh ngôn ngữ.
Ví dụ : Hannah felt that she could put up with anything so long as Ralph
Wellings turned up. He was nineteen. A strange boy for the little fat, jolly parson
to have as his son! (Malachi Withaker – Hannah).
Hannah cảm thấy rằng cô có thể chịu đựng được tất cả miễn là Ralph
Wellings xuất hiện. Anh ấy 19 tuổi. Một anh con trai lạ lùng mà ông mục sư nhỏ
thó, béo phị và hài hước lại có con trai như thế thì kể cũng lạ!
‘boy’ và ‘son’ được xem là từ gần nghĩa được dùng để đề cập đến ‘Ralph
Wellings’. ‘He’ là đại từ chỉ ngôi có quan hệ hồi chỉ với danh từ riêng này.
2.1.5. Từ trên bậc (từ khái quát)
Đây là loại từ có quan hệ giữa lớp từ khái quát (general class) và lớp từ phụ
(sub-class). Từ thuộc lớp từ khái quát được gọi là từ trên bậc (superordinate) hay
từ khái quát và từ thuộc lớp từ phụ được gọi là từ dưới bậc (hyponym). Chẳng
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Nguyễn Phú Thọ
112
hạn, ‘dog’, ‘cat’, ‘bear’ ... là từ dưới bậc của ‘animal’. Như ở các ngôn ngữ khác,
từ khái quát hay từ dưới bậc có nhiều mức độ khái quát khác nhau.
Ví dụ : a/ The Iran arms scandal is still in the news. There seems no end to
the affair.
Vụ bê bối trong lực lượng vũ trang của Iran vẫn còn nóng hổi. Dường như
sự việc vẫn chưa kết thúc.
‘affair’ là từ trên bậc của ‘scandal’.
b/ They all bought shares. It seemed a good move at the time.
Tất cả họ đều mua cổ phiếu. Dường như đó là một giải pháp hay vào lúc
này.
Trong b/, ‘it’ và ‘move’ đều đề cập đến ‘the buying of shares’. ‘move’ là từ
trên bậc đề cập đến ‘the buying of shares’. ‘it’ là từ qui chiếu chỉ ngôi khái quát
nhất, nhưng nó không phải là từ chỉ xuất thuần túy vì nó thể hiện sự cụ thể nào
đó, dù chỉ ở mức độ nhỏ, và nó cũng không đề cập đến người. Chúng ta có thể
nói ‘it’ là từ thay thế gần nhất của ‘danh từ khái quát + từ qui chiếu’.
Từ trên bậc không chỉ là từ trên bậc gần gũi nhất trong các từ có quan hệ
nhau đối với một từ cụ thể nhưng nó có thể là một từ khái quát cao hơn. Qua đó,
chúng ta thấy được ý nghĩa hay sự diễn đạt bao gộp của từ khi được chọn để sử
dụng. Chẳng hạn, thay vì dùng từ ‘furniture’, chúng ta có thể dùng những từ
như : ‘items’, ‘objects’, ‘things’
Ví dụ :- Did you try the steamed buns?
Anh có dùng thử những cái bánh bao đó không?
- Yes, I didn’t like the things much.
Có, tôi không thích những thứ đó lắm.
‘things’ là từ khái quát của ‘steamed buns’.
Những từ khái quát khác có cả những từ chỉ người và những từ chỉ khái
niệm trừu tượng như : ‘people’ (người ta), ‘idea’ (ý tưởng), ‘fact’ (sự kiện) ...
Những từ với ý nghĩa nhắc lại thuộc loại này được dùng rất phổ biến trong văn
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 11 năm 2007
113
bản và diễn ngôn tiếng Anh. Chúng ta có thể thấy những biến thể đa dạng của
chúng từ câu này sang câu khác trong văn viết và từ lượt lời này sang lượt lời
khác trong hội thoại. Nói chung, do mỗi từ khi xuất hiện đều hàm chứa những ý
nghĩa tiềm ẩn và cả lịch sử cấu tạo của nó nên từ càng đa dạng thì càng tạo thêm
nhiều sắc thái nghĩa và thể hiện sự phức tạp của ngữ cảnh trong đó nó xuất hiện.
Theo Hoey (1991) thì liên kết từ vựng là dạng liên kết quan trọng nhất,
chiếm đến khoảng 40% các dạng liên kết trong văn bản. Ông nhận định rằng các
quan hệ từ vựng khác nhau giữa các câu hình thành văn bản cung cấp ‘thước đo’
về sự liên kết văn bản. Sự tập trung và tầm quan trọng của bất cứ một câu cụ thể
nào trong nội bộ văn bản được xác định bởi số kết nối từ vựng mà câu đó có với
những câu khác. Tuy nhiên, dường như hầu hết các nhà phân tích diễn ngôn chưa
tìm ra được những qui luật mang sức thuyết phục cho thấy lúc nào và tại sao
người viết hay người nói chọn sự lặp lại từ nguyên dạng thay vì một từ đồng
nghĩa hay những dạng khác để nhắc lại. Đây là một trong những vấn đề liên quan
đến từ vựng học, ngữ dụng học và tu từ học cần được nghiên cứu nhiều hơn.
2.2. Phép phối hợp từ vựng
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, phép nhắc lại diễn ra không chỉ bằng việc
lặp lại một yếu tố từ vựng giống hệt (lặp nguyên dạng) mà còn qua sự xuất hiện
của một từ khác có liên quan mang tính chất hệ thống như : từ đồng nghĩa, từ gần
nghĩa, từ trái nghĩa, từ trên bậc hay từ khái quát. Tuy vậy, khi nói đến liên kết từ
vựng trong văn bản, chúng ta không chỉ nói đến phép nhắc lại mà còn nói đến sự
liên kết dưới một tiêu đề chung là “phép phối hợp từ vựng” hoặc “phép liên kết
phối hợp từ vựng”. Nói chung, phép phối hợp từ vựng là sự kết hợp những từ
ngữ thường cùng đi với nhau để tạo hiệu quả liên kết, nghĩa là “sự liên kết xuất
phát từ sự đồng xuất hiện của những từ có quan hệ nhau theo cách nào đó vì
chúng có khuynh hướng xuất hiện trong môi trường giống nhau” [1:187].
Ngôn ngữ hoạt động đồng thời ở nhiều cấp độ và văn bản là kết quả của rất
nhiều lựa chọn phức tạp diễn ra vào mọi thời điểm. Sinclair (1991) nêu ra hai
nguyên tắc giải thích sự phối hợp từ vựng : nguyên tắc lựa chọn từ vựng mở và
nguyên tắc thành ngữ. Việc lựa chọn từ vựng mở có sự giới hạn do những qui tắc
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Nguyễn Phú Thọ
114
ngữ pháp của ngôn ngữ liên quan. Ngữ pháp giống như những đường rãnh có sẵn
mà người tạo văn bản là người sẽ lắp vào đó những từ ngữ phù hợp theo mục
đích sử dụng của mình. Nguyên tắc thứ hai đề cập đến việc từ không xuất hiện
bất chợt trong văn bản mà mà nằm trong ngữ vực, nghĩa là nằm trong những
chọn lựa có điều kiện trên qui mô rộng lớn. Như vậy, người sử dụng ngôn ngữ có
sẵn những cụm từ được xây dựng trước. Những cụm từ này chính là những thành
ngữ. Chúng hình thành những lựa chọn đơn có sẵn cho người tạo văn bản. Nhìn
chung, chúng có vẻ như có thể phân tích được thành những ngữ đoạn nhỏ hơn
nhưng hầu như người nói hay người nghe không cần phải bận tâm đến khi sử
dụng. Nói cách khác, nguyên tắc thành ngữ có thể thấy ở sự xuất hiện đồng thời
của những từ nằm trong các thành ngữ. Nói chung, những cặp từ thường xuất
hiện với nhau tạo được một lực liên kết do có một quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng.
Những quan hệ ngữ nghĩa này có thể được nhận ra dễ dàng. Chẳng hạn những từ
như : ‘Monday’, ‘Tuesday’ có liên kết nhau khi cùng xuất hiện trong văn bản
vì chúng thuộc chuỗi từ có thứ tự liên tiếp mang ý nghĩa thời gian hoặc những
cặp từ không thuộc một thứ tự nào nhưng lại có tương quan ngữ nghĩa như :
‘roof’ (mái nhà) và ‘basement’ (tầng hầm). Ngoài ra, còn có những cặp từ như :
‘strap’ (dây đeo) và ‘watch’ (đồng hồ) ; ‘boot’ (ngăn để hành lí) và ‘car’ (xe
hơi) ... là những cặp từ liên kết do có quan hệ nghĩa bộ phận-tổng thể.
Mặt khác, Richards và các tác giả (1993:62) cũng cho rằng “sự phối hợp từ
vựng liên quan đến những giới hạn mà các từ có thể được sử dụng cùng với
nhau, chẳng hạn giới từ nào được dùng với những động từ nào hoặc động từ và
danh từ nào được dùng chung với nhau”. Chẳng hạn, động từ ‘perform’ được
dùng với ‘operation’, nhưng không dùng với ‘discussion’. Dù có cách nhận định
khác nhau nhưng các nhà ngôn ngữ đều nhất trí rằng phối hợp từ vựng liên quan
đến sự đồng xuất hiện của những từ có liên quan về nghĩa hình thành liên kết từ
vựng trong văn bản.
Sau đây là một đoạn văn minh hoạ sự phong phú về liên kết bằng phối hợp
từ vựng.
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 11 năm 2007
115
- She took her entranced gaze from the cakes and went into the dairy. The
house had once been a farm, and the cool, stone-shelved room was still called
the dairy. One side of it was laden with food. There was a whole, crumb-browned
ham on a dish by the side of a meat-plate on which stood a perfectly cooked
sirloin of beef. Another dish held four or five pounds of plump, cooked sausages.
The trifles were ready, so were the stewed fruits for those who liked plainer
sweets, and there was more cream, Hannah felt, than could possibly be used.
(Malachi Whitaker- Hannah).
Cô rời đôi mắt đắm đuối khỏi những cái bánh và đi vào nơi trữ sữa. Căn
nhà đã từng là một trang trại, và căn phòng mát lạnh với các kệ bằng đá vẫn còn
được gọi là nơi trữ sữa. Một bên nó chất đầy thực phẩm. Một đùi thịt nguyên
màu vàng nâu nằm trong dĩa cạnh một dĩa lớn thịt thăn bò đã được nấu chín kỹ.
Một dĩa khác đựng bốn năm cân xúc xích chín tròn trĩnh. Những chiếc bánh xốp
kem đã sẵn sàng, lại sẵn cả các loại trái cây hầm cho những ai thích những món
ngọt đơn giản, và kem thì nhiều hơn mức cần dùng, Hannah cảm thấy thế.
Chuỗi liên kết phối hợp từ vựng trong ví dụ này gồm những từ như :
‘cakes’, ‘dairy’, ‘farm’, ‘food’, ‘ham’, ‘dish’, ‘meat-plate’, ‘sirloin’, ‘beef’,
‘sausages’, ‘trifles’, ‘fruits’, ‘sweets’, ‘cream’ và sự nhắc lại từ vựng như :
‘dish’- ‘dish’ : lặp nguyên dạng.
- ‘food’ : danh từ khái quát hay từ trên bậc.
- ‘ham’, ‘meat’, ‘beef’, ‘sausages’, ‘fruits’, ‘sweets’, ‘cream’ : từ đồng
nghĩa cụ thể-khái quát hay từ dưới bậc.
3. Kết luận
Trong hoạt động ngôn ngữ, văn bản hay diễn ngôn là đơn vị giao tiếp lớn
nhất. Như H. Weinrich (1966) quan niệm, chúng ta nói không phải bằng các từ
rời rạc mà bằng các câu và các văn bản, và lời nói của chúng ta xây dựng trên
tình huống. Vì vậy giao tiếp chính là dùng ngôn từ để diễn đạt suy nghĩ, tình
cảm, nhận định về cá nhân và mọi vấn đề liên quan đến thế giới tự nhiên và xã
hội. Khi sử dụng từ, người tạo văn bản hay diễn ngôn phải biết rõ nghĩa chung
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Nguyễn Phú Thọ
116
của từ, thậm chí cấu tạo và bản chất của nó để có sự lựa chọn phù hợp với ngữ
cảnh. Ngữ nghĩa, vị trí và tần số xuất hiện của những từ có quan hệ nhau có ảnh
hưởng đến hiệu quả liên kết văn bản. Khi phân tích liên kết từ vựng, người
nghiên cứu thường có khuynh hướng qui thành nhóm các từ tương ứng nhau theo
từng ngữ cảnh cụ thể. Để có thể xác định hiệu quả liên kết, vấn đề chủ yếu là
phải tìm xem những cặp từ có liên quan về nghĩa có được sử dụng tương hợp
nhau trong văn bản hay không. Hình thái từ và những biến thể của nó đều có tác
dụng liên kết trong văn bản nhưng trong một vài trường hợp chúng có những ý
nghĩa và giá trị liên kết khác nhau. Quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ thể hiện ở
phép nhắc lại từ vựng qua những hình thức như : lặp từ nguyên dạng, từ đồng
nghĩa, từ trái nghĩa, từ gần nghĩa và từ trên bậc hay từ khái quát. Sự cùng xuất
hiện của những dạng từ này tạo sự phối hợp từ vựng và hình thành những quan
hệ liên kết trong văn bản hay diễn ngôn. Với ý nghĩa như vậy, liên kết từ vựng
thực sự là bình diện quan trọng cần được đặc biệt chú ý khi phân tích văn bản
hay diễn ngôn để xác định tính mạch lạc và tính liên kết của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Halliday, M. A. K., and Hassan R. (1976), Thirtieth impression 1994. Cohesion
in English. London : Longman Group Ltd.
[2] Halliday, M.A.K. (1990), An Introduction to Functional Grammar. London :
Edward Arnold.
[3] Hoey, M. (1991), Patterns of Lexis in Text. Oxford : Oxford University Press.
[4] Nunan, D. (1999), Second Language Teaching & Learning. Boston : Heinle &
Heinle Publishers.
[5] Sinclair, J (1991), Corpus Concordance Collocation.Oxford : Oxford
University Press.
[6] Richards J. et al. (1999), Longman Dictionary of Language Teaching &
Applied Linguistics. Singapore : Longman Group Ltd.
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 11 năm 2007
117
Tóm tắt :
Liên kết từ vựng trong văn bản tiếng Anh
Để xác định tính mạch lạc của văn bản, từ ngữ được sử dụng trong văn
bản còn được xét đến ở sự tương hợp với ngữ cảnh mà trong đó chúng hiện
diện. Bài viết trình bày phép liên kết từ vựng trong văn bản tiếng Anh như
một cách minh hoạ, làm rõ thêm lí thuyết văn bản và hướng tới việc tìm
hiểu các biện pháp liên kết khác trong văn bản hay diễn ngôn tiếng Việt và
tiếng Anh.
Abstract :
Lexical cohesion in English texts
To define coherence, lexical items are also considered in accordance
with the context in which they occur. This article aims at presenting the
lexical cohesion in English texts as an illustration, clarifying more the
textual theory and tending to the other relations of cohesion in Vietnamese
and English texts or discourses.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lien_ket_tu_vung_trong_van_ban_tieng_anh_6331_2178794.pdf