Liên kết nông dân trồng mận với chuỗi cửa hàng hiện đại tại Hà Nội: Lý do, các kết quả và tiềm năng phát triển

Tài liệu Liên kết nông dân trồng mận với chuỗi cửa hàng hiện đại tại Hà Nội: Lý do, các kết quả và tiềm năng phát triển: Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 199 Liên kết nông dân trồng mận với chuỗi cửa hàng hiện đại tại Hà Nội: Lý do, các kết quả và tiềm năng phát triển Tiago Wandschneider1, Lê Như Thịnh2, Bùi Quang Duẩn, Đinh Thị Huyền Trâm1, Nguyễn Minh Châu2 và Oleg Nicetic1 Cơ quan 1 Trường Khoa học Nông nghiệp và thực phẩm, Đại học Queensland, Brisbane, Qld 4072, Australia 2Viện nghiên cứu rau quả, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà nội, Việt Nam 3Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp, Km9, Láng – Hòa Lạc, An Khánh, Hoài Đức, Hà nội, Việt Nam. Tác giả đại diện twandschneider@yahoo.co.uk Giới thiệu Mận là một loại cây ăn quả quan trọng ở miền núi Tây Bắc Việt Nam. Sơn La là tỉnh có sản lượng mận lớn nhất (28.000 tấn năm 2016), với huyện Mộc Châu là vùng sản xuất chính (16.700 tấn năm 2016). Mận sản xuất ở địa phương được phân phối tới người tiêu dùng trên toàn quốc thông qua ca...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên kết nông dân trồng mận với chuỗi cửa hàng hiện đại tại Hà Nội: Lý do, các kết quả và tiềm năng phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 199 Liên kết nông dân trồng mận với chuỗi cửa hàng hiện đại tại Hà Nội: Lý do, các kết quả và tiềm năng phát triển Tiago Wandschneider1, Lê Như Thịnh2, Bùi Quang Duẩn, Đinh Thị Huyền Trâm1, Nguyễn Minh Châu2 và Oleg Nicetic1 Cơ quan 1 Trường Khoa học Nông nghiệp và thực phẩm, Đại học Queensland, Brisbane, Qld 4072, Australia 2Viện nghiên cứu rau quả, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà nội, Việt Nam 3Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp, Km9, Láng – Hòa Lạc, An Khánh, Hoài Đức, Hà nội, Việt Nam. Tác giả đại diện twandschneider@yahoo.co.uk Giới thiệu Mận là một loại cây ăn quả quan trọng ở miền núi Tây Bắc Việt Nam. Sơn La là tỉnh có sản lượng mận lớn nhất (28.000 tấn năm 2016), với huyện Mộc Châu là vùng sản xuất chính (16.700 tấn năm 2016). Mận sản xuất ở địa phương được phân phối tới người tiêu dùng trên toàn quốc thông qua các kênh chợ truyền thống. Cho tới gần đây, mận Việt Nam vẫn chỉ được xem là loại quả giá trị thấp và nhận được ít sự quan tâm từ các cửa hàng bán lẻ hiện đại. Từ năm 2010, ACIAR đã tài trợ các hoạt động nghiên cứu hành động (action research) để xem xét khả năng lôi kéo các siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn và cửa hàng bán lẻ hoa quả chất lượng cao tham gia vào hoạt động bán và quảng bá mận chất lượng cao từ Mộc Châu. Trong vòng hai năm trở lai đây, dự án này đã giúp kết nối hai nhà thu mua gom tại địa phương với các của hàng bán lẻ hiện đại tại Hà Nội. Phương pháp tiếp cận Kết quả từ hai mùa mận gần đây được đưa ra trình bày và thảo luận, và đây là một phần của nghiên cứu về kết quả và tác động của việc các hộ nông dân tham gia vào chuỗi bán lẻ hiện đại. Số liệu về khối lượng và giá cả được thu thập từ các hộ nông dân tham gia, các nhà thu gom và các cửa hàng bán lẻ. Số liệu chất lượng mận cũng được đưa ra dựa trên phân tích các mẫu quả thu thập từ các nhà bán lẻ tham gia trong suốt vụ mận. H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 200 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Kết quả Năm 2017 hai nhà thu mua đã bán 41,8 tấn mận cho các cửa hàng bán lẻ hiện đại, tương đương với mức tăng 83% so với năm trước. Số chuỗi cửa hàng bán lẻ tham gia tăng từ 10 lên 12, trong khi đó khối lượng bán trung bình của mỗi cửa hàng bán lẻ tăng từ 2,3 tấn tới 3,8 tấn. Khối lượng mận thu mua giữa các nhà bán lẻ là không đồng đều. Năm 2017 Fivimart và Vinmart chiếm tới 45% và 14% tổng lượng mận từ hai nhà thu gom. Nhà thu gom mà tập trung bán cho hai chuỗi siêu thị này cung ứng tới 72% tổng khối lượng của kênh, và tăng khối lượng mận bán cho các nhà bán lẻ hiện đại của mình tới 162%. Nhà thu mua còn lại tập trung vào các chuỗi cửa hàng bán lẻ thực phẩm an toàn quy mô nhỏ hơn, và có khối lượng bán tăng chỉ có 11%. Hình 1: Doanh số bán mận của hai nhà thu mua tại Mộc Châu cho các cửa hàng hiện đại tại Hà nội trong năm 2016-2017 Các nhà bán lẻ có các chiến lược bán hàng và chiến lược về an toàn thực phẩm rất khác nhau. Klever Fruit nổi bật lên so với tất cả các cửa hàng bán lẻ khác nhờ bán quả mận với kích cớ quả lớn hơn (đường kính 42,18mm) và độ ngọt cao hơn đáng kể (13,3 Brix). Mận của họ được bán ra với giá cao gấp từ hai đến bốn lần so với các cửa hàng bán lẻ khác. Ngược lại, Fivimart ưu tiên yếu tố giá cả cạnh trạnh và khối lượng bán ra. Mận ở đây có kích thước nhỏ nhất (đường kính 36,32mm) và có độ ngọt ít hơn (12,5 Brix) nhưng đồng thời cũng có giá cả vừa phải nhất (40-60.000 VND/kg). Trong khi các cửa hàng bán lẻ nhỏ hơn dựa vào chữ tín để đảm bảo độ an toàn của sản phẩm, các cửa hàng lớn hơn như Fivimart yêu cầu nhà cung cấp phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Trong khi đó Vinmart tự tiến hành kiểm tra vườn cây và luôn cử đại diện có mặt tại địa phương vào thời điểm thu hoạch. Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 201 Hình 2: Giá bán lẻ mận Mộc châu tại các cửa bán lẻ khác nhau trong năm 2016/2017. Hai nhà thu gom mua mận từ 15 nông dân. Mặc dù lượng mận được bán qua kênh bán lẻ hiện đại chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng sản lượng thu hoạch, các hộ nông dân nhận được mức chênh giá bán tương đối cáo hơn (30-100%) trong thời kỳ cao điểm thu hoạch, khi giá thị trường xuống thấp. Vào cuối vụ, khi giá thị trường tăng cao, mức chênh này giảm xuống có khi chỉ còn 10% và do đó nhiều hộ nông dân lại ngừng bán mận theo kênh bán lẻ hiện đại. Thảo luận và kết luận Phân khúc bán lẻ hoa quả hiện đại mang tính không đồng nhất. Các nhà bán lẻ khác nhau rõ rệt về quy mô, chiến lược bán hàng và doanh số. Các nhà cung ứng trong vùng sản xuất sẽ cần phải có các sản phẩm và chiến lược giá khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà bán lẻ và tối đa hóa lợi ích cho người nông dân và việc kinh doanh của họ. Năm 2017, khối lượng mận giao dịch giữa hai nhà thu gom và các nhà bán lẻ hiện đại chiếm ít hơn 0,2% tổng sản lượng thu hoạch tại Sơn La. Mặc dù tác động trực tiếp đến thu nhập của người dân vẫn sẽ tương đối khiêm tốn trong tương lai gần, chuỗi mận chất lượng cao vẫn có nhiều tiềm năng phát triển. Các kết quả và tác động tiềm năng khác cũng cần được xem xét. Việc mận Việt Nam được bán tại các cửa hàng bán lẻ hiện đại đang thay đổi nhận thức của mọi người về mận địa phương, trước vốn được xem là loại quả H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 202 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người cấp thấp, và có thể giúp gia tăng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Việc Klever Fruits, một nhà bán lẻ trái cây cao cấp, đưa mận Mộc Châu vào danh mục bán hàng, trước đây vốn chỉ bao gồm các loại quả nhập khẩu, là rất đáng quan tâm. Vị thế của quả mận đồng thời cũng được nâng cao nhờ việc xúc tiến du lịch mạnh mẽ. Vườn mận cùng với đồi chè hiện là điểm hấp dẫn du lịch chính ở Mộc Châu. Năm 2017 lễ hội hái quả mận đã thu hút được hơn 7,000 du khách đến huyện này và nhận được sự quan tâm lớn của giới truyền thông. Sự tham gia ngày càng tăng của các nhà bán lẻ hiện đại đồng thời cũng tạo môi trường thuận lợi cho việc cải thiện kỹ thuật canh tác và chất lượng quả. Điều này cũng tạo nên hiệu ứng tràn (spillover effect) lên các hộ nông dân cung cấp mận cho các phân khúc thị trường truyền thống. Trong khi đó, các hệ thống bảo đảm chất lượng hoặc các chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm cho quả mận cũng có thể được áp dụng với các sản phẩm khác của các nông hộ quy mô nhỏ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfs37_4432_2207198.pdf
Tài liệu liên quan