Tài liệu Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch – hướng đi mới của trường Đại học thủ đô Hà Nội: 122 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP
TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
CHO NGÀNH DU LỊCH – HƯỚNG ĐI MỚI
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Lê Thị Thu Hương
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Phát triển nguồn nhân lực du lịch là động lực chính đưa Du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho Hà Nội và cả nước,
trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã liên kết với nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
nhằm tạo môi trường học tập gắn với thực tiễn cho sinh viên, tạo ra nhiều cơ hội việc làm
cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất. Bài viết này khái quát những thuận lợi và khó khăn
trong quá trình liên kết và đưa ra một số đề xuất để hướng đi mới đạt hiệu quả cao hơn.
Từ khóa: Liên kết đào tạo, nhân lực du lịch; cơ hội việc làm; bản ghi nhớ; kinh tế mũi
nhọn.
Nhận bài ngày 18.6.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.7.2018
Liên hệ tác giả: Lê Thị Thu Hương; Email: huongltt@daihocthudo.edu....
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch – hướng đi mới của trường Đại học thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
122 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP
TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
CHO NGÀNH DU LỊCH – HƯỚNG ĐI MỚI
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Lê Thị Thu Hương
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Phát triển nguồn nhân lực du lịch là động lực chính đưa Du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho Hà Nội và cả nước,
trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã liên kết với nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
nhằm tạo môi trường học tập gắn với thực tiễn cho sinh viên, tạo ra nhiều cơ hội việc làm
cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất. Bài viết này khái quát những thuận lợi và khó khăn
trong quá trình liên kết và đưa ra một số đề xuất để hướng đi mới đạt hiệu quả cao hơn.
Từ khóa: Liên kết đào tạo, nhân lực du lịch; cơ hội việc làm; bản ghi nhớ; kinh tế mũi
nhọn.
Nhận bài ngày 18.6.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.7.2018
Liên hệ tác giả: Lê Thị Thu Hương; Email: huongltt@daihocthudo.edu.vn
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành Du lịch cả nước nói chung và ngành Du lịch Hà Nội nói riêng đã đạt nhiều
thành tích ấn tượng sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XII, về Phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tính chung trong cả nước, năm 2017 đã có
13 triệu lượt khách quốc tế, tăng 30% so với năm 2016; 74 triệu lượt khách nội địa, tăng
20% so với cùng kì năm 2016; đóng góp khoảng 7,5% vào GDP của đất nước.
Ngành Du lịch Hà Nội, với vị thế Thủ đô, đã có bước tăng trưởng vượt bậc kể từ sau
Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26-6-2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ
đô giai đoạn 2016 -2020 và những năm tiếp theo. Tính đến cuối năm 2017, Hà Nội đã đón
23,83 triệu lượt khách, tăng 9% so với cùng kì năm 2016; trong đó, khách du lịch quốc tế
ước đạt 4,95 triệu lượt tăng 23% so với cùng kì năm 2016. Tổng thu từ khách du lịch ước
tính đạt 70.958 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kì năm 2016 và vượt 6,8% so với kế hoạch.
Sở Du lịch Hà Nội đang đặt mục tiêu phấn đấu năm 2018 tổng lượng khách du lịch đến Hà
Nội đạt hơn 25,4 triệu lượt khách, tăng 7% so với năm 2017, trong đó khách quốc tế đạt
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 123
5,5 triệu lượt, tăng 11% và lượng khách quốc tế lưu trú ước đạt 3,928 triệu lượt; tổng thu
từ du lịch ước đạt 75.783 tỷ đồng.
Ngành Du lịch Hà Nội nói riêng và ngành Du lịch cả nước nói chung đang phấn đấu
đạt được các mục tiêu quan trọng mà Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII đã đề ra: “Đến
năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội... Phấn đấu đến năm 2030, Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi
nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm
các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á”.
Để đạt được các mục tiêu đó, yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Làm thế nào
để có nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập, đưa du lịch thực sự trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn? Đây là vấn đề cần có sự chung tay của xã hội, nhà trường, các
doanh nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Trường Đại học Thủ
đô ý thức rất rõ điều này và đã xây dựng mô hình; tích cực triển khai các hoạt động liên
kết, phối hợp đào tạo với các doanh nghiệp.
2. NỘI DUNG
2.1. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch của đất nước và Thủ đô Hà Nội
Thực tế, như Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII của Đảng đã nêu ra, “Du lịch phát
triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội, về nguồn nhân lực
du lịch vừa thiếu, vừa yếu...”. Bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay đòi hỏi chúng ta cần tận
dụng cơ hội, phát triển nhanh, mạnh, nhưng cũng phải chú ý đến chất lượng nguồn nhân
lực mới có thể cạnh tranh được với khu vực và thế giới. Từ cuối năm 2015, khi Việt Nam
gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN thì sự dịch chuyển nguồn nhân lực trong khu vực đã
thể hiện rất rõ. Nguồn nhân lực du lịch từ các quốc gia có khả năng nói tiếng Anh tốt đã du
nhập vào Việt Nam, làm việc trong các khách sạn lớn, các khu nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế.
Sự dịch chuyển lao động này đặt ra thách thức đối với nhiều ngành nghề, trong đó có
ngành du lịch. Nếu nguồn nhân lực không đáp ứng được, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc
làm, doanh thu của ngành du lịch nói riêng cũng như các ngành nghề khác. Nhân lực ngành
du lịch có vai trò quyết định không chỉ cho riêng sự phát triển du lịch mà còn góp phần
không nhỏ vào việc phát triển kinh tế đất nước.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song nguồn nhân lực phục vụ du lịch của Việt Nam hiện
còn rất nhiều hạn chế, số lượng còn ít, cơ cấu chưa đồng bộ và năng lực thực tiễn chưa
tương xứng với bằng cấp. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần
thêm 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành Du lịch chỉ khoảng
124 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
15.000 người/năm, trong đó, chỉ có hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhiều
sinh viên sau khi tốt nghiệp vào làm tại các doanh nghiệp đã không đáp ứng được vị trí
việc làm, hầu hết các doanh nghiệp đều phải mất thời gian, công sức đào tạo lại kĩ năng
nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và đặc biệt là ý thức nghề nghiệp.
Hà Nội là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch lớn của cả nước, cung ứng nguồn
nhân lực ngành Khách sạn - Nhà hàng - Du lịch chủ yếu cho các tỉnh phía Bắc. Tại Hà Nội
có nhiều trường đại học, cao đẳng, nhiều trung tâm đào tạo nghề du lịch. So với cả nước,
chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại Hà Nội có cao hơn (70% đã qua đào tạo, trong khi cả
nước ước tính trung bình chỉ có 30% qua đào tạo); tuy vậy, vẫn chưa đáp ứng được thị
trường du lịch Hà Nội nói riêng, chưa nói đến cả nước.
Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ở Hà Nội ngày càng trở lên cấp thiết bởi
lượng khách quốc tế và khách nội địa đến Thủ đô hàng năm đều tăng. Tính đến năm 2017,
Hà Nội hiện đang có khoảng 100.000 lao động trực tiếp tham gia các hoạt động du lịch, tập
trung ở các cơ sở lưu trú; doanh nghiệp lữ hành; khu, điểm du lịch, vui chơi, giải trí; nhà
hàng, quán bar Đối với bộ phận trực tiếp quản lý, theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội,
hiện thành phố chỉ có 114 người, bao gồm công chức Sở Du lịch Hà Nội; viên chức phụ
trách xúc tiến du lịch thuộc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội; công
chức kiêm nhiệm quản lý du lịch tại các quận, huyện, thị xã. Nguồn nhân lực du lịch của
Thủ đô dù đã có sự gia tăng, song vẫn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển, nhất là bộ phận
quản lý, điều hành.
Theo Quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030; trước mắt đến năm 2020, lực lượng lao động trực tiếp trong ngành Du lịch Hà
Nội khoảng 127.800 người, lao động gián tiếp là 383.000 người. Đến năm 2030, ngành Du
lịch Thủ đô cần 250.000 lao động trực tiếp, 750.000 lao động gián tiếp mới đáp ứng được
nhu cầu phát triển.
Trước sức ép trên, Thành ủy, UBND Thành phố và các cấp, ngành liên quan đã có
những quyết sách mạnh mẽ để đầu tư nâng cao chất lượng, chuẩn hóa nguồn nhân lực phục
vụ du lịch. Ngày 26/6/2016, Thành ủy Hà Nội đã ra Nghị quyết số 06-NQ/TU về Phát triển
du lịch Thủ đô giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo; ngày 23/2/2017, UBND
Thành phố cũng ban hành Kế hoạch số 42/KH-UBND về phát triển du lịch. Nghị quyết số
06-NQ/TU đã nêu rõ: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là giải pháp trọng tâm để đưa
du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Trong đó, việc đào tạo nhân lực chất
lượng cao về chuyên môn, ngoại ngữ, nhận thức chính trị, trách nhiệm công dân, ý thức,
đạo đức nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp để tham gia hoạt động du lịch được thành phố đặc
biệt chú trọng.
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 125
Hiện nay, Sở Du lịch Hà Nội đã và đang có nhiều giải pháp góp phần nâng cao chất
lượng nhân lực ngành du lịch, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng mối quan hệ
“Cơ quan quản lý nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp” trong đào tạo nhân lực du lịch
của Thủ đô theo hướng ưu tiên và có cơ chế đặc thù. Chủ trương đúng đắn này đã đặt cơ sở
cho sự kết nối giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để cùng thực hiện những mục
tiêu chung mà ngành Du lịch đặt ra.
2.2. Công tác đào tạo nhân lực phục vụ du lịch tại trường Đại học Thủ đô
Hà Nội
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội được thành lập ngày 31/12/2014 trên cơ sở nâng cấp
trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Đây là trường đại học duy nhất của Thủ đô, phát triển
đa ngành, theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp. Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô, có sứ mệnh kết nối, phát triển các giá trị truyền thống
của Thăng long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Trong đào tạo, trường đang theo đuổi các
hoạt động đặc thù nhằm tạo ra sản phẩm với chất lượng vượt trội phục vụ cộng đồng, đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho du lịch Hà Nội, tháng
7/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép nhà trường đào tạo ngành Quản trị khách sạn
và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Tiếp theo, ngày 20/10/2017, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã có Công văn số 4929/BGDĐT- GDĐH gửi tới các trường đại học, cơ sở đào tạo,
hướng dẫn việc áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành về du lịch. Theo đó, việc phối
hợp với giữa cơ sở đại học với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo là điều kiện bắt buộc
để được thực hiện cơ chế đặc thù và để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động và
hội nhập quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi cho Nhà trường, nên dù tổ chức đào tạo muộn
hơn so với các trường đại học đã đào tạo ngành du lịch ở Hà Nội và cả nước, song số
lượng sinh viên ngành Du lịch của trường ngay từ đợt tuyển sinh đầu tiên đã vượt chỉ tiêu
cho phép, điều này cho thấy nhận thức của xã hội về nhu cầu việc làm trong ngành Du lịch
đang rất sát với thực tiễn.
Ngày 28/11/2017, trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã tổ chức cuộc gặp mặt với một số
doanh nghiệp lữ hành và khách sạn để trao đổi về định hướng đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao cho ngành Du lịch Hà Nội. Tại buổi tọa đàm, các doanh nghiệp đã thẳng thắn
chia sẻ những bất cập trong việc đào tạo theo mô hình cũ, xa rời thực tế, sinh viên ra
trường chưa đáp ứng các vị trí việc làm trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp
liên kết với nước ngoài. Trình độ ngoại ngữ của sinh viên kém trong khi lượng khách quốc
tế đến Việt Nam, đặc biệt là đến Hà Nội ngày càng nhiều. Làm sao để truyền tải được
126 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
những giá trị truyền thống của nền văn hiến Thăng Long - Hà Nội đến du khách quốc tế?
Đây là vấn đề trăn trở đối với các trường có đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Có một thực tế
là nhiều sinh viên có trình độ ngoại ngữ từ các trường đại học tham gia làm du lịch nhưng
chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nên gặp nhiều khó khăn trong công việc;các
sinh viên được đào tạo đúng chuyên ngành thì còn hạn chế về ngoại ngữ, do vậy việc giao
tiếpvới du khách nước ngoài còn lúng túng, ấy là chưa kể đến trình độ tin học của đa số
sinh viên trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 còn chưa đáp ứng.
Nhận thấy cần phải đi tắt đón đầu trong lĩnh vực đào tạo, đào tạo theo định hướng ứng
dụng, khoa Văn hóa - Du lịch - Dịch vụ của trường đã chủ động mời các doanh nghiệp, các
chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch đến cùng phối hợp chỉnh sửa, đổi mới chương
trình, tăng thời lượng thực hành nghiệp vụ, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch
mang đặc trưng của Hà Nội. Ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ,
tin học, nguồn nhân lực phục vụ du lịch của Hà Nội phải có kiến thức, hiểu biết sâu rộng
về Hà Nội để truyền tải những giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất ngàn năm văn hiến đến
với du khách trong và ngoài nước, đào tạo để đảm bảo cả hai yếu tố Hà Nội hóa và quốc
tế hóa.
Nhà trường và các doanh nghiệp đã tìm thấy hướng đi chung trong công tác đào tạo.
Các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn và các cơ quan quản lý có liên quan đến du lịch
đã ký với trường Đại học Thủ đô Hà Nội các Bản ghi nhớ, cam kết phối hợp, chung tay với
nhà trường trong công tác đào tạo. Về phía các công ty lữ hành có: Viettran Tour, Redtour,
Công ty du lịch quốc tế Ánh Dương, Công ty du lịch Hải Thiên và nhiều công ty lữ hành
khác; về phía các khách sạn có: Melia, Lotte, Deawoo, Hilton, Metropol...; về phía các cơ
sở đào tạo có: Trung tâm đào tạo quốc tế Pegasus,trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa
Sữa,trường Quản trị khách sạn CHM...
Trong việc đổi mới chương trình đào tạo, nhà trường và doanh nghiệp đều đồng thuận
trong việc xây dựng chương trình theo hướng mở, dễ chuyển đổi, liên thông; bao gồm các
học phần cốt lõi và các học phần tự chọn..., rút ngắn thời gian đào tạo phù hợp với khung
cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Các doanh nghiệp cũng cam kết phối hợp cùng nhà
trường trong đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, thực hành, thực tế cho sinh viên để đảm bảo
sinh viên có tối thiểu 50% giờ thực hành tại các doanh nghiệp.
Trong khi quá trình đào tạo nhân lực du lịch, trường Đại học Thủ đô Hà Nội có chính
sách khuyến khích sinh viên các ngành khác có nhu cầu học thêm ngành du lịch, tạo điều
kiện cho sinh viên học cùng một lúc hai chương trình trong thời gian học tập tại trường.
Trường cũng đã bám sát các cơ quan quản lý nhà nước để có những định hướng đào tạo
phù hợp với nhu cầu xã hội.
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 127
2.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình liên kết đào tạo giữa nhà trường
với doanh nghiệp
Thuận lợi
- Sinh viên sớm xác định được nghề nghiệp, qua thực hành, thực tế tại các doanh
nghiệp, sinh viên có động cơ học tập đúng đắn, có cơ hội việc làm ngay từ năm thứu nhất.
- Các doanh nghiệp với có sở vật chất và trang thiết bị hiện đại đã trở thành một môi
trường thực hành thiết thực, đỡ tốn kém một phần cho nhà trường trong việc đầu tư trang
thiết bị hiện đại để dạy thực hành.
- Các doanh nghiệp đã tham gia vào công tác đào tạo, góp phần trách nhiệm trong đào
tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng nói chung và thuận lợi cho việc tuyển dụng nhân
lực của các doanh nghiệp nói riêng.
- Trong quá trình tham gia cùng đào tạo, nhà trường và doanh nghiệp có thời gian trao
đổi về chuyên môn nghiệp vụ, gắn lý thuyết với thực hành.
Khó khăn
- Việc liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp cho thấy còn những khó khăn
trong việc sắp xếp thời khóa biểu giữa sinh viên và các chuyên gia. Hơn nữa, các doanh
nghiệp có chức năng chính là kinh doanh, quá trình phối kết hợp đào tạo sinh viên phần
nào cũng ảnh hưởng đến doanh thu nên một số doanh nghiệp còn băn khoăn trong việc liên
kết đào tạo. Số lượng sinh viên đông, trong khi chuyên gia tại các doanh nghiệp còn hạn
chế.
- Sinh viên sau khi học có các chứng chỉ nghề, làm quen việc dẫn đến hiện tượng một
số sinh viên mải đi làm thêm, ít quan tâm đến việc học lý thuyết trên lớp.
- Trong quá trình sinh viên được học và thực hành tại các doanh nghiệp, do tính đặc
thù nên các doanh nghiệp trên thực tế, mới đáp ứng được một phần của quá trình đào tạo
nghiệp vụ tổng thể.
- Sự kết nối giữa doanh nghiệp với nhà trường chủ yếu mang tính chia sẻ, chưa mang
tính trách nhiệm cao, chưa có văn bản pháp lý ràng buộc.
2.4. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả liên kết, phối hợp đào tạo giữa nhà
trường và doanh nghiệp
Việc liên kết trong đào tạo nhân lực du lịch giữa nhà trường và các doanh nghiệp là
một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước. Hà Nội với vị thế Thủ đô cần đi đầu trong
lĩnh vực này. Tuy nhiên để các chủ trương của Trung ương và Thành phố đi vào thực tiễn
thì cần có các cơ chế, chính sách phù hợp. Từ đây, chúng tôi đưa ra một số đề xuất sau:
128 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
- Cần sự vào cuộc tích cực của các cơ quan quản lý du lịch các cấp. Các cơ quan quản
lý phải là cầu nối tích cực cho việc kết nối giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo.
Khi đánh giá khen thưởng các doanh nghiệp du lịch, cần bổ sung tiêu chí có tham gia kết
hợp đào tạo nguồn nhân lực du lịch với các trường trên địa bàn mà doanh nghiệp đóng
hay không.
- Các doanh nghiệp phải coi việc chung tay cùng đào tạo với các trường đại học, cơ sở
đào tạo là trách nhiệm, phải có kế hoạch và gắn với nhiệm vụ cụ thể trong năm.
- Trong quá trình phối kết hợp đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp, cần có cơ
chế mở, đào tạo nhân lực du lịch phục vụ doanh nghiệp, hướng đến đào tạo theo đơn đặt
hàng từ các doanh nghiệp.
- Có cơ chế chính sách cụ thể trong việc xã hội hóa, đầu tư vốn, trang thiết bị thực
hành ngành du lịch tại cho các cơ sở đào tạo.
- Coi việc chia sẻ các ứng dụng công nghệ trong ngành du lịch là nhiệm vụ giữa các cơ
sở đào tạo với các doanh nghiệp.
- Có chính sách khuyến khích cụ thể đối với chuyên gia trong và ngoài nước khi tham
gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.
- Giữa các trường đại học có đào tạo sinh viên ngành du lịch cần có sự kết nối với
nhau, kết nối với các doanh nghiệp và kết nối với các cơ quan quản lý để tạo nên sự đồng
bộ, hiệu quả trong đào tạo nhân lực du lịch theo cơ chế đặc thù.
3. KẾT LUẬN
Để rút ngắn thời gian và khoảng cách phát triển du lịch với các nước, để Hà Nội trở
thành điểm đến “An toàn - Thân thiện- Chất lượng - Hấp dẫn”, tương xứng với tiềm năng
và vị thế vốn có thì chất lượng nguồn nhân lực du lịch phải là giải pháp chiến lược. Việc
gắn kết giữa doanh nghiệp với các nhà trường sẽ đem lại hiệu quả không chỉ cho ngành du
lịch mà còn cho các ngành nghề khác, tạo động lực phát triển xã hội. Đào tạo gắn với thực
tiễn, gắn với nhu cầu xã hội đòi hỏi cần có sự chung tay của cả cơ quan quản lý, nhà
trường và doanh nghiệp. Đây cũng là hướng đi mới trong giáo dục đại học. Trường Đại
học Thủ đô Hà Nội đã và đang tích cực đổi mới công tác đào tạo, nhất là đào tạo nguồn
nhân lực du lịch, góp phần đưa ngành Du lịch Thủ đô thực sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn trong những năm tới./.
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết 08 - NQ/TW, ngày 16/1/2017về phát triển du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Công văn số 4929/BGDĐT- GDĐH, ngày 20/10/2017, về
việc áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành du lịch.
3. Thành ủy Hà Nội, Nghị quyết 06- NQ/TU, ngày 26/6/2016, về phát triển Du lịch Thủ đô Hà
Nội giai đoạn 2016 -2020 và những năm tiếp theo.
4. Sở Du lịch Hà Nội, Kế hoạch số 19/KH-SDL về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Du lịch
năm 2017.
UNIVERSITY - BUSINESS LINKAGE IN TOURISM HUMAN
RESOURCE TRAINING - HANOI METROPOLITAN
UNIVERSITY′ S NEW DIRECTION
Abstract: Development of tourism human resource is the main drivingforce behind
tourism becoming a key economic sector. In trainingtourism human resources for Hanoi
and our country, Hanoi MetropolitanUniversity has established linkages with local
business in Hanoi,creating a learning environment that allows students to gain hands-
onexperience and more job opportunities for students from the firstyear. The advantages
and disadvantages in the process of linking andthe recommendations on how the new
direction can achieve higherefficiency.
Keywords: Training linkages; tourism human resource; jobopportunities; MOU; key
economic sectors.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 47_0989_2206037.pdf