Tài liệu Lịch sử đảng bộ và nhân dân xã Tượng Sơn - Chương XVII: Phong tục tập quán, lễ hội và tín ngưỡng, tôn giáo: 1
Chương XVII
PHONG TỤC TẬP QUÁN, LỄ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
1. PHONG TỤC TẬP QUÁN, LỄ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA
NGƯỜI VIỆT/KINH
1.1. Phong tục tập quán
1.1.1. Quan hệ gia đình, gia tộc, dòng họ
- Quan hệ gia đình
Gia đình là tập hợp những người có quan hệ gắn bó với nhau bằng huyết thống,
hôn nhân và kinh tế... Gia đình là môi trường đầu tiên có tác động rất lớn đến sự hình
thành và phát triển của con người về thể chất cũng như tinh thần. Gia đình có ảnh hưởng
sâu sắc tới lối sống của mỗi con người, góp phần tích cực vào việc hình thành nhân cách
đối với xã hội. Với tính chất đặc biệt của mình nên gia đình được xem là mô hình thu
nhỏ của xã hội, nó thực hiện đầy đủ các chức năng cơ bản: Chức năng tái sản xuất con
người, chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng giáo dục và chức năng văn hóa.
Hình thái gia đình người Việt/Kinh ở Quảng Trị chủ yếu có hai dạng: gia đình nhỏ
và gia đình lớn. Dạng thứ nhất là gia đình nhỏ hay gia đình hạt nh...
106 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch sử đảng bộ và nhân dân xã Tượng Sơn - Chương XVII: Phong tục tập quán, lễ hội và tín ngưỡng, tôn giáo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Chương XVII
PHONG TỤC TẬP QUÁN, LỄ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
1. PHONG TỤC TẬP QUÁN, LỄ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA
NGƯỜI VIỆT/KINH
1.1. Phong tục tập quán
1.1.1. Quan hệ gia đình, gia tộc, dòng họ
- Quan hệ gia đình
Gia đình là tập hợp những người có quan hệ gắn bó với nhau bằng huyết thống,
hôn nhân và kinh tế... Gia đình là môi trường đầu tiên có tác động rất lớn đến sự hình
thành và phát triển của con người về thể chất cũng như tinh thần. Gia đình có ảnh hưởng
sâu sắc tới lối sống của mỗi con người, góp phần tích cực vào việc hình thành nhân cách
đối với xã hội. Với tính chất đặc biệt của mình nên gia đình được xem là mô hình thu
nhỏ của xã hội, nó thực hiện đầy đủ các chức năng cơ bản: Chức năng tái sản xuất con
người, chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng giáo dục và chức năng văn hóa.
Hình thái gia đình người Việt/Kinh ở Quảng Trị chủ yếu có hai dạng: gia đình nhỏ
và gia đình lớn. Dạng thứ nhất là gia đình nhỏ hay gia đình hạt nhân: chỉ có một cặp vợ
chồng và con cái cùng chung sống trong một ngôi nhà, có ruộng đất và tài sản riêng.
Dạng thứ hai là gia đình lớn hay gia đình nhiều thế hệ.: Gồm cặp vợ chồng, con
cái cùng chung sống với bố mẹ, các anh chị em chưa lập gia đình trong một ngôi nhà.
Mọi tài sản trong nhà đều là của chung, các thành viên ăn chung, làm chung. Ở Quảng
Trị đa số là các hình thái gia đình từ 2 đến 3 thế hệ cùng chung sống, ngoài ra còn có
một số ít gia đình 4 thế hệ.
Trong các hình thái gia đình, mặc dù người phụ nữ trực tiếp tham gia vào những
công việc nhưng quyền quyết định quan trọng nhất vẫn thuộc về nam giới. Người đàn
ông (người ông, người cha có quyền hành lớn nhất), con cháu mang dòng họ cha. Khi
ông mất quyền hành được trao cho người con trai trưởng. Như vậy, hình thái gia đình
phụ quyền và gia trưởng từ xưa đến nay vẫn tồn tại trong hầu khắp làng quê của Quảng
Trị. Tính chất phụ quyền này được thể hiện qua quyền uy tối cao của người cha đối với
con, của người chồng đối với người vợ, đặc biệt quyền thừa kế chỉ dành cho con trai,
thường là con trai út. Việc thờ cúng tổ tiên, cha mẹ trách nhiệm lớn nhất phải là con trai
trưởng.
2
Quan hệ giữa ông bà với con cháu: Các mối quan hệ trong gia đình luôn được chú
trọng và vô cùng thiêng liêng, đó là quan hệ giữa ông bà và con, cháu, chắt; theo quan
niệm xưa của người Việt/Kinh, trong một gia đình có từ hai đến ba, bốn thế hệ cùng
nhau sinh sống trong một mái nhà thì gia đình đó được đánh giá là gia đình có phúc đức.
Mặc dù trong một gia đình chung sống 3 - 4 thế hệ, có mối quan hệ phức tạp và chồng
chéo, song vẫn có một trật tự rõ ràng thể hiện qua cách ứng xử và xưng hô hàng ngày. Ở
những gia đình này yếu tố tình cảm luôn là điểm nỗi trội nhất, trọng tình, trọng hiếu.
Lúc này vai trò của ông bà có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong việc xây dựng
và duy trì nếp sống truyền thống gia đình. Họ chính là người giáo dục, giữ gìn nề nếp
gia phong, nhân cách đạo đức đối với các thành viên, chỉ bảo cho cháu con biết điều hơn
lẽ thiệt trong đối nhân xửi thế hàng ngày và dặn dò con cháu ứng xử theo cách "một điều
nhịn là chín điều lành". Khi con cháu có điều xích mích, ông bà thường đứng ra khuyên
nhủ, giải hòa các mâu thuẩn để gia đình có cuộc sống trên ấm dưới êm; lúc này gia đình
mới thực sự là tổ ấm cho mọi thành viên. Trách nhiệm của con cháu cũng phải thực hiện
tốt nhiệm vụ của bề dưới, giữ trọn chữ hieeis, nghĩa. Khi ông bà già cả, đau yếu con
cháu phải có trách nhiệm chăm lo, phụng dưỡng để đền đáp công sinh thành dưỡng dục.
Quan hệ giữa cha mẹ với con cái: Trong gia đình, quan hệ giữa cha mẹ và con cái
là mối quan hệ quan trọng, chính yếu và thiêng liêng nhất. Từ xưa đến nay, cha mẹ luôn
có vai trò quan trọng trong việc sinh thành nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái thành người. Cha
mẹ là thầy giáo đầu tiên truyền đạt cho con những kinh nghiệm sống, kiến thức cơ bản
trong việc ứng xử với gia đình và xã hội. Ngược lại con cái cũng phải có nghĩa vụ và
trách nhiệm đối với các đấng sinh thành, muốn như vậy con cái phải thấu hiểu tâm lý,
tâm tư tình cảm của cha mẹ để thông cảm, động viên, chăm sóc. Mọi hành vi ứng xử,
kính trọng, lễ phép, chân thực, thành tâm của con cái đối với cha mẹ sẽ tác động một
cách tự nhiên tới tâm hồn con trẻ, trẻ thơ sẽ tiếp thu một cách sâu sắc những giá trị nhân
bản đó để làm nếp sống của mình. Có thể nói: cha mẹ sẽ là tấm gương phản chiếu để con
trẻ noi theo và học tập.
Quan hệ giữa vợ và chồng: Trong mỗi gia đình cần lấy phương châm cơ bản
"thuận vợ thuận chông tát bể đông cũng cạn". Người chồng quan trọng nhất là là phải
giữa nghĩa với vợ và vợ thì phải giữ tiết hạnh với chồng. Trong gia đình người chồng là
trụ cột, là chổ dựa về vật chất và tinh thần lớn nhất cho vợ và con. Người vợ trên thời
phụng dưỡng cha mẹ chồng, dưới thời chăm sóc, nuôi dạy con cái và phải hội đủ 4 yếu
tố "Công, Dung, Ngôn, Hạnh". Của cải trong gia đình truyền thống là "của chồng, công
vợ", mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều được bàn tính và thỏa thuận của hai vợ chồng. Tuy
3
nhiên, trước đây ở một số gia đình giàu có thì người chồng nắm hết mọi quyền lực và tài
sản trong nhà, vợ con chỉ được phép sử dụng và thừa hưởng khi được gia trưởng cho
phép. Người chồng có quyền sở hữu đối với vợ con, sai vợ làm bất kỳ công việc gì cho
mình và gia đình. Thậm chí bỏ vợ này để lấy vợ khác, độc đoán trong việc dựng vợ gã
chồng cho con cái. Mối quan hệ giữa vợ chồng trong gia đình người Việt/ Kinh ngày
xưa có sự khác biệt giũa gia đình bình dân và gia đình quyền quý. Vấn đề đặt ra là cần
gạt bỏ những quan niệm lạc hậu. phong kiến khắt khe. trọng nam kinh nữ, quyền gia
trưởng, giải quyết mâu thuẩn bằng bạo lực... làm cho không khí gia đình bất hòa, không
thực sự là tổ ấm của mọi thành viên.
Quan hệ giữa con cái với nhau: Đó là các mối quan hệ giữa anh em trong một nhà
có cùng chung huyết thống: anh em trai, chị em gái, anh em trai và chị em gái. Đây là
mối quan hệ máu thịt, cần phải yêu thương, đùm bọc, nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau.
Phúc lớn của tổ tiên gia đình là anh em hòa thuận, chia sẽ , cưu mang, bảo vệ lẫn nhau.
Sống có thứ bậc, tôn ti "trên bảo dưới nghe" ; đã là anh chị thì phải độ lượng, khoan
dung, nhường nhịn, yêu thương, không được lấy quyền chửi mắng, đập đánh, xúc phạm
đến em út. làm em thì phải vâng lời anh chị. Thông thường, khi đang còn sống với cha
mẹ thông thường các anh em trai bao giờ cũng được cha mẹ quan tâm nhiều hơn các chị
em gái.
- Quan hệ gia tộc, dòng họ
Trong đời sống gia đình người Việt/Kinh quan hệ gia tộc rất được chú trọng, gia
tộc là nhiều gia đình có cùng huyết thống gần xa có cùng một thỉ tổ hợp thành một dòng
họ. Tổ chức họ tùy theo số thế hệ và quy mô mà chia thành nhiều cấp độ như: Chi, phái
có trưởng họ, trưởng phái là người đứng đầu. Họ có nhà thờ họ, nơi thờ tỉ tổ và các loại
bằng sắc như: sắc phong, sắc tặng của triều đình phong kiến ban cho các thành viên
trong họ tộc đã có công với làng với nước và gia phả ghi chép rõ ràng tên tuổi, ngày giỗ,
mộ phần có nơi còn ghi rõ cả thân thế của từng thành viên (kể cả những người con dâu)
qua các thế hệ. Quan hệ dòng họ thể hiện rõ nhất trong việc thờ cúng tổ tiên và chăm sóc
mộ phần của những người đã mất. Đến nay những dòng họ người Việt/Kinh Quảng Trị
thường đã trải qua trên 20 đời (ngoại trừ những dòng họ đến nhập cư muộn), nhiều dòng
họ có những truyền thống tốt đẹp lưu danh vào sách sử.
Đa số các dòng họ, đặc biệt là các dòng họ khai canh, khai khẩn đều có nguồn gốc
từ phía Bắc vào đây lập nghiệp, số đông là vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh. Từ xưa
đến nay các dòng họ đều đóng vai trò to lớn đối với đời sống người dân và cộng đồng,
được thể hiện qua các mặt sau:
4
+ Tập hợp, cố kết thành viên bên nội, bên ngoại vào một tổ chức ổn định và bền
lâu đó là gia tộc, dòng họ. Tổ chức dòng họ bằng cả quyền lực và sự liên hệ sâu xa đầy
vẻ huyền bí đã ràng buộc gắn kết các cá nhân và gia đình lại với nhau, tạo nên sức mạnh
cộng đồng.
+ Chuyển tải, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của ông bà tổ tiên từ thế
hệ này sang thế hệ khác, làm nên các nét đẹp của văn hóa làng góp phần làm rạng danh
cho các làng quê.
+ Giáo dục động viên con cháu những điều hay lẽ phải, Noi gương học tập các
dòng họ khác trong làng. Đứng ra điều hòa quan hệ, giải quyết thắc mắc va chạm, tranh
chấp giữa các gia đình, các dòng họ với nhau, để tạo sự bình yên cho cộng đồng.
+ Đứng ra tổ chức, điều hành các hoạt động liên quan đế cuộc sống hàng ngày
như lễ hội, giúp đỡ cho những gia đình gặp khó khăn...
+ Vai trò về mặt tâm linh là những gì liên quan đến đời sống tinh thần của dòng
họ. Nó thể hiện qua việc thờ cúng tổ tiên, các nghi lễ, tổ chức các ngày giỗ, chạp, kỵ húy
tên tuổi, ghi chép gia phả, truyền thống dòng họ.
Tổ chức gia tộc, dòng họ: Cách tính họ của người Việt/Kinh là tính đơn hệ phụ hệ,
đó là tính họ theo dòng cha / họ nội đã hình thành từ lâu đời; họ nội bao gồm những
người con trai, những người con gái chưa lấy chồng hoặc không lấy chồng và những
người con dâu của họ. Đây là những thành viên được tập hợp và ràng buộc nhâu trên cơ
sở dòng máu, hôn nhân, kinh tế và tâm linh. Trong dòng họ những người con trai bao
giờ cũng được đề cao, họ luôn giữ vị trí trọng yếu về kinh tế và tài sản.
Đứng đầu một dòng họ có ông trưởng họ/tộc trưởng, cho dù truyền nối hay được
con dân họ lựa chọn bầu ra thì đây cũng phải là người có uy tín, hiểu biết và có trách
nhiệm với dòng họ của mình. Đối với các dòng họ lớn, còn có rất nhiều nhánh phái và
các chi. Trưởng họ cùng với các trưởng nhánh phái, chi có nhiệm vụ đứng ra quản lý
điều hành giải quyết các công việc liên quan đến dòng họ trên phương diện đối nội như
việc đóng góp để tổ chức giỗ chạp, tu sữa xây dựng nhà thờ, lăng miếu các vị cao tổ; về
đối ngoại đó là vai vế của dòng họ trong cộng đồng làng đó.
Mỗi dòng họ đều có các hoạt động của riêng mình, nhưng tựu chung lại thì giỗ,
chạp, tảo mộ, thờ cúng tổ tiên gia tộc là việc quan trọng nhất. Mỗi dòng họ đều có một
nhà thờ họ riêng, đây làm nơi thờ cúng tổ tiên, gia tộc, nơi cất giữ gia phả, sắc phong,
các đồ tế tự và còn là nơi hội họp của cả dòng họ vào những lúc có công việc như tảo
mộ, kỵ húy ngài thủy tổ. Tất cả các ngày giổ tổ của các dòng họ đều được tính theo Âm
5
lịch. Ngoài ra, các dòng họ còn tổ chức rất nhiều công việc như: Lo việc tang ma, cưới
xin, thăm hỏi động viên khi ốm đau hoạn nạn... cho những gia đình trong họ tộc; tổ chức
sao và ghi chép gia phả.
1.1.2. Tổ chức làng xóm và quan hệ láng giềng
- Tổ chức làng xóm
Lịch sử thành lập làng của người Việt Quảng Trị được hình thành qua các cuộc di
dân tập trung hoặc lẽ tẻ, tự phát hoặc do nhà nước tổ chức của những người Việt ra đi từ
đất Bắc qua nhiều đợt của các thế kỷ (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVI). Vùng phía bắc tỉnh,
được người Việt nhập cư sớm, từ cuối thế kỷ XI. Vùng phía nam tỉnh phải đến sau thế
kỷ XIV. Đa phần các làng xã ở Quảng Trị đều được thành lập dưới thời Hồ Quý Ly và
Lê Thánh Tông.
Trong các đợt di dân ấy, người Việt từ phía Bắc vào lập nghiệp mang theo cả văn
hóa gốc của mình đến nơi quê hương mới. Đó là tên tông tộc, tên làng xã ở quê cha đất
tổ để đặt tên cho làng mới: Xuân yên, Cang Gián, Hà Trung, Cổ Trai, Diên Khánh... (tên
các làng xã có gốc ở Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tỉnh); Mai Xá, Ngô Xá, Hà Xá...(tên họ
của các vị khai khẩn); Nhiều làng được hihf thành từ các nơi đồ trú quân dưới thời Chúa
Nguyễn như: Tiền Kiên, Trung Kiên, Hậu Kiên, Tả Kiên; lại có làng giữ nguyên tính
bản sơ của người bản địa: Trà Trì, Trà Bát, Kẻ Diên... Tuy nhiên càng về sau xu thế làng
mẹ đẻ làng con là phổ biến nhất.
Làng thường tập trung các vùng ven sông, các dãi đất cao và chayi dài trên các
vùng đồng bằng, trung du. Làng không khép kín bởi không gian là lũy tre làng mà có xu
hướng mỡ hơn. Làng dầu to, nhỏ khác nhau đều có phân định ranh giới rõ ràng. Mốc
giới có thể là đường sá, bờ đập, sông hói, hay là những mốc nhân tạo bằng đá, gỗ. Quy
hoạch làng xóm được tổ chức một cách khá quy cũ, có làng chia làm nhiều xóm, nhiều
phe, giáp. Khi có một bộ phận dân cư tách ra từ làng mẹ để hình thành một làng mới thì
được gọi là phường.
Làng là một đơn vị hành chính cấp cơ sở nên có một tổ chức quản trị gồm một hội
đồng tư vấn và một cơ quan chấp hành. Hội đồng tư vấn là Hội đồng kỳ mục có tiên chỉ,
á chỉ, hào mục và các tộc biểu, về danh nghĩa thành viên hội đồng được dân làng cử ra,
nhưng trên thực tế đó là những người có ruộng đất, của cải, thế lực hay chức vụ. cơ
quan chấp hành là Hội đồng lý dịch đứng đầu là xã trưởng (về sau gọi là lý trưởng).
Giúp việc cho lý trưởng ngoài phó lý còn có ngũ hương:
6
- Hương bộ: thường là người có chữ nghĩa, nhà giàu, giữ sổ bộ ruộng đất, văn khế
của làng.
- Hương bản: cũng là người giàu có, coi việc tài chính, giữ tiền của của làng.
- Hương mục: coi sóc việc công ích của làng
- Hương kiểm: phụ trách an ninh trật tự
- Hương dịch: lo mọi việc phụ trách, sắp đặt, phục vụ
Ngoài ra, còn có nhiều tuần đinh để tuần phòng và một người xâu (mõ) để thông
tin, loan báo, mời làng. Các viên hương chức trên là do dân làng cử nhưng được nhà
nước thừa nhận, có con dấu riêng để xác nhận giấy tờ, sổ sách. Nơi làm việc của họ là
đình làng. Việc quan trọng nhất là lo thu thuế (thuế thân, thuế điền thổ), sưu dịch, nạp
trình lên cấp trên. Ngoài ra, để tổ chức tự quản điều chỉnh các hành vi của các thành viên
trong cộng đồng, các làng thường có các luật lệ riêng được gọi là hương ước, khoán ước.
Các quy định này có thể lưu bằng truyền khẩu hoặc biên chép một cách rành rẽ bằng văn
tự trên giấy, trên gỗ, tiêu biểu là Bản Khoán ước làng Phú Kinh
Nhiều làng lân cận nhau hợp thành một tổng. Tổng có chánh tổng, phó tổng và hai
phu tổng làm nhiệm vụ liên lạc hay để chánh tổng sai phái. Tuy nhiên, tổng không phải
là một cấp chính quyền, mà chỉ giữ một vị trí gián tiếp giữa hai cấp chính quyền cụ thể
là huyện và xã. Tổng không có trụ sở, viên chánh tổng chỉ ở nhà riêng của mình, thỉnh
thoảng mới đôn đốc, nhắc nhở các làng.
Ngày nay, bộ máy tổ chức hành chính làng không còn mà chỉ có bộ máy tổ chức
hành chính cấp xã có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
- Quan hệ láng giềng, làng xóm
Quan hệ láng giềng, làng xóm của người Kinh từ xưa cho đến nay là mối quan hệ
vừa có yếu tố cận thân (đó là tập hợp những người cùng dòng tộc sinh sống) lại vừa có
yếu tố cận lân (được hình thành trên cơ sở những người khác huyết thống); đây là hai
mối quan hệ chủ đạo thể hiện qua thế ứng xử của cộng đồng, qua việc giải quyết đến các
vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong xóm làng. Nhưng
khi đến sinh sống ở vùng Quảng Trị trước sức ép nặng nề của những khó khăn về điều
kiện tự nhiên, trước sự lựa chọn sinh tử của các cuộc chiến tranh, chia cắt người Kinh
Quảng Trị thấm thía một cách sâu sắc triết lý “bán anh em xa, mua láng giềng gần” để
rồi mối quan hệ này hết sức sâu đậm, không đối nghịch mà bổ sung cho nhau. Điều này
được thể hiện ở tinh thần tương thân, tương trợ, giúp đỡ, đoàn kết đùm bọc, chia sẻ với
7
phương châm "lá lành đùm lá rách" . Đó là mối thâm tình giữa gia đình này với gia đình
khác, giữa gia đình với dòng họ, giữa các dòng họ với nhau chung sống trong cộng đồng
làng xã. Tinh thần cộng cư, cộng cảm, cộng mệnh đã ăn sâu vào tâm huyết của mỗi
người dân giúp họ trụ vững, vượt qua các thử thách của tự nhiên, xã hội và lịch sử. Quan
hệ láng giềng được mở rộng thành quan hệ làng xóm. Họ đã giúp đỡ nhau trong những
lúc khó khăn,trong sản xuất, hoặc những dịp xây dựng nhà cửa, góp vốn cùng nhau để
phát triển một nghành nghề, hợp sức lại với nhau khi lên rừng sâu hay xuống biển. Vào
những lúc cưới gả, tang ma hay mùa màng, những lúc buồn cũng như những lúc vui họ
đều giải bày tâm sự, chung hưởng hạnh phúc. Với triết lý "tối lửa tắt đèn có nhau, vui
cùng hưởng, hoạn nạn sẻ chia" đã ăn sâu vào tâm khảm của người Kinh Quảng Trị.
Có thể khẳng định, tình làng nghĩa xóm là mối quan hệ hết sức tốt đẹp, trở
thành một truyền thống lâu đời trong thế ứng xử của người Việt Quảng Trị: Giúp cho
người dân trong các làng xã cố kết lại với nhau bền chặt, ổn định; Mọi người đều cảm
thấy gắn bó chặt chẽ với làng quê, với cây đa, bến nước, sân đình, đây cũng chính là cơ
sở là cội nguồn của tình yêu quê hương đất nước. Từ đó giúp hình thành nên các đặc
tính, các giá trị văn hóa cao đẹp trong mỗi con người Quảng Trị.
1.2.3. Việc cưới xin, tang ma, kiêng kị
- Cưới xin
Việc dựng vợ gả chồng của người Việt Quảng Trị luôn thực hiện theo phương
châm "tùy gia phong kiệm". Mục đích của cuộc hôn nhân là cốt duy trì gia thống, là việc
hệ trọng của cả gia tộc, là trách nhiệm của các thành viên nam trước gia tộc chứ không
phải là việc riêng tư của mỗi cá nhân.. Vì vậy người xưa thường quan niệm "lấy vợ kén
tông, lấy chồng kén giống" , "môn đăng hộ đối", đã trở thành tiêu chí đặc biệt được chú
trọng. Trước đây con trai, con gái đến tuổi 16, 17 là tuổi để dựng vợ gã chồng. Cha mẹ
người con trai khi đã chọn được một cô gái, nếu gái trong làng thì càng tốt "lấy vợ ở
làng bằng cục vàng treo cửa ngõ", hội đủ các điều kiện để làm dâu, làm vợ, làm mẹ thì
tìm một người làm mai mối đến nhà người con gái để xin bàn chuyện hôn sự. Sau khi
được nhà gái ưng thuận thì nhà trai bắt đầu tiến hành lần lượt các lễ thức do tập tục, tập
quán của gia đình, dòng họ, làng xóm quy định để đi đến chuyện xây dựng gia đình cho
đôi trai gái.
Nghi thức cưới truyền thống được tiến hành theo 6 bước hay còn được gọi là "lục
lễ thành hôn" bao gồm: Lễ nạp thái (chạm ngõ, dạm vợ), Lễ vấn danh (hỏi họ tên, tuổi
của người con gái), Lễ nạp cát (lễ hỏi), Lễ thỉnh kỳ (ấn định ngày cưới), Lễ nạp tệ (đưa
8
sính lễ đến nhà gái) Lễ thân nghinh (lễ cưới đón dâu về nhà trai). Trong mỗi lễ thức các
thủ tục được quy định khá chặt chẽ, nghiêm ngặt. Đó là những nghi lễ mang tính chất
Nho giáo hóa. Đây là các nghi lễ dành cho những gia đình có tính chất gia giáo chủ yếu
là những gia đình giàu có và quan lại.
Trong đời sống đa phần người dân lao động ở các làng xã người Việt Quảng Trị
thì các bước để tiến hành một cuộc hôn nhân nó đơn giản hơn nhiều, chủ yếu các lễ sau:
Lễ chạm ngõ (lễ bỏ trầu), Lễ chịu lời (Lễ giao lời), Lễ hỏi và Lễ cưới. Lễ hỏi và lễ cưới
là hai nghi lễ chính trong các cuộc hôn nhân. Tính chất của lễ hỏi như nghi thức của việc
đính hôn. Trong lễ cưới sau khi họ hàng nhà trai mang lễ vật đến nhà gái và tổ chức lễ
cáo gia tiên trình với nhà gái đến giờ hoàng đạo đã chọn thì nhà gái tổ chức đưa dâu đến
nhà trai. Khi đoàn đưa dâu về đến nhà trai thì tiến hành làm lễ cúng tơ hồng để tạ ông tơ
bà nguyệt và ra mắt cô dâu với gia tiên họ hàng nhà trai; sau đó tổ chức tiệc mừng đôi
trai gái chính thức thành vợ chồng. Sau lễ cưới 3 ngày, vợ chồng trẻ đưa nhau về nhà
cha mẹ vợ để làm lễ lại mặt tạ ơn công lao sinh thành nuôi dưỡng cô dâu nên người.
Hạnh phúc của một đời người theo quan niệm của người Việt là được quy định
bởi mạnh số, vì vậy có rất nhiều quy định, những nghi thức, kiêng kỵ liên quan được rút
ra từ tử vi, bói toán. Mặt khác do phong tục tập quán ở từng vùng, từng làng có khác
nhau, do vậy trong hôn nhân cũng có những quy định không giống nhau.
Hôn nhân người Việt là hôn nhân một vợ một chồng theo chế độ gia đình
phụ quyền. Tuy không cóp những quy định rõ ràng nhưng người đàn ông có nhiều vợ
theo kiểu năm thiếp bảy thê đã thành thông lệ và được tập quán công nhận. Người phụ
nữ có quyền ly hôn nhưng chỉ có quyền tái giá khi đã đoạn tang chồng sau 3 năm. Khi
người phụ nữ tái giá hoặc hồi tôn thì chỉ ra đi với 2 bàn tay trắng, mọi của cải đều thuộc
về nhà chồng, con cái thuộc về bên nội. Tục lệ xưa cũng xử phạt rất nặng đối với những
người phụ nữ có con trước khi lấy chồng.
Kiêng kị trong cưới xin: Cưới xin là việc hệ trọng, có ý nghĩa quyết định
của cả một đời người. Vì vậy, ít nhiều ai cũng phải tuân theo những tập quán kiêng kị:
Xem tuổi đôi trai gái theo nguyên tác kiêng kị tuổi xung nhau. Không cưới vào năm kim
lâu, nhất là kim lâu phu, thê, tử. Không cưới khi nhà đang có tang chế. Chọn ngày, tháng,
năm tốt để cưới xin. Chọn người làm mai mối và trải chiếu gường nằm cho đôi tân hôn
phải có vợ chồng song toàn, con cái đề hề, gia đình hạnh phúc. Mẹ không được đưa dâu,
chọn người đại diện của hai họ trong đoàn đưa và đón dâu phải đầy đủ vợ chồng, gia
đình khá giả, con cái có nam có nữ. Trong quá trình tổ chức cưới xin, tuyệt đối không
làm đổ, vở bát chén, ly bình, tránh lời to tiếng lớn...
9
- Tang ma
Tang ma là một phong tục tập quán thể hiện quan niệm về cõi sống và cõi chết
của một cộng đồng. Đối với người Việt vùng Quảng Trị những tục lệ nghi thức mang
nặng triết lý đạo Nho và đạo Lão.
Trong ý thức của người Việt, cõi sống và cõi chết là hai thế giới riêng biệt nhưng
lại có quan hệ mật thiết với nhau, người chết đi là chỉ mất phần xác, còn phần hồn vẫn
tồn tại và sống ở một thế giới khác - thế giới âm phủ. Linh hồn ấy thỉnh thoảng vẫn trở
về dương gian để sẽ chia những vui buồn, và phù hộ độ trì cho người đang sống. Chính
vì vậy, những quan niệm nghi lễ trong tang ma là những biểu thị tình cẩm của người
sống đối với người chết với nỗi tiếc thương, tôn sùng, sợ hãi và cầu mong. Việc tang lễ
là việc đưa người chết về thế giới bên kia một cách sao cho trọn vẹn, sau đó là việc
chăm sóc mộ phần, thường xuyên thờ phụng cúng bái để linh hồn người chết siêu thoát,
không còn vương vấn cõi trần.
Thể thức tang ma người Việt vùng Quảng Trị trải qua trình tự như sau: Khi một
người vừa nhắm mắt thì người con trai cầm áo của người chết gọi hồn vía (3 lần). Khi
sắp tắt thở lấy vải lụa trắng để lên bụng sau đó kết thành hình người gọi là thiết hồn
bạch ; sau khi tắt thở lấy một tờ giấy trắng (giấy tinh) đắp lên mặt rồi khiêng xác đặt
xuống nền nhà gọi là hạ thổ rồi mới đặt lên giường. Thi thể người chết được đắp bằng
chiếu hay vãi lụa đỏ, lúc này cần tránh mọi tiếng động và va chạm mạnh, canh giữ
không để mèo nhảy qua thi hài, tránh quỷ nhập tràng.
Trước khi tiến hành khâm liệm cần lập tang chủ và chủ phục, tang chủ
thường là vợ hay chồng, con cả hay cháu đích tôn của người chết. Người chết phải được
tắm rữa bằng nước thơm hay rượu, thay áo quần mới (thường là 2 bộ mặc chồng lên
nhau), sau đó chải đầu, cắt móng tay chân; làm lễ phạm hàm rồi tiến hành nhập quan/
khâm liệm. Lễ nhập quan là công việc hết sức hệ trọng nên phải xem giờ rất cẩn thận,
phải chọn giờ thật tốt, đưa quan tài ra giữa nhà đầu hướng ra ngoài sân. Giờ nhập quan
cần tránh tuổi của người mất, tuổi trưởng nam, ai có tuổi hợp hay khắc với người mất
cần phải tránh. Thi hài đưa vào quan tài phải được chèn lót cẩn thận bằng vải, trà khô
hoặc cát trắng. Sau đó lập bàn thờ gọi là thiết linh sàng, rồi toàn bộ người thân làm lễ tế
thiết linh sàng, lễ thành phục là lúc con cháu nội ngoại và những người thân phục tang
cho người quá cố. Lễ tế giang sơn thường được làm vào đêm, đây là nghi lễ tế tự các vị
thần linh để thông báo về việc gia đình có người đã mất và cũng là lễ nhập tịch cho
người quá cố vào thế giới thần linh, người chủ tế là những ông trưởng họ tộc.
10
Trong những ngày quan tài quàn tại nhà (khoảng từ 3 đến 7 ngày), hàng ngày đều
có các lễ cúng cơm, con cháu luôn ở bên quan tài để khóc lóc và quỳ lạy trả những
người đến phúng viếng. Trước khi đưa tang gia quyến phải rước bài vị đến nhà thờ họ để
tế tổ nghi tiết (hay còn gọi là lễ yết tổ), nhằm thông báo và xin với tổ tiên đón nhận
thành viên mới.
Trước khi đưa tang có lễ động quan, Thứ tự cách sắp xếp cho đám đưa tang
cũng được quy định rõ ràng: Đi trước là người cầm tấm minh tinh/lá triệu được làm
bằng vải hoặc giấy viết tên tuổi của người mất treo dọc trên một cây tre còn cả ngọn, kế
tiếp là hương án/ bàn song loan bên trong có bài vị, ngoài ra còn có đôị nhạc. Quan tài
được đặt trên một linh xa (giá khiêng từ 18 đến 20 người), điều khiển linh xa có hai ông
cai (cai tiền và cai hậu). Về sau để giảm bớt gánh nặng cho người khiêng người ta dùng
xe tang có bốn bánh, được trang trí khá đẹp mắt, ở các thị xã, thành phố người ta dùng
xe ô tô chuyên dụng để phục vụ tang lễ. Khi mai táng xong thì làm lễ tế hậu thổ, sau 3
ngày thì làm lễ mở cửa mã; sau 49 ngày có lễ cúng chung thất, sau 100 ngày có lễ cúng
tốc khốc. Một năm sau ngày mất là giổ đầu/ cúng tiểu tường. Hai năm sau có lễ cúng hết
khó/ đại tường, sau lễ này 3 tháng có tổ chức cúng đám tế (cúng hết 3 tháng dư ai).
Mộ phần của người mất thường đặt trong các khu vực cách xa khu cư trú và
thường nằm cạnh những người thân thích trong họ tộc. Vị trí và phương hướng được
chọn theo thuật phong thủy có liên quan đến thân phận người chết để tạo vượng khí.
Kiến trúc mộ thường đắp bằng đất hay xây gạch, xi măng. Tùy theo gia cảnh người chết
giàu, nghèo để làm mộ, nếu giàu có thì xây lăng.
Kiêng kị trong tang ma: Không đem thi hài của người chết ở nơi khác vào làng vì
sẽ mang âm khí, gây tai họa cho cả làng. Không để nước mắt rơi vào thi hài người chết
để linh hồn được siêu thoát Không mai tang vào những ngày trùng tang, vì người xưa tin
rằng mai táng vào ngày đó sẽ có thần trùng về bắt con cháu trong nhà đi nên những ngày
đó trong nhà sẽ liên tiếp có người chết. Cha mẹ kiêng đi đưa tang con cái. Kiêng mặc
quần áo thừa và nằm giường của người chế. Kiêng không cho người chết mang theo đồ
vật của người sống vì những đồ vật của người sống được người sống sử dụng rồi và
mang hơi của người sống. Nếu để người chết mang đi, tức là đã chôn một phần hơi của
người sống khiến cuộc sống của người này không được trọn vẹn. Không cho chó, mèo,
chuột đến gần thi hài người chết khi chưa nhập quan. Theo quan niệm cũ nếu những con
vật này nhìn vào mắt người chết thì sẽ xảy ra hiên tượng quỷ nhập tràng. Trong nhà có
tang thì mọi người kiêng dùng đồ màu đỏ hay đồ có màu sắc sặc sỡ, con cháu không ăn
mặc đẹp đi dày dép, trang điểm. Trong nhà có đại tang thì con cháu đến tuổi dựng vợ, gả
11
chồng phải kiêng đủ 3 năm mới được tổ chức cưới hỏi và không được đến nơi đình đám,
hội hè, cưới hỏi; đến nhà người khác trong dịp đầu năm. Vì nếu đến các nơi đó thì sẽ
mang sự lạnh lẽo, u ám, không may mắn đến người khác.
1.2. Tín ngưỡng
1.2.1. Tín ngưỡng thờ thần tự nhiên ( hải thần, Sơn thần)
Hải thần được hiểu một cách khái quát là thủy thần, bao gồm thần sông, thần biển,
thần hồ... Có thể là người chết hoá thành, có thể là con vật linh, có thể là thuỷ tộc, hà bá
và có thể là phúc thần hoặc ác thần. Các vùng ven sông, cửa sông, ven biển, hồ nước lớn
trên vùng đất Quảng Trị tồn tại khá nhiều đền thờ với các thần tích mà các tư liệu cổ đã
có chép.
- Đền thờ Tứ vị Thánh nương: Dương Văn An trong “Ô châu cận lục” viết năm
1553 nói đến đền thờ Tứ vị Thánh nương, ở châu Minh Linh (Vịnh Mốc -Vĩnh Linh
ngày nay) có nhiều linh ứng trong việc cứu giúp thuyền bè đi lại trên vùng biển này. Đây
là một vị thần biển - thần bảo trợ cho các cư dân đi biển. Khi thần được thờ ở Cửa Cờn
(Quỳnh Lưu - Nghệ An) thì "Phu nhân Công Chúa nhà Tống" vì nước mất nhà tan, trôi
dạt đến phương Nam để rồi gây nên một đoạn tình oan trái, vô tình hại người để rồi phải
tự vẫn cùng mẹ và chị gái; nhưng khi dần tiến vào Đàng Trong thì thần là vợ của vua
Hùng, vì tranh giành ngôi báu kế vị, để thứ phi sai cắt bộ phận sinh dục của hoàng tử
mới sinh, để rồi Hoàng Hậu phải bị lưu đày và chết giữa biển khơi. Ngư dân ngủ đêm ở
đó được thần báo mộng rằng: "Ta là vua nước Nam, bị kẻ khác rắp tâm hãm hại.
Thượng đế thương mẹ con ta nên đã phong làm thần rồi". Dân chài khấn rằng: "Như
thần có linh thiêng, xin phù hộ cho đánh được nhiều cá, chúng tôi sẽ lập đền thờ". Quả
như ước nguyện, ngư dân liền lập đền thờ và đền thờ trở nên vô cùng linh ứng. Hằng
năm, đến ngày tế lễ, người dân thường cầm hoa đỏ nhảy múa, lâu dần trở thành tục lệ.
Khi vua Trần 1 đi chinh phạt Chiêm Thành, đã phong thần cùng với Chế Thắng
phu nhân 2 . Đền thờ này ở châu Minh Linh, rất linh thiêng 3.
- Đền thờ Thần Thủy tộc: Đền thờ Thuỷ tộc ở Hà Lỗ và Câu Nhi (Hải Lăng) lại là
một vị thần chuyên đi chọc ghẹo đàn bà vì thông dâm với một trinh nữ người làng Hà Lỗ
làm nàng chết oan, dân làng đem đến thờ chung với thần, rồi thần lại dan díu, mây mưa
với vợ xã trưởng làm bà có thai đẻ ra một bọc trứng và chết, để đến mức trong Ô Châu
1 Khảo cứu các nguồn tư liệu như Đại Việt sử ký toàn thư và Đại Nam nhất thống chí đều chép là vua Lê Thánh Tông, có lẽ
như thế mới đúng.
2 Đền Chế Thắng phu nhân ở cửa Khẩu, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
3 Di tích đền hiện nay nằm ở Mũi Lài, thuộc địa phận làng Vịnh/Vĩnh Mốc, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
12
cận lục - Dương Văn An phải gọi hạng dâm tà không phải gọi là thần được1. Nhưng
trong sách "Đại Nam nhất thống chí" lại viết: Thần là cô gái 20 tuổi chưa chồng bị chết
đuối, rồi xưng là Thủy tộc long vương Phu nhân và đã được vua Minh Mạng sắc phong
"Phổ trạch trai tỉnh trừng khiết nhan uyển chi thần "2 vì đã linh ứng trong việc giúp dân
cầu mưa.
- Đền thờ thần Trảo trảo: Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn và Đại Nam
nhất thống chí phần về Quảng Trị đều nhắc đến đền thờ Trảo Trảo (Qua Qua) phu nhân,
thật ra đây là đền thờ thần sông ở Ái Tử, huyện Đăng Xương (Triệu Phong), được lập từ
thời Nguyễn Hoàng (nửa cuối thế kỷ XVI) ghi công nữ thần sông đã giúp Nguyễn
Hoàng diệt được Quân Lập (Lập Bạo, tướng nhà Mạc) trong thời kỳ đầu mới đặt chân
vào Đàng Trong. Tương truyền, khi Nguyễn Hoàng đóng dinh ở Ái Tử, có một đội quân
nhà Mạc do dũng tướng Lập Bạo kéo vào đánh Ái Tử. Qua nhiều lần giao chiến mà
không phân thắng bại, bèn hoản binh tìm kế sách. Một hôm, Chúa tiên Nguyễn Hoàng
đang đóng binh ở bên bờ sông bổng nghe tiếng Trảo Trảo, chúa lấy làm lạ ra xem thì
thấy tiếng sóng gió nỗi lên cuồn cuộn, bèn quỳ gối khấn: Thần sông linh thiêng thì cố
giúp ta, ta đang bí nước. Đêm ấy Chúa nằm mơ thấy người đàn bà mặc áo xanh, sắc đẹp
như tiên giáng trần đến gần Chúa và bảo: Người hãy dùng mỹ kế mới thắng được giặc.
Chúa mừng rỡ vì thấy điềm lành. Hôm sau Chúa sai người hầu là Ngô Thị mang lễ vật
và thư giảng hòa đến doanh trại của Lập Bạo, thấy Ngô Thị sắc đẹp mỹ miều lại liếc mắt
đưa tình theo chiều lã lơi, Lập Bạo không kìm được mình bèn xuống thuyền đi theo và
rơi vào trận địa mai phục của quân Chúa. Biết mình bị lừa, Lập Bạo liền nhảy xuống
nước để thoát thân, nhưng khi lặn đến đâu y cũng bị con chim chài cá bay theo đến đó.
Do bị kiệt sức Lập Bạo đã bị quân Nguyễn bắt được, quân nhà Mạc tan tác.
Để nhớ ơn vị thủy thần giúp đỡ, Chúa Nguyễn cho lập đền thờ tại làng Ái Tử và
phong thần: Trảo Trảo Linh Thu Phổ Trạch Tướng Hựu Phu Nhân. Đời Gia Long liệt
vào miếu Hội Đồng. Năm Minh Mạng thứ 5 gia tặng: Nhu Hoài Đoan ý Chiếu Linh Trợ
Thuận Trai thục trung đẳng thần. Miếu đã bị hư hại trong chiến tranh chống Mỹ.
Trước đó, ở vùng này sử cũ đã chép lại còn có miếu Thanh Tương, cũng là miếu
thờ thần sông, sau Nguyễn Hoàng đã sai quân triệt phá vì nó không giúp ông mà đã dung
cho đảng giặc vào cõi.
1 Dương Văn An. Ô Châu cận lục. Bản dịch và chú giải của Văn Thanh và Phan Đăng. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà
nội 2009, tr 101.
2 Quốc sử quán riều Nguyễn. Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình). Tập 9. Tu trai Nguyễn Tạo dịch.
Nha Văn hóa Sài Gòn, 1961, tr 52
13
- Đền, miếu thờ Cá Ông: Nhiều xã ven biển Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong có
đền thờ Cá Ông. Cá Ông được xem như là một vị phúc thần cứu giúp dân đi biển khi gặp
bão tố. Tục thờ cá Ông liên quan đến việc cầu hưng thịnh cho nghề đi biển. Mỗi lần cá
Ông (tức cá voi) lụy/chết dạt vào bờ là một sự kiện lớn của ngư dân. Cá Ông dạt vào địa
phận làng nào được coi là may mắn cho làng đó. Dân làng tổ chức mai táng và lập đền
thờ. Hàng năm, vào kỳ dịp ấn định, dân làng mở hội và tiến hành các lễ thức cầu xin một
năm bội thu nghề cá và phù hộ cho dân làng gặp được nhiều may mắn trong những
chuyến xa khơi. Các lễ thức liên quan đến việc thờ cúng cá Ông được gọi là Lễ cầu ngư.
Thờ phụng cá Ông không chỉ được xem là sự tôn kính thần linh mà còn gắn liền với sự
hưng thịnh, bình yên của làng cá. Bởi vì, người dân lúc nào cũng nhận thức được cuộc
sống của mình luôn lênh đênh giữa biển cả bao la, lại đối mặt với nhiều bất trắc, tai họa
sóng to gió lớn nên họ luôn tìm đến các vị thần đặc biệt là các vị thần biển, để cầu mong
sự may mắn, cầu trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, cá mực đầy khoang. Hiện nay,
tại làng ở các làng làm nghề đi biển, Miếu Ông là nơi thờ tự tôn nghiêm các vị thần biển;
phía trước có rất nhiều phần mộ các loài cá Ông lụy được dân làng đưa vào an táng. Cả
Miếu và mộ đều quay mặt về hướng biển Đông.
- Miếu thờ thần Dương bà: Ở Thác Mệ (Làng Văn Vận - xã Hải Phúc): Trong
Hoàng Việt Nhất thống dư địa chí có chép: “1900 tầm, hai bên bờ đều là núi cao chót
vót, núi đá lởm chởm, đường sông ở đây vì nước chảy mạnh nên không thể đi được nữa.
Đến xứ nước treo, tục gọi là Thác Bà, bên bờ Nam có một tảng đá đứng sừng sửng, trên
bờ có một ngôi miếu thờ thần Dương Bà, thuyền bè qua lại thường vào miếu cầu đảo”1.
Theo tương truyền, ngày xưa dân cư phía thượng nguồn sông Thạch Hãn thuộc các xã
Ba lòng, Hải Phúc, Triệu Nguyên, Mò Ó chủ yếu là dân tộc Vân Kiều, người Việt chỉ
mới lên định cư thưa thớt. Lúc này giao thông đường bộ đi lại vô cùng khó khăn, người
dân muốn ngược lên thượng nguồn chỉ bằng đường thủy, chủ yếu là thuyền buồm chèo
bằng tay, dọc đường phải gặp nhiều khó khăn nhất là lúc vượt lên các ngọn thác. Thác
Mệ (nay thuộc địa phận làng Văn Vận - xã Hải Phúc) và thác Cấu (nay thuộc địa phận
Vạn Na Nẫm - xã Triệu Nguyên) ngăn sông Thạch Hãn làm thành 2 bậc nước cách nhau
khoảng chừng 1 mét, nước chảy xiết. Muốn vượt lên 2 ngọn thác này thì phải cùng nhau
xuống thuyền và dùng sức đẩy lên, đó là chưa kể những mùa mưa lũ tràn về càng gây
thêm nhiều khó khăn, nguy hiểm cho thuyền bè qua lại. Có một nữ thương gia người họ
Đặng làng An Tiêm - Triệu Thành chuyên xuôi ngược buôn bán trao đổi hàng hóa dọc
1 Lê Quang Định. Hoàng Việt nhất thống dư địa chí. Nhà xuất bản Thuận Hóa và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây,
trang 351
14
đôi bờ sông Thạch Hãn, nhiều lần đi lại thuận lợi, làm ăn phát đạt đã phát tâm nguyện
lập miếu thờ tại khu vực thác Mệ. Sau này bất cứ thuyền bè nào đi ngang khu vục này
đều ghé lại cúng bái để cầu may. Qua năm tháng, ngôi miếu này nay đã không còn,
nhưng chốn linh thiêng tại thác Mệ vẫn còn trong tâm thức những người khi có dịp xuôi
ngược dòng Thạch Hãn.
- Miếu thờ ông Dài ông Cụt: Truyền thuyết về việc thờ cúng tại miếu ông Dài ông
Cụt (làng Nhan Biều - Triệu Thượng): Xưa kia, tại làng Nhan Biều có một gia đình nông
dân hiền lành, chăm chỉ làm ăn lại làm rất nhiều việc lương thiện, giúp đỡ mọi người,
nhưng buồn một nỗi là không có con để nối dõi. Hai vợ chồng luôn cầu nguyện Trời,
Phật, thần thánh cho họ có một đứa con, ít lâu sau người vợ có thai và sinh được một đôi
Rắn. Hằng ngày khi người cha đi làm đồng hai con Rắn cứ bò theo sau. Một hôm khi
đang chặt (phạng) cỏ ở ven bờ ruộng, người cha đã vô tình chặt đứt đuôi một conSau
này khi hai con Rắn chết đã hiển linh phù hộ, trợ giúp cho dân làng gặp nhiều may mắn,
tránh những tai ương, bất trắc trong cuộc sống. Từ đó, người dân đã lập miếu thờ và
phong lên làm thần thánh. Hiện nay trong miếu phía trên án thờ có trang trí hình rồng
cuộn và hai mộc chủ bằng chữ Hán: “Bổn thổ Chủ cảnh Long vương thượng đẳng thần”,
“Bổn thổ Chủ cảnh Long vương tôn thần”.
Cũng thờ ông Dài ông Cụt nhưng tại xóm Triêu làng Cổ Thành - Triệu Thành lại
có ngôi miếu Đôi. Theo truyền thuyết có một gia đình sinh một lúc hai người con trai,
một người bình thường nhưng người kia bị tật nguyền không có chân. Sau khi hai người
mất, đến ngày giỗ khu vực làng thường có giông tố, gió lốc kèm theo mưa lớn nhưng sau
một thời gian ngắn lại biến mất, người dân cho rằng ông Dài, ông Cụt về ngự. Thấy linh
thiêng dân làng liền lập miếu thờ và tôn làm thần. Chỉ tiếc rằng hiện nay trong miếu Đôi
không còn mộc chủ hay các văn bằng gì liên quan đến hai vị thần trên, nhưng theo
chúng tôi đây là những vị thần sông mà những người dân sống ven sông Thạch Hãn
thường thờ cúng để cầu mưa thuận, gió hòa.
- Dinh Ông làng Gia Độ: Hoặc như chuyện tích lập Dinh Ông của làng Gia Độ -
Triệu Độ: Ngày xưa sát tại khu vực ngã ba Gia Độ có một vực nước khá sâu, thường
xuyên xuất hiện những con cá lớn và dài, khi chúng bơi nước sông rẽ thành nhiều đường
sóng; loài cá này cũng được Dương Văn An nhắc đến trong Ô châu cận lục: “Bến Dã
Độ tại làng Phù Hoa huyện Hải Lăng. Nước từ nguồn Viên Kiều và Cảo Cảo đổ về, bến
sâu rộng, có loài cá mập lớn sinh sống”1. Người dân cho rằng thần Long vương xuất
1 Dương Văn An. Ô Châu cận lục. Sdd , tr 93.
15
hiện và không ai dám đến khu vực này vì sợ ngài bắt gặp, dần dần khu đất sát bờ sông
ngày một trở nên linh thiêng, huyền bí. Để giải quyết các vấn nạn về tâm lý và cũng cố
niềm tin của con người vào cuộc sống hiện tại giúp dân làng yên ổn làm ăn, làng đã lập
Dinh Ông để thờ cúng. Hằng năm vào ngày 7/1(âm lịch) dân làng thường tổ chức lễ hội
đua thuyền tại khu vực gần Dinh Ông để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt bội
thu
Tục thờ hải thần trước đây là một tập tục tôn giáo khá phổ biến đối với cư dân ven
biển, ven sông và cạnh hồ. Còn cư dân vùng đồi núi lại thờ sơn thần. Lê Quý Đôn trong
Phủ biên tạp lục đã có đoạn nhắc đến đền thờ sơn thần ở phường Tân An, huyện Cam
Lộ. Hiện nay, rất nhiều làng của người Việt thờ cúng các vị thần Cao Sơn, Cao Các tại
các ngôi đền miếu. Những ngày tế lễ các vị thần đều được nghinh rước về đình để tế tự.
Ngày nay ở Quảng Trị không còn thấy tín ngưỡng thờ thần với đầy đủ ý nghĩa sơ
khai của nó. Việc thờ thần tài, thần đất (ông địa) vẫn còn thấy ở nhiều gia đình hành
nghề kinh doanh, ở các quán ăn, tiệm cà phê, hiệu buôn, chủ yếu tập trung ở thị trấn, thị
xã. Song, mục đích của việc thờ cúng đã có phần nhẹ nhàng hơn, các hình thức thờ cúng
cũng đơn giản hơn. Trong các tập tục thờ thần còn tồn tại đến bây giờ, chúng ta thấy có
tập tục còn khá phổ biến là tục cúng đất mà thực chất là cúng thần đất. Một năm có 2 kỳ
cúng đất là vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch. Cúng đất phải cúng gà trống tía, xôi chè. Tập
tục này không những được thực hiện bởi cư dân làm nghề nông nghiệp mà còn cả cư dân
phi sản xuất nông nghiệp, những người sống ở thị trấn, thị xã. Quan niệm của con người
sống nhờ đất, con người phải biết ơn nghĩa với đất, mà đất ở đâu cũng có thổ thần. Tập
tục này đã ăn sâu váo đời sống tinh thần và tâm linh của người dân Việt Nam nói chung
và người dân Quảng Trị nói riêng, nó biểu hiện sự giao hoà giữa con người với tự nhiên.
1.2.2. Tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp
Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo, lại là trung tâm giao lưu văn hóa với
các vùng, miền trong khu vực và trên cả nước, nên đa số người Việt ở Quảng trị mang
nặng tín ngưỡng dân gian là thờ cúng các vị thần liên quan đến nông nghiệp. Việc thờ
cúng và sùng bái các hiện tượng thiên nhiên - chi phối trực tiếp đến đời sống sản xuất
của cư dân làm nông nghiệp rất điển hình. Đâu đâu trong cuộc mưu sinh của họ đều có
thần "thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề" đến các hiện tượng tự nhiên như: trời, đất,
trăng, sao... những điều tự nhiên của trời đất đều có thần linh chi phối. Bởi vậy họ luôn
thờ cúng các vị thần ban cho họ "phong đăng hòa cốc" dân làng có cuộc sống ấm no,
hạnh phúc. Để rồi hầu hết các cộng đồng dân cư người Kinh/ Việt làm nông nghiệp đó là
lễ Đại tự kỳ an, Lễ thu tế, Lễ thượng nêu, Lễ xuống đồng/ lễ cầu chẹn...
16
Bên cạnh tín ngưỡng sơ khai thờ cúng các vị nhiên thần như: Thần núi/ Sơn thần,
Thần sông, biển/ Thủy thần, Thần lữa/ Hỏa thần, Thổ thần... người Việt Quảng Trị còn
thờ Thần nông là vị thần gắn bó chặt chẽ với nền nông nghiệp của các làng xã từ bao đời
nay. Người ta cúng Thần Nông bởi vị thần này theo quan niệm dân gian là vị thần trông
coi lúa gạo, dạy dân cày cấy, giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Đền thờ Thần Nông được đặt trước sân đình, hoặc ở một góc sân đình, nhưng đa
số ở các làng thường được dựng tại trung tâm cánh đồng của làng. Đền thường để lộ
thiên, không mái che thường chỉ là bục thờ bằng xi măng, trên đó có ghi dòng chữ “Nền
Xã Tắc”, hoặc “Đền Thần Nông” có nơi còn gọi "Nền cầu chẹn" bằng chữ Hán. Có
làng chỉ là một nền đất khá cao, vào các dịp tế lễ người ta thường kê bàn hay trải chiếu
để tiến hành nghi lễ. Bên cạnh nền thờ Thần nông còn có một thửa ruộng công để phục
vụ cho nghi thức xuống đồng.
Ngày trước trong một năm, tại đền thờ Thần nông nhiều làng thường tổ chức các
nghi lễ liên quan đến nông nghiệp: Lễ Xuống đồng, lễ Cầu mao/ cầu chẹn và lễ Thượng
điền để cầu mong cho một vụ mùa thuận lợi, tươi tốt, bội thu. Vào khoảng tháng 10 Âm
lịch hàng năm, người dân tổ chức lễ tế Thần nông mà nhân dân quen gọi là lễ xuống
đồng lễ xuống đồng tại nền thờ Thần nông. Lễ vật bên cạnh mâm ngũ quả, cau, trầu,
rượu, hương hoa ... nếu có điều kiện các làng thường làm thêm gà, heo và cổ xôi để cúng
tạ ơn Thần đã dạy cho dân làng biết cày cấy, đồng thời cầu mong một năm mới làm ăn
gặp nhiều thuận lợi. Kết thúc lễ, toàn bộ ban nghi lễ và dân làng tập trung tại thửa ruộng
đã chuẩn bị sẳn để tổ chức cày cấy. Người được chọn để thực hiện nghi thức này phải là
một vị cao niên am hiểu ruộng đất, thành thạo nghề nông. gia đình hòa thuận, đông con
nhiều cháu, của nã khấm khá, không vương tang ma, uế tạp. Mọi người đều đặt niềm hy
vọng vào người mình chọn sẽ hòa nhập vào cây lúa, truyền cho lúa sức mạnh sinh sôi,
nảy nở. Đến lúc lúa bắt đầu làm đòng, dân làng lại tổ chức Lễ cầu mao để cầu mong cho
thần cho lúa được làm đòng, phơi mao tốt. Khi lúa chín có lễ Thượng điền, lễ này cúng
để kết thức cho vòng đời của cây lúa. Lễ này có ý nghĩa là tạ ơn trời đất và vị thần nông
đã phù hộ cho dân làng được mùa.
Ngày nay, chỉ còn lễ Xuống đồng ở một số làng, nhưng nghi thức cấy sẽ thay
bằng gieo sạ trực tiếp. Lễ cúng Thần Nông là một lễ hội có tính truyền thống của người
Việt, nói lên tính trọng nông của cư dân từ xưa cho đến nay. Đồng thời nó cũng phản
ánh tâm lý thờ các thần tự nhiên trong thời buổi sơ khai của dân tộc. Trong lễ hội tính
cộng đồng dân cư được phát huy mạnh mẽ, bền chặt.
1.2.3. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
17
Thờ cúng tổ tiên là một phong tục, là đạo lý tốt đẹp của người Việt Quảng
Trị. Tín ngưỡng này mang một ý nghĩa đó là việc thể hiện tình cảm, lòng tôn kính, biết
ơn đối với tổ tiên ông bà, cha mẹ và những người thân thiết ruột thịt đã mất. Lúc ông bà,
cha mẹ còn sống thì con cháu lo phụng dưỡng, lúc họ qua đời thì lo ma chay, chôn cất
theo đúng tục lệ, phải thờ cúng, kị giỗ hàng năm.
Theo quan niệm của người dân thờ cúng chính là sự thông linh giữa thế giới hữu
hình và thế giới thần linh. Tín ngưỡng này xuất phát từ quan niệm cho rằng chết chưa
phải là hết, thân xác tiêu tan nhưng linh hồn vẫn mãi trường tồn, bất diệt. Họ tin rằng,
vong hồn những người đã khuất luôn theo dõi, giúp đỡ con cháu trong cuộc sống hàng
ngày. Người dân Quảng Trị dù theo bất kỳ một tôn giáo nào cũng đều có thờ phụng tổ
tiên, tuy hình thức có khác nhau đôi chút. Con cháu tiếp xúc với thế giới vô hình thông
qua hình thức cầu cúng, lễ bái trong các dịp kỵ giỗ và lễ tết. Vì vậy, mỗ khi gia đình có
sự kiện dù vui, buồn, việc đã xảy ra hay dự định trong tương lai co cháu phải kính cẩn
trình báo với tổ tiên để mong sự phù hộ, độ trì.
Theo quan niệm, sau khi chết phải có người thờ tự, hương khói, chăm sóc phần
mộ và cúng giỗ là vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân; nên
hầu hết các gia đình người Quảng Trị đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà, Tùy theo điều
kiện kinh tế của từng gia đình để lập và trang trí bàn thờ, nhưng tất cả đều phải đặt nơi
trang trọng nhất của ngôi nhà. Cơ cấu bàn thờ được tổ chức theo nhiều cấp độtheo thứ tự
các thế thứ được thờ: Cha me, ông bà, tằng tổ... Bên trên bàn thờ ngoài bát hương, cây
đèn, hộp quả ... thường có bộ tam sự, ngũ sự. Ngoài những ngày cúng tế, giỗ, chạp trong
gia đình thì hàng tháng vào các dịp sóc vọng; 30, mồng 1 và 14, rằm đều nghi ngút khói
hương. Trong các lần cúng giỗ ông bà, cha mẹ, người thân ruột thịt, ngoài các thức cúng
đồ ăn, đồ uống (rượu, nước), thuốc, trầu cau, còn có thêm các đồ hàng mã như tiền bạc,
quần áo, giày dép, đồ trang sức, phương tiện đi lại tuỳ theo người đã mất là nam hay nữ,
già hay trẻ. Cúng xong người ta đốt đi. Đối với các sự kiện như dựng vợ, gả chồng cho
con, trong nhà có người mất, chuyển nhà mới... đều phải cúng và báo cáo cho tổ tiên,
ông bà cha mẹ biết.
Bên cạnh thờ cúng, người Việt cũng rất chú trọng đến việc chăm sóc phần mộ của
những người đã mất. Hàng năm, trước ngày tết, con cháu đi thăm mộ ông bà, cha mẹ,
người thân, đắp dọn, sửa sang lại mộ, thắp hương. Đến 30 tết làm lễ cúng mời ông bà về
ăn tết với con cháu. Thông thường đến ngày mồng 3 tết, con cháu cúng đưa tiễn ông bà.
Đó là tục lệ xưa nay của người dân Quảng Trị.
18
Ngoài thờ phụng tổ tiên ở cấp độ từng gia đình, còn có thờ phụng tổ tiên theo họ,
nhánh họ và cấp độ cộng đồng, làng thôn. Ở cấp độ họ, nhánh họ (hoặc chi phái) tức là
bao gồm những người cùng họ hoặc các chi phái của một họ lớn, người ta thờ phụng tổ
tiên của họ, chi phái họ của mình. Việc cúng lễ dòng họ và chi phái họ được quy ước
vào một ngày nhất định trong năm tại nhà thờ của họ và chi phái họ. Con cháu trong họ
trước khi cúng họ thường tổ chức lễ tảo mộ để sữa sang, dọn dẹp sạch sẽ các mộ phần
của dòng tộc.
Đứng đầu dòng họ là một ông tộc trưởng hoặc chi trưởng. Người này có trách
nhiệm giữ gia phổ của dòng họ, làm chủ lễ trong kỳ cúng họ, có kế hoạch phục vụ cho
công việc chung của họ. Trong các dịp cúng họ hay chi họ, anh em, bà con gặp nhau để
thắt chặt tình huyết tộc, củng cố các mối quan hệ trong dòng họ, chi, phái.
Ngày nay, tất cả các nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Việt vẫn được
bảo lưu một cách trọn vẹn. Việc xây lăng cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ ngày càng kiên cố.
Kiến thiết, tu sửa nhà thờ ở các tộc họ ngày càng có xu hướng gia tăng.
1.2.4. Tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề
Cùng với nghề nông, người Việt Quảng Trị còn sinh sống bằng nhiều nghề thủ công
truyền thống khá phong phú và đa dạng. Tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề của người Việt
Quảng Trị xuất hiện và đồng hành cùng với các nghề thủ công. Đây là một truyền thống
tốt đẹp thể hiện lòng tri ân, biết ơn các vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề và
chăm lo đời sống của cả cộng đồng. Nó thể hiện đạo lý cao đẹp “tôn sư trọng đạo”,
“uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Quảng Trị. Tín ngưỡng
thờ cúng tổ nghề có ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế, văn hóa của cộng đồng cư
dân người Việt. Hàng năm, những người hành nghề thủ công truyền thống đều tổ chức
một ngày giỗ vị tổ sư với những nghi thức rất trang trọng, uy nghiêm. Con cháu đời sau
vì thế mà tôn vinh, noi gương, lấy đó để mà phấn đấu, học tập. Bởi vậy thờ cúng tổ nghề
luôn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho các thế hệ, cách ứng xử trong
văn hóa, lòng tri ân, tự hào, ngưỡng mộ, tinh thần hướng về cội nguồn dân tộc, ham học
hỏi, tìm tòi, sáng tạo, vượt mọi khó khăn để đi đến thành công.
Tuy nhiên, tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề Quảng Trị không phong phú và đặc sắc như
các địa bàn khác vì nhiều lý do: Tuy các nghề thủ công truyền thống ở Quảng Trị xuất
hiện khá sớm nhưng nó luôn gắn liền với các vùng nông nghiệp, ngư nghiệp nên người
nông dân, ngư dân lại chính là nghệ nhân làm nghề thủ công, để giải quyết hợp lý sức
lao động dư thừa được cơ cấu theo đặc trưng nông nghiệp, ngư nghiệp mùa vụ, đã tạo ra
khoảng thời gian nông nhàn cho những người nông dân. Bên cạnh các sản phẫm được
chế biến từ thành quả lao động của nông nghiệp và ngư nghiệp, những người thợ thủ
công cũng đã biết tận dụng những nguyên liệu sẳn có ở địa phương để làm ra những mặt
hàng thiết yếu cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và đời sống hàng ngày của người dân,
19
ngoài ra còn bán buôn khắp vùng. Các sản phẫm đồ gia dụng, mỹ nghệ đã ra đời, có
tiếng cả khu vực. Và cứ thế nghề thủ công vẫn lưu truyền theo kiểu cha truyền con nối,
ít có các vị tổ sư nổi tiếng trong vùng.
- Giổ tổ nghề Cào Hến
Các làng Vĩnh Phước, Đại Áng, Trung Chỉ, Lập Thạch, Vân An, Mai Xá, Giang
Hến, Trung Yên, An Lợi... đây là những làng quê sinh sống quanh hạ lưu sông Thạch
Hãn và Hiếu Giang ; từ xa xưa các làng quê này đã hình thành một nghề thủ công truyền
thống rất đặc trưng - nghề cào hến. Đây chỉ là nghề bắt đầu bằng hoạt động tự phát để
thích nghi, khai thác môi trường tự nhiên phục vụ nhu cầu con người. Lúc đầu chỉ một
vài người, một vài gia đinh, về sau phát triển rộng ra thành nghề chính và làng nghề.
Vài ngày Rằm tháng 2 Âm Lịch, những người dân làm nghề tổ chức lễ rước tổ và
giổ tổ nghề cào hến. Đây là dịp khởi đầu mùa cào hến trong năm. Từ khoảng 3 h sáng,
nhân daqan các làng từ Mai Xá, Giang Hến, Lập Thạch ... chèo thuyền ngược dòng
Thạch Hãn đến làng Phường Hến/ Giang Hến, sau đó kết thuyền lại giữa dòng sông,
khấn vọng vị tổ nghề của khúc sông này và rước tổ nghề về làng. Bài văn tế tổ nghề cào
hến của nhiều làng với nội dung chung chung, không nói rõ lai lịch, hành trạng, công
tích vị tổ là ai, tên gì mà chỉ cầu cho hến sinh sôi, nảy nở ngày càng nhiều lên. Mãi đến
giờ Ngọ các bè rước mới về đến bến sông của làng mình để hòa nhập vào không khí rộn
ràng, vui vẻ của lễ hội. Các trò chơi dân gian lễ giổ tổ nghề cào hến chủ yếu là đua ghe/
bơi trải được tổ chức hàng năm, nhưng cứ ba năm thì tổ chức lớn để quy tụ nhiều ghe
đua cả vùng. Đến Rằm tháng Bảy, các làng làm nghề cào hến lại tổ chức làm lễ cầu an
tại bến sông để cầu cho dân làng làm ăn thuận lợi, may mắn; tạ ơn vị tổ nghề đã truyền
dạy và cho loài hến sinh sôi, phát triển ngày càng nhiều đã đi vào sâu thẳm trong tâm
thức của những người hành nghề cào hến "Rằm tháng hai cầu rạy, Rằm tháng bảy cầu
an" .
Lễ giổ tổ nghề cào hến và rước hến nay chỉ còn làng Mai Xá. Các làng khác đã
dần lãng quên.
- Giổ tổ nghề Thầy Pháp
Phú Hải là một làng nằm về phía đông bắc huyện Hải Lăng, cách biển đông
khoảng 3 km. Từ xa xưa cho đến nay đất đai ở đây khô cằn chủ yếu là cát trắng nên
người dân không thể mưu sinh bằng nghề nông mà chủ yếu nhờ vào nghề dệt vải, làm
hàng mã, bát âm cổ nhac̣ và đăc̣ biêṭ nhất là nghề thầy pháp. Theo người dân làng Phú
Hải thì nghề này được hình thành từ lâu trong cộng đồng làng, ông tổ của nghề là Thái
Thượng Lão Quân.
Hiện nay, bất kỳ nhà nào có hành nghề thầy pháp và hàng mã đều có thờ cúng ông
tổ của nghề. Vào ngày Rằm tháng hai Âm lịch họ tổ chức giổ tổ, những năm giổ nhỏ,
toàn thể dân làng tập trung giổ tổ tại chùa làng Phú Hải; Cứ 3 năm một lần đến dịp
những kỳ lễ lớn làng phải cữ đại diện vào chùa Linh Hựu - Thành phố Huế để rước thỉnh
Ngài về cúng tế tại chùa làng với không khí trang nghiêm.
20
- Giổ tổ nghề kim hoàn
Giổ tổ nghề kim hoàn được tổ chức vào ngày 27 tháng 2 âm lịch hàng năm, trong
ngày này hầu như tất cả thợ kim hoàn, những người kinh doanh vàng bạc trong toàn tỉnh
nghĩ việc và tổ chức giổ tổ như một hoạt động đầy ý nghĩa: uống nước nhớ nguồn. Theo
sử sách lưu lại, người có công khai sáng nghề kim hoàn Việt chính là hai vị tổ sư họ Cao:
Cao Đình Độ và Cao Đình Hương.
Ông Cao Đình Độ sinh năm 1744 tại làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh
Hóa. Ngay từ nhỏ, ông rất ham học và được truyền thụ nền giáo dục của đạo Nho. Lớn
lên ông làm nghề bịt đồng nhưng không nguôi niềm đam mê lớn trong ông là trở thành
một người thợ kim hoàn xuất sắc. Năm 1783, Ông đưa vợ con vào làng Kế Môn, huyện
Phong Điền, Thuận Hóa lập nghiệp và truyền nghề cho con. Thừa hưởng đức tính thông
minh của cha, con trai ông - Cao Đình Hương, tiếp thu nghề kim hoàn một cách nhanh
chóng và trở thành một nghệ nhân thành thục trong nghề. Tại Thuận Hóa, hai cha con
ông có thu nhận để tử khắp nơi trong vùng để truyền nghề cho họ.
Từ đó về sau, những người thợ kim hoàn và những người làm nghề kinh doanh
vàng bạc, đá quý không chỉ ở Quảng Trị mà khắp khu vực miền Trung đều tổ chức giổ
Tổ, có khi tại tại quê nhà, nhưng khoảng vài ba năm khi tổ chức đại lễ, họ lại tụ hội ở
làng Kế Môn để tổ chức lễ giổ tổ.
Dù ngày nay, nữ trang vàng bạc được sản xuất chủ yếu trên dây chuyền hiện đại,
nhưng tổ nghề vẫn được coi trọng và tôn thờ trang nghiêm trong lòng các nghệ nhân kim
hoàn ở Quảng Trị.
- Giổ tổ nghề mộc
Giổ tổ nghề mộc được tổ chức vào ngày 20 tháng 12 Âm lịch. Theo tương truyền thì
tổ sư của nghề mộc và cũng là của nghề xây dựng (ngõa/thợ nề) là Lỗ Ban. Tên thật của
ông là Công Du Ban, cũng còn gọi là Công Du Tử, người nước Lỗ (Trung Quốc). Cũng
thường gọi là Ban Ban, nhưng ông được nhắc thường nhất là Lỗ Ban. Ông là một kỹ sư
xây dựng nổi tiếng và thợ thủ công trong lịch sử Trung Quốc và từng một lần làm quan
trong bộ xây dựng. Ông đã sáng tạo ra nhiều công cụ kỳ diệu và dạy nhiều học trò. Nghề
thủ công của ông đã lưu truyền qua hàng nghìn năm, nhận được sự kính trọng của mọi
người. Về sau, mọi người đều suy tôn Lỗ Ban như là ông tổ của nghề và tiến hành giổ
chạp hàng năm nhằm ghi nhớ công ơn của ông.
- Giổ tổ nghề rèn
Nghề rèn ở các làng vùng Quảng Trị tổ chức ngày giỗ tổ nghề vào mồng 9 tháng 1
âm lịch. Tuy nhiên, cũng như nhiều nghề khác, hiện không rõ gốc gác lai lịch của sư tổ
là ai. Hàng năm, xuất phát từ truyền thống tốt đẹp là thờ phụng tổ nghề, cứ đến ngày giỗ
tổ thì bày soạn lễ vật để cúng tế nhằm thể hiện lòng trân trọng, biết ơn đối với các bậc
hiền nhân đã có công truyền bá nghề cho thế hệ sau này đồng thời cầu mong cho công
việc hành nghề được thuận lợi, phát đạt mà thôi. Bên cạnh đó còn là sự tôn vinh, khẳng
định thương hiệu của nghề.
21
- Giổ tổ nghề nề
Những người làm thợ nề ở Quảng Trị thường tổ chức giỗ tổ nghề vào ngày 24
tháng 11 Âm lịch. Nghi lễ tổ chức trong vòng hai ngày: 23 và 24 tháng 11 Âm lịch.
Ngày chính hội là 24 tháng 11. Đội ngũ tham gia làm nghề thợ nề ở Quảng Trị hàng năm
vẫn cúng tế đều đặn nhưng hiện cũng không rõ tổ sư họ là ai. Có hai ý kiến tranh cải về
tổ sư của nghề thợ nề là Nữ Oa và Lỗ Ban. Tuy nhiên, xét theo hoàn cảnh lịch sử, theo
nguồn tư liệu gần nhất, có nguyên do và đáng tin cậy thì tổ sư của nghề thợ nề là Hoàng
Ngọc Quý (Hoàng Ngọc Quốc Công). Vào khoảng thế kỉ XVI, Chúa Nguyễn Hoàng
trong khi Nam tiến, đã chiêu mộ rất nhiều thợ thủ công giỏi để thực hiện mưu đồ xây
dựng nền móng của một triều đình riêng, thoát khỏi sự kìm kẹp của Chúa Trịnh ở Đàng
Ngoài. Do vậy, đòi hỏi nghề thợ nề với lượng nhân lực lớn để phục vụ nhiệm vụ cấp
bách lúc bấy giờ. Tới thế kỉ XIX, khi Phú Xuân (Huế) trở thành kinh đô của vua Nguyễn,
trong điều kiện đất nước tiếp tục mở mang, các công trình tiếp tục được xây dựng, Bộ
Công đã lập ra “Nề ngõa tượng cục”. Nhu cầu phát triển ngành xây dựng nên nhiều thợ
nề khắp nơi được huy động về kinh đô làm việc. Trong điều kiện đó, nhà Nguyễn đã cắt
một dải đất nằm dọc theo con “hói hàng Tổng” (nay là xóm Ngõa Tượng) để làm nơi cư
trú cho họ. Xây dựng xong Đại Nội (Hoàng Thành), vua Nguyễn cho xây Nê ngõa tượng
đường là nơi thờ tổ sư ngành nề. Trong bài vị có nhắc tới ông tổ nghề Hoàng Ngọc Quý
(Hoàng Ngọc Quốc Công) và một sắc chỉ triều Bảo Đại Phong “Dực bảo trung hưng linh
phù chi thần” thay cho sắc chỉ triều Tự Đức hiện không còn lưu giữ.
1.2.5. Tín ngưỡng thờ các vị khoa bảng
Từ xa xưa trong lịch sử, người Quảng Trị vốn có một đức tính hết sức cao quý đó
là coi trọng việc học và đề cao khoa cử. Đây là một trong những giá trị truyền thống đặc
sắc được lưu chuyển cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc và đã lắng lưu trong
kết cấu giá trị truyền thống nơi đây như là một hằng số văn hóa. Tinh thần hiếu học của
người Quảng Trị là một biểu hiện của sự khát khao tri thức rất tự nhiên, là sản phẩm
phảm ánh các cá nhân, xã hội trong những giai đoạn lịch sử đề cao việc học và con
đường tiến thân bằng học vấn. Đó là nguồn tri thức, là lực lượng nồng cốt góp phần xây
dựng và phát triển đất nước.
Xuất phát bởi tinh thần đó, dưới thời các triều đại phong kiến, đất và người Quảng
Trị mặc dù trải qua nhiều thăng trầm biến cố của thiên tai và chiến tranh nhưng đã sản
sinh ra nhiều con người ưu tú, đóng góp cho đất nước rất nhiều vị tiến sĩ, khoa bảng, trở
thành nhân tài phục vụ cho đất nước. Phần lớn trong số những nhân tài ấy đều xuất thân
từ những gia đình lao động vất vả, những dòng họ, những làng quê có bề dày về truyền
thống hiếu học, chịu thương, chịu khó; đặc biệt, là ý thức vươn lên làm chủ số phận, là
một trong những lý do khiến bao thế hệ học trò, sĩ tử Quảng Trị vượt lên mọi khó khăn
gian khổ để tôi luyện cốt cách, trí tuệ, dùi mài kinh sử thăng tiến bằng con đường học
vấn, quan trường.
Xác định “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” nên các triều đại phong kiến Việt
Nam hết sức coi trọng chế độ khoa cử. Giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, việc giáo
22
dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia là công việc cần thiết. Để có
được những người hiền tài thực sự giúp nước giúp dân, các triều đại phong kiến đề ra
chế độ thi cử hết sức khắt khe. Nhà Nguyễn xây dựng nhà Quốc học tại kinh đô Huế, tổ
chức học hiệu ở phủ huyện. Về sách giáo khoa, ngoài Tứ thư, Ngũ kinh có Bắc sử (Bắc
sử chủ ý tóm tắt), Nam sử cũng được biên soạn cùng với các loại thư Hội điển, Địa lý,
Lịch sử... và trở thành hệ thống giáo khoa thư. Mọi định chế về khoa cử lấy khuôn mẫu
khoa cử thời Lê sơ, nhưng cũng có những khác biệt. Chế độ khoa cử luôn được định lập
rồi sửa đổi, nhằm thu được hiệu quả. Bởi vậy, dưới thời Minh Mệnh, vị vua này xác
định rõ: “Lâu nay khoa cử làm cho người ta sai lầm. Trẫm nghỉ văn chương vốn không
có quy cũ nhất định mà nay những văn cử nghiệp chỉ câu nệ cái hủ sáo, khoe khoang lẫn
nhau, biệt tập mỗi nhà một lối; nhân phẩm cao hay thấp do tự đó, khoa trường lấy hay
bỏ cũng do tự đó. Học như thế thì trách nào mà nhân tài chẳng mỗi ngày một kém đi.
Song tập tục đã quen rồi, khó đổi ngay được, về sau nên dần dần đổi lại”.
Nhà Nguyễn mở khoa thi Tiến sĩ đầu tiên vào năm Nhâm Ngọ - 1822 niên hiệu
Minh Mệnh thứ 3. Khoa Nhâm Ngọ mới lấy đỗ 8 Tiến sĩ, 1 Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất
thân và 7 Đệ tam giáp Tiến sĩ đồng xuất thân. Các Tiến sĩ thời Nguyễn xếp hạng cũng
giống thời Lê. Ngay từ khoa thi Tiến sĩ đầu tiên này, không chọn Tiến sĩ nhất giáp; các
khoa Tiến sĩ sau đã có nhất giáp cũng không lấy Đệ nhất giáp Đệ nhất danh tức Trạng
nguyên, chỉ lấy Đệ nhất giáp Đệ nhị danh tức Bảng nhãn và Đệ nhất giáp Đệ tam
danh tức Thám hoa. Không phải vì lý do không có người tài đỗ cao, mà triều Nguyễn
quy định: chức không đặt Tể tướng, tước không phong Vương cho người ngoại tộc;
cung phi không lập Hoàng hậu, Đệ nhất giáp không lấy Trạng nguyên. Tứ bất (bốn
không) này nhằm khẳng định vị trí tối cao đây nhất của Hoàng đế, tránh mọi hình thức
dẫn đến phân quyền.
Khoa thi Tiến sĩ cũng được cố định về thời gian thi là 3 năm: Thìn,
Tuất, Sửu, Mùi; thi Hương tất phải tổ chức trước vào các năm: Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Từ
thời Tự Đức có tổ chức xen thêm các Chế khoa.
Từ khoa thi Tiến sỹ đầu tiên (1822) đến khoa thi Tiến sỹ cuối cùng năm Kỷ Mùi
(1919), nhà Nguyễn tổ chức được 38 khoa thi.
Ngoài khoa thi Tiến sĩ có định kỳ, triều Nguyễn cũng tổ chức Chế khoa bất định
kỳ, trong đó có Ân khoa là loại Chế khoa tổ chức vào các dịp lễ lớn (tiết đại khánh) như
lễ đăng quang hay thượng thọ của nhà vua
Về Ân khoa, triều Nguyễn tổ chức cả Ân khoa thi Hương thư khoa năm Tân Tỵ -
1821, cả Ân khoa thi Hội như khoa thi Giáp Tuất - 1848.
Với quan điểm học tập không hoàn toàn mang ý nghĩa là một nỗ lực của cá nhân
người đi học mà là một kỳ vọng, một nỗ lực của xã hội. Cho nên, một người đỗ đạt
thường làm rạng danh cho cả gia đình, dòng tộc, xóm làng. Người Quảng Trị xác định rõ:
“Học giỏi để rồi thi đổ làm quan đó không chỉ là con đường là mục tiêu phấn đấu của
23
mỗ người đi học mà còn là kỳ vọng của xóm làng” (1). Và để cho việc học hành của con
em được thuận lợi như ý thì trong thiết chế văn hóa tâm linh của hầu hết các làng quê
Quảng Trị xưa ngoài các công trình đình, chùa, đền, miếu thờ các vị thần và chức sắc có
công với thì còn có một công trình tín ngưỡng không thể thiếu nữa đó là văn thánh miếu
- nơi thờ đức Khổng Tử để tôn vinh sự học và là nơi để cầu nguyện trước khi sĩ tử lều
chỏng lên đường ứng thí. Rất nhiều làng quê của vùng Quảng Trị miếu thờ hoặc nền văn
thánh để cầu sự học. Tại đó, hằng năm người ta tổ chức tế tự đều đặn nhằm cầu mong
cho con dân của dòng họ, làng xóm học hành đổ đạt, tiến bước trên con đường khoa cử.
Có thể nói rằng, đội ngũ trí thức giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự
nghiệp kiến quốc. Sau khi đỗ đạt, các vị khoa bảng đã cống hiến nhiều tài trí, sức lực
cho quê hương, đất nước. Họ mãi mãi được các thế hệ cháu con suy tôn, thờ tự và lâu
dần đã trở thành một tín ngưỡng tại nhiều làng quê.
- Tiến sĩ Bùi Dục Tài tại làng Câu Nhi
Làng Câu Nhi - xã Hải Tân từ xưa vốn nổi tiếng là đất văn vật, nơi xuất thân của
nhiều vị thượng thư, quan tướng, cái nôi của nền học vấn, khoa cử xứ Đàng Trong.
Trong số rất nhiều những nhân vật có tên tuổi ở làng Câu Nhi thì Bùi Dục Tài nổi lên
như một ngôi sao của đất Ô Châu - người được coi là tiến sĩ khai khoa của xứ Đàng
Trong, nhân vật làm rạng danh truyền thống học hành, khoa cử của vùng đất Quảng Trị.
Từ xưa cho đến nay, có rất nhiều địa điểm thờ Bùi Dục Tài như: Khu Văn thánh,
Lăng và mộ của ông, Nhà thờ họ Bùi, Chùa Quan khố tại làng Câu Nhi - Hải Tân. Miếu
thờ tại làng Cẩm Thạch - xã Cam An.
- Tham Chánh Trần Đình Ân
Làng Hà Trung - xã Do Châu có dòng họ Trần Đình nổi danh khoa bảng. Tham
chánh Trần Đình Ân vốn sinh ra trong một gia đình có dòng dõi quan lại, mấy anh em
của ông đều làm quan dưới thời các chúa Nguyễn. Bản thân ông làm đến chức Tham
chánh chính đoán sự. Suốt đời phò Chúa Nguyễn, vốn là người có tính trung hậu, khoan
hòa, độ lượng lại có tâm huyết mở mang bờ cỏi về phía Nam. Đặc biệt, ông là người giỏi
việc binh lược nên được các Chúa Nguyễn hết lòng yêu mến, tin dùng và nhân dân quý
trọng. Sau khi từ quan về làng, đến năm 1706, Trần Đình Ân mất tại quê nhà. Hiện nay,
tại khu vực chùa Bảo Đông có nhà bia, lăng mộ của ông.
Ngoài ra, tại rất nhiều làng xã của vùng đất Quảng Trị đều có lệ tục tôn vinh và
thờ tự các vị khoa bảng. Sự tồn tại của các ngôi miếu Nghè ở các làng quê là một minh
chứng hiện hữu nhất cho của sự tôn vinh việc học và tinh thần hiếu học của người
Quảng Trị. Trên thực tế, ngày nay, các dòng họ, làng xã thường năm đều có lễ phát
thưởng cho con em đạt thành tích cao trong học tập. Điều này một lần nữa thể hiện tinh
thần hiếu học cũng như sự trọng học của con người Quảng Trị.
(1) Bùi Thị Tân, Lệ học ở làng Câu Hoan xưa. Tạp chí Cửa Việt, số 15/1992, tr 86 - 87.
24
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC VỊ ĐỔ TIẾN SĨ Ở QUẢNG TRỊ QUA CÁC TRIỀU ĐẠI
STT Họ và tên Quê quán Năm
sinh
Năm
thi đỗ
Thời vua
1 Bùi Dục Tài Câu Nhi - Hải Lăng 1477 1502 Lê Hiển Tông
2 Nguyễn Đức Hoan An Thơ - Hải Lăng 1805 1835 Minh Mệnh
3 Nguyễn Thế Trị Hương Liệu - Đăng Xương 1804 1835 Minh Mệnh
4 Lê Đức Sa Lung - Minh Linh 1812 1841 Thiệu Trị
5 Nguyễn Xuân Thọ Đơn Duệ - Minh Linh 1803 1841 Thiệu Trị
6 Nguyễn Phiên Xuân Mỹ - Minh Linh 1814 1843 Thiệu Trị
7 Nguyễn Văn Chương Vĩnh Hòa - Đăng Xương 1812 1844 Thiệu Trị
8 Nguyễn Đức Tư An Thư - Hải Lăng 1815 1847 Thiệu Trị
9 Nguyễn Văn Hiển Mỹ Chánh - Hải Lăng 1827 1847 Thiệu Trị
10 Lê Thụy Bích La - Đăng Xương 1842 1875 Tự Đức
11 Trần Phát Xuân Mỹ - Minh Linh 1852 1877 Tự Đức
12 Hoàng Bính Bích Khê - Thuận Xương 1857 1889 Thành Thái
13 Lê Phát Xuân Thành - Gio Linh 1854 1895
Thành Thái
14 Nguyễn Tự Như Hà Thượng - Gio Linh 1860 1898 Thành Thái
15 Nguyễn Hàm An Cư - Thuận Xương 1822 1910 Duy Tân
25
DANH SÁCH CÁC VỊ ĐỔ PHÓ BẢNG THỜI NHÀ NGUYỄN
STT Họ và tên Quê quán Năm
sinh
Năm
thi đỗ
Thời vua
1 Nguyễn Xuân Bảng Xuân Mỹ - Minh Linh 1812 1833 Minh Mệnh
2 Lê Đình Dao Bồ Bản - Đăng Xương 1851 Tự Đức
3 Lê Đức Dĩnh Quảng Điền - Đăng Xương 1851 Tự Đức
4 Vũ Tử Văn
(Nguyễn Văn Thọ)
Nại Cửu - Đăng Xương 1830 1851 Tự Đức
5 Lâm Hoành Gio Bình - Gio Linh 1824 1868 Tự Đức
6 Lê Khánh Thiện Cổ Trai - Minh Linh 1834 1868 Tự Đức
7 Trần Viết Thọ Thâm Triều - Đăng Xương 1836 1871 Tự Đức
8 Lê Đăng Trinh Bích La - Đăng Xương 1850 1875 Tự Đức
9 Hoàng Hữu Hoàn Bích Khê - Thuận Xương 1869 1895 Thành Thái
10 Lê Nguyên Lượng Xuân Thành - Gio Linh 1895 1919 Khải Định
1.2.6. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng
Trong tất cả các ngôi đình ở Quảng Trị, vị thần mà người dân thờ tự trang trọng
nhất là thần Thành hoàng. Có thể nói nếu thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng của gia đình, gia
tộc thì thờ cúng Thành hoàng là tín ngưỡng của cộng đồng làng.
Trong hệ thống thần linh được thờ cúng ở làng xã Quảng Trị, thì thờ cúng Thành
hoàng là nét sinh hoạt văn hoá - tín ngưỡng tiêu biểu nhất. Thành hoàng là một vị thần
tối cao trong đời sống tâm linh của người dân, thần ngự trị trên cõi thiêng để thực hiện
một sứ mệnh là cai quản, che chở và giúp rập cho cả làng; vì thế thần là chổ dựa tinh
thần vững chắc nhất cho tất cả mọi người. Thờ cúng Thành hoàng được phổ biến từ xưa
và lưu truyền lại cho đến ngày nay ở cộng đồng làng xã người Việt, được họ coi trọng
như thờ cúng tổ tiên trong gia đình của mình và trở thành đạo lý, lẽ sống của người dân
Quảng Trị. Trong tâm thức sâu kín của người dân, Thành hoàng là biểu tượng quyền lực
26
tinh thần tối cao của cả làng, thần có thể chi phối đời sống tinh thần - vật chất của cư dân
làng đó.
Nguồn gốc hình thành tín ngưỡng thờ cúng Thành hoàng bao gồm rất nhiều yếu tố:
Trước hết là tín ngưỡng thờ cúng Thành hoàng của dân tộc Việt mà lưu dân từ phía Bắc
vào Quảng Trị mang theo trong tâm khảm như hành trang vô hình vào vùng đất mới. Kế
đến là sự tiếp nhận nền văn hóa của người bản địa - người Chăm và sự giao hòa với tín
ngưỡng của người Trung Quốc. Đặc biệt, trong công cuộc khai phá vùng đất mới với
điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của vùng đất "Ô châu ác địa" đã tạo cơ hội cho tín
ngưỡng thờ nhiên thần phát triển. Và những biến động về xã hội đã làm xuất hiện hàng
loạt những nhân vật anh hùng, những người có công với làng, với nước đã được người
dân tôn vinh và trở thành những vị thần để họ thờ cúng.
Các vị Thành hoàng được người Việt vùng Quảng Trị thờ cúng ở những ngôi đình,
chùa, miếu... khá phong phú và đa dạng nhưng chủ yếu tựu trung qua các tập hợp Thành
hoàng mà trải qua hàng thế kỷ vẫn ăn sâu trong ký ức của mỗi người dân.
- Tập hợp Thành hoàng có gốc khởi nguyên là nhiên thần
Trong số các tập hợp Thành hoàng được người Việt ở Quảng Trị thờ cúng thì có
lẽ tập hợp các vị Thành hoàng có gốc khởi nguyên là nhiên thần với những yếu tố mang
dáng dấp cổ sơ được sao chép từ đất Tổ xứ Bắc, cùng các vị Thành hoàng là nhiên thần
đã được cụ thể hoá, tôn giáo hoá lên trong quá trình vận hành từ sự thăng hoa tâm lý của
người dân trên vùng đất mới rồi đưa vào thờ cúng chiếm số lượng đông đảo nhất.
Xuất phát từ ý thức về hồn thiêng sông núi, người Việt ở Quảng Trị đã sớm có
suy nghĩ về thờ thần núi, thần sông, gọi "âm phù dương thế" cùng con người gìn giữ và
xây dựng quê hương. Một khía cạnh khác quan trọng hơn nữa đó là việc con người ở
vùng đất này từ bao đời nay luôn gắn cuộc sống của mình với sản xuất nông nghiệp
trồng lúa nước nên người Việt cổ rất sùng bái các hiện tượng tự nhiên, họ thấy đâu đâu
cũng có thần. Những điều đó tốt lành hay bất trắc của thiên nhiên không khỏi khiến cho
con người ý niệm có thần chi phối vào đời sống của con người. Thần có thể bảo hộ, tư
ởng thưởng, hoặc trừng phạt, răn đe cho dân làng. Vì vậy, họ luôn thờ cúng cầu mong
các vị thần ban cho họ "phong đăng hoà cốc" dân làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Làng Nghĩa An (Thành phố Ðông Hà) thờ thần Hổ phù , thần Thổ Địa và Sát
Hải là hai vị Thành hoàng mà dân làng Phú Hải (Hải Ba - Hải Lăng) tôn thờ. Làng Mỹ
Thủy (Hải An - Hải Lăng), làng Phú Hội (Triệu An - Triệu Phong), Làng Long Hà (Thị
27
trấn Cửa Việt), làng Vịnh Mốc (Vĩnh Thạch - Vĩnh Linh)... đều thờ các vị Thành hoàng
liên quan đến nghề biển như: Đại càn quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh Nương, Đông
Nam Sát Hải Lang Lại, Nhị vị Đại Tướng quân. Các làng ở vùng Cam Lộ do sống trong
địa hình bán sơn địa nên Thành hoàng đa số là các vị thần núi như thần Cao Sơn, Cao
Các.
Bên cạnh một số vị thần kể trên thì số đông ở các làng Hà Thượng, Hà Trung, Lan
Đình ( huyện Do Linh); Câu Nhi, Câu Hoan, Diên Sanh, Thi Ông, Trà Trì, Duân Kinh
(huyện Hải Lăng); làng Lập Thạch, Đại Áng, Thượng Nghĩa (Thành phố Đông Hà); làng
Đâu Kênh, Tài Lương, An Lợi (huyện Triệu Phong)... đều thờ một vị Thành hoàng
chung chung, không có lai lịch rõ ràng, cụ thể hoặc các sự kiện truyền thuyết liên quan,
nhưng khi đã được người dân tôn sùng thì đó là sự phản ánh những quan niệm về tư
tưởng, nguyện vọng, ước muốn, tình cảm của mình trong cuộc đấu tranh chống thiên tai,
địch hoạ bảo vệ cuộc sống cộng đồng. Các vị Thành hoàng ở Quảng Trị có nguồn gốc
siêu nhiên cũng được xem như là ông tổ của cộng đồng làng, là người thống lĩnh cả tập
thể dân làng ở cỏi thiêng.
- Tập hợp Thành hoàng có gốc là nhân thần
Khác với các vị Thành hoàng có gốc khởi nguyên là nhiên thần, các Thành hoàng
là nhân thần đều có gốc tích, lai lịch rõ ràng, việc làm của thần là các hành động nghĩa
cử của một con người bằng xương bằng thịt và các cống hiến của thần đều có liên quan
ít nhiều đến lịch sử cụ thể của các làng, của dân tộc và đất nước. Các võ bọc bên ngoài
của thần là những câu chuyện huyền tích mang tính giáo dục và hướng các thế hệ cháu
con vào những việc có ích cho cuộc sống cộng đồng. Tất cả họ đều được nhân cách hoá đ
ể trở thành các vị phúc thần đầy đủ quyền uy và thế lực nhằm bảo vệ dân làng trên cỏi
thiêng.
Bên cạnh việc thờ cúng các vị Thành hoàng là nhiên thần, người Việt ở Quảng Trị
cũng rất coi trọng việc cúng tế, thờ phụng các vị Thành hoàng nhân thần, là những người
đã mất, ở đó họ thể hiện lòng hiếu thảo của những người sinh sau đối với các bậc tiền
nhân đã có công dựng nước và giữ nước, hoặc là những bậc cha ông đã sinh thành nuôi
dưỡng lập nên làng xã và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con cháu dân làng làm ăn
sinh sống. Việc cúng tế không ngoài mục đích là bày tỏ lòng thành kính của cả một tập
thể dân làng đối với những người có công giúp đỡ họ có được cuộc sống ổn định, cơm
no, áo ấm; đồng thời truyền cho họ ý chí và sức mạnh để chống lại các thế lực thù địch
của thiên nhiên và ngoại xâm. Truyền thống này bắt nguồn từ đạo lý “uống nước nhớ
28
nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Người dân Quảng Trị xem những vị anh hùng là
những người đứng mũi chịu sào, trong cuộc chống thiên tai, địch hoạ vô cùng khốc liệt
mới tồn tại và đứng vững được trên mảnh đất này. Giá trị của sự tồn tại ấy thiêng liêng,
cao quý vô cùng và nó được hình thành rất sớm ở cộng đồng người Việt trên vùng đất
Quảng Trị.
Làng Lam Thuỷ (Hải Vĩnh - Hải Lăng), đã tôn vinh Hưng Ðạo vương Trần Quốc
Tuấn - vị tướng lĩnh tài ba của triều Trần lên làm Thành hoàng của làng mình. Một số
làng khác cũng đã phong Thành hoàng của làng mình là các vị tiền khai khẩn và cũng là
thuỷ tổ các dòng họ - người đã có công khai sơn phá thạch lập nên xã tắc trong buổi đầu đ
ến định cư ở vùng đất mới như: làng Thuỷ Trung (Vĩnh Trung - Vĩnh Linh), làng Điếu
Ngao (Thành phố Đông Hà), Làng Hà Xá (Triệu Ái - Triệu Phong), Đại Hào (Triệu Đại
- Triệu Phong). Thành hoàng làng An Mô (Triệu Long - Triệu Phong) được xem là một
trong những trường hợp khá đặc biệt, bởi vì họ là các vị nữ thần.
- Tập hợp Thành hoàng có gốc là thần Chăm và thần Trung Quốc
Ngoài tập hợp các vị Thành hoàng có gốc khởi nguyên là nhiên thần; tập hợp các
vị Thành hoàng là những nhân thần vốn có gốc là các nhân vật lịch sử có công với nước,
với dân qua các thời đại, thì ở vùng đất Quảng Trị còn có một số các vị thần Chăm, thần
Trung Quốc đã trở thành các vị Thành hoàng của người Việt.
Trong hệ thống thần linh được thờ cúng tại các làng xã của đa số cư dân người
Việt ở vùng đồng bằng Quảng Trị đều có mặt các vị thần Chăm, dù số đông họ chưa
được tấn phong lên làm Thành hoàng nhưng vẫn được người dân và nhà nước phong
kiến đồng ý tôn thờ, người dân thường ở các làng xã biến các thần Chăm thành các thần
Việt, cải biên lai lịch, gốc tích của thần hoặc không cần biết lai lịch với mục đích tìm sự
bảo trợ của thần bản xứ trên vùng đất mình vừa đến trú ngụ, còn chính quyền quân chủ
thì chấp nhận sự thờ cúng với mục đích là xoa dịu hận thù và lôi kéo phe cánh trên cỏi
thiêng. Chính vì những lý do nói trên nên nhân dân làng Phương Sơn và An Lưu (Triệu
Sơn - Triệu Phong) đã tấn phong vị thần Chăm - thần Siva lên làm Thành hoàng của
làng mình.
Hơn nữa, người Việt họ cũng sẳn sàng tiếp nhận các vị thần linh của các tộc người
cùng cộng cư - người Hoa để từ đó hoà nhập vào cuộc sống tâm linh của dân tộc mình.
Làng Diên Sanh (Hải Thọ - Hải Lăng) suy tôn Quan Thánh Đế Quân (Quan Vũ) một
nhân vật lịch sử thời Tam Quốc - người nổi tiếng cương trực, trung nghĩa, dũng cảm...
29
làm Thành hoàng của làng mình. Làng Hà Lộc ( Gio Hải- Gio Linh), làng Câu Nhi (Hải
Tân - Hải Lăng), làng Thi Ông (Hải Vĩnh - Hải Lăng)... đều tấn phong các vị thần có gốc
ở Trung Quốc lên làm Thành hoàng.
- Thờ cúng Thành hoàng làng
Đa phần các vị Thành hoàng đều được thờ ở các miếu mà người dân thường gọi là
miếu Thành hoàng/ miếu nghè. Trước đây, miếu thường được làm bằng gỗ theo kiểu nhà
rường một gian hai chái có gác lững để làm bệ thờ, mái lợp ngói liệt. Sau này do thời
gian và chiến tranh nên đa phần đã bị hư hại, người dân xây lại bằng xi măng. Còn tại
đình làng Thành hoàng được thờ ở gian giữa - nơi trang trọng nhất nhưng chỉ là thờ
vọng, đến ngày lễ hội, họ tổ chức lễ rước Thành hoàng về đình để tế lễ; khi cúng tạ xong
lại rước thần về an vị tại miếu.
Thời gian cúng Thành hoàng được tổ chức ở các làng không giống nhau, có làng
cúng vào Rằm tháng Giêng, có làng vào Rằm tháng Bảy, tháng Tám; có làng lại tổ chức
vào ngày Đông Chí ... Tuy vậy nghi thức tế tự không hề khác nhau nhiều, công việc chủ
trì lễ cúng do Hội chủ của làng và Hội đồng tộc trưởng các họ đãm nhận, ngoài ra còn có
ông Từ chăm sóc đình làng.
Đa số ở các làng, nghi thức rước Thành hoàng được tổ chức một cách trang trọng
ngay từ chiều trước ngày đại tế. Đoàn nghinh rước Thành hoàng gồm các bô lão trong
hội đồng kỳ mục, ban chánh tế, các vị tộc trưởng. Sau khi cáo yết xong, bài vị Thành
hoàng được thỉnh lên kiệu để rước về đình. Trong đoàn rước lúc nào cũng có đội nhạc lễ
vừa đi vừa cữ hành. Trong thời gian rước Thành hoàng về đình, cửa đình luôn rộng mở
để đón các vị "Bách thần sở hội" về dự lễ.
Sau tế lễ dân làng tổ chức liên hoan tại đình và tham gia các hoạt động hội hè
trong sân đình và trước dòng sông... Với các trò chơi: kéo co, đua thuyền, đi cầu ngô,
bài chòi, cờ chòi...làm cho không khí lễ hội thêm sôi nổi. Kết thúc lễ hội, dân làng lại tổ
chức rước trả Thành hoàng lại miếu - trú sở chính của ngài.
Tín ngưỡng thờ cúng Thành hoàng các làng cho thấy đời sống tâm linh, tín
ngưỡng khá phong phú của người Việt Quảng Trị, điều đặc biệt là trong xu thế đổi mới
như hiện nay mà người dân vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, đó là
điều trân trọng và đáng phát huy.
1.2.7. Tín ngưỡng thờ Mẫu
Trên vùng đất Quảng Trị, tín ngưỡng thờ Mẫu/Đạo Mẫu/Tiên Thiên Thánh giáo -
xuất hiện với tư cách là một hệ thống thờ tự khá đầy đủ chỉ có ở 2 ngôi điện thờ có tên là
30
Cung Trường Sanh ở làng Mỵ Trường và Đền đức Thánh Phụ ở làng Trường Xuân
thuộc xã Hải Trường. Đây là tín ngưỡng thuần Việt phát triển từ tín ngưỡng thờ Nữ thần
nhưng được hệ thống hóa bằng một quan niệm và một trật tự xếp đặt thần điện khá bài
bản vốn được hình thành từ đất Bắc. Mặc dù có mặt trên vùng đất Hải Trường khá muộn
(đầu thế kỷ XX) nhưng hai ngôi đền thờ nói trên là những công trình sinh hoạt tín
ngưỡng/tôn giáo nổi bật của đạo Mẫu. Và đây cũng là hai ngôi điện thờ duy nhất của
đạo Mẫu/Tiên thiên Thánh giáo trên vùng đất Quảng Trị.
Nguyên xưa, dưới thời thuộc Pháp, điện thờ Mẫu được xây dựng ở làng Trường
Xuân, dưới thời Mỹ- Ngụy, với chính sách gom dân lập ấp chiến lược, ngôi điện nằm ở
vùng xa xôi, cách trở nên khó để nhân dân thờ cúng. Các tín đồ của đạo lập thêm một cơ
sở ở xóm Trường An - Mỵ Trường. Sau giải phóng, ngôi điện củ ở Trường Xuân được
sửa sang lại để thờ Thánh Cha/Thánh Phụ gọi là Đền Đức Thánh Phụ; đền Thánh Phụ
thờ ngài Nam Tào Với bài vị "Đế đô tinh quân Nam Tào Diên Thọ ngọc chẩn Trường
Xuân Trần Mai Thánh Phụ". Còn ngôi điện mới ở Trường Sanh là nơi thờ Thánh Mẫu
gọi là Cung Trường Sanh, được phối sắp đặt một cách có hệ thống với đầy đủ Tam tòa
Thánh Mẫu, Tứ phủ công đồng. Trước đây vào dịp tế lễ thường có hầu đồng, hát chầu
văn.
Tuy nhiên, tục thờ cúng Nữ thần hay có thể nói là biến tướng của tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt vùng đất Quảng Trị thì đã xuất hiện từ rất sớm và tồn tại cho đến
ngày nay hiện có mặt khá nhiều ở các làng quê. Hệ thống thờ Nữ thần có thể tựu trung
theo 3 tập hợp sau:
- Tập hợp Nữ thần Việt có gốc khởi nguyên là nhiên thần
Đó là những yếu tố tự nhiên được thần thánh hóa rồi đưa vào thờ cúng. Thờ nhiên
thần là tục cổ xưa nhất mang tính nhận thức của con người về thế giới từ thuở hồng
hoang trong lịch sử.
Nói đến Nữ thần Việt có gốc khởi nguyên là nhiên thần thì cặp đôi Ông - Bà được
thờ cúng khá phổ biến. Trên tất cả các làng quê ở đâu có thờ Ông thì ở đó cũng thờ Bà.
Miếu Ông, miếu Bà, ông Câm - bà Điếc, ông Đùng - bà Đà Đây là cặp đôi lưỡng hợp
âm - dương khởi nguyên nguyên gắn với tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp,
với mục đích mong mỏi sự sinh sôi, nảy nở trong vạn vật.
Bà Thủy, bà Hỏa là các hiện tượng siêu nhiên có sức mạnh ghê gớm. Nó mang lại
hạnh phúc nhưng cũng đưa đến bao tai ương, mất mát, đe dọa đến cuộc sống của con
người. Hiện tượng thờ bà Thủy là tục hóa thần sông nước, bà Hỏa là hóa thân của thần
lữa. Việc nữ hóa các vị thủy thần, hỏa thần có mặt đều khắp các làng quê và được thờ
cúng trang nghiêm ở các ngôi miếu bà Thủy, bà Hỏa. Đặc biệt, bà Thủy ở làng Nhan
Biều xã Triệu Thượng là một vị thần nỗi tiếng linh thiêng, được cư dân sống ven sông
Thạch Hãn tôn vinh, hàng năm mỗi khi hạn hán kéo dài, người dân quang vùng thường
đến ngôi miếu này để cầu đảo, mong mưa thuận gió hòa và tất có ứng nghiệm.
Thần Thủy tộc ở làng Hà Lỗ - Câu Nhi là một vị thần chuyên đi chọc ghẹo đàn bà
(thông dâm với một trinh nữ làng Hà Lỗ, nàng chết non, dân làng đem thờ chung với
thần, thần lại dan díu mây mưa với vợ xã trưởng làng Hà Lỗ làm cho bà này đẻ ra một
31
bọc trứng rồi chết) để đến mức tác giả Ô châu cận lục - Dương Văn An phải gọi Thần
tức là người chính trực, còn những hạng tà dâm đâu đáng gọi như thế1. Nhưng sách Đại
Nam nhất thống chí thì kể bằng một huyền tích rằng thần là một cô gái 20 tuổi chưa
chồng bị chết đuối rồi xưng là Thủy tộc long vương phu nhân, rất linh ứng trong việc
giúp dân cầu mưa.
- Tập hợp Nữ thần Chăm được Việt hóa
Hiện tượng các Nữ thần Chăm biến thành các Nữ thần Việt bằng rất nhiều con
đường mà có khi rất dễ thấy nhờ các di vật làm đối tượng thờ cúng, nhưng cũng có khi
khó nhận biết bởi các gốc gác lờ mờ của thần. Ngẫu tượng Yoni - thần tượng trưng cho
sự phồn thịnh, sinh sôi, nãy nở biến thành các bà Giàng được người Việt thờ cúng trong
các đền miếu như: Trà Lộc, Câu Hoan Dương Lệ, Cam Giang, Trà Liên
Vị thần mẹ xứ sở PoNaga, không rõ bằng con đường nào để tỉnh tọa trong không
gian thờ cúng của người Việt với cái tên: Bà Chúa Ngọc và được thờ cúng ở rất nhiều
làng: Bích La, Phương Sơn, Đại Độ, Cát Sơn, Kim Đâu Quá trình Việt hóa của bà có
thể hình dung từ một vị thần PoNaga thành một Thiên Y A Na Ngọc diễn phi và cuối
cùng là bà Chúa Ngọc.
Tứ vị Thánh nương vốn là một vị thần biển, cũng có nguồn gốc xuất phát từ một
vị thần Chăm - PoRiyak, qua năm tháng đã trở thành các Nữ thần Việt và được thờ cúng
ở Mũi Lay - Vịnh Mốc.
Có thể nói, người dân Việt trên các làng xã vì tìm đến sự bảo trợ của các vị thần
bản xứ trên vùng đất mới nên đã không ngại ngần biến các Nữ thần Chăm thành các Nữ
thần Việt mà không cần lý giải, không cần lai lịch gốc tích rõ ràng về các vị thần. Họ chỉ
biết thờ cúng, chỉ biết gửi niềm tin vào sự linh thiêng, bảo trợ của các vị thần ở cõi
thiêng.
- Tập hợp Nữ thần là nhân thần hóa
Các nữ thần là nhân thần hóa đều có gốc tích, lai lịch rõ ràng và các việc thần
làm đều là nghĩa cử của một con người bằng xương bằng thịt. Cái vỏ bọc bên ngoài của
thần là những câu chuyện huyền tích mang tính giáo dục, răn dạy người đời. Các vị thần
này thực chất là những nhiên thần, phúc thần hoặc là nhân hóa từ một sự kiện ít nhiều có
dín dáng đến lịch sử.
Tứ vị Thánh nương ở Mũi Lay - Vịnh Mốc là vị thần biển - thần bảo trợ cho cư
dân biển. Khi ở cửa Cờn là phu nhân của công chúa Nam Tống, vì nước mất nhà tan trôi
dạt đến phương Nam gây nên một đoạn tình oan trái để vô tình hại người, để rồi đã cùng
với mẹ và chị quyên sinh. Nhưng khi đi dần vào Đàng Trong thì thần là vợ của vua
Hùng, vì có chuyện tranh ngôi kế vị báu đã gây ra âm mưu của một thứ phi sai cắt bộ
phận sinh dục của vị hoàng thử nhỏ vừa mới sinh khiến cho Hoàng hậu phải chịu lưu
đày chết trên biển 1.
Thần Trảo Trảo phu nhân ở Ái Tử, được nhân thần hóa từ một vị thần sông gắn
với sự kiện lịch sử năm 1572 giữa quân Mạc Lập Bạo và quân Nguyễn Hoàng1. Thần là
thần sông đội lốt chim Trảo Trảo, nhưng khi xuất hiện trong giấc mơ của Nguyễn Hoàng
thì thần là một người đàn bà mặc áo xanh. Thần không chỉ báo mộng mà còn tham gia
32
vào việc truy bắt tướng giặc là Lập Bạo. Thần giải quyết công việc binh đao nhưng lại
quan hệ đến sự tồn vong của nhà Chúa. Vì vậy, sau này vua Gia Long mới liệt vào miếu
Hội đồng, vua Minh Mạng phong thần: Nhu Hoài Đoan ý Chiếu Linh Trợ Thuận Trai
thục trung đẳng thần, vua Thiệu Trị thì vịnh thơ chạm vào bia đá để ghi lại sự tích, công
lao của bà.
Thần Quế Nương Ngọc nữ ở Cam Lộ với gốc tích rõ ràng là người họ Hồ
phường Ba Lăng. Thần là người trong trắng, trinh bạch và hành động hóa thân của thần
là nhảy xuống giếng để quyên sinh. Hành động hóa thân rồi xưng thần và rất linh ứng
nên được dân chúng thờ phụng.
Bà Chúa được thờ cúng tại làng Sa Lung (Vĩnh Long - Vĩnh Linh), các vị “liệt
nữ” Phạm Thị Còng/Tôm, Mạc Thị Giáo, Tô Thị Ngọc Lâm - những nhân vật chứa đầy
huyền sử được thờ cúng tại làng An Mô (Triệu Long - Triệu Phong) là các nữ thần được
nhân thần hóa với những chuyện tích rất đáng tự hào và tôn vinh.
Bà Quán Tiên nương ở làng Lệ Xuyên (Triệu Trạch - Triệu Phong); Bà Quán ở
các làng Đồng Bào, làng An Hưng (Triệu Tài - Triệu Phong); Bà Càng ở làng Hưng
Nhơn (Hải Hòa - Hải Lăng); bà Lụa/Ngò ở Cẩm Phổ (Gio Mỹ - Gio Linh) là những vị
thần hoặc có công trong việc giúp dân làng khởi xướng nghề buôn bán, hay việc mở đất,
lấn đất để nới rộng lãnh thổ cho làng
Nhìn chung, Nữ thần dù ở dưới dạng nào, nhưng mỗi khi đã được người dân tấn
phong và thờ cúng đều là những vị phúc thần bảo trợ và giúp rập cho dân làng trên cõi
thiêng.
1.3. Lễ hội
1.3.1. Lễ tiết trong năm
Người Việt ở Quảng Trị trong một năm, theo chu kỳ thời gian đều có
những lễ tiết khá giống nhau; tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, xã
hội và lịch sử của từng địa phương/làng mà có những nét khác biệt về thời gian, quy mô
và cách thức tổ chức. Nhìn chung trong một năm, các gia đình, cộng đồng người Việt
vùng Quảng Trị thường tập trung vào các lễ chính như sau:
- LễThượng, Hạ nêu: Lễ Thượng nêu được tổ chức vào vào 23 tháng Chạp
hàng năm vag lễ Hạ nêu vào ngày Mồng bảy tháng giêng.Nêu là một cây tre thẳng được
gọt bỏ hết nhánh từ gốc đến ngọn, chừa đọt lại cao chừng 3 m. Trên đọt cây nêu người ta
buộc vào đó vài dãi vải đỏ, xanh, vàng, trên đó có giỏ đựng thức ăn tượng trưng cho cư
dân nông nghiệp như: Thịt heo, xôi vắt, cau trầu, rượu. Các vị bô lão dựng cây nêu ở sân
đình vào ngày 23 tháng chạp. Đến ngày mồng bảy tháng giêng thì làm lễ hạ nêu, lúc này
dân làng mới bắt đầu tiến hành các công việc làm ăn trở lại sau một thời gian nghĩ tết
Nguyên Đán.
33
Ngày nay, lễ Thượng và Hạ nêu vẫn còn bảo tồn ở một số làng như: An Xá
- Trung Sơn - Gio Linh.
- Lễ Khai hạ: Khai hạ là lễ tế đầu tiên trong năm diễn ra từ mồng ba đến
mồng mười tháng giêng, Lễ Khai hạ diễn ra ở các làng đều có chung mục đích đó là cầu
an, cầu mùa, mong muốn một năm làm ăn gặp nhiều may mắn, an khang, tốt lành.
Đây là lễ tế thần với mục đích cầu an mang tính cộng đồng và gắn bó mật
thiết với các thiết chế văn hóa truyền thống như : đình, chùa, đền, miếu, nó không chỉ
gởi gắm niền tin, cầu phúc của con người đến các vị thần linh của làng nước mà còn tạo
dựng mối cộng cảm, thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng.
- Tết Thượng nguyên: Còn được gọi là tết Nguyên tiêu, diễn ra vào rằm
tháng giêng. Trong dịp tết này hầu hết đều được tổ chức tại chùa vì rằm tháng giêng là
ngày vía của Phật tổ "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng" . Sau khi đi
chùa lễ Phật, các gia đình soạn mâm cổ cúng gia tiên và tổ chức gặp mặt con cháu.
- Tết Đoan ngọ: Hay còn gọi là tết Mùng năm hay tết giết sâu bọ, được tổ
chức vào ngày mồng năm tháng năm âm lịch, lúc này thời tiết chuyển từ mùa xuân sang
mùa hạ, nên sâu bệnh hay phát triển. Mọi nhà ăn tết chủ yếu là món thịt vịt, xôi, uống
rượu gạo và cúng vào đúng giờ ngọ. Vào thời điểm cúng, nhà nhà tổ chức đi hái lá cây
làm thức uống chữa bệnh, tục gọi là "lá mồng năm" . Trẻ con được tắm trong chậu nước
mà người lớn bắt được con thạch sùng bỏ vào thì trị được bệnh ngoài da như: rôm sảy,
ghẻ lở. Mọi người ngữa mặt mở mắt nhìn mặt trời sẽ không vướng vào bệnh mắt.
Tết Đoan ngọ được coi là tết giữa năm, vào thời điểm này con cháu sum
họp để tưởng nhớ về ông bà tổ tiên, là truyền thống tốt đẹp vẫn được người dân lưu
truyền cho đến tận ngày nay.
- Tết Trung thu: Được tổ chức vào ngày Rằm tháng Tám Âm lịch, đây là tết
của trẻ em; ngoài mâm cổ, các loại đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ thì trò chơi phổ
biến nhất là múa lân. Hiện nay, tết Trug thu ngày càng được các gia đình quan tâm vì
đây là dịp để người lớn bày tỏ tình yêu thương, chăm sóc với con trẻ.
- Tết Ông táo/ Tết Táo quân: Theo tương truyền, vào ngày 23 tháng Chạp
hàng năm là ngày ông Táo/ Táo quân về trời để trình báo những thành quả, công việc,
ứng xử...của các gia đến với Ngọc Hoàng và xin ngài phù hộ cho năm mới với nhiều
may mắn mới. Đây cũng là thời gian, ở từng làng người ta làm lễ Thượng nêu tại đình
làng. Ở mỗi gia đình, người ta mua hàng mã gồm hai mủ đàn ông, một mủ đàn bà cùng
con cá chép sống để ông Táo làm vật cưỡi khi lên chầu trời. Lúc này gia chủ thường
34
thay cát ở bát hương, thay bộ ông Táo mới và tiển bộ ông Táo cũ ra ngã ba đường. Đến
tối 30 Tết, Táo quân sẽ về đoàn tụ, chăm sóc bếp úc gia đình trong năm mới.
Tết Ông Táo tu tổ chức đơn sơ nhưng không thể thiếu vắng trong các gia đình
người Việt, vì tập tục này đã ăn sâu trong nếp sống của các gia đình người Việt.
- Tết Nguyên Đán: Tết nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống
Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, là dịp để
mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, cội nguồn; trong quan hệ đạo lý và tình
làng nghĩa xóm.
Tết Nguyên Đán là tết của mỗi gia đình người Việt, theo truyền thống xa xưa ba
ngày tết là những ngày đoàn viên, sum họp của các gia đình. Ông bà tổ tiên đều được
con cháu kính cẩn mời về gia đình để chung vui cùng con cháu. Mọi người dù ai bất kỳ
ở đâu, làm bất cứ nghề gì, lấy vợ, lấy chồng ở xa đều muốn về ăn tết với gia đình, đều
được sum họp bên ông bà, cha mẹ. Có thể nói, trong đời mỗi con người dù đã lớn hay
khi còn bé thơ ai ai cũng đều nô nức trông chờ mỗi lần tết đến.
Cách thức đón tết Nguyên đán của cư dân người Việt Quảng Trị đều có những
tính cách và đặc điểm chung khá giống nhau; tuy nhiên, do đặc thù của từng địa phương
và nhất là hoàn cảnh kinh tế mà việc tổ chức đón tết đầy đủ, chu đáo hay đơn sơ là một
lẽ khác. Trước đây do nền kinh tế lạc hâu, kinh tế tự cung tự cấp là yeeys tố chính nên
việc đón tết trong từ hộ gia đình phải được tổ chức khá sớm, đó là việc chuẩn bị từ gạo
nếp, đậu, đường, nuôi con lợn giành làm thực phẫm trước để cúng ông bà tổ tiên, sau là
để con cháu có cái ăn trong ba ngày tết. Ngày nay, khi nền kinh tế hàng hóa phát triển,
việc sắm sửa đón tết có phần đơn giản hơn nhiều; tuy nhiên các nghi thức cúng tế vẫn
bảo lưu theo nếp cũ, bao gồm các lễ chính sau:
Lễ cúng Tất niên: Là lễ cúng cuối năm với ý nghĩa "tống cựu, nghinh tân" (tiển
đưa những cái cũ , việc cũ và những điều không tốt lành để đón năm mới và những điều
tốt lành sẽ đến). Lễ cúng này bắt buộc phải sau tết ông Táo 23 tháng Chạp, nhưng đa số
người dân thường làm vào chiều 30 Tết, để nghinh rước ông bà về ăn Tết cùng với con
cháu.
Lễ cúng Giao thừa: Dân gian thường gọi là lễ Minh niên, đây là thời khắc thiêng
liêng giao thời giữa năm cũ và năm mới. Lúc này, trên mọi gian thờ hương đèn, lễ vật
đều được bày biện để làm lễ dâng hương. Sau giao thừa người ta kiêng cự rất nhiều
chuyện (không quét nhà, gây ồn ào, cãi vã, đổ vỡ và nhất là lựa chọn người đạp đất/
xông nhà trong năm mới).
35
Lễ cúng đưa ông bà, gia tiên: Trước đây, ở các gia đình thường được tổ chức vào
ngày mồng 3 Tết, sau này thì từ ngày mông 3 đến mồng 7 tùy thuộc vào ngày giờ tốt của
năm mới.
Bên cạnh lễ tết truyền thống, từ sau khi đất nước thống nhất, cùng với cả nước
người Quảng Trị còn có Tết Độc lập/ ngày Quốc khánh. Chính quyền sẽ tổ chức treo cờ,
tổ chức mít tinh và văn nghệ chào mừng.
1.3.2. Các lễ hội truyền thống tiêu biểu
- Lễ Đại tự kỳ an
Lễ Đại tự kỳ an (còn gọi là Kỳ phước/Kỳ yên/Cảnh quân/Đông chí) diễn ra tại các
làng quê người Việt. Mặc dù thời gian tổ chức nghi lễ này không đồng nhất; có làng diễn
ra vào ngày Rằm tháng 2, có làng diễn ra vào ngày Rằm tháng 6, tháng 7, tháng 8; lại có
làng tiến hành vào ngày Đông chí... Quy mô và bài bản tổ chức nghi lễ tuy nơi này khác
với nơi kia và phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của địa phương... nhưng xét cho cùng thì
đây là một nghi lễ đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng của
người dân từ bao đời nay.
Lễ Đại tự kỳ an là nghi thức cúng tế nhằm tri ân công lao bảo trợ, che chở và khai
cơ sáng nghiệp của các bậc thần linh và tiền nhân trị vì trong cỏi. Đồng thời với đó là sự
cầu mong về một cuộc sống bình yên thịnh vượng; cầu cho quốc thái dân an, nhân yên
vật lợi, mưa thuận gió hoà, moị người không ốm đau bệnh tật, mùa màng bội thu, làm ăn
phát đạt, nhân dân ấm no hạnh phúc, vong hồn người đã khuất được siêu thoát Đây
còn là ngày hội của làng, nơi mà con cháu từ mọi miền tạm thời gác lại những lo toan
thường nhật để tìm về với cội nguồn, tề tựu đông đủ trong không khí sum vầy đoàn tụ
sau những ngày xuôi ngược buôn ba làm ăn sinh sống.
Lễ Đại tự kỳ an môṭ tập quán xã hội vốn đã hình thành từ lâu đời trong lịch
sử. Đây là nét văn hóa truyền thống đặc trưng của cư dân các làng xã người Việt từ bao
đời nay. Thông qua nghi lễ phản ánh một cách sâu sắc quan niệm và nhận thức về nhân
sinh quan, thế giới quan và đặc biệt thông qua nghi lễ này một lần nữa đã khẳng định
được truyền thống và đạo lý tốt đẹp "uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng
cây" của người dân.
- Lễ hội đua thuyền, đua ghe/bơi trải
Lễ hội đua thuyền, đua ghe (bơi trải) là lễ hội cầu mùa tiêu biểu của người Việt
mưu sinh bằng nghề nông, ngư nghiệp và các làng vùng đồng bằng ven sông, ven biển.
36
Lễ hội thường được diễn ra trong các dịp Đại tế của làng, ngày đầu xuân, các dịp hội
làng hay trong những mùa nước nổi hoặc trước khi bước vào vụ mùa mới như là một
phần của hoạt động mang tính tâm linh nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển
lặng, mùa màng được bội thu, cá tôm đầy thuyền; đây là nét sinh hoạt văn hóa không thể
thiếu được trong đời sống tinh thần của người dân.
Tùy thuộc vào khu vực cư trú của mỗi làng để chọn địa điểm tổ chức cuộc đua:
Có làng đua trên sông như: Câu Nhi, An Thơ, Đại Độ, Đông Giang, Mai Xá, Dương
Xuân, Huỳnh Thượng...; có làng lại đua trên các cánh đồng trong mùa nước nỗi như:
Đơn Quế, Lam Thủy, Diên Khánh, Phương Lang, Diên Sanh... Những làng làm nghề
biển thì đua ở vùng cửa sông hay bãi ngang trước mặt làng như: Phú Hội, Cát Sơn, Cử
Tùng, Vịnh Mốc...
Đa số chiếc thuyền đua ở Quảng Trị thường là loại thuyền thân dài, đan bằng cật
tre, mũi và lái cong. Nhiều làng không có thuyền thì sử dụng ghe nhỏ. Ngày trước thân
thuyền chỉ được phủ một lớp dầu rái màu nâu hoặc màu đen để chống thấm nước. Cũng
có một số làng thuyền được đóng bằng gỗ dổi để mộc, sau này các loại thuyền đua đều
được sơn và vẽ nhiều màu sắc
Đua thuyền có thể là ngày hội của một vùng, đơn vị tổ chức là làng hay tổng;
cũng có thể là hội của một làng cụ thể. Nếu một làng hay tổng đứng ra tổ chức thì sẽ quy
tụ nhiều đội đua của các làng tham gia, lúc này mỗi làng chỉ chọn một đội. Nếu hội thi
chỉ diễn ra nội bộ trong làng thì có thể chia đội theo phe, giáp hoặc từng xóm.
Tùy theo quy mô, thể lệ của cuộc đua nhưng hầu như mỗi làng/xóm đều có một
chiếc thuyền đua và một đội đua, thường có từ 7 đến 12 người tùy theo quy định của
từng làng, được tuyển chọn từ những chàng trai lực lưỡng, khỏe mạnh, đã từng vật lộn
với sông nước, sóng biển. Trong mỗi đội đua thường có một người chèo lái/ chèo váy,
người chèo váy đứng dọc mạn thuyền, có sức lực cường tráng và nhất là phải có sự tinh
ranh, khôn khéo để ứng phó từng trường hợp cụ thể, bởi đây là người hoa tiêu, quyết
định sự sống còn, thắng bại cho cả tập thể, cho cả thuyền. Con người này phải là một tay
già dặn kinh nghiệm, rắn chắc, từ “dậm bản” cho đến “bát”, “váy/cạy”, “trở” hay “lộn
vè”, “quẩy trảo” đều phải tinh thông, khôn khéo. Sau đó còn biết ứng phó kịp thời, thay
đổi luồng nước ngược, hoặc bị thuyền khác đâm hay phải chạy theo đuổi thuyền khác,
bởi vậy vai trò của người cầm lái phải bén nhạy, thông minh biết xử lý kịp thời trong
mọi tình huống, để cố đưa thuyền của mình đến chiến thắng. Bên cạnh đó còn có người
đứng mũi, đây là người có uy tính, lớn tuổi vừa hô và chỉ đạo cho đội chèo được nhịp
nhàng.Vài tuần trước khi diễn ra cuộc đua, đội đua được tập trung để bắt đầu tập luyện
37
nhằm đạt đến sự nhuần nhuyễn. phối hợp ăn ý của toàn đội và tăng cường sức bền bỉ,
dẻo dai cho từng thành viên.
Việc luyện tập chủ yếu vào ban đêm và thực hiện ở trên cạn. Khi việc tập luyện
trên cạn đã khá nhịp nhàng, người ta hạ thủy chiếc thuyền để đội đua tập chèo trên sông
một vài lần trước khi vào hội. Với người dân, sự thú vị của trò đua thuyền đã bắt đầu
ngay từ những ngày luyện tập này. Họ kéo đến xem đội đua của làng hay xóm của mình
luyện tập, phụ họa theo tiếng hô giữ nhịp của đội đua. Người ta luôn luôn làm một lễ
cúng thuyền/ ghe rất trang trọng trước đưa đi gia nhập hội đua.
Ngày đua đến, những chiếc thuyền/ghe đủ màu sắc từ các thôn làng tập hợp về
một quảng sông, hói đã quy định, cùng những đội đua mặc đồng phục, sẳn sàng bước
vào cuộc tranh tài. Hai bên bờ sông, dân chúng tụ tập đông đúc, luôn miệng hò reo cổ vũ
cho đội nhà trong tiếng trống dồn dập, náo nức. Trên một đoạn sông được chọn để diễn
ra cuộc đua, người ta cắm 3 cái vè (cọc tre tươi, trên hai cây tre có treo hai lá cờ đuôi
nheo màu đỏ làm cọc tiêu) để xác định đường đua: “vè thượng”, “vè hạ” là điểm giới
hạn hai đầu đường đua, “vè rốn” nằm trung điểm giữa hai vè này - là nơi xuất phát và
cũng là nơi về đích.
Mỗi lượt tranh tài, đội đua phải bơi đủ “ba vòng, sáu tráo” (đua thuyền đi đủ 3
vòng, điểm giới hạn 2 đầu đường đua, sáu tráo là bởi phải lượn qua một vè 3 vòng, theo
quy định, tổng cộng là 6 vòng nên gọi là 6 tráo), xuất phát từ vè rốn, lộn vè quay lên vè
thượng, về lại vè hạ, trở lên đến vè rốn là một vòng hai tráo, cho đến xoay 3 vòng thì lộn
về trung lưu với tổng chiều dài đường đua đã quy định trước khi lái chính tháo mái chèo
nộp cho ban tổ chức.
Thông thường mỗi cuộc đua thường có bốn giải thưởng:
Giải cúng: Là giải thưởng cho đội thắng trong lượt đua đầu tiên.
Giải phá: Là giải thưởng cho đội thắng trong lượt đua cuối cùng.
Giải nhất, nhì : Là giải thưởng dành cho hai đội có thành tích cao xếp sau giải phá.
Phần thưởng có thể là tiền mặt, heo, bò tùy thuộc vào nguồn kinh phí hàng năm và
quy định của Ban tổ chức của cuộc thi.
Đua thuyền là một trò giải trí mang tính đồng đội cao, vừa giúp vào việc rèn luyện
sức khỏe, vừa để tạo không khí vui tươi trong cộng đồng. Đó cũng là một phần trong
hoạt động lễ hội thể hiện tín ngưỡng nông nghiệp, ngư nghiệp của người dân Quảng Trị.
Hiện nay, vào các dịp chào mừng ngày giải phóng tỉnh nhà, ngày giải phóng huyện Hải
38
Lăng, ngày Đại Đoàn kết dân tộc, ngày Quốc khánh... chính quyền thường tổ chức đua
thuyền và đây là hoạt động thể thao, giải trí luôn thu hút sự chú ý của công chúng.
- Lễ hội Cầu ngư
Lễ hội Cầu Ngư là một lễ hội truyền thống và đặc trưng đối với cư dân sống ở
vùng ven biển Quảng Trị nói riêng, cư dân sống ở dọc dãi đất ven biển miền Trung nói
chung. Trước đây đa số cư dân ở các làng làm nghề đi biển đều tổ chức lễ hội Cầu Ngư
hàng năm, hiện nay, lễ hội này vẫn còn tồn tại khá đậm nét ở các làng Bình An, xã Triệu
Vân; làng Cang Gián, làng Cát Sơn, làng Hà Lợi Trung, xã Trung Giang; làng Thái Lai,
xã Vĩnh Thái; làng Xuân Khánh, làng Bách lộc, xã Gio Việt; làng Bách Lộc, xã Trung
Hải; làng hà Lợi Thượng, xã Gio Hải; làng Mỹ Thuỷ, xã Hải An; làng Phú Hội, xã triệu
An; làng Thâm Khê, làng Trung An, xã Hải Khê; làng An Hội, làng Ba Lăng, xã Triệu
Lăng; làng Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch.
Cầu ngư lễ hội dân gian truyền thống tồn tại rất lâu đời, thể hiện giá trị văn hóa tín
ngưỡng vô cùng độc đáo của ngư dân làm nghề đánh bắt trên biển Quảng Trị. Lễ hội cầu
ngư phản ánh đời sống văn hóa tinh thần phong phú và những tín ngưỡng mang màu sắc
huyền bí trên sông nước được tổ chức hàng năm nhằm cầu mưa thuận gió hòa, trời yên
biển lặng, được mùa cá tôm cho những chuyến đi biển bình yên, cầu cho cuộc sống
người dân no đủ, quốc thái dân an. Nghi lễ này được diễn ra hàng năm và không thống
nhất về mặt thời gian (có nơi tổ chức vào rằm tháng giêng như làng Thâm Khê, xã Hải
Khê; làng Trung An, xã Hải Khê; có nơi lại tổ chức vào tháng 2 âm lịch như làng Bình
An, xã Triệu Vân, làng Phú Hội, xã Triệu Ancũng có nơi tổ chức vào tháng 6 âm lịch
như làng An Hội, xã Triệu Lăng). Mặc dù có khác nhau về thời gian tổ chức nhưng
nhìn chung lễ cầu ngư thường gồm 2 phần: phần lễ và phần hội và tồn tại từ xưa cho đến
tận ngày nay.
Lễ hội Cầu Ngư bắt nguồn từ câu chuyện tương truyền: Ngày xưa, có một con cá
Ông (cá Voi) khi lụy (chết) trôi dạt vào bờ biển của làng, người dân đem về chôn cất,
tôn lên làm thần lập miếu thờ cúng; nhờ vậy, các tàu thuyền của ngư dân trong làng khi
ra khơi đánh cá đều gặp nhiều may mắn, tránh được những tai ương, rủi ro của biển cả,
lại gặp những vụ mùa bội thu tôm cá đầy thuyền. Thờ phụng cá Ông không chỉ được
xem là sự tôn kính thần linh mà còn gắn liền với sự hưng thịnh, bình yên của làng cá.
Bởi vì, người dân lúc nào cũng nhận thức đượ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_4_chuong_17_8204_2135252.pdf