Tài liệu Lịch sử đảng bộ và nhân dân xã Tượng Sơn - Chương VI: Thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
112
CHƯƠNG VI
THỜI KỲ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN
(1986 - 1996)
I. Đảng lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới trên quê
hương (1986-1990)
1. Lãnh đạo thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị
Tháng 12 năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành
Đại hội lần thứ VI, đề ra đường lối đổi mới đất nước. Đại hội
đại biểu Đảng bộ xã khóa XX diễn ra thời kì cuối của việc thực
hiện Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Đại hội
đã đánh giá những mặt tiến bộ trong sự phát triển kinh tế, xã
hội, đồng thời cũng nêu lên những yếu kém, nguyên nhân làm
cho nền kinh tế tụt hậu trong các nhiệm kì trước. Đại hội đã
nghiêm khắc kiểm điểm vai trò của một số cán bộ, đảng viên
giữ cương vị lãnh đạo chưa ngang tầm với thời đại. Một số cán
bộ, đảng viên sụt giảm ý chí chiến đấu, phai mờ lý tưởng cách
mạng. Đại hội đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và bước đi của
những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới. Đối v...
137 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch sử đảng bộ và nhân dân xã Tượng Sơn - Chương VI: Thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
112
CHƯƠNG VI
THỜI KỲ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN
(1986 - 1996)
I. Đảng lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới trên quê
hương (1986-1990)
1. Lãnh đạo thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị
Tháng 12 năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành
Đại hội lần thứ VI, đề ra đường lối đổi mới đất nước. Đại hội
đại biểu Đảng bộ xã khóa XX diễn ra thời kì cuối của việc thực
hiện Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Đại hội
đã đánh giá những mặt tiến bộ trong sự phát triển kinh tế, xã
hội, đồng thời cũng nêu lên những yếu kém, nguyên nhân làm
cho nền kinh tế tụt hậu trong các nhiệm kì trước. Đại hội đã
nghiêm khắc kiểm điểm vai trò của một số cán bộ, đảng viên
giữ cương vị lãnh đạo chưa ngang tầm với thời đại. Một số cán
bộ, đảng viên sụt giảm ý chí chiến đấu, phai mờ lý tưởng cách
mạng. Đại hội đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và bước đi của
những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới. Đối với công tác
tổ chức, đại hội đề ra: Nâng cao sức chiến đấu của Đảng, vai trò
trách nhiệm của cán bộ đảng viên trong giai đoạn mới của cách
mạng. Tăng cường đoàn kết, thống nhất về tư tưởng và hành
động trong Đảng. Tăng cường công tác tổ chức, xây dựng đội
ngũ cán bộ có trình độ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Tập
trung đổi mới trong tổ chức cán bộ, đổi mới phong cách làm
việc. Cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt các chi bộ cơ sở.
Chú trọng nâng cao vai trò lãnh đạo, đề ra những chủ trương,
đường lối, quyết định chính xác, động viên được mọi lực lượng
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
113
tham gia thực hiện. Trang bị cho mỗi một đảng viên hiểu biết
cần thiết về tình hình nhiệm vụ, chủ trương chính sách, cung
cấp những tri thức mới trong việc phát triển kinh tế. Phát huy
trí thông minh sáng tạo cá nhân, có những tư duy mới để cải
tiến mọi hoạt động, làm cho toàn xã phát triển toàn diện. Kiên
quyết đấu tranh khắc phục những sai trái trong tổ chức cơ sở
Đảng và của từng đảng viên. Về mục tiêu kinh tế, đại hội đề ra
biện pháp: Phát huy trí tuệ tập thể và cá nhân để có những tư
duy mới trong phát triển kinh tế. Tạo một nền kinh tế tổng hợp
nông nghiệp, ngành nghề, chăn nuôi, tăng nguồn thu nhập, ổn
định đời sống cho nhân dân, giảm số hộ nghèo đói. Hợp tác xã
phải chỉ đạo thật tốt chương trình kỹ thuật sản xuất cho nhân
dân như du nhập giống mới, trang bị kỹ thuật cần thiết. Tạo điều
kiện thuận lợi để sản xuất phát triển. Từng bước làm cho bộ mặt
nông thôn đổi mới.
Từ những thành công và hạn chế của cơ chế khoán theo
Chỉ thị 100 (khoán đến nhóm và người lao động), ngày 5 tháng
4 năm 1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10 về Ðổi mới cơ chế
quản lý kinh tế trong nông nghiệp (thường gọi là khoán 10).
Trong đó xác định rõ vai trò của kinh tế hộ, coi hộ gia đình xã
viên hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao
quyền sử dụng ruộng đất. Cùng với việc thực hiện khoán 10 là
sự đổi mới toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, đổi mới
hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn. Đảng bộ xã đã tập trung
công tác lãnh đạo, chỉ đạo các hợp tác xã triển khai thực hiện
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị. Xác định lại toàn bộ diện tích
sản xuất, số lao động và nhân khẩu từng hộ. Trên cơ sở ruộng
đất đã được phân chia theo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư, Đảng
bộ chỉ đạo phân chia lại ruộng đất sản xuất một cách hợp lý,
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
114
đảm bảo công bằng về diện tích, loại đất, giao quyền sử dụng
đất cho nhân dân. Sau khi được giao quyền sử dụng đất lâu dài,
nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư mua sắm các phương tiện
vận chuyển phục vụ sản xuất như: xe cải tiến, xe bò kéo, trâu
kéo, máy bơm nước; chủ động tìm kiếm mua các loại giống lúa
mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt vào sản xuất như:
NN5, IR1820 thay thế các giống năng suất thấp như Trân châu
lùn, Bào thai, 314; đầu tư phân bón, áp dụng các biện pháp cày
ải, bón vôi khử chua.
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã tạo ra động lực mạnh mẽ
trong sản xuất, cùng với sự cần cù, chịu khó vươn lên của nhân
dân, năng suất và sản lượng lúa cuối năm 1988 đã tăng gần
12% so với năm 1986. Tổng sản lượng lương thực đạt 15.000
tấn, bình quân đầu người đạt 250-300 kg. Chăn nuôi phát triển,
tổng đàn trâu bò có 488 con, đàn lợn 1.200 con. Nghề gạch ngói
đạt kết quả khá. Bình quân mỗi năm nộp thuế cho Nhà nước từ
32-35 tấn thóc. Đời sống nhân dân ổn định, một số gia đình ít
nhiều đã có tích lũy.
2. Đối với lĩnh vực văn hoá – xã hội, quốc phòng an ninh
Số lượng học sinh các cấp học giai đoạn này có bước giảm
sút khá mạnh. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế trong nước
gặp nhiều khó khăn, chính sách “giá- lương- tiền” của Nhà nước
ta gây nhiều bất cập, lạm phát tăng cao, thu nhập và đời sống
của cán bộ công nhân viên Nhà nước, lực lượng quân đội và
công an khó khăn, lương thực cấp phát không đủ, phải ăn độn.
Trong khi đó thực hiện cơ chế khoán 10 trong nông nghiệp, đời
sống của người nông dân có phần khá hơn. Từ đó tạo ra tâm lý
trong nhân dân là cho con em ở nhà lao động giúp gia đình, vừa
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
115
đỡ tốn kém cho việc học hành. Trước tình hình đó, Ban Chấp
hành Đảng bộ chỉ đạo Ban giám hiệu nhà trường, Ban văn hóa
xã và các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền,
vận động nhân dân cho con em tới trường học tập. Chính quyền
từng bước củng cố vật chất, mua sắm thêm bàn ghế; tạo mọi
điều kiện để góp phần cải thiện đời sống cho giáo viên, như cho
giáo viên nhận ruộng sản xuất, cấp đất cho những gia đình giáo
viên có nhu cầu định cư tại xã. Trạm y tế đẩy mạnh các biện
pháp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, triển khai các biện pháp
phòng chống các bệnh dịch dễ lây lan như: dịch sốt xuất huyết,
dịch cúm, đau mắt đỏ, thương hàn, ỉa chảy.
Năm 1987, thực hiện chỉ đạo của huyện, mỗi xã, thị trấn có
một sân bãi vui chơi, có các đội bóng đá, bóng chuyền, xã đã
quy hoạch sân vận động của xã; đồng thời giao cho mỗi thôn
xây dựng sân bóng chuyền để nhân dân tham gia tập luyện.
Hàng năm vào các ngày lễ tết, chính quyền và các tổ chức đoàn
thể tổ chức các giải thể thao, hội diễn văn nghệ giữa các hợp tác
xã và các thôn, từ đó phong trào văn nghệ, thể thao tại các thôn
phát triển mạnh.
Ngày 7 tháng 8 năm 1989 cơn bão số 9 đổ bộ vào địa bàn
tỉnh, mưa lớn mấy ngày liên tiếp (ngày 13 tháng 8 mưa trên
1.500 mm) đã gây ra ngập lụt trên diện rộng, gây ra thiệt hại
nặng nề về sản xuất và đời sống của người dân. Ngay sau lũ rút,
Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân nhanh chóng khắc phục thiệt hại
do bão lũ gây ra, động viên nhân dân giúp những gia đình khó
khăn, bị thiệt hại nặng nề tu sửa lại nhà ở, nhanh chóng ổn định
sản xuất.
Đảng bộ tổ chức học tập, quán triệt Chỉ thị 135 của Hội
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
116
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Chỉ thị 20 của Tỉnh uỷ
Nghệ Tĩnh về phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc
và giữ gìn trật tự xã hội. Ban công an xã đã hướng dẫn các
thôn thành lập các tổ hoà giải, tổ tự quản ở cụm dân cư và
hướng dẫn các tổ chức này hoạt động, góp phần giải quyết
những mâu thuẫn phát sinh ngay tại các cụm dân cư. Công tác
an ninh trật tự giữ vững. Tăng cường huấn luyện dân quân tự
vệ, thực hiện tốt nghĩa vụ giao quân hàng năm, đảm bảo số
lượng và chất lượng.
3. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
Những năm 1989-1991, trên thế giới có nhiều diễn biến
phức tạp, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan
rã, đã tác động xấu đến tình hình kinh tế - xã hội và tư tưởng cán
bộ, đảng viên và nhân dân. Trước tình hình đó, Ban Thường vụ
Đảng uỷ xã tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho
cán bộ, đảng viên, không nao núng tinh thần trước những biến
động của các Đảng cộng sản các nước anh em trên thế giới. Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân vững tin vào
công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo,
đồng thời cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù,
lợi dụng tình hình bất ổn chính trị của các nước để xuyên tạc,
nói xấu về Đảng Cộng sản Việt Nam. Đội ngũ cán bộ từng bước
được củng cố, bố trí sắp xếp theo sở trường của từng người.
Đến năm 1990 Đảng bộ xã có 194 đảng viên, sinh hoạt tại 15
chi bộ. Hàng năm có hơn 82% đảng viên được xếp loại đạt yêu
cầu, 80% chi bộ đạt trong sạch vững mạnh.
Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ, Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong đẩy mạnh các hoạt động
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
117
tuyên truyền, vận động nhân dân kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, vững tin vào sự lãnh
đạo của Đảng. Tiếp tục vận động nhân dân thực hiện nếp sống
mới, tham gia đóng góp ủng hộ đồng bào các vùng bị thiên tai,
lũ lụt, ủng hộ người nghèo; vận động nhân dân hưởng ứng đợt
mua công trái năm 1987-1988. Hội Phụ nữ xã đẩy mạnh phong
trào phát triển chăn nuôi, tiết kiệm, hưởng ứng hai cuộc vận
động: “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” và “Nuôi dạy
con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học”(1).
Đoàn thanh niên thực hiện các hoạt động hưởng ứng phong trào
“Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” do
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V(2) phát động. Ngày 01 tháng
3 năm 1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số
42 - QĐ/TƯ về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt
Nam thành Hội Nông dân Việt Nam theo hướng dẫn cấp trên,
Hội Nông dân tập thể xã Tượng Sơn đổi tên thành Hội Nông
dân xã Tượng Sơn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiệm kì XX vẫn còn
những hạn chế nhất định. Tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng đông,
chất lượng giáo dục có phần giảm sút. Cơ sở vật chất Trạm y
tế xuống cấp trầm trọng. Hợp tác xã tín dụng và mua bán thất
thoát về vốn, không phát huy tác dụng sau đó phải giải thể. Tỷ
lệ tập hợp hội viên, đoàn vào các tổ chức đoàn thể thời gian này
còn thấp.
II. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương
(1991-1995)
(1). Được phát động năm 1989
(2). Tổ chức Từ ngày 27 đến ngày 30/11/1987
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
118
1. Phát triển kinh tế.
Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXI (tháng 1
năm 1991) đề ra nhiệm vụ: “Tập trung chỉ đạo, lãnh đạo toàn
diện, đúc rút kinh nghiệm những năm đầu thực hiện đổi mới.
Tìm những giải pháp đúng đắn sáng tạo để xây dựng một nền
kinh tế tự chủ, toàn diện, từng bước xây dựng quê hương no
ấm”. Đảng bộ đã chỉ đạo các hợp tác xã đẩy mạnh công tác
thủy lợi, tu sửa, lắp đặt các cống lấy nước, nạo vét, đào đắp
kênh mương dẫn nước, thành lập mạng lưới khuyến nông; áp
dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất, đưa các giống lúa
có năng suất cao vào sản xuất; đẩy mạnh công tác giao thông
nội đồng và giao thông nông thôn. Các hợp tác xã đã đẩy mạnh
các hoạt động tuyên truyền, vận động kết hợp với hỗ trợ để
nông dân đưa một số giống cây, giống con có năng suất và
chất lượng cao vào sản xuất, chăn nuôi. Các giống lúa CR1352,
DT10, IR1820 nguyên chủng, giống lạc chùm được đưa vào
gieo trồng. Chủ trương “Móng Cái hoá đàn lợn”, “Sin hoá đàn
bò”, từng bước “nạc hoá đàn lợn” của Đảng bộ đưa ra được
nhân dân đồng tình hưởng ứng. Bằng việc thực hiện các biện
pháp đồng bộ, từ năm 1991 đến 1993 kinh tế - xã hội Tượng
Sơn có nhiều chuyển biến rõ rệt. Trong nông nghiệp, sản lượng
đã tăng so với năm 1990 là 6 tấn. Các mặt chăn nuôi, kinh tế gia
đình phát triển khá.
Thực hiện Nghị định 64 của Chính phủ và Quyết định 528
ngày 15/4/1993 của UBND tỉnh về giao đất ổn định lâu dài cho
nông dân, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã ban hành nghị quyết
chuyên đề về công tác chia ruộng đất cho nông dân. Ruộng đất
trước đây được giao khoán theo Nghị quyết 10 của Trung ương
(năm 1988), nay được thu lại để chia theo số nhân khẩu của
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
119
từng hộ gia đình, nhằm thực hiện công bằng trong phân phối
tư liệu sản xuất. Chủ trương này ban đầu có một số hộ không
đồng tình, nhất là những hộ trước đây nhận được các thửa ruộng
ở gần kênh mương dẫn nước, những thửa ruộng đất tốt, hay
những hộ đã đầu tư cải tạo ruộng, một số hộ con cái đã thoát ly,
nay chia lại sợ bị thu hồi bớt diện tích. Để triển khai thực nghị
quyết, Đảng bộ giao cho các tổ chức đoàn thể chính trị phối hợp
thực hiện công tác tuyên truyền vận động, giải thích cho nhân
dân hiểu được chủ trương đúng đắn của cấp trên. Mặt khác,
tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các hợp tác xã, chi bộ
các thôn tích cực triển khai thực hiện chủ trương chia lại ruộng
đất đúng tiến độ, đảm bảo sau khi nhận ruộng mới, bà con gieo
trồng vụ đông xuân 1993-1994 đúng lịch thời vụ. Bằng công tác
tuyên truyền, vận động, giải thích, kết hợp với việc gương mẫu
đi đầu của cán bộ, đảng viên, công tác chia lại ruộng đất của xã
được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo công bằng, dân chủ. Sau
khi nhận ruộng mới, các hộ được cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất trong 20 năm, bà con nông dân rất khấn khởi, mạnh
dạn đầu tư sản xuất. Một số hộ tích cực thực hiện các biện pháp
cải tạo đất, như: hạ thấp độ cao mặt ruộng để dễ lấy nước, tạo
mặt ruộng bằng phẳng. Các vùng trũng được bà con nhận thầu
để cải tạo thành vùng cá - lúa kết hợp. Vụ đông xuân 1993-1994
năng suất lúa đạt khá cao, đạt gần 39 tạ/ha, cao hơn vụ đông
xuân 1992-1993 là 1,6 tạ/ha.
Nghị quyết XXII tháng 12 năm 1993 của Đảng bộ xã đã
đề ra nhiệm vụ: “Tranh thủ nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và
nhân dân đóng góp, phấn đấu xây dựng 4 hệ thống công trình
cơ bản: điện, đường, trường, trạm, tạo bước chuyển biến mạnh
mẽ về bộ mặt nông thôn”. Thực hiện nghị quyết của Ban Chấp
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
120
hành Đảng bộ xã, trong nhiệm kỳ 1993-1995 xã đã huy động
được 104 triệu bằng quỹ ngân sách và sự đóng góp của nhân
dân, làm mới 5 phòng học cho trường cấp II và xây dựng nhà
trạm xá. Năm 1994, bằng nguồn lực từ ngân sách và đóng góp
của nhân dân 720 triệu đồng, xã đã xây dựng hệ thống điện
thắp sáng. Công trình hoàn thành đưa ánh điện về cho nhân dân
đúng dịp Tết nguyên đán, đón xuân năm 1995. Từ khi xã có hệ
thống điện thắp sáng, nhiều gia đình nhanh chóng mở mang các
nghề dịch vụ mua bán, sửa chữa đồ điện, gia công cơ khí, dịch
vụ xay xát, nghiền thức ăn gia súc, chạy các máy làm đá lạnh,
kem... Vừa góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập kinh tế.
Công tác đền ơn, đáp nghĩa được phát huy, năm 1995 bằng sự
đóng góp của nhân dân và xã trích ngân sách đã xây dựng Nhà
bia tưởng niệm ghi tên các liệt sĩ con em của quê hương. Rải đá
dăm 8 km đường giao thông liên thôn tạo cho nhân dân đi lại
thuận lợi, hạn chế lầy lội về mùa mưa.
2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội
Thời gian này Trường cấp II được đầu tư xây dựng, góp
phần tạo trường lớp khang trang, học sinh có đủ phòng học kiên
cố và bán kiên cố. Các trường học thực hiện công tác phổ cập
giáo dục Tiểu học và THCS, phân công giáo viên trực tiếp đến
các hộ điều tra và vận động học sinh bỏ học đến trường. Nhờ
đó hạn chế tỷ lệ học sinh bỏ học và số học sinh trong độ tuổi
không đến trường. Số lượng học sinh các cấp học dần dần được
tăng lên. Trạm y tế được xây dựng mới, cơ bản đáp ứng phòng
khám và điều trị nội trú cho nhân dân, đưa hoạt động y tế đi vào
nề nếp. Năm 1994 Nhà nước thực hiện chế độ tiền phụ cấp hàng
tháng cho cán bộ y tế các xã, phường, thay thế cho chế độ trả
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
121
bằng thóc của trước đây. Trạm trưởng mỗi tháng được 270 ngàn
đồng, nhân viên 180 ngàn, từ hai nguồn: ngân sách Nhà nước
trả 50%, còn 50% xã cân đối nguồn chi trả. Ngoài ra được tham
gia Bảo hiểm xã hội, tính thời gian để sau này hưởng chế độ
nghỉ hưu. Năm 1995 bắt đầu thực hiện chế độ biên chế cán bộ
y tế xã, phường. Theo đó, cán bộ, nhân viên trạm y tế được tính
hệ số lương theo bằng cấp chuyên môn, hưởng lương từ ngân
sách Nhà nước. Vì vậy cán bộ y tế thời kỳ này được trẻ hoá và
chuyên môn hoá. Đời sống cán bộ, nhân viên y tế xã được cải
thiện một bước. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân
dân có nhiều tiến bộ hơn so với trước.
Từ ngày có điện thắp sáng, bộ mặt nông thôn xã có nhiều
đổi mới. Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao thường
xuyên được tổ chức. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân có nhiều chuyển biến tích cực, một số gia đình có tích lũy
để làm nhà xây, mua sắm những dụng cụ đắt tiền. 80% nhà
ở của dân đã được ngói hóa, 40% số hộ đã có nhà xây cấp 4,
nhiều hộ đã mua sắm những tiện nghi đắt tiền như xe máy, tủ
lạnh, 90% số hộ đã có ti vi, 30 hộ có máy xay xát, 15 hộ có
máy cày, máy bơm...
3. Công tác quốc phòng an ninh
Đảng bộ, chính quyền tập trung xây dựng thế trận quốc
phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân, nâng cao cảnh giác
cách mạng, chống âm mưu “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật
đổ” của các thế lực thù địch. Hàng năm Ban chỉ huy quân sự xã
tổ chức rà soát bổ sung lực lượng dự bị động viên, lực lượng
dân quân tự vệ, huấn luyện và diễn tập theo phương án chiến
đấu. Xây dựng đơn vị cơ động, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
122
lệnh báo động, tham gia trực phòng chống bão lũ, cứu hộ đê
điều. Hàng năm hoàn thành tốt chỉ tiêu giao quân, gọi khám
nghĩa vụ quân sự đối với thanh niên trong độ tuổi. Thực hiện
tốt chính sách hậu phương quân đội, tổ chức thăm hỏi, tặng quà
cho các gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách
nhân dịp lễ, tết. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ,
chính sách của Nhà nước đối với các gia đình thương binh, liệt
sỹ, gia đình có công với cách mạng. Tham mưu cho cấp ủy,
chính quyền thực hiện việc kê khai khen thưởng cho các đối
tượng có công trong các cuộc kháng chiến.
Ban công an tăng cường công tác quản lý hành chính trên
địa bàn, quản lý hộ tịch, hộ khẩu. Củng cố các tổ hòa giải, tổ tự
quản, phối hợp với lực lượng công an huyện thực hiện Chỉ thị
135 của Hội đồng Bộ trưởng, nhờ đó hạn chế được các vụ vi
phạm. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân góp ý vào dự thảo Bộ Luật
dân sự. Năm 1991 Ban công an và Ban chỉ huy quân sự xã đã
triển khai thực hiện tốt đợt thu hồi vũ khí và các vật dụng thô
sơ. Tình hình an ninh năm 1994 và 1995 có một số vụ việc phức
tạp. Nạn chơi đề, ghi đề diễn ra nhiều nơi trên địa bàn, nhiều
đối tượng tham gia chơi đề. Từ chỗ chơi đề thua lỗ, để có tiền
chơi, một số đối tượng đã trộm cắp tài sản của dân, gây nên tình
trạng bất an trong nhân dân. Thực hiện chủ trương của cấp trên,
từ năm 1990-1994 để tăng cường công tác an ninh, chức danh
Trưởng Công an xã không phải do Phó Chủ tịch UBND kiêm
như trước.
4. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
Đại hội lần thứ XXI của Đảng bộ xã Tượng Sơn nhiệm kỳ
1991-1993 khai mạc vào ngày 10 tháng 1 năm 1991, có 196
đảng viên tham dự. Đại hội lần này của Đảng bộ diễn ra trong
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
123
hoàn cảnh đất nước ta đang tiếp tục sự nghiệp đổi mới của do
Đại hội VI và Đại hội VII đề ra. Thực hiện Nghị quyết 10 của
Bộ Chính trị đổi mới kinh tế nông nghiệp đã đem lại những
kết quả tốt, đất nước đã thoát được tình trạng thiếu lương thực
trầm trọng, bước đầu đã có lúa gạo xuất khẩu. Tuy nhiên đối
với công tác xây dựng Đảng có những yếu tố bất thuận, nhất là
sự kiện Đảng cộng sản Liên xô và các nước Xã hội chủ nghĩa
ở Đông Âu sụp đổ, tư tưởng “đa nguyên, đa đảng” đã gây tác
động không tốt đến một số cán bộ, đảng viên. Trước tình hình
đó Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết
Hội nghị lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá
VII) về đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Mở lớp học tập, quán triệt
các nghị quyết của Đảng. Tổ chức các cuộc sinh hoạt Đảng,
nghiêm khắc phê bình lập trường tư tưởng thiếu kiên định vững
vàng của một số cán bộ, đảng viên trước sự kiện Đảng cộng sản
một số nước tan rã. Kiên quyết đấu tranh phê bình tư tưởng “đa
nguyên, đa đảng”, bảo thủ, trì trệ trong đổi mới kinh tế. Đẩy
mạnh thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên
kiểm tra chế độ sinh hoạt tại các chi bộ, kiểm tra việc thực hiện
nguyên tắc, điều lệ Đảng. Tích cực thực hiện cuộc vận động xây
dựng Đảng bộ cơ sở, chi bộ trong sạch, vững mạnh. Bên cạnh
đó chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận, cử cán
bộ có phẩm chất tốt đi đào tạo, bồi dưỡng. Một số cán bộ trẻ,
cán bộ nữ, cán bộ có năng lực, có tư duy kinh tế mới được bổ
sung vào cấp uỷ Đảng. Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXII nhiệm
kỳ 1993-1995 đã đưa hầu hết đội ngũ cán bộ trẻ vào giữ chức
vụ chủ trì của địa phương, đây như là đại hội chuyển giao thế
hệ cán bộ.
Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
124
vận động hội viên, đoàn viên tích cực thực hiện các chủ trương,
đường lối đổi mới đất nước của Đảng; đẩy mạnh sản xuất, tổ
chức các phong trào thi đua. Đoàn thanh niên đẩy mạnh thực
hiện phong trào “Thanh niên lập nghiệp” , phong trào “Xung
kích trên mặt trận sản xuất nông nghiệp”. Hội Phụ nữ, Hội
Nông dân tích cực hưởng ứng phong trào “Đổi mới hoạt động
của hợp tác xã nông nghiệp”, phong trào “Toàn dân thi đua
phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm”.
*
Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ V (1991-1995),
Tượng Sơn đã có bước phát triển mạnh mẽ và khá toàn diện.
Cơ sở vật chất hạ tầng: điện, đường, trường, trạm được đầu tư
xây dựng; nông dân được giao đất ổn định sản xuất theo Nghị
định số 64 của Chính phủ ban hành và Quyết định 528 ngày 15
tháng 4 năm 1993 của UBND tỉnh. Các lĩnh vực trồng trọt, chăn
nuôi, ngành nghề dịch vụ đã phát triển theo chiều hướng tốt. Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể có những chuyển
biến tích cực, thu hút ngày càng nhiều hội viên tham gia. Phong
trào dạy tốt và học tốt đã đạt được nhiều kết quả, giáo dục đã
thực sự trở thành sự nghiệp của quần chúng. Cuộc sống về tinh
thần và vật chất của nhân dân đã được nâng lên rõ rệt. Đảng bộ
xã 10 năm liên tục được Đảng bộ huyện Thạch Hà công nhận
là Đảng bộ trong sạch vững mạnh và vững mạnh xuất sắc. Bên
cạnh những thành tích đã đạt được, việc thực hiện kế hoạch Nhà
nước 5 năm lần thứ V vẫn còn tồn tại một số hạn chế: nền sản
xuất phần lớn vẫn độc canh lúa, diện tích ao hồ, mặt nước chưa
được khai thác triệt để. Mục tiêu đưa chăn nuôi trở thành ngành
sản xuất chính và cải tạo chất lượng đàn gia súc theo chương
trình “Sin hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn” chưa đạt được. Các
ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
125
CHƯƠNG VII
THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÀ XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI (1996 - 2016)
I. Giai đoạn 1996 - 2000
1. Sản xuất nông nghiệp
Trên mặt trận sản xuất, Đảng bộ xã tiếp tục chỉ đạo thực
hiện chương trình “Sin hóa đàn bò”, “nạc hóa đàn lợn”, “lai
hóa đàn gia cầm”, ban hành chính sách hỗ trợ để nhân dân đưa
các giống gia cầm như gà lông phượng, vịt siêu trứng, ngan
lai về nuôi trên địa bàn. Chỉ đạo chính quyền quy hoạch vùng
nuôi trồng thủy sản, khai thác các vùng đất ao trũng xây dựng
mô hình “lúa-cá-vịt”. Chú trọng đưa các loại giống lúa mới có
năng suất cao vào sản xuất. Vận động nhân dân xoá bỏ vườn
tạp, trồng các cây ăn quả có giá trị kinh tế như cam, hồng
không hạt. Vụ đông xuân năm 1997 cơ cấu các giống lúa: IR
1820, IK 352, X 21; hè thu có các giống: CR 203, Xuân Mai
12, Khang dân 18, Bắc thơm số 7... Năm 1996 Chính phủ có
chủ trương cho nhân dân vay vốn để phát triển sản xuất, chăn
nuôi. Nhờ chủ trương này, nhiều gia đình đã mạnh dạn vay
vốn đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, xây dựng các mô
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
126
hình chăn nuôi có quy mô lớn, khắc phục một phần tình trạng
thiếu vốn trong sản xuất.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh
thực hiện cuộc vận động “Xây dựng đời sống văn hoá khu dân
cư”, “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “Xây dựng làng
văn hoá”, “Gia đình văn hoá”. Phong trào xã hội hoá giáo dục
ngày được phát huy mạnh mẽ, đóng góp nhiều vào sự nghiệp
giáo dục của xã. Cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho dạy học
ngày càng được kiên cố hóa. Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo
viên và chất lượng dạy học ngày một nâng lên. Hội khuyến học
xã được thành lập, đi vào hoạt động đã góp phần khuyến khích,
động viên con em học tập, nhất là những em có hoàn cảnh khó
khăn. Trạm y tế xã được tăng cường cán bộ chuyên môn. Việc
chăm sóc sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân có bước
tiến bộ. Thực hiện tốt công tác phòng dịch, chương trình y tế dự
phòng, phòng chống trẻ em suy dinh dưỡng. Đẩy mạnh công tác
truyền thông dân số, KHHGĐ.
Cuối năm 2000 lương thực quy thóc năm 2000 đạt 2800
tấn/năm, bình quân đạt 750 kg/người/năm, cao hơn mức bình
quân toàn huyện, tình trạng thiếu đói trong dịp tết và giáp hạt
không còn đáng kể. Chương trình xoá đói giảm nghèo được
tiến hành có hiệu quả, bao gồm cho vay vốn lãi suất thấp, khám
chữa bệnh không mất tiền, miễn học phí cho học sinh nghèo.
Theo số liệu điều tra, năm 1999 dân số toàn xã là 4238 người;
tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm 32%. Thời gian này Nhà nước đầu
tư xây dựng Nhà văn hoá - Bưu điện các xã. Ngành Bưu điện
đã xây dựng tuyến đường dây điện thoại về xã và điểm Văn hoá
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
127
- Bưu điện tại xã, do đó việc liên lạc giữa xã với cấp trên, cũng
như việc thông tin liên lạc của người dân trên địa bàn xã thuận
lợi hơn rất nhiều.
Công tác quốc phòng an ninh
Đảng bộ chú trọng công tác xây dựng cơ sở vững mạnh,
làng xã an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu. Lực lượng dân
quân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện dân
quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên. Tổ chức công tác diễn
tập phòng thủ, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh
Tổ quốc. Thực hiện Quyết định số 1466/1998 QĐ-UB của Chủ
tịch UBND tỉnh, cuối năm 1998 cấp thôn ở xã được thành lập,
toàn xã có 10 thôn. Thôn trưởng do người dân trực tiếp bầu ra,
được UBND xã giao quản lý mọi công việc trong thôn theo quy
định của pháp luật. Thôn trưởng và Bí thư chi bộ thôn được
hưởng sinh hoạt phí. Ban chính sách xã triển khai thực hiện
Pháp lệnh số 28/CP năm 1996 của Chính phủ về việc giải quyết
chế độ và đề nghị khen thưởng cho những đối tượng tham gia
hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ mà chưa được
hưởng chế độ của Nhà nước; Nghị định 28 (năm 1998) của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số ưu
đãi của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và
gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng
chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.
Ban quân sự, công an xã tham mưu và triển khai thực hiện
các Nghị định của Chính phủ về công tác an ninh quốc phòng,
Nghị định 36 ngày 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về bảo
đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao
thông đô thị. Năm 1999 triển khai thực hiện Chỉ thị 30 của
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
128
Tỉnh ủy và Nghị quyết 54 của Bộ Công an về xây dựng phong
trào quần chúng bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ âm mưu, thủ
đoạn thâm độc của kẻ thù trong tình hình mới, từ đó nâng cao
ý thức cảnh giác, chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, xây
dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chăm lo xây dựng
lực lượng công an viên, tổ tự quản, tổ hòa giải. Tăng cường
quản lý hộ tịch hộ khẩu, đăng ký tạm trú, tạm vắng. Kịp thời
giải quyết các vụ việc gây rối trật tự trị an tại các cụm dân cư.
Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
Đảng bộ thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng,
chính quyền và các đoàn thể vững mạnh. Chỉ đạo thực hiện
cuộc vận động xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh.
Tổ chức học tập, quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 6 (khoá VIII lần 2) của Ban Chấp hành Trung ương về
một số vấn đề cơ bản, cấp bách trong công tác xây dựng Đảng
và Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn xây dựng Đảng(1), Chỉ
thị 30 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện quy chế dân
chủ gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở(2). Ban Thường
vụ Đảng uỷ xã chỉ đạo các chi bộ tổ chức sinh hoạt, thực hiện
nghiêm túc công tác phê bình và tự phê bình trong Đảng theo
nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (khoá VIII lần 2) “Về
một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng
Đảng hiện nay” (ban hành tháng 02/1999) cho đảng viên toàn
đảng bộ. Tập trung kiểm điểm, phê bình cấp ủy Đảng và từng
đảng viên theo 3 nội dung: tư tưởng chính trị, công tác tổ chức,
(1) Được phát động tại lễ kỷ niệm 109 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh (19/5/1999)
(2). Ban hành năm 1998
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
129
công tác chỉ đạo và điều hành. Tổ chức họp các thôn để quần
chúng nhân dân tham gia góp ý cho từng đảng viên và tổ chức
Đảng. Sau đợt phê bình, một vài cán bộ có sai phạm trên các
mặt công tác, đạo đức, lối sống, mất đoàn kết nội bộ, làm ảnh
hưởng đến lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của
Đảng đã được xử lý kịp thời. Đội ngũ cán bộ, đảng viên có bước
trưởng thành về tư tưởng, nhận thức, đạo đức lối sống.
Đảng ủy tổ chức học tập Nghị quyết Trung ương 3 về phát
huy quyền làm chủ của nhân dân và Chỉ thị 30 ngày 18 tháng
02 năm 1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở. Căn cứ kế hoạch và hướng dẫn của Ban
chỉ đạo cấp trên, Ban Thường vụ Đảng uỷ xã thành lập Ban
chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 30, do đồng chí Bí thư Đảng uỷ làm
Trưởng ban. Phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong Ban
Chấp hành Đảng bộ, các đồng chí trong Ban chỉ đạo phụ trách
các chi bộ. Tổ chức hội nghị phổ biến quy chế dân chủ ở cơ sở
cho toàn dân. Năm 1997 Ban Chấp hành Đảng bộ xã triển khai
thực hiện hai chuyên đề: “Xây dựng chi bộ, Đảng bộ vững
mạnh gắn xây dựng cơ sở an toàn làm chủ” và chuyên đề
”Nâng cao chất lượng đảng viên”. Chuyên đề được triển khai
đến các chi bộ. Triển khai Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII
về chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, Đảng bộ đã tiến hành công tác quy hoạch cán
bộ, cử cán bộ trẻ, có năng lực, nhiệt tình trong công tác đi đào
tạo làm cán bộ nguồn. Hàng năm Đảng uỷ đã cử cán bộ, đảng
viên đi học tập và bồi dưỡng lý luận chính trị tại Trung tâm
bồi dưỡng chính trị của huyện. Thực hiện chỉ thị của Huyện
ủy về tổ chức Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng bộ xã, thị
trấn nhiệm kỳ 1996-2000. Đây là nhiệm kỳ dài nhất từ trước
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
130
đến nay, vì vậy Ban Chấp hành Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo
chuẩn bị tốt công tác nhân sự, đồng thời xây dựng mục tiêu,
phương hướng và các giải pháp thực hiện cho cả nhiệm kỳ 5
năm. Chỉ đạo đại hội các chi bộ thôn (nhiệm kỳ 2,5 năm, trước
đây mỗi năm đại hội một lần).
Ban Thường vụ Đảng ủy chỉ đạo chính quyền tiến hành cải
cách thủ tục hành chính. Hoạt động của HĐND, UBND từng
bước được đổi mới, bộ máy được kiện toàn theo hướng trẻ hoá,
chuyên môn hoá. Các đại biểu HĐND đã thực hiện quyền giám
sát, chất vấn các thành viên UBND, tổ chức tiếp dân giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Các tổ chức đoàn thể
quần chúng tích cực đẩy mạnh các hoạt động tập huấn phổ biến
kiến thức khoa học kỹ thuật, phối hợp với ngân hàng cho hội
viên vay vốn, vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Phối hợp với cấp ủy chính quyền
tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân, giới
thiệu ba bộ luật mới: Luật Bảo vệ rừng, Luật Ngân sách Nhà
nước, Luật ATGT. Tích cực góp phần vào công tác xoá đói,
giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư. Hội Phụ
nữ đẩy mạnh hoạt động cho vay vốn xóa đói giảm nghèo. Đoàn
thanh niên tích cực vận động đoàn viên, thanh niên xung kích
trên các mặt công tác; phối hợp với nhà trường, triển khai thực
hiện chủ trương của ngành giáo dục và đoàn thanh niên về việc
tổ chức sinh hoạt hè tại địa phương cho học sinh độ tuổi thanh
thiếu, niên. Hội Nông dân tập trung vào công tác hỗ trợ hội
viên nông dân xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền vận động nông
dân cải tạo vườn tạp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chú trọng
kinh tế vườn, ao, chuồng. Hội viên cựu chiến binh hăng hái đi
đầu trong việc vận động hội viên xây dựng các mô hình kinh
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
131
tế, giúp đỡ gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên.
Trong nhiệm kỳ Ban Chấp hành Đảng bộ chỉ đạo thành lập
được một số tổ chức xã hội như: Hội người cao tuổi, Hội người
mù, Hội Khuyến học; kiện toàn Hội Chữ thập đỏ. Sau khi thành
lập, các hội đẩy mạnh vận động thu hút hội viên tham gia tổ
chức, xây dựng quỹ giúp đỡ hội viên, học sinh và giáo viên có
hoàn cảnh khó khăn. Hội Người cao tuổi vận động các gia đình
tổ chức tang tế đúng quy ước.
II. Giai đoạn 2000 - 2005
1. Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn:
Ngày 12/7/2001 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban
hành Nghị quyết số 02 về “Xây dựng nông thôn mới thời kỳ
2001-2005 và những năm tiếp theo”. Để cụ thể hoá nghị quyết
của Huyện uỷ, ngày 2 tháng 8 năm 2001 Ban Chấp hành Đảng
bộ xã đã ban hành Nghị quyết số 15 về xây dựng nông thôn mới
thời kỳ 2001-2005 và những năm tiếp theo. Thành lập Ban chỉ
đạo xây dựng nông thôn mới do đồng chí Trần Danh Phấn - Chủ
tịch UBND xã làm Trưởng ban. Nghị quyết đã đặt ra chỉ tiêu:
tốc độ phát triển kinh tế hàng năm tăng từ 8-9%; đến năm 2005:
“Thu nhập bình quân đạt 4 triệu đồng/người/năm, vốn đấu tư
xây dựng trường học, kênh mương, hội quán, nhà văn hoá và
một số công trình khác đạt 3,7 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo 8-10%(1),
80% số hộ và 8/10 xóm đạt gia đình văn hoá, làng văn hoá...
Để thực hiện thắng lợi nghị quyết đã ban hành, trên lĩnh
vực kinh tế, Ban Chấp hành Đảng bộ tập trung chỉ đạo chuyển
dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và kinh tế gia đình sát
(1) Tỷ lệ hộ nghèo năm 2001 là 26,7%
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
132
với tiềm năng và điều kiện tự nhiên theo hướng phát triển kinh
tế hàng hoá. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân
dân toàn xã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
chăn nuôi; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn
tạp. Tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích các thành phần
kinh tế phát triển năng động theo hướng gắn sản xuất với cung
ứng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; phát triển ngành nghề thủ
công, du nhập nghề mới.
Đối với lĩnh vực xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, tiến hành
quy hoạch lại đồng ruộng, đảm bảo định hướng phát triển lâu
dài. Huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nội lực trong nhân
dân để xây dựng, quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất,
kết cấu hạ tầng về thuỷ lợi, giao thông, trường học, trạm y tế...
Để thực hiện các mục tiêu trên, Đảng bộ tập trung chỉ đạo, từng
bước chuyển đổi liền đồng, liền thửa; mở rộng diện tích trồng
lạc, ớt và một số cây rau màu hàng hoá; đưa các bộ giống có
năng suất cao, chất lượng tốt vào gieo trồng. Đối với cây trồng
vụ đông, giảm diện tích trồng khoai lang, tăng diện tích rau màu
hàng hoá; xây dựng 2-3 mô hình nuôi trồng thuỷ sản, nuôi thâm
canh tại Đập Trấu, vùng Sác Su, đưa hết diện tích Đồng Đòng
vào nuôi trồng thuỷ sản; diện tích Đập Quanh, Cồn Mói kết hợp
trồng lúa với nuôi cá, giao cho thôn 2 và thôn 9; phần giữa Sác
Hà giao cho thôn 4 quản lý, Đập Sác Quan, bãi bồi ven đê, đê
Hoàng Hà sản xuất kết hợp với nuôi cá giao cho đơn vị thôn 6
quản lý. Tăng cường hiệu quả hoạt động của hợp tác xã Thắng
Lợi phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn nước tưới
chủ động. Tập trung phát triển chăn nuôi. Mục tiêu đến năm
2005 tổng đàn trâu bò đạt 800 con, lợn nái sinh sản có 100 con,
phục vụ đủ nguồn giống tại chỗ, đàn lợn béo 18.500 con.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
133
Năm 2002, Đảng bộ tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chương
trình an ninh lương thực, lấy sản xuất nông nghiệp làm tiền đề
cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Chú trọng phát
triển các loại hình kinh tế, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản, tăng diện tích trồng cây có giá trị kinh tế cao như đậu, lạc.
Năm 2003 và 2004, Đảng uỷ tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ. Chú trọng ba mũi: thâm canh
cây lúa, phát triển cây hàng hoá, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản.
Hỗ trợ khuyến khích xây dựng các mô hình kinh tế, đưa một số
giống có năng suất cao vào sản xuất. Chuyển đổi một số diện
tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng lạc và nuôi trồng thuỷ
sản. Tổng diện tích lúa cả năm 2004 là 453 ha, trong đó vụ
đông xuân 204 ha, vụ hè thu 249 ha. Vụ sản xuất hè thu 2004
gặp nhiều thuận lợi, mưa đầu vụ và giữa vụ nhiều, nguồn nước
Kẻ Gỗ đáp ứng nhu cầu. Hợp tác xã Thắng Lợi thực hiện tốt
việc tưới nước, cung ứng nước tưới có nhiều tiến bộ, phục vụ
đủ nước cho hai vụ sản xuất; chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp
thời cho lúa. Nhân dân đã đưa các loại giống lúa ngắn ngày có
năng suất cao vào sản xuất, như: Xuân Mai, Khang Dân..., do
đó năng suất lúa đạt 5,4 tấn/ha, sản lượng 1.117 tấn.
Thực hiện chỉ đạo của huyện, Đảng bộ chỉ đạo đẩy mạnh
sản xuất vụ đông, đưa vụ đông là vụ sản xuất chính. Nghị quyết
Đảng bộ xã đưa ra chỉ tiêu sản xuất 60 ha ngô, 50 ha khoai, 20
ha rau các loại. Bí thư và thôn trưởng đẩy mạnh công tác tuyên
truyền vận động, tập trung chỉ đạo nhân dân sản xuất vụ đông.
Kết quả ngô đông đạt 49 ha, khoai vụ đông 95 ha, tăng 45 ha so
với chỉ tiêu. Tổng sản lượng lương thực đạt 2.258 tấn. Diện tích
lạc 120 ha, sản lượng 264 tấn, tăng 10% so với năm 2003. Diện
tích nuôi trồng thuỷ sản 70 ha. Phong trào nuôi trồng thuỷ sản
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
134
phát triển mạnh ở các thôn Bắc Sơn, Bắc Bình, Hà Thanh, Nam
Giang. Chăn nuôi có bước tăng trưởng khá. Tổng đàn lợn 2530
con, đàn trâu, bò 800 con. Đàn gia cầm hơn 38.000 con. Có 60
hộ khai thác nuôi trồng thuỷ sản, diện tích nuôi trồng thủy sản
nước mặn là 94,7 ha. Cuối năm 2004 tất cả các thôn đã hoàn
thành chuyển đổi ruộng đất, tổng diện tích sau khi chuyển đổi
là 334 ha.
Cấp ủy, chính quyền đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền
vận động nhân dân phá bỏ vườn tạp, lấy hội viên Hội Nông dân,
Hội người cao tuổi làm nòng cốt để xây dựng vườn mẫu. Đến
năm 2005 cải tạo được 192 vườn tạp, có 60-70% số vườn trồng
cây ăn quả và chăn nuôi, bình quân mỗi vườn cho thu nhập
1-1,2 triệu đồng. Lương thực bình quân đầu người đạt 560 kg,
hộ nghèo từ 26,7% giảm còn 14,3%. Giá trị thu nhập đạt 24,09
triệu đồng/ha, tăng 52,8% so với năm 2000; thu nhập bình quân
đầu người đạt 4,195 triệu đồng, tăng 133%.
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển.
Chính quyền đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương
mại dịch vụ, ngành nghề. Toàn xã có 10 tổ thợ nề, 4 gia đình sản
xuất đồ mộc, 30 hộ buôn bán dịch vụ. Hiệu quả kinh tế trên một
đơn vị diện tích đạt 24,09 triệu đồng. Các cơ sở sản xuất, dịch
vụ đã tạo việc làm đáng kể cho nhiều lao động. Trong đó: ngành
nghề cơ khí, điện, điện tử có 30 lao động; chế biến nông lâm,
thuỷ sản có 50 lao động; mộc, xây dựng, vật liệu 150 lao động;
kinh doanh dịch vụ khác 231 lao động. Lao động nông nghiệp
chiếm 71,85%, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ 28,15%. Năm
2004 thành lập Hợp tác xã Điện. Sau khi Hợp tác xã Điện đi
vào hoạt động, nhờ quản lý đảm bảo, giảm hao phí, thất thoát,
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
135
giá bán điện đến hộ dân giảm so với trước, với mức từ 700-800
đồng/kw.
Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Thực hiện phương châm
“Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phong trào thi đua xây
dựng cơ sở vật chất hạ tầng có bước phát triển mới, toàn dân
tích cực hưởng ứng. Từ 2000-2005 đã xây dựng được 3,6 km
đường nhựa liên thôn, 2,9 km kênh bê tông cấp II, cấp III, xây
dựng trường học cao tầng, tu sửa Đài tưởng niệm các liệt sỹ,
nâng cấp đường điện 04. Tiêu biểu cho phong trào toàn dân
đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng là các thôn: Trung Tiến, Đoài
Phú, Trung Lập. Xã tiến hành quy hoạch thêm một số tuyến
đường nội đồng để đưa cơ giới vào đồng ruộng thuận lợi. Từ
2001 đến 2005, xã tập trung xây dựng một số tuyến kênh chính
cấp 2, còn lại các đơn vị phát huy nội lực để xây dựng. Sửa
chữa, khắc phục các cầu, cống thuỷ lợi, ngăn mặn tại Sác Su,
Hoàng Hà, cầu Cố Trâm, Đập Bộng, Nhà Máy, Đập Quanh và
cầu qua kênh N7. Tiếp tục tu bổ các đường liên thôn bằng đá
biên hoà. Xã hỗ trợ 30-40% kinh phí xây dựng cho những thôn
phát huy nội lực xây dựng kênh bê tông và đường cứng. Năm
2002 xây dựng xong nhà hội quán thôn 1 và 2, xây dựng Trụ
sở UBND cấp 4, cải tạo, nâng cấp 3,2 km đường điện 04. Các
thôn tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng kênh bê tông,
đường nhựa. Cùng với xây dựng trường học cao tầng, năm
2003 UBND xã khởi công xây dựng văn phòng Trường Tiểu
học. Toàn xã có hai trạm biến áp, tỷ lệ hộ dùng điện 100%;
tất cả các thôn có nhà hội quán, trong đó có 8 hội quán là nhà
xây, lợp ngói, 1 gỗ ngói và 1 gỗ tranh. Năm 2004, xã tiến hành
sửa chữa, nâng cấp đài tưởng niệm, văn phòng trường học,
xây dựng hội quán 4 thôn. Các thôn Trung Lập, Trung Tiến,
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
136
Đoài Phú phát huy nội lực xây dựng đường nhựa liên thôn; các
thôn: Trung Lập, Trung Tiến, Bắc Bình, Nam Giang đẩy mạnh
phong trào xây dựng làng văn hoá.
Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xoá đói giảm nghèo.
Ngày 28 tháng 3 năm 2002 Ban Chấp hành Huyện uỷ (khoá
XXVI) đã ban hành Nghị quyết 04 về xã hội hoá giáo dục và
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thời kỳ 2002-2005,
phương hướng nhiệm vụ phát triển giáo dục những năm tiếp
theo. Ban Chấp hành Đảng uỷ xã đã tổ chức quán triệt học tập
nghị quyết trong toàn Đảng bộ và nhân dân. Thành lập ban chỉ
đạo thực hiện Nghị quyết 04, đồng thời xây dựng kế hoạch,
chương trình hành động thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục
và nâng cao chất lượng toàn diện sự nghiệp giáo dục của xã.
Tiến hành khảo sát đánh giá toàn diện về tình hình cơ sở vật
chất phục vụ cho dạy và học; năng lực quản lý, chất lượng đội
ngũ giáo viên, phẩm chất đạo đức; chất lượng công tác phối hợp
gia đình - nhà trường - xã hội. Ban Chấp hành Đảng uỷ xã đã ra
nghị quyết chuyên đề về xã hội hoá giáo dục và nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện. Huy động mọi lực lượng xây dựng
Trường Tiểu học, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia. Năm 2002 xây
dựng trường tiểu học cao tầng, tháng 2 năm 2003 hoàn thành,
đưa vào sử dụng 10 phòng học. Bằng sự nỗ lực phấn đấu của
Đảng bộ, nhân dân và nhà trường, đến năm 2003 Trường Tiểu
học đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I.
Hàng năm có 80% số cháu 3-4 tuổi vào mẫu giáo, 100%
số cháu 6 tuổi vào lớp 1. Tốt nghiệp Tiểu học vào THCS đạt
99%, tốt nghiệp THCS vào THPT đạt 70%. Toàn xã có 1.098
cháu mầm non và học sinh phổ thông, chiếm 1/4 dân số. 100%
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
137
giáo viên tiểu học và THCS đạt chuẩn hoá về trình độ chuyên
môn, 40% giáo viên mầm non đạt chuẩn. Công tác quản lý
giáo dục ngày càng phát huy hiệu quả, có sự phối hợp chặt chẽ
giữa ngành giáo dục với các cấp, các ngành trên địa bàn, nhân
dân chú trọng đầu tư cho việc học tập của con em. Đối với
trường THCS, tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 6 hàng năm đạt
100%, tỷ lệ phổ cập đúng độ tuổi năm học 2001-2002 đạt 92%,
năm 2005-2006 đạt 98%. Xuất hiện một số gia đình hiếu học
tiêu biểu, như gia đình ông Liên thôn Đoài Phú, gia đình ông
Thư thôn Hoà Mỹ... Từ năm 2000-2003 có 14 em đậu vào các
trường đại học và 12 em đậu các trường cao đẳng.
Chấp hành chủ trương của huyện, năm học 2001-2002 sát
nhập trường THCS Thạch Thắng và trường THCS Tượng Sơn
thành trường THCS Thắng - Tượng. Sau khi sát nhập, chưa có
xã nào có đủ phòng để tập trung học sinh về học một chỗ, vì
thế học sinh vẫn phải học ở trường của từng xã(1), đến năm 2003
mới học tập trung tại một nơi.
Trường Tiểu học có khuôn viên 10.296 m2,, gồm 14 phòng
học cấp 4. Những năm 2001 trở về trước, đây là nơi phục vụ
cho cả hai cấp học là Tiểu học và THCS. Năm 2005, bằng huy
động đóng góp của phụ huynh(2), ngân sách xã hỗ trợ 225 triệu,
huyện hỗ trợ 180 triệu, các nguồn vốn khác hơn 400 triệu và
huy động 1.430 ngày công lao động của học sinh và phụ huynh,
xã đã xây dựng được trường học cao tầng gồm 10 phòng, trị giá
hơn 1,622 tỷ đồng, có đầy đủ phòng thư viện, thiết bị, phòng
chức năng, môi trường cảnh quan sư phạm khang trang. Trường
(1). Gọi là phân hiệu
(2). Từ 2002-2005 đóng góp được hơn 817 triệu đồng
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
138
Tiểu học tiếp tuc giữ vững đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I (đạt
được năm 2003) và đạt chuẩn giai đoạn II vào năm học 2006-
2007. Năm học 2005-2006 có 25 giáo viên, trình độ trung cấp
15, cao đẳng 5, đại học 5, có 6 giáo viên giỏi huyện, 1 giáo viên
giỏi tỉnh; chi bộ trường có 16 đảng viên . Năm 2005 xã đã xây
dựng cụm Trường Mầm non trung tâm xã, gồm hai dãy phòng
học, trong đó ngân sách xã đầu tư gần 200 triệu đồng, dự án
đầu tư 143 triệu đồng, ngoài ra còn thu từ phụ huynh đóng góp.
Ngày 8 tháng 8 năm 2004 UBND xã đã ban hành quyết định
thành lập Ban chỉ đạo Trung tâm học tập cộng đồng. Trung tâm
học tập cộng đồng là nơi tổ chức tập huấn quy trình sản xuất
nông nghiệp, hướng dẫn nuôi trồng thuỷ sản, tập huấn hướng
dẫn nuôi bò lai sin, lợn hướng nạc; tập huấn nghiệp vụ về công
tác hoà giải, tự quản... đáp ứng phương châm “thiếu gì học nấy,
cần cái gì học cái đó”.
Đối với ngành y tế, mạng lưới y tế cơ sở được phát triển, bổ
sung y tế viên cho các thôn chưa có. Trạm y tế nâng cao chất
lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, ngăn chặn, đẩy lùi dịch
bệnh, hạ tỷ lệ phát triển dân số. Thực hiện khám chữa bệnh cho
trẻ em dưới 6 tuổi. Có 297 trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ khám
chữa bệnh miễn phí, đạt tỷ lệ 80%. Đẩy mạnh công tác truyền
thông dân số, kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ sinh con thứ
3 dưới 1%. Góp phần hạ tỷ lệ tăng dân số hơn 1% năm 2000
xuống 0,69% năm 2004.
Ban văn hoá xã đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình,
làng xã văn hoá và phong trào văn hoá thể thao quần chúng.
Đảng bộ tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 27 của Bộ Chính
trị, về việc cưới, việc tang và lễ hội; tiếp tục chỉ đạo toàn dân
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
139
thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá”; thực hiện cuộc vận động xoá đói giảm nghèo, giải
quyết việc làm. Tuyên truyền, vận động nhân dân không tổ chức
ăn uống linh đình trong đám cưới, đám tang, hạn chế tối đa các
tập tục lạc hậu và tai, tệ nạn xã hội.
Ban Chấp hành Đảng bộ tập trung chỉ đạo cuộc vận động
xoá đói, giảm nghèo, xoá nhà tranh tre, ngói hoá nhà ở, xây
dựng nông thôn mới. Bình quân mỗi năm mỗi xóm giảm được
4-6% hộ nghèo, tăng hộ giàu. Trong năm 2002-2003 toàn xã đã
hỗ trợ, giúp đỡ 115 gia đình tranh tre dột nát làm nhà gỗ ngói
hoặc gạch ngói(1). Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm rõ rệt. Năm
2001, toàn xã có 921 hộ, hộ nghèo 212 hộ chiếm 23,02%, năm
2005 là 8,4%(2). Năm 2004, 951 hộ, 4370 nhân khẩu, trong đó
có 560 người vùng giáo, chiếm 12,81% dân số. Tỷ lệ ngói hoá
nhà ở 87,9%, 30 hộ có nhà tầng, 20 hộ xây dựng nhà mái bằng;
100% hộ dùng điện; 720 hộ có ti vi (đạt tỷ lệ 75,7%), 320 hộ có
ra đi ô (33,64%), tỷ lệ hộ có phương tiện nghe nhìn đạt 94%,
280 hộ có xe máy. Toàn xã có 39 máy xay xát, chế biến nông,
lâm, thuỷ sản, 28 máy làm đất phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Hàng năm có từ 53,18%-60,4% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình
văn hoá, trong đó thôn Trung Tiến được công nhận làng văn hoá
cấp tỉnh.
Lĩnh vực quốc phòng an ninh. Đảng bộ tăng cường giáo dục
chính trị tư tưởng, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới cho lực lượng dân quân tự vệ. Đẩy mạnh phong
(1). Năm 2002 huy động nhân dân đóng góp công, của xoá được 40 nhà
tranh tre dột nát, năm 2003 là 75 nhà.
(2). Theo số liệu điều tra của Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo - xây
dựng nông thôn mới của huyện
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
140
trào xây dựng cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu ở đơn
vị thôn. Thực hiện tốt các nội dung xây dựng cụm tuyến an toàn
làm chủ, sẵn sàng chiến đấu. Quản lý tốt tất cả lực lượng dự
bị động viên, thực hiện tốt chỉ tiêu giao quân, chính sách hậu
phương quân đội.
Ngành Công an xã tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm
túc Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 04 của Tỉnh uỷ
về An ninh quốc phòng trong tình hình mới. Năm 2002 triển
khai thực hiện Nghị quyết 05, Nghị quyết 40 về quốc phòng an
ninh, gắn với phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc;
xây dựng các tự quản tại khu dân cư. Đẩy mạnh phong trào
quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền vận động
nhân dân thực hiện các biện pháp an toàn giao thông, phòng
chống các tệ nạn xã hội. Chủ động giải quyết kịp thời các mâu
thuẫn nội bộ, đảm bảo an ninh thôn, xóm, an ninh vùng giáo.
Trật tự trị an được giữ vững, cơ sở vật chất, tài sản của tập thể,
của công dân được bảo vệ tốt. Thực hiện tốt phong trào quần
chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và thế trận an toàn làm chủ. Trên
địa bàn không xảy ra các vụ trọng án, điểm nóng, chính trị ổn
định, thôn xóm bình yên.
Ngày 30 tháng 3 năm 2004 Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã
ra Chỉ thị số 01 về việc tăng cường sự lãnh đạo xây dựng địa
bàn xã Tượng Sơn không có tệ nạn xã hội, ma tuý. UBND xã
đã ban hành Quyết định số 11 ngày 2 tháng 4 năm 2004 về việc
thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống tệ nạn xã hội, ma tuý do
đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Trưởng Công
an xã làm Phó ban trực. Sau khi thành lập, 10 xóm, 2 trường
học và 5 tổ chức đoàn thể đã ký giao ước thi đua thực hiện xây
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
141
dựng đơn vị địa bàn phục trách không có tệ nạn xã hội và ma
tuý; 953/963 hộ ký cam kết xây dựng gia đình không có tệ nạn
xã hội, ma tuý.
Mấy năm trước tại khu vực Rú Săng, nơi giáp ranh với xã
Thạch Hưng, quần chúng nhân dân đã phát hiện dấu hiệu của
một bộ phận thanh niên đến đây tiêm chích ma tuý. Ban chỉ
đạo đã giao cho công an tăng cường công tác tuần tra nắm tình
hình, báo với Ban chỉ đạo huyện để có biện pháp ngăn chặn.
Tăng cường công tác tuần tra nắm tình hình quản lý nhân khẩu
tạm trú, tạm vắng; phát động quần chúng nhân dân tố giác, đấu
tranh, phòng ngừa ngăn chặn các tệ nạn cờ bạc, hành vi vi phạm
pháp luật.
Tổ chức ký cam kết đến tận thôn, trường học, các tổ chức
đoàn thể trong hệ thống chính trị về thực hiện chương trình
quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, triển khai
xây dựng địa bàn không có ma túy và tệ nạn xã hội (giai đoạn
2004-2009). Đẩy mạnh triển khai thực hiện nghị quyết liên tịch
giữa Công an và MTTQ và các tổ chức đoàn thể về đẩy mạnh
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Củng cố các tổ
chức tự quản, hội đồng tự quản, tổ hòa giải, tổ liên gia, đội
thường trực an ninh. Lấy mô hình tự quản làm nòng cốt thực
hiện ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Ban chỉ đạo đã
xây dựng thôn Nam Giang làm điểm về phong trào toàn dân tự
quản, sau đó nhân rộng ra tất cả các xóm. Tổ chức thành lập tổ
liên gia tự quản và đi vào hoạt động theo nề nếp. Cùng với xây
dựng các tổ tự quản, UBND xã chỉ đạo Ban văn hoá phối hợp
với các thôn xóm xây dựng hương ước của làng, nội quy, quy
chế về tang tế, lễ hội. Tổ chức phố biến cho toàn dân biết và
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
142
đăng ký xây dựng làng văn hóa, khu dân cư tiên tiến, gia đình
văn hoá, gia đình thể thao, xây dựng phong trào khuyến học,
quỹ khuyến học. Bằng các hoạt động mang lại kết quả thiết
thực trên địa bàn, công tác an ninh và quốc phòng nhiều năm
được tặng danh hiệu đơn vị Quyết thắng trong toàn huyện.
Năm 2004 phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc
được Bộ Công an tặng Bằng khen; năm 2005 được UBND
tỉnh tặng Bằng khen.
Đối với hệ thống chính trị
Thời gian này Đảng bộ tập trung chỉ đạo thực hiện Chỉ thị
30 ngày 18 tháng 02 năm 1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về
xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Thành lập Ban
chỉ đạo do đồng chí Bí thư Đảng uỷ làm trưởng ban. Cấp uỷ
quan tâm chỉ đạo và duy trì việc thực hiện nguyên tắc tập trung
dân chủ trên các lĩnh vực hoạt động. Dân chủ trong việc đưa
ra các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, chính
sách quy hoạch, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ. Nhân dân
thực sự phát huy quyền dân chủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh
tế – xã hội thông qua việc đóng góp ý kiến cho cán bộ, đảng
viên, tổ chức đảng, góp ý vào chủ trương, chính sách phát triển
kinh tế – xã hội của địa phương. Thực hiện tốt chế độ tiếp dân,
giải quyết kịp thời các vụ việc trên địa bàn. Duy trì nề nếp các
chế độ công tác, cơ chế điều hành, đảm bảo đoàn kết thống nhất
cao trong toàn Đảng, toàn dân, chỉ đạo tổ chức tốt cuộc bầu cử
Hội đồng nhân dân ba cấp.
Ban Chấp hành Đảng bộ chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Đảng
kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, thi hành Điều lệ
Đảng. Năm 2003 Uỷ ban kiểm tra của Đảng bộ xã đã tiến hành
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
143
kiểm tra các chi bộ và thôn về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết
sản xuất vụ đông xuân năm 2002-2003(1); kiểm tra đề án sản
xuất. Năm 2004 Uỷ ban kiểm tra của Đảng bộ xã đã tiến hành
kiểm tra: công tác xây dựng cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn làng
văn hoá; kiểm tra thực hiện chỉ tiêu cải tạo vườn tạp; việc thực
hiện 6 nội dung thi đua yêu nước do huyện phát động. Qua kiểm
tra đã tham mưu cho cấp uỷ xử lý kỷ luật 5 đồng chí , trong đó
có một đồng chí là chi uỷ viên. Qua kiểm tra đã xử lý 5 trường
hợp vi phạm, trong đó khai trừ khỏi Đảng 1 trường hợp, 1 đồng
chí khiển trách, 3 đảng viên bị cảnh cáo.
Cơ chế làm việc giữa Đảng uỷ, HĐND, UBND và MTTQ
được thể hiện tính thống nhất Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản
lý, nhân dân làm chủ. Công tác dân vận của Đảng từng bước
đổi mới, kịp thời tham mưu cho cấp uỷ tình hình, tư tưởng,
nguyện vọng của nhân dân. Phân công nhiệm vụ cho từng cán
bộ, đảng viên chỉ đạo nhiệm vụ chính trị và phong trào của
khối, tổ chức đoàn thể, đơn vị thôn xóm. HĐND đã thực hiện
tốt hai chức năng chính là quyết định và giám sát, đề ra các nghị
quyết mang tính khả thi trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã
hội, an ninh quốc phòng. Quyết định mục tiêu phát triển kinh
tế đúng hướng, tạo bước đột phá trên mặt trận nông nghiệp, mở
rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Quyết định xây dựng cơ sở
vật chất hạ tầng phục vụ lợi ích thiết thực: trường học, trạm y tế,
đường giao thông, trụ sở UBND, đài tưởng niệm, kênh mương.
UBND thực hiện tốt chức năng điều hành xã hội, chỉ đạo, tổ
chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết HĐND đã ban hành.
Ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý phù hợp với quy định
(1). Chú trọng chỉ tiêu cơ cấu sản xuất lúa lai
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
144
Nhà nước và chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; tranh
thủ các nguồn lực, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Ban Thường vụ Đảng ủy xã phân công các đồng chí lãnh
đạo Đảng uỷ, UBND, các tổ chức đoàn thể xuống chỉ đạo tại
các chi bộ, các thôn. Hàng tháng các đồng chí Uỷ viên Ban
Thường vụ về sinh hoạt với các chi bộ để lắng nghe ý kiến đảng
viên, giải thích những vấn đề mà đảng viên chưa rõ, giúp Chi
uỷ chỉ đạo công việc thôn xóm. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán
bộ có phẩm chất, năng lực công tác tốt, chú trọng bồi dưỡng kết
nạp Đảng. Bố trí cán bộ đi học trung cấp lý luận chính trị, các
lớp đại học tại chức, nhằm từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ theo hướng trẻ hoá, chuyên
môn hoá. Thực hiện Chỉ thị số 29 ngày 17 tháng 10 năm 2003
của Ban Chấp hành Trung ương về công tác đổi thẻ đảng viên,
Thường trực Đảng uỷ đã triệu tập Hội nghị Đảng bộ để học tập,
quán triệt nội dung Chỉ thị 29. Qua 4 đợt đổi thẻ (từ 19 tháng
5 năm 2004 đến mùng 3 tháng 2 năm 2005) có 206 đảng viên
được đổi thẻ và cấp thẻ, có 14 đảng viên chưa được đổi thẻ.
Đảng bộ đã phát động phong trào thi đua xây dựng các
tổ chức trong hệ thống chính trị vững mạnh, được các chi bộ
tích cực hưởng ứng. Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, chất
lượng đảng viên ngày một tăng(1). Một số Chi bộ đạt trong sạch
vững mạnh nhiều năm liền, như: Chi bộ Trung Tiến, Đoài Phú,
(1). Năm 2005 có 192 đảng viên dự xếp loại trong đó có 64% đảng
viên được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ, gần 54,5% hoàn thành nhiệm
vụ (trong đó có 20 đảng viên còn có phần hạn chế), 1,3% không hoàn thành
nhiệm vụ, 7 chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh. Có 14 đảng viên hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được khen thưởng.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
145
trường Tiểu học. Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy Thạch Hà,
Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã chỉ đạo các chi bộ tiến hành đại
hội theo nhiệm kỳ và chuẩn bị tốt mọi mặt, tiến hành Đại hội
Đảng bộ xã lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2005-2010. Đại hội đã bầu
Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 11 đồng chí, đến giữa nhiệm kỳ
01 đồng chí do lý do sức khoẻ nên xin nghỉ.
Thực hiện Quyết định 181 ngày 4 tháng 9 năm 2003 của
Thủ tướng Chính phủ, cuối năm 2003 UBND xã đã ban hành
quyết định thành lập bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ
chế “một cửa”. Ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của
bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. UBND xã đã có những cải tiến
lề lối làm việc, tổ chức giao ban định kỳ để phân công trách
nhiệm cho từng thành viên ủy ban rõ ràng.
Triển khai thực hiện Chỉ thị 18 ngày 21 tháng 9 năm 2000
của Bộ Chính trị về tăng cường công tác dân vận, Đảng uỷ ra
nghị quyết chuyên đề triển khai thực hiện Chỉ thị 18, thành lập
Ban chỉ đạo thực hiện nghị quyết
Hoạt động của MTTQ và các tổ chức đoàn thể
Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ xã, chính
quyền, mặt trận và các đoàn thể từ xã đến thôn, xóm được củng
cố. Các tổ chức đoàn thể phát động và thực hiện tốt phong trào
thi đua yêu nước, đẩy mạnh cuộc vận động xoá đói giảm nghèo,
xây dựng nông thôn mới, xoá nhà tranh tre dột nát, ngói hoá
nhà ở, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, phòng chống các tệ
nạn xã hội; không ngừng củng cố, nâng cao tỷ lệ tập hợp, thu
hút hội viên. Hoạt động của MTTQ và các tổ chức đoàn thể đã
bám sát Nghị quyết cấp uỷ Đảng, kế hoạch của ngành, chủ động
xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị phù hợp với nhiệm vụ
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
146
chính trị, phát triển kinh tế – xã hội của xã. Đa dạng hoá hình
thức tập hợp hội viên tham gia sinh hoạt tổ chức. Tăng cường
công tác tuyên truyền, giáo dục vận động hội viên nâng cao ý
thức trách nhiệm, xây dựng tổ chức ngày một vững mạnh, đẩy
mạnh phát triển kinh tế gia đình. Hoạt động của các tổ chức
đoàn thể đã gắn liền với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục vận động nhân dân thực hiện cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”, cùng với Ban
xóa đói giảm nghèo chỉ đạo thực hiện việc ngói hóa nhà ở(1).
Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội hoạt động ngày càng
có chiều sâu và hiệu quả, giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế,
góp phần xoá đói, giảm nghèo, ngày càng thu hút hội viên tham
gia. Hội Phụ nữ đẩy mạnh các hoạt động truyền thông dân số,
bình đẳng giới, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước. Triển
khai thực hiện các dự án tín dụng giúp hội viên phát triển kinh
tế, đổi mới sinh hoạt cơ sở, nâng cao trình độ hiểu biết cho chị
em về kiến thức gia đình và tham gia đoàn thể. Tư vấn cho
các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp
tránh thai, ký cam kết thực hiện không sinh con thứ ba. Năm
2003 thực hiện Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương
về việc đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong
tình hình mới, Ban Chấp hành Đảng uỷ đã ban hành quy định
về công tác quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ nữ(2).
Đảng ủy chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị 59 của Bộ
Chính trị và Chỉ thị 05 của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo
(1) 9 tháng đầu năm 2005 đã ngói hóa được 17 nhà, còn lại 14 nhà.
(2) Đến năm 2003 cán bộ nữ toàn xã có 25 người, trong đó Đảng uỷ
viên 1 đồng chí, cán bộ cấp xã 4 người, đại biểu Hội đồng nhân dân 4 người,
còn lại là cán bộ Ban Chấp hành các tổ chức đoàn thể, thôn, xóm.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
147
của Đảng đối với tổ chức Hội nông dân trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tổ chức Hội
có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều hội viên đã mạnh dạn đầu
tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Đoàn thanh niên hưởng ứng các phong trào thi đua do
Trung ương Đoàn phát động, như: “Thanh niên lập nghiệp”,
“tuổi trẻ giữ nước”, “Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc”. Trong 12 năm (1993-2005) tổ chức đoàn đã cụ thể
hoá nghị quyết của cấp trên bằng các chương trình hành động
cụ thể, như: phong trào thi đua học tập, tiến quân vào khoa học,
công nghệ, phong trào phát triển kinh tế và xây dựng các mô
hình thanh niên; phong trào “Xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ”.
Mô hình nuôi trồng thuỷ sản của đoàn viên Dương Kim Huy đã
trở thành điển hình của huyện, được nhận Bằng khen của Trung
ương Đoàn và Cờ đơn vị dẫn đầu toàn huyện.
Cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh đẩy mạnh hoạt động
giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm
giàu hợp pháp. Tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính
quyền, chế độ và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ năm 2002
và 2003 Hội triển khai thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính
trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Cựu
chiến binh”, Nghị quyết Đại hội lần thứ III Hội Cựu chiến binh
Việt Nam. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh
Cựu chiến binh.
Hội người cao tuổi đã vận động hội viên hưởng ứng phong
trào “sống vui, sống khoẻ”, “ông bà mẫu mực, con cháu hiếu
thảo”; vận động hội viên cải tạo vườn tạp, con cháu tổ chức
hôn nhân, tang tế văn minh, tiết kiệm. Tham mưu với UBND
xã xét duyệt chế độ chính sách cho những người cao tuổi theo
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
148
Pháp lệnh người cao tuổi. Toàn xã có 28 cụ được huyện phê
duyệt hưởng chế độ. Tổ chức mừng thọ cho các cụ, vận động
con cháu đóng vào quỹ phụng dưỡng người già, có 7/10 chi hội
thực hiện với số tiền gần 87,5 triệu đồng(1). Thành lập Câu lạc
bộ thơ có 12 thành viên.
Năm 2004 Bộ nội vụ ban hành quyết định số 24 về việc
thành lập Hội cựu giáo chức, tiền thân là Ban liên lạc nhà giáo
hưu trí. Ngày đầu thành lập có 8 hội viên, đến 2009 có 19 hội
viên(2), Hội tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền về định
hướng phát triển sự nghiệp giáo dục của xã; góp ý với nhà
trường trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh.
Bằng hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, Đảng bộ nhiều
năm liền đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, HĐND, UBND
đạt chính quyền vững mạnh. Đảng bộ và nhân dân xã vinh dự
được Thủ tưởng Chính phủ tặng Bằng khen. Hội Phụ nữ, Hội
Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên luôn hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, trong đó Hội Phụ nữ và Cựu chiến
binh được Trung ương Hội tặng Bằng khen, Hội người cao tuổi
được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Tỷ lệ thu hút hội viên của
các tổ chức đoàn thể ngày càng tăng, năm 2000 đạt 71%, đến
đầu năm 2005 các tổ chức đoàn thể có 2.134 hội viên đạt tỷ lệ
là 83%. Trong đó, Đoàn thanh niên có 141 đoàn viên thanh niên
(đạt tỷ lệ 69,6%), Hội Phụ nữ có 560 hội viên (đạt tỷ lệ 96,4%),
Hội nông dân có 603 hội viên (đạt tỷ lệ 69,2%), Hội Cựu chiến
binh có 261 hội viên (đạt tỷ lệ 86%), Hội người cao tuổi có 569
hội viên (đạt tỷ lệ 96,4%), có 20 cụ trên 90 tuổi.
(1). Nhiều nhất là đơn vị Trung Tiến 31 triệu đồng, Bắc Giang 24
triệu đồng.
(2). 13 hội viên nữ, 6 hội viên nam
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
149
Bên cạnh những thành tích đạt được, Ban Chấp hành Đảng
uỷ đã chỉ ra những hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ chính
trị. Đó là, vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, Chi bộ, cán bộ chưa
ngang tầm với yêu cầu công cuộc đổi mới. Nhận thức của một
bộ phận cán bộ đảng viên còn hạn chế, ý thức đấu tranh phê
bình và tự phê bình chưa cao, còn có biểu hiện bảo thủ, trì trệ.
Công tác Đảng chậm đổi mới. Đội ngũ cán bộ còn bất cập, yếu
về trình độ chuyên môn, chính trị và năng lực lãnh đạo, điều
hành, nhất là đội ngũ cán bộ thôn. Công tác phát triển đảng còn
chậm, vùng giáo chưa có đảng viên. Chưa thực hiện nghiêm
túc 5 nhiệm vụ của tổ chức Đảng và 4 nhiệm vụ của người
đảng viên, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với
Đảng bộ. Một số chỉ tiêu do HĐND ban hành chưa phù hợp với
tình hình thực tiễn. Triển khai thực hiện một số nghị quyết còn
chậm; chưa thực hiện tốt vai trò giám sát. Tổ chức điều hành,
triển khai thực hiện nghị quyết HĐND của UBND chưa đồng
bộ, công tác quản lý hành chính còn một số bất cập. Lĩnh vực
kinh tế chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chưa xây
dựng được mô hình kinh tế điển hình để nhân rộng. Tốc độ phát
triển kinh tế chưa cao, dịch vụ thương mại còn nhỏ lẻ. Chuyển
đổi ruộng đất còn kéo dài thời gian, kém hiệu quả. Trong xây
dựng cơ bản, nguồn vốn chủ yếu vẫn là phát huy nội lực. Khi
quyết định xây dựng cơ sở vật chất chưa cân đối nguồn hợp lý,
dẫn tới được công trình nhưng tồn đọng nợ. Đối với lĩnh vực
văn hoá xã hội thiếu sự quan tâm đến bậc học mầm non, chăm
sóc sức khoẻ cho nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái. Mạng
lưới y tế trên địa bàn còn hạn chế về chuyên môn. Công tác xoá
đói giảm nghèo, xoá nhà tranh tre dột nát, ngói hoá nhà ở, xây
dựng cơ sở vật chất làng văn hoá, nông thôn mới đạt hiệu quả
chưa cao.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
150
MTTQ và các tổ chức đoàn thể chưa thực hiện tốt chức
năng tham mưu cho cấp uỷ; thiếu tính chủ động, sáng tạo trong
việc cụ thể hoá thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn. Hoạt
động của các tổ chức đoàn thể chưa đồng đều. Nội dung và
hình thức sinh hoạt chưa phong phú, chưa phát huy được sức
mạnh của tổ chức trong nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương.
Phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá chưa đạt
kết quả tốt; chất lượng giáo dục đại trà còn yếu. Trường mầm
non toàn bộ các lớp học tại hội quán thôn, cơ sở vật chất tạm bợ.
Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt trình độ trên chuẩn còn thấp(1). Tỷ
lệ hộ nghèo còn cao; cơ sở vật chất trạm y tế còn thiếu, mạng
lưới nhân viên y tế thôn còn thiếu; công tác dân số, kế hoạch
hoá gia đình chưa thực hiện tốt, tỷ lệ sinh con thứ ba còn cao.
Lĩnh vực quốc phòng an ninh còn tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn
định. Một số vụ việc xảy ra chưa giải quyết kịp thời, thiếu khôn
khéo trong việc xử lý một số vụ việc.
III. Giai đoạn 2005 - 2010
Bước vào giai đoạn 2005-2010 có nhiều thuận lợi trong
phát triển sản xuất, chăn nuôi. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
như: đường giao thông, kênh mương nội đồng đã được củng cố,
xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi để đưa các loại máy vào phục
vụ sản xuất; xã thực hiện xong chuyển đổi ruộng đất, tiến hành
quy hoạch, hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi.
Chính phủ, UBND tỉnh và huyện ban hành một số chính sách
khuyến khích phát triển sản xuất. Đảng bộ và nhân dân phát
huy hiệu quả của Trung tâm học tập cộng đồng, triển khai các
(1). Năm 2001 trường có 11 giáo viên, trong đó trình độ sơ cấp 7, trung
cấp 4.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
151
chương trình chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ cho xây
dựng mô hình, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi.
Đẩy mạnh phát triển ngành nghề, dịch vụ, từng bước giảm tỷ
trọng kinh tế trong nông nghiệp. Do đó kinh tế giai đoạn này có
bước phát triển khá mạnh và tương đối toàn diện.
Trên lĩnh vực nông nghiệp, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp
hành Đảng bộ xã, nông dân đã áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện các biện pháp thâm canh tăng
năng suất, đưa các loại giống lúa mới có năng suất cao, chất
lượng gạo ngon, được thị trường ưa chuộng vào sản xuất. Diện
tích đất sản xuất lúa hàng năm là 453 ha, trong đó vụ đông xuân
204 ha, vụ hè thu 249 ha, năng suất 5,5 tấn/ha, sản lượng lúa
hơn 4200 tấn/năm(1). Diện tích lạc 130 ha, sản lượng 285 tấn.
Nhân dân đã đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, trồng các loại rau, củ,
quả, cây ăn quả, mang lại hiệu quả kinh tế. Chỉ tính riêng năm
2008 đã cải tạo được 116 vườn, nâng tổng số vườn đã cải tạo
lên 324 vườn, tăng 55% so với đầu kỳ.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, ngày 20 tháng 4 năm 2006
UBND xã đã xây dựng đề án phát triển chăn nuôi đến năm
2010. Mục tiêu của đề án đặt ra là: đàn gia súc tăng 10-12%/
năm, đàn lợn tăng 10-15%/năm; phát triển theo hướng nạc
hoá đàn lợn, sin hoá đàn bò, xây dựng mô hình trang trại, gia
trại, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tập trung. Đảng bộ,
chính quyền đã chỉ đạo phát triển đàn trâu bò ở các thôn có
điều kiện chăn thả như: Bắc Bình, Hà Thanh, Nam Giang, Bắc
Sơn, Hoà Mỹ. Tiến hành rà soát lại một số diện tích đất nông
(1). Tổng thu lương thực năm 2007 đạt 3.837, 218 tấn, tăng 4,3% so
với năm 2005.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
152
nghiệp chưa quy hoạch, chưa sử dụng quy hoạch thành vùng
chăn nuôi tập trung cho nhân dân đấu thầu. Khuyến khích các
hộ dồn đổi thửa, tích tụ ruộng đất, hình thành các trang trại
chăn nuôi. Du nhập các giống mới có chất lượng tốt vào chăn
nuôi. Xã thành lập Ban chỉ đạo phát triển chăn nuôi và Ban thú
y. Ban được đào tạo, tập huấn hàng năm, có chính sách đãi ngộ
mạng lưới làm công tác chăn nuôi thú y. Ban thú y tăng cường
kiểm tra quản lý của xã về con giống, thuốc thú y, thức ăn gia
súc phục vụ tại địa bàn xã; công tác kiểm dịch, tiêm phòng
được chú trọng thường xuyên.
Ngày 20 tháng 1 năm 2006 UBND tỉnh đã ban hành
Quyết định 252 về hỗ trợ phát triển chăn nuôi Huyện ủy ban
hành Nghị quyết 02 về phát triển chăn nuôi và Nghị quyết
03 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch
và dịch vụ, Đảng ủy Tượng Sơn đã xây dựng chương trình
hành động triển khai thực hiện các nghị quyết của Huyện uỷ.
Việc cải tạo đàn giống đã được nhân dân chú trọng, nhất là
đưa giống lợn siêu nạc vào chăn nuôi. Tổng đàn trâu bò giữa
năm 2008 có 900 con, tăng 12,9% so với đầu kỳ; đàn lợn
xuất chuồng 9638 con, tăng 16,6% so với năm 2005, đạt chỉ
tiêu đặt ra đến năm 2010(1).
Toàn xã có 61 hộ nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi trồng
thủy sản nước mặn và nước lợ 100 ha, diện tích cá lúa kết hợp
30 ha. Năm 2008 xã đã đầu tư xây dựng Dự án nuôi trồng thuỷ
sản mặn lợ Đội Đuồi, Dự án nuôi cá nước ngọt Hoàng Hà, nâng
tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản (diện tích cá-lúa, cá nước
(1). Năm 2006, tổng đàn trâu bò 878 con, tăng 9,75% so với 2005, tổng
đàn lợn 2776 con; năm 2007 tổng đàn trâu bò 936 con; đàn lợn 3.500 con,
tổng đàn gia cầm hơn 18.000 con
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
153
ngọt, cá nước lợ) lên 100 ha, vượt 32,6% so với đầu nhiệm kỳ,
vượt 12,7% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đề
ra đến năm 2010. Trong nuôi trồng thuỷ sản xuất hiện một số hộ
điển hình nuôi trồng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao(1).
Ban Chấp hành Đảng uỷ xã đã ban hành Nghị quyết chuyên
đề 04 về phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại và xuất
khẩu, hoạt động dịch vụ. Toàn xã có trên 300 người tham gia
vào thị trường lao động, bao gồm xuất khẩu lao động, thành lập
các tổ thợ mộc, thợ xây, sơ chế nông sản, vận chuyển.... Một
số ngành, nghề dịch vụ phát triển, như nghề mộc, gia công cơ
khí, buôn bán nhỏ... tạo việc làm cho gần 530 lao động, tăng
64,6% so với đầu nhiệm kỳ. Một số hộ đã đầu tư phát triển sản
xuất, mang lại hiệu quả kinh tế tốt(2). Tổng giá trị thu nhập trên
một đơn vị diện tích hàng năm tăng rõ rệt(3). Tổng thu nhập bình
quân 2007 đạt 4,581 triệu đồng/người /năm, tăng 9,1% so với
2005, năm 2008 gần 7 triệu đồng.
Tuy nhiên giai đoạn 2006-2010, kinh tế trên thế giới và
trong nước gặp nhiều khó khăn thách thức. Tác động của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra từ giữa năm 2007 đã gây ra nhiều
tác động bất lợi tới sự phát triển kinh tế của đất nước. Giá cả
(1). Như gia đình các ông: Nguyễn Trọng Nga (xóm Bắc Bình), ông Nguyễn
Văn Thuỷ (xóm Hà Thanh), Trần Văn Đạo (xóm Hoà Mỹ). Mô hình kinh tế đa
dạng, nuôi trồng kết hợp với kinh doanh dịch vụ có gia đình ông Hoàng Thanh
Huy (xóm Hà Thanh).
(2). Như gia đình ông bà Dân – Bình (thôn Nam Tiến), ông bà Hoà –
Linh (thôn Trung Tiến)...
(4). Năm 2007 đạt 25,5 triệu đồng/ha, tăng 24,4% so với năm 2005;
năm 2008 đạt gần 30 triệu đồng/ha. Tổng thu ngân sách năm 2007 đạt 20,
853 tỷ đồng, năm 2008 gần 30 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm
2007 đạt hơn 8%, năm 2008 gần 10%.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
154
vật tư phục vụ sản xuất, chăn nuôi như: phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, thức ăn cho gia súc, gia cầm... tăng cao, lạm phát diễn
ra trên diện rộng. Thời tiết diễn biến bất thuận, khó lường. Đầu
vụ sản xuất đông xuân thường bị rét đậm, rét hại, cuối vụ nắng
hạn kéo dài. Năm 2006 có cơn bão số 5 và số 6, năm 2007 cơn
bão số và số 5, năm 2010 cơ bão số 7 đi qua địa bàn tỉnh, gây
ra mưa lớn, ngập lũ. Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn ra
phức tạp, có mức độ lây lan nhanh trên diện rộng. Các bệnh lở
mồm, long móng trên gia súc, dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai
xanh(1), bệnh rầy nâu hại lúa...làm ảnh hưởng khá nghiêm trọng
đến sản xuất, chăn nuôi.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, còn có những
nguyên nhân chủ quan. Đó là, một số cán bộ và nhân dân còn
bảo thủ, chưa mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đầu tư
xây dựng các mô hình phát triển sản xuất; còn chủ quan trong
việc phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Chính sách
hỗ trợ cho công tác chăn nuôi còn nhiều bất cập, thiếu vốn đầu
tư. Chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chưa có mô hình gia trại, trang trại
phát triển chăn nuôi. Chưa tạo được ngành nghề phụ cho nhân
dân lúc nông nhàn. Nguồn ngân sách cân đối đầu tư cho phát
triển hạn hẹp.
Lĩnh vực văn hoá – xã hội.
Trong nhiệm kỳ, Đảng uỷ đã ban hành nghị quyết chuyên
đề về y tế, giáo dục. Các trường học được tăng cường đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học,
khuôn viên, cảnh quan trường ngày một xanh, sạch, đẹp theo
(1). Năm 2008 dịch tai xanh xảy ra trên địa bàn xã, có 84 con lợn béo
bị tiêu huỷ
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
155
hướng chuẩn hoá, kiên cố hoá. Cán bộ giáo viên các trường
học ngày càng được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo
hướng “vừa hồng, vừa chuyên”. Tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp,
giáo viên là đảng viên, số giáo viên có trình độ đào tạo trên
chuẩn ngày càng tăng. Các trường học tiếp tục thực hiện Chỉ
thị số 40 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung
ương về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục”, tích cực triển khai các cuộc
vận động do ngành phát động(1).
Nhận thấy lương giáo viên mầm non ngoài biên chế đạt
thấp, mức từ 4-500.000 đồng/tháng/giáo viên, tại kỳ họp thứ 8
HĐND xã khoá XVII ngày 11/9/2007 đã thống nhất mức lương
của giáo viên mầm non là 650.000 đồng/tháng. Nhà trường
từng bước đầu tư xây dựng tường rào phía Tây, tu sửa bếp ăn,
mua sắm trang thiết bị, đồ chơi cho các cháu. Tỷ lệ các cháu
đến trường tăng dần. Năm học 2006-2007 Trường Mầm non có
175 cháu, đến năm học 2009-2010 có 205 cháu, đạt tỷ lệ thu hút
62,7%. Tổng số cán bộ giáo viên trường 20 người, trong đó có
16 giáo viên(2), 6 giáo viên là đảng viên. Nhà trường chú ý chăm
(1). Năm học 2006-2007 các trường triển khai thực hiện cuộc vận động
“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”,
năm học 2008-2009 ngành thực hiện “Đổi mới công tác quản lý tài chính,
ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Năm học 2009-2010 trường tiếp tục chỉ đạo thực
hiện có hiệu quả cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục”, xây dựng “trường học thân thiện, học sinh
tích cực” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức,
tự học, tự sáng tạo”.
(2). 1 giáo viên có trình độ đại học, 3 cao đẳng, còn lại là trung cấp.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
156
sóc sức khoẻ cho các cháu, đảm bảo nguồn nước sạch cho trẻ
dùng, đặt hàng cho phụ huynh cung cấp lương thực, thực phẩm,
rau sạch có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn từng bữa ăn
hàng ngày cho trẻ. Kết hợp với Trạm y tế thường xuyên theo dõi
về chiều cao, cân nặng để nắm bắt sự phát triển của trẻ. Tháng 6
năm 2010 UBND xã đã ban hành Quyết định số 27 về việc đánh
giá lại và thanh lý Hội trường số 1 UBND xã(1) và dãy phòng
cấp 4 của Trường Mầm non(2) để xây dựng nhà học hai tầng, 6
phòng cho Trường Mầm non. Ban giám hiệu nhà trường đã chú
trọng đầu tư xây dựng cảnh quan trường, “vườn cổ tích” để các
cháu vừa học, vừa chơi. Nhiều năm trường được xếp loại tiên
tiến cấp huyện.
Trường Tiểu học trang bị máy chiếu phục vụ giảng dạy,
tiếp cận chương trình quản lý giáo dục thông qua dự án SREM
của Bộ GD-ĐT, hơn 2/3 số giáo viên trường sử dụng thành thạo
công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tổ chức việc dạy tin học
cho học sinh và nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin
cho giáo viên. Thực hiện chỉ đạo của ngành, năm học 2006-
2007 trường thực hiện việc thay sách giáo khoa trong giảng dạy
và học tập, tổ chức dạy 10 buổi/tuần cho 100% học sinh toàn
trường. Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi đạt 99%, số trẻ 6 tuổi được
huy động vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến
trường đạt 99%. Đến năm học 2009-2010 Trường Tiểu học có
14 lớp, 345 học sinh và 26 cán bộ, giáo viên, 100% giáo viên
đạt chuẩn, trong đó 80% đạt trên chuẩn. Trường tạo điều kiện
về thời gian để giáo viên tự học các lớp đại học từ xa, đại học tại
(1). Xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1980
(2). Được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1999
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
157
chức, nâng cao trình độ chuyên môn. Chi bộ Trường Tiểu học
có 21 đảng viên, luôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh xuất
sắc, nhà trường đạt tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, được UBND tỉnh
tặng Bằng khen và Giấy chứng nhận đơn vị Lao động xuất sắc;
Công đoàn được Liên đoàn Giáo dục tỉnh tặng Bằng khen; Đội
sao chữ thập đỏ nhà trường nhận Cờ thi đua xuất sắc và được
đề nghị Trung ương Đoàn tặng Bằng khen. Trường đạt chuẩn
quốc gia giai đoạn II, được công nhận đơn vị công sở văn hoá
cấp tỉnh; được UBND huyện xếp loại xuất sắc về công tác Phổ
cập giáo dục.
Số học sinh trường THCS Thắng Tượng có xu hướng giảm
dần(1). Nhà trường chú trọng bổ sung trang thiết bị dạy học,
phòng học bộ môn có 17 bộ máy tính phục vụ nhu cầu dạy và
học. Hàng năm trường triển khai các chuyên đề chuyên môn
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Chi bộ nhà trường có
33 đảng viên, đạt tỷ lệ 62% giáo viên là đảng viên. Số giáo
viên của trường 45 người, đạt tỷ lệ 2,25 giáo viên/lớp. 100%
giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 69% đạt tỷ lệ trên chuẩn. Có 4
giáo viên giỏi tỉnh, 18 giáo viên giỏi huyện. Chất lượng dạy và
học ngày càng tăng(2). Sau 5 năm (2005-2010) phấn đấu, ngày
17/11/2010 Trường THCS Thắng Tượng đã tổ chức lễ đón nhận
Bằng công nhận trường chuẩn quốc gia bậc THCS giai đoạn
2001-2010. Số học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT
(1). Do dân số giảm, năm học 2006-2007: 963 em, 2007-2008: 880
em, 2008-2009: 738 em; năm học 2005-2006 có 1068 em, năm học 2009-2010
trường có 20 lớp, 694 em học sinh
(2). Hàng năm tỷ lệ học sinh xếp học lực loại giỏi chiếm xấp xỉ 4,3%,
khá 36,5%; 89% học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
158
tăng 30% so với đầu kỳ. Số học sinh đậu vào đại học, cao đẳng
tăng 69,7% so với đầu kỳ (1).
Cán bộ y tế chú trọng trau dồi chuyên môn, nâng cao trình
độ khám chữa bệnh. Duy trì cải tạo vườn thuốc nam, kết hợp
khám và chữa bệnh bằng đông, tây y kết hợp, mở quầy thuốc
đông y tại trạm. Trạm đẩy mạnh công tác tiêm phòng, thực hiện
tốt công tác tuyên truyền, đảm bảo vệ sinh môi trường và an
toàn thực phẩm. Vận động nhân dân chú trọng chăm sóc sức
khỏe cho trẻ em và phụ nữ mang thai, vận động chị em trong độ
tuổi thực hiện sinh đẻ có kế hoạch; phối hợp với Trung tâm y tế
huyện tổ chức các đợt đặt vòng tránh thai cho chị em.
Năm 2009 số lần khám tại Trạm y tế 5293 ca, trong đó
có 670 trường hợp chuyển tuyến, không có các tai biến trong
điều trị. 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ, đúng
lịch; 100% trẻ em từ 6-36 tháng tuổi được uống Vitamin A hai
lần; 100% trẻ em dưới 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng. Việc
chẩn đoán và điều trị theo phác đồ cho trẻ em dưới 5 tuổi theo
chương trình ARI và CD luôn được trạm áp dụng. 100% phụ
nữ sinh con có nhân viên y tế giúp đỡ, không sinh tại nhà; tất
cả phụ nữ mang thai ít nhất được khám thai một lần trước khi
sinh và tiêm phòng uốn ván đủ liều trước khi sinh đạt 100%.
Nhờ đó tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã giảm 30% so với đầu kỳ.
Tỷ lệ phát triển dân số bình quân của 3 năm 0,34%, thấp hơn
kế hoạch đề ra (0,6%). Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm đáng kể (năm
2005 là 36%, năm 2008 là 16%), tỷ lệ phát triển dân số 0,68%.
(1). Năm 2008 có 56 em, năm 2005 có 33 em đậu vào đại học, cao
đẳng. Gia đình ông Thư (thôn Hoà Mỹ) có 4 người con học đại học hệ
chính quy
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
159
Xã thành lập Ban chăm sóc sức khoẻ ban đầu, do đồng
chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban. Ban chăm sóc sức
khoẻ ban đầu đã triển khai các chương trình y tế nhằm phục
vụ tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân,
như: vận động nhân dân xây dựng hố xí hợp vệ sinh, đẩy mạnh
công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ thông qua hệ thống
loa truyền thanh của xã, vận động nhân dân thực hiện ăn ở hợp
vệ sinh, sử dụng nguồn nước sạch, rác thải theo quy định. Tổ
chức khám và điều trị các bệnh thuộc chương trình y tế quốc
gia như: lao, phong, bướu cổ, da liễu, tâm thần... Tuyên truyền
công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và định kỳ kiểm tra các
hàng, quán trên địa bàn; truyền thông phòng chống HIV/AIDS
và nghiện hút. Xây dựng kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết,
lao, suy dinh dưỡng, tâm thần, HIV; triển khai công tác phòng
chống dịch cúm A (H
1
N
1
). Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền
vận động, 100% gia đình đã xây dựng hố xí(1). Số gia đình sử
dụng nguồn nước 998 hộ, trong đó giếng khơi 887 chiếc, chiếm
88,8%. 100% số người tàn tật được quản lý và hướng dẫn phục
hồi chức năng đạt trên 20%. Trạm phối hợp với Hội người Cao
tuổi tổ chức khám sức khoẻ và lập hồ sơ quản lý hội viên Hội
người cao tuổi.
Năm 2007 Trạm y tế được đầu tư hàng trăm triệu đồng
để cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, tu sửa một số hạng mục
tiếp nhận dự án IAK (chăm sóc sức khoẻ cộng đồng). Từ năm
2007 - 2010 Trạm y tế có 4 người, 2 y sỹ và 2 y tá, trong đó
(1). Trong đó: hố xí tự hoại 119 (trong tổng 998 cái) đạt tỷ lệ 12%; hố
xí thấm dội 54, chiếm 0,54%, hố xí 2 ngăn 269 cái, chiếm 27%, còn lại là
hố xí khác 556, chiếm 55,7%.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
160
3 đồng chí là đảng viên sinh hoạt theo Chi bộ thôn. Trạm y tế
đạt chuẩn quốc gia.
Về xã hội, Ban Chấp hành Đảng bộ tiếp tục chỉ đạo thực
hiện Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về xây dựng và
thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nhân dân được trực tiếp tham
gia bàn bạc các khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng theo
phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhân dân còn
tham gia giám sát những công trình xây dựng cơ bản. Quá trình
thực hiện quy chế dân chủ gắn với việc cải cách hành chính,
thực hiện cơ chế một cửa ở cơ sở đảm bảo đúng nguyên tắc, giải
quyết kịp thời các chế độ, chính sách đối với các đối tượng và
người có công với cách mạng(1), chế độ cứu tế, cứu trợ đúng quy
định, được nhân dân hoan nghênh. Ngày 20 tháng 12 năm 2008
thành lập Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”(2). Câu lạc bộ ra
đời đã phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội
viên và nông dân. Các phong trào cách mạng ngày càng được
phát huy mạnh mẽ, thu được nhiều thành quả thiết thực. Nhân
dân đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ phong trào xoá nhà tranh,
tre dột nát, phong trào giao thông, thuỷ lợi nội đồng...
Đảng bộ đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương bảy
khoá IX về “Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”. Chú trọng xây dựng khối đoàn kết toàn dân, phát
huy mạnh mẽ sự nhất trí về ý chí và hành động. Xóm giáo Hoà
Mỹ có 121 hộ, 619 nhân khẩu, 281 lao động, chiếm 12% dân
(1). Toàn xã có 169 đối tượng chính sách (thương binh, bệnh binh, thân
nhân liệt sỹ).
(2). Ban chỉ đạo Câu lạc bộ gồm 9 đồng chí, do ông Dương Kim Huy
– Phó chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
161
số toàn xã(1), hàng tuần bà con đi lễ tại Nhà thờ xứ Hoà Thắng.
Bà con giáo dân tích cực thực hiện chủ trương 3 mũi đột phá
của Đảng uỷ xã, đó là: chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
đẩy mạnh phát triển ngành nghề chăn nuôi và dịch vụ. Đời sống
nhân dân vùng giáo được nâng lên. 60% hộ có nhà mái ngói bền
vững. 5 năm (2002-2007) có 13 em đậu vào các trường đại học,
cao đẳng. Tỷ lệ học sinh bỏ học rất thấp, chỉ có 3 em bỏ học;
số học sinh giỏi tăng, có một em đạt học sinh giỏi quốc gia. Bà
con giáo dân thực hiện nghiêm túc, Pháp lệnh tôn giáo và cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu
dân cư”; chấp hành tốt các khoản đóng nộp nghĩa vụ hàng năm,
tích cực hưởng ứng các cuộc vận động ủng hộ quỹ vì người
nghèo, đồng bào bị thiên tai, đẩy mạnh phong trào thể thao.
Các tổ chức đoàn thể đã tích cực hoạt động, vận động nhân dân
tham gia sinh hoạt Hội, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, chăn nuôi, vận động nhân dân tiết kiệm trong sinh
hoạt, tập trung cho đầu tư sản xuất. Bà con giáo dân trong giáo
họ thực sự kính Chúa, yêu nước, đóng góp công, của xây dựng
nhà thờ của xứ Đạo Hoà Thắng trên địa bàn thôn. Nhân dân
lương - giáo sống hoà thuận, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau
trong các lĩnh vực giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, phát
triển kinh tế. Năm 2007 tiếp tục thực hiện Dự án JPIC cải tạo
hệ thống lưới điện và hợp phần thứ ba về đầu tư xây dựng hạ
tầng của Dự án IMPP (Dự án cải thiện sự tham gia thị trường
người nghèo Hà Tĩnh), lắp đặt 17 km đường lưới điện 0,4 kw.
Thời gian này xã có 2 trạm biến áp công suất 420 kw, 100% hộ
sử dụng điện.
(1). Số liệu năm 2006
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
162
Theo số liệu điều tra của Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo -
xây dựng nông thôn mới huyện, đến đầu năm 2006 xã có 4.350
khẩu, 967 hộ, trong đó hộ nghèo 412 hộ, chiếm tỷ lệ 42,6%.
Dân số trong độ tuổi lao động 1700 người, năm 2007 xã có
38 lao động đi nước ngoài làm ăn, 196 đi lao động ở các tỉnh
khác. Dân cư phân bố trên 10 thôn. Đến năm 2010 xã có 1032
hộ, 4.471 nhân khẩu, có 672 nhân khẩu là đồng bào theo đạo
Thiên chúa; cuối năm 2009 toàn xã có 100 hộ nghèo, chiếm
10,07%. Số gia đình ngói hoá 884 hộ, đạt 91,8%, tăng 7,4% so
với đầu kỳ; 870 hộ có phương tiện nghe nhìn, đạt tỷ lệ 90,2%,
tăng 6,9% so với năm 2005. Số hộ sử dụng điện thoại 533 hộ,
tăng gấp 12 lần năm 2005 (46 hộ). Có 608 hộ với 663 xe máy,
tăng 15,6% so với 2005. Có 1 làng văn hoá cấp tỉnh, 2 làng cấp
huyện, số gia đình văn hoá thể thao 50,2%; Tổng thu nhập bình
quân hàng năm tăng dần, 2007 đạt 4,581 triệu đồng/người/năm,
năm 2009 đạt 6 triệu đồng/người /năm(1). Tỷ lệ phát triển dân
số năm 2007 là 0,21%, giảm 0,48% so với 2006, tỷ lệ sinh con
thứ ba là 27%, giảm 12% so với cùng kỳ. Tháng 6/2008 xã hoàn
thành tuyến đường nhựa theo chương trình dự án dài 810 m.
Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác lãnh đạo, chỉ đạo
của Ban Chấp hành Đảng bộ giai đoạn này đối với lĩnh vực
kinh tế - xã hội còn tồn tại một số hạn chế. Một số chỉ tiêu đề ra
chưa đạt, nhất là chỉ tiêu phát triển kinh tế. Công tác chuyển đổi
ruộng đất còn kéo dài, một số công trình quyết toán chậm, hợp
tác xã Thắng Lợi quản lý điện kém, gây tổn thất điện năng cao.
Thu ngân sách không đáp ứng nhu cầu chi. Nợ ngân sách khoá
XVI chưa có giải pháp xử lý, công tác bàn giao ngân sách chưa
(1) Giảm so với năm 2008 vì do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế,
năm 2008 thu nhập đạt 6,408 triệu đồng, tăng 39,88% so với cùng kỳ năm trước
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
163
được giải quyết dứt điểm, làm ảnh hưởng tới phong trào và gây
dư luận không tốt. Tình trạng nợ quá hạn khó thu hồi vốn ở một
số hộ làm ảnh hưởng đến hoạt động vay vốn tín dụng. Việc huy
động nội lực sức dân để xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông,
lưới điện, thủy lợi... có lúc còn chững lại, có biểu hiện trông chờ
vào đầu tư của Nhà nước. Tình trạng tranh chấp đất ở, đất xây
dựng lăng mộ, đơn thư tố cáo mạo danh, nặc danh, vượt cấp vẫn
còn xảy ra.
Văn hoá có tình trạng báo động về đạo đức học đường và
đạo đức xã hội. Ý thức chấp hành vì cuộc sống cộng đồng của
một bộ phận nhân dân chưa cao, có tình trạng lấn chiếm lòng,
lề đường; vứt xác chết động vật, rác thải ra lòng kênh, dòng
sông, ao hồ... Việc tang, việc cưới thủ tục nghi lễ thiếu thống
nhất, chưa đổi mới, còn tổ chức ăn uống linh đình, gây phiền
hà, lãng phí. Chương trình hành động và chỉ đạo thực hiện cuộc
vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư thiếu cụ thể,
ý thức xây dựng gia đình văn hoá, làng xã văn hoá của một số
hộ chưa cao. Chưa tạo được ngành nghề phụ cho nhân dân lúc
nông nhàn. Nhân dân chưa hăng hái, tự nguyện thực hiện công
tác xã hội hoá trong giáo dục và y tế. Việc giải quyết chế độ tồn
đọng đối với người có công còn gặp khó khăn. Việc xây dựng
trường mầm non và Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia còn gặp khó
khăn về cơ sở vật chất cùng công tác quản lý và đội ngũ chuyên
môn. Mạng lưới y tế còn thiếu về nhân lực, trình độ chuyên
môn, chỉ có 6/10 xóm có y tá.
Công tác quốc phòng - an ninh
Thực hiện phương châm “ổn định để phát triển”, Ban Chấp
hành Đảng bộ xã tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 08 của
Bộ Chính trị, Chỉ thị 37 của Chính phủ, Kế hoạch 08 của Bộ
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
164
Công an, Nghị quyết 09 về chương trình quốc gia phòng chống
tội phạm giai đoạn 2005-2010. Xây dựng thế trận quốc phòng
toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng cơ sở
an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu trên địa bàn. Chú trọng
nhiệm vụ giáo dục quốc phòng cho lực lượng dân quân tự vệ
và lực lượng dự bị động viên; giáo dục kiến thức quốc phòng,
an ninh cho đối tượng 4 và đối tượng 5. Xây dựng lực lượng
dân quân vững mạnh cả về số lượng và lý luận chính trị. Thực
hiện chỉ lệnh huấn luyện quân sự hàng năm nghiêm túc, chất
lượng, hiệu quả. Tổ chức tốt công tác đăng ký, khám, tuyển,
giao quân hàng năm.
Lực lượng dân quân xã hàng năm được củng cố, kiện toàn
theo đúng quy định của Pháp lệnh Dân quân tự vệ, hướng dẫn
của Ban Chỉ huy quân sự huyện. Năm 2009 lực lượng dân quân
có 67 đồng chí, đạt 1,5% dân số; quân dự bị sẵn sàng động viên
hạng một có 170 đồng chí, hạng hai có 70 đồng chí. Từ 2004
- 2009 xã đã đăng ký, quản lý số quân nhân dự bị động viên
118 người và phương tiện kỹ thuật hiện có tại địa bàn. Nghiêm
túc thực hiện kế họach huấn luyện, kiểm tra dự bị động viên
của Ban chỉ huy quân sự huyện, đảm bảo 100% lực lượng và
phương tiện kỹ thuật theo kế hoạch và thời gian quy định.
Hàng năm huy động gần 500 lượt người tham gia tuần tra
canh gác, bảo vệ các mục tiêu, trực sẵn sàng chiến đấu trong
các ngày lễ, tết; huy động 350 lượt người làm nhiệm vụ đắp đê
phòng chống bão lũ, giảm nhẹ thiên tai. Năm 2008 lực lượng
dân quân cùng với chính quyền tăng cường công tác dập dịch
lợn tai xanh, chốt chặn các ngã đường không cho vận chuyển
qua địa bàn, tham gia tiêu huỷ và phun thuốc, rải vôi tiêu độc
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
165
khử trùng. Quân sự và công an phối hợp nắm chắc tình hình,
kiểm soát được địa bàn, không để tình huống bị động, bất ngờ
xảy ra. Phát huy cao độ trách nhiệm của lực lượng dân quân tại
chỗ, công an viên, các tổ liên gia tự quản, giải quyết mâu thuẫn
nội bộ ngay từ tổ liên gia, thôn xóm. Tổ chức đón nhận hài cốt
liệt sỹ về an táng tại nghĩa trang tỉnh nhà.
Xã được chọn làm điểm của huyện về giải quyết dứt điểm
hồ sơ hưởng chế độ của quân nhân tham gia kháng chiến chống
Mỹ cứu nước có dưới 25 năm công tác trong quân đội, đã phục
viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 142 của Thủ
tướng Chính phủ. Đảng bộ thực hiện tốt chính sách xã hội và
chính sách hậu phương quân đội, từ 2005-2008 xã đã chi hơn
100 triệu đồng để tu sửa nhà bia tưởng niệm, thăm hỏi, tặng quà
cho các gia đình chính sách. Cán bộ và lực lượng vũ trang xã
đã được UBND tỉnh đã tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất
sắc trong 12 năm thực hiện Pháp lệnh Dân quân tự vệ (giai đoạn
1996-2008). Năm 2008 lực lượng dân quân xã được Bộ Chỉ huy
quân sự tỉnh tặng Bặng khen. Ba năm (2005-2008) được tỉnh
đánh giá là đơn vị thực hiện tốt Luật nghĩa vụ quân sự, Pháp
lệnh dân quân tự vệ - dự bị động viên.
Ban Công an tích cực tham mưu cho cấp ủy chính quyền
về tình hình và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ an ninh. Chủ động
xây dựng phương án phối hợp thực hiện kế hoạch phòng ngừa,
truy quét các loại tội phạm, phối hợp tuyên truyền giáo dục
pháp luật cho nhân dân(1). Tăng cường hoạt động tuyên truyền
(1) Các Luật: Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí; Nghị quyết 32 của Chính phủ về đảm bảo an toàn giao
thông; Pháp lệnh 34 của UBTVQH khóa XI về thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
166
phòng chống tội phạm, ma tuý, bài trừ tệ nạn xã hội, chỉ đạo
giải quyết vụ việc ngay từ thôn xóm. Tham mưu UBND xã thực
hiện nghiêm túc Chỉ thị 406 của Chính phủ về công tác thu hồi
vũ khí, vật liệu nổ; triển khai thực hiện Luật Cư trú. Phối kết
hợp với lực lượng dân quân giữ gìn an ninh trật tự(1). Tiếp tục
tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện Chỉ thị 37 của Chính
phủ, Nghị quyết 09 về chương trình quốc gia phòng chống tội
phạm, phòng chống ma túy. Đẩy mạnh công tác phòng chống
“âm mưu diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ”, giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Phong trào tự quản cơ sở đã tích cực phát hiện và cung cấp
nhiều thông tin quan trọng liên quan đến công tác an ninh trật
tự, giúp cho Công an điều tra xác minh, xử lý một số đối tượng
vi phạm(2), quản lý chặt chẽ các đối tượng có tiền án, tiền sự,
đi tù về. Vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
kích điện còn tàng trữ trong dân. Kết quả đã thu giữ 100 bộ
kích điện, 16 con dao các loại, 2 mã tấu tự tạo. Xuất hiện nhiều
nhân tố điển hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc(3). Toàn xã thành lập được 69 tổ hoà giải, trong đó có 58 tổ
hoạt động tích cực và phát huy tác dụng tốt. An ninh xóm giáo
Hoà Mỹ giáo luôn được giữ vững, tình cảm đoàn kết lương giáo
(1). Theo quy định tại Quyết định 107/2003/QĐ-TTg của Chính phủ và
Hướng dẫn liên cục số 02/HD-LC của Cục dân quân tự vệ/BQP và Cục X28/BCA
(2). Đối tượng Trần Đình Canh quê ở xã Cẩm Lĩnh huyện Cẩm Xuyên
là đối tượng trốn trại cơ sở giáo dục Xuân Hà cư trú trái phép tại thôn Bắc
Giang; đối tượng Trần Thị Liên quê ở Thạch Trị cư trú tại thôn 3 có biểu
hiện hành nghề mại dâm.
(2). Đó là: tổ tự quản của ông Huỳnh ở xóm 3; tổ ông Hà, bà Cửu, ông
Vọ ở xóm 4; tổ ông Sỹ, ông Lý, ông Đồng xóm 6; tổ ông Toàn thôn Trung
Lập; ông Ân thôn Trung Tiến; ông Anh thôn Đoài Phú, ông Đường thôn
Bắc Sơn...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
167
luôn gắn bó, thuỷ chung.
Ban Công an đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật về an toàn giao thông tới mọi người dân theo
nội dung Nghị quyết 32 của Chính phủ. Xây dựng kế hoạch, tổ
chức lực lượng tuần tra xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
an toàn giao thông đường bộ theo kế hoạch 901 ngày 8 tháng 8
năm 2007 của Công an tỉnh. Rà soát thống kê xe công nông hiện
có; trực tiếp các chủ phương tiện để thông báo lộ trình loại bỏ
xe công nông theo Nghị quyết 32 và Quyết định số 36 ngày 22
tháng 8 năm 2007 của UBND tỉnh về việc đình chỉ lưu hành xe
công nông. Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đội mũ
bảo hiểm khi tham gia giao thông theo Nghị quyết 32(1). Bằng
những kết quả đạt được, năm 2005-2006 cán bộ và nhân dân xã
được Bộ Công an và UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích
xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Tuy nhiên công tác quốc phòng, an ninh còn tồn tại một số
khuyết điểm, như: Việc tuyên truyền triển khai thực hiện Nghị
định số 119 của Chính phủ về công tác quốc phòng, Chỉ thị 36
của Chính phủ về tiếp tục xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện
có thời điểm chưa được sâu sát, kết quả đạt được chưa cao.
Chức năng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền của Ban Chỉ huy
quân sự xã và một số ban, ngành, đoàn thể còn hạn chế một số
mặt. Sự phối hợp hiệp đồng giữa các ban, ngành, đoàn thể có
(1) Kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2007 cấm xe công nông hoạt động trên các
tuyến đường quốc lộ, đường nội thành phố, thị xã. Từ 15 tháng 11 năm 2007
cấm xe công nông hoạt động trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, từ 1 tháng 1 năm
2008 đình chỉ lưu hành xe ô tô hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3,4
bánh. Kể từ 15 tháng 9 năm 2007 người đi mô tô, xe máy trên các tuyến đường
quốc lộ bắt buộc đội mũ bảo hiểm; từ 15 tháng 12 năm 2007 người đi mô tô xe
máy trên tất cả các tuyến đường đều bắt buộc độ mũ bảo hiểm.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016)
168
lúc chưa chặt chẽ, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của
các lực lượng đối với nhiệm vụ xây dựng cơ sở vững mạnh toàn
diện. Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên và nhân dân về
công tác quốc phòng và xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện
chưa đầy đủ, chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác quốc
phòng - an ninh trong phát triển kinh tế - xã hội với giữ gìn an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Việc chấp hành chế độ học
tập, quán triệt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự hàng năm chưa
đảm bảo chỉ tiêu về quân số. Ý thức chấp hành Luật nghĩa vụ
quân sự của một số công dân còn yếu. Việc xây dựng và huy
động lực lượng dân quân tính ổn định chưa cao. Vấn đề đạo
đức xã hội có nhiều tiềm ẩn liên quan đến lĩnh vực an ninh. Có
dấu hiệu về bạo lực gia đình, một số tệ nạn xã hội chưa được
đẩy lùi. Công tác hòa giải, hoạt động tự quản ở một số xóm và
tổ liên gia còn mang tính hình thức, không nắm bắt được tình
hình, không quản lý được đối tượng, dẫn đến xảy ra trọng án và
một số vụ việc.
Đối với công tác xây dựng Đảng
Thực hiện Chỉ thị 06 ngày 7 tháng 11 năm 2006 của Bộ
Chính trị, đầu năm 2007 Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo thực hiện
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lich_su_tuong_son_p2_139_2154666.pdf