Tài liệu Lí thuyết giao dịch hồi ứng - Một giải pháp giàu tiềm năng trong dạy học ngữ văn ở nước ta - Trần Quốc Khả: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0054
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 105-110
This paper is available online at
LÍ THUYẾT GIAO DỊCH HỒI ỨNG - MỘT GIẢI PHÁP
GIÀU TIỀM NĂNG TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở NƯỚC TA
Trần Quốc Khả
Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Lí thuyết giao dịch hồi ứng đặt vấn đề về mối quan hệ giữa bạn đọc và văn bản
trong quá trình kiến tạo ý nghĩa tác phẩm văn chương. Tinh thần nổi bật của lí thuyết này:
tác phẩm văn chương là kết quả của quá trình giao dịch hồi ứng giữa văn bản của nhà văn và
sự trải nghiệm, cảm xúc, quan điểm, những quan tâm,. . . của người đọc trong môi trường,
ngữ cảnh đọc cụ thể. Vận dụng lí thuyết này vào dạy học Ngữ văn ở nước ta phù hợp với
xu hướng chung trong đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay, đáp ứng mục tiêu đặc
thù của môn học này.
Từ khóa: Thuyết giao dịch hồi ứng, L.M.Rosenblatt, người đọc, trải nghiệm, tác phẩm văn
chương.
1. Mở đầu
Nhiều năm trở lại đây, đổi...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lí thuyết giao dịch hồi ứng - Một giải pháp giàu tiềm năng trong dạy học ngữ văn ở nước ta - Trần Quốc Khả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0054
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 105-110
This paper is available online at
LÍ THUYẾT GIAO DỊCH HỒI ỨNG - MỘT GIẢI PHÁP
GIÀU TIỀM NĂNG TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở NƯỚC TA
Trần Quốc Khả
Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Lí thuyết giao dịch hồi ứng đặt vấn đề về mối quan hệ giữa bạn đọc và văn bản
trong quá trình kiến tạo ý nghĩa tác phẩm văn chương. Tinh thần nổi bật của lí thuyết này:
tác phẩm văn chương là kết quả của quá trình giao dịch hồi ứng giữa văn bản của nhà văn và
sự trải nghiệm, cảm xúc, quan điểm, những quan tâm,. . . của người đọc trong môi trường,
ngữ cảnh đọc cụ thể. Vận dụng lí thuyết này vào dạy học Ngữ văn ở nước ta phù hợp với
xu hướng chung trong đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay, đáp ứng mục tiêu đặc
thù của môn học này.
Từ khóa: Thuyết giao dịch hồi ứng, L.M.Rosenblatt, người đọc, trải nghiệm, tác phẩm văn
chương.
1. Mở đầu
Nhiều năm trở lại đây, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) Ngữ văn trong nhà trường
phổ thông không còn là câu chuyện riêng của ngành giáo dục mà đã trở thành vấn đề thời sự được
xã hội hết sức quan tâm. Yêu cầu “làm thế nào để môn học Ngữ văn xứng đáng với vị trí tầm quan
trọng của nó. . . ” [1;8] đến nay vẫn chưa thực hiện được như sự kì vọng. Nhiều tư tưởng khoa học
đã được vận dụng vào quá trình dạy học tác phẩm văn chương (TPVC) vừa cập nhật với xu thế
phát triển của giáo dục thế giới, vừa tính đến những yếu tố phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Mặc dù vậy, khi giới thuyết và đặc biệt là vận dụng vào thực tế vẫn còn nhiều điểm cần tiếp tục
thảo luận để đề xuất cụ thể thêm biện pháp áp dụng vào hoạt động dạy học TPVC, phần độc đáo
hấp dẫn nhất, tất yếu cần đòi hỏi cao nhất đối với người dạy và người học xưa nay. Để góp phần
làm sáng tỏ cho tiền đề lí luận trong tiếp cận đổi mới PPDH môn học đặc thù này ở trường phổ
thông, bài viết sẽ đi sâu giới thiệu, phân tích một số điểm quan trọng của lí thuyết giao dịch hồi
ứng (the transacsional-response theory) (GDHƯ) mà hạt nhân là những kết quả nghiên cứu của
giáo sư L.M.Rosenblatt và phương hướng vận dụng lí thuyết này vào dạy học Ngữ văn ở nước ta.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số điểm nổi bật của lí thuyết GDHƯ
Quan niệm của lí thuyết GDHƯ về vai trò của tác giả và văn bản văn chương (VBVC)
trong quá trình tạo nên TPVC
Ngày nhận bài: 20/12/2015. Ngày nhận đăng: 10/3/2016.
Liên hệ: Trần Quốc Khả, e-mail: khatq81@gmail.com
105
Trần Quốc Khả
Không hoàn toàn giống như quan niệm của lí thuyết người đọc nói chung và nhiều nhà
nghiên cứu thuộc chính lí thuyết GDHƯ nói riêng thường chỉ tập trung nghiên cứu và đề cao vai
trò của người đọc, L.M.Rosenbatt đã không phủ nhận hay bỏ qua vị trí, vai trò của tác giả và VBVC
trong quá trình tạo nên TPVC. Nữ giáo sư trân trọng ghi nhận những đóng góp của tác giả trong
việc sáng tạo ra VBVC: “Giống như người đọc, người viết cũng cần phải mang đến cho quá trình
chọn lọc tích cực trong hoạt động, để di chuyển đến cảm giác của sự tập trung dự kiến cho sự lựa
chọn và tổng hợp” [5;17]. Vì thế, VBVC là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, nó là kết quả của sự
hội tụ trí tuệ, tài năng, tâm huyết, tình cảm,. . . của người nghệ sĩ; nó là sự đan kết của cả yếu tố vô
thức và có ý thức. Do đó hành động sáng tác không phải là việc làm vô nghĩa và tất yếu sản phẩm
của quá trình này là VBVC cũng không phải là sản phẩm không mang nghĩa. Diễn đạt một cách
khác ngắn gọn hơn là: “Kết quả cuối cùng trong quá trình sáng tạo gian nan và cũng đầy lí thú
của người nghệ sĩ là VBVC, một mô hình của dấu hiệu bằng lời nói, là điểm khởi đầu của người
đọc” [4;50].
Khẳng định vai trò của VBVC trong quá trình hình thành TPVC, một quá trình phức tạp và
lí thú, nhà nghiên cứu cho rằng: “Các văn bản là phương tiện của tác giả định hướng sự chú ý của
người đọc. Các tác giả đã đánh giá cuộc sống từ một góc độ cụ thể của tầm nhìn, anh ta đã lựa
chọn ra những gì anh ta hy vọng sẽ hoàn thành mục tiêu của mình,. . . VBVC giúp cho bạn (bạn
đọc) thấy, để giúp cho bạn nghe, và để giúp cho bạn có thể cảm nhận được”[4;72]. Hay cụ thể hơn:
“Các tín hiệu được cung cấp bởi các văn bản, một mặt nó kích thích phản ứng, mặt khác nó dẫn
người đọc đến loại bỏ những gì là không thích hợp từ những gì được đưa vào ý thức của anh ta
về “nghĩa” của văn bản” [4;72]. Chính vì vậy, khi khám phá VBVC, độc giả cần lưu ý đến kiểu tổ
chức lời văn, nghĩa là không tách rời với ngôn từ, nhưng đặt trọng điểm ở việc tổ chức, sắp xếp, kết
cấu, cấu trúc mà người sáng tạo đã mã hóa trong đó. Những mã hóa, gửi gắm này nhất quyết không
phải là không có ẩn ý hay vô nghĩa. Điều này có nghĩa là VBVC tự thân có cấu trúc đa nghĩa, nó
vừa kích thích, dẫn dắt vừa định hướng người đọc, theo cách nói của nữ giáo sư là văn bản mở ra
và câu thúc. Tất nhiên, văn học nói chung, mỗi TPVC nói riêng luôn ra đời trong bối cảnh lịch sử
xã hội, văn hóa cụ thể; những yếu tố này từng bước thẩm thấu và chắt lọc thông qua lăng kính chủ
quan của nhà văn để đi vào tác phẩm. VBVC là một sinh mệnh, một chỉnh thể hữu cơ, hàm chứa
những quan hệ nội tại nhưng cũng không tách rời với mối quan hệ bên ngoài. Văn bản là một thực
thể ngôn từ đầy ẩn ý và muốn khám phá những ẩn ý đó cần nắm được những quan hệ đặt trong ngữ
cảnh nhất định. VBVC chịu sự tác động của hoàn cảnh sáng tác, của độc giả và bối cảnh tiếp nhận.
Thuyết Phê bình mới khẳng định VBVC là nguồn gốc duy nhất có nghĩa tạo nên ý nghĩa
của TPVC nên đề xuất ra lối đọc, nghiên cứu khép kín, biệt lập, vô trùng. Ngược lại với quan điểm
trên, nữ giáo sư dù ghi nhận đóng góp của người nghệ sĩ sáng tạo VBVC và vai trò “khởi đầu của
mọi khởi đầu” - VBVC nhưng lại không tuyệt đối hoá vai trò của VBVC: “Lí thuyết GDHƯ của
chúng ta cần nhấn mạnh, công nhận các VBVC là cần thiết, nhưng không phải là điều kiện đủ cho
bất kì TPVH nghệ thuật” [4;83]. Và quan niệm của bà cũng không tương đồng với trước đó là lối
nghiên cứu từ bên ngoài khi đề cao việc nghiên cứu hiện thực xã hội, bối cảnh lịch sử, hệ thống
chính trị, trào lưu triết học và bối cảnh văn hóa, tiểu sử nhà văn, đời sống tâm lí. . . Thuyết GDHƯ
chỉ ghi nhận VBVC là một trong nguồn nghĩa chính nhưng không thể thiếu sự trải nghiệm, cảm
xúc, quan điểm hay những quan tâm,. . . của người đọc trong môi trường, ngữ cảnh đọc cụ thể để
tạo nên TPVC.
Từ đây có thể nhận ra tuy trọng tâm là khẳng định vai trò người đọc nhưng nữ giáo sư không
vì thế mà phủ nhận yếu tố khác có liên quan đến quá trình GDHƯ của bạn đọc với VBVC để tạo
nên TPVC: tác giả và VBVC. Lí thuyết GDHƯ đã không phủ nhận nhưng cũng không tuyệt đối
vai trò của VBVC mà trả nó về vị trí đồng hàng cùng nhiều yếu tố, nhiều khâu trong tiếp nhận
106
Lí thuyết giao dịch hồi ứng - một giải pháp giàu tiềm năng trong dạy học Ngữ văn ở nước ta
văn chương.
Quan niệm của lí thuyết GDHƯ về vai trò bạn đọc và quá trình hình thành TPVC
Khi bàn về vai trò người đọc, L.M.Rosenblatt đã cho rằng: “Trải qua nhiều thế kỉ, nó trở
nên rõ ràng hơn thường hoặc là văn bản hoặc là tác giả đã nhận được sự chiếu sáng của ánh đèn
sân khấu. Người đọc có xu hướng vẫn còn trong bóng tối, với tất cả được thể hiện trên nhiều cấp
độ, ý nghĩa dường như là vô hình” [4;1]. Vậy có hay không sự tồn tại thực sự của người đọc và
vai trò của người đọc trong quá trình hình thành nên TPVC? Câu trả lời tất nhiên là có, người đọc
không giản đơn chỉ xuất hiện trong khâu tiếp nhận, để hoàn tất quá trình xã hội thẩm mĩ, mà còn
xuất hiện ngay từ khâu sáng tác. Nói một cách ngắn gọn thì có hoạt động sáng tác, có VBVC ra
đời là có sự đọc và người đọc. Như vậy người đọc không phải không tồn tại hay không bao giờ
được nhắc đến trong cả quá trình sáng tác, tiếp nhận và nghiên cứu nhưng phải đến khi ra đời của
thuyết người đọc và đặc biệt là thuyết GDHƯ thì người đọc và vai trò của nhân tố quan trọng này
mới được nghiên cứu một cách có hệ thống và có vị trí xứng tầm trong đời sống văn chương. Lí
luận văn học đã đi từ sự vắng bóng, “vô hình” của người đọc đến việc ghi nhận vai trò đặc biệt
quan trọng của chủ thể này như “năng lượng của sự có mặt” (Nguyễn Thanh Hùng) trong quá trình
chuyển hóa VBVC thành TPVC. Ý nghĩa của TPVC là sản phẩm sản sinh từ quá trình người đọc
giao dịch với VBVC. VBVC là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ giao dịch với người đọc trong
bối cảnh cụ thể, thêm vào đó mỗi người đọc lại có tầm đón nhận với thị hiếu, kinh nghiệm thẩm
mĩ, vốn sống, trải nghiệm không giống nhau, từ đó ý nghĩa thường được khúc xạ, mở rộng ra, đầy
đặn và phong phú thêm.
Trong công trình được ghi nhận là khởi đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình, giáo sư
L.M.Rosenblatt từng chỉ ra: “một bài thơ (TPVC) là những gì người đọc trải qua dưới sự hướng
dẫn của VBVC và kinh nghiệm liên quan đến văn bản” [3]. Hàng loạt các công trình nghiên cứu
của bà sau này đã ghi nhận vai trò của độc giả là người đồng sáng tạo, người kiến tạo ý nghĩa
TPVC trong quá trình giao dịch với VBVC, với tác giả và các độc giả khác. Bất kì tác phẩm nào
cũng phải được bắt đầu từ VBVC, kết quả sáng tạo của người nghệ sĩ, khởi đầu của mọi khởi đầu
đối với người đọc. Tuy nhiên, nếu chỉ có VBVC - sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, thì đó mới
chỉ là yếu tố cần mà chưa phải là điều kiện đủ để cấu thành TPVC. Nguồn nghĩa được tác giả khéo
léo mượn con chữ với các kĩ thuật, tài năng tổ chức của mình chỉ thành ý nghĩa khi được giao dịch
với người đọc. Nếu sản phẩm sáng tạo của nhà văn vì lí do nào đó không đến được với bạn đọc
hoặc không được bạn đọc đón nhận thì nó mới chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng, cũng không khác các
cuốn sách đang được lưu giữ trong thư viện hay kho lưu trữ nào đó. Mỗi độc giả, hơn thế là mỗi
thế hệ độc giả có thể tìm thấy ở các tác phẩm kiệt tác một ý nghĩa riêng cho đời mình, kết quả của
sự trải nghiệm ở chính họ. Vì vậy văn bản viết hay in của một TPVH, khi chưa có người đọc, chưa
thành tác phẩm, cũng giống như một bản kí âm của nhạc sĩ khi chưa được biểu diễn với âm thanh,
giai điệu của người hát, của nhạc khí thì chưa phải tác phẩm âm nhạc”.
Để minh chứng cho vai trò có thật của người đọc chúng ta thử đi lí giải mâu thuẫn: yếu tố
VBVC, tác giả là những yếu tố tương đối (người viết bài này nhấn mạnh) tĩnh tại nhưng TPVC
thường có xu hướng ngày càng được mở rộng ra, đầy đặn thêm, trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người
đọc,. . . Vậy yếu tố nào, khâu nào trong quá trình hình thành TPVC tạo nên sự mở rộng, đầy đặn
thêm, trở nên hấp dẫn, lôi cuốn đó? Câu trả lời chỉ có thể là ở trong khâu tiếp nhận cụ thể: hoàn
cảnh tiếp nhận luôn thay đổi, sự sáng tạo của người đọc và quá trình kiến tạo, giao dịch của người
đọc ở các thế hệ với nhau hay ở chính mỗi lần đọc của độc giả. Có lẽ vì thế mà TPVC cần được
coi như là một sự kiện trong thời gian, không phải một đối tượng hoặc một thực thể tồn tại biệt
lập, vô trùng, lí tưởng. TPVC chỉ xuất hiện trong sự thâm nhập sắp diễn ra với nhau của người đọc
107
Trần Quốc Khả
và văn bản. Văn bản và người đọc giao dịch với nhau, thâm nhập vào nhau, tác động lên nhau,. . .
nên có thể hình dung: “. . . hoạt động kiến tạo ý nghĩa từ văn bản là một quá trình vừa “đeo bám”
vừa sáng tạo” [2]. Như vậy, việc khẳng định vai trò quan trọng của người đọc đồng nghĩa với việc
khẳng định TPVC là kết quả của quá trình giao dịch và hợp lưu giữa người nghệ sĩ sáng tạo ra
VBVC và độc giả đích thực ở mọi thời đại.
Lí thuyết GDHƯ tập trung vào hoạt động tinh thần, những trải nghiệm đang diễn ra bên
trong người đọc. Ý nghĩa của văn bản là sự sáng tạo, do đó không có một ý nghĩa chính xác, duy
nhất đúng dành cho tất cả các độc giả. Lí thuyết này tập trung nhấn mạnh vào tầm quan trọng
của người đọc, hành động đọc và quá trình trải nghiệm của người đọc. Đánh giá đúng vai trò của
người đọc giúp chúng ta hiểu hơn về lí thuyết GDHƯ nói chung và quan điểm của Rosenblatt nói
riêng, không đi vào sự phiến diện cực đoan “người đọc thụ động theo văn bản, tác giả” và cũng
không thiên lệch “văn bản thụ động theo độc giả”. Lí thuyết GDHƯ không phớt lờ người đọc và
văn bản như các nhà hình thức nhưng cũng không đẩy đến cực đoan như nhiều người lầm tưởng
về thuyết GDHƯ coi “tác phẩm chỉ là hiệu quả trải nghiệm ở người đọc”. Kết quả nghiên cứu của
L.M.Rosenblatt đã nâng tầm lí thuyết GDHƯ không chỉ thuần tuý là một lí thuyết phê bình văn
học mà còn là lí thuyết về nhận thức luận vì nó giải thích cách người đọc xây dựng tri thức về một
VBVC.
2.2. Vận dụng lí thuyết GDHƯ - một lí thuyết tiềm năng vào dạy học TPVC ở
trường phổ thông nước ta
Dạy học TPVC theo lí thuyết GDHƯ phù hợp với bản chất đặc thù của TPVC và tiếp nhận
tác phẩm nghệ thuật. Lí luận văn học đã chỉ rõ vòng đời của một TPVH không thể thiếu vai trò độc
giả trong quá trình kiến tạo ý nghĩa. Dù vậy, đã có thời gian khá dài chúng ta chưa quan tâm thoả
đáng đến vai trò này. Vì thế chúng ta đã đồng nhất VBVC với TPVC, nên không lí giải được tiềm
năng rộng mở, tính đa nghĩa của sáng tác văn chương. Lí thuyết này đã xác định đúng đắn các khái
niệm cơ bản: nhà văn, VBVC, TPVC, người đọc. Đặc biệt là đề xuất quan điểm quá trình đọc văn
- tiếp nhận văn chương cũng chính là quá trình GDHƯ của độc giả với VBVC, không phải là quá
trình đi tìm ý nghĩa của tác phẩm một ý nghĩa nằm đầy đủ và trọn vẹn trong VBVC như quan niệm
của Phê bình mới, hay là hành trình trong nội tâm của người đọc như trong thuyết phê bình chủ
quan mà còn là cơ hội để HS được trải nghiệm và đồng sáng tạo. Nhiệm vụ của quá trình GDHƯ
không phải là đi tìm manh mối và giải quyết vấn đề mà là khai thác cái tiềm ẩn trong VBVC và
trong chính người đọc. Bởi vậy, quá trình dạy học văn chương đảm bảo tính khoa học, phù hợp
với đặc trưng môn học, giải quyết được hạn chế: “Đọc thơ văn không phải để suy tư về thân phận
con người, về cá nhân và xã hội, về tình yêu thương và lòng thù hận, về niềm hân hoan và sự tuyệt
vọng,. . . mà chỉ để cho người ta tiếp nhận những bài phê bình theo cổ điển hay hiện đại” [8].
Vận dụng thuyết GDHƯ vào dạy học TPVC còn phát huy tiềm năng, sức sáng tạo và nội
lực cá nhân của người học, phù hợp với xu hướng đổi mới mạnh mẽ PPDH văn. Hướng tâm điểm
vào quá trình từ VBVC đến bạn đọc học sinh tạo cơ hội để bạn đọc được trải nghiệm văn học,
nhập thân vào thế giới nghệ thuật, biến VBVC của nhà văn thành tác phẩm sống động trong tâm trí
mình. Đối thoại với bạn đọc ở nhiều thế hệ và với chính mình về những gì bản thân đọc thấy trong
quá trình GDHƯ đã trả lại vị trí đích thực của học sinh trong giờ dạy học TPVC. Người làm nên
tác phẩm không ai khác chính là bạn đọc học sinh. Thay vì chỉ tiếp nhận lại ý kiến của thầy cô, học
thuộc những nhận định của các chuyên gia, học sinh có cơ hội tìm thấy tiếng nói riêng của mình và
trao đổi bình đẳng với các tiếng nói khác, góp phần phát triển con người sáng tạo, biết cách học,
đáp ứng được yêu cầu đào tạo học sinh trở thành những công dân tích cực trong môi trường giáo
108
Lí thuyết giao dịch hồi ứng - một giải pháp giàu tiềm năng trong dạy học Ngữ văn ở nước ta
dục dân chủ. Mục tiêu trên được đảm bảo khi các yếu tố khác, khâu khác trong quá trình dạy học
cũng được nhìn nhận một cách biện chứng, và sự thay đổi nhận thức của người giáo viên. Người
giáo viên phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn nhưng cũng thú vị hơn trong việc thừa nhận tính
độc đáo của bạn đọc học sinh, chấp nhận sự khác biệt và tạo ra GDHƯ quan trọng đó. Vận dụng lí
thuyết này vào dạy học TPVC sẽ khuyến khích học sinh bộc lộ hồi ứng, đối chiếu với các bài đọc
của những học sinh khác, với quan niệm của các nhà phê bình và cả với lần đọc khác của chính
bản thân bạn đọc học sinh. Bầu không khí lớp học là bầu không khí hợp tác dân chủ, lớp học hợp
tác chứ không bài trừ nhau, không có cuộc tranh luận theo kiểu ở đó sẽ có người thắng và kẻ thua,
hay chuyện phân định rạch ròi theo kiểu không đúng thì sai. Thảo luận không để đi đến phân định
thắng thua mà để làm rõ và đi đến tự hoàn thiện mình. Đó cũng là xu hướng chung trong đổi mới
PPDH văn hiện nay.
3. Kết luận
Nhìn nhận lí thuyết GDHƯ trong hoàn cảnh hiện nay đã và đang tồn tại nhiều lí thuyết được
vận dụng vào dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông nước ta, chúng ta mới thấy được giá trị của
nó. Nó góp phần khắc phục hạn chế của PPDH: dạy văn chủ yếu là giảng văn được du nhập từ
nhà trường Pháp đầu thế kỉ XX [6]. Tương tự nó cũng giúp tránh được sự cực đoan trong tiếp cận
văn học của Phê bình mới, lí thuyết từng được vận dụng sâu rộng ở nhà trường các nước phương
Tây, đặc biệt các nước nói tiếng Anh mà nhà nghiên cứu Tzvetan Todozov đã chỉ ra [7]. Tuy nhiên,
cũng giống như nhiều lí thuyết nghiên cứu văn chương khác được du nhập vào nhà trường Việt
Nam với một nền văn hoá khác với hoàn cảnh và truyền thống DH không hoàn toàn tương đồng, lí
thuyết GDHƯ không phải là vạn năng hay chỉ có những ưu điểm, bởi vì chỉ cần tuyệt đối hoá một
mặt nào, một khâu nào đều dẫn đến những sai lầm, cực đoan chẳng hạn từng xuất hiện sự lo ngại
chuyện đề cao người đọc sẽ dẫn đến thoả mãn mọi thích thú của người học. Mặc dù vậy, với những
ưu điểm của lí thuyết GDHƯ và kết quả được ghi nhận ở nhà trường nhiều quốc gia, thiết nghĩ
lí thuyết này - tiêu điểm là những nghiên cứu của L.M.Rosenblatt sẽ mang lại “. . . cảm giác hạnh
phúc trong sự học, dành cho các em một không gian để tự do khám phá, nhận thức, trải nghiệm”
[9] trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Vinh Hiển, 2013. Dạy học Ngữ văn trong bối cảnh mới – những kì vọng, cơ hội,
thách thức. Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt
Nam, Nxb Đại học Sư phạm.
[2] Phạm Thị Thu Hương, 2012. Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ
thông. Nxb Đại học Sư phạm.
[3] Rosenblatt, L.M., 1995. Literature as Exploration, 5th ed. New York: Modern Language
Association (Original work published 1938).
[4] Rosenblatt, L.M., 1978 (Rev. ed., 1994). The Reader, The Text, The Poem: The Transactional
Theory of the Literary Work. Carbondale: Southern Illinois University Press.
[5] Rosenblatt, L.M., 2005. Making Meaning with Texts: Selected Essays. Heinemann
Portsmaith SH.
[6] Trần Đình Sử, 2003. Đọc hiểu văn bản, một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp
giảng dạy văn.
109
Trần Quốc Khả
https://trandinhsu.wordpress.com/2013/08/30, ngày 30/8/2013.
[7] Tzvetan Todozov. Bên kia biên giới nhà trường, Tzvetan Todozov, Paris, 30/8/2007; Huế,
10/11/2009, Văn nghệ, số 23/1/2010, Trần Huyền Sâm và Đan Thanh dịch Trần Thiện Đạo
hiệu đính.
[8] Tzvetan Todozov. Nền văn chương đang lâm nguy, Paris 15/8/2007, Huế 15/9/2007, Trần
Huyền Sâm dịch và giới thiệu (có sự cộng tác của Đan Thanh).
[9] An Vân, 2015. Tự do khám phá, nhận thức và trải nghiệm: Câu chuyện của giáo dục Việt
Nam. Tạp chí Tia sáng, Số 22, ngày 20/11/2015.
ABSTRACT
Transactional-theory response – a possible way to teach literature in Vietnam
Transactional-response theory questions the relationship between reader and text to create
meaningful work. With this theory, titerary works are the result of a transaction process between
writer and text, to be read contextually specific. Applying this theory when teaching Language
Arts in Vietnam, consistent with general innovative teaching methods in current literature, can be
used to meet specific aims of this course.
Keywords: Transactional-response theory, L.M.Rosenblatt, readers, experience, works of
literature.
110
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4276_tqkha_9295_2132373.pdf