Lê Vân yêu và sống từ góc nhìn phân tâm học - Nguyễn Hữu Anh

Tài liệu Lê Vân yêu và sống từ góc nhìn phân tâm học - Nguyễn Hữu Anh: 45 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0026 Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 45-51 This paper is available online at LÊ VÂN YÊU VÀ SỐNG TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC Nguyễn Hữu Anh Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu về Lê Vân Yêu và Sống từ lí thuyết phê bình Phân Tâm học. Đây là tác phẩm hội tụ những đặc trưng tiêu biểu của thể loại tự truyện. Từ lí thuyết phê bình phân tâm học, tác phẩm đã giải mã cho chúng ta một bức chân dung về sự hình thành cuộc đời quá khứ của nghệ sĩ Lê Vân từ điểm nhìn của thời hiện tại, được hoàn thành thông qua những xung đột giữa ý thức và vô thức. Tự truyện được viết từ những dữ kiện có thực trong đời sống của tác giả, bao gồm cả những bí mật riêng tư của cá nhân. Việc xuất bản tự truyện cũng đồng nghĩa với việc có thể tạo ra những làn sóng trái chiều, những dư luận không tốt, những phản ứng của xã hội dành cho tác giả. Nhưng động cơ nào đã thôi thúc Lê V...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lê Vân yêu và sống từ góc nhìn phân tâm học - Nguyễn Hữu Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0026 Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 45-51 This paper is available online at LÊ VÂN YÊU VÀ SỐNG TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC Nguyễn Hữu Anh Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu về Lê Vân Yêu và Sống từ lí thuyết phê bình Phân Tâm học. Đây là tác phẩm hội tụ những đặc trưng tiêu biểu của thể loại tự truyện. Từ lí thuyết phê bình phân tâm học, tác phẩm đã giải mã cho chúng ta một bức chân dung về sự hình thành cuộc đời quá khứ của nghệ sĩ Lê Vân từ điểm nhìn của thời hiện tại, được hoàn thành thông qua những xung đột giữa ý thức và vô thức. Tự truyện được viết từ những dữ kiện có thực trong đời sống của tác giả, bao gồm cả những bí mật riêng tư của cá nhân. Việc xuất bản tự truyện cũng đồng nghĩa với việc có thể tạo ra những làn sóng trái chiều, những dư luận không tốt, những phản ứng của xã hội dành cho tác giả. Nhưng động cơ nào đã thôi thúc Lê Vân viết? Sử dụng lí thuyết phê bình Phân tâm học trong việc phân tích hình tượng tác giả sẽ làm sáng rõ câu trả lời đó. Từ khóa: Tự truyện, Phân tâm học, phê bình Phân tâm học, Lê Vân Yêu và Sống, Vô thức, ý thức, tác giả. 1. Mở đầu Tự truyện (autobiography: tiếng Anh) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nhìn vào khái niệm có thể thấy tồn tại ba thành tố (auto: tự, bio: cuộc sống, graphy: viết) tạo nên nội hàm thể loại. Từ đó có thể hiểu tự truyện là nơi tác giả tự “kể” hoặc “viết” về cuộc sống của chính mình. Tự truyện, trong hành trình phát triển của nó nhiều thời điểm được coi là một thể loại phi hư cấu – một tiểu loại của tiểu sử, nhưng theo thời gian, với sự sáng tạo của các tác giả và những nỗ lực xác lập của các nhà nghiên cứu tự truyện đang được nhìn nhận trong đúng thế giới của nó thuộc về - một thể loại văn học. Philippe Lejeime trong tiểu luận Hiệp ước tự thuật (Le Pacte Autobiographique) đưa ra định nghĩa quan trọng xác lập những yếu tố về mặt hình thức của tự truyện: Đó là “thể loại tự sự tái hiện dĩ vãng, trong đó một con người có thật kể lại cuộc sống của mình, nhấn mạnh về đời sống riêng tư, đặc biệt là về mặt lịch sử hình thành nhân cách” [1; tr.4]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tự truyện là “tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự do tác giả tự viết về cuộc đời mình” [2; tr.389]. Để phân định một cách rõ ràng hơn về thể loại văn học này, các tác giả đặt nó trong thế đối sánh với tự thuật: “Tự thuật là sự thông báo về quá khứ, tự truyện lại là tác phẩm nghệ thuật làm cho quá khứ tái sinh. Nhà văn viết tự truyện như được sống lại một lần nữa đoạn đời đã qua của mình. Tự thuật đòi hỏi người viết phải hết sức tôn trọng tính xác thực của sự kiện, trong tự truyện, tiểu sử nhà văn chỉ đóng vai trò cơ sở của sáng tạo nghệ thuật” [2; tr.389]. Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về tự truyện khá công phu như Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Đỗ Hải Ninh (Nhân đọc tiểu thuyết “Một mình Ngày nhận bài: 29/12/2017. Ngày sửa bài: 29/2/2018. Ngày nhận đăng: 3/3/2018. Tác giả liên hệ: Nguyễn Hữu Anh. Địa chỉ e-mail: huuanh.edu@gmail.com Nguyễn Hữu Anh 46 một ngựa” của Ma Văn Kháng. Nxb Phụ Nữ, H, 2009; tác phẩm nhận giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2009) đã bàn về yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết và coi đây là vấn đề có ý nghĩa đối với văn học đương đại bởi nhu cầu thể hiện cái tôi – hình tượng tác giả trong quá trình nhận thức lại quá khứ và thực tại. Luận văn thạc sĩ của Phạm Ngọc Lan nghiên cứu Tự truyện trong Văn học Việt Nam hiện đại, năm 2006 đã trình bày đầy đủ những vấn đề liên quan đến thể loại tự truyện và đặc trưng của thể loại tự truyện trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu tự truyện từ các góc nhìn khác như luận án tiến sĩ của Hoàng Thị Tâm Tự truyện Việt Nam đương đại: Nghiên cứu từ xã hội học văn học (2016). Nhìn chung, những công trình này đã tìm ra những đặc điểm đặc trưng của thể loại tự truyện và vị trí của nó trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Với sự phát triển của các ngành khoa học nhân văn, chân trời phê bình văn học được mở rộng. Ngày nay một tác phẩm văn học, một thể loại văn học, có thể được tiếp cận nhiều cách, được giải thích theo nhiều hướng.Việc đọc tác phẩm văn học theo xu hướng phân tâm học đang không ngừng phát triển. Trong khi những nhà nghiên cứu W. James, J. Watson,Max Wertheimer là những tên tuổi vĩ đại của khoa học tâm lí, nhưng những thành tựu của họ như học thuyết Tâm lí học hình thái, Tâm lí học hành vi lại ít được biết đến ngoài phạm vi tâm lí học thì lí thuyết Phân tâm học được Sigmund Freud đưa ra năm 1896, lại có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực như: tâm lí học, giáo dục học, y học, văn hóa nghệ thuật, Các nhà nghiên cứu phân tâm học, mở đầu là S.Freud đã khai thác và nhận thấy văn học là đối tượng hàm chứa nhiều dữ kiện để phân tâm học có thể lí giải và làm sáng rõ. Thuật ngữ Phân tâm học (tiếng Anh: Psychoanalysis, tiếng Pháp: Psychanalyse, tiếng Đức: Psychoanalyse) là tập hợp những lí thuyết và phương pháp tâm lí học có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng tự do để chữa trị một số rối loạn nhiễu tâm (psychoneurotic disorders) [3; tr.2]. Tiếp thu những thành tựu của S.Freud, C.Jung đã đưa ra lí thuyết về cổ mẫu và vô thức tập thể, đây là một phát hiện có giá trị lớn trong phê bình văn học. Từ góc nhìn Phân tâm học, sẽ có nhiều góc khuất hơn trong tác phẩm được người đọc nhìn nhận và đánh giá lại, giúp cho tác phẩm được khai thác theo chiều sâu hơn. Trong phê bình và nghiên cứu văn học có thể xác lập ba hệ hình phân tâm học bao gồm: phê bình phân tâm học tiểu sử, phê bình phâm tâm học văn bản và phê bình phân tâm học người đọc. Năm 2006 Lê Vân Yêu và Sống ra đời, đây là một trong những tác phẩm thể hiện những đặc trưng của thể loại tự truyện. Lê Vân Yêu và Sống là tự truyện của NSƯT Lê Vân do nữ nhà văn Bùi Mai Hạnh chắp bút, được viết ra như một cách để thanh lọc tâm hồn. “Tôi biết mình có những điều sai và cuốn sách là lời tôi sám hối” [4]. Bài viết nghiên cứu “Lê Vân yêu và sống” từ góc nhìn Phê bình Phân tâm học với mong muốn góp phần vào việc kiến giải và làm sáng tỏ những đặc trưng trong việc xây dựng hình tượng tác giả của thể loại tự truyện. Đồng thời bằng hướng tiếp cận phê bình phân tâm học với sự khai thác chiều sâu tâm lí của tác giả mong muốn giải mã được những góc khuất sâu thẳm trong tác phẩm “sám hối” này của Lê Vân. Để triển khai việc giải mã này, cần dựa theo ba hệ hình phân tâm học. Trước tiên là khảo sát những chi tiết, dữ kiện của đời sống quá khứ của Lê Vân (sử dụng phê bình phân tâm học tiểu sử), soi chiếu những điều đó vào văn bản, tìm hiểu các tầng vô thức và ý thức hàm chứa trong diễn ngôn văn bản (phê bình phân tâm học văn bản), qua đó tìm hiểu về những xu hướng tiếp nhận của người đọc, lí giải về những sự phản ứng xã hội, lên án tác giả hoặc chia sẻ và cảm thông. 2. Nội dung nghiên cứu Cái vô thức bản năng luôn bị kìm hãm bởi hàng rào kiểm duyệt (censure) do ý thức thiết lập, càng bị ức chế lại càng có nhu cầu được thỏa mãn. Kết cấu nhân cách 3 tầng này là một khối vận động không ngừng, trong đó vô thức có sức sống dai dẳng và mãnh liệt nhất. Hành vi của con người hình thành từ các mặc cảm gây nên do sự đè nén bản năng và các tiềm thức từ thời thơ ấu. Sáng tạo nghệ thuật chẳng qua là sự thăng hoa của những ẩn ức, người nghệ sĩ càng bị đè nén Lê Vân Yêu và Sống từ góc nhìn phê bình Phân tâm học 47 nhiều lại càng có cơ hội để sáng tác. Trong Lê Vân, luôn có sự đối lập mạnh mẽ giữa “Yêu” và “Sống”, nó cũng chính là sự đối lập của ý thức và vô thức trong con người theo quan điểm phân tâm học. Lê Vân bộc bạch rằng, chị viết tự truyện là để “sám hối” nhưng thực tế,chính chị, khi viết tự truyện này lại luôn tìm những lí lẽ để biện minh cho mọi sai trái của mình. Đó cũng là hành động theo bản năng, dù muốn bộc bạch để thanh lọc tâm hồn mình, nhưng vẫn khao khát được “an toàn”, mà vỏ bọc an toàn được tạo ra bằng sự biện minh. Gọi A là vô thức, A’ là diễn ngôn trong văn bản, có thể mô thức lại như sau: A văn bản hóa A’ Hay, A’ được tạo thành từ sự mô tả nguyên mẫu vô thức A. Sau khi A’ được tạo thành, A’ mang chức năng giải thích A. Ở trong bài viết này, người viết muốn đề cập sâu hơn về cơ chế văn bản hóa những vô thức, nhưng không chỉ dừng lại ở A’, mà từ A’ đề cập tới một hệ biểu tượng, hình tượng A’’ khác, đây mới đích đến cuối cùng của tác giả và mục đích giải tỏa tâm lí. A’’ có thể có hình thức giống với A và A’ nhưng cũng có thể chỉ là sự giống ở một đặc điểm nào đó hoặc khác nhau về trường logic sự vật. A’’ cũng có thể cùng thuộc về loại đối tượng với A và A’, nhưng cũng có thể nằm ở một hệ đối tượng khác (A’’ được tạo ra qua sự liên tưởng, tính logic ngầm, sự giống ở một đặc điểm nào đó). “Người Việt đã quen với các loại tin đồn về văn nghệ sĩ và cuộc sống gia đình của họ, nhưng việc một nghệ sĩ nổi tiếng phơi bày những chuyện không hay của mình cũng như gia đình mình trước công chúng thì thật là một chuyện rất mới mẻ và gây sốc. Như người Việt vẫn nói, “vạch áo cho người xem lưng” là một việc không nên làm” [5]. Nhưng Lê Vân yêu và sống vẫn ra đời, nó giống như một sự giải tỏa khỏi vô thức được tạo nên từ những ám ảnh của cuộc đời. 2.1. Tình yêu với bản năng vô thức 2.1.1. “Bản năng chết” trong tình yêu của Lê Vân Thatanos (bản năng chết) là biểu hiện tiêu cực của libido (xung năng tính dục), phá hủy sự sống như trạng thái phản kháng, tự hủy diệt, các chứng bệnh cuồng điên, hành xác,... [5]. Cụ thể, ở Lê Vân Yêu và Sống, bản năng chết trong tình yêu của Lê Vân được bộc lộ rất rõ qua những trạng thái cảm xúc tự hủy diệt, hành xác,... khi yêu. Đặc biệt, Lê Vân luôn có mặc cảm về cái chết trong tình yêu, coi cái chết như một điều mang đến xúc cảm hạnh phúc, sự nuối tiếc và vẻ đẹp thương cảm. Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy cũng đã lí giải điều này (bản năng chết) khi tiếp cận thơ của Bà Huyện Thanh Quan. “Không chỉ bị cuốn hút bởi sự suy tàn, mà còn thấy vẻ đẹp của suy tàn. Điều “nghịch dị” này thường trực trong thi phẩm của bà đến mức thành ám ảnh. Ám ảnh đó ẩn chứa một xung năng vô thức mạnh mẽ mà phâm tâm học gọi là bản năng chết (thanatos)” [7;tr.136-137] Ba người đàn ông mà Lê Vân yêu đều là những người đàn ông mang theo tình yêu “khiếm khuyết”. Người đàn ông đầu tiên cô yêu là một đạo diễn, đã có gia đình. Cuộc tình kéo dài mười năm trong bóng tối. Người ấy là người cô yêu như “chết đi sống lại”, có thể hi sinh mọi điều, liều lĩnh làm mọi thứ, tình nguyện hi sinh thân mình, nhưng đó cũng là người mang đến cho cô nhiều đau đớn. Người đàn ông thứ hai là một chàng lãng tử, chàng cho cô tất cả những điều mà người đàn ông đầu tiên không thể mang đến được: sự tự do, phóng khoáng; ánh sáng; nhà cửa; danh phận,... Anh ta làm tất cả những điều ấy một cách tự giác, chóng vánh mà không cần được yêu cầu. Tuy nhiên, “Một lần nữa, tôi lại yêu một người đàn ông đã có vợ con gia đình đầm ấm. Có điều, vợ con chàng ở mãi một phương trời khác những cảnh tan cửa nát nhà không hiện diện trước mắt tôi [6; tr.231]. Người đàn ông cuối cùng (nhắc đến trong tự truyện) là người đàn ông lấp đầy mọi khoảng trống mà hai người đàn ông kia mang đến cho Vân, duy chỉ có một điều vẫn không đổi khác, là ông ta chưa li dị vợ. “Đến bây giờ, cô con gái đã hai mươi rồi, vẫn chưa thấy gì, chỉ nói là Nguyễn Hữu Anh 48 “đang”, anh đang làm, đang tiến hành. Và tôi tin như vậy. Không bao giờ tôi nghĩ anh có điều gì đó không thật lòng với tôi” [6; tr.310]. Dù nhiều lần Vân nhắc đến điều đó, nhưng ông ta vẫn luôn có lí do để trì hoãn, mặc dù vậy, chí ít ông ta vẫn cho Vân được sự tin tưởng, bình yên, bao bọc. “Anh có thấy không, anh như cây thông khỏe mạnh vững chãi, còn em thì chỉ là cây leo mỏng mảnh kia thôi, phụ nữ cần nơi nương tựa, hiện nay em đang cảm thấy như thế. Em chỉ có thể tả như thế, và em thấy con thuyền đời em đã tìm thấy bến, em mong muốn dừng lại ở cuộc sống với anh, thế là mãn nguyện” [6; tr.314]. Lê Vân có một tuổi thơ không hạnh phúc. Cha mẹ chị lấy nhau lúc khoảng 20 tuổi, sau đó có ba đứa con và nuôi nấng chúng trong thời gian chiến tranh chống Mĩ. Chính vì lấy nhau trong hoàn cảnh cả hai vẫn là “trẻ con”, nên gia đình “trẻ con” ấy luôn xảy ra xô xát, luôn rình rập đổ vỡ. Bố mẹ chị, như chị kể, quá mải mê hành hạ nhau và cố xoay xở kiếm sống mà không có thời gian để thương yêu chị. Trong mắt chị, từ thuở ấu thơ cho đến bây giờ, bố chị là một người đàn ông “vô tích sự”, một người đàn ông hèn hạ, không bao giờ đưa nổi một đồng lương cho vợ nuôi con: “Bố trong mắt tôi – bé gái, tôi – thiếu nữ và bây giờ, tôi – thiếu phụ vẫn thế, vẫn không một ấn tượng tốt đẹp. Cả một đời nghệ sĩ, bố chưa hề mang về cho mẹ tôi được một tháng lương tượng trưng. Cứ đến cuối tháng, khi cái nghĩa vụ làm chồng làm cha ấy bị “sao lãng”, mẹ lại bảo khẽ các con: “Nhắc bố đưa tiền ăn cho mẹ”. Và những lúc túng quẫn quá, giận dữ bốc lên, mẹ gọi bố là “thằng hèn”. Một thằng đàn ông mà không nuôi nổi vợ con thì chỉ là một thằng hèn” [6; tr.52]. Tất cả những hiện thực đó trong tuổi thơ chị đã trở thành nỗi “ám thị”, khiến chị sợ hãi và không còn tin tưởng những người đàn ông non trẻ như cha chị khi lấy mẹ chị nữa. Từ mặc cảm tuổi thơ ấy, điều dễ hiểu sẽ dẫn tới khát vọng tìm đến với những người đàn ông chững chạc, vững vàng, đủ khả năng trở thành chỗ dựa vững chắc cho chị. Mà điều ấy, thì thường chỉ có được ở những người đàn ông đã trung tuổi, và đã có gia đình. “đúc kết lại thành một lời thề: Không bao giờ yêu và lấy làm chồng một người “nghệ sĩ” kiểu như bố, thậm chí, không bao giờ lấy người làm nghệ thuật. Tôi ước mong người đàn ông của mình phải biết thương yêu tôi, cùng tôi chia xẻ ngọt bùi, đắng cay, cùng tôi nuôi dạy con cái và giữ gìn tổ ấm gia đình” [6; tr.57]. Vân chọn những người đàn ông ở hoàn cảnh của thứ tình yêu hạnh phúc “khiếm khuyết” nên bởi vậy tâm hồn Vân cũng chưa từng thanh thản, luôn mặc cảm tội lỗi, luôn tự “hành xác” mình theo cách này hoặc cách khác. Trong cuộc tình đầu tiên... Với người đàn ông đầu, Vân thể hiện rõ sự tự hành hạ bản thân bằng những mặc cảm trong tâm hồn, Vân luôn tự khiến mình đớn đau, bắt mình phải bận rộn hơn để có thể quên đi cuộc tình si ngang trái. Đó là nỗi sầu trĩu nặng tâm hồn: “Đã nhiều lần em đạp xe về một mình vừa đi vừa khóc nấc lên như một đứa trẻ. Kể cả lúc mình vừa giận nhau hay cả lúc mình vừa yêu nhau thật nhiều. Không ai hiểu được em sống buồn đến thế nào” [6; tr.170]. Đó là mặc cảm tội lỗi giày vò tâm can: “Em buồn Nhưng không phải là cái buồn nhức nhối quằn quại, mà nó như ở nơi sâu thẳm nào đó thấm dần, thấm dần khiến em không thoát ra được. Bởi em biết, một khi em đã để cho "niềm thương cảm lớn" tràn ngập lòng mình, tức là em phải mất anh thôi, phải xa anh thôi, em không có quyền” [6; tr.310]. Đó là cảm giác tuyệt vọng tột cùng: “Đã có lần vì tuyệt vọng, em nguyền rủa sự có mặt của em trong cuộc đời này, nay lá thư lại nhắc em đến điều đó: "Bây giờ và sau này, anh đâu còn được sống cho anh nữa". Giá anh hiểu được em sống ngắc ngoải khó khăn thế nào, anh sẽ hiểu tại sao em viết: em sẽ cố gắng sống đến ngày anh về.” [6; tr.191]. Những cảm xúc hỗn độn, mâu thuẫn đã khiến Vân tự giày vò thân xác mình đến độ căng thẳng, thân hình gầy đét.. Đến cuộc tình thứ hai... Lê Vân Yêu và Sống từ góc nhìn phê bình Phân tâm học 49 Mọi thứ tưởng chừng bình yên, vì tình yêu này diễn ra hết sức tự do, mặc sức thể hiện; chàng lãng tử cũng li hôn rất nhanh, không đợi Vân yêu cầu. Nhưng... “Và một cuộc sống trần trụi lộ ra: Sống với chàng, tất cả mọi việc từ A đến Z, từ xây sửa cửa nhà, vay mượn tiền nong, đụng độ với thực tế cuộc sống tôi đều phải dùng đến “cái mặt mình” để giao dịch” [6; tr.239]. Người đàn bà luôn có khát vọng được an toàn, được bao bọc. Bản năng về sự an toàn ấy, khiến Lê Vân cảm thấy mỏi mệt trước thực tế cuộc sống khi luôn phải gồng gánh một mình, một mình bươn trải. Khi không còn được an toàn nữa, tất yếu người ta sẽ khao khát tìm đến bến đỗ khác – nơi có thể để mình được nương náu. Bởi vậy, mối tình thứ ba mới xuất hiện! Người đàn bà, đặc biệt Lê Vân – nghệ sĩ với tâm hồn nhạy cảm đặc biệt – có lẽ luôn muốn cháy hết mình, hi sinh hết mình cho tình yêu, luôn muốn dâng hiến mọi điều, kể cả thể lực lẫn tâm trí, chỉ cần toàn tâm toàn ý, chỉ cần để người mình yêu cảm thấy hạnh phúc. Cảm xúc đó chính là khía cạnh của “bản năng chết”, luôn muốn dốc sức tất cả, đến kiệt cùng để hi sinh cho tình yêu của chính mình. 2.1.2. Quá trình tìm kiếm bản thể và sự khẳng định chính mình trong tình yêu Nhìn lại tuổi thơ của chính Lê Vân, chị luôn mang mặc cảm “không được công nhận”. Cha mẹ không vui vẻ, luôn đấu tranh, bất hòa đến mức quên luôn cả việc phải yêu thương chị. Rồi những khi, mẹ chị quá mải mê kiếm tiền mà phải gửi chị lại ở nhà trông trẻ, ở trường múa,... có những đêm đi diễn muộn, mẹ đón chị sau cùng... Thậm chí, trong lá đơn li hôn, đến mục chia con, tên chị cũng không hề xuất hiện. Tất cả những điều đó, khiến Lê Vân cảm thấy sự tồn tại của mình đều không được công nhận. Và bởi vậy, trong tình yêu, chị khao khát đạt được điều ấy. Đó là lí do vì sao, trong mỗi cuộc yêu, chị luôn khao khát chiến thắng, chiến thắng người vợ hiện tại, được chính thức về chung mái nhà với người chị yêu – bởi chị muốn thỏa mãn tham vọng được công nhận trong tình yêu! Tình yêu với Người ấy – một người gầy – người tình thứ nhất, luôn dịu dàng với chị trong mọi hoàn cảnh – đã chính thức bị chị phản bội khi chị gặp Chàng lãng tử. Chàng là Tây lai – và đương nhiên, sức vóc vạm vỡ cùng tính cách phóng khoáng sẽ khác hẳn chàng trai miền Bắc mà chị vốn đem lòng yêu thương. Chị dần bị chinh phục chính bởi tính cách phóng khoáng, mạnh mẽ của chàng, có thể chu cấp đầy đủ, giúp chị xây nhà (trong khi Người ấy không thoát được khỏi hình bóng cũ của cha chị - vẫn phải trông chờ đồng lương nghệ sĩ nghèo nàn), và cũng bởi, chàng đã cho chị được yêu đương trong ánh sáng. Bến đỗ thứ ba với “Bram yêu dấu”... Bram là một nhà ngoại giao Hà Lan làm việc cho Liên Hợp Quốc. Sau bao thăng trầm trên hành trình tìm lối thoát để thỏa mãn tham vọng an toàn và bình yên, đây chính là người đàn ông giúp Lê Vân tìm ra đáp án. Ông là người chững chạc, thanh lịch, kiếm ra tiền và để cho chị được làm đúng vai trò của mình – “là đàn bà”. Chị có một gia đình nhỏ, có hai bé con xinh như thiên thần, và dìu vẫn bận rộn, nhưng chị bận rộn “làm đàn bà”, bận rộn với những lo toan đúng nghĩa của người phụ nữ trong gia đình. Có lẽ bởi vậy mà chị coi Bram là bến đỗ cuối cùng, là “bờ vai rộng” để chị nương nhờ. “Lê Vân yêu và sống” từ khi ra đời đã để lại rất nhiều tranh cãi, trong đó có những ý kiến trái chiều, phủ nhận lại tác phẩm hay lên án người viết. Nhưng dưới góc nhìn tham chiếu phân tâm học, có thể giải mã được tâm lí của tác giả và động cơ thôi thúc tác giả viết. Cuộc sống thời thơ ấu với những ám ảnh về cuộc sống gia đình của Lê Vân đã tạo thành những ẩn ức tiềm tàng trong con người của chị, trở thành vô thức với nhu cầu được giải tỏa. Những vô thức ấy thể hiện trong từng hành động, lựa chọn và quyết định của Lê Vân để bù đắp những điều còn thiếu ở tuổi thơ. Đây là những lí giải có logic từ tiểu sử của Lê Vân đến những chi tiết về cuộc sống của chị trong Nguyễn Hữu Anh 50 tự truyện, điều này hi vọng có thể phần nào giúp bạn đọc có cái nhìn rõ nét hơn, cảm thông hơn với Lê Vân. 2.2. Trách nhiệm với ý thức cộng đồng Mặc dù mang quá nhiều mặc cảm về một gia đình không hoàn hảo như bên ngoài mọi người vẫn tưởng, nhưng sâu thẳm, Lê Vân vẫn luôn có ý thức làm tròn trách nhiệm của mình với mọi người xung quanh. Cô từng oán trách bố, từng rất xa lạ với mẹ, tất cả xuất phát từ mặc cảm “không được thừa nhận”. Thế nhưng, cô cũng là người đầu tiên có ý thức và có thể mua được căn nhà mới khang trang hơn để gia đình sinh sống. Cô cũng là người thường ở bên bố khi bố về già, dù chính cô, nói rằng mình không yêu bố. Cô cũng là đứa trẻ mang nhiều cảm thương với mẹ, dù không gần gũi, nhưng đủ sự cảm thông. Chưa bao giờ mở tấm lòng với bố, chưa khi nào đối thoại với mẹ, chẳng mong muốn tâm sự với các em về nỗi khổ tâm, đớn đau..., Lê Vân đã sống chôn chặt mình, âm thầm chịu đựng cho qua gần hết quãng đời. Dù còn đôi chút e ngại những nhân vật có mặt trong tự truyện sẽ hiểu lầm thiện ý, Lê Vân bảo mình kể về bản thân chỉ theo dòng kí ức chảy xiết chứ không mảy may muốn kể xấu gia đình, không gợn chút ý nghĩ muốn bôi xấu người thân. “Không ai có thể phủ nhận những gì ba tôi, mẹ tôi đã đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà. Tôi chỉ nói về tôi, về nỗi đau của tôi trong những năm tháng tối tăm vì đói nghèo, khổ cực ấy. Tôi yêu gia đình mình”, Lê Vân nói (Theo Lê Bảo, https://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi- sao/trong-nuoc). Sau tất cả những thiệt thòi, thiếu thốn, những tổn thương chúng ta đã nhìn thấy từ những chương đầu; thì đến khi hai đứa con xuất hiện trong cuộc đời Lê Vân, cũng là lúc mọi điều như đang dần được bù đắp. Tuổi thơ thiếu thốn tình thương, bản thân luôn coi mình là “tế bào lạ” trong gia đình, lúc nào cũng chỉ “trực long ra ngoài”; ấy vậy, nhưng cô gái ngang ngạnh ấy khi thành một người mẹ lại thật ấm áp và dịu dàng. Nhận thức rõ về những thiệt thòi của bản thân, nên Vân càng hiểu sâu sắc hơn trách nhiệm của mình, là phải cho con một cuộc sống bình yêu, đủ đầy, phải bù đắp hết những yêu thương mà đời mình thiếu hụt, cho con. “Giờ này hai con đang ngủ say, chắc rằng bố mẹ sẽ làm tất cả những gì tốt đẹp nhất cho các con. Hơn ai hết, mẹ hiểu rằng, mẹ sẽ dành tất cả tình thương yêu cho các con mà không đòi hỏi một điều gì. Cuộc đời mẹ đã không được hưởng điều đó nên mẹ rất thèm được sống trong sự yêu thương chia sẻ.” [6; tr.335]. Suốt hơn 30 năm bươn chải nghệ thuật, Vân thú nhận mình không có nổi một người bạn thân. "Đó là nỗi bất hạnh của tôi. Tôi không có bạn, không thể chia sẻ với bất kỳ ai nỗi cô đơn luôn thường trực", chị bảo thế. Nguyên nhân của sự khép chặt bắt nguồn từ chính nỗi đau khi cô bé Vân còn đang học trường múa. Hai người bạn thân cùng lớp cùng ăn, cùng chơi, cùng chia sẻ... đã im lặng, không lên tiếng bênh vực một lời khi tập thể xét kết nạp Đoàn viên cho Vân, dù cả hai đều là cán bộ lớp. Hi vọng nhiều quá, để rồi thất vọng tràn trề, đầu óc non nớt của cô bé hơn 10 tuổi chỉ biết rằng từ nay mình đừng tin ai là bạn tốt. Và Lê Vân đã sống cùng "niềm tin" đó đến gần hết cuộc đời. Cũng trong suốt ba mươi năm với nghề ấy, Vân có ý thức rất rõ về trách nhiệm với nghề, ngay từ khi còn rất nhỏ, đi học trường múa. Cho dù múa không phải ngành Vân thích, không đam mê; hơn thế, những ngày khổ luyện tại trường múa có lẽ cũng là kí ức ám ảnh với nhiều đứa trẻ bởi sự khắc nghiệt vốn có của bộ môn nghệ thuật này, ấy vậy mà đứa trẻ ấy, vẫn rất nghiêm túc, rất chân thành tập luyện. Sau này, khi ra nghề rồi, Vân vẫn say đắm, vẫn trân trọng nghề, trân trọng đồng nghiệp như những ngày đầu. Không chỉ với nghề múa, thứ nghề chị gắn bó từ khi còn nhỏ, được mẹ lựa chọn cho; mà kể cả với nghiệp đóng phim, dù chỉ là duyên may chị đến với điện ảnh, nhưng chị vẫn có ý thức trách nhiệm cao với những vai diễn của mình: “Trong suốt những năm tháng tham gia đóng phim, tôi cũng đã rất ý thức với việc chọn lựa vai diễn, chọn lựa đạo diễn, rồi lao động hết mình cho bộ phim để không bị rơi vào sự sáo mòn tầm thường” [6; tr.150]. Lê Vân Yêu và Sống từ góc nhìn phê bình Phân tâm học 51 Trong tình yêu có thể Vân mắc nhiều sai trái với đời, với người; nhưng trong cuộc sống, chị lại luôn có ý thức, có tự trọng và có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Chị có thể lạc lối khi yêu, nhưng trách nhiệm với cộng đồng thì không bao giờ quên vun đắp. Bản thân tự truyện này ra đời, cũng chính là một cách để chị hoàn thiện hơn trách nhiệm với cộng đồng bởi những sai trái chị gây ra trong tình yêu. Chị “sám hối” là để về gần với phần “siêu ngã” hơn, để cố hoàn thiện hơn con người cộng đồng trong chính mình. 3. Kết luận Nếu tiểu thuyết là sự hư cấu từ những chất liệu đời thường, thì tự truyện là hành trình tìm bản ngã con người có thật trong sự hình thành nhân cách sau mỗi biến cố cuộc đời. Khi viết tự truyện, mỗi tác giả đều muốn bộc bạch những câu chuyện, những dấu ấn của cuộc đời mình rồi qua đó là những chiêm nghiệm và suy ngẫm được hàm chứa trong từng trang viết. Phân tâm học cung cấp phương pháp giải mã hình tưởng tác giả thông qua việc phân tích những thành tố tạo nên bộ mặt tâm lí là: vô thức và ý thức. Trong Lê Vân Yêu và Sống, đã có một sức mạnh thôi thúc tác giả viết, đó là những ám ảnh trong cõi vô thức, nơi ý thức không thể thể hiện quyền uy. Lê Vân viết để được giải tỏa, để được thoát khỏi những dằn vặt của bản thân, để được cảm thông và chia sẻ. Có thể những điều chị viết sẽ tạo nên những xung đột của gia đình, tạo nên những phản ứng của xã hội, tạo nên những sự thất vọng và lên án dành cho chị, nhưng chị vẫn viết. Đối lập những vỏ bọc của thanh danh, đạo đức và ngưỡng mộ xã hội là cái ẩn sâu bên trong tâm hồn của ám ảnh, ham muốn và bản năng của một con người cô đơn trong xã hội hiện đại của vật chất, kim tiền. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lejeune, Philippe,1989. On autobiography, Minneapolis: The univ. Of Minnesota Press. [2] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Cb), 2007. Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Vũ Thị Trang, 2015. Ba hệ hình phê bình phân tâm học. Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội. [4] Nguyễn Hằng, 2006. Khi Lê Vân “sám hối”. [5] Phê bình phân tâm học,2014, hoc.html [6] Bùi Mai Hạnh, Lê Vân, 2006. Lê Vân yêu và sống. Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. ABSTRACT Le Van Love and Life from the Psychoanalytic Theory Nguyen Huu Anh Graduate Academy of Social Sciences - Vietnamese Academy of social sciences. Paper studies on Le Van Love and Live using the Psychoanalytic Theory. This is a workconsisting of typicalfeatures of the autobiography. By this Theory the work gives us a portrait of Le Van's past life accomplished with conflict between consciousness and unconsciousnessfrom the point of view of the present time. Autobiography is written based on the facts of the author's life including her personal secrets. The publication of autobiography also means that it may create conflicting waves, bad publicity and social reactions to the author. However what motivates Le Van to write? Using psychoanalytic theory in the analysis of author’s imagery will clarify that answer. Keywords: Autobiography, psychoanalysis, psychoanalytic criticism, Le Van yeu va song, unconscious, awareness, author.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5194_6_nguyen_huu_anh_4987_2123683.pdf
Tài liệu liên quan