Tài liệu Lê Văn Huân và đóng góp của ông trong phong trào yêu nước 30 năm đầu thế kỷ XX: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017
62
Lê Văn Huân và đóng góp của ông trong
phong trào yêu nước 30 năm đầu thế kỷ XX
Le Van Huan and his contributions in the patriotic in 30
early years of the twentieth century
TS. Nguyễn Tất Thắng,
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Nguyen Tat Thang, Ph.D.,
Hue University of Education
Tóm tắt
Bài viết nhằm cung cấp cho người đọc những tư liệu về thân thế và sự nghiệp của nhà yêu nước Lê Văn
Huân, đặc biệt là những đóng góp của ông đối với phong trào Duy Tân, Đông Du, Phong trào chống
thuế đầu thế kỷ XX ở Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung. Gần 10 năm bị thực dân Pháp lưu đày ở
địa ngục trần gian Côn Đảo (1908 - 1917) với bao sự bạo tàn vẫn không thể làm nhụt ý chí đấu tranh
trong con người Lê Văn Huân. Sau khi được trả tự do, Lê Văn Huân tiếp tục hoạt động, tích cực liên lạc
với một số trí thức yêu nước để thành lập Hội Phục Việt (tiền thân của Tân Việt Cách mạng Đảng). Bị
kẻ thù b...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lê Văn Huân và đóng góp của ông trong phong trào yêu nước 30 năm đầu thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017
62
Lê Văn Huân và đóng góp của ông trong
phong trào yêu nước 30 năm đầu thế kỷ XX
Le Van Huan and his contributions in the patriotic in 30
early years of the twentieth century
TS. Nguyễn Tất Thắng,
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Nguyen Tat Thang, Ph.D.,
Hue University of Education
Tóm tắt
Bài viết nhằm cung cấp cho người đọc những tư liệu về thân thế và sự nghiệp của nhà yêu nước Lê Văn
Huân, đặc biệt là những đóng góp của ông đối với phong trào Duy Tân, Đông Du, Phong trào chống
thuế đầu thế kỷ XX ở Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung. Gần 10 năm bị thực dân Pháp lưu đày ở
địa ngục trần gian Côn Đảo (1908 - 1917) với bao sự bạo tàn vẫn không thể làm nhụt ý chí đấu tranh
trong con người Lê Văn Huân. Sau khi được trả tự do, Lê Văn Huân tiếp tục hoạt động, tích cực liên lạc
với một số trí thức yêu nước để thành lập Hội Phục Việt (tiền thân của Tân Việt Cách mạng Đảng). Bị
kẻ thù bắt giam lần thứ 2 (1929), Lê Văn Huân đã mổ bụng tuẫn tiết để giữ tròn khí tiết.
Từ khóa: Lê Văn Huân, Duy Tân, Đông Du, chống thuế, Hội Phục Việt, Tân Việt cách mạng Đảng,
Hà Tĩnh.
Abstract
The article provides readers with materials on the identity and career of the patriotic Le Van Huan,
especially his contributions to the Duy Tan, Dong Du, anti-tax movement of the early twentieth century
in Ha Tinh in particular and the whole country in general. 10 years of exile in the “hell world” Con Dao
(1908-1917) by the French colonialists with brutality could not diminish the will to fight in Le Van
Huan’s mind. After being released, Le Van Huan continued to work, actively contact with some
patriotic intellectuals to establish the Phuc Viet Association (predecessor of Tan Viet Revolution Party).
Arrested by the enemy for the second time (1929), Le Van Huan slit his abdomen as a deed of keeping
his uprightness.
Keywords: Le Van Huan, Duy Tan, Dong Du, anti-tax, Phuc Viet Association, Tan Viet revolution
Party, Ha Tinh.
1. Mở đầu
Với truyền thống đấu tranh kiên cường
bất khuất, từ cuối thế kỷ XIX đến năm
1930, nhân dân Hà Tĩnh đã tạo dựng nên
những điểm nhấn trong lịch sử dân tộc
như: Phong trào Duy Tân và Đông Du,
Phong trào chống thuế (1908); những năm
đầu thế kỷ XX, Hà Tĩnh còn là địa bàn
chiến lược cho xu hướng bạo động của
Phan Bội Châu và cũng là địa bàn chiến
lược của Tân Việt Cách mạng Đảng...
Đóng góp vào những sự kiện lịch sử sôi
NGUYỄN TẤT THẮNG
63
nổi đó không thể không nhắc tới Cụ Lê
Văn Huân - Một sĩ phu nổi tiếng đầu thế kỷ
XX, người đã tham gia tích cực trong cuộc
vận động Duy Tân đầu thế kỷ XX, bị thực
dân Pháp lưu đày ra Côn Đảo trong gần 10
năm, là yếu nhân quan trọng của Tân Việt
Cách mạng đảng, có nhiều ảnh hưởng tới
tinh thần yêu của nhiều thế hệ trên quê
hương Hà Tĩnh.
2. Những nét chính về hoạt động của
Lê Văn Huân
Cụ Lê Văn Huân tức Giải Huân, biệt
hiệu là Ngu Lâm. Khi còn nhỏ gọi là cậu
Tư, sinh ngày 21 tháng 2 năm 1876 tại làng
Trung Lễ, xã Cố Ngu, tổng Văn Lâm,
huyện La Sơn, phủ Đức Thọ nay là xã
Trung Lễ - huyện Đức Thọ.
Cha ông là Lê Văn Thống đậu cử nhân
làm bang biện huyện Tương Dương tỉnh
Nghệ An, ông đã “vì việc quân vất vả nơi
biên giới xông pha vào hang ổ của bọn thổ
phỉ nên bị bệnh mất, được phong là Thị
giảng” [3-55]. Mẹ là Phan Thị Đại, chị
ruột Đình nguyên Phan Đình Phùng. Anh
trai là Lê Văn Nhiệu, cử nhân khoa Canh tý
(1900).
Mồ côi cha lúc 2 tuổi, Lê Văn Huân
được mẹ đem về nuôi ở quê ngoại là Đông
Thái, xã Việt Yên Hạ, nay là Tùng Ảnh
(Đức Thọ - Hà Tĩnh). Lên 6 tuổi cậu đã bắt
đầu học chữ với Phan Đình Phùng, sau đó
cậu còn được học với Thám hoa Võ Phạm
Hàm và cụ Đông Khê Nguyễn Thức Tự,
người làng Đông Chữ, huyện Nghi Lộc.
Tuy là có tiếng học trò giỏi nhưng ông vẫn
không màng thi cử. Về sau qua kinh
nghiệm thực tế, Lê Văn Huân nhận thấy
nếu không lấy danh nghĩa ông Nghè (tiến
sỹ), ông Cống (cử nhân) để đề xuất đại
nghĩa thì khó lòng thu hút tập hợp các tầng
lớp sĩ phu, đến năm 30 tuổi, ông mới đi thi
Hương và đậu giải Nguyên khoá Bính Ngọ
(1906) ở trường thi Nghệ An nên từ đó ông
còn được gọi là Giải Huân [3-78].
Năm 1907, Giải Huân vào Huế thi Hội
nhưng không đổ. Sau kỳ thi, Lê Văn Huân ở
lại Huế một thời gian, làm quen với một số
nhân vật yêu nước có tiếng ở miền Trung
như Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng.
Từ Huế về, Lê Văn Huân tích cực hoạt
động cùng các bạn đồng chí lập ra những
hiệu buôn như Triều Dương Thương điếm
ở Vinh, và mở riêng hiệu buôn Mộng Hanh
(chợ Trổ - Đức Nhân - Đức Thọ) vừa buôn
bán, cổ động cho hàng nội hóa, vừa gây
quỹ và làm nơi liên lạc của hội Duy Tân,
các phong trào yêu nước.
Năm 1908, phong trào “xin sưu” nổ ra
ở Nam - Ngãi và nhanh chóng lan ra ở
Nghệ Tĩnh. Ở Hà Tĩnh, phong trào dấy lên
khắp tỉnh, mạnh đến nổi nhà cầm quyền
Pháp phải lo sợ, đàn áp quyết liệt. Hai nhà
nho Trịnh Khắc Lập (Nghi Xuân) và
Nguyễn Hàng Chi (Can Lộc) là những
người cầm đầu xuất sắc, đều bị bắt và bị
giết hại. “Nhân dịp này Pháp ra lệnh bắt
hàng loạt nhà yêu nước, yếu nhân của hội
Duy tân, trong đó có Ngô Đức Kế, Đặng
Nguyên Cẩn và Lê Văn Huân, đày ra Côn
Đảo” [1-65].
Đến tháng 9 năm 1917 Lê Văn Huân
được tha và bị quản thúc ở quê nhà. Cụ làm
nghề bốc thuốc, dạy học, nhưng ngấm
ngầm tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng
thơ ca, và bí mật bắt mối với một số người
cùng chí hướng. Khoảng năm 1924 - 1925,
ông ra Vinh bắt liên lạc với một số thanh
niên trí thức yêu nước, rồi sau đó ra Hà Nội
bắt liên lạc với Tôn Quang Phiệt bàn việc
thành lập một tổ chức cách mạng mới.
Năm 1925, nhân ngày Quốc khánh
Pháp (14-7), Lê Văn Huân, Tôn Quang
Phiệt, Trần Đình Thanh, Ngô Đức Diễn
cùng một số người khác nhóm họp ở Núi
LÊ VĂN HUÂN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ÔNG TRONG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC
64
Quyết (Bến Thuỷ) thành lập hội Phục Việt
sau đổi là Hưng Nam. Hội còn nhiều lần
đổi tên Việt Nam cách mạng Đảng, Việt
Nam Cách mạng đồng chí hội, Tân Việt
cách mạng Đảng và Lê Văn Huân là một
yếu nhân của tổ chức Đảng này.
Ngày 13 tháng 9 năm 1929, Lê Văn
Huân bị bắt giam ở Hà Tĩnh và đưa ra nhà
lao Vinh. Tại đây, khi bị tra tấn cực hình
Cụ đã tuyệt thực chống chế độ hà khắc của
nhà tù thực dân rồi tự mổ bụng và hy sinh
vào ngày 20 tháng 9 năm 1929 khi 53 tuổi.
Sự hy sinh anh dũng của Lê Văn Huân đã
khiến nhiều người khâm phục và hết lời ca
ngợi, cụ Huỳnh Thúc Kháng có câu
điếu ông:
“Chữ danh đeo đuổi, đầu bạc vẫn chưa
thôi, công chã thành mà tội có ai tha, tòa án
đất kêu, đậy nắp quan tài là rãnh chuyện
Hồn nước bơ vơ, tuổi xanh thương
những kẻ đã chết đã thiệt mà sống làm sao
đặng, học trường trời dạy, treo gương
nhân cách để cùng soi” [13 - 391].
3. Ảnh hưởng của Lê Văn Huân
đối với phong trào chống Pháp xâm lược
những năm đầu thế kỷ XX
3.1. Là một biểu tượng sống động về
tấm lòng yêu nước cho người đương thời
Kế tục truyền thống đấu tranh kiên
cường, bất khuất của phong trào Cần
Vương cuối thế kỷ XIX, các chiến sĩ yêu
nước của làng Trung Lễ (Đức Thọ - Hà
Tĩnh) trong khoảng thời gian từ 1896 đến
1930 tiếp tục phát huy khí tiết cách mạng
của cha anh, xây dựng cơ sở, tổ chức thực
hiện, mưu toan khởi nghĩa đánh đuổi thực
dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
Dòng họ Lê ở Trung Lễ1 trong giai
đoạn này có các ông Lê Văn Huân, Lê Võ,
Lê Cần, Lê Nghệ kế tiếp nhau hoạt
động. Nỗi bật nhất trọng số đó là sĩ phu Lê
Văn Huân - một trong những chiễn sĩ tận
tuỵ, có uy tín, có ảnh hưởng lớn tại địa
phương. Nhờ ảnh hưởng của dòng họ Lê,
của gia đình đối với nhân dân địa phương;
uy tín bản thân và từ thửa bé Lê Văn Huân
đã tận mắt mình chứng kiến bao cảnh đau
thương, tang tóc của quê hương, đất nước,
nhất là ở quê cha làng Trung Lễ và quê mẹ
làng Đông Thái2 [7-45]. Chứng kiến sự thất
bại của các bậc tiền bối họ Lê trong phong
trào và đặc biệt là từ sự thất bại của cụ
Phan Đình Phùng, thù nhà, nợ nước thôi
thúc người thanh niên đầy bầu nhiệt huyết
hành động.
Tư tưởng yêu nước của cụ Huân có
phần tiếp thu ở những người có cùng chí
hướng như cụ Đặng Nguyên Cẩn (Thanh
Chương - Nghệ An); Đặng Thái Thân
(Nam Đàn - Nghệ An); Ngô Đức Kế (Can
Lộc - Nghệ An); Phạm Văn Ngôn (Đông
Thái - Nghệ An); Nguyễn Đình Kiên
(Hương Khê - Nghệ An), có phần chịu ảnh
hưởng của thầy, đó là cụ Đông Khê
Nguyễn Thực Tư, người làng Đông Chữ
huyện Nghi Lộc - nỗi tiếng về tài học và
nhân cách.
Thời gian đi học, đi thi Hương trường
Nghệ, thi Hội ở Huế rất quan trọng đối với
Cụ Huân vì đây là giai đoạn Cụ có điều
kiện mở rộng tầm mắt tìm bạn đồng tâm,
đồng chí hướng cứu nước, giải phóng
dân tộc.
Khi phong trào chống thuế Trung Kỳ
diễn ra năm 1908, chính quyền thực dân
Pháp đã khủng bố tàn khốc đối với thân sĩ
Nghệ Tĩnh. Châu bản triều Duy Tân ghi rõ:
“- Vi thủ là Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên
Cẩn, xin lượng giảm xử giảo giam hậu.
- Vi tùng là Đặng Văn bá, Lê Văn
Huân đều xử trượng 100, đày 3.000 dặm,
cải hạn khổ sai 9 năm
- Đều tước khử nguyên tịch tiến sĩ
(Ngô Đức Kế), phó bảng (Đặng Nguyên
NGUYỄN TẤT THẮNG
65
Cẩn), cử nhân (Đặng Văn Bá, Lê Văn
Huân), các hạng cờ, biển, áo mão thủ tiêu,
đều phát đi Lao Bảo giam phối, để răn bọn
thông đồng với nhau phản nghịch”3
[1-159,160].
Trên đường lưu đày, Lê Văn Huân và
các đồng chí của ông đã phải trải qua sự
đọa đày tàn bạo của kẻ thù. Điều này được
Phan Chu Trinh kể lại: “Lúc dẫn đi đày,
duy thân sĩ Quảng Nam được thong thả
hơn cả. Các tỉnh khác tuy có ngược đãi,
nhưng không thái quá. Chỉ có thân sĩ hai
tỉnh Hà Tĩnh lấy tránh khiêng, xuống tàu
thủy rồi cũng không mở dây, sắp hàng trên
boong tàu, khát không cho uống, mưa to
gió lớn ướt lạnh không dời đi nơi khác, có
người kêu đau, kêu khổ, rất thảm thương”
[12-111].
Tại Côn Đảo, nơi được xem là địa
ngục trần gian, chính quyền thực dân sử
dụng sự tàn ác của cai ngục và chế độ hà
khắc của nhà tù để tiêu diệt cả về thể xác
lẫn tinh thần của những người yêu nước
trong đó có Lê Văn Huân. Tuy nhiên, trong
gần 10 năm kẻ thù vẫn không thể nào dập
tắt được nghị lực và ý chí chiến đấu của Lê
Văn Huân. Không chỉ vậy, thời gian ở Côn
Đảo đối với cụ Huân đây là “Hào kiệt tụ
lâm” (Một rừng tụ các anh hào). Trong bài
thơ “Ký mẫu thân” gửi mẹ, cụ Huân viết:
“Con thảo với cha mẹ
Lòng cha mẹ thế nào?
Lo con không tự lập,
Trọn đời chìm dưới ao.
Đông Nam có hòn đảo,
Một rừng tụ anh hào”
[11-361].
Năm 1927, Cụ Huân trúng cử dân biểu
Trung Kỳ (đơn vị Hà Tĩnh). Từ đây Cụ có
cơ hội tốt để vào Nam ra Bắc nhằm liên kết
đồng chí, mở rộng cơ sở cách mạng
[8-89]. Tuy nhiên, chỉ hơn một năm ở
“nghị trường” giả dối đó, năm 1928, Lê
Văn Huân từ chức một lần cùng với Huỳnh
Thúc Kháng, Hoàng Văn Khải, Trần Đình
Diệm, Lương Quí Gi... dù Cụ biết trước
việc này sẽ gặp nhiều khó khăn từ chính
quyền thuộc địa.
Sự hy sinh của Lê Văn Huân trong nhà
lao Vinh (Nghệ An) năm 1929 càng làm
cho hình ảnh của Cụ trở nên nổi bật, nó
không chỉ là biểu tượng sáng ngời về lòng
dũng cảm, ý chí giám xả thân vì sự tồn
vong của quốc gia dân tộc cho những
người đương thời noi theo mà còn cả đối
với các thế hệ nối tiếp trên quê hương
xứ Nghệ.
3.2. Là người có công lớn trong việc
thành lập chính đảng dân chủ đầu tiên ở
nước ta: Hội Phục Việt
Ở Côn Đảo cụ Huân đã bàn bạc với
một số đồng chí tâm huyết chuẩn bị một tổ
chức Đảng cách mạng, lấy tên là Phục Việt.
Cụ thường ra Vinh, ở trọ nhà người
cháu gọi cụ bằng cậu ruột, làm đốc học ở
trường Pháp - Việt Vinh rồi từ những cuộc
gặp gỡ nói chuyện xã giao với các bạn bè
của ông đốc học, cụ thu hút một số thanh
niên tân học thiết tha yêu nước mà đa số là
các thầy giáo và dần dần biến những cuộc
luận đàm văn thơ thành những buổi trao
đổi về thời sự, về chính kiến cổ vũ tinh
thần cách mạng. Do đó, ngày 14 - 7 - 1925
cụ Lê Huân đã cùng một số trí thức yêu
nước khác như: Trần Phú, Trần Đình
Thanh, Ngô Đức Diễn, Tôn Quang Phiệt
sáng lập ra một tổ chức cách mạng gọi là
hội Phục Việt và vạch ra chương trình hành
động gồm 3 điểm:
- Nghiên cứu thấu đáo hoàn cảnh
chính trị nước nhà để tìm một hướng hành
động thuận lợi nhất.
- Đặt quan hệ với các phần tử xuất
dương ở hải ngoại.
LÊ VĂN HUÂN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ÔNG TRONG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC
66
- Kết nạp Đảng viên.
Cuối năm 1925, Phục Việt rải truyền
đơn đòi ân xá cho Phan Bội Châu bị lộ. Để
tránh sự đàn áp của thực dân Pháp, Phục
Việt đổi tên thành Hưng Nam và đến ngày
14 – 7 – 1928, tại Huế, hội Hưng Nam đổi
tên thành Tân Việt cách mạng Đảng.
Phỏng theo chương trình, điều lệ của
thanh niên, tôn chỉ, mục đích của Tân Việt
được ghi trong Đảng chương là: liên hợp
các đồng chí trong ngoài, trong thì dẫn đạo
công nông binh, quần chúng, ngoài thì liên
lạc với các dân tộc bị áp bức bóc lột để
đánh đổ đế quốc, chủ nghĩa đang kiến thiết
một xã hội bình đẳng bác ái mới.
“Hệ thống tổ chức của Tân Việt gồm 6
cấp: Tổng bộ, Kỳ bộ, Liên tĩnh bộ, Tĩnh bộ,
Đại tổ và Tiều tổ. Các Kỳ bộ được gọi theo
quy ước riêng: Bắc Kỳ là Nhân Kỳ, Trung
Kỳ - Trí Kỳ, Nam Kỳ - Dũng Kỳ [10 - 264].
Địa bàn hoạt động chủ yếu của Tân Việt là
ở các tỉnh miền Trung, mạnh nhất là vùng
Nghệ Tĩnh. “Tại những nơi ấy, hệ thông tổ
chức của Tân Việt có đầy đủ từ liên tỉnh
bộ, tỉnh bộ xuống đến đại tổ ở hầu khắp
các huyện, và tiểu tổ ở rất nhiều xã”
[15 - 227, 228].
“Các cơ sở của đảng Tân Việt đã phát
triển và hoạt động mạnh ở nhiều nơi trên
đất Hà Tĩnh, góp phần giác ngộ và động
viên tinh thần cách mạng của nhân dân,
tạo ra những tiền đề cần thiết để thành lập
Đảng bộ Đảng cộng sản sau này” [5-26].
Mặc dù trụ sở Đảng Tân Việt ở Vinh
nhưng Cụ vẫn ở Lạc Thiện (tên cũ của
Trung lễ) và sinh hoạt trong tiểu tổ Lạc
Thiện. Các thành viên của Tiểu tổ Lạc
thiện là những hội buôn Nam tiến gồm các
ông Lê Mưu, Lê Sâm (tức là Lê Văn
Luân), Lê Mão, Lê Giai, Hồ Ngũ Niệm, Võ
Trinh (Can Lộc); tiểu tổ Tân Việt khác ở
Đức Thọ như Đông Thái, Bùi Xá, Thanh
Lạng, Vĩnh Đại gồm hơn 30 đảng viên
kết thành Đại tổ Tân Việt Đức Thọ lấy bí
danh là Đại tổ đầu.
Tiểu tổ Lạc Thiện vẫn thay phiên nhau
tiếp tục ngược xuôi buôn bán như trước
vừa để kinh doanh buôn bán làm ăn vừa để
gây thêm quỹ cho Đảng. Lập một hiệu
buôn ở Đồng Trưa, bên đường số 8 (Trung
Lễ). Bên cạnh hiệu buôn có xưởng cưa,
xưởng mộc và lò nấu gạch ngói. Địa điểm
này vô cùng thuận lợi cho cách mạng trong
thời kỳ bí mật, trở thành nơi liên lạc trực
tiếp của Đảng bộ; tiếp phát thư từ, tài liệu,
đưa đón tiếp xúc đồng chí, hội ý thường kỳ
vv
Trong những năm 1928 – 1929 Cụ
Huân đã giành nhiều thời gian tập trung
vào dịch sách từ Trung văn sang Việt văn
để làm tài liệu giáo dục, huấn luyện đảng
viên: “Tư bản luận”; “Mã Khắc Tư chủ
nghĩa”; “Ý Đại Lợi tam kiệt”; “Lê nin
toàn tập”
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định,
Cụ Lê Văn Huân là một trong những yếu
nhân đầu tiên của Hội Phục Việt. “Lê Văn
Huân không những là một nhà nho yêu
nước, một thi sĩ có tài mà ông còn là một
lí thuyết gia, người có công đầu thành lập
chính đảng dân chủ đầu tiên ở nước ta hồi
đầu thế kỷ XX- Hội Phục Việt” [13-592].
3.3. Là người có công giác ngộ,
giáo dục và có nhiều ảnh hưởng đến
thế hệ trẻ cả trong và ngoài dòng họ
Tháng 9 - 1917, cụ Huân được tha sau
gần 10 năm lưu đày tại Côn Đảo và bị quản
thúc ở quê nhà. Cụ bắt đầu tìm hiểu tình
hình trong và ngoài nước. Cụ nhận ra rằng
muốn làm cách mạng thành công phải có
nhiều người tham gia và giúp đỡ Cụ trong
công tác. Vì vậy, Cụ bắt đầu chú ý đến việc
tìm hiểu tư cách, khả năng của một số
thanh niên trong địa phương. Cụ gần gũi,
NGUYỄN TẤT THẮNG
67
giáo dục và giác ngộ họ dần đi vào con
đường hoạt động cách mạng.
Đối với xóm làng Cụ là người cố vấn
cho cụ Cử Nhiệu (anh cả làm nghề dạy học
ở quê nhà) thực hiện một số cải cách
hương thôn, xóa bỏ hủ tục phong kiến
trong làng.
Để liên lạc móc nối với các tổ chức, cụ
lập hội những người ở Hà Tĩnh vì chống
Pháp mà phải vượt biên giới chạy sang Lào
và Xiêm gọi là tổ “Nam tiến”, ngoài phần
kiếm kế sinh nhai còn có nhiệm vụ là liên
lạc với các hoạt động cách mạng ở Lào và
Xiêm. Một số thanh niên có học ở làng
Trung Lễ và cũng là con cháu của họ Lê
chi 6 như ông Lê Ban, Lê Tán, Lê Văn
Thực, Lê Văn Tập, Lê Văn Chiêu vv
theo con đường của hội đi Lào, đi Xiêm
vừa để tránh sự truy lùng của giặc, vừa để
tìm đường cứu nước cứu dân.
Cụ Huân là người tiếp thu cái mới
nhanh, Cụ không những là người thiết tha
yêu nước mà Cụ còn là người truyền nhiệt
tình yêu nước cho các thế hệ con cháu. Khi
trả lời câu hỏi của lớp trẻ, Cụ nói: “Chúng
tôi là lớp người cũ, chỉ có nhiệt tình cách
mạng, chứ về đường lối phương châm,
phương pháp vận động cách mạng chúng
tôi chẳng hiểu gì mấy. Các anh là người
tân học, hiểu biết nhiều về thời sự, tình
hình trong nước và trên thế giới, phải xem
xét học hỏi cho đến nơi đến chốn, chủ
nghĩa gì hay, đường lối nào đảm bảo cách
mạng thành công thì đồng lòng, đồng sức
mà làm, tôi tán thành tất cả. Tôi chỉ có
giúp anh em được hai điều: một là tiền, tôi
sẽ vận động người ta quyên góp. Hai là kẻ
nào anh em không thuyết phục được, tôi sẽ
cố gắng nói hộ, tôi là người chân thành, có
đôi chút tiếng tăm, nói ra người ta hay
nghe” [3–80].
Những lời tâm sự chân thành trên là
tâm huyết của Cụ đối với quê hương đất
nước, nó tạo ra động lực và niềm tin ở thế
hệ trẻ. “Có thể nói một số đông lớp trí thức
thanh niên ở vùng Nghệ Tĩnh sau này tham
gia cách mạng đều chịu ảnh hưởng và tiếp
thu hoặc ít nhiều tinh thần yêu nước của cụ
Huân ngay từ hồi đó” [2-66].
“Đối với nhân dân Trung Lễ (Đức Thọ
- Hà Tĩnh) Cụ Huân là người tiên phong
bắc nhịp cho cây cầu lớn nối liền hai
phong trào cách mạng của quê hương.
Phong trào nhân dân Trung Lễ - Đức Thọ
chống Pháp dưới ngọn cờ cách mạng và
phong trào Xô Viết Trung Lễ những năm
1930 – 1931 của thế kỷ XX” [6-250].
Đối với dòng họ Lê, Cụ Huân là người
kế tục truyền thống hiếu học – khoa cử của
dòng họ; Cụ là người thầy, người đồng chí
hướng dẫn con cháu trong dòng họ con
đường đi theo cách mạng. Cụ là người trực
tiếp bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho họ
và là người tổ chức, lãnh đạo, đưa họ vào
phong trào chung toàn huyện, toàn tỉnh và
khắp cả nước. Các ông Lê Sâm, Lê Mưu,
Lê Mão, Lê Giai, Lê Cẩn, không những
là con cháu của Cụ, mà họ đã trở thành lực
lượng nòng cốt, kế tục Cụ đi tiếp chặng
đường đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.
4. Kết luận
Sĩ phu Lê Văn Huân đã dành trọn cuộc
đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành
độc lập dân tộc. Không chỉ là một chiến sĩ
kiên trung trên mặt trận đấu tranh với kẻ
thù xâm lược mà Cụ còn người có công
đầu trong việc sáng lập tổ chức Tân Việt
Cách mạng đảng, là tấm gương về lòng yêu
nước nồng nàn cho hậu thế noi theo.
Lịch sử đã lùi xa nhưng không phải vì
vậy mà vết bụi quá khứ có thể xoá mờ tất
cả. Những hoạt động yêu nước và đóng
góp to lớn của chí sĩ Lê Văn Huân đối với
lịch sử đấu tranh chống thực dân Pháp xâm
LÊ VĂN HUÂN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ÔNG TRONG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC
68
lược những năm đầu thế kỷ XX vẫn luôn là
nguồn động lực to lớn góp phần tạo dựng
nên sự vững chắc của truyền thống yêu
nước trên quê hương Hà Tĩnh hôm nay và
mãi về sau.
Chú thích:
1
Một dòng họ nổi tiếng ở Đức Thọ - Hà Tĩnh vì có
nhiều người đổ đạt và giàu lòng yêu nước.
2
Trung Lễ và Đông Thái là nơi hai chí sĩ Lê Ninh
và Phan Đình Phùng gây dựng căn cứ chống Pháp
đầu tiên trong phong trào Cần Vương trên đất Hà
Tĩnh. Nhân dân ở đây đã tham gia đắc lực và ủng
hộ hết mình cho lực lượng khởi nghĩa, do đó sau
khi đàn áp xong phong trào Cần Vương Hà Tĩnh,
Thực dân Pháp đã triệt hạ 2 làng này.
3
Có thể hiểu bản án được ghi trong Châu bản Duy
Tân như sau: - Người đứng đầu là Ngô Đức Kế,
Đặng Nguyên Cẩn, xin giảm thành xử thắt cổ và chờ
- Tòng phạm là Đặng Nguyên Bá, Lê Văn Huân đều
xử đánh 100 trượng, đày 3000 dặm, đổi thành hạn
khổ sai 9 năm.
- Đều tước bỏ học vị trước đây như tiến sĩ (Ngô
Đức Kế), phó bảng (Đặng Nguyên Cẩn), cử nhân
(Đặng Văn Bá, Lê Văn Huân), thủ tiêu các hạng
cờ, biển, áo mão lúc vinh qui, đều đày đi giam ở
Lao Bảo, để răn bọn thông đồng với nhau
phản ngịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Anh (1973), Phong trào kháng thuế
miền Trung năm 190 qua các châu bản triều
Duy tân, Bộ Văn hóa và Thanh niên, Sài Gòn.
2. Thái Bạch (1968), Thi văn quốc cấm, Nxb
Khai Trí, Sài Gòn.
3. Ban Nghiên cứu Lịch sử Nghệ Tĩnh (1980),
Danh nhân Nghệ Tĩnh, tập 1, Nxb Nghệ Tĩnh.
4. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt
Nam tỉnh Hà Tĩnh (1993), Lịch sử Đảng bộ Hà
Tĩnh, tập 1 (1930 – 1954), Nxb CTQG, Hà Nội.
5. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản
huyện Đức Thọ (1998), Lịch sử Đảng bộ
huyện Đức Thọ, tập 1 (1930 -1975), Nxb
CTQG, Hà Nội.
6. Đặng Duy Báu (chủ biên) (2000), Lịch sử Hà
Tĩnh, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Phan Đình Bưởi (1998), Lịch sử Hà Tĩnh, Sở
Giáo dục - Đào tạo Hà Tĩnh xuất bản, Hà Tĩnh
8. Đinh Trần Dương (2002), Nghệ Tĩnh với
phong trào cách mạng giải phóng dân tộc
trong 30 năm đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
9. Hải Ngọc Thái Nhân Hòa (2005), Xu hướng
canh tân - phong trào Duy tân - sự nghiệp đổi
mới (từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX),
Nxb Đà Nẵng.
10. Nguyễn Quang Ngọc (cb) (2003), Tiến trình
lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Nhiều tác giả (1985), Hợp tuyển thơ văn Việt
Nam (1858 – 1920), quyển 2, Nxb Văn học,
Hà Nội.
12. Phan Chu Trinh (2015), Hồi ký phong trào
dân biến ở Trung Kỳ (đầu thế kỷ XX), Nxb
Hồng Đức, Hà Nội.
13. Nguyễn Q. Thắng (2006), Phong trào Duy
Tân – Các khuôn mặt tiêu biểu, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
14. Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế (1997), Từ
điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Văn
Hóa, TP. Hồ Chí Minh.
15. UB KHXH VN (1989), Lịch sử Việt Nam, tập
2 (in lần thứ 2), Nxb KHXH, Hà Nội.
Ngày nhận bài: 28/6/2017 Biên tập xong: 15/7/2017 Duyệt đăng: 20/7/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 59_2646_2215111.pdf