Tài liệu Lập biện pháp thi công tường trong đất: Chương 15
Lập biện pháp thi công tường trong đất
I. Tổng quan về tường trong đất
I.1. Tác dụng và yêu cầu của tường trong đất.
- Bảo vệ thành hố đào sâu, đồng thời bảo vệ nền móng công trình lân cận.
- Đảm bảo cho nước ngầm không vào được tầng trong quá trình thi công cũng như sử dụng.
- Đảm bảo cho tường trong đất được ổn định, nghĩa là không bị nghiêng, không bị lún quá giới hạn cho phép.
- Đảm bảo tường chịu được áp lực đất và nước ngầm.
I.2. Những ngoại lực tác dụng vào tường trong đất.
- Tải áp lực đất lên mặt tường.
- Tải áp lực nước dưới đất lên mặt tường.
- Một phần tải trọng của các tầng.
- Tác dụng của lực chống vào tường.
I.3. Vật liệu để xây dựng tường trong đất.
- Bêtông cấp độ bền chịu nén B25.
- Dung dịch bentonite.
- Cốt thép nhóm AII.
I.4.Chia đốt panel và thứ tự thi công từng panel.
Chiều sâu tường tính từ cos tự nhiên đến cos chân tường là 30(m). Chiều dày của tường là 0,8m được duy trì suốt từ trên xuống. Trên mặt bằng chiều dài của tường được ch...
23 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3194 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lập biện pháp thi công tường trong đất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 15
Lập biện pháp thi công tường trong đất
I. Tổng quan về tường trong đất
I.1. Tác dụng và yêu cầu của tường trong đất.
- Bảo vệ thành hố đào sâu, đồng thời bảo vệ nền móng công trình lân cận.
- Đảm bảo cho nước ngầm không vào được tầng trong quá trình thi công cũng như sử dụng.
- Đảm bảo cho tường trong đất được ổn định, nghĩa là không bị nghiêng, không bị lún quá giới hạn cho phép.
- Đảm bảo tường chịu được áp lực đất và nước ngầm.
I.2. Những ngoại lực tác dụng vào tường trong đất.
- Tải áp lực đất lên mặt tường.
- Tải áp lực nước dưới đất lên mặt tường.
- Một phần tải trọng của các tầng.
- Tác dụng của lực chống vào tường.
I.3. Vật liệu để xây dựng tường trong đất.
- Bêtông cấp độ bền chịu nén B25.
- Dung dịch bentonite.
- Cốt thép nhóm AII.
I.4.Chia đốt panel và thứ tự thi công từng panel.
Chiều sâu tường tính từ cos tự nhiên đến cos chân tường là 30(m). Chiều dày của tường là 0,8m được duy trì suốt từ trên xuống. Trên mặt bằng chiều dài của tường được chia thành 2 phần rõ rệt:
Phần 1: Là 2 phần tường tường thẳng chạy dọc công trình có độ dài 39,5(m)
Phần 2: Là 2 phần tường cong có bán kính cong 17,1(m).
- Chia đốt: Quá trình đào đất tạo hình tường chắn và quá trình đổ bê tông tạo nên các chấn động mạnh, do đó không cho phép thi công nối tiếp ngay các bản tường mà sẽ thi công cách quãng về thời gian và đối xứng về vị trí. Phương pháp này cho phép các bản tường có đủ thời gian để bê tông đạt cường độ cần thiết, trên 50% cường độ thiết kế. Do vậy, cần thiết chia tường chắn thành nhiều phân đoạn nhỏ (panel).(Việc chia các tấm tường này đã trình bày trong chương 6 và 1 phần trong chương 7). Hình dạng, kích thước của các panel tuỳ thuộc vào khả năng chịu lực của nó, khả năng tạo hình và giữ ổn định hố đào, năng lực thi công đồng thời không nên tạo nên quá nhiều mối nối trong kết cấu tường chắn các phân đoạn thực tế được trình bày như hình vẽ dưới đây:
Hình 1- Phân đoạn ( Panel) tường chắn.
Toàn bộ hệ thống tường trong đất được chia thành 36 panel(Như hình vẽ trên). Trong đó 2 phần tường thẳng đựơc chia thành các panel thẳng loại: 800x5000(mm) và loại 800x4500(mm). Đoạn tường cong được chia thành các panel cong tổ hợp từ 3 loại panel thẳng có kích thước 800x2200(mm)
II. thi công tường trong đất
Quy trình thi công tường trong đất gồm các giai đoạn sau:
- Công tác chuẩn bị.
- Định vị trí tim tường.
- Xây dựng theo trục tương lai các tường định vị.
- Đào từng đốt hào trong vữa sét.
- Xác nhận độ sâu hố đào và nạo vét đáy hố.
- Đặt vào hào các khung cốt thép và thiết bị chặn đầu của đốt hào.
- Xử lý cặn lắng đáy hố đào.
- Đổ bê tông tường bằng phương pháp đổ bê tông trong nước.
II.1. Công tác chuẩn bị:
a. Tổ chức mặt bằng thi công:
Để việc thi công tường có kết quả tốt cần thực hiện nghiêm chỉnh và kỹ lưỡng những khâu chuẩn bị sau:
- Nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế tường, tài liệu địa chất thuỷ văn của công trình, các yêu cầu kỹ thuật của tường trong đất, các yêu cầu riêng của người thiết kế.
- Lập phương án kỹ thuật thi công.
- Lập phương án tổ chức thi công.
- Khả năng gây ảnh hưởng đến khu vực và công trình lân cận.
a.1. Tổng mặt bằng thi công:
Mặt bằng thi công được tổ chức nhằm bảo đảm hợp lý thi công liên tục, giao thông thuận tiện không chồng chéo. Vị trí gia công cốt thép được bố trí nơi khô ráo, thuận tiện cho việc vận chuyển. Bộ phận cơ khí sữa chữa, được bố trí bên cạnh khu gia công cốt thép để kết hợp dụng cụ gia công và sữa chữa. Hệ thống điện được nối từ trạm biến thế trên công trường và máy phát điện dự phòng.
Tại khu điều chế đặt sẵn hai téc nước 200m3. Hệ thống thoát nước được bố trí ở giữa và theo chu vi khu vực thi công rồi được dẫn thoát ra hệ thống thoát nước thành phố.
Dung dịch Bentonite được thu hồi đưa về trạm xử lí (xem sơ đồ bố trí quy trình cấp và thu đung dịch Bentonite – phần b.1), phần còn lại không sử dụng được chở bằng xe chuyên dùng ra bãi thải tránh ô nhiễm môi trường.
a.2.Tiến độ thi công:
Tiến độ thi công công trình được tiến hành và phụ thuộc vào phương tiện thi công tầm hầm là chủ yếu. Tất cả các công việc cơ bản như:
Đào đất bằng gầu ngoạm đ đưa đất vào xe tự đổ đ đặt khung cốt thép vào hào đ phục vụ đổ bê tông bằng phương pháp đổ bê tông trong nước, được hoàn thành bằng một loại máy là cần cẩu bánh xích. Với các loại máy móc phục vụ thi công (chọn trong phần sau), ta dự kiến việc đào đất mỗi đốt đào chỉ trong một ca, xử lý cặn lắng, hạ tấm vách và khung cốt thép, đổ bê tông chỉ trong một ca. Như vậy, thi công mỗi đốt đào chỉ trong một ngày.
b. Thiết bị phục vụ thi công:
b.1.Dây chuyền cung cấp và thu hồi Bentonite:
Sơ đồ dây chuyền cấp phát và thu hồi Bentonie có dạng hình khối như sau:
Hình 2. Dây chuyền cung cấp và thu hồi Bentonite
- Trộn Bentonite: Betonite được chuyển đến công trường phải ở dạng đóng bao 50kG giống như xi măng. Tỷ lệ trộn 30 - 50kG/m3, trộn trong thời gian 15 phút.
- Trạm trộn: công suất của trạm trộn phải bảo đảm bảo cung cấp cho đào 1 đốt và đổ bê tông 1 đốt/1 ca (thi công dây chuyền):
Vậy công suất của trạm trộn cho một ngày (2 ca) chọn: 2. 156 = 312 m3.
- Thùng chứa Bentonite: Bentonite sau khi trộn phải đủ thời gian 20 - 24h cho các hạt trương nở. Theo tiến độ dự kiến, trong 1 ngày thi công 2 đốt (đào và đổ bê tông), thì thể tích thùng chứa cần thiết:
Vthùng chứa = 312 m3 => Chọn 3 xilô chứa loại 120 m3/xilô.
- Thùng thu hồi: Bentonite thu hồi từ hố khoan được chứa trong bể thu hồi trước khi qua bể lọc cát phải bảo đảm vận tốc lọc của bể lọc và tốc độ thu hồi Betonite. Chọn thùng chứa có dung tích 50m3.
- Bể lọc cát: phải đảm bảo hàm lượng cát < 5% có công suất 90m3/h được thiết kế riêng.
- Máy nén khí: đảm bảo áp lực nén 7kG/cm2 với ống ặ80 (ống cứng) cho cùng lúc hai hố khoan.
- ống dẫn dung dịch Bentonite có 2 loại: ống mềm và ống cứng. ống cứng là ống dẫn chính từ trạm trộn đi ra gần khu vực thi công, được đặt ngoài tầm hoạt động của các máy móc, chọn loại ặ80 có các chổ nối với ống mềm dạng bích. ống mềm dẫn dung dịch từ ống cứng ra tận mỗi hố đào là loại ặ45. ống thu hồi dung dịch Betonite có đường kính ặ150 là ống mềm.
- Thiết bị kiểm tra dung dịch, hệ thống làm sạch, bơm chìm dưới dung dịch.
b.2. Chọn máy thi công tường:
- Máy đào: việc chọn máy làm đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại và nhóm đất, điều kiện mặt bằng thi công, chiều sâu hào và khả năng cung cấp thiết bị của thị trường.
Hiện nay máy đào hào cơ bản được chia làm hai loại. Các thiết bị khoan như tổ hợp khoan cắt CB-500, máy đào kiểu cắt đất, máy khoan BW của Nhật, máy khoan nhiều đầu của Trung Quốc SF, máy BM-24/0.5… Tuy nhiên, vì tường xuyên qua các lớp sét và cát thuộc nhóm I, II thì hợp lý hơn ta chọn gầu ngoạm không cần lỗ khoan định hướng. Gầu ngoạm chuyên dụng cho phép thi công hố đào rộng 0,8m, sâu 30,0m. Các tính năng kỹ thuật của máy đào gầu dây phẳng (hình 3) như sau:
Dung tích hữu tích của gầu (m3) 0,4
ứng lực tối đa lên gầu (MN) 0,029
Kích thước ở đầu răng gầu khi mở gầu (m) 3,2
Chiều sâu đào (m) 40
Kích thước gầu khi mở (mm) 3375x800 x 2100
Trọng lượng gầu (Tấn) 7,2
Để gầu làm việc dùng cần cẩu có sức nâng 20T, có hai tang tời, dùng cẩu COBELCO 7045. Thực tế thi công cho thấy, năng suất của gầu xúc trong một ca làm việc với đất nhóm I-III là 80-100 m3 thích hợp với đốt đào
Hình 3. Cần cẩu Cobelco 7045
Một ưu điểm khi dùng gầu đào là vữa sét không đóng vai trò để chuyển đất đào lên bề mặt nên không cần thiết phải làm sạch liên tục vữa sét. Kinh nghiệm thi công chứng tỏ lượng tiêu hao vữa sét giảm đáng kể và khi đào thì lượng đất đào ra rơi trở lại hào ít hơn khi dùng thiết bị khoan cắt.
Thiết bị đổ bê tông: Thiết bị đổ bê tông được dùng những ống thép có khớp tháo nhanh nối với phễu, có thiết bị nâng ống, tháo đi từng khâu. Ta dùng ống đổ Tremie với đường kính 200mm, khoảng cách giữa hai ống là 3m, dùng hai ống cho mỗi đốt đào và dùng xe tự trộn vận chuyển bê tông từ nhà máy đến công trường đổ trực tiếp vào phễu. Thực tế cho thấy nếu tổ chức thi công tốt, việc cung cấp vữa bê tông liên tục thì năng suất đổ bê tông đạt 15 - 25 m3/giờ. Như vậy với một đốt hào có V = 156 m3 thì chỉ đổ trong khoảng 3,5h với hai ống đổ và có 2 xe liên tục cấp bê tông (hình 4).
Hình 4- ôtô trộn bêtông Kamaz 5541
- ống bao chứa dung dịch Bentonite: là ống bằng thép cắm sâu xuống đất 0,4m.
- Cẩu phục vụ đào đất và đổ bê tông: 2 chiếc COBELCO 7045 tải trọng 35T (chọn theo công tác phục vụ thi công đào hào).
- Thùng chứa mùn khoan bằng tôn dày 4-5mm có gia cường bằng hệ sườn khung thép góc. Thùng hình thang: đáy 2´3 m, miệng 3´5m, cao 2m. Máy đào cần 2 thùng đựng mùn khoan.
- Các thiết bị khác: gầu vét, tấm tôn lót đường cho máy chở bê tông, tấm thép cho máy đào đứng dày 24mm (chọn theo tải trọng máy).
- Thiết bị đổ bê tông, ống đổ bê tông, bàn kẹp phễu, clê xích tháo lắp ống đổ bê tông.
- Dụng cụ gia công thép, máy hàn, máy uốn thép, máy cắt thép.
- Thiết bị đo đạc, máy kinh vĩ, thước đo.
c. Vật liệu:
c.1.Bê tông:
Kích thước cốt liệu phải thoã mãn là min của các giá trị sau:
- 1/4 khoảng cách cốt đai = 5cm.
- 1/2 khoảng cách cốt chủ = 7cm.
- 1/2 chiều dày lớp bê tông bảo vệ = 3,5cm.
- 1/6 đường kính ống đổ = 4cm.
Cốt liệu thô cho phép đến 30mmm, cát hạt thô d < 5mm. Hàm lượng cát trong vữa bê tông nhỏ hơn 50%, lượng xi măng dùng trong hỗn hợp bê tông không ít hơn 380 – 400kg/m3, tỷ lệ nước/xi măng không lớn hơn 0,6, thời gian ninh kết không sớm hơn 2h. Ngoài ra còn bổ sung thêm chất phụ gia dẻo và phụ gia kéo dài ninh kết với mẻ bê tông đầu tiên. Độ đặc của bê tông 2,3 đổ xuống phải chênh lệch so với độ đặc của dung dịch trong hào phải nhỏ hơn 1,2 (nếu lớn hơn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bê tông).
- Độ sâu của ống dẫn luôn ngập trong bê tông ít nhất là 1,5m, nhiều nhất không được quá 9m. Khi đổ bê tông khó chảy ra cho phép di chuyển ống lên xuống khoảng 30cm nhưng không được đưa sang hai bên và không được nhấc ra khỏi bê tông.
- Độ sụt bê tông (theo hình nón cụt) yêu cầu: 16 - 20 cm. Việc cung cấp vữa bê tông phải liên tục để đảm bảo khống chế toàn bộ thời gian đổ bê tông một đốt hào trong 2h.
- Quản lý chất lượng của bê tông thương phẩm theo định kỳ và quản lý hàng ngày do đơn vị cấp bê tông thực hiện và nộp chứng chỉ kiểm tra cho bên mua trước khi cung cấp đại trà cho đổ bê tông tường.
- Bê tông trước khi đổ phải lấy mẫu thử, mỗi đốt tường phải có một tổ mẫu thử lấy ở phần bê tông ở đầu, giữa và chân tường, mỗi tổ ba mẫu.
- Thiết lập cho từng đốt tường một đường cong đổ bê tông với ít nhất năm điểm phân bố trên toàn bộ chiều cao tường.
c.2. Cốt thép:
Để làm cốt thép cho tường ta sử dụng thép gai thông thường được buộc thành khung có chiều dài và chiều rộng tương ứng với 1 hố đào. Chọn chiều dày lớp bảo vệ cốt thép là abv = 10cm. Dùng thép đường kính như đã tính toán trong phần Thiết kế cốt thép tường trong đất.
Do chiều sâu hố đào lớn 30m ta chia làm 3 lồng cốt thép, chiều cao mỗi lồng từ trên xuống lần lượt là 10m; 11m; 10,8m. Khung thứ nhất hạ xuống hào rồi dùng các thiết bị chắn ngang để đỉnh khung nằm ở cao trình mặt đất, dùng cần trục để đưa khung thứ hai vào tới vị trí khung thứ nhất, định vị trí nối buộc 2 khung lại với nhau theo qui phạm, quá trình này tiếp tục cho đến khi đạt chiều sâu thiết kế.
Cốt thép chủ theo phương thẳng đứng không được ngăn cản sự chuyển động của bê tông từ dưới lên và sự chảy của bêtông trong khối đổ. Để đảm bảo điều kiện này khoảng cách giữa các thanh cốt chủ không nhỏ hơn 170 - 200mm. Đường kính cốt thép từ 20 - 32mm. Ngoài ra cốt thép còn phải đảm bảo khoảng cách để bố trí chỗ đặt ống đổ bêtông. Hai phía mặt ngoài của khung có các tai cố định khung ở trong hào (cũng là để đảm bảo lớp bảo vệ của bêtông) . Ngoài ra phải làm các chi tiết chôn sẵn để liên kết tường với dầm hoặc các sàn sau này. Các chi tiết này được lắp dựng như sau:
- Đối với thép f > 20: Cốt thép chờ được cố định với khung cốt thép tường và được uốn vuông góc nằm dọc theo tường, dùng cốp pha ván ép áp sát thép chờ trước khi đổ bê tông. Sau này khi thi công thì tháo cốp pha ván ép và kéo thép chờ nối với cốt thép sàn dầm.
- Đối với thép f < 20: Dùng các măng xông có ren hai đầu giống như các đai ốc đặt cố định trong khung cốt thép dọc, bịt đầu bằng tấm đậy cao su và phía ngoài cũng áp cốp pha ván ép trước khi đổ bê tông. Khi thi công dầm, sàn thì tháo cốp pha và tấm cao su để các măng xông lộ ra. Dùng thanh cốt thép có tiện ren 1 đầu nối vào các măng- xông, còn đầu kia thì nối buộc hoặc hàn với cốt thép dầm.
Khung cốt thép có thể chế tạo ngay trên công trường. Để chế tạo khung cốt thép ngay trên công trường cần phải có bảo dưỡng riêng đảm bảo hình dạng thiết kế của tường cần xây dựng (đặc biệt chú ý trong thi công cẩu lắp). Độ cứng của khung thép phải đảm bảo khi nâng, lắp cẩu nó bằng cần cẩu sẽ không biến dạng và không thay đổi kích thước hình học của khung.
- Bề rộng của khung cốt thép bằng chiều dài bước đào. Khung cốt thép được chế tạo thành từng lồng, vận chuyển và đặt trên giá gần với vị trí lắp đặt.
- Cốt thép đặt cách đáy hào ít nhất là 0,1m, đầu dưới của cốt dọc được bẻ cong vào trong và khoảng cách nhỏ nhất phải lớn hơn 100mm.
- Phía ngoài lông cốt thép cần hàn những đệm định vị uốn bằng thép dẹt để cố định lồng thép. Khoảng cách theo chiều ngang 2 đệm và theo chiều dọc là 5m/cái.
- Lống cốt thép tại chỗ quay góc được bố trí thành hình chữ L, đầu nối không được để chỗ góc quay.
- Khi cẩu phải có dầm gánh đặt đầu cốt thép có độ dài phù hợp với lồng, dây cáp được buộc vào 4 góc của lồng thép.
- Cần căn chỉnh lồng thép đúng tâm hào và tránh hiện tượng gió đung đưa.
- Cốt thép chế tạo lồng phải theo đúng chủng loại mẫu mã, quy cách, phẩm cấp que hàn, quy cách mối hàn, độ dài đường hàn... Cốt thép phải có đủ chứng chỉ của nhà máy sản xuất và kết quả thí nghiệm trước khi đưa vào sử dụng.
- Các sai số cốt thép chế tạo khung theo TCXD[4].
c.3. Dung dịch Bentonite:
Dung dịch Bentonite giữ vai trò quan trọng trong suốt quá trình khoan cho tới khi kết thúc đổ bê tông. Các đặc trưng kỹ thuật của Bentonite thường dùng (hai chỉ tiêu cần quan tâm nhất là độ nhớt và tỷ trọng):
- Độ ẩm: 9- 11%.
- Độ trương nở: 14- 16 ml/g.
- Độ pH: 8-11, thường dùng pH = 8- 9,5 vì nếu pH > 11 tính kiềm càng mạnh, do đó độ phân tầng mạnh, giảm tác dụng giữ thành.
- Chỉ số dẻo: 350- 400.
- Độ lọt sàng cỡ 100: 98- 99%.
- Tồn trên sàng cỡ 74: 2,2- 2,5%.
- Hàm lượng cát < 4%.
- Dung trọng: 1,03- 1,1.
- Độ nhớt: 32- 40 Sec.
Quy trình trộn dung dịch Bentonite:
- Đổ 80% lượng nước theo tính toán vào thùng đ Đổ từ từ lượng bột Betonite theo thiết kế đ Trộn đều từ 15- 20 phút đ Đổ từ từ lượng phụ gia nếu có đ Trộn tiếp từ 15- 20 phút đ Đổ nốt 20% lượng nước còn lại đ Trộn 10 phút đ Chuyển dung dịch Betonite đã trộn sang thùng chứa và sang Xilô sẵn sàng cấp hoặc trộn với dung dịch thu hồi.
Để đảm bảo sự trương nở hoàn toàn của các hạt Betonite nên sử dụng sau khi đã trộn từ 20- 24h. Trong quá trình bơm hút, dung dịch Betonite phải được kiểm tra thường xuyên, nếu độ nhớt giảm dưới 21 sec thì phải trộn thêm 1- 2% sét Betonite hoặc chất phụ gia CMC với tỉ lệ 0,1-0,2%. Trường hợp dung dịch quá bẩn, độ nhớt quá cao thì phải phụ thêm chất giảm nước với tỉ lệ 0,1- 0,2%.
II.2. Định vị tim tường:
- Căn cứ vào bản đồ định vị công trình, lập mốc công trình (được cấp có thẩm quyền kiểm tra, công nhận).
- Từ mặt bằng định vị thiết lập hệ thống định vị và lưới khống chế cho công trình theo hệ toạ độ X, Y.
Dùng máy kinh vĩ để tiến hành công tác trắc địa theo hào và tường (cắm tuyến, cao độ, vị trí…).
II.3. Đổ bê tông tường định vị:
Mục đích của tường định vị là để định hướng máy thi công hào, đảm bảo ổn định cho các vách hào trong phần trên của nó (tương tự ống chống vách trong thi công cọc nhồi).
Tường chôn sâu vào mặt đất tự nhiên khoảng 1m, khoảng các giữa hai tường dẫn lớn hơn bề rộng tường chắn 5cm. Cả hai phía tường định vị đều phải đắp cát trên đó có đặt tấm lát. Việc phân hào thành từng đốt tiến hành ngay trên tường định vị.
Trước khi xây (lắp) tường định vị, cần san mặt bằng dọc tuyến hào sao cho đủ để xây tường hai bên. Khi mặt bằng thấp, mực nước ngầm cao phải đắp cát, xây dựng một lớp đệm lót để thiết bị đi lại và xây tường. Nền của hố móng phải được làm phẳng và đầm chặt, sau đó ghép ván khuôn đặt cốt thép và đổ bê tông tường định vị.
Hình 5. Chi tiết tường định vị
ảnh minh họa: Công tác thi công bêtông tường dẫn.
Ta chọn phương pháp đúc tường thành từng tấm có chiều dài đúng bằng một đốt đào. Sau khi thi công xong một đốt tường thì ta chuyển tấm tường định vị đi sang thi công đốt tường tiếp theo. Để di chuyển 1 tấm tường ta dùng luôn cẩu phục vụ COBELCO, vì vậy ta phải chôn sẵn 2 móc cẩu ở tường.
Tường định vị sẽ được phá bỏ sau khi thi công xong tường chắn.
II.4.Thi công panel tường đầu tiên(panel 1)
Bước 1: Thi công đào đất cho panel
- Lần 1: Dùng gầu ngoạm đào một phần hố đến chiều sâu thiết kế. Chú ý, đào đến đâu, phải kịp thời cung cấp dung dịch bentonite đến đó, cho đầy hố đào, để giữ cho thành hố đào khỏi bị sụt lở (hình 6).
Hình 6. Đào đất bằng gầu ngoạm ở đường gầu đầu tiên
- Lần 2: Đào phần hố bên cạnh, cách phần hố đầu tiên một dải đất. Làm như vậy, để khi cung cấp dung dịch bentonite vào hố sẽ không làm lở thành hố cũ (hình 7).
Hình 7. Đào đất bằng gầu ngoạm ở đường gầu thứ hai
- Lần 3: Đào nốt phần đất còn lại (đào trong dung dịch bentonite) để hoàn thành một hố cho panen đầu tiên theo thiết kế (hình 8).
Hình 8. Đào đất bằng gầu ngoạm ở đường gầu thứ ba
Sau khi đào đất cho panel xong tiếp tục làm như sau:
Bước 2: Hạ tấm côppha đầu tường sau khi đã gắn gioăng chống thấm (hình 9)
Hình 9. Hạ tấm côpha đầu tường
Hình 10. Hình ảnh về tấm côppha đầu tường và gioăng chống thấm
Bước 3: Kiểm tra độ sâu của hào bằng quả rọi và thổi rữa làm sạch hố đào (hình 11)
Hình 11. Kiểm tra độ sâu và thổi rữa hố đào
- Bước 4: Hạ lồng cốt thép xuống hào đào (hình 12)
Hình 12. Hạ lồng cốt thép
- Bước 5: Hạ ống Tremine chuẩn bị cho việc đổ bêtông (Hình 13)
Hình 13: Hạ ống Tremine
Bước 6: Đổ bêtông theo phương pháp vữa dâng.
Chú ý rằng trong quá trình đổ bêtông thì đầu ống Tremine phải luôn ngập trong bêtông một đoạn 2,5 – 3m. (Hình 14).
Hình 14: Quá trình đổ bêtông cho panel tường Diaphragm thứ nhất
Bước 7: Thu hồi dung dịch Betonite đưa về trạm xử lý để tái sử dụng.
Sau đây là hình ảnh về quy trình cung cấp và thu hồi dung dịch Betonite (hình 15).
Hình 15: Quy trình cung cấp và thu hồi dung dịch Betonite
- Bước 8: Hoàn thành đổ bêtông cho một Panel tường đầu tiên (hình 16).
Hình 16: Quy trình thi công một panel tường đầu tiên.
Chú ý: + Bêtông cấp độ bền chịu nén B25, đường kính cốt liệu lớn nhất Ê 50mm, bêtông cần phải dẻo thời gian ninh kết là tối đa, còn độ sụt là (16 – 20)cm. Để tăng cường thời gian ninh kết của bê tông ta sử dụng thêm phụ gia đặc biệt.
II.5. Thi công panel tường thứ hai:
Để tránh sụt lở thành hố đào, nên vị trí thi công của panel thứ nhất vừa thi công xong một khoảng cách an toàn ³ 5m. Do đó, việc lựa chọn giải pháp thi công cho những panel tường tiếp theo được thể hiện ở sơ đồ sau (hình 17):
Hình 17: Sơ đồ về thứ tự thi công tường Diaphragm theo chu trình 5 panel
Theo dây truyền trên ta xác định được vị trí của panel thứ hai. ở đây ta lấy thí dụ về thi công một đoạn tường có các đơn nguyên panel có chiều dài 5,0m, do đó vị trí của panel thứ hai cách panel thứ nhất 5m(đây chính là panel 4). Tương tự như quy trình thi công như ở panel đầu tiên, kết quả được thể hiện ở hình 18 sau:
Việc thi công các panel còn lại hoàn toàn giống như 8 bước của panel 1 và theo đúng trình tự như hình 17
Từ đó ta sẽ thi công được panel cho toàn bộ công trình này
Hình 18: 5 panel sau khi đã thi công xong(chu trình 1)
III. Kiểm tra chất lượng tường trong đất:
III.1.Kiểm tra chất lượng bê tông:
Quy trình đảm bảo chất lượng thi công tường Diaphragm cũng gống như cọc khoan nhồi, thực hiện theo TCXD[4]. Khi đã ninh kết xong (sau 28 ngày) thì kiểm tra chất lượng bằng phương pháp không phá huỷ.
Có nhiều phương pháp để kiểm tra chất lượng bê tông cọc, ở đây sử dụng phương pháp phổ biến nhất và đảm bảo độ tin cậy hơn cả - đó là phương pháp siêu âm truyền qua.
Nhờ phương pháp siêu âm truyền qua, người ta đã phát hiện được các khuyết tật của bê tông trong thân cọc một cách tương đối chính xác.
1. Thiết bị và phương pháp kiểm tra siêu âm truyền qua:
a) Nguyên lý cấu tạo thiết bị:
Thiết bị kiểm tra chất lượng bê tông cọc nhồi, cọc barét, tường trong đất,v.v theo phương pháp siêu âm truyền qua có sơ đồ cấu tạo như sau:
- Một đầu đo phát sóng dao động đàn hồi (xung siêu âm) có tần số truyền sóng từ 20 đến 100 KHz;
- Một đầu đo thu sóng:
(Đầu phát và đầu thu được điều khiển lên xuống đồng thời nhờ hệ thống cáp tời điện và nằm trong hai ống đựng đầy nước sạch).
- Một thiết bị điều khiển các giây cáp được nối với các đầu đo cho phép tự động đo chiều sâu hạ đầu đo;
- Một bộ thiết bị điện tử để ghi nhận và điều chỉnh tín hiệu thu được.
- Một hệ thống hiển thị tín hiệu;
- Một hệ thống ghi nhận và biến đổi tín hiệu thành những đại lượng vật lý đo được;
- Cơ cấu định tâm cho hai đầu đo trong ống đo.
Hình 19 : Sơ đồ Cấu tạo thiết bị siêu âm truyền qua
b) Bố trí ống đo siêu âm truyền qua:
Khoảng cách giữa các ống đo siêu âm phải Ê 1,50m
c) Phương pháp kiểm tra:
Các bước tiến hành như sau:
- Phát xung siêu âm từ một đầu đo đặt trong ống đo đựng đầy nước sạch và truyền qua bê tông.
- Thu sóng siêu âm ở một đầu đo thứ hai đặt trong một ống đo khác cũng chứa đầy nước sạch, ở cùng mức cao độ với đầu phát.
- Đo thời gian truyền sóng giữa hai đầu đo trên suốt chiều dài của ống đặt sẵn, từ đầu tường đến chân tường.
- Ghi sự biến thiên biên độ của tín hiệu thu được (trong ca-ta-lô của máy ghi rõ cách điều khiển thiết bị).
- Nhờ sóng siêu âm truyền qua mà thiết bị có thể ghi lại ngay tình hình truyền sống qua bê tông tường và các khuyết tật của bê tông tường.
- Tiến hành đo siêu âm từng đôi ống đo gần nhau để xác định được chất lượng bê tông của toàn bộ tường.
Chú ý:
- Khi đổ bê tông xong mỗi đốt tường, phải đậy nắp các ống đổ để các dị vật khởi rơi vào.
- Chỉ tiến hành kiểm tra chất lượng bê tông sau khi ninh kết xong (sau 28 ngày).
2. Nhận xét kết quả kiểm tra:
Đánh giá chất lượng bê tông trong tường barette trong đất qua kết quả kiểm tra bằng phương pháp siêu âm truyền qua căn cứ vào các số liệu sau đây:
a) Theo biểu đồ truyền sóng
Nếu biểu đồ truyền sóng đều đều, biến đổi ít trong một biên độ nhỏ, chứng tỏ chất lượng bê tông đồng đều; nếu biên độ truyền sóng biến đổi lớn và đột ngột, chứng tỏ bê tông có khuyết tật.
b) Căn cứ vào vận tốc âm truyền qua:
Vận tốc sóng âm truyền qua bê tông càng nhanh, chứng tỏ bê tông càng đặc chắc và ngược lại.
Có thể căn cứ vào các số liệu trong bảng sau đây:
Bảng 1- Đánh giá chất lượng bê tông tường barette theo vận tốc truyền âm.
Vận tốc âm (m/sec)
< 2000
2000á3000
3000á3500
3500á4000
> 4000
Chất lượng bê tông
Rất kém
Kém
Trung bình
Tốt
Rất tốt
c) Quan hệ giữa cường độ bê tông và vận tốc âm .
Có thể tham khảo số liệu sau đây của TS Nguyễn Hữu Đẩu (Viện Khoa học - Công nghệ giao thông vận tải).
Vận tốc âm m/sec
Cường độ nén, Mpa
Vận tốc âm m/sec
Cường độ nén, Mpa
3000 á 3250
20
3500 á 3750
30
3250 á 3500
25
3750 á 4000
35
III.2. Kiểm tra chất lượng chống thấm nước qua tường:
Chủ yếu kiểm tra thấm qua các gioăng cách nước giữa các panel bằng cách quan sát thực địa. Thường có hai khả năng nước thấm qua tường do gioăng cao su bị đứt trong quá trình tháo bộ gá và do bêtông tường bị rỗ không đảm bảo. Để xử lý thấm qua tường ta chỉ có cách chống thấm ngược tức là bằng cách bơm vữa chống thấm vào vị trí thấm. Vữa chống thấm là dung dịch có tính thuỷ trương khi bơm vào các lỗ rỗng, khe nứt gặp nước sẽ trương nở ngăn không cho nước thấm vào bên trong.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3.thi cong tuong baret.doc