Tài liệu Làm thế nào để tránh sai sót khi đo sinh học siêu âm – Nguyễn Chí Dũng: 96
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH SAI SÓT KHI ĐO SINH HỌC
SIÊU ÂM
How to avoid mistakes in biometry
NICK ASTBURY: Bệnh viện ĐH Tổng hợp Norfolk và Norwich, Colney Lane Norwich
NR4 7UY, UK
Balasubramanya Ramamurthy: Viện Mắt LV Prasad, Hyderabad 500 034, India.
Tạp chí Community Eye Health, Tập 19, số 60, 12/2006)
Người dịch: NGUYỄN CHÍ DŨNG
Bệnh viện Mắt Trung ương
Lời giới thiệu:
Công suất khúc xạ của mắt người
phụ thuộc vào 3 yếu tố: Công suất của
giác mạc, công suất của thể thủy tinh
(TTT), và chiều dài trục nhãn cầu. Sau
phẫu thuật lấy TTT đục, chỉ còn 2 yếu tố
liên quan là công suất của giác mạc và
chiều dài trục nhãn cầu. Nếu biết cả 2
thông số này thì có thể tính được công
suất nào của thể thủy tinh nhân tạo (IOL)
sẽ cho sự chỉnh quang tốt nhất. Đo sinh
học bằng siêu âm là quy trình đo công
suất của giác mạc (keratometry) và chiều
dài trục nhãn cầu và sử dụng những số
liệu này để xác định công suất lý tưởng
của IOL. Nếu không thực hiện ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm thế nào để tránh sai sót khi đo sinh học siêu âm – Nguyễn Chí Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
96
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH SAI SÓT KHI ĐO SINH HỌC
SIÊU ÂM
How to avoid mistakes in biometry
NICK ASTBURY: Bệnh viện ĐH Tổng hợp Norfolk và Norwich, Colney Lane Norwich
NR4 7UY, UK
Balasubramanya Ramamurthy: Viện Mắt LV Prasad, Hyderabad 500 034, India.
Tạp chí Community Eye Health, Tập 19, số 60, 12/2006)
Người dịch: NGUYỄN CHÍ DŨNG
Bệnh viện Mắt Trung ương
Lời giới thiệu:
Công suất khúc xạ của mắt người
phụ thuộc vào 3 yếu tố: Công suất của
giác mạc, công suất của thể thủy tinh
(TTT), và chiều dài trục nhãn cầu. Sau
phẫu thuật lấy TTT đục, chỉ còn 2 yếu tố
liên quan là công suất của giác mạc và
chiều dài trục nhãn cầu. Nếu biết cả 2
thông số này thì có thể tính được công
suất nào của thể thủy tinh nhân tạo (IOL)
sẽ cho sự chỉnh quang tốt nhất. Đo sinh
học bằng siêu âm là quy trình đo công
suất của giác mạc (keratometry) và chiều
dài trục nhãn cầu và sử dụng những số
liệu này để xác định công suất lý tưởng
của IOL. Nếu không thực hiện việc tính
toán này, hoặc nếu tính không chính xác
thì bệnh nhân (BN) có thể ra về với một
tật khúc xạ đáng kể.
Ngày 8/2/1950, Harold Ridley đã
đặt IOL đầu tiên sau phẫu thuật lấy TTT
ngoài bao. Sau phẫu thuật, công suất
khúc xạ của mắt BN này là -
24.0D/+6.0D x 300. Mặc dù sự chọn lựa
của Ridley là rất sáng tạo nhưng BN
không thoả mãn với lợi ích của việc đo
sinh học thời đó.
Hơn 50 năm sau, mặc dù có kỹ
thuật tinh xảo và các phần mềm thông
minh, nhưng ta thường gặp phải những
sai số khi đo sinh học. Hầu hết những sai
số này là có thể tránh được và hầu hết là
do sai sót của con người. Bài báo này sẽ
trình bày các bước đo sinh học bằng siêu
âm và các cách làm giảm thiểu những sai
sót này, dựa trên những thông tin phản
hồi từ những nhân viên nhãn khoa của
những cơ sở đông BN.
3. Bài dịch
97
Mặc dù việc đo sinh học chính xác
là lý tưởng nhưng không phải lúc nào
cũng có thể làm được. Tại cộng đồng nơi
có tỷ lệ thấp về bất thường chiều dài trục
nhãn cầu, đặt IOL có công suất chuẩn
(trung bình) sẽ cho kết quả tốt cho ít nhất
là 50% quần thể.
CÁC BƯỚC CHỌN IOL ĐÚNG
CÔNG SUẤT
1. Xác định nhu cầu về khúc xạ của
BN
Chính thị là mục tiêu đối với hầu
hết BN, nhưng 1 số người có thể có lợi
hơn để mắt thành cận thị nhẹ sau mổ
(hoặc hiếm hơn là viễn thị) tuỳ thuộc vào
ý thích của họ và khúc xạ của mắt kia.
Lệch khúc xạ 2 mắt nên giữ ở mức dưới
3 Dioptry. Cần giải thích cho BN rõ về
nhu cầu kính đọc sách và cho họ các lựa
chọn thích hợp.
2. Đo chiều dài trục nhãn cầu
Đo chiều dài trục nhãn cầu có khả
năng lớn nhất gây sai số cho việc tính
toán công suất IOL. Sử dụng siêu âm tiếp
xúc A- scan là phương pháp kinh điển.
Nó đo thời gian để siêu âm đi qua chiều
dài nhãn cầu và chuyển đổi nó thành 1
đường thẳng trên màn hình. Một phần
của chùm sóng siêu âm phản hồi lại từ
mỗi bề mặt của nhãn cầu: giác mạc, bao
trước TTT, bao sau TTT và võng mạc.
Sóng siêu âm phản hồi được chuyển
thành hình ảnh cho thấy những đường
thẳng nhọn (tín hiệu) phản ánh mỗi bề
mặt. Khoảng cách từ tín hiệu âm của giác
mạc tới tín hiệu âm của võng mạc trên
màn hình cho biết chiều dài trục nhãn
cầu.
Mới đây, phương pháp đo giao
thoa Laser không tiếp xúc được giới
thiệu. Phương pháp này chính xác hơn
khi phối hợp đo chiều dài trục nhãn cầu
với đo độ cong giác mạc và cho phép sử
dụng những công thức khác nhau, nhưng
nó có thể không chính xác đối với những
BN có đục TTT cực hoặc đục TTT đậm
đặc hoặc loạn thị chéo. Nó cũng khá đắt.
Tuy nhiên, phương pháp này rất thích
hợp đối với 1 số trường hợp đặc biệt. Đó
là những mắt quá ngắn, mắt quá dài với
phình dãn cực sau nhãn cầu, những mắt
có chứa dầu silicone và những mắt có
IOL.
Theo nguyên tắc, thực hiện đo sinh
học bằng sử dụng đầu dò siêu âm tiếp
xúc với giác mạc, nhưng cũng có thể sử
dụng phương pháp đo không tiếp xúc.
Với phương pháp này, người ta đặt 1 vỏ
củng mạc giữa các mi mắt và phần trung
tâm giác mạc của BN đang nằm ngửa.
Phương pháp này tránh được bất cứ sự
đè ép nào lên giác mạc (không làm chiều
dài trục nhãn cầu ngắn đi) và cho ta
những tín hiệu âm chất lượng cao, không
bị biến đổi.
Sự biểu thị của các tín hiệu sóng
âm trong phương pháp đo bằng siêu âm
A là rất quan trọng. Nếu các tín hiệu
sóng âm không chính xác, chiều dài trục
nhãn cầu sẽ bị đo ngắn đi. Hầu hết các
máy đều dựa vào sự cố định nhãn cầu
của BN vào 1 điểm- thường là đèn trên
đầu dò. BN có thị lực kém, bất kể là do
đục TTT hoặc do 1 bệnh lý nào khác
thường cố định nhãn cầu kém chính xác
hơn, và dễ cho những kết quả đo sai số
hơn.
Lời khuyên để đo được chính xác trục
nhãn cầu sử dụng phương pháp tiếp xúc như
sau:
98
Đảm bảo rằng máy đo đã sẵn sàng
và được đặt ở đúng chế độ vận tốc âm
(có nghĩa là mắt đục TTT, mắt không có
TTT hoặc mắt có IOL)
Những tín hiệu sóng âm của giác
mạc, bao trước và bao sau TTT, võng
mạc cần được biểu hiện trên màn hình
với biên độ tốt.
Những biểu thị sai dọc theo dây
thần kinh thị giác sẽ được nhận ra do
không thấy tín hiệu âm của củng mạc.
Kết quả đo cần được đặt ở mức
thấp nhất để có thể đọc được kết quả rõ
ràng.
Cẩn thận khi đo chiều dài trục
nhãn cầu, đặc biệt khi đo bằng đầu dò
cầm tay và với BN không nằm yên.
Không đè mạnh lên giác mạc vì
thường gây ra sai số.
Trung bình cứ 5-10 kết quả ổn
định nhất sẽ cho độ lệch chuẩn thấp nhất
(lý tưởng là <0,06mm)
Sai số có thể xuất hiện khi tiếp xúc
giác mạc không tốt hoặc giác mạc trơn
quá do dùng thuốc mỡ tra mắt hoặc chất
nhầy methylcellulose trước đó.
Chú ý những mắt quá ngắn (dưới
22mm) hoặc quá dài (trên 25mm).
Những sai số về chiều dài trục nhãn cầu
có ý nghĩa hơn ở những mắt ngắn và
phình dãn cực sau nhãn cầu có thể tồn tại
ở những mắt dài. Hãy xem lại những kết
quả bất thường, ví dụ trục nhãn cầu đo là
27mm ở BN có viễn thị +4,00D. Bao giờ
cũng đo cả 2 mắt và đo lại nếu sự khác
biệt giữa 2 mắt lớn hơn 0,3mm, hoặc nếu
giữa các lần đo khác nhau hơn 0,2mm.
ảnh 1: Kỹ thuật đo sinh học bằng siêu âm A
3. Đo công suất giác mạc
Một lần nữa, việc đo chính xác là
cần thiết vì nếu sai số 0,75D khi đo công
suất giác mạc sẽ cho kết quả sai số tương
tự sau phẫu thuật. Đo công suất giác mạc
có thể được thực hiện thủ công hoặc sử
dụng các phương tiện tự động hoặc cầm
tay.
Lời khuyên để đo chính xác công
suất giác mạc như sau:
Kiểm tra độ chính xác của máy đo
công suất giác mạc.
Sử dụng những dụng cụ chuyên
dụng được biết rõ là cho kết quả chính
xác.
99
Không chạm vào giác mạc trước khi
đo và bảo đảm rằng có lớp phim nước mắt
tốt.
Điều chỉnh thị kính trên máy để
nhìn rõ vạch chữ thập trong máy.
Bảo đảm rằng mắt kia của BN
được bịt kín và giác mạc của mắt đo ở
trung tâm.
Lấy số đo trung bình của 3 lần
đo, kể cả số đo trục.
Nếu số đo cao hoặc thấp (<40,00D
hoặc >48,00D) thì nên có một người
khác kiểm tra lại số đo đó.
Cần đo lại nếu sự khác biệt về
công suất giác mạc giữa 2 mắt vượt
quá 1,50D
Đối với những mắt có sẹo giác mạc,
sử dụng số đo của mắt kia hoặc lấy số đo
trung bình.
4. Sử dụng công thức thích hợp
Tất cả các công thức Hoffer Q,
Holladay I và SRK/T thường được sử
dụng, nhưng công thức SRK I và II hiện
đang được coi là đã lỗi thời. Những công
thức mới hơn như Holladay II hoặc
Haigis chưa được đưa vào phần mềm của
máy đo siêu âm. ở những nơi phần mềm
kiểm toán được sử dụng, việc cá nhân
hoá các hằng số để tính toán công suất
thể thủy tinh có thể làm tăng độ chính
xác. Bảng 1 cho biết công thức nào được
sử dụng.
Bảng 1: Độ dài trục nhãn cầu và công thức được ưa chuộng:
Độ dài trục nhãn cầu Công thức
< 20 mm Holladay II
20-22 mm Hoffer Q
22 – 24,5 mm SRK/T / Hoffer Q/ Holladay (trung bình)
>24,5 mm – 26 mm Holladay I
> 26 mm SRK/T
5. Những mắt khó đo
Đục TTT đậm đặc gây khó khăn vì
chúng hấp thụ siêu âm khi nó đi qua. Đặt
chế độ âm cao hơn có thể là cần thiết để
đạt được tín hiệu âm đầy đủ trên màn
hình. Phình dãn cực sau nhãn cầu ở
những mắt cận thị không chỉ gây kéo dài
trục nhãn cầu mà thường làm nghiêng
hoàng điểm khiến cho chùm sóng siêu
âm bị phản hồi sai. Trong những trường
hợp này, có thể cần phải đo thêm độ sâu
của tiền phòng bằng siêu âm A cùng với
đo độ sâu của dịch kính bằng siêu âm B .
100
Hình 2: Hình ảnh đo siêu âm A của mắt có thể thủy tinh
Chú ý 5 tín hiệu âm có biên độ lớn
và tín hiệu âm cao của võng mạc tách
biệt khỏi tín hiệu âm của củng mạc.
a) Tín hiệu âm của đầu dò và giác
mạc
b) Bao trước thể thủy tinh
c) Bao sau thể thủy tinh
d) Võng mạc
e) Củng mạc
f) Mỡ tổ chức hốc mắt
6. Tại sao lại có sai sót
Dù cho máy móc có tốt đến đâu thì
con người vẫn sẽ có những sai sót. Một
số lý do như sau:
Vội vàng
Thiếu đào tạo hoặc không được
hướng dẫn thích hợp
Nhờ người khác đo
Lỗi kỹ thuật (hiếm gặp)
Sai sót của con người (thường gặp)
Một số sai sót thường gặp (thu
thập thông tin từ Vương quốc Anh và các
Khoa Mắt ở nước ngoài):
Chọn hằng số A sai
Sử dụng sai công thức
Nạp bằng tay số đo công suất giác
mạc K sai
Máy in kẹt và in sai kết quả đo
Dán mác IOL sai
Mổ nhầm BN ở phòng mổ
Đặt phần quang học (optic) của
IOL ngược
Đặt nhầm số IOL (đặt số IOL
+25,5D thay vì phải đặt số +22,5D hoặc
đặt số IOL +30,0D thay vì phải đặt số +
3,0D)
Một vài lỗi do thiếu trách nhiệm:
Không đo sinh học bằng siêu âm
Không có đơn kính hoặc không có
máy đo tiêu cự của kính
Không có đủ số công suất của IOL
trong ngày
a b
c
d e
f
101
Không tính toán công suất IOL
cho mắt kia
Không thảo luận với BN về kết
quả dự kiến sau phẫu thuật.
Một yếu tố khác được xét đến là vị
trí của IOL sau mổ. Việc đặt IOL một
cách cẩu thả vào rãnh thể mi (sulcus) sẽ
gây ra cận thị 0,75D. Nếu sử dụng IOL
tiền phòng thì hằng số A sẽ khác. Tất cả
những lỗi khác nếu có là do máy móc.
Những máy đo sinh học bằng siêu âm
khác nhau có thể cho những kết quả khác
nhau mà có thể gây nhầm lẫn (ví dụ Máy
siêu âm A và máy IOL Master).
Tại một số phòng khám đông BN
thì thời gian dành cho việc đo sinh học
bằng siêu âm nhiều hơn thời gian cho
mổ. Tuy nhiên, nếu bạn định đo sinh học
bằng siêu âm thì bạn phải làm nó một
cách đúng đắn và thuần thục. Tốt hơn hết
là nên có một vài nhân viên được đào tạo
tốt và có kinh nghiệm để họ có thể cho
những kết quả ổn định còn hơn có nhiều
người đo nhưng được đào tạo hạn chế và
ít kinh nghiệm.
Các khoa Mắt nên hướng tới mục
tiêu là có kết quả ổn định trong đo sinh
học và kiểm tra kết quả đó. Ta dễ mắc
phải các sai sót, nhưng lại khó (đôi khi là
trả giá đắt) để sửa chữa nó. Các bài học
sau được rút kinh nghiệm từ những lỗi
lầm của người khác:
Hãy làm chậm rãi
Đào tạo và cấp chứng nhận cho
nhân viên đo sinh học của bạn
Tuân theo các hướng dẫn
Không nhờ cậy vào người khác
Chú ý tới những kết quả bất
thường
Rút kinh nghiệm từ những lỗi lầm,
đặc biệt là bất cứ mắt nào có sai số trên
2D
Kiểm tra kết quả đo của bạn
Nếu bạn sử dụng đo sinh học bằng
siêu âm, 80% số mắt được đo cần có sai
số trong khoảng 1D so với công suất
khúc xạ dự kiến của nó. Hãy cố gắng tìm
ra bất cứ vấn đề nào dẫn đến những lỗi
hay mắc phải.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam_the_nao_de_tranh_sai_sot_khi_do_sinh_hoc_sieu_am_nguyen.pdf