Tài liệu Lâm nghiệp - Cây Sơn: SƠN
Toxicodendron succedanea (L.) Mold., 1946
Tên đồng nghĩa: Rhus succedanea L. 1771; Augia sinensis Lour., 1790; Rhus
succedanea var. Japonica Piere, 1898
Tên khác: Sơn phú thọ, sơn dầu, sơn lắc
Họ: Đào lộn hột – Anacardiaceae
Tên thương phẩm: Japanese wax tree, wax tree, red lac sumach, laquer wax tree
Hình thái
Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 4-6(-
10)m; vỏ thân có 2 lớp; lớp ngoài dày
hoặc mỏng tuỳ thuộc vào từng giống
cũng như điều kiện môi trường sống
(trung bình khoảng 3-5mm); lớp trong
gồm rất nhiều ống dẫn nhựa. Lá kép
lông chim lẻ, mọc so le, dài (1,5-)8-
27cm; thường gồm (5-)7-9 lá chét, hình
trái xoan thuôn hay hình mác; kích
thước 3-8x1,3-2,5cm; đầu thuôn nhọn;
gốc hình nêm, lệch; mép nguyên.
Cụm hoa dạng chuỳ, mọc ở kẽ lá,
dài tới 20-24cm. Hoa lưỡng tính, màu
trắng kem; đài hợp 5 răng; 5 cánh hoa
dạng hình trứng hoặc hơi thuôn; nhị 5,
chỉ nhị mảnh; bầu gần hình cầu, nhẵn.
Quả hạch, hình cầu hoặc hình cầu
dẹt, đường kính 5-8mm; khi...
6 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lâm nghiệp - Cây Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SƠN
Toxicodendron succedanea (L.) Mold., 1946
Tên đồng nghĩa: Rhus succedanea L. 1771; Augia sinensis Lour., 1790; Rhus
succedanea var. Japonica Piere, 1898
Tên khác: Sơn phú thọ, sơn dầu, sơn lắc
Họ: Đào lộn hột – Anacardiaceae
Tên thương phẩm: Japanese wax tree, wax tree, red lac sumach, laquer wax tree
Hình thái
Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 4-6(-
10)m; vỏ thân có 2 lớp; lớp ngoài dày
hoặc mỏng tuỳ thuộc vào từng giống
cũng như điều kiện môi trường sống
(trung bình khoảng 3-5mm); lớp trong
gồm rất nhiều ống dẫn nhựa. Lá kép
lông chim lẻ, mọc so le, dài (1,5-)8-
27cm; thường gồm (5-)7-9 lá chét, hình
trái xoan thuôn hay hình mác; kích
thước 3-8x1,3-2,5cm; đầu thuôn nhọn;
gốc hình nêm, lệch; mép nguyên.
Cụm hoa dạng chuỳ, mọc ở kẽ lá,
dài tới 20-24cm. Hoa lưỡng tính, màu
trắng kem; đài hợp 5 răng; 5 cánh hoa
dạng hình trứng hoặc hơi thuôn; nhị 5,
chỉ nhị mảnh; bầu gần hình cầu, nhẵn.
Quả hạch, hình cầu hoặc hình cầu
dẹt, đường kính 5-8mm; khi chín có
màu vàng nhạt, nhẵn bóng.
Các thông tin khác về thực vật
Chi Sơn (Toxicodendron Mill.) có
quan hệ họ hàng gần gũi với chi Muối
(Rhus L.) trong họ Xoài (Anacardiaceae). Tuy nhiên, chúng cũng có những đặc điểm khác nhau
rất rõ về hình thái, như quả ở các loài trong chi Sơn (Toxicodendron) thường nhẵn, hạt phấn
nhỏ và nhựa có độc tính cao.
Sơn - Toxicodendron succedanea (L.) Mold.
1- Cành mang lá và quả; 2- hoa cái; 3- Hoa đực; 4- Quả
Ở nước ta, chi Sơn (Toxicodendron) có 2 loài: Sơn (Toxicodendron succedanea) và Sơn
thái (T. rhetsoides (Craib) Tardien).
Loài Sơn (T. succedanea) khá đa dạng; căn cứ vào các đặc điểm về hình thái lá, người
trồng sơn thường chia làm 2 giống - (cultivar.):
- Sơn lá si: lá nhỏ, màu xanh lục. Cây cho nhựa ít, nhưng có chất lượng tốt. Nhựa chảy
đều và thời gian cho nhựa dài.
- Sơn lá trám: lá to, màu xanh nhạt. Cây cho nhựa nhiều hơn so với dạng sơn lá si.
Phân bố
Phân bố của sơn ở Việt Nam
Việt Nam
Quảng Ninh, Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà
Tây, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắk
Lắk, Lâm Đồng.
Thế giới
Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ,
Nhật Bản.
Đặc điểm sinh học
Sơn là loài có biên độ sinh thái rộng, phân bố ở nhiều khu
vực từ vùng Đông Á, Đông Nam Á tới Nam Á. Trong tự nhiên,
có thể gặp sơn mọc rải rác trong rừng thưa ở độ cao dưới
1.500m.
Cây ưa khí hậu nóng, ẩm; nhiệt độ trung bình khoảng 20-
300C là thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây. Song sơn
cũng có thể chịu được nhiệt độ nóng tới 38-390C và nhiệt độ
lạnh tới 4-50C, cây sinh trưởng chậm và rụng lá về mùa đông.
Cây ưa sáng, sinh trưởng ở nơi quang đãng, được chiếu sáng đầy đủ cành lá mới xum
xuê, vỏ dày và sơn sẽ cho nhiều nhựa. Nắng còn làm tăng phẩm chất nhựa sơn; chích nhựa
vào ngày nắng ráo, nhựa sơn đỏ đẹp và có nhiều dầu.
Sơn là cây ưa ẩm. Tại các khu vực trồng sơn có truyền thống ở Phú Thọ, lượng mưa trung
bình hàng năm thường đạt khoảng 2.000mm. Sơn sinh trưởng tốt và cho nhiều nhựa vào các
tháng có mưa, độ ẩm không khí cao và nắng nhiều. Sơn chịu hạn, nhưng không chịu ngập úng.
Đất trồng sơn cần tơi, xốp, nhiều mùn và chua (pH 4,5-5,5). Đất rừng mới khai phá, đất
sau nương rẫy, đất đỏ, đất pha cát nhẹ, sâu, dày, tơi, xốp, nhiều màu, đủ ẩm, thoát nước tốt,
chua rất thích hợp cho sinh trưởng của sơn.
Bộ rễ của sơn ăn nông, nên cây dễ bị đổ do gió to hoặc bão.
Sơn là cây sinh trưởng, phát triển nhanh. Cây 28-30 tháng tuổi, đã đạt chiều cao khoảng
2m, bắt đầu ra hoa, kết quả và cho thu hoạch nhựa. Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 8-9.
Khi cây ra hoa, mang quả thường ít nhựa. Hoa quả càng nhiều nhựa càng ít.
Công dụng
Thành phần hoá học:
Trong thân, lá, cuống lá đều chứa nhựa mủ. Nhựa mủ sơn sau khi thu về chứa khoảng 44-
45% urushiol (chất dầu sơn), 16-18% gôm (chất nhựa), 23-26% nước và 12-13% tạp chất.
Thành phần hoá học chủ yếu của urushiol là các hợp chất pentadec(en)yl catechol; ngoài ra
còn một lượng nhỏ 3-n-heptadec(en)yl catechol. Trong không khí, chúng dễ bị oxy hoá và trở
thành hợp chất có màu đen bóng.
Lá và quả chứa một lượng nhỏ tinh dầu.
Trong lá chứa 8-10% tanin với thành phần chủ yếu là corilagin, acid shikimic, rhoifolin,
apigenin-7-rhamno-glucosid.
Hạt chứa dầu béo (40-44% trong hạt hoặc 54-56% trong nhân) với các acid béo chủ yếu là
palmitic, oleic và linoleic. Trong hạt còn chứa các hợp chất nhóm biflavonoid như amentoflavon,
agathisflavon, hinokiflavon, robustaflavon, rhusflavon, succedaneaflavon và các acetat như
rhusflavon hexaacetat, succedaneaflavon hexaacetat. Các chất biflavonoid đều có hoạt tính
kháng virus mạnh. Những thử nghiệm in vitro cho biết, các hợp chất robustflavon, hinokiflavon
amentoflavon và agathisflavon có hoạt tính kháng HIV-1.
Công dụng:
Nhựa mủ là nguồn nguyên liệu quý, rất cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp và thủ công
nghiệp, như làm đồ mỹ nghệ (sơn, gắn các mặt hàng chắp bằng tre nứa, các sản phẩm thủ
công, đồ thờ, hàng sơn mài, sơn dầu), sơn tàu thuyền, sản xuất các vật liệu cách điện
Rễ, lá, vỏ, quả dùng chữa trị bệnh hen khan, viêm gan mãn tính, đau dạ dày, đòn ngã tổn
thương, dùng ngoài trị gãy xương, vết thương chảy máu, lao phổi và cảm.
Các bộ phận của cây đều có độc tính, có thể gây dị ứng sơn (“sơn ăn”, “lở sơn”) sưng tấy,
ngứa ngáy, lở loét Theo kinh nghiệm dân gian có thể dùng rau dền, lá hoặc quả khế giã nhỏ,
xát và đắp vào chỗ sưng đau. Cũng có thể dùng lá cây bòn bọt (Glochidion eriocarpum
Champ.) đun sôi rồi xông và rửa hoặc dùng vỏ cây núc nác (Oroxylum indicum (L.) Kurz.) nấu
thành cao để uống và bôi lên chỗ bị sưng, lở loét.
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Nhân giống:
Có 2 giống sơn trồng chính: Sơn lá si và sơn lá trám.
Chọn giống: Cây giống cần hội tụ đủ 3 tiêu chuẩn sau:
- Cây sinh trưởng tốt, ít hoa quả, không sâu bệnh
- Nhựa mủ chảy đều, nhiều và không phải bỏ mặt cắt nào trong suốt 3 năm liền. Trong
nhựa có nhiều dầu.
- Vỏ cây dày (5-6mm), màu hơi hồng, xù xì và mềm
Sinh dưỡng: Có thể nhân giống bằng biện pháp giâm cành hoặc rễ. Hom giống cần lấy từ
cành bánh tẻ, sinh trưởng khoẻ vào mùa xuân hoặc mùa thu. Hom giống từ các đoạn rễ nên lấy
vào mùa đông hoặc đầu mùa xuân. Trước khi giâm nên xử lý hom giống bằng các chất kích
thích ra rễ.
Việc nhân giống bằng giâm cành hoặc rễ thường khó khăn hơn và hiệu quả chưa cao; nên
còn ít được sử dụng trong sản xuất.
Gieo hạt: Đây là biện pháp chủ yếu đã và đang được áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
Mùa quả chín thường vào tháng 8-9. Cần thu hái những quả to, chắc, chín đều đem phơi ở
nơi thoáng gió, nắng nhạt khoảng 3 ngày, rối sát sạch vỏ. Trung bình, mỗi hecta đất cần
khoảng 2-3kg hạt giống.
Có thể gieo hạt ngay sau khi thu hái hoặc bảo quản ở điều kiện khô lạnh (4-50C). Mùa gieo
hạt tốt nhất là vào tháng 8-9 Âm lịch. Gieo vào thời điểm này cây con phải qua thời kỳ mùa
đông rét lạnh, khô hanh; nhưng sang xuân cây sẽ sinh trưởng khoẻ và không bị hại do mưa rào
và dế mèn cắn ngang gốc. Gieo hạt vào tháng giêng hai Âm lịch, sơn mọc nhanh, nhưng dễ bị
dế cắn và mưa rào gây hại vào các tháng 3-4. Có thể gieo trong vườn ươm hoặc gieo thẳng.
Hiện nay, trong sản xuất thường gieo thẳng hạt sơn theo hố..
Hố gieo hạt cần cuốc sâu, kích thước 40x40x40cm, làm sạch cỏ, bón lót 1-3kg phân
chuồng ải. Để hạt nẩy mầm nhanh và đều có thể xử lý bằng cách ngâm trong acid sulfuric đậm
đặc khoảng 1 giờ, vớt ra, rửa sạch rồi đem gieo. Cũng có thể dùng khô dầu sở trộn với hạt và
ngâm nước khoảng 1 đêm rồi vớt ra đem gieo. Đồng bào một số khu vực tại Phú Thọ có tập
quán trộn hạt sơn với trấu, bỏ vào cối giã cho mỏng bớt vỏ và ngâm nước gạo một đêm trước
khi gieo.
Trồng và chăm sóc:
Tuỳ điều kiện đất đai mà chọn khoảng cách trồng dày hoặc thưa, thông thường từ 2x2m,
2,5x2,5m đến 2,5x3m (mật độ 1.300-2.500 cây/ha). Mỗi hố gieo 5-10 hạt, hạt nọ cách hạt kia
khoảng 5cm. Gieo xong bỏ một vốc tro ủ nước gạo và phủ một lớp đất mỏng lên trên.
Khi cây cao khoảng 20cm bắt đầu tỉa thưa, nhổ bỏ những cây yếu ớt, còi cọc. Nên tỉa thưa
khoảng 2-3 lần (cách nhau khoảng 2 tháng), lần cuối cùng vào tháng 5-6 Âm lịch; ở mỗi hố chỉ
để lại một cây sinh trưởng tốt nhất (cây mập, lá xanh thẫm, ngọn chồi phớt hồng). Những năm
đầu việc làm cỏ, xới xáo, vun gốc, bón bổ sung và giữ ẩm cho đất là cần thiết, giúp cho cây
sinh trưởng khoẻ. Thời gian này có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày như lạc, đỗ, lúa
nương, vừa tận dụng đất vừa hạn chế cỏ dại, chống xói mòn và tăng thu nhập.
Khi cây cao khoảng 1,5m cần bấm ngọn cho cành ngang phát triển. Mỗi cây chỉ nên để 2-3
cành khoẻ, mọc xiên. Đến thời kỳ cây cao khoảng 2m lại tiến hành bấm ngọn lần nữa để tạo
tán to, đều. Đồng thời chặt bỏ hết các cành con ở độ cao dưới 1,5m để việc cắt thu nhựa được
thuận lợi.
Để cây sinh trưởng khoẻ, xanh tốt, nhựa chảy nhiều, mạnh và bền, cây cần cắt bỏ hết hoa
quả (trừ những cây đã chọn để lấy hạt làm giống).
Ở sơn trưởng thành có thể gặp sâu quấn lá, bọ đỏ, bọ nhót, sâu cắn ngọn, sâu đục thân.
Biện pháp phòng trừ tốt nhất là theo rõi, kiểm tra định kỳ và tổ chức bắt hoặc phun thuốc ngay
khi sâu mới xuất hiện.
Khai thác, chế biến và bảo quản
Giai đoạn cây đạt 28-30 tháng tuổi, có thể khai thác nhựa. Cây cắt nhựa năm đầu tiên gọi
là “sơn non”, sơn cắt năm thứ hai gọi là “sơn thường” và sơn cắt năm thứ ba gọi là “sơn già”.
Dụng cụ cắt sơn gồm:
- Dao cắt sơn (lưỡi nhỏ, mỏng, sắc).
- Chóc hứng nhựa (thường làm bằng vỏ trai, hay vẹm).
- Nằn đựng sơn (hộp hình trụ bằng gỗ hoặc tre đan, trát kín, đường kính khoảng 15cm,
cao 15-20cm).
- Chia vét sơn (là một miếng mo cau hoặc gỗ lồng mức có dạng như chiếc chổi, dài
khoảng 15cm để vét nhựa).
- Sải để chứa sơn (đan bằng tre, miệng hẹp, trát sơn kín, có dung tích 15-20 lít).
Việc cắt lấy nhựa phải đảm bảo các yêu cầu kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, tăng
năng suất và chất lượng nhựa. Do đó kỹ thuật cắt sơn phải đạt các tiêu chuẩn:
•
•
•
•
Cắt mỏng miếng, cắt sạch, đều, không để loã.
Mở mặt cắt vừa phải, không rộng quá 2/3 chu vi vỏ cây sơn và không dài quá 2-3cm.
Cắt đúng cữ.
Cắm chóc khéo, đảm bảo tận thu nhựa
Khi cây đến tuổi khai thác nhựa (bước vào năm thứ 3), có thể mở mặt cắt đầu tiên (vào
tháng 2-3 Âm lịch) ở vị trí sát mặt đất. Có thể mở mặt cắt theo hình chữ V, hoặc vạch chéo “lá
liễu”. Trong 3-4 lần cắt đầu, thường bỏ không thu nhựa, vì số lượng ít và chất lượng thấp.
Cữ sơn: mỗi lần cắt sơn gọi là một cữ. Tuỳ theo thời gian cắt mà có tên gọi khác nhau. Cắt
2 ngày một lần gọi là “cữ hai”, 3 ngày cắt một lần gọi là “cữ ba”, 4 ngày cắt một lần gọi là “ cữ
bốn” Thường áp dụng “cữ ba”. Theo kinh nghiệm của nhân dân Phú Thọ, cắt “cữ ba” là tốt
nhất, sơn chảy nhiều và có phẩm chất cao. Cắt “cữ hai” (còn gọi là “cữ non”) nhựa tuy nhiều,
nhưng chất lượng lại thấp. Về cuối năm, cây sinh trưởng kém, người ta thường áp dụng cắt
theo “cữ bốn”, “cữ năm”. Nếu cắt theo “cữ ba”, trung bình một năm được khoảng 75-80 cữ.
“Cắm chóc” (có nơi gọi là “mắc chóc”). Có 2 kiểu “cắm chóc”: cắm vào vỏ cây (như ở Phù
Ninh, Lâm Thao) hoặc cắm vào gỗ cây (như ở một số địa phương thuộc huyện Tam Nông).
Khi khai thác, nếu để ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt cắt là nhựa ngưng chảy. Do đó về
mùa hè thường phải cắt từ 3-4 giờ sáng để khi mặt trời mọc là đã cắt xong và khoảng 7-8 giờ
sáng đã có thể trút lấy nhựa. Về mùa đông có thể cắt muộn hơn khoảng 1 giờ. Trường hợp
đang cắt có mưa hoặc sắp mưa cần phải trút nhựa và ngừng căt, tránh không để nước mưa
làm giảm phẩm chất nhựa.
Khi nhựa ngừng chảy, bắt đầu thu chóc, dùng chia vét sơn cho vào nằn.
Tháng thu hoạch nhựa nhiều nhất: 8-9 Dương lịch. Tháng nhựa có chất lượng cao nhất:
10-11 Dương lịch.
Nhựa thu về được trút vào sải, trên miệng sải đậy một tờ giấy bản to và đậy nắp kín để
sơn không bị cháy. Với cách làm này có thể bảo quản nhựa sơn được hàng năm và để càng
lâu chất lượng càng cao. Nhựa sơn đựng trong sải thường chia làm 3 lớp: lớp trên cùng có
màu đỏ tươi, lóng lánh như dầu, được gọi là “mặt dầu” (đây là hợp chất urushiol); lớp giữa gọi
là “sơn thịt” và lớp dưới cùng là nước.
Sơn tốt là loại sơn có nhiều “mặt dầu” và ít nước.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Sơn là mặt hàng truyền thống của tại các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc
và Hà Tây.
Năng suất nhựa có thể đạt 600-1.000 kg/ha năm (tuỳ thuộc vào kỹ thuật canh tác). Mỗi chu
kỳ canh tác, cây thường cho thu hoạch trong 4-5 năm. Sau đó phải phá đi để trồng lại. Trước
năm 1945, diện tích trồng sơn ở các tỉnh Trung Du đã đạt khoảng 12.000 ha. Năm 1936 khối
lượng sơn xuất khẩu từ các tỉnh Trung Du phía Bắc lên tới 1.936 tấn.
Hiện nay, sơn vẫn là mặt hàng lâm sản ngoài gỗ có giá trị.
Trong nhiều năm qua, một số doanh nghiệp vẫn thu mua và xuất khẩu nhựa sơn sang thị
trường Nhật Bản, Hồng Kông và một số nước khác. Nhưng hiện vẫn chưa có số liệu thống kê.
Giá xuất khẩu vào khoảng 6-7 USD/kg tuỳ thuộc vào chất lượng nhựa.
Sơn là một cây kinh tế có triển vọng nếu được quan tâm nghiên cứu phát triển, tạo dựng
thị trường và đa dạng hoá sản phẩm.
Tài liệu tham khảo
1. Nhiều tác giả (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. T.II. Tr. 752-754. Nxb Khoa học và Kỹ thuật
– Hà Nội; 2. Lê Duy Khiêm (1961). Kinh nghiệm trồng sơn. Tr. 3-28. Nxb Nông thôn – Hà Nội; 3. Nguyễn Tiến Bân
(2003). Anacardiaceae Lindl. 1830 - Họ Xoài (Đào lộn hột). Danh lục các loài Thực vật Việt Nam. T.II (Nguyễn Tiến Bân
- Chủ biên). Tr. 941-953. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội; 4. Viện Khoa học Trung Quốc (1961) Trung Quốc kinh tế Thực vật
chí T.I. Tr. 852.853. Khoa học xuất bản xã (Tiếng Trung); 5. Aggarwal, S (2001). Rhus L. In: J. L. C. H. van Valkenburg
and N. Bunyapraphatsara (Editors): Plant Resources of South-East Asia 12(2). Medicinal and poisonous plants 2 pp.
469-474. Backhuys Publishers, Leiden; 6. Chopra, R. N., Nayar S. L., Chopra, I. C (1956). Glossary of Indian Medicinal
Plants. pp. 213-214. Council of Scientific & Inductrial Research. New Delhi; 7. Lin, Y. M., Chen, F. C. & Lee, K. H.
(1989). Hinokiflavone a cytotoxic principle from Rhus succedanea and the cytotoxicity of the related biflavonoids. Planta
Medica 55(2): 166-168; 8. Lin, Y. M., Anderson, H., Flavin, M. T., Pai, Y. H. S., Mata – Greenwood, E., Pengsuparp. T.
et al (1997). In vitro anti – HIV activity of biflavonoids isolated from Rhus succedanea and Garcinia multflora. Journal of
Natural Products. 60(9): 884-888; 9. Lin, Y. M., Zembower, D. E., Flavin, M. T., Schure, R. M., Anderson, H. M., Korba,
B. E. & Chen, F. C (1997). Robustaflavone, a naturally occurring biflavonoid, is a potent non-nucleoside inhibitor of
hepatitis B virus replication in vitro. Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters 7(17): 2325-2328; 10. Lin, Y. M., Flavin,
M. T. et al. (1999). Antiviral activities of biflavonoids. Planta Medica 65(2): 120-125.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- son_2057.pdf