Tài liệu Làm gì để nâng cao chất và lượng trong phẫu thuật thể thuỷ tinh?: 52
LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT VÀ LƯỢNG
TRONG PHẪU THUẬT THỂ THUỶ TINH?
Bệnh Viện Mắt TP.Hồ Chí Minh
Bệnh đục thể thuỷ tinh (T3) ở Việt
Nam hiện tại và nhiều năm nữa vẫn là
nguyên nhân gây mù hàng đầu, ngoài số
lượng lớn bệnh nhân bị đục T3 còn tồn
đọng tại các địa phương, mỗi năm lại
phát sinh thêm số mới làm gia tăng tỉ lệ
đục T3 trong cộng đồng. Theo số liệu
điều tra:
- Viện Mắt tháng 10 năm 2000: tỷ lệ
mù 2 mắt do đục thể thuỷ tinh vẫn là
nguyên nhân hàng đầu gây mù ở nước ta,
chiếm tới 66,09% các nguyên nhân gây
mù. Số tồn đọng người mù 2 mắt và 1
mắt do đục thể thuỷ tinh trên 50 tuổi ước
tính trên cả nước lên đến 703.300 người.
Hiện mỗi năm cả nước mới chỉ mổ được
khoảng 1/3 số bệnh nhân cần mổ.
- Thống kê của tác giả Hoàng Thị
Luỹ năm 1996 tại TP. HCM: Đục TTT
chiếm tỉ lệ 1,3% dân số, là nguyên nhân
hàng đầu gây mù với tỉ lệ 62% các
nguyên nhân gây mù.
Trong những năm qua, được sự chỉ
đạo của Bệnh viện Mắt Trung ương,
ngành mắ...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm gì để nâng cao chất và lượng trong phẫu thuật thể thuỷ tinh?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52
LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT VÀ LƯỢNG
TRONG PHẪU THUẬT THỂ THUỶ TINH?
Bệnh Viện Mắt TP.Hồ Chí Minh
Bệnh đục thể thuỷ tinh (T3) ở Việt
Nam hiện tại và nhiều năm nữa vẫn là
nguyên nhân gây mù hàng đầu, ngoài số
lượng lớn bệnh nhân bị đục T3 còn tồn
đọng tại các địa phương, mỗi năm lại
phát sinh thêm số mới làm gia tăng tỉ lệ
đục T3 trong cộng đồng. Theo số liệu
điều tra:
- Viện Mắt tháng 10 năm 2000: tỷ lệ
mù 2 mắt do đục thể thuỷ tinh vẫn là
nguyên nhân hàng đầu gây mù ở nước ta,
chiếm tới 66,09% các nguyên nhân gây
mù. Số tồn đọng người mù 2 mắt và 1
mắt do đục thể thuỷ tinh trên 50 tuổi ước
tính trên cả nước lên đến 703.300 người.
Hiện mỗi năm cả nước mới chỉ mổ được
khoảng 1/3 số bệnh nhân cần mổ.
- Thống kê của tác giả Hoàng Thị
Luỹ năm 1996 tại TP. HCM: Đục TTT
chiếm tỉ lệ 1,3% dân số, là nguyên nhân
hàng đầu gây mù với tỉ lệ 62% các
nguyên nhân gây mù.
Trong những năm qua, được sự chỉ
đạo của Bệnh viện Mắt Trung ương,
ngành mắt TP. HCM đã có nhiều nỗ lực
trong công tác phòng chống mù loà, đặc
biệt quan tâm hạ thấp tỉ lệ mù do bệnh
đục thể thuỷ tinh.
KHÁI QUÁT NGÀNH MẮT TP.HCM
1. Hệ thống chuyên khoa mắt
TP.HCM
+ Bệnh viện chuyên khoa mắt: Bệnh
viện công 01, bệnh viện tư 03
+ Bệnh viện có khoa mắt: 18
+ Trung tâm Y tế quận-huyện: 24
(cho đến nay 11/24 trung tâm đã thực
hiện thường qui rất tốt phẫu thuật T3).
+ Bệnh viện Mắt TP.HCM xây dựng
hẳn một khu phẫu thuật nhân đạo với 17
y, bác sĩ do Phòng Chỉ đạo tuyến phụ
trách.
Hầu hết các bệnh viện chuyên khoa
và bệnh viện có khoa mắt đều thành lập
đội phẫu thuật lưu động hỗ trợ cho
những nơi chưa tự phẫu thuật được hay
trình độ phẫu thuật còn yếu.
2. Đào tạo:
Hơn mười năm nay, Bệnh viện Mắt
TP.Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác
đào tạo phẫu thuật viên, nhằm phát triển
màng lưới và tăng cường số lượng cũng
như chất lượng phẫu thuật bằng hai hình
2. Nhãn khoa cộng
đồng
53
thức: mở lớp đào tạo hoặc chuyển giao
kỹ thuật tại địa phương. Cho đến nay hầu
như các tỉnh phía nam đều đã tự phẫu
thuật được.
3. Phẫu thuật:
Chỉ lấy riêng số liệu của Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh:
Năm Tổng số ca mổ Nội viện P.C.Đ.Tuyến
2003 22.736 14.632 8.104
2004 26.983 17.407 9.576
6 tháng/2005 13.635 08.914 4.721
Qua nhiều năm thực hiện chương
trình tại TP.Hồ Chí Minh cũng như các
tỉnh trong khu vực, nhận thấy nơi nào
được chính quyền và lãnh đạo ngành y tế
quan tâm thì nơi đó chương trình được
đầu tư phát triển.
TRẢ LỜI CÂU HỎI GIẢI PHÁP
NÀO NHẰM TĂNG CƯỜNG SỐ
LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG PHẪU
THUẬT ĐỤC THỂ THUỶ TINH,
GIẢI PHÓNG MÙ LOÀ?
Theo kinh nghiệm thực hiện
chương trình, TP.Hồ Chí Minh nhận thấy
điều kiện cần và đủ là nguồn nhân lực
cũng như nguồn tài chính phải được đầu
tư nghiêm túc.
1. Nguồn nhân lực:
- Đào tạo:
+ Xây dựng đội ngũ chuyên khoa
tuyến trên (tỉnh- thành phố) đủ theo biên
chế, sẵn sàng đi tuyến. Tuyến trên có vai
trò dẫn dắt chương trình, tổ chức và thực
hiện thành công hay không là do tuyến
chuyên khoa đầu ngành của mỗi tỉnh.
Tuyến trung ương chỉ chỉ đạo chung.
+ Chú trọng xây dựng hệ thống
chuyên khoa tuyến trước (quận - huyện).
Từng bước hỗ trợ xây dựng để tuyến
Quận-Huyện có thể tự đảm đương
chương trình khi có đủ điều kiện cần
thiết. Chỉ khi tuyến Quận-Huyện tự chủ
động đảm nhiệm chương trình, khi ấy
mỗi địa phương mới có khả năng giải
quyết được lượng bệnh nhân tồn đọng.
Tình trạng phổ biến hiện nay ở các tỉnh
là mới chỉ đủ khả năng tổ chức mổ
thường qui ở tuyến tỉnh. Nguyên nhân
chủ yếu do thiếu bác sĩ chuyên khoa, nơi
có cán bộ chuyên khoa nhưng lại không
được quan tâm trang bị phương tiện làm
việc.
Kinh nghiệm cho thấy vấn đề đào
tạo phẫu thuật viên là việc làm trước tiên,
không nên chờ có phương tiện mới đào
tạo, như vậy sẽ tránh được lãng phí do
phương tiện xuống cấp.
+ Tổ chức tập huấn chăm sóc mắt
ban đầu cho cán bộ y tế tuyến phường-
xã, họ là cơ sở gần và trực tiếp với người
bệnh nhất, việc gắn kết giữa tuyến trên
và tuyến dưới sẽ tạo điều kiện nắm được
nguồn bệnh nhân cần điều trị.
- Chọn lựa kỹ thuật mổ:
Nên chọn lựa kỹ thuật đơn giản, dễ
thực hiện mà kinh tế nhất, giảm chi phí
54
sẽ lo được cho nhiều bệnh nhân hơn. Tuy
nhiên vấn đề này còn tuỳ thuộc vào khả
năng của đội ngũ phẫu thuật viên, chọn
lựa kỹ thuật hợp lý nhất vẫn là kỹ thuật
quen thuộc nhất đối với phẫu thuật viên.
Cùng với việc chọn kỹ thuật mổ,
khâu khám chọn lựa bệnh nhân mổ cũng
rất quan trọng. Qua hỏi bệnh sử, tiền sử,
đo thị lực- nhãn áp, khám đáy mắt, cũng
có thể loại ra những trường hợp sẽ không
sáng sau phẫu thuật, tránh được những
ấn tượng không hay ảnh hưởng tới
chương trình chung.
Trong hơn chục năm trở lại đây, thế
giới có những bước tiến rất lớn về phẫu
thuật T3, hiện nay phương pháp tiên tiến
nhất là Phaco. Tuy nhiên do kỹ thuật
khó, mất nhiều thời gian đào tạo phẫu
thuật viên, vốn đầu tư ban đầu lớn, chi
phí phẫu thuật cao, chỉ thích hợp với
những nhân T3 không quá cứng nên
phương pháp này vẫn chưa thể mang tính
phổ biến trên cả nước trong giai đoạn
hiện nay và thời gian tới.
Qua nhiều năm, với kinh nghiệm
điều trị trên hàng chục nghìn bệnh nhân,
Bệnh viện Mắt TP.Hồ Chí Minh đã phát
triển và khẳng định tính ưu việt của kỹ
thuật tạo vết mổ đường hầm củng mạc
không khâu trong phẫu thuật thể thuỷ
tinh ngoài bao.
Ưu điểm của phương pháp mổ này:
Kỹ thuật thực hiện không quá khó.
An toàn và duy trì tốt tiền phòng
trong quá trình phẫu thuật.
Việc không phải dùng chỉ khâu vết
mổ đã rút ngắn thời gian mổ và giảm chi
phí phẫu thuật.
Phù hợp với điều kiện mổ tuyến với
số lượng đông bệnh nhân.
Hậu phẫu nhẹ nhàng và thoái mái
cho người bệnh.
Hiện kỹ thuật này đã được nhiều
địa phương áp dụng, qua hội nghị này
Bệnh viện Mắt TP.Hồ Chí Minh muốn
được trình bày kỹ thuật này và cùng các
đồng nghiệp của các địa phương trao đổi,
đánh giá những ưu, khuyết điểm của nó,
để kỹ thuật này phát triển rộng rãi hơn.
2. Nguồn tài chính:
- Trang bị phương tiện:
Tuyến tỉnh đã đến lúc cần được
trang bị máy siêu âm xác định độ của thể
thuỷ tinh nhân tạo, góp phần nâng cao
chất lượng điều trị.
Đội phẫu thuật lưu động phải được
trang bị phương tiện phù hợp với tính
chất lưu động.
Tuyến Quận - Huyện nên trang bị sao
cho phù hợp với khả năng tài chính hạn
hẹp, nhưng vẫn đáp ứng tốt yêu cầu phẫu
thuật.
- Nguồn kinh phí:
Biết tạo sự quan tâm của chính
quyền đối với chương trình giải phóng
mù loà, bằng các hoạt động chuyên môn
và truyền thông để mọi người nhận thức
được ý nghĩa lớn lao của chương trình về
các mặt kinh tế - chính trị - xã hội.
Không trông chờ vào kinh phí Nhà
nước và viện trợ của các tổ chức nước
ngoài mới xây dựng và phát triển. Mỗi
địa phương nên năng động bằng nhiều
hình thức như tìm kiếm nhà tài trợ, xã
hội hoá y tế.
55
Vấn đề phân loại đối tượng bệnh
nhân được hưởng chế độ miễn giảm phí
điều trị cũng rất quan trọng. Không nên
phẫu thuật miễn phí cho tất cả mọi đối
tượng, như vậy vô tình đã làm mất đi tác
dụng xã hội và thực sự không công bằng
đối với công sức của đội ngũ phẫu thuật.
Hiện Bệnh viện Mắt TP.Hồ Chí Minh
đang thực hiện rất tốt công tác này, bệnh
nhân được phân loại rất rõ ràng: miễn phí
- giảm phí - đóng một phần viện phí - thu
đủ viện phí. Làm được như vậy chúng ta
mới có thể tích luỹ để tái sản xuất về cả
sức lực con người và cơ sở vật chất ngày
một hiện đại hơn. Thực tế cho thấy, dù
Bệnh viện Mắt TP.Hồ Chí Minh có khu
phẫu thuật nhân đạo tiếp nhận số lượng
lớn bệnh nhân nghèo mỗi ngày, nhưng
lượng bệnh nhân tự nguyện chi trả kinh
phí phẫu thuật không vì thế mà giảm đi.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA
TP.HCM
Xác định rõ công tác phòng chống
mù loà là trách nhiệm của toàn xã hội,
không chỉ riêng của ngành mắt.
1. Cần có sự quan tâm hỗ trợ của
chính quyền địa phương về các mặt:
+ Chỉ đạo thực hiện.
+ Trang bị phương tiện khám, phẫu
thuật.
+ Tuyên truyền phổ biến và vận động
nhân dân đi khám và điều trị.
+ Tham gia vận động tìm nguồn tài
trợ thực hiện chương trình.
2. Đầu tư phát triển đội ngũ phẫu
thuật viên.
3. Chính sách miễn, giảm phí phẫu
thuật hợp lý.
4. Tìm kiếm và thu hút sự đóng góp
của các nhà tài trợ. Vận dụng chính
sách xã hội hoá hợp lý.
Trên đây là những kinh nhiệm
TP.Hồ Chí Minh tích luỹ được trong
công tác phẫu thuật thể thuỷ tinh, phòng
chống mù loà. Hy vọng cùng với những
kinh nghiệp sáng tạo của các địa phương
khác, chúng ta đúc kết thành những giải
pháp giúp ngành mắt Việt Nam có những
hướng đi mới tích cực hơn trong chiến
lược nâng cao cả về số lượng và chất
lượng phẫu thuật thể thuỷ tinh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam_gi_de_nang_cao_chat_va_luong_trong_phau_thuat_the_thuy_t.pdf