Tài liệu Kyoto, Nara: Vài kinh nghiệm cho Huế trong việc bảo tồn và phát triển cố đô: Kyoto, Nara:
Vài kinh nghiệm cho Huế trong việc
bảo tồn và phát triển cố đô
Hồ Sĩ Quý (*)
ới những vùng đất có bề dày văn
hoá - lịch sử nổi tiếng, việc giải
quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát
triển - bảo tồn trong phát triển, bảo tồn
sao cho không “đánh đố” sự phát triển,
hay bảo tồn trở thành một nhiệm vụ có
lợi cho sự phát triển luôn luôn là bài
toán khó. Ngày nay, quan niệm bảo tồn
đồng nghĩa với không phát triển, không
cần phát triển, mâu thuẫn với phát
triển, hoặc hạn chế phát triển vẫn
đ−ợc không ít ng−ời tán thành, nhất là
một số quan chức UNESCO. Tuy nhiên
ngày càng nhiều quan điểm mềm dẻo
hơn và thực tế hơn, thừa nhận bảo tồn
vẫn có thể sinh lợi, nghĩa là bảo tồn
không nhất thiết mâu thuẫn với phát
triển; bảo tồn là một hình thức đặc thù
của phát triển, giúp cho phát triển hợp
lý hơn, hay hơn, có ý nghĩa hơn, nếu
sự quản lý vĩ mô đạt tới trình độ sáng
suốt, biết điều chỉnh liều l−ợng giữa
phát triển và bảo tồn - nắm chắc ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kyoto, Nara: Vài kinh nghiệm cho Huế trong việc bảo tồn và phát triển cố đô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kyoto, Nara:
Vài kinh nghiệm cho Huế trong việc
bảo tồn và phát triển cố đô
Hồ Sĩ Quý (*)
ới những vùng đất có bề dày văn
hoá - lịch sử nổi tiếng, việc giải
quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát
triển - bảo tồn trong phát triển, bảo tồn
sao cho không “đánh đố” sự phát triển,
hay bảo tồn trở thành một nhiệm vụ có
lợi cho sự phát triển luôn luôn là bài
toán khó. Ngày nay, quan niệm bảo tồn
đồng nghĩa với không phát triển, không
cần phát triển, mâu thuẫn với phát
triển, hoặc hạn chế phát triển vẫn
đ−ợc không ít ng−ời tán thành, nhất là
một số quan chức UNESCO. Tuy nhiên
ngày càng nhiều quan điểm mềm dẻo
hơn và thực tế hơn, thừa nhận bảo tồn
vẫn có thể sinh lợi, nghĩa là bảo tồn
không nhất thiết mâu thuẫn với phát
triển; bảo tồn là một hình thức đặc thù
của phát triển, giúp cho phát triển hợp
lý hơn, hay hơn, có ý nghĩa hơn, nếu
sự quản lý vĩ mô đạt tới trình độ sáng
suốt, biết điều chỉnh liều l−ợng giữa
phát triển và bảo tồn - nắm chắc cái gì
cần bảo tồn nguyên trạng, cái gì chỉ cần
bảo tồn những nét chính, những “hồn
cốt” đặc thù, còn cái gì thì có thể thay
thế, bảo tồn trong bảo tàng, hoặc buộc
phải loại bỏ
Dẫu hợp lý đến mấy, điều vừa nói
vẫn mới chỉ hợp lý về mặt lý thuyết.
Nghĩa là, hiểu đ−ợc nh− vậy nh−ng
ch−a chắc đã làm đ−ợc nh− vậy. Thậm
chí, cố gắng làm nh− vậy, nh−ng kết
quả có thể lại thành một thứ khác. Huế
là một thực thể văn hóa tổng hợp. C− xử
với một thực thể văn hoá th−ờng vô
cùng khó khăn. Rất nhiều bài học về
sửa chữa, tu bổ, tôn tạo các di sản văn
hóa mà cuối cùng lại thành phản văn
hóa hoặc vô văn hóa, đôi khi ngay cả với
những kế hoạch mà không ai có thể
nghi ngờ về mức độ tâm huyết, chân
thành. Tâm huyết với Huế, chân thành
với văn hóa Huế vẫn có thể làm hỏng
văn hóa Huế.(*)
Kyoto và Nara đối với Nhật Bản
cũng t−ơng tự nh− Thừa Thiên Huế và
Huế đối với Việt Nam. Việc bảo tồn và
phát triển ở Kyoto và Nara đ−ợc nhiều
học giả và các tổ chức văn hóa thế giới
coi là t−ơng đối hợp lý. Trải qua hàng
nghìn năm, Nara vẫn là cố đô cổ kính,
Kyoto vẫn là thành phố của một Nhật
Bản x−a, nh−ng lại vẫn là thành phố
hiện đại, thực sự hiện đại chứ không
phải hiện đại một cách chắp vá. Khảo
sát thực tế Kyoto và Nara, chúng tôi
(*)
GS.TS., Viện Thông tin Khoa học xã hội.
Hosiquy@fpt.vn.
v
Thông tin Khoa học xã hội, số 3.2011
26
thấy việc bảo tồn và phát triển ở cố đô
này không phải là không học tập đ−ợc.
Sau đây là mấy bài học về việc bảo
tồn và phát triển ở Kyoto, Nara.
1. Chú trọng lịch sử, đặc điểm truyền thống, coi
văn hóa cố đô là một nguồn lực sinh lợi, nh−ng
không quá chú trọng sinh lợi trực tiếp
- Kyoto là một trong những thành
phố đ−ợc bảo tồn tốt nhất của Nhật Bản.
- Khu vực kinh doanh và đô thị
chính nằm ở phía Nam của cố đô. ở
khu vực phía Bắc Kyoto không bố trí
đông dân, chú ý giữ tỷ lệ cao về công
viên, cây xanh. Các khu vực lân cận
phía Bắc không quy hoạch nh− trung
tâm thành phố.
- Du lịch là ngành chính của kinh
tế Kyoto.
- Bảo tồn và duy trì lễ hội truyền
thống, nh−ng phải có lựa chọn. Không tổ
chức lễ hội tràn lan. Chú trọng tính văn
hóa, văn minh của lễ hội. Không quá
chú trọng lợi ích kinh tế trong lễ hội, đặc
biệt không th−ơng mại hóa lễ hội.
- Với một cố đô, cần chú ý đến
những sự kiện có tầm vóc quốc tế nh− sự
kiện Hội nghị quốc tế về môi tr−ờng năm
1997. Chỉ cần nói đến Nghị định th−
Kyoto, thế giới đã biết Kyoto có vị thế
nh− thế nào.
Kyoto (tiếng Nhật: 京都市 - Hán-
Việt: Kinh Đô thị) nằm ở phía Tây đảo
Honshu, hiện là thủ phủ của tỉnh Kyoto
và cũng là khu vực rất quan trọng trong
trung tâm chính trị văn hóa Osaka -
Kobe - Kyoto. Bốn bên là núi, Kyoto nổi
tiếng với những đêm mùa hè oi ả nóng,
nh−ng cũng đ−ợc biết đến nhiều với vẻ
đẹp thanh bình của một cố đô, là một
phần chính của vùng đô thị Kansai.
Kyoto đ−ợc UNESCO công nhận là
Di sản văn hóa thế giới năm 1994 (Kỳ
họp thứ 18) (xem thêm: 1).
Kyoto có diện tích 827,90 km², dân
số (tính đến tháng 4/2008): 1.465.917.
Thế kỷ VIII, để tránh ảnh h−ởng
của giới tăng lữ Phật giáo xen vào quốc
sự, Nhật Hoàng đã chọn dời đô đến khu
vực Kyoto ngày nay để tạo khoảng cách
với các trung tâm Phật giáo đ−ơng thời.
Thành phố lúc đó mang tên Heiankyo
(平安京, Bình An Kinh), trở thành kinh
đô Nhật Bản năm 794. Sau đó, thành
phố đ−ợc đổi tên thành Kyoto (Kinh Đô)
giữ địa vị là kinh đô của Nhật Bản cho
đến thế kỷ XIX khi triều đình dời về
Edo (Giang Hộ) năm 1868 vào triều
Minh Trị duy tân. Khi Edo đ−ợc đổi tên
thành Tokyo (Đông Kinh) thì Kyoto
đ−ợc gọi là Saikyo (西京- Saikyo; Tây
Kinh).
Trong Chiến tranh thế giới II, Hoa
Kỳ đã định ném bom nguyên tử xuống
Kyoto, nh−ng cuối cùng Washington đã
chọn Hiroshima và Nagasaki thay
Kyoto vì không nỡ phá hủy một thành
phố cố đô nổi tiếng. Trong việc này, có
công của nhà bác học Pháp, Serge
Elisseev, đã can thiệp để Mỹ không ném
bom 2 cố đô Nara và Kyoto. Kyoto là
thành phố lớn duy nhất của Nhật Bản
vẫn còn các tòa nhà thời tr−ớc Chiến
tranh thế giới II nh− tòa thị chính
truyền thống machiya. Tuy nhiên, sự
hiện đại hóa đang dần phá vỡ Kyoto
truyền thống, nh− Nhà ga Kyoto. Từ
ngày 1/9/1956, Kyoto trở thành thành
phố theo sắc lệnh Chính phủ Nhật Bản.
Năm 1997, Kyoto là nơi đăng cai tổ chức
hội nghị và đã đ−a ra Nghị định th−
Kyoto về hiệu ứng nhà kính.
Với một cố đô, cần chú ý đến những
sự kiện có tầm vóc quốc tế nh− sự kiện
này. Chỉ cần nói đến Nghị định th−
Kyoto, thế giới đã biết Kyoto có vị thế
nh− thế nào.
Kyoto, Nara: Vài kinh nghiệm
27
Ngày nay, khu vực kinh doanh và
đô thị chính nằm ở phía Nam của cố đô.
ở khu vực phía Bắc thành phố vẫn ít
dân hơn và vẫn còn giữ đ−ợc nhiều cây
xanh. Các khu vực xung quanh không
tuân theo kiểu bố trí nh− trung tâm
thành phố.
Mặc dù bị tàn phá bởi chiến tranh,
hỏa hoạn và động đất trong suốt 11 thế
kỷ là thủ đô, nh−ng Kyoto vẫn không bị
tàn phá bởi Chiến tranh thế giới II. Với
2000 ngôi đền đạo Phật và đền Thần
đạo, cũng nh− các cung điện, v−ờn
th−ợng uyển và các công trình kiến trúc
còn nguyên vẹn, Kyoto là một trong
những thành phố đ−ợc bảo tồn tốt nhất
của Nhật Bản. Trong số các ngôi đền nổi
tiếng của Kyoto phải kể đến Kiyomizu-
dera, một ngôi đền bằng gỗ nằm trên
loạt móng cọc gỗ cắm trên s−ờn núi dốc;
Kinkaku-ji, ngôi đền đ−ợc dát vàng;
Ginkaku-ji, ngôi đền đ−ợc dát bạc;
Ryoan-ji, nổi tiếng về khu v−ờn đá. Đền
Heian Jingū là một đền Shinto đánh
dấu thời kỳ hoàng gia (xây dựng năm
1895) và kỷ niệm vị Hoàng đế đầu tiên
và cuối cùng đóng đô tại Kyoto. Có 3 địa
điểm đặc biệt liên quan đến Hoàng gia ở
Kyoto, đó là Cung điện Hoàng gia Kyoto,
nơi ở của các vị Thiên hoàng Nhật trong
nhiều thế kỷ; biệt thự Hoàng gia
Katsura, một trong những công trình
kiến trúc cầu kỳ nhất n−ớc Nhật; và biệt
thự Hoàng gia Shugaku-in, một trong
những khu v−ờn Nhật đẹp nhất.
Các địa điểm đáng chú ý khác ở
quanh Kyoto gồm có núi Arashiyama và
khu hồ đẹp, khu Gion và Pontocho nơi
hoạt động của các Geisha, đ−ờng đi dạo
của các triết gia, và các kênh đào chạy
dọc theo các con phố cổ.
Các công trình lịch sử của cố đô
Kyoto đ−ợc UNESCO liệt kê trong danh
sách các Di sản Thế giới. Chúng gồm các
ngôi đền Kamo (Kami và Shimo), Kyo-o-
Gokokuji (To-ji), Kiyomizu-dera, Daigo-
ji, Ninna-ji, Saiho-ji (Kokedera),
Tenryu-ji, Rokuon-ji (Kinkaku-ji), Jisho-
ji (Ginkaku-ji), Ryoan-ji, Hongan-ji,
Kozan-ji và lâu đài Nijo, chủ yếu đ−ợc
xây dựng bởi các t−ớng quan thời. Các
công trình khác nằm bên ngoài thành
phố cũng đ−ợc liệt kê trong danh sách.
Đầu tiên là lễ hội Aoi Matsuri đ−ợc
tổ chức vào ngày 15/5, còn gọi là lễ hội
Kamo. Đây là một trong 3 lễ hội lớn
nhất Kyoto. Hai tháng sau (ngày 14/7
đến 17/7) là lễ hội Gion Matsuri, lễ hội
lớn nhất ở Kyoto. Kyoto kỷ niệm lễ hội
Bon với Gozan Okuribi, lửa đ−ợc thắp
sáng trên núi để dẫn đ−ờng cho các linh
hồn tìm đ−ờng về nhà (ngày 16/8). Lễ
hội ngày 22/10 Jidai Matsuri là lễ hội kỷ
niệm quá khứ vinh quang của Kyoto với
các cuộc diễu binh của khoảng 2000
ng−ời trong các trang phục từ thời kỳ
Heian cho đến thời kỳ Minh Trị.
Kyoto cũng nổi tiếng về các món ăn
truyền thống và cách nấu n−ớng phong
phú. Các nghi lễ đặc biệt của Kyoto nh−
một thành phố xa biển và là nơi có
nhiều đền thờ Phật tạo ra sự phát triển
của các loại rau quả khác nhau rất đặc
biệt của vùng Kyoto (京野菜 - kyoyasai).
Ngành du lịch là nguồn lực chính
của kinh tế Kyoto. Du khách đến thăm
quan cảnh đẹp và di sản văn hóa của
Kyoto. Tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là
hàng thủ công mỹ nghệ. Thành phố
Kyoto là trung tâm sản xuất áo kimono.
Công nghiệp nặng chủ yếu là sản xuất
hàng điện tử, đây là nơi đóng trụ sở của
các hãng Nintendo, OMRON, Kyocera,
và Murata Machinery. Hãng Wacoal lớn
cũng hoạt động ở đây. Tuy nhiên, sự
tăng tr−ởng của ngành công nghệ cao
cũng không theo kịp nhịp suy giảm của
công nghiệp truyền thống. Sản l−ợng
Thông tin Khoa học xã hội, số 3.2011
28
công nghiệp của Kyoto đã giảm sút khá
nhiều và giảm sút so với các thành phố
Nhật Bản (theo: 2).
Năm 2009, cố đô Kyoto đ−ợc tạp
chí Traveler (Hiệp hội Địa lý Quốc gia
Hoa Kỳ - National Geographic) xếp
hạng thứ 4 trong danh sách
133 điểm đến của năm. Danh sách các
địa danh du lịch đ−ợc xếp hạng trên
Traveler đ−ợc dựa theo sự bình chọn
đánh giá của cá nhân, tổ chức Kyoto
đ−ợc đánh giá 79 điểm đứng đồng hạng
4, núi Phú Sĩ 74 điểm. Việt Nam có Huế
đạt 64 điểm, đồng hạng 19, vịnh Hạ
Long đạt 44 điểm, đồng hạng 38. 133
địa điểm đ−ợc xếp hạng, chia làm 3
đẳng cấp: best places, doing-well places
và worst places. Kyoto nằm trong đẳng
cấp best place, Núi Phú Sĩ và Huế, Hạ
Long của Việt Nam đứng trong hàng
doing-well places (xem thêm: 3)
Khi giới thiệu về Kyoto trên bản đồ
du lịch Nhật Bản, hình ảnh biểu tr−ng
của Kyoto là Kinkakuji (Kim Các Tự),
và sản vật là búp bê gỗ Maiko.
Vấn đề là ở chỗ, về việc quy hoạch,
các chính quyền Kyoto qua nhiều thời
kỳ đều khá thống nhất với nhau về cái
gì cần bảo tồn nguyên trạng, cái gì chỉ
cần bảo tồn những nét chính, giữ cho
đ−ợc những “hồn cốt” đặc thù, còn cái gì
thì có thể thay thế, bảo tồn “trong bảo
tàng”, hoặc buộc phải loại bỏ Khu vực
lăng tẩm, kiến trúc cố đô, chùa, đền,
cùng với cảnh quan ở đó là nơi tuyệt đối
bảo tồn nguyên trạng. Khu vực phía Bắc
thành phố chỉ phát triển đô thị ở mức
thoả mãn vừa đủ nhu cầu về kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội. Các nhu cầu hiện
đại khác về sản xuất, về công nghiệp, về
giáo dục, về th−ơng mại, kể cả nhu cầu
về khách sạn cho du lịch cũng đ−ợc chú
ý bố trí ở phía Nam và những nơi khác
của thành phố. Tỷ lệ cây xanh và mật
độ c− dân là hai tiêu chí then chốt cho
việc xây dựng ở phía bắc thành phố.
Sự chọn lọc lễ hội theo tiêu chí đề
cao tính văn hóa, văn minh của mỗi lễ
hội cũng là điều đ−ợc chính quyền
Kyoto quan tâm. Xã hội nào cũng có
tình trạng ngày càng nhiều những lễ hội
do đ−ợc phổ biến bằng cách mở rộng
phạm vi và đối t−ợng tham gia. Bởi vậy,
việc chọn lọc, can thiệp bằng cơ chế
thích hợp để chỉ duy trì một số lễ hội
điển hình luôn luôn là điều cần thiết.
Chính quyền có chủ tr−ơng không
th−ơng mại hoá các hoạt động thuộc lễ
hội. Vấn đề này nhỏ nh−ng không hề
nhỏ; để thực hiện đ−ợc ý t−ởng này, cần
có một cơ chế thích hợp và một mặt
bằng dân trí t−ơng đối cao. Du lịch là
nguồn lực chính của kinh tế Kyoto,
nh−ng thu nhập tuyệt đối về du lịch
không chủ yếu làm lợi cho các tổ chức có
liên quan đến du lịch, mà thuộc về toàn
thể cộng đồng c− dân thành phố. Không
thể tính toán quá chi tiết về ph−ơng
diện kinh tế đối với nguồn lợi này.
2. Cần phải chú ý đến nghiên cứu khoa học hoặc
phát triển các trung tâm học thuật ở cố đô, đặc
biệt các trung tâm học thuật có uy tín, chất l−ợng
- Kyoto là một trong những trung
tâm học thuật của Nhật Bản, dù dân số
tại chỗ chỉ có hơn 1 triệu ng−ời. Với tính
cách là đối t−ợng của nghiên cứu khoa
học, Kyoto luôn có chính sách thu hút
các nhà nghiên cứu, các tổ chức nghiên
cứu, tạo nên không khí học thuật đa
ngành, liên ngành, và hiện đã là một
trung tâm học thuật có uy tín.
- Con ng−ời - nguồn nhân lực của
cố đô Kyoto không chỉ là con ng−ời sinh
sống trực tiếp ở Kyoto. Ng−ời Kyoto ở
toàn Nhật Bản và ở khắp thế giới, trong
đó có nhiều ng−ời là chuyên gia, chính
khách, hoặc doanh nhân có tên tuổi, đều
có những kênh liên lạc hữu hiệu với quê
h−ơng. Sử dụng nguồn lực trí tuệ và
Kyoto, Nara: Vài kinh nghiệm
29
nguồn lực tài chính, nói rộng hơn là sử
dụng vốn con ng−ời và vốn xã hội của
họ, là điều đ−ợc Kyoto chú ý.
Kyoto là một trong những trung
tâm học thuật của Nhật Bản dù dân số
tại chỗ chỉ có hơn 1 triệu ng−ời. ở Kyoto
có 37 viện nghiên cứu và tr−ờng đại học.
3 tr−ờng đại học nổi tiếng lớn nhất là
Đại học Doshisha, Đại học Kyoto và Đại
học Ritsumeikan. Trong số đó, Đại học
Kyoto đ−ợc xem là một trong những đại
học hàng đầu Nhật Bản với nhiều ng−ời
đoạt giải Nobel nh− Yukawa Hideki.
Kyoto có một mạng l−ới giáo dục bậc
cao, đó là Liên hiệp các tr−ờng đại học
của Kyoto, bao gồm 3 tr−ờng đại học
quốc gia, 5 tr−ờng thuộc tỉnh và thành
phố, và 41 tr−ờng t− thục, cùng với 4 tổ
chức khác của thành phố. Liên hiệp
không cấp bằng mà cung cấp các khóa
học từng phần của bằng cấp tại các
tr−ờng thành viên.
Vấn đề là ở chỗ, Huế, t−ơng tự nh−
Kyoto và các cố đô khác, với lịch sử của
một trung tâm văn hóa hàng trăm năm,
tr−ớc hết là đối t−ợng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học và bản thân Huế
cũng có những tiềm lực đặc thù nhất
định về trí tuệ, về văn hóa, mà nhất là
về lối t− duy và phong cách văn hóa. Vì
thế, chủ tr−ơng làm cho Huế trở thành
“trung tâm đào tạo lớn của cả n−ớc và
khu vực” (4); xây dựng Đại học Huế trở
thành Đại học quốc gia đa ngành, chất
l−ợng cao, xây dựng Đại học quốc tế tại
Huế, xây dựng và phát triển Đại học Mỹ
thuật và Học viện âm nhạc Huế;
nâng cấp Bệnh viện Trung −ơng Huế
thành Trung tâm khám chữa bệnh chất
l−ợng cao cho cả vùng (5) là một chủ
tr−ơng có tầm nhìn và có cơ sở. Dĩ
nhiên, hiện thời những khó khăn và rào
cản đang còn quá lớn (xem thêm: 6,7).
Nh−ng nhìn vào Kyoto, việc thực hiện
chủ tr−ơng này chắc chắn là cần thiết,
là đòi hỏi khó lảng tránh đối với sự phát
triển một Thành phố Cố đô. Chắc chắn
là ng−ời nghiên cứu về Huế sẽ ngày
càng nhiều, và sự nghiên cứu sẽ ngày
càng sâu và đa dạng. Không nơi đâu
thuận lợi cho Huế học phát triển hơn
Huế đ−ợc.
Tạo điều kiện, có chính sách hỗ trợ,
có cơ chế phù hợp, khuyến khích nghiên
cứu Huế học chắc chắn là việc có tiềm
năng, có sức thu hút mọi nguồn lực ở
Huế và ngoài Huế. Đây là thế mạnh của
Huế mà không đâu có. Dĩ nhiên, không
khí học thuật cởi mở, dân chủ, đề cao
sáng tạo cá nhân cũng là điều kiện
không thể thiếu (về điều này chúng tôi
nghĩ rằng Huế có kinh nghiệm hơn một
số địa ph−ơng khác trong cả n−ớc).
Về nhân tố con ng−ời, khó có thể
phủ nhận, ng−ời Thừa Thiên Huế có
mặt bằng dân trí tốt, có nét đặc sắc văn
hóa rất riêng. Nh− nhiều ý kiến đã xác
nhận, do truyền thống, nét đặc sắc này
đ−ợc hình thành từ sự giao l−u tiếp biến
giữa văn hóa cội nguồn miền Bắc, với
ảnh h−ởng của văn hóa Chămpa, văn
hóa kinh đô, hình thành nên bản sắc
văn hóa độc đáo.
Văn hóa Thừa Thiên Huế định hình
từ khoảng hơn 200 năm gần đây. Văn
hóa Huế là văn hóa của thuần phong
mỹ tục, nghệ thuật cung đình, văn hóa
lễ hội, văn hóa ẩm thực, và thủ công mỹ
nghệ
Hơn 100 năm Huế là cố đô. Văn hóa
Huế là văn hóa của một cố đô có sự hài
hòa đặc biệt với tự nhiên. Không thể
tách rời văn hóa Huế với sông H−ơng,
núi Ngự, với Tam Giang, với hơn 1000
di tích, kiến trúc đặc thù, với lối sống,
phong cách sống của ng−ời Huế... Nghĩa
là ở đây, vấn đề phát triển bao hàm
trong nó cả vấn đề môi tr−ờng, lẫn vấn
đề văn hóa và vấn đề con ng−ời.
Văn hóa của ng−ời xứ Huế không xô
bồ, không pha tạp mà dịu dàng, trầm
Thông tin Khoa học xã hội, số 3.2011
30
t−, kín đáo. Dân Huế −a lối sống thị dân
lịch lãm, thích làm thày hơn làm thợ.
Tiếng Huế, giọng Huế, trang phục Huế,
màu sắc Huế, ẩm thực Huế, kiến trúc
Huế tất cả đều có đặc tr−ng riêng làm
nên giá trị của nguồn nhân lực vùng này.
Trong cơ cấu của văn hóa Thừa
Thiên Huế, văn hóa cách mạng cũng có
bề dày lịch sử đáng kể, cũng khoảng gần
100 năm. Nghĩa là, văn hóa cách mạng
có đủ những nhân tố để làm thành một
sức mạnh, một thói quen, một phong
tục, một lối sống và nếp sống.
Trên thực tế, Thừa Thiên Huế hội
nhập quốc tế về văn hóa sớm hơn so với
cả n−ớc về hội nhập kinh tế. Hội nhập
quốc tế về văn hóa cho phép thực hiện
một xu h−ớng: càng giữ mình, càng bảo
tồn đ−ợc những nét đặc thù và độc đáo,
văn hóa càng có cơ hội hội nhập sâu hơn
trong toàn cầu hóa.
Tuy nhiên trong tâm lý Huế, ng−ời
đ−ợc coi là thành đạt lại ít khi thành
đạt chỉ từ xứ Huế. Phải ra khỏi Huế, các
trung tâm kinh tế xã hội khác mới là
không gian xã hội có đủ điều kiện để
giúp cho cá nhân thành đạt. Tâm lý này
cần phải đ−ợc tính đến trong chiến l−ợc
phát triển nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực bậc cao.
Hiện nay việc thu hút nguồn lực trí
tuệ gốc Huế, những ng−ời Huế sống ở
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và
n−ớc ngoài vẫn đang diễn ra bình
th−ờng. Tuy nhiên cần có chính sách
riêng cho việc này.
3. Dù chú trọng bảo tồn, nh−ng cố đô vẫn phải là
nơi có hệ thống giao thông hiện đại
- Không thể nâng cao giá trị cố đô,
nếu giao thông bất tiện, lạc hậu. Dù bảo
tồn thế nào cũng phải xây dựng để cố đô
là thành phố có cơ sở hạ tầng kinh tế-
xã hội hiện đại.
- Cố đô, đô thị cổ nào cũng nên chú
trọng việc đi xe đạp và đi bộ. Nếu có thể
nên xây dựng một kiểu văn hóa đi xe
đạp và đi bộ riêng của mỗi đô thị cổ.
Hệ thống tàu điện ngầm và mạng
l−ới xe buýt thành phố của Kyoto có
phạm vi rất rộng. Các tuyến đ−ờng tàu
t− nhân cũng hoạt động trong phạm vi
thành phố. Khách du lịch cũng th−ờng
xuyên tham gia giao thông trên các
tuyến xe buýt công cộng, xe buýt du lịch
hoặc đi taxi. Xe buýt vận hành trên tất
cả các tuyến đ−ờng trong thành phố, đặc
biệt tại các nơi không có tàu điện. Xe
buýt ở Kyoto có thông báo bằng tiếng
Anh đi kèm với bảng điện tử báo hiệu
điểm dừng tại các bến đỗ có ghi tên
dùng ký tự La tinh.
Nhà ga Kyoto là đầu mối giao thông
của thành phố. Là nhà ga lớn thứ nhì
của Nhật, cao 15 tầng, nó bao gồm một
trung tâm mua sắm lớn, khách sạn, rạp
chiếu phim và siêu thị Isetan. Tuyến
đ−ờng tàu cao tốc Tokaido Shinkansen
cũng nh− tất cả các tuyến đ−ờng tàu địa
ph−ơng đều đ−ợc kết nối tại đây.
Hầu hết các xe buýt trong thành
phố đều có mức giá cố định: 220
Yên/ng−ời lớn và 110 Yên/trẻ em 6-12
tuổi. Bên cạnh đó còn có vé đi không giới
hạn 1 ngày trong thành phố (500
Yên/ng−ời lớn và 250 Yên/trẻ em) hay
vé kết hợp giữa tàu và xe buýt (1200
Yên/ng−ời lớn và 600 Yên/trẻ em). Hình
thức vé này đặc biệt tiện dụng cho việc
đi tham quan nhiều địa điểm khác nhau
trong 1 ngày của du khách. Trung tâm
thông tin xe buýt ở ngay bên ngoài nhà
ga trung tâm phụ trách việc bán vé.
Công ty vận tải của thành phố cũng
phân phát các tờ rơi rất hữu ích, gọi là
"Bus Navi". Tờ rơi này bao gồm bản đồ
các tuyến đ−ờng đi của xe buýt tới hầu
hết các địa điểm du lịch cùng với giá vé.
Kyoto, Nara: Vài kinh nghiệm
31
Khách du lịch có thể dễ dàng lấy tờ rơi
này tại các trung tâm cung cấp thông
tin cho khách hàng ở tr−ớc cửa các nhà
ga chính.
Tuyến tàu điện cao tốc Tokaido
Shinkansen phục vụ vận chuyển hành
khách giữa Kyoto với Nagoya và Tokyo
(theo một h−ớng) và vùng Osaka cũng
nh− các địa điểm khác ở phía Tây (theo
h−ớng ng−ợc lại). Tàu Tokaido
Shinkansen đi từ nhà ga trung tâm
Kyoto đến nhà ga trung tâm Tokyo mất
khoảng 140 phút. Một đ−ờng khác dẫn
đến Kyoto là qua sân bay quốc tế
Kansai. Tuyến tàu nhanh Haruka
Express đ−a hành khách từ sân bay tới
nhà ga Kyoto trong vòng 72 phút. Ngoài
ra cũng có các tuyến tàu khác nh− JR,
Keihan, Hankyu hay Kintetsu và các
tuyến khác dẫn đến Kyoto cũng nh− các
thành phố lân cận trong vùng Kansai.
Ngoài ra, xe đạp cũng là một
ph−ơng tiện đi lại phổ biến trong thành
phố, thậm chí nó còn nh− một văn hóa
đi xe đạp của cố đô Kyoto. Địa hình và
phạm vi của thành phố cũng phù hợp
cho việc đi lại bằng xe đạp.
4. Với Nara, cố đô đầu tiên của Nhật Bản (đ−ợc
xây dựng từ năm 710 đến năm 793) thì việc bảo
tồn đ−ợc đề cao tới mức tuyệt đối giữ nét cổ
nguyên sơ
- Thành phố Nara không xây dựng
khách sạn.
- Nara cũng không có các nhà máy
hiện đại, không có xe cộ ồn ào, không
khuyến khích quần chúng đông đảo
ngoại trừ các khách du lịch, không ở lại
qua đêm.
- Nara cũng rất ít nhà hát, tiệm
ăn, hàng quán hoặc hộp đêm.
- Nara quy hoạch một công viên
nhằm bao chứa hầu hết những thắng
cảnh của Nara vào công viên. Đây là một
kiểu quy hoạch đặc biệt có ý nghĩa.
- Cố đô cổ nên kết nghĩa với những
cố đô cổ khác trên thế giới để giao l−u
văn hóa và học hỏi đ−ợc kinh nghiệm
quý về bảo tồn truyền thống. (Nara kết
nghĩa với Gyeongju, Hàn Quốc; Tràng
An, Trung Quốc; Toledo, Tây Ban Nha;
Versailles, Pháp; Canberra, Australia).
Nara (奈良市, Nara-shi), là thủ phủ
của tỉnh Nara, thuộc vùng Kansai, gần
Kyoto. Các nhà nghiên cứu lịch sử và
ngữ văn cho rằng tên gọi của thành phố
bắt nguồn từ tiếng Nhật “nadaraka”
(なだらか), vốn có nghĩa là một vùng đất
bằng phẳng. Theo thống kê năm 2003,
thành phố Nara có dân số là 364.869
ng−ời với mật độ 1.724 ng−ời trên 1 km2.
Diện tích thành phố là 211,6 km² (8).
Nara đ−ợc xây dựng từ năm 710 đến
năm 793. Năm 974, để tránh cho cố đô
thoát đ−ợc nhiều biến cải phức tạp và
ảnh h−ởng quá nặng bởi Phật giáo, kinh
đô chuyển từ Nara sang Kyoto. Từ bấy
đến nay, Nhật Bản chủ tr−ơng cố giữ
Nara với những vẻ đẹp ban đầu.
Công viên Nara (Nara Koen) rộng
trên 30 hécta, đ−ợc xây dựng vào năm
1880. Quy hoạch của công viên nhằm
bao chứa hầu hết những thắng cảnh của
Nara nh− Chùa Todaiji, Đền Kasuga
Taisha, Chùa Kofukuji và Bảo tàng
Quốc gia Nara.
Bảo tàng Quốc gia Nara, một bảo
tàng tập trung nhiều s−u tập về nghệ
thuật Phật giáo. Ngoài v−ờn, là nơi ở
của hàng nghìn con h−ơu hoang tự do
lang thang. Theo Thần đạo Shinto,
h−ơu đ−ợc xem là sứ giả của các thần
linh, do đó những con h−ơu ở Nara đã trở
thành biểu t−ợng của thành phố và thậm
chí đ−ợc đăng kí để thành Tài sản Quốc
gia. ở đây có khoảng 1.000 con nai tạo
nên một vẻ đẹp truyền thống cho Nara.
Thông tin Khoa học xã hội, số 3.2011
32
Nara có chùa Kofuku-ji (H−ng Phúc
tự) với ngôi tháp năm tầng. Chùa
Todaiji (Đông Đại tự) là ngôi chùa bằng
gỗ lớn nhất thế giới hoàn thành vào
năm 751: rộng 50 mét, dài 57 mét và
cao 48 mét. Chùa đã bị huỷ hoại nhiều
do chiến tranh năm 1180 và 1567. Ngôi
chùa hiện nay, nhỏ hơn, đ−ợc xây lại
vào năm 1692, trong chùa có pho t−ợng
Đại Phật lớn nhất thế giới đ−ợc dát
bằng 400 kg vàng cao 14,98m, mặt dài
5,33m, mắt 1,02m, mũi cao 0,5m, tai dài
2,54m, nặng 550 tấn đúc từ năm 743
đến năm 752 mới hoàn thành. Nara còn
có đền Kasuga với khoảng 2.000 chiếc
đèn bằng đá ở lối ra vào, 1.000 chiếc đèn
bằng đồng ở hàng hiên trong đền (8).
Các thành phố kết nghĩa với Nara
trên thế giới gồm Gyeongju – kinh đô cổ
của v−ơng quốc Silla thuộc miền Nam
Hàn Quốc, Tr−ờng An - kinh đô cổ của
nhà Đ−ờng tại Trung Quốc, Toledo –
thủ đô của Tây Ban Nha thời Trung cổ,
Versailles – cung điện nổi tiếng của
Pháp và Canberra – thủ đô n−ớc
Australia.
Tuy chỉ giữ vai trò kinh đô của Nhật
Bản trong một thời gian ngắn (từ 710
tới 784), và mãi tới năm 1887 (năm
Minh Trị thứ 20), thị trấn Nara mới
đ−ợc tái lập, nh−ng Nara vẫn có đ−ợc tới
8 công trình đ−ợc UNESCO công nhận
là Di sản Thế giới, trong đó nổi tiếng
nhất là chùa Todaiji, chùa Kofukuji và
đền Kasuga-Taisha. Hai năm sau khi
tái lập, dân số Nara cũng vẫn không đủ
để trở thành một thành phố. 11 năm
sau, vào năm 1898 (năm Minh Trị 31),
thể chế thành phố mới chính thức đ−ợc
chấp thuận. Lúc đó, xe lửa Osaka -
Kyoto, các công ty và ngân hàng mới
đ−ợc xây dựng, công viên Nara mới đ−ợc
sửa sang, và b−ớc vào thời kỳ phát triển
vững bền.
Với Huế, bài toán giữa bảo tồn và
phát triển đặt ra cũng nghiêm ngặt
t−ơng tự nh− với Nara. Văn hóa Thừa
Thiên Huế tr−ớc hết là văn hóa truyền
thống, thể hiện đậm đặc phong cách,
đặc tr−ng của con ng−ời Huế. Do vậy,
cái cần phải giữ gìn, bảo tồn trong
nhiều tr−ờng hợp, quan trọng hơn cái
cần phải xây dựng, phát triển theo
h−ớng hiện đại. Những di tích văn hóa
vật thể và phi vật thể phần nhiều đòi
hỏi bảo tồn nguyên trạng.
Tài liệu tham khảo
1.
2.
ex.html/
3.
om/2009/11/destination-
rated/asia-text/5
4. Ban chấp hành Trung −ơng. Kết
luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị
về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa
Thiên Huế và Đô thị Huế đến 2020.
5. Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Thừa Thiên Huế đến năm 2020 số 86
ngày 17/6/2009 của Thủ t−ớng Chính
phủ.
6. Nguyễn Ngọc Trân. Một số vấn đề
của giáo dục đại học ở Huế - Đà
Nẵng. báo Đất Việt ngày 22/03/2010.
hinhtrixahoi/Mot-so-van-de-cua-
GDDH-o-Hue--Da-
Nang/20103/85220.datviet).
7. La Đình Mão. Thực trạng và nhu
cầu đào tạo nguồn nhân lực ở tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Dien=1&ChucNang=189&newsid=2
0100304165813&t=5.
8. http ://www.city.nara.nara.jp/b_hp
/english/index.htm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kyoto_nara_vai_kinh_nghiem_cho_hue_trong_viec_bao_ton_va_phat_trien_co_do_9766_2175072.pdf