Tài liệu Kỹ thuật trồng nhãn IDO: KỸ THUẬT TRỒNG NHÃN IDONhãn là cây ăn trái được ưa chuộng hiện nay. Nhãn có quanh năm do nhiều hộ dân áp dụng được kỹ thuật cho hoa, cho trái trái mùa. Có rất nhiều hộ gia đình trồng nhãn làm kinh doanh.Nhưng không phải gia đình nào cũng cho năng suất và chất lượng nhãn như ý muốn.Nhãn Ido (còn gọi là nhãn Thái) từng bước khẳng định vị thế là cây trồng đầy tiềm năng. Không những khá phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương.Chất lượng sản phẩm cũng rất vượt trội.Mặc dù nhãn Idor là giống cây ăn quả nhập nội nhưng vài năm gần đây được bén rễ ở vùng đất cù lao,nhãn Idor đã cho thấy khả năng phát triển vượt trội so với các giống nhãn khác của địa phươngTheo nhà vườn ở đây, cây nhãn Idor có ưu điểm như:Tỷ lệ đậu trái cao, ít bị bệnh chổi rồng,Trái có độ ngọt thanh, ít nước, cơm ráo và dày nên rất được nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt, nhãn Idor có thể xử lý kéo dài thời gian thu hoạch của cây mà không ảnh hưởng đến chất lượng trái.1. Thời vụ trồng:Đầu và cuối mùa mưaCuối m...
56 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kỹ thuật trồng nhãn IDO, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT TRỒNG NHÃN IDONhãn là cây ăn trái được ưa chuộng hiện nay. Nhãn có quanh năm do nhiều hộ dân áp dụng được kỹ thuật cho hoa, cho trái trái mùa. Có rất nhiều hộ gia đình trồng nhãn làm kinh doanh.Nhưng không phải gia đình nào cũng cho năng suất và chất lượng nhãn như ý muốn.Nhãn Ido (còn gọi là nhãn Thái) từng bước khẳng định vị thế là cây trồng đầy tiềm năng. Không những khá phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương.Chất lượng sản phẩm cũng rất vượt trội.Mặc dù nhãn Idor là giống cây ăn quả nhập nội nhưng vài năm gần đây được bén rễ ở vùng đất cù lao,nhãn Idor đã cho thấy khả năng phát triển vượt trội so với các giống nhãn khác của địa phươngTheo nhà vườn ở đây, cây nhãn Idor có ưu điểm như:Tỷ lệ đậu trái cao, ít bị bệnh chổi rồng,Trái có độ ngọt thanh, ít nước, cơm ráo và dày nên rất được nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt, nhãn Idor có thể xử lý kéo dài thời gian thu hoạch của cây mà không ảnh hưởng đến chất lượng trái.1. Thời vụ trồng:Đầu và cuối mùa mưaCuối mùa mưa nếu đủ lượng nước tưới (tháng 10-11 dương lịch)Để đến mùa nắng cây có đầy đủ ánh sáng sẽ phát triển tốt hơn.Trồng vào mùa mưa ( khoảng tháng 5 – 6 dương lịch )Cần chú ý thoát nước. Vì nếu mưa nhiểu đất nén chặt nhãn dễ bị chết do rễ bị chặt quá.Chuẩn bị đất trồng – Rễ nhãn chịu nước kém, nếu bị ngập trong thời gian dài sẽ bị thối rễ, chết cây.Ở ĐBSCL nên trồng nhãn trên mô. Mô 6 – 8 tấc, cao 5 – 7 tấc. Chú ý: bờ bao, cống bọng thoát nước cho nhãn trong mùa mưa lũ.Đất cao đào hố kích thước: 60x60x60cm hoặc 80x80x80cm.Bón Lót:15-20kg phân chuồng ủ cho hoai mục bằng TRICODERMA 0,5kg NPK 16–16–8 0,5 –1,0kg vôi với đất mặt dùng làm mô, hoặc lấp vào hố bón lót. Chọn cây Giống– Nhãn ido có thể trồng bằng nhánh chiết hoặc ghép Cách trồng:Nhãn ido có thể trồng với khoảng cách 4.5m x 4.5m Hoặc 5m x 5m tùy vào từng chất đất và mô hình trồng,Trong những năm đầu, khi cây chưa giao tán, có thể trồng xen những cây ngắn ngày như:Rau, đậu, ổiCách trồng: Khoét lỗ trên mô (hốc) vừa với bầu cây con. Nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon rồi đặc bầu cây vào lỗ lấp đất lại vừa khuất mặt bầu, (đối với nhãn ido tương đối khó trồng ta nên dùng tro trấu + cát với tỉ lệ 2/1 để ướm bầu bảo vệ bộ rễ cho cây con. Chú ý: tro trấu và cát nên xả cho hết mặn trước khi ướm cho cây.) Chăm sóc:Sau khi trồng cần phủ gốc bằng rơm rạ...Tưới ẩm thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định.Vùng có gió mạnh nên cắm cọc và buộc chặt cây để không bị lay gốc khi cây còn nhỏ.Khi cây lên cao được 80 – 100cm cần bấm bỏ ngọn hoặc kéo uốn cành cho cân đối Hàng năm cần cắt tỉa những cành không cần thiết như cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh, Làm cỏ, xới xáoTưới đầy đủ nước nhãn sẽ phát triển nhanh, ra hoa, kết trái tốt.(Bà con nên gắn thêm hệ thống tưới tiết kiệm nước).Có hệ thống thoát nước trong mùa mưa. Bón phân: Tùy vào tình trạng cây, tuổi cây, điều kiện đất đai mà có chế độ bón phân khác nhau. Bón phân: Tùy vào tình trạng cây, tuổi cây, điều kiện đất đai mà có chế độ bón phân khác nhau. Bón thúc giai đoạn 1-3 tuổi: Tùy từng năm sau trồng, lượng phân bón như sau:Năm thứ nhất: 150g NPK 30-9-9-TE (TE = vi lượng) + 200g Super lân +100g KCl.Năm thứ hai: 200g NPK 30-9-9-TE + 300g Super lân + 150g KClNăm thứ ba: 300g NPK 30-9-9-TE + 400g Super lân + 200g KCl.Lượng phân này được chia ra làm 4 lần để bón, cách 3 tháng bón 1 lần. Mỗi năm cần bón thêm phân hữu cơ hoai mục với lượng 10-15 kg/cây vào đầu mùa mưa.Bón thúc giai đoạn cây trên 3 tuổi:Lượng phân bón tăng dần lên theo tuổi cây. Trung bình bón cho một cây là: 400-500g N; 150-200g P2O5; 400-500g K2O. Lượng phân này chia thành 4 lần để bón:+Trước khi ra hoa: bón 1/3N + 1/3 K2O+ Khi quả lớn 1cm: bón 1/3N + 1/3 K2O+ Trước khi thu hoạch 1 tháng: bón 1/3 K2O+ Sau khi thu hoạch 1 tháng: bón 1/3N + toàn bộ Lân P2O5 Phòng trừ sâu bệnh Bệnh đốm mốc: Nguyên nhân do nấm Meliola commixta. Cách trị: Dùng các loại thuốc gốc đồng hay phun bột lưu huỳnh ở nồng độ 20g/bình 8 lít.Bệnh đốm bồ hóng: Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá. Đốm bệnh hình hơi tròn với viền không đều, kích thước 1-3 cm, đen. Bề mặt đốm bệnh hơi sần sùi do nấm bồ hóng phát triển trên đó. Có thể có nhiều đốm trên lá nhưng các đốm này thường rời nhau. Cạo lớp bồ hóng đi, bên dưới thấy mô lá bị thâm đen. Phòng trị: Dùng thuốc gốc đồng hay bột lưu huỳnh ở nồng độ 20g/bình 8 lít.- Bệnh khô cháy hoa: Nguyên nhân do nấm. Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá. Đốm bệnh hình hơi tròn với viền không đều, kích thước 1-3 cm, đen (màu càng sậm khi đốm càng to).Phòng trị: Bằng các loại thuốc gốc đồng hoặc Benomyl 50WP nồng độ 10-20 g/bình 8 lít.Rệp sáp: Ấu trùng có cơ thể rất nhỏ khoảng 1 mm, màu hồng, có chân và có thể di chuyển. Khi trưởng thành rệp sáp không di động, bên ngoài cơ thể có lớp sáp trắng bao bọc.Rệp sáp gây hại làm trái phát triển kémdùng các loại thuốc để phun trừ như Supracide, Lannate, Pyrinex, Fenbis, Vidithoate...Bệnh phấn trắng: Nguyên nhân do nấm. Gây hại trên hoa, trái nơi bệnh có đốm phấn màu trắng xám, đen. Bệnh tấn công trên trái non và cả trái đã lớn bị một lớp phấn trắng bao phủ sau đó chóp gai trái bị đổi màu đen, lan dần làm cả trái bị khô đen. Trái bị bệnh kém phát triển cơm nhỏ hoặc lép. Phòng trị: Phun thuốc sớm để bảo vệ bông và trái non bằng bột lưu huỳnh (0,2%) hoặc, Anvil, Tilt theo nồng độ khuyến cáo.Sâu đục trái: Thường gây hại vào giai đoạn trái trưởng thành và chín, ấu trùng sau khi nở đục vào ăn phần thịt hoặc vỏ hạt tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo,đôi khi nó có thể đục cả vào hạt. Phòng trị: Thu hoạch trái sớm khi trái vừa chín, tránh để trái chín quá lâu trên cây. Bao trái bằng bao nylong có đục lỗ. Có thể phun thuốc Decis, Cymbush, Ambush khi trái chín 15 ngày để phòng trừ hiệu quả loại sâu này.Xin cảm ơn!TRẠM KHUYẾN NÔNG HUYỆN CÙ LAO DUNGĐT: 02993.860.358
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_thuat_trong_nhan_ido_1409_2218764.ppt