Kỹ thuật trồng cây đương quy (angelica)

Tài liệu Kỹ thuật trồng cây đương quy (angelica): KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐƯƠNG QUY (ANGELICA) [Biệt danh ] Thái Quy, Vân Quy, Tây Lan Quy, Dân Đương Quy v.v [Thuộc họ ] Cây họ đương quy hình ô [Đặc điểm sinh trưởng ] ưa khí hậu mát mẻ và môi trường ẩm ướt, địa hình đồi núi cao có độ cao từ 1500~3000m so với mực nước biển, sinh trưởng tốt trong môi trường tự nhiên có độ ẩm không khí tương đối cao. Đất hơi chua đến trung tính, tầng đất dầy, đất ẩm màu mỡ, đất có pha cát và có khả năng thoát nước tốt hoặc đất có chất mùn tơi xốp là thuận lợi nhất. Không nên canh tác liên tục. [Hình thái ] Loại thân cỏ mọc lâu năm. Cây cao 50~100 cm. Gốc chính phì đại, có thịt, có mùi thơm, tạo thành hình trụ tròn, biểu bì mầu vàng hoặc màu vàng đất, bột mặt cắt màu trắng, có hoa văn hoa cúc. Thân cây thẳng, hơi có màu tím. Lá mọc đan xen, cuống lá phát triển thành bẹ bọc lấy thân, màu tím. Lá mọc gốc và lá phần dưới thân thành 2~3 lượt lá kép, lặp dạng cánh. Mép lá hình răng cưa. Hoa hình cái ô tán kép, mỗi một chùm hoa có khoảng 12~36 bông hoa nhỏ, mà...

doc3 trang | Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật trồng cây đương quy (angelica), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐƯƠNG QUY (ANGELICA) [Biệt danh ] Thái Quy, Vân Quy, Tây Lan Quy, Dân Đương Quy v.v [Thuộc họ ] Cây họ đương quy hình ô [Đặc điểm sinh trưởng ] ưa khí hậu mát mẻ và môi trường ẩm ướt, địa hình đồi núi cao có độ cao từ 1500~3000m so với mực nước biển, sinh trưởng tốt trong môi trường tự nhiên có độ ẩm không khí tương đối cao. Đất hơi chua đến trung tính, tầng đất dầy, đất ẩm màu mỡ, đất có pha cát và có khả năng thoát nước tốt hoặc đất có chất mùn tơi xốp là thuận lợi nhất. Không nên canh tác liên tục. [Hình thái ] Loại thân cỏ mọc lâu năm. Cây cao 50~100 cm. Gốc chính phì đại, có thịt, có mùi thơm, tạo thành hình trụ tròn, biểu bì mầu vàng hoặc màu vàng đất, bột mặt cắt màu trắng, có hoa văn hoa cúc. Thân cây thẳng, hơi có màu tím. Lá mọc đan xen, cuống lá phát triển thành bẹ bọc lấy thân, màu tím. Lá mọc gốc và lá phần dưới thân thành 2~3 lượt lá kép, lặp dạng cánh. Mép lá hình răng cưa. Hoa hình cái ô tán kép, mỗi một chùm hoa có khoảng 12~36 bông hoa nhỏ, màu trắng; Quả bẻ đôi, hình dẹt , có cánh, hình côn dài, khi nóng màu vàng. Thời kỳ nở hoa tháng 6~7, thời kỳ đậu quả 8~9. [Nhân giống] Trồng bằng hạt giống, cấy vườn ươm. Vườn ươm: đất ươm chọn loại đất hoang hoặc dốc đồi ít gió, che râm, hạ tuần tháng 5 xới đất, đốt cỏ tạp, tro gỗ làm mùn đất, xới vào trong đất, sau đó cày bằng tạo thành luống cao, rộng luống 1.2m. Thượng tuần đến hạ tuần tháng 6 reo hạt, trước khi reo hạt để hạt ngâm vào trong nước có nhiệt độ 300C ngâm 24 tiếng, lấy ra phơi khô sau đó reo theo phương pháp vung vãi, để các hạt ngấm vào rồi đắp bằng cỏ tạp lên. Lượng reo hạt mỗi mẫu là 4~5 gram, sau khi reo hạt khoảng nửa tháng sẽ nảy mầm, lúc này nới cỏ tạp đắp phía trên nhẹ nhàng ra, để tránh cỏ làm ảnh hưởng đến mầm nảy. Đầu tháng 8 cắt cỏ đậy đi. Có cỏ là loại bỏ, bảo đảm cho trên ruộng không có cỏ tạp, chăm mầm kết hợp trong khi làm cỏ, để lại mầm khỏe, loại bỏ mầm yếu, khoảng cách thân cây khoảng 1cm là đẹp. Đào mầm ươm bảo quản: Thượng tuần tháng 10, nhổ cả gốc mầm con, bó thành bó nhỏ, để trong phòng râm mát không có khả năng bốc cháy, chất từng lớp từng lớp cây con thành đống; Nếu bảo quản trong hầm bên ngoài nhà thì phải lựa chọn nơi khô ráo râm mát, đào hầm sâu, mỗi hầm rộng 1m, chiều dài xác định dựa trên số lượng cây con, xếp cây con từng lớp từng lớp chất thành đống, đỉnh hầm đắp đất khoảng 30cm, cao hơn so với mặt đất. Cấy cây: Đất trồng, lựa chọn đất hoang hai hoặc đất nhàn rỗi có lớp đất dầy, cắt bỏ cỏ tạp và bụi cây, lật sâu 25cm, phân bón mỗi mẫu là 3000 kg, xới vào trong đất, làm mịn làm phẳng, tạo thành luống có độ cao 1.2m. Tháng 4 cấy cây, lấy mầm ươm đã tích đất ra, cấy cây theo hình tam giác, khoảng cách cây mỗi hàng là 33cm x 23cm, sâu hốc 20cm, cây con mỗi hốc là 2-3 cây, san lấp chặt. [Quản lý cánh đồng ] cây giống ghép 1 năm làm cỏ 3~4 lần, lần đầu là khi mầm cao 3~5cm. Sau khi làm cỏ giữa kỳ xong bón phân, lần đầu bón phân người, gia súc loãng cho mỗi mẫu là 1500-2500 kg; Lần 2, 3 tiếp tục bón thối, phân trộn, tro mỗi mẫu 2500-3000 kg. Tưới nước vào sáng sớm, nhưng thời kỳ sau thì cấm tưới nước, tránh làm thối gốc. [Phòng chữa sâu bệnh] Bệnh hại chủ yếu là bệnh thối gốc, thân cây bị hại và gốc non hình thành nên tình trạng ngập úng, từ từ chuyển sang màu vàng rụng xuống, gốc chính bị thối màu vàng. Thời kỳ đầu mắc bệnh thì đào bỏ cây bị bệnh, dùng đá vôi khử độc hốc có bệnh, hoặc dùng 50% carbendazim 500 đổ vào khu có bệnh. Sâu gây hại chính là bướm gió vàng, ăn lá thành hình răng huyết hoặc chỉ còn để lại cuống lá. Phun dung dịch 90% Trichlorfon 800 để giệt, mỗi tuần 1 lần, liên tục 2-3 lần. Có thể chia thành hai loại là reo thẳng hoặc cấy vườn ươm [Thu hoạch chế biến] Thu hoạch Đương quy cấy ghép vườn ươm thu hoạch khi cây úa vàng vào hạ tuần tháng 10, reo giắc vào mùa thu thì thu hoạch khi úa vàng năm thứ hai. Thời gian thu hoạch không được quá sớm cũng không được quá muộn. Quá sớm chất dinh dưỡng trong thịt gốc cây tích lũy chưa đủ, rễ cây không chắc, sản lượng thấp, chất lượng kém. Thu hoạch quá muộn thì nhiệt độ không khí hạ thấp, đất trên đóng băng, khi đào dễ làm đứt rễ. Khoảng nửa tháng trước khi đào, cần cắt bỏ các lá cây trên đất, để ánh sáng mặt trời có thể chiếu vào, thúc đẩy sự sinh trưởng của phần gốc. Khi đào cần cẩn thận đào toàn bộ gốc lên, rũ bỏ đất bùn. Phương pháp chế biến Gốc đương quy sắp đào ra, cắt bỏ phần gốc bệnh, gọt bỏ cọng lá còn sót lại, đặt trong phòng thoáng khí hoặc râm mát, chờ cho đến khi phần gốc mềm đi, bó thành từng bó nhỏ theo kích thước để tiến hành chế biến. Phương pháp: lựa chọn trong phòng khô ráo thoáng khí hoặc lều đen đặc biệt, bên trong có để giá gỗ cao 130-170cm, bên trên lợp cây tre, đặt đương quy lên trên, đặt phẳng 3 lớp, phía trên đặt thêm 1 lớp thẳng, dầy 30-50cm; Cũng có thể bó thành bó nhỏ, đặt vào trong giỏ tre hình chữ nhật, sau đó đặt giỏ tre ngay ngắn lên trên giá gỗ, để tạo thuận lợi cho việc lật giở lên xuống. Dùng cỏ ướt hoặc cây ướt làm nhiên liệu, tưới ướt bằng nước, lửa sống đốt lên khói đen đương quy, làm cho gốc đương quy lên mầu, cấm không được dùng lửa hở, sau một số ngày, đợi cho bề mặt gốc biến thành màu vàng kim hoặc nâu, sau đó lại dùng lửa than hoặc lửa củi hong khô, nhiệt độ trong phòng khống chế trên 350C, dưới 700C, sau 8-20 ngày toàn bộ có 70%-80 khô, thì có thể dừng lửa, chờ cho nó tự khô. Khi đương quy không dễ để khô trong bóng râm, thì chất đất đương quy khô trong bóng râm có bọt nhẹ, thịt da có màu xanh, cũng không được dùng mặt trời hong khô và dùng lửa để đốt nướng, nếu không thì dễ làm cho gốc cứng lại, màu biến thành màu đỏ, mất đi tính nhuận dầu, giảm chất lượng. Đương quy mỗi 667 mét vuông có thể sản xuất 200 kg hàng khô, sản lượng cao có thể đạt 400 kg. [Sản lượng và chất lượng] Sản lượng: thông thường sản phẩm khô là khoảng 200 kg một mẫu, khi đạt sản lượng cao có thể lên đến 40kg. Chất lượng: gốc chính có dạng thô, nhuận dầu, màu vỏ ngoài là nâu vàng, màu mặt cắt là trắng vàng, thơm đậm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docky_thuat_trong_duong_quy_trung_quoc_4395.doc
Tài liệu liên quan