Tài liệu Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô đồng thương phẩm: Kỹ thuật sản xuất giống
và nuôi cá rô đồng thương phẩm
(Anabas testudineus Bloch)
I. Một số đặc điểm chính của cá rô đồng (CRĐ):
CRĐ là loại thịt béo, thơm, dai, ngon, có giá trị cao, tiêu thụ khá mạnh cả ở nông thôn, thành phố. CRĐ lớn nhất phát hiện 300g/con, cỡ ca tiêu thụ rộng rãi 7-15 con/kg.
CRĐ sống ở nước ngọt, chúng thường sinh sống được ở các loại hình mặt nước: ruộng lúa, ao mương, lung bào, đìa, sông rạch... Trên thế giới CRĐ phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Philippines, Châu Phi và các quần đảo giữa Ấn Độ và Chấu Úc.
CRĐ sống rất khỏe, có thể chịu đựng được điều kiện thiếu nước trong một thời gian khá lâu do chúng có cơ quan hô hấp trên mang, thở khí trời. CRĐ có thể ra khỏi nước 6 ngày mà không chết (nếu nang phụ không bị khô), dựa vào đặc điểm này có thể vận chuyển CRĐ tươi sống đi tiêu thụ ở các nơi.
CRĐ thích nghi với khí hậu nhiệt đới,lúc khô hạn cá có thể sống chui rúc trong bùn mấy tháng và có thể ra khỏi...
29 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô đồng thương phẩm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật sản xuất giống
và nuôi cá rô đồng thương phẩm
(Anabas testudineus Bloch)
I. Một số đặc điểm chính của cá rô đồng (CRĐ):
CRĐ là loại thịt béo, thơm, dai, ngon, có giá trị cao, tiêu thụ khá mạnh cả ở nông thôn, thành phố. CRĐ lớn nhất phát hiện 300g/con, cỡ ca tiêu thụ rộng rãi 7-15 con/kg.
CRĐ sống ở nước ngọt, chúng thường sinh sống được ở các loại hình mặt nước: ruộng lúa, ao mương, lung bào, đìa, sông rạch... Trên thế giới CRĐ phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Philippines, Châu Phi và các quần đảo giữa Ấn Độ và Chấu Úc.
CRĐ sống rất khỏe, có thể chịu đựng được điều kiện thiếu nước trong một thời gian khá lâu do chúng có cơ quan hô hấp trên mang, thở khí trời. CRĐ có thể ra khỏi nước 6 ngày mà không chết (nếu nang phụ không bị khô), dựa vào đặc điểm này có thể vận chuyển CRĐ tươi sống đi tiêu thụ ở các nơi.
CRĐ thích nghi với khí hậu nhiệt đới,lúc khô hạn cá có thể sống chui rúc trong bùn mấy tháng và có thể ra khỏi mặt nước đi một quãng tương đối xa để tìm nơi sinh sống, có thể lên đất khô tìm mồi ăn.
CRĐ nuôi dưỡng bằng giống nhân tạo, cho ăn đủ chăm sóc tốt, cá giảm hẳng tính hoang dã, gần như không đi. Có nơi nuôi 2.000 (m2) được 4,5 tấn CRĐ, không có rào, cá cũng không đi, bán giá bình quân 30.000đ/kg (20.000 - 45.000 đ/kg) lời 70.000.000 đ/vụ.
CRD (là loài cá ăn tạp nnghiêng về động vật do cấu tạo tiêu hóa ngắn so với chiều dài của thân cá 0,76 - 1,06. Cá có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm, trên 2 hàm còn có răng nhỏ nhọn: hàm răng ở giữa to hơn hai bên và răng có trên xương lá mía. CRĐ có thể ăn các loài tép, tôm, cá, động vật không xương sống, côn trùng bay trong không khí, lúa, gạo, hạt cỏ, phân động vật,... CRĐ có thể tấn công các động vật nhỏ hơn chúng để ăn, nên được xếp loại cá dữ nhưng mức độ dữ có giới hạn.
Các giai đoạn phát triển của CRĐ:
- Trứng sau khi thụ tinh 10 phút, noãn hoàng tách khỏi trứng.
- 12 giờ 30 phút, hình thành đốt cơ, phôi cử động liên tục.
- 17 giờ 20 phút, cá nở, cơ thể có nhiều sắc tố, noãn hoàng to, ống tiêu hóa thẳng, có đốt cơ.
- 60 giờ sau khi nở cá ăn được phiêu sinh động vật (moina) và thức nhân tạo.
- Ngày thứ 8 trở đi cá rượt đuổi những loài nhỏ hơn để ăn thịt.
Tính ăn động vật của cá thể hiện 8-10 ngày tuổi. Do đó ương CRĐ muốn có tỷ lệ sống cao phải cung cấp thức ăn đầy đủ, đặc biệt là thức ăn phải ở dạng lơ lửng trong nước vì cá không có tập tính sục đáy bể tìm thức ăn và cá giống khi ương nuôi phải hạn chế sự chênh lệch độ lớn về kích thước nhằm tránh cá ăn thịt lẫn nhau.
+ Ngày 10 cá dài 0,57 - 0,76cm.
+ Ngày 17 cá dài 0,96 - 1,2cm.
+ Ngày 30 cá dài 1,9 - 2,43cm.
+ Đến 20 ngày tuổi, CRĐ đã ngoi lên khỏi mặt nước đớp khí trời, điều đó chứng tỏ cơ quan hô hấp trên mang đã hình thành. Tốc độ tăng trưởng của CRĐ phụ thuộc vào thành phần và số lượng thức ăn cung c6áp, bón phân kết hợp cho ăn tăng trưởng của cá cao nhất.
Sinh sản của CRĐ:
+ Ở điều kiện tự nhiên, mùa mưa bắt đầu là cá sinh sản, tập trung tháng 5-7 đến tháng 9 thoái hóa hoàn toàn. Trong sản xuất giống nhân tạo, chăm sóc cá cha mẹ tốt thời gian dài hơn 3 tháng. Cá đực thành thục sớm hơn cá cái, cuối vụ đực cái càng thoái hóa.
+ Sức sinh sản tuyêt đối: cá tự nhiên 10 - 11cm số trứng 8.656 trứng ± 1098, cá dài 18 - 19cm số trứng 42.847 trứng ± 972. Cá nuôi vỗ 12cm, số trứng 29.066 trứng khi đó ở tự nhiên có 16.559 trứng.
+ Đường kính của trứng 0,4-0,8mm, khi cá đã thụ tinh trứng trương lên 0,85 - 1,1mm.
+ CRĐ nuôi vỗ tái phát dục sau 3-4 tuần.
II. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi CRĐ thương phẩm:
a/ Sản xuất giống CRĐ: Giống CRĐ có ở tự nhiên lúc Bà Chằn (tháng 5-6) bắt được giống CRĐ ở trên ruộng, mương bị cạn khá nhiều. Nhưng do đánh bắt cá bị xây xát, mất nhớt, cá chết tạ chỗ và sau đó chết dài dài vì bệnh. Cá còn sống mang tính hoang dã của cha mẹ, nên khi có dòng nước chảy vào, cá thường đi theodòng nước hoặc gặp nơi sống không thích hợp cá cũng đi. Nguồn giống CRĐ tự nhiên không đều, thiếu chủ động cung cấp giống theo yêu cầu nuôi. Giống CRĐ sản xuất nhân tạo, qua nuôi đại trà ở nhiều nơi, tính hoang dã của cá giảm hẳn, có nơi chỉ rào lưới 0,5m và có nơi không rào và cho cá ăn tốt cá cũng không đi.
1. Chuẩn bị cá cha mẹ
- Ao mương nuôi vỗ cá cha mẹ có diện tích từ 50 - 500 (m2), sâu 1m, được chuẩn bị từ tháng 11-1. Cá cha mẹ được nuôi dưỡng sớm, chăm sóc tốt, cá có thể đẻ sớm hơn thời vụ tự nhiên vào tháng 2-3dl và tháng 4-5 có cá giống cung cấp cho yêu cầu nuôi nữa và cuối năm đạt cỡ cá thương phẩm.
- Chọn cá cha mẹ cỡ từ 40 - 100g/con, cá không bị xây xát, dị hình, cá khỏe mạnh, nuôi chung cá đực cái mật độ 1kg cá/2 m2 ao .
- Cho cá ăn hàng ngày: cám 60%, bột cá 38% và bột gòn 2% làm chất kết dính. Nấu bột cá, bột lá gòn xong trộn cám vào vừa đặc cho cá ăn. Có thể cho cá ăn một phần lúa mộng. Ngày cho ăn 3-5% so với trọng lượng thân cá, cá tái phát dục ăn 7%.
- 15 ngày kích thích bằng nước một lần, mỗi lần 1/3 ao. - 30 ngày kiểm tra độ thành thục của cá, 15 ngày kiểm tra cho cá đẻ; cá đực có bụng thon, khi vuốt nhẹ bụng có sẹ trắng sữa. Cá cái bụng to, mềm đều, lỗ sinh dục màu hồng. Cỡ cá 21-30g có 2.900 - 15.000 trứng, 1kg cá cái có 30-40 vạn trứng, tỷ lệ thụ tinh và nở trên 90%.
2. Sản xuất cá giống.
a/ Sản xuất giống CRĐ tại ao:
- Ao được cải tạo và diệt tạp tốt, cho nước vào ao 0,5m, bón phân chuồng để tạo thức ăn tại chỗ cho cá, nước có màu xanh lá chuối non.
- Cá cha mẹ có trứng và sẹ tốt, bắt từng cặp cá thả vào ao, mật độ cá thả 5-10 m2 ao. Dâng nước lên 1m, cá rô được nước mới kích thích đẻ trong ao. Hàng ngày cho cá ăn cám, tấm, ốc nghiền nhỏ, bột cá nấu, phân heo, ... như phần ương cá.
Sản xuất giống CRĐ tại ao, tại hộ gia đình cũng cung cấp được lượng giống CRĐ đáng kể cho yêu cầu nuôi. Có hộ ao 500 m2 thả trên 1,5kg CRĐ cha mẹ cũng được 800kg cá rô thịt.
b/ Sản xuất giống CRĐ nhân tạo:
* Cho cá đẻ:
- CRĐ cha mẹ, đực cái bắt nhốt trước 2 giờ tiêm, chọn cá đã thành thục sinh dục.
- Tiêm HCG liều 3.000 - 4.000 UI/kg hoặc LHRa 20 - 30mg/kg cá cái, cá đực tiêm nửa liều cá cái. tiêm vào lưng hoặc gốc xoang ngực.
- Cho cá đẻ: Xô, chậu, thau, lu, khạp có đường kính rộng 40 - 50cm trở lên, cho nước sach vào 10 - 12cm, bắt từng cặp cá cho vào, hoặc ở bể 3-4kg cá / m3 nước. Thời gian hiệu ứng thuốc sau khi tiêm 7-16 giờ cá đẻ, cá đẻ trứng ra nở 16-22 giờ tùy nhiệt độ.
* Ấp trứng cá:
- Trứng CRĐ mới đẻ có đường kính 0,4-0,8mm, trứng trương nước 0,8-1,1mm, trứng nổi tự do.
- Ấp trứng ở xô, thau, chậu có nước sâu 20-30cm, mật độ trứng ấp 3.000 trứng/lít nước , nước tĩnh, thay nước ngày 2 lần, thường xuyên vớt bỏ trứng ung ra.
- Sau 60 giờ trứng nở, chuyển cá bột xuống ao ương.
* Ương cá bột lên cá giống:
- Ao mương ương cá giống được dọn sạch cây cỏ, sên vét bớt sình bùn, xảm các hang mội, bón vôi 10kg/100 m2 ao, diệt các địch hại của cá như phần cải tạo ao ương cá khác. phơi nắng ao 2-3 ngày, cho nước vào ao qua lưới lọc kỹ, lưới thật dầy, có thể dùng vải KT.
- Bón phân gà, heo đã ủ 10-15g/100 m2 ao hoặc dùng phân vô cơ: đạm và lân superphosphat theo tỷ lệ N/P = 2/1 với lượng 200g m3 nước (nên dùng phân hữu cơ thì màu nước giữ lâu hơn). Bón lót 3 ngày trước khi thả cá ương. Cần kiểm tra nước ao, nếu có địch hại của cá phải được diệt trước khi thả, nếu có bọ gạo phải dùng dầu hỏa có khu và treo đèn ở ao. Cá bột được thả khi nước ao có màu xanh lá chuối non, sao đó 5-10 ngày bón phân một lần tùy màu nước.
- Mật độ cá ương 4-6 vạn cá bột /100 (m2 ) ao, cá bột phải đều cỡ, thời gian ương 45 ngày, cỡ cá đạt 300-400con/kg, tỷ lệ sống ương tốt trên 50%.
- Thức ăn cho cá: Mười ngày đầu cho ăn lòng đỏ trứng vịt luộc tán nhuyễn và bột đậu nành pha lãong nấu chín, số lượng một trứng vịt và 10g bột đậu nành cho 1-2 vạn cá bột/ngày. Ngày cho ăn 4 lần. Sau đó cho cá ăn cám 30%, bột đậu nành 30%, bột cá 40%. Khẩu phần thức ăn, khởi điểm cho ăn 100g/vạn cá/ngày, sau đó tùy khả năng bắt mồi của cá mà tăng hoặc giảm khẩu phần cho ăn, nhưng khi cá có cơ quan hô hấp phụ (20 ngày ương) nên tăng lượng thức ăn và phân bón nước ao có màu xanh lá chuối non. Do CRĐ bột giống ăn thức ăn lơ lửng trong nước là chủ yếu, nên thức ăn nấu chín và hòa tan vào trong nước và rải đều trên mặt ao.
- Thời gian ương cá cần diệt bọ gạo, không để ếch nhài, nòng nọc và các động vật khác vào ăn cá con.
- Cấp thêm nước vào ao khi nước ao hao hụt, nước ao dơ.
- Có điều chỉnh lượng thức ăn cần thiết để cá lớn đều, không ăn thịt lẫn nhau.
- Theo dõi sự hoạt động của cá, tăng trưởng của cá.
- Cá giống cỡ 300 - 500 con/kg được đánh bắt nhẹ nhàng bằng kéo lưới, cho cá vào vèo chứa nếu chuyển đi xa, chuyển nhanh đến nơi nuôi CRĐ thương phẩm. CRĐ giống được chuyển bằng bao nylon, có nước và bơm dưỡng khí, bọc 60x90 chở 1.500 - 3000 con/bọc.
b. Nuôi CRĐ thương phẩm.
1/ Nuôi cá tại ao:
- Diện tích ao mương nuôi CRĐ từ 100 m2 - 2.000 m2 mức nước ao sâu trung bình 1,5m, ao nuôi liền với nguồn nước không bị nhiễm các chất độc nông dượccung suốt thời gian nuôi. Ao có bộng cấp và thoát nước càng tốt, tối thiểu có một bộng để lấy nước mới vào, xả nước dơ ra. Bộng phải có lưới bịt chống cá dữ vào ăn cá rô và cá khác vào tranh mồn ăn CRĐ. Để giữ nước cần thiết có thể dùng bao nylon, bao xy măng bịt đầu bộng khi đã cho nước vào ao.
- Ao được cải tạo như các ao nuôi cá khác: Don cây cỏ, vét sình bùn, xảm chặt các hang mội, bón vôi và phân chuồng tạo thức ăn tự nhiên cho cá. Đắp bờ cao hơn mức nước cao nhất 0,5m, nơi bờ thấp, nơi xung yếu, đập nước, ... dùng lưới chắn kỹ trước khi nước ngập, lưới cao so với mặt đất mực nước ngập 0,5m, lưới gắn chặt vào đất, có trụ kềm lưới. Thường sử dụng lưới cước để ngăn cá. Cho nước vào ao trước khi thả cá 5-7 ngày, mức nước 1m - 1,5m.
a/ Giống cá nuôi:
+ Cỡ CRĐ giống: 300 - 500 con.kg. Cá đều cỡ, cá khỏe mạnh, cá không bị xây xát mất nhớt. Cá yếu được nhốt nuôi riêng khi thật khỏe mạnh mới nuôi chung. Mật độ nuôi 10 con/ m2 nơi có thức ăn đủ, nước tốt, nuôi tốt mật độ nuôi 20 - 30 - 50con/ m2.
+ Có thể thả ghép cá hường giống 1 con / 5-10 m2, cá mè trắng 1con/5-10 m2 để tận dụng thức ăn rơi rớt và làm sạch môi trường nước, không được thả cá mè vinh, chép, trê phi tranh mồi ăn của CRĐ, giá bán thấp.
b/ Thức ăn cho cá:
+ Tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong vùng nước cho cá.
+ Có thể sử dụng phân heo, gà, cút cho cá ăn trực tiếp (cần lưu ý không để nước đái heo xuống ao nuôi). Ao 500 - 1000 m2 có thể sử dụng phân heo của 10 - 20 con làm thức ăn cơ bản cho cá, bổ sung thêm thức ăn nhân tạo. Tùy thực tế xem sức sức ăn của cá mà tăng hoặc giảm lượng thức ăn. Trước khi thu hoạch 2-3 tháng, ngưng cho cá ăn phân heo, mà cho cá ăn bằng thức ăn chế biến để cá sạch, béo. Thức ăn chế biến 3-5% trọng lượng cá, tùy cá ăn mà tăng giảm.
- Cho cá ăn bằng thức ăn chế biến: Bột đầu tôm, phụ phế liệu nhà máy chế biến cá tôm và gia súc, bột cá, ruốc, ốc, cá tạp, bột đậu nành, ... tỷ lệ đạm 30% + cám mịn và xác đậu nành 60% + tấm 7% + bột lá gòn 3% + Vitamin, Premit. hế biến thức ăn: Thức ăn thô (cá tạp, cua, ốc,...) được nghiền nhỏ. Nấu cháo tấm với bột cá cho nhừ, cho bột lá gòn vào, nếu có xác đậu nành nấu riêng, trộn cám và Vitamin vào thức ăn, vừa khô, đặc, dẻo. Có thể cho10% rau muống đã thái nhỏ và nấu mềm nhừ trộn lẫn với thức ăn trên. Thức ăn có độ đạm càng cao cá lớn càng nhanh, từ cá giống lên cá 7-15 con/kg có 4 tháng.
- Cho cá ăn: CRĐ lúc còn nhỏ chưa phân đàn, cho cá ăn bằng sàn treo ở đầu ao, cá vào sàn ăn, khoảng 50 - 80 m2 có một sàn. Khi cá lớn, dùng sàn thì cá lớn vào ăn trước, cá nhỏ vào ăn sau, cá lớn không đều, nên rải thức ăn đều ao cho cá ăn để cá lớn nhỏ đều được ăn. Tỷ lệ cho ăn 3-5% trọng lượng cá, ngày cho ăn 1-2 lần. Cho CRĐ ăn thức ăn hoặc lúa, đậu nành rang vàng thơm cho dầu dừa vào cho cá ăn.
c/ Quản lý chăm sóc cá nuôi:
- Giữ môi trường nước nuôi đến màu xanh lá chuối non. Nếu nước có màu sậm và mùi hôi phải thay nước ngay. Trung bình 7-15 ngày nên thay nước một lần, nếu nước ao nuôi vẫn tốt thì khi nước dơ mới thay. Thay nước tốt có lợi cho cá nuôi, song cá tạp vào nhiều tranh mồi ăn của cá nuôi.
- Kiểm tra thức ăn của cá dư hay thiếu bằng xem cá có thức ăn trong bụng không và thức ăn còn lại khi cho vào sàn ăn 2 giờ. Nếu ruột cá không có thức ăn, mà thức ăn còn nhiều ở sàn là thức ăn không thích hợp , phải thay đổi thức ăn, hoặc xem cá yếu ăn vì lý do gì: nước dơ thì thay nước, thiếu đạm thì tăng đạm, có đạm mà yếu ăn tăng Vitamin C, Premit vào thức ăn và xem cá có bệnh hay không xử lý kịp thời. - Kiểm tra bộng bờ, lưới bộng, lưới bao nơi xung yếu khi mưa lũ. Nơi không có điều kiện bao lưới nơi xung yếu, có thể trồng cây sả dừng nhiều lớp ở bờ này.
- Trong thời gian nuôi, cá phân đàn, cá lớn thì lớn nhanh, cá nhỏ chậm lớn vì không được ăn đều. Cần kiểm tra sau 4-6 tháng nuôi, dùng lưới kéo bắt cá lớn để vào ao nuôi vỗ riêng, bán. cá nhỏ còn lại tiếp tục nuôi và cá có phân đàn nuôi riêng.
2/ Nuôi CRĐ ở ruộng lúa, rừng tràm. sông cụt:
a/ Chuẩn bị nơi nuôi:
Ruộng lúa rừng tràm thì có mương trong, bờ bao quanh, bờ cần cao hơn mực nước cao nhất 0,5m. Nơi xung yếu: đập có bộng, nước ra vào, lung trũng nối liền với nhau ngăn cách bằng bờ, nơi thấp,... Cần có lưới chắn hoặc trồng sả dầy để hạn chế cá đi. Nếu nuôi ở kênh rạch, sông cụt, xung quanh có bờ bao, lòng kênh dùng lưới chắn kỹ. Nơi nuôi được cải tạo, nhất là diệt các loài địch hại của CRĐ như cá lóc, lươn, rắn, rái cá,...
b/ Giống nuôi:
Giống CRĐ nên thả cỡ lớn 200 - 300 con/kg.
+ Thường nuôi ghép CRĐ với các loại cá khác nuôi ở ruộng lúa: mè vinh, sặt rằn, mè trắng, trôi, chép 70 - 80%, CRĐ 20 - 30%. Mật độ cá nuôi 1-3 con/ m2.
+ Nuôi ở rừng tràm: CRĐ 0,3-0,7 con/ m2. nuôi ghép với cá sặt rằn, trê vàng, thát lát và cá lóc cùng cỡ 0,5- 1 con / m2 mặt nước.
+ Nuôi ở sông cụt: CRĐ 5-10 con / m2 và ghép cá sặt rằn, cá hường, mè trắng.
d/ Quản lý chăm sóc cá nuôi: như ở ao
3/ Thu hoạch cá nuôi:
Cá nuôi 4-5 tháng đạt 60 - 100g/con, 6-9 tháng đạt 100 - 150g/con. Chọn thời điểm thị trường ít các loại cá khác , thu hoạch CRĐ cán được giá. trước khi thu hoạch 2 tháng cần tăng cường cho cá ăn đủ số và chất, thay nước sạch vào ao. Dùng lưới bắt cá lớn bán, cá nhỏ để lại nuôi tiếp bán. Cần theo dõi hàng ngày ghi chép để rút kinh nghiệm.
Nuôi cá rô đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo
Được Trạm KN huyện Tam Nông (Đồng Tháp) hỗ trợ 40% tiền mua con giống và 20% tiền mua thức ăn cho cá, anh Nguyễn Ngọc Tước – ngụ ấp K8, xã Phú Đức đã tận dụng diện tích mặt nước ao sau nhà để thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo và đã thu được lợi nhuận hết sức khả quan. Anh Tước vui vẻ cho biết: "Nuôi cá rô đồng nhân tạo rất dễ, ít đòi hỏi kỹ thuật vì cá rất thích nghi với môi trường, chịu chật chội với những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên và ít bệnh. Theo tôi, trong quá trình nuôi cần chú ý cho ăn đầy đủ theo chu kỳ phát triển của cá, thức ăn đủ chất, đảm bảo độ đạm cần thiết... Bên cạnh đó, cần quản lý chất lượng nước và rào chắn cẩn thận trong mùa mưa lũ để tránh thất thoát..."
Với 1 cái ao cũ 800m2 phía sau nhà, vào trung tuần tháng 7/2003, anh Tước cho vét bùn non dưới đáy ao rồi rải 10kg vôi bột/m2 để sát trùng... Tiếp đó, anh bơm nước sạch vào ao và thả 40.000 con cá rô đồng giống nhân tạo vào nuôi. Nguồn thức ăn chính của cá rô đồng được anh Tước sử dụng thức ăn viên công nghiệp có chứa nhiều độ đạm. Thời gian đầu cá còn nhỏ khoảng 10 – 15gr/con, anh cho cá ăn 4 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10kg thức ăn. Hơn 1 tháng sau khi nuôi, cá lớn từ 20–25gr/con, anh cho cá ăn 3 lần/ngày và lượng thức ăn tăng lên 15kg/lần... Và anh tăng dần lượng thức ăn lên trong mỗi lần cho cá ăn theo quá trình tăng trưởng của cá. Bình quân cứ hao tốn gần 2,5kg thức ăn thì sẽ đạt 1kg cá rô đồng thương phẩm! Để tránh bẩn nguồn nước trong ao, anh Tước thường xuyên thay nước ao, định kỳ 1 tháng 1 lần anh bổ sung vào thức ăn cho cá những vitamin, chất khoáng, thuốc xổ giun, sán và những ký sinh trùng bám ngoài da... nhằm kích thích cá rô đồng mau phát triển, tránh được một số loại bệnh thường gặp ở cá rô...
Cứ như thế, anh Tước luôn cần mẫn chăm sóc, thường xuyên theo dõi diễn biến tình trạng tăng trưởng cũng như dịch bệnh của cá để có cách chữa trị kịp thời... Từ đó, đàn cá nuôi của anh đã phát triển tốt, tăng trọng nhanh, tỷ lệ hao hụt thấp... Đến nay, sau gần 4 tháng nuôi, anh Ngọc Tước đã cho tát ao và thu hoạch được trên 2,6 tấn cá rô đồng thương phẩm, bán được trên 60 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí đầu tư như: Cải tạo ao, mua con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh cho cá và công chăm sóc... tổng cộng hơn 37 triệu đồng, anh Nguyễn Ngọc Tước còn lời gần 23 triệu đồng!
Mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo của anh Nguyễn Ngọc Tước đang được các ngành chức năng nghiên cứu phát huy và nhân rộng để giúp người dân huyện vùng sâu Đồng Tháp Mười chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện của gia đình, nhanh chóng thoát nghèo vươn lên khá – giàu từ mô hình này.
Kinh nghiệm sản xuất giống cá rô đồng
Chọn cá bố mẹ: Nên chọn cỡ cá 30-70g hoặc lớn hơn, có cơ thể hoàn chỉnh, không bị dị tật, dị hình. Cá có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc từ nguồn cá nuôi trong ao.
Cá đực thường nhỏ hơn cá cái và có thân dài, cá cái có bụng lớn và có tỷ lệ chiều dài thân trên chiều cao lớn hơn cá đực.
Nuôi vỗ cá bố mẹ: Ao nuôi vỗ: Nên dùng ao có diện tích 200-500m2, mức nước sau 0,8-1m.
Mật độ nuôi vỗ cá và tỷ lệ đực cái: Cứ 1 m2 ao nuôi vỗ 4-6 con cá bố mẹ. Ghép 2 cá đực với 1 cá cái.
Mùa vụ: Bắt đầu nuôi vỗ từ tháng 12 năm trước.
Cho cá ăn và quản lý ao: Cứ 10kg cá bố mẹ mỗi ngày cho ăn 0,2kg thức ăn hỗn hợp (gồm 25% cám, 25% ruốc và 50% bột cá). Thường xuyên quan sát màu nước và hoạt động của cá. Sau khi nuôi vỗ cá bố mẹ 2 tháng có thể chọn cá cho sinh sản.
Cho cá đẻ nhân tạo: Bể cho cá đẻ: Có thể sử dụng bể xi măng, bể nhựa, lu sành, bể bạt... Tùy số lượng cá cho đẻ nhiều hay ít mà chọn bể có diện tích 10 -20m2.
Giữ mức nước trong bể từ 0.4-0,8m.
Chọn cá bố mẹ thành thục: Chọn những cá cái có bụng to, mềm và những con cá đực khỏe mạnh, linh hoạt để cho đẻ.
Tiêm kích dục tố: Tiêm cho 1 kg cá cái một trong hai loại kích dục tố với liều lượng như sau: 1 ống LRHa 0,2mg + 2 viên DOM (hoặc Motilium) hoặc 2.000-2.500 đơn vị HCG. Cũng tiêm cho cá đực 1 trong 2 loại thuốc trên nhưng với liều lượng chỉ bằng 1/2 của cá cái. Tiêm thuốc vào gốc vây của ngực cá. Sau khi tiêm kích dục tố thả ghép 2 cá đực với một cá cái vào bể đẻ.
Cá bắt đầu đẻ sau khi tiêm kích dực tố 6-8 giờ. Thời gian đẻ kéo dài 2-3 giờ. Vào chính vụ (tháng 5-7) tỷ lệ cá đẻ đạt 96-100%, tỷ lệ thụ tinh đạt 82-93%, tỷ lệ nở 87-98%.
Ấp trứng: Sau khi cá đẻ, trứng được vớt nhẹ nhàng chuyển vào chậu nhựa để ấp. Chậu nhựa có đường kính 50cm, mức nước trong chậu là 15 cm. Mỗi chậu có thể ấp được 50.000 trứng mà không cần phải sục khí.
Sau khi trứng nở thành cá bột được 2-3 ngày tuổi thì chuyển cá bột ra ương ngoài ao.
Ương cá bột thành cá giống: Diện tích ao ương: 500-1000m2
Chuẩn bị ao ương: Tháo cạn ao và phơi đáy. Cứ 100m2 ao ương bón 10kg vôi để diệt tạp, trừ mầm bệnh và bón lót 25-30kg phân chuồng.
Lấy nước vào ao qua lưới lọc trước khi thả cá bột 1-2 ngày. Cá bột được ương trong ao với mật độ 400-600 con/m2.
Cho cá ăn: Trong 10 ngày đầu tiên: Cứ 100.000 cá bột mỗi ngày cho ăn 5 lòng đỏ trứng vịt bóp nhuyễn và 400g bột đậu nành rang xay nhuyễn. Hòa thức ăn với nước tạt cho cá ăn 2 lần/ngày.
Từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 20: Cứ 100.000 cá bột mỗi ngày cho ăn 300g bột đậu nành, 300g cám và 300g bột cá. Thức ăn được trộn đều và rải khắp ao cho cá ăn 2 lần/ngày.
Từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 30: Mỗi ngày cho ăn 600g cám và 600g bột cá/100.000 cá bột. Trộn đều và rải cho cá ăn.
Từ ngày 31 đến ngày thứ 40, mỗi ngày cho ăn 1,5-2kg cám và bột cá/100.000 cá bột. Thành phần thức ăn là 50-70% cám và 30-50% bột cá.
Kết quả: Sau 50-60 ngày ương, cá đạt trọng lượng trung bình 1,5-2g, tỷ lệ sống đạt 20%.
Đoàn Giang (Bản tin Nông nghiệp - Vĩnh Long)
Nuôi cá rô đồng
Diện tích 500m2 thả mật độ 15con /m2.
Chuẩn bị ao:
Tháo cạn nước
Bón vôi (2kg/100m2) vôi cục
Phơi ao 2 ngày
Cấp nước 30 % để 3 ngày sau đó cấp nước đầy (liên lạc cơ sở cung cấp giống, thức ăn)
kiểm tra pH trước thả giống một ngày (pH trong khoảng 6-8)
Thả vào ao:
Mật độ thả 15con/m2 (con giống cỡ: 300con/kg) => thả 25 kg giống
Trước khi đưa giống xuống ao để bao giống xuống ao cho nhiệt độ nước trong bao cân nhiệt độ nước ao
Sau khi ngâm bao vào ao thì mở bao để cá từ từ đi ra ao không đổ gấp tránh sốc cá
Thức ăn cho cá:
Sử dụng cám Cargill dạng viên nổi có đượng kính viên nhỏ nhất
Tháng thứ nhất cho 10% trọng lượng cá (thời gian đầu cho ăn 2,5kg/ngày)
Tháng thứ hai cho 5% trọng lượng cá
Tháng thứ ba trở đi cho 3%
Tuy nhiên cũng căn cứ vào lượng thức ăn thừa còn trong ao để xác định lượng thức ăn gia giảm theo lượng thức ăn thừa hoặc thiếu.
Ngoài ra thức ăn viên nổi cần phải bổ sung thêm 1% dầu mực (phun lên viên cám trước khi cho ăn)
Chăm sóc quản lý ao:
Kiểm tra cống bọng thường xuyên
Kiểm tra lỗ mọi để đấp kịp thời
Màu nước luôn ở độ trong từ 30 - 40cm
Điện thoại liên lạc:
Giống: trại cá giống Tân Vạn (chi Thu) 061.831254 hoặc 0903.883337
trại cá giống Tấn Phát (anh Tấn) 061.831.474 hoặc 0918303143
trại cá giống Tâm Thủy (chị Thủy) 831151
Thức ăn: đại lý trên quốc lộ 13
Dầu mực: Công ty sản xuất -dịch vụ và khoa học công nghệ thủy sản 08.8237547 (anh Thi)
TTKN KIÊN GIANG GIỚI THIỆU KỸ THUẬT SINH SẢN CÁ RÔ
Kỹ sư Đặng Khánh Hồng (điện thoại: 0913 819729)Phòng kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang
Dựa vào các tài liệu tham khảo của Viện - Trường, các Trung tâm Khuyến Nông, Khuyến Ngư và các Trại sản xuất cá giống của Tỉnh bạn, đặc biệt là thực tế của địa phương trong Tỉnh. Trung tâm Khuyến Nông Kiên Giang đã xây dựng quy trình kỹ thuật sinh sản cá rô tại nông hộ và kỹ thuật nuôi cá rô trong ruộng lúa và trong ao; bên cạnh đó, TTKNKG còn hỗ trợ kỹ thuật cho một số bà con nông dân cho cá rô và cá sặc rằn sinh sản nhân tạo tại nông hộ, mục đích giúp cho bà con trong Tỉnh chủ động được cá giống thả nuôi. Điển hình như : Anh Trần Việt Thắng ở xã An Minh Bắc –An Minh –Kiên Giang đã áp dụng qui trình kỹ thuật cho cá sinh sản tại nông hộ. Trong năm 2002, ngoài lượng cá giống anh thả nuôi trong rừng tràm và ruộng bồn bồn hơn 5 ha, anh còn cung cấp hơn 3 tấn cá giống rô và sặc rằn cho bà con vùng bán đảo Cà Mau Tỉnh Kiên Giang.
1. QUI TRÌNH KỸ THUẬT CHO SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ RÔ ĐỒNG TẠI NÔNG HỘ
Cá rô đồng thuộc loài Anabas testudineus Bloch phân bố rộng từ Lào, Việt Nam, Campuchia đến Thái Lan, Ấn Độ …. Là loài cá ăn tạp. Thức ăn của chúng là các loài động vật và thực vật phiêu sinh, côn trùng, tấm cám, mùn, bã hữu cơ, mầm thóc … Cá rô con có tập tính đi từng đàn lớn ở các kênh rạch. Cá rô có thịt rất ngon, sản lượng khá cao và có giá trị kinh tế.
* Chọn cá bố mẹ cho sinh sản
Chọn cá bố mẹ phải có trọng lượng đạt từ 50 – 100 gr/con. Khi thành thục có thể dễ dàng phân biệt đực cái bằng các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài : Cá cái bụng to và mềm, Cá đực thon, dài, vuốt có sẹ chảy ra. Mùa vụ sinh sản từ tháng 3 - 9. Khi chọn cá bố mẹ cho sinh sản phải kiểm tra sẹ của cá đực, chỉ chọn những cá đực có sẹ màu trắng đục, sánh đặc và cá cái bụng to, mềm đều.
Chọn cá bố mẹ
Phân biệt cá bố mẹ
Kiểm tra cá bố mẹ
Cải tạo ao ương cá giống
- Rút cạn nước, sên vét lớp bùn đáy. Lấp kín hang mọi và những chỗ rò rĩ, diệt cá tạp
- Phơi đáy ao 3 - 5 ngày kết hợp bón vôi : 10 - 15 kg/100 m2.
- Sau đó cho nước vào đầy ao khoảng 1 – 1,2 m. Khi cho nước vào phải dùng lưới cước bịt miệng cống để ngăn cá tạp, tiến hành gây màu nước bằng phân vô cơ 1,5 - 2 kg/100 m2 ao hoặc dùng bột cá với liều lượng : 1,5 - 2 kg/100 m2.
- Sau khi cải tạo ao phải đảm bảo một số yếu tố: pH: trên 6,5 – 8.0 ; Độ trong: 25 - 30 cm; Oxy hòa tan: 3 - 5 ppm; Thức ăn tự nhiên (Thực và động vật phù du).
* Lưu ý :
- Trong quá trình ương cá giống cần phải quan sát màu nước hàng ngày để điều chỉnh lượng thức ăn, tránh làm môi trường nước bị nhiễm bẩn.
- Nếu thấy cá nổi đầu do thiếu oxy phải ngưng cho ăn và bón phân đồng thời cấp nước vào.
- Khi ương cá phải chú ý địch hại của cá. Tỷ lệ hao hụt do điïch hại rất cao.
- Khi cá còn nhỏ không để cho ánh sáng chiếu trực tiếp xuống ao.
- Nguồn nước phải giữ sạch.
2. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ CHO SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ RÔ ĐỒNG
Chuẩn bị dụng cụ cho cá đẻ
Thau dùng cho cá đẻ và ấp trứng
- Dùng thau vừa sử dụng cho cá đẻ vừa dùng để ấp trứng.
- Vợt vớt trứng
- Ống nhựa trong nhỏ dùng để cấp nước khi cá nở, đồng thời để rút trứng bị ung, vỏ trứng và cặn bỏ
- Ống tiêm nhỏ 3 - 5 cc.
- Nguồn nước sạch (lấy từ ao ương cá giống).
- Thuốc kích dục tố dùng để tiêm cá là: HCG liều lượng 3.000 – 4.000 UI/1 kg cá cái hoặc LHRHa + Dom (Dompenidom) với liều 80-100 (g+ 20mg Dom/1 kg cá cái. Liều tiêm cho cá cái 0,5cc/cá thể cái. Cá đực liều thuốc tiêm bằng 1/2 liều tiêm cho cá cái.
* Tiêm cá và ấp trứng cá:
Sau khi tiêm thuốc, thả cá bố mẹ vào thau có mức nước là 1/2 - 2/3 thau, dùng lưới cước đậy lên trên và dùng dây chì kiềng kỹ miệng thau để cá không thoát ra ngoài, đặt thau ở nơi yên tĩnh và mát (cá đang đẻ có tiếng động mạnh cá sẽ ngưng đẻ) .
* Thời gian hiệu ứng thuốc là 8 - 12 giờ.
Cá đẻ, dùng vợt vớt trứng để vào thau ấp. Sau 1,5 - 3 giờ vớt thêm đợt thứ 2, quan sát thấy cá nằm phân tán trong thau thì thả cá bố mẹ về ao. Trứng cá rô là trứng nổi.
* Thời gian ấp trứng : 16 - 20 giờ
- Mật độ trứng cho ấp 3.000 trứng/lít nuớc, thay nước ngày 2 lần khi trứng nở. Khi trứng nở, dùng ống nước nhựa trong hút nước cặn, vỏ trứng và trứng ung bỏ và cho dòng nước chảy nhẹ vào để cung cấp oxy cho cá bột. Cho cá cá ăn sau khi nở 24-30 giờ và cho thả cá bột xuống ao ương vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, không thả cá vào lúc mưa dầm hay trời nắng gắt.
Trứng cá mới đẻ
* Lưu ý:
- Trước khi thả cá bột xuống ao ương, cần phải quan sát hoạt động của cá. Cá phải bơi lội nhanh và di chuyển xuống lớp nước tầng dưới.
- Cá sau khi nở 24 - 30 giờ bắt đầu cho cá ăn bằng lòng đỏ trứng gà, vịt đã luộc, tán nhuyễn.
3. MẬT ĐỘ VÀ THỨC ĂN KHI ƯƠM CÁ
Mật độ cá thả : 600 - 800 con/m2. Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thả vào lúc trời nắng gắt hoặc mưa dầm.
- 10 ngày đầu cho ăn: Lòng đỏ trứng (8 - 10 cái), đậu nành (0,5kg) cho 100.000 bột/ngày. Chia làm 3-4 lần ăn/ngày
- Sau 10 ngày, cho ăn: bột cá (40%), cám mịn (30%), bột đậu nành (30%); hoặc cho ăn bột cá 0,5 kg/100 m2/lần. Khẩu phần ăn 8 - 10 % trọng lượng cá. Qua tháng thứ 2, ngoài thức ăn nhân tạo kết hợp bón thêm phân hữu cơ 7 - 10 ngày/lần với liều lượng : 5 - 7 kg/100 m2, phân phải được ủ trước khi sử dụng.
TTKN ĐỒNG THÁP: ƯƠM NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG
KỸ THUẬT ƯƠM – NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1. Dinh dưỡng
Rô đồng là loài cá dữ, ăn tạp, nhưng nghiêng về động vật. Tính dữ được thể hiện khi trong đàn có cá chết, những con sống sẽ tấn công ăn thịt con chết, hoặc trong giai đoạn cá giống khi thiếu thức ăn những con cá lớn sẽ ăn cá nhỏ, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của cá.
Cá rô ăn: tôm, tép, cá con, phù du phiêu sinh vật, động vật không xương sống, côn trùng bay trong không khí, hạt cỏ, thóc; các phụ phẩm nông nghiệp như: cám, gạo, các phế phẩm nhà máy chế biến thủy sản…
2. Sinh trưởng: Cá rô có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm, sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 60 – 100 g/con.
3. Sinh sản: Ngoài tự nhiên cá có tập tính sinh sản vào mùa mưa. Đầu mùa mưa cá di chuyển từ nơi sinh sống đến những nơi vừa ngập nước sau những cơn mưa lớn đầu mùa như ruộng, ao, đìa… nơi có mực nước 30 – 40 cm để sinh sản. Cá rô đồng không có tập tính giữ con.
Khi chiều dài 12 cm cá rô tham gia sinh sản lần thứ nhất, sức sinh sản cá cao đạt 30-40 vạn trứng/kg cá cái. Trứng cá thuộc loại trứng nổi và có màu vàng.
KỸ THUẬT SINH SẢN CÁ RÔ
1. Nuôi vỗ cá bố mẹ
a. Ao nuôi vỗ
Có diện tích từ vài chục đến 300 m2; có thể nuôi vỗ trong bể xi măng, nhưng ở diện tích quá nhỏ số lượng cá nuôi không nhiều, hiệu quả kinh tế không cao, ao quá lớn khi đánh bắt cá cho đẻ thu không hết cá thành thục gây lãng phí.
Ao nuôi vỗ phải chủ động cấp thoát nước vì môi trường nuôi vỗ dễ bị ô nhiễm do cung cấp thức ăn.
Quanh bờ ao có lưới chắn cao cách mặt đất 0,2 - 0,3m giữ không cho cá ra ngoài.
Trước khi nuôi vỗ, ao phải được cải tạo bằng các biện pháp như: bơm cạn nước, bắt hết cá tạp, lấp hang mọi, nạo vét bùn đáy ao nhưng còn chừa lại lớp bùn dày 15 – 20 cm, vệ sinh sạch cây cỏ quanh bờ ao, bón vôi 7 – 10 kg/100 m2.
Sau khi phơi ao từ 3 – 5 ngày tiến hành lấy nước vào, nước phải lọc qua lớp lưới nhằm ngăn không cho cá tạp theo nước vào ao, 3 ngày sau có thể tiến hành thả cá nuôi vỗ.
b. Cá bố mẹ: Cá mập, khỏe, không dị hình, có trọng lượng từ 50 – 100 g/con.
c. Tỷ lệ cá đực/cái: Cá thả nuôi theo tỷ lệ 1 cá đực: 1 cá cái. Cá đực, cái nuôi chung.
d. Mật độ: Cá được nuôi với mật độ 1 kg/m2.
e. Thức ăn
Thành phần: cám 50% + bột cá 50%, có thể thay bột cá bằng cá tươi xay nhuyễn hay cá phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản.
Khẩu phần: 5 – 7% so với trọng lượng đàn cá/ ngày.
Cách cho ăn: thức ăn được kết dính bằng bột gòn theo tỷ lệ 10 kg thức ăn trộn với 50 g bột gòn, cho nước vào và vò thành viên đặt trong sàn ăn. Sàn ăn được đặt cố định quanh bờ ao, khoảng cách giữa hai sàn ăn là 7 – 10 m. Mỗi ngày cho ăn 2 lần, sáng sớm và chiều mát.
f. Thay nước
Thức ăn có nguồn gốc động vật chiếm tỷ lệ cao nên môi trường ao nuôi dễ bị nhiễm bẩn, do đó ao nuôi tốt nhất thay nước theo thủy triều hàng ngày, những ao xa khó lấy nước, định kỳ 7 - 10 ngày thay 1/2 lượng nước.
Sau 3 tháng nuôi vỗ, có thể tiến hành cho cá sinh sản được.
2. Cho cá rô sinh sản
a. Tiêu chuẩn cá bố mẹ: Dựa vào các dấu hiệu ngoại hình như sau:
Cá đực: mình thon dài, dùng tay vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục có sẹ màu trắng đặc quánh chảy ra là cá đủ tiêu chuẩn cho sinh sản, nếu sẹ chảy ra lẫn nước loãng hoặc không có sẹ chảy ra là cá không đủ tiêu chuẩn cho đẻ.
Cá cái: bụng cá to nhô ra hai bên hông của cá, khi dùng tay vuốt nhẹ phần bụng có cảm giác mềm đều và lỗ sinh dục của cá có màu hồng.
Sau khi lựa xong, đưa cá vào bể hoặc thau nước sạch cho cá khỏe 2 – 3 giờ trước khi tiêm kích dục tố cho cá đẻ.
b. Kích dục tố
- Loại kích dục tố: sử dụng phổ biến và có tác dụng gây rụng trứng cá là HCG (Human Chorionic Gonadotropin) và LHRHa + Dom (Lutenizing Hormon Releasing Hormon Analog + Domperidone).
- Liều lượng tiêm:
+ Cá cái: - HCG tiêm 3.000 – 4.000 UI/kg
- LHRHa 80 – 100 mg/kg
+ Cá đực: liều tiêm cá đực bằng 1/2 liều tiêm cá cái.
- Vị trí tiêm: tiêm vào phần xoang cơ ở gốc vi ngực hoặc phần cơ ở gốc vi lưng.
- Số liều tiêm: tiêm một liều.
- Thời điểm tiêm: tùy thuộc vào việc chọn thời điểm cho cá đẻ. Nếu muốn cho cá đẻ vào ban ngày, tiêm vào buổi sáng (6 – 7 giờ); cho cá đẻ vào ban đêm, tiêm kích dục tố vào buổi chiều hoặc tối (18 – 20 giờ).
c. Phương tiện cho cá đẻ
Có thể cho cá đẻ trên bể xi măng có diện tích vài m2, chiều sâu mức nước 0,2 – 0,5m, hoặc cho đẻ trong thau có thể tích 20 lít.
Bể hoặc thau bố trí cho cá đẻ phải đặt nơi yên tĩnh, thoáng mát và có mái che nếu cho cá đẻ vào ban ngày.
d. Bố trí cho cá đẻ: Sau khi tiêm kích dục tố xong thả cá vào bể hoặc thau đã vệ sinh và cho nước sạch vào, có thể bố trí cho đẻ với nhiều cặp cá bố mẹ trên cùng một bể xi măng hoặc bố trí riêng từng cặp trong thau.
e. Tỷ lệ đực/cái: Bố trí 1 cá đực cho 1 cá cái, trường hợp cá đực nhiều có thể bố trí 3 cá đực cho 2 cá cái, cá đực nhiều rất tốt cho sự thụ tinh.
f. Mật độ: Có thể thả chung 3 – 4 kg/m3 nước hoặc cho 1 - 2 cặp cá vào trong một thau.
g. Các dấu hiệu nhận biết cá sinh sản hay không: Khi thả cá vào bể đẻ nếu sau 2 – 3 giờ cá rượt đuổi nhau, mặt nước gợn sóng là dấu hiệu cá sẽ đẻ, lúc này cần theo dõi cá nhảy ra ngoài do những con chưa sẵn sàng tham gia sinh sản phải bắt thả trở lại; ngược lại cá không rượt đuổi nằm im một chỗ, đây là dấu hiệu cá sẽ không đẻ.
h. Thời gian hiệu ứng
Trong điều kiện nhiệt độ 26 – 28oC cá sẽ đẻ sau khi tiêm kích dục tố 8 – 10 giờ.
Dấu hiệu cá đẻ xong: khi thấy cá không còn rượt đuổi bắt cặp, cá nằm im hoặc bơi phân tán, lúc này tiến hành thu trứng chuyển đi ấp.
3. Ấp trứng
a. Bể ấp
- Có thể dùng bể xi măng hoặc thau cho cá đẻ để ấp trứng. Dụng cụ ấp trứng phải vệ sinh sạch, đặt nơi thoáng mát để dễ chăm sóc và quản lý. Cá sinh sản xong, tiến hành dùng vợt bằng lưới mùng vớt trứng chuyển qua thau hoặc bể khác có nước sạch để ấp.
- Nếu dùng bể, thau vừa cho cá sinh sản xong để ấp, phải chuyển trứng và cá bố mẹ sang nơi khác, vệ sinh sạch cho nước mới vào và cho trứng vào ấp. Trường hợp không có phương tiện dự phòng để chuyển trứng đi, sau khi chuyển cá bố mẹ về ao nuôi vỗ, có thể thay 2/3 thể tích nước cũ và tiến hành ấp trứng. Hình thức này trứng bị hao hụt do việc di chuyển cá bố mẹ đi sẽ làm bể trứng và điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo.
b. Nước sử dụng: Sử dụng nước sông hoặc nước máy đều phải để lắng sau 24 giờ vì nếu sử dụng trực tiếp nước sông phù sa sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của phôi, nước máy có chất sát trùng làm chết phôi.
c. Mật độ ấp
- 3.000 trứng/lít nước trong điều kiện nước tĩnh.
- 6.000 trứng/ lít nước có sục khí.
d. Chăm sóc trứng: Trong suốt quá trình ấp trứng không thay nước. Nếu trường hợp ấp không có sục khí mà tỷ lệ trứng không thụ tinh (trứng có màu trắng đục) cao có thể làm nhiễm bẩn môi trường do trứng ung, trường hợp này xảy ra thay ½ lượng nước, ngược lại nếu có sục khí không cần thay nước.
e. Thời gian nở: Ấp trứng trong điều kiện nhiệt độ 26,5 – 28oC sau 17 giờ 30 cá sẽ nở, 3 ngày sau khi cá nở chuyển đi ương.
KỸ THUẬT ƯƠM CÁ RÔ ĐỒNG TỪ BỘT THÀNH CÁ GIỐNG
1. Điều kiện bể ương
a. Ao đất
Diện tích: Cá rô có thể sống và phát triển tốt trong điều kiện diện tích lớn hay nhỏ. Nếu sử dụng ao có diện tích quá nhỏ hiệu quả kinh tế kém và khó tạo ổn định môi trường, nhưng ao quá lớn chăm sóc quản lý phức tạp, do đó nên chọn ao ương có diện tích từ 300 – 1.000 m2.
Điều kiện ao ương: Ao phải có cống chủ động cấp thoát nước khi cần, chiều sâu mức nước trong ao từ 1,2 - 1,5 m; mặt ao thoáng để không ngăn cản ánh sáng mặt trời chiếu vào nước tạo điều kiện cho phiêu sinh vật phát triển, đây là loại thức ăn tự nhiên rất tốt cho sự phát triển của cá con. Trên bờ ao không có bụi rậm để các loài địch hại như rắn, ếch… không nơi ẩn nấp hạn chế việc sát hại cá ương nuôi.
Trước khi thả cá ương nuôi tiến hành cải tạo ao bằng các biện pháp giống như ao nuôi vỗ cá bố mẹ, nhưng sau khi lấy nước vào 1/3 ao phải tiến hành bón phân tạo màu nước bằng 3 loại phân:
1. Phân vô cơ: Sau khi lấy nước vào ao đủ yêu cầu tiến hành bón phân đạm urê và super phosphate:
+ Tỷ lệ N/P=2/1
+ Liều lượng 200 g/100 m3 nước.
+ Cách bón: hòa tan phân trong nước và rải đều khắp mặt ao.
2. Phân xanh: Gồm những loại lá cây họ đậu hoặc lá so đũa.
+ Liều lượng: 10 – 15 kg/100 m2 ao.
+ Cách bón: sau khi cho nước vào ao đủ yêu cầu, bón phân xanh làm nhiều bó và dùng cây dìm xuống đáy ao không cho nổi lên mặt nước.
3. Bón phân chuồng : Ủ cho hoai mục
+ Liều lượng 25 – 30 kg/100 m2 ao.
+ Cách bón: rải đều ở mặt đáy ao trong lúc phơi ao. Bón xong phân chuồng mới lấy nước vào. Sau khi bón phân 3 - 5 ngày nước ao có màu xanh đọt chuối non, tiến hành thả cá ương nuôi và nâng mực nước lên từ từ, sau 5 - 7 ngày mực nước cao đạt yêu cầu.
b. Bể xi măng
Có thể dùng bể xi măng hoặc đào hố trên mặt đất có lót nilon để ương cá, diện tích khoảng vài chục mét vuông, phải giữ được nước, không rò rỉ; chiều sâu mức nước 0,5 - 0,7 m.
Vị trí bể ương : không có mái che, đặt ở nơi cao ráo tiện việc thoát nước.
Chuẩn bị bể ương : trước khi ương, bể phải được chùi rửa sạch phơi nắng 1 ngày sau đó cho nước sạch vào bể, ngày hôm sau có thể tiến hành cho cá vào ương. Bể ương không cần bón phân do diện tích nhỏ khi cho ăn thức ăn chế biến trong những ngày đầu cá dễ bắt gặp thức ăn nên không bị đói, sau 3 ngày màu nước xanh do thức ăn dư thừa tạo điều kiện cho tảo phát triển.
2. Mật độ, cách thả cá bột và thức ăn
a. Mật độ: Thả ương với mật độ 1.500 – 2.000 con/m2.
b. Cách thả cá bột xuống ao: Thả bao nilon có chứa cá xuống ao 15 - 20 phút cho nhiệt độ bên trong bao chứa cá và bên ngoài ao cân bằng, tiến hành mở miệng bao, người thả cá đi lùi về phía sau cho cá ra từ từ đến khi hết cá trong bao.
c. Thức ăn
- Thức ăn chế biến :
+ Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 : cho cá bột ăn lòng đỏ trứng vịt (gà) và sữa bột đậu nành.
Khẩu phần : 3 lòng đỏ trứng + 100 g sữa bột đậu nành cho 10.000 con cá bột / ngày.
Cách cho ăn : lòng đỏ luộc chín nghiền ra thành bột hòa tan trong nước, đậu nành ngâm trong nước 24 giờ xay nhuyễn thành bột. Khi cho ăn hòa tan thức ăn trong nước và rải đều lên mặt ao. Mỗi ngày cho ăn 3 lần, 7 giờ sáng, 11 giờ trưa và 17 giờ chiều.
+ Ngày thứ 8 đến ngày thứ 30 : cho ăn cám, tấm + bột cá (hoặc cá tươi).
Tỷ lệ 30% cám + 70% bột cá.
Khẩu phần : 300 - 500 g/10.000 cá/ngày.
Cách cho ăn : thức ăn nấu chín, vò viên và đặt trong sàn ăn. Mỗi ngày cho ăn 2 lần sáng sớm và chiều mát, mỗi lần 1/2 khối lượng.
+ Ngày thứ 30 đến ngày thứ 60 : cho cá ăn cám + bột cá (hoặc phế phẩm của nhà máy chế biến thủy sản).
Tỷ lệ 40% cám + 60% bột cá.
Khẩu phần : 3 - 5% so với trọng lượng đàn/ngày.
Cách cho ăn giống như giai đoạn ngày thứ 8 đến 30.
- Thức ăn tự nhiên : gồm phiêu sinh động - thực vật phát triển trong ao do dinh dưỡng của phân bón và thức ăn chế biến bị thất thoát trong quá trình cho ăn. Phiêu sinh vật phù du là nguồn thức ăn tươi sống rất tốt cho sự phát triển của cá do đó trong ao ương luôn duy trì màu nước xanh.
d. Chăm sóc và quản lý
Đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn nhằm đáp ứng nhu cầu của cá, nếu thiếu thức ăn cá sẽ phát triển không đồng đều và cá lớn sẽ ăn cá nhỏ làm giảm tỷ lệ sống.
Trong quá trình ương hạn chế thay nước nếu môi trường không bị ô nhiễm, hoặc lượng nước bị thất thoát do bốc hơi hay rò rỉ. Tuy nhiên để kích thích sự hoạt động bắt mồi của cá cũng như thay đổi điều kiện sinh thái của môi trường nên định kỳ 10 - 15 ngày thay 1/3 lượng nước trong ao.
Trên mặt ao, bể thả rau muống 1/10 diện tích nhằm hấp thu một phần chất dinh dưỡng tránh ô nhiễm môi trường và hạn chế sự phát triển quá mức của tảo.
Hàng ngày trước khi cho cá ăn, phải vệ sinh sàn ăn và kiểm tra nếu cá ăn hết thức ăn thì hôm sau tăng lượng thức ăn, nếu cá ăn thừa thì giảm lượng thức ăn. Đây cũng là biện pháp tránh gây ô nhiễm cho môi trường do thức ăn thừa tạo nên và tiết kiệm thức ăn.
Thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của cá để có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và địch hại sát hại cá ương.
Thường xuyên dọn sạch cây cỏ trên bờ ao, kiểm tra cống để sửa chữa kịp thời tránh cá cũng như nước thất thoát do cống hư.
e. Tốc độ tăng trưởng: Sau 60 ngày tuổi cá đạt chiều dài 3 - 5 cm và có trọng lượng 1 - 2 g/con.
f. Tỷ lệ sống: Với các biện pháp kỹ thuật ương nuôi như trên tỷ lệ sống đạt 15 - 30%.
KỸ THUẬT NUÔI CÁ THỊT
1. Điều kiện ao nuôi
Diện tích : 500 – 1.000 m2, có thể nuôi ở diện tích lớn hơn.
Sâu 1,2 - 1,5 m.
Do thức ăn động vật chiếm tỷ lệ cao nên môi trường dễ bị nhiễm bẩn, do đó ao nuôi phải gần nguồn nước và có cống để chủ động cấp thoát nước.
Mặt ao phải thoáng, không có bóng cây che, bờ ao không bụi rậm.
Bờ ao cao hơn mực nước cao nhất trong năm là 0,5 m nên có lưới bao quanh có chiều cao 0,2 - 0,4 m phòng ngừa cá ra ngoài, đặc biệt cần lưu ý trong giai đoạn cá chuẩn bị sinh sản.
Trước khi thả cá, ao phải được cải tạo bằng các biện pháp kỹ thuật như ao ương cá giống nhưng không cần phải bón phân.
Sau khi cải tạo 3 - 5 ngày tiến hành thả cá nuôi.
2. Cá giống
a. Kích cỡ: Cá giống nuôi thành cá thịt có kích thước 3 - 5 cm, có trọng lượng trung bình 300 - 500 con/kg.
b. Tiêu chuẩn: Cá mập, khoẻ, không xây xát, không dị hình, không bệnh tật, tương đối đồng cỡ.
c. Mật độ nuôi: Đây là loài cá có cơ quan thở khí trời nên có thể sống trong điều kiện môi trường chật hẹp; nhưng khi nuôi ở mật độ cao để cá phát triển tốt ao phải chủ động cấp thoát nước. Ao có thể thả nuôi mật độ 30 - 40 con/m2.
d. Thả cá nuôi: Thời điểm thả cá nuôi trong năm : trong điều kiện sản xuất giống nhân tạo, cá rô có thể thả nuôi quanh năm nếu chủ động được nước và con giống, trong một ao có thể nuôi 2 vòng trong năm.
e. Cách thả cá nuôi
- Thả cá vào ao nuôi lúc sáng sớm hay chiều mát nhằm tránh nhiệt độ cao của môi trường sẽ ảnh hưởng xấu đến cá do cá bị mệt trong quá trình vận chuyển.
- Thả cá :
+ Nếu vận chuyển bằng bao nilon có bơm oxy, trước khi thả cá ra, thả bao nilon trên mặt nước 10 - 15 phút tạo cân bằng nhiệt độ nước bên trong bao và ngoài ao nuôi tránh cá bị sốc do chênh lệch nhiệt độ. Khi thả, mở miệng bao cho cá ra từ từ.
+ Nếu vận chuyển bằng phương tiện hở như thau, xô … trước khi thả cho nước vào từ từ đến khi nước ngập đầy dụng cụ chứa, cho cá tự bơi ra đến hết.
+ Không được đứng trên bờ ao đổ cá xuống làm cá bơi hỗn loạn, do sự biến đổi đột ngột môi trường những cá yếu không thích nghi kịp có thể chết hoặc ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng khi nuôi.
f. Thức ăn
Cho cá rô ăn gồm : cám, tấm + bột cá (cá tươi hoặc các phế phẩm của nhà máy chế biến thủy sản) xay nhỏ, cách cho ăn như sau :
Thành phần : 60% cám + 40% bột cá hay cá tươi xay …
Khẩu phần : 5 - 7% trọng lượng đàn cá/ngày.
Cách cho ăn : thức ăn được kết dính bằng bột gòn hay nấu chín, vò viên và đặt trong sàn ăn. Sàn ăn được đặt cố định trong ao, nên đặt nhiều sàn ăn tránh sự cạnh tranh làm thức ăn rơi rớt do lượng cá tập trung nhiều vào một chỗ, khoảng cách giữa hai sàn ăn 5 - 7 m. Mỗi ngày cho ăn 2 lần sáng sớm và chiều mát, mỗi lần 1/2 khẩu phần ngày.
3. Chăm sóc và quản lý
- Thường xuyên kiểm tra cống, lưới bao quanh bờ ao nếu có hư rách phải sửa vá ngay, đặc biệt chú ý vào giai đoạn mang trứng cá có thể dùng nắp mang leo lên bờ thoát ra ngoài.
- Trên mặt nước ao thả 1/10 diện tích rau muống hay bèo lục bình để hấp thu dinh dưỡng dư thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường nước trong ao.
- Thường xuyên kiểm tra tình hình ăn thức ăn của cá để điều chỉnh cho hợp lý, biện pháp này áp dụng như kỹ thuật ương cá giống.
- Nước trong ao rất dễ bị nhiễm bẩn do thức ăn tạo nên, do đó tốt nhất nên thay nước hàng ngày theo thủy triều, nếu ao xa nguồn nước định kỳ 10 - 15 ngày thay 1/2 lượng nước trong ao.
- Hàng ngày kiểm tra tình hình hoạt động của cá để phát hiện sớm nếu có dịch bệnh xảy ra.
THU HOẠCH
Sau 4 - 5 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 50 - 100 g/con, tiến hành thu hoạch bằng hai cách :
- Thu hết một lần : tát cạn ao, bắt hết cá. Ao được cải tạo lại chuẩn bị cho việc nuôi đợt tiếp.
- Thu tỉa : có thể dùng lưới kéo hay tát cạn bắt những con cá lớn có giá trị thương phẩm cao để bán, những con cá còn nhỏ để lại nuôi tiếp. Hình thức này hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn do con giống lớn, thời gian nuôi lần sau ngắn, nhưng do lượng cá còn lại ít nên chuyển sang nuôi ở một ao khác có diện tích nhỏ hơn để tận dụng ao cũ thả nuôi giống mới với số lượng lớn.
Năng suất : cá nuôi trong ao năng suất có thể đạt 2,5 đến trên 10 tấn/ha/năm.
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
1. Bệnh do nấm thủy mi (nấm nước ở cá)
- Bệnh nấm thủy mi gây tác hại lớn đối với nhiều loài cá nuôi ở giai đoạn cá con, cá thịt và trứng cá. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ xuống thấp (18 - 200C), đặc biệt khi cá bị xây xát (do đánh bắt hoặc vận chuyển) hoặc do viêm nhiễm ngoài da (do bệnh ghẻ lở hoặc do ký sinh trùng ký sinh).
- Dấu hiệu bệnh lý : khi cá bị nấm thủy mi ký sinh, trên da cá xuất hiện vùng trắng xám tua tủa những sợi nấm nhỏ, mềm tạo thành những búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường (để cá bệnh trong nước dễ quan sát hơn).
- Cách phòng trị : dùng xanh Malachite liều lượng 1 - 2 g/m3 nước tắm cho cá trong thời gian 30 phút hoặc liều lượng 0,1 - 0,2 g/m3 nước tắm cho cá trong 24 giờ. Cá bệnh được tắm liên tục trong 3 - 5 ngày hoặc dùng muối ăn liều lượng 2 - 3 kg/m3 nước tắm cá trong 24 giờ, tắm cá liên tục trong 3 - 5 ngày.
Để phòng bệnh nấm thủy mi, ao ương nuôi phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ nuôi. Khi cá bị xây xát cần phải tắm muối trước khi thả nuôi.
2. Bệnh lở loét
- Bệnh xuất hiện ở các loài cá lóc, rô đồng, cá trê, lươn, …
- Dấu hiệu bệnh lý : những dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước, da cá xẫm lại, có vết mòn màu xám hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, các vây và đuôi. Những vết loét dần dần lan rộng thành những vết loét rộng, vẩy rụng, xuất huyết và viêm. Những con cá bệnh nặng các vết loét lõm sâu tới xương. Giải phẩu các cơ quan nội tạng hầu như không biến đổi.
- Cách phòng trị :
+ Dùng vôi tạt xuống ao với liều lượng 2 kg/100 m3, 2 tuần 1 lần.
+ Hoặc dùng muối ăn với liều lượng 2 - 3% tắm cho cá 5 - 15 phút.
+ Hoặc dùng thuốc tím với liều lượng 10 g/m3 tắm cho cá trong thời gian 10 - 30 phút.
+ Dùng kháng sinh có chứa Oxytetracyline, trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục 5 ngày.
Kỹ thuật nuôi cá rô đồng
I . Kỹ thuật ương từ bột lên giống:
Diện tích ao ương từ 300-1000 m2, có cống chủ động cấp, thoát nước khi cần. Chiều sâu mực nước trong ao từ 1,2-1,5m, mặt ao thoáng để không ngăn cản ánh sáng mặt trời chiếu vào nước tạo điều kiện cho vi sinh vật trong nước phát triển.
1. Cải tạo ao:
- Bơm cạn nước, bắt hết cá tạp, lấp hang mọi, nạo vét bùn đáy ao nhưng chừa lại lớp bùn dày khoảng 1,5-2 tấc, vệ sinh sạch cây cỏ trên bờ ao, bón vôi từ 10-15kg/100m2, phơi đáy ao.
- Sau khi phơi ao từ 3-5 ngày tiến hành lấy nước vào từ 1,2-1,5m, nước phải lọc qua lớp lưới cước nhằm ngăn không cho cá tạp theo nước vào ao.
- Bón phân gây màu nước:
+ Phân vô cơ: Sau khi lấy nước vào ao đủ yêu cầu, tiến hành bón phân đạm, urê và superphosphate. Tỷ lệ N/P = 2/1, liều lượng 200 gam/m3 nước, hòa nước rải đều khắp ao.
+ Phân hữu cơ: (phân chuồng như phân heo, bò, gà....): Sau khi ủ cho oai mục thì bón vào ao. Liều lượng từ 25-30kg/100m2 ao. Rải đều ở mặt đáy ao trong lúc phơi ao, bón xong mới lấy nước vào.
Sau khi bón phân 3-5 ngày nước ao có màu xanh đọt chuối non, tiến hành thả cá ương và nâng mực nước lên từ từ.
2. Mật độ thả ương: 1500-2000 con/m2
3. Thức ăn chế biến:
- Từ ngày 1-7 cho cá bột ăn 3 lòng đỏ trứng + 100 gr sửa bột đậu nành cho 10.000 con cá bột/ngày.Lòng đỏ luộc chín nghiền thành bột hòa tan trong nước, đậu nành ngâm trong nước 24 giờ xay nhuyễn thành bột. Khi cho ăn hòa tan thức ăn trong nước và rải đều khắp ao. Mỗi ngày cho ăn 3 lần.
- Ngày thứ 8- thứ 10: cám, tấm 30% + 70% bột cá (hoặc cá tươi). Khẩu phần 300-500 gr/10.000 con cá/ngày. Thức ăn nấu chín, vò viên đặt trong sàn ăn.
- Ngày thứ 30-60: Cám 40% + bột cá 60% (hoặc phế phẩm của nhà máy chế biến thủy sản). Khẩu phần 3-5% trọng lượng đàn cá/ngày. Cho ăn 2-3 lần trong ngày.
Trong thời gian ương nên duy trì màu nước xanh trong ao vì đây là nguồn thức ăn rất tốt cho sự phát triển của cá bột.
4. Chăm sóc:
Định kỳ 10- 15 ngày thay 1/3 lượng nước trong ao. Trên mặt ao thả rau muống, lục bình 1/10 diện tích ao nhằm hấp thu một phần chất dinh dưỡng, tránh ô nhiễm môi trường và hạn chế sự phát triển quá mức của tảo.
II. Nuôi cá thịt:
Diện tích từ 500-1000m2 (1 công đất), có thể nuôi ở diện tích lớn hơn, độ sâu từ 1,2-1,5 m, có cống cấp thoát nước.
1. Cải tạo ao:
Trước khi thả ao nuôi phải được cải tạo bằng các biện pháp giống như phần cải tạo ao ương. Vì nuôi cá thịt nên không cần bón phân gây màu nước.
2. Cá giống:
Cá giống có kích thước từ 3-5 cm ( 3- 5 phân), có trọng lượng trung bình 300-500 con/kg.
- Tiêu chuẩn: Cá mập, khỏe, không xây sát, không dị hình và tương đối đồng cở.
- Cách thả cá nuôi:
+ Thả cá vào ao nuôi lúc sáng sớm hay chiều mát nhằm tránh nhiệt độ cao của môi trường sẽ ảnh hưởng xấu tới cá do cá bị mệt trong quá trình vận chuyển.
+ Cách thả: Trước khi thả cá ra ao, thả bao nilon trên mặt nước từ 10-15 phút để tránh cá bị sốc do chênh lệch nhiệt độ. Khi thả mở miệng bao cho cá ra từ từ.
3. Thức ăn:
Cho cá rô ăn cám tấm (60%) + bột cá (cá tươi hoặc các phế phẩm của nhà máy chế biến thủy sản), xay nhỏ (40%). Khẩu phần từ 5-7% trọng lượng đàn cá/ngày.
4. Cách cho ăn:
Thức ăn được kết dính bằng bột gòn hay nấu chín, vò viên và đặt trong sàn ăn. Sàn ăn được cố định trong ao, nên đặt nhiều sàn ăn tránh sự cạnh tranh làm thức ăn bị rơi rớt do lượng cá tập trung nhiều vào một chỗ. Khoảng cách giữa hai sàn ăn là từ 5-7m. Mỗi ngày cho ăn 2 lần, sáng sớm và chiều tối.
5. Chăm sóc và quản lý:
- Thường xuyên kiểm tra cống, lưới bao quanh bờ ao nếu có hư rách phải vá ngay, đặc biệt chú ý vào giai đoạn mang trứng, cá có thể dùng nắp mang leo lên bờ thoát ra ngoài.
- Trên mặt nước thả 1/10 diện tích rau muống hay bèo lục bình để hấp thu dinh dưỡng dư thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường trong nước ao.
- Thường xuyên kiểm tra tình hình thức ăn của cá để điều chỉnh hợp lý.
- Nước trong ao rất dễ nhiễm bẩn do thức ăn tạo nên, do đó tốt nhất nên thay nước hàng ngày theo thủy triều. Nếu ao xa nguồn nước thì định kỳ 10-15 ngày thay phân nửa lượng nước trong ao.
- Hàng ngày kiểm tra tình hình hoạt động của cá để sớm phát hiện nếu cá bệnh.
6. Thu hoạch:
Sau 4-5 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 50-100 gr/con. Tiến hành thu hoạch bằng hai cách sau:
a. Cách 1: Thu hết một lần.
Tát cạn ao, bắt hết cá. Ao được cải tạo lại chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp.
b. Cách 2: Thu tỉa.
Có thể dùng lưới kéo hay tát cạn, bắt những con cá lớn để bán, những con cá còn nhỏ để lại nuôi tiếp. Hình thức này hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn do con giống lớn, thời gian nuôi lần sau ngắn. Nhưng do lượng cá còn lại ít nên chuyển sang nuôi ở 1 ao khác có diện tích nhỏ hơn để tận dụng ao cũ thả nuôi giống mới có số lượng lớn.
Năng suất: Cá nuôi trong ao năng suất có thể đạt từ 2,5-10 tấn/ha/năm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky-thuat-san-xuat-giong-va-nuoi-ca-ro-dong-thuong-pham.doc