Tài liệu Kỹ thuật nuôi cá bông lau (pangasius krempfi) trong ao đất: KỸ THUẬT NUÔI CÁ BÔNG LAU (Pangasius krempfi)
TRONG AO ĐẤT
1. Chọn địa điểm nuôi
Ao nuôi phải đáp ứng các yêu cầu:
Gần sông, kênh để thuận lợi cho việc cấp nuớc và thoát nước.
- Ao không bị nhiễm phèn hay bị ảnh hưởng chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.
- Gần các trục lộ giao thông (đường thủy, đường bộ) để thuận tiện trong việc vận chuyển cá giống, thức ăn và cá sau khi thu hoạch.
- Diện tích tối thiểu là 1.000 m2. Ao nên đào theo kiểu hình chữ nhật để tiện trong việc thu hoạch cũng như quản lý ao.
- Mực nước: sâu từ 2 - 3 m.
- Bờ ao phải được gia cố chắc chắn.
2. Cải tạo ao
Trước khi thả cá 1 tuần, tiến hành cải tạo ao:
- Vệ sinh, tu sửa bờ ao, cống bọng cho kiên cố, vững chắc, đảm bảo giữ được cá nuôi không thất thoát ra khỏi ao nuôi.
- Tát cạn ao, sên vét bùn đáy, thiết kế hệ thống si phon đáy ao trong quá trình nuôi. Phơi đáy ao 2 – 3 ngày.
- Bón vôi: sử dụng vôi đá nung CaO với liều 7 – 10kg/ 100 m2 ao. Nếu ao phèn nhiều bón 15 – 20 kg/100 m2.
- B...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi cá bông lau (pangasius krempfi) trong ao đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT NUÔI CÁ BÔNG LAU (Pangasius krempfi)
TRONG AO ĐẤT
1. Chọn địa điểm nuôi
Ao nuôi phải đáp ứng các yêu cầu:
Gần sông, kênh để thuận lợi cho việc cấp nuớc và thoát nước.
- Ao không bị nhiễm phèn hay bị ảnh hưởng chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.
- Gần các trục lộ giao thông (đường thủy, đường bộ) để thuận tiện trong việc vận chuyển cá giống, thức ăn và cá sau khi thu hoạch.
- Diện tích tối thiểu là 1.000 m2. Ao nên đào theo kiểu hình chữ nhật để tiện trong việc thu hoạch cũng như quản lý ao.
- Mực nước: sâu từ 2 - 3 m.
- Bờ ao phải được gia cố chắc chắn.
2. Cải tạo ao
Trước khi thả cá 1 tuần, tiến hành cải tạo ao:
- Vệ sinh, tu sửa bờ ao, cống bọng cho kiên cố, vững chắc, đảm bảo giữ được cá nuôi không thất thoát ra khỏi ao nuôi.
- Tát cạn ao, sên vét bùn đáy, thiết kế hệ thống si phon đáy ao trong quá trình nuôi. Phơi đáy ao 2 – 3 ngày.
- Bón vôi: sử dụng vôi đá nung CaO với liều 7 – 10kg/ 100 m2 ao. Nếu ao phèn nhiều bón 15 – 20 kg/100 m2.
- Bón phân gây màu nước: sử dụng phân vô cơ để gây màu nước cho ao nuôi với lượng 1kg phân lân + 300gram Urea/100m2 khoảng 3 ngày nước ao có màu xanh thì thả cá được. Ngoài ra, sử dụng keo lắng nước 2 kg/1.000 m3 để làm cho nước trong, sau đó sử dụng men vi sinh để gây màu nước trước khi thả giống khoảng 3 ngày.
- Đối với ao nuôi không có điều kiện tát cạn được thì trước khi nuôi phải hút lớp bùn đáy ao, cho nước ra vô khoảng 1 – 2 ngày cho nước sạch rồi xử lí bằng cách:
- Bón vôi 15 – 20 kg/100m2
- Dùng chlorine để diệt mầm bệnh 2 – 3 kg/1000m2
- Kiểm tra chỉ tiêu pH trước khi thả cá:
+ pH: 7 – 8,5 là phù hợp.
+ pH: 9 – 10 là cho thêm nước mới vào.
+ pH: 5 – 6 là nhiễm phèn phải bón vôi thêm.
- Lắp hệ thống quạt nước để tạo dòng chảy đảm bảo hàm lượng oxy ≥ 5 mg/L trở lên.
- Sau khi thả cá 3 ngày nên tắm kí sinh 2 ngày liên tục bằng extoxin liều 1lít/10.000 m3.
3. Thả giống
3.1 Con giống
Đây là một trong những khâu rất quan trọng quyết định đến sự thành công của vụ nuôi. Để chủ động nguồn giống nên sử dụng nguồn giống nhân tạo. Nên chọn:
- Cá đồng cỡ, không bị xây xát, không nhiễm bệnh.
- Cá giống kích cỡ 8 - 10 cm (dài),
- Cá khỏe mạnh, không dị tật.
3.2 Mật độ
- Mật độ thả 1 – 2 con/m2
3.3 Cách thả
- Nên thả giống vào buổi sáng lúc trời còn mát.
- Cách thả: ngâm bao chứa cá trong ao 10 – 15 phút, rồi tháo miệng bao cho nước vào từ từ để cá tự bơi ra.
- Vận chuyển cá giống bằng thùng nhựa có hệ thống oxi và máy lạnh tránh làm cá bị sóc trong quá trình vận chuyển đường dài.
4. Thức ăn
Thức ăn cho cá là thức ăn công nghiệp. Sau khi thả cá một ngày, bắt đầu cho cá ăn. Cho cá ăn 2 lần/ ngày (lúc sáng sớm và chiều mát). Thức ăn rãi tập trung một chỗ trong ao để dễ kiểm soát.
Cách cho ăn:
- Tháng thứ 1-3: thức ăn 40% đạm, kích cỡ 0,3-1,2 ly, liều lượng 5 – 6%/khối lượng thân/ngày.
- Tháng thứ 4 – 6: thức ăn 35% đạm, kích cỡ 2 ly, liều lượng 4 – 5%/ khối lượng thân/ngày.
- Tháng thứ 7 – 9: thức ăn 30% đạm, kích cỡ 4 ly, liều lượng 3 – 4%/ khối lượng thân/ngày.
- Tháng thứ 10 – 12: thức ăn 28% đạm, kích cỡ 6 ly liều lượng 2 – 3%/ khối lượng thân/ngày.
- Tháng thứ >12: thức ăn 28% đạm, kích cỡ 8 ly, liều lượng 1 – 2%/ khối lượng thân/ngày.
Hệ số thức ăn: 2 – 2,5
5. Chăm sóc và quản lý
- Thường xuyên kiểm tra bờ ao, cống bọng, tình trạng sức khỏe của cá để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Hàng tháng kiểm tra tốc độ lớn để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của cá.
- Định kỳ bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa, xổ định kỳ bằng Praziquentel để tăng sức đề kháng cho cá nuôi.
- Quản lý môi trường ao nuôi: thay nước ao nuôi 2 lần/tháng, mỗi lần thay 30% lượng nước trong ao. Trong quá trình nuôi, chạy quạt nước liên tục đảm bảo hàm lượng oxy > 4 mg/L. Dùng men vi sinh xử lý nền đáy ao 2 tuần/lần đồng thời định kỳ si phone đáy ao khi nền đáy bẩn.
- Một số chỉ tiêu chất lượng nước trong ao:
+ Nhiệt độ: 25 – 320C
+ pH: 6,5 – 8,5
+ Oxy hòa tan: > 5 mg/l
+ Ammonia (NH3): 0 – 0,1 mg/l (ppm), tối ưu cho cá < 0,01 ppm
+ Nitrite (NO2): 0 – 0,1 mg/l (ppm), tối ưu cho cá < 0,01 ppm
+ Sulfur hydro (H2S): 0 – 0,1 mg/l (ppm), tối ưu cho cá < 0,01 ppm
+ Độ trong: 25 – 40 cm
+ Độ mặn: 0-15%o.
6. Thu hoạch
- Ngừng cho ăn 2-3 ngày trước khi thu hoạch.
- Ngừng sử dụng kháng sinh, hóa chất trước khi thu hoạch 30 ngày.
- Khi thu hoạch xong phải tát cạn ao và làm công tác chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo.
- Cá nuôi trong thời gian 10 – 12 tháng đạt cỡ khoảng 1,0 – 1,2 kg/con. Tỷ lệ sống đạt ≥ 70%. Năng suất: ≥ 10 tấn/ha.
7. Phòng trị một số bệnh thường gặp trên cá bông lau
7.1. Cách phòng bệnh
- Cải tạo ao trước khi nuôi.
- Sử dụng con giống khỏe, không có dấu hiệu bệnh.
- Quản lý môi trường nuôi tốt.
- Tránh gây sốc hoặc làm tổn thương cá.
- Nuôi mật độ thích hợp, tránh nuôi mật độ quá dày.
- Định kỳ bón vôi nông nghiệp (CaCO3) nhất là vào đầu mùa mưa với hàm lượng 2 – 4kg/100m3 nước hoặc rải muối ăn với hàm lượng 1.5 – 2kg/100m3 nước.
- Cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho cá trong quá trình nuôi.
7.2. Một số bệnh thường gặp và cách trị
7.2.1. Bệnh xuất huyết (Bệnh đốm đỏ)
Bệnh thường phát sinh và phát triển vào thời điểm giao mùa, ở ao nuôi có mật độ dày. Đặc biệt, trong trường hợp cá bị sốc (do môi trường hoặc vận chuyển) và môi trường giàu mùn bã hữu cơ. Tỷ lệ tử vong do bệnh này ở động vật thủy sản thường từ 30 – 70%.
Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila hay Pseudomonas punctata gây ra là chủ yếu.
Dấu hiệu bệnh lý:
Cá bơi lờ đờ trên mặt nước, ít ăn hoặc bỏ ăn. Trên thân xuất hiện những điểm xuất huyết nhỏ li ti, hậu môn sưng lồi. Bệnh nặng các gốc vi, hàm dưới cũng xuất huyết. Bụng cá trương to, chứa đầy hơi. Trong xoang bụng chứa dịch màu hồng hoặc màu vàng, thành ruột xuất huyết.
Trị bệnh:
* Trường hợp ao cá lớn bị nhiễm bệnh này cần phải tiến hành xử lý như sau:
- Thay ½ nước ao, 2 ngày 1 lần; bón vôi: 2-4 kg/100 m3 nước.
- Trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn (nếu cá vẫn sử dụng thức ăn). Sử dụng 1 trong các loại sau:
+ Doxycycline
+ Florphenicol
+ Sulfadimethoxin + Trimethoprim
- Tăng cường dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cá bằng cách bổ sung: Vitamin C, beta-glucan, men vi sinh.
- Cho cá ăn liên tục 5-7 ngày, có trộn lá gòn làm chất kết dính. Lượng thức ăn trộn thuốc nên giảm đi ½ so với bình thường.
* Trường hợp cá hương, cá giống bị bệnh:
Trị bằng thuốc kháng sinh chỉ có kết quả khi cá chớm bệnh. Do đó phải theo dõi cẩn thận các hoạt động của cá là cần thiết và nếu như cá có biểu hiện bệnh thì điều trị chúng ngay.
- Dùng Oxytetracyline ngâm với liều lượng 10-20g /1 m3 nước.
Trước khi trị, thức ăn dư thừa và cá chết cần vệ sinh sạch.
- Cứ mỗi 24 giờ lượng thuốc cũ được hút ra ½ và sau đó thay lượng thuốc mới vào.
- Trị liên tục 5-7 ngày.
- Lượng thức ăn giảm ½ trong vài ngày đầu và sau đó tăng dần.
7.2.2. Bệnh đốm trắng trên gan (bệnh mủ gan)
Tác nhân gây bệnh: Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella tarda.
Dấu hiệu bệnh lý:
- Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài không rõ ràng. Cá gầy, mắt hơi lồi, giảm ăn. Khi cá bệnh nặng chúng bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước và tỉ lệ chết cao.
- Hiện nay, khi cá bị bệnh mủ gan còn có thêm vài dấu hiệu xuất huyết hậu môn, các gốc vi và một ít ở lườn bụng.
- Dấu hiệu bệnh lý bên trong xoang nội quan là xuất hiện nhiều đốm trắng đục kích cỡ 1-3mm trên gan, thận và tỳ tạng. Đặc biệt, ở giai đoạn đầu của bệnh, những đốm trắng này chỉ xuất hiện ở thận và kế tiếp là tỳ tạng.
Trị bệnh
- Khi cá bị bệnh mủ gan có thể dùng 1 trong các 3 loại kháng sinh sau: Florfenicol, Cephalexin kết hợp với Doxycyclin hoặc Trimethoprim. Cho cá ăn thuốc 1 lần/ngày và điều trị liên tục từ 5 – 7 ngày.
- Cần tăng cường bổ sung vitamin C, men tiêu hóa, các chất khoáng và giảm lượng thức ăn trong thời gian điều trị (khoảng 1 – 2% trọng lượng tổng đàn cá/ngày).
- Nên dùng dầu gan mực, chất gây mùi, chất kết dính để giúp cá bắt mồi tốt, đồng thời sẽ giảm lượng thuốc thất thoát vào trong nước.
- Cần cải thiện môi trường nước bằng cách rải vôi nông nghiệp (CaCO3), zeolite hoặc yucca (tùy thuộc vào điều kiện môi trường nuôi và mức độ đầu tư), hạn chế thay nước (có thể 2 ngày/lần từ 25 – 50% nhưng cần phải treo túi vôi hoặc muối tại nơi cấp nước).
* Lưu ý:
- Không sử dụng các loại thuốc kháng sinh mà vi khuẩn này đã lờn như: oxytetracyclin, oxolinic acid và sulphonamides để trị bệnh mủ gan.
- Không nên sử dụng các loại thuốc cấm thuộc nhóm Quinolone (norfloxacin, enrofloxacin, ciprofloxacin, ofloxacin,)
- Không nên dùng thuốc kháng sinh để phòng bệnh.
- Không nên tùy tiện kết hợp nhiều loại kháng sinh cùng một lúc (không điều trị bao vây).
- Nên dừng sử dụng thuốc tối thiểu 4 tuần trước khi thu họach.
- Cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
7.2.3. Trùng quả dưa (đốm trắng)
Tác nhân gây bệnh: Tác nhân gây bệnh là loài Ichthyophthyrius multifiliis.
Dấu hiệu bệnh lý:
- Ký sinh trên da, vây, mang cá tạo thành những hạt tròn lấm tấm màu trắng đục (<1mm).
- Cá nhiễm bệnh màu sắc da thay đổi, mang có nhiều chổ nhợt nhạt do thối loét, một số tia mang rời ra, chức năng hô hấp bị phá hủy.
- Cá bệnh nổi đầu từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt, thích tập trung gần bờ, chỗ cỏ rác. Cá quẫy nhiều vì ngứa ngáy và thích tập trung chỗ nước mới chảy vào ao. Khi cá yếu chỉ còn ngoi đầu lên mặt nước thở gấp hoặc ngửa bụng trên mặt nước thở thoi thóp, chết dần rồi chìm xuống đáy ao. Tỉ lệ chết cao (có thể chết 90 – 100%).
Trị bệnh:
Dùng formol với nồng độ 25-30 ml/m3 . Điều trị thành nhiều đợt nối tiếp nhau. Lịch điều trị sẽ như sau:
+ Ngày 1: Tắm Formol cho cá lần 1.
+ Ngày 3: Thay 75% nước và tắm Formol lần 2.
+ Ngày 6: thay 20-25% lượng nước và tắm Formol lần 3 và giữ nguyên trong 2 ngày.
7.2.4. Trùng bánh xe Trichodina
Tác nhân gây bệnh: Họ trùng bánh xe Trichodina có nhiều giống. Ở Việt Nam thường gặp các loài Trichodina nigra, Trichodina nobilis, Trichodina pediculus, Trichodina siluri.
Dấu hiệu bệnh lý:
- Giai đoạn cá hương và cá giống, ký sinh ở mang, da, vây. Xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa nắng.
- Khi mắc bệnh, cá ngứa ngáy, nổi từng đám trên mặt nước, tách đàn, bơi quanh ao. Mang nhợt nhạt chứa nhiều nhớt, vây bị rách.
- Cá chết hàng loạt khi bị bệnh với cường độ cao.
Trị bệnh
Dùng một trong ba hóa chất sau để điều trị:
- Sử dụng formol 25-30ml/ m3.
- Phèn xanh: 0,3 – 0,5g/m3.
- muối ăn 2 – 3 g/m3 ngâm cá trong thời gian dài.
7.2.5 Sán lá trên mang
- Định kỳ 10 ngày/lần sử dụng extoxin và fiba để diệt sán lá mang.
Lưu ý: Hằng ngày nên thường xuyên kiểm tra bờ bao, cốngng bọng... kiểm tra môi trường ao nuôi, tình trạng hoạt động bắt mồi của cá, màu nước, nhiệt độ... để coá hướng xử lý, khắc phục giúp cho cá có môi trường luôn luôn ổn định để phát triển.
Trạm Khuyến Nông Cù Lao Dung
Đt: 02993.860.358
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_thuat_nuoi_ca_bong_lau_2020_2037_2218763.doc