Tài liệu Kỹ thuật điều khiển lập trình PLC SIMATIC S7-200: Th.S Châu Chí Đức
Kỹ thuật điều khiển
Thành phố Hồ Chí Minh
10-2008
LỜI NÓI ĐẦU
Tự động hoá công nghiệp và dân dụng ngày càng phát
triển. Bộ não trong các hệ thống tự động hoá là các bộ điều khiển
lập trình. Việc học và tìm hiểu về các bộ khiển lập trình cũng như
vận hành nó cho thật tốt đang là nhu cầu cấp thiết đối với học
sinh, sinh viên các ngành kỹ thuật.
Hiện nay tài liệu để giảng dạy và tham khảo về kỹ thuật điều
khiển lập trình còn khá hạn chế. Tài liệu ''kỹ thuật điều khiển lập
trình PLC Simatic S7-200'', là quyển sách đầu tiên trong bộ sách
về kỹ thuật điều khiển lập trình PLC họ SIMATIC S7, được biên
soạn với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc giảng dạy và tự
học về kỹ thuật điều khiển lập trình của giáo viên, học sinh, sinh
viên và đọc giả quan tâm về PLC họ SIMATIC S7-200 của công
ty Siemens.
Tài liệu được chia thành 2 tập. Tập 1 bao gồm các phần cơ
bản phù hợp với các bạn mới bắt đầu làm quen với PLC, tuy
nhiên nó cũng có thể là tài...
286 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kỹ thuật điều khiển lập trình PLC SIMATIC S7-200, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Th.S Châu Chí Đức
Kỹ thuật điều khiển
Thành phố Hồ Chí Minh
10-2008
LỜI NÓI ĐẦU
Tự động hoá công nghiệp và dân dụng ngày càng phát
triển. Bộ não trong các hệ thống tự động hoá là các bộ điều khiển
lập trình. Việc học và tìm hiểu về các bộ khiển lập trình cũng như
vận hành nó cho thật tốt đang là nhu cầu cấp thiết đối với học
sinh, sinh viên các ngành kỹ thuật.
Hiện nay tài liệu để giảng dạy và tham khảo về kỹ thuật điều
khiển lập trình còn khá hạn chế. Tài liệu ''kỹ thuật điều khiển lập
trình PLC Simatic S7-200'', là quyển sách đầu tiên trong bộ sách
về kỹ thuật điều khiển lập trình PLC họ SIMATIC S7, được biên
soạn với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc giảng dạy và tự
học về kỹ thuật điều khiển lập trình của giáo viên, học sinh, sinh
viên và đọc giả quan tâm về PLC họ SIMATIC S7-200 của công
ty Siemens.
Tài liệu được chia thành 2 tập. Tập 1 bao gồm các phần cơ
bản phù hợp với các bạn mới bắt đầu làm quen với PLC, tuy
nhiên nó cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các bạn đã có kiến
thức cơ bản về PLC. Tập 2 là phần nâng cao tập trung về các
vấn đề điều khiển số, truyền thông và màn hình điều khiển. Cấu
trúc chung của các tập sách là ở mỗi chương trong các phần đều
có ví dụ minh họa cho các mục, ngoài ra cuối mỗi chương có
thêm một số câu hỏi và bài tập để đọc giả rèn luyện thêm.
Dù có một thời gian dài làm việc và giảng dạy về kỹ thuật
điều khiển lập trình PLC họ SIMATIC, mạng truyền thông công
nghiệp và truyền động của hãng Siemens cho rất nhiều đối tượng
khác nhau cũng như đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn
nhưng tài liệu không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự góp
ý chân thành của quý đọc giả để giúp tài liệu được hoàn thiện
hơn. Thư từ góp ý xin gởi về địa chỉ: ccduc2006@gmail.com.
Xin cám ơn.
LỜI TÂM SỰ
Tập 1 ''kỹ thuật điều khiển lập trình PLC Simatic S7-200'' đã
được viết xong từ rất lâu. Nhưng vì nghĩ đến việc in ấn và phát
hành quá nhiêu khê, giá thành lại cao và phải chờ đợi thời gian
rất lâu tập sách này mới đến tay bạn đọc, nên tác giả đã hoãn lại.
Nghĩ rằng cung cấp cho đọc giả, các bạn học sinh, sinh viên và
giáo viên thêm một tài liệu tham khảo để làm phong phú thêm
kiến thức về tự động hóa là việc nên làm. Vì vậy tác giả chọn
phương án phát hành qua mạng và truyền tay dưới dạng tập tin
với phương châm '' sách hữu ích thì mới có nhuận bút''.
Các bạn thân mến!
Việc biên soạn tài liệu về kỹ thuật, nhất là kỹ thuật mới, đòi
hỏi người biên soạn ngoài kinh nghiệm chuyên môn còn bỏ rất
nhiều thời gian và công sức. Do đó sẽ là một niềm động viên vô
cùng to lớn cho tác giả để tiếp tục hoàn thành tập 2, bộ sách về
kỹ thuật điều khiển lập trình PLC SIMATIC S7-300/400, các tài
liệu khác liên quan đến PLC họ SIMATIC, truyền thông công
nghiệp, truyền động của hãng Siemens nếu được sự động viên
từ tinh thần đến vật chất. Nếu thấy sách này giúp ích cho các bạn
thì khi các bạn sở hữu nó (có được từ bất kỳ phương tiện nào) ở
dạng tập tin hoặc được in ra ở dạng sách, xin vui lòng động viên
tác giả bằng cách chuyển tiền vào tài khoản số 49809449 cho
CHÂU CHÍ ĐỨC, ngân hàng Thương mại Á Châu (ACB) chi
nhánh Châu văn Liêm với số tiền tùy theo ý của các bạn.
Nếu các bạn có những ý động viên khác xin gởi thông tin
cho tác giả qua địa chỉ mail ccduc2006@gmail.com.
Cám ơn sự động viên của đọc giả.
Mục lục
I
Mục lục
1 Tổng quan về điều khiển .......................................................................1
1.1 Khái niệm chung về điều khiển ......................................................... 1
1.2 Cấu trúc một qui trình điều khiển ..................................................... 2
1.3 Các loại điều khiển ........................................................................... 3
1.4 Hệ thống số ...................................................................................... 4
1.5 Các khái niệm xử lý thông tin ........................................................... 5
1.5.1 Bit ........................................................................................... 5
1.5.2 Byte ........................................................................................ 5
1.5.3 Word ...................................................................................... 6
1.5.4 DoubleWord .......................................................................... 6
2 Bộ điều khiển lập trình PLC – Cấu trúc và phương thức hoạt động 7
2.1 Giới thiệu ......................................................................................... 7
2.2 Sự khác nhau giữa hệ điều khiển bằng relay và hệ
điều khiển bằng PLC ..................................................................... 8
2.3 Cấu trúc của một PLC .................................................................. 11
2.4 Các khối của PLC ......................................................................... 13
2.4.1 Khối nguồn cung cấp ......................................................... 13
2.4.2 Bộ nhớ chương trình .......................................................... 14
2.4.3 Khối trung tâm (CPU) ......................................................... 15
2.4.4 Khối vào ............................................................................. 15
2.4.5 Khối ra ................................................................................ 16
2.4.6 Các khối đặc biệt ................................................................ 16
2.5 Phương thức thực hiện chương trình trong PLC ......................... 16
3 Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong điều khiển logic ................. 19
3.1 Cảm biến ..................................................................................... 19
3.1.1 Giới thiệu ........................................................................... 19
3.1.2 Nối dây cho cảm biến ........................................................ 19
3.1.2.1 Switch ................................................................ 20
3.1.2.2 Ngõ ra TTL ......................................................... 20
3.1.2.3 Ngõ ra Sinking/Sourcing .................................... 20
3.1.2.4 Ngõ ra Solid state relay ...................................... 23
3.1.3 Phát hiện đối tượng .......................................................... 23
3.1.3.1 Chuyển mạch tiếp xúc ....................................... 23
3.1.3.2 Reed Switches ................................................... 23
3.1.3.3 Cảm biến quang (Optical Sensor) ...................... 23
3.1.3.4 Cảm biến điện dung (Capacitive Sensor) ........... 25
3.1.3.5 Cảm biến điện cảm (Inductive Sensor) .............. 26
3.1.3.6 Cảm biến siêu âm (Ultrasonic sensor) ............... 28
3.1.3.7 Hiệu ứng Hall (Hall Effect) ................................. 28
3.1.3.8 Lưu lượng (Fluid Flow) ...................................... 28
3.1.4 Tóm tắt .............................................................................. 29
3.2 Cơ cấu chấp hành ....................................................................... 29
3.2.1 Giới thiệu ........................................................................... 29
Mục lục
II
3.2.2 Solenoid ............................................................................ 29
3.2.3 Van điều khiển (VALVE) .................................................... 30
3.2.4 Xy lanh (CYLINDER) ......................................................... 32
3.2.5 Động cơ ............................................................................ 33
3.2.6 Các cơ cấu chấp hành khác................................................ 34
4 Bộ điều khiển lập trình PLC Simatic S7-200 ................................... 35
4.1 Cấu hình cứng ............................................................................. 35
4.1.1 Khối xử lý trung tâm .......................................................... 35
4.1.2 Khối mở rộng .................................................................... 39
4.1.2.1 Digital module ....................................................... 39
4.1.2.2 Analog module ...................................................... 40
4.1.2.3 Intelligent module ................................................. 41
4.1.2.4 Function module ................................................... 41
4.2 Màn hình điều khiển .................................................................... 42
4.3 Các vùng nhớ .............................................................................. 43
4.4 Qui ước địa chỉ trong PLC S7-200 .............................................. 46
4.4.1 Truy xuất theo bit .............................................................. 46
4.4.2 Truy xuất theo byte (8 bit) ................................................. 46
4.4.3 Truy xuất theo word (16 bit) .............................................. 46
4.4.4 Truy xuất theo 2 word (Double word = 32 bit) ................... 47
4.5 Xử lý chương trình ...................................................................... 48
5 Kết nối dây giữa PLC và thiết bị ngoại vi ....................................... 51
5.1 Kết nối dây giữa PLC và các thiết bị ngoại vi .............................. 51
5.1.1 Giới thiệu CPU 224 và cách kết nối với thiết bị ngoại vi .... 51
5.1.2 Kết nối với máy tính .......................................................... 52
5.1.3 Nối nguồn cung cấp cho CPU .......................................... 54
5.1.4 Kết nối vào/ra số với ngoại vi ............................................ 54
5.1.4.1 Kết nối các ngõ vào số với ngoại vi .................... 55
5.1.4.2 Kết nối các ngõ ra số với ngoại vi ...................... 57
5.2 Kiểm tra việc kết nối dây bằng phần mềm .................................. 60
5.2.1 Status Chart ...................................................................... 60
5.2.2 Giám sát và thay đổi biến với Status Chart ....................... 60
5.2.3 Cưỡng bức biến với Status Chart ..................................... 62
5.2.4 Ứng dụng Status Chart trong việc kiểm tra kết nối dây
trong S7-200 ......................................................................................... 63
5.3 Câu hỏi và bài tập ....................................................................... 64
6 Phần mềm Micro/Win và ngôn ngữ lập trình ............................... 65
6.1 Cài đặt phần mềm STEP 7-Micro/WIN ........................................ 65
6.1.1 Yêu cầu hệ điều hành và phần cứng ................................ 65
6.1.2 Cài đặt phần mềm ............................................................. 65
6.2 Các phần tử cơ bản trong chương trình PLC S7-200 ................. 66
6.2.1 Chương trình chính OB1 (main program) ......................... 66
6.2.2 Chương trình con SUB (subroutine) ................................. 66
6.2.3 Chương trình ngắt INT(interrupt routine) .......................... 67
6.2.4 Khối hệ thống (system block) ............................................ 67
Mục lục
III
6.2.5 Khối dữ liệu (data block) ................................................... 67
6.3 Ngôn ngữ lập trình ...................................................................... 67
6.3.1 Dạng hình thang: LAD (Ladder logic) ................................ 68
6.3.2 Dạng khối chức năng: FBD (Function Block Diagram) ...... 68
6.3.3 Dạng liệt kê lệnh: STL (StaTement List) ........................... 69
6.4 Soạn thảo chương trình với phần mềm
STEP7-Micro/Win V4.0 SP6 ........................................................ 69
6.4.1 Mở màn hình soạn thảo chương trình .............................. 69
6.4.1.1 Vùng soạn thảo chương trình ............................ 70
6.4.1.2 Cây lệnh ............................................................. 70
6.4.1.3 Thanh chức năng ............................................... 70
6.4.2 Thanh công cụ (Toolbar) trong STEP7-Micro/WIN ........... 75
6.4.3 Tạo một dự án STEP 7-Micro/WIN ................................... 77
6.4.3.1 Tạo dự án mới ................................................... 77
6.4.3.2 Lưu dự án .......................................................... 77
6.4.3.3 Mở một dự án .................................................... 78
6.4.4 Thư viện ........................................................................... 78
6.4.5 Hệ thống trợ giúp trong STEP 7-Micro/WIN ...................... 79
6.4.6 Xóa bộ nhớ CPU ............................................................... 80
6.4.7 Mở một dự án đang tồn tại sẵn ......................................... 80
6.4.8 Kết nối truyền thông S7-200 với thiết bị lập trình .............. 81
6.4.9 Tải dự án từ PLC .............................................................. 82
6.4.9.1 Tải một khối hoặc ba khối .................................. 82
6.4.9.2 Tải vào một dự án mới hoặc dự án rỗng ........... 82
6.4.9.3 Tải vào một dự án tồn tại ................................... 82
6.4.9.4 Thủ tục tải dự án từ PLC về thiết bị lập trình ..... 82
6.4.10 Nạp (download) một dự án vào PLC .............................. 83
6.4.11 Thiết lập cấu hình chung cho phần
mềm (menu option và customize) ................................... 85
6.4.11.1 Menu Option ....................................................... 85
6.4.11.2 Menu Custommize ............................................. 86
6.4.12 Soạn thảo chương trình .................................................. 88
7 Các phép toán logic .......................................................................... 95
7.1 Ngăn xếp (logic stack) trong S7-200 ........................................... 95
7.2 Các phép toán logic cơ bản ........................................................ 96
7.2.1 Phép toán AND ................................................................. 96
7.2.2 Phép toán OR ................................................................... 97
7.2.3 Tổ hợp các cổng AND và OR ............................................ 98
7.2.3.1 AND trước OR ................................................... 98
7.2.3.2 OR trước AND ................................................... 98
7.2.4 Phép toán XOR ................................................................. 99
7.3 Xử lý các tiếp điểm, cảm biến được nối với ngõ vào PLC .......... 100
7.4 Ví dụ ứng dụng các liên kết logic ................................................ 102
7.4.1 Mạch tự duy trì ưu tiên mở máy ........................................ 102
7.4.2 Mạch tự duy trì ưu tiên dừng máy ..................................... 103
7.4.3 Điều khiển ON/OFF động cơ có chỉ báo ........................... 104
7.4.4 Điều khiển đảo chiều quay động cơ .................................. 106
7.5 Bit nhớ M (bit memory) ................................................................ 109
Mục lục
IV
7.6 Các lệnh SET, RESET và mạch nhớ RS ..................................... 111
7.6.1 Lệnh SET .......................................................................... 111
7.6.2 Lệnh RESET (R) ............................................................... 112
7.6.3 Mạch nhớ R-S ................................................................... 112
7.6.3.1 Ưu tiên SET (khâu SR) ...................................... 112
7.6.3.2 Ưu tiên RESET (khâu RS) ................................. 113
7.6.4 Các qui tắc khi sử dụng Set và Reset ............................... 114
7.6.5 Ví dụ ứng dụng mạch nhớ R-S ......................................... 114
7.7 Các lệnh nhận biết cạnh tín hiệu và lệnh NOT ............................ 118
7.7.1 Lệnh NOT .......................................................................... 118
7.7.1 Các lệnh nhận biết cạnh tín hiệu ....................................... 118
7.8 Các Bit nhớ đặc biệt (Special Memory bits) ................................ 120
7.9 Câu hỏi và bài tập ....................................................................... 121
8 Thiết kế theo logic Bool & biểu đồ Karnaugh .......................................... 125
8.1 Giới thiệu ..................................................................................... 125
8.2 Đại số BOOL ............................................................................... 125
8.3 Thiết kế Logic .............................................................................. 127
8.3.1 Các kỹ thuật đại số Bool .................................................... 131
8.4 Các dạng logic chung .................................................................. 132
8.4.1 Dạng cổng phức ................................................................ 132
8.4.2 Multiplexers ....................................................................... 132
8.5 Một số ví dụ thiết kế đơn giản với đại số bool ............................. 133
8.5.1 Các chức năng logic cơ bản ............................................. 133
8.5.2 Hệ thống an toàn xe hơi .................................................... 134
8.5.3 Quay phải/trái động cơ ...................................................... 134
8.5.4 Cảnh báo trộm .................................................................. 135
8.6 Biểu đồ Karnaugh ........................................................................ 136
8.6.1 Giới thiệu ........................................................................... 136
8.7 Câu hỏi và bài tập ....................................................................... 139
9 Bộ định thời (Timer) ........................................................................ 147
9.1 Giới thiệu ..................................................................................... 147
9.2 Timer đóng mạch chậm TON ...................................................... 148
9.3 Timer đóng mạch chậm có nhớ TONR ....................................... 149
9.4 Timer mở mạch chậm TOF ......................................................... 150
9.5 Ứng dụng Timer .......................................................................... 152
9.5.1 Tạo xung có tần số theo mong muốn ................................ 152
9.5.2 Tạo Timer xung và timer xung có nhớ ............................... 152
9.5.2.1 Timer xung (Pulse timer) .................................... 152
9.5.2.2 Timer xung có nhớ (Extended Pulse timer) ........ 153
9.5.3 Đảo chiều quay động cơ có khống chế thời gian .............. 154
9.5.4 Chiếu sáng Garage ........................................................... 155
9.5.5 Thiết bị rót chất lỏng vào thùng chứa ................................ 156
9.6 Câu hỏi và bài tập ....................................................................... 161
10 Bộ đếm (Counter) ............................................................................. 170
10.1 Giới thiệu .................................................................................. 170
10.2 Bộ đếm lên CTU (Count Up) ..................................................... 171
Mục lục
V
10.3 Bộ đếm xuống CTD (Count Down) ........................................... 172
10.4 Bộ đếm lên-xuống CTUD (Count Up/Down) ............................. 173
10.5 Ứng dụng bộ đếm ..................................................................... 174
10.5.1 Đếm sản phẩm được đóng gói ..................................... 174
10.5.2 Kiểm soát chỗ cho Garage ngầm ................................. 175
10.6 Câu hỏi và bài tập ..................................................................... 178
11 Điều khiển trình tự ............................................................................ 181
11.1 Cấu trúc chung của một chương trình điều khiển .................... 181
11.2 Điều khiển trình tự ................................................................... 182
11.2.1 Giới thiệu ..................................................................... 182
11.2.2 Phương pháp lập trình điều khiển trình tự .................. 184
11.3 Các thủ tục tổng quát để thiết kế bài toán trình tự .................... 186
11.4 Cấu trúc của bài toán điều khiển trình tự .................................. 188
11.4.1 Chuỗi trình tự .............................................................. 188
11.4.2 Kiểu hoạt động ............................................................. 188
11.4.3 Các thông báo .............................................................. 190
11.4.4 Kích hoạt ngõ ra ........................................................... 190
11.5 Các ký hiệu ............................................................................... 190
11.6 Bước trình tự ............................................................................ 191
11.7 Các lệnh biểu diễn trong sơ đồ chức năng ............................... 193
11.8 Các chế độ hoạt động, cảnh báo và xuất lệnh .......................... 197
11.8.1 Bảng điều khiển ........................................................... 198
11.8.2 Các khâu chế độ hoạt động có cảnh báo ..................... 199
11.8.3 Hiển thị bước trình tự ................................................... 201
11.8.4 Xuất lệnh ...................................................................... 201
11.9 Các ví dụ ứng dụng .................................................................. 201
11.9.1 Máy phay đơn giản ...................................................... 201
11.9.2 Băng chuyền đếm táo .................................................. 205
11.10 Câu hỏi và bài tập ........................................................ 210
12 An toàn trong PLC ............................................................................ 218
12.1 Khái niệm và mục đích ............................................................. 218
12.2 Hư hỏng ở PLC ........................................................................ 218
12.3 Các quan điểm về kỹ thuật an toàn ở PLC ............................... 219
12.3.1 Các lỗi nguy hiểm và không nguy hiểm ........................ 219
12.3.2 Các cách giải quyết cho hoạt động an toàn của
thiết bị điều khiển PLC ............................................................... 220
12.4 Bảo vệ các ngõ ra PLC ............................................................. 223
12.4.1 Bảo vệ ngõ ra dùng Transistor ..................................... 224
12.4.2 Bảo vệ ngõ ra Rơle có nguồn điều khiển DC ............... 224
12.4.3 Bảo vệ ngõ ra Rơle và ngõ ra AC có nguồn
điều khiển AC ................................................................ 224
12.5 Câu hỏi và bài tập ..................................................................... 225
13 Chuyển điều khiển kết nối cứng sang điều khiển bằng PLC ........ 226
13.1 Kết nối ngõ vào/ ra của PLC từ một sơ đồ điều khiển
có tiếp điểm ............................................................................... 226
13.2 Chuyển đổi điều khiển từ contactor thành PLC ......................... 228
Mục lục
VI
13.2.1 Điều khiển thiết bị bù công suất phản kháng ................ 230
13.2.2 Thiết bị nghiền .............................................................. 237
13.3 Điều khiển khí nén .................................................................... 241
13.3.1 Máy uốn thanh kim loại ................................................ 242
13.3.2 Máy doa miệng ống kim loại ......................................... 246
13.4 Câu hỏi và bài tập ..................................................................... 253
14 Các phép toán cơ bản trong điều khiển số .................................... 257
14.1 Các dạng số trong PLC ............................................................ 257
14.1.1 Kiểu dữ liệu Integer (INT) ............................................. 257
14.1.2 Kiểu dữ liệu Double Integer (DINT) .............................. 258
14.1.3 Kiểu dữ liệu số thực (REAL) ........................................ 259
14.1.4 Kiểu dữ liệu số BCD (Binary Coded Decimal) .............. 260
14.2 Chức năng sao chép ................................................................ 261
14.2.1 Các lệnh sao chép, trao đổi nội dung ........................... 261
14.2.2 Các lệnh sao chép một mảng lớn dữ liệu .................... 263
14.3 Phép toán so sánh .................................................................... 264
14.4 Phép toán số học ...................................................................... 266
14.4.1 Cộng và trừ .................................................................. 266
14.4.2 Nhân và chia ................................................................ 267
14.4.3 Ví dụ phép toán số học ................................................ 268
14.5 Tăng và giảm thanh ghi ........................................................... 269
14.6 Các phép tóan logic số ............................................................. 271
14.6.1 Các logic số trong S7-200 ............................................ 271
14.6.2 Ứng dụng ..................................................................... 272
14.6.2.1 Che vị trí các bit ............................................ 272
14.6.2.2 Chèn thêm bit ................................................ 273
14.7 Chức năng dịch/quay thanh ghi ................................................ 273
14.7.1 Chức năng dịch chuyển thanh ghi ................................ 273
14.7.1.1 Dịch trái ......................................................... 273
14.7.1.2 Dịch phải ....................................................... 274
14.7.2 Chức năng quay thanh ghi ........................................... 275
14.7.2.1 Quay trái ....................................................... 276
14.7.2.2 Quay phải ..................................................... 277
Châu Chí Đức 1 Tổng quan về điều khiển
1
1 Tổng quan về điều khiển
1.1 Khái niệm chung về điều khiển
Điều khiển có nhiệm vụ thực hiện các chức năng riêng của một máy móc
hay thiết bị theo một trình tự hoạt động định trước phụ thuộc vào trạng thái
của máy hay bộ phát tín hiệu.
Sự điều khiển được phân biệt theo các đặc điểm khác nhau:
* Theo loại biểu diễn thông tin
- Điều khiển nhị phân: Xử lý tín hiệu đầu vào nhị phân (tín hiệu 1-0) thành các
tín hiệu ra nhị phân.
- Điều khiển số: Xử lý các thông tin số, có nghĩa các thông tin được biểu diễn
dưới dạng số.
* Theo loại xử lý tín hiệu
- Điều khiển liên kết: Các trạng thái tín hiệu xác định của ngõ ra được điều
khiển bởi các trạng thái tín hiệu của ngõ vào tuỳ thuộc vào các chức năng liên
kết (AND, OR, NOT).
- Điều khiển trình tự: Điều khiển với trình tự theo từng bước, sự đóng mạch
của một bước sau xảy ra phụ thuộc vào điều kiện đóng mạch tiếp theo. Điều
kiện đóng mạch tiếp theo có thể phụ thuộc vào qui trình hay thời gian.
- Điều khiển không đồng bộ: Việc điều khiển được xử lý ở sự thay đổi trực tiếp
của tín hiệu ngõ vào không cần tín hiệu xung phụ (điều khiển chậm).
- Điều khiển đồng bộ xung: Việc điều khiển được xử lý ở các tín hiệu chỉ đồng
bộ với một tín hiệu xung (điều khiển nhanh).
* Theo loại thực hiện chương trình
- Điều khiển theo chương trình kết nối cứng: Loại điều khiển này có thể được
lập trình cố định, có nghĩa không thể thay đổi được ví dụ như lắp đặt dây nối
cố định hay có thể thay đổi chương trình thông qua các đầu nối (ma trận
diode).
- Điều khiển khả trình: Chức năng điều khiển được lưu giữ trong một bộ nhớ
chương trình. Nếu sử dụng bộ nhớ đọc/ghi (RAM), thì có thể thay đổi chương
trình mà không cần can thiệp đến phần cơ khí (điều khiển có thể lập trình tự
do). Nếu ngược lại là một bộ nhớ chỉ đọc (ROM), thì chương trình có thể
1 Tổng quan về điều khiển Châu Chí Đức
2
được thay đổi bằng cách thay đổi bộ nhớ (điều khiển có thể thay đổi chương
trình).
Hình 1.1: Sơ đồ các loại điều khiển
1.2 Cấu trúc một qui trình điều khiển
Mỗi sự điều khiển được chia ra làm 3 bộ phận hợp thành: Ngõ vào dữ
liệu (ngõ vào tín hiệu), Xử lý dữ liệu (xử lý tín hiệu cũng như các liên kết) và
ngõ ra dữ liệu ( ngõ ra tín hiệu). Dòng dữ liệu trong một sự điều khiển xảy ra
từ đầu vào dữ liệu qua phần xử lý dữ liệu đến ngõ ra dữ liệu.
Verarbeitung
Datenverarbeitung
Stromversorgung
AnpassungSignal
eingabe
Dateneingabe
Datenfluß
Ausgabe
Datenausgabe
Verstärkung
Hình 1.2: Cấu trúc chung của một qui trình điều khiển
+ Ngõ vào tín hiệu: Bao gồm các loại tín hiệu của các bộ phát tín hiệu như
nút nhấn, công tắc hành trình, cảm biến điện dung,
cảm biến điện cảm .v.v..
Doøng döõ lieäu
Ngoõ vaøo döõ lieäu
Ngoõ vaøo tín
hieäu
Giao tiếp Xöû lyù Khueách ñaïi Ngoõ ra
Xöû lyù döõ lieäu Ngoõ ra döõ lieäu
Nguồn cung cấp
Châu Chí Đức 1 Tổng quan về điều khiển
3
Tuỳ thuộc vào loại điều khiển, các tín hiệu có thể là
nhị phân, số hay tín hiệu tương tự.
+ Giao tiếp: Phần này cần thiết, nếu tín hiệu của một hệ thống lạ
cần phải được xử lý. Một bộ phận chuyển đổi từ tín
hiệu ngõ vào thành tín hiệu phù hợp với mức của tín
hiệu xử lý được đặt ở phần giao tiếp.
+ Xử lý: Toàn bộ các liên kết, trình tự thời gian, các chức năng
nhớ, đếm .v.v.. được thực hiện trong phần này.
Phần xử lý là phần chính của tất cả các hệ thống điều
khiển. Các kỹ thuật điều khiển có tiếp điểm như khởi
động từ phụ, relay thời gian, kỹ thuật điều khiển bằng
mạch điện tử (như AND, OR, NOT ...) được PLC hay
máy tính điều khiển quá trình tổng hợp tại đây.
+ Khuếch đại: Các tín hiệu từ phần xử lý có mức độ công suất bé
được khuếch đại lớn lên nhiều lần ở đây để có thể
điều khiển các khởi động từ, van từ hay các đối tượng
điều khiển khác và các đèn báo.
+ Ngõ ra: Phần này được kết nối với đối tượng điều khiển mà có
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều khiển (ví dụ:
Khởi động từ, van từ, thyristor, v.v..)
1.3 Các loại điều khiển
Trong kỹ thuật điều khiển cũng như tự động hóa, người ta chia ra làm hai
loại điều khiển: điều khiển kết nối cứng và điều khiển khả trình.
* Điều khiển kết nối cứng
Điều khiển kết nối cứng là loại điều khiển mà các chức năng của nó được
đặt cố định (nối dây). Nếu muốn thay đổi chức năng điều đó có nghĩa là thay
đổi kết nối dây. Điều khiển kết nối cứng có thể thực hiện với các tiếp điểm
(Relay, khởi động từ, v.v.) hay điện tử (mạch điện tử).
* Điều khiển khả trình (PLC)
Điều khiển khả trình là loại điều khiển mà chức năng của nó được đặt cố
định thông qua một chương trình còn gọi là bộ nhớ chương trình. Sự điều
khiển bao gồm một thiết bị điều khiển mà ở đó tất cả các bộ phát tín hiệu cần
thiết và đối tượng điều khiển được kết nối cho một chức năng cụ thể. Nếu
chức năng điều khiển cần được thay đổi, thì chỉ phải thay đổi chương trình
bằng thiết bị lập trình ở đối tượng điều khiển tương ứng hay cắm một bộ nhớ
chương trình đã lập trình khác vào trong điều khiển.
1 Tổng quan về điều khiển Châu Chí Đức
4
Elektrische Steuerungen
verbindungsprogrammiert speicherprogrammiert
AUTOMATISIERUNGSGERÄT
Programm
Speicher
Programm
Hình 1.3: Hai loại điều khiển trong sản xuất
1.4 Hệ thống số
Trong xử lý các phần tử nhớ, các ngõ vào, các ngõ ra, thời gian, các ô
nhớ v.v... bằng PLC thì hệ thập phân không được sử dụng mà là hệ thống số
nhị phân (hệ hai trị).
* Hệ nhị phân
Hệ nhị phân chỉ có các số 0 và 1, có thể được đọc và biểu diễn giá trị
dễ dàng trong kỹ thuật. Giá trị định vị của một số nhị phân là số mũ của hai.
Độ lớn của số thông thường được biểu diễn ở dạng mã BCD (Binary-Code-
Decimal). Đối với mỗi số Decimal được viết với số nhị phân 4 vị trí.
* Số thập lục phân ( Hexadecimal)
Hệ thập lục phân có 16 ký hiệu khác nhau từ 0-9 và A-F. Giá trị định
vị của một số thập lục phân số mũ của 16.
- Hệ nhị phân: Chữ số: 0,1
Giá trị định vị = Số mũ của cơ số 2
23 22 21 20
8 4 2 1
Ñieàu khieån ñieän
Kết nối cứng
Khả trình
Chương trình
THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA
Bộ nhớ
chương trình
Châu Chí Đức 1 Tổng quan về điều khiển
5
Ví dụ: 1 1 0 1
123 + 122 + 021 + 120
8 + 4 + 0 + 1 = 13D
- Hệ thập lục phân: chữ số: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,A,B,C,D,E;F
Giá trị định vị = Số mũ của cơ số 16
163 162 161 160
4096 256 16 1
Ví dụ: 2 A B
2162 + A161 + B160
512 + 160 + 11 = 683D
1.5 Các khái niệm xử lý thông tin
Trong PLC, hầu hết các khái niệm trong xử lý thông tin cũng như dữ liệu
đều được sử dụng như Bit, Byte, Word và doubleword.
1.5.1 Bit
Bit là đơn vị thông tin nhị phân nhỏ nhất, có có thể có giá trị 0 hoặc 1.
Hình 1.4: Một bit có thể có trạng thái tín hiệu “1“ hoặc “0“
1.5.2 Byte
24 V
0 V
“0“ không có
điện áp
“1“ có
điện áp
1 Tổng quan về điều khiển Châu Chí Đức
6
1 Byte gồm có 8 Bit
1.5.3 Word
1 Word goàm coù 2 Byte hay 16 Bit. Vôùi Word coù theå bieåu dieãn ôû caùc
daïng: soá nhò phaân, kyù töï hay caâu leänh ñieàu khieån.
1.5.4 DoubleWord
1 DoubleWord goàm coù 4 Byte hay 32 Bit. Vôùi DoubleWord coù theå bieåu
dieãn ôû caùc daïng: soá nhò phaân, kyù töï hay caâu leänh ñieàu khieån.
Toùm taét:
0 1 0 1 1 0 0 1
Trạng thái tín hiệu
BYTE
0 1 0 1 1 0 0 1
Trạng thái tín hiệu
WORD 0 1 0 1 1 0 0 1
1 Byte 1 Byte
0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1
1 Word 1 Word
Giá trị “0“ hoặc “1“
1 Word 1 Word
1 Word
1 doubleWord
1 Byte
1 Bit
1 Byte 1 Byte
Châu Chí Đức 2 Bộ điều khiển lập trình PLC
7
2 Bộ điều khiển lập trình PLC – Cấu trúc
và phương thức hoạt động
2.1 Giới thiệu
Các thành phần của kỹ thuật điều khiển điện và điện tử ngày càng đóng
một vai trò vô cùng to lớn trong lĩnh vực tự động hóa ngày càng cao. Trong
những năm gần đây, bên cạnh việc điều khiển bằng Relay và khởi động từ thì
việc điều khiển có thể lập trình được càng phát triển với hệ thống đóng mạch
điện tử và thực hiện lập trình bằng máy tính. Trong nhiều lĩnh vực, các loại
điều khiển cũ đã được thay đổi bởi các bộ điều khiển có thể lập trình được, có
thể gọi là các bộ điều khiển logic khả trình, viết tắt trong tiếng Anh là PLC
(Programmable Logic Controller).
Sự khác biệt cơ bản giữa điều khiển logic khả trình ( thay đổi được qui
trình hoạt động) và điều khiển theo kết nối cứng (không thay đổi được qui
trình hoạt động) là: Sự kết nối dây không còn nữa, thay vào đó là chương trình.
Có thể lập trình cho PLC nhờ vào các ngôn ngữ lập trình đơn giản. Đặc
biệt đối với người sử dụng không cần nhờ vào các ngôn ngữ lập trình khó
khăn, cũng có thể lập trình PLC được nhờ vào các liên kết logic cơ bản.
Như vậy thiết bị PLC làm nhiệm vụ thay thế phần mạch điện điều khiển
trong khâu xử lý số liệu. Nhiệm vụ của sơ đồ mạch điều khiển sẽ được xác
định bởi một số hữu hạn các bước thực hiện xác định gọi là chương trình.
Chương trình này mô tả các bước thực hiện gọi một tiến trình điều khiển, tiến
trình này được lưu vào bộ nhớ nên được gọi là điều khiển theo lập trình
nhớ hay điều khiển khả trình. Trên cơ sở khác nhau ở khâu xử lý số liệu có
thể biểu diễn hai hệ điều khiển như sau:
2 Bộ điều khiển lập trình PLC Châu Chí Đức
8
Các bước thiết lập hệ Các bước thiết lập hệ
điều khiển bằng relay điện điều khiển bằng PLC
Khi thay đổi nhiệm vụ điều khiển thì người ta thay đổi mạch điều khiển:
Lắp lại mạch, thay đổi các phần tử mới ở hệ điều khiển bằng relay điện. Trong
khi đó khi thay đổi nhiệm vụ điều khiển ở hệ điều khiển logic khả trình (PLC)
thì người ta chỉ thay đổi chương trình soạn thảo.
2.2 Sự khác nhau giữa hệ điều khiển bằng relay và hệ điều
khiển bằng PLC
Sự khác nhau giữa hệ điều khiển bằng relay và hệ điều khiển bằng PLC
có thể minh hoạ một cách cụ thể như sau:
Điều khiển hệ thống của 3 máy bơm qua 3 khởi động từ K1, K2, K3.
Trình tự điều khiển như sau: Các khởi động từ chỉ được phép thực hiện tuần
tự, nghĩa là K1 đóng trước, tiếp theo K2 đóng và cuối cùng K3 mới đóng.
Để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu trên mạch điều khiển được thiết kế
như sau:
F1
S1
S2 K1 S4 K3K2S3
K1 K2 K3
K1 K2
Hình 2.1: Mạch điều khiển trình tự 3 máy bơm
Sơ đồ mạch điện
Xác định nhiệm vụ điều khiển
Chọn phần tử mạch điện
Dây nối liên kết các phần tử
Kiểm tra hoạt động
Xác định nhiệm vụ điều khiển
Thiết kế thuật giải
Sọan thảo chương trình
Kiểm tra hoạt động
Châu Chí Đức 2 Bộ điều khiển lập trình PLC
9
Khởi động từ K2 sẽ đóng khi công tắc S3 đóng với điều kiện là khởi động
từ K1 đã đóng trước đó. Phương thức điều khiển như vậy được gọi là điều
khiển trình tự. Tiến trình điều khiển này được thực hiện một cách cưỡng bức.
- Bốn nút nhấn S1, S2, S3, S4: Các phần tử nhập tín hiệu.
- Các tiếp điểm K1, K2, K3 và các mối nối liên kết là các phần tử xử lý.
- Các khởi động từ K1, K2, K3 là kết quả xử lý.
Nếu thay đổi mạch điện điều khiển ở phần xử lý bằng hệ PLC ta có thể
biểu diễn hệ thống như sau:
- Phần tử vào: Các nút nhấn S1, S2, S3, S4 vẫn giữ nguyên.
- Phần tử ra: Ba khởi động từ K1, K2, K3, để đóng và mở ba máy bơm vẫn giữ
nguyên.
- Phần tử xử lý: Được thay thế bằng PLC.
Sơ đồ kết nối với PLC được cho như ở hình 2.3. Trình tự đóng mở theo
yêu cầu đề ra sẽ được lập trình, chương trình sẽ được nạp vào bộ nhớ.
Bây giờ giả thiết rằng nhiệm vụ điều khiển sẽ thay đổi. Hệ thống ba máy
bơm vẫn giữ nguyên, nhưng trình tự được thực hiện như sau: chỉ đóng được
hai trong ba máy bơm hoặc mỗi máy bơm có thể hoạt động một cách độc lập.
Như vậy theo yêu cầu mới đối với hệ thống điều khiển bằng relay điện phải
thiết kế lại mạch điều khiển, sơ đồ lắp ráp phải thực hiện lại hoàn toàn mới.
Sơ đồ mạch điều khiển biễu diễn như hình 2.4.
Như vậy mạch điều khiển sẽ thay đổi rất nhiều nhưng phần tử đưa tín
hiệu vào và ra vẫn giữ nguyên, chi phí cho nhiệm vụ mới sẽ cao hơn.
Nếu ta thay đổi hệ điều khiển trên bằng hệ điều khiển lập trình PLC, khi
nhiệm vụ điều khiển thay đổi thì thực hiện sẽ nhanh hơn và đơn giản hơn
bằng cách thay đổi lại chương trình.
Hình 2.2: Sơ đồ mạch được chuyển thành chương trình trong PLC
2 Bộ điều khiển lập trình PLC Châu Chí Đức
10
S1 S2 S4S3
0V
24V
K1 K2 K3
0V
24V
in1 in2 in3 in4
out1 out2 out3
Hình 2.3: Sơ đồ kết nối với PLC
Hình 2.4: Sơ đồ mạch điều khiển 3 động cơ đã được thay đổi
Hệ điều khiển lập trình PLC có những ưu điểm sau:
- Thích ứng với những nhiệm vụ điều khiển khác nhau.
- Khả năng thay đổi đơn giản trong quá trình đưa thiết bị vào sử dụng.
- Tiết kiệm không gian lắp đặt.
- Tiết kiệm thời gian trong quá trình mở rộng và phát triển nhiệm vụ điều
khiển bằng cách copy các chương trình.
- Các thiết bị điều khiển theo chuẩn.
- Không cần các tiếp điểm.
- v.v…
Hệ thống điều khiển lập trình PLC được sử rộng rất rộng rãi trong các
ngành khác nhau:
- Điều khiển thang máy.
- Điều khiển các quá trình sản xuất khác nhau: sản suất bia, sản xuất xi
măng v.v ....
Châu Chí Đức 2 Bộ điều khiển lập trình PLC
11
- Hệ thống rửa ô tô tự động.
- Thiết bị khai thác .
- Thiết bị đóng gói bao bì, tự động mạ và tráng kẽm v.v ...
- Thiết bị sấy.
- …
2.3 Cấu trúc của một PLC
Các bộ điều khiển PLC được sản xuất theo dòng sản phẩm. Khi mới xuất
xưởng, chúng chưa có một chương trình cho một ứng dụng nào cả. Tất cả
các cổng logic cơ bản, chức năng nhớ, timer, counter .v.v... được nhà chế tạo
tích hợp trong chúng và được kết nối với nhau bằng chương trình được viết
bởi người dùng cho một nhiệm vụ điều khiển cụ thể nào đó. Bộ điều khiển
PLC có nhiều loại khác nhau và được phân biệt với nhau qua các thành phần
sau:
- Các ngõ vào và ra
- Dung lượng nhớ
- Bộ đếm (counter)
- Bộ định thời (timer)
- Bit nhớ
- Các chức năng đặc biệt
- Tốc độ xử lý
- Loại xử lý chương trình.
- Khả năng truyền thông.
Các bộ điều khiển lớn thì các thành phần trên được lắp thành các modul
riêng. Đối với các bộ điều khiển nhỏ, chúng được tích hợp trong bộ điều
khiển. Các bộ điều khiển nhỏ này có số lượng ngõ vào/ra cho trước cố định.
Bộ điều khiển được cung cấp tín hiệu bởi các tín hiệu từ các cảm biến ở
ngõ vào của nó. Tín hiệu này được xử lý tiếp tục thông qua chương trình điều
khiển đặt trong bộ nhớ chương trình. Kết quả xử lý được đưa ra ngõ ra để
đến đối tượng điều khiển hay khâu điều khiển ở dạng tín hiệu.
Cấu trúc của một PLC có thể được mô tả như hình vẽ sau:
2 Bộ điều khiển lập trình PLC Châu Chí Đức
12
Hình 2.5: Cấu trúc chung của bộ điều khiển lập trình PLC
* Bộ nhớ chương trình
Bộ nhớ chương trình trong PLC là một bộ nhớ điện tử đặc biệt có thể đọc
được. Nếu sử dụng bộ nhớ đọc-ghi được (RAM), thì nội dung của nó luôn
luôn được thay đổi ví dụ như trong trường hợp vận hành điều khiển. Trong
trường hợp điện áp nguồn bị mất thì nội dung trong RAM có thể vẫn được giữ
lại nếu như có sử dụng Pin dự phòng.
Nếu chương trình điều khiển làm việc ổn định, hợp lý, nó có thể được
nạp vào một bộ nhớ cố định, ví dụ như EPROM, EEPROM. Nội dung chương
trình ở EPROM có thể bị xóa bằng tia cực tím.
* Hệ điều hành
Sau khi bật nguồn cung cấp cho bộ điều khiển, hệ điều hành của nó sẽ
đặt các counter, timer, dữ liệu và bit nhớ với thuộc tính non-retentive (không
được nhớ bởi Pin dự phòng) cũng như ACCU về 0.
Để xử lý chương trình, hệ điều hành đọc từng dòng chương trình từ đầu
đến cuối. Tương ứng hệ điều hành thực hiện chương trình theo các câu lệnh.
* Bit nhớ (Bit memoryt)
Các bit memory là các phần tử nhớ, mà hệ điều hành ghi nhớ trạng thái
tín hiệu.
* Bộ đệm (Proccess Image)
Bộ đệm là một vùng nhớ, mà hệ điều hành ghi nhớ các trạng thái tín hiệu
ở các ngõ vào ra nhị phân.
Châu Chí Đức 2 Bộ điều khiển lập trình PLC
13
* Accumulator
Accumulator là một bộ nhớ trung gian mà qua nó timer hay counter được
nạp vào hay thực hiện các phép toán số học.
* Counter, Timer
Timer và counter cũng là các vùng nhớ, hệ điều hành ghi nhớ các giá trị
đếm trong nó.
* Hệ thống Bus
Bộ nhớ chương trình, hệ điều hành và các modul ngoại vi (các ngõ vào
và ngõ ra) được kết nối với PLC thông qua Bus nối. Một Bus bao gồm các dây
dẫn mà các dữ liệu được trao đổi. Hệ điều hành tổ chức việc truyền dữ liệu
trên các dây dẫn này.
2.4 Các khối của PLC
Các khối khác nhau của một PLC được cho như hình 2.6.
2.4.1 Khối nguồn cung cấp
Khối nguồn có nhiệm vụ biến đổi điện áp lưới (110V hay 220V ) thành
điện áp thấp hơn cung cấp cho các khối của thiết bị tự động. Điện áp này là
24VDC. Các điện áp cho cảm biến, thiết bị điều chỉnh và các đèn báo nằm
trong khoảng (24...220V) có thể được cung cấp thêm từ các nguồn phụ ví dụ
như biến áp.
Hình 2.6:Các khối trong một PLC
2 Bộ điều khiển lập trình PLC Châu Chí Đức
14
2.4.2 Bộ nhớ chương trình
Các phần tử nhớ là các linh kiện mà thông tin có thể được lưu trữ (được
nhớ) trong nó ở dạng tín hiệu nhị phân. Trong PLC các bộ nhớ bán dẫn được
sử dụng làm bộ nhớ chương trình. Một bộ nhớ bao gồm 512, 1024, 2048 . .
.phần tử nhớ, các phần tử nhớ này sắp đặt theo các địa chỉ từ 0 tới 511, 1023
hoặc 2047 . . .. Thông thường số lượng của các phần tử nhớ trong một bộ
nhớ cho biết dung lượng của nó là bao nhiêu kilobyte (1kB = 1024 byte).
Trong mỗi ô nhớ có thể mô tả một câu lệnh điều khiển nhờ thiết bị lập trình.
Mỗi phần tử nhị phân của một ô nhớ có thể có trạng thái tín hiệu "0" hoặc "1".
Sơ đồ của một bộ nhớ chương trình được cho như hình 2.7.
* Bộ nhớ đọc-ghi RAM (random-access memory)
Bộ nhớ ghi-đọc có 1 số lượng các ô nhớ xác định. Mỗi ô nhớ có 1 dung
lượng nhớ cố định và nó chỉ tiếp nhận 1 lượng thông tin nhất định. Các ô nhớ
được ký hiệu bằng các địa chỉ riêng của nó. Bộ nhớ này chứa các chương
trình còn sửa đổi hoặc các dữ liệu, kết quả tạm thời trong quá trình tính toán,
lập trình. Đặc điểm của loại này là dữ liệu sẽ mất đi khi hệ thống mất điện.
RAM được hình dung như một tủ chứa có nhiều ngăn kéo. Mỗi ngăn kéo
được đánh số một địa chỉ và người ta có thể cất vào hoặc lấy các dữ liệu ra.
Hình 2.7: Sơ đồ một bộ nhớ chương trình
* Bộ nhớ cố định ROM (read-only memory)
Bộ nhớ cố định (ROM) chứa các thông tin không có khả năng xóa được
và không thể thay đổi được. Các thông tin này do các nhà sản xuất viết ra và
không thể thay đổi được. Chương trình trong bộ nhớ ROM có nhiệm vụ sau:
- Điều khiển và kiểm tra các chức năng hoạt động của CPU. Được gọi
là hệ điều hành.
- Dịch ngôn ngữ lập trình thành ngôn ngữ máy.
Châu Chí Đức 2 Bộ điều khiển lập trình PLC
15
Một ROM có thể so sánh với một quyển sách. Trong đó nó chứa các
thông tin cố định, không thể thay đổi được và ta chỉ đọc các thông tin đó mà
thôi. Đặc điểm của loại này là dữ liệu vẫn tồn tại khi mất điện.
* EPROM (eraseable read-only memory)
EPROM là một bộ nhớ cố định có thể lập trình và xóa được. Nội dung
của EPROM có thể xóa bằng tia cực tím và có thể lập trình lại.
* EEPROM (electrically eraseable read-only memory)
EEPROM là bộ nhớ cố định có thể lập trình và xóa bằng điện. Mỗi ô nhớ
trong EEPROM cho phép lập trình và xóa bằng điện.
2.4.3 Khối trung tâm (CPU)
Khối CPU là loại khối có chứa bộ vi xử lý, hệ điều hành, bộ nhớ, các bộ
thời gian, bộ đếm, cổng truyền thông ... và có thể còn có một vài cổng vào ra
số. Các cổng vào ra số có trên CPU được gọi là cổng vào/ra onboard.
2.4.4 Khối vào
Các ngõ vào của khối này sẽ được kết nối với các bộ chuyển đổi tín hiệu
và biến đổi các tín hiệu này thành tín hiệu phù hợp với tín hiệu xử lý của CPU.
Dựa vào loại tín hiệu vào sẽ có các khối ngõ vào tương ứng. Gồm có hai loại
khối vào cơ bản sau:
· Khối vào số (DI: Digital Input):
Các ngõ vào của khối này được kết nối với các bộ chuyển đổi tạo ra
tín hiệu nhị phân như nút nhấn, công tắc, cảm biến tạo tín hiệu nhị phân
.v.v... Do tín hiệu tại ngõ vào có thể có mức logic tương ứng với các điện
áp khác nhau, do đó khi sử dụng cần phải chú ý đến điện áp cần thiết cung
cấp cho khối vào phải phù hợp với điện áp tương ứng mà bộ chuyển đổi
tín hiệu nhị phân tạo ra.
Ví dụ: Các nút nhấn, công tắc được nối với nguồn 24VDC thì yêu cầu
phải sử dụng khối vào có nguồn cung cấp cho nó là 24VDC.
· Khối vào tương tự (AI: Analog Input):
Khối này có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu tương tự (hay còn gọi là tín
hiệu analog) thành tín hiệu số. Các ngõ vào của khối này được kết nối với
các bộ chuyển đổi tạo ra tín hiệu analog như cảm biến nhiệt độ
(Thermocouple), cảm biến lưu lượng, ngõ ra analog của biến tần .v.v...Khi
sử dụng các khối vào analog cần phải chú ý đến loại tín hiệu analog được
tạo ra từ các bộ chuyển đổi (cảm biến)
Ví dụ: Các cảm biến tạo ra tín hiệu analog là dòng điện (4..20 mA) thì
phải sử dụng ngõ vào analog là loại nhận tín hiệu dòng điện (4..20 mA).
Nếu cảm biến tạo ra tín hiệu analog là điện áp (0..5V) thì phải sử dụng ngõ
vào analog nhận tín hiệu là điện áp (0..5V).
2 Bộ điều khiển lập trình PLC Châu Chí Đức
16
2.4.5 Khối ra
Khối này có nhiệm vụ khuếch đại các tín hiệu sau xử lý của CPU (được
gởi đến vùng đệm ra) cung cấp cho đối tượng điều khiển là cuộn dây, đèn
báo, van từ .v.v.. Tùy thuộc vào đối tượng điều khiển nhận tín hiệu dạng nào
mà sẽ có các khối ra tương ứng. Gồm có hai loại khối ra tiêu biểu:
· Khối ra số (DO: Digital Output):
Các ngõ ra của khối này được kết nối với các đối tượng điều khiển
nhận tín hiệu nhị phân như đèn báo, cuộn dây relay .v.v...Vì đối tượng điều
khiển nhận tín hiệu nhị phân sử dụng nhiều cấp điện áp khác nhau nên khi
sử dụng các khối ra số cần phải chú ý đến điện áp cung cấp cho nó có phù
hợp với điện áp cung cấp cho đối tượng điều khiển hay không. Theo loại
điện áp sử dụng, ngõ ra số được phân thành hai loại:
- Điện áp một chiều (DC: Direct Current): Gồm có hai loại ngõ ra là
Transistor và relay. Thông thường trong công nghiệp điện áp một chiều
được sử dụng là 24V.
- Điện áp xoay chiều (AC: Alternative Current): Gồm có hai loại ngõ ra là
relay và TRIAC.
· Khối ra tương tự (AO: Analog Output):
Khối này có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu số được gởi từ CPU đến đối
tượng điều khiển thành tín hiệu tương tự. Các ngõ ra của khối này được
kết nối với các đối tượng điều khiển nhận tín hiệu tương tự như ngõ vào
analog của biến tần, van tỷ lệ, .v.v... Khi sử dụng các ngõ ra tương tự cần
chú ý đến loại tín hiệu tương tự cung cấp cho đối tượng điều khiển có phù
hợp với tín hiệu tương tự mà đối tượng điều khiển cần nhận hay không.
Ví dụ: Ngõ vào analog của biến tần nhận tín hiệu là điện áp (0..10V)
thì nhất thiết phải sử dụng ngõ ra tương tự tạo ra tín hiệu analog là điện áp
(0..10V).
2.4.6 Các khối đặc biệt
Ngoài ra còn có một số khối khác đảm nhận các chức năng đặc biệt như
xử lý truyền thông, thực hiện các chức năng đặc biệt như: điều khiển vị trí,
điều khiển vòng kín, đếm tốc độ cao .v.v...
Tùy thuộc vào từng loại PLC mà các khối trên có thể ở các dạng module
riêng hoặc được tích hợp chung trong khối xử lý trung tâm (CPU).
2.5 Phương thức thực hiện chương trình trong PLC
Hình vẽ minh họa việc xử lý chương trình trong CPU được cho như hình 2.8
Châu Chí Đức 2 Bộ điều khiển lập trình PLC
17
Hình 2.8: Chu kỳ quét trong PLC
PLC thực hiện chương trình cheo chu trình lặp. Mỗi vòng lặp được gọi là
vòng quét (scan). Mỗi vòng quét được bắt đầu bằng giai đoạn chuyển dữ liệu
từ các cổng vào số tới vùng bộ đệm ảo ngõ vào (I), tiếp theo là giai đoạn thực
hiện chương trình. Trong từng dòng quét, chương trình được thực hiện từ
lệnh đầu tiên đến lệnh kết thúc. Sau giai đoạn thực hiện chương trình là giai
đoạn chuyển các nội dung của bộ đệm ảo ngõ ra (Q) tới các cổng ra số. Vòng
quét được kết thúc bằng giai đoạn truyền thông nội bộ và kiểm tra lỗi.
Thời gian cần thiết để PLC thực hiện được một vòng quét gọi là thời gian
vòng quét (Scan time). Thời gian vòng quét không cố định, tức là không phải
vòng quét nào cũng được thực hiện trong một khoảng thời gian như nhau. Có
vòng quét thực hiện lâu, có vòng quét thực hiện nhanh tùy thuộc vào số lệnh
trong chương trình được thực hiện, vào khối lượng dữ liệu truyền thông ...
trong vòng quét đó.
Như vậy giữa việc đọc dữ liệu từ đối tượng để xử lý, tính toán và việc gửi
tín hiệu điều khiển tới đối tượng có một khoảng thời gian trễ đúng bằng thời
gian vòng quét. Nói cách khác, thời gian vòng quét quyết định tính thời gian
thực của chương trình điều khiển trong PLC. Thời gian quét càng ngắn, tính
thời gian thực của chương trình càng cao.
Tại thời điểm thực hiện lệnh vào/ra, thông thường lệnh không làm việc
trực tiếp với cổng vào/ra mà chỉ thông qua bộ đệm ảo của cổng trong vùng
Ngõ vào
PIQ = Process-image output table (vùng đệm ra)
PII = Process-image input table (vùng đệm vào)
Chương trình:
- Bit memory
- Timer
- Counter
- . . . .
Network 1 Motor on/off
Network 2 Dao chieu quay
I0.0 Q0.0
I0.1 Q0.1
Ngõ ra
Kết thúc chu kỳ
Bắt đầu chu kỳ
2 Bộ điều khiển lập trình PLC Châu Chí Đức
18
nhớ tham số. Việc truyền thông giữa bộ đệm ảo với ngoại vi do hệ điều hành
CPU quản lý. Ở một số module CPU, khi gặp lệnh vào/ra ngay lập tức, hệ
thống sẽ cho dừng mọi công việc khác, ngay cả chương trình xử lý ngắt, để
thực hiện lệnh trực tiếp với cổng vào/ra.
Châu Chí Đức 3 Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong điều khiển logic
19
3 Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong
điều khiển logic.
Chương này nhằm giúp cho bạn đọc tìm hiểu sơ lược về một số các thiết
bị ngoại vi sẽ được kết nối với các ngõ vào ra số của PLC và một số ký hiệu
về các thiết bị ngoại vi.
3.1 Cảm biến
3.1.1 Giới thiệu
Cảm biến (sensor) cho phép PLC phát hiện trạng thái của một quá trình.
Các cảm biến logic chỉ có thể phát hiện trạng thái đúng hoặc sai. Các hiện
tượng vật lý tiêu biểu cần được phát hiện là:
- Tiếp cận cảm: cho biết một đối tượng là kim loại có đến gần vị trí cần
nhận biết chưa?
- Tiếp cận dung: cho biết một đối tượng là không kim loại có đến gần vị
trí cần nhận biết chưa?
- Sự xuất hiện ánh sáng: Cho biết một đối tượng có làm ngắt chùm tia
sáng hay ánh sáng phản xạ?
- Tiếp xúc cơ học: Đối tượng có chạm vào công tắc?
Giá thành của cảm biến ngày càng giảm thấp và trở nên thông dụng.
Chúng có nhiều hình dáng khác nhau được sản xuất bởi nhiều công ty khác
nhau như Siemens, Omron, Pepperl+Fuch,… Trong các ứng dụng, các cảm
biến được kết nối với PLC của nhiều hãng khác nhau, nhưng mỗi cảm biến sẽ
có các yêu cầu giao tiếp riêng. Phần này sẽ trình bày cách thức nối dây cho
các cảm biến và một số tính chất cơ bản của nó.
3.1.2 Nối dây cho cảm biến
Khi một cảm biến phát hiện một sự thay đổi trạng thái logic thì nó phải
truyền trạng thái thay đổi này đến PLC. Tiêu biểu là việc đóng hoặc ngắt dòng
điện hay điện áp. Trong một vài trường hợp, ngõ ra của cảm biến sử dụng để
đóng mạch trực tiếp cho tải mà không thông qua PLC. Các ngõ ra tiêu biểu
của cảm biến là:
- Sinking/Sourcing: Đóng hoặc ngắt dòng điện
- Switches: Đóng hoặc ngắt điện áp
3 Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong điều khiển logic Châu Chí Đức
20
- Solid State Relays: Chuyển mạch AC
- TTL (Transistor Transistor Logic): Sử dụng điện áp 0V và 5V để chỉ
thị mức logic.
3.1.2.1 Switch
Một ví dụ đơn giản nhất của các ngõ ra cảm biến switch và relay được
cho như hình 3.1.
Hình 3.1: Cảm biến có ngõ ra là relay sử dụng nguồn DC và AC .
3.1.2.2 Ngõ ra TTL
Ngõ ra TTL có hai mức điện áp: 0V tương ứng là mức thấp, 5V tương
ứng mức cao. Điện áp thực tế có thể lớn hơn 0V hoặc nhỏ hơn 5V một chút
vẫn có thể phát hiện đúng. Phương pháp này rất dễ bị nhiễu trong môi trường
nhà máy cho nên nó chỉ được sử dụng khi cần thiết. Các ngõ ra TTL thường
dùng trong các thiết bị điện tử và máy tính. Khi kết nối với các thiết bị khác thì
một mạch Schmitt trigger thường được sử dụng để cải thiện tín hiệu (hình
3.2).
Hình 3.2: Mạch Schmitt trigger
Mạch Schmitt trigger sẽ nhận điện áp ngõ vào giữa 0-5V và chuyển đổi
nó thành 0V hoặc 5V. Nếu điện áp nằm trong khoảng 1.5-3.5V thì không chấp
nhận. Nếu một cảm biến có ngõ ra TTL thì PLC phải sử dụng các ngõ vào là
TTL để đọc các giá trị này. Nếu các cảm biến TTL được sử dụng cho các ứng
dụng khác thì nên chú ý dòng ngõ ra cực đại của cảm biến (thường khoảng
20mA).
3.1.2.3 Ngõ ra Sinking/Sourcing
Các cảm biến có ngõ ra Sinking (rút dòng) cho phép dòng điện chạy vào
cảm biến. Còn các cảm biến có ngõ ra sourcing (nguồn dòng) cho phép dòng
điện chảy từ cảm biến ra đối tượng được kết nối. Ở hai ngõ ra này cần chú ý
là dòng điện chứ không phải điện áp. Bằng cách sử dụng dòng điện thì nhiễu
được loại trừ bớt.
Châu Chí Đức 3 Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong điều khiển logic
21
Khi giải thích về vấn đề sinking hay sourcing thì ta nên quy các ngõ ra
của cảm biến tác động như công tắc. Trong thực tế, các ngõ ra của cảm biến
thường là một transistor chuyển mạch. Transistor PNP được sử dụng cho ngõ
ra sourcing, và transistor NPN được sử dụng cho ngõ vào sinking. Khi giải
thích các cảm biến này thì khái niệm “nguồn dòng” thường được dùng cho
PNP, và “rút dòng” với NPN. Ví dụ cảm biến ngõ ra sinking được cho ở hình
3.3.
Hình 3.3: Cảm biến NPN (cảm biến “rút dòng”).
Hình 3.4: Cảm biến PNP (cảm biến “sourcing”)
Để cảm biến hoạt động cần phải có nguồn cung cấp (chân L+ và L-). Khi
cảm biến phát hiện đối tượng thì có điện áp tại cực B của transistor NPN,
transistor chuyển sang trạng thái dẫn và cho phép dòng chảy vào cảm biến
xuống mass (chân L-).
Khi không phát hiện đối tượng thì điện áp tại cực B của transistor ở mức
thấp (0V), transistor không dẫn. Điều này có nghĩa ngõ ra NPN sẽ không có
dòng vào/ra.
Các cảm biến “sourcing” thì ngược với các cảm biến “sinking”. Nó sử
dụng transistor PNP (hình 3.4). Khi cảm biến không được kích hoạt thì cực B
của transistor ở giá trị L+, và transistor ở trạng thái ngưng dẫn. Khi cảm biến
được kích hoạt thì cực B transistor sẽ được đặt ở 0V, và transistor cho phép
dòng điện chảy từ cảm biến ra ngoài thiết bị được kết nối.
Hầu hết các cảm biến NPN/PNP có khả năng dòng đến vài ampere, và chúng
có thể được sử dụng để nối trực tiếp với tải (luôn luôn kiểm tra sổ tay để biết
chính xác dòng điện và điện áp định mức).
Chú ý: Cần phải nhớ kiểm tra dòng điện và điện áp định mức đối với các cảm
biến. Khi nối dây các cảm biến cần chú ý đến các chân nguồn. Thường các
3 Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong điều khiển logic Châu Chí Đức
22
chân nguồn có ký hiệu là L+ và COM(chân chung), nhưng đôi khi không có
chân COM mà có chân L-. Trong trường hợp này L- là chân chung.
Khi kết nối các cảm biến “sourcing” với các ngõ PLC, thì cần chú ý phải
sử dụng các modul ngõ vào loại “sinking”. Thông thường các ngõ vào PLC
thường là loại “sinking”.
Trong ứng dụng với PLC, để giảm lượng dây nối, thì các cảm biến hai
dây thường được sử dụng. Ví dụ về sơ đồ nối dây các cảm biến sử dụng
nguồn 24VDC với PLC được chỉ như hình 3.5. Cảm biến hai dây có thể được
sử dụng cho cả hai loại ngõ vào sourcing hoặc ngõ vào sinking của PLC.
a. Ngõ vào PLC loại sourcing b. Ngõ vào PLC loại sinking
Hình 3.5: Kết nối cảm biến 2 dây với ngõ vào PLC.
Hầu hết các cảm biến hiện đại có cả hai ngõ ra PNP và NPN. Thông
thường cảm biến loại PNP thường được sử dụng cho các ngõ vào PLC.
Trong các bản vẽ thì các chân của các cảm biến NPN và PNP có ký hiệu
về màu sắc như sau: dây màu nâu là L+, dây màu xanh dương là L- và ngõ ra
thì màu trắng đối với sinking và màu đen đối với sourcing.
Cần lưu ý là khi tiếp điểm trong cảm biến “sinking” đóng thì ngõ ra được
nối với COM hoặc L-, tiếp điểm trong sourcing đóng thì ngõ ra nối với L+.
a. Ngõ vào PLC loại sourcing b. Ngõ vào PLC loại sinking
Hình 3.6: Kết nối cảm biến NPN và PNP dây với ngõ vào PLC.
Châu Chí Đức 3 Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong điều khiển logic
23
3.1.2.4 Ngõ ra Solid state relay
Các ngõ ra Solid state relays đóng mạch dòng điện AC. Các cảm biến
này được sử dụng với tải lớn.
3.1.3 Phát hiện đối tượng
Có hai cách cơ bản để phát hiện đối tượng: tiếp xúc và tiếp cận
(proximity).
Tiếp xúc có nghĩa là tiếp điểm cơ khí cần một lực tác động giữa cảm biến
và đối tượng.
Tiếp cận để chỉ báo rằng một đối tượng đang ở gần nhưng không yêu
cầu tiếp xúc.
Các phần sau đây sẽ minh họa các kiểu khác nhau của các cảm biến để
phát hiện sự hiện diện của các đối tượng. Phần này không đi sâu vào các cảm
biến mà chỉ mô tả các nguyên lý trong lĩnh vực ứng dụng.
3.1.3.1 Chuyển mạch tiếp xúc
Chuyển mạch tiếp xúc (contact switch ) thường có hai dạng là thường hở
(normally open) và thường đóng (normally closed). Vỏ của chúng được gia cố
để có thể chịu được lực cơ tác động nhiều lần.
3.1.3.2 Reed Switches
Reed switches thì rất giống relay, ngoại trừ một nam châm vĩnh cửu
được sử dụng thay thế cuộn dây. Khi nam châm ở xa thì tiếp điểm mở, nhưng
khi nam châm đến gần thì tiếp điểm đóng lại (hình 3.7). Các cảm biến này rẻ
tiền và chúng thường được sử dụng cho các màn chắn và cửa an toàn.
Hình 3.7: Read switch
3.1.3.3 Cảm biến quang (Optical Sensor)
Cảm biến ánh sáng được sử dụng gần một thế kỷ qua. Nguyên thủy là tế
bào quang được sử dụng cho các ứng dụng như đọc các track âm thanh trên
các hình ảnh chuyển động. Nhưng các cảm biến quang hiện đại thì phức tạp
hơn nhiều.
Các cảm biến quang yêu cầu có cả hai bộ phận là nguồn sáng (phát) và
đầu thu (detector). Các đầu phát (emitter) sẽ phát ra các tia sáng trong vùng
phổ nhìn thấy và không nhìn thấy được sử dụng LED và diode laser. Đầu thu
có cấu tạo là các diode quang (photodidode) hoặc transistor quang
(phototransistor). Đầu phát và đầu thu được đặt vào vị trí để đối tượng khi
3 Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong điều khiển logic Châu Chí Đức
24
xuất hiện sẽ cắt ngang hoặc phản xạ lại tia sáng. Cảm biến quang đơn giản
cho ở hình 3.8.
Trong hình, chùm sáng được tạo ra nằm ở bên trái, được hội tụ qua một
thấu kính. Đối diện là đầu thu, chùm tia được hội tụ bằng một thấu kính thứ
hai. Nếu chùm tia bị ngắt, thì đầu thu sẽ chỉ báo một đối tượng xuất hiện. Ánh
sáng được tạo ra dưới dạng xung để cảm biến có thể lọc được ánh sáng bình
thường trong phòng. Ánh sáng từ đầu phát được tắt và mở tại một tần số đặt.
Khi đầu thu nhận ánh sáng, nó kiểm tra để đảm bảo chắc chắn rằng nó có
cùng tần số. Nếu ánh sáng đang nhận được tại tần số đúng thì chùm tia
không bị ngắt. Tần số dao động nằm trong phạm vi KHz. Ngoài ra với phương
pháp tần số thì các cảm biến có thể được sử dụng với công suất thấp hơn và
khoảng cách dài hơn. Đầu phát có thể bắt đầu từ một điểm trực tiếp tại đầu
thu, đây còn gọi là chế độ tự phản xạ. Khi tia sáng bị ngắt, thì đối tượng được
phát hiện. Cảm biến này cần hai bộ phận riêng (hình 3.9a). Sự xếp đặt này
làm việc tốt với các đối tượng chắn sáng và phản xạ với đầu phát và đầu thu
được tách riêng với khoảng cách lên đến cả trăm mét.
Gương
phản xạ
Ánh sáng được truyền
Đối tượng nhận biết
Ánh sáng phản xạ
b. Đối tượng nhận biết ngắt ánh sáng
Phần
tử phát
Phần
tử thu
Sensor
Châu Chí Đức 3 Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong điều khiển logic
25
Hình 13.9: Các loại cảm biến quang khác nhau
Đầu thu và đầu phát tách riêng làm tăng vấn đề về bảo trì và yêu cầu về
sự thẳng hàng. Một giải pháp khác là đầu phát và đầu thu được đặt chung
trên một vỏ. Nhưng điều này yêu cầu ánh sáng tự phản xạ trở về (hình
3.9b,c). Các cảm biến này chỉ tốt cho các đối tượng lớn với khoảng cách một
vài met.
Trong hình, đầu phát phát một chùm tia sáng. Nếu ánh sáng bị dội trở về
từ gương phản xạ thì hầu hết sẽ trở về đầu thu. Khi một đối tượng ngắt chùm
tia giữa đầu phát và gương phản xạ thì chùm tia sẽ không tự phản xạ trở về
đầu thu và cảm biến được tác động. Một vấn đề rủi ro cho các cảm biến này là
các đối tượng tự phản xạ lại chùm tia sáng tốt. Để giải quyết thì sử dụng biện
pháp phân cực ánh sáng tại đầu phát (bằng bộ lọc), và sau đó sau đó sử dụng
một bộ lọc phân cực tại đầu thu.
3.1.3.4 Cảm biến điện dung (Capacitive Sensor)
Các cảm biến điện dung có thể phát hiện hầu hết các vật liệu với khoảng
cách vài cm.
Công thức biểu diễn mối quan hệ điện dung:
d
AC .e= với C: Điện dung (Farads)
e : Hằng số điện môi
A: Diện tích bản cực
D: Khoảng cách giữa các bản cực.
Trong cảm biến, diện tích các bản cực và khoảng cách giữa chúng là cố
định. Nhưng hằng số điện môi của không gian xung quanh chúng sẽ thay đổi
khi các vật liệu được mang đến gần cảm biến. Minh họa ở hình 3.10.
Bề mặt của cảm biến điện dung được hình thành bởi hai điện cực kim
loại đồng tâm của một tụ điện. Khi một đối tượng đến gần bề mặt nhận biết nó
đi vào vùng điện trường của các điện cực và thay đổi điện dung trong mạch
dao động. Kết quả là bộ tạo dao động bắt đầu dao động. Mạch trigger đọc
biên độ của bộ dao động và khi đạt đến mức xác định thì trạng thái ngõ ra sẽ
thay đổi. Khi đối tượng rời khỏi cảm biến thì biên độ của bộ dao động giảm,
cảm biến chuyển về trạng thái bình thường.
3 Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong điều khiển logic Châu Chí Đức
26
Hình 3.10: Cảm biến điện dung
Các cảm biến này làm việc tốt đối với chất cách điện (như chất dẻo) có hằng
số điện môi cao (làm tăng điện dung). Hằng số điện môi càng lớn thì khoảng
cách hoạt động càng cao. Ví dụ khi hiệu chỉnh đúng thì chất lỏng trong thùng
chứa có thể được phát hiện được dễ dàng. Tuy nhiên, chúng cũng làm việc
tốt đối với kim loại.
Các cảm biến thường được chế tạo với các vòng (không phải bản
cực) theo hình 3.11. Trong hình, hai vòng kim loại nằm bên trong là các điện
cực của tụ điện, nhưng vòng ngoài thứ ba được thêm vào để bù sự thay đổi.
Nếu không có vòng bù này thì cảm biến sẽ rất nhạy cảm với bụi bặm, dầu và
các chất khác dính trên cảm biến.
Hình 3.11: Bề mặt nhận biết của cảm biến điện dung
Phạm vi và độ chính xác của các cảm biến được xác định bởi kích
thước của chúng. Các cảm biến lớn có thể có đường kính vài centimeter. Cái
nhỏ có đường kính nhỏ hơn một centimeter và có phạm vi nhỏ hơn nhưng
chính xác hơn.
3.1.3.5 Cảm biến điện cảm (Inductive Sensor)
Các cảm biến điện cảm sử dụng dòng điện cảm ứng để phát hiện đối
tượng là kim loại. Cảm biến điện cảm sử dụng một cuộn dây để tạo một từ
trường tần số cao được cho ở hình 3.12. Nếu có một đối tượng là kim loại đến
gần làm thay đổi từ trường, thì sẽ có dòng chảy vào đối tượng. Dòng chảy này
tạo ra một từ trường mới ngược với từ trường ban đầu. Kết quả là nó làm thay
Điện cực
Điện cực bù
Không có Có đối tượng Không có
đối tượng đối tượng
Châu Chí Đức 3 Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong điều khiển logic
27
đổi độ tự cảm của cuộn dây trong cảm biến. Bằng cách đo độ tự cảm, cảm
biến có thể xác định một đối tượng kim loại đến gần.
Các cảm biến này sẽ phát hiện bất kỳ kim loại nào, khi cần phát hiện các
loại kim loại thì các cảm biến đa kim loại thường được sử dụng.
Hình 3.12: Cảm biến tiếp cận điện cảm
Khi đối tượng kim loại đi vào vùng điện từ trường, thì dòng điện xoáy
truyền vào đối tượng. Điều này làm tăng tải trong cảm biến, làm giảm biên độ
của điện từ trường. Mạch trigger giám sát biên độ dao động khi đạt đến mức
định trước thì nó chuyển đổi trạng thái ngõ ra của cảm biến. Khi đối tượng di
chuyển khỏi cảm biến, thì biên độ dao động tăng lên. Khi đến giá trị định trước
thì mạch trigger chuyển đổi trạng thái ngõ ra trở về điều kiện bình thường.
Hình 3.13: Cảm biến tiếp cận điện cảm
Các cảm biến có thể phát hiện các đối tượng cách xa vài centimeter.
Nhưng hướng của đối tượng có thể là bất kỳ như hình 3.14. Từ trường của
các cảm biến không bọc bao phủ xung quanh đầu của cuộn dây lớn hơn.
Bằng cách lắp thêm vỏ bọc kim loại thì từ trường sẽ nhỏ hơn, nhưng hướng
của đối tượng nhận biết được cải thiện hơn.
Không có Có đối tượng Không có
đối tượng đối tượng
3 Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong điều khiển logic Châu Chí Đức
28
Hình 3.14: Cảm biến bọc và không bọc vỏ kim loại
3.1.3.6 Cảm biến siêu âm (Ultrasonic sensor)
Cảm biến siêu âm phát ra âm thanh trên ngưỡng nghe bình thường
16kHz. Thời gian được yêu cầu để âm thanh di chuyển đến mục tiêu và phản
hồi trở về tỷ lệ với khoảng cách mục tiêu. Có hai loại cảm biến là:
- Tĩnh điện (electrostatic): Sử dụng hiệu ứng điện dung. Phạm vi lớn và
băng thông rộng hơn nhưng độ nhạy cao hơn với đối tượng ẩm ướt.
- Áp điện (piezoelectric): Dựa vào phần tử áp điện thạch anh.
Các cảm biến này có thể rất hiệu quả cho các ứng dụng như đo mức
chất lỏng trong thùng chứa.
3.1.3.7 Hiệu ứng Hall (Hall Effect)
Các công tắc hiệu ứng Hall cơ bản là các transistor có thể chuyển mạch
bởi từ trường. Các ứng dụng của chúng thì rất giống với reed switch, nhưng vì
chúng chỉ là chất bán dẫn nên chúng phù hợp với các chuyển động. Các máy
móc tự động hóa thường sử dụng chúng để thực hiện khởi động và phát hiện
vị trí dừng.
3.1.3.8 Lưu lượng (Fluid Flow)
Hình 3.15: xác định lưu lượng dòng chảy với cảm biến tiếp cận cảm
Châu Chí Đức 3 Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong điều khiển logic
29
Chúng ta có thể thay thế các cảm biến phức tạp bằng các cảm biến đơn
giản. Hình 3.15 cho thấy một phao kim loại trong một kênh hình nón. Tốc độ
dòng chảy tăng áp lực đẩy phao lên trên. Dạng hình nón của phao đảm bảo vị
trí của chất lỏng tỷ lệ với tốc độ dòng chảy. Một cảm biến tiếp cận điện cảm có
thể được định vị để nó phát hiện khi phao đạt đến độ cao nào đó, và hệ thống
đạt đến tốc độ dòng chảy đã định.
3.1.4 Tóm tắt
• Cảm biến Sourcing cho phép dòng điện chảy từ cực L+ của nguồn.
• Cảm biến Sinking cho phép dòng điện chảy từ cực L- của nguồn..
• Cảm biến quang có thể sử dụng chùm tia phản xạ, đầu phát và đầu thu và
ánh sáng phản xạ để phát hiện đối tượng.
• Cảm biến điện dung có thể phát hiện kim loại và các vật liệu khác.
• Cảm biến điện cảm phát hiện được kim loại.
• Cảm biến hiệu ứng Hall và reed switch có thể phát hiện được nam châm.
• Cảm biến siêu âm sử dụng sóng âm để phát hiện các phần tử cách xa nhiều
meter.
3.2 Cơ cấu chấp hành
3.2.1 Giới thiệu
Cơ cấu chấp hành được sử dụng để biến đổi năng lượng điện thành
chuyển động cơ học.
3.2.2 Solenoid
Solenoid là cơ cấu chấp hành thông dụng nhất. Nguyên lý hoạt động cơ
bản là sự di chuyển lõi sắt (piston) trong cuộn dây (hình 3.16). Bình thường
piston được giữ bên ngoài cuộn dây. Khi cuộn dây được cấp điện, cuộn dây
sinh ra từ trường hút piston và kéo nó vào trung tâm của cuộn dây. Ứng dụng
quan trọng nhất của solenoid là điều khiển các van khí nén, thủy lực và khóa
cửa xe.
Không có điện có điện
Hình 3.16: Solenoid
Cần chú ý là các cuộn cảm có thể tạo ra điện áp gai nhọn và có thể cần
các bộ giảm sốc. Mặc dù vậy hầu hết trong các ứng dụng công nghiệp có điện
áp thấp và dòng điện định mức, chúng có thể được kết nối trực tiếp với các
ngõ ra của PLC. Hầu hết các solenoid công nghiệp sử dụng nguồn cung cấp
24Vdc và dòng định mức một vài trăm mA.
3 Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong điều khiển logic Châu Chí Đức
30
3.2.3 Van điều khiển (VALVE)
Dòng chất lỏng và khí có thể được điều khiển bằng các van điều khiển
solenoid. Ví dụ van điều khiển solenoid được cho ở hình 3.17.
solenoid
solenoid
Khí ra Khí vào
Khí vào Khí ra
Hình 3.17: Một solenoid điều khiển van 5 cửa 2 vị trí
Các loại van được liệt kê dưới đây. Theo tiêu chuẩn, thuật ngữ ‘n-cửa’
(n-cửa) để chỉ định số lượng kết nối các ngõ vào và ra của van. Trong một vài
trường hợp có cửa để xả khí ra. Việc thiết kế thường đóng/thường mở cho
biết điều kiện van khi mất nguồn cấp.
· Van 2 cửa, 2 vị trí thường đóng (van 2/2): Các van này có 1 cửa vào và
một cửa ra. Khi mất nguồn cung cấp thì ở vị trí thường đóng. Khi có
nguồn cung cấp, thì van mở cho phép dòng khí hay chất lỏng chảy qua.
Các van này được sử dụng để cho phép dòng chảy.
· Van 2 cửa, 2 vị trí thường mở (van 2/2): Các van này có một cửa vào và
một cửa ra. Khi mất nguồn thì mở cho phép dòng chảy. Khi có nguồn,
van đóng. Các van này được sử dụng để ngắt dòng chảy.
· Van 3 cửa, 2 vị trí thường đóng (van 3/2): Các van này có cửa vào, cửa
ra và cửa xả khí. Khi mất nguồn thì cửa ra được nối với cửa xả khí. Khi
có nguồn thì cửa vào được nối với cửa ra. Các van này được sử dụng
cho các cylinder tác động đơn.
· Van 3 cửa, 2 vị trí thường mở (van 3/2): Các van này có cửa vào, cửa
ra và cửa xả khí. Khi mất nguồn thì cửa vào được nối với cửa ra. Khi có
nguồn thì van nối cửa ra với cửa xả khí. Các van này được sử dụng
cho các cylinder tác động đơn.
· Van 3 cửa, 2 vị trí đa năng (van 3/2): Các van này có 3 cửa. Một trong
các cửa hoạt động như là cửa vào hoặc cửa ra, và được nối đến một
trong hai cửa khác khi mất nguồn hoặc có nguồn. Các van này có thể
Châu Chí Đức 3 Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong điều khiển logic
31
được sử dụng để làm chuyển hướng dòng chảy, hoặc chọn nguồn qua
lại.
· Van 4 cửa, 2 vị trí (van 4/2): Các van này có 4 cửa, 1 vào, 2 ra và 1 cửa
xả khí. Khi có nguồn van nối các cửa vào với các cửa ra và ngược lại.
Các van này được sử dụng với các cylinder tác động kép.
· Van 5 cửa, 2 vị trí (van 5/2): Các van này có 5 cửa, 1 vào, 2 ra và 2 cửa
xả khí.
· Van 4 cửa, 3 vị trí (van 4/3): Các van này có 4 cửa, 1 vào, 2 ra và 1 xả.
Ở trạng thái bình thường (không có nguồn năng lượng) thì các cửa
vào/ra đều bị chặn. Van này được sử dụng để điều khiển vị trí các
cylinder.
· Van 5 cửa, 3 vị trí (van 5/3): Van này có 5 cửa, 1 vào, 2 ra và 2 cửa xả.
Tương tự như van 4/3, van này được sử dụng để điều khiển vị trí các
cylinder.
Ký hiệu của các van được cho ở hình 3.18. Khi sử dụng trong các bản vẽ
thì vẽ ở trạng thái không được cấp nguồn năng lượng. Mũi tên chỉ đường dẫn
dòng chảy đến các vị trí khác. Biểu tượng tam giác nhỏ để chỉ cửa xả khí.
Ký hiệu
Loại van
Điều khiển bằng khí nén Điều khiển bằng solenoid
Van 2 cửa, 2 vị trí
Thường đóng
Thường mở
Thường đóng
Thường mở
Van 3 cửa, 2 vị trí
Thường đóng
Thường mở
Thường đóng
Thường mở
3 Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong điều khiển logic Châu Chí Đức
32
Van 4 cửa, 2 vị trí
Hoặc
Van 5 cửa, 2 vị trí
Hoặc
Van 4 cửa, 3 vị trí
Van 5 cửa, 3 vị trí
Hình 3.18 Ký hiệu các van điều khiển bằng khí và solenoid
Khi chọn lựa van, cần chú ý một số chi tiết sau:
- Kích thước ống: Cửa vào và ra theo tiêu chuẩn NPT (national pipe thread).
- Tốc độ dòng chảy: Tốc độ dòng chảy cực đại thường được cung cấp
cho các van thủy lực.
- Áp suất hoạt động: Áp suất hoạt động cực đại phải được chỉ báo. Một
vài van có yêu cầu áp suất tối thiểu để hoạt động.
- Nguồn điện: Các cuộn dây solenoid yêu cầu được cung cấp một điện
áp và dòng điện cố định (AC hoặc DC).
- Thời gian đáp ứng: Đây là thời gian để van đóng/mở hoàn toàn. Thời
gian tiêu biểu cho các van nằm trong phạm vi từ 5ms đến 150ms.
- Vỏ bọc: Vỏ bọc cho các van được xếp theo loại:
Loại 1 hoặc 2: Sử dụng trong nhà, yêu cầu bảo vệ chống nước.
Loại 3: Sử dụng ngoài trời, chống bụi bặm và mưa gió.
Loại 3R hoặc 3S hoặc 4: Chống nước và bụi.
Loại 4X: Chống nước, bụi và sự ăn mòn.
3.2.4 Xy lanh (CYLINDER)
Châu Chí Đức 3 Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong điều khiển logic
33
Cylinder sử dụng áp lực khí hoặc chất lỏng để tạo lực/chuyển động tuyến
tính (hình 3.19). Trong hình, dòng chất lỏng được bơm vào một phía của
cylinder làm dịch chuyển piston về phía còn lại. Chất lỏng ở phía này được
thoát tự do. Lực tác dụng lên cylinder tỷ lệ với diện tích bề mặt của piston.
Công thức tính lực:
F= P.A
A
FP = Với P: Áp suất thủy lực
F: Lực đẩy piston
A: Diện tích piston
Hình 3.19 Mặt cắt của một cylinder thủy lực
Cylinder tác động đơn yêu cầu cung cấp lực khi duỗi ra và sử dụng lò xo
để co về. Còn cylinder tác động kép thì cung cấp lực ở cả hai phía.
Hình 3.20 cylinder tác động đơn và cylinder tác động kép
Các cylinder từ thường được sử dụng trong điều khiển khí nén. Trên đầu
của piston có một mảnh nam châm. Khi nó di chuyển đến vị trí giới hạn thì các
công tắc reed switch sẽ phát hiện ra.
3.2.5 Động cơ
Động cơ là cơ cấu chấp hành thông thường, nhưng đối với ứng dụng
cho điều khiển nhị phân thì đặc điểm của nó không quan trọng. Điều khiển
logic tiêu biểu của các động cơ là đóng cắt điện cho nó. Các động cơ có dòng
3 Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong điều khiển logic Châu Chí Đức
34
điện nhỏ có thể đấu trực tiếp vào các ngõ ra của PLC, còn đối với các động
cơ công suất lớn thì sử dụng relay hay contactor hoặc bộ khởi động động cơ.
Các động cơ sẽ được khảo sát chi tiết hơn ở chương các cảm biến và cơ cấu
chấp hành analog (tập 2).
3.2.6 Các cơ cấu chấp hành khác
Ngoài các cơ cấu chấp hành kể trên còn có nhiều loại cơ cấu chấp hành
khác nhau trong điều khiển logic. Một số cơ cấu chấp hành thường được sử
dụng relay và contactor.
Ngoài ra có một số cơ cấu chấp hành khác:
- Lò nhiệt: Thường được điều khiển bằng relay, đóng và cắt điện để
giữ nhiệt độ nằm trong một phạm vi nào đó.
- Đèn báo: Đèn báo được sử dụng cho hầu hết các máy móc để chỉ
báo trạng thái máy và cung cấp thông tin cho người vận hành. Hầu
hết các đèn báo có dòng điện thấp và được kết nối trực tiếp đến
PLC.
- Còi/chuông báo: Còi hay chuông báo có thể được sử dụng cho các
máy móc không được giám sát hoặc đang bị nguy hiểm. Chúng
thường được nối trực tiếp với các ngõ ra của PLC.
Châu Chí Đức 4 Bộ điều khiển lập trình PLC Simatic S7-200
35
4 Bộ điều khiển lập trình PLC Simatic S7-200
4.1 Cấu hình cứng
4.1.1 Khối xử lý trung tâm
PLC S7-200 là thiết bị điều khiển lập trình loại nhỏ (micro PLC) của hãng
Siemens (CHLB Đức) có cấu trúc theo kiểu modul và có các modul mở rộng.
Thành phần cơ bản của S7 - 200 là khối xử lý trung tâm (CPU: Central
Processing Unit) bao gồm hai chủng loại: CPU 21x và CPU 22x. Mỗi chủng
loại có nhiều CPU. Loại CPU 21x ngày nay không còn sản xuất nữa, tuy nhiên
hiện vẫn còn sử dụng rất nhiều trong các trường học và trong sản xuất. Tiêu
biểu cho loại này là CPU 214. CPU 214 có các đặc tính như sau:
- Bộ nhớ chương trình (chứa trong EEPROM): 4096 Byte (4 kByte)
- Bộ nhớ dữ liệu (Vùng nhớ V): 4096 Byte (trong đó 512 Byte chứa
trong EEPROM)
- Số lượng ngõ vào:14 , và
- Số lượng ngõ ra: 10 ngõ ra digital tích hợp trong CPU
- Số module mở rộng: 7 gồm cả module analog
- Số lượng vào/ra số cực đại: 64
- Số lượng Timer :128 Timer chia làm 3 loại theo độ phân giải khác
nhau: 4 Timer 1ms, 16 Timer 10 ms và 108 Timer có độ phân giải
100ms.
- Số lượng Counter: 128 bộ đếm chia làm hai loại: 96 Counter Up và 32
Counter Up/Down.
- Bit memory (Vùng nhớ M): 256 bit
- Special memory (SM) : 688 bit dùng để thông báo trạng thái và đặt
chế độ làm việc.
- Có phép tính số học
4 Bộ điều khiển lập trình PLC Simatic S7-200 Châu Chí Đức
36
- Bộ đếm tốc độ cao (High-speed counters): 2 counter 2 KHz và 1
counter 7 KHz
- Ngõ vào analog tích hợp sẵn (biến trở): 2.
- Các chế độ ngắt và xử lý ngắt gồm: ngắt truyền thông, ngắt theo sườn
lên hoặc xuống, ngắt thời gian, ngắt của bộ đếm tốc độ cao và ngắt
truyền xung.
Toàn bộ vùng nhớ không bị mất dữ liệu trong khoảng thời gian 190 giờ
khi PLC bị mất nguồn nuôi.
Sơ đồ bề mặt của bộ điều khiển logic khả trình S7-200 CPU 214 được
cho như hình 4.1.
SIEMENS
SIMATIC
S7-200
CPU 214SF
RUN
STOP
I1.0
I1.1
I1.2
I1.3
I1.4
I1.5
I0.0
I0.1
I0.2
I0.3
I0.4
I0.5
I0.6
I0.7
Q1.0
Q1.1
Q0.0
Q0.1
Q0.2
Q0.3
Q0.4
Q0.5
Q0.6
Q0.7
Hình 4.1: Bộ điều khiển lập trình S7-200 CPU 214
* Mô tả các đèn báo trên CPU 214:
- SF (Đèn đỏ): Đèn đỏ SF báo hiệu hệ thống bị lỗi. Đèn SF sáng
lên khi PLC có lỗi.
- RUN ( Đèn xanh): cho biết PLC đang ở chế độ làm việc và thực hiện
chương trình được nạp vào trong bộ nhớ chương
trình của PLC.
- STOP (Đèn vàng): Đèn vàng STOP chỉ định PLC đang ở chế độ
dừng. Dừng chương trình đang thực hiện lại.
- I x.x (Đèn xanh): Đèn xanh ở cổng vào chỉ định trạng thái tức thời
của cổng ( x.x = 0.0 - 1.5). Đèn này báo hiệu trạng
thái của tín hiệu theo giá trị logic của cổng.
Báo trạng thái
ngõ vào/ra
Báo trạng
thái CPU
Ngõ vào
Ngõ ra
Card nhớ
Kiểu hoạt động
Biến trở
Cổng PPI
Nối đến thiết
bị lập trình
4 Bộ điều khiển lập trình PLC Simatic S7-200
37
- Qy.y (Đèn xanh): Đèn xanh ở cổng ra chỉ định trạng thái tức thời của
cổng ( y.y = 0.0 - 1.1). Đèn này báo hiệu trạng thái
của tín hiệu theo giá trị logic của cổng.
Hiện nay, CPU 22x với nhiều tính năng vượt trội đã thay thế loại CPU
21x và hiện đang được sử dụng rất nhiều. Tiêu biểu cho loại này là CPU 224.
Thông tin về CPU 22x được cho như bảng 4.1 và hình dáng CPU 224 ở hình 4.2.
Đặc điểm CPU 221 CPU 222 CPU 224 CPU 224XP CPU 226
I/O trên CPU
Digital
Analog
6DI/4DO
-
8DI/6DO
-
14DI/10DO
-
14DI/10DO
2AI/1AO
24DI/16DO
-
Số module mở rộng
max. 0 2 7 7 7
Bộ nhớ chương
trình 4KB 4KB 8KB 12KB 16KB
Bộ nhớ dữ liệu 2KB 2KB 8KB 10KB 10KB
Thời gian xử lý 0,37 µs 0,37 µs 0,37 µs 0,37 µs 0,37 µs
Memory
bits/counters/timers 256/256/256 256/256/256 256/256/256 256/256/256 256/256/256
High-speed
counters 4 x 30 kHz 4 x 30 kHz 6 x 30 kHz
4 x 30 kHz
2x 200 kHz 6 x 30 kHz
Real-time clock card card Tích hợp Tích hợp Tích hợp
Ngõ ra xung 2 x 20 kHz 2 x 20 kHz 2 x 20 kHz 2 x 100 kHz 2 x 20 kHz
Cổng giao tiếp 1x RS-485 1x RS-485 1x RS-485 2x RS-485 2x RS-485
Biến trở analog trên
CPU 1 1 2 2 2
Bảng 4.1: Bảng dữ liệu về CPU họ 22x
* Chọn chế độ làm việc cho PLC
Công tắc chọn chế độ làm việc nằm ở phía trên, có ba vị trí cho phép
chọn các chế độ làm việc khác nhau của PLC:
- RUN: Cho phép PLC thực hiện chương trình trong bộ nhớ. PLC S7-200
sẽ rời khỏi chế độ RUN và chuyển sang chế độ STOP nếu trong
máy có sự cố, hoặc trong chương trình gặp lệnh STOP.
4 Bộ điều khiển lập trình PLC Simatic S7-200 Châu Chí Đức
38
- STOP: Cưỡng bức PLC dừng chương trình đang chạy và chuyển sang
chế độ STOP. Ở chế độ STOP, PLC cho phép hiệu chỉnh, nạp,
xóa một chương trình.
- TERM: Cho phép người dùng từ máy tính quyết định chọn một trong hai
chế độ làm việc cho PLC hoặc RUN hoặc STOP.
Hình 4.2: Bộ điều khiển lập trình CPU 224
* Cổng truyền thông
S7-200 sử dụng cổng truyền thông nối tiếp RS485 với phích nối 9 chân
để phục vụ cho việc ghép nối với thiết bị lập trình hoặc với các trạm PLC khác.
Tốc độ truyền cho máy lập trình kiểu PPI là 9600 baud. Tốc độ truyền cung
cấp của PLC theo kiểu tự do là từ 300 baud đến 38400 baud.
Để ghép nối S7-200 với máy lập trình PG720 (hãng Siemens) hoặc với
các loại máy lập trình thuộc họ PG7xx có thể sử dụng một cáp nối thẳng qua
MPI. Cáp đó đi kèm theo máy lập trình.
Ghép nối S7-200 với máy tính PC qua cổng RS-232 cần có cáp nối
PC/PPI với bộ chuyển đổi RS232/RS485, và qua cổng USB ta có cáp
USB/PPI.
* Card nhớ, pin, clock (CPU 221, CPU222)
S7-200 cung cấp nhiều biện pháp đảm bảo cho chương trình người
dùng, dữ liệu chương trình và cấu hình dữ liệu được duy trì sau:
Khe cắm
- Memory
Module
- Battery
Module,
- Clock Module
(221, 222)
LED báo trạng
thái CPU
Cổng truyền
thông
Đầu nối có thể tháo rời
(trên 224, 226)
Lỗ bắt chặt
vào vách
Biến trở
chỉnh giá trị
analog
LED báo trạng
thái I/O
Chốt khóa module
trên giá đỡ
4 Bộ điều khiển lập trình PLC Simatic S7-200
39
Một tụ điện với điện dung lớn cho phép nuôi bộ nhớ RAM sau khi bị mất
nguồn điện cung cấp. Tùy theo loại CPU mà thời gian lưu trữ có thể kéo dài
nhiều ngày. Chẳng hạn ở CPU 224 là khoảng 100 giờ
Vùng nhớ EEPROM cho phép lưu chương trình, các vùng nhớ được
người dùng chọn chứa vào EEPROM và cấu hình dữ liệu.
Cho phép gắn thêm Pin để nuôi RAM và cho phép kéo dài thêm thời gian lưu
trữ dữ liệu, có thể lên đến 200 ngày kể từ khi mất nguồn điện. Nguồn của Pin
sẽ được lấy sau khi tụ điện đã xả hết.
- Card Clock / Battery module: đồng hồ thời gian thực (Real-time clock)
cho CPU 221, 222 và nguồn pin để nuôi đồng hồ và lưu dữ liệu. Thời
gian sử dụng đến 200 ngày.
* Biến trở chỉnh giá trị analog:
Hai biến trở này được sử dụng như hai ngõ vào analog cho phép điều
chỉnh các biến cần phải thay đổi và sử dụng trong chương trình.
4.1.2 Khối mở rộng
Trên các CPU đã tích hợp sẵn một số các ngõ vào và ngõ ra số, chẳng hạn
như CPU 224 DC/DC/DC có sẵn 16 ngõ vào và 14 ngõ ra. Tuy nhiên trong
thực tế , xuất phát từ yêu cầu điều khiển như: cần nhiều hơn số ngõ vào/ra có
sẵn, có sử dụng tín hiệu analog hay có các yêu cầu về truyền thông, nối mạng
các PLC…mà ta phải gắn thêm vào CPU các khối mở rộng (Expansion
module) có các chức năng khác nhau (bảng 4.2).
4.1.2.1 Digital module
Các module số gắn thêm vào khối CPU để mở rộng số lượng các ngõ
vào/ra số.
· Khối ngõ vào số DI (Digital Input): Siemens sản xuất các khối ngõ vào số
như: DI8 x 24VDC, DI8 x AC120/230V, DI16 x 24VDC.
· Khối ngõ ra số (Digital Output): Các ngõ ra này được chia ra làm 3 loại là
ngõ ra DC, ngõ ra AC và ngõ ra relay. Điện áp ngõ ra có thể là 24Vdc
hoặc 230Vac tùy loại, với số lượng ngõ ra có thể là 4 hoặc 8.
memory
module
Clock/
Battery
module Battery
module
Hình 4.3: Hình dáng các module
- Card nhớ: Được sử dụng để lưu trữ
chương trình. Chương trình chứa trong
card nhớ bao gồm: program block, data
block, system block, công thức
(recipes), dữ liệu đo (data logs), và các
giá trị cưỡng bức (force values).
- Card pin: Dùng để mở rộng thời gian
lưu trữ các dữ liệu có trong bộ nhớ.
Nguồn pin được tự động chuyển sang
khi tụ trong PLC cạn. Pin có thể sử
dụng đến 200 ngày.
4 Bộ điều khiển lập trình PLC Simatic S7-200 Châu Chí Đức
40
Ngoài ra còn có sự kết hợp các ngõ vào và ra số trên cùng một module.
4.1.2.2 Analog module
Ngoại trừ CPU 224XP có tích hợp sẵn 2 ngõ vào và 1 ngõ ra analog
(2AI/1AO) để kết nối với ngoại vi nhận và phát tín hiệu analog, thì hầu hết các
CPU khác của họ S7-200 đều không có tích hợp sẵn. Vì vậy khi điều khiển với
tín hiệu analog thì yêu cầu người sử dụng phải gắn thêm các khối analog.
· Khối ngõ vào tương tự AI (Analog Input): Tín hiệu analog ngõ vào có thể
là tín hiệu điện áp hoặc dòng điện. Tùy thuộc vào tín hiệu analog cần đọc
là loại nào mà người sử dụng có thể cài đặt cho phù hợp bằng các công
tắc được gắn trên module (Chi tiết xem chương xử lý tín hiệu analog).
Hiện có các khối ngõ vào: 4AI, 8AI. Đối với tín hiệu analog được tạo ra
bởi thermocoupe (cặp nhiệt) và RTD thì sử dụng các module đo nhiệt
tương ứng (bảng 4.2).
· Khối ngõ ra tương tự AO (Analog Output): Tín hiệu tương tự này có thể là
điện áp hoặc dòng điện tùy theo người dùng cài đặt. Tín hiệu ra là điện
áp nằm trong khoảng ± 10Vdc tương ứng với giá trị số từ -32000 tới +
32000 và tín hiệu dòng điện nằm trong khỏang từ 0 - 20mA tương ứng
với giá trị số từ 0 tới +32000.
Ngoài các khối trên còn có các khối có sự kết hợp cả 2 loại tín hiệu
vào và ra analog trên cùng một khối.
Các khối mở
rộng Loại
Digital module
Input 8 x DC In 8 x AC In 16 x DC In
Output 4 x DC Out 4 x Relay 8 x Relay
8 x DC Out 8 x AC Out
Tổ hợp
4 x DC In/
4 x DC Out
8 x DC In/
8 x DC Out
16 x DC In/
16x DC Out
32 x DC In/
32x DC Out
4 x DC In/
4 x Relay
8 x DC In/
8 x Relay
16 x DC In/
16x DC Out
32 x DC In/
32x Relay
Analog module
Input 4 x Analog In 8 x Analog In 4xThermocouple In
2 x RTD In 2 x RTD In
Output 2 x Analog Out 4 x Analog Out
Tổ hợp
4 x Analog In
4 x Analog Out
Intelligent module
Position Modem PROFIBUS-DP
Ethernet Ethenet IT
Các module khác
AS-Interface SIWAREX MS
4 Bộ điều khiển lập trình PLC Simatic S7-200
41
Bảng 4.2: Các loại khối mở rộng
4.1.2.3 Intelligent module
Các PLC S7-200 có thể nối vào các loại mạng khác nhau để tăng cường
khả năng mở rộng, truyền thông với các thiết bị khác trong hệ thống tự động
hóa.
- Master trong mạng AS-Interface: Giao tiếp AS-i (Actuator Sensor
Interface) hay giao tiếp actuator/sensor là hệ thống kết nối cho cấp quá
trình thấp nhất trong hệ thống tự động hóa nhằm tối ưu hóa việc kết nối
cảm biến và cơ cấu chấp hành với thiết bị tự động hóa. Với module
CP243-2 cho phép kết nối mạng AS-Interface vào PLC S7-200 và đóng
vai trò là master.
- Kết nối vào mạng PROFIBUS-DP: Các PLC S7-200 có thể kết nối vào
mạng Profibus hoạt động như một DP Slave nhờ vào khối mở rộng
EM277. Việc sử dụng EM277 cho phép PLC S7-200 có thể kết nối truyền
thông với các thiết bị trong mạng Profibus như: PLC S7-300, S7-400,
màn hình điều khiển…
- Kết nối vào mạng Ethernet: Để có thể kết nối S7-200 vào mạng Industrial
Ethernet thì cần có khối CP 243-1. Đây là khối truyền thông cho phép các
PLC S7-200 có thể được cấu hình, lập trình, chẩn đoán từ xa qua
Ethernet nhờ phần mềm STEP 7 Micro/win. Giúp cho các CPU S7-200 có
thể giao tiếp với các S7-200 khác, S7-300 hay S7-400 qua Ethernet. Các
CPU có thể sử dụng là họ CPU 22X. Có thể thực hiện cấu hình cho các
CPU vào mạng Ethernet nhờ vào Wizard (Menu Tools → Ethernet
wizard).
- Internet Technology: Khối mở rộng CP 243-1 IT cho phép các CPU S7-
200 có thể thực hiện các giám sát hay thay đổi qua trình duyệt Web từ
một PC có nối mạng. Các thông báo chẩn đoán có thể gửi qua email từ
một hệ thống. Sử dụng các chức năng IT cho phép trao đổi các tập tin dữ
liệu với các máy tính hay các hệ thống điều khiển khác. Mỗi một khối CP
243-1IT chỉ nên kết nối cho 2 CPU S7-200.
- Modem module: Cho phép kết nối trực tiếp S7-200 vào đường dây điện
thoại, và cung cấp truyền thông giữa S7-200 và Step 7- micro/Win.
Với công cụ Modem Expansion wizard cho phép thiết lập một modem ở
xa hoặc kết nối S7-200 với một thiết bị ở xa qua modem.
Khả năng truyền thông của S7-200 được cho như hình 4.4.
4.1.2.4 Function module
Là các khối chức năng thực hiện các chức năng đặc biệt như điều khiển
vị trí (position module), cân (SIWREX MS).
- Position module: Module vị trí được sử dụng để điều khiển tốc độ và vị trí
của động cơ bước (stepper motor) hoặc động cơ servo (servo motor).
Với công cụ Position Control wizard trong phần mềm STEP 7--Micro/WIN
4 Bộ điều khiển lập trình PLC Simatic S7-200 Châu Chí Đức
42
để thiết lập cấu hình cho module điều khiển vị trí. Module điều khiển vị trí
thường được sử dụng là EM253.
SIWAREX MS: Là module cân đa năng và linh hoạt, nó được sử dụng với
các hệ thống cân hoặc đo lực sử dụng PLC S7-200.
Hình 4.4: Khả năng truyền thông của PLC S7-200
4.2 Màn hình điều khiển
Trong các yêu cầu điều khiển có giám sát thì đối với các PLC S7-200
chúng ta có thể gắn thêm các màn hình để điều khiển và giám sát. Hiện có
các loại là: màn hình hiển thị dòng văn bản (Text Display), màn hình điều
khiển bằng bàn phím (Operator panel) và màn hình cảm ứng (Touch Panel).
* Bảng điều khiển hiển thị dòng văn bản (Text Display): Các màn hình này có
giá thành thấp, cho phép người vận hành máy có thể xem, giám sát bằng các
dòng văn bản và thay đổi các thông số hay chế độ hoạt động của hệ thống
điều khiển bằng các phím trên bảng điều khiển. Gồm có các loại là TD100C,
TD200C, TD 200, TD400C (hình 4.5).
Hình 4.5: Bảng điều khiển hiển thị dòng văn bản
S7-22x
Ethernet Network
PROFIBUS Network
AS-Interface Field Bus
PPI/MPI Network
ASCII Protocol
- E-Mail
- HTML
- FTP
- Teleservice
- SMS/paging
- PPI/modbus RTU
Phone Network
CP
243-2
EM
277
CP
243-1
EM
241
CP
243-1 IT
4 Bộ điều khiển lập trình PLC Simatic S7-200
43
Các bảng điều khiển này có thể được thiết lập các thông báo và nút nhấn
điều khiển dễ dàng bằng công cụ Text Display wizard (menu lệnh Tools > Text
Display Wizard) trong STEP 7--Micro/WIN.
* Operator Panel và Touch Panel: Các màn hình được ứng dụng điều khiển và
giám sát các máy móc, thiết bị nhỏ. Thời gian thiết lập cấu hình và vận hành
nhanh với phần mềm WinCC flexible. Gồm có các loại: OP 73micro, TP
177micro (màn hình này thay thế các màn hình trước TP 070/TP 170micro)
(hình 4.6).
Hình 4.6: Màn hình OP 73micro và TP 177mico.
4.3 Các vùng nhớ
Bộ nhớ của các PLC S7-200 được chia ra làm các vùng nhớ như bảng 4.3.
* Vùng nhớ đệm ngõ vào số I:
CPU sẽ đọc trạng thái tín hiệu của tất cả các ngõ vào số ở đầu mỗi chu
kỳ quét, sau đó sẽ chứa các giá trị này vào vùng nhớ đệm ngõ vào. Có thể
truy cập vùng nhớ này theo bit, Byte, Word hay Doubleword.
* Vùng nhớ đệm ngõ ra số Q:
Trong quá trình xử lý chương trình CPU sẽ lưu các giá trị xử lý thuộc
vùng nhớ ngõ ra vào đây. Tại cuối mỗi vòng quét CPU sẽ sao chép nội dung
vùng nhớ đệm này và chuyển ra các ngõ ra vật lý. Có thể truy cập vùng nhớ
này theo bit, Byte, Word hay Doubleword.
* Vùng nhớ biến V:
Sử dụng vùng nhớ V để lưu trữ các kết quả phép toán trung gian có
được do các xử lý logic của chương trình. Cũng có thể sử dụng vùng nhớ để
lưu trữ các dữ liệu khác liên quan đến chương trình hay nhiệm vụ điều khiển.
Có thể truy cập vùng nhớ này theo bit, Byte, Word hay Doubleword.
* Vùng nhớ M:
Có thể coi vùng nhớ M như là các relay điều khiển trong chương trình để lưu
trữ trạng thái trung gian của một phép toán hay các thông tin điều khiển khác.
Có thể truy cập vùng nhớ này theo bit, Byte, Word hay Doubleword.
* Vùng nhớ bộ định thời T:
4 Bộ điều khiển lập trình PLC Simatic S7-200 Châu Chí Đức
44
S7-200 cung cấp vùng nhớ riêng cho các bộ định thời, các bộ định thời
được sử dụng cho các yêu cầu điều khiển cần trì hoãn thời gian. Giá trị thời
gian sẽ được đếm tăng dần theo 3 độ phân giải là 1ms, 10ms và 100ms.
Mô tả CPU 221 CPU 222 CPU 224 CPU 224XP CPU226
Kích thước chương
trình người dùng 4 KB 4 KB 8 KB 12 KB 16 KB
Kích thước dữ liệu 2 KB 2 KB 8 KB 10 KB 10 KB
Vùng đệm vào số I0.0 … I15.7 I0.0 … I15.7 I0.0 … I15.7 I0.0 … I15.7 I0.0 … I15.7
Vùng đệm ra số Q0.0 ...Q15.7 Q0.0 ...Q15.7 Q0.0 ...Q15.7 Q0.0 ...Q15.7 Q0.0 ...Q15.7
Ngõ vào analog AIW0 ..AIW30 AIW0 ..AIW30 AIW0 ..AIW62 AIW0 ..AIW62 AIW0 ..AIW62
Ngõ ra analog AQW0…AQW30 AQW0…AQW30 AQW0…AQW62 AQW0…AQW62 AQW0…AQW62
Vùng nhớ biến (V) VB0…VB2047 VB0…VB2047 VB0…VB8191 VB0…VB10239 VB0…VB10239
Vùng nhớ cục bộ
(L) LB0…LB63 LB0…LB63 LB0…LB63 LB0…LB63 LB0…LB63
Vùng nhớ bit (M) M0.0…M31.7 M0.0…M31.7 M0.0…M31.7 M0.0…M31.7 M0.0…M31.7
Vùng nhớ đặc biệt
Chỉ đọc (SM)
SM0.0…SM179.7
SM0.0…SM29.7
SM0.0…SM299.7
SM0.0…SM29.7
SM0.0…SM549.7
SM0.0…SM29.7
SM0.0…SM549.7
SM0.0…SM29.7
SM0.0…SM549.7
SM0.0…SM29.7
Timer
Retentive on-delay
1ms
10ms
.
100ms
.
On/Off delay 1ms
10ms
.
100ms
.
256 (T0…T255)
T0, T64
T1…T4, và
T65…T68
T5…T31, và
T69…T95
T32, T96
T33 … T36, và
T97 … T100
T37 … T63, và
T101 … T255
256 (T0…T255)
T0, T64
T1…T4, và
T65…T68
T5…T31, và
T69…T95
T32, T96
T33 … T36, và
T97 … T100
T37 … T63, và
T101 … T255
256 (T0…T255)
T0, T64
T1…T4, và
T65…T68
T5…T31, và
T69…T95
T32, T96
T33 … T36, và
T97 … T100
T37 … T63, và
T101 … T255
256 (T0…T255)
T0, T64
T1…T4, và
T65…T68
T5…T31, và
T69…T95
T32, T96
T33 … T36, và
T97 … T100
T37 … T63, và
T101 … T255
256 (T0…T255)
T0, T64
T1…T4, và
T65…T68
T5…T31, và
T69…T95
T32, T96
T33 … T36, và
T97 … T100
T37 … T63, và
T101 … T255
Counter C0 … C255 C0 … C255 C0 … C255 C0 … C255 C0 … C255
Bộ đếm tốc độ cao HC0 …HC5 HC0 …HC5 HC0 …HC5 HC0 …HC5 HC0 …HC5
Bit điều khiển trình
tự (S) S0.0 …S31.7 S0.0 …S31.7 S0.0 …S31.7 S0.0 …S31.7 S0.0 …S31.7
Thanh ghi Accu AC0 … AC3 AC0 … AC3 AC0 … AC3 AC0 … AC3 AC0 … AC3
Jumps/Labels 0 … 255 0 … 255 0 … 255 0 … 255 0 … 255
Call/Subroutine 0 … 63 0 … 63 0 … 63 0 … 63 0 … 127
Interrupt routines 0 … 127 0 … 127 0 … 127 0 … 127 0 … 127
Ô nhớ sườn xung
(positive/negative) 256 256 256 256 256
PID loops 0 … 7 0 … 7 0 … 7 0 … 7 0 … 7
Port Port 0 Port 0 Port 0 Port 0, Port 1 Port 0, Port 1
Bảng 4.3: Các vùng nhớ và đặc điểm của CPU S7-200.
* Vùng nhớ bộ đếm C:
Có 3 loại bộ đếm là bộ đếm lên, bộ đếm xuống và bộ đến lên-xuống. Các
bộ đến sẽ tăng hoặc giảm giá trị hiện hành khi tín hiệu tại ngõ vào thay đổi
trạng thái từ mức thấp lên mức cao.
4 Bộ điều khiển lập trình PLC Simatic S7-200
45
* Vùng nhớ bộ đếm tốc độ cao HC (High speed Counter):
Các bộ đếm tốc độ cao được sử dụng để đếm các sự kiện tốc độ cao độc
lập với vòng quét của CPU. Giá trị đếm là số nguyên 32 bit có dấu. Để truy
xuất giá trị đếm của các bộ đếm tốc độ cao cần xác định địa chỉ của bộ đếm
tốc độ cao, sủ dụng vùng nhớ HC và số của bộ đếm, ví dụ HC0. Giá trị đếm
hiện hành của các bộ đếm tốc độ cao là các giá trị chỉ đọc và truy xuất theo
double word.
* Các thanh ghi AC (Accumulators):
Các thanh ghi AC là các phần tử đọc/ghi mà có thể được dùng để truy
xuất giống như bộ nhớ. Chẳng hạn, có thể sử dụng các thanh ghi để truy xuất
các thông số từ các chương trình con (Subroutine) và lưu trữ các giá trị trung
gian để sử dụng cho tính toán. Các CPU S7-200 có 4 thanh ghi là AC0, AC1,
AC2 và AC3. Chúng ta có thể truy xuất dữ liệu trong các thanh ghi này theo
Byte, Word, và Doubleword.
* Vùng nhớ đặc biệt SM (Special Memory):
Các bit SM là các phần tử cho phép truyền thông tin giữa CPU và
chương trình người dùng. Có thể sử dụng các bit này để chọn lựa và điều
khiển một số chức năng đặc biệt của CPU, chẳng hạn như bit lên mức 1 trong
vòng quét đầu tiên, các bit phát ra các xung có tần số 1Hz…Chúng ta truy
xuất vùng nhớ SM theo bit, byte, word, doubleword.
* Vùng nhớ cục bộ L (Local Memory Area):
Vùng nhớ này có độ lớn 64 Byte, trong đó 60 byte có thể được dùng như
vùng nhớ cục bộ hay chuyển các thông số tới các chương trình con, 4 byte
cuối dùng cho hệ thống. Vùng nhớ này tương tự như vùng nhớ biến V chỉ
khác ở chỗ các biến vùng nhớ V cho phép sử dụng ở tất cả các khối chương
trình còn vùng nhớ L chỉ có tác dụng trong phạm vi soạn thảo của một khối
chương trình mà thôi. Vị trí biến thuộc vùng nhớ L trong chương trình chính
thì không thể sử dụng ở chương trình con và ngược lại.
* Vùng nhớ ngõ vào tương tự AI (Analog Inputs):
Các PLC S7-200 chuyển giá trị một tương tự (chẳng hạn điện áp hay
nhiệt độ) thành giá trị số và chứa vào một vùng nhớ 16 bit. Bởi vì các giá trị
tương tự chiếm một vùng nhớ word nên chúng luôn luôn có các giá trị word
chẵn, chẳng hạn như AIW0, AIW2, AIW4..và là các giá trị chỉ đọc.
* Vùng nhớ ngõ ra tương tự AQ (Analog Outputs):
Các PLC S7-200 chuyển một giá trị số 16 bit sang giá trị điện áp hoặc
dòng điện, tương ứng với giá trị số (digital). Giống như các ngõ vào tương tự
chúng ta chỉ có thể truy xuất các ngõ ra tương tự theo word. Và là các giá trị
word chẵn, chẳng hạn như AQW0, AQW2, AQW4.
4 Bộ điều khiển lập trình PLC Simatic S7-200 Châu Chí Đức
46
4.4 Qui ước địa chỉ trong PLC S7-200
4.4.1 Truy xuất theo bit
Để truy xuất địa chỉ theo dạng Bit chúng ta xác định vùng nhớ, địa chỉ
của Byte và địa chỉ của Bit.
Ví dụ:
Trong hình 4.7 là bản đồ vùng nhớ của bộ đệm dữ liệu ngõ vào I
(Process Image Input). Bản đồ của các vùng nhớ khác cũng có cấu trúc tương
tự như vậy. Bit thấp nhất là bit 0 nằm bên phải và bit cao nhất là bit 7 nằm bên
trái. Do đó chúng ta hoàn toàn có thể khai báo tương tự như ví dụ trên, chẳng
hạn như: Q1.0, V5.2, M0.1…Dung lượng của các vùng nhớ phụ thuộc vào loại
CPU mà chúng ta sử dụng.
4.4.2 Truy xuất theo byte (8 bit)
Khi truy xuất dữ liệu theo byte, chúng ta xác định vùng nhớ, và thứ tự của
byte cần truy xuất.
Ví dụ:
Tương tự như ví dụ ta khai báo cho các vùng nhớ khác, chẳng hạn như
IB3, MB2, QB5..
4.4.3 Truy xuất theo word (16 bit)
Đối với truy xuất vùng nhớ theo dạng word chúng ta cũng cần xác định
vùng nhớ cần truy xuất, khai báo dạng word và địa chỉ của word trong vùng
nhớ. Mỗi một vùng nhớ dạng word sẽ gồm 2 byte và được gọi là byte thấp và
byte cao.
Ví dụ:
Chú ý:
7 6 5 4 3 2 1 0
Byte 0
Byte 1
Byte 2
Byte 3
Bit
Hình 4.7: Vùng nhớ ngõ vào I
4 Bộ điều khiển lập trình PLC Simatic S7-200
47
- Đối với tín hiệu tương tự (Analog) thì chúng ta chỉ có một dạng truy
xuất duy nhất là truy xuất theo word. Điều này là do mỗi tín hiệu tương
tự sẽ ứng với một giá trị số nguyên 16 bit. Ví dụ: AIW0, AIW2,
AQW0…
- Khi truy xuất địa chỉ theo word thì hai word liền kề nhau bắt buộc cách
nhau 2 byte. Ví dụ ta cần chứa 2 dữ liệu dạng số interger vào vùng
biến V, thì dữ liệu thứ nhất giả sử chứa vào VW20 thì word kế tiếp lưu
dữ liệu thứ hai là VW22.
4.4.4 Truy xuất theo 2 word (Double word = 32 bit)
Khi truy xuất vùng nhớ 32 bit, tương ứng với 4 byte. Trong đó gồm có
word thấp, word cao và byte thấp, byte cao.
Ví dụ: VD100
Bảng tóm tắt việc truy xuất các vùng nhớ theo bit, byte, word và double
word được cho ở bảng 4.4.
Cách truy xuất CPU 221 CPU 222 CPU 224 CPU 224XP CPU 226
Truy xuất Bit (byte.bit) I
Q
V
M
SM
S
T
C
L
0.0 ... 15.7
0.0 ... 15.7
0.0 ... 2047.7
0.0 ... 31.7
0.0 ... 165.7
0.0 ... 31.7
0 ... 255
0 ... 255
0.0 ... 63.7
0.0 ... 15.7
0.0 ... 15.7
0.0 ... 2047.7
0.0 ... 31.7
0.0 ... 299.7
0.0 ... 31.7
0 ... 255
0 ... 255
0.0 ... 63.7
0.0 ... 15.7
0.0 ... 15.7
0.0 ... 8191.7
0.0 ... 31.7
0.0 ... 549.7
0.0 ... 31.7
0 ... 255
0 ... 255
0.0 ... 63.7
0.0 ... 15.7
0.0 ... 15.7
0.0 ... 10239.7
0.0 ... 31.7
0.0 ... 549.7
0.0 ... 31.7
0 ... 255
0 ... 255
0.0 ... 63.7
0.0 ... 15.7
0.0 ... 15.7
0.0 ... 10239.7
0.0 ... 31.7
0.0 ... 549.7
0.0 ... 31.7
0 ... 255
0 ... 255
0.0 ... 63.7
Truy xuất Byte IB
QB
VB
MB
SMB
SB
LB
AC
KB (Constant)
0 ... 15
0 ... 15
0 ... 2047
0 ... 31
0 ... 165
0 ... 31
0 ... 63
0 ... 3
KB (Constant)
0 ... 15
0 ... 15
0 ... 2047
0 ... 31
0 ... 299
0 ... 31
0 ... 63
0 ... 3
KB (Constan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kỹ thuật điều khiển lập trình plc Simatic S7-200.pdf