Kum Jul trong văn hóa dân gian Hàn Quốc

Tài liệu Kum Jul trong văn hóa dân gian Hàn Quốc: KUM JUL TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN HÀN QUỐC Trong văn hóa dân gian Hàn Quốc, kum jul có vị trí rất quan trọng. Tất cả các sự vật như đường sơn, seo nang dang (1), tháp, cây cổ thụ, cột sot tae (2), con suối lớn trong làng,... đều có mặt kum jul, nhất là các dịp năm mới hay lễ hội. Đặc biệt, trong các nghi lễ kut (hoặc goot) (3) tại nhà các mudang (4) hay ma eul goot (5) thì kum jul là vật không thể thiếu. Theo tiếng Hàn,kum julcó nghĩa làdây thừng, một loại dây được bện bằng rơm, nhưng cũng có khi được tạo nên từ một chất liệu khác. Theo Joo Kang Huyn, ở những hòn đảo hiếm rơm, người tacó thểsử dụngmột loại vật liệu khác, chẳng hạncây sắn dây;các cư dân vùngSiberiathường sử dụnglông đuôingựa để làmkum jul,trong khi đó ởMông Cổ,kum jullại đượcbện bằng lông thú(6). 1. Kum-jul với vai trò là vật để xác định khu vực thiêng Vào dịp năm mới, người Hàn thường có những nghi lễ mang màu sắc tâm linh. Một trong những nghi lễ ấy là treokum julở nhà, quanh nhà, trên những t...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kum Jul trong văn hóa dân gian Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KUM JUL TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN HÀN QUỐC Trong văn hóa dân gian Hàn Quốc, kum jul có vị trí rất quan trọng. Tất cả các sự vật như đường sơn, seo nang dang (1), tháp, cây cổ thụ, cột sot tae (2), con suối lớn trong làng,... đều có mặt kum jul, nhất là các dịp năm mới hay lễ hội. Đặc biệt, trong các nghi lễ kut (hoặc goot) (3) tại nhà các mudang (4) hay ma eul goot (5) thì kum jul là vật không thể thiếu. Theo tiếng Hàn,kum julcó nghĩa làdây thừng, một loại dây được bện bằng rơm, nhưng cũng có khi được tạo nên từ một chất liệu khác. Theo Joo Kang Huyn, ở những hòn đảo hiếm rơm, người tacó thểsử dụngmột loại vật liệu khác, chẳng hạncây sắn dây;các cư dân vùngSiberiathường sử dụnglông đuôingựa để làmkum jul,trong khi đó ởMông Cổ,kum jullại đượcbện bằng lông thú(6). 1. Kum-jul với vai trò là vật để xác định khu vực thiêng Vào dịp năm mới, người Hàn thường có những nghi lễ mang màu sắc tâm linh. Một trong những nghi lễ ấy là treokum julở nhà, quanh nhà, trên những tảng đá lớn, các ngả đường đi..., đặc biệt là tại khu vực tổ chức ma eul goot. Kum jullànét văn hóa nghi lễ độc đáođã ănvào tiềm thức dân tộc Hàn. Vì thế, việc bện dây và căng dây ngay từ đầu đã được xác định là một công việc hết sức linh thiêng, nghiêm túc. Trước khi thực hiện thao tác này, người ta phải tắm gội sạch sẽ, và bệnkum julbằng tấm lòng thành kính, gửi gắm vào đó những mong mỏi cho một năm mới an khang thịnh vượng. Chính vì tính chất linh thiêng đó mà việc bệnkum julnhân dịp năm mới không chỉ đơn thuần là quá trình chuẩn bị chomaeul gootmà chính là cốt lõi của nghi lễ này. Chuẩn bị xong, người ta treokum julở cổng làng. Ngoài mục đích phân định ranh giới giữathiêngvàtục, sự có mặt củakum jultrong mỗi dịpmaeul gootcòn được xem là một hình thứcngăn cản sự xâm nhập của các tạp thầnvà báo hiệu cho người ngoài làng không được phép bước qua cổng làng, nếu không sẽbị thánh vật. Nói cách khác,kum julđã được linh thiêng hóa trở thành vị thần bảo vệ khu vực thiêng liêng.Trong không gian linh thiêng ấy,toàn bộ dân làng sẽ tiến hành các nghi lễ đểcầu mong sự bình an,được mùa... cho làng và cùng nhau mở hội. Với tất cả ý nghĩa trên,kum julđãtrở thành vậttrung gian trong lễ cúng tế được tổ chức vàonăm mới, thờikhắc quan trọng nhất của một năm.Sau buổi lễ, người ta sẽ dỡkum julxuống. Vốn là những quốc gia đồng chủng đồng văn nên vào dịp năm mới, không chỉ người Hàn mà người Nhật cũng cókum jul. Theo Eiichi Aoki để chuẩn bị cho thời khắc quan trọng này, những người phụ nữ Nhật thường chuẩn bị trang hoàng nhà cửa theo nghi thức truyền thống với một số thứ nhưshide-các dải giấy trắng,kadomatsu-bó cành cây dùng để đặt bên cạnh lối vào nhà,kagamimochi-bánh bột gạo trònhoặcdẹt,sake-rượu gạo, hồng vàng Bên cạnh đó, một thứkhông thể thiếu làshimenawa-dây rơm thắt linh thiêng. Một dây linh thiêng bao gồm sự kết hợp giữashimenawavớishidesẽ được treo trước cửa nhà để phân định ranh giới tạm thời củatoshigami(7)và tránh tà ma xấu vào nhà. Về cơ bản,kum julcủa người Hàn vàshimenawacủa người Nhật trong dịp năm mới đều là vật đểphân định khu vực thiêng với nơi trần tục(tất nhiên là trong một khoảng thời gian nhất định), để xua đuổi tà ma, tạp thần. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp,kum julcủa người Hàn, người Nhật hay người Mông Cổ vẫn có những điểm không hoàn toàn giống nhau. Nếu như ở Hàn Quốc, chức năng chủ yếu củakum jullà phân định khu vực cấm và khu vực thiêng; thì ở Nhật Bản nó còn đượcdùng làm ranh giới giữa làng này với làng khác,làm sạch đền thờ, cấm vào nhà mới... Trong các nghi lễ truyền thống ở Hàn Quốc, ngoàima eul goot, trong nhiều trường hợp khác, sự xuất hiện củakum-jullà không thể thiếu, chẳng hạn, trong các nghi lễgoot(thường được tổ chức tại nhà cácmudang), lễ tế thần làngjang seung(8) Vẫn là chức năng phân định khu vựcthiêngvàtục, songkum jultrong lễ tế thần làngjang seungcó điểm đặc biệt bởi nó thường không được làm nhẵn mà để những cọng rơm nhô ra lởm chởm như gai. Điều này không khó hiểu bởi,nhân vật chínhtrong nghi lễ tếjang seungvốn là các vị thần có khuôn mặt rất dữ tợn để xua đuổi tà ma, bảo vệ dân làng.Do đó, các vật dụng chuẩn bị cúng các vị này phải phù hợp với đối tượng mà chúng phục vụ,kum- julcũng không ngoại lệ. 2. Kum jul với vai trò làtín hiệu báo khuvực cấmkỵ Trước đây, khi người phụ nữ Hàn đến kỳ sinh nở, các bà mụ cần phải chuẩn bị rong biển, chiếc kéo, sợi chỉ, thau đựng, nước ấm, than củi cành thông, quả ớt đỏ... Ngoài các vật đó, những người đàn ông còn phải thực hiện một công việc rất quan trọng khác (chỉ đàn ông mới được làm mà thôi) là bện những sợi dây bằng rơm sạch, đó làkum jul. Sau khi sinh, tùy theo là trai hay gái, người ta sẽ điểm thêm một số thứ khác vào cái dây thừng đó. Nếu là con trai thì thêm cành thông và quả ớt đỏ; nếu là con gái thì sử dụng cành thông với cục than. Quả ớt đỏtheo tiếng Hàn làkochu;không chỉ tượng trưng cho nam nhi(bộ phận sinh dục nam)mà màu đỏ còn có ý nghĩa để xua đuổi ma quỷ. Than củi là vật có tác dụng thanh lọc như đồ lọc của máy lọc nướcvàlá thông - điểm chung giữakum julcủa cả bé trai và gái sau khi sinh - tượng trưng cho sự sống bất diệt. Ngoài ra, tùy theo các tín ngưỡng khác nhau, người Hàn còn sử dụng giấy gió, quả bầu, mai cua hoặc những viên đá nhỏ Tiếp đến, một người trong gia đình sẽ treokum julđó lên cổng nhà.Đối với người Hàn, khi nhìn thấykum julloại này, họ sẽ hiểu ngay được rằng gia đình đó đang có em bé mới sinh, việc người lạ vào nhà trong 3 tuần đầu là không thể. Với ý nghĩa đó,kum jultrở thànhtín hiệu báokhu vực cấm kỵ.Tất nhiên, sợi dây này không treo mãi mà sau 21 ngày, theo phong tục, nó sẽ được dỡ xuống. Trong vai trò làtín hiệu báokhu vực cấm kỵ, ngoài việc treo ở những nơi có em bé mới ra đời, người Hàn còn buộckum julvào chum tương, chum ủ rượu, cùng vớiớt, giấy gió hoặc than củi...Chẳng cần cókum jul,chúng ta cũng có thể hiểu rằng việc làm tương hay các loại đồ ăn thức uống lên men ở Hàn Quốc (đặc biệt là kim chi) là rất phổ biến. Chúng đã góp phần quan trọng không nhỏ trong việc tạo ra một nền văn hóa ẩm thực đầy màu sắc của quốc gia này; trong đó kim chi được xem làquốc bảocủa dân tộc Hàn. Nếu người lạ vô tình mở nắp đậy khi tương hay men rượu chưa đạt độ chín sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình lên men của sản phẩm. Chỉ có những bà nội trợ trực tiếp làm các sản phẩm này mới biết khoảng thời gian chính xác được sử dụng các loại thực phẩm trên (đó cũng là lúckum julcó thể được tháo ra). Trên tinh thần ấy,kum jultrở thànhtác nhân quan trọng góp phần vào quá trình gìn giữ và bảo quản thức ăn. Bởi, khi đã nhìn thấykum julquấn quanh chum tương hay chum rượu, người lạ hay ma quỷ không thể xâm phạm được. Hơn thế, đối với người Hàn, một khi chum tương đã được quấnkum julthì không còn đơn thuần chỉ còn là cái chum sành nữa mà đã trở thành điện thờ thần Cheol ryong (9). 3. Kum jul trong tín ngưỡng phồn thực Dù được làm từ những thứ rất đời thường như cọng rơm, mảnh giấy gió, quả ớt, cục than, song khi nó được bện lên với sự gửi gắm niềm tin, mong muốn của con người đối với thế giới thần thánh, thìkum julkhông còn là thứ đời thường, trần tục nữa mà trở thành vật linh thiêng. Tuy nhiên, trong trò chơi kéo co, thường được thi thố giữa hai làng với nhau, vai trò củakum jullại có những điểm khác biệt. Trước hết,kum juldùng trong kéo co thường to hơn nhiều so với các loạikum julkhác. Đầu dây được làm hình tròn với đường kính từ 50 - 60 cm, phần còn lại là tay nắm của dây đơn hoặc dây đôi. Người ta làm dây đôi bằng cách nối hai đoạn dây của hai làng với nhau. Thứ hai, đối vớikum juldùng trong kéo co, người ta phân chia làm hai loại; phía đông gọi là đầu namsutjulhaydây đực, phía tây gọi là đầu nữam julhaydây cái. Ở giữadây đựcvà dây cáicắmmột cái trâm bằng cây gỗ dài. Ai cũng có thể hình dung ra hình ảnh nam nữ kết hợp. Nhiều khi muốn cho đội mình thắng, những người cổ vũ lại đùa cợt rằng “mạnh thêm tí nữa”. Cuộc vui càng thêm sôi động với những trận cười dài. Theo Joo Kang Huyn, ở làng Ban gye, thôn U dong, xã Bo an, huyện Bu an, người ta còn để chú rể cưỡi lên mỗi bên dây đực và dây cái rồi đi quanh một vòng. Cùng với chú rể là cô dâu với chiếcjokturi- mão miện cho cô dâu trong đám cưới truyền thống. Đây chính là hình ảnh rõ ràng nhất về sự kết hợp nam nữ. Một đặc điểm đáng chú ý là:dù mang tính chất thi đấu giữa hai đội, hai làng, song bao giờ người ta cũng cố ý để cho đội nữ thắng. Bởi theo quan niệm của họ, chỉ khi đội nữ thắng thì năm đó dân làng mới được mùa. Do đó, hai đội sẽ tìm mọi cách để thực hiện điều này (tất nhiên là phải khéo léo). Chẳng hạn, nếu là trẻ con tham gia thi đấu thì dù là nam cũng được xếp vào đội nữ. Có lẽ việc lý giải nguyên nhân của hành động này không gì khác ngoài quan niệmcoi phụ nữ tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Thậm chí, đối với người đi biển, nếu cắt những mẩu nhỏ từ chiếc dây cái thắng trận để treo lên thuyền thì năm đó đi biển sẽ không gặp giông bão, tôm cá đầy thuyền Có thể thấy,kum julđã trở thành hạt nhân của tín ngưỡng phồn thực - một loại hình tín ngưỡng rất phổ biến của cư dân nông nghiệp nhằm cầu mong cho mùa màng tươi tốt, hoa trái xum xuê, con đàn cháu đống. Rõ ràng,kum julđã thoát ra khỏi cái gọi là thiêng liêng khiến con người sợ hãi không dám bước qua ngưỡng ngăn cách của sợi dây nhỏ bé nhưng chứa đầythần lựcnày mà đã trở thành thứ để con người có thể cầm nắm, co kéo trong trò chơi kéo co. Bản thân nó cùng với cây trâm gỗ được chọc giữa hai đầu dây đã khiến người ta liên tưởng tớisự kết hợp nam nữ- một hành động giúp con người bảo tồn nòi giống, song không dễ được chấp nhận khi nó diễn ra ngoài chốn buồng the. Ngoài tín ngưỡng phồn thực, từ rất lâukum julcòn xuất hiện trong nghi lễ cầu mưa của người Hàn. Để thực hiện nghi thức này, người ta buộc vàokum julmột cái chai đổ đầy nước, sau đó cắm cành liễu vào miệng chai rồi tiến hành lễ hội cầu mưa cho đến khi nước trong bình cạn hết.Kum jultrong trường hợp này vẫn làvật trung gianđể ngăn cách giữa cáithiêngvà cáitục, tất nhiên chỉ trong phạm rất hẹp, cái miệng chai, nơi mà thần thánh đang chứng kiến sự cạn kiệt trầm trọng của nguồn nước. Tại sao cùng là chiếc dây được làm từ những cọng rơm nhỏ bé mà bối cảnh sử dụng và ý nghĩa tượng trưng của chúng lại không giống nhau? Trước hết, không đơn thuần chỉ là cái dây rơm đơn giản, trong những bối cảnh, mục đích sử dụng khác nhau,kum julcòn được kết hợp với một vàiphụ kiệnkhác nữa. Chẳng hạn,kum julkhi được dùng với vai trò phân định khu vực thiêng có thêm giấy gió, vải ngũ sắc;kum julvới mục đích báo hiệu khu vực cấm nơi các em bé mới sinh xuất hiện thêm cành thông, quả ớt, cục than Trường hợpkum jultrong trò chơi kéo co cũng là một ví dụ tương tự. Nó cũng không chỉ là chiếc dây thừng đơn thuần mà thường được cắm thêm vào đoạn nối hai sợi dây một chiếc trâm gỗ (biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam). Thứ hai, từ sự linh thiêng hóa trong khi báo hiệu khu vựcthiêng, hay khiến người ta phải dừng bước trướckhu vực cấm;kum jultrong trò chơi kéo co lại được trần tục hóa để trở thành vật mà con người có thể cầm nắm, co kéo; theo chúng tôi căn nguyên của vấn đề này nằm ở việc giải nghĩa tính hai mặt của một chỉnh thể thống nhất. Ở Việt Nam, chắc nhiều người không còn xa lạ với một hình thức thờ tự thể hiện sinh động nhất tín ngưỡng phồn thực đó làlinga-yoni. Về mặt hình thức,linga-yonitượng trưng cho hai bộ phận sinh dục nam nữ, là những thứ có thể kết hợp với nhau để duy trì nòi giống cho con người, vạn vật. Tuy nhiên, khi hai vật tượng trưng ấy được con người lựa chọn để thờ phụng nhằm cầu mong con đàn cháu đống thì yếu tố linh thiêng đã chiếm vị trí trọn vẹn trong loại hình thờ tự này. Joo Kang Huyn đã cho chúng ta biết về loại hình tín ngưỡng phồn thực của người Hàn với những sắc thái biểu hiện có phần lộ liễu và sinh động hơn người Việt rất nhiều, đặc biệt là ở các làng Shin nam và Po goo thuộc xã Won deok, thành phố Sam cheok. Tại các làng này đều có cáche rang dang- miếu thờ thành hoàng, trong đó có vẽ hình một cô gái xinh đẹp gọi làSeo nang. Theo tục lệ, mỗi năm dân làng sẽ cúng tế và dâng cho Seo nangnhững chiếc sinh thực khí nam (được đẽo bằng gỗ). Thậm chí người ta còn kết chuỗi những sinh thực khí nam bằng gỗ để thả xuống biển. Căn nguyên của tục lệ này xuất phát từ một huyền thoại vốn có từ xa xưa của dân chúng nơi đây, rằng, thời xưa, dân chúng những làng này thường ra đảo Bạch bắt nghêu. Bỗng nhiên có một cơn gió lớn nổi lên, trong lúc hoảng loạn, 4 cô gái đồng trinh không vững tay chèo khiến thuyền bị lật, về sau, cứ mỗi lần trai làng đi biển đều gặp bão và chết. Ban đầu chưa rõ nguyên nhân, nhưng lâu dần bí mật của vụ việc đã hé lộ: đó là do sự giận dữ của 4 cô gái đồng trinh đó. Để giải quyết tình trạng bất thường trên, mộtbí quyếtđược dân làng sử dụng là dâng cho các cô những chiếc dương vật bằng gỗ trầm to như cẳng tay, thậm chí còn sơn thêm đất đỏ cho gần giống cái ấy, rồi thả xuống biển, lập tức trời yên, biển lặng thật.Không những thế, sau mỗi chuyến đi biển tôm cá lại đầy thuyền. Ngoài hiện tượng khá lộ liễu trên đây, liên quan tới tín ngưỡng phồn thực ở Hàn tộc còn có hiện tượngdương vật hóa Phật Di Lặc. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ xuất phát từxã hộiChoson khi Nho giáo ngày càng chiếm vị trí độc tôn. Với quan niệmnhất nam viết hữu, thập nữ viết vô,rất nhiều phụ nữ Hàn đã đi chùa để cầu Phật Di Lặc phù hộ. Để linh nghiệm hơn, tượng Di Lặc đã được tạc càng ngày càng giống với của quý của đàn ông (10). Như vậy, việc cầu khẩn con trai từ Phật Di Lặc kiểu này cũng chẳng khác là bao so với hình thức thờ tự và cầu khẩn từlinga- yonicủa người Việt và nhiều cư dân nông nghiệp khác. Ngoài ra, một số thạchjang seungcủa người Hàn cũng được tạc dưới dạng sinh thực khí nam, tiêu biểu là hình ảnh thần lànghurubang,được tạc dưới dạng ông già với chiếc mũ bất ly trên đầu tại nhiều nơi trên đảo Jeju. Cũng như ở Việt Nam, tính chấtthiêng - tụcthể hiện trong một sự vật, hiện tượng ở Hàn Quốc là khá phổ biến.Kum julcũng vậy. Vốn được tạo thành từ những cọng rơm - một sản phẩm của nền nông nghiệp trồng lúa, một nền kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào điều khiện thời tiết, nên việc cầu cho mưa thuận gió hòa chiếm gần như toàn bộ nội dung các nghi lễ tế thần của cư dân nông nghiệp nói chung và dân tộc Hàn nói riêng. Từ vai trò là sợi dây mang đầy thần lựcvà linh thiêng trong các lễ tế đến sợi dây mang đầy tínhtrần tụctrong trò chơi kéo co củakum jul,thực chất là sự chuyển thể, hay nói đúng hơn là tính hai mặtthiêng - tụccủa một sự vật. Cuối cùng, dù trần tục hay linh thiêng thì sự xuất hiện củakum julđều có mẫu số chung, đó làthông qua sức mạnh vô hình và khả năng đặc biệt của kum jul, con người muốn cầu mong một cuộc sống bình yên, no đủ, hạnh phúc cả về vật chất và tinh thần. Như nhiều hiện tượng văn hóa dân gian khác,kum julđã đóng một vai trò không nhỏ trong đời sống tinh thần của cư dân Hàn. Song, do những nguyên nhân khác nhau mà hiện nay, văn hóakum julđã và đang có biểu hiện bị mai một, nó chỉ còn được nhận biết ở một số miền quê nước Hàn. Câu hỏi được đặt ra là nên hay không bảo tồn và phát huy những giá trị tinh thần dokum julmang lại? Xin mượn lời Joo Kang Huyn, một nhà nghiên cứu, một công dân Hàn tộc, để thay lời kết: “Con người không thể làm mất đi tinh thần của văn hóa kum jul. Việc tìm lại thánh vực xưa, tức là kum jul đã từng tồn tại như một tín ngưỡng trong đời sống dân tộc, chính là việc giữ gìn di sản văn hóa tinh thần của dân tộc” (11).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkum_jul_trong_van_hoa_dan_gian_han_quoc_1165_2181342.pdf
Tài liệu liên quan