Tài liệu Kinh tế vĩ mô gợi ý giải bài tập 5: Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 5
Niênkhoá 2005-2006
Van Can/QuangHung/QuyTam 1 10/24/2005
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Học kỳ Thu, 2005
KINH TẾ VĨ MÔ
Gợi ý giải bài tập 5
Câu 1: Giải thích khái niệm và các sự kiện
1) Mô hình tăng trưởng Solow dự đóan rằng thu nhập bình quân đầu người sẽ có khuynh
hướng hội tụ giữa các nước trên thế giới. Hãy giải thích một cách tóm tắt tại sao trong
thực tế khỏang cách chệnh lệch về mức thu nhập bình quân đầu người giữa nước giàu và
nước nghèo không khép lại?
Trả lời
Mô hình tăng trưởng Solow dự đóan rằng thu nhập bình quân đầu người sẽ có khuynh
hướng hội tụ giữa các nước trên thế giới nếu mỗi nước họat động với cùng một hàm sản
xuất (công nghệ như nhau). Trong thực tế những nước giàu có năng suất cao hơn những
nước nghèo. Điều này có thể giải thích là do lao động không đồng nhất, lao động của
nước giàu có trình độ học vấn cao hơn và kỹ năng lao động tốt hơn....
12 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 5240 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế vĩ mô gợi ý giải bài tập 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 5
Niênkhoá 2005-2006
Van Can/QuangHung/QuyTam 1 10/24/2005
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Học kỳ Thu, 2005
KINH TẾ VĨ MÔ
Gợi ý giải bài tập 5
Câu 1: Giải thích khái niệm và các sự kiện
1) Mô hình tăng trưởng Solow dự đóan rằng thu nhập bình quân đầu người sẽ có khuynh
hướng hội tụ giữa các nước trên thế giới. Hãy giải thích một cách tóm tắt tại sao trong
thực tế khỏang cách chệnh lệch về mức thu nhập bình quân đầu người giữa nước giàu và
nước nghèo không khép lại?
Trả lời
Mô hình tăng trưởng Solow dự đóan rằng thu nhập bình quân đầu người sẽ có khuynh
hướng hội tụ giữa các nước trên thế giới nếu mỗi nước họat động với cùng một hàm sản
xuất (công nghệ như nhau). Trong thực tế những nước giàu có năng suất cao hơn những
nước nghèo. Điều này có thể giải thích là do lao động không đồng nhất, lao động của
nước giàu có trình độ học vấn cao hơn và kỹ năng lao động tốt hơn. Nhờ trình độ này họ
tiết cận dễ dàng hơn với công nghệ tiên tiến và làm nền tảng cho những công nghệ mới
ra đời. Một số điều kiện khác có thể làm sáng tỏ vấn đề hơn chẳng hạn như thương mại
quốc tế của các nước giàu tự do hơn, có vị trí thuận lợi hơn như gần các trung tâm
nghiên cứu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật mạnh và môi trường luật pháp (quyền sở hửu trí tuệ)
thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ và phát triển.
2) Số dư Solow là gì? Số dư này có liên quan gì đến kiến thức và sự đổi mới?
Trả lời
Số dư Solow là phần trăm thay đổi trong sản lượng mà nó không được giải thích bởi
phầm trăm thay đổi trong lao động và vốn. Số dư này phản ánh tổng năng suất của các
yếu tố (TFP) mà trong mô hình Solow được giả thiết là biến ngọai sinh và trong mô hình
lý thuyết gọi là A. Tốc độ thay đổi A phụ thuộc vào sự đổi mới và kiến thức mới mà nền
kinh tế có được.
3) Ngày nay các nhà kinh tế đều thừa nhận rằng kiến thức đóng vai trò quan trọng đối với
tăng trưởng kinh tế,việc phổ biến kiến thức tạo ra hiệu ứng lan truyền và làm tăng tổng
năng suất các yếu tố sản xuất (TFP). Song việc phổ biến kiến thức làm cho lợi ích xã hội
của kiến thức tăng lên đáng kể so với gía thị trường của nó. Sự khác biệt về lợi ích này có
thể làm giảm động cơ tạo ra kiến thức trong tương lai. Theo anh/chị những gì là giải pháp
cho vấn đề ngoại tác này trên thị trường nhằm tạo ra động cơ cho việc phát triển kiến
thức mới? Hãy giải thích lập luận của anh/chị?.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 5
Niênkhoá 2005-2006
Van Can/QuangHung/QuyTam 2 10/24/2005
Trả lời
Vấn đề ngọai tác trên thị trường công nghệ làm cho lượng kiến thức được tạo ra chưa
đạt được mức tối ưu xã hội mà nguyên nhân cơ bản là do sự khác biệt về lợi ích giữa cá
nhân và xã hội. Để giải quyết vấn đề này người ta cần phải nội bộ hóa ngọai tác nhằm để
tạo ra động cơ đúng. Một số giải pháp thường sử dụng như như bảo hộ quyền tác giả,
bằng phát minh thông qua quyền sở hữu trí tuệ và nâng cao hiệu lực thực thi quyền này.
Giải pháp này sẽ hạn chế việc sao chép, bắt chước làm gia tăng động cơ sáng tạo cá
nhân. Tuy nhiên, giải pháp này làm hạn chế khả năng lan truyền công nghệ nên thực tế
người ta thường chỉ bảo hộ có giới hạn thời gian . Gắn liền với giải pháp này, một số
giải pháp khác được đưa ra nhằm khuyến khích cá nhân sáng tạo như hình thành quỹ
mạo hiểm tài trợ cho sự đổi mới các doanh nghiệp vi mô (micro-enterprise), trợ cấp cho
họat động R&D
Câu 2: Mô hình tăng trưởng
1) Bạn được yêu cầu nghiên cứu về tình hình tăng trưởng của nước IRA. Bạn đã quyết định
chọn hàm sản xuất gộp Cobb Douglas đơn giản. Số mũ của hàm sản xuất này được xác
định bằng cách dùng phương pháp hồi quy và hàm sản xuất gộp có dạng như sau
2/12/1 LKY =
a) Bạn hãy suy ra hàm sản xuất bình quân cho mỗi công nhân y =f(k)?
b) Tính sản lượng bình quân trên mỗi công nhân ứng với các mức k=1,4,9,16,25?
c) Vẽ đồ thị hàm sản xuất bình quân cho mỗi công nhân?
Trả lời
1) Hàm sản xuất
a) Hàm sản xuất bình quân mỗi công nhân
2/1
2/1)(
ky
L
K
L
Y
=
=
b) Sản lượng bình quân trên mỗi công nhân ứng với k=1, 4, 9, 16, 25.
k 1 4 9 16 25
y 1 2 3 4 5
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 5
Niênkhoá 2005-2006
Van Can/QuangHung/QuyTam 3 10/24/2005
c) Vẽ đồ thị hàm sản xuất
0
5
10
15
20
25
30
0 100 200 300 400 500 600 700
y
2) Công việc tiếp theo của bạn là nghiên cứu hiện trạng nền kinh tế IRA năm 2004 và bạn
thu lượm được một số thông tin sau : (1) tính bình quân mỗi người dân IRA tiết kiệm
30% thu nhập của họ (2) mỗi năm vốn hao mòn 10% trong quá trình sản xuất (3) có 4
triệu công nhân ở IRA và dường như không có sự gia tăng lượng lao động và bạn dùng
đơn vị tính là 1 triệu lao động (L = 4) (4) lượng vốn ở IRA là 16 triệu đô la IRA và bạn
dùng thước đo là 1 triệu đô la để đo lường vốn (K=16) và đến nay không có sự thay đổi
gì về công nghệ ở IRA. Dựa trên những thông tin trên bạn hãy tính số liệu sau đây
a) Mức trang bị vốn cho mỗi công nhân (k)
b) Sản lượng bình quân cho mỗi công nhân (y)
c) Tiết kiệm bình quân cho mỗi công nhân (sy)
d) Tiêu dùng bình quân cho mỗi công nhân (1-s)y
e) Đầu tư gộp và ròng bình quân cho mỗi công nhân (i)
f) Vẽ đồ thị hàm sản xuất bình quân trên mỗi công nhân để minh hoạ hiện trạng IRA
vào năm 2004.
Trả lời
2) Hiện trạng kinh tế IRA (2004)
a) Mức trang bị vốn cho mỗi công nhân
4
4
16 ===
L
Kk
b) Sản lượng bình quân mỗi công nhân
2)4( 2/12/1 === ky
Hàm sản xuất bình quân
mỗi công nhân y
k
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 5
Niênkhoá 2005-2006
Van Can/QuangHung/QuyTam 4 10/24/2005
c) Tiết kiệm bình quân cho mỗi công nhân
d) Tiêu dùng bình quân mỗi công nhân
c= (1-s) y = 0,6*2=1,2
e) Đầu tư gộp trên mỗi công nhân
ig = sy= 0,6
f) Khấu hao bình quân trên mỗi công nhân
4,04*1,0 ==∂k
g) Đầu tư ròng trên mỗi công nhân
in= 0,6-0,4= 0,2
h) Vễ đồ thị thể hiện hiện trạng
Hiện trạng IRA
0.0
1.0
2.0
3.0
4.0
5.0
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
k
y
3) Trong tính toán bạn đã giải thích cho chính quyền IRA rằng khi trữ lượng vốn bình quân
lao động tăng thì sự tăng thêm của sản lượng bình quân đầu người giảm. Lý do giải thích
là do quy luật suất sinh lợi của vốn giảm dần. Khi sản lượng bình quân cho mỗi lao động
giảm thì lượng tiết kiệm bình quân cho mỗi lao động cũng giảm và đến một lúc nào đó
phần sản lượng bình quân trên mỗi lao động tăng thêm chỉ tạo ra một lượng đầu tư gộp
bình quân mỗi lao động vừa đủ để bù đắp khấu hao vốn bình quân mỗi lao động. Ở vào
điểm này, nền kinh tế IRA đạt trạng thái ổn định hay trạng thái dừng. Bạn phải chuẩn bị
số liệu tính toán để báo cáo cho chính phủ IRA khi nền kinh tế đạt được tình trạng cân
bằng và tăng trưởng đều như sau:
a) Trữ lượng vốn và mức trang bị vốn bình quân cho mỗi công nhân
b) GDP thực và sản lượng bình quân cho mỗi công nhân
c) Tổng tiêu dùng và tiêu dùng bình quân cho mỗi công nhân
6,02*3,0 === sy
Y
S
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 5
Niênkhoá 2005-2006
Van Can/QuangHung/QuyTam 5 10/24/2005
d) Tổng đầu tư và đầu tư gộp bình quân cho mỗi công nhân
e) Tỷ trọng thu nhập phân phối cho vốn và lao động
f) Tính tốc độ tăng trưởng của vốn, mức tích luỹ vốn bình quân cho một công nhân,
GDP thực và sản lượng bình quân cho mỗi công nhân
Trả lời
3) Tại trạng thái cân bằng (tăng trưởng đều)
a) Trữ lượng vốn và mức trang bị vốn cho mỗi công nhân
Khi nền kinh tế đạt đến trạng thái cân bằng, đầu tư gộp đúng bằng đầu tư khấu hao hoặc
là đầu tư ròng bằng 0
Mức trang bị vốn bình quân cho mỗi công nhân
sy* = δk*
0,3(k*)1/2 = 0,1(k*)
k*= 9
Trữ lượng vốn tại điểm cân bằng
K*= k*.L = 9*4= 36
b) GDP thực và sản lượng bình quân cho mỗi công nhân
Y = (36) ½(4)1/2 = 12
Sản lượng bình quân trên mỗi công nhân
y* = (k*)1/2 = 91/2 = 3
c) Đầu tư gộp bình quân trên mỗi lao động và tổng đầu tư
i*= sy* = 0,3* 3=0,9
I*= i*L = 0,9*4 = 3,6
d) Chi tiêu tiêu dùng bình quân trên mỗi công nhân
c* = (1-s)y* = 0,7*3 = 2,1
Tổng chi tiêu tiêu dùng
C*= c*L=2,1*4= 8,4
e) Tỷ trọng thu nhập phân phối cho lao động và vốn
Với hàm sản xuất đồng nhất bậc 1 và hệ số α=0,5, tỷ phần thu nhập phân phối cho
vốn và lao động tương ứng là 50% và 50%
f) Tốc độ tăng trưởng của vốn
Ở trạng thái cân bằng với giả thiết lượng lao động không đổi thì trữ lượng vốn, mức
trang bị vốn cho một công nhân, sản lượng hay GDP và sản lượng bình quân trên
mỗi công nhân không thay đổi. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng của các bộ
phận này khi nền kinh tế đạt đến trạng thái cân bằng là 0
4) Bây giờ Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của IRA không hài lòng với tốc độ tăng GDP
thực tại trạng thái dừng (cân bằng) Ông cho rằng tốc độ tăng GDP thực sẽ cao hơn ở
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 5
Niênkhoá 2005-2006
Van Can/QuangHung/QuyTam 6 10/24/2005
trạng thái ổn định nếu tỷ lệ tiết kiệm tăng từ 30% đến 40%. Bạn được mời đánh giá đề
nghị này. Để làm được việc này bạn cần tính lại các số liệu vừa tính ở câu 3) với tỷ lệ tiết
kiệm là 40%.
Trả lời
4) Tại t rạng thái cân bằng
a) Trữ lượng vốn và mức trang bị vốn bình quân cho mỗi công nhân
Khi nền kinh tế đạt đến trạng thái cân bằng, đầu tư gộp đúng bằng đầu tư khấu hao hoặc
là đầu tư ròng bằng 0
sy* = δk*
0,4(k*)1/2 = 0,1(k*)
k*= 16
Trữ lượng vốn tại điểm cân bằng
K*= k*.L = 16*4= 64
b) GDP thực và sản lượng bình quân cho mỗi công nhân
Y = (64) ½(4)1/2 = 12
Sản lượng trên mỗi công nhân
y* = (k*)1/2 = 161/2 = 4
c) Đầu tư gộp bình quân trên mỗi lao động và tổng đầu tư
i*= sy* = 0,3* 3=1,6
I*= i*L = 1,6*4 = 6,4
d) Chi tiêu tiêu dùng bình quân trên mỗi công nhân
c* = (1-s)y* = 0,6*4 = 2,4
Tổng chi tiêu tiêu dùng
C*= c*L=2,4*4= 9,6
e) Tỷ trọng thu nhập phân phối cho lao động và vốn
Với hàm sản xuất đồng nhất bậc 1 và hệ số α=0,5, tỷ phần thu nhập phân phối cho
vốn và lao động tương ứng là 50% và 50%
f) Tốc độ tăng trưởng của vốn, mức trang bị vốn trên lao động, sản lượng và mức sản
lượng bình quân trên lao động (không thay đổi)
5) Tổng thống IRA đặt ra mục tiêu dài hạn là nâng cao mức sống thông qua việc tối đa hoá
mức tiêu dùng của người dân trong tương lai. Ông cũng tin rằng ông có thể thuyết phục
người dân thay đổi thói quen tiết kiệm và chấp nhận hy sinh một phần cho thế hệ tương
lai. Vấn đề còn lại là nên tăng hay giảm tiết kiệm và với mức là bao nhiêu? Bạn hãy giúp
ông ta xác định mức tiết kiệm tối ưu trong nền kinh tế.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 5
Niênkhoá 2005-2006
Van Can/QuangHung/QuyTam 7 10/24/2005
Trả lời
Điều kiện để đạt được mức tiết kiệm tối ưu trong nền kinh tế là sản phẩm biên của vốn sẽ
bằng với tỷ lệ khấu hao MPK = δ
)2(1,0
)1(
2
1 2/1
=
=∂
∂= −
δ
k
k
yMPK
Từ (1) và (2) ta xác đinh được kG = 25 và từ hàm sản xuất ta xác định được yG = 5
Tại điểm cân bằng ta có
5,0
5
251,0 =×=×=
×=×
G
G
G
GGG
y
ks
kys
δ
δ
6) Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của IRA cho phép số
lao động nhập cư ròng hàng năm là 10% của lực lượng lao động. Bạn hãy cho biết đề
nghị của ông ta có lợi không trên cở sở tính toán lại các số liệu như ở câu 3) theo giả thiết
mới. Theo bạn, chính phủ IRA có nên chấp thuận đề nghị này hay không? Để đưa ra
quyết định của mình bạn phải làm rõ những điểm sau
a) Tăng lực lượng lao động có làm tăng tốc độ tăng trưởng hay không?
b) Tăng lực lượng lao động có cải thiện mức sống hay không?
Trả lời
5) Tại trạng thái cân bằng
a) Trữ lượng vốn và mức trang bị vốn bình quân cho mỗi công nhân
Khi nền kinh tế đạt đến trạng thái cân bằng, đầu tư gộp đúng bằng đầu tư vừa đủ để duy
trì k không đổi
sy* = (δ+gL) k*
0,3(k*)1/2 = (0,1+0,1) (k*)
k*= 2,25
Trữ lượng vốn tại điểm cân bằng
K*= k*.L = 2,25*4= 9
b) GDP thực và sản lượng bình quân cho mỗi công nhân
Y = (9) ½(4)1/2 = 6
c) Sản lượng bình quân trên mỗi công nhân
y* = (k*)1/2 = (2,25)1/2 = 1,5
d) Đầu tư gộp bình quân trên mỗi lao động và tổng đầu tư
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 5
Niênkhoá 2005-2006
Van Can/QuangHung/QuyTam 8 10/24/2005
i*= sy* = 0,3* 1,5=0,45
I*= i*L = 0,45*4 = 1,8
e) Chi tiêu tiêu dùng bình quân trên mỗi công nhân
c* = (1-s)y* = 0,7*1,5 = 1,15
Tổng chi tiêu tiêu dùng
C*= c*L=1,15*4= 4,6
f) Tỷ trọng thu nhập phân phối cho lao động và vốn (không đổi)
g) Tốc độ tăng trưởng của vốn, mức trang bị vốn trên lao động, sản lượng và mức sản
lượng bình quân trên lao động
Ở trạng thái cân bằng mức trang bị vốn bình quân cho một lao động và sản lượng
bình quân trên mỗi lao động không thay đổi. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng
của các bộ phận này khi nền kinh tế đạt đến trạng thái cân bằng là 0. Tuy nhiên với
tốc độ tăng dân số là 10% thì tốc độ tăng của vốn và sản lượng hay GDP tại điểm
cân bằng là 10%
Chính phủ IRA không nên chấp thuận đề nghị này ngay cả khi tăng tốc dộ tăng lao
động làm tăng tốc độ tăng GDP thực vì rằng với việc gia tăng dân số thì mức sống sẽ
giảm xuống do mức thu nhập bình quân đầu người giảm trong quá trình điều chỉnh
đến trạng thái cân bằng mới. Chỉ trừ trường hợp lao động nhập cư này lao động có
trình độ học vấn cao hoặc có kỹ năng lao động mà nó làm tăng năng suất
Câu 3: Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
1) Vào những năm 1990, Việt nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh
nhất thế giới. Anh/chị hãy cho biết tại sao Việt nam lại có tốc độ tăng trưởng cao như
vậy? Nhận định của các anh/chị trên cơ sở cân nhắc những cải cách chính sách và thể chế
trong giai đọan này ?
Trả lời
Bắt nguồn từ nước có mức thu nhập thấp, công cuộc cải cách chính sách kinh tế vĩ mô
đã có tác động đáng kể đối với tăng trưởng của Việt nam vào những 1990. Thực ra
công cuộc cải cách bước đầu như vậy không khó về mặt kỹ thuật (không đòi hỏi kỹ thuật
cao) đối với những nước nghèo như Việt nam song nó đòi hỏi thiện chí về mặt chính trị.
Một số cải cách chính sách quan trọng nhất của Việt nam trong giai đọan này như
(a) Chính sách giảm lạm phát: Việt nam giải quyết được vấn đề này bằng cách kéo lạm
phát xuống mức có thể chấp nhận được thông qua một biện pháp đầy khó khăn là cắt đi
gần hết các khỏan tín dụng trước đây dành cho các DNNN.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 5
Niênkhoá 2005-2006
Van Can/QuangHung/QuyTam 9 10/24/2005
(b) Tự do hóa giá cả: Bãi bỏ kiểm sóat giá đối với hầu hết các lọai hàng hóa tiêu dùng,
dịch vụ và nông sản gắm liền với nới lỏng sự kiểm sóat của nhà nước đối với doanh
nghiệp làm cho họ có quyền tự quyết khi tham gia thị trường. Tỷ giá được phá giá đáng
kể làm cho tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường về cơ bản là không còn khác nhau
(b) Cải cách khu vực tài chính thông qua việc tái tổ chức hệ thống ngân hàng , tăng
cường công tác kiểm sóat các họat động cho vay của ngân hàng nhằm định hướng phân
bổ nguồn vốn hiệu quả hơn.
(d )Tự do hóa ngọai thương và đầu tư thông qua việc bãi bỏ dần các rào cản phi thuế
quan và giảm thuế, hạn chế độc quyền nhà nước trong ngoại thương và mở cửa thu hút
FDI
(e) Tăng cường quyền tài sản là bước đầu của cải cách thể chế. Cuộc cải cách đất đai
lần đầu tiên trao cho các hộ gia đình quyền sử dụng đất đai mà họ đang canh tác và
trong thực tế cũng đã có một thị trường đất đai. Luật doanh nghiệp và luật đầu tư nước
ngòai cũng cải thiện đáng kể quyền sở hửu tài sản đối với nhà xưởng, thiết bị.
Nhìn chung tăng trưởng của Việt nam trong những năm 1990 là do sự đóng góp của cuộc
cải cách chính sách kinh tế vĩ mô trong bối cảnh mức xuất phát với mức thu nhập bình
quân đầu người rất thấp
2) Dựa trên giả thuyết về hội tụ, anh/chị có dự đóan gì về tốc độ tăng thu nhập bình quân
đầu người trước khi đạt đến trạng thái cân bằng và nền kinh tế tăng trưởng đều nếu như
không có sự thay đổi về thể chế cũng như chính sách?
Trả lời
Lý thuyết và bằng chứng thực tế cho thấy là có sự hội tụ có điều kiện: nếu giữ các
chính sách không đổi, có xu hướng là mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu
người ở những nước có thu nhập thấp sẽ giảm dần khi thu nhập của những nước này
tăng lên. Điều này có nghĩa là mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Việt
nam sẽ giảm xuống khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên nếu không có những
cải cách về thể chế và chính sách liên tục
3) Các mô hình tăng trưởng mới đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra môi trường
tốt cho doanh nghiệp và cá nhân đổi mới, hoặc là thông qua chi tiêu cho R&D nhằm tạo
ra sản phẩm mới hoặc là thông qua chuyển giao hoặc là sao chép công nghệ tiên tiến từ
các nước khác hoặc là nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng. Dựa vào các mô hình tăng
trưởng và những bằng chứng thực tế, anh/chị hãy nhận định những cải cách nào là then
chốt trong thời gian tới giúp Việt nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững?
Trả lời:
Để tạo ra môi trường tốt cho doanh nghiệp và cá nhân đổi mới, cải cách thể chế và
chính sách cần phải tiến hành liên tục
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 5
Niênkhoá 2005-2006
Van Can/QuangHung/QuyTam 10 10/24/2005
a) Cải cách sâu hơn hệ thống pháp luật (bao phủ được các vấn đề như bảo vệ quyền tài
sản cá nhân, pháp luật hợp đồng, pháp luật về lập hội doanh nghiệp) nhằm bảo vệ
quyền lợi các doanh nghiệp và cá nhân trong bối cảnh môi trường pháp lý kinh
doanh còn yếu kém
b) Nâng cao hiệu quả điều tiết chính phủ nhằm giúp thị trường họat động có hiệu quả
hơn ( thị trường nào cần phải điều tiết, sử dụng công cụ nào để điều tiết, nên kiểm
sóat giá hàng hóa nào, biện pháp nào để thúc đẩy cạnh tranh…) nhằm tạo ra môi
trường cạnh tranh tốt hơn cho các nhà đầu tư
c) Cải cách hệ thống tài chính (như tăng cường khả năng cạnh tranh của các trung gian
tài chính và phát triển thị trường tài chính) cần phải ưu tiên nhằm tạo ra môi trường
tốt cho tăng trưởng (phân bổ nguồn vốn vào những dự án sinh lợi cao) và tạo ra một
cơ sở hạ tầng tài chính để đối phó với khủng hỏang tài chính có thể xảy ra khi nền
kinh tế phát triển và hội nhập
d) Tiếp tục mở cửa đối với thương mại và đầu tư nhằm mở rộng thị trường, thu hút vốn,
sử dụng công nghệ từ những nước tiên tiến, đồng thời giúp cho công cuộc cải cách
trong nước thuận lợi hơn.
e) Tăng cường cải cách bộ máy quản lý nhà nước có đủ năng lực hoạch định chính sách
và có đủ quyền lực để thực thi chính sách . Cần có một khuôn khổ chính sách cho đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng và giáo dục một cách hiệu quả
Câu 4: Chính sách tỉ giá hối đoái
Chính sách tỉ giá hối đoái
• Điểm lại những diễn biến kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2000-03, một tổ chức tài
chính quốc tế đã đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến chính sách tỉ giá hối đoái
(xem đoạn 69, Báo cáo tham ván theo Điều IV năm 2003, của IMF đối với Việt Nam,
[SR2003]. Những khuyến nghị này gồm:
Giải thích tại sao lại có những khuyến nghị này. Theo câu này và dựa vào mỗi khuyến nghị,
a. Xác định và phân tích các vấn đề (ví dụ xem SR 2003, đoạn 15-17; 30-40 đặc
biệt là đoạn 39-40); và
b. Nêu lý do đề ra những khuyến nghị này.
Trả lời ngắn gọn tối đa 3 dòng cho mỗi câu (a) và (b).
1. Chế độ tỉ giá thả nổi có quản lý là phù hợp với Việt Nam;
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 5
Niênkhoá 2005-2006
Van Can/QuangHung/QuyTam 11 10/24/2005
Trả lời
a. Ngân hàng trung ương có hai mục tiêu: ổn định giá và tăng trưởng kinh tế (đoạn. 30,
36).
b. Ngân hàng trung ương sẽ sử dụng chính sách tiền tệ để đạt được những mục tiêu này.
Cơ chể tỉ giá hối đoái cố định không phù hợp vì theo đó chính sách tiền tệ sẽ không
có tác động lên các biến số thực (ví dụ thu nhập). Tỉ giá hối đoái thả nổi cũng không
ổn vì theo đó chính sách ngân sách tỏ ra không hiệu quả. Do mục tiêu kép là ổn định
giá cả và tăng trưởng kinh tế nên tỉ giá thả nổi có kiểm soát là phù hợp. Cần cả hai
công cụ chính sách tiền tệ và chính sách ngân sách để đạt 2 mục tiêu này.
2. Cần được thực hiện với tính linh hoạt cao hơn;
Trả lời
a. Biên độ tỉ giá hẹp 0.25% (đoạn 17) và ngân hàng trung ương vẫn bám vào một tỉ giá
điều chỉnh từng nấc đã được định trước (đoạn 39). Hai yếu tố này hạn chế việc sử
dụng chính sách tiền tệ.
b. Tỉ giá hối đoái linh hoạt hơn sẽ phù hợp để tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ và có
thể sử dụng để điều chỉnh những cú sốc tiềm tàng đối với một nền kinh tế đang trải
qua sự thay đổi cơ cấu (đoạn 39).
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tích lũy dự trữ một cách thích hợp; và
Trả lời
a. Lượng dự trữ ngoại hối chỉ đủ cho 8,5 tuần nhập khẩu của năm sau (SR2003,
table 2).
b. Mức dự trữ ngoại hối cần cao hơn để tối thiểu đảm bảo thanh toán hóa đơn
nhập khẩu gia tăng nhanh chóng hàng năm (đoạn 40)
4. NHNN cần hoạt động tích cực hơn để vô hiệu hóa tác động của những khoản ngoại tệ
mua vào làm tăng lượng tiền.
Trả lời
a. Việc mua ngoại tệ trong năm 2003 hầu như không được vô hiệu hóa (đoạn 16),
và tiền rộng tăng nhanh chóng (khoảng 18% năm 2002 và đầu 2003).
b. Do lạm phát tăng trở lại năm 2002 (đoạn 13) một phần vì tiền rộng phát triển
nhanh, và dự trữ ngoại hối không được vô hiệu hóa, cách để hạn chế tăng trưởng
tiền rộng là phải vô hiệu hóa số dự trữ ngoại tệ đó.
• Phát biểu của thống đốc ngân hàng: Tỉ giá tương đối hợp lý?
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 5
Niênkhoá 2005-2006
Van Can/QuangHung/QuyTam 12 10/24/2005
Trả lời
Hợp lý nghĩa là cân bằng, lúc đó cung tiền dự trữ bằng cầu tiền dự trữ. Do cung cầu
bằng nhau nên dự trữ không thay đổi nữa, nghĩa là không tăng cũng không giảm.
Muốn hiểu rỏ hơn cung cầu “không có vấn đề gì” ta phải phân tích tiếp.
Nếu dự trữ tăng từ thời điểm t1 lên t2, nhất thiết tỉ giá phản xuống, phản ánh tỉ giá
giảm trong thực tế. Sự kiện này cũng được phản ánh qua đường cung dịch sang phải
và đường cầu không đổi. Vậy tỉ giá tương đối hợp lý là tỉ giá trong thời gian được
phân tích, còn cung cầu “không có vấn đề” nghĩa là cung cầu cân bằng trong thời
điểm t1 và t2
Tổng cung và thất nghiệp
• Sự gia tăng cung tiền ngoài dự kiến tác động đến GDP thực. Điều này đúng không, tại
sao?
Trả lời
Đúng, tăng cung tiền ngoài dự kiến sẽ bất ngờ tăng P, làm cho P khác Pe, do đó tăng
GDP thực. Điều này phản ánh pt:
Y = Y + α ( P-Pe )
• Một học viên FETP khóa 11 nói rằng: “Tôi có thể dự đoán một cách chính xác giá cả
và tiền lương tương lai, nếu tất cả mọi người ở Việt Nam đều giống tôi, chính sách
tiền tệ là không phù hợp”. Phát biểu này đúng hay sai, tại sao?
Trả lời
Đúng, bất kỳ thay đổi nào trong cung tiền đều dẫn đến những thay đổi của Pe mà Pe
luôn luôn bằng P và Y = Y , bất kể hiện trạng chính sách tiền tệ là gì. Điều này phản
ánh nguyên tắc không cần đến chính sách (Policy Irrelevance Principle).
• Nêu rõ chính sách tốt nhất để hạn chế sự gia tăng thất nghiệp ở Việt Nam trong điều
kiện nền kinh tế ngày càng toàn cầu hóa, vì toàn cầu hóa sẽ làm chuyển dịch cơ cấu
của nền kinh tế, cụ thể là làm thay đổi cầu đối với các ngành nghề khác nhau.
Trả lời
Những thay đổi ngoài dự kiến trong thành phần cầu giữa các ngành sẽ dẫn đến những thay
đổi cầu về kỹ năng, và gia tăng thất nghiệp cọ sát do kỹ năng không còn phù hợp hoặc không
thể thích ứng. Giáo dục và đào tạo giúp nâng cao và điều chỉnh kỹ năng theo môi trường
công việc đang thay đổi, từ đó làm giảm thất nghiệp tiềm năng phát sinh do cầu đối với các
ngành thay đổi trong quá trình toàn cầu hóa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai bt 5.pdf