Kinh tế vĩ mô 2005 giải đáp bài tập 2

Tài liệu Kinh tế vĩ mô 2005 giải đáp bài tập 2: Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 2 Niênkhoá 2005-2006 Thai Van Can 1 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Học kỳ Thu, 2005 KINH TẾ VĨ MÔ 2005 GIẢI ĐÁP BÀI TẬP 2 Anh chị hãy trả lời ngắn gọn những câu hỏi bên dưới. Có thể lấy số liệu năm 2002 sử dụng cho các câu hỏi về Việt Nam từ các bảng biểu đã được phát. Đối với những câu tính bằng số, hãy ghi công thức ký hiệu trước, sau đó thế số vào các ký hiệu để có câu trả lời. Câu 1 Giả sử GDP = Y được định nghĩa như sau: Y = C + I + G + X- M C = tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ I = đầu tư G = chi tiêu của chính phủ X = xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ M = nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Có thể tìm thấy định nghĩa này trong sách Mankiw, chương 5, tr.116 Tham khảo tài liệu System of National Accounts (SNA, 1993) như đã thảo luận trên lớp, đánh giá trên cơ sở phân tích định nghĩa này. 1. Nếu vẫn giữ nguyên những định nghĩa X và M ở trên, Y sẽ bằng gì? tại sao?...

pdf11 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế vĩ mô 2005 giải đáp bài tập 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 2 Niênkhoá 2005-2006 Thai Van Can 1 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Học kỳ Thu, 2005 KINH TẾ VĨ MÔ 2005 GIẢI ĐÁP BÀI TẬP 2 Anh chị hãy trả lời ngắn gọn những câu hỏi bên dưới. Có thể lấy số liệu năm 2002 sử dụng cho các câu hỏi về Việt Nam từ các bảng biểu đã được phát. Đối với những câu tính bằng số, hãy ghi công thức ký hiệu trước, sau đó thế số vào các ký hiệu để có câu trả lời. Câu 1 Giả sử GDP = Y được định nghĩa như sau: Y = C + I + G + X- M C = tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ I = đầu tư G = chi tiêu của chính phủ X = xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ M = nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Có thể tìm thấy định nghĩa này trong sách Mankiw, chương 5, tr.116 Tham khảo tài liệu System of National Accounts (SNA, 1993) như đã thảo luận trên lớp, đánh giá trên cơ sở phân tích định nghĩa này. 1. Nếu vẫn giữ nguyên những định nghĩa X và M ở trên, Y sẽ bằng gì? tại sao? Trả lời Y = GNI (thu nhập quốc gia gộp) Lý do: “Các dịch vụ” trong X và M như được định nghĩa ở trên, bao gồm cả dịch vụ yếu tố và phi yếu tố. Do dịch vụ yếu tố đã bao gồm trong X và M, nên Y trong phương trình trên phải được diễn giải như là GNI. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 2 Niênkhoá 2005-2006 Thai Van Can 2 Theo công thức: Trong pt (1) X = xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ = xuất khẩu hàng hóa + xuất khẩu dịch vụ phi yếu tố + xuất khẩu dịch vụ yếu tố X = XG+ XS = XG + XNFS + XFS Nhập khẩu hàng hóa và nhập khẩu dịch vụ = nhập khẩu hàng hóa + nhập khẩu dịch vụ phi yếu tố + nhập khẩu dịch vụ yếu tố M = MG + MS = MG + MNFS + MFS Có thể viết đầy đủ phương trình (1) như sau: (2) Y = C + I + G+ (XG+ XNFS+XFS) – ( MG+ MNFS+MFS) Nhưng theo SNA, (3) GDP = C + I + G + (XG+ XNFS) – (MG+MNFS) Vế bên phải của pt (2) có thể được sắp xếp lại như sau: (3) [C + I + G+ (XG+ XNFS) – ( MG+ MNFS)] + (XFS-MFS) = GDP+( XFS- MFS) = GDP + FSn = GNI 2. Nếu vẫn xem Y như là GDP, cần phải có những định nghĩa nào cho X và M? Tại sao? Trả lời: Nếu Y trong pt (1) là GDP, các dịch vụ trong X và M phải được định nghĩa chỉ bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ phi yếu tố Câu 2 Dựa vào số liệu của Việt Nam năm 2002, hãy tính: Mục tiêu: cho thấy trên thực tế, số liệu có thể không đầy đủ và không nhất quán. Việc điều chỉnh số liệu có thể xảy ra khi cân nhắc những thông tin sẵn có khác để thiết lập một hệ số liệu nhất quán nhằm lý giải những diễn biến trong nền kinh tế. Bất kỳ cách tính nào cũng được toàn bộ số điểm. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 2 Niênkhoá 2005-2006 Thai Van Can 3 1. Tiết kiệm S Có hai cách tính (do có nhiều nguồn). a. Từ Phụ lục Thống kê SA2003, bảng 1, tr.4 (đơn vị tính: ngàn tỉ đồng VND) S = GDP – Cp- Cg = 536.1-348.1-33.4 = 154.6 Theo % GDP: S = 154.6/536.1 = 28.8% b. Từ SR2003, bảng 2, tr.31 S = 25.6% x GDP ( = 520.4) = 133.2 2. Đầu tư I Có hai cách tính (do có nhiều nguồn). a. Từ Phụ lục Thống kê SA2003, bảng 1, tr.4 (đơn vị tính: ngàn tỉ đồng VND) I = Gộp+ thay đổi trữ lượng = 160.8 + 11.2 = 172.0 Theo % GDP: I = 172.6/536.1 = 27.2% b. Từ SR2003, bảng 2, tr.31 I = 27.2% x GDP ( = 520.4) = 141.6 3 a. Cán cân tài khoản vãng lai CA (triệu US $) (SR2003, bảng 3, tr. 32) CA = X - M + NFSn + FSKn + FSLn + GRT = 16706- 17581 - 648 – 766 + 0 + 1898 = -391 (-1.1 % GDP) theo VND, CA = -391 x 15 244/106 = 6 ngàn tỉ b. Nêu những lý do kinh tế cho sự cân bằng như vậy Tài khoản vãng lai xấu đi từ khoản thặng dư tương đương 2.2% GDP trong năm 2001 trở thành thâm hụt 1.1% trong năm 2002 (SR2003, bảng 2, tr. 31). Nguyên do chủ yếu vì tăng đầu tư và tiêu dùng đã đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa, bất kể xuất khẩu vẫn gia tăng. 4. a. Xác minh: S - I = CA (Số liệu từ SR2003) Theo số tuyệt đối (ngàn tỉ VND) S – I = 133.2-141.6 = -8.3 = X-M + sai biệt = -6.0 – 2.3 = -8.3 % GDP: Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 2 Niênkhoá 2005-2006 Thai Van Can 4 S – I = 25.6- 27.2 = -1.6 = X-M + sai biệt = -1.1 + -0.5 = -1.6 b. Giải thích khoảng cách tiết kiệm – đầu tư được tài trợ như thế nào. Khoảng cách tiết kiệm – đầu tư được tài trợ bằng các dòng vốn tương đương +$391 triệu. BOP: CA+ CF = 0 CA = -391 CF = FDI + Dg + Dp + EO + DNFA = 391 FDI = FDIròng + FDI trả nợ = + 1100 -414 = +686 Dg = ODA + vay thương mại – trả góp nợ = 487 = 1020 + 56- 590 Dp = 0 CFO = vốn ngắn hạn ròng = 628 DNFA = -464 EO = sai sót được xem là phần dư = - (CA + FDI + Dg + Dp + DNFA) = -( -391+ 686 +487 + 628 -464) = -(946) 5. a. Cán cân ngân sách FB Trả lời FB = tổng thu ngân sách và viện trợ - G Ngàn tỉ VND: FB = 119- 128.9 = -9.9 (SA bảng 13, tr. 16) % GDP: FB = 22.9-24.8 = -1.9 (SR2003, bảng 5, tr. 34): b. Tình hình chính sách ngân sách trong năm 2002 như thế nào? Mở rộng hay thắt chặt? Nêu những lý do kinh tế cho các câu trả lời. Chính sách ngân sách năm 2002 vẫn tỏ ra mở rộng, dù hơi thu hẹp so với 2001 (với một khoản thâm hụt 2.2% GDP) . 6. Thiết lập tiết kiệm khu vực tư nhân Sp Ngàn tỉ VND S = Sp+ Sg = S = 133.2 Sp = S –Sg = 133.2- (-9.9) = 143.1 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 2 Niênkhoá 2005-2006 Thai Van Can 5 % GDP Sp = 25.6%- (-1.9%) = 27.5% I = Sp+ Sg- ( X-M) – sai biệt 27.2 = 27.5-1.9- (-1.1)- (-0.5) Năm 2002, nguồn tài trợ chủ yếu cho đầu tư là tiết kiệm trong nước của khu vực tư nhân Câu 3: Chính sách ngân sách Sử dụng mô hình gồm 3 phương trình để trả lời các câu hỏi sau đây (1) Y = C + I + G+ X - M (2) C = Co + c YD (3) YD = Y-T 1. Chính phủ muốn tăng tổng cầu để kích thích nền kinh tế nhưng không muốn thay đổi cân bằng ngân sách, có phải tăng G và tăng T đều như nhau hay không? Chính phủ có thể đạt được điều này không? Trả lời Được, chính phủ có thể tăng tổng cầu trong khi vẫn duy trì cán cân ngân sách không đổi, bằng cách tăng chi tiêu và thuế như nhau. Cán cân ngân sách FB = T-G được cho trước, cán cân không đổi có nghĩa là thuế tăng (thay đổi) = chi tiêu của chính phủ tăng (thay đổi): dFB = dT-dG = 0; nên Æ dT = dG Sau khi chính phủ tăng chi tiêu một lượng dG và tài trợ bằng cách tăng thuế một lượng dT, tổng cầu thay đổi theo hướng tăng lên, do tăng thuế đã khiến tiêu dùng giảm đi nhưng ít hơn phần tăng của thuế, vì MPC < 1. Công thức: Đưa (3) vào (2) và kết quả từ phương trình (1), ta có: Y = Co + c (Y-T) + I + G+ X – M = Co + c Y-cT + I + G+ X - M Y- c Y = Y ( 1-c) = Co- cT + G + I+ X - M Y = [1/(1-c)] (Co- cT + G + I+ X – M) Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 2 Niênkhoá 2005-2006 Thai Van Can 6 (1.1) Y = µ (Co- cT + G + I+ X – M); Trong đó: µ là hệ số nhân và = [1/(1-c)] Lấy vi phân (1.1): (1.2) dY = µ (dCo- cdT + dG +d I+ dX – dM) Do chúng ta chỉ quan tâm đến những thay đổi trong T và M, nên giả định rằng Co, I, X, M là không đổi, vì vậy dCo = d I = dX = dM = 0 (1.3) dY = µ (- cdT + dG) Do: dT = dG và c <1; tổng cầu phải tăng = > dY >0 2. Hệ quả gia tăng trong tổng cầu là gì, hãy diễn giải kết quả theo ý nghĩa kinh tế? Tổng cầu tăng một lượng bằng với lượng gia tăng chi tiêu chính phủ dY = dG. Đây chính là kết quả ngân sách cân bằng Tổng cầu tăng vì lượng chi tiêu bơm vào nền kinh tế là cao hơn lượng tiêu dùng bị giảm đi do MPC, theo sau việc tăng thuế để tài trợ cho tăng chi tiêu. dY = µ (- cdG + dG) = µ [(1- c) dG] = [1/(1-c)] [(1- c) dG]; dY = dG Câu 4: Chính sách tiền tệ 1. Lãi suất thực là gì nếu GDP tăng 5%, tiền rộng tăng 14%, lãi suất danh nghĩa là 15%, và tốc độ lưu chuyển tiền không đổi? Trả lời Ta có: MOQ . V = p. Y %MOQ + % V = %P + % Y %P = %MOQ + % V - % Y Since i = r + % P = > r = i - (%MOQ + % V - % Y) 15% – (14% + 0 - 5% ) = 15% – 9% = 6% 2. Một nước đang có tốc độ lạm phát gia tăng, đâu là nguyên nhân khả dĩ và có thể sử dụng những công cụ tiền tệ nào để giảm tỉ lệ lạm phát? Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 2 Niênkhoá 2005-2006 Thai Van Can 7 Trả lời Nguyên nhân: . tăng cung tiền do: . tăng tín dụng ngân hàng cho chính phủ (tiền tệ hóa thâm hụt ngân sách) . tăng tín dụng ngân hàng cho khu vực tư nhân . tăng chi phí nhập khẩu (lạm phát nhập khẩu - imported inflation) và hợp thức hóa sự gia tăng này nhờ vào ngân hàng trung ương, nghĩa là tăng tín dụng ngân hàng để đáp ứng chi phí cao hơn. . tăng các dòng vốn nước ngoài chảy vào . giảm cầu tiền trong khi cung tiền không đổi . tăng tốc độ xoay của đồng tiền chẳng hạn do lạm phát kỳ vọng cao hơn. b. Công cụ tiền tệ nào để giảm tỉ lệ lạm phát? Trả lời Giảm cung tiền bằng cách: . tăng dự trữ bắt buộc . ngân hàng TW bán trái phiếu cho các NH thông qua nghiệp vụ thị trường công khai (open market operations) . NHTW tăng lãi suất chiết khấu 3. a. Lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập của người về hưu như thế nào? Trả lời: Thu nhập người về hưu thường là lương hưu có giá trị danh nghĩa cố định, lạm phát làm giảm giá trị thực của lương hưu. b. Lạm phát ảnh hưởng lên vốn vay ngân hàng ra sao trong trung hạn xét từ quan điểm của bên cho vay và bên đi vay? Trả lời: Số lượng các khoản trả nợ vay thường cố định theo giá trị danh nghĩa và lãi suất thường là cố định trong suốt kỳ hạn của khoản vay. Lạm phát cao hơn lạm phát ước tính để tính ra lãi suất cho vay sẽ làm giảm giá trị thực của các khoản trả nợ này. Thông thường người đi vay có lợi và người cho vay bị thiệt hại, nếu tỉ lệ lạm phát sau khi các khoản vay đã được thanh toán là lớn hơn tỉ lệ lạm phát dự đoán được dùng để tính lãi suất cho vay. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 2 Niênkhoá 2005-2006 Thai Van Can 8 Câu 5: Thử nghiệm với các chính sách và cú sốc ngoại sinh Câu này nhằm làm rõ tác động của các biện pháp chính sách chọn lọc và các cú sốc từ bên ngoài lên các biến số tổng thể chọn lọc của một nền kinh tế mở, qui mô nhỏ. Để cố định khuôn khổ lý luận (A) nền kinh tế được hiển thị bằng mô hình; (B) cơ sở so sánh được thiết lập để tính toán các biến số tổng thể chọn lọc, và (C) cơ sở so sánh này được đối chiếu với những kết quả trong nền kinh tế sau khi chịu tác động của các biện pháp chính sách chọn lọc và các cú sốc từ bên ngoài. A. Mô hình Giả sử một nền kinh tế được mô tả qua các phương trình sau: (1) Y = C + I + G + X – M (2) X- M = NX (3) Y = 100 (4) G = Go = 20 (5) T = To = 20 (6) I = 20-r (7) C = 5 + 0,8 (Y- T) (8) NX = 10-10 ε (9) r = r* = 5% B. Cơ sở so sánh 1. Tính: a. Tiết kiệm quốc gia S Sắp xếp lại (1) để có được tiết kiệm quốc gia bằng với số sản lượng cuối cùng còn lại sau các khoản tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình ( = khu vực tư nhân) C và của chính phủ G. (1.1) (Y - C – G)- I = S- I = X – M = NX; với (1.2) S = (Y - C – G) thế C vào (1.2) với pt (7): S = Y – (5 + 0,8 (Y- T))-G = Y – 5 - 0,8 (Y- T)-G = 100-5-0.8(100-20)-20 = 11 b. Đầu tư Đầu tư quan hệ nghịch biến với lãi suất r, và r bằng lãi suất thế giới r* = 5 (6) I = 20-r = 20-5 = 15 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 2 Niênkhoá 2005-2006 Thai Van Can 9 c. Cán cân tài khoản vãng lai Do chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư = chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu S- I = X – M = NX = 11- 15 = -4 d. Tỉ giá hối đoái cân bằng Dùng pt (8) để tìm ra tỉ giá hối đoái cân bằng trên thị trường ngoại hối, tại mức tỉ giá này cung ngoại tệ bằng với cầu ngoại tệ. (8) NX = -4 = 10-10 ε = > ε = - 14/ -10 = 1.4 C. Tác động của biện pháp chính sách và cú sốc ngoại sinh 2. Tác động của một chính sách ngân sách mở rộng lên nền kinh tế là gì? Giả định rằng chính sách ngân sách mở rộng được thể hiện bằng cách tăng G lên 25. Tác động lên nền kinh tế có nghĩa là: (a) Kết quả tính bằng số của các biến tổng thể, và (b) Chiều hướng thay đổi của những biến tổng thể này sau khi áp dụng các biện pháp chính sách và cú sốc ngoại sinh. Để xác định hướng thay đổi, so sánh kết quả các biến tổng thể chọn lọc trong câu này với những biến tương tự trong cơ sở so sánh. Trả lời bằng số và nêu rõ lý luận đằng sau những thay đổi này. Trả lời Làm giống các bước trên với G = 25 a. Tiết kiệm quốc gia Do chi tiêu chính phủ tăng trong khi các chỉ tiêu tổng thể khác không đổi (trừ xuất khẩu ròng, xem bên dưới), nên tiết kiệm giảm đi S = Y – (5 + 0,8 (Y- T))-G = Y – 5 - 0,8 (Y- T)-G = 100-5-0.8(100-20)-25 = 6 b. Đầu tư Do r không đổi, đầu tư cũng không đổi theo như cơ sở tính toán ở trên I = 15 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 2 Niênkhoá 2005-2006 Thai Van Can 10 c. Các cân tài khoản vãng lai Chi tiêu của chính phủ cao hơn dẫn đến tiết kiệm thấp hơn với đầu tư không đổi, khoảng cách tiết kiệm – đầu tư tăng lên, phản chiếu qua sự suy giảm trong xuất khẩu ròng. S- I = X – M = NX = 6-15 = -9 d. Tỉ giá hối đoái cân bằng. Xuất khẩu ròng sụt giảm xuất phát từ việc tỉ giá hối đoái tăng lên. NX = -9 = 10-10 ε = > ε = - 19/ -10 = 1.9 Tóm tắt: tăng chi tiêu chính phủ làm giảm tiết kiệm. Do lãi suất không đổi nên đầu tư cũng không đổi. Nhưng vì tiết kiệm giảm nên chênh lệch giữa tiết kiệm – đầu tư tăng lên (từ -4 lên -9) chênh lệch này phải được tài trợ bởi các dòng vốn vào. Các dòng vốn vào (+11) cũng có nghĩa là xuất khẩu ròng phải suy giảm (-9 hay bằng với chênh lệch I-S). Để điều này xảy ra, tỉ giá hối đoái phải tăng lên (từ 1.4 lên 1.9). 3. Nếu lãi suất thế giới tăng từ 5% lên 10%; G = 20 thì tác động lên nền kinh tế là gì? giống như câu hỏi trước hãy trả lời bằng số và nên lý lẽ sau những thay đổi này. Trả lời a. Tiết kiệm quốc gia S vẫn không đổi như trong câu 1 S = Y – (5 + 0,8 (Y- T))-G = Y – 5 - 0,8 (Y- T)-G = 100-5-0.8(100-20)-20 = 11 b. Đầu tư Lãi vay thế giới cao hơn làm giảm đầu tư: (6) I = 20-r = 20-10 = 10 c. Cán cân tài khoản vãng lai Với tiết kiệm không đổi, đầu tư thấp hơn cải thiện chênh lệch I-S, phản chiếu qua sự cải thiện trong xuất khẩu ròng. S- I = X – M = NX = 11-10 = 1 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 2 Niênkhoá 2005-2006 Thai Van Can 11 d. Tỉ giá hối đoái cân bằng Xuất khẩu ròng cải thiện xuất phát từ việc tỉ giá hối đoái giảm. NX = 1 = 10-10 ε = > ε = - 9/ -10 = 0.9 Tóm tắt: tiết kiệm vẫn không đổi như trong câu 1. Do lãi suất tăng, đầu tư bị suy giảm. nhưng vì tiết kiệm không đổi và nhờ đầu tư giảm nên chênh lệch I-S cũng giảm (từ -4 xuống 1), chênh lệch này phải được tài trợ bởi các dòng vốn ra. Các dòng vốn ra (- 1) cũng có nghĩa là xuất khẩu ròng tăng lên (+1 hay bằng với chênh lệch I-S). Để điều này xảy ra, tỉ giá hối đoái phải giảm (từ 1.4 lên 0.9).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai bt 2.pdf
Tài liệu liên quan