Kinh tế kinh doanh - Chương 8: Đánh giá đầu tư - Nguyễn Thị Xuân Hường

Tài liệu Kinh tế kinh doanh - Chương 8: Đánh giá đầu tư - Nguyễn Thị Xuân Hường: Chương 8: Đánh giá đầu tư Đầu tư và các bước đánh giá đầu tư  Khái niệm đầu tư:  Là việc sử dụng các nguồn lực để tiến hành một hoạt động nào đó với mong muốn đạt được những lợi ích nhất định.  Trong kinh tế học thì đầu tư được hiểu là việc sử dụng các nguồn lực hiện tại để tiến hành sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trong tương lai  Việc sử dụng các nguồn lực là tương đối chắc chắn nhưng các lợi ích thu được từ khoản đầu tư là tương đối không chắc chắn Các bước đánh giá đầu tư 1. Xác định mục tiêu:  Đầu tư thay thế: thay thiết bị cũ bằng thiết bị mới tiên tiến hơn  Đầu tư mở rộng: có thể là mở rộng quy mô cho sản phẩm hiện tại hoặc có thể là mở rộng các mặt hàng mới hoặc mở rông thị trường  Các loại hình đầu tư khác: như đầu tư cho sức khỏe, an toàn lao động hoặc vì các lý do môi trường 2. Xác định các lựa chọn đầu tư 3. Xác định chi phí, lợi ích, thời gian và tính không chắc chắn của mỗi lựa chọn 4. Lựa chọn phương pháp đánh giá: 5. Lựa chọn chi...

pdf22 trang | Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kinh tế kinh doanh - Chương 8: Đánh giá đầu tư - Nguyễn Thị Xuân Hường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 8: Đánh giá đầu tư Đầu tư và các bước đánh giá đầu tư  Khái niệm đầu tư:  Là việc sử dụng các nguồn lực để tiến hành một hoạt động nào đó với mong muốn đạt được những lợi ích nhất định.  Trong kinh tế học thì đầu tư được hiểu là việc sử dụng các nguồn lực hiện tại để tiến hành sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trong tương lai  Việc sử dụng các nguồn lực là tương đối chắc chắn nhưng các lợi ích thu được từ khoản đầu tư là tương đối không chắc chắn Các bước đánh giá đầu tư 1. Xác định mục tiêu:  Đầu tư thay thế: thay thiết bị cũ bằng thiết bị mới tiên tiến hơn  Đầu tư mở rộng: có thể là mở rộng quy mô cho sản phẩm hiện tại hoặc có thể là mở rộng các mặt hàng mới hoặc mở rông thị trường  Các loại hình đầu tư khác: như đầu tư cho sức khỏe, an toàn lao động hoặc vì các lý do môi trường 2. Xác định các lựa chọn đầu tư 3. Xác định chi phí, lợi ích, thời gian và tính không chắc chắn của mỗi lựa chọn 4. Lựa chọn phương pháp đánh giá: 5. Lựa chọn chi phí vốn 6. Trình bày các kết quả Dòng tiền và ước lượng dòng tiền  Khái niệm: Dòng tiền của dự án trong một khoảng thời gian nhất định là chênh lệch giữa tổng các khoản thực thu của dự án (các khoản thu có kèm việc nhập quy ̃ tiền mặt) trong thời gian đó với tổng các khoản thực chi của dự án (các khoản chi có kèm việc xuất quy ̃ tiền mặt) cũng trong khoảng thời gian đó. CF = Thực thu – Thực chi Giá trị của tiền theo thời gian  Tiền tê ̣ có tính thời gian. Gia ́ trị của một đồng thu được ngày hôm nay chắc chắn phải mang gia ́ trị khác với gia ́ trị một đồng sẽ thu được ở một năm sau va ̀ nó luôn gắn liền với một lãi suất nhất định  Giá trị của một đồng thì khác nhau ở các thời điểm khác nhau  Để có thể đánh giá, so sánh được các lựa chọn đầu tư thì cần thiết phải quy các dòng tiền về mốc thời gian hiện tại, sử dụng tỷ lệ chiết khấu (r) Chiết khấu và Giá trị hiện tại ròng – Net present value (NPV)  NPV: Là chênh lệch giữa tổng các dòng thực thu của dự án đã được quy về mặt bằng thời gian hiện tại với tổng các dòng chi phí đầu tư của dự án cũng đã được quy về mặt bằng thời gian hiện tại theo một tỉ suất chiết khấu nhất định.  Là tổng các giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền của dự án.  Giá trị của NPV còn tùy thuộc vào suất chiết khấu r đã sử dụng /          n i n i iiii n i ii r C r TR r CFNPV 0 00 )1( 1 )1( 1 )1( 1  Ưu điểm của NPV:  Tính trên dòng tiền  Xét tới giá trị thời gian của tiền tệ  Thỏa mãn yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận, phù hợp quan điểm nguồn của cải ròng được tạo ra phải là lớn nhất.  Nhược điểm của NPV:  NPV phu ̣ thuộc vào r, nếu xác định r không chính xác thì NPV cũng không chính xác  Là chỉ tiêu mang tính chất tuyệt đối, không chính xác khi phải so sánh lựa chọn những dự án có quy mô vốn đầu tư khác nhau, r khác nhau. Năm Dòng tiền thuần của Dự án C (triệu bảng) Dòng tiền thuần của Dự án C (triệu bảng) 1 -100 60 2 -100 150 3 80 50 4 70 30 5 60 30 6 50 30 7 50 30 8 50 30 9 50 5 10 50 -60 Tổng dòng tiền 510,00 355,00 Tỷ suất chiết khấu 5% 368,02 314,98 Tỷ suất chiết khấu 15% 205,19 251,18 Dòng tiền thuần của Dự án C và Dự án D Bài tập 1:  Doanh nghiệp dự tính mua một máy Photocopy, giá máy là 3000 USD, có thời gian sử dụng là 5 năm, và gia ̉ sử sau đo ́ không còn gia ́ trị tận dụng. Nhờ vào máy này, doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí thuê ngoài là 1100 USD mỗi năm. Suất sinh lời mong muốn của doanh nghiệp là 15% năm. Có nên đầu tư hay không?  Nếu suất sinh lời mong muốn của dự án là 8%/năm thì sao?  Và nếu suất sinh lời mong muốn đối với một doanh nghiệp khác là 30% chẳng hạn thì điều gi ̀ sẽ xảy ra? Tỷ suất doanh lợi nội bộ - Internal rate of return (IRR)  IRR của một dự án đầu tư là tỉ suất hoàn vốn mà khi sử dụng nó để quy đổi các dòng thu nhập và chi phí đầu tư của dự án vê ̀ cùng một mặt bằng thời gian hiện tại thì sẽ đạt được cân bằng thu chi  IRR dùng để thẩm định sự đáng giá của dự án. Nếu IRR của dự án lớn hơn suất sinh lời kỳ vọng-expected rate hoặc là lớn hơn tỷ suất lãi vay hoặc suất chiết khấu thị trường thì dự án được đánh giá là có hiệu quả và chấp nhận thực hiện.  IRR là một trong những chỉ tiêu dùng để thẩm định dự án. Tuy nhiên, nó là chỉ tiêu kết hợp, bổ trợ cho chỉ tiêu NPV.  Chỉ tiêu IRR trong một số trường hợp không thể giải thích được tính hiệu quả của dự án, nhất là khi phải so sánh để lựa chọn các dự án.  Trường hợp dự án có những dòng thu nhập và đầu tư đan xen nhau, làm cho dòng ngân lưu tiên tục đổi dấu, khi đó phương trình sẽ cho kết quả với nhiều nghiệm sô ́ khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vì vậy, không xác định được chính xác được IRR      n i ii n i ii IRR C IRR TR 00 )1( 1 )1( 1 0 0 )1( 1 0 )1( 1 I        n i IRR iC n i IRR iTR iiRRNPV Bài tập 2  Hãy tính IRR của dự án có dòng ngân lưu như sau: 0 1 2 -1200 3200 -2000 Nguyên tắc xếp hạng dự án 1. Sử dụng NPV: Nếu nguồn lực là không hạn chế thì mọi dự án có NPV > 0 nên được lựa chọn 2. Sử dụng IRR: Nếu nguồn lực là không hạn chế thì mọi dự án có IRR > ERR đều nên được lựa chọn 3. Nếu nguồn lực là hữu hạn thì cần phải sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên, trong đó các dự án có NPV/ tổng vốn đầu tư càng cao càng tốt CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH ĐẦU TƯ KHÔNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP CHIẾT KHẤU  Trong thực tế, các doanh nghiệp thường sử dụng hai phương pháp để thẩm định đầu tư, đó là:  thời gian hoàn vốn đầu tư (Payback method) và  tỷ suất hoàn vốn kế toán (Accounting rate of return) Dòng tiền Dự án E Dự án F Năm 0: Nguồn vốn dự kiến (triệu bảng) -9.000 -9.000 Năm 1: dòng tiền thuần (triệu bảng) 3.000 6.000 Năm 2: dòng tiền thuần (triệu bảng) 5.000 4.000 Năm 3: dòng tiền thuần (triệu bảng) 6.000 3.000 Dòng tiền thuần: năm 1 đến năm 3 14.000 13.000 Giá trị hiện tại thuần 10% (triệu bảng) 2.367 2.014 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (%) 22,5 24 Thời gian thu hồi vốn (năm) 3 2 Tỷ suất lợi tức kế toán (%) 51,9 48,1 Chi phí sử dụng vốn  Là yếu tố quan trọng trong thẩm định đầu tư  Xác định sai chi phí sử dụng vốn sẽ đưa đến những kết quả sai trong đánh giá các dự án đầu tư”  Bỏ qua các dự án khả thi nếu tính chi phí sử dụng vốn cao hơn mức thực tế của doanh nghiệp  Thực hiện các dự án mang lại NPV < 0 do xác định tỷ suất chiết khấu thấp hơn mức chi phí vốn thực tế của doanh nghiệp  Trên thực tế chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp là tăng dần nếu doanh nghiệp sử dụng thêm vốn vay, ngược lại lợi nhuận giảm dần nếu thực hiện nhiều dự án đầu tư hơn -> có một mức chi phí sử dụng vốn tối ưu cho doanh nghiệp Chi phí sử dụng các nguồn vốn  Vốn nội bộ: ví dụ từ lợi nhuận giữ lại  Không có chi phí kế toán nhưng phải tính đến chi phí cơ hội khi sử dụng các nguồn vốn này  Vốn vay (RD)  Chi phí sử dụng vốn vay chính là lãi suất trên thị trường  Doanh nghiệp càng vay nhiều vốn (trong tương quan với vốn chủ sở hữu) thì chi phí sử dụng vốn vay càng cao  Vốn chủ sở hữu (RE)  Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là lợi suất kỳ vọng của nhà đầu tư  Lợi suất kỳ vọng = RF + RR trong đó RF là lợi suất phi rủi ro và RR là giá của rủi ro Chi phí sử dụng vốn có trọng số  Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp được tính bằng bình quân gia quyền các nguồn vốn và chi phí sử dụng các nguồn vốn tương ứng. RT = WIRI + WDRD + WERE  Trong đó  RT là chi phí sử dụng vốn tổng hợp của doanh nghiệp,  WI là tỷ lệ vốn sử dụng bằng nguồn vốn nội bộ,  RI là chi phí sử dụng vốn nội bộ,  WD là tỷ lệ vốn sử dụng bằng nguồn vốn vay,  RD là chi phí sử dụng vốn vay,  WE là tỷ lệ vốn sử dụng vốn chủ sở hữu,  RE là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu.  Ví dụ:  Với tỷ lệ các nguồn vốn là 20:20:60 và chi phí sử dụng vốn tương ứng là 8, 10, và 15%, thì chi phí sử dụng vốn trọng số sẽ là: (0,08 * 0,2) + (0,10 * 0,20) + (0,15 * 0,6) = 0,126 hay 12,6%  Nếu tỷ lệ các nguồn vốn thay đổi thì chi phí sử dụng vốn sẽ thay đổi tương ứng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_te_kinh_doanh_ths_nguyen_thi_xuan_huong_chuong_8_4282_1994289.pdf
Tài liệu liên quan