Tài liệu Kinh tế kinh doanh - Chương 5: Chi phí và quản lý chi phí trong doanh nghiệp - Nguyễn Thị Xuân Hường: Chương 5: Chi phí
và quản lý chi phí
trong doanh nghiệp
Tóm tắt
n Khái niệm về chi phí trong ngắn hạn và dài
hạn
n Khái niệm về chi phí kinh tế và chi phí kế
toán
n Phân tích chi phí thực nghiệm
n Tính kinh tế của quy mô, của phạm vi và
ảnh hưởng rút kinh nghiệm
n Quản lý chi phí
I. Các chi phí trong ngắn hạn và dài hạn
1. Các chi phí trong ngắn hạn
n Chi phí cố định, chi phí biến đổi và tổng chi phí
¨ Chi phí cố định là những chi phí mà doanh nghiệp
không thể điều chỉnh được trong ngắn hạn
n Ví dụ: nhà xưởng, máy móc, đầu tư xây dựng cơ bản ban
đầu
¨ Chi phí biến đổi là những chi phí mà doanh nghiệp
có thể điều chỉnh được trong ngắn hạn (thường là
những chi phí thay đổi cùng với sản lượng)
n Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu
¨ Chi phí lao động là cố định hay biến đổi???
¨ STC = FC + VC
n Chi phí trung bình và chi phí cận biên
ngắn hạn
n Tổng chi phí trung bình ngắn hạn, SATC hoặc ATC hoặc
AC là tổng chi phí ngắn hạn tính trên đơn vị sản phẩm.
Có thể tách tổng...
26 trang |
Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kinh tế kinh doanh - Chương 5: Chi phí và quản lý chi phí trong doanh nghiệp - Nguyễn Thị Xuân Hường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5: Chi phí
và quản lý chi phí
trong doanh nghiệp
Tóm tắt
n Khái niệm về chi phí trong ngắn hạn và dài
hạn
n Khái niệm về chi phí kinh tế và chi phí kế
toán
n Phân tích chi phí thực nghiệm
n Tính kinh tế của quy mô, của phạm vi và
ảnh hưởng rút kinh nghiệm
n Quản lý chi phí
I. Các chi phí trong ngắn hạn và dài hạn
1. Các chi phí trong ngắn hạn
n Chi phí cố định, chi phí biến đổi và tổng chi phí
¨ Chi phí cố định là những chi phí mà doanh nghiệp
không thể điều chỉnh được trong ngắn hạn
n Ví dụ: nhà xưởng, máy móc, đầu tư xây dựng cơ bản ban
đầu
¨ Chi phí biến đổi là những chi phí mà doanh nghiệp
có thể điều chỉnh được trong ngắn hạn (thường là
những chi phí thay đổi cùng với sản lượng)
n Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu
¨ Chi phí lao động là cố định hay biến đổi???
¨ STC = FC + VC
n Chi phí trung bình và chi phí cận biên
ngắn hạn
n Tổng chi phí trung bình ngắn hạn, SATC hoặc ATC hoặc
AC là tổng chi phí ngắn hạn tính trên đơn vị sản phẩm.
Có thể tách tổng chi phí trung bình ngắn hạn ra làm hai
bộ phận là chi phí cố định trung bình và chi phí biến đổi
trung bình
SATC = AFC + AVC
n Chi phí cận biên là chi phí bổ sung để sản xuất thêm một
đơn vị sản phẩm.
n Chi phí cố định của doanh nghiệp liên quan như thế nào
đến việc tính toán chi phí cận biên?
2. Các chi phí trong dài hạn
n Trong dài hạn các chi phí đều có thể thay đổi
n Doanh nghiệp có thể điều chỉnh quy mô nhà
xưởng, sử dụng công nghệ phù hợp để đạt được
mức chi phí tối ưu
n Đường chi phí trung bình dài hạn (LRAC) là
đường nối các điểm cực tiểu của các đường chi
phí trung bình ngắn hạn, giả định có vô số đường
chi phí trung bình
3. Tính co dãn của chi phí với sản lượng
n Hệ số co dãn của chi phí theo sản
lương, được thể hiện bằng phần trăm
thay đổi của tổng chi phí chia cho phần
trăm thay đổi của sản lượng. Công thức
được tính như sau:
ECQ = (∆TC/TC)/ (∆Q/Q)
Từ công thức trên ta có:
ECQ = (∆TC/∆Q)/(TC/Q) = MC/AC
Ta có những mối quan hệ sau:
n Nếu ECQ <1: thì chi phí cận biên nhỏ hơn chi phí
trung bình và vì thế hàm chi phí thể hiện tính
kinh tế theo quy mô
n Nếu ECQ >1: thì chi phí cận biên lớn hơn chi phí
trung bình và vì thế hàm chi phí thể hiện tính phi
kinh tế theo quy mô
n Nếu ECQ = 1: thì chi phí cận biên = chi phí trung
bình và vì thế hàm chi phí thể hiện chi phí không
đổi
4. Chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
nhiều sản phẩm
n Tổng chi phí của doanh nghiệp sẽ được
tính bằng tổng chi phí cố định cộng với
chi phí biến đổi của từng sản phẩm nhân
với sản lượng của từng sản phẩm, vì thế
ta có hàm chi phí như sau:
n TC = F + c1 Q1 +c2 Q2
n Chi phí trung bình của mỗi sản phẩm chỉ có thể
tính được nếu có sự đồng thuận về việc phân bổ
chi phí cố định giữa 2 sản phẩm. Các cách để
phân bổ chi phí cố định bao gồm:
¨ Phân bổ toàn bộ chi phí cố định cho sản phẩm được
tính là sản phẩm chủ yếu
¨ Phân bổ theo tương quan sử dụng đầu vào cố định
của 2 sản phẩm, có thể theo thời gian sử dụng hoặc
theo sản lượng sản xuất ra
¨ Phân bổ tùy ý
n Chi phí bình quân gia quyền
Giả sử ta có 2 sản phẩm là 1 và 2 trong đó
sản lượng của 1 là X1 và sản lượng của
sản phẩm 2 là X2, khi đó chi phí trung
bình được tính như sau:
ACw (Q) = (F + c1 * X1Q + c2 * X2Q)/Q
II. Khái niệm chi phí kinh tế và
chi phí kế toán
n Đối với kế toán, chi phí chỉ phát sinh khi
có bút toán ghi chép, và cần phải ghi nhận
việc tiền được chi trả
n Chi phí cơ hội: Chi phí của mọi loại đầu
vào để sản xuất bất kỳ một hàng hóa hay
dịch vụ nào được tính bằng chi phí thay
thế để sản xuất ra hàng hóa khác, có thể
được tính bằng tiền hoặc không
n Chi phí ẩn và chi phí hiện
¨ Chi phí hiện: là chi phí nhìn thấy được và ghi nhận được ngay
¨ Chi phí ẩn: là chi phí không ghi nhân trực tiếp được ngay
n Chi phí trực tiếp và gián tiếp:
¨ Chi phí trực tiếp: chi phí được quy cho một hoạt động cụ thể
¨ Chi phí gián tiếp (hay chi phí quản lý): là chi phí không thể dễ
dàng quy cho một hoạt động cụ thể
n Chi phí thay thế và chi phí quá khứ
¨ Chi phí quá khứ (hay lịch sử) là các chi phí được trả tại thời
điểm mua đầu vào
¨ Chi phí hiện tại (hoặc chi phí thay thế) phản ánh mức giá hiện tại
hoặc mức giá để mua hoặc thay thế đầu vào
n Chi phí chìm (Sunk and non-sunk costs)
¨ Chi phí chìm là các chi phí bỏ ra để mua tài sản, như
nhà xưởng hoặc máy móc, hoặc chi phí dành cho
việc quảng cáo mà không thể thu lại được bằng cách
bán tài sản hay sử dụng tài sản hoặc nguồn lực đó
vào mục đích khác
¨ Tài sản càng có các đặc thù riêng (nghĩa là không thể
dùng vào nhiều mục đích khác nhau) thì chi phí chìm
liên quan đến tài sản càng lớn
n Chi phí cận biên (marginal cost) và chi phí
gia tăng (Incremental cost)
¨ Chi phí cận biên là các chi phí bỏ ra để sản xuất
thêm một đơn vị sản lượng.
¨ Chi phí gia tăng là chi phí tăng thêm liên quan đến
các thay đổi sản lượng (không chỉ là tăng thêm 1 đơn
vị sản lượng)
Ví dụ: Ví dụ chi phí gia tăng đối với doanh nghiệp khi
giới thiệu một dòng sản phẩm mới sẽ bao gồm cả chi
phí cố định và chi phí biến đổi
n Chi phí và lợi nhuận - Costs and profits
¨Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu
và chi phí
¨Lợi nhuận kinh tế: thông thường có được khi
tổng doanh thu bằng tổng chi phí
¨Lợi nhuận kế toán: tổng doanh thu lớn hơn
tổng chi phí
III. Phân tích chi phí thực nghiệm
n Về cơ bản thì ước lượng hàm chi phí đơn
giản hơn ước lượng hàm cầu vì doanh
nghiệp có thể thu thập được các thông tin
liên quan đến chi phí, trừ trường hợp sản
phẩm hoàn toàn mới
n Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính
như ước lượng hàm cầu
Week Output units TVC
(»)
Week Output units TVC
(»)
1 7,200 5,890 16 9,500 7,580
2 7,500 6,120 17 9,100 7,230
3 8,300 6,640 18 8,500 6,890
4 6,500 5,450 19 8,300 6,880
5 6,500 5,500 20 8,200 6,790
6 7,200 5,910 21 7,500 6,250
7 8,500 6,850 22 7,200 5,950
8 9,400 7,450 23 7,000 5,870
9 9,500 7,550 24 6,800 5,780
10 9,500 7,570 25 6,700 5,740
11 9,400 7,500 26 6,500 5,520
12 9,350 7,520 27 6,700 5,640
13 9,200 7,340 28 6,800 5,520
14 9,200 7,360 29 7,000 5,670
15 9,300 7,430 30 7,100 5,710
n TVC = 901.983 + 0.701Q
Chi phí biến đổi trung bình được ước lượng
theo kết quả (901.983/ Q) + 0.701
Với sản lượng 10.000 tấn (nằm ngoài phạm
vi mẫu), chi phí biến đổi trung bình mỗi tấn
là £0.09 + 0.7 hay £0.79
IV. Tính kinh tế của phạm vi, quy mô và đường cong
học tập (scales, scope và learning)
1. Tính kinh tế của (theo) phạm vi (Economies of
scope)
n Tính kinh tế theo phạm vi xảy ra khi các sản phẩm có
đầu vào chung và đa dạng hóa dẫn tới tiết kiệm chi phí
n S = (C1+C2+C3 – C1+2+3)/(C1+C2+C3)
¨ S>0: nên sản xuất kết hợp
¨ S<0: nên sản xuất riêng lẻ
2.Tính kinh tế theo quy mô (Economies of
scale)
n Tính kinh tế theo quy mô là hiện tượng trong dài
hạn thì chi phí sản xuất trung bình giảm khi quy
mô sản xuất tăng lên.
n Quy mô mà tại đó chi phí sản xuất đạt đến mức
thấp nhất được gọi là quy mô sản xuất hiệu quả
tối thiểu (minimum efficient scale – MES)
Tính kinh tế theo quy mô, hay chi phí giảm theo quy mô có
thể đạt được nhờ những yếu tố sau:
n Khi quy mô tăng thì doanh nghiệp có thể đạt được chi
phí đầu vào với giá rẻ hơn. Ví dụ như có thể tiết kiệm
được vốn, lao động, marketing, vận tải, kho tang
n Do tác động của chuyên môn hóa và tự động hóa
n Khi quy mô tăng lên thì chi phí quản lý trên 1 đơn vị sản
phẩm giảm xuống, do quản lý đã được chuyên môn hóa
n Đối với những doanh nghiệp có chi phí cho đầu tư kỹ
thuật và R&D lớn thì điều này càng được chứng minh vì
các chi phí đó được tính như chi phí cố định của doanh
nghiệp, và vì vậy quy mô sản xuất càng tăng thì càng có
lợi
n Ngoài ra thì doanh nghiệp với quy mô lớn cũng có thể
được lợi về mặt tài chính
3. Đường cong học tập (learning curve)
Đường learning curve chỉ ra chi phí sản xuất
giảm khi sản lượng tăng lên
Chi phí trung bình trên một sản phẩm có xu
hướng giảm dần theo thời gian bởi các
yếu tố của sản xuất như lao động và quản
lý đã học được quy trình sản xuất và trở
nên hiệu quả hơn trong công việc của
mình
Nguồn gốc của learning curve:
n Công nhân và quản lý quen thuộc hơn với quy
trình sản xuất
n Giảm chi phí quản lý phân bổ trên từng sản
phẩm khi sản lượng tăng
n Giảm tồn kho khi sản xuất trở nên hợp lý hơn
n Cải tiến hệ thống làm cho chi phí lao động trên 1
đơn vị sản phẩm là nhỏ hơn
n Chuyên môn hóa lao động làm cho công việc
hiệu quả hơn và giảm chi phí
V. Quản lý chi phí
Nguyên nhân dẫn đến chi phí cao:
n Nguyên liệu thô: việc sử dụng dư thừa nguyên liệu, trả giá cao hơn
và duy trì tồn kho quá nhiều so với mức sản xuất.
n Lao động: thuê quá nhiều lao động, gây ra tình trạng thiếu hiệu quả
n Chất lượng đầu vào: trình độ chuyên môn của công nhân ở doanh
nghiệp không bằng ở những nơi khác, thiếu đào tạo, thiếu vốn có
thể là nguyên nhân dẫn tới thất bại của doanh nghiệp.
n Sản lượng: chi phí trung bình là hàm của sản lượng sản xuất, sản
lượng quá thấp (hoặc quá cao) có thể dẫn tới chi phí sản xuất cao.
n Quản lý: trình độ quản lý, nhà xưởng máy móc dư thừa cũng có thể
gây ra chi phí đơn vị cao.
Thuê ngoài: một số hoạt động của công ty có thể không hiệu quả về
mặt chi phí. Nếu những nhà sản xuất khác có thể thực hiện những
hoạt động này với chi phí thấp hơn thì việc sản xuất nên ngừng lại.
Nghiên cứu tình huống:
n Doanh nghiệp A có kinh doanh một nhà hàng cao cấp, do điều kiện
kinh tế suy thoái nên doanh nghiệp gặp phải khó khăn vì lượng
khách hàng giảm. Doanh thu giảm làm cho dòng tiền của doanh
nghiệp bị hạn chế. Các bộ phận gián tiếp (như văn phòng) phục vụ
lượng khách hàng trước đây là đủ công suất nhưng nay có nhiều bộ
phận nhân viên bị dư thừa. Do lượng tiền mặt để quay vòng là hạn
chế nên một số nhà cung cấp không nhận được tiền thanh toán
đúng hạn, dẫn đến việc chậm trễ trong giao hàng, giao hàng nhưng
tính giá cao hơn để bù chi phí tài chính hoặc ngừng hẳn việc giao
hàng. Chi phí trung bình cho 1 sản phẩm trở nên cao hơn và doanh
nghiệp không thể tăng giá sản phẩm ngay lập tức do gặp phải các
trở ngại từ phía khách hàng. Theo các bạn doanh nghiệp nên làm
gì?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_te_kinh_doanh_ths_nguyen_thi_xuan_huong_chuong_5_7517_1994286.pdf