Tài liệu Kinh tế kinh doanh - Chương 10: Thay đổi biên giới doanh nghiệp: thoái lui và sáp nhập - Nguyễn Thị Xuân Hường: Chương 10: Thay đổi biên giới
doanh nghiệp: thoái lui và sáp
nhập
1Nội dung chủ yếu
Phân tích bản chất và các yếu tố ảnh hưởng đến quyêt
định thoái lui
Giải thích lý do vì sao một số doanh nghiệp thất bại
nhưng vẫn hiện diện trên thị trường và chỉ ra những
đặc điểm cơ bản của quy trình phá sản
Tìm hiểu các loại hình sáp nhập, động cơ và hậu quả
của chúng
Các giai đoạn, các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá xem
doanh nghiệp sau M&A là thành công hay thất bại.
2Quyết định thoái lui trên thị trường tự do cạnh tranh
• Doanh nghiệp sản xuất 1 sản phẩm sẽ rời bỏ thị trường
khi doanh thu không đủ để bù đắp chi phí biến đổi và
một phần chi phí cố định
• Trong ngắn hạn, nếu cầu, giá và sản lượng tương ứng
của doanh nghiệp giảm thì một doanh nghiệp có tiêu chí
giảm lỗ tối thiểu sẽ không rời bỏ thị trường ngay và chờ
cho doanh thu tăng lên nếu doanh thu hiện tại vẫn có thể
bù đắp được chi phí biến đổi
• Trong dài hạn, nếu doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí thì
...
20 trang |
Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế kinh doanh - Chương 10: Thay đổi biên giới doanh nghiệp: thoái lui và sáp nhập - Nguyễn Thị Xuân Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 10: Thay đổi biên giới
doanh nghiệp: thoái lui và sáp
nhập
1Nội dung chủ yếu
Phân tích bản chất và các yếu tố ảnh hưởng đến quyêt
định thoái lui
Giải thích lý do vì sao một số doanh nghiệp thất bại
nhưng vẫn hiện diện trên thị trường và chỉ ra những
đặc điểm cơ bản của quy trình phá sản
Tìm hiểu các loại hình sáp nhập, động cơ và hậu quả
của chúng
Các giai đoạn, các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá xem
doanh nghiệp sau M&A là thành công hay thất bại.
2Quyết định thoái lui trên thị trường tự do cạnh tranh
• Doanh nghiệp sản xuất 1 sản phẩm sẽ rời bỏ thị trường
khi doanh thu không đủ để bù đắp chi phí biến đổi và
một phần chi phí cố định
• Trong ngắn hạn, nếu cầu, giá và sản lượng tương ứng
của doanh nghiệp giảm thì một doanh nghiệp có tiêu chí
giảm lỗ tối thiểu sẽ không rời bỏ thị trường ngay và chờ
cho doanh thu tăng lên nếu doanh thu hiện tại vẫn có thể
bù đắp được chi phí biến đổi
• Trong dài hạn, nếu doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí thì
doanh nghiệp sẽ thoái lui. Những doanh nghiệp lỗ nhiều
nhất là các doanh nghiệp từ bỏ thị trường sớm nhất
3Quyết định thoái lui trên thị trường cạnh tranh
độc quyền
Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có một số sản
phẩm, có mức độ hội nhập dọc và đa dạng hóa nhất
định. Vì vậy doanh nghiệp kém hiệu quả nhất không
nhất thiết sẽ là doanh nghiệp đầu tiên phải rời thị trường
bởi lẽ doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh đa dạng
sẽ có thể bù lỗ cho nhau.
Quyết định thoái lui trên thị trường có thể được giải thích
bởi lý thuyết trò chơi (tính đến quyết định ở lại hay thoái
lui của hãng đối thủ)
4Quyết định thoái lui trên thị trường cạnh tranh
độc quyền
Pay-off matrix for exit game
Firm B
Strategy Stay Exit
Stay -100 0
Firm A -150 200
Exit 300 0
0 0
5Quyết định thoái lui trên thị trường cạnh tranh
độc quyền
Baden-Fuller (1989) cho rằng những doanh nghiệp lớn
và đa dạng có thể dễ dàng đánh giá được quyết định
thoái lui vì doanh nghiệp có kỹ năng quản lý tốt. Vì vậy
khả năng các doanh nghiệp này rời bỏ thị trường là lớn
hơn so với doanh nghiệp nhỏ và chuyên môn hóa hơn.
Quyết định thoái lui không phải lúc nào cũng do các điều
kiện thị trường, mà chính sách của các doanh nghiệp đa
sản phẩm có thể hướng đến việc đóng cửa các nhà
xưởng cũ và mở rộng những hoạt động mới và địa điểm
kinh doanh mới.
6Các yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp thoái lui
• Thị trường Demand
+ Cầu của nhiều sản phẩm trong dài hạn có thể sụt giảm
với các tỷ lệ khác nhau. Tính không chắc chắn của tỷ lệ
này dẫn đến việc doanh nghiệp có các thời điểm thoái
lui khác nhau
+ Các sản phẩm của những thương hiệu mạnh thường
rời thị trường sau
7• Dư thừa công suất: Điều này có thể bởi một số nguyên
nhân:
• sụt giảm cầu trong nước và nước ngoài,
• giảm thị phần trong nước do hàng ngoại nhập;
• Đầu tư quá mức do việc đánh giá sai nhu cầu hoặc do
các doanh nghiệp khác tham gia đầu tư vào thị trường
8Các yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp thoái lui
• Đa dạng hóa quá mức
+ Thoái lui đầu tư tự nguyện xảy ra khi doanh nghiệp đa
dạng hóa nhận thấy rằng chi phí trung bình của mình
tăng cao hơn mức chi phí của các doanh nghiệp chuyên
môn hóa hơn
+ Chi phí tăng, lợi nhuận giảm xảy ra tại một số thời điểm
trong quá trình đa dạng hóa, chủ yếu do quy luật lợi ích
giảm dần của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là khi quản lý
nhận thấy việc quản lý doanh nghiệp lớn là khó khăn.
9Các yếu tố giữ doanh nghiệp ở lại thị trường
Rào cản kinh tế khi thoái lui: là các yếu tố dẫn đến chi
phí cơ hội cao nếu doanh nghiệp thoái lui
Doanh nghiệp có hình ảnh chất lượng cao do trước đây
đã đầu tư lớn vào các hoạt động R&D, vào sản xuất và
quảng cáo.
Chia sẻ nguồn lực với các sản phẩm có lợi nhuận
Công việc kinh doanh là có tầm quan trọng chiến lược
với doanh nghiệp
Lòng tự tôn của những người quản lý và sự khó khăn để
tìm được công việc khác
10
Các yếu tố giữ doanh nghiệp ở lại thị trường
Do các yêu cầu đầu tư trong tương lai
Tuổi của tài sản và tính đặc thù của tài sản
Do việc phải phá vỡ hợp đồng với người lao động
Tiếp cận thị trường tài chính
Các quy định của chính phủ và chi phí xã hội
11
Phá sản
o Các doanh nghiệp phá sản là các doanh nghiệp ngừng
hoạt động vì khả năng tài chính không thể cho phép tiếp
tục
o Thủ tục phá sản hoặc luật phá sản của nhiều nước
được thông qua với mục đích giúp cho doanh nghiệp có
khó khăn về tài chính có thể tái cơ cấu hoặc giải thể
o Thủ tục phá sản thiết lập thứ tự ưu tiên theo đó các chủ
nợ có thể được nhận khoản đã cho vay. Các chủ nợ có
đảm bảo được ưu tiên trước (ví dụ chủ nợ của các
khoản vay có thế chấp).
12
Phá sản
Thủ tục phá sản cũng nhấn mạnh đến tương lai của
những người quản lý công ty, đến người lao động và
khách hàng. Vì vậy cùng với việc ngăn chặn doanh
nghiệp tiếp tục hoạt động trên vốn vay hoặc dựa trên tín
dụng thì thủ tục cũng cố gắng giúp doanh nghiệp tồn tại
dưới các hình thức khác
Doanh nghiệp có hệ thống quản trị bên trong thường có
tỷ lệ phá sản thấp hơn các công ty có hệ thống quản trị
bên ngoài. Nhận định này cũng được kiểm chứng bởi số
liệu so sánh của các nước như US, Australia, New
Zealand, non-English speaking and European , Japan.
Tuy nhiên UK là một ngoại lệ
13
Mergers, acquisition and takeovers
• Sáp nhập là việc mua lại và kết hợp một doanh nghiệp
khác vào doanh nghiệp mua lại.
• Sáp nhập khác với mua lại ở chỗ sáp nhập là việc 2
doanh nghiệp tự nguyện kết hợp lại với nhau. Trong khi
đó mua lại là việc một doanh nghiệp tiến hành mua
doanh nghiệp mục tiêu hoặc tài sản của doanh nghiệp
mục tiêu mà nhiều khi không do sự đồng thuận hay tự
nguyện của chủ sở hữu/ người kiểm soát doanh nghiệp
mục tiêu.
• Mua lại hoặc takeover yêu cầu đấu giá cổ phiếu của
doanh nghiệp mục tiêu.
14
Các hình thức sáp nhập
Sáp nhập theo chiều ngang : 2 doanh nghiệp cùng sản
xuất 1 loại sản phẩm (cùng thị trường) (87 % các
thương vụ sáp nhập ở Anh, 56 % ở Nhật Bản)
Sáp nhập theo chiều dọc: 2 doanh nghiệp hoạt động ở
công đoạn khác nhau của quy trình sản xuất. Loại hình
này dẫn đến việc mở rộng/ hoặc hội nhập theo chiều
dọc (tiến hoặc lùi) (4%, 14 %)
Sáp nhập hỗn hợp: 2 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
khác nhau trên các thị trường khác nhau
Loại hình sáp nhập dựa vào tính chất và đặc điểm
ngành hàng
15
Động cơ sáp nhập
Tăng trưởng nhanh hơn so với tăng trưởng hữu cơ bằng
nội lực
Sức mạnh thị trường: vừa làm giảm đối thủ cạnh tranh
vừa tăng sức mạnh cho doanh nghiệp khiến cho doanh
nghiệp có thể tăng giá hơn với giá của thị trường tự do
cạnh tranh
Đa dạng hóa nhanh hơn: phương thức hữu cơ đòi hỏi
phát triển sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường, mua lại và
sáp nhập giúp rút ngắn quá trình này. Tuy nhiên phương
thức mua lại và sáp nhập cũng tiềm ẩn rủi ro nếu doanh
nghiệp mua lại không đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng
16
Động cơ sáp nhập
Có được kỹ năng: Không giống các yếu tố đầu vào khác,
yếu tố kỹ năng có tính chất giảm chi phí cận biên nhưng
lại có chi phí giao dịch thị trường cao. Vì vậy M&A là
phương thức tối ưu để thực hiện
Tuy nhiên điều này có thể trở nên vô nghĩa vì nhiều khi
nhân viên lành nghề hoặc những nhà sáng chế rời bỏ
công ty sau khi được mua lại
17
Động cơ sáp nhập
Giảm chi phí: vì các nguồn lực có thể sử dụng chung
giữa công ty hiện tại và công ty mua lại, điều này dẫn
đến tính kinh tế của quy mô và phạm vi.
Tuy nhiên điều này chỉ có thể đạt được nếu chi phí tái cơ
cấu là nhỏ hơn lợi ích của việc mua lại hoặc sáp nhập
Lý do phòng vệ và các lý do cơ hội khác
+ Quản lý doanh nghiệp có thể mong muốn sáp nhập để
bảo vệ vị trí của mình, để tránh phá sản hoặc để tránh
việc bị mua lại bởi một đối tượng không mong muốn
+ Một doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm đối tác nếu
nó lo ngại khả năng trở thành đích ngắm của một công
ty khác
18
Động cơ sáp nhập
Thay đổi trong nền kinh tế: cầu, cung (công nghệ),
hoặc thay đổi tình trạng tổng thể của nên kinh tế,
hoặc các quy định của chính phủ cũng dẫn đến
việc doanh nghiệp mong muốn sáp nhập (ví dụ
ngành ngân hàng Việt Nam trong thời điểm hiện
tại)
19
Chỉ số đánh giá sự thành bại của sáp nhập
Tăng lợi nhuận trên vốn của công ty sáp nhập
Hiệu quả về mặt chi phí
Tăng giá cổ phiếu hoặc tăng thu nhập cho cổ
đông
Tăng lợi ích cho những thành phần khác: ví dụ
tăng việc làm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_te_kinh_doanh_ths_nguyen_thi_xuan_huong_chuong_10_9846_1994291.pdf