Tài liệu Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam - Nhận thức và thực tiễn: 129
Kinh tế có vốn đầu tư . . .
KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THỜI KỲ ĐẨY
MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM -
NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN
Hoàng Xuân Sơn*, Hồ Thị Thanh Trúc**
TÓM TẮT
Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài được
xem là một trong những nhân tố quan trọng, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế - xã hội
của Việt Nam. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan
trọng, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, tạo việc làm cho
người lao động. Đồng thời khu vực này cũng tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ,
cải tiến phương thức quản lý kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh hơn cho nền kinh tế Việt Nam
đang phát triển.
Từ khóa: kinh tế, vốn đầu tư nước ngoài, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam
ECONOMY OF FOREIGN-INVESTED PERIOD OF ACCELERATED
INDUSTRIALIZATION, MODERNIZATION IN VIETNAM –
AWARENESS AND PRACTICES...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam - Nhận thức và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
129
Kinh tế có vốn đầu tư . . .
KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THỜI KỲ ĐẨY
MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM -
NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN
Hoàng Xuân Sơn*, Hồ Thị Thanh Trúc**
TÓM TẮT
Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài được
xem là một trong những nhân tố quan trọng, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế - xã hội
của Việt Nam. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan
trọng, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, tạo việc làm cho
người lao động. Đồng thời khu vực này cũng tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ,
cải tiến phương thức quản lý kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh hơn cho nền kinh tế Việt Nam
đang phát triển.
Từ khóa: kinh tế, vốn đầu tư nước ngoài, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam
ECONOMY OF FOREIGN-INVESTED PERIOD OF ACCELERATED
INDUSTRIALIZATION, MODERNIZATION IN VIETNAM –
AWARENESS AND PRACTICES
ABSTRACT
In the process of industrialization and modernization of the country, foreign direct
investment is seen as one of the important factors that contribute significantly to economic - society
development of Vietnam. Corporate sector foreign investment has reaffirmed the important role
and contribute positively to economic growth, improve the balance of payments and create jobs
for laborers. Also, the area is also motivational boost technological innovation processes, improve
business management practices, improve competitiveness over Vietnam’s economy is growing.
Keywords: economy, foreign investment, industrialization and modernization, Vietnam
Nghiên cứu – Trao đổi
* ThS. Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. ĐD: 0907.600.789. Email: xuanson@ueh.edu.vn
** ThS. Giảng viên Trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan. ĐD: 09090.22483. Email: hotruc.lkt@gmail.com
130
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. Đặt vấn đề
Quan điểm về thành phần kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài (KTĐTNN) dần được hình
thành và phát triển từ Đại hội VI của Đảng
(1986) cho đến nay và thuật ngữ “kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài” lần đầu tiên được ta
xác nhận tại Đại hội IX (2001), tiếp tục khẳng
định tại Đại hội X (2006), Đại hội XI (2011)
và Dự thảo Văn kiện Đại hội XII (2015). Theo
đó, khái niệm KTĐTNN (đầu tư trực tiếp
nước ngoài – FDI) được hiểu là hình thức đầu
tư mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ
hay phần đủ lớn vốn đầu tư của dự án nhằm
giành quyền điều hành hoặc tham gia điều
hành doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh
dịch vụ.
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã
khẳng định sự tồn tại của KTĐTNN là một tất
yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội và việc cải tạo thành phần kinh
tế này là một trong những nhiệm vụ kinh tế
cơ bản, lâu dài của cả thời kỳ quá độ. Thực
tiễn Việt Nam cũng cho thấy, việc phát triển
KTĐTNN trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương
đúng đắn và nhất quán của Đảng dựa trên
cơ sở khoa học, phù hợp với quy luật kinh tế
khách quan, là sự vận dụng một cách sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam.
2. Quá trình nhận thức của Đảng về
thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài thời kỳ đổi mới
Tại Đại hội VI (1986), Đảng khẳng định:
“công bố chính sách khuyến khích nước ngoài
đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức,
nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi
kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu. Đi đôi với
việc công bố luật đầu tư, cần có chính sách và
biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người
nước ngoài và Việt kiều vào nước ta để hợp
tác kinh doanh”1. Tuy nhiên, khuyến khích
đầu tư nước ngoài, Đảng cũng lưu ý “việc mở
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại sẽ làm nảy sinh
những vấn đề phức tạp, cần có biện pháp hạn
chế và ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực,
song không vì thế mà đóng cửa lại”2.
Đại hội VII của Đảng (1991) chủ trương:
“tranh thủ mọi khả năng và dùng nhiều hình
thức thu hút vốn ngoài nước” nhằm mục đích
“phá thế bao vây, cấm vận về kinh tế đối với
nước ta” và “chú trọng hình thức công ty nước
ngoài đầu tư trực tiếp vào nước ta, gắn với
chuyển giao công nghệ tiên tiến và đẩy mạnh
xuất khẩu”3. Để thực hiện chủ trương này,
Đảng khẳng định cần phải: tạo môi trường
và điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài
vào nước ta đầu tư, hợp tác kinh doanh. Xây
dựng thể chế đồng bộ, ổn định, thuận tiện và
tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh; thống nhất
đầu mối giải quyết các thủ tục và yêu cầu đầu
tư của nước ngoài. Bảo đảm những điều kiện
thiết yếu về cơ sở hạ tầng, phương tiện làm
việc và sinh hoạt cho người nước ngoài, trước
hết là các khu chế xuất và những địa bàn đầu
mối trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Tổ chức
tốt thông tin kinh tế và chủ động chuẩn bị các
dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài. Đào tạo đội
ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh tế
đối ngoại theo cơ chế mới, với các đối tượng
mới4. Song, Đảng cũng lưu ý: việc khuyến
khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài phải đặt
trong chiến lược phát triển và cơ chế quản lý
đồng bộ, bảo đảm chủ quyền, khả năng kiểm
soát và định hướng của Nhà nước đối với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng cơ
chế quản lý nhà nước đối với việc thực hiện
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời
kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. CTQG, HN, tr.89
2 Sđd, tr.90
3 Sđd, tr.362
4 Sđd, tr.364
131
Kinh tế có vốn đầu tư . . .
các dự án đầu tư có vốn nước ngoài và các
công trình hoàn thành xây dựng đi vào hoạt
động, đi đôi với việc mở rộng nhiều hình thức
đầu tư, cần tăng dần tỷ trọng tham gia của phía
Việt Nam vào công trình hợp tác liên doanh5.
Đến Đại hội VIII (1996), Đảng tiếp tục
chủ trương “tăng khả năng tiếp nhận vốn đầu
tư và công nghệ từ bên ngoài” bằng các nhiệm
vụ và giải pháp cụ thể: đầu tư trực tiếp của
nước ngoài (FDI) hướng vào những lĩnh vực,
những sản phẩm và dịch vụ có công nghệ tiên
tiến, có tỷ lệ xuất khẩu cao. Đối với những
ngành không đòi hỏi nhiều vốn và công nghệ
cao, có thể sinh lợi nhanh thì phải dùng nhiều
hình thức để huy động vốn trong nước đầu tư
toàn bộ hoặc chiếm tỷ lệ góp vốn cao nếu cần
liên doanh. Về địa bàn đầu tư, cần có chính
sách và biện pháp hữu hiệu để thu hút vào
những nơi có tiềm năng nhưng trước mắt còn
khó khăn. Hình thức đầu tư cần tiếp tục đa
dạng hóa, chú ý thêm những hình thức mới,
như đầu tư tài chính (bên ngoài góp vốn, mua
cổ phần, nhưng không tham gia quản lý như
xí nghiệp liên doanh). Về đối tác đầu tư, cần
tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty đa
quốc gia để tranh thủ được công nghệ nguồn,
tiếp cận cách quản lý hiện đại và thâm nhập
nhanh vào thị trường quốc tế, mở rộng được
thị trường mới6. Với chủ trương này, Đảng đã
bước đầu thử nghiệm việc cho phép công ty
và người nước ngoài mua cổ phiếu của các
công ty cổ phần trong nước kể cả các doanh
nghiệp nhà nước cổ phần hóa, trong hạn mức
quy định theo ngành nghề kinh doanh.
Đại hội IX của Đảng (2001) là Đại hội đầu
tiên của Đảng tiến hành trong thiên niên kỷ
mới, xác định mô hình kinh tế tổng quát của
nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH là nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
5 Sđd, tr.537
6 Sđd, tr.571-572
và khẳng định kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa là “một kiểu tổ chức kinh tế
vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường
vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối
bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa
xã hội”(7). Trên cơ sở nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, với KTĐTNN,
Đảng xác định: “KTĐTNN là một bộ phận
của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích
phát triển, hướng mạnh vào sản xuất, kinh
doanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, hàng
hóa và dịch vụ có công nghệ cao, xây dựng
kết cấu hạ tầng”8, trên cơ sở đó Đảng chủ
trương: “tạo điều kiện để KTĐTNN phát triển
thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút
công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm.
Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu
hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài”9. Như vậy,
đến đây thành phần KTĐTNN đã được tách
ra khỏi thành phần kinh tế tư bản nhà nước để
trở thành một thành phần kinh tế độc lập trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam.
Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại
hội IX, đối với thành phần KTĐTNN, Đại
hội X của Đảng (2006) đánh giá: “KTĐTNN
có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm
15,9% GDP, là cầu nối quan trọng với thế giới
về chuyển giao công nghệ, giao thương quốc
tế”10, với đóng góp quan trọng của thành phần
kinh tế này đối với nền kinh tế Việt Nam thời
gian qua, Đảng tiếp tục khẳng định: các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ
phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam,
được đối xử bình đẳng như doanh nghiệp Việt
Nam trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho đầu
7 Sđd, tr.635-636
8 Sđd, tr.724
9 Sđd, tr.646
10 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, HN, tr.146
132
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát
triển các ngành, các vùng lãnh thổ phù hợp
với các cam kết quốc tế của nước ta11.
Với những đóng góp quan trọng và vị trí
của thành phần KTĐTNN từ khi được xác
định (2001), Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát
triển năm 2011) nhấn mạnh: “KTĐTNN được
khuyến khích phát triển”12 và tại Đại hội XI
(2011), Đảng xác định: phải “thu hút mạnh
nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài”
bằng hình thức “cải thiện môi trường pháp lý
và kinh tế, đa dạng hóa các hình thức và cơ
chế để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà
đầu tư nước ngoài vào những ngành nghề,
lĩnh vực kinh doanh quan trọng”13 và “thu hút
đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, thân
thiện môi trường và tăng cường sự liên kết với
các doanh nghiệp trong nước”14.
3. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài từng bước khẳng định vai trò,
vị trí trong thực tiễn
Dưới tác động của chính sách mở cửa đã
trở thành một trong những nhân tố chính tạo
nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh của nền kinh
tế Việt Nam. Trong 5 năm 1996 – 2000, tổng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa vào thực
hiện (không kể phần góp vốn trong nước) đạt
khoảng 10 tỷ USD (theo giá năm 1995), gấp
1,5 lần so với 5 năm trước. Tổng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài cấp mới và bổ sung đạt
24,6 tỷ USD, tăng so với thời kỳ trước 34%15.
Cơ cấu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
ngày càng phù hợp với yêu cầu chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của nước ta; tỷ lệ vốn FDI thu
11 Sđd, tr.238
12 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm
2011), Nxb. CTQG-ST, HN, tr.17
13 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG-ST, HN, tr.87
14 Sđd, tr.111
15 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời
kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. CTQG, H, tr.764
hút vào lĩnh vực sản xuất vật chất, kết cấu hạ
tầng kinh tế tăng từ 62% năm 1995 lên 85%
vào năm 200016.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước
thuộc Liên minh châu Âu (EU), ASEAN có
chiều hướng tăng hơn 5 năm trước (tỷ lệ vốn
đăng ký của các dự án từ EU bình quân chiếm
23,3% thời kỳ 1991 – 1995, tăng lên 25,8%
thời kỳ 1996 – 2000; tỷ lệ vốn đăng ký các dự
án từ các nước ASEAN đã tăng tương ứng từ
17,3% lên 29,8%). Riêng các nước thuộc EU,
Mỹ, Nhật Bản chiếm 44% tổng vốn đăng ký
tại Việt Nam17.
Đến năm 2013 đã có 1.530 dự án đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam với tổng vốn đăng
ký kinh doanh là 22.352,2 triệu USD với tổng
vốn đã thực hiện đạt 11.500 triệu USD18. Tính
chung cả cấp mới và tăng vốn trong 10 tháng
năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã
đăng ký đầu tư vào Việt Nam là 13,7 tỷ USD,
bằng 71,2% so với cùng kỳ 2013 và 1.306 dự
án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với
tổng vốn đăng ký 9,95 tỷ USD, bằng 76,1%
so với cùng kỳ năm 201319.
Vai trò, vị trí của KTĐTNN trong nền
kinh tế Việt Nam thời gian qua ngày càng
được khẳng định. Theo Tổng cục Thống kê,
đến ngày 31-12-2011, có 9.010 doanh nghiệp
FDI đang hoạt động. Trong đó, doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài là 7.516 doanh nghiệp
(chiếm 83,4% toàn bộ doanh nghiệp FDI),
doanh nghiệp liên doanh là 1.494 doanh
nghiệp (chiếm16,6% toàn bộ doanh nghiệp
FDI) với tổng số lao động làm việc trong
các doanh nghiệp FDI là hơn 2,5 triệu người,
trong đó doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
chiếm 89,7%, doanh nghiệp liên doanh với
16 Sđd, tr.764
17 Sđd, tr.764
18
ID=15453; Ngày truy cập: 12-01-2016
19
10-thang-nam-2014; Ngày truy cập: 10-01-2016
133
Kinh tế có vốn đầu tư . . .
nước ngoài là 10,3%, bình quân mỗi năm thu
hút thêm 221 nghìn lao động, góp phần đáng
kể vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động20.
Đến hết năm 2011, đầu tư nước ngoài vẫn
là khu vực phát triển mạnh nhất trong các khu
vực kinh tế với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc
độ tăng GDP của toàn nền kinh tế. Tốc độ tăng
GDP năm 2011 so với năm 2010 của khu vực
FDI tăng 6,30% trong khi GDP toàn nền kinh
tế tăng 5,89%. Như vậy, tính đến năm 2011,
sau hơn 20 năm hoạt động, các doanh nghiệp
thuộc khu vực FDI đã trở thành một bộ phận
quan trọng trong toàn bộ doanh nghiệp Việt
Nam, chiếm 16,1% vốn sản xuất kinh doanh;
18,3% tài sản cố định; 19,7% tổng doanh thu;
31,5% lợi nhuận trước thuế; 32,2% đóng góp
vào ngân sách Nhà nước21.
Giai đoạn 2006 – 2011, đầu tư nước ngoài
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vốn đầu tư nước
ngoài tập trung chủ yếu vào sản xuất công
nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI
ngành công nghiệp đạt bình quân gần 18%/
năm22, cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành.
Đến nay, khu vực FDI đã tạo ra gần 45% giá
trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đồng
thời góp phần hình thành một số ngành công
nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông;
thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; sản xuất
các sản phẩm điện tử; công nghệ thông tin;
sản xuất thép, xi măng....
Đối với thu nhập bình quân một lao động
một tháng năm 2011 của các doanh nghiệp
FDI là 4,94 triệu đồng, gấp 2,3 lần năm 2006.
Theo hình thức đầu tư, doanh nghiệp liên
doanh có thu nhập cao hơn, đạt 6,8 triệu đồng,
gấp xấp xỉ 2 lần năm 2006, trong khi thu nhập
20 Tổng cục Thống kê (2014), Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài giai đoạn 2006 – 2011, Nxb. Thống kê, HN, tr.11
21 Sđd, tr.9-10
22 Sđd, tr.9-10
bình quân lao động của khu vực 100% vốn
nước ngoài là 4,78 triệu đồng. Theo khu vực
kinh tế, khu vực dịch vụ đạt mức thu nhập
bình quân cao nhất với 12,8 triệu đồng, gấp
2,3 lần năm 2006. Tiếp đến là khu vực công
nghiệp và xây dựng 4,4 triệu đồng và thấp
nhất là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
4,3 triệu đồng23.
Như vậy, hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp FDI tăng rõ rệt qua các năm. Tỷ
suất lợi nhuận của phần lớn các doanh nghiệp
đều được cải thiện đáng kể. Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn của toàn khu vực FDI tăng nhanh
hơn so với các khu vực khác.
Tóm lại, kể từ khi Luật đầu tư trực tiếp
nước ngoài có hiệu lực năm 1988, dòng vốn
FDI luôn là động lực quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
trong suốt hơn 25 năm qua. Khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) luôn phát triển
năng động. Trong 25 năm từ 1988 - 2013, tổng
vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt khoảng
218,8 tỷ USD, tổng vốn thực hiện đạt 106,3
tỷ USD, trong đó lĩnh vực công nghiệp chiếm
tới gần 60%. Theo thống kê của Cục Đầu tư
Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong
10 tháng đầu năm 2014, các nhà đầu tư nước
ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 13,7 tỷ
USD, bằng 71,2% so với cùng kỳ 201324.
Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên,
khu vực doanh nghiệp FDI thời gian qua vẫn
bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, đó là:
Thứ nhất, các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập
trung vào hoạt động gia công, lắp ráp, nguyên
vật liệu chủ yếu nhập ngoại nên giá trị gia tăng
chưa cao, điển hình là các hoạt động lắp ráp ô tô,
xe máy, điện - điện tử, may mặc, da giầy, trong
khi Việt Nam là một nước có thế mạnh về nông
23 Sđd, tr.18
24
trc-tip-nc-ngoai-fdi-vit-nam.html; Ngày truy cập: 31-12-2015
134
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
nghiệp thì tỷ trọng vốn đầu tư của các doanh
nghiệp FDI vào nông nghiệp rất thấp và có xu
hướng giảm dần, năm 2006 chiếm 0,4%; năm
2011 chiếm 0,3% tổng vốn FDI25.
Thứ hai, kỳ vọng rất lớn của Việt Nam là
các doanh nghiệp FDI sẽ góp phần tích cực
vào việc chuyển giao công nghệ tiên tiến,
nâng cao trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng cho
các nhà quản lý doanh nghiệp của Việt Nam,
đồng thời phát triển nhanh chóng các ngành
có công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng,
giúp đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, kết quả đạt
được từ 2006 – 2011 vẫn còn hạn chế, bất cập.
Tỷ lệ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đến
thời điểm 31-12-2011 chiếm 83,4% (còn lại
16,6% là doanh nghiệp liên doanh với nước
ngoài), trong khi các doanh nghiệp FDI hiện
nay chủ yếu tập trung vào hoạt động ở các
ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động phổ
thông có chi phí nhân công thấp. Mặc dù đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam đã được trên 30
năm, đầu tư của các nước hiện chủ yếu vẫn
tập trung vào ngành công nghiệp chế biến
chế tạo, khai thác dầu khí, nhưng đến nay hầu
như công nghiệp Việt Nam vẫn chưa có được
ngành sản xuất, chế biến nào mang tầm công
nghệ cao, sử dụng nhiều lao động có trình
độ, tay nghề cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng,
chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp hoạt động
gia công, lắp ráp với các trang thiết bị, dây
chuyền bình thường hoặc đã lạc hậu.
Thứ ba, mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp kinh
doanh lỗ năm 2011 (45%) có giảm so với năm
2006 (47,7%) nhưng vẫn còn cao, số lượng việc
làm tạo ra chưa nhiều, đời sống người lao động
trong các doanh nghiệp FDI chưa tương xứng.
Thu nhập bình quân tháng năm 2011
của người lao động ở khu vực FDI là 4,9
triệu đồng/tháng chỉ cao hơn thu nhập khu
25 Sđd, tr.24
vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước (3,8 triệu
đồng/tháng) nhưng lại thấp hơn nhiều so
với thu nhập bình quân người lao động của
khu vực doanh nghiệp Nhà nước (7,5 triệu
đồng/tháng).
Thứ tư, một số dự án được cấp phép nhưng
chưa bảo đảm tính bền vững, gây ô nhiễm môi
trường, tiêu tốn năng lượng, tài nguyên, chưa
chú ý đầy đủ tới an ninh quốc phòng.
Quy định về môi trường của Việt Nam áp
dụng chuẩn của các nước phát triển, song việc
thẩm định chỉ mang tính hình thức, tập trung
nhiều vào khâu tiền kiểm, dẫn đến nhiều dự
án khi triển khai đã vi phạm nghiêm trọng quy
định về môi trường, gây tác động lâu dài tới
sức khỏe người dân và hệ sinh thái khu vực.
Không ít dự án nhập khẩu máy móc, thiết bị
lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường không được
phát hiện kịp thời. Có chiều hướng dịch
chuyển dòng đầu tư nước ngoài tiêu tốn năng
lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân
thiện với môi trường vào Việt Nam nhưng
nhiều địa phương không có cơ chế kiểm soát
về môi trường. Một số dự án chiếm giữ đất
lớn nhưng không triển khai gây lãng phí tài
nguyên. Một số trường hợp thu hút đầu tư
chưa tính đến hiệu quả tổng thể cả về an ninh
quốc phòng, nhất là các dự án trồng rừng,
khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy, hải sản
ở vùng nhạy cảm về an ninh quốc phòng, một
số dự án sử dụng nhiều lao động phổ thông
nước ngoài.
Thứ năm, có hiện tượng chuyển giá,
trốn thuế.
Một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
có biểu hiện áp dụng các thủ thuật chuyển giá
tinh vi như nâng khống giá trị góp vốn (bằng
máy móc, thiết bị, bản quyền), giá trị mua
bán nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm,
thành phẩm, dịch vụ, phí quản lý, tiền bản
135
Kinh tế có vốn đầu tư . . .
quyền, chi phí bảo lãnh, cho vay, trả lương,
đào tạo, quảng cáo, nhà thầu, chuyển nhượng
vốn tạo nên tình trạng “lỗ giả, lãi thật”, gây
thất thu ngân sách, làm cho đa số bên Việt
Nam phải rút khỏi liên doanh, doanh nghiệp
trở thành 100% vốn nước ngoài./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX),
Nxb. CTQG, HN
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, HN
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG-ST,
HN
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ
sung, phát triển năm 2011), Nxb. CTQG-ST, HN
5. Nguyễn Văn Thạo – Nguyễn Viết Thông (cb) (2011), Tìm hiểu một số thuận ngữ trong văn kiện Đại
hội XI của Đảng, Nxb. CTQG-ST, HN
6. Tổng cục Thống kê (2014), Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 – 2011, Nxb.
Thống kê, HN
7. www.gso.gov.vn
8. www.chinhphu.vn
9. www.tapchitaichinh.vn
10. www.baodautu.vn
11. www.fia.mpi.gov.vn
12. www.vietrade.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36_5841_2121812.pdf